Bạn đang xem bài viết Chú Giải Châm Ngôn 30:01 được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Châm Ngôn 30:1-33
Huỳnh Christian Timothy Huỳnh Christian Priscilla
1 Những lời của A-gu-rơ, con trai của Gia-kê, lời thánh truyền một người nói với I-thi-ên, với I-thi-ên và U-canh. 2 Thật, ta ngu dại hơn ai hết và không có sự thông sáng của một người. 3 Ta không học được sự khôn ngoan, cũng chẳng có được tri thức của Đấng Thánh. 4 Ai đã lên trời, rồi lại xuống? Ai đã gom gió trong các nắm tay của mình? Ai đã nhốt nước trong một chiếc áo? Ai đã lập ra mọi đầu cùng của đất? Danh người là gì, và tên của con trai người là gì; nếu ngươi có thể nói. 5 Mỗi một lời của Thiên Chúa đều được thử nghiệm. Ngài là cái khiên cho những ai nương cậy nơi Ngài. 6 Ngươi chớ thêm vào các lời của Ngài. Kẻo Ngài quở trách ngươi, và ngươi thành kẻ nói dối. 7 Tôi có xin Ngài hai điều. Xin chớ từ chối tôi trước khi tôi chết. 8 Xin đem xa khỏi tôi sự tàn hại và những lời dối trá. Chớ cho tôi sự nghèo khổ hoặc sự giàu sang, {nhưng} xé cho tôi phần bánh đủ dùng. 9 Kẻo khi no đủ, tôi từ chối Ngài mà nói rằng: Đấng Tự Hữu Hằng Hữu là ai? Hoặc khi bị nghèo khổ, tôi trộm cắp mà làm ô danh Thiên Chúa của tôi. 10 Chớ phao vu kẻ tôi tớ với chủ của nó; kẻo nó rủa sả ngươi, và ngươi mắc tội chăng. 11 Có một thế hệ rủa sả cha mình, cũng không chúc phước cho mẹ mình. 12 Có một thế hệ tự nhìn mình thánh sạch, nhưng chúng chưa được rửa sạch sự nhơ bẩn của chúng. 13 Có một thế hệ mắt của chúng ngước cao biết bao, các mí mắt của chúng giương cao. 14 Có một thế hệ răng của chúng tựa những gươm, răng hàm của chúng như những dao; để cắn nuốt những người nghèo khỏi đất và những người thiếu thốn khỏi loài người. 15 Con đỉa có hai con gái, {kêu rằng:} Hãy cho! Hãy cho! Có ba sự chẳng hề no đủ, và bốn điều chẳng nói rằng: Thôi, đủ! 16 Âm phủ, tử cung son sẻ, đất không no đủ nước, và lửa chẳng hề nói: Thôi, đủ! 17 Con mắt nhạo báng cha mình, khinh sự vâng lời đối với mẹ mình, các con quạ của trũng sẽ móc nó ra, và các chim ưng con sẽ ăn nó. 18 Có ba sự quá diệu kỳ đối với ta, và bốn điều mà ta chẳng biết được: 19 Đường chim ưng trên trời; lối con rắn bò trên vầng đá; luồng tàu chạy giữa biển; và đường của một người nam với một người gái trẻ. 20 Cũng vậy, đường lối của một dâm phụ; nàng ăn, rồi nàng chùi sạch miệng, và nói rằng: Tôi chẳng làm sự ác nào. 21 Có ba sự làm cho trái đất rúng động, và bốn điều nó không thể chịu nổi: 22 Kẻ tôi tớ khi hắn lên ngai vua; kẻ ngu muội khi hắn được no đủ thức ăn. 23 Người đàn bà đáng ghét khi nàng kết hôn; và đứa tớ gái khi nó kế nghiệp bà chủ mình. 24 Có bốn vật nhỏ trên trái đất, nhưng vốn rất khôn ngoan: 25 Những con kiến là một bầy không mạnh sức nhưng chúng sắm sẵn thức ăn của chúng trong mùa hạ. 26 Con thỏ rừng là loài không có sức mạnh nhưng làm nhà của nó trong vầng đá; 27 Những con cào cào không có vua nhưng hết thảy chúng đi ra từng đám. 28 Con thằn lằn mà người ta lấy tay bắt được, vẫn ở trong đền vua. 29 Có ba vật bước đi tốt đẹp, và bốn vật tốt đẹp trong dáng đi: 30 Sư tử, mạnh hơn hết trong các loài thú, chẳng quay đi trước mặt loài nào. 31 Ngựa được thắng yên, hoặc con dê đực, và vị vua không ai đối địch được. 32 Nếu ngươi có ngu dại mà tự đưa mình lên, và nếu ngươi có ác tưởng, thì hãy đặt tay ngươi trên miệng ngươi. 33 Vì sự ép sữa làm ra bơ, sự ép lỗ mũi làm cho phun máu, cũng vậy, sự ép cơn giận làm ra điều tranh cạnh.
Bài Giảng Phần Âm Thanh Luôn Có Nhiều Chi Tiết Hơn Bài Giảng Viết Kính mời quý con dân Chúa dành thời gian nghe bài giảng này, có nhiều thí dụ và giải thích chi tiết hơn là phần bài viết
MediaFire: http://www.mediafire.com/download/2757umihdx207ym/9020300_ChamNgon_30_1-33.mp3 OpenDrive: https://od.lk/d/MV8xNDE0OTA5ODNf/9020300_ChamNgon_30_1-33.mp3 SoundCloud: https://soundcloud.com/huynh-christian-timothy/9020300-cham-ngon-30_1-33
MediaFire: https://www.mediafire.com/folder/u3amorru4ba4t/baigiang_pdf OpenDrive: https://od.lk/fl/MV8xNjEzMzAzNV8
1 Những lời của A-gu-rơ, con trai của Gia-kê, lời thánh truyền {do} một người phán truyền với I-thi-ên, với I-thi-ên và U-canh.
Tên A-gu-rơ và tên Gia-kê chỉ xuất hiện có một lần trong Thánh Kinh. Vì thế, chúng ta không biết gì nhiều về hai tên này. A-gu-rơ là một thụ động phân từ, có nghĩa là: được gom góp, thu nhặt. Gia-kê là một danh từ có nghĩa là: sự tin kính, vâng phục.
Tên I-thi-ên có nghĩa là: “Thiên Chúa đã đến và ở cùng tôi”. Tên này xuất hiện hai lần trong Châm Ngôn 30:1 và một lần trong Nê-hê-mi 11:7. Chắc chắn là I-thi-ên trong Nê-hê-mi 11:7 không phải là I-thi-ên được nói đến trong Châm Ngôn 30:1, vì hai thời đại cách nhau khoảng 500 năm.
Tên U-canh có nghĩa là: ăn nuốt, và chỉ xuất hiện có một lần trong Thánh Kinh.
Chúng ta có thể hiểu Châm Ngôn 30:1 theo hai cách:
A-gu-rơ và Gia-kê không phải là tên riêng của hai người mà chỉ là một cách nói văn hoa (sách Châm Ngôn được viết theo thể thơ).
A-gu-rơ và Gia-kê là hai người cùng thời với Vua Sa-lô-môn.
Nếu A-gu-rơ và Gia-kê không phải là tên riêng của hai người thì Châm Ngôn 30 cũng do chính Vua Sa-lô-môn viết, và câu 1 có thể hiểu như sau:
“Những lời được gom góp, thu nhặt từ sự tin kính, vâng phục, là lời thánh truyền do một người phán truyền với I-thi-ên và U-canh.”
Tuy nhiên, dựa vào câu 2 và câu 3 cùng với Truyền Đạo 1:12-13, thì chúng ta có thể tin rằng Châm Ngôn 30 không phải là những lời do Vua Sa-lô-môn viết. Vì Vua Sa-lô-môn là người khôn ngoan nhất vào thời ấy, chuyên tâm lấy sự khôn ngoan mà xem xét mọi việc xảy ra ở dưới trời.
Có lẽ, A-gu-rơ và Gia-kê, cũng như I-thi-ên và U-canh, đều là những người cùng thời và có quen biết với Vua Sa-lô-môn. I-thi-ên và U-canh có thể là con hoặc học trò của A-gu-rơ.
Từ ngữ được dịch là “lời Thánh truyền” là một danh từ đặc biệt trong tiếng Hê-bơ-rơ, dùng để chỉ về những lời do Thiên Chúa phán. Có khi được dịch là “lời tiên tri”, và có khi được dịch là “gánh nặng”. Dịch là “lời tiên tri” vì những lời ấy phán trước về những việc sắp đến. Dịch là “gánh nặng” vì những lời ấy phán về sự nặng nề của tội lỗi của các dân tộc và sự nặng nề về hình phạt dành cho các dân tộc phạm tội.
Từ ngữ được dịch là “phán truyền” là một động từ đặc biệt trong tiếng Hê-bơ-rơ, dùng để chỉ về lời phán trực tiếp của Thiên Chúa hoặc lời của một người lập lại lời phán của Thiên Chúa.
Những lời của A-gu-rơ được chép lại trong Châm Ngôn 30 là những lời ông nhận được từ Thiên Chúa và truyền lại cho I-thi-ên cùng U-canh. Tên của I-thi-ên được nói trước và lập lại, hàm ý I-thi-ên là con trưởng hoặc học trò trưởng của A-gu-rơ.
2 Thật, ta ngu dại hơn ai hết và không có sự thông sáng của một người.
3 Ta không học được sự khôn ngoan, cũng chẳng có được tri thức về Đấng Thánh.
Chúng ta không có cách nào để biết về A-gu-rơ, nhưng ông tự nhận mình là ngu dại hơn mọi người, không có sự thông sáng của một người, tức là không có trí khôn của một người bình thường. Có lẽ đây là một trường hợp bị chứng nhược trí bẩm sinh, là chứng chức năng của bộ não không phát triển bình thường. Chính vì thiếu trí khôn mà không thể học được sự khôn ngoan và cũng không có sự thông hiểu về Thiên Chúa. Danh từ “Đấng Thánh” được dùng ở đây có cùng nghĩa như trong Châm Ngôn 9:10:
“Sự kính sợ Đấng Tự Hữu Hằng Hữu là khởi đầu sự khôn ngoan. Sự tri thức về Đấng Thánh là sự thông sáng.”
Tuy nhiên, Thiên Chúa là Đấng dùng những sự, những vật, những người không ra gì để tỏ bày sự vinh quang và năng lực của Ngài:
“Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại của thế gian để làm hổ thẹn những người khôn ngoan; Đức Chúa Trời đã chọn những sự yếu của thế gian để làm hổ thẹn những sự mạnh; Đức Chúa Trời đã chọn những sự hèn hạ của thế gian, những sự bị khinh chê, cùng những sự không có, để làm cho những sự có ra không có; để chẳng xác thịt nào khoe mình trước sự hiện diện của Ngài.” (I Cô-rinh-tô 1:27-29).
Vì thế, chúng ta không nên tự ti mặc cảm về bất cứ một điều gì. Miễn là chúng ta thật lòng ăn năn tội, hoàn toàn tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, và hết lòng sống theo Lời Chúa, thì chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời và chúng ta có năng lực của chính Đức Chúa Jesus để làm được mọi sự mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho chúng ta (Ê-phê-sô 2:10), trong sự soi sáng, dẫn dắt của Đức Thánh Linh.
4 Ai đã lên trời, rồi lại xuống? Ai đã gom gió trong các nắm tay của mình? Ai đã nhốt nước trong một chiếc áo? Ai đã lập ra mọi đầu cùng của đất? Danh người là gì, và tên của con trai người là gì; nếu ngươi có thể nói.
Từ câu 4 đến câu 6 là lời phán của Thiên Chúa. Nội dung của câu 4 khiến chúng ta nhớ đến Ê-sai 40:12:
“Ai đã lấy lòng bàn tay mà lường nước, lấy gang tay mà đo các tầng trời, dùng đấu mà đong bụi đất, dùng cân mà cân núi, và dùng thăng bằng mà cân gò?”
