Bạn đang xem bài viết Bà Ngô Đình Nhu : Từ Thời Trẻ Sôi Động Đến Những Tháng Năm Ẩn Dật được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tin bà Trần Lệ Xuân tức bà Ngô Đình Nhu, người từng được coi là Đệ nhất phu nhân của Việt Nam Cộng Hòa trước đây từ trần tại Roma cách đây đúng một tuần, ngày chủ nhật 24/4, đã khiến cho dư luận trong và ngoài nước hết sức chú ý. Sau cuộc đảo chính năm 1963, hầu như không ai biết gì về bà, vì bà sống ẩn dật, hầu như không có một tiếp xúc nào với thế giới bên ngoài. Người ta chỉ biết là bà đang viết một cuốn hồi ký.
Sinh năm 1924 trong một gia đình danh gia thế phiệt, thân phụ là luật sư Trần Văn Chương, thân mẫu là cháu ngoại của vua Đồng Khánh và là em họ của vua Bảo Đại, năm 19 tuổi bà lập gia đình với ông Ngô Đình Nhu. Khi ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, thì ông Nhu làm cố vấn chính trị, và vì ông Diệm độc thân nên bà Trần Lệ Xuân luôn là người đứng ra tiếp các phu nhân của các vị quốc khách.
Bà Trần Lệ Xuân cũng là dân biểu Quốc hội, chủ tịch phong trào Phụ nữ Liên đới. Bà đã đưa ra đạo Luật gia đình cấm người đàn ông lấy hai vợ, Luật bảo vệ luân lý và thuần phong mỹ tục, đồng thời có nhiều hoạt động xã hội khác. Chiếc áo dài cổ hở do bà đề xướng, vào thời đó được gọi là « áo dài bà Nhu », cũng là một dấu ấn mà bà để lại đến ngày hôm nay. Là một phụ nữ tài giỏi, xông xáo, nhưng bà cũng có những phát biểu gây sốc làm cho không ít người bất bình.
Tháng 10/1963, bà và con gái là Ngô Đình Lệ Thủy đi Hoa Kỳ và Roma với dự định tố cáo âm mưu lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm của Tổng thống Kennedy và CIA. Nhưng ngày 1/11/63 đã xảy ra đảo chánh, ông Diệm và ông Nhu đều bị sát hại. Bà rời Mỹ với lời tuyên bố : « Tôi không thể sống ở Mỹ, đơn giản vì chính phủ Mỹ đã đâm sau lưng tôi ». Bà sống lặng lẽ ở Paris cho đến cách đây một năm sức khỏe yếu dần, thì sang Roma với người con lớn cho đến khi mất. Một trong những câu nói nổi tiếng của bà là : « Ai đã có người Mỹ là đồng minh thì chẳng cần phải có kẻ thù ».
Luật sư Trương Phú Thứ, người chịu trách nhiệm biên soạn và in ấn cuốn sách của bà Trần Lệ Xuân cho biết, theo dự định thì tác phẩm này sẽ được ra mắt vào năm 2012. Khi được hỏi, cuốn sách do chính bà viết ra hay có ai chấp bút cho bà, ông Trương Phú Thứ nói :
Bà viết ra tự tay bà viết ra chứ không có ai viết thay bà hết, vì bà không có liên lạc với bẩt cứ một người nào hết. Đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai : các con bà ở mỗi người một nơi. Bà viết cái này khi bà còn ở bên Paris, tức là khi sức khỏe của bà còn tốt. Bà viết trong căn phòng appartement có một mình bà thôi, thì bà đâu có nhờ ai viết được, bà tự viết lấy.
Tiếng Việt của bà thì kém lắm, tiếng Pháp rất là giỏi. Tiếng Pháp bà viết còn hơn cả những người có bằng cấp về văn chương Pháp ở Pháp. Tiếng Pháp của bà rất giỏi nhưng mà tiếng Việt thì kém lắm, thành ra bà phải viết bằng tiếng Pháp. Thế thì bà đưa cho mình, và mình có nhiệm vụ dịch ra tiếng Việt Nam.
Thưa anh, một nhân vật như bà Nhu thì chắc chắn nhiều người rất là trông chờ để biết vì mấy mươi năm nay không có tin tức gì của bà hết. Như vậy liệu cuốn sách đó có đáp ứng được mong đợi của người đọc không ?
Cái này thì tùy theo quan điểm của người đọc. Những người nào tò mò muốn biết về đời tư của bà như thế nào, hoặc thái độ đối xử của bà đối với những người đã gây ra những đau khổ cho bà, hoặc những người vu oan nói xấu bà này nọ, thì không có. Bà không đề cập đến chuyện đó, vì bà coi đấy là những chuyện không đáng để nói tới. Quyển sách của bà truyền đạt những suy tư, tư tưởng của bà đối với thân phận con người, đối với tạo hóa, và rất có thể là nhiều người đọc sẽ thất vọng lắm. Nhưng những cái gì của bà viểt ra thì mình sẽ đưa ra cho công chúng như vậy thôi, mình không thể nào thêm bớt được hết. Một dấu phẩy, một dấu chấm mình cũng không thay. Thứ nhất là bây giờ bà chết rồi mình phải tôn trọng cái đó một cách tuyệt đối.
Như vậy đây không phải là một cuốn tự truyện ?
Không phải là tự truyện mà cũng không phải là hồi ký. Thông thường người ta hiểu hồi ký là viết lại những chuyện đã xảy ra trong quá khứ, những chuyện vui chuyện buồn, chuyện của một cá nhân của một con người. Thế nhưng bà đã quên hết rồi. Bà đã sống 48 năm từ khi lưu vong ra nước ngoài, trong một căn phòng, một chỗ ở rất nhỏ hẹp, sống một cách quá cô độc, không tiếp xúc, không có liên lạc với bất kỳ một người nào hết. Bà chỉ đi ra ngoài mỗi buổi sáng. Thời gian mà bà còn khỏe mạnh thì bà đi ra ngoài, đi lễ ở nhà thờ Saint Léon.
