Bạn đang xem bài viết Dũng Khí Của Đồng Chí Lê Hồng Phong Trước Quân Thù được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
22673
Tổng Bí thư Lê Hồng Phong là một người cộng sản tài năng, mẫu mực và kiên cường. Đồng chí là một tấm gương sáng chói về sự phấn đấu, ý chí kiên cường, hy sinh vì lý tưởng cộng sản, hiến dâng trọn vẹn cho Đảng và dân tộc, trọn đời giữ vững niềm tin vào thắng lợi vẻ vang của cách mạng. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú của đồng chí, những ngày tháng bị thực dân Pháp giam cầm ở nhà tù Côn Đảo – nơi được mệnh danh là địa ngục trần gian – chính là nơi mà tinh thần cách mạng, sự kiên cường, bất khuất của đồng chí Lê Hồng Phong được thể hiện một cách sâu sắc nhất.
Đến cuối thời kỳ mặt trận dân chủ, chiến tranh thế giới lần thứ II sắp bùng nổ. Chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương ra mắt phát xít hóa, thủ tiêu những thành quả dân chủ, tăng cường đàn áp khủng bố Đảng Cộng sản Đông Dương.
Ngày 22/6/1939, đồng chí Lê Hồng Phong bị mật thám Pháp bắt. Bọn mật thám Pháp biết Lê Hồng Phong nguyên là Tổng Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành Quốc tế cộng sản nên đã dùng mọi thủ đoạn tra tấn, dụ dỗ nhưng đồng chí quyết không khai.
Sau một thời gian giam cầm, tra khảo, cuối cùng, ngày 30/6/1939 vì không có chứng cớ buộc tội, thực dân Pháp kết án đồng chí 6 tháng tù giam và 3 năm cấm cư trú vì tội “sử dụng thẻ căn cước mang tên người khác” và khép tội “lang thang”. Đồng chí Lê Hồng Phong đã kiên quyết kháng án, nhưng Tòa Thượng thẩm Sài Gòn đã phê chuẩn y án và giam đồng chí tại nhà tù Sài Gòn.
Tượng đồng chí Lê Hồng Phong cùng câu nói bất hủ trước lúc hy sinh
Ngày 23/12/1939, hết hạn tù giam 6 tháng, Lê Hồng Phong tuy được trả tự do, nhưng lập tức bị trục xuất khỏi Nam Kỳ. Đồng chí bị cảnh sát áp tải buộc phải rời khỏi Sài Gòn về nơi nguyên quán làng Đông Thôn, tổng Thông Lạng, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Về quê nhà, vượt qua mọi sự kiểm soát, cấm đoán, Lê Hồng Phong vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng. Đồng chí luôn theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng. Lo sợ đồng chí Lê Hồng Phong trốn thoát, tiếp tục hoạt động lãnh đạo cách mạng, chính quyền thực dân Pháp bắt giam đồng chí Lê Hồng Phong lần thứ hai, ngày 20/1/1940.
Bọn địch nham hiểm biết Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của Lê Hồng Phong và hai vợ chồng đã có một đứa con nhỏ mới mấy tháng. Kẻ thù dùng kế tình cảm, đưa Minh Khai đến gặp Lê Hồng Phong, hy vọng rằng hai người sẽ nhận ra nhau, để qua đó mà có chứng cớ kết tội đồng chí có dính líu tới “âm mưu lật đổ chính quyền” ở Nam Kỳ.
Nhưng biết rõ đây là âm mưu nham hiểm của kẻ thù, Lê Hồng Phong và Minh Khai cố nén tình cảm vợ chồng riêng tư, đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng lên trên hết. Không hẹn nhau trước mà cả hai đều kiên quyết không nhận nhau, trước sau đều trả lời “không biết”.
Không có chứng cớ để buộc tội Lê Hồng Phong dính líu vào chủ trương tổ chức cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, thực dân Pháp kết án đồng chí 5 năm tù giam, 10 năm quản thúc. Cuối năm 1940, Lê Hồng Phong bị đày giam ở nhà tù Côn Đảo. Còn đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, sau một thời gian bị giam giữ, qua ba phiên tòa đế quốc Pháp xét xử, chúng đã kết án chị một án chung thân, hai án tử hình.
Nhà tù Cồn Đảo được mệnh danh là địa ngục trần gian. Cai tù là những tên bạo chúa khét tiếng tàn bạo. Đây là thời kỳ dã man, tàn bạo nhất trong lịch sử nhà tù Côn Đảo. Vì không có chứng cứ để khép tội đồng chí vào tội tử hình nên bọn trùm mật thám thực dân ở Nam Kỳ đã chỉ thị cho bọn chúa đảo phải hãm hại đồng chí Lê Hồng Phong.
