Xu Hướng 12/2023 # Đảng Và Mùa Xuân Đất Nước # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đảng Và Mùa Xuân Đất Nước được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mỗi độ Tết đến Xuân về, nhân dân Việt Nam ta luôn có câu khẩu hiệu quen thuộc, thiêng liêng “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới” để bày tỏ lòng biết ơn đối với Đảng, Bác Hồ kính yêu và để khắc dạ ghi tâm mốc son lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sự kiện Đảng ta ra đời ngày 3-2-1930 – đúng vào thời khắc giao hoà giữa đất trời và lòng người.

Đảng là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng thật ý nghĩa, là sự lựa chọn mang tính quy luật, tính lịch sử, để rồi từ đó “ý Đảng, lòng dân” trở thành vũ khí “bách chiến bách thắng”, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì lý tưởng sáng ngời “không có gì quý hơn độc lập tự do”, đem lại mùa Xuân bất tận cho dân tộc.

Kể từ mùa Xuân ấy, hơn mười năm sau – Xuân năm 1941, Bác Hồ trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước. Giữa một vùng núi non trùng điệp với muôn hoa đua sắc và lòng người rưng rưng, lắng đọng trong giờ phút Bác Hồ đặt bước chân đầu tiên lên đất mẹ tại cột mốc 108 (Pác Bó – Cao Bằng) trong sắc hoa Xuân rực rỡ sau bao năm xa Tổ quốc đã trở thành cảm hứng vô tận cho sự ra đời bài thơ “Mùa Xuân năm 1941” của nhà thơ Tố Hữu: Ôi sáng Xuân nay, Xuân bốn mốt/Trắng rừng biên giới nở hoa mơ/Bác về… im lặng. Con chim hót/Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ… như báo hiệu tương lai xán lạn của dân tộc Việt Nam sắp tới gần!

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, một Đảng mới 15 tuổi đã cùng nhân dân vùng lên Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành lại nền độc lập, tự do, đưa đất nước ta thoát khỏi “đêm trường nô lệ”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Vì vậy, tất cả người dân Việt Nam đều gọi ngày 2-9 hằng năm là Tết Độc lập với một tình cảm thiêng liêng, thành kính ghi nhớ công ơn trời biển của Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại!

Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta, với biết bao mất mát hy sinh, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân làm nên những chiến công oanh liệt “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” ở thế kỷ XX cùng nhiều mùa Xuân lịch sử. Chiến công nối tiếp chiến công ở hai miền đất nước là cơ sở để bài thơ “Bài ca mùa Xuân 61” của Tố Hữu ra đời: “Chào 61! Ðỉnh cao muôn trượng/Ta đứng đây, mắt nhìn bốn hướng/ Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau/ Trông Bắc, trông Nam, trông cả địa cầu”. Bài thơ thể hiện niềm lạc quan phơi phới của dân tộc Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng bước vào cuộc chiến tranh đầy cam go, đẫm máu nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc trên nền tảng “đỉnh cao muôn trượng” của công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và những thắng lợi bước đầu đạt được của nhân dân miền Nam và một niềm tin tất thắng của dân tộc Việt Nam.

Dân tộc ta còn nhớ như in Mùa Xuân năm 1968 với lời thơ chúc Tết bất hủ, đồng thời cũng là lời hiệu triệu của Bác Hồ “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!” như tiếp thêm sức mạnh, thúc giục miền Nam nổi dậy tiến công đồng loạt, làm “rung chuyển Lầu Năm góc”; miền Bắc nén đau thương, đánh bại siêu pháo đài bay B.52- niềm kiêu hãnh của không lực Hoa Kỳ, làm nên huyền thoại 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội, buộc Mỹ phải ký vào Hiệp định Pa-ri mùa Xuân năm 1973, tạo bước ngoặt để Mùa Xuân năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa dân tộc ta bước vào một mùa Xuân bất tận – cả nước đi lên xây dựng CNXH.

Từ đó đến nay, các kỳ Đại hội toàn quốc của Đảng thường được tổ chức vào những mùa Xuân. Sau mỗi kỳ Đại hội, Đảng ta lại đem đến cho đất nước những mùa Xuân ấm áp, sinh chồi nảy lộc. Nếu như Đại hội Đảng lần thứ VI – Xuân 1986 đánh dấu sự nghiệp đổi mới toàn diện, thì Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ thứ XI mùa Xuân 2011 là Đại hội tổng kết 25 năm đường lối đổi mới của Đảng với “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, tiếp tục đưa đất nước phát triển, để đến năm 2023, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong phát biểu bế mạc Đại hội XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Điều quan trọng là từ Đại hội này tỏa ra một niềm tin lớn, một khí thế mới, một sự đoàn kết thực sự chứ không phải là hình thức, để nhân dân tin tưởng, phấn khởi hơn”….

Một mùa Xuân mới đã về. Với bản lĩnh chính trị được rèn luyện qua 85 mùa Xuân, với sức sáng tạo luôn tươi mới như “chồi non, lộc biếc”, tin rằng Đảng ta sẽ lãnh đạo đất nước vượt qua thử thách, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ vinh quang.

Với những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng 85 năm qua, nhân dân ta đều có quyền tự hào với một niềm tin mãnh liệt: Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới đem lại những mùa Xuân cho đất nước, sức Xuân của lòng người. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Ngoài lợi ích của nhân dân, của dân tộc, Đảng không có lợi ích gì khác!” hay “Đảng ta là đạo đức, là văn minh, là thống nhất, độc lập, là hòa bình, ấm no…”. Lời dạy ấy đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với Đảng và trở thành lẽ sống, lời tuyên thệ của tất cả những người đảng viên chân chính dâng lên Đảng và Bác Hồ kính yêu mỗi khi Tết đến, Xuân về./.

Phạm Thị Nhung, Trường Sĩ quan Lục quân 2

Theo Tạp chí Xây dựng Đảng

Tâm Trang (st)

Những Vần Thơ Viết Về Đảng, Bác Hồ Và Mùa Xuân

Những vần thơ viết về Đảng, Bác Hồ và mùa Xuân

Đảng ta do Bác Hồ sáng lập. Đảng ra đời vào mùa xuân (3-2-1930). Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, mùa xuân của nhân dân, mùa xuân của Đảng hòa làm một khiến niềm vui, niềm hạnh phúc như được nhân lên bất tận.

Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (TP Thanh Hóa). Ảnh: Hà Hiền

Như một lẽ tự nhiên, hằng năm, cứ mỗi độ tết đến, xuân về là cả dân tộc Việt Nam lại hân hoan, tưng bừng đón chào năm mới, chào mừng kỷ niệm Hgày thành lập Đảng quang vinh. Trong thời khắc giao hòa đó, Bác Hồ – tên Người là cả một niềm thơ – luôn vang lên trong trái tim của mỗi người con đất Việt. Đảng, Bác Hồ và mùa xuân đã trở thành đề tài, thành nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca, nhạc, họa,… Đọc những vần thơ viết về Đảng, về Bác Hồ kính yêu, về mùa xuân trong thời khắc này khiến chúng ta vô cùng bồi hồi, xúc động.

