Xu Hướng 6/2023 # Câu Nói Của Ông Thiệu # Top 9 View | Dtdecopark.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Câu Nói Của Ông Thiệu # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Câu Nói Của Ông Thiệu được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Người để lại cho đời câu nói nổi tiếng nhất thế kỷ 20 là cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Đó là câu nói: “Đừng nghe những gì Cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm.” Câu nói này đúng muôn đời vậy.

Trong tuần này là sinh nhật Ông Thiệu, chính xác là Thứ Tư ngày 5 tháng 4. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 5 tháng 4 năm 1923 tại Phan Rang, Tháp Chàm.

Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng là người có công lớn trong cuộc đảo chánh, lật đổ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Theo thông tin tóm lược từ Tự Điển Bách Khoa Mở, ông Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001) nguyên là một vị tướng lĩnh trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, mang cấp bậc Trung tướng. Sau ông tham chính làm Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia Việt Nam Cộng hòa thời kỳ 1965-1967 và Tổng thống Việt Nam Cộng hòa thời kỳ 1967-1975.

Ông sinh ngày 5 tháng 4 năm 1923 tại Phan Rang, Tháp Chàm, rửa tội theo Công giáo với tên thánh là Martino. Ông là con út trong gia đình có bảy người con (năm trai, hai gái) nên lúc nhỏ được gọi là cậu Tám. Ông có hai người anh: Nguyễn Văn Hiếu (hơn ông Thiệu 16 tuổi) và Nguyễn Văn Kiểu. Nguyễn Văn Hiếu thời Đệ nhị Cộng hòa được bổ làm đại sứ ở Ý còn Nguyễn Văn Kiểu làm đại sứ ở Đài Loan.

Khi đi học ông lấy ngày sinh là ngày 24 tháng 12 năm 1924. Học hết lớp Đệ tứ ở quê nhà ông lên Sài Gòn để học nghề ở Trường Kỹ thuật Đỗ Hữu Vị(sau đổi là Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng).[cần dẫn nguồn] Sau đó, ông được người anh cả Nguyễn Văn Hiếu giúp đưa vào học trong một trường dòng Công giáo của Pháp là Pellerin tại Huế. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông hoàn thành khóa học và quay trở về nhà. Trong ba năm Nhật Bản chiếm đóng, ông làm nông cùng với gia đình. Quan điểm của ông về chủ nghĩa dân tộc ngày càng gia tăng cùng với sự bại trận của Nhật Bản và sự quay lại của quân đội Pháp ở Đông Dương.

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945, ông tham gia lực lượng Việt Minh do Hồ Chí Minh đứng đầu. Ông cùng các đồng chí được huấn luyện quân sự trong rừng dùng gậy tre vì họ không có súng. Năng lực quản lý của ông sớm được công nhận, sau đó được bổ nhiệm trở thành một người đứng đầu Huyện. Nhưng sau chưa đến một năm, ông bắt đầu thất vọng, “Tôi biết rằng Việt Minh là cộng sản”, ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn, và nói thêm: “Họ bắn người dân, họ lật đổ các ủy ban xã, họ tịch thu đất đai”. Ông bí mật vào Sài Gòn, rồi với sự giúp đỡ của anh là Nguyễn Văn Hiếu, ông được nhận vào học Trường Hàng hải (1946-1947). Sau hai năm, ông được mang cấp sĩ quan, nhưng từ chối làm việc trên một con tàu khi biết được chủ người Pháp sẽ trả lương cho ông thấp hơn lương của sĩ quan Pháp.

Từ đó ông bỏ hẳn ý định theo nghiệp hàng hải và nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 43/300.661, ghi danh khóa đầu tiên khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1948 (Khoá Bảo Đại, sau đổi tên thành Khoá Phan Bội Châu) tại Trường Võ Bị Huế, tiền thân của Trường Võ bị Đà Lạt…

Năm 1963, ông tham gia lực lượng đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Sau đảo chính, ông được thăng Thiếu tướng Uỷ viên Hội đồng Quân nhân Cách mạng…

Năm 1967, ông được bầu làm Tổng thống, tuyên bố thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam, với 34,8% số phiếu. Ông giữ chức này cho đến khi chính thể Đệ nhị Cộng hòa sắp sụp đổ vào cuối tháng 4 năm 1975.

Đêm 25 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam. Để cho việc ra đi danh chính ngôn thuận, Trần Văn Hương ký quyết định cử Nguyễn Văn Thiệu là đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch (dù thực ra Tưởng Giới Thạch đã chết từ trước đó 3 tuần)…

Ông Thiệu qua đời vào ngày 29 tháng 9 năm 2001 tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess Medical Center tại Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ, sau khi đột quỵ tại nhà, thọ 78 tuổi. Ông được chôn cất tại Boston.

Tướng Cao Văn Viên, trong một cuộc phỏng vấn lúc cuối đời, đã có một số nhận xét về Nguyễn Văn Thiệu cũng như so sánh giữa Nguyễn Văn Thiệu và Ngô Đình Diệm[cần dẫn nguồn]: “Mỗi người độc tài theo cách riêng. Tổng thống Diệm cai trị nước như một quan lại của thời quân chủ, ông bẩm sinh chống cộng, tự ban cho mình ‘thiên mạng’ cứu nước.Tổng thống Diệm tự hào về dân tộc, tự đại về gia đình, thích độc thoại, không chấp nhận dễ dàng sự chỉ trích. Ông chủ trương ‘tiết trực tâm hư’ nhưng bị ảnh hưởng nặng của gia đình. Còn ông Thiệu thì theo đường lối ‘độc tài trong dân chủ, bên trong chi phối cả hai ngành lập pháp và tư pháp. Bàn tay sắt trong đôi găng nhung…”

Lịch sử trôi qua đi, nhưng những câu nói của ông Thiệu vẫn ở lại với lịch sử:

— Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm!

— Sống mà không có tự do là chết.

— Đất nước còn, còn tất cả, đất nước mất, mất tất cả.

Tới tận bây giờ, những câu nói này cho thấy đúng vô cùng tận.

