Xu Hướng 6/2023 # Câu Nói Của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Đã Được Chứng Minh (Hồ Nhất Duy) # Top 10 View | Dtdecopark.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Câu Nói Của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Đã Được Chứng Minh (Hồ Nhất Duy) # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Câu Nói Của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Đã Được Chứng Minh (Hồ Nhất Duy) được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Một bữa nọ ngồi xem Paris By Night, hình như là cuốn Huế – Sài Gòn – Hà Nội thì phải, tôi được xem một tiết mục vô cùng xúc động. Đó là tiết mục nhạc cảnh Hát Trên Những Xác Người –Những Con Đường Trắng do Khánh Ly & Quang Lê trình bày. Một câu hỏi bỗng nảy ra trong đầu tôi: Tại sao lại quá nhiều dân thường chết thế kia? Thế là tôi bắt đầu tìm hiểu và thật khốn nạn khi biết rằng, thỏa thuận ngừng bắn ngày Tết thế rồi trở mặt tấn công để “địch không kịp trở tay”. Đã vậy còn sát hại những người dân Huế vô tội chẳng có lý do y như phiến quân IS bây giờ. Câu nói của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã được chứng minh:

“Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy xem những gì cộng sản làm.”

Chưa hết, tôi còn thật sự thấy sốc khi biết rằng từ lúc thành lập cho đến tận nay, đảng Cộng Sản Việt Nam còn làm nhiều trò bẩn thỉu và độc ác khác (cố ý hay vì ngu dốt mù quáng?) như sát hại, giam cầm các nhân sĩ trí thức không theo lý tưởng của Đảng (vụ Nhân Văn Giai Phẩm, vụ Hồ Con Rùa), cải cách ruộng đất 1950 cho ném đá tới chết những người từng cưu mang Đảng, giam cầm tù tội hơn nửa triệu quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa sau 1975, tịch thu và đốt văn hóa phẩm miền Nam dưới chiêu bài “đồi trụy, ủy mị, tàn dư Mỹ Ngụy”, cho công an chìm, côn đồ hành hung những người bất đồng chính kiến dám nói lên sự thật… Nhiều lắm, nhưng mà những cái này chẳng có trong sách giáo khoa đâu.

Tôi là một sinh viên. Tầng lớp mà đã từng góp phần làm sụp đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Sài Gòn trước 1975, tầng lớp đã làm rúng động Đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 1976 & 1989, tầng lớp đã làm rung chuyển chính phủ Hồng Kông năm 2014. Tôi cũng muốn được dấn thân mình đấu tranh cho lý tưởng cao đẹp như những Alex Chow, Joshua Wong. Thế nhưng…

Hồi vụ Nguyễn Phương Uyên truyền đơn bị bắt, tập hợp đoàn viên lại nói bóng nói gió “một số sinh viên trường khác bị thế lực phản động mua chuộc, hại dân hại nước”. Thằng cha đang phát biểu (xin nhấn mạnh là Bí thư Đoàn TN Thành Phố BL tỉnh tôi) tháng trước nhậu xỉn lái xe tay ga đụng xe đạp người bán kem bên đường không xin lỗi mà còn đánh người ta, bị dân gần đó nhào ra đạp.

Rồi chưa đâu, khi kiếm việc làm thì bạn phải tiếp tục chịu kết nạp Đảng, dù là làm ở bệnh viện hay trường học. Không kết nạp hả, đừng có mơ bạn được nhận việc, tín nhiệm, tăng lương. Gia nhập đảng chính trị mà cũng bị bắt buộc là sao? Suy cho cùng thì chẳng ai muốn tham gia vào hai cái tổ chức vớ vẩn này làm gì cho mệt, toàn bị bắt buộc, ngoại trừ mấy thằng muốn thành quan để kiếm tiền.

Nên tôi quyết định sẽ viết cho quê hương tôi, viết như nhà văn Lỗ Tấn đã viết. Mặc cho những người thân bạn bè bị nhồi sọ còn đang mê muội gọi tôi là phản động. Mặc cho có bị tù đày, hành hung vô cớ. Vì chăng hy sinh một con én nhỏ mà làm nên cả mùa xuân thì cũng đáng phải không các bạn?

Hồ Nhất Duy

Nguồn: Triết Học Đường Phố

(Các bài viết trong mục Blog thể hiện quan điểm riêng của tác giả.)

Vài Hàng Nhớ Lại Bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phu Nhân Của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sinh năm 1931, là con gái thứ bảy (nên còn có biệt danh Cô Bảy Mỹ Tho) trong một gia đình Công giáo ở Mỹ Tho có mười anh chị em.

Lúc còn niên thiếu, Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cùng người em gái Tám Hảo thường xuyên lên Sài Gòn để đi học và thăm thân nhân. Do gia đình quen biết với dược sĩ Huỳnh Văn Xuân, làm việc ở viện bào chế Trang Hai, hai chị em Bà được giới thiệu làm trình dược viên tại Viện bào chế Roussell. Chính ông Huỳnh Văn Xuân làm mai mối cho Nguyễn Văn Thiệu (lúc đó đang đeo lon Trung úy) quen Mai Anh. Mặt khác, cậu Mai Anh là Đặng Văn Quang cũng là bạn đồng khóa Trường Võ bị Đà Lạt với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nên cả hai người được se duyên thành vợ chồng, dù có đôi chút trở ngại vì Mai Anh theo đạo Công giáo. Ông Bà chính thức làm lễ cưới vào năm 1951. Sau này, vào năm 1958, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mới rửa tội theo Công giáo.

Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu hoàn toàn không can dự vào chính trường, mà chỉ chú tâm vào các hoạt động xã hội.Ở cương vị là Phu Nhân của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Bà rất thông cảm với sự thiếu thốn những trung tâm y tế phục vụ người dân. Vì thế, sau nhiều năm hoạt động xã hội, Bà Nguyễn Thị Mai Anh là người đã gợi ý và khởi xướng thành lập một bệnh viện phục vụ người dân ngay tại thủ đô Saigon.Bệnh viện Vì Dân tọa lạc tại ngã tư Bảy Hiền, thường được giới bình dân Sài Gòn hay kêu đó là bệnh viện Bà Thiệu. Bệnh viện được xây dựng do Bà vận động quyên tiền từ thiện của nhiều người bao gồm: Thân hào Nhân sĩ, Thương gia, Kỹ nghệ gia…Bệnh viện Vì Dân là bệnh viện tư nhân, nhưng được điều hành như bệnh viện công. Người dân vào khám và chữa bệnh được miễn phí hoàn toàn. Sau khi Bác Sỹ khám bệnh xong thì bệnh nhân được phát thuốc theo toa. Nếu ai bị bệnh nặng thì được nằm lại bệnh viện để chữa bệnh.

Lễ đặt viên đá đầu tiên đã cử hành ngày 17 tháng 8 năm 1971. Nhờ sự tín nhiệm và giúp đỡ của các nhà Hảo tâm, các Cơ quan Từ thiện trong nước và ngoại quốc, các Cơ quan quốc tế, và các quốc gia bạn, nên việc xây cất và trang bị các phương tiện y khoa được tiến hành một cách nhanh chóng và đầy đủ.Bệnh Viện Vì Dân được khánh thành ngày 20 tháng 3 năm 1973 với 400 giường bệnh và nhiều phân khoa khác nhau: khoa Ngoại và Nội trú, khoa giải phẫu, khoa xét nghiệm, khoa tai mũi họng, khoa quang tuyến, nhãn khoa, khoa nhi đồng, nhà thuốc tây…Bệnh Viện Vì Dân là bệnh viện lớn và tân tiến nhất ở miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Bệnh viên có nhiều vị Bác Sỹ và Y Tá chuyên môn, cũng như xử dụng những dụng cụ y khoa tân tiến nhất. Sau khi Bà Nguyễn Thị Mai Anh phát biểu trong buổi lễ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cùng với Phu nhân cắt băng khánh thành.

Ngày 21 tháng 4 năm 1975, do những áp lực từ chiến trường, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức trên đài truyền hình. Sau đó Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cùng gia đình rời khỏi Việt Nam vào đêm 25 tháng 4 và bay tới Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch với tư cách là Đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa. Lúc đầu cả gia đình sang sống tại Đài Loan, nơi trước đó ông Nguyễn Văn Kiểu, anh ông Thiệu làm Đại sứ.

