Bạn đang xem bài viết 6. Tam Độc: Tham, Sân, Si được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
THAM
(Pháp Cú 356) Cỏ hoang làm hại ruộng vườn Tham lam gây hại nhiều hơn cho người, Tham lam ai đã lìa rồi Cúng dường vị ấy chẳng nơi nào bằng Hưởng về phước báu vô vàn.
Theo Kinh “Thập Thiện Nghiệp Đạo” người không tham muốn thì được thành tựu những điều tốt đẹp sau đây: Ba nghiệp thân, khẩu, ý được tự tại, của cải không bị mất mát, hưởng phúc đức và những sự tốt đẹp sẽ đến với mình, mặc dù mình không mong ước.
Đức Phật còn dạy là đừng để tham và sân, đừng để tội lỗi lôi mình vào cảnh khổ. Tội lỗi ở đây nghịch nghĩa với chánh hạnh, là không theo giáo pháp, trong câu sau này có nghĩa là sân hận. Căn nguyên của điều ác là tham lam và sân hận:
SÂN
“Sân” là cơn giận, lòng giận dữ, nóng nảy, thù hận khi không vừa lòng, không được thỏa thích như ý muốn. Bất bình vì bị xúc phạm, nhân đó làm những chuyện sai trái. Sau cơn giận thời giữ lại lòng oán ghét tìm dịp mà trả thù.
Sở dĩ sân sinh khởi là do lòng yêu thích “cái ta” hay thích “cái của ta”. Nếu người ta mắng nhiếc, chê bai kẻ nào khác thời ta không thấy giận, nhưng nếu ai chửi bới hoặc khiển trách ta hay người thân của ta, hoặc làm tổn hại tài sản của ta lập tức ta cảm thấy khó chịu ngay. Khi khó chịu tăng dần thời sẽ trở thành nóng giận. Nhưng nên nhớ rằng trên đời này không ai tránh khỏi bị khiển trách, bị chê bai, khó tránh khỏi miệng thế gian như Đức Phật đã từng đưa nhận xét:
(Pháp Cú 227) Người con Phật hãy nghe đây Chuyện không phải chỉ đời này mà thôi Từ đời xưa đã nói rồi: “Làm thinh thời sẽ có người chê bai, Nói nhiều cũng bị chê hoài, Dù cho nói ít cũng người chê thôi”. Làm người không bị chê cười Thực là chuyện khó ở nơi cõi trần.
Trong quá khứ, trong tương lai và trong hiện tại chưa hề có người nào bị tất cả mọi người chê bai hay được tất cả mọi người khen ngợi, đúng như lời Đức Phật dạy:
(Pháp Cú 228) Ở đời toàn bị chê bai Hay toàn nghe tiếng người ngoài khen ta Từ xưa chẳng thấy xảy ra, Tìm trong hiện tại thật là khó sao, Tương lai cũng chẳng có nào.
(Pháp Cú 222) Khi cơn giận dữ bùng ra Ai mà ngăn được mới là người hay Giỏi như hãm lại được ngay Chiếc xe đang chạy chở đầy, phóng nhanh, Nếu không thì bản thân mình Cầm cương hờ hững tài tình gì đâu.
Đại đức Mục Kiền Liên hỏi thăm nhiều vị Trời nhờ công đức gì mà được tái sinh vào cảnh trời. Các vị này kể ra những hành động xem ra có vẻ không quan trọng lắm như chân thật, nhẫn nại và bố thí v.v… Khi ngài Mục Kiền Liên bạch hỏi Đức Phật vậy những hành động tuy nhỏ nhưng tốt lành có thể nào dẫn đến các cõi trời không, Đức Phật dạy:
(Pháp Cú 224) Nói lời chân thật luôn luôn, Dẹp cơn nóng giận dỗi hờn khó coi, Dù ta có ít của thôi Cũng chia bố thí cho người đến xin, Nhờ ba việc tốt lành trên Đưa ta đến cõi chư thiên, cõi trời.
Giảng về quả phúc của người cúng dường đến bậc hoàn toàn thanh tịnh, Đức Phật dạy rằng cỏ dại làm hại ruộng vườn thời lòng sân hận cũng làm hại loài người. Vì vậy người nào diệt hết lòng sân hận thì người đó đáng được ngưỡng vọng và khâm phục:
(Pháp Cú 357) Cỏ hoang làm hại ruộng vườn Lòng sân gây hại nhiều hơn cho người, Ai lìa sân hận được rồi Cúng dường vị ấy chẳng nơi nào bằng Hưởng về phước báu vô vàn.
(Pháp Cú 321) Luyện voi dự hội, tài thay Luyện voi vua cưỡi cũng hay vô cùng, Nhưng mà nếu luyện được lòng Luôn luôn nhẫn nhục, chẳng còn nổi sân Khi nghe phỉ báng bản thân Mới là điêu luyện, muôn phần tài hơn.
