Bạn đang xem bài viết 4 Quy Tắc Tâm Linh Của Người Ấn Độ được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ấn Độ là cái nôi của những loại hình tâm linh. Một đất nước có rất nhiều điều đáng để chúng ta học hỏi. Trong đó có 4 quy tắc tâm linh của người Ấn Độ mà ai cũng nên biết.
Loading…
Bạn hãy hết sức tập trung đọc và suy ngẫm bởi đây có thể sẽ là bốn câu thần chú thay đổi cuộc đời bạn.
4 quy tắc tâm linh của người Ấn Độ
1. Quy tắc đầu tiên
“Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp”
Điều này có nghĩa rằng không ai xuất hiện trong cuộc đời chúng ta một cách tình cờ.
Mỗi người xung quanh chúng ta, bất cứ ai chúng ta giao lưu, gặp gỡ đều đại diện cho một điều gì đó, có thể là để dạy chúng ta điều gì đó hoặc giúp chúng ta cải thiện tình hình hiện tại.
Vì vậy, hãy tôn trọng và coi trọng những người mà chúng ta gặp gỡ.
2. Quy tắc thứ hai
“Bất cứ điều gì xảy ra thì đó chính là điều nên xảy ra”
Không có điều gì tuyệt đối, không có điều gì chúng ta trải nghiệm lại nên khác đi cả.
Thậm chí cả với những điều nhỏ nhặt ít quan trọng nhất.
Không có: “Nếu như tôi đã làm điều đó khác đi…, thì nó hẳn đã khác đi. “
Những gì đã xảy ra chính là những gì nên xảy ra và phải xảy ra giúp chúng ta có thêm bài học để tiến về phía trước.
Bất kỳ tình huống nào trong cuộc đời mà chúng ta đối mặt đều tuyệt đối hoàn hảo, thậm chí cả khi nó thách thức sự hiểu biết và bản ngã của chúng ta.
3. Quy tắc thứ ba
“Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm”
Mọi thứ bắt đầu vào đúng thời điểm, không sớm hơn hay muộn hơn.
Khi chúng ta sẵn sàng cho nó, cho điều gì đó mới mẻ trong cuộc đời mình, thì nó sẽ có đó, sẵn sàng để bắt đầu.
4. Quy tắc thứ tư
“Những gì đã qua, cho qua”
Quy tắc này rất đơn giản.
Khi điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta kết thúc, thì có nghĩa là nó đã giúp ích xong cho sự tiến hoá của chúng ta.
Đó là lý do tại sao, để làm phong phú thêm trải nghiệm của mình, tốt hơn hết là chúng ta hãy buông bỏ và tiếp tục cuộc hành trình.
Tôi nghĩ không phải là tình cờ mà bạn đang đọc 4 quy tắc tâm linh của người Ấn Độ này.
Loading…
Nếu bài viết này đánh động tâm hồn bạn, đó là bởi vì bạn đáp ứng được những yêu cầu và hiểu rằng không một bông tuyết nào lại tình cờ rơi xuống sai chỗ cả.
Hãy đối xử tốt với chính bản thân bạn!
Hãy yêu thương với tất cả tâm hồn bạn!
Hãy luôn hạnh phúc!
Sưu tầm
10 Quy Tắc Làm Dâu “Không Thể Không Đọc” Của Cô Nàng Xinh Đẹp Khiến Chị Em “Dậy Sóng”
Trong 10 nguyên tắc ứng xử khéo léo, linh hoạt mà các nàng dâu nên học hỏi gây sốt mạng, “im lặng là vàng, việc mình mình làm” là điều được phụ nữ tâm đắc nhất.
Dù cuộc sống hiện đại có nhiều đổi thay, cởi mở hơn, mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu vẫn là mối quan tâm đặc biệt của người phụ nữ khi kết hôn. Ứng xử giữa hai người phụ nữ quan trọng trong cuộc đời một người đàn ông – mẹ và vợ – luôn tiềm ẩn những vấn đề bất đồng, khó để tìm được sự thông cảm, thấu hiểu.
