Bạn đang xem bài viết Đề Tài Phép So Sánh Trong Danh Ngôn Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGÔ THỊ THU HẢI
PHÉP SO SÁNH TRONG DANH NGÔN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
THÁI NGUYÊN, NĂM 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGÔ THỊ THU HẢI
PHÉP SO SÁNH TRONG DANH NGÔN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS – TS. Đào Thị Vân
THÁI NGUYÊN, NĂM 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, em đã được sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Đào Thị Vân Người đã hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của thầy, cô giáo trong Viện ngôn ngữ, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn và khoa sau Đại học – Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã đọc và chỉ ra những thành công và hạn chế của luận văn tốt nghiệp này. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2012 Học viên: Ngô Thị Thu Hải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả
Ngô Thị Thu Hải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục …………………………………………………………………………………………………. i Danh mục các bảng ……………………………………………………………………………….iii MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………….. 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ………………………………………………………………. 10 1.1. Khái quát về danh ngôn …………………………………………………………………… 10 1.1.1. Định nghĩa danh ngôn ……………………………………………………………. 10 1.1.2. Vấn đề phân loại các câu danh ngôn………………………………………… 11 1.2. Khái quát về phép so sánh và cấu trúc so sánh…………………………………… 12 1.2.1. Một số định nghĩa về “so sánh” và “phép so sánh” ……………………. 12 1.2.2. Phân biệt so sánh luận lí và so sánh tu từ …………………………………. 15 1.2.3. Cấu trúc so sánh ……………………………………………………………………. 17 1.3. Khái quát về văn hóa, sơ lược về văn hóa Việt Nam thể hiện trong danh ngôn Việt Nam. …………………………………………………………………………….. 25 1.3.1. Khái quát về văn hoá……………………………………………………………… 25 1.3.2. Sơ lược về văn hoá Việt Nam thể hiện trong danh ngôn Việt Nam 30 1.4. Tiểu kết …………………………………………………………………………………………. 31 Chƣơng 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI PHÉP SO SÁNH TRONG DANH NGÔN VIỆT NAM …………………………………………………… 33 2.1. Số liệu khảo sát và phân loại khái quát phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam ……………………………………………………………………………………………… 33 2.1.1. Số liệu khảo sát …………………………………………………………………….. 33 2.1.2. Phân loại khái quát phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam ……… 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
2.2. Các kiểu so sánh trong danh ngôn Việt Nam được phân loại theo cấu trúc … 42 2.2.1. Nhận xét chung …………………………………………………………………….. 42 2.2.2. Miêu tả các kiểu cấu trúc so sánh trong danh ngôn Việt Nam …….. 43 2.3. Các tiểu loại phép so sánh được phân theo nội dung ngữ nghĩa …………… 80 2.3.1. Phép so sánh có đối tượng được so sánh nói về người, đối tượng so sánh không nói về người …………………………………………………………….. 80 2.3.2. Phép so sánh có đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh đều nói về con người…………………………………………………………………………….. 82 2.3.3. Phép so sánh có đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh đều không nói về con người …………………………………………………………….. 83 2.3.4. Phép so sánh có đối tượng được so sánh không nói về người, đối tượng so sánh nói về người ……………………………………………………………… 84 2.4. Tiểu kết …………………………………………………………………………………………. 85 Chƣơng 3. PHÉP SO SÁNH TRONG DANH NGÔN VIỆT NAM VỚI VIỆC LƢU GIỮ TRI THỨC VĂN HÓA ……………………………………………. 87 3.1. Nhận xét chung về vai trò của phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam với việc lưu giữ tri thức văn hóa dân tộc ………………………………………… 87 3.2. Một số tri thức văn hóa dân tộc được lưu giữ qua phép so sánh trong danh ngôn việt nam……………………………………………………………………………….. 88 3.2.1. Tri thức văn hóa về thực vật …………………………………………………… 88 3.2.2. Tri thức văn hóa về động vật ………………………………………………….. 94 3.2.3. Tri thức về văn hóa ẩm thực ………………………………………………… 101 3.2.4. Tri thức văn hóa về tôn giáo, tín ngưỡng ………………………………… 103 3.2.5. Tri thức văn hóa về quan niệm tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình……………………………………………………………………………………….. 105 KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………… 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Bảng tổng kết so sánh luận lí và so sánh tu từ trong danh ngôn Việt Nam …………………………………………………………………………….. 35 Bảng 2.2: Bảng tổng kết các tiểu loại so sánh đồng nhất trong danh ngôn Việt Nam …………………………………………………………………………….. 38 Bảng 2.3: Bảng tổng kết các tiểu loại so sánh dị biệt trong danh ngôn Việt Nam …. 41 Bảng 2.4: Bảng tổng kết các kiểu cấu trúc so sánh trong danh ngôn Việt Nam ……. 43 Bảng 2.5: Bảng tổng kết các tiểu loại thành tố A trong phép so sánh sử dụng trong danh ngôn Việt Nam ……………………………………………. 64 Bảng 2.6: Bảng tổng kết các tiểu loại thành tố A trong cấu trúc so sánh sử dụng trong danh ngôn Việt Nam ……………………………………………. 64 Bảng 2.7: Bảng tổng kết các tiểu loại thành tố t trong phép so sánh sử dụng trong danh ngôn Việt Nam ……………………………………………. 