Người để lại cho đời câu nói nổi tiếng nhất thế kỷ 20 là cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Đó là câu nói: “Đừng nghe những gì Cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm.” Câu nói này đúng muôn đời vậy.Trong tuần này là sinh nhật Ông Thiệu, chính xác là Thứ Tư ngày 5 tháng 4. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 5 tháng 4 năm 1923 tại Phan Rang, Tháp Chàm.Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng là người có công lớn trong cuộc đảo chánh, lật đổ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.Theo thông tin tóm lược từ Tự Điển Bách Khoa Mở, ông Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001) nguyên là một vị tướng lĩnh trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, mang cấp bậc Trung tướng. Sau ông tham chính làm Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia Việt Nam Cộng hòa thời kỳ 1965-1967 và Tổng thống Việt Nam Cộng hòa thời kỳ 1967-1975.Ông sinh ngày 5 tháng 4 năm 1923 tại Phan Rang, Tháp Chàm, rửa tội theo Công giáo với tên thánh là Martino. Ông là con út trong gia đình có bảy người con (năm trai, hai gái) nên lúc nhỏ được gọi là cậu Tám. Ông có hai người anh: Nguyễn Văn Hiếu (hơn ông Thiệu 16 tuổi) và Nguyễn Văn Kiểu. Nguyễn Văn Hiếu thời Đệ nhị Cộng hòa được bổ làm đại sứ ở Ý còn Nguyễn Văn Kiểu làm đại sứ ở Đài chúng tôi đi học ông lấy ngày sinh là ngày 24 tháng 12 năm 1924. Học hết lớp Đệ tứ ở quê nhà ông lên Sài Gòn để học nghề ở Trường Kỹ thuật Đỗ Hữu Vị(sau đổi là Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng).[cần dẫn nguồn] Sau đó, ông được người anh cả Nguyễn Văn Hiếu giúp đưa vào học trong một trường dòng Công giáo của Pháp là Pellerin tại Huế. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông hoàn thành khóa học và quay trở về nhà. Trong ba năm Nhật Bản chiếm đóng, ông làm nông cùng với gia đình. Quan điểm của ông về chủ nghĩa dân tộc ngày càng gia tăng cùng với sự bại trận của Nhật Bản và sự quay lại của quân đội Pháp ở Đông Dương.Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945, ông tham gia lực lượng Việt Minh do Hồ Chí Minh đứng đầu. Ông cùng các đồng chí được huấn luyện quân sự trong rừng dùng gậy tre vì họ không có súng. Năng lực quản lý của ông sớm được công nhận, sau đó được bổ nhiệm trở thành một người đứng đầu Huyện. Nhưng sau chưa đến một năm, ông bắt đầu thất vọng, “Tôi biết rằng Việt Minh là cộng sản”, ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn, và nói thêm: “Họ bắn người dân, họ lật đổ các ủy ban xã, họ tịch thu đất đai”. Ông bí mật vào Sài Gòn, rồi với sự giúp đỡ của anh là Nguyễn Văn Hiếu, ông được nhận vào học Trường Hàng hải (1946-1947). Sau hai năm, ông được mang cấp sĩ quan, nhưng từ chối làm việc trên một con tàu khi biết được chủ người Pháp sẽ trả lương cho ông thấp hơn lương của sĩ quan Pháp.Từ đó ông bỏ hẳn ý định theo nghiệp hàng hải và nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 43/300.661, ghi danh khóa đầu tiên khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1948 (Khoá Bảo Đại, sau đổi tên thành Khoá Phan Bội Châu) tại Trường Võ Bị Huế, tiền thân của Trường Võ bị Đà Lạt…Năm 1963, ông tham gia lực lượng đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Sau đảo chính, ông được thăng Thiếu tướng Uỷ viên Hội đồng Quân nhân Cách mạng…Năm 1967, ông được bầu làm Tổng thống, tuyên bố thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam, với 34,8% số phiếu. Ông giữ chức này cho đến khi chính thể Đệ nhị Cộng hòa sắp sụp đổ vào cuối tháng 4 năm 1975.Đêm 25 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam. Để cho việc ra đi danh chính ngôn thuận, Trần Văn Hương ký quyết định cử Nguyễn Văn Thiệu là đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch (dù thực ra Tưởng Giới Thạch đã chết từ trước đó 3 tuần)…Ông Thiệu qua đời vào ngày 29 tháng 9 năm 2001 tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess Medical Center tại Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ, sau khi đột quỵ tại nhà, thọ 78 tuổi. Ông được chôn cất tại Boston.Tướng Cao Văn Viên, trong một cuộc phỏng vấn lúc cuối đời, đã có một số nhận xét về Nguyễn Văn Thiệu cũng như so sánh giữa Nguyễn Văn Thiệu và Ngô Đình Diệm[cần dẫn nguồn]: “Mỗi người độc tài theo cách riêng. Tổng thống Diệm cai trị nước như một quan lại của thời quân chủ, ông bẩm sinh chống cộng, tự ban cho mình ‘thiên mạng’ cứu nước.Tổng thống Diệm tự hào về dân tộc, tự đại về gia đình, thích độc thoại, không chấp nhận dễ dàng sự chỉ trích. Ông chủ trương ‘tiết trực tâm hư’ nhưng bị ảnh hưởng nặng của gia đình. Còn ông Thiệu thì theo đường lối ‘độc tài trong dân chủ, bên trong chi phối cả hai ngành lập pháp và tư pháp. Bàn tay sắt trong đôi găng nhung…”Lịch sử trôi qua đi, nhưng những câu nói của ông Thiệu vẫn ở lại với lịch sử:– Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm!– Sống mà không có tự do là chết.– Đất nước còn, còn tất cả, đất nước mất, mất tất cả.Tới tận bây giờ, những câu nói này cho thấy đúng vô cùng tận.

Câu Nói Của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Đã Được Chứng Minh

Featured image: Manhhai

Một bữa nọ ngồi xem Paris By Night, hình như là cuốn Huế – Sài Gòn – Hà Nội thì phải, tôi được xem một tiết mục vô cùng xúc động. Đó là tiết mục nhạc cảnh Hát Trên Những Xác Người – Những Con Đường Trắng do Khánh Ly & Quang Lê trình bày. Một câu hỏi bỗng nảy ra trong đầu tôi: Tại sao lại quá nhiều dân thường chết thế kia? Thế là tôi bắt đầu tìm hiểu và thật khốn nạn khi biết rằng, thỏa thuận ngừng bắn ngày Tết thế rồi trở mặt tấn công để “địch không kịp trở tay”. Đã vậy còn sát hại những người dân Huế vô tội chẳng có lý do y như phiến quân IS bây giờ. Câu nói của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã được chứng minh:

“Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy xem những gì cộng sản làm.”

Chưa hết, tôi còn thật sự thấy sốc khi biết rằng từ lúc thành lập cho đến tận nay, đảng Cộng Sản Việt Nam còn làm nhiều trò bẩn thỉu và độc ác khác (cố ý hay vì ngu dốt mù quáng?) như sát hại, giam cầm các nhân sĩ trí thức không theo lý tưởng của Đảng (vụ Nhân Văn Giai Phẩm, vụ Hồ Con Rùa), cải cách ruộng đất 1950 cho ném đá tới chết những người từng cưu mang Đảng, giam cầm tù tội hơn nửa triệu quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa sau 1975, tịch thu và đốt văn hóa phẩm miền Nam dưới chiêu bài “đồi trụy, ủy mị, tàn dư Mỹ Ngụy”, cho công an chìm, côn đồ hành hung những người bất đồng chính kiến dám nói lên sự thật… Nhiều lắm, nhưng mà những cái này chẳng có trong sách giáo khoa đâu.