Được đăng tải trên trang cá nhân của một phụ nữ xinh đẹp ở chế độ hạn chế, “10 nguyên tắc nàng dâu nên nhớ” đã hút về gần 15.000 lượt like và gần 7.000 lượt share chỉ sau vài giờ đăng tải và vẫn được cộng đồng các bà mẹ chia sẻ “cuồng nhiệt” vì độ chuẩn không cần chỉnh của nó.
Câu ca dao: “Thật thà như thể lái trâu, yêu nhau như thể con dâu, mẹ chồng”, dầu không phản ánh chính xác 100% mối quan hệ giữa mẹ chồng, nàng dâu, nhưng cũng phần nào cho thấy sự phức tạp trong đó. Vì thế, mới đây, một phụ nữ trẻ đã đưa ra 10 nguyên tắc nàng dâu nên nhớ như một “bí kíp” để có cuộc sống bình yên với mẹ chồng đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng mạng, đặc biệt là cộng đồng phụ nữ.Được đăng tải trên trang cá nhân của một phụ nữ xinh đẹp ở chế độ hạn chế, “10 nguyên tắc nàng dâu nên nhớ” đã hút về gần 15.000 lượt like và gần 7.000 lượt share chỉ sau vài giờ đăng tải và vẫn được cộng đồng các bà mẹ chia sẻ “cuồng nhiệt” vì độ chuẩn không cần chỉnh của nó.
Status viết: “Làm dâu nên nhớ…
2. Không phiền ông bà chăm cháu, chỉ thăm cháu, nếu ông bà giúp được thì tốt, không giúp được cũng không trách móc, vì con mình sinh ra thì bổn phận chăm sóc dạy dỗ là của mình.
3. Không nhòm ngó tài sản nhà chồng: cha mẹ có nhiều cho nhiều thì được nhiều, có ít cho ít thì được ít, cha mẹ không có cho phải chịu, thích thì tự tạo lập tài sản của riêng mình. Tài sản nhà chồng nếu có cho thì chỉ là cho con trai và cháu nội, mình chỉ là người ăn theo 2 người này thôi, mình có nghĩa vụ gìn giữ, tạo dựng nó cho thế hệ sau và sau nữa, mình không có quyền bán đi và tiêu xài cho bản thân.
1. Không ở chung, chỉ ở gần.2. Không phiền ông bà chăm cháu, chỉ thăm cháu, nếu ông bà giúp được thì tốt, không giúp được cũng không trách móc, vì con mình sinh ra thì bổn phận chăm sóc dạy dỗ là của mình.3. Không nhòm ngó tài sản nhà chồng: cha mẹ có nhiều cho nhiều thì được nhiều, có ít cho ít thì được ít, cha mẹ không có cho phải chịu, thích thì tự tạo lập tài sản của riêng mình. Tài sản nhà chồng nếu có cho thì chỉ là cho con trai và cháu nội, mình chỉ là người ăn theo 2 người này thôi, mình có nghĩa vụ gìn giữ, tạo dựng nó cho thế hệ sau và sau nữa, mình không có quyền bán đi và tiêu xài cho bản thân.
Cũng tương tự như thế với việc thờ phụng tổ tiên nhà chồng, nghĩa vụ thờ phụng tổ tiên nhà chồng không phải là của mình, mình có nghĩa vụ thờ phụng cha mẹ mình và “theo thờ phụng” ông bà tổ tiên máu mủ nhà mình thôi.
Status về 10 điều nàng dâu nên nhớ trong cách ứng xử với gia đình chồng gây sốt.
5. Bổn phận của mình là cùng chồng tạo lập xây dựng cuộc sống gia đình, cùng chồng chăm sóc dạy dỗ con cái, tạo ra 1 thế hệ tương lai tốt đẹp cho xã hội và gia đình nhưng: không có bổn phận xây dựng gia đình nhà chồng, đó là việc của chồng. Đừng có dại mà đi làm thay việc này cho chồng.
Chân dung cô nàng gây “bão” dư luận với status thấm thía.
Chân dung cô nàng gây “bão” dư luận với status thấm thía.
