Bạn đang xem bài viết Bi – Trí – Dũng Trong Cuộc Sống được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhằm góp phần thêm sáng tỏ Bi Trí Dũng trong cuộc sống để độc giả nhận biết phần nào tính thiết thực của Bi Trí Dũng. Có thể nói, Bi Trí Dũng là bản hoài của mười phương chư Phật, của Phật giáo, của GĐPT Việt Nam (châm ngôn).
Duyên khởi: Trước khi dẫn chứng những hiện thực của Bi Trí Dũng, hãy thử nhận xét duyên nhân GĐPT lấy Bi Trí Dũng làm châm ngôn. Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, người dân Việt bừng tỉnh sau cơn mê của liều thuốc Bắc thuộc và Tây thuộc: phong trào Cần Vương, Văn Thân, Duy Tân, Đông Du, Bác Hồ tìm đường cứu nước, Cách mạng văn hóa, Tự lực Văn đoàn, v.v… Những nhà uyên thâm Phật học thì vận dụng giáo lý Phật Đà vào việc giữ gìn phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Việt. Đoàn Phật học Đức Dục ra đời, (Ba) châm ngôn và (Năm) điều luật là định hướng tân tiến của Đoàn trên tinh thần kế thừa chọn lọc nhịp nhàng theo thời gian của nền tảng Tam Cang Ngũ Thường (Khổng giáo), Tam quy Ngũ giới (Phật giáo).
Châm ngôn và điều luật của GĐPT là kế thừa xuyên suốt của đoàn Phật học Đức Dục.
Đạo Phật là đạo như thật: Đức Thích Ca đã từng tuyên bố: “Hơn 45 năm thuyết pháp độ sinh, Ta chưa nói một lời nào”. Nghĩa là những gì Ngài vận dụng, mọi phương tiện (kế sách) truyền đạt đến mọi thành phần trong xã hội thời bấy giờ chỉ nhằm làm sáng tỏ chân lý cuộc đời để con người nhận biết chân lý, sống đúng chân lý, sống hợp chân lý hầu thọ hưởng an vui tự tại giải thoát trên cuộc đời và tạo nhân cho quả lai sanh. Còn những gì Ngài chứng ngộ thì ngôn từ thế gian không thể diễn đạt được. Như vậy, có thể quy kết Tam Tạng Kinh Điển Phật chỉ nhằm làm sáng tỏ chân lý. Đã là chân lý thì là của chung. Như ánh nắng mặt trời chẳng hạn, thì động, thực vật… trên trái đất này tùy nghi vận dụng để có ích cho sự tồn sinh. Giáo lý Phật cũng thế, vì mê vọng phân biệt nên ta thường nói Bi Trí Dũng là của đạo Phật, là của người Phật tử, của Văn hóa Á Đông… chứ đã là chân lý thì làm gì có sự dành riêng cho ai?!
Bi Trí Dũng trong cuộc sống.
Ví dụ 1 (Đời): Đầu thiên niên kỷ 21 tại TP. HCM có một số lão thành cách mạng, nhân sĩ lão thành, nghệ sĩ nhân dân lão thành… đồng ký tên một bản di chúc tập thể. Trong đó đại ý căn dặn khi họ chết thì bạn bè và thân bằng quyến thuộc không nên tổ chức tang lễ linh đình, không “đi viếng” bằng vòng hoa, liễn đối đắt tiền; thay vì nếu thương tưởng thì dùng tiền mua lễ phẩm đó bỏ vào một cái thùng. Tang gia dùng tiền đó giúp đỡ, hỗ trợ những bệnh nhân nghèo không có tiền chữa trị bệnh (có vị hỏa táng, có vị hiến xác cho khoa học ngành y – Báo Pháp Luật ngày 20/3/2003).
Trước tập quán “sống cái nhà thác cái mồ”, trước xu hướng “thành phố nghĩa trang”, đua đòi xây mộ tháp, vòng hoa, liễn đối cao cấp… mà những vị này thực hiện một bản di chúc như thế, theo thiển kiến của tôi, họ đã thể hiện Bi Trí Dũng.