Một loạt những câu hỏi của Thiên Chúa đặt ra cho toàn thể loài người. Đại danh từ “ai” trong các câu hỏi là để chỉ về một người nào đó giữa loài người. Chắc chắn là không một người nào có thể làm được những điều Thiên Chúa đã liệt kê. Qua các câu hỏi của Thiên Chúa, chúng ta nhận thấy rõ sự yếu đuối, giới hạn của loài người, và sự toàn năng, vĩ đại của Thiên Chúa.
Loài người đã tiến bộ vượt bực! Sự hiểu biết về khoa học, kỹ thuật mà loài người thu thập được chỉ trong vòng 100 năm qua đã nhiều gấp trăm ngàn lần sự hiểu biết về khoa học, kỹ thuật trong suốt dòng lịch sử của loài người trước đó, kể từ sau Cơn Lụt Lớn. (Chúng ta không có cách gì để biết về trình độ khoa học, kỹ thuật của loài người trước Cơn Lụt Lớn.) Thế nhưng, loài người vẫn không thể thấu hiểu công trình sáng tạo của Thiên Chúa và các định luật vật lý do Thiên Chúa đặt ra để bảo tồn và vận hành công trình sáng tạo của Ngài.
5 Mỗi một lời của Thiên Chúa đều được thử nghiệm. Ngài là cái khiên cho những ai nương cậy nơi Ngài.
Từ ngữ được dịch là “thử nghiệm” là một động từ trong tiếng Hê-bơ-rơ dùng để chỉ việc nấu chảy kim loại, loại bỏ các tạp chất, làm cho kim loại được tinh tuyền. Nghĩa bóng của động từ này là: được thử nghiệm và chứng minh là thật, là tinh tuyền, như khi thợ bạc dùng lửa nung chảy một thỏi vàng để thử xem phẩm chất của thỏi vàng, và thấy rằng ấy là một thỏi vàng ròng.
Mỗi một lời của Thiên Chúa đều được thử nghiệm, có nghĩa là bất cứ lời phán nào của Thiên Chúa cũng đều là chân thật, con dân Chúa ở trong cảnh ngộ nào cũng thấy được sự chân thật của Lời Chúa ứng nghiệm vào trong cuộc sống của họ. So sánh:
“Còn Thiên Chúa, đường của Ngài vốn là trọn vẹn. Lời của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu được thử nghiệm. Ngài là cái khiên cho những ai nương cậy nơi Ngài.” (II Sa-mu-ên 22:31).
Thi Thiên 119:160 chép:
“Sự tổng cộng của Lời Ngài là chân thật. Mỗi sự phán xét công bình của Ngài còn đời đời.”
Chính vì thế mà khi chúng ta đọc Thánh Kinh, Lời Hằng Sống của Thiên Chúa, chúng ta được vui mừng, bình an về những lời hứa của Ngài; và chúng ta cần phải run sợ đúng mức trước những lời cảnh báo của Ngài. Sự phán xét của Thiên Chúa là công bình, còn lại đời đời. Vì thế, khi chúng ta được Ngài phán xét chúng ta xứng đáng với địa vị làm con của Ngài, thì chúng ta sẽ mãi mãi vui hưởng hạnh phúc bên Ngài, trong Vương Quốc Đời Đời của Ngài. Còn nếu chúng ta bị Ngài phán xét chúng ta chỉ là những kẻ làm ác, nhân danh Chúa để nói tiên tri, trừ quỷ, làm phép lạ, thì chúng ta sẽ bị hư mất đời đời (Ma-thi-ơ 7:21-23). Hãy nhớ:
“…Thiên Chúa không chịu bị khinh dể đâu; vì ai gieo giống gì, sẽ gặt giống ấy.” (Ga-la-ti 6:7).
Từ ngữ được dịch là “nương cậy” là một động từ trong tiếng Hê-bơ-rơ, chỉ về sự chạy đến để tìm kiếm sự che chở, bảo vệ. Bất cứ ai tìm kiếm sự che chở, bảo vệ nơi Thiên Chúa, thì người ấy được ở trong Ngài và Ngài là cái khiên chống đỡ mọi nguy hiểm cho người ấy. Cái khiên, còn gọi là cái thuẫn, thường được quân lính dùng để chống đỡ vũ khí của kẻ thù. Nếu Thiên Chúa Toàn Năng là cái khiên của chúng ta thì chúng ta còn lo sợ gì?
“Trong Thiên Chúa, tôi tôn vinh Lời của Ngài! Trong Thiên Chúa, tôi tin cậy. Tôi sẽ chẳng sợ loài xác thịt có thể làm gì tôi!” (Thi Thiên 56:4).
“Trong Thiên Chúa, tôi tin cậy! Tôi sẽ chẳng sợ loài người có thể làm gì tôi!” (Thi Thiên 56:11).
“Đấng Tự Hữu Hằng Hữu vì tôi, tôi sẽ chẳng sợ! Loài người có thể làm gì tôi?” (Thi Thiên 118:6).
Trong Thi Thiên có hàng chục câu gọi Thiên Chúa là cái khiên của con dân Ngài (Thi Thiên 3:3; 5:12; 7:10; 18:2, 30; 28:7; 33:20; 59:11; 84:9, 11; 89:18; 91:4; 115:9-11; 119:114; 144:2). Là con dân của Thiên Chúa, chúng ta là những người lính giỏi của Đức Chúa Jesus Christ (II Ti-mô-thê 2:3), chúng ta có chính Thiên Chúa là sự che chở, bảo vệ chúng ta trong cuộc chiến chống lại chính con người xác thịt của mình và mọi thế lực chống nghịch Thiên Chúa. Chỉ cần chúng ta hoàn toàn tin cậy Lời Chúa và ẩn mình trong Chúa, chúng ta sẽ không phải lo sợ gì.
6 Ngươi chớ thêm vào các lời của Ngài. Kẻo Ngài quở trách ngươi, và ngươi thành kẻ nói dối.
Thiên Chúa tiếp tục phán truyền cho A-gu-rơ và qua ông, cho tất cả mọi người, rằng không được thêm vào lời của Ngài. Lời của Thiên Chúa là chân thật thì không thể thêm bất cứ một điều gì vào. Ngày xưa, bà Ê-va đã từng thêm vào lời của Chúa. Chúa phán dạy:
“Ngươi được tự do ăn từ mọi thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì ngươi chớ ăn đến; vì trong ngày ngươi ăn thì ngươi chắc sẽ chết.” (Sáng Thế Ký 2:16-17)
Bà Ê-va thêm vào câu: “các ngươi cũng chẳng được đụng đến” (Sáng Thế Ký 3:3)
Ngày nay, có biết bao nhiêu tổ chức tôn giáo mang danh Chúa đã thêm các ý tưởng của loài xác thịt vào trong Lời Chúa, tạo ra các phong trào tà giáo. Người thêm vào Lời Chúa là người nói dối và phạm thượng. Lại có những người bớt đi Lời Chúa và dạy cho người khác làm như vậy. Chắc chắn, Thiên Chúa sẽ phạt những ai thêm vào hay bớt đi lời của Ngài (Ma-thi-ơ 5:19; Khải Huyền 22:18).
7 Tôi có xin Ngài hai điều. Xin chớ từ chối tôi trước khi tôi chết.
8 Xin đem xa khỏi tôi sự tàn hại và những lời dối trá. Chớ cho tôi sự nghèo khổ hoặc sự giàu sang, {nhưng} xé cho tôi phần bánh đủ dùng.
9 Kẻo khi no đủ, tôi từ chối Ngài mà nói rằng: Đấng Tự Hữu Hằng Hữu là ai? Hoặc khi bị nghèo khổ, tôi trộm cắp mà làm ô danh Thiên Chúa của tôi.
Từ câu 7 đến câu 9 là lời tự thuật của A-gu-rơ. Đây là một lời cầu nguyện vô cùng khôn ngoan mà mỗi chúng ta cần học tập theo. A-gu-rơ cầu xin rằng, đang khi ông còn sống trong thân thể xác thịt thì xin Thiên Chúa ban cho ông hai điều:
Đem xa khỏi ông sự tàn hại và những lời dối trá.
Chớ để cho ông nghèo khổ hoặc sự giàu sang, mà chỉ ban cho ông đủ sống.
Sự tàn hại là tất cả những sự gì thuộc về tai ương, hoạn nạn, lẫn hình phạt, làm cho bị thiệt hại nặng nề. A-gu-rơ cầu xin Thiên Chúa đem mọi tai ương, hoạn nạn trong thế gian xa khỏi ông vì ông nương cậy nơi Ngài. A-gu-rơ cầu xin Thiên Chúa đem mọi hình phạt xa khỏi ông vì ông có lòng ăn năn, thống hối. A-gu-rơ cũng cầu xin Thiên Chúa đem xa khỏi ông mọi lời dối trá để ông không bị dẫn dụ bước đi sai lạc khỏi lẽ thật của Lời Chúa.
A-gu-rơ không muốn sống giàu sang, vì ông sợ rằng, sự dư dật về vật chất sẽ khiến cho ông quên Chúa. Có thể nói, khi người ta giàu có, người ta thật sự dễ dàng quên đi sự hiện diện của Thiên Chúa, mà chỉ bận tâm về tiền bạc, của cải, danh tiếng… Nhưng A-gu-rơ cũng không muốn nghèo khổ, rồi trở thành trộm cắp, làm cho người thế gian xúc phạm danh Chúa. Ông biết sự yếu đuối của chính ông trước sự giàu sang cũng như trước sự nghèo khổ. Vì thế, ông xin Chúa xé cho ông phần bánh đủ dùng. Nghĩa là: Xin Chúa ban cho ông có đủ ăn, đủ mặc, thì ông thỏa lòng. Hơn 500 năm sau, Sứ Đồ Phao-lô, bởi sự thần cảm của Đức Thánh Linh, cũng đã viết trong I Ti-mô-thê 6:6-11, như sau:
6 Nhưng sự tin kính cùng sự thỏa lòng, ấy là một lợi lớn.
7 Bởi vì chúng ta chẳng đem điều gì vào trong thế gian; và rõ ràng là chúng ta cũng sẽ không đem điều gì ra khỏi.
8 Như vậy, được có ăn, có mặc thì chúng ta phải thỏa lòng.
9 Còn những kẻ muốn được giàu có, thì rơi vào sự cám dỗ và bẫy rập, rơi vào những sự ngu dại cùng những sự tham muốn có hại, là những sự làm cho người ta bị đắm chìm vào trong sự hủy diệt và sự hư mất.
10 Bởi vì sự tham tiền bạc là cội rễ của mọi điều ác. Có nhiều kẻ vì theo đuổi lòng tham tiền bạc mà sai lạc, rời khỏi đức tin, tự chuốc lấy cho mình nhiều điều đau đớn.
11 Nhưng, hỡi con, là người của Đức Chúa Trời! Hãy tránh khỏi những sự đó mà theo đuổi sự công bình, lòng tin kính, đức tin, tình yêu, sự nhẫn nại, và sự nhu mì.
Con dân chân thật của Chúa sẽ không chạy theo tiền bạc nhưng thỏa lòng trong sự có ăn, có mặc Chúa ban. Vì thế, họ không bao giờ trộm cắp làm ô danh Chúa, không bao giờ vì vật chất mà quên Chúa, nhưng luôn vui mừng, bình an trong mọi cảnh ngộ của cuộc sống, và có nhiều thời gian để suy ngẫm Lời Chúa.
Chúng ta hãy học tập nơi Phao-lô:
“Không phải tôi muốn nói đến sự cần dùng của tôi; vì tôi đã học được rằng, dù tôi ở trong hoàn cảnh nào thì tôi cũng thỏa lòng. Tôi biết chịu nghèo hèn, tôi cũng biết được dư dật. Trong mọi sự và mọi nơi, tôi đã được dạy rằng, dù no hay đói, dù dư hay thiếu cũng được. Qua Đấng Christ là Đấng ban thêm sức cho tôi, tôi làm được mọi sự.” (Phi-líp 4:11-13).