Đảng là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng thật ý nghĩa, là sự lựa chọn mang tính quy luật, tính lịch sử, để rồi từ đó “ý Đảng, lòng dân” trở thành vũ khí “bách chiến bách thắng”, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì lý tưởng sáng ngời “không có gì quý hơn độc lập tự do”, đem lại mùa xuân bất tận cho dân tộc.

Kể từ mùa xuân ấy, hơn mười năm sau – xuân năm 1941, Bác Hồ trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước. Giữa một vùng núi non trùng điệp với muôn hoa xuân đua sắc và lòng người rưng rưng, lắng đọng trong giờ phút Bác Hồ đặt bước chân đầu tiên trở về đất mẹ tại cột mốc 108 (Pác Bó – Cao Bằng) đã trở thành cảm hứng cho sự ra đời bài thơ Mùa Xuân năm 1941 của nhà thơ Tố Hữu như báo hiệu một tương lai xán lạn của dân tộc Việt Nam đang sắp đến gần:

Ôi sáng Xuân nay, Xuân bốn mốt

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về, im lặng. Con chim hót

Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, một Đảng mới 15 tuổi đã cùng nhân dân vùng lên Tổng khởi nghĩa giành lại nền độc lập, tự do, đưa đất nước thoát khỏi “đêm trường nô lệ”, khai sinh một nước Việt Nam mới – nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Một lẽ tự nhiên như cơm ăn, nước uống, khí trời, Tố Hữu – nhà thơ trữ tình – chính trị, nhà thơ của lý tưởng cộng sản – lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam trở thành một trong những người viết nhiều nhất và hay nhất về Đảng, Bác và mùa xuân.

Tập thơ đầu tay của Tố Hữu (Từ ấy) là tiếng hát trong trẻo, phấn chấn, say mê của người thanh niên cộng sản khi mới bắt gặp lý tưởng cách mạng, trong đó bài thơ Từ ấy được viết vào năm 1938, đó là thời điểm Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Nó là một mốc son đánh dấu sự chuyển biến trong cuộc đời, trong thơ Tố Hữu. Như chính nhà thơ đã từng viết “Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám đôi mươi, đi theo lý tưởng cao đẹp dám sống, dám đấu tranh”:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Trong bài thơ Một nhành xuân, Tố Hữu cũng từng viết: “… Năm hai mươi của thế kỷ hai mươi/ Tôi sinh ra nhưng chưa được làm người/… Ngẩng đầu lên không thấy mặt trời/ Đất lai láng những là nước mắt… Từ vô vọng mênh mông đêm tối,/ Người đã đến chói chang nắng dội,/ Trong lòng tôi ôi Đảng thân yêu…”.

Trong rất nhiều những bài thơ viết về Đảng làm lay động lòng người của Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng có lẽ là bài thơ được nhắc đến nhiều nhất. Đảng là niềm tin, là sức mạnh. Đảng đấu tranh vì lợi quyền dân tộc, mang hạnh phúc, ấm no cho mỗi con người: “Đảng ta, muôn vạn công nông/ Đảng ta, muôn vạn tấm lòng niềm tin/ Đảng ta, Mác – Lê-nin vĩ đại/ Lại hồi sinh, trả lại cho ta/ Trời cao, đất rộng bao la/ Bát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn người”. Sức mạnh của Đảng và sự bền vững của chế độ bắt nguồn từ sức mạnh của lòng dân, của mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân, giữa dân với Đảng; đồng thời là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp hữu cơ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Dù trong hoàn cảnh nào, khi đã có niềm tin thì người dân luôn theo Đảng, bảo vệ Đảng đến cùng: “Dù khi tắt lửa tối trời/ Vững lòng quyết sống không rời Đảng ta/ Dù khi giặc khảo giặc tra/ Cắn răng thà chết không xa Đảng mình”. Đảng và Bác luôn không tách rời. Tố Hữu viết về Đảng là viết về lý tưởng, lẽ sống mà Bác Hồ chính là người đem đến lẽ sống, lý tưởng ấy. Không những thế, với Tố Hữu cũng như với toàn thể con dân Việt Nam, Bác còn là “cha”, là “Bác”, là “anh”, là “mẹ hiền”,… Tiêu biểu nhất cho những vần thơ viết về Bác của Tố Hữu là ba bài: Sáng tháng năm, Bác ơi!, Theo chân Bác. Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh/ Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!…/ Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị/ Màu quê hương bền bỉ đậm đà/… Người là Cha, là Bác, là Anh/ Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ… (Theo chân Bác). Bác ơi, tim Bác mênh mông thế/ Ôm cả non sông, mọi kiếp người (Bác ơi!). Còn những ai chưa được một lần/ Trong đời, gặp Bác! Hãy nhanh chân/ Tiến lên phía trước! Trên cao ấy/ Bác vẫn đưa tay đón lại gần…. (Theo chân Bác).

Năm mươi năm học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh! Cùng nhau đọc lại những vần thơ Tố Hữu viết về Bác giữa lúc mùa xuân đang đến gần, lòng bỗng thấy rưng rưng xúc động bồi hồi…

Cùng với Tố Hữu, nhà thơ Chế Lan Viên cũng viết rất nhiều và rất hay về Đảng, Bác Hồ. Với bài thơ Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên đã cho chúng ta thấy rõ hình ảnh của Bác Hồ, của Đảng, của dân tộc như hòa quyện vào một:

Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc

Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin…

… Hình của Đảng lồng trong hình của nước

Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười…

Trước cách mạng, Chế Lan Viên được coi là một trong những nhà thơ lãng mạn nổi tiếng. Với Điêu tàn, có người còn nhầm tưởng ông là hậu duệ của Chế Bồng Nga khóc thương cho sự đổ nát của thành Đồ Bàn. Sau cách mạng, nhà thơ đi theo Đảng và vinh dự được đứng vào hàng ngũ của những người cộng sản. Niềm tự hào và xúc động trong ông đã dâng tràn trong một tâm trạng khó tả:

Ngày vào Đảng đất trời như đổi khác

Những vật vô tri cũng rưng rưng nước mắt…

Có lẽ không chỉ riêng nhà thơ, mà ai cũng vậy, khi được kết nạp vào Đảng ai cũng đều có một cảm giác thiêng liêng và diệu kỳ nên phút giây tuyên thệ dưới lá cờ búa liềm công – nông, dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh cũng là lúc những cảm xúc ngọt ngào trào tuôn thật đặc biệt:

Tôi đứng dưới cờ đưa tay tuyên thệ

Trên đất quê hương mang hình bóng mẹ

Ngỡ chừng như vừa sinh lại lần đầu

Đảng trở thành nơi cắt rốn chôn rau”…

Đã là người của Đảng thì ai cũng có điều kiện để suy nghĩ sâu sắc hơn về Đảng của mình và thấy hết sự vĩ đại của Đảng ta là đạo đức, là văn minh, để thêm tin, yêu Đảng.

Ngoài Tố Hữu và Chế Lan Viên, nhiều nhà thơ cũng đã viết về Đảng, Bác Hồ với tất cả tình cảm chân thành và thắm thiết.