Ví dụ 2 (Đạo): Giữa thập niên 70 của thế kỷ 20, đất nước Việt Nam đã hòa bình thống nhất, giang sơn quy về một mối. Một số Chư vị Tăng Ni, Cư Sĩ đã sáng tạo vận dụng thời cơ để PGVN được thực sự thống nhất. Tuy gặp bao chướng duyên oan trái nội tại, ngoại cảnh nhưng Đại hội thống nhất PGVN đã tiến hành, đặt nền móng cho sự tồn vong của PGVN trong thời đại mới. Nếu không hành sự trên tinh thần Bi Trí Dũng như thế thì PGVN dễ đi vào ngõ cụt.
Ví dụ 3 (GĐPT): Trước bao cố chấp cực đoan nội tại nhưng Hội nghị Huynh trưởng cấp Tấn, cấp Dũng đã tiến hành tu chỉnh nội quy GĐPT nhân kỷ niệm 50 năm danh xưng GĐPT (2001). Hội nghị đã đột phá một số nguyên tắc cố hữu để mở ra hướng đi cho GĐPT thích nghi với thời đại mới, là thể hiện tinh thần Bi Trí Dũng.
… “Dũng trong Trí Tuệ và Dũng trong Từ Bi. Dũng vượt qua bờ giác và Dũng vượt thoát rừng mê. Dũng vô úy nhẫn nhục vị tha, Dũng như Tất Đạt Đa”./.
Dương Đình Trí Cựu Huynh Trưởng GĐPT Quảng Ngãi
Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Hay Về Sự Đoàn Kết, Dũng Cảm, Mưu Trí, Liêm Khiết
Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ hay về sự đoàn kết? Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ hay về dũng cảm? Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ hay về mưu trí? Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ hay về liêm khiết
Có những câu ca dao tục ngữ hay về sự đoàn kết, dũng cảm, mưu trí, liêm khiết nhỉ?
Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm
Câu tục ngữ này nghĩa bóng là không nên đánh đồng coi mỗi người trong một nhóm là như nhau. Thường câu này dùng theo nghĩa không nên đánh giá một người nào đó xấu như các người khác trong nhóm.
2.
Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn
Câu này có nghĩa là phải biết đoàn kết với nhau, bạn bè đoàn kết, gia đình đoàn kết và xa hơn nữa là dân tộc phải biết đoàn kết với nhau.
3.
Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Nghĩa của câu tục ngữ. ” Một cây” chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn ” ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây. Còn ” chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng quyết tâm. Từ ý nghĩa đó,câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc
4.
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công
Đây là một câu nói rất nổi tiếng của Bác Hồ, với ý nghĩa là dân tộc ta phải luôn luôn đoàn kết. Đoàn kết là truyền thống vĩnh cửu trong hàng nghìn năm giữ nước của dân tộc ta, giúp dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa, thôn tính.
5.
Dân ta nhớ một chữ đồng : Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
Vẫn là một câu nói nổi tiếng của vị cha già dân tộc ta. Hai câu thơ trên trích trong bài “Nên học” của Bác Hồ với 4 chữ Đồng đã thể hiện tư tưởng của Người về xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng, tập hợp và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc.
6.
Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Qua câu tục ngữ trên ta có thể thấy rằng ông cha ta đã sử dụng những loại rau rất gần gũi với người Việt là “bầu” và “bí” để gửi gắm những lời khuyên sâu sắc đến thế hệ mai sau.
7.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Lá lành đùm lá rách.
Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng.
9.
Đoàn kết thì sống , chia rẻ thì chết.
Câu ca dao là một lời dạy, một bài học quí báu. Mỗi người chúng ta cần hiểu rõ, vậy nên chỉ có sự đoàn kết mới giúp chúng ta xây dựng nên được một xã hội văn minh, một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.