Đức Phật dạy rằng tự chế ngự được mình mới là điều rất quý và người chịu cố gắng, đủ nhẫn nại để tự huấn luyện mình thời cũng sẽ được hưởng kết quả tốt lành như người đã khéo huấn luyện các con thú vật như la, ngựa và voi. Con người thuần thục, giới đức trang nghiêm là hơn tất cả:
(Pháp Cú 322) Con la được huấn luyện qua Trở nên thuần tánh, tỏ ra tốt lành, Ngựa nòi sinh chốn sông xanh Sau khi huấn luyện, trở thành ngựa hay, Voi ngà to lớn quý thay Sau khi huấn luyện voi này tuyệt luân, Con người nếu chính bản thân Tự mình thuần hóa được luôn chính mình Mới là người thật tài tình!
(Pháp Cú 369) Tỳ Kheo tát nước thuyền này Thuyền không nhẹ nhõm xuôi ngay theo dòng, Tham và sân trừ diệt xong Thân này cũng nhẹ thoát vòng nhiễm ô Niết Bàn mau chóng qua bờ.
SI
(Pháp Cú 11) Những gì không thật, hão huyền Lại cho là thật và tin vô bờ, Những gì chân thật lại ngờ Lại cho không thật, chỉ là giả thôi, Nghĩ suy lầm lạc mất rồi Thấy sao chân thật rạng nơi pháp mầu.
(Pháp Cú 12) Biết đây là thật để tin Biết kia không thật, hão huyền mà thôi Nghĩ suy theo đúng đường rồi Thấy ngay chân thật rạng nơi pháp mầu.
(Pháp Cú 141) Dù tu khổ hạnh triền miên Trần truồng, bện tóc, tro đen xoa mình Nhịn ăn, nằm đất, lăn sình Sống dơ, ngồi xổm để hành xác thân Nào đâu thanh tịnh được tâm Nếu không trừ dứt đi phần hoài nghi.
(Pháp Cú 107) Trăm năm ở tại rừng sâu Dốc lòng thờ lửa cũng đâu sánh bằng Chỉ trong giây lát cúng dường Những người đạo hạnh một đường chân tu Thật là công đức vô bờ Hơn là thờ lửa mê mờ trăm năm.
(Pháp Cú 108) Suốt năm bố thí, cúng dường Để cầu phước báu chẳng bằng so ra Phần tư công đức của ta Khi ta kính lễ những nhà chân tu Thanh cao, chính trực vô bờ.
(Pháp Cú 358) Cỏ hoang làm hại ruộng vườn Si mê gây hại nhiều hơn cho người, Si mê ai đã lìa rồi Cúng dường vị ấy chẳng nơi nào bằng Hưởng về phước báu vô vàn.
TAM ĐỘC
(Pháp Cú 283) Đốn rừng nhưng chớ chặt cây, Đốn rừng tham ái với đầy sân si Chính do rừng dục vọng kia Mà bao sợ hãi dễ bề sinh ra Rừng to, rừng nhỏ quanh ta Cả hai rừng đó mau mà đốn đi, Các Tỳ Kheo hãy thoát ly Thoát rừng dục vọng muôn bề tối tăm.
(Pháp Cú 251) Lửa nào có thể sánh ngang Lửa tham dục nọ dữ dằn vô biên, Không còn cố chấp nào bền Bằng tâm sân hận nổi lên cấp kỳ, Lưới nào trói buộc dầm dề So ra với lưới ngu si buộc ràng, Sông nào chìm đắm cho bằng Dòng sông ái dục cuốn phăng bao người.
(Pháp Cú 20) Dù cho chỉ tụng ít kinh Nhưng theo giáo pháp thực hành sớm khuya Hết tham, hết cả sân, si Lòng luôn tỉnh giác, tâm thì hiền lương Trước sau giải thoát mọi đường Tu hành lợi ích ngát hương muôn đời.
Theo Phật Giáo, pháp học sẽ không bổ ích nếu không thật sự thực hành điều đã học. Như vậy, Phật Giáo không phải là một triết học suông mà là con đường giác ngộ duy nhất.
(Pháp Cú 179) Chẳng ai hơn nổi con người Đã từng thắng phục được nơi dục tình Người như vậy chính thân mình Ở đời không sợ dục tình dõi theo Mênh mông Phật giới cao siêu Tham, sân, si dấu tích đều còn đâu Các ngươi cám dỗ dễ nào.
(Pháp Cú 180) Lưới mê được giải tỏa rồi Dục tình kia khó tìm người dõi theo Mênh mông Phật giới cao siêu Tham, sân, si dấu tích đều còn đâu Các ngươi cám dỗ dễ nào!