8. Không kích bác gia đình chồng với chồng. Nếu có bất hòa thì nên im lặng, đừng có mang việc đó ra để chỉ trích chồng, nói rằng: gia đình anh thế nọ, gia đình anh thế kia.
9. Không chia rẽ mối quan hệ của chồng với gia đình anh ấy, cũng như không chia rẽ mối quan hệ của con mình với gia đình chồng. Mình là người ngoài nhưng con mình là cháu nội của gia đình chồng. Hãy để họ yêu thương nhau nếu mình đã không thể yêu thương họ.
Không bao giờ được phép can dự vào việc nhà chồng, vì sự can thiệp của mình có khi làm cho tình hình thêm rối ren. Việc của gia đình nhà chồng là việc của chồng và cha mẹ chồng, nếu khi nào cần anh ấy sẽ đề nghị vợ hỗ trợ, nếu giúp được gì thì hãy hỗ trợ, nhưng chỉ hỗ trợ bằng hành động, đừng góp thêm lời nói: sẽ làm cho tình hình phức tạp thêm.6. Mọi mối quan hệ đều được xây dựng trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau, chứ không phải là sự áp đặt, vì vậy: con cái phải tôn trọng cha mẹ nhưng cha mẹ cũng phải tôn trọng con cái. Phải khôn khéo né tránh và xử lý các tình huống: cha mẹ nghĩ rằng mình có quyền can thiệp quá sâu vào đời sống của gia đình con cái. Hãy để cha mẹ hiểu: con cái đã lớn rồi cũng làm cha mẹ trẻ con cả rồi, nên ông bà chỉ nên góp ý xây dựng, không nên can thiệp thô bạo theo kiểu: phải thế này, phải thế kia.7. Mẹ chồng và con dâu: đầu tiên phải coi nhau như những người bạn: con dâu là bạn nhỏ tuổi và mẹ chồng là người bạn lớn tuổi. Bạn không có nghĩa là cá mè một lứa mà là: phải có sự chia sẻ, thấu hiểu. Tất nhiên một bàn tay không thể tạo nên tiếng vỗ, vì vậy chẳng có tình bạn nào được xây dựng nếu một bên không muốn làm bạn của bên còn lại.8. Không kích bác gia đình chồng với chồng. Nếu có bất hòa thì nên im lặng, đừng có mang việc đó ra để chỉ trích chồng, nói rằng: gia đình anh thế nọ, gia đình anh thế kia.9. Không chia rẽ mối quan hệ của chồng với gia đình anh ấy, cũng như không chia rẽ mối quan hệ của con mình với gia đình chồng. Mình là người ngoài nhưng con mình là cháu nội của gia đình chồng. Hãy để họ yêu thương nhau nếu mình đã không thể yêu thương họ.
10. Điều cuối cùng: Cha mẹ chồng nào cũng nói “con dâu mới là con mình”, nhưng sự thật không phải như vậy đâu, con dâu là con dâu, và chúng ta chỉ có nghĩa vụ: làm đúng bổn phận của mình, không nên đi quá xa và quá giới hạn. Và hơn nữa, cha mẹ chồng không sinh ra con dâu nên không có quyền đánh chửi con dâu. Nếu quá đà, đừng có dại mà im lặng, cho ra chính quyền ngay lập tức”.
“Cuộc chiến” mẹ chồng nàng dâu không bao giờ nổ ra, nếu ta thấu hiểu và chấp nhận nhau
Người mẹ biết suy nghĩ thì nên rạch ròi: việc của mình là việc của mình, còn con mình vẫn có quyền riêng của nó trong mối quan hệ với gia đình bên nội, đừng có cậy làm mẹ mà áp đặt con: mẹ không thích nhà nội nên con cũng phải không thích theo. Đó là sự ngu xuẩn nhất trên đời.10. Điều cuối cùng: Cha mẹ chồng nào cũng nói “con dâu mới là con mình”, nhưng sự thật không phải như vậy đâu, con dâu là con dâu, và chúng ta chỉ có nghĩa vụ: làm đúng bổn phận của mình, không nên đi quá xa và quá giới hạn. Và hơn nữa, cha mẹ chồng không sinh ra con dâu nên không có quyền đánh chửi con dâu. Nếu quá đà, đừng có dại mà im lặng, cho ra chính quyền ngay lập tức”.“Cuộc chiến” mẹ chồng nàng dâu không bao giờ nổ ra, nếu ta thấu hiểu và chấp nhận nhau
Ngô Huyền, người mẹ trẻ đến từ Thanh Hóa đang “làm mưa làm gió” với 10 điều nàng dâu nên nhớ tiết lộ, status này thực ra không phải do cô viết, mà cô lấy lại từ Facebook của một người bạn, thấy rất đúng với cuộc sống gia đình của nhiều phụ nữ nên chia sẻ lại.