10. Câu tục ngữ với ý nghĩa răn dạy người ta phải biết tự lượng sức mình, khi làm 1 việc gì đó nếu mình đủ khả năng thì hãy làm.
11.
Đã sợ đừng làm, đã làm đừng sợ
12.
Đã sợ đừng làm, đã làm đừng sợ
Câu tục ngữ với ý nghĩa giữa lời nói và việc làm, là cả chiều dài, tùy người mà từng mức độ.
13.
Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, Liêm tức là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, Chính, “nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn”, Chí công vô tư là: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”
14. Đây là câu tục ngữ với ý nghĩa là nếu mình không làm điều gì xấu thì mình cũng chẳng sợ điều gì cả. ai muốn nghĩ sao cũng được lương tâm mình tự biết mình đúng hay sai …sẽ không có gì có thể chi phối lương tâm minh
15.
Đói cho sạch, rách cho thơm Chớ có bờm xôm, để đời tiếng xấu
Câu này có nghĩa là dù có đói nghèo, khổ cực, dù vật chất có thiều thốn nhưng vẫn giữ được cái đạo làm người, vẫn giữ đc sự trong sạch, liêm khiết của đạo đức, phẩm chất của một con người.Câu này khuyên chúng ta dù hoàn cánh có khốn khó, éo le, đói khổ như thế nào đi nữa thì vẫn phải sống làm sao cho ” sạch”, cho ” thơm”.
16.
Cười người chớ vội cười lâu Cười người hôm trước hôm sau người cười
Câu tục ngữ mang ý nghĩa Ai cũng có điều hay, lẽ dở, điểm mạnh và điểm yếu. Đừng chủ quan cho rằng mình đã giỏi và hoàn thiện, hoàn mỹ rồi đi mỉa mai, coi thường người khác. Nếu coi thường người khác, rồi sẽ có lúc chúng ta rơi vào hoàn cảnh như của họ bây giờ, và sẽ bị người khác cười chê lại.
17.
Của mình thì giữ bo bo, của người thì đớp cho no mới về
Câu này muốn ám chỉ đến những người có tính xấu rất ích kỷ, của mình chẳng muốn mất với ai cả và cũng không muốn giữ gìn cho ai vậy mới có câu của người thì để cho bò nó ăn, bản chất và sự việc muốn nói đến những kẻ quá hẹp hòi ích kỷ chỉ biết riêng cho mình ko vì lợi ích cộng đồng.
18.
Của thấy không xin Của công giữ gìn Của rơi không nhặt
Ba câu này ý muốn nói về tính liêm khiết của con người, và nghĩa của từng câu đã quá rõ ràng
19.
Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vạy
Câu này thì giống như mình ngay thẳng thì có tiếng tăm, còn gian dối thì để lại tiếng xấu
20.