Lâu nay vẫn có nhiều dư luận trái chiều nhau về bà Trần Lệ Xuân. Như vậy trong sách có nói gì về những lời đồn đãi chung quanh tính cách của bà không?
Chuyện đó thì không có. Bà Ngô Đình Nhu hay bất kỳ một người nào trên thế gian này cũng có người ghét người thương. Không ai có thể nói là mình được tất cả mọi người thương mến, kính phục hết, cũng có người này gièm pha ba câu, người kia đố kỵ…Thế nhưng bà Nhu không hề động chạm, đề cập đến bất kỳ một chuyện lớn nhỏ nào như thế. Từ khi bà chọn một cách sống, ở một mình trong một căn phòng, tức là bà đã muốn quên hết, muốn bỏ lại đằng sau lưng tất cả. Những chuyện lớn chuyện nhỏ, chuyện vui chuyện buồn bà bỏ hết. Bà sống như một người khổ tu, gần gần như một người khổ tu vậy.
Ngay cả vấn đề ăn uống, bà cũng chẳng có nấu nướng gì hết. Tôi thấy trong bếp của bà cũng chẳng có một cái nồi, cái chảo hay thìa muỗng gì hết. Trong tủ lạnh mở ra thì độc có một vài chai nước, chỉ có vậy thôi. Thế thì bây giờ người ta hỏi bà ăn ở đâu, bà cũng phải ăn chứ ! Thì thường thường những người Pháp ở trong chung cư đó, họ biết bà như vậy nên thường một hai ngày họ nấu đồ ăn họ mang tới cho bà.
Còn nếu không thì bà sống như thế nào nếu bà không ăn uống gì ạ?
Bà ăn rất ít. Có một lần bà nói với tôi, đây nè anh Thứ à, hai ngày hôm nay tôi chưa ăn và uống gì. Thế rồi bà cười, bà nói là vì tôi không ăn uống nên tôi không có bệnh gì hết.
Nhưng phải nói là bà rất khỏe. Bà chỉ cảm thấy yếu từ đầu năm 2010. Mới đây thôi. Thứ nhất là vì cái tuổi già, đến đầu năm 2010 thì bà bắt đầu cảm thấy yếu. Nhưng mà cách đây chừng độ hai tháng, bà gọi điện thoại cho tôi, tiếng nói của bà vẫn còn rất là to, rất là khỏe. Bà cũng cười vui vẻ lắm trên điện thoại, thì tôi nghĩ là bà khỏe lắm. Thế nhưng mà sau đó thì vì tuổi già, sức khỏe sụt xuống một cách quá mau lẹ.
Thì bà cũng qua đời vì tuổi già thôi, chứ thật ra chẳng có bệnh tật gì. Có một cái vấn đề về sức khỏe là cái chân của bà bị gẫy từ xưa, thành ra đôi khi cũng hơi đau đau chút chút vậy thôi, nhưng không có đau đớn nhiều lắm. Ai đến tuổi già thì cũng bệnh như vậy thôi, cũng suy sụp như vậy thôi, chứ không phải riêng gì bà Nhu. Có nhiều người già phải nằm trên giường bệnh hết năm này qua năm khác. Nhưng mà bà Nhu nằm trên giường bệnh chưa đến một tháng, khoảng độ ba bốn tuần lễ vậy thôi. Bà đi một cách rất là bình an, như vậy thì tôi nghĩ cũng là một phước lành, một phúc đức của bà.
Và cũng có người thân chung quanh ?
À, các con cái thì như cô biết là bây giờ bà còn hai người con trai và một cô con gái. Anh con trai lớn là Ngô Đình Trác thì có vợ con, vợ anh người Ý. Còn cô con gái út là cô Ngô Đình Lệ Quyên thì chồng cũng là người Ý luôn. Nhưng con trai giữa là Ngô Đình Quỳnh thì sống độc thân một mình, không có vợ con gì hết, ông làm việc bên Bỉ.
Khi bà Nhu về La Mã, bà ở căn nhà của gia đình Ngô Đình Trác. Nhà đó cách thủ đô La Mã khoảng 10 cây số. Cái nhà đó là nhà trệt, không có tầng lầu, nhưng mà dưới có một cái tầng hầm. Gia đình ông Trác ở trên, và gia đình của cô Lệ Quyên ở dưới. Họ sống với nhau cả bao nhiêu năm trời rồi, rất là vui vẻ, rất là hòa thuận.
Khi bà yếu quá, ông Trác đưa vô trong nhà thương… Bên đó chắc là mấy người con cũng bận rộn với vấn đề lo tang lễ cho bà, không biết là ngày nào giờ nào nhưng mà tôi biết chắc chắn là sẽ tổ chức rất là kín đáo, trong gia đình mà thôi.
Giám đốc giáo xứ Việt Nam ở Paris, đức ông Mai Hữu Vinh có cho biết là nhiều người tới xin lễ cho bà…
Ở đây, ở California tối hôm qua cũng có làm một buổi lễ để cầu nguyện cho bà Nhu, và trong nhà thờ rất đông, vì họ cũng quý mến bà lắm. Và tôi có được thông báo là tiểu bang Oregon chiều thứ bảy này họ cũng xin lễ ở nhà thờ để cầu nguyện cho bà. Thôi thì bà chết như vậy mà được mọi người nhớ đến trong một cái ân tình như vậy, tôi cũng mừng cho bà lắm.
Vâng, thì thôi cũng tốt cho bà, với những sóng gió mà bà đã trải qua…
Ông và bà Ngô Đình Nhu, năm 1956 (DR).
Tượng Hai Bà Trưng ở bến Bạch Đằng, Saigon, bị cho rằng giống khuôn mặt bà Trần Lệ Xuân và con gái là Ngô Đình Lệ Thủy, đã bị đập bỏ khi bà đi lưu vong ở nước ngoài (DR).