Lời Phật Dạy Về Lòng Tham, Sân, Si Và Nghiệp Báo Của Con Người
Trời đất bao la, lòng người sâu vô tận, lòng tham của con người mênh mông hơn biển trời. Những lời Phật dạy về lòng tham và nghiệp báo nặng nề từ lòng tham sẽ giúp cho những người con Phật biết quán chiếu hành động, sống biết đủ để tránh được nghiệp duyên oan nghiệt trong tương lai.
Phật dạy rằng: “Nguồn cội của mọi khổ đau trên đời đều từ 3 việc mà ra: tham, sân, si”. Trong đó, tham đứng hàng đầu, tuy nhiên phàm là con người ở đời, ai cũng có lòng tham. Từ chữ tham mới nổi lên sân hận, mới khiến con người si mê u tối, từ đó gây nên nghiệp ác.
Tham là gì? Theo Phật pháp, tham là sự đắm say, sự ham muốn, sự đam mê một điều gì đó. Cốt lõi của lòng tham nằm ở 5 nhu cầu của con người: Tài (tài sản), sắc (sắc đẹp, hình thức bên ngoài), danh (danh thơm, tiếng tốt), thực (ăn uống), thùy (ngủ nghỉ). Khi ham muốn về 1 trong thứ này dâng lên cao hơn mức bình thường, con người sẽ nảy sinh lòng tham và được hiển hiện với những hành động, lời nói của mình.
Thế nhưng, lời Phật dạy về lòng tham khẳng định rằng, tham lam không phải là bản chất của con người. Nhân chi sơ, tính bổn thiện. Con người sinh ra thuần khiết như tờ giấy trắng, trái tim thuần hậu và thiện lương. Lòng tham lớn dần lên theo năm tháng, qua những bể dâu mà mỗi người gặp phải. Người không biết tiết chế lòng tham thì lòng tham cứ lớn dần mãi lên, đưa lối dẫn đường đến những hành động sai trái.
Phật nói: “Lòng tham càng lớn, phúc đức lại càng tiêu tán”. Vì sao? Tham thường đi liền với ác. Người tham muốn đoạt được thứ mình muốn, lại sinh làm điều ác để thỏa mãn cho mình.
Những dẫn dụ về lòng tham luôn đầy rẫy trong cuộc sống hằng ngày:
Người vì lòng tham mà cố gắng gầy dựng sự nghiệp, khi có của ăn của để rồi lại ưu tư lo nghĩ sợ trộm cắp.
Người giàu sang có tiền của bo bo giữ gìn, sống ích kỷ với kẻ ăn người làm, tằn tiện bố thí, khi bị mất của thì đám ngực khóc than, mất ăn mất ngủ. Lại có người giàu có bạc vạn mà chỉ chăm chút để dành, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc.
Quan lại, người có chức tước vì lòng tham mà bớt xén của công, ăn của hối lộ, bóc lột sức lao động người khác.
Người vì lòng tham mà lao vào cờ bạc, cá độ, lô đề, dẫn đến tán gia bại sản.
Kinh Phật dạy rằng, lòng tham của con người không bao giờ có giới hạn. Ví như được ăn no mặc ấm, rồi nhu cầu cao lên lại ăn sang mặc đẹp, rồi nhu cầu được xã hội trọng vọng, nhu cầu được thể hiện bản thân. Nhu cầu càng cao, lòng tham càng lớn.
Phật dạy rằng, tham lam càng nhiều thì báo ứng càng lớn. Luật nhân quả của lòng tham thường được trả ngay trong kiếp này, qua rất nhiều minh chứng thực tế trong đời sống mà hàng ngày chúng ta vẫn thấy báo đài đưa tin. Kẻ tham nhũng trộm cắp thì tù tội, kẻ cờ bạc cá độ thì bần hàn, người tham quyền cao chức trọng rồi cuối cùng cũng chẳng còn được gì, gia đình bất hòa, xã hội bất dung.
Con người sống giữa nhân sinh đều phải thuận theo luân hồi nghiệp báo, tránh không được, nhưng tự mình có thể xây dựng những nghiệp duyên tốt đẹp cho mình. Muốn thiện, trước hết phải hết tham. Muốn phúc, trước tiên phải biết đủ. Vô sở cầu nhi tự đắc, đó mới thực sự là đại trí huệ của đời người.
Tiền của trên đời, cố kiếm thật nhiều rồi chết đi cũng không mang theo được. Tiền tài danh vọng, mất rồi tất cả cũng chỉ là hư vô. Đời người là hữu hạn, nhân sinh là vô hạn, cớ gì mãi tham lam để tự chuốc lấy đau khổ cho mình.