69 Bảng 2.8: Bảng tổng kết từ ngữ chỉ phương diện so sánh trong danh ngôn Việt Nam …………………………………………………………………………….. 69 Bảng 2.9: Bảng tổng kết các từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh trong danh ngôn Việt Nam…………………………………………………………………….. 70 Bảng 2.10: Bảng tổng kết các tiểu loại của thành tố B trong phép so sánh dùng trong danh ngôn Việt Nam ……………………………………………. 79 Bảng 2.11: Bảng tổng kết các tiểu loại của thành tố B trong phép so sánh dùng trong danh ngôn Việt Nam ……………………………………………. 79 Bảng 2.12: Bảng tổng kết các tiểu loại so sánh trong danh ngôn Việt Nam được phân loại theo nội dung A và B. …………………………………….. 85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. So sánh là một thao tác được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong cuộc sống hàng ngày nói chung, trong văn chương nghệ thuật nói riêng. Để nhận thức thế giới khách quan, để nắm được bản chất quy luật của các sự vật hiện tượng muôn màu muôn vẻ của cuộc sống, con người thường sử dụng thao tác này. Trong sáng tạo nghệ thuật, so sánh là thủ pháp hết sức quen thuộc, được sử dụng thường xuyên. Đây là một biện pháp nghệ thuật độc đáo, đặc sắc. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe. So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét đánh giá của con người. Mặt khác nó còn làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong phú, giúp con người cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn. Nghiên cứu về phương thức so sánh sẽ giúp chúng ta có nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và giá trị của biện pháp này đối với việc cấu thành và biểu đạt ngôn ngữ nói chung, văn học nghệ thuật nói riêng. 1.2. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân loại được lưu giữ dưới nhiều hình thức. Một trong số những hình thức ấy là các lời danh ngôn. Theo Từ điển tiếng Việt, (Nxb Từ điển bách khoa, Viện Ngôn ngữ học, tái bản năm 2010 ; Hoàng Phê chủ biên) thì “Danh ngôn là những lời nói hay được người đời truyền tụng” [36,218]. Danh ngôn có thể khuyết danh hoặc có tên tác giả. Các lời danh ngôn chứa đựng những bài học kinh nghiệm quý báu, những lời khuyên hữu ích, những tri thức hiểu biết, ứng xử xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống: kinh tế, chính trị xã hội, khoa học, nghệ thuật… Việc nghiên cứu danh ngôn thế giới nói chung, danh ngôn Việt Nam nói riêng là một công việc không hề đơn giản nhưng lại hết sức thú vị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
1.3. Người đọc thường biết đến danh ngôn với tư cách là “những câu nói hay, có ý nghĩa được người đời truyền tụng” [36,218], có tác giả hoặc khuyết danh. Tuy nhiên, hiếm có ai đi sâu vào tìm tòi nghiên cứu cách thức sử dụng từ ngữ, giá trị của các biện pháp tu từ mà cụ thể là phép so sánh trong danh ngôn. Đây là một vấn đề khá mới mẻ đối với nhiều bạn đọc. Việc lựa chọn nghiên cứu “phép so sánh trong danh ngôn của Việt Nam” là một việc làm cần thiết, phù hợp với nhu cầu hiểu biết, cần khám phá sâu hơn về danh ngôn của độc giả. Vì những lí do trên nên trong luận văn này, chúng tôi đã mạnh dạn tìm hiểu về: Phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu danh ngôn nói chung và nghiên cứu danh ngôn Việt Nam nói riêng 2.1.1. Tình hình nghiên cứu danh ngôn nói chung Với những bài học sâu sắc và ý nghĩa thiết thực, đã từ lâu danh ngôn trở thành món ăn mang đến cho nhân loại những hương vị độc đáo, mới mẻ. Mỗi lời danh ngôn vừa như một trải nghiệm, lại vừa như một phát hiện lý thú, sáng tạo của con người về công việc, kinh nghiệm sống, quan niệm tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc, gia đình… Hiện nay, có không ít những công trình biên soạn, sưu tầm các câu danh ngôn: Danh ngôn thế giới đông tây kim cổ (Biên soạn, biên dịch, sưu tầm, khảo cứu: Trần Tất Lạnh, Hoàng Điệp, Hà Quang Năng, Nxb Văn hóa thông tin, 2004); Danh ngôn thế giới (Biên soạn: Ngọc Khuê, Nxb Trẻ, 2001); 3500 câu danh ngôn nổi tiếng thế giới (Trần Mạnh Thường tuyển chọn, Nxb Văn hóa thông tin, 1996); Danh ngôn cổ điển; Danh ngôn hiện đại (Tri thức Việt biên soạn, Nxb Lao động, 2010); Sổ tay danh ngôn (Nguyễn Huy Giới sưu tầm, biên soạn, Nxb Lao động Xã hội, 2006); Danh ngôn Trung Hoa (Nguyễn Hữu Trọng biên dịch, Nxb Đồng Nai, 1996);
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Danh ngôn tình yêu (Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn, giới thiệu, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2000); Tây phương xử thế (Kiều Văn biên soạn Tái bản lần thứ 1, có sửa chữa, bổ sung, Nxb. Đồng Nai, 2003); Danh ngôn thế giới tình bạn – tình yêu (Trường Tân, Trường Khang sưu tầm, tuyển chọn, Nxb Văn hoá Thông tin, 2004)… Có thể nói, các công trình nghiên cứu đã sưu tầm, biên soạn và khảo cứu một số lượng khổng lồ lời danh ngôn của nhân loại, được đúc rút từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau trên thế giới. Hệ thống những lời danh ngôn ấy dung nạp từ những câu nói nổi tiếng của các nhân vật tiêu biểu trong lịch sử loài người cho đến những câu thành ngữ, tục ngữ, ngạn ngữ, cách ngôn, châm