Tôi là một sinh viên. Tầng lớp mà đã từng góp phần làm sụp đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Sài Gòn trước 1975, tầng lớp đã làm rúng động Đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 1976 & 1989, tầng lớp đã làm rung chuyển chính phủ Hồng Kông năm 2014. Tôi cũng muốn được dấn thân mình đấu tranh cho lý tưởng cao đẹp như những Alex Chow, Joshua Wong. Thế nhưng…

Hồi vụ Nguyễn Phương Uyên truyền đơn bị bắt, tập hợp đoàn viên lại nói bóng nói gió “một số sinh viên trường khác bị thế lực phản động mua chuộc, hại dân hại nước”. Thằng cha đang phát biểu (xin nhấn mạnh là Bí thư Đoàn TN Thành Phố BL tỉnh tôi) tháng trước nhậu xỉn lái xe tay ga đụng xe đạp người bán kem bên đường không xin lỗi mà còn đánh người ta, bị dân gần đó nhào ra đạp.

Rồi chưa đâu, khi kiếm việc làm thì bạn phải tiếp tục chịu kết nạp Đảng, dù là làm ở bệnh viện hay trường học. Không kết nạp hả, đừng có mơ bạn được nhận việc, tín nhiệm, tăng lương. Gia nhập đảng chính trị mà cũng bị bắt buộc là sao? Suy cho cùng thì chẳng ai muốn tham gia vào hai cái tổ chức vớ vẩn này làm gì cho mệt, toàn bị bắt buộc, ngoại trừ mấy thằng muốn thành quan để kiếm tiền.

Nên tôi quyết định sẽ viết cho quê hương tôi, viết như nhà văn Lỗ Tấn đã viết. Mặc cho những người thân bạn bè bị nhồi sọ còn đang mê muội gọi tôi là phản động. Mặc cho có bị tù đày, hành hung vô cớ. Vì chăng hy sinh một con én nhỏ mà làm nên cả mùa xuân thì cũng đáng phải không các bạn?

Hồ Nhất Duy

Những Ngày Cuối Của Tt Nguyễn Văn Thiệu

Những ngày cuối của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn

LTG: Mấy lúc gần đây báo chí Việt Nam, các đài phát thanh có chương trình Việt ngữ ở khắp nơi vẫn còn đề cập đến chuyến ra đi của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu do người ngoại cuộc kể. Chúng ta thấy có nhiều bức tranh vẽ khác nhau về chuyến đi này tùy theo người kể và cũng tùy ở người viết.Nguyễn Tấn Phận

Để có bức tranh trung thực hơn, lần này diễn tiến chuyến đi do chính người trong cuộc kể lại; câu chuyện cũng đã được phối kiểm, đối chiếu qua nhiều tài liệu, hồi ký, tường thuật của những nhân vật Việt nam và Hoa Kỳ có mặt trong chuyến đi cũng như có trách nhiệm và liên hệ trực tiếp trong thời điểm lịch sử ấy.

Nhơn lúc nhàn rỗi, giở lại chồng giấy cũ úa màu, tình cờ tìm thấy bản tin của báo San Jose Mercury News (San Jose, California) nói về chuyến di tản của Tổng Thống Marcos gợi cho tôi nhớ lại chuyến đi của Tồng Thống Nguyễn Văn Thiệu cách đây hơn ba mươi năm. Báo San Jose Mercury News đề ngày 26 tháng 2 năm 1986 đăng tin Tổng Thống Ferdinand Marcos cùng đoàn tùy tùng được Không Lực Hoa Kỳ di tản ra khỏi dinh Tổng Thống ở Manila một cách an toàn sau một thời gian có nhiều xáo trộn chính trị.

Nguyên văn bản tin viết như sau:

” Marcos từ Guam đến Hawaii ngày 26 tháng 2 năm 1986. Sau 13 tiếng đồng hồ dừng lại ở đảo Guam, chiếc C141 của Không Lực Hoa Kỳ chở ông Marcos và đoàn tùy tùng đã rời căn cứ quân sự Anderson Air Base lúc 5:54 giờ PST trong cơn mưa to và đã đến Hawaii sau 8 giờ bay. Cùng tháp tùng Tổng Thống Marcos có vợ ông là bà Imelda; tướng Fabian Ver, một cộng sự viên đắc lực và cũng là tướng Tư Lệnh quân đội Phi và vợ ông ta. Tướng Gary Strasbourg, phụ tá trưởng phòng giao tế dân sự của căn cứ không quân, cũng cho biết thêm phái đoàn này có tất cả 89 người.

Hoa Kỳ đã cung cấp 4 trực thăng và 2 máy bay để đưa Marcos, vợ ông và nhừng người thân cận từ dinh Tổng Thống ở Manila đến căn cứ không Quân Clark Air Base, rồi từ đó đến Guam. ”

Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu,phải, Phó TT Nguyễn Cao Kỳ, trái, trong một cuộc họp báo tại Dinh Độc Lập năm 1970. Photo Time Life magazine

Hình chụp lại từ đoạn phim tài liệu của đài ina/Pháp cho thấy TT Nguyễn Văn Thiệu, đi đầu, Tuỳ viên Nguyễn Tấn Phận, phải, và ông Giám Đốc Nghi Lễ Phủ Tổng Thống, trái, tại cầu thang chính Dinh Độc Lập. Photo INA,