Do vậy, trong khi làm khổ sai cũng như lúc cầm cố trong xà lim, hàng ngày đồng chí bị đánh đập, tra tấn hết sức dã man. Chúng đánh bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu: Lúc lao động, lúc tắm giặt, lúc điểm danh và đánh cả trong bữa ăn. Để chống lại bọn cai ngục tàn bạo, đồng chí Lê Hồng Phong đã vận động anh em tù chính trị đề ra cách đấu tranh.
Một lần, sau một ngày khổ sai mệt nhọc, dưới những trận mưa roi tàn ác, mặt đồng chí Lê Hồng Phong hằn lên những vết roi ngang dọc, chỗ tím bầm, chỗ sưng húp, có chỗ còn loét, rỉ máu. Sức lực đồng chí đã kiệt lắm rồi. Khi đồng chí và anh em tù vừa bưng bát cơm gạo lứt mốc, cá khô mục thì bọn cai tù xông vào quất roi liên tục, đá vào mồm người đang ăn.
Chúng xông tới trước mặt đồng chí Lê Hồng Phong thẳng tay giáng xuống từng loạt roi. Máu trên đầu, trên mặt đồng chí phun ra, chảy vào cả bát cơm. Cuộc đàn áp đã lâu, áo kẻ địch đã thấm ướt mồ hôi, chúng bắt đầu thở hồng hộc; nhưng lạ thay, mọi người vẫn ngồi ỳ ra chẳng ai nhúc nhích, nhất là đồng chí Lê Hồng Phong vẫn thản nhiên cầm bát cơm đẫm máu ăn một cách ung dung.
Trước thái độ vô cùng bình tĩnh ấy, bọn giặc hoảng sợ chùn tay, chúng dãn ra và lên đạn lách cách.
Một lát sau, tên cầm đầu bọn cai ngục rón rén trước mặt đồng chí Lê Hồng Phong, hất hàm hỏi:
– Ê! Tại sao tao đánh mày như thế mà mày vẫn thản nhiên ngồi ăn, mày không biết đau à?
Đồng chí Lê Hồng Phong thong thả đặt bát cơm xuống, rồi ngửng phắt đầu lên, quắc mắt nhìn thẳng vào mặt nó và dằn từng tiếng đáp:
– Chúng mày nói: Ngày nào chúng mày không đánh được chúng tao chảy máu thì chúng mày cảm thấy ăn không ngon. Vậy chúng tao cũng cần ăn để có máu đối phó với chúng mày. Đấy là tất cả lý do. Rất giản dị! Chúng mày cứ tiếp tục đi!
Nói xong, đồng chí lại thản nhiên cầm lấy bát cơm chan máu ăn như chẳng có việc gì ghê gớm xảy ra. Những bạn tù chứng kiến dũng khí bất khuất của Lê Hồng Phong trước kẻ thù đã nhận xét: Gươm giáo của kẻ thù có thể chặt đứt gang, thép nhưng nó sẽ oằn mình đi khi chặt phải dũng khí của người cộng sản.
Ở nơi địa ngục trần gian, đồng chí Lê Hồng Phong đã thể hiện một tấm gương sáng ngời ý chí cách mạng, sự kiên cường của người cộng sản. Tấm gương của đồng chí có ảnh hưởng lớn đến các tù chính trị đang bị giam cầm, đọa đày ở nhà tù Côn Đảo. Những người tù chính trị đã trở nên kiên cường, hiên ngang hơn trước kẻ thù. Họ đã biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, biến nơi đây thành một trong những nơi mà chủ nghĩa anh hùng cách mạng được thể hiện một cách rõ nét nhất.
Sau nhiều lần bị quân thù tra tấn man rợ, bị kiết lỵ nặng không được thuốc thang, trưa 6/9/1942, đồng chí Lê Hồng Phong – người tù khổ sai mang số X251 tại nhà lim số 2 Côn Đảo – đã anh dũng hy sinh khi đang độ tuổi 40. Trước lúc hy sinh, đồng chí dồn hết những hơi sức cuối cùng để lại lời chào bất hủ: “Tới phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của cách mạng”.
Hình ảnh lẫm liệt của đồng chí Lê Hồng Phong trước đòn roi tấn công tới tấp của kẻ thù vẫn thản nhiên ngồi ăn bát cơm chan máu và lời nhắn nhủ bất hủ trước khi hy sinh: “Hãy giữ vững niềm tin vào thắng lợi cuối cùng” sẽ sống mãi trong khối óc và trái tim các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.
Vân Đình
.
Điều Gì Khiến Chuyên Lê Hồng Phong Tp Hcm Đặc Biệt Đến Thế?
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong được xây dựng từ năm 1927, là 1 trong 3 ngôi trường THPT lâu đời nhất ở TP HCM.