Mệnh lệnh của Chúa trong Hê-bơ-rơ 13:5 phải được mỗi một con dân của Chúa vâng giữ:
“Chớ tham tiền; hãy lấy điều mình có làm đủ rồi, vì chính Ngài phán rằng: Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu.”
Từ câu 10 cho đến hết đoạn là những sự khôn ngoan mà A-gu-rơ có được sau khi ông được Chúa dạy dỗ.
10 Chớ phao vu kẻ tôi tớ với chủ của nó; kẻo nó rủa sả ngươi, và ngươi mắc tội chăng.
Phao vu hoặc vu khống là lời tố cáo không đúng sự thật về sự phạm lỗi hay phạm tội của bất cứ ai. Phao vu có thể do hiểu lầm, do suy diễn không bằng cớ, hoặc do chứng cớ không thật. Nhưng phao vu cũng có thể do cố ý nói dối để hại người.
Người phao vu vừa bị nạn nhân rủa sả hoặc kiện cáo cùng Đức Chúa Trời, vừa mắc tội nói dối và làm chứng dối. Con dân Chúa phải thật cẩn thận khi nói về lỗi hay tội của người khác. Luôn luôn phải có ít nhất hai chứng cớ đã được kiểm chứng cẩn thận cho lời tố cáo của mình. Con dân Chúa đứng ra tố cáo hoặc làm chứng là để bảo vệ lẽ phải và quyền lợi của người bị hại. Nếu là việc trong Hội Thánh thì là để giúp người có lỗi ăn năn và bảo vệ sự thánh khiết của Hội Thánh.
Tất cả con dân Chúa cũng đều là tôi tớ hầu việc Chúa trong công việc rao giảng Tin Lành và gây dựng Hội Thánh. Phao vu một anh chị em trong Chúa trước Hội Thánh cũng chính là phao vu một tôi tớ của Chúa trước Chúa.
11 Có một thế hệ rủa sả cha mình, cũng không chúc phước cho mẹ mình.
12 Có một thế hệ tự nhìn mình thánh sạch, nhưng chúng chưa được rửa sạch sự nhơ bẩn của chúng.
13 Có một thế hệ mắt của chúng ngước cao biết bao, các mí mắt của chúng giương cao.
14 Có một thế hệ răng của chúng tựa những gươm, răng hàm của chúng như những dao; để cắn nuốt những người nghèo khỏi đất và những người thiếu thốn khỏi loài người.
Có thể nói, từ câu 11 đến câu 14 là những lời tiên tri về một thời đại mà sự phạm tội của loài người sẽ lên cao. Từ ngữ được dịch là “thế hệ” là một danh từ trong tiếng Hê-bơ-rơ, dùng để gọi chung những người sống trong một thời đại. Tương tự như vậy là lời tiên tri của Sứ Đồ Phao-lô trong II Ti-mô-thê 4:3-4:
“Vì có một thời sẽ đến, khi người ta không chịu nghe giáo lý tốt lành, nhưng ngứa lỗ tai, theo lòng tham muốn của họ, mà tích tụ cho họ các giáo sư, và họ sẽ xoay lỗ tai của họ khỏi lẽ thật, mà hướng về những chuyện không thật.”
15 Con đỉa có hai con gái, {kêu rằng:} Hãy cho! Hãy cho! Có ba sự chẳng hề no đủ, và bốn điều chẳng nói rằng: Thôi, đủ!
16 Âm phủ, tử cung son sẻ, đất không no đủ nước, và lửa chẳng hề nói: Thôi, đủ!
Từ ngữ được dịch là “con đỉa” là một thụ động phân từ của động từ “bú” hoặc “hút” trong tiếng Hê-bơ-rơ, dùng để gọi chung những loài vật hút máu như đỉa và vắt. Trong Thánh Kinh, từ ngữ này chỉ được dùng có một lần. Đỉa thì sống trong các đầm lầy, đồng ruộng nước ngọt, vắt thì sống trên rừng, nhưng cả hai cùng là loài sống nhờ bám vào sinh vật khác để hút máu. Đỉa có thể hút một khối lượng máu gấp năm lần trọng lượng của chúng, vắt có thể hút một khối lượng máu gấp mười lần trọng lượng của chúng.
Từ đông sang tây, con đỉa vẫn được dùng làm hình bóng cho những kẻ tham lam, bốc lột người khác, những kẻ dai dẵng, tìm đủ cách để bòn rút, bốc lột sự sống của người khác.
“Hai con gái” là hai sự hoặc hai người khác có cùng một đặc tính theo ý nghĩa: “mẹ nào con nấy” như được nói đến trong Ê-xê-chi-ên 16:44.
Chúng ta có thể hiểu, con đỉa chính là lòng tham. Lòng tham sinh ra hành động trộm và cướp. Trộm là lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, cướp là công khai dùng sức mạnh hay vũ khí, để chiếm đoạt tài sản của người khác. Lòng tham, sự trộm, và sự cướp lúc nào cũng đòi hỏi: Hãy cho! Hãy đưa ra! Ta muốn nữa!
Lòng tham không giới hạn trong sự tham muốn tiền bạc, danh tiếng, quyền lực. Lòng tham bao trùm tất cả mọi sự tham muốn. Có lẽ nổi bật nhất là sự tham muốn về tà dâm. Người tham muốn về tà dâm đắm chìm trong sự dâm dục qua các phương tiện sách báo, phim ảnh, Internet, phạm tà dâm với người khác, với các dụng cụ phục vụ tà dâm mà không bao giờ biết đủ!
Cách nói: “có ba sự… và bốn điều…” là một cách nói đối trong thi ca Hê-bơ-rơ. Tương tự như cách nói đối trong ca dao, tục ngữ Việt Nam:
“Ba điều, bốn chuyện!”
“Bốn phương, tám hướng.”
“Yêu nhau ba bốn núi cũng trèo, bảy tám sông cũng lội, chín mười đèo cũng qua!”
Cách nói: “chẳng hề no đủ” và “chẳng nói rằng: Thôi, đủ” là cách nói láy trong thi ca Hê-bơ-rơ. Tức là cách nói lập lại ý đã nói trước đó.
Có bốn điều được so sánh với lòng tham:
Âm phủ, thế giới của những người chết, tiêu biểu cho sức chứa không giới hạn của lòng tham.
Tử cung son sẻ tiêu biểu cho khát vọng không bao giờ được thỏa mãn của lòng tham.
Đất không no đủ nước tiêu biểu cho sự chiếm đoạt không ngừng của lòng tham.
Lửa tiêu biểu cho sự hủy diệt bất tận của lòng tham.
Suy nghĩ cho cùng thì nguồn gốc của mọi tội lỗi là lòng tham. Lu-xi-phe phạm tội vì tham muốn sự vinh quang của Thiên Chúa, muốn nâng mình lên bằng Đức Chúa Trời (Ê-sai 14:12-14); Ê-va phạm tội vì tham muốn trái của cây biết điều thiện và điều ác. Ngày nay, người ta vẫn phạm tội vì tham muốn một điều gì đó!
Câu 15 và 16 nói lên lòng tham của thế hệ được nói đến trong câu 11 đến câu 14. Câu 17 tiếp ý câu 11, nói về số phận của những kẻ bất hiếu:
17 Con mắt nhạo báng cha mình, khinh sự vâng lời đối với mẹ mình, các con quạ của trũng sẽ móc nó ra, và các chim ưng con sẽ ăn nó.
Sự bất hiếu có thể tỏ ra bằng cái nhìn không tôn kính cha mẹ, bằng sự không vâng theo lời khuyên dạy phải lẽ của cha mẹ. Những kẻ bất hiếu đáng nhận lãnh hình phạt ngay trong đời này, ngay trên thân thể xác thịt của họ. Nếu Thiên Chúa đã hứa ban sự sống lâu cho những ai hiếu kính cha mẹ, thì Ngài chắc cũng sẽ cất đi mạng sống của những ai bất hiếu với cha mẹ. Trong thực tế, luật pháp của Chúa lên án chết những kẻ hỗn láo với cha mẹ:
“Kẻ nào nói hỗn cha hay mẹ mình, sẽ bị xử tử.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 21:17).
Ngoài ra, còn có lẽ thật về sự: “gieo giống gì, sẽ gặt giống ấy” (Ga-la-ti 6:7). Kẻ bất hiếu với cha mẹ sẽ bị chính con cái của mình bất hiếu đối với mình, mà phần lớn là do con cái học được thói bất hiếu từ nơi mình. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là ai có con cái bất hiếu thì bản thân họ cũng bất hiếu.
18 Có ba sự quá diệu kỳ đối với ta, và bốn điều mà ta chẳng biết được:
19 Đường chim ưng trên trời; lối con rắn bò trên vầng đá; luồng tàu chạy giữa biển; và đường của một người nam với một người gái trẻ.
20 Cũng vậy, đường lối của một dâm phụ; nàng ăn, rồi nàng chùi sạch miệng, và nói rằng: Tôi chẳng làm sự ác nào.
Đường đi của loài người dù lớn hay nhỏ cũng đều cụ thể, nhìn thấy được, nhận biết được, hiểu được. Nhưng đường chim bay, lối rắn bò, luồng tàu chạy, hay là mối quan hệ giữa một người nam với một cô gái trẻ thì không cụ thể, khó hiểu. Tương tự như vậy là đường lối của một dâm phụ. Từ ngữ dâm phụ là một danh từ trong tiếng Hê-bơ-rơ dùng để gọi một phụ nữ phạm tội ngoại tình. Tức là một phụ nữ độc thân quan hệ tính dục với một người đàn ông đang có vợ hoặc một phụ nữ đang có chồng quan hệ tính dục với bất cứ ai khác, ngoài chồng của mình, kể cả quan hệ đồng tính. Dâm phụ cứ lén lút phạm tà dâm và thản nhiên nói rằng mình không có tội, thường khi nhân danh “tình yêu” mà phạm tội, như một người ăn rồi chùi sạch miệng, nói mình không ăn.
21 Có ba sự làm cho trái đất rúng động, và bốn điều nó không thể chịu nổi:
22 Kẻ tôi tớ khi hắn lên ngai vua; kẻ ngu muội khi hắn được no đủ thức ăn;
23 người đàn bà đáng ghét khi nàng kết hôn; và đứa tớ gái khi nó kế nghiệp bà chủ mình.
Kẻ tôi tớ lên làm vua thì kiêu ngạo, hống hách, trả thù vặt, không biết cách cai trị. Kẻ ngu muội khi no đủ thức ăn thì huênh hoang, khoác lác, nói và làm những lời những việc chướng tai, chướng mắt người khác. Người đàn bà đáng ghét là một phụ nữ không có đức hạnh, khi kết hôn không thể chăm sóc gia đình. Đứa tớ gái khi kế nghiệp bà chủ cũng giống như kẻ tôi tớ lên làm vua. Đó là bốn tai họa cho xã hội!
24 Có bốn vật nhỏ trên trái đất, nhưng vốn rất khôn ngoan:
25 Những con kiến là một bầy không mạnh sức nhưng chúng sắm sẵn thức ăn của chúng trong mùa hạ;
26 con thỏ rừng là loài không có sức mạnh nhưng làm nhà của nó trong vầng đá;
27 những con cào cào không có vua nhưng hết thảy chúng đi ra từng đám;
28 con thằn lằn mà người ta lấy tay bắt được, vẫn ở trong đền vua.
Loài kiến biết dự trữ thực phẩm. Loài thỏ rừng biết ẩn núp cách kín đáo. Loài cào cào biết di chuyển có đội ngũ. Con thằn lằn vẫn có thể ở nơi sang trọng.
Người khôn ngoan có thể học nơi loài kiến để biết phòng trữ khi thuận cảnh (tham khảo Sáng Thế Ký 41); học nơi loài thỏ rừng để biết bảo vệ mình cách hữu hiệu; học nơi loài cào cào để biết sống hợp quần; và học nơi loài thằn lằn để không tự ti mặc cảm.