Những lời Phật dạy về sân si và lòng tham nhắc nhở chúng sanh rằng, lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách con người. Nếu sở hữu nào của chúng ta có được từ sự đau khổ của người khác, thì sự sở hữu ấy tất yếu là không chính đáng. Dù là mưu cầu cho cuộc sống hằng ngày hay lưu danh hậu thế, bất cứ ai bị lòng tham chi phối ắt sẽ nhận quả báo nặng nề.
An Nhiên – Đam mê ẩm thực chay, kiến thức chay và phật pháp. Tôi tạo website này muốn chia sẻ tới mọi người kiến thức ăn chay, cách làm món chay ngon nhất..
Tam Quốc Diễn Nghĩa: 6 Câu Nói Thương Tâm Nhất Khiến Người Đời Thổn Thức Không Thôi
Các nhân vật lịch sử trong Tam quốc diễn nghĩa quả thật là rất nhiều, văn phong cũng cực kỳ phong phú. Bởi vậy, để lấy ra 6 câu nói thương tâm nhất thật không hề dễ dàng. Trải qua bao lớp sóng dập vùi của lịch sử. Những câu nói gắn liền với điển tích ấy vẫn như văng vẳng bên tai, khiến hậu thế thương tâm, thổn thức.
“Người sống ở đời, chuyện không như ý thường chiếm đến tám, chín phần”
Trong số đông đảo anh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa, Dương Hỗ (221-278) vốn không phải là người đáng thất vọng nhất trên chốn quan trường. Sự nghiệp của ông phục vụ cho 2 triều Tào Nguỵ và Tấn. Vua Tấn phong cho ông đến chức quận công, thực ấp 3 000 hộ. Thế nhưng Dương Hỗ lại là một trong những người nói ra câu nói chán nản không như ý nhất.
“Nhân sinh thất ý vô nam bắc” (nam bắc nào ai được thỏa lòng). Với câu nói này, Dương Hỗ bỗng chốc trở thành người bạn tri âm của những người chán nản, không được như ý muốn.
Dễ có thể nhận thấy rằng, đây là giọng điệu điển hình của mẫu người bi quan. Những người bi quan thường hay nói “càng đánh càng thua”, trong khi người lạc quan sẽ nói “càng thua thì càng phải đánh”, cùng một hoàn cảnh giống nhau, nhưng sĩ khí lại hoàn toàn khác nhau.
Tuy nhiên, đứng trước tình huống này, những người sống lạc quan vô tư sẽ không vì thế mà nhụt chí. Trái lại, họ vẫn sẽ hoan hỉ nói rằng: “Chuyện như ý trong thiên hạ, ít nhất vẫn có một, hai phần cơ đấy!”.
“Ta thà phụ người chứ quyết không để người phụ ta”
Câu nói này được Tào Tháo nói với Trần Cung khi Trần Cung hỏi Tào A Man tại sao lại giết cả Lã Bá Sa mặc dù biết được gia đình ông ta không hề có ý định hãm hại mình mà trái lại còn bày tiệc chiêu đãi. Nó thể hiện bản chất man trá, lạnh lùng đến đáng sợ của Tào Tháo.
Tuy câu nói này bị người đời đánh giá có phần tiêu cực nhưng có nhiều ý kiến lại cho rằng, nó rất đúng với thời thế loạn lạc lúc bấy giờ và trở thành quan điểm sống của rất nhiều người bây giờ. Quan điểm này của Tào Tháo hoàn toàn trái ngược với Lưu Bị khi ông luôn tâm niệm rằng “Thà người thiên hạ phụ ta chứ ta quyết không phụ người trong thiên hạ”.
“Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”
Nhiều người cho rằng đây là câu nói cổ vũ chí sĩ, đầy lòng nhân ái xả thân vì nước. Tuy nhiên, cũng không ít người cho rằng đây là một câu nói rất thương tâm.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, khi Khổng Minh nói “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”, là khi “phạt Ngụy” vốn đã trở thành điều không tưởng, rồi sau đó ông chết ở gò Ngũ Trượng.
Trong Thần điêu hiệp lữ, khi Quách Tĩnh nói ra câu “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”, có người liền thở dài một tiếng: Quách đại hiệp sắp phải hy sinh rồi, thành Tương Dương không giữ được nữa rồi, Đại Tống sắp diệt vong rồi!
Quả đúng như “ra trận chưa thắng người đã mất, trường sử anh hùng lệ đầy khăn!”.
“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”
Khổng Minh dốc hết sức lực phò tá cha con Lưu Bị. Ông đã sáu lần ra Kỳ Sơn, nhưng vẫn phạt Ngụy thất bại. Khổng Minh đành phải thở dài rằng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, không thể cưỡng cầu”. Câu nói này khiến người ta không thể không cảm thấy thương cảm.