Bây giờ có cái gì là bí mật nữa đâu. Tất cả mọi chuyện đã phơi bày ra ánh sáng hết cả rồi. Ai giết ông Tổng thống, ai giết chồng bà ấy, những thế lực nào đứng đằng sau cuộc đảo chánh, hoặc là bà có bao nhiêu tiền, có bao nhiêu đồn điền…thì người ta biết hết cả rồi, chả có gì gọi là bí mật nữa.
Bà có đặt tựa cho cuốn sách đó chưa ?
Có. Bà lấy một cái dẫn dụ trong Cựu Ước để đặt tựa cho cuốn sách.
Và anh sẽ là người dịch ?
Tôi có sự giúp đỡ rất quý báu của anh Nguyễn Kim Quý, rất giỏi tiếng Pháp. Anh có bằng tiến sĩ văn chương Pháp, và là giáo sư Pháp văn của các trường đại học ở Mỹ. Anh giúp tôi về chuyện đó.
Khi viết cuốn sách này bà Nhu có ước vọng gì, dành cho người Việt hay cho độc giả các nước ?
Bắt đầu cách đây khoảng chừng mười năm, lần đầu tiên tôi gặp bà cố vấn Ngô Đình Nhu, thì bà viết bằng tiếng Pháp, và có ý định sau khi viết xong thì bà sẽ tự tay dịch sang tiếng Anh và tiếng Ý. Thế nhưng về sau có thể có nhiều lý do, như là sức khỏe không được tốt như hồi trước, hoặc là bà bận bịu, nên bà chỉ viết bằng tiếng Pháp mà thôi. Mà ngay cả bản bằng tiếng Pháp thì cũng còn phần cuối dang dở. Thành ra để vài ba tuần lễ nữa, khi gia đình lo tang lễ cho bà xong thì lúc đó tôi sẽ hỏi để lấy cái phần cuối cùng đó.
Có dài lắm không ạ ?
Dài ! Nguyên bây giờ thì cũng đã gần 500 trang rồi, nhưng in ra thì tôi nghĩ khoảng 300 trang thôi vì chữ viết của bà to.
Bà Nhu muốn quyển sách này đến với độc giả khi bà còn sống, chứ không phải là khi bà chết rồi. Thế nhưng khi còn sống bà chưa làm được chuyện đó, thành ra bây giờ khi bà mất mình giúp đỡ để hoàn thành giấc mộng của bà là đưa quyển sách, đưa tư tưởng, suy tư của bà đến với độc giả, đến với người Việt Nam.
Anh dự định cho xuất bản ở đâu ?
Tôi sẽ in và phổ biến bên Mỹ này thôi, còn đương nhiên là sau đó tôi sẽ gởi đi những quốc gia có cộng đồng người Việt Nam đông như là Anh, Pháp, Đức…
Các con của bà có ý kiến gì về cuốn sách này không ?
À, hầu như là không. Vì họ lớn lên ở ngoại quốc, họ tôn trọng tính độc lập của từng cá nhân. Các con của bà thì đương nhiên rất là yêu mến và kính phục bà, nhưng họ không có xen vào những chuyện mà bà làm.
Và những người con của bà Nhu có vẻ cũng kín tiếng như bà ?
Thì như cô thấy đó, từ hồi năm 1963 cho đến giờ các con của bà có ai ra ngoài công chúng, có nói năng gì đâu, không ! Họ rất là im lặng, y như bà vậy thôi. Họ cũng giữ một cái khoảng cách quá xa xôi đối với thế giới bên ngoài
Bà Trần Lệ Xuân (DR).
Qua thời gian tiếp xúc với bà Nhu, anh có cảm tưởng như thế nào về bà ?
Cảm tưởng của tôi thì cũng như rất nhiều người đã nhận xét về bà. Bà là một người đàn bà tài giỏi, can đảm, dám nói và dám làm. Chẳng hạn một chuyện trong quá khứ, khi bà đưa ra đạo luật về gia đình ở Việt Nam, đề cao nhân phẩm của người phụ nữ. Đạo luật đó được Quốc hội biểu quyết thông qua, cấm đàn ông lấy hai vợ, và những vấn đề khác nữa, để nâng cao đời sống của người phụ nữ Việt Nam lên. Mặc dầu hồi đó có những sự chống đối nhưng bà vẫn can đảm vượt qua.
Một phụ nữ như thế mà chọn cuộc sống ẩn dật có lẽ không dễ ?
Tôi thấy là khi chọn lựa một cuộc sống như vậy, chắc là bà phải có những suy nghĩ và quyết định rất là khôn khéo. Từ khi mà bà phải sống lưu vong ở ngoại quốc sau vụ đảo chánh ngày 1/11/63 ở bên Việt Nam, gần như không có ai nói tới bà nữa. Nhưng không phải là người ta sẽ để cho bà yên. Trường hợp nếu bà có một cái manh động, một lời nói, cử chỉ sao đó, đương nhiên họ sẽ nói tới rất nhiều.
Hồi xưa lúc chồng bà chết rồi thì bên Mỹ Tổng thống Kennedy cũng bị giết, thì bà Kennedy cũng là góa phụ. Thế nhưng bà Kennedy về sau đi đến đâu thì người ta theo dõi đến đó, người ta có những bản tường trình đầy đủ, chuyện xấu cũng có mà chuyện tốt cũng có. Thế nhưng đối với bà Nhu thì tuyệt nhiên không, vì bà không đi đâu hết ! Bà tự giam hãm mình trong một căn phòng. Ngay cả buổi sáng đi lễ bà cũng mặc quần áo rất kín đáo, đội mũ, che đầu… để không ai nhận ra bà hết.
Về phần ông linh mục ở nhà thờ Saint Léon, bà đã đi lễ ở nhà thờ đó nhiều năm rồi mà về sau ông mới biết đó là bà Ngô Đình Nhu. Ngay cả sau khi lễ xong bà ở lại dọn dẹp, trang hoàng nhà thờ thì ông cũng nghĩ đó là một giáo dân bình thường thôi. Mãi mấy năm sau, không biết người nào nói với ông thì ông mới biết !