Trường Trung học Phổ thông (THPT) chuyên Lê Hồng Phong, tiền thân là trường Petrus Ký là nơi đào tạo nhiều nhà giáo, nhà cách mạng, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng như: Trần Văn Ơn, GS Phạm Thiều, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, GS – Viện sĩ – Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, GS – Bác sĩ Trịnh Kim Ảnh, GS – Bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng, GS – TS Nguyễn Ngọc Trân…
Trường chính thức có vinh dự mang tên cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Hồng Phong (1902-1942) từ năm học 1976 – 1977.
Năm học 1990 – 1991 trường được giao nhiệm vụ chuyên đào tạo học sinh giỏi cho TP HCM. Năm 1995, Thủ tướng Chính phủ giao trọng trách cho trường THPT chuyên Lê Hồng Phong xây dựng thành trung tâm đào tạo học sinh chất lượng cao các tỉnh, thành phía Nam.
Tính từ sau năm 1975, Trường Lê Hồng Phong đã đóng góp cho thành phố và đất nước trên 15.000 tú tài, hơn 7.000 em thi đỗ vào đại học, hơn 300 học sinh du học có học bổng ở các Đại học nước ngoài, tỉ lệ học sinh của trường tốt nghiệp tú tài xấp xỉ 100%, trên 90% thí sinh trúng tuyển đại học.
Đây cũng là nơi khai sinh ra cuộc thi Olympic truyền thống 30/4 hằng năm (bắt đầu từ năm 1995), dành cho học sinh khối 10 và 11 của các trường THPT chuyên phía Nam.
3 nam sinh chuyên Toán đoạt giải nhất cuộc thi Tài năng robot Robotacon 2016
Ba nam sinh chuyên Toán trường THPT chuyên Lê Hồng Phong sẽ đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi Olympic Robot thế giới 2016 tại Ấn Độ.
Nhắc đến trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, nhiều người đều biết đây là một công trình kiến trúc đẹp trong khuôn viên rộng rãi với những hàng cây cổ thụ, tháp đồng hồ hay những dãy hành lang cổ kính dưới mái vòm cong độc đáo.
Kiến trúc cổ điển Pháp, được xếp hạng di tích
Trường Lê Hồng Phong năm 1931
Ngôi trường là công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Đông Dương do chính người đề xướng phong cách này, kiến trúc sư Ernest Hebrard thiết kế.
Trường Lê Hồng Phong năm 1972
Không gian kiến trúc của trường cũng là điển hình về giao lưu văn hóa Việt Nam và phong cách Art Deco, thể nghiệm sự thích nghi kỹ thuật mới vào điều kiện khí hậu bản địa.
Ngày nay ngôi trường vẫn giữ được nét đặc trưng của kiến trúc cổ
THPT chuyên Lê Hồng Phong gồm ba dãy phòng học và một dãy hành lang trước bao quanh sân lớn ở giữa theo đúng như kiểu mẫu thiết kế công trình trường học thời bấy giờ.
Các dãy phòng học có hành lang rộng phía trước tạo sự thông thoáng. Hành lang được trang trí theo kiểu khung vòm để tạo nhịp điệu cho toàn bộ công trình, gợi lại một chút hình ảnh của kiến trúc Romanesque.
Lan can hành lang không xây đặc toàn bộ mà được đục thành những lỗ hoặc đặt gạch vuông thông gió.
Ngôi trường lâu đời bậc nhất Sài thành này không chỉ nổi tiếng bởi sở hữu nhiều học sinh có thành tích học tập cực đỉnh và điểm thi đầu vào luôn cao ngất ngưởng, những nhân tài giành được học bổng ở các trường danh tiếng, mà nơi đây còn hội tụ rất nhiều nam sinh, nữ sinh, thầy giáo điển trai, đa tài đình đám.
Hot teacher Nguyễn Thái Dương
Thầy giáo 9X Nguyễn Thái Dương nổi đình nổi đám trên mạng khi sử dụng thơ lục bát hoặc giai điệu ca khúc nổi tiếng ‘Gõ cửa trái tim’ với giọng hát ngọt không kém gì ca sĩ Quang Lê để dạy tiếng anh cho học sinh.
Trước đó, hồi cuối tháng 7, Thái Dương cho ra mắt tác phẩm chế Thật bất ngờ, lồng ghép kiến thức 19 câu thành ngữ thông dụng. Ý tưởng sử dụng giai điệu cuốn hút nhằm giúp học sinh ghi nhớ các câu thành ngữ dễ dàng hơn của Thái Dương nhanh chóng được cộng đồng mạng đón nhận.
Trường nổi tiếng với hot boy, hot girl, hot teacher
Hotgirl ống nghiệm Phạm Tường Lan Thy
Hotgirl Đường lên đỉnh Olympia Phạm Tường Lan Thy cũng là học sinh của ngôi trường danh tiếng này. Lan Thy đã nhận được nhiều phần thưởng và học bổng cho thành tích học tập xuất sắc của mình.
