Bạn đang xem bài viết Châm Ngôn Gia Đình Phật Tử được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Châm ngôn của Gia Đình Phật Tử là : BI – TRÍ – DŨNG
Giải thích :
-Bi, nói đủ là Từ Bi, nghĩa là tình thương rộng lớn đối với muôn loài. Người đoàn viên GĐPT phải tu tập hạnh Từ Bi để ban vui cứu khổ cho người và vật, góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, không chiến tranh hay khủng bố. -Trí, nói đủ là trí tuệ hay trí huệ, nghĩa là sự hiểu biết chân chính, hiểu biết đúng với chân lý của mọi sự việc, sự vật. Sự hiều biết chân chính chỉ có trong lời dạy của Đức Phật. Đoàn viên GĐPT cần tu tập hạnh Trí Tuệ để luôn hành động chân chính, góp phần đưa xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ. -Dũng là luôn siêng năng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong cuộc sống để vươn tới một một đời sống cao thượng. Đoàn viên GĐPT thường xuyên đấu tranh với những thói hư tật xấu của bản thân, đấu tranh với mọi cám dỗ của các thú vui sa đọa để trở thành một nhân cách hoàn thiện.
-Châm ngôn là một cụm từ ngắn gọn nhằm định hướng về đạo đức, nhân cách và lối sống của người đoàn viên trong tổ chức Gia Đình Phật Tử.-Bi, nói đủ là Từ Bi, nghĩa là tình thương rộng lớn đối với muôn loài. Người đoàn viên GĐPT phải tu tập hạnh Từ Bi để ban vui cứu khổ cho người và vật, góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, không chiến tranh hay khủng bố.-Trí, nói đủ là trí tuệ hay trí huệ, nghĩa là sự hiểu biết chân chính, hiểu biết đúng với chân lý của mọi sự việc, sự vật. Sự hiều biết chân chính chỉ có trong lời dạy của Đức Phật. Đoàn viên GĐPT cần tu tập hạnh Trí Tuệ để luôn hành động chân chính, góp phần đưa xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ.-Dũng là luôn siêng năng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong cuộc sống để vươn tới một một đời sống cao thượng. Đoàn viên GĐPT thường xuyên đấu tranh với những thói hư tật xấu của bản thân, đấu tranh với mọi cám dỗ của các thú vui sa đọa để trở thành một nhân cách hoàn thiện.
;
Mục Đích Gia Đình Phật Tử
( Tài liệu Tu học Ngành Thiếu – Bậc Hướng Thiện
do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2005 – PL 2549 )
I. VĂN :
1. Qúa trình hình thành và phát triển GĐPT :
a. Giai đoạn khởi đầu :
Từ năm 1932 đến năm 1940 : Từ phong trào chấn hưng Phật giáo của sư Khánh Hoà, cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám được quý thầy và đạo hữu tín nhiệm sáng lập đoàn Đồng Ấu Phật tử và Gia đình Phật hoá.
Từ năm 1940-1944 : Đoàn Phật học Đức Dục ra đời, là nơi đào tạo trưởng cho hai đoàn đã có. Cư sĩ Đinh Văn Nam hoạt động mạnh trong giai đoạn đầu ( cư sĩ Đinh Văn Nam tức Hoà thượng Thích Minh Châu).
b. Giai đoạn phục hưng :
Do ảnh hưởng những năm cuối của chiến tranh Thế giới II, các hoạt động đều tạm ngưng. Mãi đến 1947, ba tổ chức trên tái sinh hoạt với tên gọi Gia Đình Phật Hoá Phổ.
c. Giai đoạn phát triển:
Năm1951, một Đại hội thống nhất các Gia Đình Phật Hoá Phổ được tổ chức tại chùa Từ Đàm ( Huế ) lấy danh hiệu chung là Gia Đình Phật Tử.
2. Mục đích của GĐPT:
Sau công cuộc thống nhất giáo hội năm 1963, mục đích của GĐPT được tu chỉnh vào năm 1964 và không thay đổi cho đến nay : Mục đích của GĐPT nhằm “ Đào luyện thanh, thiếu, đồng niên thành Phật tử chân chánh, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo ”.