Sau khi con trai thứ hai, Nguyễn Quang Lộc sang Anh Quốc học, thì cả nhà lại sang London định cư, và sống ở đó trong suốt 15 năm. Khi mấy người con sang Mỹ để tiếp tục con đường học vấn năm 1985, thì cả nhà cũng đến định cư tại thành phố Boston vì Bà Mai Anh muốn ở gần những người con của mình.Ông bà có 3 người con là:– Nguyễn Thị Tuấn Anh (Trưởng nữ)– Nguyễn Quang Lộc (Trưởng nam)– Nguyễn Thiệu Long (Thứ nam)

Ngày 29 tháng 9 năm 2001, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ trần tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess Medical Center thuộc thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ sau khi bị đột quỵ ở nhà. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được an táng tại Boston. Lúc mất ông hưởng thọ 78 tuổi.

Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói: ” Tôi mong có dịp về lại Việt Nam thăm mồ mả Ông Bà, và mang tro cốt của ổng (chồng, Nguyễn Văn Thiệu) về khi đất nước bình yên; Ông Già có trối rằng: “Nếu được thì đem chôn tại quê ông ở Phan Rang, nếu không thì rải một nửa xuống biển và một nửa trên núi “, Bà nói như vậy về ước vọng của Bà như một phụ nữ Việt Nam bình thường không quên ơn Tổ tiên dòng họ.

Một người từng làm việc trong Dinh Độc Lập dưới thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã nói về Bà như sau: “Tôi luôn luôn giữ lòng quý mến đối với Tổng thống Phu nhân. Bà lúc nào cũng giữ nếp sống bình dị của người đàn bà phúc hậu, bao dung của sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đối với tôi, Bà Thiệu là hình ảnh một người mẹ, một người vợ hiền đảm đang hơn là một vị Đệ Nhất Phu nhân sống trong tột đỉnh của quyền thế và nhung lụa giàu sang. Bà Thiệu là người đáng kính, không có cái kênh kiệu của một người có quyền thế vì Bà là một người đứng cạnh chồng, chỉ biết lo cho gia đình mà thôi.

Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thường đi ủy lạo Thương binh ở khắp bốn vùng chiến thuật cũng như tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Đồng thời bà còn tham gia rất nhiều hoạt động xã hội và từ thiện nữa. Nhận thấy xã hội còn nhiều nhiễu nhương nên Bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã thành lập “Hội Phụ Nữ Phụng Sự Xã Hội” vào ngày 1 tháng 6 năm 1968 để an ủi và giúp đỡ người dân. Bà nói: ” Xã hội bây giờ đang nhiễu nhương. Phụ nữ phải tham gia làm công tác xã hội với sự yêu thương và đồng cảm để có thể xoa dịu phần nào sự đau khổ của họ “.

Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu dành hầu hết thì giờ của mình để cứu trợ những người tỵ nạn chiến tranh, quả phụ mất chồng trong cuộc chiến và đặc biệt là những cô nhi bị bỏ rơi. Trong một lần đi thăm trẻ em mồ côi ở cô nhi viện Don Bosco tại Saigon thì Bà bồng một em bé lên, với khuôn mặt rạng rỡ và nụ cười rất tươi Bà nói với mọi người hiện diện rằng: ” Một trong những đặc ân mà tôi thích nhất là cái ngày mà tôi được quyền gọi các em cô nhi là các con của tôi. “

Nhân lúc bế giảng khóa học dành cho những bà vợ của thành viên nội các tại Dinh Độc Lập vào ngày 30 tháng 4 năm 1968, Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói: ” Phụ nữ, ngoài nhiệm vụ ở hậu phương là yểm trợ tiền tuyến bằng cách giúp băng bó những vết thương mà còn có thể xông pha ngoài chiến trận để đánh giặc như Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị nữa. Tôi nghĩ rằng phụ nữ nên tự nguyện học một khóa căn bản về quân sự để có chút hiểu biết hầu có thể giúp đỡ tiền tuyến lúc cần thiết “.

Không những thường xuyên đi hiến máu, Bà còn khuyến khích mọi người đi hiến máu như Bà. Năm nào Bà cũng tham dự ngày lễ diễn hành nhân ngày giỗ Hai Bà Trưng. Ngay cả hiện tại ở Mỹ Bà vẫn tham dự ngày lễ giỗ Hai Bà hằng năm.

Mặc dầu là vợ của một Tổng Thống, nhưng vì sinh trưởng ở Mỹ Tho, nên giọng nói và tánh tình của Bà hiền hậu và dễ thương như những người sinh trưởng ở miền Nam.

Vào năm 1972, một người Hoa Kỳ làm việc tại Việt Nam đã xin phép lấy tên Bà Nguyễn Thị Mai Anh đặt cho một giống Lan: Brassolaeliocattleya Mai Anh. Nhân dịp này tên của Bà Đinh Thúy Yến (Phu nhân Thủ tướng Trần Thiện Khiêm) cũng được đặt tên cho một giống Lan: Brassolaeliocattleya Dinh Thuy Yen.

Năm 2009 Bà dọn qua sống với gia đình con trai là anh Nguyễn Quang Lộc tại Orange County thuộc tiểu bang California vì Bà muốn ở gần con cháu của mình. Bây giờ Bà đã lớn tuổi nên sức khỏe của Bà không còn được như xưa.

Người viết : David Tran

Chương 26: 23. Cuộc “Trốn Chạy” Của Nguyễn Văn Thiệu

Không khí tại Dinh Hoa Lan rộn rịp lên sau tuyên bố từ chức của ông Thiệu.

Người ta cũng thấy xuất hiện một số tướng về hưu như trung tướng Nguyễn Hữu Có, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh… Thẳng thắn mà nói số tướng tá chung quanh ông Minh lúc này không có nhiều và cũng ít có gương mặt nổi bật. Các tướng tá đương quyền, thuộc thế hệ sau, đều phò Thiệu hoặc Kỳ. Nếu xảy ra một cuộc đối đầu quyền lực với Nguyễn Cao Kỳ, chắc chắn nhóm ông Minh sẽ gặp khó khăn. Lực lượng của ông Minh quá mỏng. Do lâu ngày tách khỏi quân đội, ông Minh không còn tay chân thân tình của mình trong hàng tướng tá. Trong các buổi họp hàng tuần của nhóm ông Minh chỉ thấy mặt hai nhân vật quân sự thuộc thế hệ đã qua: đó là cựu trung tướng Mai Hữu Xuân và cựu trung tướng Lê Văn Nghiêm, đều không còn ảnh hưởng trong quân đội.

Ngay sau khi Thiệu ra lệnh rút khỏi Ban Mê Thuột, từ Khánh Dương trên Cao Nguyên – nơi ông có một nông trại – Kỳ đáp máy bay trực thăng về Sài Gòn nhờ tướng Cao Văn Viên, đang là tổng tham mưu trưởng, thuyết phục Thiệu giao quân cho Kỳ đi ngăn chặn sự tiến quân của quân giải phóng và bảo vệ Sài Gòn. Trong hồi ký của mình (Budda’s Child), Kỳ kể đã gặp Cao Văn Viên.

Kỳ hỏi: “Tình hình Ban Mê Thuột thế nào rồi?”.

Viên đáp: “Rất khó khăn. Chúng ta không có thừa quân vì phải bảo vệ Sài Gòn”.

Kỳ: ”Tôi không cần nhiều quân. Cho tôi vài tiểu đoàn thủy quân lục chiến hoặc dù, và chừng 20 đến 25 chiến xạ, tôi sẽ tìm cách phá vỡ sự bao vây. Tôi sẽ trực diện với quân địch và chiến đấu”.

Dừng một lúc, Kỳ hỏi Viên: “Anh có nghĩ tôi sẽ thành công”

Viên trả lời: “Nếu anh chỉ huy lực lượng đó, tôi nghĩ là thành công”.

Kỳ: ”Vậy thì hãy để tôi hành động”.

Viên: “Đáng tiếc tôi không ở vào vị trí có thể lấy một quyết định như thế. Quyết định này thuộc thẩm quyền của tổng thống Thiệu”.

Kỳ: ”Ô kê, hãy gọi Thiệu, báo cho ông ta tôi đang ở đây và nói với ông ta biết đề nghị của tôi…”

Viên gọi điện cho Thiệu, nhưng tổng tham mưu trưởng không nói chuyện được với vị tổng chỉ huy của mình. Thông qua một tùy viên của Thiệu, Viên để lại một báo cáo. Nhưng sau đó, viên trợ lý này gọi lại tướng Viên và cho biết:

“Tổng thống cảm ơn tướng Kỳ rất nhiều về đề nghị của ông nhưng tổng thống cần có thời gian để suy nghĩ về đề nghị của ông”.