ngôn, cổ ngôn… tạo nên các chủ đề danh ngôn đa dạng và phong phú, trở thành nguồn tư liệu quý báu và vô giá cho hậu thế. 2.1.2. Tình hình nghiên cứu danh ngôn Việt Nam Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa, văn học mang đậm dấu ấn dân tộc. Có thể nói những lời danh ngôn Việt Nam chính là cái hồn, là thần thái của con người nơi đây, bởi chúng được hoài thai, sinh ra và nuôi dưỡng trong lòng dải đất hình chữ S. Danh ngôn Việt Nam không chỉ là những câu nói hay của các danh nhân người Việt, mà còn là các câu tục ngữ, ca dao sâu sắc do cha ông từ xưa truyền đời để lại. Biên soạn sưu tầm các lời danh ngôn này có các công trình tiêu biểu: Từ điển danh ngôn: Thế giới và Việt Nam (Nguyễn Nhật Hoài, Vũ Tiến Quỳnh, Nxb Phương Đông, 2006); Danh ngôn Hồ Chí Minh (Sưu tầm và biên soạn: Trí Thắng, Kim Dung, Nxb Văn hoá Thông tin, 2000); Danh ngôn Đông – Tây: Pháp – Việt (Biên soạn: Vương Trung Hiếu, Trần Đức Tuấn, Nxb Đà Nẵng, 1994); Tục ngữ Anh – Pháp – Việt (Lê Ngọc Tú, Nxb Khoa học xã hội, 1996); Danh ngôn tình yêu hôn nhân gia đình: Việt – Anh – Pháp (Vương Trung Hiếu, Nxb Đồng Nai, 1998); Lời non nước: Danh ngôn Chủ tịch Hồ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Chí Minh (Đào Thản sưu tầm và chú dẫn, Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, 2005); Danh ngôn thế giới và Việt Nam (Huỳnh Hữu Lộc biên soạn, Nxb Thuận Hóa, 2005); 365câu danh ngôn cho cuộc sống hàng ngày (Việt Phương biên soạn, Nxb Thanh niên, 2010); Danh ngôn làm giàu, Đức Uy biên soạn, Nxb Thanh niên, 2008)… Nhìn chung, các công trình trên đã sưu tầm và biên soạn một số lượng tương đối các lời danh ngôn Việt Nam trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, gia đình, ứng xử, quan niệm về hôn nhân, công việc, xử thế… Dưới ảnh hưởng của nền văn hóa dân tộc, các lời danh ngôn đều mang đậm chất Việt Nam, những hình ảnh, từ ngữ, cách thức diễn đạt… đều lưu giữ dấu ấn văn hóa Việt Nam. 2.2. Tình hình nghiên cứu danh ngôn Việt Nam về phương diện ngôn ngữ 2.2.1. Nghiên cứu về phương diện ngôn ngữ nói chung Trên thực tế, có rất nhiều tác giả biên soạn, sưu tầm các lời danh ngôn. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu về danh ngôn trên phương diện ngôn ngữ thì có rất ít công trình. Tiêu biểu hơn cả trong số đó là bài viết Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí (Nguyễn Đức Dân, tạp chí ngôn ngữ, số 10, Tr.1-7, 2004). Trong bài viết này, tác giả có đề cập tới danh ngôn trong việc vận dụng danh ngôn trên báo chí. Song, để nghiên cứu sâu về danh ngôn trên phương diện ngôn ngữ, hình thức biểu đạt, các biện pháp tu từ… thì chưa có tác giả nào quan tâm đến. 2.2.2. Nghiên cứu về phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam. Trong nghiên cứu văn học, một trong các phương thức biểu hiện của ngôn từ nghệ thuật ở tác phẩm văn chương là phương thức so sánh. Nhìn từ góc độ phong cách học, so sánh là một phương thức biểu đạt hình tượng của mọi ngôn ngữ. Vì thế đây cũng là một trong những vấn đề được các nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
Trong lịch sử hình thành và phát triển của nền văn học thế giới, từ những buổi đầu, phương thức so sánh đã được nhà triết học lỗi lạc Hy Lạp Arisstole quan tâm. Trong cuốn Thi học, ông đã đề cập tới so sánh. Arisstole xem đây là một trong những biện pháp được sử dụng rộng rãi trong văn chương, bởi nó mang đến giá trị biểu cảm và tính thẩm mĩ cao. Với nền văn học Trung Hoa cổ đại, phép so sánh được thể hiện qua những lời bình giải về hai thể tỉ và hứng trong thi ca dân gian Trung Quốc. Tỉ và hứng là những phương thức nghệ thuật có liên quan đến cách ví von bóng gió trong văn học. Vấn đề này ở nước ta cũng sớm được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đề cập đến. Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX khi xuất hiện những công trình nghiên cứu tiếng Việt thì trong đó phương thức so sánh cũng được miêu tả trong giáo trình bài giảng Phong cách học. Nghiên cứu về phép so sánh có thể kể đến các tác giả tiêu biểu như: Đinh Trọng Lạc với Giáo trình Việt ngữ (Nxb Giáo dục, H. 1964), Phong cách học tiếng Việt (Nxb Giáo dục, H. 1998), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt (Nxb Giáo dục, H. 2005); Cù Đình Tú với cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H. 1973); Nguyễn Thế Lịch với Từ so sánh đến ẩn dụ (T/c Ngôn ngữ, số 3, 1991); Hữu Đạt với Phong cách học Tiếng Việt hiện đại (Nxb ĐHQGHN, 2001); Hoàng Kim Ngọc với cuốn So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình (Nxb KHXH, 2009)… Ở những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã đi đến sự hình thành khái niệm, phân loại và tìm ra giá trị của phương thức so sánh. Đây là cơ sở lý thuyết vô cùng quý báu giúp chúng ta tham khảo trước khi đi sâu nghiên cứu, khám phá về phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam. 2.3. Tổng kết về tình hình nghiên cứu danh ngôn Việt Nam Kết quả khảo sát tư liệu cho thấy, đã có nhiều công trình sưu tầm và biên soạn danh ngôn Việt Nam, danh ngôn thế giới. Nhưng để đi sâu và tìm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