Cũng có nhiều người muốn có một tấm hình của bà lúc về già, nhưng tôi nghĩ là chẳng có ai chụp được cái hình nào hết. Đương nhiên là bà phải già đi, nhưng trông vẫn còn khỏe lắm và vui tươi. Tôi có nhận xét, mỗi lần bà cười trông bà trẻ lắm, làm tôi nhớ lại những hình ảnh mà tôi được coi trên báo chí, trông rất trẻ !Khi bắt đầu cuộc sống lưu vong ở nước ngoài từ năm 1963, bà không có một đồng trong túi…
Như vậy làm sao bà mua được hai căn nhà ở Paris ?
Hai căn nhà là mãi sau này, do một bà bá tước người Ý cho. Mà bà này cho rất là kín đáo, bà Nhu không biết. Thì bà Nhu có một số tiền rất lớn, tôi không biết là bao nhiêu nhưng mà căn hộ đó dù ở trên tầng lầu thứ 11 nhưng cái tòa nhà ở khu đó đắt lắm. Bà nhờ một ông cựu bộ trưởng thời chính phủ De Gaulle mua giùm hai cái appartement.
Có nhiều người đặt câu hỏi, vì sao lại có một số tiền trên trời rớt xuống như vậy, thì vấn đề có nguyên do của nó. Tức là Ngô Đình Trác, con trai lớn của bà lấy một cô vợ người Ý, mà gia đình cô này là một trong những gia đình thế phiệt, vọng tộc, giàu có nhất của nước Ý, thì từ chỗ đó mà ra. Người ta thấy bà sống vất vưởng không có nhà cửa thì có một người cho một số tiền nhưng ẩn danh, không nói cho bà Nhu biết. Mãi đến bốn năm sau, bà kia chết thì bà Nhu mới biết đó là người đã cho mình tiền để mua nhà.
Xin phép được tò mò thêm một câu, tên đề trên hộp thư và interphone tại tòa nhà nơi bà sống là bà Trần Lệ Xuân hay là bà Ngô Đình Nhu ?
Tôi nghĩ có thể bà ghi tên trên hộp thư là bà Ngô Đình Nhu, vì mỗi lần tôi gửi sách cho bà thì tôi đề là Madame Ngô Đình Nhu, bà đều nhận được hết.
Xin cám ơn luật sư Trương Phú Thứ từ Hoa Kỳ đã vui lòng dành thì giờ trao đổi với RFI Việt ngữ hôm nay về bà Trần Lệ Xuân tức bà Ngô Đình Nhu.
Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí
Đăng ký
Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế
Download_on_the_App_Store_Badge_VN_RGB_blk_100217
google-play-badge_vi
Hướng Dẫn Cách Làm Tiệc Đầy Tháng Cho Bé Gái Từ A Đến Z
Tiệc đầy tháng là bữa tiệc đánh đấu thời điểm bé tròn 1 tháng tuổi kể từ lúc sinh ra từ trong bụng mẹ. Tiệc đầy tháng là một trong những dịp quan trọng đối với bé và gia đình. Chính vì vậy mà bố mẹ nên tổ chức một bữa tiệc đầy tháng dành cho con, để cho bé có những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ và thời thơ ấu của bé, đặc biệt đối với bé gái khá nhạy cảm. Tiệc đầy tháng cho bé gái, bố mẹ muốn tổ chức nhưng chưa có kinh nghiệm.
Ý nghĩa của tiệc đầy tháng cho bé gái
Tiệc đầy tháng là cột mốc quan trọng trong cuộc đời của bé. Bố mẹ cần tổ chức tiệc đầy tháng bé gái vì lý do cơ bản sau: Mỗi một đứa trẻ khi sinh ra đều được các vị Tiên-12 Bà Mụ nặn ra hình hài của bé như bây giờ. Mỗi Bà Mụ chịu trách nhiệm nặn một bộ phận trên cơ thể của bé như mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân,….Trẻ sinh ra có xấu hay đẹp cũng đều do các Bà Mụ nặn ra.
Chính vì vậy, mục đích đầu tiên khi tổ chức tiệc đầy tháng bé gái đó là để tạ ơn 12 Bà Mụ và Đức ông đã luôn phù hộ cho mẹ tròn con vuông. Mục đích thứ hai là để giới thiệu với bên nội, bên ngoại, bà con hàng xóm về sự hiện diện của đứa cháu sau một tháng sinh ra đời. Giống như tờ giấy khai sinh, đây là một phương pháp mà người xưa muốn chứng nhận sự có mặt của đứa bé trong cuộc đời và xã hội, mọi người cần nâng niu, bảo vệ và giúp đỡ bé từ đây về sau.
Tiệc đầy tháng cho bé gái và bé trai cũng có sự khác biệt như cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé. Đối với bé gái thì ngày cúng sẽ lùi lại 2 ngày kể từ ngày sinh. Đối với bé trai thì ngày cúng lùi lại 1 ngày.
Bữa tiệc đầy tháng dành cho bé gái
Mâm lễ cúng đầy tháng cho bé gồm những gì?
Để có được bữa tiệc đầy tháng hoàn hảo nhất, đầu tiên bạn cần chuẩn bị những thứ quan trọng và cần thiết, trước tiên là mâm lễ cúng đầy tháng, bao gồm:
Cúng Mụ bà: 3 đĩa xôi, 3 tô chè (hoặc 12 chén chè), hàng mã
Cúng Đức ông: 3 chén cháo (hoặc 1 tô cháo), 1 con vịt chéo cánh luộc chín, Hàng mã.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm những vật cúng khác như:
– 12 đôi hài xanh
– 12 nén vàng màu xanh
– 12 bộ váy áo xanh
– 12 miếng trầu cánh phượng
– 12 bộ đồ chơi
– Bánh kẹo, hoa quả,… chia thành 12 phần bằng nhau.
