Bạn đang xem bài viết 25 Stt Hay Về Sự Đố Kỵ, Câu Nói Hay Về Cuộc Sống Đố Kỵ được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
2. Hãy cẩn thận với những người nói xấu người khác với bạn, vì họ cũng có thế nói xấu bạn với người khác.
3. Miệng lưỡi thế gian là đáng sợ nhất, họ thích được suy diễn từ suy nghĩ của chính họ.
4. Đời sẽ dịu dàng hơn biết mấy khi con người biết đặt mình vào vị trí của nhau.
5. Nếu bạn bị nói xấu thì hãy mừng vì sức ảnh hưởng của bạn đến họ rất lớn.
6. Ghen ăn tức ở muôn đời khổ, Yêu thương nhường nhịn vạn kiếp vui.
7. Các bạn nói xấu sau lưng tôi thì vẫn mãi chỉ ở SAU LƯNG tôi thôi!
8. Người ghen ghét đố kỵ cũng giống như một người mù, họ không bao giờ nhìn thế giới như nó vốn vậy. Thay vào đó, họ bóp méo nó đi.
9. Càng lún sâu vào thói đố kỵ phụ nữ càng dễ đánh mất đi sự tôn trọng và lòng kiêu hãnh của chính mình.
10. Một người có lòng đố kỵ sẽ không bao giờ ngừng so sánh bản thân với người khác như một việc làm vô thức.
11. Con người thường có thái độ “ghen ăn tức ở”. khi nói ra điều gì hay nhận xét việc gì đều thể hiện trình độ và “đẳng cấp” của mình.
12. Ganh tỵ là cách nhanh nhất phá hoại bồ đề tâm, những thiện nghiệp công đức đã gây dựng đều bị mất, trong khi đó tâm tình lúc nào cũng bồn chồn, không thoải mái, không yên ổn, nguy hại tới sức khỏe.
13. Đố kỵ có một sức “tàn phá” lạnh lùng, nó trở thành một kẻ “giết người” thầm lặng trong các mối quan hệ xã hội.
14. Đố kỵ như một căn bệnh nan y khó chữa và nguy cơ lây lan rất cao trong cộng đồng, virus đố kỵ xâm nhập vào cơ thể người từ lúc nào chẳng một ai hay biết, nó phá vỡ và làm sứt mẻ mối quan hệ tình cảm giữa những người thân mà hàng ngày là đồng chí, đồng nghiệp, hàng xóm của nhau.
15. Nói xấu người khác chứng tỏ bản thân mình yếu kém, “vô công rỗi nghề” mới có thời gian rảnh để làm những việc không được đẹp sau lưng người khác.
16. Có những người dành cả đời để bới móc, nói xấu người khác thì cả đời của họ cũng chỉ đứng ở 1 vị trí là SAU LƯNG người ta mà thôi.
17. Hãy vui vì người khác ghen tị với bạn, vì điều đó chứng tỏ bạn có những cái hơn họ rất nhiều.
18. Khi ganh tị với những người giỏi hơn thì cùng lắm bạn chỉ kết thân được với những người kém hơn hoặc bằng mình.
19. Ai ganh ghét mình có nghĩa là họ đang thua mình. Ai muốn đạp mình xuống tức là họ đang đứng dưới mình. Ai nói xấu mình đó là vì họ sợ mình. Ai mắng chửi mình đó là vì họ kém hiểu biết hơn mình.
20. Nếu có ai đó đột nhiên không tốt đẹp như những gì bạn vẫn thường nghĩ về họ, thì cũng chưa chắc là họ đã thay đổi, mà có thể là bạn đã đánh giá sai về họ ngay từ đầu, họ vốn chưa bao giờ tử tế.
21. Bạn sẽ không bao giờ đạt đến đích nếu bạn cứ dừng lại và ném đá vào mỗi con chó trên đường chỉ vì tiếng sủa của chúng.
22. Đừng ghen tị vì người khác chín chắn trưởng thành hơn bạn, chẳng qua họ đã phải gặp nhiều người xấu và gặp nhiều khó khăn hơn bạn mà thôi…
23. Nếu như em xuất sắc hơn người khác một chút, người khác sẽ ganh tị với em. Còn nếu em xuất sắc hơn rất nhiều, người khác sẽ hâm mộ em. Đây chính là điểm khác biệt.