II. TƯ :
1. Việc hình thành và phát triển GĐPT là do công đức sâu dày của quý thầy, quý bác, quý anh chị đã đầu tư để góp phần giáo dục thế hệ trẻ tin Phật.
2. Tiến trình phát triển GĐPT là công sức của nhiều thế hệ trong đó có chính chúng ta, chúng ta phải tỏ ra xứng đáng ( bằng chính việc tu học của bản thân và góp phần xây dựng Đội, Chúng, Đoàn, Gia đình,…).
3. Tương lai của GĐPT tuỳ thuộc vào thế hệ đoàn sinh hôm nay. Sinh hoạt, học tập theo đúng tinh thần, mục đích của GĐPT là góp phần xây dựng GĐPT vững mạnh.
III. TU :
1. Tu và học, biết và làm, nói và làm, … đó là những điều cần được em thực hiện tốt.
2. Hãy bắt đầu từ những việc đơn giản nhất và cơ bản nhất ( nhưng cũng sẽ là khó nhất nếu ta thiếu quyết tâm ) là : làm tất cả các việc lành và xa lìa các việc xấu, ác.
3. Biết tuân kỷ luật, nghe lời anh chị trưởng.
IV. CÂU HỎI :
1. Em ghi nhớ được điều gì trong quá trình hình thành và phát triển GĐPT ?
2. Tại sao nói tương lai GĐPT tuỳ thuộc vào thế hệ đoàn sinh hôm nay ?
3. Em phải làm gì để xứng đáng là một đoàn sinh của GĐPT ?
4. Mỗi ngày trung bình em làm được mấy việc thiện ? Số việc ác bằng, ít hay nhiều hơn số việc thiện mỗi ngày ? Em làm sao để nhớ, biết điều đó ? Em có sổ việc thiện không ? Tại sao ?
Câu Châm Ngôn Của Phật Tử
Câu Châm Ngôn Của Phật Tử
Chúng ta cùng nhau tụ họp về đây để nghiên cứu Phật Pháp, nhưng mọi người cũng không nên chấp trước vào Phật Pháp. Chúng ta nên quán sát mọi việc một cách khách quan và phân tích sự vật bằng trí huệ vốn có của mình. Đừng mê tín hay tin tưởng một cách mê muội, gượng gạo. Chúng ta cũng không nên nhận giặc làm con, lấy trái làm phải, đen trắng chẳng phân minh, thiện ác điên đảo. Điều quan trọng nhất là chúng ta nên làm người Phật tử chân chánh trong việc tìm cầu chân lý, chớ chẳng dùng thủ đoạn như người đui dẫn người mù, thôi miên dân chúng khiến họ tin theo một cách hồ đồ, rồi làm những việc thiện ác hỗn độn để nhầm lẫn về nhân quả. Người học Phật nên chú ý về điểm nầy.
Tại sao chúng ta cần phải học Phật Pháp? Có phải vì chúng ta có chỗ tham cầu chăng? Nếu người nào có tham cầu thời đừng nên học. Học Phật nhất định là phải loại bỏ lòng tham, nếu không thì sân, si sẽ dễ phát sanh. Một khi ta có lòng tham, lòng sân và lòng si sẽ phát sanh theo, như vậy thì khỏi bàn gì đến giới, định, huệ nữa.
Bởi tự tánh của chúng ta vốn đã là Phật, cho nên khi nghiên cứu học tập Phật Pháp, chúng ta không nên tham cho mau, tham được tự tại, hoặc tham có thần thông. Vì những sự theo đuổi đó đều trái ngược với đạo, khiến ta quên mất ý nghĩa chân thật của việc học Phật. Chúng ta vốn muốn xuất ly biển khổ, ra khỏi nhà lửa của tam giới và rời khổ được vui, mà lại tham cầu tức là càng học thì càng khổ thêm.
Lục Đại Tông Chỉ: Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ chính là câu châm ngôn của những người Phật tử. Nếu lúc nào, ở đâu chúng ta cũng có thể thực hành theo, tức chúng ta mới là người Phật tử thật sự hiểu rõ được Phật Pháp.