hiểu đầy đủ, toàn vẹn về danh ngôn trên phương diện ngôn ngữ thì hiếm có hoặc có rất ít công trình. Đặc biệt, tìm hiểu về phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam thì chưa thấy có tài liệu nghiên cứu riêng nào. Bởi vậy, trong khuôn khổ luận văn này, bước đầu chúng tôi đi tìm hiểu về phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam, từ đó thấy được giá trị của chúng trong sáng tạo nghệ thuật truyền thống. 3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu – Về đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát của luận văn là các lời danh ngôn Việt Nam trong một số công trình sau: + Danh ngôn Hồ Chí Minh (Sưu tầm và biên soạn: Trí Thắng, Kim Dung, Nxb Văn hoá Thông tin, 2000); + Danh ngôn thế giới và Việt Nam (Huỳnh Hữu Lộc biên soạn, Nxb Thuận Hóa, 2005); + 365 câu danh ngôn cho cuộc sống hàng ngày (Việt Phương biên soạn, Nxb Thanh niên, 2010); + Danh ngôn làm giàu, Đức Uy biên soạn, Nxb Thanh niên, 2008); + Danh ngôn thế giới Đông Tây kim cổ (Biên soạn, biên dịch, sưu tầm, khảo cứu: Trần Tất Lạnh, Hoàng Điệp, Hà Quang Năng, Nxb Văn hóa thông tin, 2004 ) + 7500 câu danh ngôn (Nhiều tác giả biên soạn, Nxb Thanh niên, 2010); + 3600 câu danh ngôn (Mai Ngọc Lan biên soạn, Nxb Văn hóa Thông tin, 2010);
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
+ Danh ngôn hôn nhân và gia đình (Việt Hương sưu tầm, Nxb Thanh Niên, 2005) + Danh ngôn thế giới (Việt Hùng sưu tầm, Nxb Văn hóa Thông tin, 2005). – Về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu phép so sánh trong các câu danh ngôn của người Việt về hai phương diện sau: (1) Nghiên cứu đặc điểm của phép so sánh được sử dụng trong các câu danh ngôn của người Việt: (Cấu trúc, ngữ nghĩa; Phương thức so sánh; Hình thức so sánh…); (2) Nghiên cứu phép so sánh trong các câu danh ngôn của người Việt với vai trò lưu giữ tri thức văn hoá dân tộc. 4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu: 4.1.1. Về mặt lí luận: Nghiên cứu phép so sánh trong danh ngôn của Việt Nam, người viết nhằm tìm hiểu đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của phép so sánh và phân loại phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam, đồng thời qua đó thấy được vai trò lưu giữ tri thức văn hóa dân tộc của phép so sánh trong danh ngôn người Việt. 4.1.2. Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam, người viết hi vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai muốn nghiên cứu danh ngôn về phương diện ngôn ngữ nói chung và phép so sánh nói riêng. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục tiêu nói trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ chính sau đây: 1. Nghiên cứu và lựa chọn một số lí thuyết liên quan được dùng làm căn cứ lí luận cho đề tài; 2. Thống kê và phân loại đối tượng nghiên cứu theo các tiêu chí đã định trước; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
3. Miêu tả, phân tích đối tượng nghiên cứu đã phân loại; 4. Tổng kết các kết quả đã nghiên cứu được và rút ra kết luận. 5. Các phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: 5.1. Phương pháp thống kê, phân loại Các phương pháp nghiên cứu này được dùng để thống kê và phân loại đối tượng nghiên cứu, cụ thể ở đây là thông kê và phân loại những trường hợp sử dụng phép so sánh trong các câu danh ngôn của người Việt trong nguồn tư liệu đã chọn. 5.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp Các phương pháp nghiên cứu này được dùng để phân tích đối tượng nghiên cứu và tổng kết các kết quả nghiên cứu. 5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Phương pháp nghiên cứu này dùng để so sánh các câu danh ngôn về một số phương diện cụ thể khi cần. 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN – Về mặt lí luận: Đây là lần đầu tiên có một đề tài nghiên cứu tương đối đầy đủ và sâu sắc về phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam về phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa. Nếu đạt được mục tiêu đề ra, luận văn sẽ góp phần làm rõ thêm về vai trò của phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam nói riêng, trong văn học nói chung. – Về mặt thực tiễn Như đã nói ở phần mục đích của đề tài, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai muốn học tập và nghiên cứu về phép so sánh sử dụng trong danh ngôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận Chƣơng 2: Kết quả khảo sát và phân loại phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam Chƣơng 3: Phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam với việc lưu giữ tri thức văn hóa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái quát về danh ngôn 1.1.1. Định nghĩa danh ngôn 1.1.1.1. Định nghĩa danh ngôn trong từ điển Theo Từ điển tiếng Việt (Nxb Từ điển bách khoa, Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên ; H. 2010 ) thì “Danh ngôn là những lời nói hay được người đời truyền tụng” [33,218]. Trong cuốn Từ điển Hán Việt (Nxb Khoa học xã hội; Đào Duy Anh chủ biên, năm 2003), các tác giả lại quan niệm: “Danh