27 năm có đủ lâu để suy nghĩ cho một quyết định như thế? Tôi vẫn chờ câu trả lời của Thiệu. Có lẽ ông ta sợ tôi sẽ làm gì đó tại Sài Gòn với đơn vị xe tăng hơn là sợ đối phương có thể làm gì với quốc gia”.

Thật sự đây chỉ là canh bạc xì phé mà Kỳ tung ra với Thiệu. Cả Cao Văn Viên và Nguyễn Văn Thiệu không ai tin rằng Kỳ sẽ cầm quân ra mặt trận vào lúc đó sinh mạng sống của mình để bảo vệ cái ghế của Thiệu. Điều mà cả hai nghĩ là có quân trong tay Kỳ sẽ tính tới lật đổ Thiệu và giành lấy quyền bính mà ông ta đã để lọt ra khỏi tay hồi năm 1967. Tự cho mình quá hiểu Kỳ, Thiệu đương nhiên gạt qua một bên “đề nghị viển vông” ấy.

Ngày 25-4-1975, ông Thiệu rời Sài Gòn một cách bí mật; địa chỉ đến là Đài Loan. Trước đó quyền tổng thống Trần Văn Hương thúc hối đại sứ Martin phải áp lực ông Thiệu rời Việt Nam sớm bởi “sự hiện diện hiện diện của ông Thiệu gây khó khăn cho ông”! Từ ngày 21-4 sau khi tuyên bố từ chức, ông Thiệu và gia đình vẫn ở trong Dinh Độc Lập. Ông Thiệu rời Dinh Độc Lập vào lúc 7 giờ 30 tối. Cùng đi với ông Thiệu có tướng Trần Thiện Khiêm, cựu thủ tướng và là bạn thân của Thiệu. Bà Thiệu và bà Khiêm đã rời Sài Gòn trước đó vài ngày. Bà Khiêm mang theo cả người giúp việc. Theo sự tố giác của linh mục Đinh Bình Định, người rất gần gũi với linh mục Trần Hữu Thanh, thì trong quân đội vào đầu tháng 3 có nhen nhúm một kế hoạch kết hợp Thiệu và Khiêm thành một liên danh tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 3 vào cuối năm 1975, nếu chế độ Sài Gòn còn kéo dài. Chính Thiệu cũng từng tiết lộ kế hoạch này với đại sứ Martin và cho rằng nếu ông làm tổng thống một nhiệm kỳ nữa thì ông sẽ có điều kiện để mở rộng dân chủ!

Chi tiết về cuộc “trốn chạy” của ông Thiệu – vâng phải gọi đó là một cuộc trốn chạy – được các tài liệu CIA sau này tiết lộ như sau:

Ngày 25-4-1975, đại sứ Martin điện cho Kissinger báo rằng ông đã nghĩ ra cách đưa Thiệu và Khiêm rời khỏi miền Nam một cách bí mật. Martin cho tướng Mỹ Timmes tổ chức cuộc ra đi của Thiệu.

Dân Sài Gòn dửng dưng (và không ngạc nhiên) khi hay sự “trốn chạy” của Thiệu ra nước ngoài. Họ không ngạc nhiên vì Nam Việt Nam đã từng chứng kiến không biết bao nhiêu những cuộc đào tẩu như thế của những kẻ một thời lãnh đạo miền Nam. Trường hợp của ông Thiệu cũng thế thôi, nằm trong sự dự đoán trước của nhiều người. Trung tá phi công Minh, bạn học của Hoàng Đức Nhã ở Lycée Yersin Đà Lạt, được Nhã kéo về chỉ huy đội bay trực thăng riêng của tổng thống Thiệu trong nhiều năm, gặp tôi tại Dinh Độc Lập tối 29-4-1975 đã bày tỏ sự bất mãn của anh với cách cư xử của Thiệu với những người đã từng là thân tín của ông ta. Tại Lycée Yersin, trung tá Minh học trên tôi hai lớp và chúng tôi từng quen biết nhau. Trung tá Minh kể rằng ông Thiệu chẳng nói gì với anh trước khi ra đi mặc dù anh là người bảo đảm tính mạng, sự an toàn cho ông Thiệu trong nhiều năm. Thiệu không cần quan tâm số phận người cộng sự thân tín của mình với gia đình anh ta rồi sẽ ra sao. Không một lời an ủi hay một cử chỉ giúp đỡ trước khi ra đi, mặc dù ông Thiệu dư biết trung tá Mình không dư dả gì trong vị trí công tác của mình. Cái đáng phục ở trung tá Minh là dù sau đó anh có điều kiện ra đi an toàn với chiếc trực thăng mà anh đang lái nhưng anh vẫn quyết định ở lại.

Ngày 25-4-1975, ông Thiệu rời Sài Gòn đi Đài Loan, coi như cuộc chiến ở Việt Nam qua 4 thời tổng thống Mỹ kết thúc.

Một sự thất trận hoàn toàn và đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Tuần lễ còn lại chỉ là thủ tục chính thức khai tử cuộc chiến đã trở thành nỗi nhục và vết thương không thể hàn gắn trong nhiều thế hệ người Mỹ.

Thật ra Washington đã thấy trước sự sụp đổ của miền Nam, đặc biệt từ sau quyết định của Thiệu rứt khỏi Ban Mê Thuột. Trong hồi ký của mình, Kissinger tiết lộ vào thời điểm đó, ông không tin rằng Pháp sẽ dàn xếp được một giải pháp chính trị nào đó. Các cuộc vận động của Pháp phản ánh sự tiếc nhớ của một thời thực dân đã mất ở Đông Dương hơn là đạt tới một dàn xếp thực tiễn. Do đó, từ đầu tháng 4-1975, Mỹ đã tiến hành âm thầm những chuẩn bị cho một cuộc rút chân hoàn toàn khỏi Việt Nam, làm thế nào diễn ra an toàn nhất. Kế hoạch của Mỹ là phải đưa 6000 người Mỹ và khoảng 10.000 người Việt Nam đã từng cộng tác với Mỹ ra khỏi Việt Nam.

Về những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn, xem lại các tài liệu, người ta đi đến kết luận đại sự Graham Martin “lì” hơn tổng thống Thiệu. Ông ta không tìm cách bỏ chạy sớm như Thiệu. Sau khi Thiệu ra lệnh rút khỏi Cao nguyên, lúc đầu đại sứ Martin vẫn hy vọng thực hiện một tuyến phòng thủ cho Nha Trang, Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long để giữ lại phần đất sau cùng – một đề nghị khi được thông báo về Washington đã làm điên tiết Phil Habib, trợ lý các vấn đề Đông Nam Á của tổng thống Mỹ. Và đến khi chế độ Sài Gòn sụp đổ đến nơi thì Martin vẫn hi vọng đạt tới giải pháp chính trị chính phủ liên hiệp ba thành phần (!). Washington coi các suy nghĩ của Martin là ảo tưởng. Quốc hội Mỹ mỗi ngày áp lực mạnh mẽ hơn buộc tổng thống Ford phải tiến hành khẩn cấp lệnh di tản. Ngày 14-4-l975, cả Ủy ban ngoại giao thượng viện Mỹ gọi điện trực tiếp cho tồng thống Ford tại Cabinet Room – phòng làm việc riêng của tổng thống để thúc hối tổng thống ra lệnh di tản ngay. Chuyện này chưa từng xảy ra từ thời tổng thống Woodrow Wilson. Bộ trường quốc phòng James Schlesinger và ngoại trưởng Kissinger cố gắng trình bày tình hình quân sự cho các thượng nghị sĩ nghe. Nhưng các nghị sĩ trong Ủy ban ngoại giao Mỹ phản ứng lại rằng lúc này khôngcòn là lúc bàn cãi các giải pháp mà phải nhanh chóng di tản người Mỹ, “không được kéo dài thời gian để cứu người Việt Nam” (chi tiết này trích trong hồi ký “Ending The War” của Henry Kissinger).

Trong hồi ký của mình, tổng thống Ford kể rằng ông đã gửi cho Martin một bức điện nêu ý kiến rõ ràng: ”rút ra nhanh”. “Tôi sẽ cho ông một số tiền lớn để thực hiện cuộc di tản”. Nhưng Ford kể thêm rằng nghị sĩ Jacob Javits, thuộc New York, lưu ý “đừng dùng số tiền đó như một một viện trợ quân sự trá hình”. Nghị sĩ Frank Church (Idaho) thấy việc cấp tiền cho sứ quán Mỹ có thể sinh ra vấn đề nghiêm trọng, có thể dẫn tới “sự dính líu của chúng ta và một cuộc chiến mở rộng nếu chúng ta có gắng di tản tất cả những người Việt Nam đã trung thành với chúng ta”. Còn nghị sĩ Joseph Biden (Delaware) lặp lại rằng “Tôi không biểu quyết thêm một số tiền nào để đưa người Mỹ ra khỏi Việt Nam. Tôi không muốn điều này dính líu với việc di tản người Việt Nam”.

