Bạn đang xem bài viết Châm Ngôn Gđpt Việt Nam : Bi – Trí – Dũng được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
( Tài liệu Tu học Ngành Đồng Bậc Cánh Mềm
do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2004 – PL 2548 )
I. Chuẩn bị :
Một vài mẫu văn bản hành chánh của GĐPT như : thư mời dự chu niên, đơn xin gia nhập, chứng chỉ trúng cách,…
II. Giờ học :
1. Giới thiệu :
Cuộc đời con người có thể ví dụ như con thuyền ở giữa biển mênh mông, không biết nơi nào là bến, cần có la bàn định hướng. Với GĐPT, la bàn đó chính là châm ngôn Bi – Trí – Dũng. Em đã từng thấy các từ này ghi liền nhau trong văn bản nào ? ( Giới thiệu các mẩu văn bản hành chánh có ghi châm ngôn ).
2. Em suy nghĩ :
– Châm ngôn của GĐPT là gì ?
– Thế nào là Bi ? Trí ? Dũng ?
– Vì sao Bi, Trí , Dũng phải có mặt đầy đủ ở mỗi đoàn sinh GĐPT ?
– Em thực hành châm ngôn Bi – Trí – Dũng ra sao ?
3. Em cần nhớ :
Châm ngôn của GĐPT là Bi – Trí – Dũng
– Bi : trong nghĩa từ bi ( cho vui cứu khổ ).
Học theo hạnh của Phật và chư vị Bồ tát, người Phật tử không thể thản nhiên trước nỗi khổ của người khác kể cả loài vật. Cho dù với hành động nhỏ nhặt mà diệt trừ được khổ đau, đem an vui đến cho người và vật ta quyết không từ chối.
– Trí : Trong nghĩa trí tuệ ( hiểu biết sáng suốt không bị vô minh che lấp ). Người Phật tử không cam chịu dốt, sống trong u mê mà phải luôn tìm tòi học hỏi đúng chánh pháp, chân lý. Ngoài ra còn phải giúp mọi người được học hỏi và hiểu biết như mình.
– Dũng : Trong nghĩa tinh tấn, dũng mãnh ( không yếu đối, ương hèn, biếng nhát ). Là đoàn sinh GĐPT, em phải luôn cố gắng, kiên trì, vượt mọi thử thách, chướng ngại để tiến đến giác ngộ, phải dám nghĩ, dám làm.
– Bi – Trí – Dũng phải phối hợp, hỗ trợ, nương vào nhau. Bi thiếu Trí, Dũng cũng thành nhu nhược, sai lầm. Trí, Dũng không Bi sẽ luôn nguy hiểm và gây khổ cho nhau. Có Bi, Trí mà không Dũng thì Bi, Trí ấy vô dụng. Dũng không Bi, Trí sẽ hành động sai lầm, độc ác,…
4. Em thực hành :
– Em thương yêu tất cả mọi người, mọi loài, luôn quan tâm, giúp đỡ người khác vượt khó, vượt khổ, tìm được sự an lạc.
– Em cố gắng trao dồi kiến thức, học hỏi giáo pháp để thấy rõ chân lý.
– Em cố gắng tu tập, không ngại khó, ngại khổ trên đường thực hiện lý tưởng giác ngộ.
Bi – Trí – Dũng Trong Cuộc Sống
Nhằm góp phần thêm sáng tỏ Bi Trí Dũng trong cuộc sống để độc giả nhận biết phần nào tính thiết thực của Bi Trí Dũng. Có thể nói, Bi Trí Dũng là bản hoài của mười phương chư Phật, của Phật giáo, của GĐPT Việt Nam (châm ngôn).
Duyên khởi: Trước khi dẫn chứng những hiện thực của Bi Trí Dũng, hãy thử nhận xét duyên nhân GĐPT lấy Bi Trí Dũng làm châm ngôn. Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, người dân Việt bừng tỉnh sau cơn mê của liều thuốc Bắc thuộc và Tây thuộc: phong trào Cần Vương, Văn Thân, Duy Tân, Đông Du, Bác Hồ tìm đường cứu nước, Cách mạng văn hóa, Tự lực Văn đoàn, v.v… Những nhà uyên thâm Phật học thì vận dụng giáo lý Phật Đà vào việc giữ gìn phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Việt. Đoàn Phật học Đức Dục ra đời, (Ba) châm ngôn và (Năm) điều luật là định hướng tân tiến của Đoàn trên tinh thần kế thừa chọn lọc nhịp nhàng theo thời gian của nền tảng Tam Cang Ngũ Thường (Khổng giáo), Tam quy Ngũ giới (Phật giáo).
