Bạn đang xem bài viết 15 Cách Giao Tiếp Với Khách Hàng Mà Nhân Viên Kinh Doanh Cần Biết được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
“Khách hàng là thượng đế” là câu cửa miệng quen thuộc mà có lẽ bất kỳ nhân viên kinh doanh hoặc người bán hàng nào cũng biết. Nhưng làm thế nào để tiếp cận và cách giao tiếp với khách hàng như thế nào hiệu quả ngay từ ấn tượng đầu tiên?
1. Hãy cho khách hàng biết họ là người quan trọng
Họ biết rằng công ty bạn có rất nhiều khách hàng khác nhau nhưng họ chỉ thực sự yêu quí nó nếu bạn khiến họ cảm thấy mình thực sự quan trọng với bạn. Hỏi khách hàng về những lời khuyên khách hàng nào cũng có sẵn những ý kiến cá nhân về cung cách làm việc của bạn và công ty bạn, và nếu họ được hỏi vào thời điểm thích hợp theo những cách thích hợp, đồng thời họ cảm thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến câu trả lời, khách hàng sẽ đưa cho bạn lời khuyên đó.
Cách giao tiếp với khách hàng hiệu quả, thông minh
Cách giao tiếp với khách hàng tốt nhát ở đây là không nên tỏ ra sẵn sàng tranh luận, cướp lời, khẳng định hơn thiệt với khách hàng khi xảy ra những điều phàn nàn của khách. Việc cần thiết, và là nhiệm vụ của bạn là phải lắng nghe, cảm ơn và tìm cách khắc phục thiếu sót ngay sau đó nếu có thể. Coi trọng ý kiến của khách hàng, đừng bao giờ nói họ lầm lẫn.
2. Nghệ thuật đặt câu hỏi
Nghiên cứu thói quen của khách hàng chỉ ra rằng, 81% khách hàng từ bỏ nếu họ cảm thấy rằng đối phương không có thiện chí giúp đỡ hoặc không chú ý đến nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ: Khách hàng muốn mua một chiếc xe tiêu tốn ít nhiên liệu và có kích cỡ nhỏ để tiện đi trong thành phố vốn đã rất chật chội, nhưng suốt buổi họ toàn được nghe người bán hàng “thao thao bất tuyệt” về những thế mạnh của chiếc xe cồng kềnh, điều này dường như đã đi sai với nhu cầu cần mua của khách hàng.
Đặt câu hỏi cũng là cách giao tiếp với khách hàng thông minh và hiểu rõ hơn nhu cầu của khác hàng.
“Em có thể giúp gì cho chị?” chứ không phải “Chị muốn gì”.
Luôn cười nói thật tâm chứ không đón khách bằng thái độ lạnh nhạt. Giải đáp đầy đủ thắc mắc, khiếu nại của họ chứ không phải làm lơ. Hãy luôn luôn phải giữ thể diện cho khách hàng. Đặc biệt, đừng bao giờ có thái độ, phân biệt đối xử với khách hàng.
Em/cháu…có thể giúp gì cho anh/chú…? Bạn muốn mang lại niềm vui cho khách hàng, chứ không phải bạn cho khách hàng một cái gì đó“. Khách hàng không muốn giao dịch với những người quan liêu, cứng nhắc, nên người phục vụ cần nhã nhặn tìm hướng giải quyết linh hoạt trong chừng mực có thể. Hãy nhớ: “đừng để khách hàng thất vọng”.
3. Giúp đỡ khách hàng nhiệt tình
Mình là con gái, xe lead của mình rất nặng và đó là lý do vì sao mình rất thích những cửa hàng nào mà có thể giúp mình dắt x era, dắt xe vào. Dù chỉ là giúp đỡ khách mang hàng ra xe hay đơn giản là mở cửa giúp người đang mang hàng nặng trên tay thì một thông điệp rõ ràng đó là bạn sẵn sàng giúp đỡ họ và ấn tượng này sẽ hằn sâu vào tâm trí khách hàng. Và tất nhiên, nó sẽ khiến họ quay trở lại với bạn vào lần sau.