Vào lúc này, chuyện di tản người Việt Nam đã từng làm việc với người Mỹ, bị nhiều nghị sĩ coi như “một thứ nợ đời phiền toái”, một yếu tố có thể làm liên lụy đến sự an toàn của người Mỹ khi rút ra khỏi Việt Nam.

Cuối cùng Martin phải tuân lệnh di tản từ Washington nhưng ông vẫn tìm cách thực hiện quyết định này theo ý mình: kéo dài thời gian di tản người Mỹ để hạn chế sự hoảng loạn trong số người Việt dính líu với Mỹ muốn rời khỏi miền Nam.

Kế hoạch di tản của người Mỹ khởi động từ ngày 21-4-1975, liên tục cả ngày và đêm, ban ngày với máy bay C-141s, ban đêm với máy bay C130s. Những người không quan trọng được đi trước.

Những lời hứa này – một thứ bảo đảm an toàn cho các dân biểu, nghị sĩ thân chính – đã thúc đẩy một số còn do dự.

Cuộc biểu quyết truất quyền ông Hương và trao quyền cho ông Minh được thực hiện với số phiếu gần như tuyệt đối 147/151 vào lúc 20 giờ 54 tối. Đây là kết quả từ nhiều phía, nhất là trước viễn cảnh Sài Gòn bị tấn công quân sự. Chủ tịch Thượng viện Trần Văn Lắm đã điều khiển cuộc biểu quyết này.

Bằng điện thoại tôi đã báo cáo lại cho ông Minh về “sáng kiến” riêng của tôi nhằm thúc đẩy nhanh cuộc biểu quyết và được ông tán đồng. Tôi nhớ rất rõ không khí tại trụ sở Thượng viện trước và sau cuộc biểu quyết. Kẻ thì chán nản như người sắp chết đuối là các dân biểu, nghị sĩ thuộc phe Thiệu, còn những người phe Dương Văn Minh thì hấp tấp, vội vã như sợ không còn bắt kịp cơ hội cuối cùng. Ở tầng trên của phòng họp, báo chí nước ngoài, các nhà ngoại giao nhìn xuống sự bát nháo phía dưới như những khán giả đang xem một trận cầu đầy bi kịch ở phút 90! Hai đại diện ngoại giao căng thẳng nhất vào lúc này thuộc hai tòa đại sự Mỹ và Pháp. Phiên họp lưỡng viện bắt đầu từ sáng 26-4-1975, một ngày sau khi ông Thiệu lên máy bay đi Đài Loan, kéo dài đến chiều tối mới kết thúc.

Còn tại sao quốc hội biểu quyết ông Dương Văn Minh làm tổng thống từ ngày 26-4-1975, lễ tấn phong diễn ra ngày 28-4-1975, nhưng cuộc trình diện thành phần chính phủ lại dự kiến đến ngày 30-4-1975? Trong nhóm ông Minh có bác sĩ Hồ Văn Minh và một người thích nghiên cứu khoa bói toán, xem ngày tốt ngày xấu… Bác sĩ Minh từng là phó chủ tịch Hạ nghị viện và là ứng cử viên phó tổng thống trong liên danh của ông Dương Văn Minh khi ông Minh có ý định ra ứng cử tổng thống năm 1971. Theo ông “thầy bói nghiệp dư” Hồ Văn Minh thì “ngày tốt” để trình diện nội các Dương Văn Minh là ngày… 30-4-1975 và không thể sớm hơn.

Ông Minh triệu tập những người thân cận, cùng các nhóm Phật giáo, Công giáo từng tán đồng lập trường hòa bình với ông dự phiên họp trong ngày 27-4-1975 để thành lập chính phủ. Những người được mời đến buổi họp đặc biệt này – trên tầng lầu một của dãy nhà phía sau ngôi biệt thự hình bánh ít, tức Dinh Hoa Lan – đều là những người đã đồng hành với ông Minh trong những năm ông từ Bangkok trở về sau thời gian bị phe tướng Nguyễn Khánh buộc lưu vong. Hầu như không ai hiện diện trong buổi họp ngày đó xem việc phân phối các chiếc ghế trong chính phủ Dương Văn Minh như một thành đạt của cá nhân mình, cái ghế chức tước giờ đây đã trở nên hết sức nặng nề, có thể mang lai nhiều phiền toái hơn là quyền lực và danh vọng.

Ông Dương Văn Minh chọn luật sư Nguyễn Văn Huyền, từng là chủ tịch Thượng viện – một trí thức công giáo có uy tín miền Nam làm phó tổng thống. Ông Huyền được cả hai phía đối lập và thân chính kính trọng. Cách cư xử của ông với mọi người luôn từ tốn và lễ độ dù cho người đối diện nhỏ tuổi và vai vế xã hội kém hơn ông. Tôi còn nhớ những lần tiếp xúc với ông bao giờ ông cũng mở đầu câu nói “Thưa ông dân biểu” hoặc “Thưa ông trưởng khối” khi tôi làm trưởng khối dân biểu đối lập Hạ viện (khối Dân Tộc). Về nhân cách, luật sư Huyền hơn hẳn các nhân sĩ nổi tiếng khác có mặt trên chính trường Sài Gòn lúc bấy giờ như Trần Văn Hương, Phan Khắc Sửu, Mai Thọ Truyền, Trần Văn Văn…

Phó thủ tướng là bác sĩ Hồ Văn Minh đã từng là phó chủ tịch Hạ viện. Anh Minh tánh tình hiền hậu, thái độ chính trị ôn hòa nhưng luôn đứng về phía đối lập và là bạn thân thiết của anh Hồ Ngọc Nhuận. Cả hai chịu trách nhiệm Chương trình phát triển Quận 8, một chương trình xã hội mà người bảo trợ là kỹ sư Võ Long Triều – ủy viên thanh niên, tên gọi của chức danh bộ trưởng thanh niên dưới chính phủ Nguyễn Cao Kỳ.

Tôi không nhớ hết tất cả những ai được mời vào chính phủ Dương Văn Minh nhưng nếu có thiếu sót thì cũng rất ít. Chẳng hạn giáo sư Nguyễn Văn Trường được mời phụ trách Bộ giáo dục. Ông Trường đã từng là Bộ trưởng giáo dục thời chính phủ Kỳ và cả thời chính phủ Trần Văn Hương. Ông là người bạn thân thiết của giáo sư Lý Chánh Trung. Khi ông Trường làm bộ trưởng Bộ giáo dục, ông Trung là đổng lý văn phòng của ông Trường, vị trí đứng thứ hai trong bộ. Người được mời đảm trách Bộ kinh tế, nếu tôi nhớ không lầm là ông Nguyễn Võ Diệu đang là tổng giám đốc một ngân hàng. Đáng chú ý là ở Bộ quốc phòng, tổng thống Dương Văn Minh đã mời một nhân vật trong Lực lượng hòa giải dân tộc thuộc ảnh hưởng Phật giáo Ấn Quang chẳng dính dấp gì đến quân đội, đó là một giáo sư đại học trường đại học Huế, ông Bùi Tường Huân. Tôi có hỏi ông Minh về sự chọn lựa khá đặc biệt này và ông đã trả lời: “Chính phủ của mình đâu có mục đích tiếp tục chiến tranh. Một Bộ trưởng dân sự và là một giáo sư đại học làm Bộ trưởng quốc phòng thể hiện cụ thể ý muốn hòa bình của anh em mình…”.

Trong ghi chép riêng của mình, anh Hồ Ngọc Nhuận có bày tỏ quan điểm của anh lúc đó là không nhận ghế bộ trưởng nào cả. Ngay cả chuyện ông Minh được đề nghị thay ông Hương làm tổng thống, anh Nhuận cũng cố gắng thuyết phục ông Minh không nhận và khuyên nên vận động để chủ tịch Thượng viện Nguyễn Văn Huyền hoặc nghị sĩ Vũ Văn Mẫu nhận chức vụ này.

Tôi nhớ lúc đầu ông Minh có ý định giao chức tổng trưởng Bộ Thông tin cho một người khác, nhưng sau cuộc trao đổi giữa ông Minh với anh Dương Văn Ba và một vài anh em, ông Minh giao cho tôi đảm trách bộ này. Tôi cũng nhớ ông Minh có ý định giao cho anh Nhuận Bộ Xây dựng Nông thôn mà theo ông rất phù hợp tính cách của anh Nhuận. Và tôi cũng nhớ – nếu trí nhớ của tôi vẫn tốt – anh Nhuận có một phản ứng giữa phiên họp làm mọi người không thể nín cười dù lúc tình hình cực kỳ căng thẳng. Anh nói: “Nông thôn đâu còn nữa mà cần Bộ Xây dựng nông thôn, thưa đại tướng!”.