* * * *

Chuẩn bị ra đi

Tại tư dinh Đại tướng Trần Thiện Khiêm. Buổi sáng ngày 25 tháng Tư, tôi thức dậy trễ vì đêm rồi Đại úy Mùi, sĩ quan tùy viên của Đại tướng và tôi xem tivi, nói chuyện rất khuya. Ăn mặc vội vàng rồi như thường lệ tôi đến phòng trực của Sĩ quan Tùy viên. Đây là một phòng nhỏ, chỉ kê có một bàn viết ngay cửa ra vào tư dinh của Đại tướng. Trung tá Đặng Văn Châu là Chánh Văn phòng đã có mặt tại đó. Ông vừa được chỉ định thay thế Đại tá Nguyễn Trọng Hồng. Tôi quan sát thấy ông có vẻ bận rộn hơn những ngày thường. Lúc này vào khoảng 8 giờ rưởi. Bên ngoài trời có nắng đẹp. Tiếng người hối thúc nhau và tiếng ồn ào của đủ loại xe cộ chạy trên đường Võ Tánh trước cửa tư dinh Đại tướng trong thời gian gần đây càng dồn dập, hối thúc hơn. Từ khi tiễn bà Trần Thiện Khiêm đi Đài Bắc, sau giờ làm việc tôi không về nhà bên vợ như thường lệ, theo lời dặn của bà là phải dành ưu tiên lo an ninh cho Đại tướng; do đó không lúc nào tôi rời ông trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc đi ra ngoài cũng như lúc ở nhà. Ngay khi ngủ ban đêm, để bảo đảm an ninh tối đa cho Đại tướng, Đại úy Mùi và tôi quyết định trải chiếu ngủ tại phòng ăn, ngay dưới chân cầu thang dẫn lên phòng ngủ của Đại tướng ở trên lầu. Phòng làm việc của Đại tướng cũng ở trên đó, đặt cạnh phòng ngủ. Trung tá Châu cho biết là chỉ thị của Đại tướng muốn tôi ra ngân hàng quốc gia đổi 3 triệu đồng bạc Việt Nam để lấy tiền Mỹ kim bằng bạc mặt (cash). Trung tá Châu còn lo xa và muốn cho việc đổi tiền được mau lẹ nên đã gọi điện thoại đến các cơ quan liên hệ trước vì tôi là người lạ mới về làm việc tại tư dinh chỉ mới hơn ba tuần lễ. Tài xế đưa tôi đến thẳng văn phòng ông Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Người đầu tiên tôi gặp là ông Nguyễn văn Thân, bí thư của ông Bộ trưởng. Anh Thân hiện định cư ở thành phố San Jose , miền bắc California . Cũng may anh Thân và tôi đã quen nhau từ trước. Anh là người vui tánh, lanh lẹ và cởi mở. Tôi cho anh biết ngay là Đại tướng Cố vấn cần mỹ kim, bằng tiền mặt, để dùng cho công tác đặc biệt. Anh bảo tôi chờ để anh trình lên ông Bộ trưởng. Anh và tôi ngồi nói chuyện thời sự khoảng 20 phút thì văn thư làm xong. Tôi cám ơn anh Thân rồi xuống phòng phía dưới lầu gặp ông Phạm Văn Phàng, Chánh sự vụ Sở Công văn, để lấy văn thư đến Bộ Tài chánh. Trong văn thư ông Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Nguyễn Long Châu gởi ông Tổng Trưởng Tài chánh yêu cầu thỏa mãn nhu cầu của Đại Tướng. Bản văn nầy mang số 899 P Th T/HCPC/5, hiện tôi còn giữ. Lúc đó vào khoảng 10 giờ hơn. Tôi vội vã rời Phủ Thủ tướng đến thẳng Bộ Tài chánh. Khi đến Bộ Tài chánh thì được giới chức tại đó cho biết là ông Tổng trưởng đang họp và buổi họp sẽ kéo dài lâu lắm. Tôi hơi thắc mắc về câu nói “buổi họp sẽ kéo dài lâu lắm” nhưng tôi vẫn cứ chờ. Sau đó tôi có nhắc đây là yêu cầu của Đại tướng và có ai có thẩm quyền ở đây không ngoài ông Tổng trưởng. Họ trả lời không dứt khoát và yêu cầu tôi cứ chờ. Chờ mãi đến giờ trưa vì đói nên tôi cùng tài xế và anh hiệu thính viên truyền tin ra chợ cũ, đến tiệm Thanh Xuân ăn hủ tiếu. Tôi không ngờ đó là bữa ăn cuối cùng mà mãi cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ hương vị hủ tiếu Thanh Xuân của khu chợ cũ năm nào. Sau khi ăn xong, chúng tôi trở lại Bộ Tài chánh. Ông Tổng trưởng vẫn còn đang họp! Lúc đó thì đã xế trưa. Tổng trưởng Tài chánh lúc bấy giờ là ông Lê Quang Trường thuộc Nội các Nguyễn Bá Cẩn. Tôi đành phải kiên nhẫn chờ mặc dầu tôi nghi ngờ về việc “họp” của ông Tổng trưởng. Tôi có ý nghĩ không tốt về vị Tổng trưởng này lúc đó. Về sau, được biết sau tháng 4/1975, Tổng trưởng Lê Quang Trường cũng bị bắt và bị đưa đi ” học tập cải tạo ” như bao người khác. Tôi hối hận vì đã nghi oan cho ông. Trong lúc tôi vắng mặt tại tư dinh, Đại tướng Trần Thiện Khiêm đã tiếp tướng Timmes lúc 11 giờ 50 trưa và sau đó tiếp ông Polgar vào lúc 1 giờ. Ông Thomas Polgar là Trưởng chi nhánh tình báo Hoa Kỳ tại Sài-gòn. Ông chỉ huy và điều hành một cơ quan tình báo rất hùng hậu gồm hàng ngàn nhân viên. Ngoài hoạt động điều nghiên, thu thập tin tức địch, họ còn có mặt ở mọi nơi, len lỏi vào mọi ngành, mọi cấp của chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa. Polgar là một nhân vật có ảnh hưởng rất lớn trong mọi sinh hoạt chánh trị và quân sự ở Sài Gòn. Tôi vừa về tới thì thấy ông này vừa ra về.

Lúc đang chờ tại văn phòng ông Tổng trưởng Tài chánh thì anh tài xế bất chợt xô cửa bước vào, cho biết lịnh của Đại tướng là phải trở về nhà gấp.

Trước khi trở về bộ Tổng Tham mưu, tôi cho xe chạy vòng qua chợ Trương Minh Giảng, về nhà đứa em thứ Tám của tôi ở trong một đường hẻm nhỏ. Má tôi cũng ở đó. Tôi không gặp được ai ngoài anh Chứ, người anh thứ Tư của tôi. Tôi cho anh biết một số sự việc và báo là tôi có thể sẽ đi một mình thôi, không đem ai theo được. Các anh em còn lại chỉ còn có con đường duy nhất là hãy xuống phi trường Trà Nóc ở Cần Thơ nhờ Hưng lo liệu. Hưng là em trai kế của tôi, đại úy phi công lái Cessna. Tôi căn dặn thêm là nói với Hưng, chỉ có con đường cuối cùng là lái phi cơ thẳng qua phi trường Utapao, Thái Lan.