ngôn là lời nói minh chính, mọi người đều phục” [1,93]. Cuốn Đại từ điển tiếng Việt (Nxb Đại học quốc gia TPHCM; Nguyễn Như Ý chủ biên, năm 2009) đưa ra định nghĩa về danh ngôn như sau: “Danh ngôn là câu nói ngắn gọn, sâu sắc của một nhà tư tưởng, nhà hoạt động chính trị xã hội hay nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng về con người và cuộc sống” [46,523]. Tóm lại, các định nghĩa về danh ngôn dẫn trên tuy có những điểm khác nhau nhưng đều gặp nhau ở một điểm: Danh ngôn là những câu nói hay, nổi tiếng, có tính triết lí được người đời truyền tụng. 1.1.1.2. Quan điểm của luận văn về danh ngôn Các định nghĩa về danh ngôn vừa dẫn cho thấy có nhiều quan niệm về danh ngôn. Mỗi quan niệm đều dựa trên những tiêu chí, nội dung nhất định. Kế thừa và tiếp thu các quan niệm dẫn trên, luận văn này bước đầu đưa ra định nghĩa về danh ngôn như sau: Danh ngôn là những lời nói hay, có giá trị triết lý nhân sinh, được người đời ưa thích và truyền tụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
Về hình thức, danh ngôn có thể thuộc nhiều thể loại như tục ngữ, ngạn ngữ, thành ngữ… hoặc có khi là những câu nói có ý đẹp lời hay mang tính triết lý. Danh ngôn là sản phẩm trí tuệ của con người qua nhiều thế hệ sáng tạo đúc kết ra. Nó đã được hình thành trong quá trình lao động và tác động vào tự nhiên, các mối quan hệ cộng đồng xã hội đã “thai nghén” nảy sinh ra nó, rồi từ các mối quan hệ ấy kết hợp với quan sát tự nhiên, người ta phát hiện ra các quy luật và tiếp tục nhận xét, đánh giá, nâng lên tầm triết lý. 1.1.2. Vấn đề phân loại các câu danh ngôn Có thể nói ngay rằng, đến nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu sâu về vấn đề phân loại danh ngôn. Qua khảo sát các tuyển tập danh ngôn, có thể thấy các nhà sưu tầm đã phân loại danh ngôn dựa trên một số tiêu chí sau: – Phân loại danh ngôn dựa trên tiêu chí nguồn gốc xuất xứ: Đây là kiểu phân loại dựa trên nguồn gốc xuất hiện của các câu danh ngôn. Theo tiêu chí này, danh ngôn được phân thành các tiểu loại như: danh ngôn nước Anh, danh ngôn nước Pháp, danh ngôn nước Đức, danh ngôn Việt Nam, danh ngôn Trung Quốc… – Phân loại danh ngôn theo chủ đề, đề tài: Đây là kiểu phân loại dựa trên lĩnh vực, đề tài đời sống mà các lời danh ngôn phản ánh. Theo tiêu chí này, danh ngôn được chia làm rất nhiều loại nhỏ, như: danh ngôn về gia đình, danh ngôn về hạnh phúc, hôn nhân, tình yêu, anh em, bạn bè, lao động, học tập, cuộc sống,… Như vậy, có thể phân loại danh ngôn dựa theo hai tiêu chí cơ bản: đó là nguồn gốc xuất xứ và chủ đề, đề tài mà danh ngôn phản ánh. Trong luận văn này, những lời danh ngôn được đưa vào khảo sát nghiên cứu đều là danh ngôn Việt Nam. Nội dung, đề tài của các lời danh ngôn cũng rất đa dạng và phong phú, nó phản ánh tương đối toàn diện và sâu sắc mọi lĩnh vực trong đời sống văn hóa vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
1.2. Khái quát về phép so sánh và cấu trúc so sánh 1.2.1. Một số định nghĩa về “so sánh” và “phép so sánh” 1.2.1.1. Định nghĩa trong từ điển So sánh là một thao tác của tư duy. Đó là thao tác đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác để nhìn thấy nét tương đồng và khác biệt giữa chúng. Phép so sánh được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội: trong thơ ca, trong các ngành khoa học, trong sinh hoạt xã hội, v.v… Theo Từ điển tiếng Việt (Nxb Từ điển bách khoa – Viện Ngôn ngữ học; Hoàng Phê chủ biên ; H. 2010 ) thì so sánh là “nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém” [33,789]; Theo Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh (Nxb Văn hóa Thông tin; Song Dương, Đặng Thông chủ biên; H. 2010) thì so sánh là “xem xét để tìm ra những điểm giống, tương tự hoặc khác biệt về mặt số lượng, kích thước, phẩm chất” [7,382]. Tóm lại, các định nghĩa về so sánh dẫn trên tuy có khác nhau nhưng đều có điểm chung: so sánh là đối chiếu hai hay nhiều sự vật với nhau để tìm ra điểm tương đồng hoặc khác biệt giữa chúng. Trên thực tế, ta thường gặp hai kiểu so sánh: – So sánh logic (so sánh luận lí); – So sánh tu từ. 1.2.1.2. Định nghĩa của một số nhà nghiên cứu khác: So sánh là một phương thức phổ biến ở mọi ngôn ngữ. Đây là một vấn đề được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu, chẳng hạn: Vinoogradov với Phong cách học tiếng Nga (1969), Moorren với Phong cách học tiếng Pháp (1970). Những công trình này đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý thuyết và ứng dụng của phương thức so sánh cũng như khẳng định giá trị của phương thức này trong sáng tạo nghệ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