4. Kiên định quan điểm
Không nên gió chiều nào che chiều ấy mà cần phải học cách nói lời của chính mình. Nhưng cũng không được phản bác quan điểm của người khác mà đề xuất các phương án giải quyết hợp lý.
Cách giao tiếp với khách hàng ngay từ lần đầu tiên gặp mặt
5. Nhân viên kinh doanh đừng chỉ biết nói và nói
Cần bình tĩnh nói, tránh biến cuộc nói chuyện thành cuộc thi hùng biện. Việc tranh luận với người khác cũng là điều quan trọng, tuy nhiên, bạn nên biết khi nào mình cần tranh biện, khi nào không để có thể giao tiếp tốt hơn trong kinh doanh. Bạn có thể đăng ký khóa học Kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh để nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình.
6. Hiểu rõ thông điệp của người nói
Hãy nhớ rằng những gì người khác nói và những gì chúng ta nghe có thể hoàn toàn khác nhau! mọi sự chắt lọc, giả định, phê phán cũng như tin tưởng mang màu sắc cá nhân của chúng ta có thể sẽ bóp méo những gì chúng ta nghe được. Thay vì nói ”Bạn nên làm thế này”, bạn nên sử dụng một số cách nói khác thể hiện rõ sự tôn trọng của mình, ví dụ như ”một cách khá khả thi là..” hoặc ” có một cách đã giúp tôi trong trường hợp tương tự như thế này là X. Nếu bạn nghĩ nó sẽ giúp ích được cho bạn thì tôi rất vui lòng chia sẻ với bạn điều đó”.
7. Bán những lợi ích chứ không bán đặc tính của sản phẩm
Lỗi lớn nhất mà người bán hàng phạm phải là cứ tập trung miêu tả sản phẩm và dịch vụ của mình. Trong khi việc tốt hơn nên làm là nói về những điều khiến cho sản phẩm đó trở nên quan trọng.
8. Bán cho những người có khả năng mua nhất.
Khách hàng tiềm năng tốt nhất của bạn là người rất quan tâm tới sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và có nguồn tài chính để mua nó. “Nếu bạn đang bán máy photocopy, đừng cố gắng bán nó cho những người chưa từng mua loại sản phẩm này trước đó”, lời khuyên đưa ra là “Hãy bán cho những người đã từng mua sản phẩm này hoặc những người bạn biết là có nhu cầu mua. Hãy chỉ cho họ thấy các sản phẩm của bạn tốt như thế nào”.
9. Kinh doanh là tạo sự khác biệt
Tại sao khách hàng nên mua hàng của bạn mà không nên mua sản phẩm do đối thủ cạnh tranh với bạn chào mời? Gợi ý đó là, nên tạo ra ít nhất 3 lý do để khách hàng mua sản phẩm của bạn: Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hoạt động nhanh hơn, giá rẻ hơn và có chất lượng cao hơn.
10. Tiếp cận khách hàng trực tiếp.
11. Hướng tới lần bán hàng kế tiếp.
Gần 85% các vụ mua bán diễn ra thông qua con đường truyền miệng: “Chúng là kết quả của việc một ai đó nói với bạn bè hoặc đồng nghiệp rằng nên mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó bởi chính họ đã từng có được sự hài lòng”. Vì vậy, cần tập trung xây dựng các vụ mua bán trong tương lai với mỗi khách hàng. “Tất cả những việc bạn làm đều phải hướng tới các lần mua bán tiếp theo”. Ai mới bắt đầu bán hàng cũng sẽ có những khó khăn nhất định, nhất là việc bạn tiếp xúc với khách hàng ngay từ lần đầu tiên. Bạn có thể nâng cao hơn nữa tỷ lệ thành công trong các lần bán hàng bằng cách tìm hiểu hết mức có thể về khách hàng tiềm năng của bạn, đặc biệt tập trung tìm hiểu các nhu cầu của họ.