Trên đường về tư dinh Đại tướng Khiêm, theo thói quen, tài xế thường chạy xe qua đường Trương Quốc Dung – con đường dẫn vào cổng số 5 Bộ Tổng Tham mưu là con đường nhỏ nối liền đại lộ Cách Mạng 1 tháng 11 và đường Võ Tánh. Khi chạy ngang qua nhà anh Nguyễn Thanh Vân thì tôi thấy anh đang đứng ngay trước cổng nhà có vẻ như trông chờ ai. Tôi cho xe dừng lại và cũng vì chỗ thân tình, tôi khuyên là “các anh em” có phương tiện gì thì cứ đi đi. Các anh em mà tôi nhắn ở đây là những bạn học cũ ở trường Petrus Ký trước kia, một số là sĩ quan Hải quân và một số bạn dân sự khác gồm có anh Trần Khánh Vân. Lúc đó Vân đang là Tổng cục Trưởng Tổng cục Gia cư. Tôi không biết là vào lúc đó, trong số họ, nhiều người đã đi rồi! Mặc dầu không nói ra nhưng khi Đại tướng Khiêm muốn tôi đích thân đi đổi tiền cũng là một cách gián tiếp cho tôi biết là phải ” sẵn sàng để đi. ” Có một việc bất ngờ xảy ra trước đó hai hôm cũng cho tôi thấy Đại tướng có ngầm ý cho tôi biết là ” phải chuẩn bị.” Thông thường Đại Tướng Khiêm ăn trưa xong là đi thẳng lên lầu nghỉ trưa, ít khi đi dạo phía sau vườn. Trưa ngày 23 tháng Tư, vừa ăn xong, Đại tướng không lên lầu mà lại đi ra phía sau nhà. Tôi đi theo sau ông. Đại tướng vừa bước ra khỏi cửa sau thì bỗng có chiếc xe Mazda từ ngoài chạy vào. Tài xế thấy ông, giật mình dừng xe lại. Liền sau đó vợ tôi bước xuống. Cô nầy vừa khoanh tay khom mình chưa kịp thưa thì ông đã nạt lớn: ” Sao không đi đi, còn ở đây làm gì! ” Nhà tôi sợ quá, vội vàng leo lên xe. Trong khi xe đang quay đầu chưa kịp chạy thì Đại tướng lại la tiếp: ” Đi liền đi, còn chờ gì nữa!” Bà bà xã tôi và tôi chưa kịp nói với nhau lời nào. Ngày hôm sau, gia đình bên vợ tôi lên máy bay Air Việt Nam đi Pháp. Ba vợ tôi là ông Đinh Văn Re còn ở lại nên tôi mới có dịp gọi điện thoại cho ông vào phút chót, lúc Đại tướng Khiêm sắp sửa lên đường.

Khi tôi về đến tư dinh thì thấy mọi người đều lăng xăng trong bầu không khí khác thường. Thiếu tá Đinh Sơn Thông là em bà Khiêm và cũng là Bí thư của Đại tướng nói với tôi là hãy đi nghỉ ngơi rồi ăn mặc chỉnh tề để chuẩn bị tiếp khách theo lịnh của thượng cấp. Đến đây thì tôi thấy chắc chắn hôm nay là ngày lên đường, nhưng cá nhân tôi thì vẫn chưa có quyết định.

Nghỉ ngơi trong chốc lát rồi tắm rửa thay thường phục xong, tôi chưa vội khoác áo ngoài. Theo thông lệ tôi đi một vòng quanh nhà để kiểm soát các quân nhân canh gát và toán cận vệ rồi trở vào bằng cửa sau.

Trước hết phải đi qua nhà bếp. Các anh làm bếp đang bận rộn nấu ăn, khuôn mặt người nào cũng có vẻ ưu tư, lo lắng; chốc chốc người nọ nhìn người kia như để gạ hỏi điều gì. Họ thấy tôi ăn mặc khác thường nên càng xầm xì nhiều hơn vì trong suốt thời gian làm việc tại tư dinh Đại tướng tôi chỉ mặc quân phục. Đặc biệt hôm nay tôi lại thay quần áo thường phục. Để tránh sự tò mò, tôi nói giã lã vài câu chuyện rồi bước lên nhà trên.

Hàng trước từ trái, TT Nguyễn Văn Thiệu, TT Hoa Kỳ Lyndon B Johnson, Phó TT Nguyễn Cao Kỳ cùng chào cờ tại căn cứ không quân Mỹ tại đảo GUAM. Life magazine

Gói quà đặc biệt Tại tòa Đại Sứ Hoa Kỳ…

Tòa Đại sứ Mỹ nằm trên đường Thống Nhất, cách dinh Độc Lập vài khoảng đường, “từ đó có thể nhìn thấy các sinh hoạt của dinh Độc Lập.” ” Vào lúc 5 giờ Thomas Polgar gọi chúng tôi bốn người gồm có tướng Timmes, anh Joe Kingsley và một nhân viên khác rồi hỏi chúng tôi là các ông có rành đường phố Sài-Gòn ban đêm không. Chúng tôi đều gật đầu. Thế thì tốt, Polgar tiếp, tôi muốn các ông giúp tôi đưa Thiệu và cựu Thủ tướng Khiêm đi Đài Loan tối nay…” Đó là theo lời kể của ông Frank Snepp trong cuốn Decent Interval, trang 434.

* * * *

Cũng khoảng thời gian trên tại dinh Độc Lập… Cựu Tổng thống Thiệu đang nghỉ ngơi ở phòng đọc sách tại lầu 3 bên cánh trái (từ trong dinh nhìn ra). Ông gọi Trung tá Tôn Thất Ái Chiêu, Sĩ quan Tùy viên thân cận nhất của ông, vào để chỉ thị mấy việc cần thiết và bảo ông Chiêu đem bộ quần áo của ông về nhà riêng trong Bộ Tổng Tham mưu. Nhà này cũng nằm chung dãy nhà với Đại tướng Khiêm. Sau đó Tổng thống Thiệu gọi các vị sĩ quan thân cận gồm có: Đại tá Võ Văn Cầm, Chánh Văn phòng; Đại tá Nguyễn Văn Đức, Chánh Tùy viên; Đại tá Nhan Văn Thiệt, Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia Vùng 4; Đại tá Trần Thanh Điền, Trưởng khối Cận vệ. Tổng thống Thiệu ra lịnh, ” tất cả mấy chú phải thay thường phục, có mặt tại dinh lúc 7 giờ. Mỗi chú chỉ được mang theo một túi xách tay nhỏ, tuyệt đối giữ bí mật, không được thông báo cho gia đình.” Tổng thống Thiệu vừa dứt lời thì Đại tá Điền thưa, ” Xin Tổng thống cho (Trung tá) Sáng và (Trung tá) Th. đi theo.” Thấy ông Thiệu không trả lời, ông Điền lặp lại thì cũng vừa lúc đó Đại tá Đức khều nhẹ. Điền hiểu ý. Sau nâỳ được biết Tổng thống Thiệu đã có chỉ thị choTrung tá Sáng ở lại với công tác đặc biệt, còn Trung tá Thứ thì ở lại tiếp tục lo an ninh cho Tổng thống Trần Văn Hương. Riêng Bác sĩ Minh lúc đó không có mặt trong dinh, Trung tá Chiêu phải gọi vào. Thói thường lịnh vua truyền là như vậy nhưng lệ làng thì khác. Mấy hôm nay tất cả các vị quan này, vì bị đặt trong tình trạng báo động nên lúc nào cũng túc trực tại dinh, khi nghe được lịnh trên, ai ai cũng đều vội vã chạy về nhà hoặc gom góp chút ít đồ đạc, giấy tờ cá nhân, và dĩ nhiên là có thông báo cho vợ con, rồi trở lại dinh Độc lập ngay.