29 Có ba vật bước đi tốt đẹp, và bốn vật tốt đẹp trong dáng đi:
30 Sư tử, mạnh hơn hết trong các loài thú, chẳng quay đi trước mặt loài nào;
31 ngựa được thắng yên; hoặc con dê đực; và vị vua không ai đối địch được.
Con sư tử, đứng đầu các loài thú rừng; ngựa được thắng yên, sẵn sàng cho cuộc đua hoặc chiến trận; con dê đực, đứng đầu các loài gia súc; và một vị vua mạnh sức đều có bước đi vững vàng, thể hiện sự oai vệ.
Bước đi chính là mỗi thái độ, hành vi, cử chỉ trong cuộc sống của một người. Người dũng mãnh như sư tử, không quay đầu trước một khó khăn nào; luôn sẵn sàng như ngựa chiến đã được thắng yên; như dê đực, biết bênh vực các loài yếu sức hơn mình; và luôn thắng mọi cám dỗ của xác thịt như một vị vua không ai đối địch được là một người có phong cách oai nghi đáng kính.
32 Nếu ngươi có ngu dại mà tự đưa mình lên, và nếu ngươi có ác tưởng, thì hãy đặt tay ngươi trên miệng ngươi.
33 Vì sự ép sữa làm ra bơ, sự ép lỗ mũi làm cho phun máu; cũng vậy, sự ép cơn giận làm ra điều tranh cạnh.
Người nào vì thiếu khôn ngoan mà lên mình kiêu ngạo, trong lòng có những ý nghĩ không thiện, thì hãy kịp thời kiềm giữ môi miệng, để không nói ra lời kiêu ngạo, khoe khoang mà mang họa diệt thân. Từ ngữ được dịch là “ép” là một động từ trong tiếng Hê-bơ-rơ dùng để chỉ sự tạo áp lực lớn. Sữa bị ép làm ra chất bơ, lỗ mũi bị ép (vì bị đánh mạnh vào khiến cho vỡ mạch máu) làm cho phun máu thế nào, thì sự ép cơn giận của người khác cũng sẽ làm ra phản ứng tranh cạnh như thế ấy. Cơn giận bị ép là người có sự hiểu biết cứ bị nghe kẻ ngu dại lên tiếng khoe khoang nên tức giận mà gây ra sự tranh cạnh với kẻ ấy.
Huỳnh Christian Timothy Huỳnh Christian Priscilla 18/06/2016
Các chữ nằm trong hai dấu { } không có trong nguyên văn của Thánh Kinh, nhưng được hàm ý theo cấu trúc của văn phạm tiếng Hê-bơ-rơ và tiếng Hy-lạp.
Các chữ nằm trong hai dấu [ ] không có trong nguyên văn của Thánh Kinh, đó là chú thích của người dịch.
Share this…
30 Những Lời Chúc Mừng Sinh Nhật Cô Dì Chú Bác, Người Lớn Hay
30 những lời chúc mừng sinh nhật cô dì chú bác, người lớn hay
Lời chúc sinh nhật hay và ý nghĩa dành tặng cô dì, chú bác sẽ là món quà rất lớn. Bạn có thể gửi đến họ bằng một tin nhắn hay một dòng status (stt), như thay lời muốn nói bạn muốn gửi đến họ. Khi chúc mừng sinh nhật người lớn tuổi, bạn cần lưu ý, phải chân thành và tôn trọng, không phải qua loa và cẩu thả.
15 câu chúc mừng sinh nhật chú, bác trai, cậu và người lớn ý nghĩa
Lời chúc sinh nhật của chú, thì cũng như câu chúc cho bác trai, cậu hay người lớn nam cả thôi. Chỉ cần thay đổi câu chữ, thì bạn có thể tìm được lời chúc phù hợp rồi.
1. “Sinh nhật chú, cháu chúc chú luôn mạnh khỏe, có nhiều nghị lực, luôn là chỗ dựa vững chắc cho thím và các em. Chúc chú những điều may mắn nhất trong năm nay và nhiều điều tốt đẹp nhất sẽ đến với chú”.
2. “Sinh nhật chú, chúc chú sinh nhật vui vẻ, luôn mạnh khỏe, luôn vui vẻ và mãi hạnh phúc bên gia đình. Cảm ơn sự hy sinh vất vả của chú dành cho cả gia đình. Cháu rất thương chú”.
3. “Sinh nhật chú. Cháu chúc chú luôn mạnh khỏe và thành công hơn nữa trên con đường sự nghiệp của mình”
5. “Chúc mừng sinh nhật chú. Chúc chú bước sang tuổi mới, thật nhiều niềm vui, thật nhiều sức khỏe, thật nhiều may mắn và nhiều nhiều điều hạnh phúc”.
6. “Sinh nhật chú năm nay, cháu chúc chú luôn luôn mạnh khỏe, luôn thành công trong mọi việc và ngày càng thành đạt hơn trong sự nghiệp”.
7. “Gửi chú kính mến của cháu. Sinh nhật chú, cháu không biết nói gì hơn, cháu chỉ biết chúc chú luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và mãi mãi là người chú kính mến trong lòng chúng cháu”.
8. “Cảm ơn chú, đã luôn bên cạnh gia đình cháu những lúc khó khăn. Cháu biết từ ngày bố chúng cháu bận, chú đã hy sinh rất nhiều cho gia đình cháu. Cảm ơn chú đã cùng gia đình cháu vượt qua thời kỳ khó khăn nhất. Sinh nhật chú năm nay, cháu chỉ có một ước ao là chú có thật nhiều sức khỏe, luôn luôn vui vẻ và thành công hơn nữa trên con đường chú đang bước. chúng cháu tự hào vì chú”.
9. “Không chỉ là ngày sinh nhật mà tất cả những ngày trong năm, cháu đều mong chúc luôn vui vẻ, hạnh phúc. Kính chúc chú thật nhiều sức khỏe. Để chú luôn là chỗ dựa vững chắc cho gia đình nhỏ bé của mình”.
10. “Các cụ nói không sai: xảy cha còn chú. Từ ngày bố cháu vĩnh viễn ra đi, chú đã luôn quan tâm, bao bọc thương yêu chị em cháu. Là chỗ dựa cho chị em cháu vươn lên trong cuộc sống. cháu cảm ơn chú rất nhiều. chú mãi là niềm tự hào là tấm gương sáng cho chị em cháu noi theo”
11. “Chúc bác trai tuổi mới nhiều sức khỏe. Gia đình hạnh phúc và sự nghiệp thăng tiến”.
12. “Mừng ngày sinh của bác, cảm ơn bác đã chiếu cố đến cháu trong thời gian qua. Chúc bác trai sinh nhật thật vui, sum vầy bên gia đình và người thân.”
13. “Nhân ngày sinh của bác trai, chúc bác sinh nhật vui vẻ, luôn luôn mạnh khỏe, và mãi là chỗ dựa vững chắc bên gia đình. Cảm ơn bác vì sự hy sinh vất vả mà bác dành cho cháu suốt thời gian qua.”
14. “Năm nay, sinh nhật cậu, con chúc cậu dồi dào sức khỏe, công ăn việc làm thuận lợi. Thành công nối tiếp thành công”.
15 stt chúc mừng sinh nhật cô, bác gái, dì, thím, mợ và người lớn ý nghĩa
Tượng như câu chúc sinh nhật của bác trai, chú, cậu hay người lớn nam. Bạn chỉ cần thay cách xưng hô cô dì thím mợ và bác gái thì có ngay lời chúc mà bạn cần thôi nè:
1. “Ngày sinh nhật cô, cháu gửi đến cô lời kính chúc sức khỏe, niềm vui niềm hạnh phúc trong ngày đặc biệt này. Cháu rất yêu cô, yêu cả cách cô yêu thương chúng cháu. Cảm ơn tình yêu cô đã dành cho chị em cháu”.
2. “Chúc mừng sinh nhật cô. Chúc cô thật nhiều sức khỏe, luôn hạnh phúc bên gia đình nhỏ bé của mình. Chúc cô thành công hơn nữa trong công việc đang làm. Chúng cháu yêu cô rất nhiều”.
3. “Thời gian trôi qua thật nhanh, hôm nay đã là ngày sinh nhật thứ 40 của cô. Mẹ cháu thường nói, cháu là đứa từ bé hay được cô bế và cho đi chơi nhất… cháu cảm ơn cô vì tình yêu thương cô đã luôn dành cho cháu. Cháu mong cô thật nhiều sức khỏe, luôn trẻ trung vui vẻ. Yêu cô rất nhiều”.
5. “Nhân ngày đặc biệt hôm nay, cháu chúc cô sang tuổi mới thật nhiều sức khỏe, luôn vui vẻ, luôn hạnh phúc bên gia đình nhỏ bé của cô. Chúc cô mọi điều như ý. Chúng cháu luôn tự hào về cô”.
6. “Gửi người cô đáng kính của chúng cháu. Nhân ngày sinh nhật của cô, cháu không biết nói gì, chỉ biết cảm ơn cô đã luôn yêu thương chị em cháu, chúc cô thật nhiều sức khỏe, luôn hạnh phúc và vui vẻ. Mọi thứ luôn tròn đầy”.
7. “Sinh nhật cô năm nay, cả nhà chúc bước sang tuổi mới, nhiều sức khỏe, trẻ đẹp và ngày càng thành công hơn nữa”.
8. “Cô ơi, nhân ngày sinh nhật cô, chúc cô luôn trẻ đẹp trong mắt của chú, luôn mạnh khỏe và tươi vui và bên gia đình và những đứa cháu nhỏ vô cùng đáng yêu của cô”.
11. “Chúc mừng sinh nhật thím. Chúc thím thật nhiều sức khỏe, luôn hạnh phúc bên gia đình nhỏ bé của mình. Chúng cháu yêu thím rất nhiều”.
13. “Chúc bác gái tuổi mới luôn xinh đẹp, nhiều sức khỏe và hạnh phúc. Mãi luôn vui vẻ và yêu đời ạ!”
15. “Chúc dì yêu sinh nhật thật vui. Cám ơn những đóng góp thầm lặng của dì bao lâu nay. Chúc dì luôn vui khỏe và hạnh phúc.”
Lời chúc mừng sinh nhật cho người lớn như cô dì chú bác, hay cậu mợ, thím, bác trai hay bác gái luôn là món quà tinh thần vô giá mà bạn dành cho họ. Vậy tại sao bạn không gửi ngay đến họ lời chúc mừng sinh nhật người thân thật hay và ý nghĩa đi nào?
Giảm giá 10 – 30% các sản phẩm ví khắc laser tại Legonna shop quà tặng cho nam
Đặc biệt: khắc chữ, khắc laser miễn phí
In Tranh Trang Trí Tường Danh Ngôn/Châm Ngôn Cuộc Sống Từ Pp Cán Format, 1182, Uyên Vũ, Công Ty In Kỹ Thuật Số Since 2006, 01/11/2017 14:36:43
Công ty In Kỹ Thuật số in tranh trang trí tường với nội dung mang ý nghĩa sâu sắc, tạo tinh thần và không khí làm việc hiểu quả hơn.
7 NGUYÊN TẮC ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC
( sưu tầm #MuaBanNhanh )
Nguyên tắc 1: Công việc không nuôi người nhàn hạ, tập thể không nuôi những kẻ lười.
Nguyên tắc 2: Vào một công ty làm việc, đừng chỉ chăm chăm vào việc kiếm tiền, trước tiên hãy học sao cho mình đáng tiền.
Nguyên tắc 3: Không có ngành nào là dễ kiếm tiền cả.
Nguyên tắc 4: Làm việc, không có nơi nào là thuận lợi cả, ức chế bực dọc là chuyện bình thường.
Nguyên tắc 5:
Không kiếm được tiền, thì kiếm được kiến thức.
Không kiếm được kiến thức thì kiếm được kinh nghiệm.
Không kiếm được kinh nghiệm, thì kiếm được trải nghiệm.
Khi kiếm được những thứ trên rồi, thì không sợ không kiếm được tiền.