12. Xây dựng mối quan hệ ngay từ đầu
Cách giao tiếp với khách hàng một cách thông minh chính là hãy tìm hiểu thêm thông tin khách hàng giúp bạn có được sự gần gũi hơn khi tiếp cận khách hàng tiềm năng, thay vì bạn không biết một chút thông tin nào của họ.
13. Thăm dò sâu hơn
Nếu một khách hàng tiềm năng nói với bạn rằng: “Chúng tôi đang tìm cách tiết kiệm chi phí và gia tăng hiệu quả”, và bạn ngay lập tức nói với anh ta bằng cách nào các sản phẩm của bạn đáp ứng các yêu cầu đó, thì lời nhận xét của Richardson là: “Một người bán hàng thực sự khôn ngoan sẽ không làm như vậy”.
Cần hỏi thêm để thăm dò sâu hơn chính là cách giao tiếp với khách hàng hiệu quả và đạt được nhiều lợi ích cho cả hai. “Tôi hiểu tại sao điều đó quan trọng. Có thể cho tôi ví dụ cụ thể được không?”. Richardson gợi ý: hỏi để biết thêm thông tin và nhờ vậy bạn có thể xác định vị trí sản phẩm của bạn tốt hơn và hiểu các nhu cầu của khách hàng.
14. Học cách lắng nghe
Bạn có biết rằng, khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu như thế nào nếu những người bán hàng nói liên tục trong suốt thời gian giới thiệu sản phẩm khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán và thường làm mất cơ hội của mình.
Do đó, bạn cần dừng lại lắng nghe ít nhất 50% số thời gian dành cho việc giới thiệu. Bạn có thể nâng cao kỹ năng lắng nghe của mình bằng cách ghi chép vắn tắt, quan sát ngôn ngữ hành động của khách, không nhảy xổ vào kết luận mà tập trung vào điều mà khách hàng đang nói.
15. Chăm sóc thường xuyên
Đừng nghĩ rằng, khách hàng mua hàng của bạn xong rồi thì là xong, nếu không được chăm sóc đúng cách, khách hàng của bạn cũng sẽ nhanh chóng bị đối thủ cạnh tranh tư vấn mà thôi. Việc cần làm của nhân viên chăm sóc khách hàng là gì?
Hãy viết thư cảm ơn, gọi điện cho khách hàng sau khi bán hàng để đảm bảo họ hài lòng và duy trì mối quan hệ trong tương lai. Đây là cách giao tiếp với khách hàng vô cùng thông minh và khiến khách hàng cảm thấy hài lòng khi tiếp xúc với bạn. “Bạn phải ở phía trước khách hàng và luôn bày tỏ sự quan tâm cũng như trách nhiệm”, Richardson nói. “Việc theo sát khách hàng là rất tích cực”.
7 Kỹ Năng Giao Tiếp Với Khách Hàng Đặc Biệt Hiệu Quả
Bên cạnh một chiến lược bán hàng tối ưu hay một hệ thống giải pháp tư duy hiệu quả, để trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc, chúng ta không thể bỏ qua kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Bằng cách nói chuyện thông minh và đầy thuyết phục, bạn sẽ tận dụng được mọi cơ hội từ phía thị trường, giúp tăng trưởng doanh số và hơn hết là mở rộng được các mối quan hệ. Ngay sau đây, Mindalife xin được chia sẻ đến bạn những kỹ năng giao tiếp với khách hàng thiết yếu và hiệu quả nhất.
Tạo ấn tượng tốt đẹp
Hãy tôn trọng và cho khách hàng thấy họ là người quan trọng
Tôn trọng và đề cao vai trò của người nghe chính là một trong những kỹ năng giao tiếp với khách hàng quan trọng và hiệu quả nhất. Để đối phương nghĩ rằng bạn có rất nhiều khách hàng và không cần họ là một sai lầm cực kỳ phổ biến với dân kinh doanh. Nhiều người cho rằng cách “khích bác” này sẽ khiến khách hàng tự phải tìm đến mình nhưng hoàn toàn không phải thế. Nó chỉ khiến cho họ thấy thiếu được tôn trọng và bực tức thêm mà thôi. Thay vì vậy, bạn nên khẳng định tầm quan trọng của họ và thậm chí có thể xin họ những góp ý riêng để việc kinh doanh của mình được hiệu quả hơn.