Phương thức so sánh cũng sớm được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học ở nước ta quan tâm. Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX, khi xuất hiện những công trình nghiên cứu tiếng Việt, thì so sánh tu từ cũng được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu. Xin được dẫn một số định nghĩa tiêu biểu về phép so sánh dưới đây: a) Định nghĩa của tác giả Đinh Trọng Lạc: Trong cuốn Giáo trình Việt ngữ, tác giả Đinh Trọng Lạc đã đưa ra quan niệm về so sánh như sau: “So sánh là định nghĩa sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm có cùng dấu hiệu chung. Mục đích so sánh là để cụ thể hóa những sự vật trừu tượng, để người đọc dễ hiểu, dễ tưởng tượng hơn”[16,28]. Ở cuốn giáo trình này, ngoài nghiên cứu những biện pháp tu từ khác, tác giả còn bàn về hình thức biểu hiện của biện pháp tu từ so sánh. Có thể nói, đây chính là một trong những giáo trình đầu tiên của môn Phong cách học ở Việt Nam nghiên cứu về các biện pháp tu từ nói chung và biện pháp tu từ so sánh nói riêng. b) Định nghĩa của tác giả Đinh Trọng Lạc và tác giả Nguyễn Thái Hòa: Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt, hai tác giả này cũng đưa ra định nghĩa về so sánh: ” So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe” [17,190]. Như vậy, trong định nghĩa trên, hai tác giả không chỉ đưa ra quan niệm về so sánh tu từ mà còn đề cập đến hiệu quả nghệ thuật khi sử dụng phép so sánh. c) Định nghĩa của tác giả Nguyễn Thế Lịch: Trong bài viết “Các yếu tố và cấu trúc của so sánh nghệ thuật tiếng Việt” (đăng trên Số phụ, Tạp chí Ngôn ngữ số 1, 1988), tác giả đã đưa ra định nghĩa về so sánh như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phép So Sánh Trong Danh Ngôn Việt Nam
Phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam
1.1. Khái quát về danh ngôn
1.1.1. Định nghĩa danh ngôn
1.1.2. Vấn đề phân loại các câu danh ngôn
1.2. Khái quát về phép so sánh và cấu trúc so sánh
1.2.1. Một số định nghĩa về “so sánh” và “phép so sánh”
1.2.2. Phân biệt so sánh luận lí và so sánh tu từ
1.3. Khái quát về văn hóa, sơ lược về văn hóa Việt Nam thể hiện trong danh ngôn Việt Nam.
1.3.1. Khái quát về văn hoá
1.3.2. Sơ lược về văn hoá Việt Nam thể hiện trong danh ngôn Việt Nam
Chương 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI PHÉP SO SÁNH TRONG DANH NGÔN VIỆT NAM
2.1. Số liệu khảo sát và phân loại khái quát phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam
2.1.2. Phân loại khái quát phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam
2.2. Các kiểu so sánh trong danh ngôn Việt Nam được phân loại theo cấu trúc
2.2.2. Miêu tả các kiểu cấu trúc so sánh trong danh ngôn Việt Nam
2.3. Các tiểu loại phép so sánh được phân theo nội dung ngữ nghĩa
2.3.1. Phép so sánh có đối tượng được so sánh nói về người, đối tượng so sánh không nói về người
2.3.2. Phép so sánh có đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh đều nói về con người
2.3.3. Phép so sánh có đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh đều không nói về con người
2.3.4. Phép so sánh có đối tượng được so sánh không nói về người, đối tượng so sánh nói về người
Chương 3. PHÉP SO SÁNH TRONG DANH NGÔN VIỆT NAM VỚI VIỆC LƯU GIỮ TRI THỨC VĂN HÓA
3.1. Nhận xét chung về vai trò của phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam với việc lưu giữ tri thức văn hóa dân tộc
3.2. Một số tri thức văn hóa dân tộc được lưu giữ qua phép so sánh trong danh ngôn việt nam
3.2.1. Tri thức văn hóa về thực vật
3.2.2. Tri thức văn hóa về động vật
3.2.3. Tri thức về văn hóa ẩm thực
3.2.4. Tri thức văn hóa về tôn giáo, tín ngưỡng
3.2.5. Tri thức văn hóa về quan niệm tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình
So Sánh Giá Sách Hồ Chí Minh Lời Vàng
Năm 2009 là năm toàn Đảng, toàn dân ta kỉ niệm 40 năm thực hiện và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 – 2009) và kỉ niệm lần thứ 119 ngày sinh của Người (19.5.1890 – 19.5.2009). những con số ấy nhắc chúng ta nhớ đến một con người vĩ đại mà bạn bè khắp năm châu đã muôn lời ca ngợi: “Những ai muốn biết thế nào là một con người thực sự, vẻ đẹp của thế giới ở đâu, sự chiến thắng của công lý trên trái đất ở nơi nào, mùa xuân ở đâu, xin mời đến thăm cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự hiện diện mẫu mực của một con người anh hùng của thời đại chúng ta” (Rơnê đơ Pêstrê)
Đến thăm cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh để hiểu rằng: ở Người, không chỉ hội tụ những tinh hoa, khí phách dân tộc Việt Nam mà còn dồn tụ cả tinh hoa , khí phách của nhân loại, để cảm nhận được đầy đủ và trọn vẹn những gì đã bồi đắp nên một nhân cách vĩ đại mang tầm kiệt xuất của thế kỉ XX. Đến với cuộc đời Hồ Chủ tịch mới thấy chan chứa niềm tự hào về Người. Quả thật, không đâu như trên thế gian này lại có một con người vĩ đại như Chủ tịch Hồ Chí Minh: vĩ đại trên cương vị một lãnh tụ, đã tạo dựng được một sự nghiệp cách mạng to lớn không chỉ có ý nghĩa với dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, vĩ đại trong tư cách một nhà văn – nhà thơ đã để lại cho nền văn học Việt Nam một sự nghiệp văn chương đồ sộ và giàu giá trị. Với một vĩ nhân như Bác, một nhân cách lớn như Bác, nói bao nhiêu vẫn không đủ và tìm hiểu mãi vẫn không thấy tận cùng. Nói như thế có nghĩa là chúng ta còn có thể tìm thấy trong những lời dạy của Bác những tư tưởng lớn, những giá trị tinh thần quý báu mà như nhà thơ Tố Hữu viết: “Lời của Người không phải sấm trên cao – Ấm từng tiếng thấm vào lòng mong ước”.