Ngoài ra, phải kể đến ‘Kendu giày đỏ’ – chàng dancer cá tính và cực kì năng động với nhiều giải thưởng đáng nể, hay Trần Việt Hùng – chàng hot boy học giỏi giành được học bổng của 15 đại học danh tiếng và hiện đang là sinh viên Đại học Denison – Mỹ.
Teen tại trường chuyên Lê Hồng Phong còn gây ấn tượng với nhiều hoạt động tập thể đầy ý nghĩa.
Kết thúc năm học vừa qua, các teen nơi đây đã chia tay tuổi học trò theo cách cực kỳ ấn tượng bằng màn nhảy flashmob trở thành ‘đặc sản’ trong lễ tri ân của học sinh khối 12 chuyên Lê Hồng Phong, được chuẩn bị kỳ công suốt 2 tháng.
Màn flashmob chia tay tuổi học trò ấn tượng của teen Lê Hồng Phong
Ngoài ra, học sinh, cựu học sinh tại ngôi trường này còn có chương trình độc đáo là tổ chức Prom- một buổi tiệc cuối năm đình đám của các học sinh cấp 3 ở phương Tây.
Ở đó, các nam sinh mặc những bộ vest lịch thiệp trong khi teen girl lại cực lộng lẫy trong các bộ đầm dạ tiệc sang trọng và trải nghiệm những hoạt động sẽ không thể nào quên trong đời như: khiêu vũ, bình chọn cặp đôi duyên dáng nhất thông qua những phần thi vô cùng sáng tạo, hài hước…
Nhiều hoạt động nổi bật
Đây không chỉ là nơi đào tạo nhân tài hàng đầu của cả nước mà còn là mái trường thân yêu của các ca sĩ rất nổi tiếng như như nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Nguyễn Mỹ Ca và một loạt các ca sĩ nổi tiếng như Cẩm Ly, Uyên Linh, Hà Anh Tuấn, Tóc Tiên, Lan Trinh…
Nam ca sĩ Hà Anh Tuấn từng là học sinh chuyên Hóa trường chuyên Lê Hồng Phong
Tóc Tiên – nữ ca sĩ cá tính cũng có những tháng ngày học tập dưới mái trường nổi tiếng chuyên Lê Hồng Phong
Trường học của nhiều ca sĩ nổi tiếng
Đồng Chí Hoàng Văn Thụ
“Việc nước xưa nay có bại thành/Miễn sao giữ trọn được thanh danh/Phục thù chí lớn không hề nản/Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành/Thân dẫu lao tù lâm cảnh hiểm/Chí còn theo dõi buổi tung hoành/Bạn hỡi xa gần hăng chiến đấu/Trước, sau xin giữ tấm lòng thành”1 – Đây chính là tinh thần, ý chí của người chiến sĩ cộng sản Hoàng Văn Thụ.
Tượng đài đồng chí Hoàng Văn Thụ ở phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ảnh: baolangson.vnĐồng chí Hoàng Văn Thụ, người dân tộc Tày, sinh ngày 04-11-1909 tại thôn Phạc Lạn, tổng Nhân Lý, châu Văn Uyên, nay là thôn Nhân Hòa, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Năm lên 8 tuổi, Đồng chí được bố mẹ cho đi học cả chữ Hán và chữ quốc ngữ. Sau khi đỗ đạt sơ học yếu lược năm 1920, Đồng chí ra thị xã Lạng Sơn tiếp tục theo Trường Tiểu học Pháp – Việt và bắt đầu chịu ảnh hưởng tinh thần yêu nước của các nhà cách mạng Việt Nam ở nước ngoài. Năm 1926, sau khi dự Lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Chu Trinh, Hoàng Văn Thụ cùng với Lương Văn Chi lập ra nhóm thanh niên yêu nước ở Lạng Sơn. Cuối năm 1927 đầu 1928, hai đồng chí sang Trung Quốc bắt liên lạc với đại diện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên hoạt động ở khu vực Long Châu – Nam Ninh, Trung Quốc và được kết nạp vào Hội. Từ đây, Đồng chí đã nhanh chóng tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê-nin, quan điểm lập trường của giai cấp công nhân, giác ngộ lý tưởng cộng sản và được tổ chức đưa vào làm việc ở xưởng cơ khí Nam Hưng (Quảng Tây). Xưởng này do những người cách mạng Việt Nam hoạt động ở Trung Quốc lập ra làm nơi liên lạc, hội họp và sản xuất lấy tiền chi phí cho hoạt động cách mạng. Tại đây, chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng gồm những người cách mạng Việt Nam hoạt động ở biên giới Việt – Trung được thành lập. Lúc đầu, Chi bộ có ba đồng chí: Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Thụ và Hoàng Vĩnh Tuy, do đồng chí Hoàng Đình Giong làm Bí thư (về sau, Chi bộ này trở thành Ban liên tỉnh ủy lâm thời Cao Bằng – Lạng Sơn).