Mất lòng trước, được lòng sau
Những Câu Nói Hay Trong Ngôn Tình Ngược Đầy Bi Thương
1. “Lúc còn trẻ chúng ta từ bỏ, cho rằng đó chỉ là một cuộc tình, nhưng cuối cùng mới biết, đó thực ra là cả cuộc đời.” – Hẹn đẹp như mơ (Phỉ Ngã Tư Tồn)
2. ” Đời này, anh nợ em.Anh và cô ấy, sinh tử không rời.” – Thất tịch không mưa (Lâu Vũ Tình)
3. “Nếu có một người vượt qua nghìn dặm để gặp lại bạn, nếu có một người xa cách vạn dặm cũng chung thủy chờ đợi thì anh ấy chính là người dành cho bạn. Những người yêu nhau sẽ không bao giờ lạc mất nhau. Cho dù họ có bị chia xa trong chốc lát, nhưng rồi, sẽ có ngày họ tìm được nhau. Trái Đất hình tròn mà, chẳng phải vậy sao?” – Mây trên đồng bay mãi (An Dĩ Mạch)
4. “Lúc đang yêu, chúng ta thiếu đi khoảng cách để làm ta tỉnh ngộ. Đến khi hết yêu rồi thì chúng ta lại thiếu đi sự dũng cảm để tự ngộ về những điều mình đã trải qua.” – Cô đơn vào đời (Dịch Phấn Hàn)
5. “Cũng phải, người ta luôn nếm trải cái không hạnh phúc thì mới hiểu thế nào là hạnh phúc… Khi còn son trẻ chúng mình cũng đã từng lạc bước, nhưng vẫn ổn. Ngược xuôi ngang dọc, thì ra anh vẫn ở đây…” – Hóa ra anh vẫn ở đây (Tân Di Ổ)
6. “Yêu xa dường như rất mặn nồng ngọt ngào, bởi vì có gian nan cho nên càng thêm quý trọng. Thật ra, nguy hiểm rình rập tứ phía, bởi khi anh và em cùng sống ở hai thế giới khác nhau, hai người không có bất cứ một điểm chung nào. Dần dần, cảm thấy đối phương đã thay đổi, thực tế có lẽ do chính mình thay đổi, cũng có thể chẳng có gì thay đổi cả, chỉ là bản thân viện cớ thoái thoát và rồi tình cảm từ từ phai nhạt, thế là mọi chuyện đi vào hồi kết, mỗi người sống cuộc sống của riêng mình.” – Em là học trò của anh thì sao? (Điền Phản)
7. “Tình yêu chỉ dựa vào cố gắng từ một phía, đôi khi sẽ không thể đến được đích.” – Mười năm không xa (Cửu Lộ Phi Hương)
8. “Không giống như bài thi, tất cả những câu hỏi phức tạp đều có được đáp án. Trong cuộc sống thật sự, có những việc mãi mãi không bao giờ có được đáp án.” – Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi (Cửu Bá Đao)
9. “Liễu Địch, thứ tôi có thể cho em trong cuộc đời này, chỉ là danh dự trong sạch và một tương lai tươi đẹp mà thôi. Thế nhưng, nếu chúng ta có kiếp sau, nếu kiếp sau tôi có đôi mắt sáng, tôi sẽ ở bến xe này… đợi em.” – Bến xe (Thương Thái Vi)
10. “Tình yêu thường có những lý lẽ không ai hiểu được, dù cho những lý lẽ của nó mang đến rất nhiều nước mắt, nỗi đau và cả sự tổn thương.” – Cướp anh từ tay định mệnh (Leng Keng)
11. “Mỗi người chỉ có một trái tim, tự đau cho mình còn chưa xuể, chỉ có em là ngốc nghếch. Chẳng có ai đáng để em phải vì họ mà làm thế.” – Ngoảnh lại hóa tro tàn (Tân Di Ổ)
12. “Không cầu kiếp sau gặp lại, chỉ mong đời này kết duyên. Thế gian duy nhất một chuyện, nguyện nắm tay em tới cùng.” – Đừng nói với anh ấy tôi vẫn còn yêu (Lục Xu)
13. ”Dĩ Thâm, em đã đếm đến chín trăm chín mươi chín anh mới đến, lần sau nếu để em đếm đến một nghìn thì em sẽ mặc kệ anh!… Dĩ Thâm, em đã đếm mấy lần chín trăm chín mươi chín rồi.”“Còn bảy năm nay, anh đã đếm bao nhiêu lần chín trăm chín chín? Không phải không nghĩ đến bỏ cuộc, chỉ là không có cách nào đếm đến một nghìn!” – Bên nhau trọn đời (Cố Mạn)