Trong quá trình giao tiếp, hãy thường xuyên tương tác với khách hàng và lắng nghe ý kiến của họ. Ngay cả khi khách hàng không chọn mua sản phẩm dịch vụ của bạn thì cũng cần giữ thái độ hòa nhã và gửi lời cảm ơn lịch sự. Bởi có thể họ không mua hôm nay, nhưng chính thái độ và kỹ năng giao tiếp với khách hàng của bạn sẽ thuyết phục họ ghé lại khi thực sự có nhu cầu.
Trình bày vấn đề gãy gọn, tập trung vào lợi ích khách hàng nhận được
Thực tế thì không phải ai cũng có nhu cầu và thời gian để nghe bạn nói quá nhiều về sản phẩm mà bạn cung cấp. Đừng chỉ biết nói và nói vì điều này sẽ khiến cuộc trò chuyện với khách hàng không khác gì cuộc hùng biện của riêng bạn. Hãy nhớ rằng khách hàng mới là nhân vật chính và cũng là đối tượng mà bạn cần phải dành mọi sự quan tâm.
Khách hàng chỉ quan tâm đến những lợi ích mà họ nhận được chứ không phải là những gì mà bạn có. Khi trình bày nội dung, đừng quá lan đến những ưu việt trong sản phẩm của bạn. Hãy quan sát, nắm bắt nhu cầu và nói đến những lợi ích mà khách hàng thật sự muốn. “Gãi đúng chỗ ngứa” chính là đòn tâm lý trong thuyết phục mạnh mẽ mà bạn cần học hỏi ngay nếu muốn trở thành nhân viên kinh doanh tài năng.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp với khách hàng qua câu hỏi và cách giải đáp
Một yếu tố vô cùng quan trọng nhưng không phải nhân viên kinh doanh nào cũng nắm được chính là kỹ năng giao tiếp với khách hàng qua câu hỏi. Nên ưu tiên cho những mẫu câu có đầy đủ kính ngữ và gây thiện cảm như “Chị có phiền không nếu cho em biết….?”, “Em xin phép được hỏi một chút thông tin về … được không ạ” thay vì “Chị muốn gì?”, “Chị làm nghề gì?”,… Sự cộc lốc và thiếu tế nhị khi đặt câu hỏi rất dễ khiến khách hàng khó chịu hay thậm chí từ chối trả lời.
Ngoài đặt câu hỏi thì giải đáp cũng là kỹ năng giao tiếp với khách hàng mà bạn cần đặc biệt chú trọng. Hãy quan tâm tới nhu cầu của khách hàng và cung cấp cho họ những thông tin cần thiết.
Theo một nghiên cứu về hành vi của khách hàng, 81% trong tổng số người mua sẽ bỏ đi nếu như họ không cảm thấy thái độ tích cực từ phía người bán hay không nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của người mua đến vấn đề mà họ quan tâm.
Thể hiện lý do mà khách hàng nên chọn bạn
Khi người dùng muốn mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, việc đầu tiên mà họ làm là tìm hiểu thông tin và tham khảo sản phẩm từ rất nhiều các nhà cung cấp khác nhau. Qua trao đổi đánh giá khách hàng sẽ lựa chọn đối tác mà họ được thỏa mãn nhiều nhất. Vì những lẽ đó, trong giao tiếp bạn nên làm nổi bật được lý do mà khách hàng nên chọn bạn thay vì đối thủ cạnh tranh.
