Bạn đang xem bài viết 7 Kỹ Năng Giao Tiếp Với Khách Hàng Đặc Biệt Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bên cạnh một chiến lược bán hàng tối ưu hay một hệ thống giải pháp tư duy hiệu quả, để trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc, chúng ta không thể bỏ qua kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Bằng cách nói chuyện thông minh và đầy thuyết phục, bạn sẽ tận dụng được mọi cơ hội từ phía thị trường, giúp tăng trưởng doanh số và hơn hết là mở rộng được các mối quan hệ. Ngay sau đây, Mindalife xin được chia sẻ đến bạn những kỹ năng giao tiếp với khách hàng thiết yếu và hiệu quả nhất.
Tạo ấn tượng tốt đẹp
Hãy tôn trọng và cho khách hàng thấy họ là người quan trọng
Tôn trọng và đề cao vai trò của người nghe chính là một trong những kỹ năng giao tiếp với khách hàng quan trọng và hiệu quả nhất. Để đối phương nghĩ rằng bạn có rất nhiều khách hàng và không cần họ là một sai lầm cực kỳ phổ biến với dân kinh doanh. Nhiều người cho rằng cách “khích bác” này sẽ khiến khách hàng tự phải tìm đến mình nhưng hoàn toàn không phải thế. Nó chỉ khiến cho họ thấy thiếu được tôn trọng và bực tức thêm mà thôi. Thay vì vậy, bạn nên khẳng định tầm quan trọng của họ và thậm chí có thể xin họ những góp ý riêng để việc kinh doanh của mình được hiệu quả hơn.
Trong quá trình giao tiếp, hãy thường xuyên tương tác với khách hàng và lắng nghe ý kiến của họ. Ngay cả khi khách hàng không chọn mua sản phẩm dịch vụ của bạn thì cũng cần giữ thái độ hòa nhã và gửi lời cảm ơn lịch sự. Bởi có thể họ không mua hôm nay, nhưng chính thái độ và kỹ năng giao tiếp với khách hàng của bạn sẽ thuyết phục họ ghé lại khi thực sự có nhu cầu.
Trình bày vấn đề gãy gọn, tập trung vào lợi ích khách hàng nhận được
Thực tế thì không phải ai cũng có nhu cầu và thời gian để nghe bạn nói quá nhiều về sản phẩm mà bạn cung cấp. Đừng chỉ biết nói và nói vì điều này sẽ khiến cuộc trò chuyện với khách hàng không khác gì cuộc hùng biện của riêng bạn. Hãy nhớ rằng khách hàng mới là nhân vật chính và cũng là đối tượng mà bạn cần phải dành mọi sự quan tâm.
Khách hàng chỉ quan tâm đến những lợi ích mà họ nhận được chứ không phải là những gì mà bạn có. Khi trình bày nội dung, đừng quá lan đến những ưu việt trong sản phẩm của bạn. Hãy quan sát, nắm bắt nhu cầu và nói đến những lợi ích mà khách hàng thật sự muốn. “Gãi đúng chỗ ngứa” chính là đòn tâm lý trong thuyết phục mạnh mẽ mà bạn cần học hỏi ngay nếu muốn trở thành nhân viên kinh doanh tài năng.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp với khách hàng qua câu hỏi và cách giải đáp
Một yếu tố vô cùng quan trọng nhưng không phải nhân viên kinh doanh nào cũng nắm được chính là kỹ năng giao tiếp với khách hàng qua câu hỏi. Nên ưu tiên cho những mẫu câu có đầy đủ kính ngữ và gây thiện cảm như “Chị có phiền không nếu cho em biết….?”, “Em xin phép được hỏi một chút thông tin về … được không ạ” thay vì “Chị muốn gì?”, “Chị làm nghề gì?”,… Sự cộc lốc và thiếu tế nhị khi đặt câu hỏi rất dễ khiến khách hàng khó chịu hay thậm chí từ chối trả lời.
Ngoài đặt câu hỏi thì giải đáp cũng là kỹ năng giao tiếp với khách hàng mà bạn cần đặc biệt chú trọng. Hãy quan tâm tới nhu cầu của khách hàng và cung cấp cho họ những thông tin cần thiết.
Theo một nghiên cứu về hành vi của khách hàng, 81% trong tổng số người mua sẽ bỏ đi nếu như họ không cảm thấy thái độ tích cực từ phía người bán hay không nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của người mua đến vấn đề mà họ quan tâm.