Nhà thơ Phạm Hổ, một cây bút nổi tiếng chuyên viết cho thiếu nhi đã có những cảm nhận về Đảng thật tươi mới và xán lạn: … Ôi Đảng chúng ta là mùa xuân tuyệt đẹp/ Ngày một thêm xuân không bao giờ hết/ Với địch, Đảng có chiếc nỏ thần An Dương Vương xưa/ Nhưng Đảng không để mất bao giờ/ Là ông Bụt hiện lên trong Tấm Cám/ Đảng cho người nghèo đôi hài thêu đi lên vui sướng/ Theo Đảng nhìn trời, không chỉ thấy sao/ Thấy những ánh đèn nhà cửa mai sau/ Góp một ngọn hải đăng trên biển cả loài người/ Đảng góp đường đi và nhận đường đi khắp các chân trời. (Dọc đường theo Đảng).

Lê Đức Thọ là một chiến sĩ cách mạng yêu thơ và làm nhiều thơ ngay từ khi còn bị giam cầm trong nhà tù đế quốc. Khi nghe tin con được kết nạp vào Đảng, ông xúc động khi nghĩ đến con, người đồng chí cùng chung lý tưởng chiến đấu: Đảng đã cho con cả cuộc đời/ Cả mùa xuân thắm rộn vui tươi/ Chắp cho đôi cánh thần tiên đó/ Con hãy bay đi tận cuối trời.

Với Xuân Diệu viết về Đảng là niềm tự hào, là lòng biết ơn và một tình thương thấm thía: Ôi người yêu, yêu hơn cả ái tình/ Người rất mực xa xanh và đỏ thắm/ Người gần gũi và bao la vạn dặm/ Người một người và ức triệu con người (Gánh). Trong những câu thơ say đắm này là của Xuân Diệu, chúng ta dễ dàng nhận ra cái giọng nồng nhiệt của một ông Hoàng thơ tình.

Nói đến Lưu Trọng Lư, người đọc thường nghĩ và nhớ đến hình ảnh một con nai vàng ngơ ngác, cái ngơ ngác của người thi sĩ giữa ngã ba đường của cuộc đời cũ. Thì nay, trên mỗi “nước bước”, “đường đi” không thể không có ánh sáng Đảng soi đường: Trên mỗi bước đi, lòng luôn tự hỏi:/ “Nếu trong ta vắng bóng một ngày”/ Nếu trong ta, vắng Người mãi mãi/ Đi từ đâu, ta sẽ lại về đâu? (Bước theo Đảng).

Thơ Lê Anh Xuân luôn say sưa ca ngợi những con người đã dâng trọn đời mình cho lý tưởng của Đảng. Nhất là anh say sưa ca ngợi Bác, thơ Lê Anh Xuân rất nhiều lần nói đến Bác, lần nào cũng với một niềm tin tưởng, một niềm kính yêu vô hạn: Miền Nam đọc thư Bác/ Sông Hiền Lương bồi hồi/ Trời Cà Mau giàn giụa nước mắt vui (Chúng con đón thư Bác); Ôi ba tiếng Hồ Chí Minh/ Đã thành vũ khí đã thành niềm tin/ Đã thành lời hứa thiêng liêng/ Lửa thiêu chẳng cháy đá nghiền chẳng tan (Nguyễn Văn Trỗi).

Mùa xuân về, cùng nhau ôn lại những vần thơ viết về Đảng, Bác Hồ và mùa xuân, chúng ta không thể không nhớ đến những vần thơ của Bác viết trong mỗi độ tết đến, xuân về. Mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng năm nào Bác cũng dành cho đồng bào và chiến sĩ cả nước những vần thơ chúc tết thắm thiết ân tình, có tác dụng cổ vũ và hiệu triệu toàn Đảng, toàn dân đoàn kết một lòng xây dựng non sông, kiên cường đấu tranh thống nhất đất nước. Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, sức khỏe của Bác giảm sút rất nhiều và chỉ sau tết mấy tháng là Bác vĩnh biệt chúng ta. Vậy mà… Người “Chỉ biết quên mình cho hết thảy/ Như dòng sông chảy nặng phù sa” (Tố Hữu), bài thơ năm ấy không ngờ là bài thơ chúc tết cuối cùng của Bác:

Năm qua thắng lợi vẻ vang

Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to

Vì độc lập, vì tự do

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào

Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào,

Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn!

Nhớ Bác! Nhớ những vần thơ của Bác! Học tập và làm theo những lời căn dặn trong Di chúc của Người! Nửa thế kỷ qua đi, nhưng lúc nào Bác cũng ở trong tim mỗi người dân nước Việt, nhất là mỗi độ tết đến, xuân về.

Từ mùa xuân Bác Hồ khai sinh ra Đảng ta đến nay, các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng thường được tổ chức vào những mùa xuân. Sau mỗi kỳ đại hội, Đảng ta lại đem đến cho đất nước những mùa xuân ấm áp, sinh chồi nảy lộc.

Một mùa xuân mới đang về. Với bản lĩnh chính trị được rèn luyện qua 90 năm, với sức sáng tạo luôn tươi mới như “chồi non, lộc biếc”, chúng ta tin tưởng rằng Đảng ta sẽ lãnh đạo đất nước vượt qua thử thách, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ vinh quang.

Th.sĩ Lê Hồng Chính

Mùa Xuân Đất Việt Qua Ca Dao Và Tục Ngữ (Trường Thy)

Mùa Xuân Đất Việt Qua Ca Dao Và Tục Ngữ (Trường Thy)

Mùa Xuân Đất Việt Qua Ca Dao Và Tục Ngữ  TRƯỜNG THY

Trong kho tàng Văn Chương Bình Dân, nói khác đi là Văn Chương Truyền Khẩu gồm nhiều thể loại, song thông thường, dễ nhớ và thường nghe nhắc nhở nhiều, đó chính là Tục Ngữ và Ca Dao.

Trên bình diện Văn Học và đời sống, Tục ngữ có địa bàn rộng rãi hơn, mang tính phổ cập và được coi như là “Túi khôn của nhân loại”, ví dụ ta nói:

Cha nào con nấy

Người Anh, người Mỹ nói:

Like father like son

Và người Pháp nói:

Tel père tel fils

hoặc:

Xa mặt cách lòng

Người Anh/Mỹ nói:

Out of sight, out of mind

và người Pháp nói:

Loin des yeux loin du Coeur v.v.

Trong khi Ca Dao mang tính địa phương hơn, tùy thuộc vào văn hóa và môi trường, hoàn cảnh sống của mỗi dân tộc v.v.

Ca Dao có đặc tính chung là bao trùm mọi sinh hoạt gia đình, xã hội, và nếp sống tinh thần cũng như tình cảm con người trong một xã hội.

Nói đến sinh hoạt gia đình và xã hội là nói đến sự bao gồm cả lễ nghi tôn giáo, hội hè đình đám v.v.