“So với những sản phẩm trên thị trường thì sản phẩm của bạn có khác biệt gì?”, “Khách hàng có đặc quyền gì nổi bật nếu mua sản phẩm của bạn?” hay “trong thời gian vừa qua doanh nghiệp của bạn đã gây dựng được uy tín như thế nào?”,…. là những câu hỏi mà bạn nhất định phải làm rõ trước khi trao đổi với khách hàng. Đây là một trong những kỹ năng giao tiếp với khách hàng giúp bạn chốt sale hiệu quả.
Hướng tới xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng
Bạn có biết, 85% hiệu quả kinh doanh được quyết định qua con đường lan truyền miệng? Khi bạn để lại ấn tượng tốt đẹp với một khách hàng nào đó đồng thời sản phẩm mà bạn cung cấp đem lại chất lượng vượt trên kỳ vọng, họ sẽ có xu hướng mua lặp lại và giới thiệu cho cả những người xung quanh.
Vì vậy, hướng tới xây dựng quan hệ lâu dài cũng là kỹ năng giao tiếp với khách hàng mà bạn cần phải chú trọng. Đừng chỉ chăm chăm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn mà hãy thật sự lắng nghe và quan tâm tới khách hàng, coi họ như những người bạn của mình. Và hãy nhớ, việc quan tâm tới khách hàng không chỉ kết thúc ở giai đoạn bán được hàng mà cần chú trọng đến cả công tác chăm sóc khách hàng sau bán.
Quản trị cảm xúc trong giao tiếp với khách hàng
Phải thật bình tĩnh và làm chủ mọi tình huống, không được để những cảm xúc cá nhân chi phối cuộc trò chuyện của bạn. Một khi sự cáu giận và nóng nảy của bạn bộc phát sẽ rất dễ làm hỏng chuyện đồng thời làm xấu hình ảnh của bạn trong mắt khách hàng, khiến khách hàng mất đi sự tin tưởng và còn có thể lan truyền với những người xung quanh.
Học Tiếng Đức Giao Tiếp Với Một Số Câu Danh Ngôn
Bên cạnh đó chúng tôi cũng sẽ chia sẻ một số danh ngôn và một số cách câu để giúp việc học tiếng đức giao tiếp dễ dàng hơn.
Cấu trúc của động từ tách trong tiếng Đức.
Cấu trúc của động từ tách bao gồm: Tiền tố+ Động từ gốc.Khi thêm tiền tố vào trước động từ gốc, nghĩa của động từ sẽ thay đổi.
Ví dụ: fahren (đi đến): Morgen fährt Ewald mit dem Zug nach Berlin.
Buổi sáng Ewald đi bằng tàu đến Berlin.
abfahren (khởi hành): Der Zug fährt um 6:44 Uhr vom Aacherner Hauptbahnhof ab
chuyến tàu khởi hành lúc 6h44 tại nhà ga Aacherner
Khi thêm tiền tố thường ta sẽ được một động từ tách. Tuy nhiên có một số trường hợp, mặc dù có tiền tố nhưng động từ vẫn đóng vai trò là động từ thường (vd: bezahlen, erkennen,…).
Phân biệt động từ tách
1. Những động từ có các tiền tố sau sẽ là động từ tách
Ab: abfahren ( khởi hành), abfallen ( rơi xuống),…
An: anmachen ( bật), ankommen ( đến nơi),…
Auf: aufmachen( mở), aufstehen( thức dậy),…
Aus: ausmachen( tắt), ausstellen( trưng bày),…
Ein: eingehen( tới) , einschlafen( ngủ thiếp đi),…
Heim: heimgehen( ra khỏi nhà), heimkehren( quay trở về nhà),…
Her, heraus/ herein/ herauf: herbringen( mang tới), herausgeben( trả), heraufkommen( lên trên), hereinkommen( vào trong).