14. “Hóa ra, tình yêu đẹp đẽ mà cô ấp ủ hy vọng chỉ là bọt nước, cô bước tới ranh giới cấm kỵ mà không hề hay biết, chỉ cần hụt chân một cái thì sẽ muôn đời muôn kiếp không trở lại được nữa, anh dùng chút lý trí còn sót lại để giúp cô giữ thăng bằng, nhưng cô khước từ, thậm chí… vô tri oán hận anh!” – Thất tịch không mưa (Lâu Vũ Tình)
15. “Có lẽ trong cuộc đời, có người nào đó luôn mang theo hình bóng một người khác, muốn xóa bỏ cũng không được. Giống như định mệnh, ràng buộc họ với nhau suốt cuộc đời” – Sự chờ đợi của Lương Thần (Tình Không Lam Hề)
16. “Đối với một số người, vết thương chữa lành theo thời gian. Đối với một số người khác, thời gian chỉ càng làm cho vết thương rỉ máu.” – Bên nhau trọn đời (Cố Mạn)
17. “Yêu một người không sai. Yêu một người không nên yêu cũng không sai. Nhưng yêu một người không nên yêu mà bất chấp tất cả là sai. Khi còn trẻ, bạn có thể phạm lỗi nhưng hãy cố gắng hết sức mình để không phạm phải lỗi lầm mà không thể xoay chuyển được.” – Bốn năm phấn hồng (Dịch Phấn Hàn)
18. “Câu nói lãng mạn nhất trên thế gian không phải là ‘anh yêu em’ mà là ‘ở bên nhau’, đó là lời hứa trọn đời trọn kiếp với người yêu” – Hướng về trái tim (Hoa Thanh Thần)
19. “Người phụ nữ thông minh hay không, xinh đẹp hay không, đều không quan trọng, quan trọng chính là người mà cô ấy yêu có coi cô ấy là duy nhất hay không.” – Ai hiểu được lòng em (Lục Xu)
20. “Anh từng thử quên em, anh tưởng thời gian có thể xóa nhòa tất cả. Ba trăm ngày giày vò đã khiến anh hiểu ra rằng: Điều gì anh cũng đều làm được, ngoại trừ… quên em.” – Mãi mãi là bao xa (Diệp Lạc Vô Tâm)
21. “Buông tay – không phải vì không yêu… Mà vì phát hiện bản thân trở thành chướng ngại hạnh phúc của người kia.” – Thích (Cảnh Hành)
22. “Cứ tiến về phía trước, sẽ có người yêu em hơn tôi.” – Từng Có Một Người Yêu Tôi Như Sinh Mệnh (Thư Nghi)
23. “Mong rằng những lúc tôi trở về, em háo hức chạy ra đón tôi là vì đợi tôi về, mà không phải muốn nghe tin tôi chết.Mong rằng những lúc tôi mệt mỏi, em pha cho tôi cốc cà phê ấm áp, mà không phải tìm cách độc chết tôi. – Ngủ cùng sói (Diệp Lạc Vô Tâm)
24. “Yêu, chúng ta không thể dính vào!” – Đồng Lan Cộng Hôn (Diệp Lạc Vô Tâm)
25. “Dù bây giờ nằm trong mồ chờ chết, hoặc sau này chết không có chỗ chôn đều chẳng là gì cả, chỉ cần cô ấy vui là được.” – Nếu không là tình yêu (Diệp Lạc Vô Tâm)
26. “Một khi đã khắc cốt ghi tâm, cho dù bị phủ đầy bao nhiêu, chỉ cần con tim vẫn còn đập, cho dù thế nào cũng không thể lãng quên.” – Gió mang kí ức thổi thành những cánh hoa (Diệp Lạc Vô Tâm)
27. “Cả em và tử thần đều muốn có anh, có điều em có ưu thế hơn ông ta, bởi vì em yêu anh, yêu anh sâu sắc” – Yêu anh hơn cả tử thần (Tào Đình)
28. “Cô bé của tôi, chúc em một đời bình an vui vẻ.” – Từng Có Một Người Yêu Tôi Như Sinh Mệnh (Thư Nghi)
29. “Chờ đợi không đáng sợ. Đáng sợ là không biết phải chờ đợi đến bao giờ.” – Bên nhau trọn đời (Cố Mạn)
30. “Tình, đợi anh.” – Thất tịch không mưa (Lâu Vũ Tình)
Được Và Mất Trong Cuộc Sống