Tóm lại là Ca Dao phản ảnh mọi tình tự trong: Quan – Hôn – Tang – Tế và ở một khía cạnh nào đó còn được coi là “Lịch sử ngầm”, ví như những câu nói về Huyền Trân công chúa:

Tiếc thay cây quế giữa rừng

để cho chú mán chú mường nó leo!

Nhân dịp Xuân về, người người dù ở trên quê hương hay đang thả bước lưu vong nơi hải ngoại đều nô nức sắm sửa đón Xuân, mừng Tết Nguyên Đán vì đó là truyền thống, là văn hóa dân tộc nên không tránh khỏi những giây phút bồi hồi trong tâm hồn vào những chiều cuối năm:

Mỗi khi nghe nói đến xuân

bỗng dưng lòng thấy bâng khuâng ít nhiều

Để nhớ lại những mùa Xuân qua trên quê hương của một thời nước non thanh bình, từ phố phường, thành thị đến đồng quê thôn trang, mọi người tưng bừng mừng Tết, đón xuân, nhà nhà đều vui với: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” thiết tưởng không gì hơn là cùng nhau ôn lại những áng Ca Dao để gợi lại trong ta những khúc tình quê ngọt ngào, nhiều vương vấn và cũng là để có dịp hun đúc tinh thần trong sứ mệnh duy trì và phát huy văn hóa cổ truyền.

Mỗi năm mới có một lần, những ngày cuối đông cũng là những ngày cuối năm. Năm hết Tết đến, nhà nhà lo lắng đủ điều, nào là công nợ, việc làm dở dang, nào là lo sửa sang nhà cửa, mua sắm đồ Tết v.v.

Quanh năm cuộc sống tất bật, Tết đến mừng vui song không tránh được những âu lo về tài chánh, về vật chất nên Ca Dao có câu:

Tết đến sau lưng

trẻ con thì mừng

người lớn thì lo.

Chính vì phải mua sắm đủ điều cho mấy ngày Tết nên chật vật, thiếu hụt, do đó người đời có câu:

Đi cày ba vụ không đủ ăn ba ngày Tết!

Trong tâm tư người dân Việt luôn canh cánh những ưu tư, đã vậy lại còn bị những gánh tuồng, gánh hát kéo đến làm rộn những âu lo:

Bây giờ tư tết đến nơi

tiền thì không có sao nguôi tấm lòng

nghĩ mình vất vả long đong

xa nghe lại thấy Quảng Đông kéo còi

về nhà công nợ nó đòi

trong lòng bối rối đứng ngồi không yên.

Trong một xã hội luôn có kẻ nghèo người giầu song những ngày thường trong năm ít ai để ý, đến cuối năm nhìn vào việc mua sắm mới hay nhà ai khấm khá, nhà ai túng quẫn. Cảnh huống ấy cũng từng được ghi nhận qua mấy câu:

Có/không mùa Đông mới biết

Giầu/nghèo ba mươi Tết mới hay.

Từ ngày xưa, những ngày sống trên đất tổ, Tết là dịp quan trọng, những ai vì hoàn cảnh phải xa nhà, rời bản quán cũng cố gắng thu xếp để gồng gánh, dìu dắt nhau về đón Tết, mừng tuổi ông bà, cha mẹ, họ hàng. Theo tục lệ này hầu như mọi người đều thuộc lòng những câu ca và cứ theo như thế mà làm:

Mồng Một tết cha

mồng Ba tết thầy.

hoặc nói khác đi cho đầy đủ, trọn tình trọn nghĩa hơn, nếu như đã có gia đình riêng thì không thể quên lãng bổn phận:

Mồng Một thì ở nhà cha

mồng Hai nhà vợ, mồng Ba nhà thầy.

Sở dĩ có lệ tết thầy vì người Việt ta luôn có tinh thần “Tôn sư trọng đạo” và đã được giáo huấn từ thuở ban sơ:

Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa

bởi:

Không thầy đố mày làm nên

Trong nền tảng giáo dục ấy, cái ĐỨC rất quan trọng. Vào hậu bán thế kỷ 19 và tiền bán thế kỷ 20, ở Thăng Long Thành xuất hiện hai nhân vật nổi tiếng về trào phúng, hay trêu chọc thiên hạ, đó là Ba Giai và Tú Xuất. Từ đó như để nhắc nhở, răn đe những kẻ hay ăn gian, nói dối, người ta có câu:

Hễ ai mà nói dối ai

Thì mồng Một Tết Ba Giai đến nhà.

Trong tập trường thi Kim Vân Kiều của thi hào Nguyễn Du cũng đã không bỏ qua tục lệ Tảo Mộ vào mùa Xuân, những ngày tháng đầu năm:

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.

Người dân vẫn có lệ Chạp Mả, dọn dẹp cỏ rác cho các ngôi mộ vào tháng Chạp để mời gia tiên về ăn Tết. Lệ này cũng rất quan trọng đối với lòng hiếu của con cháu nên người đời thường nhắc nhớ nhau qua những câu:

Đi đâu thì mặc đi đâu

đến ngày giỗ chạp phải mau mà về

Ảnh hưởng của tục lệ này cũng rất sâu sắc, trong đó có Lễ Bàn Thờ Gia Tiên. Lơ là hay quên lãng là điều bất hiếu vì thế nên có người con gái đã trách vị hôn phu của nàng:

Chiều Ba Mươi anh không đi Tết

rạng ngày Mồng Một anh không đi lạy bàn thờ

hiếu trung mô nữa mà bảo em chờ uổng công!

Thế rồi người con trai thấy mình có lỗi bèn kiếm cớ biện bạch chạy tội bằng cách nói bận việc làng:

Hôm Ba Mươi anh mắc lo việc họ

Sáng Mồng Một anh bận việc làng

Ông bà bên anh cũng bỏ huống chi bên nàng, nàng ơi.

Nếp sống của người dân không chỉ gắn bó với đồng ruộng mà còn phần nào theo đuổi thương nghiệp. Trong lãnh vực này, nhất là vào dịp Tết, nếu không nhắc đến chợ phiên quả là điều thiếu sót. Chợ Tết là chợ cuối năm bày bán những món hàng từ hoa trái, trang phục đến đồ chơi, đồ thờ, đồ dùng cho mấy ngày Tết; cũng có thể còn là phiên chợ đầu năm, họp để lấy hên, lấy ngày. Vào thời điểm này, không chỉ là ở khu chợ mà có thể còn là tại một khoảng đất trống nào đó, người ta tổ chức những trò chơi như: đánh đu, đô vật, bịt mắt đập niêu, ném vòng v.v.

Chợ phiên có những nơi một năm chỉ họp một lần vào ngày nào đó cuối năm, ví như ta vẫn từng nghe:

Bỏ con bỏ cháu

Không ai bỏ hai mươi sáu chợ Yên

Bỏ tổ bỏ tiên

Không ai bỏ chợ Viềng mồng tám.

Chợ Yên và chợ Viềng là tên hai chợ ở Nam Định ngày trước, đó là những phiên chợ sầm uất quy tụ rất đông, nam phụ lão ấu, kể cả những vùng lân cận cũng kéo đến mua sắm.

