Bạn đang xem bài viết 10 Điều Bạn Cần Biết Về 47 Ronin được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đạo diễn 47 Ronin miêu tả bộ phim này là “Kurosawa dùng chất kích thích.”
1. Ronin là gì?
Nói đơn giản thì một Ronin là một samurai không có người lãnh đạo. 47 Ronin kể về một câu chuyện nổi tiếng của Nhật Bản. Được cho là truyền thuyết, nhưng câu chuyện dựa theo những sự kiện có thật diễn ra vào đầu thế kỷ 18. Chuyện kể về một nhóm samurai muốn báo thù cho cái chết của người dứng đầu nhóm họ, để lấy lại danh dự trước khi tự sát theo quy tục đạo sĩ Bushidō. Đây còn là một ngày lễ ở Nhật Bản và đã nhiều lần được chuyển thể thành phim truyền hình và điện ảnh.
Giờ đây, đạo diễn Carl Rinsch rất hiểu sức ép với việc chuyển thể một câu chuyện như thế này. “Khi tìm hiểu lần đầu, tôi đã nghĩ, đây là một câu chuyện mang tính thiêng liêng, tôi không muốn hạ thấp nó, không muốn làm hỏng một phần lịch sử vẻ vang của cả một đất nước. Nhưng rồi tôi cũng nhận ra, một phần hay của làm phim cũng là quá trình biến câu chuyện thành của riêng mình.”
2. Chūshingura là gì?
Trong đoàn làm phim, có hai từ được dùng tương đương nhau: Ronin và Chūshingura. Nhưng có sự khác biệt khá quan trọng giữa hai từ này. Ronin là câu chuyện gốc – nhóm Ronin lang thang báo thù, nhưng Chūshingura chỉ cách câu chuyện được kể lại. Khái niệm này hơi giống Shakespeare, câu chuyện có thể được kể theo nhiều cách khác nhau, những chi tiết nhỏ thay đổi, bối cảnh thay đổi, miễn là những yếu tố chủ chốt vẫn được giữ nguyên.
Kuranosuke Ôishi (Hiroyuki Sanada đóng)
Rinsch rõ ràng đang biến câu chuyện thành của riêng mình. Đây không chỉ là một bộ phim kể lại huyền thoại này, mà là một cách chuyển thể đầy tham vọng của Hollywood, cho thêm các yếu tố giả tưởng vào câu chuyện. Rinsch cũng kết hợp nhiều yếu tố phương Tây – như nhân vật Kai của Keanu Reeve – để cho bộ phim dễ tiếp cận khán giả toàn cầu hơn.
3. Truyền thuyết phương Đông còn hấp dẫn hơn truyện của Marvel
Việc kết hợp các yếu tố giả tưởng vào 47 Ronin là một phần lớn của bộ phim này, và tồn tại từ những bản kịch bản đầu tiên.
Nhưng làm thế nào để biến câu chuyện về samurai thành một bộ phim giả tưởng quy mô lớn? Nếu nhìn những phác thảo nháp của bộ phim, rõ ràng các nhà làm phim đã suy nghĩ nhiều về vấn đề này từ đầu.
“Tôi muốn tìm những nhân vật giả tưởng tôi ít biết đến,” Rinsch cho biết. “Tôi biết có loại bia tên Kirin (kỳ lân) nhưng không hề tưởng tượng được con kỳ lân trông như thế này hay võ sĩ Tengu là gì. Tôi không biết chiến binh Tengu là gì, và càng tìm hiểu, tôi càng thấy những truyền thuyết của Nhật Bản có nhiều nhân vật hấp dẫn hơn bất cứ câu chuyện nào mà Marvel có thể tạo ra.”
“Vì thế tôi đã lên ý tưởng, mình có thể làm một bộ phim hoàn toàn mới. Phiên bản 47 Ronin của chúng tôi, câu chuyện Chūshingura của chúng tôi sẽ là một trang sử thi về samurai giả tưởng.”
Phong cách làm phim hơi theo hướng Lord of the Rings hay ngay cả Pan’s Labyrinth – đen tối nhưng vẫn đầy sức mạnh thiên nhiên, bám lấy nền văn hóa gốc. Ví dụ, một trong những cảnh ở đầu phim là một cuộc săn kỳ lân. Nhưng như trailer phim cho biết, 47 Ronin còn khai thác nhiều sinh vật huyền bí phương Đông khác nữa, tạo ra những hình ảnh chưa bao giờ xuất hiện trên phim Hollywood.