Châm ngôn và điều luật của GĐPT là kế thừa xuyên suốt của đoàn Phật học Đức Dục.
Đạo Phật là đạo như thật: Đức Thích Ca đã từng tuyên bố: “Hơn 45 năm thuyết pháp độ sinh, Ta chưa nói một lời nào”. Nghĩa là những gì Ngài vận dụng, mọi phương tiện (kế sách) truyền đạt đến mọi thành phần trong xã hội thời bấy giờ chỉ nhằm làm sáng tỏ chân lý cuộc đời để con người nhận biết chân lý, sống đúng chân lý, sống hợp chân lý hầu thọ hưởng an vui tự tại giải thoát trên cuộc đời và tạo nhân cho quả lai sanh. Còn những gì Ngài chứng ngộ thì ngôn từ thế gian không thể diễn đạt được. Như vậy, có thể quy kết Tam Tạng Kinh Điển Phật chỉ nhằm làm sáng tỏ chân lý. Đã là chân lý thì là của chung. Như ánh nắng mặt trời chẳng hạn, thì động, thực vật… trên trái đất này tùy nghi vận dụng để có ích cho sự tồn sinh. Giáo lý Phật cũng thế, vì mê vọng phân biệt nên ta thường nói Bi Trí Dũng là của đạo Phật, là của người Phật tử, của Văn hóa Á Đông… chứ đã là chân lý thì làm gì có sự dành riêng cho ai?!
Bi Trí Dũng trong cuộc sống.
Ví dụ 1 (Đời): Đầu thiên niên kỷ 21 tại TP. HCM có một số lão thành cách mạng, nhân sĩ lão thành, nghệ sĩ nhân dân lão thành… đồng ký tên một bản di chúc tập thể. Trong đó đại ý căn dặn khi họ chết thì bạn bè và thân bằng quyến thuộc không nên tổ chức tang lễ linh đình, không “đi viếng” bằng vòng hoa, liễn đối đắt tiền; thay vì nếu thương tưởng thì dùng tiền mua lễ phẩm đó bỏ vào một cái thùng. Tang gia dùng tiền đó giúp đỡ, hỗ trợ những bệnh nhân nghèo không có tiền chữa trị bệnh (có vị hỏa táng, có vị hiến xác cho khoa học ngành y – Báo Pháp Luật ngày 20/3/2003).
Trước tập quán “sống cái nhà thác cái mồ”, trước xu hướng “thành phố nghĩa trang”, đua đòi xây mộ tháp, vòng hoa, liễn đối cao cấp… mà những vị này thực hiện một bản di chúc như thế, theo thiển kiến của tôi, họ đã thể hiện Bi Trí Dũng.
Ví dụ 2 (Đạo): Giữa thập niên 70 của thế kỷ 20, đất nước Việt Nam đã hòa bình thống nhất, giang sơn quy về một mối. Một số Chư vị Tăng Ni, Cư Sĩ đã sáng tạo vận dụng thời cơ để PGVN được thực sự thống nhất. Tuy gặp bao chướng duyên oan trái nội tại, ngoại cảnh nhưng Đại hội thống nhất PGVN đã tiến hành, đặt nền móng cho sự tồn vong của PGVN trong thời đại mới. Nếu không hành sự trên tinh thần Bi Trí Dũng như thế thì PGVN dễ đi vào ngõ cụt.
Ví dụ 3 (GĐPT): Trước bao cố chấp cực đoan nội tại nhưng Hội nghị Huynh trưởng cấp Tấn, cấp Dũng đã tiến hành tu chỉnh nội quy GĐPT nhân kỷ niệm 50 năm danh xưng GĐPT (2001). Hội nghị đã đột phá một số nguyên tắc cố hữu để mở ra hướng đi cho GĐPT thích nghi với thời đại mới, là thể hiện tinh thần Bi Trí Dũng.
… “Dũng trong Trí Tuệ và Dũng trong Từ Bi. Dũng vượt qua bờ giác và Dũng vượt thoát rừng mê. Dũng vô úy nhẫn nhục vị tha, Dũng như Tất Đạt Đa”./.