Tại cố đô Huế, dân đất thần kinh có chợ phiên Gia Lạc gần thôn Vỹ Dạ, hàng năm chỉ nhóm họp trong mấy ngày Tết, thường thì từ 29 tháng Chạp đến mồng ba Tết. Theo truyền thuyết thi do vị hoàng tử thứ tư của vua Gia Long cho họp vào ba ngày đầu năm trên một khoảng trống gần phủ đường, lúc đầu có ý để người trong hoàng tộc tiện tới mua sắm, sau dân làng chung quanh cũng được tham dự nên có câu:

Gia Lạc chỉ mở ngày xuân

Quanh năm suốt tháng khó lần tìm ra.

Tỉnh Vĩnh Yên có chợ Dưng, Dưng là tên của làng Văn Trưng thuộc phủ Vĩnh Tường. Hàng năm nơi đây mở hội Xuân vào mồng sáu tháng Giêng. Trong phiên chợ cũng nhiều trò chơi, đặc biệt có trò chơi “nam nữ bắt chạch trong chum”. Do đó người dân cũng có câu:

Bỏ con bỏ cháu

Không ai bỏ mồng sáu chợ Dưng.

Rồi nữa, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa có chợ phiên Cầu Quan, dân ở đây còn gọi là chợ Thượng, họp ngay bên bờ con sông đào. Người ta đi chợ còn được thú vui xem đua thuyền rồng thật vui mắt:

Cầu Quan vui lắm ai ơi

Trên thì họp chợ, dưới bơi thuyền rồng.

Vùng Quan Họ Bắc Ninh cũng khá nhiều chợ phiên nổi tiếng một thời qua những câu hát:

Xứ Nam nhất chợ Bằng Gồi

Xứ Bắc Vân Khám, xứ Đoài Hướng Canh

Những tên gọi Xứ Nam, Xứ Bắc, và Xứ Đoài là có ý chỉ các tỉnh Hà Nam, Hà Bắc, và Sơn Tây.

Vùng đất Nam Định người ta cũng được nghe những câu ca nói về những thú vui nơi các phiên chợ trong những ngày đầu xuân:

Mồng Một chơi cửa, chơi nhà

Mồng Hai chơi xóm Mồng Ba chơi đình

Mồng Bốn chơi chợ Qủa Linh

Mồng Năm chợ Trình Mồng Sáu Non Côi

Qua ngày Mồng Bảy nghỉ ngơi

Bước sang Mồng Tám đi chơi chợ Viềng

Chợ Viềng một năm mới có một phiên

Cái nón em đội cũng tiền anh mua.

Theo tục lệ ngày Tết Nguyên Đán người ta trồng cây nêu trước nhà có ý để xua đuổi tà ma không cho xâm nhập nên trong dân gian có câu:

Thứ nhất nêu cao

thứ nhì pháo kêu.

Trong tâm thức người Việt cho rằng cây nêu là biểu tượng của sức mạnh, quyền lực xua tan những điều xấu xa, và tràng pháo nổ dòn là niềm vui, hạnh phúc và may mắn. Nhà nào có cây nêu cao là giầu sang, quyền quý:

Cu kêu ba tiếng cu kêu

Trông mau đến Tết trồng nêu ăn chè

Những lễ nghi trong ngày Tết ngoài việc cúng gia tiên còn lệ cúng trời cúng đất. Vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày Mồng Mười tháng Giêng là ngày vía đất nên có câu nhắc nhớ người dân:

Mồng Chín vía trời

Mồng Mười vía đất

Sáng ngày đầu năm các viên chức trong làng, xã cùng các vị bô lão tụ họp về đình làng để cầu cùng Thành Hoàng và các thần linh phù trợ cho dân làng qua những câu vừa chúc tụng vừa khấn nguyện:

Chúc mừng thượng đẳng tối linh

Phù trì dân xã hiển vinh sang giầu

trước đình lại có rồng chầu

có đôi quy phụng tựa mầu non tiên

giữa đình có đấng bát tiên….

Trong những ngày xuân vô vàn trò chơi; tuy nhiên, mỗi lớp tuổi thường thiên về những môn chơi thích hợp. Trẻ có trò chơi của trẻ, ví như miền Bắc có trò hát “Xúc xắc, xúc xẻ”. Thường vào đêm giao thừa nhóm trẻ chừng mươi, mười lăm em cầm ống bơ đựng vài đồng tiền kẽm, rủ rê nhau đến từng nhà hát mừng gia chủ năm mới gặp nhiều may mắn, mọi sự hạnh thông:

Xúc xắc xúc xẻ

Nhà nào còn đèn còn lửa

mở cửa cho chúng tôi vào

bước lên giường cao có đôi rồng ấp

bước xuống giường thấp có đôi rồng chầu

bước ra đàng sau có nhà ngói lợp

ngựa ông còn buộc

voi ông còn cầm

ông sống một trăm linh năm tuổi lẻ

vợ ông sinh đẻ

những con tốt lành

những con như tranh…

một vài nơi khác lại có tục hát ”Sắc Bùa” theo điệu dân ca của từng địa phương. Cũng có nơi kết hợp múa và hát cũng trong điệu dân gian. Đặc biệt là một vài xã miền biển quận Đức Phổ, Quảng Ngãi, Phường Sắc Bùa còn đặt ra những câu hát riêng cho mỗi ngành nghề:

Thánh chúa vạn niên

Thánh chúa vạn niên

Chúng tôi nay dâng cách đội đèn

Thái hòa gặp tiết xuân thiên

Gió đưa chồi ngọc, hoa chen cành vàng

Trong nhà ta đèn thắp sáng trưng

Song le còn muốn chơi trăng ngoài thềm

để cho trong ấm ngoài êm….

Cũng trong những ngày hội xuân, thanh niên nam nữ tổ chức hát hò, nào là hát dặm, hát đố/đối, hát quan họ, hát trống quân v.v., những điệu hát và lời ca mang tính trữ tình như nhắn nhe, ngỏ ý, trao duyên v.v.

Tới đây viếng cảnh thăm hoa

trước mừng các cố sau là mừng dân

sau nữa xin mừng cả làng tuần

mừng cho nam nữ chơi xuân hội này

một mai đàn có bén giây

ơn dân vạn bội biết ngày nào quên.

Và tình tứ hơn ta nghe:

Mở đầu chàng trai khéo léo ướm hỏi:

Tiện đây Mận mới hỏi Đào

vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Cô gái đáp:

Mận hỏi thì Đào xin thưa

vườn hồng sẵn lối nhưng chưa ai vào

Sự tình đã rõ: vườn hồng để ngỏ đấy song ai thấy có đủ bản lĩnh thì xin mời bởi cuộc đối đáp cũng còn gay go lắm đấy:

Chàng khoe chàng lắm văn chương

Nên đây thiếp mới hỏi rằng:

Dầu gì không ai thắp

bắp gì không ai rang

than gì không ai quạt

bạc gì chẳng ai mua?

Anh cả anh hai đó ơi

Ai bên chàng đáp được thiếp bên này xin theo.