Liệu phim có thể vượt qua Marvel? Đó là một lời khoác lác khá lớn – nhưng chắc hẳn chúng ta sẽ có nhiều hình ảnh mới mẻ trong phim này.
4. Lợi dụng tất cả các công cụ
Từ trailer đầu tiên, rõ ràng là bộ phm kết hợp các cảnh quay trên địa điểm thật, kỹ xảo hình ảnh và hiệu ứng đặc biệt để tạo nên thế giới giả tưởng của mình. Đây là một sự kết hợp tinh kế và không chỉ phụ thuộc vào màn xanh. Ở bãi sau của phim trường Shepperton, họ dựng lên những ngôi làng và cung điện Nhật Bản thời phong kiến, và tất cả được tô điểm trong phần hậu kỳ. Trong quá trình làm phim, họ muốn tận dụng tất cả công nghệ có được.
“Thay vì làm phim như 300 để trông giống như quay phim trước màn xanh,” đạo diễn Rinsch nói, “chúng tôi đã kết hợp tất cả. Chúng tôi sẽ không chỉ làm phim với kỹ xảo và cũng không làm một bộ phim cổ trang đơn thuần. Chúng tôi dựng phông cảnh lớn, trang phục rực rỡ, những cảnh hành động hoành trang và đưa tất cả lên tầm cao hơn với kỹ xảo hình ảnh, những nhân vật đồ họa. Bạn sẽ không phân biệt được đâu là thật đâu là giả.”
Rinsch còn tỏ ra lo sợ một số cảnh dựng thật sẽ bị khán giả nhầm là không thực, vì quy mô của chúng quá lớn khi kết hợp với công nghệ 3D. “Có một số cảnh, khi xem, chúng tôi sợ khán giả sẽ không tin chúng tôi dựng những bối cảnh này thật, và sẽ cho rằng đây đều là màn xanh hết.”
Trang phục là một yếu tố làm bộ phim sống động hơn
5. Phim sẽ khác truyền thuyết gốc
Nếu bạn là một học giả về lịch sử Nhật Bản, bạn chắc sẽ không thể chấp nhận nhân vật của Keanu Reeves. Không có ý đánh giá diễn xuất của anh gì cả, nhưng việc nhân vật của anh tồn tại – một Kai với dòng máu – là sự xuyên tạc rõ ràng. Nhưng anh là một nhân vật quan trọng, cho phép khán giả quốc tế nhìn qua ống kính của anh, vào một thế giới rất mới mẻ.
Đây cũng là một vấn đề được bộ phim đối mặt từ đầu. “Tôi bị cuốn hút bởi một nhân vật đứng ngoài lề,” Reeves thừa nhận. “Anh sống trong xã hội đó nhưng phần nào cũng là người ngoài, dù anh muốn đắm mình vào đó, muốn chiến đấu vì những giá trị đó.”
Nhưng Reeves không chỉ đóng vai một anh chàng người Mỹ ở nước ngoài. “Đây không phải vấn đề chủng tộc. Ta đang nói tới khái niệm người ngoài hơn.”
“Bạn xem phim qua góc nhìn của Kai, nhưng phần nào cũng là qua góc nhìn của nhà làm phim. Tôi không biết khái niệm danh dự và trả thù này có xa lạ quá với khán gia phương tây hay không. Tôi nghĩ một số yếu tố hoạt động trong một nhóm có thể lạ lùng, nhưng tôi không chắc. Còn về những quy định như phải cúi chào đến đâu, có thể khiến mọi người cảm thấy khó hiểu.”
6. Keanu Reeves rất thích 3D
Bầu trời là cảnh thật, không phải kỹ xảo đâu
Khi người viết đến thăm phim trường vào tháng 6/2011, 3D vẫn là một khái niệm mới mẻ ở Hollywood. Giờ đây nó được sử dụng rộng rãi hơn. Chúng ta thấy nhiều phim bom tấn dùng định dạng này, và cả những phim nghệ thuật như Hugo nữa. Trên phim trường đã có nhiều kế hoạch đưa định dạng để khiến 47 Ronin sống trên màn hình. Họ không muốn tạo ấn tượng theo kiểu rồng bay ra khỏi màn hình, mà muốn khiến bộ phim có không khí sân khấu.