Nói đi nói lại gì, tôi cũng nói bấy nhiêu đạo lý đó thôi, tuy có vẻ rất cạn cợt đấy, nhưng quý vị cũng không dễ gì làm được đâu. Nếu quý vị làm được thì cũng sẽ sớm thành Phật. Nếu quý vị cung hành thực tiễn theo Lục Đại Tông Chỉ nầy mà không thành Phật, thì tôi sẽ ở mãi dưới địa ngục và không bao giờ thoát ra. Tôi tin tưởng và bảo đảm rằng: Người nào tu hành theo Lục Đại Tông Chỉ nầy, tương lai nhất định sẽ thành Phật.
Giảng ngày 20 tháng 5 năm 1985
Khai Thác Bảo Tàng Trong Tự Tánh
Từ nhiều năm qua cho đến bây giờ, đều chỉ là tôi nói cho quý vị nghe. Vậy bắt đầu từ nay trở đi, quý vị sẽ là người nói cho tôi nghe. Tại sao? Vì như vậy là dạy quý vị mỗi người biết khai thác vật bảo bối trong quặng mỏ trí huệ tự tánh của mình. Chúng ta đem các vật báu như vàng, bạc, kim cương, xa cừ, mã não, ngọc thạch… trong quặng mỏ ra để cho mọi người thưởng thức, như vậy mới công bình. Nếu không, rốt cuộc không ai biết được trong kho tàng của quý vị có những thứ bảo bối gì.
Kỳ giảng thuyết về kinh Niết Bàn nầy được gọi là Ban Nghiên Cứu Phật Pháp. Bất luận là người xuất gia hay tại gia, ai nấy đều nên tranh đua nhau để lên bục giảng trước.
Quý vị nên lấy việc nghiên cứu Phật Pháp, hoằng pháp, bố thí và việc phổ độ chúng sanh làm trách nhiệm của mình. Quý vị phải có tư tưởng như thế thì mới có tư cách làm người Phật tử.
Quý vị! Hiện quý vị có cơ hội tốt để nghiên cứu Phật Pháp như vậy, đây thật là ngàn năm khó gặp. Cho nên quý vị nên nắm lấy thời cơ, đừng để vuột mất cơ hội. Nếu không thì cũng như mình vào trong núi báu mà về tay không, đó là việc đáng tiếc lắm thay!
Quý vị hãy suy nghĩ đi, tới đâu mà có thể tìm được một đạo tràng thanh tịnh như vầy. Tôi dám nói là tìm khắp cả trên thế giới, e rằng tìm cũng không ra! Chúng ta may mắn đã gặp được, thì nên chuyên tâm nghiên cứu Phật Pháp, và tự phát huy tài ba của chính mình. Vậy tại sao khi đến giờ lên bục giảng, thì người nầy đẩy qua người kia, chứ không chịu lên trước? Thật là làm cho tôi thất vọng vô cùng.
Tôi đã từng nói, khi người thứ nhất giảng sắp xong, thì người thứ hai phải chuẩn bị đi lên. Như vậy mới không lãng phí thời gian. Ý tôi muốn huấn luyện cho quý vị có kinh nghiệm hoằng pháp, vì mỗi một cá nhân đều có đủ biện tài vô ngại. Như vậy chờ đến lúc quý vị chánh thức đi hoằng dương Phật Pháp, thì sẽ có cảnh “Thiên hoa loạn trụy, địa dũng kim liên,” tức là hoa trời rơi xuống, đất mọc sen vàng. Như thế quý vị mới đảm nhiệm được sứ mạng “tiếp tục huệ mạng” của Phật!
Đây gọi là: “Sư Phụ đưa đến cửa, tu hành do mỗi người.” Lúc tôi mới học Phật Pháp, không có ai chỉ dạy, không có ai khuyến khích, lại cũng không có ai đề bạt, nâng đỡ tôi cả. Cho nên tôi hy vọng quý vị sẽ tự lực tự cường, không ngừng tiến bước và đừng sanh tâm ỷ lại. Nếu như chuyện gì quý vị cũng có tâm lý ỷ lại vào Sư Phụ, quý vị sẽ vĩnh viễn không bao giờ được giải thoát.
Chúng ta học Phật Pháp, tức là học trí huệ chân chánh. Một khi đã có trí huệ rồi, chúng ta sẽ giải quyết tất cả vấn đề một cách dễ dàng. Bất luận làm công việc gì, chúng ta cũng có thể làm được một cách hoàn toàn mỹ mãn. Còn như chỉ dùng tâm ý thức để giải quyết vấn đề, chúng ta sẽ do dự và thiếu nghị lực để quyết đoán mọi việc. Vì thế dù làm chuyện gì, chúng ta tuyệt đối cũng không thể thành công được.