Tại tư dinh đại tướng Khiêm…

Quang cảnh có vẻ cần phải quan tâm hơn. Trong nhà bếp, Thượng sĩ Trị, Thượng sĩ Xê đang khóc thút thít. Anh Tín, một tay đầu bếp nấu ăn rất giỏi đang buồn rầu. Xin nói thêm, các chị em bà Trần Thiện Khiêm đều là những giai nhân hiền thục, đồng thời là nhũng người vợ đảm đang, lại thêm có khoa nấu ăn rất khéo. Có một lần tôi nghe một vị công chức cao cấp kể rằng: ” người ta đồn gia đình bà Khiêm nấu các món ăn ngon nổi tiếng ở Sài Gòn.”

Trung úy Hồng uống rượu nhiều, đang say ngà ngà. Anh Hồng cứ theo chất vấn Thiếu tá Thông= là “sếp” đi đâu. Các anh thường gọi Đại tướng Khiêm là “sếp” với cả tấm lòng kính mến vì họ là những người, phần lớn cuộc đời, đã gắn bó với gia đình này. Dĩ nhiên là anh và các nhân viên phục dịch tại nhà đều cảm nhận việc Đại tướng sắp ra đi nhưng muốn được chánh thức xác nhận. Cuối cùng Thiếu tá Thông phải nói thật là “chúng tôi đưa Thủ tướng ra khỏi nước!”

*****

Nghe đến đây, tôi đâm ra lo sợ cho sự an toàn của Đại tướng nhiều hơn vì dưới khía cạnh an ninh tôi hoàn toàn không tin tưởng bất cứ ai. Tôi để ý từ lâu hai ông Châu và Thông cũng không có chuẩn bị cho sự an toàn của cá nhân hai ông thì làm sao mà lo cho Đại tướng được. Hai vị này từ lâu đã trở thành mẫu người công chức – đúng hơn là những viên chức ngoại giao. Điều đó làm cho tôi lo ngại thêm. Nhưng các diển tiến sau đó cho biết những gì tôi nhận xét là sai lầm.

Kiểm lại các sự việc đã diễn ra, tôi nghĩ là tôi đã được chọn cùng đi theo phái đoàn. Lúc bà Trần Thiện Khiêm còn ở nhà, bà cũng có nói xa gần với tôi như vậy. Nhưng lúc đó cũng không có gì là chắc chắn vì tôi thấy trong nhà còn có Thiếu tá Đinh Sơn Tuyền là ruột thịt trong nhà, là người mà gia đình cần hơn tôi; vì vậy mà tôi chưa chuẩn bị tinh thần cho đến khi ông Tuyền đến chào từ giã Đại tướng thì thật sự mới biết là= tôi có tên trong danh sách trình lên Tổng thống Trần Văn Hương.

Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, thứ sáu từ phải, và Hội đồng chính phủ của ông năm chúng tôi Life magazine

Từ trái qua, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, đang bắt tay Đại tá Trần Thanh Điền, giữa là Bí thư Hoàng Đức Nhã, năm 1974 .Hình tài liệu VPTT

Những văn kiện ngoại giao viết tay!

Thật là điều may mắn, trái với suy đoán của tôi, tất cả mọi nhơn viên làm việc đều là những người trung thành. Họ ít ra cũng đã trải qua một lần kinh nghiệm. Đó là lần Đại tướng Khiêm bị lưu vong dưới thời Đại tướng Nguyễn Khánh. Sau khi chia tay lại là những ngày sum hợp. Đại tướng đi rồi Đại tướng lại về. Họ cũng nghĩ rằng lần đi của Đại tướng kỳ này rồi cũng phải trở về. Thiếu tá Thông cũng có cho tôi biết: ” Khi mọi việc xong xuôi Đại tướng Minh cũng muốn anh Tư về hợp tác. Minh chỉ đi lánh mặt một thời gian.” Cho nên nếu có đi thì tôi hy vọng cũng được trở về. Thành ra các anh em kia cũng có một niềm hy vọng giống như tôi. Ngày chúng tôi lên đường là ngày 25/4/1975. Lúc đó cụ Trần Văn Hương cũng vừa lên làm Tổng thống được 4 ngày mà đã có sự tiên liệu ” Đại tướng Minh sẽ mời anh Tư trở về ” thì cũng cho chúng ta biết thêm một dữ liệu về các diễn biến chánh trị sau đó, đã được thấy trước. Sở dĩ được biết trước là vì trước đó một ngày, là ngày 24 tháng Tư, tại tư dinh Đại tướng Khiêm trong Bộ Tổng Tham Mưu , Tổng thống Trần Văn Hương, Luật sư Nguyễn Văn Huyền và Đại tướng Dương Văn Minh được trực thăng riêng của Đại tướng Khiêm rước vào để họp cùng với Đại tướng Khiêm. Đây là buổi họp rất đặc biệt và vô cùng quan trọng, phải giữ kín đến đỗi ngay cả Tổng Thống Hương cũng phải dùng trực thăng riêng của đại tướng để di chuyển. Buổi họp kéo dài từ 11 giờ 15 cho tới gần 1 giờ trưa. Tôi quan sát trên nét mặt lúc đó, khi ra về, các quí vị lãnh đạo quốc gia đã tỏ ra không đồng thuận lắm – theo nhận xét của riêng tôi – trước giờ phút lâm nguy của đất nước. . . Sáng hôm sau là ngày 25 tháng Tư, Đại tướng Khiêm lại vào dinh Độc Lập họp với cựu Tổng thống Thiệu cùng với Tổng thống Trần Văn Hương và ông Đại sứ Jean-Marie Mérillon của nước Pháp. . .

Chương trình họp nói trên tôi có ghi trong sổ tay.

Thông qua các buổi họp như vậy, những nhà làm chánh trị, những nhà bàn luận thời cuộc, những nhà chạy tin có cơ hội để ” luận cổ suy kim.” Thiếu tá Thông là người hay suy luận nhưng ông là người thành thật và rất tốt bụng. Ông có những lập luận khéo léo, có ý cho tôi biết những gì ông nói chỉ là suy đoán, có nghĩa là không phải ý đó phát xuất từ ” anh Tư.” Riêng tôi, qua những gì tôi quan sát tận mắt, nghe ngóng dư luận và theo dỏi báo chí, tôi cũng có những nhận định giống như vậy – Đại tướng sẽ có cơ hội trở về . . .

