Bạn đang xem bài viết Bánh Vẽ – Bài Thơ Mang Đậm Ý Nghĩa Sâu Sắc Của Chế Lan Viên được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn Cầm lên nhấm nháp. Chả là nếu anh từ chối Chúng sẽ bảo anh phá rối Ðêm vui Bảo anh không còn có khả năng nhai Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc… Thế thì đâu còn dịp nhai thứ thiệt? Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn Như không có gì xảy ra hết Và những người khác thấy anh ngồi, Họ cũng ngồi thôi Nhai ngồm ngoàm…
Chả cần phải khó nghĩ ta cũng hiểu ngay: Những “bánh vẽ” mà Chế Lan Viên nói ở đây thuộc các chủ trương, chính sách hay đường lối của Nhà nước, của Đảng. Có những thứ bánh vẽ chỉ gây tổn hại lớn nhỏ đối với nền kinh tế hay đời sống dân sinh, làm cho nhân dân đói khổ. Nhưng cũng có loại bánh vẽ thì lại làm… chết người. Có khi giết hàng nghìn, hàng vạn người lương thiện và vô tội.
Sự kiện hay còn gọi là “vụ án nhân văn giai phẩm” 1955-1958.
Cái bánh vẽ của Đảng Lao động VN (tức Đảng Cộng sản VN bây giờ) và Chính phủ nước VN Dân chủ Cộng hòa – Người ta gọi đó là “chiến dịch đấu tố thảm sát tàn bạo”. Nồi da xáo thịt kinh hoàng. Đồng bào, đồng loại thảm sát, tận diệt lẫn nhau. Những người cùng huyết thống trong gia đình bị tuyên truyền, cưỡng chế vu cáo ám hại nhau. Con đấu tố cha, vợ vu cáo chồng… là địa chủ cường hào, là phản động, là bóc lột. Giẫm đạp lên luân thường đạo lý. Người ta chưa biết thật chính xác về số người đã bị giết trong CCRĐ. Có nguồn tin thì nói khoảng 120.000 người bị giết, nhưng cũng có thông tin những người bị giết lên đến trên 170.000 người. Vậy chí ít cũng phải trên chục vạn người bị giết ở cuộc CCRĐ ấy. Trong đó, cứ 10 người đem ra kết án rồi bắn chết thì có 7 người bị vu oan. Bao nhiêu người cách mạng – hy sinh cả một đời, hy sinh cả gia đình, cống hiến của cải cho kháng chiến… cuối cùng cũng bị đội cải cách của chính phủ qui tội, xử bắn rất tàn ác. Nói về những hành động giết chóc khủng khiếp thời kỳ ấy, thấy nổi trôi trên mạng mấy vần thơ của nhà thơ Tố Hữu – một ông quan cách mạng mà sau này lên tới chót đỉnh, uỷ viên trong Bộ chính trị của Đảng cộng sản, viết tuyên truyền trong thời ký CCRĐ. Thơ rằng:
” Giết! Giết nữa bàn tay không phút nghỉ,Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xongCho Đảng bền lâu cùng rập bước tơ lòngThờ Mao Chủ tịch, thơ Sít-ta-lin bất diệt!”
Chẳng hiểu có đúng vậy không? Nghe vần thơ, giọng thơ thì rất giống thơ Tố Hữu. Nếu đúng thế thì – Chao ôi! Một ông quan cấp cao của Đảng cộng sản nhưng thơ khát máu quá!… mà lại là máu cùng đồng loại, giống nòi
Là phong trào đấu tranh của những văn nghệ sĩ đòi dân chủ, tự do văn hoá và trong sáng tác văn học nghệ thuật.
Những văn nghệ sĩ trong Nhân văn giai phẩm tuyên bố: văn học nghệ thuật không để phục vụ cho chính trị, đó là quyền tự do sáng tác của họ. Với khẩu hiệu “trả lại văn nghệ cho văn nghệ sĩ”.