Thế sự dồn dập không kết thúc, mệnh trời đã định trốn làm sao? Dường như Lưu Bị xưng đế, Tôn Quyền chiếm lĩnh một phương, Tào Tháo thao túng thiên tử hiệu lệnh chư hầu, Quan Vũ bại trận đến Mạch Thành… hết thảy đều là ý trời.
Dù có tài “trên thông thiên văn dưới tường địa lý” ra sức xoay chuyển tình thế, thì cũng địch không lại ý trời. Hạng Vũ năm xưa ở Cai Hạ mà nói “Trời muốn ta chết, không phải ở lỗi dùng binh”, quả thật có ý trời trong đó vậy!
“Thị phi thành bại hóa thành không”
Những người khi chán nản, thất bại mới có cảm xúc như vậy. Như Tào Thừa tướng đường làm quan rộng mở. Dù cho nếm đủ mùi vị thất bại, vẫn “may mắn lắm thay, vịnh thơ ca hát”, hát rằng “Ngựa chiến nằm co, chí còn rong ruổi. Anh hùng luống tuổi, khảng khái vẫn kia!”.
Các bậc văn nhân, kỳ tài cũng dựa vào những áng văn thơ mà thỏa lòng oán than, để lại những câu nói để đời. Tô Đông Pha khi còn trẻ chí khí cao vời vợi. Ông từng tự phụ “được như Nghiêu Thuấn, chuyện này khó gì”. Nhưng sau khi thập tử nhất sinh trên chốn quan trường, thì tâm ý nguội lạnh, mất hết ý chí mà than rằng: “Tào Tháo một đời anh hùng, mà nay ở đâu đây?”.
“Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng”
Đây là câu nói mà đô đốc Chu Du của nhà Ngô trong Tam quốc diễn nghĩa, đã thốt lên từ tận đáy lòng mình trước khi qua đời, câu nói cho thấy sự phẫn uất lên đến tận cùng của Chu Du với Gia Cát Lượng. Câu nói này quá tự ti, tôn vinh chí khí của Gia Cát Lượng mà hạ bệ uy phong của chính mình.
Tuy là một người vô cùng tài giỏi và chỉ đứng sau Tôn Quyền tại Giang Đông nhưng Chu Du luôn luôn tỏ ra đố kị với tài năng và trí thông minh của Khổng Minh để rồi cuối cùng chết trong phẫn uất.
video: Bài hát trong Tam quốc diễn nghĩaQuốc Tiệp
Review Phim Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa, Gây Ấn Tượng Mạnh Mẽ
Tam sinh tam thế thập lý đào hoa là bộ phim gây ấn tượng nhất cho mình trong những năm gần đây. Dạo này mình không xem phim truyền hình mấy mà bộ này hồi xưa đọc truyện mê lắm, nên có phim là xông vào coi ngay.Bộ phim xoay quanh mối tình giữa Thái tử Cửu Trùng Thiên- Dạ Hoa và nữ đế tương lai của Thanh Khâu là Bạch Thiển qua 3 thế.
Ảnh phim Tam sinh tam thế thập lý đào hoa
Nói là ba đời ba kiếp, nhưng thực ra có thể kể hết được hay không, rằng bao nhiêu quãng đời mà nữ chính đã trải qua trong mười bốn vạn năm đằng đẵng? Là tuổi thơ trước năm năm vạn tuổi, và tơ duyên sớm đoạn với kẻ khác tộc chẳng thể thông hôn? Là núi Côn Luân bái sư học nghệ, quen biết quỷ quân Minh giới? Hay trần duyên giữa phàm nhân Tố Tố với thái tử Cửu Trùng Thiên?
Nếu bắt buộc phải phân chia rạch ròi ba đời ba kiếp, thế thì, mình cho là một kiếp trả Ly Kính, một kiếp trả Dạ Hoa. Còn lại một kiếp, chính là trọn vẹn quãng đời Tiểu Thập Thất vô ưu vô sầu bên sư phụ. Bạch Thiển là Cửu Vĩ Hồ Ly- con gái duy nhất của Bạch Hồ Đế Quân, vua của Thanh Khâu. Nàng sống đến 14 vạn tuổi cũng chỉ có năm đóa đào hoa:
Đoá thứ nhất là Cửu hoàng tử của tộc Bỉ dực điểu, mối nhân duyên này không thành do tộc Bỉ dực điểu không cho phép kết hôn với ngoại tộc. Tất nhiên là Bạch Thiển cũng không yêu y, chỉ có y đơn phương nàng.
Đoá thứ hai là hoàng tử Ly Kính của Qủy tộc, cả hai bên nhau ngọt ngào được một thời gian thì sau đó Tư Âm (Bạch Thiển trong thân phận nam tử) phát hiện Ly Kính phản bội nàng, cho nên nàng quyết tâm ân đoạn nghĩa tuyệt.
