Bạn đang xem bài viết Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Người Xã Hội Chủ Nghĩa được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thực tiễn, bao giờ và ở đâu cũng vậy, muốn xây dựng một xã hội đương đại cũng cần có những con người tiêu biểu đại diện cho lực lượng phát triển của xã hội đó, mà lịch sử thường gọi là “thời đại” và “con người của thời đại”. Đối với chủ nghĩa xã hội (CNXH), theo học thuyết Mác-Lênin, là xã hội tốt đẹp, nằm ở nấc thang phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản (CNTB). Vì thế, giai cấp vô sản muốn thực hiện được sứ mệnh của mình, phải xây dựng được đội ngũ tiên phong của giai cấp, đáp ứng với mục tiêu phát triển của xã hội tốt đẹp đó. Theo V.I Lênin, giai cấp vô sản dù đã nắm được chính quyền, nhưng nếu không làm cho xã hội mới có trình độ phát triển cao hơn CNTB, thì giai cấp vô sản vẫn chưa xây dựng xong CNXH, thậm chí, “công cuộc xây dựng CNXH chỉ còn là một mớ sắc lệnh”(2). Trên thực tế, nếu xét đến cùng thì giải phóng xã hội vẫn phải được quyết định bởi năng suất lao động và tinh thần dân chủ. Đó là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất quyết định thắng lợi của chế độ xã hội mới. Lênin từng chỉ ra: “CNTB chỉ có thể bị đánh bại hẳn, và sẽ bị đánh bại hẳn vì CNXH tạo ra nền dân chủ mới gấp triệu lần dân chủ tư sản và năng suất lao động mới cao hơn nhiều”(3).
Trên nền tảng lý luận Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: Cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) là cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất, chưa từng có trong lịch sử nước nhà. Nhưng, “nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: CNXH không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”, để “ai cũng được làm việc, được ăn no mặc ấm, được học hành, người già yếu được giúp đỡ, các cháu bé thì được chăm sóc”(4). Người cũng chỉ rõ: “Trong sự nghiệp xây dựng CNXH, chúng ta nhất định có những khó khăn. Biến đổi một xã hội cũ thành một xã hội mới, không phải là một chuyện dễ”(5). Điều lớn lao nhất của cách mạng XHCN là phải xây dựng được nền tảng, vật chất của CNXH. Mà muốn xây dựng được nền tảng, vật chất cho CNXH, điều quan trọng nhất lại phải có những con người XHCN theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì ý nghĩa đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng gắn với CNXH, Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm đến chủ thể xây dựng CNXH.
Theo Hồ Chí Minh, chủ thể xây dựng CNXH là “những con người mới XHCN”. Đó là những con người “có tư tưởng và tác phong XHCN”, “có ý thức làm chủ Nhà nước”, “thấm nhuần sâu sắc tinh thần tập thể XHCN và tư tưởng mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà”, “biết tự mình lo toan, gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ, đùn đẩy công việc”; đồng thời, phải biết “thắng được chủ nghĩa cá nhân, lợi mình hại người, tự do vô tổ chức, vô kỷ luật và những tính xấu khác”, bởi nó là “kẻ địch nguy hiểm của CNXH”(6). Người còn chỉ rõ: CNXH là “do nhân dân tự xây dựng lấy”, “muốn xây dựng CNXH thì không có cách nào khác là phải dốc lực lượng của mọi người ra để sản xuất… Muốn phát triển sức sản xuất thì trước hết phải nâng cao năng xuất lao động và muốn nâng cao năng suất lao động thì phải tổ chức lao động cho tốt”(7). Đây chính là một trong những tư tưởng đặc sắc, quan trọng nhất trong hệ thống tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh.
Các giá trị cốt lõi về lý luận, văn hóa, tinh thần ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay, soi rọi vào mọi chủ trương, hành động trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ta.
Lịch sử hiện nay đã có nhiều biến đổi, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và mạng lưới hóa thông tin đang ngày càng phát triển, lan tỏa đến từng lĩnh vực trên khắp thế giới, tác động mạnh mẽ đến quan điểm nhân sinh, quan điểm giá trị của con người. Điều đó làm cho loài người có thể cần phải trải qua một quá trình gian khổ để “định hướng lại triết học và văn hóa”. Sự định hướng ấy, tất yếu sẽ ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực tư tưởng, chính trị, xã hội và tác động trực tiếp đến việc xây dựng các giá trị con người, trong đó có con người XHCN.