Họ phản đối sự chuyên chính của Đảng, đòi xoá bỏ sự đảng trị, độc đoán trên lĩnh vực văn hoá và sáng tác văn học nghệ thuật. Theo họ, chủ nghĩa cộng sản là không nhân văn, chà đạp con người. Họ chống sùng bái cá nhân. Phong trào nhân văn giai phẩm này đã bị Đảng và Nhà nước dùng bạo lực thanh trừng, bắt bớ, tù đầy. Hàng loạt các văn nghệ sĩ phải đi cải tạo, hoặc bị quản thúc, cấm sáng tác… kéo dài hàng chục năm. Trần Dần phẫn uất cứa cổ tự tử mà không chết. Từ một trào lưu đấu tranh đòi dân chủ, tự do trong văn học nghệ thuật – trở thành một vụ án “nhân văn giai phẩm”, đẩy thành một vụ án chính trị. Phong trào được khởi xướng 1955 và chính thức bị dập tắt tháng 6/1958.
Đến khi được cởi trói cho văn nghệ sĩ thì nhiều người đầu đã bạc, kẻ thì bệnh hoạn ốm đau… nào bại liệt, tâm thần, hoặc chết trước khi được cởi trói. Như nhạc sĩ Văn Cao được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh một năm sau khi mất (1996). Tháng 2/2007 các nhà văn trong nhóm Nhân văn giai phẩm như Phùng quán, Trần Dần, Yến Lan, Lê đạt, Hoàng Cầm thì được tặng giải thưởng Nhà nước… vì đã có công trong sự nghiệp sáng tác văn học của nước nhà. Chao ôi, mới thấy kiểu lãnh đạo của chế độ XHCN chúng ta, có khác gì bánh vẽ? Đúng là những thứ trò. Thậm chí những thứ trò và bánh vẽ ấy đầy giả tạo, lừa dân và vô nhân thất đức… “cởi ra rồi lại buộc vào như không”. Xin quay trở lại với bài thơ “Bánh vẽ” của Chế Lan Viên. Tại sao một nhà thơ lớn của chúng ta cũng như bao văn nghệ sĩ khác, biết là “bánh vẽ” rồi… mà vẫn phải ngồi vào bàn, vẫn phải… ăn??? Như Người đã viết:
” Chả là… nếu anh từ chốiChúng sẽ bảo anh phá rốiVà đưa anh ra khỏi bàn tiệc ”
Nghĩa là: nếu anh không ăn cái bánh vẽ của chúng, thì chúng sẽ “đánh”anh. Sẽ qui tội và sẽ… triệt anh. Cũng như “vụ án Nhân văn giai phẩm” vậy thôi.
Bài thơ Chiếc Bánh Vẽ là một thi phẩm phê phán sâu sắc của nhà thơ Chế Lan Viên. Bài thơ được sự hưởng ứng đông đảo từ bạn đọc và nhận được đánh giá cao nhất. Bài thơ đã đưa Chế Lan Viên đến gần hơn với mọi người. Qua bài viết góp phần giúp bạn đọc hiểu thêm về phong cách sáng tác thơ của ông. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết này!
Thơ Tình Chế Lan Viên
VHSG- Lâu nay, khi nói hay viết về Chế Lan Viên, người ta thường chỉ biết Chế Lan Viên, một nhà thơ chính luận, thiên về triết lý, triết luận. Điều đó đúng, song, chưa đủ.
Chính vì thế, một lần, khi trả lời phỏng vấn của giáo sư văn học Đức, Gunter Giezenfild, Chế Lan Viên nói:
“Khi đã làm thơ thì không phải chỉ làm thơ chính trị (poème revolutionnaire) mà cả thơ tình (poème d’amour). Tiếp đến, ông còn nhấn mạnh: “Thơ tình, thơ về hoa, về cuộc đời bình thường rất cần thiết. Cần núi cao (haute montagne) của chủ nghĩa anh hùng (heroisme) nhưng cần các đồng bằng (plaine) của đời sống hằng ngày (quotidienne)”.
Chế Lan Viên ý thức về mảng thơ đời thường. Trong bài “Thơ bình phương-Đời lập phương”, nhà thơ viết: “Thơ ra đời ở thung lũng tình yêu, ở vịnh biệt ly, ở đỉnh suy tư, khúc eo tưởng nhớ”. Hóa ra, thơ đi ra từ những những vịnh, những eo, những thung lũng, những đỉnh như vậy
Thơ tình Chế Lan Viên không giống thơ tình của Xuân Diệu. Tình yêu ở đây không có hò hẹn, không có “ngó trên tay điếu thuốc cháy lụi dần” của Hồ Dzếnh, không có kiểu “gặp em thơ thẩn bên vườn hạnh / hỏi mãi mà em chẳng trả lời” của Thái Can, lại càng không có kiểu yêu đương như các nhà thơ trẻ hiện đại. Thơ tình Chế Lan Viên có chút gì đó vừa của ca dao, của Nguyễn Trãi, vừa của Trần Tế Xương, của Tản Đà,… Thơ tình Chế Lan Viên làm nên một thế giới nghệ thuật riêng, trong đó thời gian và không gian được cá thể hóa, vĩnh cửu hóa, gắn với chủ thể trữ tình trong từng bài thơ.