“Tôi rất thích định dạng 3D,” Reeves nói. “Tôi có nghe Carl nói một chút về máy quay cần dùng và sự khác biệt với việc quay bình thường… Khi nói tới 3D thường người ta nghĩ tới các thứ nhảy ra khỏi màn ảnh, nhưng thật ra bạn lại có khoảng chìm – họ gọi là thế, tức là phong cảnh – và mọi thứ diễn ra trong khoảng nổi, tức là khoảng không của khán giả.”
“Bạn có thể có hình ảnh nổi lên, nhưng hình ảnh cũng phải có chiều sâu. Khi xem bạn phải cảm nhận được chiều sâu hình ảnh đó và bước vào câu chuyện đó. Như thế cũng giống như bước lên sân khấu nơi diễn viên diễn. Tôi mong chờ những sáng tạo sau này về cách sử dụng 3D.”
7. Võ sĩ đạo là yếu tố quan trọng nhưng khó giải thích
Võ sĩ đạo là các quy tắc đạo đức của các võ sĩ (samurai), một yếu tố quan trọng giúp khán giả hiểu được những gì thúc đẩy hành động của nhóm Ronin. Nhưng đối với khán giả phương tây, đây là một khái niệm khó giải thích. Nó nằm sâu trong một nền văn hóa hoàn toàn khác.
“Tôi cũng không chắc mình có thể hiểu võ sĩ đạo một cách rõ ràng,” Reeves thừa nhận. Dần dần anh cũng tìm hiểu thêm, sau khi làm việc với các bạn diễn người Nhật.
Đạo diễn Carl Rinsch cùng diễn viên Keanu Reeves
Nhưng đạo diễn Carl Rinsch phải đắm mình vào những quy tắc này một cách sâu sắc hơn vì khái niệm này ở trung tâm câu chuyện. Tại sao phải đi trả thù cho người lãnh đạo của mình để giữ danh dự cho ông ta? Khái niệm này với người phương tây thực sự khó hiểu, vì họ luôn nhìn những người ở các vị trí quyền lực với ánh mắt ngờ vực và đa nghi.
“Chúa của tôi bị giết và tôi đi báo thù,” đạo diễn giải thích. “Làm thế nào để tôi tự giải thích khái niệm này cho bản thân? Là người phương Tây, chúng ta bầu cử cho người lãnh đạo và đến lúc đó ta cũng chẳng còn tin tưởng được họ. Nếu họ bị ám sát thì thôi, chúng ta đi bầu người khác thế vào. Chúng ta luôn có cái nhìn đa nghi với quyền lực. Vì thế, khái niệm rằng khi người nắm quyền chết tức là mọi thứ đang chực sụp đổ, và chúng ta phải hy sinh tất cả vì báo thù, vì danh dự của họ, đó là điều khó hiểu. Tôi phải chuyển sang tự hỏi bản thân, nếu người bị giết là cha tôi thì sao? Tôi sẽ làm gì? Bạn có thể đánh đổi những gì để báo thù cho cha mình?”
Bí quyết làm nên thành công của bộ phim là các nhà làm phim chuyển tải những khái niệm này có tinh tế hay không.
8. Đây cũng là một câu chuyện tình
Đây không chỉ là một bộ phim về báo thù khát máu. 47 Ronin còn là một câu chuyện tình, giữa Kai và Mika.
“Khi còn bé, tôi gặp công chúa. Giữa hai chúng tôi có một mối quan hệ gần như mối tình đơn phương. Chúng tôi không thể đến bên nhau.”
9. Keanu Reeves dùng kiếm khá cừ nhưng không bằng Hiroyuki Sanada Là một phim về samurai, kiếm là vũ khí thông dụng và Reeves cũng trở nên khá thành thạo.
“Năm ngoái tôi mới bắt đầu luyện kiếm katana,” Reeves nói.
“Nhưng Hiroyuki Sanada rất tuyệt với cây kiếm này. Tôi còn nhớ có lần chúng tôi thử máy quay và tôi hỏi anh ấy đã đóng bao nhiêu phim samurai rồi. ‘Hai mươi.’ ‘Thế à.’ Sau này khi tôi hỏi anh ấy đóng bao nhiêu phim samurai thì anh ấy lại bảo là 30.”
Ai sẽ thắng cuộc?
10. Không có cái kết có hậu… ít nhất là không nên thế
Cái kết câu chuyện 47 Ronin khá nổi tiếng.