Sau khi 10 quy tắc ứng xử “bí kíp bỏ túi” của nàng dâu gây sốt mạng, nó đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của nhiều phụ nữ với sự đồng lòng cao độ: “Chỉ cần hiểu và làm được hết tất cả thì chắc cuộc sống sẽ nhẹ nhàng lắm đây!”. Nhiều chị em đã “điểm danh” những điều mình đã làm được và chưa làm được trong 10 điều, có người còn hóm hỉnh khoe: “Mình chỉ làm được điều 1, tất cả 9 điều còn lại không thể, vì khó quá”.Ngô Huyền, người mẹ trẻ đến từ Thanh Hóa đang “làm mưa làm gió” với 10 điều nàng dâu nên nhớ tiết lộ, status này thực ra không phải do cô viết, mà cô lấy lại từ Facebook của một người bạn, thấy rất đúng với cuộc sống gia đình của nhiều phụ nữ nên chia sẻ lại.
Ngô Huyền đồng cảm với 10 “nguyên tắc ứng xử” của nàng dâu mà mình chia sẻ.
Ngô Huyền đồng cảm với 10 “nguyên tắc ứng xử” của nàng dâu mà mình chia sẻ.
Cô rất tâm đắc với người viết status, và cho rằng, người bạn của mình đã có những chia sẻ rất thấu đáo và đúc kết được sự thật cuộc sống. Với kinh nghiệm 3 năm chung sống cùng gia đình chồng, hiện đang là mẹ của một bé trai 22 tháng tuổi, Ngô Huyền cho rằng, điều quan trọng nhất trong “cẩm nang 10 điều” là sự thấu hiểu và sự khéo léo trong ứng xử.Cô chia sẻ: “Cuộc sống làm vợ, làm dâu cũng thay đổi con người mình ít nhiều. Trước kia ở nhà, mình gần như chẳng biết làm gì cả, lấy chồng về thì đảm đang, tháo vát hơn. Trước đây, tính mình khá nóng nảy, nghĩ là nói nấy và thường phản ứng mạnh với điều mình không bằng lòng, giờ mình điềm tĩnh hơn và im lặng, lắng nghe.
Huyền cũng nhấn mạnh, mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu có tốt đẹp hay không, ngoài sự ứng xử khéo léo giữa hai người phụ nữ, thái độ của người chồng cũng rất quan trọng trong việc giữ gìn hòa khí. “Mình nghĩ rằng, đàn ông có xu hướng thiên về mẹ hơn, nếu xảy ra “chiến tranh”, đó cũng là điều dễ hiểu.
Có lẽ vì thế mà mình đã vượt qua được những bất đồng quan điểm nho nhỏ trong cuộc sống tại gia đình chồng. Bố mẹ chồng mình không khó tính đâu. Còn sự khác biệt trong quan điểm giữa hai thế hệ, gia đình nào cũng có, quan trọng là nàng dâu biết cách thuyết phục, giải thích và tìm ra giải pháp dung hòa”.Huyền cũng nhấn mạnh, mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu có tốt đẹp hay không, ngoài sự ứng xử khéo léo giữa hai người phụ nữ, thái độ của người chồng cũng rất quan trọng trong việc giữ gìn hòa khí. “Mình nghĩ rằng, đàn ông có xu hướng thiên về mẹ hơn, nếu xảy ra “chiến tranh”, đó cũng là điều dễ hiểu.