Công cuộc đổi mới của đất nước ta cũng đang có nhiều thay đổi, đòi hỏi cần có câu trả lời khiến cho mọi người tin phục về các giá trị của CNXH và những con người XHCN, tạo nên những trụ cột nâng đỡ tinh thần và khát vọng của đại đa số nhân dân. Trên thực tế, được thực tiễn soi rọi, Đảng ta đã từng bước làm sáng tỏ các yêu cầu đó.
về CNXH và con đường đi lên CNXH. Thông qua sáng tạo lý luận, thúc đẩy sáng tạo trên mọi phương diện, Đảng ta đã nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn về quy luật và tính quy luật phát triển của xã hội. Nếu như trước đây, nhận thức về CNXH chỉ đơn giản là “một xã hội tốt đẹp, nằm ở nấc thang phát triển cao hơn CNTB” với 3 thuộc tính cơ bản: Một là, xóa bỏ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu (toàn dân và tập thể) đối với tư liệu sản xuất (tư bản, đất đai). Hai là, nguồn lực kinh tế được quản lý, phân phối theo kế hoạch của Nhà nước, sản xuất và phân phối theo chỉ tiêu pháp lệnh, không theo cơ chế thị trường. Ba là, làm theo năng lực và hưởng theo lao động, nhưng thường thì lao động chỉ được đánh giá trên thời gian mà ít quan tâm trên chất lượng,… Thì đến nay, Đảng ta đã định hình rõ nét và cụ thể hơn bằng một hệ thống quan điểm lý luận về CNXH. Trong đó, đã khái quát thành 8 đặc trưng: “Xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng, đó là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”(8).
Cùng với việc khái quát thành 8 đặc trưng nêu trên, Đảng ta đã xác định cụ thể hơn 8 phương hướng xây dựng CNXH và 8 mối quan hệ lớn về đổi mới phát triển XHCN(9). Nếu 8 đặc trưng là những nội dung định hướng XHCN, thì 8 phương hướng, chính là con đường đi lên CNXH, là mô hình xây dựng CNXH trong thực tiễn của nước ta; 8 mối quan hệ có ý nghĩa là những quy luật, những tính quy luật mà công cuộc đổi mới, phát triển ở Việt Nam tất yếu phải tuân thủ.
Việc Đảng ta chủ trương chuyển sang kinh tế thị trường bắt đầu từ chủ trương phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường; xác định rõ về vị trí, vai trò các thành phần kinh tế, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế;… là những bước đột phá lớn về lý luận, hướng cách mạng XHCN ở nước ta đi đúng với quy luật phát triển của lịch sử xã hội. Điều đó, đã làm thay đổi quan trọng cách nhìn, cách đánh giá, ứng xử đối với kinh tế thị trường và nhất là với kinh tế tư nhân, những thành tựu của tư duy nhân loại mà CNTB làm, CNXH cũng phải làm.
Hệ thống các quan điểm nêu trên là những thành tựu nổi bật của đổi mới tư duy, phát triển lý luận của Đảng ta, khắc phục hoàn toàn tư tưởng “duy ý chí” về CNXH như trước đây. Bằng các quan điểm khoa học, sáng tạo, Đảng ta đã trả lời trực tiếp các câu hỏi: CNXH là gì? Xây dựng CNXH ở Việt Nam như thế nào trong điều kiện quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN)? Mô hình, con đường, phương hướng đi lên CNXH như thế nào?