Chi tiết nội dung một bài khấn đầy tháng cho bé gái
Sau khi đặt hết lễ vật lên trên bàn cúng thì 1 người lớn trong gia đình, dòng họ (ông, bà, bố, mẹ) sẽ đại diện 1 người lên thực hiện nghi lễ thắp nhang và khấn.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát
– Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
– Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……
Vợ chồng con là …… sinh được con (trai, gái) đặt tên là ……………
Chúng con ngụ tại …………………
Nay nhân ngày đầy tháng chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………… sinh ngày …………… được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
(Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá. Các đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy khước)
Trang trí Tiệc đầy tháng cho bé gái
Trang trí tiệc đầy tháng cho bé gái
Lưu ý khi lên thực đơn tiệc đầy tháng cho bé gái
Trong bữa tiệc, thực đơn là yếu tố quan trọng. Thực đơn trong bữa tiệc cần đảm bảo các yếu tố như: Các món ăn phong phú, đa dạng, phù hợp với mọi lứa tuổi; thực phẩm cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, lên danh sách thực đơn cụ thể, rõ ràng và hợp khẩu vị.
Những lời chúc đầy tháng cho bé gái hay và ý nghĩa
Chúc con yêu trong bữa tiệc đầy tháng vui vẻ. Chúc con mau ăn chóng lớn, nghe lời bố mẹ, ông bà.
Chúc mừng thiên thần của ba tròn đầy 1 tháng. Con biết không, ba rất hạnh phúc khi con chào đời. Ba cầu mong những điều tuyệt vời nhất đến với con.
Con gái yêu của mẹ. Mẹ yêu con nhiều lắm. Cảm ơn tạo hóa đã mang con đến bên cuộc đời mẹ.
Con là tia ánh sáng nơi cuối con đường của mẹ. Mẹ yêu con. Hãy vui vẻ, khỏe mạnh và yêu đời nghe con.
Lời chúc sinh nhật dành cho con gái yêu đầy tháng
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ tổ chức tiệc đầy tháng cho bé tại Cuốn N Roll. Cuốn là một trong những nhà hàng có thương hiệu đi đầu trong lĩnh vực tổ chức tiệc sinh nhật, đầy tháng hay thôi nôi dành cho bé trọn gói.
Nhà hàng Cuốn N Roll
📞 0243 978 1096
📞 0243 201 8555
📞 0246 251 2181
📞 0243 200 8889
Nhà hàng Hoolong – Dumpling Bar
📞 0243 978 1096
Má Lúm Đồng Tiền Đẹp Và Những Bí Ẩn Ít Ai Biết Đến
– Y học đưa ra giải thích rằng: Má lúm đồng tiền vốn được xem là một nét đẹp đáng yêu và chỉ gặp trên số ít người, nhưng thật tế lại là một khiếm khuyết nhỏ ở hệ thống cơ mặt, hiện lên ở vùng má gần miệng. Da tại trên phần cơ gặp khiếm khuyết dính vào tổ chức liên kết tại bên dưới và tạo thành một vết lõm bên trên má, lộ rõ lúc cơ hoạt động như là khóc, nói, nhất là khi cười.
Vậy thì má lúm đồng tiền có di truyền không? Thực tế đặc điểm này cũng có tính di truyền. Nếu như bố hay mẹ có má lúm đồng tiền, thì khi con sinh ra sẽ sở hữu tới 50% cơ hội thừa hưởng về đặc điểm này. Còn nếu như cả bố và mẹ đều sở hữu má lúm đồng tiền, thì đứa con sinh ra có khả năng thừa hưởng nét đẹp duyên dáng này tới 50-100%.
– Ý nghĩa của má lúm đồng tiền theo như văn hóa của phương Đông: người trần chết xuống Âm Phủ cần đi qua Quỷ Môn Quan. Ở đây, họ sẽ uống loại nước mang tên vong tình thủy. Loại nước này nhằm làm tiêu tan, xóa hết ký ức tại cõi trần, giúp người đấy quên đi mọi sự việc trong kiếp trước.
Tuy nhiên, có một vài người đã khóc lóc cùng van xin, bởi còn nặng tình với cuộc sống trước đó, không chịu uống loại nước này. Diêm Vương lền đánh dấu họ chính với vết lõm trên má của người đi đầu thai. Nên theo quan niệm của phương Đông, những người có má lúm đồng tiền thường là người còn lưu giữ được ký ức, hình ảnh về cuộc sống cũ và các ký ức này có thể truyền lưu từ đời này tới lời khác. Họ là những người chung tình và chung thủy.
– Theo văn hóa của phương Tây, má lúm đồng tiền được Thần Vệ Nữ đánh dấu để nhằm phù hợp tái sinh tại kiếp khác. Những ai có được má lúm đồng tiền thường sở hữu nét duyên rất đặc biệt, mang nụ cười ngọt ngào , thu hút ánh nhìn. Hình ảnh má lúm đồng tiền đẹp đã đi vào trong câu văn lời thơ của nhà văn, nhà soạn nhạc, những ô thôn nữ của các tác phẩm thường được miêu tả cới những mỹ từ vô cùng đẹp đẽ.
back to menu ↑
Ý nghĩa của lúm đồng tiền 2 bên theo nhân tướng học
Đối với con gái:
Phụ nữ có được má lúm đồng tiền ở 2 bên thường là con người dịu dàng, duyên dáng, dễ gần và đáng yêu. Họ luôn biết cách để chăm sóc, quan tâm tới những người xung quanh, họ biết nhẫn nhịn và được nhiều người xung quanh vô cùng yêu quý.
Những cô gái mang trên người đôi má lúm thường được rất nhiều chàng trai theo đuổi, có được cuộc sống hôn nhân đầy hạnh phúc, viên mãn. Ngoài ra, con gái má lúm đồng tiền thường khá là ôn hòa với bình lặng gần như chẳng có quá nhiều biến cố tại cuộc đời, sở hữu đường công danh cùng sự nghiệp ổn định.
Đối với con trai
Con trai mang má lúm luôn là người lạc quan, vui vẻ, mang trái tim ấm áp, biết quan tâm cùng che chở, sống chan hòa với tất cả mọi người xung quanh, được yêu mến và quý trọng.