Hin, hinaus/ hinein/ hinauf: hinkommen( mang đi), hinauffahren( đi lên trên), hinausgehen( đi ra ngoài), hineinfallen( ném đi)
Los: losgehen(khởi hành), loskommen( thoát khỏi),…
Mit: mitkommen( đi cùng), mitspielen( chơi cùng), …
Nach: nachmachen( , nachdenken( ngẫm nghĩ),…
Vor: vorstellen( giới thiệu, tưởng tượng), vorbereiten( chuẩn bị),…
Weg: wegmachen( cất đi), weggehen( đi mất),…
Zu: zunehmen(tăng), zuhören( lắng nghe),…
Zurück: zurückgehen( quay về), zurückfahren( quay lại),…
Be: bezahlen( thanh toán), beherrschen( thành thạo),…
Ent: entdecken( khám phá), entschuldigen( xin lỗi),…
Emp: empfehlen( khuyên, gợi ý), empfangen( tiếp đón),…
Er: erkennen( nhận biết), erleben( trải nghiệm),…
Ge: gefallen( ngã), gehören( sở hữu),…
Hinter: hinterlassen( bỏ lại phía sau), hintergehen( đi ra sau),…
Miss: missachten( không tôn trọng), missverstehen( hiểu lầm),…
Ver: vergnügen( tiêu khiển), vernichten( phá hoại, tiêu huỷ),…
Zer: zerstören( huỷ hoại), zerbrochen( làm vỡ vụn),…
3. Một số trường hợp đặc biệt.
Có một số động từ, mặc dù không có tiền tố nhưng vẫn được coi là động từ tách. Ví dụ như sau:
Động từ được cấu tạo bởi một tính từ + động từ: totschlagen( đánh chết),…
Động từ cấu tạo bởi danh từ + động từ: Rad fahren, Buch lesen,…
Động từ cấu tạo bởi hai động từ nguyên thể: spazieren gehen, kennen lernen,…
Một lưu ý khác nữa cho các bạn: Khi đi với các tiền tố khác nhau, nghĩa của động từ tách cũng sẽ khác nhau.
Ví dụ: mitgehen (đi cùng) ≠ ausgehen (đi chơi, đi ra ngoài)
einschlafen( ngủ thiếp đi) ≠ ausschlafen (ngủ nướng)
Những câu tiếng Đức giao tiếp đơn giản thường ngày.
Wo wohnen Sie? Bạn sống ở đâu?
Ich wohne in einem Appartement. Tôi sống ở một căn hộ
In welchem Stadt wohnen Sie? Bạn sống ở thành phố nào?
Ich wohne in Berlin. Tôi sống ở Berlin
Gefällt es Ihnen hier? Bạn có thích ở đấy không?
Es gefällt mir sehr gut. Tôi rất hài lòng
Die Landschaft gefällt mir sehr. Tôi rất hài lòng về phong cảnh
Sind Sie schon lange hier?Bạn sống ở đây lâu chưa?
Ich bin ein paar Tage hier. Tôi ở đây một vài ngày
Wir sind seit einer Woche hier. Chúng tôi ở đây từ tuần trước
Wie lange bleiben Sie hier? Bạn ở đây có lâu không?
Sind Sie allein hier? Bạn sống một mình à?
Ich bin mit meiner Frau hier. Tôi ở đây với vợ của tôi
Ich bin mit meinen Eltern hier. Tôi ở đây với bố mẹ của tôi
Ich bin hier mit einem Freund. Tôi ở đây với một người bạn.
Ich bin hier mit Verwandten. Tôi ở đây với họ hàng
Das ist meine Frau. Đây là vợ tôi
Das ist meine Tochter. Đây là con gái tôi
Das ist meine Mutter. Đây là mẹ tôi
Das ist meine Freundin. Đây là bạn gái tôi
Das ist mein Mann. Đây là chồng tôi
Das ist mein Sohn. Đây là con trai tôi
Das ist mein Vater. Đây là cha tôi
Das ist mein Freund. Đây là bạn trai tôi
Hast du eine feste Freundin? Bạn có bạn gái chưa?
Hast du einen festen Freund. Bạn có bạn trai chưa?
Sind Sie verheiratet? Bạn đã lập gia đình chưa?
Ich bin verheiratet. Tôi đã lập gia đình
Ich bin ledig. Tôi vẫn độc thân
Haben Sie Kinder? Bạn có con chưa?