Sau khi báo thù, các Ronin tự sát theo quy tắc võ sĩ đạo. Nhưng Rinsch phải làm thế nào khi ở Hollywood họ luôn muốn các phim mới phải có khả năng được biến thành phim nhiều phần?
Rinsch kiên quyết rằng bộ phim sẽ bám sát nguyên tác về cái kết. “Bạn không thể có cái kết nào khác,” Rinsch nói. “Nhưng thế sẽ là làm mất cái hồn của cả câu chuyện. Bạn không thể phản bội quy tắc chính cảu câu chuyện. Không thể bảo là, thôi họ sẽ không chết nữa, báo thù xong rồi thì đi nghỉ, để đấy để còn có phần hai, có thể trong phần hai họ mới chết. Không thể làm thế được. Vì thế, tôi cho rằng cái kết này là cái kết can đảm từ phía Universal.”
Nhưng khán giả phương Tây có hiểu được không? Khái niệm tự sát vì danh dự có làm thỏa mãn được họ trong một phim bom tấn?
“Vấn đề với phim của Hollywood là chúng ta không có vấn đề gì với việc giết người. Butch Cassidy and the Sundance Kid, chẳng sao cả. Cả Thelma and Louise, không sao. Nhưng chúng ta giết người trong trạng thái chống đối, thách thức. Nhân vật bước vào một cơn mưa đạn để chứng minh điều gì đó. Tuyệt! Nhưng một cái chết nghiêm trang, đây là công lý, tôi đã giết người và thay vì vui mừng, tôi phải trả giá. Tôi nghĩ, ít nhất với bản thân tôi, tôi thấy khó chấp nhận. Nhưng tôi nghĩ vì thế chúng tôi sẽ thành công với khái niệm này.”
Chúng ta sẽ không phải đợi lâu để biết xem Rinsch có thực sự thành công không. 47 Ronin ra rạp vào dịp Giáng sinh 2013.
Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: IGN
Những Điều Phật Tử Cần Biết Khi Tụng Kinh
Tụng kinh là đọc một cách thành kính những lời đức Phật đã dạy trong kinh điển, hợp với chân lý và căn cơ của chúng sinh. Đồng thời để cho tâm và khẩu được hợp nhất vào câu kinh, tiếng Pháp của Phật.
Nên tụng những bộ kinh nào
Theo giáo lý đạo Phật thì tụng kinh là để cầu an và cầu siêu. Do đó, tụng bộ kinh nào cũng được vì kinh Phật nào cũng có tác dụng phá trừ mê mờ, khai mở tâm trí sáng suốt cho chúng sinh, nếu chúng ta chí thành đọc tụng.
Nhưng vì căn cơ của chúng sinh không đều nên chúng ta phải lựa những bộ kinh nào thích hợp với căn cơ và sở nguyện của mình mà tụng đọc.
Thông thường, ở nước ta từ xuất gia cho đến tại gia đều trì tụng những kinh như: Di Đà, Hồng Danh, Vu Lan, Phổ Môn, Dược Sư, Địa Tạng, Kim Cang, Lăng Nghiêm, Pháp hoa…
Tuy nhiên nhiều người lại có quan niệm chọn bộ kinh cho thích hợp với mỗi hoàn cảnh, mỗi trường hợp để tụng như: cầu siêu thì tụng kinh Di Đà, Vu lan… cầu an thì tụng kinh Phổ Môn, Dược Sư… cầu sám hối thì tụng kinh Lương Hoàng Sám, Thủy Sám…
Các quan niệm chọn lựa như thế có phần hay là làm cho tâm chuyên nhất, sẽ được hiệu nghiệm hơn. Nhưng chúng ta không nên quên về mặt giáo lý cũng như về mặt công đức, bất luận một bộ kinh nào, nếu chí tâm trì tụng thì kết quả đều được viên mãn như nhau.
Như thế, tụng kinh nào cũng có lợi ích nhưng điều quan trọng nhất là phải thể nhập được những nghĩa lý trong kinh mà ứng dụng thực hành mới có kết quả. Ngược lại, tụng kinh mà không phá trừ kiêu mạn, thực hành hạnh khiêm cung thì mất rất nhiều công đức.
Mùa Vu Lan báo hiếu, Phật tử tụng kinh Vu Lan để cầu siêu
Tụng kinh ở chùa hay ở nhà tốt hơn?