Thể hiện lý do mà khách hàng nên chọn bạn
Khi người dùng muốn mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, việc đầu tiên mà họ làm là tìm hiểu thông tin và tham khảo sản phẩm từ rất nhiều các nhà cung cấp khác nhau. Qua trao đổi đánh giá khách hàng sẽ lựa chọn đối tác mà họ được thỏa mãn nhiều nhất. Vì những lẽ đó, trong giao tiếp bạn nên làm nổi bật được lý do mà khách hàng nên chọn bạn thay vì đối thủ cạnh tranh.
“So với những sản phẩm trên thị trường thì sản phẩm của bạn có khác biệt gì?”, “Khách hàng có đặc quyền gì nổi bật nếu mua sản phẩm của bạn?” hay “trong thời gian vừa qua doanh nghiệp của bạn đã gây dựng được uy tín như thế nào?”,…. là những câu hỏi mà bạn nhất định phải làm rõ trước khi trao đổi với khách hàng. Đây là một trong những kỹ năng giao tiếp với khách hàng giúp bạn chốt sale hiệu quả.
Hướng tới xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng
Bạn có biết, 85% hiệu quả kinh doanh được quyết định qua con đường lan truyền miệng? Khi bạn để lại ấn tượng tốt đẹp với một khách hàng nào đó đồng thời sản phẩm mà bạn cung cấp đem lại chất lượng vượt trên kỳ vọng, họ sẽ có xu hướng mua lặp lại và giới thiệu cho cả những người xung quanh.
Vì vậy, hướng tới xây dựng quan hệ lâu dài cũng là kỹ năng giao tiếp với khách hàng mà bạn cần phải chú trọng. Đừng chỉ chăm chăm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn mà hãy thật sự lắng nghe và quan tâm tới khách hàng, coi họ như những người bạn của mình. Và hãy nhớ, việc quan tâm tới khách hàng không chỉ kết thúc ở giai đoạn bán được hàng mà cần chú trọng đến cả công tác chăm sóc khách hàng sau bán.
Quản trị cảm xúc trong giao tiếp với khách hàng
Phải thật bình tĩnh và làm chủ mọi tình huống, không được để những cảm xúc cá nhân chi phối cuộc trò chuyện của bạn. Một khi sự cáu giận và nóng nảy của bạn bộc phát sẽ rất dễ làm hỏng chuyện đồng thời làm xấu hình ảnh của bạn trong mắt khách hàng, khiến khách hàng mất đi sự tin tưởng và còn có thể lan truyền với những người xung quanh.
Những Câu Chuyện Hay Về Kỹ Năng Giao Tiếp: Ai Cũng Nên Đọc
Câu chuyện hay về nghệ thuật giao tiếp – bán hàng
Ngày nảy ngày nay, có hai cô bán trái cây, xinh ơi là xinh, xinh như nhau và đều khéo léo. Hai cô này phải nói là đều “ngang tài ngang sức”. Cô nào cũng xinh, ăn nói đều giỏi. Một cô tên A và một cô tên B. Tuy nhiên, cô B lúc nào cũng bán đắt hàng hơn cô A. Đố bạn biết tại sao lại như vậy?
Câu trả lời khá bất ngờ đấy. Sự khác nhau chỉ ở một thao tác. Khi cô A bỏ trái cây vào bịch cân cho khách, cô thường lấy dư. Ví dụ, khách mua 1kg, cô thường bốc dư thành 1,2 hoặc 1,3 kg và phải bốc ra. Ngược lại, cô B thường bỏ ít, chẳng hạn 0,8 kg rồi bốc thêm vào cho đủ 1kg.
Như vậy, cùng mua 1kg nhưng cô A khiến người mua hàng cảm giác phần trái cây bị ít đi. Trong khi đó, cô B lại khiến họ tưởng rằng phần mình mua được nhiều hơn.
Bài học rút ra: Bán hàng đúng là một nghệ thuật, chỉ một thao tác nhỏ thôi cũng đã tạo ảnh hưởng lớn. Ai cũng có thể là người bán hàng nhưng giao tiếp với khách hàng thế nào mới là điều quan trọng.
Những câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp ứng xử
Câu chuyện thứ nhất: Trong nhà thờ
Các quý ông thường có thói quen hút thuốc. Và ở trong nhà thờ, nơi thiêng liêng và có chút gì thanh tịnh lại càng là nguồn cảm hứng dạt dào để họ cầm điếu.