Tình ca ban mai, bài thơ nằm trong tập Ánh sáng và phù sa, có 14 câu, viết theo thể thơ 5 chữ, lấy các thời khắc của một ngày để nói nỗi thương nhớ của mình, lấy cái cụ thể (em) để nêu lên cái trừu tượng (thời gian), rồi phả lên đó những cung bậc của tình yêu. Nhà thơ so sánh em với chiều (Em đi, như chiều đi), với mai (Em về, tựa mai về), với trưa (Em ở, trời trưa ở), với khuya (Tình em như sao khuya). Nghĩa là, có em là có tất cả, thiếu em là thiếu tất cả. Bài thơ trong trẻo, có ánh sáng của ban mai, có màu xanh của lộc nỏn, có màu vàng của nắng trưa, có hạt vàng của trăng khuya. Bài thơ kết thúc bằng một hình tượng được nhân cách hóa : Mai, hoa em lại về. Cả bài thơ không nói gì đến hoa, chỉ đến cuối bài mới nói đến. Lại một kiểu tư duy của Đường thi “nhân diện đào hoa tương ánh hồng”. Tình yêu đã mang lại sự huyền diệu, tựa hồ như hạt vàng rải xuống thế gian : Tình em như sao khuya/ Rải hạt vàng chi chít , để rồi Tình ta như lộc biếc/ Gọi ban mai lại về. Bài thơ có tên “Tình ca ban mai” là như vậy.
Trong thơ Chế Lan Viên, có một hình ảnh thường xuyên xuất hiện, đó là “bể”. Cũng có thể nói, “bể” trở thành một không gian nghệ thuật riêng biệt, chỉ thấy ở Chế Lan Viên. Hình tượng này đa nghĩa. Đó là:
Xanh biếc màu xanh, bể như hàng nghìn mùa thu qua còn để tâm hồn nằm đọng lại Sóng như hàng nghìn trưa xanh trời đã tan xanh ra thành bể và thôi không trở lại làm trời Nếu núi là con trai, thì bể là phần yểu điệu nhất của quê hương đã biến thành con gái Bể đổi thay như lòng ta thay mùa, thay cảm xúc Lật từng trang mây nước lạ lòng ta
(Cành phong lan bể)
Bể nghìn đời mà mãi mãi thanh tân…
(Bể và Người)
Những người xa quê hương Sao phải nằm cạnh bể.
(Nghe sóng)
Những năm đầu 1960 là thời điểm của sự phục hưng nơi tâm hồn Chế Lan Viên. Nhà thơ viết nhiều bài thơ về tình yêu như Nhớ, Trời đã lạnh rồi, Nhớ em nơi huyện nhỏ, Hoa những ngày thường, Quả vải vào mùa, Cây dẫn về em, trong đó có Chùm nhỏ thơ yêu. Tác giả gọi là chùm nhưng chỉ có 8 câu, viết vào tháng 8-1962:
Anh cách em như đất liền xa cách bể Nửa đêm sâu nằm lắng sóng phương em Em thân thuộc sao thành xa lạ thế Sắp gặp em rồi sóng lại đẩy xa thêm
Anh không ngủ. Phải vì em đang nhớ Một trời sao rực cháy giữa đôi ta Em nhắm mắt cho lòng anh lặng gió Cho sao trời yên rụng một đêm hoa.
“Bể” và “đất liền” hai thực thể xa nhau, hai không gian cách vời, xa thẳm. Giữa hai không gian đó, có “anh”, “em” và nỗi nhớ. Hai phương trời xa lăng lắc, có một người “không ngủ” và một người “đang nhớ”, khiến “cho sao trời yên rụng một đêm hoa”.
Nhớ là bài thơ viết theo thể lục bát, xinh gọn. Sự chờ đợi bao giờ cũng dài, cũng đầy khát khao và ước vọng. Chỉ còn đêm nay thôi, sáng ra, là gặp nhau mà sao như một năm dài dằng dặc:
Sáng ra đã gặp em rồi
Còn đêm nay nữa sao dài bằng năm
Ước bay đến chỗ em nằm
Cùng chung đợi sáng, tay cầm trong tay.