Haben Sie Enkel? Bạn có cháu chưa?
Das geht Sie nicht an. Đó không phải việc của bạn
Ich bin Junggeselle. Tôi vẫn sống độc thân (nam)
Ich bin Junggesellen. Tôi vẫn sống độc thân ( nữ)
Ich lebe getrennt. Tôi đã li thân
Ich bin geschieden. Tôi đã li dị
Ich bin Witwe. Tôi là quả phụ
Ich bin Witwer .Tôi là người góa vợ
Ich lebe allein. Tôi sống một mình
Những câu danh ngôn tiếng Đức hay nhất.
Cấu trúc câu tiếng Đức rất phức tạp, nó trái hẳn với tiếng Việt. Những mẫu câu tiếng Đức này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi giao tiếp.
1. Wer das ABC recht kann, hat die schwerste Arbeit getan.
Ai có thể làm những việc cơ bản thì người đó đã làm xong những công việc khó nhất.
2. Bei Nacht sind alle Katzen grau.
Ban đêm nhà ngói cũng như nhà tranh.
3. Absicht ist die Seele der Tat
Ý định là linh hồn của hành động.
4. Der Kluge wartet die Zeit ab.
Người khôn biết chờ thời.
5. Was bald zunimmt, das nimmt bald ab.
Dục tốc bất đạt.
6. Alles hat seine Grenzen.
Tất cả đều có giới hạn của nó.
7. Alles hat sein Warum
Tất cả đều có lý do của nó!
8. Wo in Wille ist, ist auch ein Weg.
Ở đâu có ý chí, ở đó có một con đường.
9. Sage nicht alles, was du weißt. Aber wisse alles, was du sagst.
Đừng nói tất cả những gì mình biết. Nhưng phải biết những gì mình nói.
10. Alles vergeht, Wahrheit besteht.
Tất cả sẽ trôi qua, nhưng sự thật sẽ tồn tại mãi.
Tags: tự học tiếng Đức hiệu quả, học tiếng Đức du học tại nhà, học tiếng Đức online với giáo viên, học tiếng Đức với người bản địa
Tạo Thiện Cảm Với 7 Câu Nói Cơ Bản Trong Giao Tiếp
Ai cũng mong muốn mình được tin tưởng và quý mến bởi những người xung quanh. Việc đó dĩ nhiên không đơn giản nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được. Từ bước một, bằng cách nói thường xuyên hơn những câu nói cơ bản trong giao tiếp sau đây:
Thật ngạc nhiên khi câu này lại ở đầu danh sách kỹ năng giao tiếp về những câu nói chiếm được lòng tin của người khác phải không? Thực ra, một trong những bước đầu tiên để tạo nên niềm tin của ai đó là tạo thiện cảm với họ, và một câu “cảm ơn” đơn giản đã giúp bạn thể hiện được sự trân trọng đối với những gì họ làm.
Đừng nghĩ cần phải có thứ gì to tát để người khác tin tưởng mình, hãy nhớ rằng lòng tin được xây dựng bằng cả một quá trình, và chỉ đơn giản bắt đầu bằng những cử chỉ thể hiện sự biết ơn.
Lời cám ơn cũng chính là lời nói khôn khéo trong giao tiếp nhất đấy!
2. À, tôi cũng quan tâm vấn đề này giống bạn đấy
Hãy thêm vài ý kiến, quan sát cá nhân để chứng minh tính “chân thực” (rằng không phải bạn chỉ nói để lấy lòng) , những câu chuyện thật của chính bạn sẽ nhanh chóng chiếm được lòng tin của người nghe. Tất cả điều này sẽ giúp truyền tải thông điệp “Tôi đã từng trả qua vấn đề này, vì vậy, tôi rất quan tâm và đồng ý với bạn” tới đối phương.
3. Tôi tin bạn làm được mà
Khi bạn muốn người ta đối xử với mình như thế nào, hãy đối xử như vậy với họ trước tiên. Khi bạn muốn đối phương tin tưởng, hãy thể hiện rằng bạn hoàn toàn đặt niềm tin ở họ trước.