Bước ra phía trước nhà, tôi thấy ông Thomas Polgar đang ngồi tại bàn viết của Sĩ quan Tùy viên. Ông kiểm soát lại danh sách phái đoàn để điền tên vào parole documents, dựa vào bản văn của Tổng thống Thiệu.

Danh sách phái đoàn do cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trình lên Tổng thống Trần Văn Hương có nội dung như sau: (Tổng thống Thiệu viết tay) Kính trình Tổng thống Trần Văn Hương,

Thưa Cụ,

Để thực hiện công tác cụ giao phó, tôi kính xin cụ chấp thuận cho những sĩ quan sau đây gọi là thành phần tối thiểu cần thiết để giúp tôi, đi theo tôi trong suốt thời gian công du:

1. Đại tá Võ Văn Cầm

2. Đại tá Nguyễn Văn Đức

3. Đại tá Nhan Văn Thiệt

4. Đại tá Trần Thanh Điền

5.Trung tá Tôn Thất Ái Chiêu

6. Bs Thiếu tá Hồ Vương Minh

7. Đại úy Nguyễn Phú Hải (giờ chót không có mặt)

8. Phục dịch viên Nghị (giờ chót không có mặt)

Ngoài ra, Cựu Thủ tướng Đại tướng Trần Thiện Khiêm cũng cần đem theo những sĩ quan và dân sự sau đây:

1. Trung tá Đặng Văn Châu

2. Thiếu tá Đinh Sơn Thông

3. Thiếu tá Nguyễn Tấn Phận

4. Ông Đặng Vũ (giờ chót không có mặt)

Đại tướng Trần Thiện Khiêm nhờ tôi trình cụ chấp thuận ./.

Kính chào Tổng thống

(ký tên Thiệu)

Tổng thống Trần Văn Hương phê thuận,

Đề ngày 25/4/75

Và ký tên Trần Văn Hương

* * * *

Chiếc máy bay bắt đầu giảm độ cao, đảo một vòng rồi từ từ hạ cánh. Đường bay nằm dài trước mặt là phi trường Đài Bắc. Chiếc C118 bốn động cơ của Không lực Hoa Kỳ đáp xuống nhẹ nhàng rồi từ từ dừng hẳn. Tôi nhìn đồng hồ. Đúng 3 giờ 40 sáng. Anh Hạ sĩ quan mở cửa cầu thang. Gió ùa vào nghe lành lạnh. Mọi người lần lượt xuống máy bay. Tại chân cầu thang, dưới ánh điện lờ mờ, tôi nhận ra bà Nguyễn Văn Kiểu, phu nhân ông Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Đài Bắc; một vị Trung tá, Tùy Viên Quân Sự tại tòa đại sứ Việt Nam; một nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân quốc – ông này nói tiếng Việt rất giỏi; một hai người nữa tôi không biết tên; và một nhân vật không kém phần quan trọng, đó là Trưởng Chi nhánh tình báo Hoa Kỳ tại Đài Bắc, tôi không biết tên. Gió ở Đài Bắc lạnh hơn Sài-Gòn. Lại có những cảm giác là lạ lướt qua mau, khác hơn nhũng cảm giác ở quê nhà. Lòng bồn chồn khó tả. Có một điều đặc biệt là không có mặt sĩ quan Di trú vào lúc này tại phi trường vì đây là một trường hợp ngoại lệ . . . Để cho mọi việc có danh chánh ngôn thuận, và vào giờ chót muốn dành cho cựu Tổng thống Thiệu và Đại tướng Khiêm một danh dự của chuyến đi, Tổng thống Trần Văn Hương ký Quyết định đề cử cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hướng dẫn một phái đoàn đi Đài Bắc. Bản văn có nội dung như sau: ( bản văn này Đại tá Cầm viết tay )

Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Hương

Quyết định

1 – Nay đề cử cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đại diện Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đến Đài Bắc để phân ưu cùng Chánh phủ và Nhân dân Trung Hoa dân quốc nhân dịp Tổng thống Tưởng Giới Thạch tạ thế.

2 – Sau đó hai vị trên được đề cử tiếp tục viếng thăm các quốc gia trên thế giới xét cần thiết trong vòng 6 tháng để làm sáng tỏ thiện chí hòa bình của Việt Nam Cộng Hòa đồng thời vận động các Chánh phủ và nhân dân các quốc gia đó hỗ trợ lập trường hòa bình của Chánh phủ và nhân dân ta.

Chương trình thăm viếng sẽ do hai vị tùy nghi quyết định thể theo sự thuận lợi của tình hình đối với các quốc gia đó.

3 – Yêu cầu Bộ Ngoại giao chỉ thị các Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa yểm trợ cần thiết để nguyên Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và nguyên Thủ tướng Trần Thiện Khiêm cùng phái đoàn chu toàn nhiệm vụ giao phó.

4 – Chi phí công tác do Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng đài thọ trong khuôn khổ được luật lệ ấn định. (Tổng thống Hương viết thêm hàng chữ: trong khuôn khổ được luật lệ ấn định).

Sài-gòn, ngày 25 tháng 04, 1975

(ký tên Hương)

Khi ký tên trên văn bản này Tổng thống Trần văn Hương, một lần nữa cho thấy sự cẩn trọng và nghiêm túc trong công việc, tác phong của một nhà lãnh đạo xuất thân từ giới mô phạm. Cụ Hương là một nhân sĩ, là một nhà chánh trị được đại đa số nhân dân miền Nam ngưỡng mộ. Cụ cũng là một nhà hành chánh nổi tiếng công bằng liêm khiết. Trần Văn Hương, một tên tuổi được đánh giá là một trong vài nhân sĩ cuối cùng của miền Nam Việt Nam, đã quyết định ở lại sau 30 tháng Tư 1975 và kết thúc cuộc đời trên quê hương của mình…

Vào thời kỳ bầu cử Tổng thống năm 1967, lúc đó từ Đại đội Trinh sát / Sư đoàn 5 Bộ binh, tôi được điều động khẩn cấp về Sài Gòn để bảo vệ an ninh cho Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia; khi đi bỏ phiếu tôi chọn Liên danh Trần Văn Hương – Mai Thọ Truyền thay vì Liên danh Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ. Tôi là một quân nhân trẻ mang nhiều lý tưởng cũng như nhiều bạn trẻ khác. Các anh em ấy hầu hết đã tốt nghiệp đại học ở trong nước cũng như từ ngoại quốc trở về, đang phục vụ trong mọi ngành, mọi giới; họ làm việc bên hành chánh cũng như đang phục vụ trong quân đội. Chúng tôi thường gặp gở, trao đổi ý kiến và cùng đi đền một nhận định chung là quần chúng Nam Việt Nam, lúc bấy giờ, chưa sẵn sàng đón nhận một Tổng thống và một Phó Tổng thống xuất thân từ quân đội.