Gặp dịp như mở cờ trong bụng, chàng trai có chút học thức bèn lên tiếng đối đáp:

Dầu thoa không ai thắp

bắp chuối chẳng ai rang

than thân không ai quạt

bạc tình chẳng ai mua

cô cả cô hai đó ơi.

hoặc như khúc hát đố, thử tài tính toán của nhau cũng rất tình tứ trong lời nhắn nhe. Chàng trai lên tiếng trước:

Đôi ta thấy toán thì mê

Em đi đố trước anh về đố sau

thỏ, gà ăn ở cùng nhau

đếm chân ba mươi sáu đếm đầu mười ba

toán đề em giảng cho ra

thì anh kết nghĩa giao hòa cùng em

cô gái cũng nhanh nhẹn đáp lại:

Được rồi em tính anh xem

Anh giờ đứng tuổi còn em trưởng thành

hợp đề em thấy rành rành

thỏ năm gà tám cộng thành mười ba

nghĩa là mười sáu chân gà

hai mươi chân thỏ bài ra đúng rồi

anh còn đố nữa hay thôi

hay là anh tính thề bồi chi đây.

Trong dịp Xuân về, Tết đến, người Việt còn có những thú vui tao nhã, đó là thú chơi câu đối, nói đến câu đối đỏ ta thường nghĩ ngay tới bài thơ “Ông Đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên:

Mỗi năm hoa đào nở

lại thấy ông đồ già

bày mực tầu giấy đỏ

bên phố đông người qua

thế rồi:

nhưng mỗi năm mỗi vắng

người thuê viết nay đâu

giấy đỏ buồn không thắm

mực đọng trong nghiên sầu.

Các cụ đồ luôn nghĩ ra những câu đối cho phù hợp với gia cảnh và tình huống của mỗi người, mỗi nhà, và để thêm vào những chuyện vui trong ngày Xuân chỉ xin ghi lại đây một vài giai thoại về câu đối:

Tết với nhất, nhất với tết, một Tết một bết

Cậu lớn còn đang suy nghĩ thì em nhỏ đáp ngay:

Hội cùng hè, hè cùng hội, hai hè hai nhè.

Và một giai thoại nữa nói lên một tình cờ mà tuổi trẻ đã đáp ứng được yêu cầu của người lớn qua vế đối. Chuyện kể ông Nghè Thanh có đứa cháu nội 7 tuổi, sáng 30 đòi tiền mua pháo, bà nội cho tiền mua nhưng tối đến định đem pháo ra đốt lại sợ nên nài nỉ ông nội đốt hộ. Bà nội thấy vậy bật cười…, đốt pháo xong cậu bé đói bụng chạy vô đòi ăn, bà nội mắng “Đồ mua pháo mượn người đốt”, cậu cháu cãi lại “Ông đốt chứ người nào đâu”. Bà Nghè nói muốn ăn thì phải đối được câu này:

Mua pháo mượn ông đốt

Cậu bé nói “Cháu đói quá rồi không đối được – Lấy giò cho cháu ăn”

Bà nội chưa kịp nghĩ ra bèn nói không đối được thì đừng ăn.

Ông Nghè nghe vậy bèn cười nói với bà Nghè “Cháu nó đối rồi đó, Lấy giò cho cháu ăn đối với Mua pháo mượn ông đốt thì chỉnh qúa rồi còn gì. Thế là bà nội đành phải chiều cháu.

Xuân về đón Tết mà có những thú vui như thế thật là hạnh phúc. Tiếc rằng thời ấy đã qua mất rồi. Ngày nay trên quê hương mùa xuân vẫn về, www.hocxa.com.

Trường Thy Văn Hóa Việt Nam, số 64 – Mùa Xuân 2014

Cùng Tác Giả

Danh Ngôn Về Đất Nước

2. 14 sự thật thú vị về đất nước Philippines

3. Mục Lục:” Status tuổi thơ & danh ngôn hay nhất về tuổi thơ” Những câu nói hay về tuổi thơ rất đẹp và ý nghĩa Tôi nhớ về ngày xửa ngày xưa, về một tuổi thơ nhuộm đầy màu sắc ở một miền quê thanh bình yên ả, lớn lên với những chiều bắt ốc […].

4. Danh ngôn về Cha “Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ Mây trời lồng lộng khó phủ kín công Cha” *** “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” *** “Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời.

8. DANH NGÔN VỀ CHÍNH KHÁCH – Politicians are like nappies, they should be changed regularly and for the same reason.

11. DANH NGÔN VỀ CHÍNH KHÁCH – Politicians are like nappies, they should be changed regularly and for the same reason.

13. 12 sự thật về đất nước hạnh phúc nhất thế giới.

15. Cười mỏi mồm với những câu danh ngôn hài hước nhất hiện nay, danh ngôn về cuộc sống, tình yêu, vui buồn hài hước nhất quả đất.

17. Thông tin chọn lọc về Việt Nam đất nước và con người trên bốn yếu tố nguồn lực căn bản: Đất nước (Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, đất đai, sông biển, nguồn tài nguyên, nông nghiệp và du lịch).

19. Charlie Chaplin ~*~ Nước mắt là ngôn ngữ câm lặng của đau buồn.

20. Danh ngôn Yêu nước Tình yêu, việc làm, gia đình, tôn giáo, mỹ thuật, lòng ái quốc là những ngôn từ rỗng tuếch đối với kẻ đói ăn.

27. Để việc hợp tác kinh doanh cũng như giao lưu văn hoá được thuận lợi chúng ta cùng tìm hiểu về đất nước con người và ngôn ngữ Campuchia: Campuchia (chữ Khmer: កម្ពុជា, Kampuchea, IPA: ….

28. Câu 3 (trang 122 ngữ văn 12 tập 1) Tác giả có những nhìn nhận mới mẻ về đất nước, những danh lam thắng cảnh + Tác giả dẫn dắt cảm xúc về đất nước: lặp nhiều từ “góp” diễn tả cảm nhận độc đáo của tác giả về thiên nhiên.

30. (ĐSPL) Một câu danh ngôn về thầy cô trong tác phẩm báo tường sẽ góp phần làm phong phú và khiến bài báo tường của bạn có ý nghĩa hơn khi dâng tặng thầy cô trong dịp 20/11 này.

32. 4/ Tôi ao ước tất cả chúng ta đều nhớ rằng là một công dân Mỹ không phải chỉ về sự tự do chúng ta có, mà về những người đã mang đến điều đó cho chúng ta.