3. Đoá thứ ba là con trai thứ hai của Thiên Quân – Tang Tịch, người này không yêu Bạch Thiển mà yêu tỷ nữ của nàng, y và tỳ nữ đó còn dẫn nhau bỏ trốn khiến sự việc “Bạch Thiển bị bỏ rơi” trở thành đề tài tám nhảm ở Tứ hải bát hoang trong suốt một thời gian dài.
4. Đoá thứ tư là thú cưỡi của Bạch Chân – Tất Phương, y yêu Bạch Thiển nhưng Bạch Thiển lại hiểu lầm y yêu cháu gái mình là Phượng Cửu, đến lúc nàng muốn thử yêu y thì lại nhận được tin phải đính hôn.
5. Năm đoá hoa đào, hết bốn đoá héo, chỉ có đóa cuối cùng, đóa hoa đào của Thái tử Dạ Hoa ở Cửu Trùng Thiên là nở rộ, trở thành một hồi truyền kỳ tam sinh tam thế, nguyện cùng người ngắm nhìn mười dặm đào hoa.
Phải nói là phim chuyển thể rất thành công, truyền tải được khoảng 90% nội dung của tiểu thuyết. Điều thành công nhất ở đây là biên kịch đã sắp xếp tình tiết rất hợp lý. Theo như nguyên tác, câu chuyện được kể dưới góc nhìn của nữ chính Bạch Thiển, nhiều sự kiện được nhắc đến theo ký ức của cô, nên người đọc khó theo dõi. Nhưng trong kịch bản phim, mọi việc diễn ra theo một dòng thời gian nhất định, khiến cho khán giả có thể thuận theo mạch truyện và dễ theo dõi hơn.
Nội dung phim Tam sinh tam thế thập lý đào hoa
Phim bắt đầu từ việc Bạch Thiển được thượng thần Chiết Nhan đưa lên núi Côn Luân bái chiến thần Mặc Uyên làm sư phụ. Vì Bạch Thiển nữ giả nam trang nên không ai nhận ra cô mà chỉ có chiến thần Mặc Uyên dùng nhìn ra, do đó nên ông sủng ái đệ tử thập thất ( thư 17) hơn so với các đệ tử khác.
Chiến tranh nổ ra giữa Thiên tộc và Dực tộc, Mặc Uyên là một vị thượng thần nên có trách nhiệm lãnh quân ra trận. Thiên tộc lẽ ra có thể thắng trận nhưng trận đồ bị Huyền Nữ trộm mất, Mặc Uyên phải lấy nguyên thần tế chuông Đông Hoàng mới phong ấn được Kình Thương- vương của Dực tộc, giúp Thiên tộc thắng trận. Sau đó, Bạch Thiển mang tiên thể Mặc Uyên đưa về Thanh Khâu, dùng tâm huyết nuôi dưỡng, 17 đệ tử của Côn Luân mỗi người một ngả.
Bảy vạn năm sau, Kình Thương phá vỡ phong ấn, Bạch Thiển ra tay ngăn chặn được, nhưng chính mình bị phong ấn tiên khí và ký ức, trở thành một phàm nhân sống ở núi Đông Hoang Tuấn Tật. Ở nơi đó, nàng quen Dạ Hoa trong lúc chàng hạ phàm trừ yêu quái Xích Viêm Kim Nghê Thú, hai người yêu nhau, Dạ Hoa đặt cho nàng cái tên Tố Tố. Dạ Hoa lập kế hoạch để mình giả chết để có thể chung sống cùng Tố Tố trong trận đánh với Giao Nhân tộc, nhưng thất bại. Do bất cẩn, Tố Tố bị đem lên Thiên cung. Ở đó, nàng bị Thiên phi Tố Cẩm – người luôn ái mộ Dạ Hoa – năm lần bảy lượt hãm hại, phải đền bằng đôi tròng mắt.
Để bảo vệ Tố Tố, Dạ Hoa phải tỏ ra không quan tâm nàng trước mặt Thiên Quân, nhằm đánh lừa Thiên tộc rằng giữa Tố Tố và Dạ Hoa chỉ có nghĩa, không có tình. Tố Tố cho rằng Dạ Hoa không còn yêu mình nữa,do sự lầm đạo của Tố Cẩm nên sau khi sinh ra A Ly, nàng liền quyết định nhảy xuống Tru Tiên đài, trở về núi Tuấn Tật. Cũng từ đó, Bạch Thiển vượt qua được tình kiếp khổ đau này, nàng trở thành Thượng thần, được con dân khắp chốn kính phục. Để quên Dạ Hoa, Bạch Thiển đã xin Chiết Nhan Thượng thần nước vong tình.