Để có thêm tư liệu cho đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp trên cả nước: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, nhằm giúp cho mọi tầng lớp xã hội thấm thía được những ý nghĩa lớn lao trong lời dạy của Người . Cuốn sách “Hồ Chí Minh – Lời vàng” được thực hiện trên cơ sở những lời kêu gọi , những bài nói, bài viết tại các Hội nghị, trong các trước tác của Người…được sắp xếp theo thứ tự thời gian xuất hiện giúp bạn đọc tiện tra cứu. Cuốn sách cho ta thấy mối quan tâm sâu sắc của Người trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, giáo dục cũng như nhận thức của Người về tinh thần đoàn kết , về ý thức cách mạng , về tình cảm với gia đình, quê hương đất nước.
Mời bạn đón đọc.
Ca Dao Việt Nam Về Chủ Đề Than Thân
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.
Một tay thì cắp hỏa mai, Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền. Tùng tùng trống đánh ngũ liên, Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa Tay nâng chén thuốc, tay đèo múi ve Bây giờ anh khỏi anh lành, Anh mê nhan sắc, anh tình phụ tôi. Nhưng vì con cái họ lại một lần nữa cam chịu hẩm hiu. Chàng ơi phụ thiếp làm rua Thiếp như cơm nguội đỡ xua đói bụng Thân em buôn bán cơ hàn vẫn vui. Thân em đi lẻ về côi một mình.Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai
Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa Thân em như Hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân Kẻ thì nói dở người thì khen ngon Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. Hạt rơi xuống giếng, hạt ra ruộng cày. Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai? Ngoài tuy cay đắng nhưng trong ngọt bùi. Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay. Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng. Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày. cớ sao anh chửi em vậy anh ơi,Cớ sao lại trách em vậy hỡi anh.
Nay chìm mai nổi ngày mô cho thành? Phải chăng chàng thật là người yêu hoa? Lấy phải thằng chồng như đống cứt khô. Hết phương vùng vẫy biết nhờ nơi đâu. Khác nào như cái bung xung chui đầu. Lâu lâu anh bóp cho lây nỗi buồn. Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi.Cái cối sần sùi xây nếp anh
Sầu đâu trĩu nhánh bên sông
Phận em con gái chờ anh trở về
Phận em con gái chờ anh trở về . Thân em vất vả trăm bề,
Tay dơ cũng quẹt, tay phung cũng chùi. Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ bông. Nằm trong chạn bếp… biết mèo nào tha. Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương. Không ăn có chịu, tiếng đồn oan chưa! Vì tình em nặng, mấy nghìn cũng mua. Sáng sáng anh đói, anh nhai đỡ lòng. Buồn thì anh nhổ, anh trồng rau răm. Khi vui nó đậu, khi buồn nó bay. Mơ vào cửa phủ thấm vần thơ anh. Cha mẹ đánh mắng anh tình phụ tôi Có thịt anh tình phụ xôi Có cam phụ quýt, có người phụ ta Có quán tình phụ cây đa Ba năm quán đổ cây đa vẫn còn. Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi. Thương thay hạc lánh đường mây, Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi. Thương thay con cuốc giữa trời, Dầu kêu ra máu có người nào nghe. Gặp nơi trong đục ai may ai nấy nhờ…Trở về làng cũ, học cày cho xong.
Danh Ngôn Phụ Nữ Việt Nam
2. Paris By Night 90 – Chân Dung Người Phụ Nữ Việt Nam (Part 1)
3. Vào dịp này, chị em phụ nữ được nhiều người bày tỏ sự quan tâm và tôn vinh dưới nhiều hình thức, như tặng hoa, tặng thiệp và kèm theo những lời chúc mừng.
4. Những câu danh ngôn bất hủ về phụ nữ Một người đàn bà xấu mặt nhưng đẹp lòng là người đàn bà đẹp.
9. Tìm hiểu chăm sóc bà bầu, làm đẹp, thời trang, Gia đình, đưa phụ nữ LÊN ĐỈNH.
15. Tổng hợp danh ngôn về tính cách hay nhất, những quan điểm của những người nổi tiếng về tính cách, những câu nói về tính cách hay nhất.
17. Aug 17, 2023 · Phụ nữ luôn muốn bản thân không ngừng đổi mới trong mắt đối phương, còn các chàng trai lại không ngừng tìm hiểu những điều còn chưa biết về họ.
20. Tuyển tập những câu danh ngôn phụ nữ hay nhất, những câu nói hay về phụ nữ, tìm hiểu những điều bạn chưa biết về phụ nữ.
21. Jul 21, 2023 · Là Phụ Nữ có chết cũng cần phải ghi lòng tạc dạ những điều này để cuộc sống sung sướng và yên bình – Duration: 15:46.
22. Phụ nữ Việt Nam là nguồn nhân tố quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của xã hội Việt Nam.
24. Danh ngôn Việt Nam “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn.
36. Để nói về vẻ đẹp của người phụ nữ, có lẽ nếu vận dụng mọi ngôn ngữ trên thế giới cũng thật khó để diễn tả ….
38. Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và chẳng có lời chúc mừng nào có thể sánh bằng những câu danh ngôn dành cho phụ nữ nhằm tôn vinh những đóng góp và cống hiến của họ đối với gia đình và xã hội.
40. Báo phụ nữ – Đọc báo tin tức 24h mới nhất trong ngày về phụ nữ Việt Nam và hạnh phúc gia đình,xem báo phụ nữ online để cập nhật bí quyết làm đẹp,giữ gìn hạnh phúc.