Mục đích tụng kinh là một phương pháp tu nhằm ôn lại lời Phật dạy, đồng thời để ba nghiệp được thanh tịnh và tụng kinh cũng rất có phước báu, gọi là “minh Phật chi lý” hiểu rõ chân lý của Đức Phật dạy gì trong kinh sau đó áp dụng tu tập theo lời dạy của Phật.
Tụng kinh ở nhà hay ở chùa cũng tốt cả. Tuy nhiên tụng kinh ở chùa sẽ có nhiều ý nghĩa hơn. Bởi lẽ ở chùa có sự trang nghiêm, yên tịnh. Khi đọc kinh dễ chú tâm, không bị ngoại cảnh chi phối. Nhờ vậy mà tam nghiệp thanh tịnh, mắt chỉ đọc kinh, thân ngồi trang nghiêm và ý nghĩ lời Phật dạy. Theo đó, sẽ làm cho Tâm Bồ Đề của việc tụng kinh không có thối chuyển.
Khi tụng kinh ở chùa nếu có những chỗ không hiểu thì có chư Tăng giảng giải cho hiểu hơn. Nhưng điều quan trọng nhất là việc tụng kinh ở nhà sẽ thiếu một trong ba hình tướng Tam Bảo đó là Tăng (ở nhà chỉ có Phật, Pháp – PV). Do đó sẽ không có ai dẫn đường chỉ lối để mình tu hành.
Mặt khác, về chùa tụng kinh có chư Tăng, có đông Phật tử tụng kinh trầm hùng, tác động mạnh vào tâm thức của mình, làm cho sức mạnh tâm linh vững mạnh, cảm thấy niềm an lạc và tuyệt nhiên sẽ không có hôn trầm, không có giải đãi.
Tụng kinh như nào cho đúng?
Mục đích của việc tụng kinh là để chúng ta tìm hiểu nghĩa lý trong kinh qua những lời Phật dạy và đem ra áp dụng hành trì trong đời sống hằng ngày.
Cứ 19h tối, các chư Tăng trong chùa lên chùa tụng kinh
Bởi những lời Phật dạy nghĩa lý rất thâm sâu vi diệu, đọc qua một đôi lần không thể nào chúng ta hiểu rõ được. Do đó, khi tụng kinh, chúng ta phải hết lòng thành kính. Phải có tâm tha thiết trân quý những lời Phật dạy.
“Trước khi tụng niệm nên rửa tay, súc miệng cho sạch sẽ và y phục phải nghiêm trang. Khi ngồi, đứng phải giữ thân cho đoan chính. Lúc lạy hay quỳ phải giữ thân đoan nghiêm. Miệng tụng đọc âm thanh vừa đủ nghe” – theo lời Phật dạy.
Thời khóa tụng kinh, thông thường là có hai thời cố định. Thời khuya, thường tụng chú Lăng Nghiêm và Đại bi thập chú. Còn buổi tối là tụng Kinh Di Đà.
Đối với phần nghi thức tụng kinh, trong mỗi quyển kinh ở phần đầu trước khi vào phần kinh văn, đều có chỉ dẫn phần nghi thức. Phật tử có thể y theo đó mà hành trì.
Những lời giáo hóa trong ba tạng kinh điển của Phật đều là những lời sáng suốt do lòng từ bi và trí tuệ của Đức Phật nói ra. Nếu chúng ta chí tâm trì tụng, sẽ được nhiều lợi ích cho mình, cho gia đình và những người xung quanh. Đồng thời, ôn lại những lời Phật dạy làm phương châm đời sống hàng ngày để cho chúng ta có thể sống hạnh phúc và an lạc hơn.
Review Phim 47 Ronin: Món ‘Giả Cầy’ Được Nâng Tầm Thành Bom Tấn
Hằng năm, cứ đến khoảng ngày 14 tháng 12 là các nhà đài và rạp chiếu ở Nhật đua nhau chiếu các phim về Chūshingura (tên gọi không chính thống bên ngoài Nhật Bản là 47 Ronin, 47 Samurai…) để kỷ niệm ngày 47 lãng sĩ thành Akō tấn công vào dinh kẻ thủ, báo thù cho chủ trong sự kiện lịch sử này. Đề tài này không mới, tự thân nó đã tồn tại từ thời Edo đến nay, và được các thể loại kịch nghệ sử dụng từ vài trăm năm nay, và sau đó là đến điện ảnh. Chỉ xét riêng về phim điện ảnh thì đã có vài chục bộ phim Chūshingura được dựng cho đến nay, còn phim truyền hình thì dễ có đến hàng trăm bộ.