24. Những kẻ nói xấu sau lưng người khác thường là loại tự cho mình là người thanh cao, dùng những tiêu chuẩn đạo đức giẫm đạp lên hành vi của người khác nhưng kì thực trong lòng thì ghen ăn tức ở.
25. Tất cả cảm xúc, kể cả ghen tuông cũng đều cố gắng bày tỏ đến chúng ta điều gì đó về bản thân mình. Riêng với sự ghen tị, dấu hiệu được giải mã là cảm giác sợ mất quyền lực.
Suy Nghiệm Lời Phật: Chuyển Hóa Đố Kỵ
Khi chưa dự vào Hiền Thánh thì ai cũng mang trong mình tâm xấu đố kỵ này. Chỉ khác nhau là người nhiều kẻ ít, người bộc lộ hết ra bên ngoài còn kẻ thì giấu nhẹm một phần hay giấu hết vào bên trong. Thậm chí ngay cả những lời chia vui chúc tụng chân thành lắm khi cũng là bề ngoài, còn nội tâm thế nào thì mỗi người tự biết.
Tâm đố kỵ ở đời thì quá rõ ràng, dễ hiểu. Điều khiến ta bất ngờ là trong đạo, người tu mang tâm đố kỵ cũng chẳng phải là hiếm. Và khó hiểu nhất là “đố kỵ Phạm hạnh”. Phạm hạnh có nghĩa là thực hành đạo đức, giới hạnh, tịnh hạnh, Thánh hạnh. Thì ra đố kỵ có mặt khắp nơi, trong môi trường tài sắc danh lợi thì có đố kỵ theo tài sắc danh lợi; trong môi trường tu học, thực hành đạo đức thì cũng có đố kỵ theo cách riêng. Nghĩa là, một người chuyên trau dồi đạo đức, thực hành giới hạnh trọn vẹn thanh tịnh, thay vì người này được tán thán, cung kính, lễ bái, cúng dường thì đôi khi lại trở thành đối tượng bị cô lập, bị gièm pha công kích, bị đố kỵ rằng “thấy vậy mà… không phải vậy”. Nói rõ ra, một người thành công về đạo đức, giới hạnh thì vẫn có thể bị đồng đạo vụng tu đố kỵ như thường.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Ta ở trong đây, không thấy một pháp nào mau đưa đến hoại diệt như là ganh ghét, đố kỵ Phạm hạnh. Thế nên, các Tỳ-kheo! Hãy tu hành từ nhẫn, thân hành từ, miệng hành từ, ý hành từ. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm12. Nhập đạo, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.140)
Thời Thế Tôn, sự đố kỵ Phạm hạnh đã xảy ra. Đơn giản vì, người có đạo đức và giới hạnh càng cao thì tứ chúng quy ngưỡng ngày càng nhiều, khiến người thiếu Phạm hạnh sút giảm tín đồ nên không vui, sinh tâm ghét ganh, đố kỵ. Theo Thế Tôn, đố kỵ có nhiều thứ bậc nhưng riêng đố kỵ Phạm hạnh rất nguy hiểm, khiến cho đạo pháp “mau đưa đến hoại diệt” nhất. Bởi lẽ, người có đạo tâm khi đối trước bậc Phạm hạnh luôn sinh tâm kính ngưỡng. Nếu xét đạo đức và giới hạnh của mình chưa bằng thì sinh tâm hổ thẹn, tự trách và răn mình cố gắng hơn. Ngược lại sinh tâm đố kỵ với bậc Phạm hạnh thì đạo tâm của mình đã hủ hóa, không chỉ riêng mình thối đọa mà đố kỵ còn khiến cho đạo tình bị sứt mẻ, đạo pháp bị tổn thương.