Nguyên tắc 6: Chỉ khi thay đổi thái độ của bản thân, ta mới có thể thay đổi được chỗ đứng của mình trong xã hội. Chỉ khi thay đổi thái độ làm việc của bản thân, ta mới có được vị trí cao trong nghề nghiệp.
Nguyên tắc 7: Nguyên nhân khiến con người ta cảm thấy mơ hồ chỉ có một. Đó chính là trong những năm tháng mà đáng ra ta nên phấn đấu, nên làm việc chăm chỉ thì ta lại nghĩ quá nhiều, nhưng lại làm quá ít. Hãy luôn nhớ: Làm việc bằng cái tâm!”
Mười loại người không bao giờ có được lương cao, cũng không đáng để bồi dưỡng
Người muốn nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật.
Người muốn đi làm lúc 9 giờ sáng và nghỉ lúc 5 giờ chiều.
Người muốn sống dựa vào lương cơ bản.
Người không có chí tiến thủ.
Người không có tư duy chạy đua với thời gian.
Người làm việc gì cũng chậm chạp.
Người không có nhân phẩm.
Người không dám chịu trách nhiệm.
Người luôn cảm thấy sản phẩm của mình quá đắt.
Người luôn trách móc công ty.
Nhậm Chính Phi, người sáng lập ra công ty HuaWei đã từng nói: “Có rất nhiều người hỏi tôi rằng, công ty có nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật không? Có cần tăng ca không?”
Khi ấy tôi chỉ cười mà không nói gì, khách sáo mời họ ra khỏi công ty.
Đã muốn nhàn rỗi, sao còn đi làm? Ở nhà luôn có phải là được nghỉ cả tuần rồi không? Là người, nếu không tranh thủ cố gắng khi còn trẻ, thế thì bạn có tuổi thanh xuân để làm gì?
Người ta đều nói tuổi trẻ chính là vốn, tôi muốn bổ sung thêm là, chỉ khi phấn đấu, vốn liếng của bạn mới có giá trị, chỉ khi liều mạng, tuổi trẻ của bạn mới đáng để bạn tự hào.
Mở miệng ra đã nhắc đến khó khăn, sự trưởng thành đã cách bạn quá xa rồi.
Mới bỏ ra chút công sức đã nghĩ đến việc báo đáp, cơ hội đã cách bạn quá xa rồi.
Vừa bắt tay vào làm đã nghĩ đến lợi ích cá nhân, trái ngọt đã cách bạn quá xa rồi.
Mới có chút khởi sắc đã đòi hỏi điều kiện, tương lai đã cách bạn quá xa rồi.
Vừa mới hợp tác đã nghĩ cách sao cho mình không chịu thiệt, sự nghiệp đã cách bạn quá xa rồi.
Phất Phơ Hai Giải Yếm Đào
PHẤT PHƠ HAI DẢI YẾM ĐÀO . . .
Trước khi dùng xú-chiêng như người phụ nữ Tây Phương, người phụ nữ Việt Nam đã biết dùng cái yếm để che kín bộ nhũ hoa. Nói như thế không có nghĩa là cái yếm chỉ có công dụng như cái xú-chiêng của người Tây Phương mà thực sự công dụng của nó còn rộng rãi hơn nhiều. Trong lúc cái xú-chiêng chỉ dùng để che kín và nâng đỡ bộ nhũ hoa thì cái yếm của người phụ nữ Việt Nam đôi khi còn có thể dùng thay thế cho cái áo cụt “ra đường đi đâu gần gần mà chỉ bận yếm thì cũng chẳng ai rầy” (1) hoặc, hơn thế nữa, “mùa nóng nực những người làm việc khó nhọc chỉ mặc yếm che ngực, đủ kín đáo, không mặc áo”. (2)
Về hình thức, cái yếm của người phụ nữ Việt Nam trông thật đơn giản. Có lẽ, tùy theo sở thích cá nhân hay truyền thống địa phương mà hình thức của cái yếm có thể khác nhau đôi chút.
Theo Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ trong Tự Điển Việt Nam (q.I, trang 669) chiếc yếm được định nghĩa như sau: “Yếm: Miếng vải hình tam giác dùng che ngực : Cô kia mặc yếm hoa tằm, Chồng cô đi lính cô nằm với ai. CD”. Theo Trần Ỷ trong bài “Quê Rích Quê Rang”, chiếc yếm được mô tả “là một tấm vải đen hay màu hồng, gần như hình tam giác, có dải cột choàng ra sau cổ và sau eo”.(3)
Theo Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong Đất Lề Quê Thói, “Yếm mặc để che kín ngực là mảnh vải vuông, một góc may cổ xẻ, cổ thìa, hay cổ xây, có dải bọc treo lên cổ, hai góc đối nhau vắt sang hai bên sườn may dải rộng quấn vòng sau lưng ra đàng trước bụng, thường quấn chặt không để cho vú ngóc lên phô trương đường cong nét gợi, không để cho rung rinh, dún dẩy, vươn ra quá cỡ.” (4)
Theo Anh Thy trong bài Nghìn Năm Dải Yếm Bắc Cầu, “Cái yếm đó có cấu tạo khá đơn giản. Một mảnh vải hình thoi khoét tròn một đầu, được gắn dải lụa để buộc lại sau cổ và lưng”.
Hai ông Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ là người Nam, ông Trần Ỷ người miền Trung, ông Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu và ông Anh Thy là người Bắc. Như vậy, có lẽ cái yếm của người miền Trung và người miền Nam có hình dáng gần giống như hình tam giác khoét cổ ở đỉnh. ; trong lúc đó cái yếm cuả người phụ nữ miền Bắc lại có hình dáng gần giống như hình vuông hay hình thoi và cổ yếm được khoét ở một góc.
Như ông Trần Ỷ đã nói trong bài vừa dẫn, “Yếm vừa che ngực vừa là món trang sức của các cô đang độ xuân thì, nhờ màu sắc, nhất là cái cổ yếm là một công trình tuyệt xảo của các cô gái khéo tay : đường viền chạy chân rết, luồn được vào trong là cả một công phu.”(5) :
Nhác trông cái yếm cũng xinh Khen ai khéo dệt ra hình hoa mai Khen người khâu yếm cũng tài Cổ thêu con nhạn có hai đường viền Cổ thì em ngả màu hiên Thắt lưng mùi huyền, dải yếm cũng xinh Khen ai khâu yếm cho mình Đường lên đường xuống ra hình lưng ong Yếm này em ngả màu hồng Yếm này nhuộm mất mấy công hỡi nàng? Khi xưa lụa hãy còn vàng Khen ai khéo nhuộm cho nàng, nàng ơi!
Về các loại vải may yếm còn tùy chủ nhân của chiếc yếm (giàu nghèo, già trẻ), tùy theo môi trường sử dụng yếm. Yếm mặc ở nhà hay khi đi lao động được may bằng vải ta hay vải trúc bâu. Vào những ngày hội hè đình đám người ta thường mặc yếm màu, con nhà khá giả mặc yếm vóc, yếm nhiễu là những loại vải quý đắt tiền:
Hỡi cô yếm thắm lòa lòa Yếm nhiễu, yếm vóc hay là trúc bâu? Hay là lụa bạch bên Tàu? Người cắt cũng khéo, người khâu cũng tài. . .
Về màu sắc, còn tùy theo sở thích cá nhân hay còn tùy theo môi trường sinh hoạt. Thông htường người ta thường mặc yếm trắng hay yếm nâu trong nhũng lúc ở nhà hay làm việc ngoài đồng áng. Những người đứng tuổi vẫn dùng hai màu này là chính dù ở trong bất kỳ môi trường sinh hoạt nào. Khi tham dự các cuộc hội hè đình đám, phần lớn phụ nữ trẻ tuổi thích mặc yếm màu.
Cô kia yếm trắng lòa lòa Lại đây đập đất trồng cà với anh . . .Ngoài chiếc yếm trắng hay yếm nâu thường may bằng loại vải ta mặc ở nhà hay trong những lúc lao động, những chiếc yếm màu cũng được may bằng các loại vải kể trên nhưng cũng có khi được may bằng những loại vải đắt tiền hơn và thường được dùng trong các dịp Tết nhất, giỗ chạp hay trong các cuộc hội hè đình đám:
* Con cò lặn lội bờ ao Phất phơ hai dải yếm đào gió bay * Hỡi cô áo trắng yếm hồng Đi trong đám hội, có chồng hay chưa? * Hỡi cô yếm thắm răng đen Muốn lên mạn ngược ngồi thuyền cùng anh! * Chùa này chẳng có Bụt ru Mà đem chuông khánh treo chùa hồ sen? Thấy cô yếm đỏ, răng đen Nam mô di Phật lại quên mất chùa !
Cái yếm làm tăng độ duyên dáng của người phụ nữ nên cái yếm cũng có thể là một trong những điều kiện tạo nên nét đẹp, nét duyên dáng của người phụ nữ để người con trai lựa chọn ý trung nhân:
Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà có duyên Ba thương má lúm đồng tiền Bốn thương răng lánh hạt huyền kém thua Năm thương cổ yếm đeo bùa . . .
Tuy hình thức của cái yếm trông có vẻ đơn giản, nhưng vì công dụng của nó mà nó hóa ra quyến rũ khác thường. Mê cái yếm chính là mê con người mặc yếm. Hơn thế nữa, có những cách mặc yếm nó làm cho người nhìn cũng phải ngất ngây vì sự kín đáo nửa vời của nó. Theo tác giả Anh Thy, “Người phụ nữ khi làm lụng, nhất là trong bóng râm, dù là vào thời kỳ Hùng Vương hay đầu thế kỷ XX, vẫn thường mặc váy-yếm với hai tay và lưng để trần. Trời nắng thì thêm cái áo ngắn có xẻ tà hai bên hông gọi là áo cánh. Áo có đính cúc nhưng khi mặc thường không cài, vừa để cho mát, vừa để hở cái yếm làm duyên.”