Con trai sở hữu má lúm 2 bên sẽ có tướng giàu sang, gặp nhiều may mắn trong sự nghiệp cùng cuộc sống. Những chàng trai có được má lúm đồng tiền hay là người thông minh, nhanh nhẹn cùng rất quyết đoán. Con đường công danh với sự nghiệp của họ vô cùng may mắn, ổn định.
Con trai có má lúm đồng tiền hay có nhiều mối tình lãng mạn, cuộc sống đào hoa hơn hẳn người khác. Họ được theo đuổi nhiều nên thiếu kiên định, yếu mềm bên trong tình cảm, dễ xiêu lòng trước “sự quyến rũ” mới.
“Cô Gái Đến Từ Hôm Qua”
là một câu chuyện tình cảm nhẹ nhàng và trong sáng về chàng trai Anh Thư và cô bé Tiểu Ly của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Gia đình Anh Thư dọn nhà đến một nơi ở mới – ngay cạnh nhà Tiểu Ly. Đó cũng là lúc cậu tình cờ gặp được cô bé Tiểu Ly ngây thơ, hồn nhiên và dễ dụ. Cả hai chơi với nhau rất thân thiết, cho đến một ngày nọ, Tiểu Ly phải dọn đi nơi khác. Câu chuyện bao gồm 2 mạch cảm xúc giữa hồi ức và hiện tại. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh luôn sử dụng văn phong nhẹ nhàng, giản dị. Với ngôn từ dễ hiểu, mạch truyện thẳng tắp, khiến người đọc cảm thấy thư thái, thoải mái khi đọc truyện. “Cô gái đến từ hôm qua” của Nguyễn Nhật Ánh đã được chuyển thể thành phim và bài hát cùng tên.
Thông tin cơ bản về cuốn sách “Cô Gái Đến Từ Hôm Qua“
Thể loại: Sách Văn Học – Truyện dài
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Năm xuất bản: Tái bản 2017
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Trẻ
Số trang: 170 trang
Giá bán: 63.100 VNĐ (Giá tham khảo trên Tiki, thay đổi tuỳ từng thời điểm.)
Trong cuốn sách “Cô gái đến từ hôm qua”, Nguyễn Nhật Ánh đã miêu tả song song 2 hình ảnh của cùng một cô gái. Một hình ảnh ở quá khứ và một hình ảnh ở hiện tại. Đồng thời tác giả cũng miêu tả 2 con người, với 2 cá tính trái ngược hẳn nhau của nhân vật nam chính. Vì thế, có thể coi đây là một trong những câu truyện dài đặc sắc nhất của Nguyễn Nhật Ánh. Nam chính trong truyện Nguyễn Nhật Ánh vẫn là hình ảnh như thường thấy. Vẫn là kiểu con trai ngây thơ, si tình và tự nguyện để con gái dắt mũi. Còn con gái như nữ chính – Việt An, là kiểu con gái cá tính và hay bắt nạt nam chính như những bộ phim Hàn ăn khách.
Trong số những tác phẩm viết về tình yêu của Nguyễn Nhật Ánh, thì có vẻ như quyển sách này có cốt truyện mang không khí tươi sáng hơn cả. Với cái kết nhẹ nhàng, tác giả cũng đã làm cho bạn đọc mỉm cười thoả mãn. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh là những câu chuyện đem lại giá trị tinh thần rất cao. Sau mỗi tác phẩm của ông, độc giả sẽ cảm thấy được thoải mái trong tâm hồn. Gột rửa tâm hồn cũng là một điều tốt đẹp, ngang với việc bổ sung thêm tri thức vào đầu.
Cuốn sách “Cô Gái Đến Từ Hôm Qua” dành cho ai?
Cuốn sách “Cô gái đến từ hôm qua” là tác phẩm mà Nguyễn Nhật Ánh dành cho mọi lứa tuổi bạn đọc.
Đầu tiên là dành cho lứa tuổi mới lớn. Với những cảm xúc mới nguyên khi tiếp xúc với câu chuyện này. Mọi tình tiết, mọi tình cảm và cảm xúc của nhân vật trong truyện đều mới lạ, hay ho đối với lứa tuổi này. Khiến cho bạn đọc luôn ước ao mình sẽ được trải qua một chuyện tình lãng mạn tương tự như vậy. Cũng mong muốn mình có được một thằng bạn hay một cô bạn như thế. Cuốn sách đem lại những hào hứng bất tận về cuộc sống cho bạn đọc ở độ tuổi mới lớn.
Tiếp theo, cuốn sách dành cho các bạn trẻ đang ở độ tuổi có những rung động đầu đời. Lúc này, bạn đọc có thể hiểu được các tình tiết, diễn biến tâm lý của các nhân vật trong truyện. Người đọc sẽ cảm thấy như chính mình trong câu chuyện đó, chính bản thân cũng trải qua những cảm xúc đầu đời đó. Cảm xúc tới dồn dập và mong muốn tiếp tục được đắm chìm trong mối tình học trò ấy. Với đối tượng này, cuốn sách đem lại sự bồi hồi, xúc động cho người đọc.
Đối tượng tiếp theo mà tác giả hướng tới là độ tuổi trưởng thành, lớn hơn hai độ tuổi kia khá nhiều. Khi người lớn đọc lại vẫn sẽ có cảm giác nổi da gà. Bạn đọc sẽ cảm thấy những năm tháng tương tư tuổi học trò sao mà ngây ngô, dí dỏm đến thế. Những viên kẹo, những bức thư tình, những ánh nhìn trao nhau… sẽ luôn là kỉ niệm đẹp của tất cả những người đã và đang ngồi trên ghế nhà trường, đã và đang yêu ở giai đoạn ấy. Cuốn sách lại khiến người đọc phải bồi hồi, xao xuyến về những kí ức tươi đẹp của mình. Đối với một số độc giả, “Cô gái đến từ hôm qua” có thể coi là cuốn truyện hay nhất trong tuyển tập truyện của Nguyễn Nhật Ánh. Nó làm người đọc phải đọc đi đọc lại nhiều lần.