Cô đã kết hôn 3 năm, hiện đang sống cùng bố mẹ chồng và gia đình nhỏ của mình ở Thanh Hóa.
Cô đã kết hôn 3 năm, hiện đang sống cùng bố mẹ chồng và gia đình nhỏ của mình ở Thanh Hóa.
Mẹ chồng đời mới cũng thích thú với quan điểm mẹ chồng và nàng dâu nên làm bạn của nhau.
Mẹ chồng đời mới cũng thích thú với quan điểm mẹ chồng và nàng dâu nên làm bạn của nhau.
Cô cho rằng, các nàng dâu cần nhớ, mình chỉ là người đàn bà “đến sau” trong cuộc đời người đàn ông như trong bài thơ này:
Mình mà là mẹ chồng, mình cũng muốn con trai bênh mình chứ (cười). Mình rất quán triệt điều thứ 4 trong 10 điều, đó là không cãi lại hay tỏ thái độ không bằng lòng với bố mẹ chồng, mẹ nói gì mình cũng vâng, vì thế, chồng mình cũng không bị khó xử. Muốn cuộc sống làm dâu nhẹ nhàng, êm ấm, mình nghĩ chỉ cần học cách đối thoại và hiểu nhau”.Cũng rất tâm đắc với ý tưởng này, Facebooker Mai Do Khanh, người tự gọi mình là mẹ chồng đời mới bày tỏ quan điểm: “Bộ luật này nghe được đấy chứ! Mẹ chồng đời mới thích điều 7, mẹ chồng và con dâu phải coi nhau như hai người bạn và phải biết chia sẻ với nhau một cách tích cực để cùng nhau vun đắp cho nhau. Con hạnh phúc là niềm hạnh phúc nhất của cha mẹ. Hai người phụ nữ đều là dâu và sau này sẽ là mẹ chồng, vì vậy, phải bảo vệ và thương yêu nhau.Cô cho rằng, các nàng dâu cần nhớ, mình chỉ là người đàn bà “đến sau” trong cuộc đời người đàn ông như trong bài thơ này:
“Mẹ đừng buồn khi anh ấy yêu con Bởi trước con anh là của mẹ Anh ấy có thể yêu con một thời trai trẻ Nhưng anh ấy suốt đời yêu mẹ mẹ ơi
Mẹ đã sinh ra anh ấy ở trên đời Hình bóng mẹ lắng vào tim anh ấy Dẫu bây giờ con được yên đến vậy Dù thế nào con cũng chỉ là người thứ hai
Mẹ đừng buồn những hoàng hôn những sớm mai Anh ấy có thể nhớ con hơn nhớ mẹ Con chỉ là một cơn gió nhẹ Mẹ luôn là bến bờ thương nhớ của đời anh
Con chỉ là cơn mưa mong manh Nhưng người đàn bà khác có thể thay thế trong con tim anh ấy Nhưng có một tình yêu trọn đời âm ỉ cháy Anh ấy chỉ dành riêng cho mẹ mà thôi
Anh ấy có thể đi bên con suốt cả cuộc đời Cũng có thể chia tay nhau ngày mai có thể Nhưng anh ấy suốt đời yêu mẹ Dù thế nào con cũng chỉ là người đàn bà thứ hai
Cô -người mẹ chồng hiện đại cũng nhắn nhủ: “Chúc các mẹ chồng không khắt khe với con dâu của mình, ngược lại, dâu lớp trẻ đừng phân biệt nhà chồng – nhà mình và vui vẻ gần gũi nhau thì chồng mình, con mình sẽ sung sướng và hạnh phúc”.
10 nguyên tắc ứng xử của nàng dâu gây sốt mạng
Tâm Lý Học: Quy Luật Thích Ứng Của Xúc Cảm, Tình Cảm
Đời sống tình cảm vô cùng phong phú và đa dạng. Người ta cho rằng tình cảm là thứ gì đó trừu tượng, chủ quan, khó có thể nắm bắt được quy luật của nó. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học đã chỉ ra 6 quy luật của đời sống tình cảm.
Quy luật thứ nhất là quy luật thích ứng (hay còn gọi là quy luật chai sạn, chai dạn của tình cảm).