Đàn bà mặc yếm hở lườn mới xinh! Vào cái thuở thật xa xưa đó, cái thuở chưa có cái xú chiêng ngự trị trên cặp nhũ hoa của người phụ nữ Việt Nam mà chỉ có cái yếm trắng, yếm đào . . . đã có biết bao nhiêu chàng trai chết mê chết mệt vì những cái yếm đó nhỉ? Ngay cả những anh đồ, tức những ông thầy dạy chữ nho ngày xưa cũng phải lụy vì cái yếm của những cô nàng thôn nữ : Yếm thắm mà nhuộm hoa nương Cái răng hạt đỗ làm tương anh đồ! Yếm thắm mà vã nước hồ Vã đi vã lại anh đồ yêu đương! Cái yếm đã đẹp và gợi tình thì cái dải yếm nào có kém gì. Hình ảnh của đôi dải yếm phất phơ trong gió sao mà quyến rũ, sao mà đa tình đến thế: Con cò lặn lội bờ ao Phất phơ hai dải yếm đào gió bay! Con cò ở đây là hình ảnh tảo tần của người phụ nữ Việt Nam. Ngoài cái công dụng buộc miếng vải yếm vào phần ngực của người phụ nữ, có người còn dùng dải yếm để buộc cái túi vải nho nhỏ đựng dăm bảy khẩu trầu hay đựng mấy đồng tiền để dành: Trầu em têm tối hôm qua Cất trong dải yếm mở ra mời chàng ! Hay: Trầu đã có đây, cau đã có đây, Nhân duyên chưa định trầu này ai ăn Trầu này, trầu túi trầu khăn Cùng trầu dải yếm anh ăn trầu nào? Hay: Tiền buộc dải yếm bo bo Trao cho thầy bói đâm lo vào mình! Thông thường, người phụ nữ tự chọn vải, chọn màu rồi tự cắt may lấy cái yếm để dùng. Thế nhưng, đôi khi chiếc yếm cũng được sản xuất hàng loạt để đem bày bán. Và từ đây, chiếc yếm đã là một tặng phầm hết sức thân tình để trở thành những kỷ vật rất được trân trọng của người phụ nữ. Có thể các bậc phụ huynh chọn một chiếc yếm có giá để làm quà cho cô con gái trước ngày vu quy: Con lạy cha hai lạy một quỳ Lạy mẹ bốn lạy con đi lấy chồng Mẹ sắm cho con cái yếm nhất phẩm hồng Thắt lưng đũi tím, bộ nhẫn đồng con đeo tay Có thể là một chàng trai mua một chiếc yếm để tặng người yêu: Anh mua cho em cái yếm hoa chanh Ra đường bạn hỏi, nói của anh cho nàng! Có một chàng trai khen một cô gái mặc chiếc yếm thắm bé bé xinh xinh. Chàng khen “người cắt cũng khéo, người khâu cũng tài”. “Người” ở đây chưa xác định là ai. Thế nhưng, ngay mấy câu tiếp chàng lại xác định chính chàng đã thêu nhạn, thêu hoa trên chiếc yếm: Hỡi cô yếm thắm lòa lòa Yếm nhiễu, yếm vóc hay là trúc bâu? Hay là lụa bạch bên Tàu? Người cắt cũng khéo, người khâu cũng tài! Một đàng anh thêu nên nhạn Hai đàng anh mạng nên hoa Yếm ấy anh để trong nhà Khen ai mở khóa đem ra cho nàng! “Khen” thì ai khen? Và “ai” ở đây là ai? “Yếm ấy anh để trong nhà” và chắc là “anh” đã cất kỹ lắm, có thể là trong rương và chìa khóa “anh” giữ. Vậy thì “ai” có thể “mở khóa đem ra cho nàng”? Còn ai trồng khoai đất này nữa chứ? Chính chàng đã tự khen mình tạo nên chiếc yếm xinh đẹp và chàng đã tự tay mang ra tặng cho nàng. Và chàng lại tự khen cái hành động tỏ tình tha thiết của mình. Khéo thật! Và cũng từ cái việc tặng yếm này, chúng ta còn bắt gặp một bài ca dao thật ngộ. Bài ca dao như thế này: – Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím Em có chồng rồi, em trả yếm cho anh! – Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh Yếm em em mặc, yếm gì anh anh đòi!Đây là một khúc ca đối đáp giũa một người nam và một người nữ. Chúng ta thử minh xác xem đây là một cuộc trả yếm hay là một cuộc đòi yếm.Vì đây là một khúc ca được thể hiện trong một buổi hát đối đáp nào đó nên nội dung đích thực của nó chỉ là một giả thiết. Tuy nhiên, dù chỉ là một giả thiết thì giả thiết đó cũng phải phản ảnh được tâm tình chung của quần chúng thì mới được quần chúng lưu truyền cho tới ngày nay.
Có 2 giả thiết:
Giả thiết 1: Nếu cô gái hát trước thì đây là trường hợp xin trả yếm. Ta có thể nói xuôi ý câu này như sau: Đây là chiếc yếm anh tặng em khi chúng mình yêu nhau, nhưng nay vì duyên nợ không thành, bây giờ em đã có chồng, nên em xin trả chiếc yếm này cho anh . Và chàng trai đã trả lời một cách dịu dàng: Quả là anh có tặng em chiếc yếm đó, thế nhưng bây giờ em đã mặc nó và vì vậy bây giờ nó là của em. Nó đâu còn là của anh nữa mà bảo anh đòi!
Giả thiết 2: Nếu người con trai hát trước thì đây lại là đòi yếm. Lời người con trai thật cương quyết: Ngày trước tôi có cho cô một cái yếm. Nay cô đã có chồng cô phải trả lại cái yếm đó cho tôi. Cô gái đốp chát lại một cách đanh đá: Này, tôi bảo cho mà biết, yếm tôi đang mặc thì nó phải là yếm của tôi chứ yếm gì của anh mà anh lại đòi! Vô duyên!
Xét về phương diện tâm lý, đã có can đảm đòi lại cái yếm mà mình đã cho người mình yêu, dù rằng người yêu của mình đã ôm cầm sang thuyền khác, thì đó là một hành vi không còn tình nghĩa. Đã không còn tình nghĩa thì giọng điệu phải gay gắt. Giọng điệu của chàng trai đã gay gắt thì giọng điệu của cô gái cũng phải chua ngoa cho tương xứng. Cứ xét theo giọng điệu thì giọng điệu của câu 2 không thể là giọng điệu của một người “đòi nợ” và giọng điệu của câu 4 không thể là giọng điệu của một người “bị đòi nợ”. Chữ “em” và chữ “anh” trong câu 2 và trong câu 4 nghe hiền lành, tràn trề tình cảm. Thử là giả thiết 2, bài ca dao phải được chuyển cách xưng hô như sau:
– Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím Cô có chồng rồi cô trả yếm cho tôi – Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh Yếm tôi tôi mặc, yếm gì anh anh đòi!
chứ không thể là cách xưng hô “anh-em” “em-anh” tình tứ như thế được. Vả lại, anh con trai nào lại chẳng nhớ nằm lòng câu ca dao này:
Bắc thang lên hỏi ông trời
Của chàng cho thiếp liệu đòi được chăng?
Bắc thang lên hỏi ông trăng
Của chàng cho thiếp nói năng thế nào?
Cái yếm nó cũng quái ác lắm. Những cô gái mặc những chiếc yếm đào, yếm hồng, yếm thắm, yếm đỏ . . . đã làm cho bao chàng trai chết mê chết mệt như ăn phải bùa mê thuốc lú, không còn biết trời trăng mây nước gì nữa:
Chùa này chẳng có Bụt ru Mà đem chuông khánh treo chùa hồ sen Thấy cô yếm đỏ, răng đen Nam mô di Phật lại quên mất chùa!
Mà đâu có phải chỉ làm say mê những chàng trai dân dã, những anh đồ nhá chữ thành hiền, ngay những bậc tu hành mà lòng trần chưa dứt đôi khi cũng bị mấy cô yếm thắm, yếm đào đưa vào mê lộ:
Ba cô đội gạo lên chùa Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư Sư về sư ốm tương tư . . .Cái yếm là vật thiết thân của đàn bà con gái, thì cái yếm cũng là vật thân thiết của giới đàn ông con trai. Gặp cô gái không cần biết tên họ là gì, cứ theo màu yếm cô nàng đang mặc mà gọi, cô nàng cũng biết là chàng trai đang gọi ai rồi. Thiệt là kín đáo mà tình tứ biết bao!
Gặp một cô mặc yếm trắng, thế là anh chàng có cớ để chòng ghẹo :
Hỡi cô yếm trắng lòa lòa Sao cô không bảo mẹ già nhuộm thâm? Ước gì anh được ở gần Để anh nhuộm hộ thấm nhuần công anh!
Sao mà tình tứ quá vậy! Sao mà hiền lành quá vậy! Chỉ xin được ở gần để nhuộm hộ cái yếm lấy công thôi! Sao anh chàng này lại khôn thế nhỉ? Thế nhưng, theo Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong Đất Lề Quê Thói, thì “thực ra, không ai mặc yếm nhuộm thâm, nhưng chàng trai đã mánh lới nói trái vậy để chòng ghẹo, và để cô gái dễ có cớ trả lời.”
Cũng lại cái “yếm trắng lòa lòa”, lần này cũng lại bị chọc quê :
Cô kia yếm trắng lòa lòa Lại đây đập đất trồng cà với anh Bao giờ cà chín, cà xanh Anh cho một quả để dành mớm cơm!
Này đây một anh chàng ngồi trên con dò dọc đang buông lời tình tứ mời mọc một cô nàng yếm thắm:
Hỡi cô yếm thắm răng đen Muốn lên mạn ngược ngồi thuyền cùng anh!
Này đây một anh chàng lái đò khác đang buông lời chòng ghẹo dớ dẩn:
Thuyền anh đã cạn lại đầy Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền
Cái dải yếm chỉ lớn bằng mút đũa con mà đòi “mượn . . . làm dây kéo thuyền”. Mượn gì mà oái oăm thế! Thế nhưng cô gái cũng không vừa. Cô không từ chối thẳng thừng sợ làm buồn lòng anh chàng lái đò “tinh nghịch”, cô chỉ hứa khéo với lời ước ao không bao giờ thành hiện thực:
Ước gì dải yếm em to Để em buộc lấy mũi đò kéo lên Ước gì dải yếm em bền Để em buộc lấy kéo lên trên bờ!
Này đây một anh chàng buông lời đùa cợt cái kiểu “muốn cho mình rinh cho người” :
Con cò lặn lội bờ ao Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Hay: Hỡi cô yếm đỏ lòm lòm
Hỡi cô yếm thắm đeo bùa
Bác mẹ có bán anh mua nửa người
Anh mua từ rốn đến đùi
Từ bụng đến mặt mặc trời với em!
Vậy là cái “yếm thắm” dù có đeo bùa cũng không quyến rũ nổi anh chàng “tinhn nghịch”! “Ý tại ngôn ngoại” mà lại!
Này đây một anh chàng đang buông lời chòng ghẹo chua ngoa:
Hỡi cô mặc yếm hoa tằm Chồng cô đi lính cô nằm với ai?
Đây có thể là một câu hỏi có vẻ “lần khân” nhưng nó lại có thể phản ảnh cả một thực tế lịch sử chua cay của người phụ nữ Việt Nam trong những thời chinh chiến. Có những thời kỳ mà người đàn ông phải ở trong quân ngũ suốt cả một quãng đời trai trẻ “tuổi chưa đến 60 chẳng được về làng cùng cha mẹ vợ con đoàn tụ…” (Thích Đại Sán – Hải Ngoại Ký Sự)
Có những phụ nữ sống trong khắc khoải chờ chồng thời chinh chiến thì cũng có những phụ nữ sống buông thả luông tuồng “chính chuyên lấy được chín chồng, vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi!…” để rồi bị người thiên hạ mỉa mai trách móc:
Hỡi cô yếm thắm bùa đeo Chồng cô cô bỏ cô theo chồng người!
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương có một bài thơ vịnh “Thiếu nữ ngủ ngày” vẽ ra một hình ảnh thiệt ngộ : cô thiếu nữ “quá giấc nồng” để gió thổi tụt yếm xuống đến giữa ngực “yếm đào trễ xuống dưới nương long”phơi bày cả bộ nhũ hoa mát rượi “đôi gò bồng đảo sương còn ngậm”, khiến cho anh chàng “quân tử dùng dằng đi chẳng dứt ; đi thì cũng dở, ở không xong!”. Chàng “quân tử” ở đây còn dùng dằng, lưỡng lự, “tiến thoái lưỡng nan”, chứ chàng trai trong ca dao gặp cảnh này đã sấn sổ đến ngay không chút e dè.:
Đôi cô vác gậy chòi đào
Cô lớn, cô bé, cô nào với ai?
Cô lớn vuốt bụng thở dài:
Trời ơi, đất hỡi! Lấy ai đỡ buồn?
Cô bé mặc yếm hở lườn
Đêm nằm ngỏ cửa con lươn bò vào!
Gió nam đánh tốc yếm đào
Anh nghĩ oản trắng, anh vào thắp nhang
Hai cô bốn oản rõ ràng
Anh xin một chiếc, cô nàng không cho!
Rõ ràng là chàng trai đã giả vờ “trông gà hóa cuốc” để rồi lần khân sấn sổ đến gần hỏi xin một “phẩm oản” và dĩ nhiên là cô nàng từ chối!
Như đã được mô tả, chiếc yếm có lớn lắm cũng chỉ bằng hai bàn tay xòe là cùng. Ấy vậy mà, đã cò chàng trai mơ ước được đắp chiếc yếm của người tình và chàng nghĩ nó sẽ ấm, ấm lắm, không chiếu chăn nào có thể sánh nổi:
Đêm nằm đắp chục chiếc chăn Làm sao sánh được ấm bằng yếm em!
Đắp chiếc yếm mà thấy được hơi ấm đã là lạ, nhưng không lạ bằng chàng trai sau đây. Óc tưởng tượng cuả chàng đã vẽ nên một hình ảnh tuyệt diệu mà chúng ta có thể nghĩ rằng chỉ có tình yêu mới có thể cho chàng được sức tưởng tượng dồi dào đến mức ấy:
Trời mưa trời gió kìn kìn Đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông!