Sơ lược nội dung và phong cách nội dung
Đại khái, không cần cứ phải là một người yêu thích văn hóa hay lịch sử Nhật Bản, mà chỉ cần là một người ưa tìm tòi một tí thì bạn sẽ không thấy xa lạ với câu chuyện về 47 chàng lãng sĩ thành AKō hồi thế kỷ 18. Câu chuyện lịch sử như vậy thì ai cũng biết, từ mạo đầu, diễn biến cho tới kết cục. Và khi các nhà làm phim (Nhật Bản) chọn đề tài này thì họ có hai hướng đi cho phần nội dung, một là giữ đúng truyền thống, bám sát sự kiện lịch sử một cách trung thực, nói cách khác là tái hiện lại lịch sử qua góc nhìn điện ảnh. Hai là thêm mắm muối, gia công đẽo gọt câu chuyện theo hướng đi của họ cho thêm phần mới lạ, nhưng vẫn bảo đảm được “đại cục” để sao cho đại chúng không la ó phản đối vì mình đang xem thứ quỷ sứ gì đó chứ không phải Chūshingura. Và quan trọng hơn hết là bảo đảm tính logic để mặc dù họ diễn giải câu chuyện theo những hướng khác nhau nhưng đều dẫn dắt về cái kết giống nhau một cách hợp lý. Và đến lượt mình, đạo diễn Rinsch và hai nhà biên kịch Chris Morgan và Walter Hamada đã chọn cách thứ hai.
Họ đã thêm các yếu tố hoang đường giả tưởng của The Lord of the Rings và cảnh chặt chém của Gladiator vào trong câu chuyện.
Họ còn thêm một nhân vật con lai giữa một thủy thủ Anh Cát Lợi với một phụ nữ Nhật vào câu chuyện, đó là Kai (Keanu Reeves). Chàng con lai bị bỏ rơi từ bé, được quỷ Thiên cẩu nuôi dạy, truyền thụ công lực và sau được lãnh chúa xứ Akō là Asano Takumi-no-kami Naganori cứu sống ở đầu phim. Vâng, và chúa Asano trong 47 RONIN là một ông già khú đế, chứ không phải là chàng thanh niên 24 tuổi như trong các phiên bản Nhật theo sát lịch sử. Và lão già nua đó có một cô con gái xinh đẹp tên là Mika, trong khi theo sử sách thì chúa Asano một vợ chưa con và bị bắt mổ bụng năm 24 tuổi. Vì dòng máu ngoại lai nên Kai bị các Samurai của chúa Asano miệt thị, khinh nhờn. Nhưng không vì thế mà tình yêu của chàng đối với tiểu thư Mika suy suyễn, và chàng cũng nhiều lần cứu chúa Asano khỏi nguy hiểm.Rồi một hôm, vị Tướng quân Tokugawa đời thứ 5 là Tsunayoshi dẫn theo Kira Kōzuke-no-suke Yoshinaka, lãnh chúa một phiên trấn khác (trong lịch sử là người dạy nghi lễ của Tướng quân) đến thăm xứ Akō. Kira dã tâm hừng hực, được sự trợ giúp của hồ ly tinh, xui khiến chúa Asano tấn công mình và vì vậy, Asano bị bắt tội mổ bụng, lãnh địa bị tịch thu và giao lại cho Kira. Còn Mika, con gái của Asano thì được cho một năm để tang cha, sau đó phải thành thân với Kira. Đám Võ sĩ của Asano giải tán, bị cấm báo thù cho chủ.
Một năm sau, thủ lãnh của đám Võ sĩ này là
Ōishi Kura-no-suke
(Sanada Hiroyuki) tập hợp các chiến hữu lại, ủ mưu giết Kira báo thù cho chủ cũ. Được sự trợ giúp của Kai, 46 Võ sĩ này vượt qua được thử thách của quỷ Thiên cẩu, lấy được kiếm báu và hoàn thành đại nghiệp báo thù của mình. Nhưng vì điều này vi phạm lệnh cấm báo thù của Tướng quân nên 47 người bị bắt tội mổ bụng, và kết thúc phim.