Nội dung của quy luật này là cảm xúc, tình cảm gì lặp đi lặp lại nhiều lần với cùng một tần xuất cũng dẫn tới sự “quen dần”, hay nhàm chán, chai sạn, bị lắng xuống, không còn nồng nàn như lần đầu.
Hoa hậu đẹp, nhưng đi đi lại lại trên sân khấu chục lần, đã “bớt đẹp”. Miếng ngon ăn mãi cũng nhàm. Vợ chồng yêu nhau mấy, ở với nhau mãi cũng chán. Đau khổ nào cũng sẽ nguôi ngoai. Niềm vui nào rồi cũng sẽ qua đi.
Người xưa cũng đã tổng kết bản chất quy luật chai dạn của cảm xúc bằng những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ như: “Gần nhau cảm thấy bình thường, xa nhau mới thấy tình thương dạt dào”; “Năng mưa thì giếng năng đầy; anh năng đi lại mẹ thầy em thương”; “Gần chùa gọi bụt bằng anh”; “Cưới vợ thì cưới liền tay, chớ để lâu ngày nó sẽ phôi phai”…
Đã là quy luật, tức là nó đúng với mọi người, trong mọi trường hợp.
Nắm được quy luật, ta sẽ bình tĩnh, chấp nhận những đổi thay trong cảm xúc, tình cảm của con người, không tức giận, không kỳ vọng, không thất vọng nếu mọi thứ xảy ra “đúng quy luật”.
Vừa mới ly hôn, người ta đau khổ, tưởng có thể “chết đi được”, hay nghĩ rằng mình sẽ không thể yêu ai, đến với ai. Vậy mà thời gian qua đi, người ta bình tâm trở lại, nỗi đau không còn quá lớn, người ta lại “vui phe phé”, tưng tửng bước tiếp lên chuyến xe hoa tiếp theo. Đừng ai nghĩ rằng kẻ kia bạc bẽo, sớm quên nhau, quy luật mà.
Khi mới yêu, cảm xúc mãnh liệt, đến mức vừa đi với nhau cả buổi chiều, vậy mà về đến nhà lại ôm điện thoại, véo von với nhau cả tối, cả đêm không chán. Vậy mà sau kết hôn không lâu, người ta chẳng còn gì để nói với nhau. Xa nhau vài ngày chẳng muốn gọi điện. Có ôm nhau, ngủ với nhau cũng chỉ coi nó là thói quen, là nghĩa vụ, chứ cảm xúc chẳng còn được như hồi đầu mới chỉ ôm nhau. Đừng trách ai đó “sớm nở tối tàn”, quy luật nó là vậy.
Cũng nhờ quy luật chai sạn này mà một người lần đầu đừng trên sân khấu, trên bục giảng, trên bục thuyết trình trước đám đông hồi hộp, tim đập, chân run. Nhưng cứ làm riết, thành quen, thành “chai lì”, thành “thợ rồi”. Quy luật chai sạn cũng có tính tích cực đấy chứ?
‘Chốn Cô Độc Của Linh Hồn’
Tiểu thuyết của Yiyun Li đưa người đọc vào sâu bên trong tâm hồn những nhân vật bị ký ức dày vò, bị nỗi cô đơn bủa vây, phơi bày thực trạng của một hệ thống lạc lõng.
Đi sâu và khắc họa nội tâm của con người, với những cảm xúc phức tạp và những dằn vặt quá khứ là một điều không mấy dễ dàng. Qua cuốn tiểu thuyết Chốn cô độc của linh hồn, nhà văn Yiyun Li đã khéo léo dò sâu vào từng ngóc ngách tâm lý và suy nghĩ của những nhân vật, bóc tách những sự kiện quá khứ, những ký ức dày vò ám ảnh họ suốt bao nhiêu năm trời. Phải chăng nơi cô độc nhất mà linh hồn trú ngụ lại chính là trái tim, thể xác của nó.