Ba trăm năm sau, Bạch Thiển gặp lại Dạ Hoa ở Đông Hải, trong một bữa tiệc. Dạ Hoa nhận ra nàng, liền bắt đầu theo đuổi nàng để nối lại tiền duyên.
Về diễn xuất của dàn diễn viên phim Tam sinh tam thế thập lý đào hoa
Nhân vật nam chính Dạ Hoa do Triệu Hựu Đình thủ vai – anh đã lột tả được nhân vật này một cách hoàn hảo. Hựu Đình đã hoàn toàn chinh phục khán giả nhờ lối diễn có hồn, ánh mắt biết nói, lột tả thành công cả mặt uy dũng lẫn si tình của Thái tử Dạ Hoa. Không ngoa khi nói rằng chính diễn xuất của Triệu Hựu Đình đã góp phần lớn giữ chân người xem với bộ phim. Chàng đẹp trai, tài trí và trên hết là yêu nàng cuồng nhiệt và say đắm.Tình yêu của chàng dành cho Bạch Thiển nồng cháy mà cao cả. Mình thích cái cách chàng yêu nàng hết lòng, yêu bằng cả hành động và lời nói, yêu bằng cách âm thầm hi sinh cho nàng. Khi đọc truyện thì mình thấy Dạ Hoa yêu thì yêu đó, nhưng tính cách chàng quá bá đạo, nhiều lúc rất khiến người nghẹt thở. Nhưng xem phim thì mình lại thấy được nội tâm của Dạ Hoa, cách chàng yêu Bạch Thiển ẩn nhẫn, lãng mạn, nhẹ nhàng mà lại không mất nhiệt tình, khiến mình đã phải rơi rất nhiều nước mắt.
Bạch Thiển là con gái út của Hồ Đế Bạch Chỉ, người kế thừa ngôi vị Đông Hoang Đế Cơ của Thanh Khâu, dung mạo xinh đẹp vô bì, khí chất cao ngạo, thẳng thắn, dám nghĩ dám làm. Bạch Thiển mồm mép nhanh nhẹn, tính tình thẳng thắn, yêu ghét rõ ràng, có gì là nói ngay. Dương Mịch trong vai này đã diễn tả được phần nào dáng vẻ của cô, nhưng mình thấy vẫn hơi thiếu cái chất tưng tửng, nhí nhánh ( chắc do trong nguyên tác có nhiều độc thoại nội tâm của Bach Thiển nên cảm thấy hay hơn so với trong phim).
Một trong những điểm nhấn nữa cho bộ phim này là những cặp vai phụ rất xuất sắc. Mình thích nhất là cặp đôi Đông Hoa- Phượng Cửu. Trong một lần bị Kim Nghê Thú tấn công Phượng Cửu được Đông Hoa Đế Quân cứu mạng, nàng đã đem lòng yêu Đông Hoa và quyết tâm tán tỉnh chàng. Nàng đã làm bao nhiêu chuyện chỉ để được ở gần Đông Hoa Đế Quân, kể cả việc thay đổi số mệnh của chàng dưới phàm thế.
Phượng Cửu đã hoàn thành tâm nguyện, nhưng vì không có tên trên đá Tam Sinh nên hai người không thể đến với nhau. Phượng Cửu đã cắt 1 trong số chín cái đuôi của mình, hóa thành con dao để khắc tên mình và Đông Hoa lên đá tam sinh. Tuy nhiên, nàng khắc đến đâu chữ mất đến đấy. Cố chấp như vậy nhưng nàng suýt chết do cắt đuôi, vẫn không từ bỏ tình yêu với Đông Hoa. Cuối cùng, hai người vẫn hữu duyên vô phận, Đông Hoa vẫn ở trên Thiên Cung làm Đế Quân lo việc triều chính, còn Bạch Phượng Cửu hồn nhiên ngây thơ ngày nào đã được Bạch Thiển truyền ngôi, trở thành Nữ Đế kế thừa Nhất Hoang của Thanh Khâu, từ nay thân phận cách biệt, khó lòng gặp nhau.
Mình rất thích nhân vật Phượng Cửu do Địch Lệ Nhiệt Ba diễn xuất. Với mình thì hoàn hảo, cả về diễn xuất lẫn tạo hình, vai diễn này gây ấn tượng với mình hơn cả vai Bạch Thiển nữa. Cả vai Đông Hoa Đế Quân ( do Cao Vĩ Quang thủ vai) cũng rất hợp. Mình thấy ở anh có cái cảm giác ” bản khắc) gì đó, chắc là của lớp “người già”, nhưng tình yêu anh dành cho Phượng Cửu cũng rất nhiều, dù chàng không thường thể hiện ra.