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03-02-1930), Đồng chí được phân công phụ trách phát triển phong trào cách mạng ở tỉnh Lạng Sơn. Quá trình gây dựng phong trào, hễ giác ngộ được người nào, đồng chí liền đưa đến hang Áng Cúm (gần Lũng Nghịu) huấn luyện rồi giao nhiệm vụ trở về phát triển tổ chức. Bằng cách đó, cơ sở cách mạng ở Lạng Sơn ngày càng nhiều lên. Đến giữa năm 1930, Đồng chí đã chỉ đạo gây dựng được 03 tổ chức quần chúng trung kiên tại Lũng Nghịu, lan rộng tới các xóm Khưa Đa, Ma Mèo, Tà Lài thuộc xã Tân Yên, châu Văn Uyên (nay là huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn); đồng thời, tổ chức in tài liệu tuyên truyền giác ngộ quần chúng yêu nước và tổ chức kết nạp đảng viên. Nhờ đó, đến năm 1933, Đồng chí đã thành lập được Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Lạng Sơn và trực tiếp làm Bí thư, đưa phong trào cách mạng không ngừng phát triển rộng khắp ở Văn Uyên.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng nơi đây, thực dân Pháp tăng cường khủng bố khốc liệt những chiến sĩ cộng sản và quần chúng trung kiên, nên từ cuối năm 1934 đến đầu năm 1935, Đồng chí đã đưa các quần chúng trung kiên từ Văn Uyên, Thất Khê sang dự các lớp huấn luyện cách mạng bí mật ở Lũng Nghịu – Long Châu. Các lớp huấn luyện này đã đào tạo được đội ngũ cán bộ nòng cốt cho việc gây dựng, củng cố phong trào cách mạng của tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Cao Bằng. Nhờ sâu sát, kiên trì xây dựng cơ sở, từ năm 1936 đến năm 1939, Đồng chí còn tổ chức kết nạp đảng viên và thành lập được chi bộ Đảng Cộng sản ở Bắc Sơn, Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn); thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Vĩnh Yên; đồng thời, tích cực củng cố phong trào cách mạng ở các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Yên, Hải Dương và Quảng Ninh. Đầu mùa thu năm 1939, Xứ ủy Bắc Kỳ họp hội nghị mở rộng, Đồng chí được cử làm Bí thư Xứ ủy.
Trên cương vị này, đồng chí Hoàng Văn Thụ luôn gương mẫu đi đầu, trách nhiệm cao với công việc, sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ khó khăn nhất. Với tư chất của một cán bộ lãnh đạo năng động, sáng tạo, Đồng chí đã có những đóng góp quan trọng vào đường lối lãnh đạo của Đảng; đề nghị lập tờ báo “Giải phóng” làm cơ quan tuyên truyền của Xứ ủy. Đảm nhận vai trò chủ bút, Đồng chí thường xuyên viết nhiều bài tuyên truyền chủ trương đấu tranh của Đảng, của Xứ ủy Bắc Kỳ với bí danh là Lý. Ngoài ra, Đồng chí còn tham gia chỉ đạo hoạt động tuyên truyền của báo “Cờ giải phóng” và “Tạp chí Cộng sản”. Những bài viết, bài dịch của Đồng chí về lý luận chủ nghĩa Mác – Lê-nin, về phong trào cộng sản, công nhân quốc tế đã góp phần phổ biến, giác ngộ tinh thần cách mạng vô sản cho đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng. Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, Đồng chí cùng Ban Thường vụ Xứ ủy đề ra chủ trương duy trì Đội du kích Bắc Sơn để làm nòng cốt xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng sau này. Thống nhất với đề nghị của Xứ ủy Bắc Kỳ, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 (họp từ ngày 06 đến 09-11-1940, tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) đã quyết định tổ chức các đội tự vệ, trực tiếp vũ trang cho dân chúng, tổ chức nhân dân cách mạng quân, tiến lên vũ trang bạo động và giao đồng chí Hoàng Văn Thụ trực tiếp chỉ đạo thành lập căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai. Cuối tháng 12-1940, Đồng chí vinh dự được Ban Thường vụ Trung ương Đảng giao nhiệm vụ quan trọng đi Tĩnh Tây (Trung Quốc) gặp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bàn việc tổ chức thống nhất lực lượng cách mạng trong và ngoài nước; đồng thời, xin chỉ thị của Người về việc chuẩn bị tổ chức Hội nghị Trung ương lần thứ 8. Sau khi nhận chỉ thị của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Đồng chí đã liên lạc với Tỉnh ủy Cao Bằng, tích cực chuẩn bị địa điểm tổ chức Hội nghị.