Dương Đình Trí Cựu Huynh Trưởng GĐPT Quảng Ngãi
Châm Ngôn Và Năm Điều Luật Của Gia Đình Phật Tử Việt Nam
BI – Là cho vui, cứu khổ, diệt trừ mọi nỗi thống khổ cho chúng sanh. Ðạo Phật là đạo Từ bi, Ðức Phật là hiện thân của Từ bi, nên Phật tử phải là người thực hành hạnh Từ bi, đem vui cứu khổ cho mọi loài Người Phật tử cố gắng không làm đau khổ một ai, dầu là đối với súc vật. Người Phật tử không thản nhiên trước sự đau khổ của muôn loài. Phật tử phải ra tay cứu giúp. Phật tử đến đâu cần phải cố gắng diệt trừ đau khổ, đem hạnh phúc an vui gieo rãi cùng khắp.
TRÍ – Là hiểu biết sáng suốt cùng khắp, nhận chân được sự thật. Ðạo Phật là đạo Giác ngộ, Ðức Phật là hiện thân của Giác Ngộ, nên Phật tử phải là người thực hành Trí huệ, luôn luôn tìm hiểu, hướng tiến đến sự thật. Người Phật tử không cam tâm chịu dốt chịu mê mờ. Phật tử phải tìm hiểu học hỏi, luôn luôn tìm chơn lý, Phật tử khai sáng cho mình và còn có bổn phận khai sáng cho người, tự mình tìm hiểu để bày vẽ cho mọi người tìm hiểu. Phật tử học Phật Pháp tức là học pháp như Thật để tìm hiểu sự Thật, tức là học những phương pháp sống như Thật để hướng tiến đúng mục đích như Thật.
DŨNG – Là dũng mãnh tinh tấn, không yếu đuối, hèn nhát, luôn luôn quả cảm, không giải đãi, gián đoạn. Ðạo Phật là đạo Hùng lực. Ðức Phật là đấng Ðại hùng Ðại lực, nên Phật tử phải là người anh dũng quả cảm luôn luôn tiến đến Giác ngộ, giải thoát của đạo Phật, luôn luôn đem vui cứu khổ cho muôn loài, luôn luôn tìm hiểu, học hỏi khai sáng trí huệ cho mình, cho mọi người. Người Phật tử cố gắng vượt qua mọi sự thử thách gian lao, mỉm cười trước nguy hiểm, tự tại trước thất bại, vững chí cương quyết, dũng tiến trên con đường đạo.
B. NĂM ÐIỀU LUẬT CỦA GIA ÐÌNH PHẬT TỬ
1- Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
2- Phật tử mở rộng lòng thương tôn trọng sự sống.
3- Phật tử trau dồi trí huệ, tôn trọng sự thật.
4- Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
5- Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường Ðạo.
GIẢI THÍCH:
1- Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng là tôn Phật, Pháp, Tăng làm thầy; trọn đời quy ngưỡng, y chỉ Phật, Pháp, Tăng; lời nói, ý nghĩ, việc làm điều hướng về Phật, Pháp, Tăng; không theo Thượng Ðế, tà sư; không theo ngoại đạo, tà giáo; không theo bè đảng độc ác. Giữ giới đã phát nguyện: Giới là những giới luật của đức Phật chế như 5 giới của người tại gia. Trong năm giới ấy, tùy nguyện tùy sức đã thọ lãnh giới nào, thời triệt để giữ giới ấy, không lúc nào trái phạm. Nếu trái phạm thời phải làm lễ sám hối rồi cầu xin giữ lại.
2 – Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống – Phật tử thực hành hạnh Từ Bi, mở rộng lòng thương cùng khắp mọi người, mọi loài là tôn trọng sự sống của tất cả sinh vật. Phật tử không thương riêng thân mình, riêng gia đình của mình, mà phải mở rộng lòng thương cùng khắp mọi người, mọi gia-đình. Phật tử không thương riêng loài người mà còn thương yêu các loài sinh vật nữa. Phật tử tôn trọng sự sống nghĩa là không giết hại mạng sống của bất cứ sinh vật nào, mà còn phải bảo tồn, tôn trọng tất cả sự sống, dầu là sự sống của những sinh vật nhỏ nhiệm. Phật tử giữ giới không sát hại và ăn chay cũng là giữ điều luật nầy.
3 – Phật tử trau dồi trí huệ tôn trọng sự Thật: Phật tử thực hành hạnh trí huệ bằng cách phát chiếu trí huệ và tôn trọng sự Thật. Phật tử dùng trí huệ để tìm hiểu học hỏi, dùng lý trí để xét đoán, không mê tín dị đoan. Ðối với các học thuyết, Phật tử lấy trí phán đoán vô tư để tìm hiểu, nếu phải thì công nhận, nếu trái thì không tin theo. Ðối với Phật Pháp, Phật tử hết sức tìm hiểu chơn nghĩa của Phật, dùng lý trí phân tích, thiệt nghiệm tìm hiểu để thực hành, để sống như lời Phật dạy, vì Phật tử nhận rõ rằng chỉ có sự thiệt hành mới phát sinh trí tuệ con người. Phật tử tôn trọng sự Thật nghĩa là biết phụng sự lẽ phải và sự thật. Phật tử sẽ không nói láo vì nói láo là nói lời trái với sự Thật. Phật tử không xuyên tạc sự thật để mưu cầu danh lợi hay để bênh vực lòng tự ái của mình.