Trời ạ! Đắp đôi dải yếm! Phải chăng hơi hướm của người tình đã chuyền hơi ấm vào đôi dải yếm đa tình để tạo cho nó thành một lò sưởi?
Đôi dải yếm tuyệt diệu làm vậy nên chàng trai đã có một ước mơ thật kỳ lạ, đó là giấc mơ hóa kiếp của chàng. Tương truyền Nguyễn Công Trứ đã có lần ước mơ hóa kiếp thành “cây thông”:
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Sườn trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông
Ông là một nhà tướng, ông lại là một nhà thơ, ông muốn tiếng thơ của ông cùng đất trời vang vọng, còn chàng trai trẻ đa tình của chúng ta thì có một ước vọng “đa tình” một cách lạ kỳ. Chàng muốn biến thành cái dải yếm để mãi mãi được quấn quýt bên cạnh người tình:
Kiếp sau đừng hóa ra người Hóa ra dải yếm buộc người tình nhân!
Trong lúc chàng trai ước hóa ra dải yếm để được “buộc người tình nhân”, thì cái ước vọng của cô gái – cái ước vọng mãnh liệt muốn được giao hòa, muốn được cảm thông – đã biến cái dải yếm mong manh thành chiếc cầu bất hủ của tình ái để đón người tình:
Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi!
Quả là người ta không thể lấy cái kích thước bình thường để đo lường rồiø phê phán hình ảnh tuyệt diệu trong câu ca dao này mà người ta phải lấy kích thước của “khát vọng tình yêu” để nhận chân một tấm chân tình.
Nếu có một chàng trai nói lên giấc mơ “đa tình” của mình thì lại có một cô gái nói lên giấc mơ “tinh nghịch” thật oái oăm :
Ước gì dải yếm em dài Để em buộc lấy những hai anh chàng!
Bởi cô nàng ao ước “buộc lấy những hai anh chàng” nên cô nàng đã bị thiên hạ mỉa mai:
Lả lơi cho rách yếm ra
Về nhà dối mẹ yếm thông hoa không bền!
Hình thức của cái yếm cũng là biểu tượng về đời sống thường nhật của người phụ nữ Việt Nam. Khi còn son trẻ, người phụ nữ còn nghĩ đến cách ăn mặc, còn nghĩ đến việc giữ gìn sắc đẹp:
Tấm yếm đào sao em khéo giữ màu Răng đen rưng rức, mái tóc đầu em hãy còn xanh.
Hay: Con gái đang thì đã nên con gái
Cái áo em mặc chải chải hoa hồng
Trong yếm đại hồng chuỗi xe con trám. . .
Nhưng khi đã có gia thất, trong đời sống khổ cực hằng ngày, họ thường hoài niệm về thời con gái còn sống dưới sự đùm bọc, yêu chiều của mẹ cha. Với họ, đây quả là một thời vàng son:
Khi xưa em ở với cha
Một năm chín yếm xót xa trong lòng
Từ khi em về nhà chồng
Chín năm một yếm, em lộn trong ra ngoài!
Khi đã có chồng, người phụ nữ Việt Nam thường ít khi nghĩ riêng về mình mà họ dồn tất cả cho chồng cho con, đúng với quan niệm “có chồng gánh vác giang sơn nhà chồng!”. Họ không còn nghĩ về bản thân mình nữa:
Chửa chồng nón thúng quai thao
Chồng rồi, nón rách quai nào thì quai.
Chửa chồng yếm thắm đeo hoa
Chồng rồi hai vú bỏ ra tày giành!
Và nhất nữa khi đã có con, càng có nhiều con, .đời sống của họ càng ngày càng vất vả hơn và bản thân họ trông cũng thật thảm não hơn:
Gái một con trông mòn con mắt Gái hai con con mắt liếc ngang Ba con cổ ngẵng, răng vàng Bốn con quần áo đi ngang khét mù Năm con tóc rối tổ cu Sáu con yếm tụt, váy dù vặn ngang.
*
* *
Cái yếm của người phụ nữ Việt Nam có tự bao giờ không thấy sử sách ghi lại. Trong tác phẩm Việt Nam Văn Hóa Sử Cương của học giả Đào Duy Anh có đoạn ghi: “Theo sách Sử Ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo gài về bên tả (tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu.” (trang 172).
– Sử Ký là một sử phẩm bất hủ của nền văn học Trung quốc cổ đại. Tác giả là Tư Mã Thiên, một người sinh sống trong khoảng thế kỷ thứ II trước Tây Lịch.
– Văn Lang là quốc hiệu của nước ta từ thuở các vua Hùng họ Hồng Bàng trị vì tức là từ năm Nhâm Tuất (2789) đến năm Quý Mão (258) trước Tây lịch.
Căn cứ vào sự kiện được ghi trong Sử Ký và các niên biểu nêu trên thì từ hơn hai ngàn năm về trước, dân Việt ta đã biết mặc áo gài nút về phía bên trái (tả nhiệm), đến khi Nhâm Diên cai trị đất Cửu Chân mới bắt dân Việt ăn mặc theo kiểu người Tàu tức là gài nút về phía tay phải (hữu nhiệm).
Trước khi biết mặc áo gài nút về phía tray trái (tả nhiệm), giống như nhiều dân tộc sơ khai khác, người Việt sơ khai cũng đã dùng lá cây, vỏ cây hoặc da thú làm vật che thân. Họ chỉ che toàn thân khi trời giá rét. Khi trời nóng bức hoặc khi làm lụng, chắc hẳn họ chỉ che những bộ phận cần phải che kín của cơ thể (hạ bộ của phái nam, hạ bộ và nhũ hoa của phái nữ). Đến khi biết dệt vải để dùng, họ thay thế lá cây, vỏ cây hay da thú bằng những mảnh vải. Và chiếc yếm ra đời. Chiếc yếm phải ra đời trước cái áo “tả nhiệm”, chí ít cũng phải đồng thời với cái áo ấy. Vậy là cái yếm đã là vật thân thiết của người phụ nữ Việt Nam trên hai ngàn năm nay. Những chiếc yếm trắng, yếm nâu, yếm đào, yếm thắm . . . những chiếc yếm vải, yếm trúc bâu, yếm vóc, yếm nhiễu . . . đã quấn quýt với người phụ nữ Việt trên hai ngàn năm đó bỗng một hôm bị cái xú-chiêng của người phương Tây tranh giành mất địa vị. Chiếc yếm thủy chung gợi cảm đã phải từ tốn âm thầm rút lui vào bóng tối nhường chỗ cho chiếc xú-chiêng ôm ấp bộ ngực căng tròn nõn nà của người phụ nữ Việt Nam cho đến một ngày người ta không còn nhắc nhở đến cái yếm nữa. Ngày nay có nhiều phụ nữ Việt Nam không còn có thể hình dung ra hình dáng của cái yếm. Và đáng tiếc biết bao nhiêu, những chàng trai Việt không còn đêm đêm nằm mơ:
Kiếp sau đừng hóa ra người,
Hóa ra dải yếm buộc người tình nhân!
ĐÀO ĐỨC NHUẬN
Chú thích :
(1) (3) (5) : Quê Rích Quê Rang – Trần Ỷ (trong tuyển tập Quảng Ngãi Mến Yêu, trang 208)
(2) (4) : Đất Lề Quê Thói (trang 213-215) – Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu
Tài liệu tham khảo chính:
1. Quảng Ngãi Mến Yêu – Nhiều tác giả, Sông Trà xuất bản, 2003
2. Đất lề Quê Thói – Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu, Đại Nam tái bản
3. Việt Nam Văn Hóa Sử Cương – Đào Duy Anh, Xuân Thu tái bản
4. Nghìn Năm Dải Yếm Bắc Cầu – Anh Thy
5. Các tuyển tập ca dao.
Như một ‘luật bất thành văn’, cứ đến với sen Hồ Tây, các thiếu nữ lại chọn dải yếm đào để tạo dáng cùng sen. Có lẽ bởi vì sen là quốc hoa của Việt Nam, còn yếm đào là một trang phục mang vẻ đẹp của phụ nữ Việt truyền thống, cả hai đều tượng trưng cho nét văn hóa Việt.
(Theo chúng tôi
Bài 2 (Mới)
HAI DẢI YẾM ĐÀO
Đào Đức Nhuận – Theo Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong Đất Lề Quê Thói, ” Yếm mặc để che kín ngực là mảnh vải vuông, một góc may cổ xẻ, cổ thìa, hay cổ xây, có dải bọc treo lên cổ, hai góc đối nhau vắt sang hai bên sườn may dải rộng quấn vòng sau lưng ra đàng trước bụng, thường quấn chặt không để cho vú ngóc lên phô trương đường cong nét gợi, không để cho rung rinh, dún dẩy, vươn ra quá cỡ .”
Trước khi dùng xú-chiêng như người phụ nữ Tây Phương, người phụ nữ Việt Nam đã biết dùng cái yếm để che kín bộ nhũ hoa. Nói như thế không có nghĩa là cái yếm chỉ có công dụng như cái xú-chiêng của người Tây Phương mà thực sự công dụng của nó còn rộng rãi hơn nhiều. Trong lúc cái xú-chiêng chỉ dùng để che kín và nâng đỡ bộ nhũ hoa thì cái yếm của người phụ nữ Việt Nam đôi khi còn có thể dùng thay thế cho cái áo cụt “ra đường đi đâu gần gần mà chỉ bận yếm thì cũng chẳng ai rầy” hoặc, hơn thế nữa, “mùa nóng nực những người làm việc khó nhọc chỉ mặc yếm che ngực, đủ kín đáo, không mặc áo”.
Cái yếm đã đẹp và gợi tình thì cái dải yếm nào có kém gì. Hình ảnh của đôi dải yếm phất phơ trong gió sao mà quyến rũ, sao mà đa tình đến thế
Con cò ở đây là hình ảnh tảo tần của người phụ nữ Việt Nam.
Ngoài cái công dụng buộc miếng vải yếm vào phần ngực của người phụ nữ, có người còn dùng dải yếm để buộc cái túi vải nho nhỏ đựng dăm bảy khẩu trầu hay đựng mấy đồng tiền để dành:
Hay: Trầu đã có đây, cau đã có đây,
Hay: Tiền buộc dải yếm bo bo
Thông thường, người phụ nữ tự chọn vải, chọn màu rồi tự cắt may lấy cái yếm để dùng. Thế nhưng, đôi khi chiếc yếm cũng được sản xuất hàng loạt để đem bày bán. Và từ đây, chiếc yếm đã là một tặng phầm hết sức thân tình để trở thành những kỷ vật rất được trân trọng của người phụ nữ.
Có thể các bậc phụ huynh chọn một chiếc yếm có giá để làm quà cho cô con gái trước ngày vu quy:
Có thể là một chàng trai mua một chiếc yếm để tặng người yêu:
Có một chàng trai khen một cô gái mặc chiếc yếm thắm bé bé xinh xinh. Chàng khen “người cắt cũng khéo, người khâu cũng tài”. “Người” ở đây chưa xác định là ai. Thế nhưng, ngay mấy câu tiếp chàng lại xác định chính chàng đã thêu nhạn, thêu hoa trên chiếc yếm:
“Khen” thì ai khen? Và “ai” ở đây là ai? “Yếm ấy anh để trong nhà” và chắc là “anh” đã cất kỹ lắm, có thể là trong rương và chìa khóa “anh” giữ. Vậy thì “ai” có thể “mở khóa đem ra cho nàng”? Còn ai trồng khoai đất này nữa chứ? Chính chàng đã tự khen mình tạo nên chiếc yếm xinh đẹp và chàng đã tự tay mang ra tặng cho nàng. Và chàng lại tự khen cái hành động tỏ tình tha thiết của mình. Khéo thật
Và cũng từ cái việc tặng yếm này, chúng ta còn bắt gặp một bài ca dao thật ngộ. Bài ca dao như thế này:
Đây là một khúc ca đối đáp giũa một người nam và một người nữ. Chúng ta thử minh xác xem đây là một cuộc trả yếm hay là một cuộc đòi yếm.Vì đây là một khúc ca được thể hiện trong một buổi hát đối đáp nào đó nên nội dung đích thực của nó chỉ là một giả thiết. Tuy nhiên, dù chỉ là một giả thiết thì giả thiết đó cũng phải phản ảnh được tâm tình chung của quần chúng thì mới được quần chúng lưu truyền cho tới ngày nay.