Muốn học được trí huệ chân chánh, trước hết là chúng ta phải đoạn dục. Làm sao để đoạn dục đây? Tức là không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ. Lục Đại tông chỉ nầy là Pháp bảo để đoạn dục, khiến cho quý vị thâu hoạch được trí huệ chân chánh. Lúc bấy giờ, đối với duyên khởi của vạn sự vạn vật, quý vị sẽ thân thuộc như lòng bàn tay mình, và biết phân tích rất là rõ ràng. Như vậy quý vị có thể phân biệt được phải trái, thiện ác và tuyệt đối không làm những chuyện điên đảo.
Giảng ngày 24 tháng 6 năm 1985
Tất cả các chữ Hoa đều có ý nghĩa và được cấu tạo theo những quy tắc nhất định. Mỗi chữ khi được tạo thành là đều có sự giải thích riêng của nó. Các văn tự Trung Hoa được cấu tạo theo sáu cách như: chỉ sự, tượng hình, hình thanh, hội ý, chuyển chú và giả tá.
Về Tượng hình: như chữ “mã” ngựa (馬 có bốn chân, chữ “lộc” hươu (鹿 thì bên trên có một chấm, còn chữ “dương” dê (羊 thì bên trên có hai chấm, vì chữ hươu và dê đều là biểu thị cho loài có sừng. Chữ “ngưu” trâu bò (牛 có nét phẩy bên trái, biểu thị cho cá tánh của loài trâu bò rất mạnh và thường cụng húc qua một bên. Cho nên mỗi chữ đều có ý nghĩa riêng của nó, và chúng ta cũng nên biết thêm về sáu cách cấu tạo chữ nầy. Ngoài ra cũng có lục nghệ, tức sáu nghề là: Lễ, nhạc, xạ, ngự, thơ, số. Ngài Khổng Tử có ba ngàn học trò, nhưng tinh thông lục nghệ thì chỉ có bảy mươi hai người. Lễ là lễ nghĩa; nhạc là âm nhạc; xạ là bắn cung và cũng bao gồm cả võ thuật; ngự là chỉ về cưỡi xe ngựa ở thời xưa, nhưng hiện nay là bao gồm cả lái xe, lái máy bay, lái tàu thủy… Thơ là phương pháp viết chữ, đại thể thì phân thành năm cách viết: triện, lệ, khải, hành, thảo. Số là số học, cho nên nói: “Tri mỗ số, thức mỗ danh,” người biết số học thì sẽ hiểu văn học.
Hiện nay người ta chế ra hỏa tiễn, phi đạn vốn phát minh từ trong ngành toán số. Như việc dùng điện não computer để điều khiển hỏa tiễn bay bao xa cũng đều không ngoài môn toán số.
Cho đến như âm nhạc, thì trong thời tụng niệm của Phật Giáo là thuộc về âm nhạc. Cho nên hễ ai đánh mõ có nhịp nhàng tiết tấu sẽ có công đức. Còn nếu người nào gõ mõ với tâm bực dọc, hoặc gõ quá lớn tiếng, hoặc gõ quá nhỏ thì sẽ có tội. Tán tụng cũng như là dùng âm nhạc để cúng dường Phật. Cho nên nếu một mặt cúng dường, một mặt lại giận hờn, quý vị nghĩ như thế Phật có hoan hỉ không? Dùng âm nhạc để cúng dường Phật vốn có rất nhiều công đức, nhưng khi phát giận quý vị không tán tụng được, mà lại còn dộng chuông gõ mõ loạn xạ cả lên, vậy tức là có tội rồi.
Tu hành là từ mỗi việc làm về mọi phương diện, không có nơi nào mà chẳng phải là nơi tu hành. Mà cũng không phải chỉ là ngồi thiền, hoặc lạy Phật mới là tu hành. Vì vậy ăn cơm, mặc áo, cho đến nhất cử, nhất động đều là tu hành cả. Tu hành tức là phải điều phục thân tâm. Điều thân là làm cho thân thể không sanh bệnh tật và giữ cho mình được khỏe mạnh. Nhưng cũng không phải là quá yêu quý nó: lạnh cũng không được, nóng cũng không được, khát cũng không được, đói cũng không được, không phải là quá nuông chiều cho thân xác. Chúng ta phải ra công kiềm chế để rèn luyện thân thể, chỉ cần không tổn hại nó là được rồi. Chứ không phải vì yêu quý thân thể mình như tấm gương dễ bể, không ai đụng đến được.