Cách so sánh tựa hồ như Nguyễn Du đã từng nói, “ba thu dọn lại một ngày dài ghê”.
Trong nhiều bài thơ lục bát của Chế Lan Viên, có bài Hoa tháng ba, nằm trong tập Đối thoại mới, nói được thật nhiều cảm xúc của tình yêu:
Tháng ba nở trắng hoa xoan
Sáng ra mặt đất lan tràn mùi hương
Không em, anh chẳng qua vườn
Sợ mùi hương… sợ mùi hương… nhắc mình.
Mùa xuân gắn liền với sự ra hoa của cây xoan. Xoan nở trắng cành, đầy hương. Hai câu đầu là thời – gian – hoa. Thời gian của tháng ba, thời gian của buổi sáng gắn liền với hương và hoa xoan. Hai câu sau gắn với không – gian – nỗi nhớ. Bài thơ có ba chủ thể : Hoa-Em-Anh. Giữa ba chủ thể là nỗi nhớ. Nỗi nhớ lại gắn với mùi hương. Chú ý cách sử dụng dấu ba chấm (…), nhịp lẻ 3/3/2, mới thấy tâm trạng của tác giả. Có chút gì đấy vừa bâng khuâng, thương nhớ, vừa ngọt ngào xa vắng, thoáng những ngùi thương, đánh đắm cảm xúc. Các câu thơ thật bình dị, sâu lắng. Bài thơ dịu dàng và tinh tế, được viết ra từ một trái tim tha thiết và nồng nàn trong tình yêu.
Chế Lan Viên có bài tứ tuyệt vào loại hay nhất trong thơ Việt hiện đại, bài Lòng anh làm bến thu:
Buổi sáng em xa chi Cho chiều, mùa thu đến Để lòng anh hóa bến Nghe thuyền em ra đi!
Nhiều tuyển tập thơ tình đã tuyển bài thơ này. Bài thơ cũng được chọn và đưa vào trong Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam (NXB Văn học, HN, 2000) của Nguyễn Vũ Tiềm. Đây là một trong những bài thơ ngũ ngôn đặc sắc, thường được nhắc đến của Chế Lan Viên. Tứ tuyệt Chế Lan Viên vừa mang hơi thở truyền thống vừa toát lên nét đẹp hiện đại, bát ngát cảm xúc và dồi dào suy tưởng, cái đẹp của đời thường quyện trong chiều sâu của triết học, câu chữ chân thật lại âm vang dằng dặc. Tác giả hóa thân thành một bến thu, nằm nghe chiếc thuyền – em, chầm chậm, rời bến. Thuyền đã đi. Bến ở lại. Ở lại với một mùa thu trống trải, cách vời nhung nhớ. Thời gian vật lý chỉ từ sáng sang chiều nhưng kéo theo sau nó là thời gian tâm trạng.
Bến và thuyền vốn là những hình ảnh quen thuộc trong ca dao cổ: Thuyền ơi, có nhớ bến chăng / Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Ở đây, mô típ thuyền – bến được vận dụng tài tình, sáng tạo bằng chiều sâu cảm nghĩ. Chế Lan Viên đã đổi mới ngôn ngữ, thổi vào đó những cung bậc tình yêu, đằm thắm, tinh tế. Cũng mô típ này, Nguyễn Bính từng có bốn câu thơ xuất sắc, có điều, chỉ khác về chủ thể của tình yêu:
Hôm qua dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
Anh đi đấy, anh về đâu
Cánh buồm nâu…cánh buồm nâu… cánh buồm.