35. Trong một bài khác, chúng mình sẽ đề cập đến cách sử dụng giới từ với các danh từ này.

Sinh Hoạt Văn Nghệ Mừng Đảng, Mừng Xuân (Hđngll Lớp 6)

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP * Chủ điểm tháng 1+2: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂNTuần 23 Hoạt động 3: CHÚNG EM CA HÁT MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN

Yêu cầu giáo dục:Nhận thức: – Giáo dục học sinh lòng yêu mến, biết ơn Đảng, tình yêu quê hương Đất Nước. – Giúp học sinh phát huy khả năng văn nghệ của lớp.b. Kỹ năng: – Rèn luyện kĩ năng về văn nghệ qua đó phát huy tiềm năng văn nghệ của lớpc. Thái độ: – Động viên phấn khởi, lạc quan trong học tập tạo điều kiện để học sinh gắn bó với tập thể lớp, trường.II. Nội dung và hình thức hoạt động:Nội dung: – Những bài hát, bài thơ, điệu múa, kiến thức ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước, vẻ đẹp của mùa xuân. b. Hình thức hoạt động: – Tổ chức cuộc thi giữa các tổ.III. Chuẩn bị hoạt động:Phương tiện hoạt động:Các tiết mục văn nghệ và một vài dụng cụ phục vụ cho văn nghệ.Hệ thống những câu hỏi và đáp án.Tổ chức:Giáo viên nêu ra yêu cầu tổ chức kế hoạch và nội dung hoạt động của Đảng-Xuân.Nêu hình thức thi.Phân công người dẫn chương trình (MC), thư kí, ban giám khảo.Thành lập 4 đội chơi, 1 đội gồm 4 người, đặt tên cho đội.Dự kiến mời đại biểu.Tiến hành hoạt động:Ổn định tổ chức lớp.(3 phút)Khởi động: Hát tập thể bài: “Em là mầm non của Đảng”Tiến hành:

Thờigian (phút)Hoạt động của cán bộ lớp và học sinhPPTC hoạt độngNội dung ghi bảng

5

3

4

3

* Hoạt động 1:Khởi động hát tập thể– MC bắt hát bài “Em là mầm non của Đảng” (Slides 3)* Hoạt động 2:– Người dẫn chương trình tuyên bố lí do.– Đọc 1 câu chuyện về Bác.– Giới thiệu đại biểu.– Mời 4 đội chơi giới thiệu về đội mình. (Slides 4)

* Hoạt động 3:– MC giới thiệu về cuộc thi: gồm 4 phần: Xuân quê em, ca hát mừng Đảng mừng xuân, khán giả du xuân, âm nhạc ngày xuân. (Slides 5)* Hoạt động 4:VÒNG 1: Xuân quê em– MC nêu thể lệ vòng thi: Mỗi đội lần lượt chọn một bông hoa trong số 8 bông hoa và trả lời câu hỏi ẩn sau bông hoa đó.Nếu trả lời đúng được cộng 10 điểm trả lời sai nhường cơ hội cho đội khác, nếu đội khác trả lời đúng được 5 điểm. Mỗi đội có 5 giây suy nghĩ. (Slides 6)– MC đọc câu hỏi.(Slides 7-15)

– Thư kí ghi điểm.-MC đọc điểm tổng kết phần 1.

* Hoạt động 5:VÒNG 2: Ca hát mừng Đảng mừng xuân– MC: Nêu thể lệ vòng thi: Mỗi đội sẽ lần lượt thể hiện 1 ca khúc nói về Đảng – xuân (có 3 phút để bạn chuẩn bị và thực hiện).Điểm tối đa cho phần thi này là 20 điểm. (Slides 16)

– Ban giám khảo đánh giá cho điểm.– Thư kí ghi điểm.-MC đọc điểm tổng kết phần 2.* Hoạt động 6:VÒNG 3: Khán giả du xuân– MC nêu thể lệ cuộc thi:Sau khi MC đọc câu hỏi xong, các bạn sẽ giơ tay để trả lời câu hỏi. Sẽ có nhiều phần thưởng hấp dẫn dành cho các bạn. (Slides 17)– MC đọc câu hỏi (Slides 18-21)* Hoạt động 7:VÒNG 4: Âm nhạc ngày xuân– MC nêu thể lệ cuộc thi:Các đội sẽ nghe một đoạn nhạc của bài hát và cho biết bài hát đó tên là gì? Bằng cách giơ tay nhanh để trả lời câu hỏi. (Lưu ý: có thể trả lời câu

Bài Thơ: Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Những năm 1970, 1971,… ông sống và hoạt động tại chiến trường Trị – Thiên; trường ca Mặt đường khát vọng được ông sáng tác vào thời gian ấy. Chương V Đất nước trích trong trường ca Mặt đường khát vọng.

Mặt đường khát vọng là trường ca độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm, ra đời trong chiến tranh ác liệt thời chống Mĩ, tại chiến trường Trị – Thiên – một điểm nóng – trên chiến trường miền Nam vào năm 1971. Bài thơ đã truyền đến người đọc bao xúc động, tự hào về đất nước và nhân dân. Trong bài Có một thời đại mới trong thi ca, Trần Mạnh Hảo viết:

Vào đêm giao thừa Tết âm lịch 1973 – 1974, dưới rừng Phước Long, chúng tôi xúc động nghe trích đoạn Đất nước trích trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm phát trên Đài phát thanh. Những suy nghĩ về đất nước, về dân tộc đã được nhà thơ hiện đại hoá bằng chất suy tư lắng đọng và cảm xúc mãnh liệt.

Đất nước – là chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng dài 110 câu thơ (trong “Ngữ văn 12” chỉ trích 89 câu). Phần đầu (42 câu) là cảm nhận của nhà thơ trẻ về đất nước trong cội nguồn sâu xa văn hoá – lịch sử, và trong sự gắn bó thân thiết với đời sống hằng ngày của mỗi con người Việt Nam. Phần thứ hai, cảm hứng chủ đạo về đất nước là sự ngợi ca, khẳng định tư tưởng đất nước của nhân dân. Từ đó, nhà thơ nhận diện phát hiện đất nước trên bình diện về địa lý, lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống tinh thần dân tộc – nền văn hiến Việt Nam. Vẻ đẹp độc đáo của chương V Đất nước là tác giả vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố văn hoá dân gian, tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện cổ, phong tục…, cùng với cách diễn đạt bình dị, hiện đại gây ấn tượng vừa gần gũi vừa mới mẻ cho người đọc.

1. Hai câu thơ mở đoạn là sự thức nhận chân lý về cội nguồn, về truyền thống, về lịch sử,… đất nước gần gũi và gắn bó thân thiết với “anh và em”, với mọi người:

Trong anh và em hôm nayĐều có một phần đất nước

Chỉ “một phần” nhỏ bé thôi, nhưng xiết bao gần gũi, gắn bó, yêu thương và tự hào. Từ khái niệm, ý niệm “mỗi công dân là một phần tử của cộng đồng, của đất nước” được diễn đạt một cách “mềm hoá” qua tiếng nói tâm tình của lứa đôi, của “anh và em”.

2. Bảy câu thơ tiếp theo mở rộng ý thơ trên từ “hai đứa” đến “mọi người”, từ “hôm nay” đến “ngày mai” và muôn đời mai sau.