Trong các sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cũng nên tự rèn luyện lấy mình, vậy mới là tu hành. Đi đứng nằm ngồi, không lúc nào là không tu hành. Tu hành không có nghĩa là chỉ có hai thời tụng niệm sớm tối mới là tu hành. Mà lúc bình thường, nhất cử, nhất động, nhất ngôn, nhất hành, chúng ta đều nên hòa hợp với tiết tấu, phù hợp với qui tắc, bởi tự tánh trong mỗi chúng ta đều có “âm nhạc” cả. Chúng ta phải tu sao cho được tâm bình khí hòa, không sanh phiền não, không nhân, không ngã và không có vô minh. Nếu chúng ta ghen ghét người hiền tài, hoặc thích làm những chuyện viễn vông, hoặc tự vỗ ngực khoe tài để mình được danh tiếng, thì đó không phải là âm nhạc đâu. Nếu mỗi ngày chúng ta tu hành đúng pháp, thì đó mới là âm nhạc.
Tự mình tu cho được tâm bình khí hòa và rèn luyện tánh tình, vì chúng ta vốn không cần phải tìm kiếm âm nhạc ở bên ngoài. Bởi vì tâm chúng ta không hòa bình, cho nên phải giả mượn âm nhạc bên ngoài để tự thăng bằng lại.
Nếu t âm có thể bình hòa được thì lúc nào chúng ta cũng sẽ tràn đầy khí khái tốt lành, đó mới chính là “âm nhạc” chân thật đấy. Còn về lục nghệ: lễ, nhạc, xạ, ngự, thơ, số; sáu thứ nầy vốn đã bao gồm trong tự tánh của chúng ta rồi. Nếu trọn ngày chúng ta có thể không nói lời vô ích, không nghĩ điều vô vị và có thể tự điều phục tâm mình cho được bình thản, an ổn, không bị câu thúc, không vướng mắc chướng ngại, không nhân, không ngã, không phải không trái, thì quý vị nói đi, đó không là âm nhạc thì là cái gì?
Khi Khổng Tử ở nước Tề nghe nhạc Thiều, ông đã không biết gì đến mùi vị thịt trong ba tháng trời. Nếu quý vị hiểu được âm nhạc của tự tánh, đâu cần nói đến mùi thịt, mà ngay cả đến mùi nước, quý vị cũng không biết, hoặc có chua, ngọt, đắng, cay gì, quý vị cũng đều không biết luôn. Khi đó mới gọi là quý vị đã đạt đến cảnh giới “nhìn mà không thấy, nghe mà không nghe, ăn mà không biết mùi vị.” Quý vị nên chú ý: Chớ xem tự tánh của mình như bãi chiến trường để đấu tranh, nếu thế thì không phải là âm nhạc đâu.
chuavanphat.org
Ngày Gia Đình, Cùng Ngẫm Lời Phật Dạy Về Tình Cảm Gia Đình
Gia đình là nơi yêu thương bắt đầu và không bao giờ kết thúc. Nhân ngày Gia đình Việt Nam, lắng tâm nghe lời Phật dạy để trân trọng hơn hạnh phúc gia đình.