Có hai anh chàng nọ cùng có thói quen hút thuốc trong nhà thờ. Một hôm, anh chàng thứ nhất hỏi cha xứ:
Liệu con có thể vừa nghe Kinh thánh vừa hút thuốc được không ạ?
Cha không nói gì nhưng mặt ông đanh lại và tỏ vẻ bực tức ghê gớm. Một ngày khác, vẫn là vị cha đó, anh thứ hai hỏi:
Liệu con có thể vừa hút thuốc vừa nghe Kinh thánh được không ạ?
Ngạc nhiên thay, người cha xứ mỉm cười hiền từ và đồng ý cho anh ta làm như thế.
Bài học rút ra: Với anh thứ nhất, người cha cho rằng việc nghe Kinh thánh là điều thiêng liêng. Do vậy, mọi người nên tập trung và dồn hết tâm tư tình cảm. Không thể để những hành động như hút thuốc lá làm xấu đi hình ảnh đó.
Với anh thứ hai, người cha lại cảm kích vì cha nghĩ ngay cả khi anh ta hút thuốc, anh ta vẫn khát khao được nghe đọc kinh thánh. Như vậy, cách truyền đạt trong giao tiếp hết sức quan trọng. Chỉ cần thay đổi một chút cũng tạo ra những hiệu quả khác biệt.
Câu chuyện thứ hai
Khi Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm đăng cơ, liền muốn coi bói xem ngôi vị này sẽ được truyền đến bao đời. Kết quả là chỉ có một chữ “Nhất” (Một). Vũ Đế tức giận, quần thần đều sợ hãi xanh mặt, không ai dám nói gì.
Bài học rút ra: Cách giao tiếp ứng xử với người khác, đặc biệt với bề trên cần thật thông minh, tinh tế. Chỉ một câu nói của Bùi Khai đã khiến cả triều khâm phục. Trong công việc và cuộc sống cũng vậy, chúng ta cần học cách giao tiếp – ứng xử mọi lúc.
Câu chuyện về lắng nghe tích cực
Một trong những câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp ai cũng nên biết là về kỹ năng lắng nghe. Một người mẹ muốn kiểm tra thành quả về cách giáo dục con cái của mình. Cô vui vẻ đưa cho cậu con trai nhỏ hai quả táo. Sau đó, cô chờ đợi cậu con trai nhỏ sẽ tặng lại cho mẹ một quả. Nhưng cậu bé nhận lấy hai quả táo từ tay mẹ xong cũng chẳng thèm nhìn mẹ lấy một cái. Cậu cắn ngay mỗi quả một miếng.
Người mẹ trẻ cảm thấy rất hụt hẫng, suýt nổi giận và định dạy cho con một bài học về sự tham lam, ích kỷ. Nhưng đúng lúc đó, cậu con trai nhỏ bé cất ngọng líu ngọng lô:
“Mẹ ơi, mẹ ăn quả này này. Con ăn thử ồi, không chua đâu”.
Và nước mắt của người mẹ đột nhiên rơi xuống.
Bài học rút ra: Đôi khi chúng ta tức giận vì không đủ kiên nhẫn và không có thời gian chờ đợi câu trả lời. Phía sau sự lắng nghe là một tấm lòng ấm áp. Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp thực sự rất quan trọng.
Câu chuyện về kỹ năng kiềm chế cảm xúc bản thân
Một ngày, đứa con 3 tuổi của tôi bắt đầu khóc vô cớ. Tôi hỏi: “Con cảm thấy không thoải mái à?”.
“Không”, cậu bé nói.
“Tại sao con lại khóc nữa rồi? Uhm, bố không cảm thấy phiền nếu con khóc nhưng con nên tìm một nơi thích hợp để khóc. Và như vậy, thì sẽ không làm phiền những người khác. Sau khi con khóc đủ rồi, hãy bảo bố mẹ, sau đó con có thể ra ngoài”.
Tôi để nó trong phòng tắm. Hai phút sau, nó gõ cửa và nói: “Con khóc đủ rồi bố”. Sau đó, nó được phép ra ngoài chơi.
Bây giờ, con trai tôi đã 18 tuổi và nó không để cảm xúc của mình ảnh hưởng đến những người khác và đổ sự tức giận của mình lên những người khác.
Bài học rút ra: Kiềm chế cảm xúc của bản thân là một trong những kỹ năng giao tiếp cơ bản mà mỗi người cần tự học vè rèn luyện.