Trong cuộc đời mỗi con người, có người cho nhiều hơn là nhận, lại có kẻ thích nhận hơn cho đi. Khi ta có được một thứ gì đó cả về vật chất lẫn tinh thần, đồng nghĩa với sự mất mát ở một mặt khác. Đó là quy luật không thành văn của cuộc sống. Đó cũng là một lí lẽ cho những bất hạnh hay hạnh phúc: được và mất. “Được” nghĩa là như thế nào? Ta có thể hiểu từ “được” theo ý nghĩa khách quan. Khi ta nhận một sự tốt đẹp nào đó từ ai khác ban tặng hay từ những nỗ lực ta cố gắng thực hiện được thành công. Khác với “bị” hoàn toàn từ “được” ở đây mang một ý nghĩa khích lệ tinh thần làm cho tâm trạng con người vui vẻ, thoải mái. Trái ngược một cách gay gắt với được là mất và có thể hiểu rằng không có cái được nào mà không mất đi. Mất tiền bạc, mất tình cảm, mất bạn… điều gọi chung là mất mát trong cuộc đời và làm ta chùn bước, đau khổ, thậm chí gục ngã. Thế nhưng không có gì là toàn diện, tất nhiên ta sẽ thấy và chạm phải hai mặt đối lập của được và mất để cảm nhận sâu sắc sự khác biệt của chúng.
Trong cuộc sống về mặt vật chất, khái niệm được và mất tồn tại ở một lằn ranh rõ ràng và đối lập. Ông trời không bao giờ cho con người cái gì mà không lấy mất đi của họ một thứ khác. Khi bạn trúng một tờ vé số, nghĩa là bạn phải mất một cái gì đấy trước đó. Gọi nôm na là “bù đắp”. sự “được” ở đây đồng nghĩa với việc xoa dịu đi cái mất mát trước kia. Đơn giản hơn là mua một chiếc tivi với giá cao hàng tốt tương ứng với việc mất một khoản tiền lớn để có nó. Điều đó còn đại diện cho một khái niệm rõ ràng nhưng ẩn giấu: công bằng. Lẽ nào ta lại có được tất cả vật chất quý giá mà không tốn một đồng? Lẽ nào khi cho đi ta lại không được gì ? Xét cho cùng vật chất tạo ra từ con người và cũng hình thành nên khái niệm “được”- “mất” trong cuộc sống.
Còn về mặt tinh thần được và mất thậm chí chỉ xê xích sợi tơ, lẫn lộn và mờ nhạt, dễ bị tinh thần cá nhân chi phối một cách đáng kinh ngạc. Một trường hợp ví dụ bạn giúp một bà cụ qua đường, không may bạn bị xe quẹt phải và trầy trụa khắp người. Thế nhưng khi đối diện với ánh mắt biết ơn của bà cụ, sự đau đớn tan biến nhanh chóng. Bạn cho đó là niềm vui, là hạnh phúc. Gia đình bạn thì không, họ quở trách khi thấy bạn bị xây xát vì bởi lo lắng. Sâu trong lòng bạn vẫn cảm thấy vui và mãn nguyện với chính mình. Đó là sự “được”. Ta thà mất đi lành lặn của da thịt, để đổi lại niềm hạnh phúc cho riêng mình. Có mấy ai dám làm và được trọn vẹn đâu?
Và, con người xét ra vẫn là một sinh vật nhỏ bé. Họ vẫn mang chữ “con” trước chữ “người”, để luôn khiêm tốn trước cuộc đời. Không ai được quá nhiều mà cũng không ai mất đi quá nhiều. Vậy ai giải thích được tại sao có những danh nhân giàu có và có những đứa trẻ bị chất độc da cam nghèo khổ? Sự đối lập đó có quá bất công không? Không đâu, họ luôn có một niềm vui nào đó để bù đắp lại hay một nỗi khổ tâm thầm kín. Những đứa trẻ được tình thương nhiều hơn từ ba mẹ, làng xóm, và cả một xã hội dõi theo với niềm xót xa, day dứt. Còn những doanh nhân kia có thể nhiều tiền, trái lại ít hạnh phúc, họ vô tình với cuộc sống và gia đình để chạy đua cùng những con số và đồng tiền. Tiền là giấy, tiền là phù du nhưng trong tâm trí họ nó là tất cả, tất cả niềm vui vô vọng và phù phiếm.