1. Lời Phật dạy về tình cảm vợ chồng
2. Lời Phật dạy về tình cảm cha mẹ – con cái
Cha mẹ đối với con cái
Phật dạy rằng, cha mẹ sinh con không phải để thỏa mãn dục tính mà là để thể hiện tình yêu thương tiếp nối với một phần máu mủ ruột rà. Cha mẹ phải có trách nhiệm với con cái, giữ cho sợi dây huyết thống được bền chặt dài lâu. Xem sách kinh, Đức Phật luôn nhấn mạnh đến nhân cách đạo đức trong Năm, cha mẹ có của cải vừa ý thì trao lại cho con, công bằng trong chuyện lập di chúc và phân chia tài sản, tránh để con cái vì của cải mà tranh giành mất tình anh em. mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ phải có trách nhiệm yêu thương và nuôi dạy con cái thành người, sống có đạo đức và giúp ích cho xã hội. Cụ thể, bổn phận của cha mẹ đối với con cái được gói gọn qua năm điều sau, là năm món của cải vô giá mà cha mẹ nhất định phải truyền lại cho con cái: Một, thương yêu con cái, nuôi dạy con lớn về thể chất, trưởng thành về đạo đức tinh thần. Hai, cung cấp đầy đủ cho con cái cả về vật chất và tinh thần, lo cho con đủ điều kiện để phát triển, quan tâm động viên để giúp con vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Ba, tạo dựng nghề nghiệp chân chính cho con, hướng cho con sống tự lập và có ích cho xã hội. Bốn, tìm nơi chốn xứng đáng cho con dựng vợ gả chồng, tôn trọng ý kiến của con, cho con quyền lựa chọn nhân duyên, cha mẹ đóng vai trò hướng dẫn và chỉ bảo để con có quyết định đúng đắn.
Con cái đối với cha mẹ
Kinh Báo hiếu Đức Phật răn rằng: “Ví có người ơn sâu dốc trả, cõng mẹ cha tất cả hai vai, giáp vòng hòn núi Tu-di, đến trăm ngàn kiếp ơn kia chưa đền.” Công cha nghĩa mẹ bao la như trời bể, sự sống mà ta đang có là do cha mẹ ban cho, ta đã mang ơn, thọ ơn trong nhiều kiếp, hiếu thảo với cha mẹ là cách cải thiện số mệnh tốt nhất. Đức Phật thường nói rằng, sở dĩ ta tu hành thành Phật là nhờ công ơn cha mẹ, nếu không có cha sinh mẹ dưỡng thì sao ngày hôm nay ta tu được thành Phật. Bổn phận của con cái với cha mẹ của Đức Phật nằm trong năm điều sau: Một, nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ, lo cho cha mẹ về sức khỏe và tinh thần luôn được an vui. Hai, thay thế cha mẹ gách vác công việc nặng nhọc, để cha mẹ được an tâm nghỉ ngơi. Ba, giữ gìn truyền thống gia phong, tiếp nối đạo đức gia đình. Bốn, bảo vệ tài sản được kế thừa từ cha mẹ, giữ gìn gia tài được cha mẹ làm ra bằng mồ hôi nước mắt. Năm, khuyến khích cha mẹ hướng thiện và quy hướng về Tam Bảo, để cha mẹ được hưởng phúc tâm linh.
3. Lời Phật dạy về tình anh em
“Anh em như thể tay chân”, các cụ xưa đã nói như vậy về tình anh em trong nhà. Là những người cùng chung dòng máu, được cha mẹ cùng dứt ruột đẻ ra, theo truyền thống dân tộc Việt Nam, anh em trong nhà phải thương yêu và quý trọng lẫn nhau. Đức Phật dù rời bỏ gia đình và cứu độ chúng sinh nhưng vẫn không quên quan tâm, chăm sóc cha mẹ, anh em trong họ tộc. Nhân ngày Gia đình Việt Nam, Lịch ngày tốt có vài lời trên, đúc rút lại
Với Phật giáo, để giữ được tình cảm anh em luôn gắn kết, chúng ta cần làm được năm điều sau: Một, yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Hai, tương kính, nhường nhịn và sẻ chia. Ba, giữ vững nếp nhà, gìn giữ truyền thống gia phong. Bốn, sống tự lập tự chủ, không ỷ lại vào người khác. Năm, quan tâm chăm sóc, thường xuyên thăm hỏi lẫn nhau. Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: lời Phật dạy về tình cảm gia đình, mong cho các gia đình chúng ta luôn hạnh phúc thuận hòa, yêu thương gắn bó dài lâu. Thanh Vân (XemTuong.net) Tuệ Minh Lời Phật dạy về chữ tâm – có tâm ắt hưởng phúc lành Lời Phật dạy về tình yêu: Yêu nhau chứ đừng nhốt nhau vào tù Lời Phật dạy về cuộc sống: Đừng coi thường ai cả
Cập nhật thông tin chi tiết về Châm Ngôn Gia Đình Phật Tử trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!