về con người XHCN, Đảng ta luôn xác định: Con người là chủ thể sáng tạo văn hóa, đồng thời là chủ thể sáng tạo lịch sử, là mục tiêu và động lực của đổi mới của CNXH. Vì thế, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn chủ trương xây dựng hệ giá trị con người mới XHCN Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Các định hướng giá trị con người Việt Nam XHCN được quán triệt trong xây dựng nền tảng văn hóa của thời kỳ đổi mới là: Con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
Cụ thể hóa các đặc tính cơ bản đó với tính cách là những chuẩn mực, thành những giá trị để giáo dục, thực hành, rèn luyện trong đời sống hằng ngày của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, chính là xây dựng con người XHCN. Trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng các giá trị biểu hiện lòng yêu nước; nhân ái, đạo đức, lối sống có nghĩa tình; lòng trung thực – thước đo phẩm chất cốt lõi của đạo đức, nhân cách, lối sống; tình đoàn kết, đồng thuận, hợp tác, cộng đồng chia sẻ trách nhiệm của con người trong hoạt động và ứng xử; phẩm chất mới cần rèn luyện trong đức tính cần cù trong xã hội hiện đại, trong nền sản xuất công nghiệp và trong xu hướng phát triển kinh tế tri thức; sự sáng tạo để phát triển – một năng lực nổi bật, một giá trị ưu trội của con người và nhân cách trong hoàn cảnh đổi mới phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; tính kế thừa thế hệ trong giáo dục giá trị; trong chiến lược phát triển con người, trong giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội… Đó chính là những điểm mới nổi bật trong phát triển tư duy lý luận của Đảng về con người Việt Nam XHCN thời kỳ đổi mới.
Đổi mới theo định hướng XHCN là một quá trình cách mạng hết sức sâu sắc, triệt để, thường xuyên diễn ra cuộc đấu tranh phức tạp giữa cái cũ “bần cùng lạc hậu” và cái mới “tốt tươi”, để nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, phải trải qua thời kỳ quá độ rất lâu dài và phải tuân thủ các bước đi như một tất yếu khách quan. Trong điều kiện bỏ qua chế độ TBCN như một loại hình “phát triển rút ngắn” với phương thức “quá độ gián tiếp” lên CNXH, đòi hỏi phải có những con người XHCN có trình độ, năng lực vượt trội, hay ít nhất cũng tương xứng với loại hình và phương thức phát triển đó.
Hơn 30 năm đổi mới, con đường đi lên CNXH ở nước ta tuy vẫn còn những khuyết điểm, chưa thực sự đáp ứng với kỳ vọng lớn lao của nhân dân, nhưng nhìn tổng thể, những thành tựu đạt được là rất to lớn có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Những thành tựu đó tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới; khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên CNXH ở nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử”(10). Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn cố tình bỏ qua những nỗ lực và thành tựu đã đạt được của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp âm mưu “diễn biến hòa bình” đối với nước ta. Một mặt, chúng ra sức tuyên truyền về “thế giới tự do” về sự “vĩnh hằng” của CNTB và sự sụp đổ của chế độ XHCN; mặt khác, khai thác triệt để những khuyết điểm của CNXH hiện thực, xuyên tạc về CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng; núp dưới các chiêu bài đòi dân chủ đa nguyên chính trị và nhân quyền, kích động các lực lượng chống đối, can thiệp vào công việc nội bộ của Đảng và Nhà nước ta hòng khiến nhân dân ta xa rời con đường đi lên CNXH. Rõ ràng, chủ nghĩa đế quốc không bao giờ thay đổi mục tiêu xoá bỏ CNXH, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhận định: “đế quốc, chết thì chết, nết không chừa”(11). Có khác chăng là trong tình hình mới, chúng sử dụng những sách lược, thủ đoạn mới tinh vi, hiểm độc hơn mà thôi.
Hơn bao giờ hết và hơn ai hết, hiện nay, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp phải tiếp tục giác ngộ lập trường, tư tưởng, nâng cao năng lực, phẩm chất cách mạng, kiên quyết vạch trần những âm mưu xảo quyệt của các thế lực thù địch, cùng nhau phối hợp hành động, đẩy lùi và làm thất bại những thủ đoạn đen tối của chúng. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của quần chúng nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ về bản chất tốt đẹp của xã hội XHCN, của công cuộc đổi mới, từ đó, xây dựng hoài bão, lý tưởng cao đẹp của con người mới XHCN. Con người mới Việt Nam XHCN nhất định không thể yếu kém về năng lực, phẩm chất, càng không thể dao động, “a dua” với một số phần tử bất mãn, cực đoan. Cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên phải được tôi luyện như thế hệ cha ông đã từng tôi luyện trong chiến tranh: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Với ý chí kiên cường, sáng tạo và lòng tự tôn dân tộc, chắc chắn, công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh, dân tộc ta sẽ trường tồn phát triển, nhân dân ta sẽ được giải phóng hoàn toàn khỏi bần cùng lạc hậu, khỏi tụt hậu và không bị chệch hướng XHCN. Xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng nhất định sẽ đi đến bến bờ./.