Xưa nay vẫn thế. Tình yêu không thể tách khỏi thời gian và không gian. Tâm lý, tình cảm của con người tồn tại và đan xen trong hai thực thể đó. Chế Lan Viên cũng vậy. Có điều là, thời gian và không gian trong thơ tình Chế Lan Viên thường lấy cái khoảnh khắc để vĩnh cửu hóa tâm trạng. Từ một cơn gió mùa từ phương bắc thổi về, se lạnh đất trời khiến nhà thơ nghĩ về tình yêu đôi lứa. Từ vựng chỉ về số (hai lần/ lần trước/ lần sau) và sự lặp từ (gió mùa đông bắc/ gió mùa/ gió mùa đông) được sử dụng trong bài thơ đã vượt lên tính cụ thể, trở thành biểu tượng của nhớ thương:
Từ lúc em ra đi, hai lần gió mùa đông bắc thổi qua phòng
Lần trước lạnh vừa, lần sau lạnh gắt
Ở đất nước đánh giặc này, ta chỉ sợ gió mùa, không sợ giặc
Chỉ sợ lòng mình, ai sợ gió mùa đông
(Gió mùa đông bắc)
Một cảm nhận độc đáo, một so sánh tài tình giữa cơn gió mùa với sự chung thủy trong tình yêu: Không sợ gió mùa. Không sợ giặc. Chỉ sợ lòng mình.
Ở một bài thơ khác, bài Trận đánh, nhà thơ đã mô tả tâm hồn mình như chiến trận. Một cuộc chiến tâm tình không ngang sức. Cũng là lối so sánh đầy cá tính. Chỉ bốn câu:
Em ra đi, anh dọn lòng anh lại
Một mình anh, trận đánh chẳng cân bằng
Một mình anh chống với cả mùa mưa lũ
Với cả màu mây trắng, chỉ mình anh.
Nỗi cô đơn trong bài thơ như dài rộng, trăm mối. Một mình chống lại đất trời, lòng người. Một trận – đánh – tâm – hồn, chẳng cân bằng. Đúng như ai đó từng nói, “thiếu một là thiếu tất cả”. Ở một bài thơ khác, bài Mây của em:
Màu trắng là màu mây của em
Em đi muôn dặm thư về chậm
Chỉ lấy màu mây trắng nhắn tin.
Màu trắng của đám mây, trôi ngang qua khung trời nhung nhớ, đan xen những hình ảnh: mây trắng – em – nỗi nhớ, lồng vào nhau, gợi mãi không thôi. Hai phương trời chỉ một phong thư: mây trắng nhắn tin.
Trong tập Hái theo mùa, có một bài thơ tình xinh xắn, bài Tập qua hàng. Bài thơ pha trộn và đi giữa ngôn ngữ và tình yêu. Tình yêu khiến cho nhà thơ như bâng khuâng, ngập ngừng, khó nói trọn lời. Hãy xem diễn đạt của tác giả thì rõ. Một bài thơ bảy chữ, viết theo kiểu qua hàng của lối thơ vắt dòng, đúng âm vận và luật nhưng cũng có thể hiểu theo kiểu thơ tự do, thơ văn xuôi. Nỗi chờ đợi như kéo dài ra, khiến thời gian cũng nhuốm cả tâm tình tác giả. Khách thể hóa tâm trạng bằng những hình ảnh: nắng, cây, ngõ, bướm và choàng lên đó các cung bậc của mong, nhớ, chờ, làm cho toàn bộ bài thơ thành một không gian tâm tưởng của cô đơn, khắc tạc vào một ngày và chỉ một ngày nữa thôi:
Chỉ một ngày nữa thôi. Em sẽ
trở về. Nắng sáng cũng mong. Cây
cũng nhớ. Ngõ cũng chờ. Và bướm
cũng thêm màu trên cánh đang bay.
*
Thơ tình Chế Lan Viên đa dạng trong việc chọn thể loại và diễn đạt. Câu thơ có lúc thật ngắn, có lúc thật dài. Bài thơ có khi là lục bát, có khi là tứ tuyệt. Đặc biệt và tài hoa là khi sử dụng hình ảnh. Hình ảnh đa nghĩa, giàu suy tưởng. Thơ tình làm nên nét riêng trong thế giới nghệ thuật của Chế Lan Viên.
TS. HUỲNH VĂN HOA
Tuyển Tập 15 Bài Thơ Hay Nhất Của Chế Lan Viên (Phan Ngọc Hoan)
Chế Lan Viên tên thật Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 14/1/1920 ở Cam Lộ, Quảng Trị. Lên 7 tuổi, cả nhà chuyển vào Bình Ðịnh, bút danh Mai Lĩnh, Thạch Hãn, Thạch Mai. Năm 17 tuổi, nổi tiếng với tác phẩm Ðiêu tàn. Năm 1939, Chế Lan Viên ra Hà Nội học, vào Sài Gòn làm báo, lại về Huế dạy học. Khoảng 1942, ra Vàng sao, viết tập truyện ngắn Gai lửa. Sau Cách mạng tháng 8, làm báo Quyết thắng của Việt Minh Trung Bộ… Năm 1949, Chế Lan Viên vào Ðảng Cộng sản Việt Nam.