Thế là anh Nhuận được ông Minh đề nghị lãnh chức vụ Đô trưởng Sài Gòn. Trong thực tế, ngay cả với chức vụ này, anh Nhuận cũng không… quan tâm. Lúc đó do những quan hệ riêng của anh với “bên trong”, tức người của MTDTGPMN, anh biết rõ hơn nhiều anh em trong nhóm ông Minh rằng… “màn đã hạ rồi”. Chuyện lập chính phủ vào thời điềm này rồi chẳng đi đến đâu Trong 48 tiếng đồng hồ cuối cùng, nhiều anh em không thấy Nhuận ở đâu, có người thì thấy anh lúc hiện lúc… biến.

Dân biểu Nguyễn Hữu Chung, ngồi bên cạnh ông Minh trong phiên họp, được ông Minh đề nghị làm phụ tá đặc biệt của tổng thống. Anh Nguyễn Hữu Chung là người rất thẳng tính đã từ chối chức vụ này vì cho rằng nó không xứng đáng với những đóng góp của anh ngay từ đầu trong nhóm. Ông Minh cố gắng thuyết phục Nguyễn Hữu Chung, nhấn mạnh rằng chực vụ phụ tá đặc biệt tổng thống được xếp ngang hàng bộ trưởng và là thành viên của hội đồng bộ trưởng. Ông còn dẫn chứng vai trò quan trọng của phụ tá đặc biệt Nguyễn Cao Thăng bên cạnh tổng thống Thiệu! Nhưng Nguyễn Hữu Chung vẫn nhất quyết từ chối. Có lẽ vì tại miền Nam lúc bấy giờ luôn có thành kiến đối với chức vụ phụ tá đặc biệt của tổng thống qua hai nhân vật chuyên “đi đêm” và làm những việc đen tối: Nguyễn Cao Thăng và Nguyễn Văn Ngân.

Anh Dương Văn Ba được đề nghị làm thứ trưởng giáo dục nhưng không nhân và bày tỏ ý muốn chuyển sang làm thứ trưởng bộ Thông tin cùng tôi.

Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền cùng luật sư Trần Ngọc Liễng được ông Minh giao nhiệm vụ hòa đàm với MTDTGPMN. Ngoài các thành viên chính phủ, thẩm phán Triệu Quốc Mạnh được chỉ định là tổng giám đốc cảnh sát Sài Gòn.

Hồ Chí Minh: Văn Hóa Và Đạo Lý Của Một Dân Tộc

Hồ Chí Minh: Văn hóa và đạo lý của một dân tộc

Hồ Chí Minh, theo ý kiến cá nhân tôi, là một trong những chính khách có tính đại diện cao nhất của dân tộc mình trong toàn bộ lịch sử nhân loại. Người đã có một ý thức sâu sắc về lịch sử và di sản phong phú về văn hóa và đạo lý của nhân dân Việt Nam. Vì vậy, trong các điều kiện của chủ nghĩa thực dân, sự phụ thuộc và các cuộc xâm lược của nước ngoài mà Người từng trải nghiệm, Hồ Chí Minh đã phản ánh chủ yếu về một nền văn hóa yêu nước, tự do và độc lập, trên nền tảng của những hành động anh hùng và thông tuệ của các nhân vật huyền thoại, trên những tư tưởng của các nhà chiến lược thông thái, trong những công trình nghệ thuật và văn học, trên những phong tục, tập quán được tích tụ và phát triển bởi nhân dân Việt Nam trong hàng thế kỷ.

Văn hóa và đạo lý ấy, được Hồ Chí Minh mang theo với tư cách là người đại diện cao nhất của dân tộc Việt Nam, cũng đã được nuôi dưỡng từ những đóng góp của nền văn hóa thế giới, đặc biệt là văn hóa, lịch sử Trung Quốc từ thời cổ đại và của cả Ấn Độ và một vài nước châu Á khác, cũng như của châu Âu và châu Mỹ. Trào lưu thường trực ấy của nền văn hóa thế giới đã được nhân dân Việt Nam tiếp thu và dân tộc hóa một cách tài tình trong đời sống thường nhật của mình.

Hồ Chí Minh là sự nhân cách hóa nền văn hóa và đạo lý của nhân dân Việt Nam.

Đề cập đến điều có thể được xem là những nhân tố cơ bản của bản sắc dân tộc, Hồ Chí Minh đã dẫn ra truyền thuyết về cội nguồn đất nước của người An Nam: “Chúng ta là con Rồng, cháu Tiên”. Theo đó, Rồng là Lạc Long Quân, là cha và Tiên là Âu Cơ, là mẹ. Khi lấy nhau, họ sinh hạ được một bọc trăm trứng, đẻ ra một trăm người con. Từ 100 người con và con cháu của họ sinh ra những Vua Hùng, từng trị vì đất nước hàng nghìn năm và đã sáng lập ra nhà nước đầu tiên là Nhà nước Văn Lang (Việt Nam). Hồ Chí Minh từng nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một trong những người sáng lập Nhà nước Việt Nam hiện đại, đã đánh giá cao tầm quan trọng văn hóa to lớn cho truyền thuyết nói trên và những truyền thuyết gắn với thời đại các Vua Hùng, bởi vì thời đại đó, gắn với những thành tựu trên tất cả các lĩnh vực, đã trở thành một cột mốc có ý nghĩa to lớn, bởi chính nó là nền tảng đầu tiên của lịch sử dựng nước và giữ nước(1).

Người ta cho rằng triều đại Hồng Bàng nằm trong khoảng từ năm 2879 – 258 chúng tôi Trong triều đại này, nền văn minh đồ đồng đã phát triển ở Việt Nam, được đặt tên là văn hóa Đông Sơn, bởi vì ở đấy, nằm bên bờ đông sông Mã, thuộc tỉnh Thanh Hóa ở Bắc Bộ, người ta đã tìm thấy những chiếc trống đồng đầu tiên. Cũng nằm ở trong tỉnh này, trên địa phận Mạt Sơn, người ta cũng đã phát hiện ra một chiếc chuông đồng thuộc thời đại Vua Hùng. Theo các nhà nghiên cứu thì chiếc trống và chiếc chuông nói trên đã được dùng trong các lễ tế thần. Vị giáo sư nổi tiếng người Cuba Rênê Anvarết Riốt (René Álvarez Rios), người từng nghiên cứu thời đại này, đã đưa ra những nhận xét như sau: Thời đại các Vua Hùng là có thật; các kỹ thuật và tổ chức kinh tế của thời đại đó là để lại về sau một nền kinh tế tự nhiên dựa trên hái lượm và săn bắn. Vào thời đó, trồng lúa nước đã trở thành một nghề cơ bản; nghề đúc đồng đã phát triển; con người thời đó đã bắt đầu biết đến các công cụ bằng sắt(2).

Hồ Chí Minh thường nhắc đến Thái úy Lý Thường Kiệt (l019-l105) một vị tướng lừng danh đời nhà Lý – từng trị vì Việt Nam từ 1010 đến 1225. Dù đã ở tuổi cao, Lý Thường Kiệt vẫn chỉ huy những trận đánh xuất thần vào căn cứ của nhà Tống, khi chúng rắp tâm xâm lược Việt Nam. Thái úy cũng đã đánh bại đội quân của Vương quốc Champa thời trước, một thời thịnh hành tại miền Trung Việt Nam. Hồ Chí Minh ám chỉ đến Lý Thường Kiệt trong một bức thông điệp gửi những người lớn tuổi ở Việt Nam. Người nhắc đến tấm gương của Lý Thường Kiệt với ngụ ý rằng, đối với những người yêu nước thực sự thì không bao giờ ngại hoạt động vì lý do tuổi tác(3). Lời hịch của Lý Thường Kiệt gửi các tướng sĩ khá nổi tiếng, nó tấn công quyết liệt vào những tên man rợ dám xâm phạm lãnh thổ Việt Nam bằng những lời đanh thép: “Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Theo truyền thuyết thì trong một trận đánh, khi nhận thấy tinh thần chiến đấu của quân sĩ sa sút, Lý Thường Kiệt liền dẫn quân mình đến một đền thờ hai vị tướng thế kỷ thứ VI ở gần đó. Trong đền có một người giả giọng vị thần được thờ đã đọc lên những vần thơ trong Lời hịch được coi như “lời sấm truyền” của Lý Thường Kiệt. Chỉ bằng sự diễn kịch một cách thần bí, ông đã chuẩn bị về tư tưởng, tinh thần và thể chất cho các lực lượng của mình trước khi lên đường bước vào trận chiến chống quân thù với những khí thế mới(4). Cứ như thế, Người đã trích dẫn tên tuổi của nhiều vị anh hùng dân tộc thời trước và trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong Thư gửi các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô Người viết: “Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập cửa dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau” (5).