Tổng thống Thiệu và đoàn tùy tùng của ông về nhà Đại sứ Nguyễn Văn Kiểu. Đại tướng Khiêm và chúng tôi về nhà Đại tướng Khiêm.

Sau khi gõ cửa vài phút thì có người ra mở cửa. Tôi nhìn vào thấy bà Đinh Thủy Nga, bà Trần Bạch Yến. . . đứng khép nép bên trong, vừa mừng vừa lo. Đại tướng bước vào trước. Chúng tôi lần lượt vào sau. Nghe có tiếng người nói chuyện lào xào, bà Trần Thiện Khiêm thức giấc. Bà bước ra khỏi phòng trong bộ áo ngủ, đứng tựa lan can nhìn xuống. Yên lặng trong vài giây rồi bà từ từ quỵ xuống sàn nhà. Bà cố gắng lần xuống tới giữa cầu thang, khi nhận ra Đại tướng, bà kêu lên, ” Anh đó hả? ” rồi òa lên khóc…

* * * *

Nguyễn Tấn Phận

– Sinh quán tại Cần Thơ, trú quán tại Tây Ninh. – Cựu thiếu tá QLVNCH, Khóa 13 sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức. – Đại đội trinh sát Sư Đoàn 5 Bộ Binh. – Sĩ quan cận vê/ Sĩ quan tùy viên Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa – Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng Chi khu Hiếu Thiện ( Gò Dầu Hạ) – Đầu tháng 4-1975 được thuyên chuyển về phụ trách an ninh cho Đại Tưóng Trần Thiện Khiêm. – Tháp tùng phái đoàn cựu Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu và cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm rời khỏi Việt Nam vào buổi tối ngày 25-4-1975. – Hiện cư ngụ tại tiểu bang California.

Những Câu Nói Giới Thiệu Về Bản Thân Hài Hước

Trong thực tế có rất và rất nhiều bạn sinh viên tuy năng lực không đáng là bao nhưng họ đã để lại rất nhiều ấn tượng đẹp cho các nhà tuyển dụng. Và dĩ nhiên, các vị ” giám khảo” đó sẵn sàng mở rộng vòng tay để đào tạo họ và cho họ một cơ hội làm việc ngon lành.

Còn bạn thì sao? Cầm tấm bằng Giỏi trên tay nhưng vẫn loay hoay mãi không có việc làm ổn định. Bạn biết không? Đối với các nhà tuyển dụng khó tính ý. Họ đặt khả năng giao tiếp lên hàng đầu so với cái bằng Giỏi nhưng nói không ra câu kia đâu. Hoặc trong cuộc sống. Những người giỏi giao tiếp, khôn ngoan thường dễ thành công hơn , dễ có nhiều cơ hội sáng lạn hơn so với những người ít nói. Vậy bí quyết nằm ở đâu? Không dài dòng nữa, hôm nay chúng tôi xin được truyền lại bí kíp là n hững câu giới thiệu về bản thân hài hước trên facebook được nhiều bạn trẻ áp dụng và thành công mỹ mãn.

2. “Câu châm ngôn sống của tôi là…” Câu này chứng tỏ bạn sống có lý tưởng, coi trọng sự phát triển bản thân và nó là một phần tất yếu trong kế hoạch cả cuộc đời bạn. Đồng thời thể hiện khả năng tự thúc đẩy bản thân của bạn.

3. “Triết lý của tôi là…” Câu này thể hiện bạn luôn hướng về phía trước như một vận động viên luôn thi đấu hết mình, không sợ chướng ngại vật.

4. “Những người hiểu rõ tôi thường nhận xét tôi là người…” Bạn cho người phỏng vấn biết ý kiến khách quan của những người khác về mình cũng như chứng tỏ bạn là người hiểu rõ bản thân.

5. “Sáng nay tôi đã ‘Google” tên mình và kết quả là…” Một câu trả lời hài hước, đáng nhớ như thế này sẽ giúp nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt về bạn.

6. “Tôi có cảm xúc mãnh liệt về…” Mọi người không quan tâm bạn làm gì mà muốn biết bạn là ai. Và điều bạn có cảm xúc sẽ nói lên con người bạn. Hơn nữa, cảm xúc còn ẩn chứa sự nhiệt tình – điều nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở ứng viên.

7. “Hồi 7 tuổi, tôi luôn muốn trở thành…” Câu trả lời thế này chứng tỏ rằng bạn đã chuẩn bị trong cả cuộc đời mình cho công việc này, chứ không phải từ ngày hôm qua.

8. “Nếu có một bộ phim kể về cuộc đời của tôi, tên phim sẽ là…” Một câu trả lời thú vị, nhằm giải tỏa căng thẳng ban đầu cho bạn cũng như người phỏng vấn.

9. “Tôi có thể chứng tỏ con người mình cho anh/ chị thay vì nói được không?” Sau đó, lấy một thứ gì đó thể hiện con người bạn. Người phỏng vấn chắc chắn không thể quên câu trả lời này.

10. “Lời khen tặng tôi thường được nghe nhất là…” Câu trả lời này thể hiện bạn hiểu rõ bản thân mình và cởi mở đón nhận đánh giá của người khác. Hãy lưu ý rằng những ví dụ trên chỉ là phần mở đầu. Bí quyết là bạn phải nghĩ ra vế giải thích sau thích hợp, hấp dẫn và súc tích để người phỏng vấn phải thốt lên “Ồ, đây là câu trả lời hay nhất mà tôi từng nghe thấy”.

– Cách nhanh nhất để nhận tình yêu là cho, cách mau lẹ để mất tình yêu là giữ nó quá chặt, cách tốt nhất để giữ gìn tình yêu là cho nó đôi cánh tự do.

– Đừng đi qua cuộc sống quá nhanh đến nỗi bạn quên mất mình đang ở đâu và thậm chí quên mình đang đi đâu.

– Đừng quên nhu cầu cảm xúc cao nhất của một người là cảm thấy được tôn trọng.

– Đừng ngại học hỏi. Kiến thức là vô bờ, là một kho báu mà ta luôn có thể mang theo dể dàng.

– Đừng sử dụng thời gian hay ngôn từ bất cẩn. Cả hai thứ đó đều không thể lấy lại.

– Cuộc sống không phải là một cuộc chạy đua, nó là một cuộc hành trình mà bạn có thể tận hưởng từng bước khám phá…

Cập nhật thông tin chi tiết về Câu Nói Của Ông Thiệu trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!