Quan sát – một trong những câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp
Sau nhiều năm công tác, Long được đề cử giữ chức vụ Trưởng phòng Kinh doanh,. Trong khi đó, Nam vẫn giữ nguyên trị ví Nhân viên kinh doanh. Một ngày kia, Nam đã đệ đơn xin từ chức. Cậu than phiền rằng sếp không coi trọng nhân viên chăm chỉ mà chỉ đề cử người biết nịnh bợ.
Biết rằng Nam đã làm việc rất chăm chỉ trong nhiều năm. Tuy nhiên, để giúp Nam nhận ra sự khác biệt giữa anh và Long, người sếp đã đưa ra một việc nho nhỏ. Đó là ông yêu cầu Nam đi ra chợ xem có người bán dưa hấu hay không. Nam quay trở về và trả lời có. Sau đó sếp hỏi thêm bao nhiêu tiền một kg dưa, Nam lại quay trở lại chợ để hỏi và trả lời cho ông chủ là 12.000đ/kg.
Ông chủ bèn nói với Nam rằng: “Khi tôi hỏi Long cùng một câu hỏi, Long đã đi về và trả lời: “Ở chợ chỉ có một người bán dưa giá 12.000đ/kg, 100.000 đồng/10 ký. Trên bàn có 58 quả dưa, mỗi quả nặng từ 2 – 3kg được mua từ miền nam cách đây 2 ngày. Tất cả đều tươi, đỏ ruột và rất ngon”.
Nghe xong Nam cảm thấy rất thấm thía và nhận ra sự khác biệt giữa anh và Long.
Bài học rút ra: Hãy luôn rèn luyện kỹ năng quan sát để phát triển bản thân.
Kỹ năng đàm phán
Jim cầm một chiếc quần cũ vào bên trong một cửa hàng trên có đề tấm bảng “Mua bán quần áo cũ”. Anh ta hỏi ông chủ cửa hàng:
Ông trả tôi bao nhiêu cho cái quần này?
Hai đô la – Ông chủ chiếc sơ qua rồi trả lời cộc lốc.
Cái gì? Tôi nghĩ ít nhất nó cũng đáng giá năm đô la.
Không – Ông chủ cửa hàng kiên quyết. – Nó chỉ đáng hai đô la, không hơn một xu.
Ông chắc chứ? Jim hỏi.
Chắc chắn như thế
Được rồi, tiền của ông đây! Jim vừa nói vừa rút hai đô la đưa cho ông chủ và nói thêm. “Cái quần này treo ngoài cửa tiệm của ông, nó có gắn bảng giá 6,5 đô la nhưng tôi nghĩ như thế là mắc quá nên tôi muốn biết chắc giá thật của nó là bao nhiêu.
Bài học rút ra: Đàm phán trong giao tiếp là cả một nghệ thuật.
Kết luận
Trong cuộc sống, còn rất nhiều những câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp khác. Mọi người nên sưu tầm và tìm đọc để rút ra những bài học hữu ích, nâng cao khả năng giao tiếp cho bản thân.
3.6
/
5
(
5
bình chọn
)
Tạo Thiện Cảm Với 7 Câu Nói Cơ Bản Trong Giao Tiếp
Ai cũng mong muốn mình được tin tưởng và quý mến bởi những người xung quanh. Việc đó dĩ nhiên không đơn giản nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được. Từ bước một, bằng cách nói thường xuyên hơn những câu nói cơ bản trong giao tiếp sau đây:
Thật ngạc nhiên khi câu này lại ở đầu danh sách kỹ năng giao tiếp về những câu nói chiếm được lòng tin của người khác phải không? Thực ra, một trong những bước đầu tiên để tạo nên niềm tin của ai đó là tạo thiện cảm với họ, và một câu “cảm ơn” đơn giản đã giúp bạn thể hiện được sự trân trọng đối với những gì họ làm.
Đừng nghĩ cần phải có thứ gì to tát để người khác tin tưởng mình, hãy nhớ rằng lòng tin được xây dựng bằng cả một quá trình, và chỉ đơn giản bắt đầu bằng những cử chỉ thể hiện sự biết ơn.
Lời cám ơn cũng chính là lời nói khôn khéo trong giao tiếp nhất đấy!
2. À, tôi cũng quan tâm vấn đề này giống bạn đấy
Hãy thêm vài ý kiến, quan sát cá nhân để chứng minh tính “chân thực” (rằng không phải bạn chỉ nói để lấy lòng) , những câu chuyện thật của chính bạn sẽ nhanh chóng chiếm được lòng tin của người nghe. Tất cả điều này sẽ giúp truyền tải thông điệp “Tôi đã từng trả qua vấn đề này, vì vậy, tôi rất quan tâm và đồng ý với bạn” tới đối phương.