Thế nên, khi giác tỉnh nhận ra đố kỵ dấy khởi nơi tâm mình thì hãy nhanh chóng rải tâm từ để hóa giải. Từ là tâm yêu thương, mong cho mọi người đều tốt đẹp, an lành. Thấy rõ nguyên nhân vì sao người thành công, và vì cái gì mà ta chưa thành công? Nhờ thấy rõ mọi sự với tuệ tri cùng với vận dụng lời dạy “Hãy tu hành từ nhẫn” của Thế Tôn nên tâm đố kỵ được tưới tẩm yêu thương và nhanh chóng lắng dịu. Dặn lòng nhẫn nhịn, hãy khoan hoặc bớt đố kỵ. Mở lòng yêu thương, mong mọi người thành công từ trong suy nghĩ cho đến lời nói và việc làm. Được vậy thì tâm đố kỵ tan biến, bản thân mình an vui và mọi người cũng an vui.
Sự Nguy Hại Của Lòng Đố Kỵ Và Ích Lợi Của Tâm Tùy Hỷ
Phật dạy rất rõ: “Một người bố thí và một người không bố thí nhưng tùy hỷ thì phước bằng nhau”. Tại sao? Tại vì người bố thí xả bỏ tâm tham, còn người tùy hỷ xả tâm tật đố, nên phước bằng nhau.
Sống an lạc, bớt phiền não
Đức Phật cũng khẳng định rằng muốn tìm được hạnh phúc, muốn tìm được sự an lạc là ngay trong cuộc sống giữa đời thường này thì phải cần đến năng lực của sự tùy hỷ. Bởi cuộc đời là “vô thương” là lẽ sống “…có gì đẹp trên đời hơn thế, người yêu người, sống để yêu nhau” kia mà, chúng ta phải cùng yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau còn không hết, huống hồ là đố kỵ nhau để tạo ra thù hận, thành oan gia trái chủ, để phải luân hồi sinh tử mãi mà đọa đày trả ân oán với nhau.
Nói về lòng đố lỵ, từ xa xưa ông cha ta từng nói “Ghen ăn tức ở” hay “Trâu buộc ghét trâu ăn”…
Khi tùy hỷ lòng ta đầy thanh thản
Phước đức sinh tạo thiện cảm với người
Khi đố kỵ nét mặt hết vui tươi
Tạo oan trái cuộc đời đầy đau khổ.
Tùy hỷ là vui theo, tâm tùy hỷ là tâm tốt, tâm tốt thường thấy những điều chung quanh đều tốt, vì “người vui cảnh chẳng đeo sầu”, khi thấy người khác có cái gì tốt, cái gì đẹp, hiền lành được an ổn, hạnh phúc, thành đạt thì mình vui theo, như chính mình được và thấy họ làm điều phước thiện, đạo đức mình cố công giúp đỡ khiến họ được thành tựu. Vui cái vui của người, mừng thấy cái tốt của người sẽ là một sự thông hiểu, tạo được không khí an lành đầy chân thành hòa đồng trong tâm niệm hạnh phúc. Lúc đó tâm ta sẽ thấy an vui, nhẹ nhõm, thanh thoát cõi lòng, sống trong hiện tại rất là thư thái, ý nghĩa, nhiều lợi ích và được nhiều người thương yêu tôn kính và yểm trợ, tương lai chắc chắn sẽ hưởng được nhiều điều may mắn và tràn đầy phước đức.
Chỉ cần vui theo cái tốt, cái đẹp và thành tựu của người, là ta cũng tốt, cũng đẹp cũng thành tựu và hưởng được nhiều phước báu như người, quá dễ dàng như vậy, nhưng tại sao còn quá nhiều người không thể thực hiện được ? Có phải chăng vì “cái tôi” quá lớn, khiến lòng đầy ích kỷ, chỉ biết mình thôi, mình là rốn của vũ trụ, chỉ có mình là nhất trong thiên hạ, chứ người khác dầu có tốt, đẹp, lợi ích như thế nào, cũng không cần biết đến, cũng không thể hơn mình được, do vậy rất lạc hậu, không học hỏi được gì để tiến bộ, từ đó “vô minh” che mờ lý trí khiến tham-sân-si lớn dần, “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” là đây và “tâm đố kỵ” phát sinh.