Nội dung bộ phim khá đơn giản, thẳng đuột, phản bội lại lòng chờ đợi của khác giả về một câu chuyện lắt léo chồng chéo. Từ khi xem trailer, nhiều người đã nghĩ nó sẽ có nhiều điểm mới so với câu chuyện truyền thống. Có chứ, nó có nhiều điểm mới so với truyền thống chứ còn gì, chẳng hạn như cuối phim, con trai của Ōishi Kura-no-suke là Ōishi Chikara (Akanishi Jin) được Tướng quân tha bổng, không bắt chết theo lịch sử nữa, chi tiết chúa Asano bị quái thú tấn công, rồi nào là hồ ly tinh hóa phép hại Asano, nào là thằng con lai, nào là anh chàng xăm trổ đầy mình gây ấn tượng trong poster nhưng chẳng chường mặt lên phim hẳn … 3 giây ….. Nói chung là có nhiều điểm mới lạ so với các phiên bản Nhật chính thống lắm, nhưng vấn đề là những điểm mới lạ đó đều thuộc loại ba dớ, nửa nạc nở mỡ, nấu chưa tới.
Thành ra coi xong cả bộ phim, có lẽ nhiều người sẽ tự hỏi, mình vừa coi cái quỷ sứ gì vậy? Câu chuyện truyền thống thì đã không ra truyền thống rồi, còn mới lạ với cách tân thì cũng chẳng ra mới lạ với cách tân. Túm lại, nội dung của 47 RONIN là một mớ bầy nhầy bạng nhạng.
Kết bài
Tuy mọi ưu/khuyết điểm của 47 RONIN như trình bày như trên, nhưng đánh giá cuối cùng vẫn là bản thân của từng người. Tôi nghĩ, 47 RONIN cũng có thể xếp vào hàng bom tấn được, nếu chỉ xét về góc độ kinh phí hoặc khi ta xác định đi xem một bộ phim ba dớ. Nó quá hay so với một bộ phim ba dớ. Nhưng lại là bộ phim giả cầy nếu ta xác định xem một bộ phim đàng hoàng.
47 RONIN, một phim giả cầy chính hãng! Đáng xem nếu bạn có nhiều thời gian và tiền bạc và không biết làm gì khác hơn.
–gokuraku-shujo–
Những Điều Chưa Biết Về ‘Paven’
Nicôlai Ôxtơrôpxki
Cuộc đời Nicôlai Ôxtơrôpxki- tác giả huyền thoại của tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” được tái hiện trong bộ phim đang được VTV1 phát sóng buổi 23 giờ hàng ngày.
Nếu như con người Nga này- mà chúng ta thường gọi là “Paven”- còn sống thì năm nay ông đã hơn 100 tuổi (N. Ôxtơrôpxki sinh năm 1904).
15 tuổi đã tham gia chiến đấu, xung phong trong làn mưa đạn, trong gió lạnh băng tuyết, bị thương không chịu rời hỏa tuyến, bệnh nặng vẫn ở trên công trường. Những năm tháng gian nan vất vả đã hủy hoại sức khỏe của ông. 23 tuổi bại liệt toàn thân, 24 tuổi mù cả đôi mắt.
Vô cùng tuyệt vọng, có lúc ông đã định tự tử để kết liễu đời mình, nhưng rồi ông nảy ra ý định: Nếu như không kể lại cuộc đời mình tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng vinh quang cho thế hệ sau thì chết cũng không nhắm mắt được. Thế là ông quăng khẩu súng đi, cầm lấy ngọn bút để viết. Vũ khí mới này là văn học.
Năm 1932, trải qua biết bao khó khăn, mệt mỏi và đau đớn về thể xác, ông đã viết xong một tiểu thuyết tự truyện. Bản thảo gửi đi in, lâu rồi mà chẳng có hồi âm. Hỏi ra mới biết bưu điện đã làm thất lạc. Không nản chí, Ôxtơrôpxki viết lại, rồi lại gửi đi. Bản thảo bị trả lại.
Vẫn không thối chí, ông nhờ người trực tiếp đưa bản thảo đến tận văn phòng của Phó tổng biên tập tạp chí “Thanh niên cận vệ quân”. Đó là năm 1934.