4 – Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm – Phật tử thực hành hạnh Thanh tịnh, hạnh hoa sen trong trắng; giữ gìn thân thể, lời nói, ý nghĩ, việc làm cho tinh sạch trong sáng. Phật tử giữ y phục, thân thể, sách vở, nhà cửa, sạch sẽ. Phật tử chỉ nói lời chân trực, hòa giải, như thật, nhu hòa. Phật tử không nghĩ, không làm các điều ác; chỉ nghĩ, chỉ làm những điều thiện có lợi mình và lợi người.
5 – Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường Ðạo – Phật tử thực hành hạnh Hỷ xã và Tinh tấn. Phật tử sống hỷ xả là luôn luôn hoan hỷ vui vẻ, dầu gặp những nghịch cảnh, trở lực. Phật tử vui vẻ hy sinh để giúp đỡ cứu khổ cho mọi người mọi loài, không để tâm ganh ghét thù hằn một ai. Phật tử tinh tấn trên đường đạo không dừng nghỉ, không thối thoát. Phàm làm việc gì thì làm đến kỳ cùng, cho đến khi thành tựu mới thôi. Dầu gặp thất bại, Phật tử không có quyền thối thoát, đình chỉ, rút lui. Dầu gặp nghịch cảnh trở lực, Phật tử phải luôn luôn gắng sức. Khi nào mục đích chưa thành tựu mỹ mãn người Phật tử vẫn phải hoan hỷ, xả bỏ tất cả, để dũng tiến trên đường Ðạo sáng.
Phép So Sánh Trong Danh Ngôn Việt Nam
Phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam
1.1. Khái quát về danh ngôn
1.1.1. Định nghĩa danh ngôn
1.1.2. Vấn đề phân loại các câu danh ngôn
1.2. Khái quát về phép so sánh và cấu trúc so sánh
1.2.1. Một số định nghĩa về “so sánh” và “phép so sánh”
1.2.2. Phân biệt so sánh luận lí và so sánh tu từ
1.3. Khái quát về văn hóa, sơ lược về văn hóa Việt Nam thể hiện trong danh ngôn Việt Nam.
1.3.1. Khái quát về văn hoá
1.3.2. Sơ lược về văn hoá Việt Nam thể hiện trong danh ngôn Việt Nam
Chương 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI PHÉP SO SÁNH TRONG DANH NGÔN VIỆT NAM
2.1. Số liệu khảo sát và phân loại khái quát phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam
2.1.2. Phân loại khái quát phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam
2.2. Các kiểu so sánh trong danh ngôn Việt Nam được phân loại theo cấu trúc
2.2.2. Miêu tả các kiểu cấu trúc so sánh trong danh ngôn Việt Nam
2.3. Các tiểu loại phép so sánh được phân theo nội dung ngữ nghĩa
2.3.1. Phép so sánh có đối tượng được so sánh nói về người, đối tượng so sánh không nói về người
2.3.2. Phép so sánh có đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh đều nói về con người
2.3.3. Phép so sánh có đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh đều không nói về con người
2.3.4. Phép so sánh có đối tượng được so sánh không nói về người, đối tượng so sánh nói về người
Chương 3. PHÉP SO SÁNH TRONG DANH NGÔN VIỆT NAM VỚI VIỆC LƯU GIỮ TRI THỨC VĂN HÓA
3.1. Nhận xét chung về vai trò của phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam với việc lưu giữ tri thức văn hóa dân tộc
3.2. Một số tri thức văn hóa dân tộc được lưu giữ qua phép so sánh trong danh ngôn việt nam
3.2.1. Tri thức văn hóa về thực vật
3.2.2. Tri thức văn hóa về động vật
3.2.3. Tri thức về văn hóa ẩm thực
3.2.4. Tri thức văn hóa về tôn giáo, tín ngưỡng
3.2.5. Tri thức văn hóa về quan niệm tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình
Cập nhật thông tin chi tiết về Châm Ngôn Gđpt Việt Nam : Bi – Trí – Dũng trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!