(1), (4), (5), (6), (7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự Thật, xuất bản lần thứ 3, H, 2011, t.13, tr. 66, 5, 376, 66-67, 69.
(2) V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva 1981, t.42, tr. 37.
(3) V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, t.39, tr. 25.
(8), (9) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự Thật, H, 2011, tr.69-70, 70-73.
(10) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự Thật, H, 2016, tr. 66.
(11) Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.15, tr. 474.
Nghị Luận Xã Hội Về Chủ Đề Chiến Tranh Và Hòa Bình
Có ai đó từng hỏi tôi thế này: đang sống trong cuộc sống hòa bình, liệu có khi nào bạn nghĩ về chiến tranh không? Khi nghe đến đó tôi hơi bất ngờ nhưng ngay sau đó tôi lại tự chất vấn bản thân: có bao giờ tôi nghĩ đến vấn đề chiến tranh hay hòa bình, tò mò về nó khi mà cuộc sống có quá nhiều thứ khác thu hút tôi không nhỉ? Dường như khái niệm chiến tranh và hòa bình chỉ còn hiện hữu trong suy nghĩ của tôi khi tôi học lịch sử hay các tác phẩm văn học, đôi khi là bắt gặp trên tác phẩm truyền hình nào đó, chỉ thế thôi, không hơn. Phải chăng con người ta được sống trong cuộc sống hòa bình, hưởng phúc lợi an sinh xã hội nên người ta vô tình quên đi những giá trị cốt lõi làm nên cuộc sống hay một phần lịch sử đã qua, hay gần hơn là những gì vẫn đang hằng ngày, hàng giờ diễn ra trên thế giới nhưng chẳng bao giờ ta để ý đến cả… đó là chiến tranh và hòa bình.
Bạn hiểu chiến tranh và hòa bình theo nghĩa nào? Còn tôi, chiến tranh và hòa bình – đó là hai mảng đối lập. Nếu như hòa bình chỉ sự bình an, vui vẻ, không có bạo loạn, đánh nhau cướp bóc thì chiến tranh lại vẽ lên một viễn cảnh hoàn toàn trái ngược. Nói đến chiến tranh là nói đến đánh nhau, hỗn loạn, khói súng, máu nước mắt và sinh mạng con người. Chỉ với mấy từ đó thôi hẳn ai cũng đã có những hình dung cho riêng mình về chiến tranh cũng như hòa bình trên thế giới.
Các bạn biết đấy, chiến tranh ở đất nước Việt Nam đã đi xa nhưng hậu quả nó để lại thì vô cùng lớn và cũng nhiều nước trên thế giới chiến tranh vẫn còn. Chiến tranh- đó là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Lịch sử thế giới đã in đậm hình ảnh của biết bao cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh nào cũng tàn khốc và không gì có thể bù đắp nổi. Có ai mà không biết được 2 cuộc chiến tranh lớn nhất thế giới mà người ta gọi nó là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, những cuộc chiến tranh được coi là tàn khốc nhất trong lịch sử với sự tham gia của các nước lớn trên thế giới như: Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô… Rồi có ai quên được những đau thương mất mát của hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khi Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống trong thế chiến thứ hai. Cả hai thành phố chỉ còn là một đống đổ nát với mùi thuốc nổ, máu nước mắt khắp mọi nơi. Cuộc chiến tranh Trung – Nhật đã cướp đi bao mạng người tham gia vào cuộc chiến đó. Nói về chiến tranh thật thiếu sót nếu như ta không nhắc tới Việt Nam- một dân tộc anh hùng đã hi sinh rất nhiều ( thứ) trong các cuộc chiến tranh lịch sử. Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc dân tộc ta đã phải gồng mình lên để chống lại quân Nam Hán, Nguyên Mông, quân Thanh… Rồi sau đó là cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ hùng mạnh, hiếu chiến. Bao nhiêu cuộc chiến tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, li tán, chết chóc. Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả được hết. Ta thấy một phần nào đó của chiến tranh qua những câu thơ của các nhà thơ kháng chiến:
“Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khoi nhà ta cháy Chó ngộ một đàn………”
Đau thương cho người ra đi, ám ảnh những người ở lại, môi trường sống bị ảnh huởng một cách nghiêm trọng là những gì mà chiến tranh để lại cho chúng ta khi đã vô tình đi qua một thời điểm nào đó… Đến đây tôi tự đặt ra câu hỏi: chiếntranh tàn khốc là thế, đau thương là thế nhưng tại sao nó vẫn xảy ra, ở quá khứ, và ngay cả thời điểm hiện tại? Phải chăng con người thích sự chết chóc? Đó chắc chắn ko phải. Chiến tranh là do những kẻ cầm đầu, những con người vì muốn thỏa mãn lòng tham của mình, vì sự ích kỉ cá nhân mà dẫn quân đi gây chiến nhằm giành lợi ích từ các vùng, quốc gia mà họ đánh chiếm. Có nước khai chiến ắt có nước chống trả, và thế là các bên sử dụng sức mạnh quyền lực của mình nhằm giành chiến thắng cho mình. Đó cũng chính là mầm mống của các cuộc chiến tranh trên thế giới. Nếu phải dùng một từ để nói về chiến tranh bạn sẽ dùng từ gì? Còn tôi, đó là đau thương…
Hiện này có rất nhiều cách khác nhau đang được các quốc gia trên thế giới thực hiện nhằm duy trì hòa bình chống các hành động gây mâu thuẫn dẫn tới chiến tránh. Là một học sinh chủ nhân tương lai của đất nước, thế giới bạn có những kiến thức nghị gì mới để góp phần vào việc bảo vệ hòa bình thế giới? Theo tôi suy cho cùng thì nguyên nhận chiến tranh cũng là do con người với con người vẫn còn sự đố kỵ lẫn nhau, vẫn sống theo chủ nghĩa cá nhân. Lúc này tôi chợt nhớ đến một câu thơ của Tố Hữu:
“Có gì đẹp trên đời hơn thế, Người với người sống để yêu nhau”.
Ước mong về một thế giới hòa bình sẽ luôn là niềm khao khát cháy bỏng của mọi người dân chân chính trên thế giới vì họ hiểu: “Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác”.
Thống kê tìm kiếm
suy nghĩ về chiến tranh
nghị luận về hậu quả của chiến tranh
nghi luan ve chien tranh va hoa binh
https://baigiangvanhoc com/nghi-luan-xa-hoi-ve-chu-de-chien-tranh-va-hoa-binh
viet cam nghi ve chien tranh
Ca Dao Tục Ngữ Về Dân Chủ Và Kỷ Luật, Công Bằng Xã Hội Hay Nhất
Sự công bằng dân chủ và kỷ luật luôn là những tiêu chí hàng đầu trong việc phát triển xã hội ngày càng văn mình hiện đại và giầu đẹp hơn. Con người ngày càng có suy nghĩ và tư duy mở hơn so với ngày xưa. Họ đề cao sự tự do sự công bằng lên hàng đầu. Ca dao tục ngữ về dân chủ và kỷ luật, công bằng xã hội hay và ý nghĩa nhất
Trong cuộc sống ngày nay thì những quy định về dân chủ, kỷ luật, công bằng xã hội là một yếu tố rất cần thiết đối với con người trong xã hội ngày nay. Những quy định về dân chủ và kỷ luật, công bằng xã hội khiến con người ta có những ý thức và ý nghĩa tốt đẹp đối với cuộc sống ngày nay. Những quy định về kỷ luật làm cho chúng ta có ý thức và sống tốt hơn trong cuộc sống.