42. 4000 năm giữ nước và dựng nước, không kém cạnh các đấng mày râu, ở bất kỳ đời nào thời nào, ở bất cứ công việc nào từ làm khoa học, sáng tác văn thơ, giết giặc, trị nước, cũng có những.
43. 100 Bài Bolero Nhạc Vàng Xưa ĐẶC BIỆT Hay Tê Tái Nhạc Hay Việt Nam 792.
44. Nhân tuần lễ 8/3, Tạp chí Phụ nữ xin dành thời gian chia sẻ tâm sự của người phụ nữ Việt Nam thành danh trên đất Mỹ.
45. Cách đây từ rất nhiều năm, những người phụ nữ Việt Nam đã được dành tặng 8 chữ vàng là “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
47. – PIGAULT LEBRUN -Cái khó khăn chính đối với người đàn bà đức hạnh không phải là chinh phục họ, mà là đưa họ vào một nơi khép kín.
Những Câu Danh Ngôn 20/11 Ý Nghĩa Trong Ngày Nhà Giáo Việt Nam
Hình ảnh người thầy cô thầm lặng đưa những chuyến đò theo năm tháng đến bến bờ tri thức là hình ảnh đẹp, không bao giờ quên. Nhân ngày 20/11 sắp đến gần, đây chính là dịp để các thế hệ học sinh, sinh viên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến những người đã dạy dỗ, chỉ bảo mình.
1. Thầy cô là ai? Đó không phải là những người sẽ dạy dỗ mà chính là người truyền cảm hứng để sinh viên có thể nỗ lực hết mình khám phá những điều chưa biết – Paulo Coelho, The Witch of Portobello.
Những câu danh ngôn 20/11 ý nghĩa gửi tặng các thầy cô giáo. Ảnh: Phunutoday
2. Một người thầy bình thường sẽ chỉ nói. Một người thầy giỏi sẽ giải thích. Một người thầy xuất sắc sẽ chứng minh điều mình nói còn người thầy vĩ đại sẽ là người truyền cảm hứng – William Arthur Ward.
3. Thầy cô là người truyền cảm hứng, là người làm ta vui và dạy ta rất nhiều điều mà ta chưa biết – Nicholas Sparks, Dear John.
4. Khi được làm học trò của một giáo viên tuyệt vời, ta sẽ học được nhiều điều nhờ sự quan tâm và chỉ bảo tận tình của thầy cô – William Glasser.
5. Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng và cũng không thể nuôi dạy trẻ nếu thiếu sự nhiệt tình – Carl Jung.
7. Với nghề dạy học không thể nhìn thấy kết quả của một ngày làm việc. Kết quả ấy vô hình và có lẽ vẫn còn đó đến 20 năm sau – Jacques Bazun.
8. Bất cứ ai khi nhớ đến hồi đi học đều nhớ đến các thầy cô giáo chứ không phải là các phương pháp hãy kỹ thuật giảng dạy. Thầy cô chính là trái tim của hệ thống giáo dục – Sidney Hook.
9. Một thầy giáo tuyệt vời cũng chính là một nghệ sĩ tuyệt vời và trên thế giới chỉ có số ít những người như vậy. Dạy học là nghệ thuật vĩ đại nhất vì đó là sự kết hợp giữa lý trí và tinh thần – John Steinbeck.
10. Mỗi đứa trẻ đều cần có một người lớn dạy dỗ và kèm cặp. Đó không nhất thiết phải là cha mẹ hay anh chị em – những người có chung huyết thống mà đó có thể là một người bạn, một người hàng xóm, thường thì đó là thầy, cô giáo – Joe Manchin.
11. Những người nuôi dạy trẻ thậm chí còn được tôn vinh hơn bậc cha mẹ bởi những hy sinh của họ cho thế hệ tương lai – Aristotle.
12. Khi chúng ta lìa cõi đời này thì chỉ có 5, 6 người nhớ đến chúng ta. Nhưng các thầy, cô giáo thì có cả hàng ngàn người nhớ tới họ trong suốt phần còn lại của cuộc đời – Andy Rooney.
13. Một giáo viên giỏi là người biết khơi gợi hy vọng, thổi bùng trí tưởng tượng và thấm nhuần niềm đam mê học hỏi – Brad Henry.
Tôn vinh những nhà giáo Việt Nam bằng những câu danh ngôn 20/11 ý nghĩa. Ảnh: Phunutoday
14. Những thầy cô giỏi nhất dạy bằng trái tim, chứ không từ sách vở – Không rõ tác giả.
15. Nghệ thuật dạy học chính là nghệ thuật giúp ai đó khám phá – Mark van Doren.
16. Một giáo viên bình thường giải thích các vấn đề phức tạp còn một giáo viên tài năng lại hé lộ những điều đơn giản – Robert Brault.
17. Một người thầy giỏi giống như ngọn nến – nó đốt cháy chính mình để soi sáng đường cho những người khác – Không rõ tác giả.
19. Giáo viên là những người truyền cảm hứng, họ biết rằng việc giảng dạy cũng giống như làm vườn, và sẽ không thể hái được những bông hoa nếu không chạm vào gai – Không rõ tác giả.
20. Dạy học không phải là làm đầy một thùng nước mà là thắp sáng một ngọn lửa – William Butler Yeats.
21. Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý.
22. Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học – Comenxki.
23. Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác – Usinxki.
24. Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên – Gôlôbôlin.
25. Thầy cô chính là người cầm tay, mở ra trí óc và chạm đến trái tim – Không rõ tác giả.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Tài Phép So Sánh Trong Danh Ngôn Việt Nam trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!