Đố kỵ là sự ganh ghét, lòng đố kỵ là một bệnh hoạn, nhìn mọi sự việc méo mó theo cái tâm ích kỷ, không công nhận, dẫn đến khó chịu khi người khác hơn mình, không muốn ai hơn mình, rồi tìm cách cô lập hoặc tiêu diệt kẻ khác để được “sinh tồn” mà tha hồ “hưởng thụ” và bài trừ những thành tựu của người khác.
Bảy phương cách chuyển hóa tâm sân hận
Trong 14 điều răn Đức Thích Ca Mâu Ni đã dạy:
“Bi ai lớn nhất của đời người là sự ganh ghét, đố kỵ”.
Đố kỵ là tính xấu của con người. Từ xa xưa đến nay, đố kỵ chẳng còn xa lạ trong cuộc sống, vì ông cha ta đã có rất nhiều câu để nói về lòng đố kỵ như: “Ghen ăn tức ở” hay “Trâu buộc ghét trâu ăn”…
Là người Phật tử, hiểu được những lời Phật dạy, chúng ta không được khởi lên lòng đố kỵ..
Điều thứ sáu trong Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân, Phật dạy:
“…Nghèo khổ nhiều tật đố trách phiền, Thường gây lắm việc oan khiên, Ngang nhiên kết buộc ác duyên với người…” Từ đó có thể hiểu rằng, do nghèo khổ, nhất là nghèo khổ về tinh thần, từ việc không tin nhân quả và tâm linh mà ra, để rồi phải chịu nhiều nguy hại: Tâm đố kỵ khiến luôn khó chịu, phải tìm cách đối phó với những thành đạt của người, phá hoại hết tất cả những mối quan hệ của mình và của những người khác, nên tâm trí bị mê mờ, không phân biệt được những hay đẹp của người và của cuộc đời để mà học hỏi theo, do vậy không được mọi người thương yêu, thân thiện, từ đó phải lấy hung dữ ra để áp đảo mọi người, khiến bị mọi người xa lánh, trở thành lạc hậu và nguy hiểm với đời!
Tại sao Đức Phật lại thường tuyên dương “tâm tùy hỷ” và cảnh giác về “lòng đố kỵ” ? ta hãy tìm hiểu xem!
Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Phật dạy rất rõ:
“Ví như lửa của một cây đuốc, vài trăm ngàn người đều dùng đuốc đến chia nhau mà lấy để nấu ăn hay thắp sáng, nhiều người có được lửa mà cây đuốc ban đầu vẫn như cũ”. Tùy hỷ với những điều tốt, những điều hay, nhiều lợi ích của người là phát xuất từ tâm cung kính vị tha, cho nên công đức cũng có được từ nơi đây.
Trong Kinh Bảo Tích, Phật dạy: “… Bồ Tát thấy người được lợi ích sanh lòng tùy hỷ có 4 điều lợi ích:1. Thường sanh tâm này, tôi nhiếp chúng sanh phải cho họ được lợi lạc. 2. Nay họ được lợi lạc nên tôi sanh lòng vui mừng. 3. Chỗ ở có tài vật, vua quan, giặc cướp, nước, lửa đều chẳng xâm đoạt được. 4. Tùy sanh xứ nào, của báu và các con thảy đều đầy đủ, vua còn chẳng đố kỵ huống là người khác…”
Phật dạy rất rõ: “Một người bố thí và một người không bố thí nhưng tùy hỷ thì phước bằng nhau”. Tại sao? Tại vì người bố thí xả bỏ tâm tham, còn người tùy hỷ xả tâm tật đố, nên phước bằng nhau. Đức Phật cũng khẳng định rằng muốn tìm được hạnh phúc, muốn tìm được sự an lạc là ngay trong cuộc sống giữa đời thường này thì phải cần đến năng lực của sự tùy hỷ. Bởi cuộc đời là “vô thương” là lẽ sống “…có gì đẹp trên đời hơn thế, người yêu người, sống để yêu nhau” kia mà, chúng ta phải cùng yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau còn không hết, huống hồ là đố kỵ nhau để tạo ra thù hận, thành oan gia trái chủ, để phải luân hồi sanh tử mãi mà đọa đày trả ân oán với nhau.