Vị Phó tổng biên tập này tên là Kôrôxôp, người chân thật và có trình độ. Xem xong bản thảo, ông quyết định cho in ngay. Đầu tiên in dài kỳ trên báo “Thanh niên cận vệ quân”, sau in thành sách, lập tức gây chấn động xã hội.
Chỉ trong năm 1935, tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” đã in tới 2 triệu bản. N.Ôxtơrôpxki như “khách trên trời” bỗng nhiên xuất hiện trên văn đàn Liên Xô. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông trở thành nhân vật nổi tiếng.
Mộ Ôxtơrôpxki tại Nghĩa trang danh nhân ở Matxcơva – Ảnh: T.V
Sau khi Ôxtơrôpxki tạ thế, Phó tổng biên tập Kôrôxôp đã viết một bài hồi ký, qua hồi ký người ta được biết cuốn “Thép đã tôi thế đấy” được ra mắt bạn đọc là có công to lớn của ông. Ông tiết lộ một chi tiết thú vị: Trước khi in báo, Kôrôxôp đề nghị tác giả đổi tên sách thành “Paven Coocsaghin”, nhưng Ôxtơrôpxki không chịu.
Ngoài tên sách, Kôrôxôp còn đề nghị tác giả sửa chữa nhiều chỗ nữa, Ôxtơrôpxki tiếp thu và sửa chữa vài chỗ, có thể kể ra đây hai thí dụ: Paven Coocsaghin có ba mối tình.
Người yêu đầu tiên của anh là Inna, con gái một viên quan coi rừng. Phó tổng biên tập Kôrôxôp nhớ lại thời trung học có rất nhiều cô tên là Inna, nhưng phần lớn sau Cách mạng Tháng Mười, họ đã theo bố mẹ thuộc thành phần tư sản chạy ra nước ngoài.
Ông muốn cô gái trong tiểu thuyết của Ôxtơrôpxki đẹp hơn những cô gái có tên là Inna mà ông từng quen biết, nên đề nghị tác giả, đổi tên cô nàng kia thành Tônia. Tác giả đã sửa theo lời đề nghị đó.
Ai đã từng đọc, thậm chí nhiều người chưa đọc “Thép đã tôi thế đấy” đều biết câu nói nổi tiếng của Paven: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”. Câu châm ngôn này đến nay vẫn được rất nhiều người ưa thích.
Cuối năm 1936, bệnh tình của Ôxtơrôpxki ngày một trầm trọng. Khi dự cảm được tử thần sắp đến gọi mình đi, ông liền gọi vợ lại bên giường, nói:
– Bây giờ anh muốn nói với em một câu, có lẽ đây là lời cuối cùng của anh… Đời anh sống không tồi… Tất cả đều tự tay mình làm ra cả, nhưng không phải dễ dàng mà có đâu… Anh đã phấn đấu cả một đời. Em cũng đã biết anh chưa bao giờ khuất phục trước khó khăn…
Phải chăm chỉ học hành, không có văn hóa thì em không trưởng thành được… Hãy nghĩ đến bố mẹ chúng ta. Các cụ đã khổ cả cuộc đời vì chúng ta… Chúng ta nợ các cụ rất nhiều… mà chưa kịp báo đáp được gì. Em nên báo hiếu mẹ…
Nói đến đấy, Ôxtơrôpxki ngất đi. Khi tỉnh lại ông hỏi:
– Anh có rên không?
– Không.
– Em nhìn kìa? Tử thần đã đến gần, nhưng anh không chịu khuất phục.
Rồi ông lại ngất lịm đi. Rồi lại tỉnh, lại hỏi:
– Anh có rên không?
– Không.
– Thế thì tốt, điều đó có nghĩa là tử thần chưa làm gì được anh.
Rồi ông lại hôn mê và cuối cùng không tỉnh lại được nữa.
Ngày 22/12/1936, Ôxtơrôpxki vừa mới 32 tuổi xuân đã lìa đời tại một bệnh viện ở Matxcơva. Sau này nơi này đã trở thành Nhà tưởng niệm ông.
Nay ai có dịp đến Matxcơva đến thăm Nhà tưởng niệm đó, sẽ nhớ nhất là chiếc giường sắt, nơi Ôxtơrôpxki đã nằm bất động ở đó bao tháng ngày. Và di ngôn (Lời nói cuối cùng) vẫn còn ghi lại ở bên giường của ông.
Lê Huy Tiêu
Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Điều Bạn Cần Biết Về 47 Ronin trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!