Chủ đề chính của cuốn sách “Cô Gái Đến Từ Hôm Qua“
“Cô gái đến từ hôm qua” của Nguyễn Nhật Ánh chắc chắn không còn xa lạ với các bạn thế hệ 8x và 9x nữa. Đặc biệt, tác phẩm này còn trở nên hot hơn bao giờ hết khi đã được đưa lên màn ảnh rộng tạo được nhiều tiếng vang. Và dưới ngòi bút của Nguyễn Nhật Ánh, thì đây là một câu chuyện về tuổi học trò thơ ngây và hồn nhiên.
Mở đầu tác phẩm là câu nhận xét của nam chính – cậu học trò Anh Thư. “Con gái càng lớn càng khôn, con trai càng lớn càng ngu.”. Để rồi nội dung của toàn bộ câu chuyện là quá trình “chứng minh” cho cái “luận điểm” đó của Anh Thư. Mạch kể của câu chuyện được đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Từ thuở thơ ấu cho đến thời thiếu niên của Anh Thư. Tất cả như để củng cố thêm cho tính đúng đắn của cái luận điểm mà Anh Thư đưa ra.
Bạn sẽ dễ dàng nhận ra kỉ niệm tuổi thơ của chính mình đang ùa về. Là những buổi trưa chơi bắn bi, chơi trốn tìm. Là những cái me, trái ổi, cây kẹo hay những bông phượng ép đỏ cả cuốn tập. Chuyện cảm nắng tuổi học trò cũng được Nguyễn Nhật Ánh miêu tả vô cùng nhẹ nhàng. Nhưng vẫn giữ được những cảm xúc thật của các nhân vật. Bạn sẽ không thể quên được cô bạn cùng lớp với những lần bẽn lẽn nhìn trộm cô ấy. Để rồi lại ngượng chín mặt khi bị người ta phát hiện mình đang nhìn trộm. Và cả những ảo tưởng ngây thơ về việc đối phương thích mình, những bức thư tình “sến sẩm”, những chiêu trò “tình ái tuổi học trò”… đều khiến bạn bồi hồi không quên. Bạn sẽ bắt gặp lại hình ảnh mình thời cắp sách đến trường với những cảm xúc khó nói của một mối quan hệ không rõ ràng, sự khó hiểu đầy bí ẩn của bọn con gái, hay những ngày buồn man mác như những kẻ thất tình khi biết người ta không thích mình.
Bạn đọc sẽ không khỏi giật mình khi nhìn thất bản thân mình ngày xưa trong câu chuyện này. Và không khỏi bật cười trước những trò đùa rất con nít. Câu chuyện này rất đáng để mọi người đọc và tìm ra một thời thơ ngây của mình trong đó. Nhân vật Việt An trong câu chuyện là một cô gái thông minh và lém lỉnh. Cách ứng xử của Việt An trước những lần “thả thính” của Thư khiến bạn đọc phải bật cười sảng khoái. Cười cho sự khéo léo, thông minh khi từ chối của Việt An. Việt An đã mang đến hình tượng một người con gái trong tuổi học trò của bất kì ai trong chúng ta: “con gái thật sự rất khó hiểu”. Và tưởng chừng như đây chỉ là những câu chuyện về mối tình tuổi học trò, nhưng chính cái cách kể chuyện đan xen quá khứ và hiện tại đã dẫn người đọc từ “nước mắt” của sự chia ly đến cái kết viên mãn, “có hậu”, và có chút bất ngờ.
Thông điệp của cuốn sách “Cô Gái Đến Từ Hôm Qua”
“Cô gái đến từ hôm qua” là câu chuyện xoay quanh về Anh Thư và Tiểu Ly. Anh Thư ở cạnh nhà của Tiểu Ly, 2 người là bạn thân của nhau. Anh Thư hay doạ sẽ nghỉ chơi với cô bé Tiểu Ly. Sau này, Tiểu Ly dọn nhà đi chỗ khác, Anh Thư không có người chơi chung nữa. Khi lớn lên, lớp của Anh Thư có một cô bạn tên là Việt An chuyển từ Nha trang ra. Việt An rất xinh đẹp, khiến ai cũng thích và Anh Thư cũng không phải ngoại lệ. Anh Thư đã cưa đổ Việt An với tấm chân tình và nhờ cả người thầy quân sư Hải gầy. Đến cuối cùng mới nhận ra Việt An là cô bé Tiểu Ly ngày nhỏ. Như vậy, cuốn sách như khẳng định thêm cho câu nói “Những người yêu nhau, đi một vòng lại quay về với nhau”
Phong cách của Nguyễn Nhật Ánh vẫn thế. Nhà văn vẫn hướng về việc mô tả những kỷ niệm nhẹ nhàng thuở xưa, những giá trị nhân văn ngày nào và cuộc sống giản dị của quá khứ. Nhờ có những cuốn sách như thế này, mà tâm hồn người đọc lại được gột rửa, sau bao nhiêu là bụi bẩn từ sự phát triển quá nhanh của cuộc sống hiện đại.
Sau khi đọc xong cuốn sách này, bạn đọc sẽ hồi tưởng, sẽ nhớ lại những tháng ngày ngây ngô, nhớ về việc mình đã từng sống vô tư thế nào. Người đọc sẽ bắt đầu tìm lại được những cảm xúc mà rất lâu mình đã mất đi với tình yêu. Mặc dù biết rằng càng lớn con người ta sẽ càng yêu theo cách “trưởng thành” hơn. Nhưng sâu bên trong tâm hồn, ai đã đủ “kinh qua” một mối tình phức tạp ấy thì đều mong muốn, chờ đợi một người đến và sẽ yêu thương mình hệt như những ngày tuổi đôi mươi đầy ngại ngùng này.