Giữa lúc phong trào cách mạng nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, ngày 25-8-1943, Đồng chí bị mật thám Pháp bắt tại ngõ Nam Diệm, khu Tám Mái (Hà Nội). Biết Đồng chí là cán bộ cao cấp của Đảng, Phủ Toàn quyền Đông Dương lệnh cho Sở mật thám Bắc Kỳ tìm cách bắt Đồng chí phải khai ra cơ quan lãnh đạo Trung ương của Đảng. Thoạt tiên, chúng bày trò dụ dỗ, nhưng không đem lại kết quả, sau liền quay sang tra tấn Đồng chí hết sức dã man, đánh đập Đồng chí ở mọi nơi, mọi lúc, từ phòng tra, trên gác đến trong xà lim, trong hầm đá; từ ban ngày đến giữa đêm khuya và lúc gần sáng. Mặc dù, chúng dùng đủ những ngón đòn từ mua chuộc, dụ dỗ một cách tinh vi, áp dụng có hiệu quả nhất đến tra tấn dã mam kéo dài hơn 5 tháng, nhưng vẫn không khuất phục được ý chí, tinh thần kiên trung của đồng chí Hoàng Văn Thụ. Dù thể xác đau đớn do kẻ thù tra tấn, Đồng chí vẫn kiên cường bảo vệ Đảng, bảo vệ đồng chí và động viên anh em cùng bị bắt: “có đau cố gắng chịu, đừng quên Tổ quốc và Đảng”. Đồng chí còn dùng phiên tòa của thực dân Pháp xử mình để luận tội kẻ thù, tuyên truyền đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng; kêu gọi đồng chí, đồng đội nuôi dưỡng tinh thần đấu tranh bền bỉ, tiêu diệt đế quốc, giải phóng dân tộc.
Bất lực trước khí phách anh hùng của người cộng sản, rạng sáng ngày 24-5-1944, thực dân Pháp đã tử hình Đồng chí tại trường bắn Tương Mai (Hà Nội). Hiên ngang bước đi giữa hai hàng lính lê dương súng ống chỉnh tề, lưỡi lê tuốt trần, Đồng chí nói thẳng vào mặt bọn cố đạo, quan tòa, mật thám: “Tôi không cần nói gì nữa. Trong cuộc đấu tranh sinh tử giữa chúng tôi, những người mất nước và các ông, những kẻ cướp nước, sự hy sinh của những người như tôi là một sự dĩ nhiên. Chỉ biết rằng, cuối cùng chúng tôi sẽ thắng” 2. Trước khi ngã xuống, tiếng hô vang của Đồng chí còn át cả tiếng súng của kẻ thù: “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm! Việt Nam độc lập muôn năm!”. Hình ảnh hiên ngang, bất khuất của người Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ trước pháp trường thể hiện rõ khí tiết của người cộng sản trước quân thù, nhưng lại chứa chan tình cảm với đồng bào, đồng chí, niềm tin tất thắng vào cách mạng. Vì thế, mười lăm năm sau ngày hy sinh của Đồng chí, tháng 5-1959, trong bài “Viếng mộ anh Hoàng Văn Thụ”, đồng chí Trường Chinh đã viết:” Hỡi anh/Người bạn chiến đấu quang vinh/Người cộng sản anh hùng/Đã cảm tử cho Đảng quyết sinh/Anh nằm đây, nhưng chí anh vẫn/Dọc ngang trời đất, bốn biển tung hoành/Anh không chết/Không, anh vẫn sống” 3.
Đồng chí Hoàng Văn Thụ ngã xuống khi mới 35 tuổi đời, trong lúc sức khỏe dồi dào, tài năng, trí tuệ đang nở rộ, cùng toàn Đảng toàn dân đang tích cực chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giải phóng dân tộc. Ghi nhận công lao, sự hy sinh anh dũng cho Đảng, Tổ quốc, Đồng chí được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Liệt sĩ; trên bảng ghi công Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 có tên Hoàng Văn Thụ; xã Nhân Lý quê hương của Đồng chí được đổi thành xã Hoàng Văn Thụ. Hiện nay, Đồng chí yên nghỉ tại Nghĩa trang Mai Dịch, nhưng ở Tương Mai, nơi Đồng chí hy sinh cũng có một nấm mồ và một tượng đài được dựng lên trong tư thế hiên ngang trước quân thù, dũng cảm hy sinh vì tự do cho dân tộc, vì độc lập của Tổ quốc.
Hoàng Văn Thụ – Người cộng sản kiên trung, bất khuất đã đi xa, nhưng câu nói nổi tiếng gần 80 năm trước của Đồng chí vẫn như đang nói với chúng ta hãy yên tâm tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng và tích cực tham gia đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, cũng như nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng hiện nay. Đó là, vào những năm 1940-1941, thời điểm địch khủng bố ráo riết, cơ sở Đảng nhiều nơi bị vỡ, làm không ít người hoang mang, dao động, nhưng Đồng chí vẫn tin tưởng: “Chúng ta không lo. Cách mạng đã thấm sâu vào quần chúng rồi. Quân địch cố nhiên không để ta yên. Nhưng quần chúng không thể xa rời cách mạng; chỉ sợ những người lãnh đạo chúng ta xa rời quần chúng…” 4. Vì vậy, học tập tinh thần “tin tưởng sâu sắc, chắc chắn vào lực lượng vĩ đại và tương lai vẻ vang của giai cấp và của dân tộc” và “vui vẻ hy sinh hết thảy, hy sinh cả tính mệnh mình cho Đảng, cho giai cấp, cho dân tộc” 5 của đồng chí Hoàng Văn Thụ, mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao tinh thần, ý chí của người cách mạng, trung thành vô hạn với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân, tích cực xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin của đồng chí Hoàng Văn Thụ và sự kỳ vọng của toàn dân tộc.