Chế Lan Viên là một trong số không nhiều nhà thơ nổi tiếng nhất của phong trào Thơ mới 1930 – 1945 và sau 1945 ông vẫn được xem là một nhà thơ có vai trò mở đường và dẫn đường cho thơ ca cách mạng. Kỉ niệm 10 năm ngày mất của nhà thơ (1999), giới nghiên cứu văn học đã tổ chức hội thảo khoa học về Chế Lan Viên. Qua đó, một lần nữa Chế Lan Viên lại được khẳng định tài năng và sự nghiệp, được tôn vinh như một nhà thơ có tầm vóc lớn lao. Tôi không đọc nhiều thơ của Chế Lan Viên nhưng cực kỳ yêu thích và gần như thuộc làu bài “tiếng hát con tàu” của ông: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở; Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Đây là bài viết tổng hợp 15 bài thơ được coi là nổi bật nhất của ông, những bài thơ hay nhất của Chế Lan Viên, mời các bạn cùng xem và thưởng thức:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rétTình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương
Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng? Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân
2, Người Đi Tìm Hình Của Nước
Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp Giấc mơ con đè nát cuộc đời conHạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn
Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi Lòng ta thành con rối Cho cuộc đời giật dây
Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? Nụ cười sẽ ra sao? Ơi, độc lập! Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc Khi tự do về chói ở trên đầu
Bác thấy: dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt Ruộng theo trâu về lại với người cày Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc Không còn người bỏ xác bên đường ray
3, Con Cò
4, Những Sợi Tơ Lòng
5, Xuân
Ai đâu trở lại mùa thu trước Nhặt lấy cho tôi những lá vàng? Với của hoa tươi, muôn cánh rã Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!
Ai biết hồn tôi say mộng ảo Ý thu góp lại cản tình xuân?
Có một người nghèo không biết Tết Mang lì chiếc áo độ thu tàn!
Có đứa trẻ thơ không biết khóc Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!
Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ! Một cánh chim thu lạc cuối ngàn
6, …Cái Vui Bây Giờ
Nắng đem chia mùa mới xuống trăm nhà Đã tắt tiếng than cuộc đời gió thổi Mẹ ru con bằng bài ca bộ đội Đời quá vui nên áo vải cũng cài hoa
7, Cái Sọ Người
8, Tình Ca Ban Mai
Em đi, như chiều đi Gọi chim vườn bay hết
Em về, tựa mai về Rừng non xanh lộc biếc
Em ở, trời trưa ở Nắng sáng màu xanh che
Tình em như sao khuya Rải hạt vàng chi chít
Sợ gì chim bay đi Mang bóng chiều bay hết
Tình ta như lộc biếc Gọi ban mai lại về
Dù nắng trưa không ở Ta vẫn còn sao khuya
Hạnh phúc trên đầu ta Mọc sao vàng chi chít
Mai, hoa em lại về…
9, Vòng Cườm Trên Cổ Chim Cu
1/1974
10, Đêm Tàn
11, Đêm Xuân Sầu
12, Điệu Nhạc Điên Cuồng
13, Mồ Không
Lời của mồ không:
14, Hoa Đào Nở Sớm
Rặng đào trước ngõ em qua Sáng nay bỗng ướm cành hoa vào mùa Đầy vườn lộc biếc cây tơ Năm đi chưa hết, đã ngờ xuân đâu Bỗng dưng một đóa hoa đầu Nghe như đất lạ năm nào gặp em Phải rằng xê xích thời gian Vầng dương bên ấy mọc sang bên này? Nắng hoe. Bướm trở mình bay Cánh non nở vội kịp ngày chào hoa
***
Lòng anh từ độ em qua Hoa bay bướm dạo, cùng ta vào đời
15, Ngủ Trong Sao
Đêm hôm nay ngồi đây trên bờ bể Ta lặng đếm thử bao nhiêu thế kỷ Đã trôi trong một phút vội vàng qua Ta lắng nghe những thế giới bao la Tụ họp lại trong lòng muôn hột cát Dòng tư tưởng lần trôi trong Lầm Lạc Hồn say sưa vào khắp cõi Trời Mơ Ai kêu ta trong cùng thẳm Hư Vô? Ai réo gọi trong muôn sao, chới với? – Nàng, nàng, nàng, thôi chính nàng đương mong đợi
11 Bài Thơ Chế Hay Về Cuộc Đời: Ý Nghĩa Và Thâm Sâu
(www.LoiChucNhau.com) – Tuyển chọn 11 bài thơ chế hay về cuộc đời rất thâm sau và mang đầy ý nghĩa. Đây cũng là những bài thơ chề hay về cuộc đời mà được nhiều người thích vì nó còn mang cả sự châm biếm cũng như đang phản ảnh phần nào thực tế xã hội hiện nay. Chúc mọi người có thời gian thư giãn thoải mái với những bài thơ chế hay về cuộc đời.