Cái chết bí ẩn không có lời giải
Chốn cô độc của linh hồn bắt đầu bằng cái chết của Tiểu Ái, cái chết đã được dự đoán trước nhưng kéo dài dai dẳng suốt 21 năm trời, và nó như tiếng thở dài, trút một gánh nặng khi người phụ nữ tội nghiệp đó từ giã cõi đời. Tiểu Ái là bí mật lớn nhất trong cuộc đời của Bá Dương, Như Ngọc và Mạc Lan. Nó là biến cố đã chia cắt ba con người và thay đổi hoàn toàn tương lai của họ, là tội lỗi mà họ mang theo trong mình như một vết đen không bao giờ có thể xóa bỏ.
Khi cô bé 15 tuổi mồ côi Như Ngọc xuất hiện trong cuộc đời mình, Tiểu Ái đã biến cô trở thành nạn nhân tội nghiệp chịu đựng tất cả những lời cay độc và thái độ khinh bỉ ghét bỏ. Một cuộc chiến tranh tinh thần thầm lặng diễn ra giữa hai người, khiến sự hoài nghi ban đầu của Như Ngọc dần trở thành sự ám ảnh và nỗi sợ hãi. Chuỗi dài những ngày tháng cam chịu của cô bé cũng kết thúc khi Tiểu Ái lâm bệnh nặng, khiến hơn nửa bộ não bị hủy hoại.Tiểu Ái là mẫu người con gái thông minh sắc sảo nhưng nổi loạn, mang trong mình tính khí nóng nảy, và thái độ căm ghét hướng về phía chính quyền cùng xã hội đương thời. Cô bị bắt khi tham gia phong trào với một nhóm sinh viên, và nhà trường đưa ra quyết định đình chỉ việc học, đồng thời cũng tước đi mãi mãi tương lai của cô.
Những bác sĩ khám nghiệm phát hiện được dấu vết thuốc độc trong máu của Tiểu Ái nên đã kịp thời cứu sống cô, nhưng chất hóa học cực kỳ nguy hiểm đó đã hoàn thành nhiệm vụ phá hoại của nó: biến cô gái trở thành kẻ tàn tật và mắc kẹt trong cơ thể của chính mình hơn mấy chục năm trời đằng đẵng.
Cái chết là bí ẩn lớn xuyên suốt cả tiểu thuyết, một câu hỏi không một lời giải đáp thỏa đáng. Nó là tội ác do cố tình lên kế hoạch hoặc do vô ý gây ra của một đứa trẻ mồ côi? Hay đó là một quyết định tự tử trong thoáng chốc của người này nhưng lại cướp đi mạng sống của một người khác?
Một bi kịch đã hủy hoại cuộc đời, làm méo mó tương lai của cả ba nhân vật.
Những linh hồn lạc lõng và cô độc
Cuộc đời của ba nhân vật: Bá Dương, Mạc Lan và Như Ngọc được khắc họa lần lượt qua từng trang viết, di chuyển theo dòng thời gian từ quá khứ tới hiện tại và được kết nối bởi bi kịch cái chết của Tiểu Ái. Nỗi cô đơn, bế tắc và sự tuyệt vọng của họ được che giấu bằng một cái vỏ bọc hoàn hảo, át đi tiếng gào thét của những tâm hồn đang mong đòi sự giải thoát.
Như Ngọc xuất thân là đứa trẻ mồ côi, một đứa bé sơ sinh bị bỏ lại trước cửa nhà hai người phụ nữ Công giáo, sống khép kín và không chồng con. Cô lớn lên trong sự dạy dỗ hà khắc của họ, được in vào đầu những lời dạy rằng mọi sự thể hiện cảm xúc đều là sự báng bổ Đấng tối cao, và những tình cảm tốt đẹp như tình thương yêu, lòng tốt và sự thấu cảm là biểu hiện của sự kém phát triển trí tuệ.
Sau biến cố lớn với Tiểu Ái, đức tin vào vị Chúa toàn năng bị phá vỡ, cô ném mình vào hai cuộc hôn nhân mà cuối cùng đều kết thúc bằng nỗi đau, và sau đó sống cuộc đời nhạt nhòa của mình bên Mỹ, như một người không quá khứ và cũng không tồn tại cả tương lai.