Quả báo của việc gây tạo chiến tranh
Người Phật tử nên siêng lạy Phật sám hối, từ đó “cái tôi” nhỏ dần, sống đơn giản, ít muốn, biết đủ, bớt ham muốn, để có được tâm an tịnh, trí tuệ sáng tỏ dần, lòng từ bi thể hiện..
Những người có lòng đố kỵ thật là rất tội nghiệp cho họ, bởi họ được sinh ra và sống trong một gia đình, được giáo dục trong sự ích kỷ, chỉ biết tranh thủ lợi ích cho gia đình mình thôi ! Đối với con cháu người khác, đến nhà mình thì mắc mõ, khó khăn, hành hạ, đày đọa, bắt phải phục tùng, còn con cháu của mình đến nhà người, thì muốn “làm cha, làm mẹ” người ta, nhưng đời đâu có vậy được, từ đó luôn bất như ý, nên trong lòng luôn bất mãn, sầu khổ, khó thành công trên đường đời.
Đứng trước tài năng hay những thành tựu của người khác, thay vì ngưỡng mộ hay công nhận thì người có lòng đố kỵ lại tỏ ra khó chịu, phủ nhận những thành tựu, tài năng ấy bằng những lời nói, suy nghĩ hay những hành động tiêu cực, nguy hiểm hơn nữa, là không chịu nhìn lại để thấy những sai trái mà tu sửa hầu thành người tốt, trong khi đó lại “chia bè kết nhóm”, “chung lưng đấu cật” với nhau để lo che đậy khuyết điểm và bao che những tội lỗi, có khi phải tìm hoặc dựng đứng lên những cái xấu của người, để mà khỏa lấp cái tốt của người, rồi tìm cách hảm hại, từ đó tạo ra oan trái, tội lỗi và những điều xấu cho nhau và đặc biệt tính tốt của ta cũng bị lu mờ.
Khi đã hiểu được lợi ích của tâm “tùy hỷ” từ nơi sống “vị tha” mà có, và sự nguy hại của lòng “đố ky” bởi sự “ích kỷ” mà ra, chúng ta phải thường xuyên tự soi xét lại mình. Để thấy được cái sai do ích kỷ mà sửa, cái đúng từ nơi vị tha mà phát huy, hầu hoàn thiện tự thân, sáng suốt liệu tính cho mình và thân quyến, cũng như những người chung quanh, sống sao cho được thoải mái, có an lạc, hạnh phúc, thương yêu nhau và đặc biệt là cùng nhau có phước, tạo đức, qua việc tinh tấn tu tập, khiêm cung, siêng lạy Phật sám hối, từ đó “cái tôi” nhỏ dần, sống đơn giản, ít muốn, biết đủ, bớt ham muốn, để có được tâm an tịnh, trí tuệ sáng tỏ dần, lòng từ bi thể hiện và ta sẽ không còn “đố kỵ” mà dễ dàng sinh tâm “tùy hỷ” hầu tránh đi những khổ đau và thù hận.
Lắ ng nghe với tâm từ bi làm vơi bớt khổ đau
Thích Viên Thành
Những Câu Nói Hay Về Đố Vui Cực Kỳ Hại Não Và Thú Vị
Những câu nói hay về cuộc sống luôn là những kinh nghiệm đúc kết thực tiễn từ người thành công đi trước, và luôn là ý tưởng giúp người đời có thêm ý chí vượt khó khăn 1 cách hiệu quả.
Bên cạnh những câu nói hay thì những câu đố vui lại khiến người ta cảm thấy hài hước, tâm hồn thoáng hơn mỗi khi suy nghĩ tìm 1 đáp án nào đó, hơn thế nữa chúng ta cũng có thể giúp người khác có niềm vui bằng cách đố họ những câu đố vui hại não này, và cùng nhau phá lên cười đi tìm đáp án.