1 – Bài thơ “Nhắn bạn” do Hoàng Văn Thụ sáng tác trước khi ra pháp trường.
2 – Những người Cộng sản, Nxb Thanh niên, H. 1977, tr. 140.
3 – Tấm gương tuổi trẻ Việt Nam – Đồng chí Hoàng Văn Thụ, Nxb Thanh niên, H. 2012, tr. 36-37.
4 – Những người Cộng sản, Nxb Thanh niên, H. 1977, tr. 133.
5 – Hồ Chí Minh – Toàn tập, Tập 7, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 25.
Những Câu Nói Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Về Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Chỉ mục bài viết
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan sát đồn Đông Khê tại Chiến dịch Biên giới 1950. Ảnh tư liệu
1. Vệ quốc quân là quân đội của nhân dân, để bảo vệ đồng bào, giữ gìn Tổ quốc.
“Gửi Báo Vệ quốc quân”, ngày 27-3-1947, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.5, tr.135
2. Nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội.
“Thư gửi Hội nghị chính trị viên”, tháng 3-1948, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.5, tr485
3. Trung với nước, hiếu với dân.
“Thư gửi Trường Trần Quốc Tuấn nhân dịp khai giảng khóa thứ IV”. tháng 5-1948, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.5, tr.542
4. Quân đội ta là quân đội nhân dân, do dân đẻ ra, vì dân mà chiến đấu, yêu nước, yêu dân, cho nên hy sinh kham khổ.
“Thư gửi bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích nhân ngày kỷ niệm ngày thành lập quân giải phóng Việt Nam”, ngày 22-12-1949, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.6, tr.264.
5. Cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong Quân đội và phải thực hiện dân chủ trong bộ đội.
“Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, ngày 11-02-1951, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.29.
6. Phải học tập chính trị: Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại. Quân đội ta là Quân đội nhân dân. Nhân dân có Đảng lãnh đạo, Đảng có chính cương, chính sách. Đã là Quân đội nhân dân thì phải học chính sách của Đảng.
… Cán bộ phải dạy cho đội viên biết kính trọng dân, thương yêu dân, giúp đỡ dân, làm cho đội viên thành một người tuyên truyền bằng công việc thực tế.
“Bài nói chuyện tại Trường Chính trị Trung cấp Quân đội”, ngày 25-10-1951, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.7, tr.217-219.
7. Cán bộ và bộ đội nhất định phải đi sát với nhân dân vì lực lượng của nhân dân là vô cùng mạnh mẽ.
“Thư gửi đồng bào và bộ đội tả ngạn Liên khu III”, ngày 10-11-1951, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.7, tr.230
8. Ta đã xây dựng một Quân đội nhân dân mạnh mẽ, gồm mấy mươi vạn Vệ quốc quân, bộ đội địa phương và dân quân du kích.
“Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm lần thứ năm ngày toàn quốc kháng chiến”, ngày 19-12-1951, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.7, tr.253.
9. Lập trường quân đội của nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo.
“Tình hình và nhiệm vụ”, từ ngày 22 đến ngày 28-4-1952, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.7, tr.397-398.
10. Điểm trọng yếu là bất kỳ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích đều phải bám sát lấy dân, rời dân ra là nhất định thất bại. Bám lấy dân là làm sao cho được lòng dân, dân tin, dân mến, dân yêu. Như vậy thì bất kể việc gì khó cũng làm được cả và nhất định thắng lợi.
“Bài nói tại Hội nghị chiến tranh du kích”, ngày 13-7-1952, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.7, tr.448.
11. Xây dựng Quân đội – một Quân đội nhân dân thật mạnh, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và của Đảng. Quân đội ta phải được trang bị đầy đủ, phải học tập nhiều để tiến bộ mãi về mặt kỹ thuật. Phải luôn tăng cường công tác chính trị để bảo đảm là Quân đội cách mạng, Quân đội quyết chiến quyết thắng.
“Thường thức chính trị”, đăng trên báo Cứu quốc, từ ngày 16-01 đến ngày 23-9-1953, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.8, tr.265.