Mạc Lan sinh ra trong gia đình nghèo khó nhưng được vun đắp bằng tình yêu thương, là cô gái hiền lành, ngoan ngoãn biết quan tâm và không có gì nổi bật. Tình bạn với Như Ngọc và Bá Dương, cho dù có nhiều khó khăn, nhưng luôn được Mạc Lan duy trì với ý nghĩ rằng mình đang đem lại hạnh phúc cho họ. Bi kịch xảy tới, đẩy cô gái ra khỏi Bắc Kinh và bắt đầu cuộc đời khác nơi đất khách quê người, bỏ lại quá khứ sau lưng. Cô sống khép kín, an toàn trong bốn bức tường của căn hộ và duy tr lịch trình khóa biểu đều đặn, cứng nhắc, thờ ơ với những gì đang diễn ra xung quanh mình.
Khác với hai người bạn của mình, Bá Dương có xuất thân với cha mẹ thông minh và giàu có, đầy đủ, nhưng thiếu thốn tình thương. Với mẹ của Bá Dương, không có gì hơn ngoài nghĩa vụ làm phụ huynh. Anh có mối tình đầu trong sáng với Ngư Ngọc và là người bạn thân từ nhỏ của Mạc Lan, nhưng rồi bi kịch ập xuống đầu gia đình Tiểu Ái và cũng xuống đầu ba người bạn, Bá Dương mất cả hai người con gái mình yêu thương nhất.
Cuộc sống sau này của anh thành đạt, đầy đủ nhưng bất hạnh bởi cuộc hôn nhân tan vỡ, trách nhiệm nặng nề với việc chăm sóc Tiểu Ái bệnh tật đã làm hoen ố, tha hóa người thanh niên nhiệt huyết, vui vẻ ngày nào.
Họ là những con người lạc lõng trong cuộc sống hiện đại, những tâm hồn đau khổ bị dày vò bởi quá khứ của chính mình và không thể thoát khỏi cái nhà tù vô hình đó. Họ bị tha hóa, bị biến dạng và méo mó, mà cho dù sự thứ tha đến muộn màng nhưng cũng không còn ý nghĩa gì nữa.
Yiyun Li miêu tả các nhân vật với một vẻ đẹp tàn nhẫn, đầy cảm xúc. Điều đó đưa Chốn cô độc của linh hồn trở thành một tiểu thuyết phi thường xuất sắc, tác giả đã khéo léo dẫn dụ người đọc qua những nút thắt rối rắm của câu chuyện, qua những chuyển đổi xuôi ngược trong thời gian và đưa Yiyun Litrowr thành “một trong những tiểu thuyết gia quan trọng trong thời đại của chúng ta” như nhận xét của nhà văn Salman Rushdie. Chốn cô độc của linh hồn có vẻ tĩnh tại lừa dối, nhưng đằng sau lớp vỏ là nỗi cô đơn và niềm tuyệt vọng, với bi kịch của ba cuộc đời bị hủy diệt do những ký ức quá khứ gây ra; khúc ngoặt của câu chuyện là bí ẩn trong vụ một người con bị đầu độc, một tội ác đã định hình, làm biến dạng toàn bộ tương lai của họ.
Tác giả Yiyun Li sinh ra và lớn lên ở Bắc Kinh, đến Mỹ vào năm 1996. Cô được tạp chí Granta bình chọn là một trong 21 tiểu thuyết gia trẻ xuất sắc nhất của Mỹ dưới 35 tuổi, và được tạp chí The New Yorker vinh danh là một trong 20 nhà văn hàng đầu dưới 40 tuổi.
Yiyun Li từng ở trong ban giám khảo của những giải thưởng danh giá như Man Booker International Prize, National Book Award, PEN/Heminway Award… Cô hiện là biên tập viên cho tạp chí văn chương A Public Space có trụ sở đặt tại Brooklyn, New York. Hiện Yiyun Li giảng dạy tại đại học Princeton.
Bài viết của Minh Châu
Nguồn: news.zing.vn
Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Quy Tắc Tâm Linh Của Người Ấn Độ trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!