Khi hai đứa cầm tayĐất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm

Ở phần trước, nhà thơ cảm nhận: “Đất là nơi anh đến trường – Nước là nơi em tắm – Đất nước là nơi ta hò hẹn – Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Và “khi hai đứa cầm tay” thì một mái ấm, tổ ấm gia đình đã được xây dựng. Gia đình là “một phần” của đất nước. Chỉ có tình yêu và hạnh phúc gia đình mới tạo nên sự “hài hoà, nồng thắm” với tình yêu quê hương đất nước. Đó là bản chất thống nhất trong tình cảm của thời đại mới. Ý tưởng ấy đã được Nguyễn Đình Thi thể hiện trong một tứ thơ sâu và đằm về nỗi “nhớ”:

Anh yêu em như anh yêu đất nướcVất vả đau thương tươi thắm vô ngần…

Từ tình yêu và hạnh phúc lứa đôi mà biết yêu gia đình, yêu quê hương, yêu đất nước, mới có thể có tình nghĩa sâu nặng “Đất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm”, mới tìm thấy đất nước quê hương cả trong niềm vui và nỗi đau của anh, của em, của bao lứa đôi khác:

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướmCó những lần trốn học bị đòn roi.Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đấtCó một phần xương thịt của em tôi(Giang Nam)

Nói về cội nguồn của giòng giống, của dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm nhắc lại sự tích trăm trứng: “Đất là nơi Chim về – Nước là nơi Rồng ở – Lạc Long Quân và Âu Cơ – Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng – Những ai đã khuất – Những ai bây giờ…”. Từ huyền thoại thiêng liêng ấy mới có ý thơ này:

Khi chúng ta cầm tay mọi ngườiĐất nước vẹn tròn, to lớn

Hai chữ “cầm tay” trong câu thơ “Khi hai đứa cầm tay” có nghĩa là giao duyên, là yêu thương. “Khi hai chúng ta cầm tay mọi người” là đoàn kết, là yêu thương đồng bào,… Mọi người có cầm tay nhau, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau mới có hình ảnh “Đất nước vẹn tròn, to lớn”, mới có đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh Việt Nam. Từ “hài hoà, nồng thắm” đến “vẹn tròn, to lớn” là cả một bước phát triển và đi lên của lịch sử dân tộc và đất nước. Đất nước được cảm nhận là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Chỉ khi nào “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, và chỉ khi nào “lá lành đùm lá rách”, “Người trong một nước phải thương nhau cùng” thì mới có hình ảnh đẹp đẽ, thiêng liêng “Đất nước vẹn tròn, to lớn”.

Đất nước “Nguồn thiêng ông cha”, đất nước “Trong anh và em hôm nay”, đất nước trong mai sau. Như một nhắn nhủ, như một kỳ vọng sáng ngời niềm tin:

Mai này con ta lớn lênCon sẽ mang đất nước đi xaĐến những tháng ngày mơ mộng

Nguyễn Thi, Anh Đức, Lê Anh Xuân, Sơn Nam… đã tạo nên giọng điệu Nam Bộ hấp dẫn trong thơ ca và truyện của mình. Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Hải,… cũng có một giọng điệu riêng “rất Huế”, dễ thương dịu ngọt. Hai tiếng “mai này” là cách nói của bà con xứ Huế.

Thế hệ con cháu mai sau sẽ tiếp bước cha ông “Gánh vác phần người đi trước để lại” xây dựng đất nước ta “Vạn cổ thử giang sơn” (Trần Quang Khải), “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” (Hồ Chí Minh). Hai chữ “lớn lên” biểu lộ một niềm tin về trí tuệ và bản lĩnh nhân dân trên hành trình lịch sử đi tới ngày mai tươi sáng. “Mơ mộng” nghĩa là rất đẹp, ngoài trí tưởng tượng về một Việt Nam cường thịnh, một cường quốc văn minh. Điều mà “anh và em”, mỗi người chúng ta mơ mộng hôm nay, sẽ biến thành hiện thực “mai này” gần.

Bốn câu thơ cuối đoạn cảm xúc dâng lên thành cao trào. Giọng thơ trở nên ngọt ngào, say đắm khi nhà thơ nói lên những suy nghĩ sâu sắc, đẹp đẽ của mình:“Em ơi em” – một tiếng gọi yêu thương, giãi bày và san sẻ bao niềm vui sướng đang dâng lên trong lòng khi nhà thơ cảm nhận và định nghĩa về đất nước: “Đất nước là máu xương của mình”. Đất nước là huyết hệ, là thân thể ruột thịt thân yêu của mình, và mồ hôi xương máu của tổ tiên, ông cha của dân tộc ngàn đời. Vì “Đất nước là máu xương của mình” nên Trần Vàng Sao đã viết:

Nuôi lớn người từ ngày mở đất,Bốn ngàn năm nằm gai nếm mậtMột tấc lòng cũng đẫy hồn Thánh Gióng(Bài thơ của một người yêu nước mình, 19/12/1967)

Với Nguyễn Khoa Điềm thì “gắn bó”, “san sẻ”, “hoá thân” là những biểu hiện của tình yêu nước, là ý thức, là nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng. “Phải biết gắn bó và san sẻ… phải biết hoá thân…” thì mới có thể “Làm nên đất nước muôn đời”. Điệp ngữ “phải biết” như một mệnh lệnh phát ra từ con tim, làm cho giọng thơ mạnh mẽ, chấn động. Có biết trường ca “Mặt đường khát vọng” ra đời tại một nơi nóng bỏng, ác liệt nhất của thời chiến tranh chống Mỹ thì mới cảm nhận được các từ ngữ: “gắn bó”, “san sẻ”, “hoá thân” là tiếng nói tâm huyết “mang sức mạnh ý chí và khát vọng vượt ra ngoài giới hạn thông tin của ngôn từ” như một nhà ngôn ngữ học lừng danh đã nói.

Trong thơ ca Việt Nam thời kháng chiến, đề tài quê hương đất nước được tô đậm bằng nhiều bài thơ kiệt tác, những đoạn thơ hay, những câu thơ tuyệt cú. Cảm hứng về đất nước được diễn tả bằng nhiều tứ thơ độc đáo, mang phong cách sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ. Chất trữ tình thấm đẫm dư ba. Đất nước trong máu lửa mới mang cảm xúc sâu nặng thế. Đây là tiếng nói ở hai đầu đất nước:

Tôi yêu đất nước này chân thậtNhư yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôiNhư yêu em nụ hôn ngọt trên môiVà yêu tôi đã biết làm ngườiCứ trông đất nước mình thống nhất(Trần Vàng Sao)

Ôi! Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịtNhư mẹ cha ta như vợ như chồngÔi Tổ quốc, nếu cần ta chếtCho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông(Chế Lan Viên)

“Em ơi em, đất nước là máu xương của mình…” – một tứ thơ rất đẹp! Một tứ thơ lung linh mang vẻ đẹp trí tuệ! Lúc hoà bình phải biết đem “trí lực” để xây dựng Đất Nước, “làm nên đất nước muôn đời”, đất nước “to đẹp hơn đàng hoàng hơn”. Lúc có chiến tranh phải đem xương máu để bảo toàn Sông núi. “Gắn bó, san sẻ, hoá thân” cho đất nước, ấy là nghĩa vụ cao cả thiêng liêng, ấy là tình yêu đất nước của “anh và em” hôm nay, của thế hệ Việt Nam “Mai này con ta lớn lên”…

Cập nhật thông tin chi tiết về Đảng Và Mùa Xuân Đất Nước trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!