Lạnh Lẽo(Trương Bích Thần- Dương Tông Vĩ) là bản nhạc nền với những ca từ chất chứa nhiều nỗi niềm ưu tư nhất trong phim, biểu trưng cho đoạn tình kiếp đầu tiên của cặp đôi Dạ Hoa và Bạch Thiển. Trong kiếp phàm trần ngắn ngủi của mình, đế cơ Thanh Khâu Bạch Thiển đã trải qua một mối lương duyên đầy biến cố cùng với chàng thái tử si tình Dạ Hoa. Những năm tháng an bình sống trên núi Tuấn Dật cùng nhau viết nên đoạn hồi ức đẹp đẽ, lại phút chốc tan biến vì những hiểu lầm chất chồng oán hận, vì giả vờ vô tâm mà đánh đổi bằng chính đôi mắt của người thương. “Sinh kiếp dễ dàng, tình kiếp gian nan” đến cuối cùng cũng không thể giữ được lời thề nguyện trên đá Đông Trạch Tam Sinh.
Phồn Hoa (Đồng Trinh) Bằng chất giọng ngọt ngào, trong trẻo của mình, Đổng Trinh đã xoa dịu bầu không khí ảm đạm mà đoạn tình kiếp thứ nhất để lại, với một Phồn Hoa tươi vui và trong sáng. “Là trùng phùng lại như vừa gặp gỡ”, nơi rừng đào ngàn dậm, Dạ Hoa và Bạch Thiển đã cùng nhau nối tiếp mối lương duyên còn dang dở của mình. Phồn Hoa chính là tiếng lòng của một thượng thần Bạch Thiển cao cao tại thượng, chẳng hề màn đến nhân duyên tình kiếp, lại vì tấm chân tình son sắt kiên trung của thái tử Dạ Hoa mà thổn thức. Số mệnh đã buộc chặt hai người họ lại với nhau, dù Tố Tố có uống Vong Tình Xuyên thì khi trở về là Bạch Thiển, hình bóng của Dạ Hoa vẫn mờ ảo trong tâm trí, tạo cảm giác thân thuộc “Như từng quen biết tại chốn nhân gian”.
Cho Dù Không Có Nếu Như (Hương Hương) chuyện tình của tiểu hồ ly Phượng Cửu và Đông Hoa Đế Quân cũng thu hút rất nhiều sự quan tâm theo dõi của người hâm mộ. Một tiểu đế cơ Thanh Khâu vì phải lòng người đã cứu mạng mình, mà tìm mọi cách được ở bên người đó. Một Đế Quân từng làm chủ thiên địa, lòng dạ sắt đá, lại vì một tiểu hồ ly mà lịch kiếp hạ phàm, trả món nợ ân tình.Cho Dù Không Có Nếu Như là nỗi lòng của một Phượng Cửu gom hết can đảm để theo đuổi một người nhưng cuối cùng vẫn không thể đổi lấy một cái kết viên mãn. Ca khúc này tuy xuất hiện không nhiều trong phim, nhưng vẫn để lại dấu ấn sâu sắc khi làm nhạc nền cho một số phân đoạn đắt giá như cảnh Đế Quân cõng Phượng Cửu trên lưng dưới trời mưa rơi bay, những đoạn hồ tưởng về nhân duyên phàm trần của họ.
Tam Sinh Tam Thế (Trương Kiệt) Có nhịp điệu khác hẳn với những bản OST da diết ở trên, Tam Sinh Tam Thế chính là ca khúc chủ lực nhất của phim, được Trương Kiệt trình bày nắn nót, kỹ càng. Khi nghe bản OST này, sự mạnh mẽ và dứt khoát trong giai điệu sẽ khiến bạn liên tưởng ngay đến hình ảnh của một thái tử Dạ Hoa bề ngoài tuy lãnh đạm nhưng ẩn sâu trong đó là một con người nhu tình, sẵn sàng làm tất cả mọi thứ vì người thương của mình.
Một dấu trừ cực lớn cho bộ phim này là việc lạm dụng kỹ xảo khi quay. Nhiều hình ảnh của phim trông chẳng hề chân thực, được ghép vào một cách lộ liễu, dễ dàng khiến khán giả phải “cạn lời”.Ngoài những phân cảnh xuất hiện thú dữ ra thì hình ảnh trên thiên cung cũng bị ghép vô cùng lộ liễu. Cảnh thiên cung lung linh là vậy, tuy nhiên lại chẳng khác gì như một bức tranh động được tô vẽ nham nhở, nhìn vừa cứng nhắc vừa thiếu tính chân thực.
Tam sinh tam thế là một bộ phim hay, đáng để xem. Nếu bạn là một fan của phim huyền huyễn, tình cảm Trung Quốc thì đừng nên bỏ qua bộ phim này.
2251 views
Cập nhật thông tin chi tiết về 6. Tam Độc: Tham, Sân, Si trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!