Khi xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ hơn thì con người ngày càng tiến tới sự công bằng dân chủ trên nhiều mặt khác nhau. Tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều mặt trái và khoảng cách giấu nghèo ngày càng có vẻ được nới rộng
Từ bao đời nay, từ thời Vua hùng đến ngày nay thì những quy định về dân chủ, tính dân chủ luôn được đặt lên hàng đầu. những hình thức kỷ luật, những quy định về kỷ luật được đưa ra để tập thể phát triển toàn diện và hùng mạnh hơn. Công bằng xã hội là một yếu tố rất cần thiết trong xã hội, luôn được mọi người quan tâm. Chúng ta cùng đi tìm những câu ca dao tục ngữ về dân chủ và kỷ luật, công bằng xã hội để hiểu rõ thêm về dân chủ và kỷ luật, công bằng xã hội.
Ca dao tục ngữ về tính dân chủ:
Tục ngữ về tính dân chủ:
Câu 1:
Đói tự do hơn no luồn cúi.
Câu tục ngữ nói về sự dân chủ, dù no hay hay đói thì cũng cần có những tính dân chủ. Câu tục ngữ nói rằng thà chịu đói nhưng tự do còn hơn no và sống cúi trước người khác. Câu tục ngữ khẳng định tự do luôn được đặt lên trước vật chất.
Câu 2:
Bể rộng cá nhảy, trời cao chim bay.
Câu tục ngữ nói về sự tự o, tự tại của con người trong cuộc sống. con người có được dân chủ cũng giống như cá bơi trong bể rộng, không sợ bị nhốt, bị tù túng. Giống như con chim bay trên trời, bay không có giới hạn, không có diểm dừng. con người cũng cần có những khoảng không gian, sự ân chủ cho chính mình.
Câu 3:
Cá kình cá nghê sao chịu vũng nước vừa chân trâu.
Câu tục ngữ nói về sự dân chủ của con người được thể hiện qua sự chịu đựng của con cá kình và con cá nghệ. Cá kình và cá nghệ là hai con cá lớn nhưng làm sao có thể sống trong vũng nước vừa chân trâu. Qua đó thể hiện sự tự do dân chủ của người.
Câu 4:
Không có gì quý hơn độc lập tự do.
Đúng như thế, khi con người có độc lập tự do thì con quý hơn vàng bạc đá quý. Khi có độc lập tự do thì gì cũng có, gì cũng sẽ không bằng việc tự do, độc lập.
Ca dao về tính dân chủ:
Câu 1:
Thà làm chim sẻ trên cành
Còn hơn sống kiếp hoàng anh trong lồng.
Câu ca dao mượn hình ảnh con chim sẻ và con chim hoàng anh để nói lên sự tự do của con người. con chim sẻ là một con chim xấu xí, con chim hoàng anh là một con chim đẹp. nhưng khó thay con chim sẻ nó luôn tự do, tự tại sống với cuộc sống tự do, còn con chim hoàng anh dù đẹp nhưng lại bị nhốt trong lồng, không có tự do.
Ca dao tục ngữ về kỷ luật:
Tục ngữ về kỷ luật:
Câu 1:
Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước.
kỷ luật là một hình thức tạo nên một tổng thể, có kỷ luật thì tập thể mới phát triển, mới vững mạnh. Khi muốn vẽ nên vòng tròn thì chúng ta cần phải có khuôn, muốn tạo nên hình vuông phải có thước, muốn con người phát triển thì cần có kỷ luật.
Câu 2:
Câu tục ngữ trên khẳng định vai trò và vị thế của kỷ luật. dù ở đâu nơi đâu thì đất nào cũng có lề, vùng quê nào cũng có thói, bởi những lề thói ấy mà đất nước mới vững mạnh, mới phồng vinh.
Tổng hợp những câu tục ngữ về kỷ luật:
Nước có vua, chùa có bụt.
Ở quen thói, nói quen sáo.
Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn.
Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
Bề trên ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.
Dột từ nóc dột xuống.
Nhà dột tại nóc.
Đục từ đầu sông đục xuống.
Tôn ti trật tự.
Phép Vua thua lệ làng
Vua phạm tội cũng giống thứ dân.
Quốc có quốc pháp, gia có gia quy.
Luật pháp bất vị thân.
Tha kẻ gian, oan người ngay.
Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.
Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay.
Chí công vô tư.
Rõ ràng phải trái phân minh.
Cầm cân nảy mực.
Bênh lí, không bênh thân.
Ăn cho đều, kêu cho sòng.
Vay thì trả, chạm thì đền.
Làm điều phi pháp việc ác đến ngay.