Như một nhân vật phi thường trong lịch sử Việt Nam, rực sáng một ngôi sao: Nguyễn Trãi, nhà trí thức, nhà nhân văn, nhà chính khách với những tài năng chiến lược lớn. Trong bài BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO, bản Tuyên ngôn Độc lập của ông viết:        

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta thuở trước.

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Nước non bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc – Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xưng nền độc lập,

Cùng Hán, Tống, Đường, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,

Song hào kiệt thời nào cũng có

Cho nên,

Lưu Cung tham công nên thất bại.

Triệu Tiết chí lớn phải vong thân,

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét

Chứng cứ còn ghi;

Trong bản Tuyên ngôn, sau khi đã giành được chiến thắng trước quân Minh, ông đã công bố đạo lý của dân tộc mình:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo(6)..

Tư tưởng của Nguyễn Trãi là dựa vào lòng thương dân. Nguời đi tìm tự do và sự  yên bình cho nhân dân. Người cho rằng để giành được độc lập thì cần phải dựa vào dân. Có thể nói rằng ở Nguyễn Trãi, xu hướng nhân văn của đạo Khổng đã đạt đến đỉnh cao, được các nhân tố trong nước đóng góp làm phong phú thêm. Là một nhà trí thức trung thực, Người gieo rắc lòng trung quân với vua, lòng trung hiếu với dân và lòng hiếu thảo, hai điều kiện cơ bản của một nhà Nho chân chính. Như điều Người đã hiểu, đối với đạo Khổng, ba điều kiện tốt cho việc cầm quyền là: đủ lương thảo, đủ vũ khí và được dân tin.

Một tác phẩm bậc thầy trong nền văn học Việt Nam là Truyện Kiều, một tiểu thuyết bằng thơ của đại thi hào Nguyễn Du (1766-1820). Người ta có lý khi nói rằng ông là người được biết đến nhiều nhất và là tác giả được yêu thích nhất trong nền văn học Việt Nam. Tác phẩm bậc thầy của ông, Truyện Kiều được truyền tụng rộng rãi trong cả nước đến mức được  coi là cuốn cách của toàn dân tộc. Trong quá khứ, những người nông dân và thợ thủ công đã học thuộc lòng nhiều đoạn dài và những nhà trí thức nổi tiếng nhất lại càng khâm phục ông. Hiện nay, trong nước Việt Nam mới, mọi người vẫn yêu mến Truyện Kiều(7).

Mặc dù tác giả của Truyện Kiều là một người bảo vệ các quyền lợi của triều đình, song gánh nặng trách nhiệm của một trí thức chân chính làm cho ông có cảm tình với các giai cấp nghèo khổ, được thể hiện trong một ngôn ngữ rất đẹp. Chủ nghĩa hiện thực và nhân văn trong truyện Kiều đã tôn ông lên một giá trị văn hóa và lịch sử vô song. Như nhà trí thức Thanh Lường đã rất có lý khi nói rằng Nguyễn Du đã làm cho tiếng Việt những điều Puskin đã làm cho tiếng Nga(8).

Được khích lệ từ nền văn hóa đó và đạo lý đó, Hồ Chí Minh đã đấu tranh trọn cả đời mình. Tác phẩm của Người, được in trong những năm 1960 thành vài tập, tuy đã tập hợp phần lớn các bài viết của Người, nhưng vẫn chưa trọn toàn bộ sáng tác văn học của Bác. Sau khi đã xuất bản được bốn tập đầu, các nhà nghiên cứu Việt Nam lại tìm thấy những tư liệu mới.

Trong số các tư liệu mới tìm thấy thì tôi mê nhất là Lời ca thán của bà Trưng Trắc. Đối với tôi nó cứ như là báu vật văn học, một sợi chỉ bằng vàng được viền bằng ngọc thạch. Tờ Nhân Đạo (Pháp) đã đăng vào ngày 24-6-1922, với lời chú thích: Hoàng đế An Nam sắp làm khách nước Pháp. Để chào mừng Ngài, chúng tôi dành cho Ngài giấc mơ này của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, thần dân trung thành của Ngài.

Câu chuyện kể bằng thơ, giọng gay gắt, đầy mỉa mai và ám chỉ lịch sử và đạo đức của các vị vua chúa nước An Nam.

Trong thời gian đi thăm phương Bắc, Người không còn mang tên Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn, nhà yêu nước, cũng không giữ tên Hồ Quang, mà mang tên mới là Hồ Chí Minh. Với đặc tính là con người rất thực tiễn, thông qua những danh thiếp cá nhân tương ứng, Người đã tự giới thiệu mình như là một nhà báo Trung Quốc thường trú tại Việt Nam. Nhưng Người không thể đi được xa. Vừa mới vượt qua được biên giới thì Hồ Chí Minh và người dẫn đường đã bị bắt. Người ta không rõ liệu Quốc dân Đảng đã hay biết gì về sự ra đời của Việt Minh chưa, nhưng chắc đã nắm được sự tồn tại của một phong trào cách mạng từng có những cuộc nổi dậy, đình công và các hoạt động quan trọng khác, thể hiện sức mạnh của phong trào đó. Và nếu như họ xác định được đây đúng là một vị lãnh tụ đang muốn tiếp xúc với các nhà chức trách Trung Quốc, thì quả là một điều tồi tệ, bởi lẽ sự tồn tại của một lực lượng chính trị có tổ chức ở Việt Nam, về khách quan sẽ mâu thuẫn với các kế hoạch do tướng Trương Phát Khuê và người trợ thủ Tiêu Văn đang triển khai, nhằm thiết lập một Quốc dân Đảng của Việt Nam, phụ thuộc vào Quốc dân Đảng của Trung Quốc. Dĩ nhiên là Chính phủ Tưởng Giới Thạch không thể đồng ý để cho lập ra một Diên An khác tại Đông Dương. Điều chắc chắn là Hồ Chí Minh đã bị bắt ngày 29-8-1942 tại Quảng Tây.

Người ta đã bắt Người như là bắt một tù nhân chính trị và đã chuyển Người từ nhà tù này sang nhà tù khác, cho đến khi Người được trả tự do vào ngày 10-9-1943. Trọn một năm và 12 ngày bị giam cầm tại 30 nhà tù thuộc các quận huyện của Trung Quốc. Những địa điểm tàn bạo, nơi đầy rẫy sự cơ cực, bẩn thỉu, thối nát, bệnh tật, nơi pha tạp khủng khiếp giữa bọn người chuyên cờ bạc, nghiện ngập thuốc phiện, với chấy rận ghẻ lở, giang mai. Và để hành hạ nhiều hơn các đồng chí Việt Nam của Người, chúng còn cho người chạy rao tin đồn là Người đã chết trong tù. Đây là lần thứ hai người ta báo tin Người đã chết trong tù.

Như nhà thơ Phêlic Pita Rôđơrighết (Felix Pita Rodiguez) của chúng tôi đã nói, tình cảnh khủng khiếp của nhà tù làm tan nát bao cõi lòng, đã không thể làm giảm lòng tin của Người vào sự cao thượng hiểm có của con người …

Cái thứ đang ở đấy, bên cạnh Người, trong sự nhăn nhó, buồn tủi và u sầu của buồng giam, cũng là con người. Phần đáng tiếc còn 1ại và khối u của con người, đống cứt sắt đáng buồn mà chiếc cối nghiền của xã hột có thể thu bớt lại một phần, thứ xã hội mà hàng thế kỷ tồn tại và thống trị cũng không thể xóa đi, cũng chẳng che được chiếc mặt nạ của nó trong điều kiện thực sự vô nhân đạo, xa lạ với bản chất thực sự của con người.

Và điều đó Hồ Chí Minh có thể nhìn thấy được và có thể cân đo được, bởi vì chính Người, với đôi mắt quan sát của mình, là người luôn luôn đi đầu trong số họ: nhà cách mạng Hồ Chí Minh(10).