Biết chăng, có những người suốt cuộc đời cống hiến cho nhân loại, các công trình khoa học, nhưng khi mất đi lại bị lãng quên. Họ chẳng trách sự vô tâm của ta đâu; Đối với họ, sự “được” chính là niềm hạnh phúc và tiến bộ mai sau của cả nhân loại…về mặt tinh thần, được và mất luôn xoa dịu và chồng chất lên nhau tạo đủ cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố…, không phải cứ vui là ta đang sung sướng. Đôi lúc ta đang buồn, nhưng có một bờ vai để tựa vào là một thứ hạnh phúc khác. Có những nghệ sĩ hài, hễ bước lên sân khấu là khiến khán giả cười, ai biết trong lòng họ đang khóc ròng. Ai biết được họ lấy những nụ cười của khán giả để trám lên con tim đau khổ của họ? niềm vui mong manh nhưng giúp cân bằng với một nỗi đau vô bờ bến:
“Bán cười cho thiên hạ
Mua tiếng khóc cho đời”…
Có những kẻ suốt cuộc đời chỉ biết đi tìm niềm hạnh phúc, giàu sang cho riêng mình. Họ cứ ngỡ cuộc sống mà chữ “được” nhiều hơn “mất” sẽ toàn màu hồng. Hỡi ôi lầm to! Những con người đáng thương kia ơi! Có ai, nhận mãi mà không cho đi rồi sẽ hưởng vui sướng trong thanh thản? Có ai cứ đợi sự ban phát của người khác, mà trong sự ban phát ấy luôn chứa đựng tình thương thật sự? Có ai, không cho đi mà nhận lại tình yêu thương đích thực, hay đó chỉ là cuộc đổi chác xảo trá? Không biết ngày mai sẽ ra sao, nếu bạn sống mà không biết vì người khác:
“Trên đời này có gì đẹp hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”…
Sự tỉnh ngộ kịp thời của kẻ chỉ biết vun vén cá nhân có thể rẽ cuộc đời họ sang một con đường khác tốt đẹp hơn. Có thể vì giáo dục, vì tính tình, vì chữ “tôi” … họ chỉ thích “được” chăng? Vậy nên, việc xây dựng nhân cách từ buổi đầu còn ngồi trên ghế nhà trường là hết sức quan trọng. Ngay từ thuở nhỏ, ta nên tập có đức tính này.
“Được và mất” là bài học đầu tiên để con người biết được các niềm đau khổ và vui sướng của cuộc sống. Chúng ta cũng nên rèn luện bản thân mình thường xuyên. Hy vọng, cả một xã hội loài người bao la này, sẽ dung hòa và hiểu rõ được hai chữ “được”, “mất”, để xây dựng một cuộc sống hoàn hảo hơn về tình cảm lẫn vật chất.
Chúng ta càng đặt nặng 2 vấn đề được và mất thì đau khổ sẽ càng lớn vì nguyên thủy ban đầu được và mất vốn không tồn tại, được và mất là do tâm con người khởi lên mà thôi. Bản chất được và mất chính là nhân duyên hội tụ mà hình thành. Vì vậy, khi “được” cái gì chúng ta cũng đừng quá vui sướng và khi “mất” cái gì thì chúng ta cũng đừng quá đau khổ, làm được như vậy cuộc sống chúng ta sẽ nhẹ nhàng và an lạc.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bi – Trí – Dũng Trong Cuộc Sống trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!