Cuộc sống ngày càng thực dụng, khiến cho không ít người mất đi những điều rung cảm mà đáng lẽ ra không nên để nó mất. Người ta vẫn hay đổ lỗi cho việc họ đã “chai lỳ” cảm xúc. Và người ta có quyền dùng ý chí để đối xử tệ với nhau. Nhưng ở đâu đó, vẫn có những người sẽ thương yêu nhau một cách chân thật như tình yêu của “ông” và “bà” thuở trước, hay Anh Thư yêu Việt An.
Trích đoạn hay từ cuốn sách
“…Có lần, đang mải mê chép bài, cùi tay Tiểu Li vô tình chạm phải tay tôi. Tôi “hứ” một tiếng và vội vã rụt tay lại, y như chạm phải lửa. Tiểu Li không phản ứng gì, chỉ lặng lẽ chép bài. Tôi rất muốn nhìn nó một cái để xem vẻ mặt nó như thế nào nhưng tôi kềm lại được. Khi ra về, thấy Tiểu Li đi thơ thẩn một mình, lòng tôi bỗng nao nao. Nhưng tôi nhất định không chịu làm lành, ai bảo nó đòi nghỉ chơi với tôi chi!
Tôi chạy qua mặt Tiểu Li, vừa chạy vừa hát “là lá la” ra cái điều được nghỉ chơi với nó tôi rất vui. Tôi vượt lên trước đi chung với Lợi sứt. Thấy tôi trờ tới, Lợi sứt nhắc ngay: – Ngày mai mày nhớ nghen? – Nhớ gì? – Hai viên mực. – Ừ.
Tôi ngán ngẩm thở một hơi dài . Lợi sứt là thằng “trùm sò” nổi tiếng trong lớp tôi. Lúc nào nó cũng nghĩ đến chuyện “thu vén cá thân”. Đứa nào nhờ chuyện gì nó cũng làm nhưng phải trả công nó đàng hoàng. Nó ra giá nghiêm chỉnh. Chép bài giùm là hai viên bi. Giữ dép trong giờ chơi thì một viên. Chả là lúc ra chơi, tụi tôi thường khoái chạy nhảy chân đất, đi dép nó lướng vướng rất khó chịu nên không đứa nào mang. Nhưng để dép trong lớp lại thường bị mất nên tụi tôi phải nhờ Lợi sứt giữ. Lợi sứt “làm giàu” bằng cách đó. Cứ sau mỗi giờ chơi bao giờ túi nó cũng rủng rỉnh những bi là bi. Nhưng dù vậy, Lợi sứt vẫn không “phất” lên được. Bởi vì, hễ cứ tích góp được kha khá, nó lại đem ra chơi và bị tụi tôi ăn lại hết. Thế là nó quay lại hành nghề giữ dép.
Lợi sứt là cái thằng như vậy nên tôi chẳng mê nó chút nào. Vì giận Tiểu Li tôi phải chơi với nó chứ thú thật đi chung với nó chán ơi là chán. Trưa đó, tôi ăn cơm một cách uể oải. Mẹ tôi hỏi: – Con làm sao vậy? Ở lớp bị cô giáo phạt hả? Tôi lắc đầu: – Dạ, không có. – Chứ sao có một chén cơm mà con nhơi cả buổi vậy? Tôi trả lời bằng cách cắm cúi ăn lẹ. Tôi đâu có thể nói cho mẹ tôi biết nỗi buồn của tôi được. Mẹ tôi cười chết…”
“Nhưng Tiểu Li sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Đó là sự thật buồn bã nhất mà tôi được biết từ trước đến nay. Nó chẳng thèm ở cạnh tôi trong những trận đánh nhau sắp tới. Nó mặc tôi chiến đấu đơn độc giữa cuộc đời. Nó chẳng thèm cho tôi chấm chung lọ mực. Nó chẳng thèm giữ dép giùm tôi trong những giờ ra chơi. Nó chẳng thèm ốm cho tôi chép bài giùm nó. Và nhất là tôi sẽ chẳng có ai để cùng đợi mùa hè.”
Đánh giá cuốn sách “Cô Gái Đến Từ Hôm Qua”
“Cô gái đến từ hôm qua” là một câu chuyện rất hay. Câu chuyện được kể đan xen tương ứng giữa hiện tại và quá khứ. Giữa Thư và Tiểu Li là bạn thuở nhỏ chơi rất thân với nhau và một thời gian sau họ chia xa vì Tiểu Li chuyển nhà. Và hơn chục năm sau, họ gặp lại nhau và những tình tiết vô cùng đáng yêu khi anh chàng Thư theo đuổi cô bạn Việt An mà không hề nhận ra rằng đó chính là Tiểu Li. Nó vừa làm cho bạn đọc có cảm giác chờ đợi. Chờ đợi một tình cảm trong sáng dễ thương ấy. Nó vừa làm cho bạn đọc có cảm giác trở. Trở về là một cô gái với những mơ mộng trong veo ngày nào. Để một lần nữa chờ đợi một người có thể yêu thương mình theo cách “truyền thống” ấy.
Nơi mua sách uy tín, đáng tin cậy
Cách xưng hô “mày-tao” của Thư hồi nhỏ hay “anh-tôi” của Việt An khi lớn là một sáng tạo đặc biệt của tác giả. Vẫn là cái hồn của Nguyễn Nhật Ánh trong từng câu chữ. Lời văn nhẹ nhàng và êm đềm, đơn giản, không xô bồ, rắc rối, làm cho bạn đọc càng thêm yêu tác phẩm này. Các tình tiết rất thú vị, hồn nhiên và độc đáo, luôn tạo cảm giác vui vẻ cho người đọc. Và một cái kết đẹp như chuyện cổ tích. Tất cả tạo nên một cuốn sách tuyệt vời! Cuốn sách rất hay về tình yêu tuổi học trò đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên. Bộ phim này cũng nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả.
1318 views
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Ngô Đình Nhu : Từ Thời Trẻ Sôi Động Đến Những Tháng Năm Ẩn Dật trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!