Bài thơ chế hay về cuộc đời số 1:
Bài thơ chế hay về cuộc đời số 2:
BÀI THƠ: THÓI ĐỜI – Tác giả: Ngạo Thiên
Cuộc đời như thước phim dài Người đời họ diễn, thiên tài nhập vai Biết rằng diễn xuất rất hài Nhìn thôi đã hiểu, chẳng nài nói ra
Lòng người hai mặt thôi mà Cuộc đời là thế, chẳng thà để xem Trước mặt không ngớt lời khen Sau lưng nói xấu, nhỏ nhen từng lời
Buồn thay cái thói ở đời Miệng đời là thế, những lời dèm pha Tiểu nhân ganh ghét thôi mà Thôi thì cứ diễn, ta thì cứ xem.
Bài thơ chế hay về cuộc đời số 3:
THƠ LỤC BÁT ĐỜI
Bài thơ chế hay về cuộc đời số 3:
THƠ SỰ ĐỜI: ĐƯỢC GÌ VÀ MẤT CHI
Bài thơ cựu hay và đầy ý nghĩa về cuộc đời số 4:
THƠ VỀ CUỘC ĐỜI
Thơ: Tùng Trần
Bài thơ cựu hay và đầy ý nghĩa về cuộc đời số 5:
BÀI THƠ: ĐỜI BỂ KHỔ Thơ: Hương Nguyễn Đời bể khổ cũng vì vật chất Bỏ buông đi chất ngất niềm vui Cần chi tất tả ngược xuôi Đông nay cũng đến an vui cuối đời
Bài thơ cựu hay và đầy ý nghĩa về cuộc đời số 6:
THƠ VIẾT VỀ TIỀN!!! Thơ: Giọt Buồn Không Tên Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn có vợ đẹp phải nhiều Dola Có tiền thì được làm cha Có tiền mới có Vila nhà lầu
Không tiền đừng nói lời yêu Mất công chua xót thêm nhiều người ơi.
Bài thơ cựu hay và đầy ý nghĩa về cuộc đời số 7:
Thơ: Nguyễn Hưng Đời vẫn thế thị phi khó hiểu Có thọ ơn có kiểu ban ơn Người khôn biết nén câm hờn Kẻ ngu mổ xẻ thiệt hơn rạch ròi
Bài thơ cựu hay và đầy ý nghĩa về cuộc đời số 8:
Thơ: Nguyễn Hưng Cuộc sống này mắt đời luôn dòm ngó Tiếng thị phi luôn sẵn có cho mình Người buông lời dèm xỉm với miệt khinh Khi ta vướng bùn sình hay va vấp
Bài thơ cựu hay và đầy ý nghĩa về cuộc đời số 9:
ĐI VỀ MỘT CÕI LÀ ĐÂY CHỈ VÀI TẤC ĐẤT CHE ĐẦY THÂN TA Thơ: Quốc Phương Ôi cuộc sống..giàu nghèo luôn phân tỏ Cũng làm ăn..người khó..kẻ giàu sang Giới thượng lưu thì đời sống huy hoàng Người nghèo khổ..lo toan đời vất vả
Bài thơ cựu hay và đầy ý nghĩa về cuộc đời số 10:
ĐỜI ! Thấy cám cảnh tình đời chao đảo Vì đồng tiền giả tạo đua chen Con người bổng chốc thấp hèn Đúng sai khó đoán, trắng đen khó tường
Thơ Đạo Phật
Cập nhật thông tin chi tiết về Bánh Vẽ – Bài Thơ Mang Đậm Ý Nghĩa Sâu Sắc Của Chế Lan Viên trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!