3. Tôi tin bạn làm được mà
Khi bạn muốn người ta đối xử với mình như thế nào, hãy đối xử như vậy với họ trước tiên. Khi bạn muốn đối phương tin tưởng, hãy thể hiện rằng bạn hoàn toàn đặt niềm tin ở họ trước.
Nhưng điều này không dễ dàng thể hiện qua một câu nói đâu, nó yêu cầu bạn một sự thành tâm tuyệt đối. Vì chỉ khi thật sự có ý như vậy, bạn mới có thể trả lời rành mạch câu hỏi “Tại sao bạn lại có niềm tin như vậy ở tôi?” nếu bên kia hỏi ngược lại. Đây là một kỹ năng giao tiếp ứng xử hiệu quả.
4. Kỹ năng giao tiếp “gợi mở” “Bạn nói thêm về vấn đề này đi”
Câu này nói rằng bạn rất sẵn lòng ngồi thêm hàng tiếng đồng hồ để lắng nghe thêm những câu chuyện hay ho từ họ. Đối phương sẽ nhận được dấu hiệu rằng bạn rất coi trọng những điều họ nói trong cuộc hội thoại,đó có thể là kinh nghiệm, chia sẻ từ chính con người họ.
Đừng quên đặt thêm câu hỏi để thể hiện sự hứng thú và gây thiện cảm với đối phương như : “Tại sao lúc ấy anh/ chị lại nghĩ ra được những điều hay ho như vậy?” “Mình chưa hiểu chỗ này lắm, bạn kể chi tiết hơn đi!“,..
5. Nghiên cứu đã chứng minh rằng…
Còn gì đáng tin hơn khi ý kiến của bạn đưa ra đã được chứng minh bằng những nghiên cứu thực tế, đặc biệt là kèm theo những số liệu cụ thể ngay sau đó. Ngoài ra, những yếu tố nhỏ như tên tác giả, thời gian cũng là bằng chứng xác thực cho nghiên cứu này.
Hãy tìm kiếm những hồ sơ khoa học, hay hình mẫu thành công của một dự án, quan điểm, để tăng thêm tính tin cậy cho đề xuất của mình … Ý tưởng mới của bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được mọi người hơn , khi bạn giới thiệu cho một dự án tương tự đã từng thành công vang dội.
6. Chung ta có điểm chung đấy!
Đối với trường hợp những nhóm người, tổ chức, hãy dùng mục đích chung để liên kết những cá thể riêng lẻ lại với nhau. Thay vì đưa ra những điều chỉ đúng với bạn, kỹ năng giao tiếp ứng xử đúng ở đây là hãy biến nó thành lợi ích chung của tất cả mọi người trong nhóm.
” Tôi đưa ra điều này vì mục đích chung, bạn có lợi, và tôi có lợi, chúng ta đều có lợi ” sẽ là động lực lớn khiến mọi người đồng ý và tin tưởng với quyết định và sát cánh cùng bạn.
7. Tôi hiểu được những gì bạn nói, những gì bạn đang trải qua
Gợi sự đồng cảm là kỹ năng giao tiếp tốt nhất để tạo nên sự tin tưởng giữa hai cá thể riêng biệt. Khi đưa ra những cử chỉ, hành động chứng minh rằng “tôi hiểu những gì bạn nói”, bạn sẽ truyền đi sự thấu hiểu với tất cả những suy nghĩ của họ.
Lúc đó, giữa hai người sẽ có sự gắn bó về mặt cảm xúc.
Theo thời gian, sự liên kết này sẽ mở rộng thành sự tin tưởng họ (đã bao lần bạn nghe theo lời khuyên của một đứa bạn thân vì nó rất hiểu mình còn hơn mình hiểu mình?)
Hãy bắt đầu bằng những nguyên tắc giao tiếp hàng ngày như lắng nghe, đồng cảm, biết ơn, để tạo được sợi dây liên kết với bất kì ai, đó là bước đệm quan trọng của niềm tin đấy.
Kyna.vn sưu tầm và biên tập
Kỹ Năng “Biết Mình Là Ai?”
Hiểu người, hiểu ta trăm trận trăm thắng. Câu danh ngôn cổ xưa đó mãi mãi vẫn là chân lý. Song thực tế để đạt được điều đó không phải dễ.