Làm người trông rộng nghe xa
Biết luật biết lí mới là người tinh.
Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm.
Ca dao về kỷ luật:
Câu 1:
Bề trên ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa
kỷ luật là một yếu tố rất quan trọng, là một hình thức để quản lí những người ở dưới. câu ca dao nói rắng nếu chúng ta làm xếp, làm lớn mà không kỉ cương thì làm sao cấp dưới noi theo, chúng ta có kỉ cương, đúng đắn thì cấp dưới mới quý trọng và noi theo.
Câu 2:
Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm
Câu ca dao trên khẳng định rằng tình yêu nam nữ cũng không thể vượt qua được lệnh của cấp trên. Dù yêu em, nhớ em nhưng việc quan phép công anh phải làm, tôn trọng kỷ luật.
Ca dao tục ngữ về công bằng xã hội:
Câu 1:
Câu tục ngữ trên nói về sự công bằng, trong cuộc sống thì có những người giàu, cũng có những người nghèo, có những người khó khăn, cũng có những người hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu những người giàu có, hạnh phúc giúp đỡ những người khó khăn, nghèo khó thì xã hội sẽ công bằng hơn.
Câu 2:
Ăn cho đều, kêu cho sòng.
Công bằng là một hình thức để phát triển xã hội, công bằng luôn có những điều tốt đẹp, khiến con người sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn, có những sự đối nhân xử thế tốt đẹp hơn.
Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về công bằng xã hội:
Vậy thì trả, chạm thì đền
Có vay có trả, mới thỏa lòng nhau.
Tiền trao ra, gà bắt lấy.
Tiền trao cháo múc.
Tiền trả mạ nhổ.
Danh Ngôn Về Mạng Xã Hội
2. Nền Tảng Mạng Xã Hội Du Lịch Đầu Tiên Trên Thế Giới Trả Thưởng Cho Người Dùng Gọi Vốn 1 Triệu USD
5. Cư dân mạng chia buồn và yêu cầu chính quyền xin lỗi, thậm chí tranh luận về tự do ngôn luận.
7. Danh sách này có 250 mạng xã hội tính đến tháng 10 năm 2018 và tiếp tục phát triển.
11. 20/12/2011 · DANH NGÔN VỀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN 1-Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố tại Washington: Stalin was a killer Stalin là tên giết người (ngày 15.
13. 16/12/2014 · Danh ngôn về con người, xã hội Mỗi câu danh ngôn đều mang trong nó tính triết lý sâu sắc về cuộc sống.
14. Những danh ngôn hay vê sách cũng rất đặc sắc, hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn về điều này.
15. Tuyển tập các câu danh ngôn song ngữ ý nghĩa về chủ nghĩa xã hội, những câu nói về chủ nghĩa xã hội ý nghĩa và hay nhất, lời hay ý đẹp về chủ nghĩa xã hội.
22. Dịch vụ mạng xã hội (tiếng Anh: Social Networking Service – SNS) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.
24. Ở đây, để học tiếng Hàn qua mạng xã hội Facebook hiệu quả thì các bạn nên sử dụng ngôn ngữ cài đặt / hiển thị là tiếng Hàn để sử dụng trong khi sử dụng Facebook, và khi làm như vậy sẽ giúp các bạn tiếp xúc với ngôn ngữ Hàn Quốc hằng ngày, đọc và hiểu nó.
26. 8 stars based on 9 reviews Tổng hợp những câu stt hay nhất trên mạng xã hội được chúng tôi sưu tầm từ Facebook.
29. Bởi vậy, đã đến lúc nghĩ đến một khung pháp lý đủ rộng, đủ công bằng và minh bạch theo nguyên tắc pháp trị về tự do ngôn luận, sao cho báo chí chính thống cũng được hưởng cơ hội ngang bằng với mạng xã hội.
31. Vừa qua, trên mạng xã hội và một số trang tin về Phật giáo đăng tải vụ việc một người được cho là “Đại đức Thích Phước Nguyên”, giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.
33. Sau đó các tỉnh tụ nghĩa, ban hành hiến pháp tạm thời, cùng nhau xây dựng quốc hội do dân bầu, tái lập nền cộng hòa liên bang.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Người Xã Hội Chủ Nghĩa trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!