Từ 377 ngày bị giam cầm, Hồ Chí Minh đã viết nên điều được Người gọi là Nhật ký trong tù. Đây thực sự là một cuốn nhật ký trong đó nhà thơ đã ghi lại toàn bộ những điều Người quan sát được và với tất cả những sự chịu đựng thầm kín nhất. Được viết bằng một thứ chữ Hán cổ của các nhà Nho, những vần thơ, bài thơ và tứ thơ xuất hiện theo đúng mẹo, luật thơ của đời nhà Đường, triều đại hoàng kim của thi ca Trung Quốc, trong đó có Đỗ Phủ, nhà thơ được Hồ Chí Minh vô cùng ngưỡng mộ. Về tác phẩm độc nhất này của một tù nhân chính trị, Phêlic Pita Rôđrighết đã trích ra câu nói đẹp của Oan Oaimen (Walt Whitman): Ai giở cuốn sách này sẽ chạm vào một con người. Tiếp theo đấy là những vần thơ đã được Phêlic Pita dịch một cách tuyệt vời ra tiếng Tây Ban Nha. Hai câu thơ đầu của cuốn Nhật ký nói rằng:

Thân thể ở trong lao.

Tinh thần ở ngoài lao,

Có thể kể một số bài thơ tiêu biểu trong Nhật ký trong tù của Người.

Nửa đêm

Ngủ thì ai cũng như lương thiện.

Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền

Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn.

Phần nhiều do giáo dục mà nên.

Bốn tháng rồi

Một ngày tù nghìn thu ở ngoài, 

Lời nói người xưa đâu có sai;

Sống khác loài người vừa bốn tháng.

Tiều tụy còn hơn mười năm trời.

Bởi vì

Bốn tháng cơm không no. 

Bốn tháng đêm thiếu ngủ;

Bốn tháng áo không thay.

Bốn tháng không giặt giũ

Cho nên

Răng rụng mất một chiếc

Tóc bạc thêm mấy phần

Gầy đen như quỷ đói,

Ghẻ lở mọc đầy thân:

May mà

Kiên trì và nhẫn nại,

Không chịu lùi một phân

Vật chất tuy đau khổ,

Không nao núng tinh thần.

Toàn bộ cuốn Nhật ký đã toát lên sự nhạy cảm, cái đẹp, sự mỉa mai và châm biếm; nó bộc lộ phẩm giá của những con người không chịu lùi bước trước những nguyên tắc của mình; nó nói lên niềm lạc quan của những người mang trong mình những sự nghiệp lớn. Có thể tốt hơn là nhắc lại lời mà một người bạn Cuba từng thốt lên sau khi đọc xong cuốn Nhật ký: Đây là sự cụ thể hóa bằng thơ về sự nhẫn nại kiếu Châu Á” của con người vĩ đại nhất trong tất cá những người Việt Nam. Đúng như thế, bởi lẽ “sự kiên trì kiểu châu Á” như chúng tôi ở phương Tây từng hiểu, đã thấm nhuần một triết lý sống, được hình thành sau hàng nghìn năm. Và một con người thấm đẫm như vậy với nền văn hóa đó và các đặc trưng tiên tri của Hồ Chí Minh, chỉ có thể hướng đến sự vĩ đại đó ngay cả trong những nhà giam tối tăm và tàn bạo nhất.

Sau khi ra khỏi tù và trải qua một vài cuộc phiêu lưu và bất phiêu lưu chống lại người của Tưởng Giới Thạch, Người trở về nước. Và từ đây, Người lại nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Cho đến lúc mất, Người luôn luôn tôn thờ những giá trị đạo đức mà Người cần tuân theo.

Năm 1947, Người viết thư cho giới thanh niên nói rằng để có một phong trào thanh niên mạnh thì cần phải thực hiện thắng lợi ba điểm sau:

Thanh niên phải là những người hi sinh trước thiên hạ và sướng sau thiên hạ; hãy làm tốt những điều cần làm, bất chấp mọi khó khăn; và sẵn sàng thực hiện nhiệt tình và có kết quả những công việc thuộc lợi ích quốc gia và công cộng, không màng danh lợi, lấy việc chí công vô tư làm một nguyên tắc hành xử trong quan hệ công tác cũng như trong quan hệ cá nhân. Phải là một tấm gương cần cù, tiết kiệm và thành thật, không bồng bột, tự mãn. Nói ít, làm nhiều, hữu nghị và đoàn kết với mọi nguời(11)…

Trong một cuộc gặp gỡ với Đoàn Thanh niên Cộng sản Cuba, vào nửa đầu của thập niên 1960, Hồ Chí Minh đã đề cập tới những đức tính mà những người thanh niên cần có. Sau đó, Người nói đến tầm quan trọng của gia đình và vai trò của tất cả cái đó trong tế bào chính của xã hội. Người nói về Luật hôn nhân gia đình của Việt Nam, như là cách thức mới để cải thiện chất lượng của cơ quan quan trọng này và vai trò của thanh niên trong chính sách mới của Chính phủ. Lúc đó, Người nhấn mạnh rằng đạo luật đã đạt được mục tiêu, mặc dù vẫn còn một số trường hợp thanh niên và người già còn trốn “dưới gầm bàn”.

Người là một vị lãnh tụ hiểu biết rất nhiều về lịch sử, văn hóa, phong tục và tập quán của nhân dân mình. Mười hai lời răn nổi tiếng của Người, công bố ngày 5-4-1948, đã được Giăng Lacutuya (Jean Lacouture) đánh giá như là một cuốn Cẩm nang về luân lý của Việt Nam. Trong thời kỳ đó của cuộc kháng chiến lần thứ nhất, các lực lượng quân, dân, chính đều cần phải nhớ và luôn luôn thực hiện sáu điều cấm và sáu điều có thể làm. Sáu điều cấm kỵ là:

Không làm gì có hại đến đất đai và mùa màng của dân; cũng như nhà cửa và đồ đạc của họ. Không đòi hoặc vay mượn những thứ người dân không muốn bán hoặc cho vay. Không được mang gà vịt đến nhà dân tộc thiểu số. Điều này là do phong tục cấm kỵ vì sợ hồn kẻ ác có thể nhập vào con vật. Không được nuốt lời hứa. Không được làm điều xâm phạm đến tập quán và tín ngưỡng của nhân dân (không nằm ngủ trước bàn thờ tổ tiên, không được gác chân lên lò sưởi, không được chơi đàn trong nhà, v.v.). Điều này là do tín ngưỡng của dân, sợ chơi đàn trong nhà có thể sẽ xua đuổi những thần linh đang phù hộ cho gia đình. Không làm hoặc nói bất kỳ điều gì làm cho dân chúng nghĩ rằng chúng ta coi thường họ.

Sáu điều có thể làm hoặc khuyên nên làm: Tích cực giúp đỡ dân chúng trong công việc hàng ngày (thu hoạch mùa màng, hái củi, gánh nước, giặt áo quần, v.v.). Trong những lúc rảnh rỗi, kể những câu chuyện vui, giản dị và có ích cho cuộc kháng chiến, nhưng tránh tiết lộ bí mật quốc phòng. Dạy chữ và cách giữ vệ sinh hàng ngày. Học các tập quán trong vùng, để có thể hiểu rõ và tranh thủ được cảm tình của nhân dân, cũng như để dần dần xoá bỏ khỏi đầu óc họ những sự mê tín dị đoan. Chỉ cho dân thấy mình đúng đắn chăm chỉ và kỷ luật. Và kết thúc với một vần thơ khích lệ:

Trong mười hai điểm này,

Có điểm gì là khó?

Yêu nước chúng ta có

Và điều đó không quên.

Làm thành một thói quen,

Cho anh, cho tất cả

Dân, quân đều gan dạ.

Chẳng có gì không thể,

Rễ bền cây mới khỏe,

Dân là gốc thành công(12).

Trong năm cuối đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục quan tâm đến đạo đức của những người lãnh đạo quốc gia, đặc biệt là lãnh đạo Đảng và Chính phủ. Trong bài viết dưới nhan đề Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân ngày 3-2-1969, Người khen ngợi những cán bộ và đảng viên dũng cảm và gương mẫu, đã thực hiện những công tác vẻ vang vì sự tiến bộ của đất nước. Nhưng Người nói rằng bên cạnh những nhân tố tích cực ấy, vẫn còn những cán bộ và đảng viên của Đảng mà đạo đức của họ chẳng còn gì để ước muốn cả.