Khi thiết kế định hình một tương lai cho mình, mỗi người không thể không biết mình là ai. Việc chọn nghề, chọn khối thi, trường thi hay chọn một chân trời phấn đấu, nhất nhất trước khi quyết định phải hiểu cơ bản mình là ai. Không xác định rõ được sở trường, sở đoản; bản chất, cá tính; hoàn cảnh riêng của mình, cứ liều lĩnh “nhắm mắt đưa chân” không sớm thì muộn sẽ phải “trả giá”. Tuy nhiên, con đường khám phá chính mình không thể có kết quả một sớm một chiều mà là một quá trình lâu dài; đòi hỏi nhiều công phu, nhiều kiên nhẫn.
Không ai hiểu mình… bằng mình. Song để làm được điều này không phải cứ muốn là được. Để hiện thực hóa con đường khám phá chính mình, mỗi chúng ta trong suốt hành trình sống, sinh hoạt, học tập, làm việc phải tự mình tìm câu trả lời cho những nội dung sau:
Thứ nhất, tính khí của mình thuộc nhóm nào? (Sôi nổi hay trầm lặng? Nóng nảy, cục cằn hay an hòa mềm mỏng?).
Thứ hai, có sở trường gì, sở đoản gì? (Lĩnh vực lao động mình có khả năng nhất, đam mê nhất hay sợ hãi kém cỏi nhất: Trí tuệ hay lao động chân tay? Khả năng văn nghệ, thể thao, hoạt động chính trị, xã hội?… Môn học, ngành học nào mình đam mê, có năng khiếu nhất hoặc ngán ngẩm, dị ứng, không khả năng nhất?…).
Thứ ba, đức tính nổi trội là gì? Kém cỏi là gì? (Trung thực; giản dị; kiên nhẫn; tự tin; tự trọng; tự lập; khiêm nhường; bốc đồng…).
Thứ tư, trong quan hệ tình cảm mình thường quan tâm những giá trị nào nhất? (Sự thành đạt hay lòng tốt? Hình thức bên ngoài hay nội dung phẩm giá bên trong?…).
Thứ năm, trong sinh hoạt cũng như trong giao tiếp ứng xử những thái độ gì thường được bộc lộ? (Lễ độ đúng mực hay xun xoe bợ đỡ? Lạc quan vui vẻ hay bi quan sầu não? Mạnh bạo cương quyết hay tự ti rụt rè?…).
Thứ sáu, cội nguồn của mình thế nào? (Gia đình có truyền thống tốt đẹp gì cần phát huy, điều gì còn “gai góc” cần thay đổi, chuyển hóa?…).
Thứ bảy, hoàn cảnh, cá tính có gì đặc biệt? (Mồ côi; tật bệnh; nghèo đói…; lãng mạn; rất thích đi du lịch…).
Bảy tiêu chí trên chỉ được khám phá, được bộc lộ khi ta luôn ý thức về nó, luôn tích cực năng động trong sinh hoạt giao tiếp ứng xử, trong mọi hành vi hành động ở mọi lĩnh vực mà mình tham gia, có quan hệ và cần quan hệ.
Tôi ví dụ: Nữ vận động viên Cao Ngọc Phương Trinh khi sinh ra chỉ nặng 1,7kg, phải nuôi trong lồng kính. Lớn lên một chút thấy mình nhỏ bé yếu đuối quá, cô xin vào học lớp võ Judo để nuôi hy vọng cải thiện sức khỏe. Nào ngờ chính ở đó cô đã nhận ra lòng đam mê và năng khiếu thể thao của mình. Cô quyết định chọn môn võ này làm đích phấn đấu. Và bất ngờ ngoài mong đợi đã đến với Phương Trinh khi cô trở thành võ sĩ 3 lần liên tiếp đoạt huy chương vàng môn võ này ở hạng cân 48kg tại đấu trường SEA Games. Phương Trinh hiện là Tổng Thư ký Hội Judo TP.HCM.
Người hiểu mình nhất là người biết tôn trọng nhất các giá trị của mình, biết phát huy tối đa sở trường, hạn chế nhiều sở đoản. Dù trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ đánh mất mình. Đó là bản lĩnh mà mỗi học sinh trên ghế nhà trường đang phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để từng bước hiểu sâu sắc mình, nâng mình lên tầm cao mới…
NGƯT Nguyễn Ngọc Ký
Cập nhật thông tin chi tiết về 7 Kỹ Năng Giao Tiếp Với Khách Hàng Đặc Biệt Hiệu Quả trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!