Có 2 giả thiết:
Giả thiết 1: Nếu cô gái hát trước thì đây là trường hợp xin trả yếm. Ta có thể nói xuôi ý câu này như sau: Đây là chiếc yếm anh tặng em khi chúng mình yêu nhau, nhưng nay vì duyên nợ không thành, bây giờ em đã có chồng, nên em xin trả chiếc yếm này cho anh . Và chàng trai đã trả lời một cách dịu dàng: Quả là anh có tặng em chiếc yếm đó, thế nhưng bây giờ em đã mặc nó và vì vậy bây giờ nó là của em. Nó đâu còn là của anh nữa mà bảo anh đòi!
Giả thiết 2: Nếu người con trai hát trước thì đây lại là đòi yếm. Lời người con trai thật cương quyết: Ngày trước tôi có cho cô một cái yếm. Nay cô đã có chồng cô phải trả lại cái yếm đó cho tôi. Cô gái đốp chát lại một cách đanh đá: Này, tôi bảo cho mà biết, yếm tôi đang mặc thì nó phải là yếm của tôi chứ yếm gì của anh mà anh lại đòi! Vô duyên!
Xét về phương diện tâm lý, đã có can đảm đòi lại cái yếm mà mình đã cho người mình yêu, dù rằng người yêu của mình đã ôm cầm sang thuyền khác, thì đó là một hành vi không còn tình nghĩa. Đã không còn tình nghĩa thì giọng điệu phải gay gắt. Giọng điệu của chàng trai đã gay gắt thì giọng điệu của cô gái cũng phải chua ngoa cho tương xứng. Cứ xét theo giọng điệu thì giọng điệu của câu 2 không thể là giọng điệu của một người “đòi nợ” và giọng điệu của câu 4 không thể là giọng điệu của một người “bị đòi nợ”. Chữ “em” và chữ “anh” trong câu 2 và trong câu 4 nghe hiền lành, tràn trề tình cảm. Thử là giả thiết 2, bài ca dao phải được chuyển cách xưng hô như sau:
chứ không thể là cách xưng hô “anh-em” “em-anh” tình tứ như thế được. Vả lại, anh con trai nào lại chẳng nhớ nằm lòng câu ca dao này:
Bắc thang lên hỏi ông trời
Của chàng cho thiếp liệu đòi được chăng?
Bắc thang lên hỏi ông trăng
Của chàng cho thiếp nói năng thế nào?
Cái yếm nó cũng quái ác lắm. Những cô gái mặc những chiếc yếm đào, yếm hồng, yếm thắm, yếm đỏ . . . đã làm cho bao chàng trai chết mê chết mệt như ăn phải bùa mê thuốc lú, không còn biết trời trăng mây nước gì nữa:
Mà đâu có phải chỉ làm say mê những chàng trai dân dã, những anh đồ nhá chữ thành hiền, ngay những bậc tu hành mà lòng trần chưa dứt đôi khi cũng bị mấy cô yếm thắm, yếm đào đưa vào mê lộ:
Ốm lăn ốm lóc nên Sư Trọc Đầu
Cái yếm là vật thiết thân của đàn bà con gái, thì cái yếm cũng là vật thân thiết của giới đàn ông con trai. Gặp cô gái không cần biết tên họ là gì, cứ theo màu yếm cô nàng đang mặc mà gọi, cô nàng cũng biết là chàng trai đang gọi ai rồi. Thiệt là kín đáo mà tình tứ biết bao!
Gặp một cô mặc yếm trắng, thế là anh chàng có cớ để chòng ghẹo :
Sao mà tình tứ quá vậy! Sao mà hiền lành quá vậy! Chỉ xin được ở gần để nhuộm hộ cái yếm lấy công thôi! Sao anh chàng này lại khôn thế nhỉ? Thế nhưng, theo Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong Đất Lề Quê Thói, thì “thực ra, không ai mặc yếm nhuộm thâm, nhưng chàng trai đã mánh lới nói trái vậy để chòng ghẹo, và để cô gái dễ có cớ trả lời.”
Cũng lại cái “yếm trắng lòa lòa”, lần này cũng lại bị chọc quê :
Này đây một anh chàng ngồi trên con dò dọc đang buông lời tình tứ mời mọc một cô nàng yếm thắm:
Này đây một anh chàng lái đò khác đang buông lời chòng ghẹo dớ dẩn:
Cái dải yếm chỉ lớn bằng mút đũa con mà đòi “mượn . . . làm dây kéo thuyền”. Mượn gì mà oái oăm thế! Thế nhưng cô gái cũng không vừa. Cô không từ chối thẳng thừng sợ làm buồn lòng anh chàng lái đò “tinh nghịch”, cô chỉ hứa khéo với lời ước ao không bao giờ thành hiện thực:
Này đây một anh chàng buông lời đùa cợt cái kiểu “muốn cho mình rinh cho người” :
Hay: Hỡi cô yếm đỏ lòm lòm
Vậy là cái “yếm thắm” dù có đeo bùa cũng không quyến rũ nổi anh chàng “tinh nghịch”! “Ý tại ngôn ngoại” mà lại!
Này đây một anh chàng đang buông lời chòng ghẹo chua ngoa:
Đây có thể là một câu hỏi có vẻ “lần khân” nhưng nó lại có thể phản ảnh cả một thực tế lịch sử chua cay của người phụ nữ Việt Nam trong những thời chinh chiến. Có những thời kỳ mà người đàn ông phải ở trong quân ngũ suốt cả một quãng đời trai trẻ “tuổi chưa đến 60 chẳng được về làng cùng cha mẹ vợ con đoàn tụ…” (Thích Đại Sán – Hải Ngoại Ký Sự)
Có những phụ nữ sống trong khắc khoải chờ chồng thời chinh chiến thì cũng có những phụ nữ sống buông thả luông tuồng “chính chuyên lấy được chín chồng, vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi!…” để rồi bị người thiên hạ mỉa mai trách móc:
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương có một bài thơ vịnh “Thiếu nữ ngủ ngày” vẽ ra một hình ảnh thiệt ngộ : cô thiếu nữ “quá giấc nồng” để gió thổi tụt yếm xuống đến giữa ngực “yếm đào trễ xuống dưới nương long”phơi bày cả bộ nhũ hoa mát rượi “đôi gò bồng đảo sương còn ngậm”, khiến cho anh chàng “quân tử dùng dằng đi chẳng dứt ; đi thì cũng dở, ở không xong!”. Chàng “quân tử” ở đây còn dùng dằng, lưỡng lự, “tiến thoái lưỡng nan”, chứ chàng trai trong ca dao gặp cảnh này đã sấn sổ đến ngay không chút e dè.:
Rõ ràng là chàng trai đã giả vờ “trông gà hóa cuốc” để rồi lần khân sấn sổ đến gần hỏi xin một “phẩm oản” và dĩ nhiên là cô nàng từ chối!
Như đã được mô tả, chiếc yếm có lớn lắm cũng chỉ bằng hai bàn tay xòe là cùng. Ấy vậy mà, đã có chàng trai mơ ước được đắp chiếc yếm của người tình và chàng nghĩ nó sẽ ấm, ấm lắm, không chiếu chăn nào có thể sánh nổi:
Đắp chiếc yếm mà thấy được hơi ấm đã là lạ, nhưng không lạ bằng chàng trai sau đây. Óc tưởng tượng cuả chàng đã vẽ nên một hình ảnh tuyệt diệu mà chúng ta có thể nghĩ rằng chỉ có tình yêu mới có thể cho chàng được sức tưởng tượng dồi dào đến mức ấy:
Trời ạ! Đắp đôi dải yếm! Phải chăng hơi hướm của người tình đã chuyền hơi ấm vào đôi dải yếm đa tình để tạo cho nó thành một lò sưởi?
Đôi dải yếm tuyệt diệu làm vậy nên chàng trai đã có một ước mơ thật kỳ lạ, đó là giấc mơ hóa kiếp của chàng. Tương truyền Nguyễn Công Trứ đã có lần ước mơ hóa kiếp thành “cây thông”:
Ông là một nhà tướng, ông lại là một nhà thơ, ông muốn tiếng thơ của ông cùng đất trời vang vọng, còn chàng trai trẻ đa tình của chúng ta thì có một ước vọng “đa tình” một cách lạ kỳ. Chàng muốn biến thành cái dải yếm để mãi mãi được quấn quýt bên cạnh người tình:
Trong lúc chàng trai ước hóa ra dải yếm để được “buộc người tình nhân”, thì cái ước vọng của cô gái – cái ước vọng mãnh liệt muốn được giao hòa, muốn được cảm thông – đã biến cái dải yếm mong manh thành chiếc cầu bất hủ của tình ái để đón người tình:
Quả là người ta không thể lấy cái kích thước bình thường để đo lường rồi phê phán hình ảnh tuyệt diệu trong câu ca dao này mà người ta phải lấy kích thước của “khát vọng tình yêu” để nhận chân một tấm chân tình.
Nếu có một chàng trai nói lên giấc mơ “đa tình” của mình thì lại có một cô gái nói lên giấc mơ “tinh nghịch” thật oái oăm :
Bởi cô nàng ao ước “buộc lấy những hai anh chàng” nên cô nàng đã bị thiên hạ mỉa mai:
Hình thức của cái yếm cũng là biểu tượng về đời sống thường nhật của người phụ nữ Việt Nam. Khi còn son trẻ, người phụ nữ còn nghĩ đến cách ăn mặc, còn nghĩ đến việc giữ gìn sắc đẹp:
Hay: Con gái đang thì đã nên con gái
Nhưng khi đã có gia thất, trong đời sống khổ cực hằng ngày, họ thường hoài niệm về thời con gái còn sống dưới sự đùm bọc, yêu chiều của mẹ cha. Với họ, đây quả là một thời vàng son:
Khi đã có chồng, người phụ nữ Việt Nam thường ít khi nghĩ riêng về mình mà họ dồn tất cả cho chồng cho con, đúng với quan niệm “có chồng gánh vác giang sơn nhà chồng!”. Họ không còn nghĩ về bản thân mình nữa:
Và nhất nữa khi đã có con, càng có nhiều con, .đời sống của họ càng ngày càng vất vả hơn và bản thân họ trông cũng thật thảm não hơn:
Cái yếm đã là vật thân thiết của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa.
Những chiếc yếm trắng, yếm nâu, yếm đào, yếm thắm . . . những chiếc yếm vải, yếm trúc bâu, yếm vóc, yếm nhiễu . . . đã quấn quýt với người phụ nữ Việt trên hai ngàn năm đó … bỗng một hôm bị cái xú-chiêng của người phương Tây tranh giành mất địa vị.
Chiếc yếm thủy chung gợi cảm đã phải từ tốn âm thầm rút lui vào bóng tối nhường chỗ cho chiếc xú-chiêng ôm ấp bộ ngực căng tròn nõn nà của người phụ nữ Việt Nam cho đến một ngày người ta không còn nhắc nhở đến cái yếm nữa. Ngày nay có nhiều phụ nữ Việt Nam không còn có thể hình dung ra hình dáng của cái yếm. Và đáng tiếc biết bao nhiêu, những chàng trai Việt không còn đêm đêm nằm mơ
Kiếp sau đừng hóa ra người,
Hóa ra dải yếm buộc người tình nhân!
ĐÀO ĐỨC NHUẬN
(Trích Tài Liệu)
Cập nhật thông tin chi tiết về Chú Giải Châm Ngôn 30:01 trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!