Bị chủ nghĩa cá nhân thống trị, trong mọi sự việc họ chỉ biết nghĩ đến lợi ích của riêng mình. Phương châm của họ không còn là “mình vì mọi người” mà là “mọi người vì mình”. Là những người mang nặng chủ nghĩa cá nhân, họ sợ gian khổ, khó khăn, rơi vào những tham vọng, trụy lạc lãng phí và phô trương. Họ chạy theo danh lợi, tiền bạc và quyền lực, sự bợ đỡ. Sự kiêu ngạo làm cho họ không chịu lắng nghe tập thể, coi khinh quần chúng và biểu hiện gia trưởng và chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế đắm mình trong chủ nghĩa quanliêu và mệnh lệnh. Mất ý chí nỗ lực công tác và học tập và không chịu làm gì để tự cải tạo mình.

Trong sự phê phán này đối với chủ nghĩa cá nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đụng đến một vấn đề lý luận cốt lõi, bởi vì chủ nghĩa cá nhân, trong Đảng và Chính phủ, đã vi phạm quyền làm chủ của nhân dân đối với những tư liệu sản xuất cơ bản. Các nhà quản lý cho dù có cao siêu đến đâu, cũng không được quyền xâm phạm quyền và lợi ích của người làm chủ, đi đến những quyết định mà không có sự tham gia của quần chúng hoặc chiếm đoạt của cải vật chất của nhân dân. Vì vậy, ở đây Người đã kêu gọi Hãy đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng và của nhân dân lên trên hết và trước hết… Hãy kiên quyết chiến đấu chống chủ nghĩa cá nhân và nâng cao đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần tập thể, tinh thần đoàn kết, tôn trọng tổ chức, ý thức kỷ luật. Chúng ta cần bám sát thực tiễn, đi sâu vào quần chúng, tôn trọng và làm cho quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động sớm thành hiện thực(13).

Phân tích công việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới góc độ là một nhà văn hóa, một người cầm quyền, nói chung là một con người, ta không thể không reo lên đầy thán phục: Ôi! Người thật là một nhà văn hóa! Một vị lãnh đạo xuất sắc làm sao! Ở đây tôi thích nhắc lại một số tư tưởng của Khổng Tử, một con người vĩ đại khác của Đông Á, có thể áp dụng vào người cách mạng vĩ đại của thời đại chúng ta:

Về ngữ nguyên học, người cầm quyền sửa sai và chính anh ta là người đúng. Nếu anh tất cả đều đúng trong việc cầm quyền, ai lại dám không theo anh ta?

Người Vĩ đại phát huy những đức tính của người khác, không chịu theo những tật xấu của họ.

Người Vĩ đại có tầm nhìn xuyên thế giới, không thiên vị. Người Bé nhỏ, thiên vị, thì tầm nhìn không thể xuyên thế giới.

Người Vĩ đại không phải là một rôbốt.

Những đặc tính của Người Vĩ đại: Khiêm nhường, tôn trọng người trên, tốt với gia đình và những người khác, lệ thuộc và có ý thức công bằng với những người dưới quyền(14).

Người có một sự nhạy cảm đặc biệt trong việc thừa nhận các nghệ sĩ nước ngoài. Công việc nhà nước bận rộn vẫn không ngăn được Người tiếp các đoàn văn hóa. Giữa những năm 1964 và 1966, tôi có vinh dự được tháp tùng đoàn nữ nghệ sĩ pianô Cuba Xênaiđa Măngphugát (Zenaida Manfugas), Đoàn vũ Balê quốc gia Cuba và Đoàn do ca sĩ Ramôn Vêlốt (Ramón Veloz) dẫn đầu. Các cuộc tiếp kiến với Chủ tịch Hồ Chí Minh thật là đáng nhớ. Trong các cuộc gặp gỡ này, Người thừa nhận tuy không xem các buổi biểu diễn đó, nhưng luôn được thông báo về kết quả đạt được. Người khen ngợi trình độ nghệ thuật của những người Cuba, đã có một truyền thống âm nhạc tuyệt vời. Người nhắc đến tầm quan trọng phải trao đổi kinh nghiệm; cùng giảng dạy và học tập nghệ thuật lẫn nhau. Bằng cách đó có thể phát triển nền văn hóa dân tộc, tiếp thu những điều cần tranh thủ của nước khác, một điều mà nhân dân Việt Nam từng làm trong lịch sử lâu dài của mình.

Cho đến những ngày tháng cuối đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người ta nhận thấy sự tiếp nối nhất quán với tất cả những tư tưởng chính yếu mà vì nó Người đã đấu tranh suốt cuộc đời mình: Tự do, độc lập, thống nhất đất nước, chủ nghĩa xã hội, sự đoàn kết của Đảng, của phong trào cộng sản thế giới, đạo lý và những đức tính của chính phủ và của thanh niên như là người tiếp tục sự nghiệp, tình yêu thương nhân dân, không được quên trẻ em.

Lễ tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh do những người Thiên chúa giáo Việt Nam tại Pháp thực hiện đã gây xúc động sâu sắc. Họ tổ chức một lễ cầu siêu cho hương hồn của một con người vĩ đại đã mất – Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuối buổi lễ cầu siêu, trước sự có mặt của các vị đại diện cách mạng của Chính phủ Hà Nội và Mặt trận Dân tộc Giải phóng, vị tu sĩ người Việt Nam, được gọi là Cha Thi đã tụng kinh tưởng niệm người đã khuất. Ông khẳng định cuộc đời của Hồ Chí Minh đã được dành cho những người nghèo và phục vụ cho những đồng bào của mình theo tinh thần từ thiện của Thiên chúa giáo. Lời cầu kinh xúc động ca ngợi Hồ Chí Minh của Cha Thi đã kết thúc bằng những lời của Chúa: Lời răn của tôi là hãy yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương các con. Tình yêu thương cao cả nhất mà mỗi người có thể có được là hiến dâng đời mình cho bạn bè. (Giáo hoàng XV: 12-13) (15).

Trong Hồ Chí Minh, phép ẩn dụ có nghĩa tả các đồng chí của Người cùng là đồng bào của Người và toàn nhân loại. Điều đó chính Người đã báo trước về mình như một nhà yêu nước và nhà quốc tế chủ nghĩa. Cuộc đời Người và sự nghiệp của Người, thịt xương Người và tâm hồn của Người đã được hoà quyện vào sông núi của nền văn hóa và đạo lý của dân tộc Việt Nam, từ thuở Vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh. Điều này đã được sự thừa nhận của các nhà Mácxít-Lênin các nhà Thiên chúa giáo và tất cả những người thuộc mọi tư tưởng, tôn giáo mong muốn một thế giới tốt đẹp hơn.  UNESCO đã tuyên bố Người là Danh nhân Văn hóa thế giới. Hồ Chí Minh là một chính khách thế giới!

1. Phạm Văn Đồng: Văn hóa Đổi mới, Nxb.Thê giới, H.2002, tr.15-19.

2. René Alvarez Rio: Việt Nam: Địa lý, Tiền sử, Xã hội, Nxb.Đài Rebelde La Habana, 1091, tr.215-241.

3. Xem Hồ Chí Minh: Tuyển tập, Nxb.Ngoại văn, H.1972, t.1, tr.65 (tiếng Pháp).

4. Xem Antropologie của Văn học Việt Nam, Nxb.Ngoại văn, H.1972, t.1, tr.65 (tiếng Pháp).

5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, t.5, tr.35.

6. Tuyển tập Văn học Việt Nam, t1.1, tr.143-148.

7, 8. Nguyễn Du và Truyện Kiều, Nghiên cứu Việt Nam, số 4, 1965, tr.3; 3, 79 (tiếng Pháp).

9. Hồ Chí Minh: Nhật ký trong tù, Nxb. Thế giới, H.2005, tr.11.

10. Hồ Chí Minh: Nhật ký trong tù, Nxb.Thế giới, H.2005, tr.13-14.

11. Hồ Chí Minh: Tác phẩm chọn lọc, Nxb. Ngoại văn, H.1962, t.2, tr.113-117 (Tiếng Pháp).

12. Hồ Chí Minh: Tác phẩm chọn lọc, Nxb. Ngoại văn, H.1962, t.2, tr.129 -131 (Tiếng Pháp).

13. Hồ Chí Minh:Những bài viết chính trị, Viện sách Cuba, La Habana 1973, tr. 319 -321.

14. Những lời của Khổng Tử, tr.27, 41, 77-79.

15. Jean Lacouture, tr.259.

GS. Mauro García Triana

Nguyên Đại sứ đầu tiên của Cuba tại Việt Nam

Theo Báo Đảng Cộng sản Việt Nam

Thanh Huyền (st)

Cập nhật thông tin chi tiết về Câu Nói Của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Đã Được Chứng Minh (Hồ Nhất Duy) trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!