Top 20 câu đố vui hại hão hài hước, có đáp án bên dưới
Câu hỏi đố vui hài hước
Câu 1. Một kẻ giết người bị kết án tử hình. Hắn ta phải chọn một trong ba căn phòng: Phòng thứ nhất lửa cháy dữ dội, Phòng thứ hai đầy những kẻ ám sát đang giương súng, và phòng thứ ba đầy sư tử nhịn đói trong ba năm. Phòng nào an toàn nhất cho hắn?
Câu 2. Một người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật không may cho ông ta khi bắt gặp 1 con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Trong tay ông ta có 2 con dao, ông sợ quá vứt 2 con dao ra đó, con đười ươi nhặt lên và sau vài phút nó nằm vật xuống đất chết luôn. Bạn có biết tại sao không?
Câu 3: Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên?
Câu 4: Hai con vịt đi trước 2 con vịt, 2 con vịt đi sau 2 con vịt, 2 con vịt đi giữa 2 con vịt. Hỏi có mấy con vịt?
Câu 5: Hai người: 1 lớn, 1 bé đi lên đỉnh một quả núi. Người bé là con của người lớn, nhưng người lớn lại không phải cha của người bé, hỏi người lớn là ai?
Câu 6: Bên trái đường có một căn nhà xanh, bên phải đường có một căn nhà đỏ. Vậy, nhà Trắng ở đâu ?
Câu 7: Bà đó bả chết bả bay lên trời. Hỏi bà ấy chết năm bao nhiêu tuổi và tại sao bà ấy chết?
Câu 8: Con chó đen người ta gọi là con chó mực. Con chó vàng, người ta gọi là con chó phèn. Con chó sanh người ta gọi là con chó đẻ. Vậy con chó đỏ, người ta gọi là con chó gì?
Câu 9: Làm sao để cái cân tự cân chính nó?
Câu 10: Cái gì đánh cha, đánh má, đánh anh, đánh chị, đánh em?
Câu 11: Tại sao khi bắn súng người ta lại nhắm một mắt?
Câu 12: Ai cũng biết đỉnh núi Everest cao nhất thế giới, vậy trước khi đỉnh Everest được khám phá, đỉnh núi nào cao nhất thế giới?
Câu 13: Con gì đập thì sống, không đập thì chết?
Câu 14: Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật?
Câu 15: Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng?
Câu 16: Quần rộng nhất là quần gì?
Câu 17: Con đường dài nhất là đường nào?
Câu 18: Xã đông nhất là xã nào?
Câu 19: Có 1 bà kia không biết bơi, xuống nước là bả chết. Một hôm bà đi tàu, bỗng nhiên tàu chìm, nhưng bà không chết. Tại sao (không ai cứu)?
Câu 20: Lịch nào dài nhất?
Đáp án
Câu 1. Phòng 3 vì sư tử chết hết vì đói rồi
Câu 2. Nó cầm dao và đấm vào ngực nó
Câu 3. Que diêm.
Câu 4. Có 4 con vịt.
Câu 5. Mẹ.
Câu 6. Ở Mỹ.
Câu 7. Bà đó là bò đá => bò đá bả chết, bả bay là bảy ba => bà ấy chết năm bà ấy 73 tuổi!
Câu 8. Con chó đỏ người ta gọi là con chó… đỏ. hehe!
Câu 9. Lật ngược cái cân lại.
Câu 10. Bàn chải đánh răng.
Câu 11. Nhắm 2 mắt thì sẽ không thấy đường để bắn.
Câu 12. Everest.
Câu 13. Con tim.
Câu 14. Hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Câu 15. Bàn chân.
Câu 16. Quần đảo.
Câu 17. Đường đời.
Câu 18. Xã hội.
Câu 19. Bà ấy đi tàu ngầm.
Câu 20. Lịch sử.
Hy vọng qua những câu nói hay về đố vui mang đậm tính giải trí này mà Lời hay ý đẹp chia sẻ bên trên, bạn đọc có thể sống thêm vui vẻ, và mang niềm vui đến với nhiều người khác bằng cách chia sẻ bài viết hay
Cập nhật thông tin chi tiết về 25 Stt Hay Về Sự Đố Kỵ, Câu Nói Hay Về Cuộc Sống Đố Kỵ trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!