Nhưng điều này không dễ dàng thể hiện qua một câu nói đâu, nó yêu cầu bạn một sự thành tâm tuyệt đối. Vì chỉ khi thật sự có ý như vậy, bạn mới có thể trả lời rành mạch câu hỏi “Tại sao bạn lại có niềm tin như vậy ở tôi?” nếu bên kia hỏi ngược lại. Đây là một kỹ năng giao tiếp ứng xử hiệu quả.
4. Kỹ năng giao tiếp “gợi mở” “Bạn nói thêm về vấn đề này đi”
Câu này nói rằng bạn rất sẵn lòng ngồi thêm hàng tiếng đồng hồ để lắng nghe thêm những câu chuyện hay ho từ họ. Đối phương sẽ nhận được dấu hiệu rằng bạn rất coi trọng những điều họ nói trong cuộc hội thoại,đó có thể là kinh nghiệm, chia sẻ từ chính con người họ.
Đừng quên đặt thêm câu hỏi để thể hiện sự hứng thú và gây thiện cảm với đối phương như : “Tại sao lúc ấy anh/ chị lại nghĩ ra được những điều hay ho như vậy?” “Mình chưa hiểu chỗ này lắm, bạn kể chi tiết hơn đi!“,..
5. Nghiên cứu đã chứng minh rằng…
Còn gì đáng tin hơn khi ý kiến của bạn đưa ra đã được chứng minh bằng những nghiên cứu thực tế, đặc biệt là kèm theo những số liệu cụ thể ngay sau đó. Ngoài ra, những yếu tố nhỏ như tên tác giả, thời gian cũng là bằng chứng xác thực cho nghiên cứu này.
Hãy tìm kiếm những hồ sơ khoa học, hay hình mẫu thành công của một dự án, quan điểm, để tăng thêm tính tin cậy cho đề xuất của mình … Ý tưởng mới của bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được mọi người hơn , khi bạn giới thiệu cho một dự án tương tự đã từng thành công vang dội.
6. Chung ta có điểm chung đấy!
Đối với trường hợp những nhóm người, tổ chức, hãy dùng mục đích chung để liên kết những cá thể riêng lẻ lại với nhau. Thay vì đưa ra những điều chỉ đúng với bạn, kỹ năng giao tiếp ứng xử đúng ở đây là hãy biến nó thành lợi ích chung của tất cả mọi người trong nhóm.
” Tôi đưa ra điều này vì mục đích chung, bạn có lợi, và tôi có lợi, chúng ta đều có lợi ” sẽ là động lực lớn khiến mọi người đồng ý và tin tưởng với quyết định và sát cánh cùng bạn.
7. Tôi hiểu được những gì bạn nói, những gì bạn đang trải qua
Gợi sự đồng cảm là kỹ năng giao tiếp tốt nhất để tạo nên sự tin tưởng giữa hai cá thể riêng biệt. Khi đưa ra những cử chỉ, hành động chứng minh rằng “tôi hiểu những gì bạn nói”, bạn sẽ truyền đi sự thấu hiểu với tất cả những suy nghĩ của họ.
Lúc đó, giữa hai người sẽ có sự gắn bó về mặt cảm xúc.
Theo thời gian, sự liên kết này sẽ mở rộng thành sự tin tưởng họ (đã bao lần bạn nghe theo lời khuyên của một đứa bạn thân vì nó rất hiểu mình còn hơn mình hiểu mình?)
Hãy bắt đầu bằng những nguyên tắc giao tiếp hàng ngày như lắng nghe, đồng cảm, biết ơn, để tạo được sợi dây liên kết với bất kì ai, đó là bước đệm quan trọng của niềm tin đấy.
Kyna.vn sưu tầm và biên tập
Cập nhật thông tin chi tiết về 15 Cách Giao Tiếp Với Khách Hàng Mà Nhân Viên Kinh Doanh Cần Biết trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!