12. Phải tăng cường công tác chính trị, luôn luôn nâng cao trình độ chính trị và giác ngộ giai cấp của bộ đội ta; phải bảo đảm sự chấp hành chính sách của Đảng và Chính phủ; phải triệt để giữ gìn kỷ luật tự giác về mặt quân sự và về mặt chính trị. Vì vậy, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong Quân đội và phải thực hiện dân chủ trong bộ đội.
“Diễn văn khai mạc Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II)”, ngày 25-01-1953, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.8, tr.29.
13. Chỉ có quân đội cách mạng của nhân dân mới có tinh thần dũng cảm vô cùng như vậy. Và nhờ tinh thần ấy, mà kháng chiến nhất định thắng lợi hoàn toàn.
“Anh hùng và chiến sỹ gương mẫu của quân chí nguyện Trung Quốc”, đăng trên Báo Nhân Dân, số 160, từ ngày 16 đến ngày 20-01-1954, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.8, tr.392.
14. Quân đội ta là quân đội của nhân dân. Trong thời kỳ kháng chiến, quân dội thi đua giết giặc, để bảo vệ nhân dân, hòa bình trở lại, quân đội vừa lo học tập, vừa ra sức giúp nhân dân trong mọi việc.
… Vì bộ đội ta luôn ra sức phục vụ nhân dân, cho nên nhân dân luôn thương yêu bộ đội như con em ruột thịt của mình. Trong công cuộc củng cố miền Bắc, khôi phục kinh tế, v.v… quân đội ta phải đóng góp một phần rất quan trọng và chắc sẽ có những thành tích vẻ vang.
“Quân đội nhân dân”, đăng trên Báo Nhân Dân, số 661, ngày 24-12-1955, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.10, tr.224 – 225.
15. Bộ đội ta là bộ đội nhân dân, bộ đội cách mạng, có truyền thống anh dũng, khắc khổ, kiên nhẫn, cần kiệm, chất phác, việc khó khăn nguy hiểm mấy cũng không sợ, nhất định làm cho kỳ được. Đó là truyền thống, đạo đức, tác phong tốt, phải luôn luôn giữ vững và phát triển.
“Nói chuyện với các đại biểu quân dội, thương binh và quân nhân phục vụ dịp Tết Đinh Dậu”, ngày 29-01-1957, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.10, tr.490.
16. Quân đội ta là quân đội nhân dân, con đẻ của nhân dân, bảo vệ nhân dân, đó là nhiệm vụ rất vẻ vang.
“Bài nói chuyện nhân dịp về thăm khu mỏ”, ngày 04-10-1957, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.11, tr.113.
17. Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong Quân đội.
“Bài nói về tình hình và nhiệm vụ trước mắt của Quân đội tại Hội nghị cao cấp toàn quân”, ngày 20-3-1958, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.11, tr.365.
18. Chống bọn xâm lược và bọn phá hoại là nhiệm vụ của quân đội, của công an nói riêng và toàn dân nói chung; là nhiệm vụ mà quân đội và công an phải dựa vào nhân dân mới hoàn thành được tốt.
Bài nói chuyện tại lễ thành lập Công an nhân dân vũ trang”, tháng 3-1959, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.12, tr.154.
19. Một điều rất quan trọng là phải biết luôn dựa vào lực lượng của nhân dân, có quyết tâm khắc phục mọi khó khăn thì nhất định làm trọn nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó cho các đồng chí.
“Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Cao Bằng”, ngày 21-02-1961, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.13, tr.47.
20. Quân đội ta có sức mạnh vô địch, vì nó là một Quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục.
“Bài nói trong buổi chiêu đãi mừng Quân đội ta 20 tuổi”, ngày 22-12-1964, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.14, tr.435.
21. Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
“Bài nói trong buổi chiêu đãi mừng Quân đội ta 20 tuổi”, ngày 22-12-1964, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.14, tr.435.
22. Tuy còn non trẻ, nhưng nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự tin yêu, giúp đỡ của nhân dân, sự cố gắng không ngừng của mình, hải quân ta đã anh dũng chiến đấu, tích cực diệt địch, bắn rơi máy bay và đánh đuổi tàu chiến Mỹ, đoàn kết lập công, bảo vệ nhân dân, bảo vệ vùng trời và vùng biển của Tổ quốc. Các chú đã nêu cao truyền thống anh hùng của dân tộc ta.
“Thư gửi cán bộ và chiến sỹ Hải quân” đăng trên Báo Nhân Dân, số 4147, ngày 11-8-1965, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.14, tr.597.
23. Được sự giáo dục và lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự thương yêu và giúp đỡ tận tình của đồng bào, quân đội nhân dân ta đã đánh đuổi phát xít Nhật, thực dân Pháp. Hiện nay đang đánh thắng đế quốc Mỹ.
” Lời phát biểu nhân dịp kỷ niệm lần thứ 21 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam”, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.14, tr.688.
24. Bộ đội phải kính trọng dân, giúp đỡ dân.
“Gửi toàn thể cán bộ và chiến sỹ đường số 4 cùng dân quân du kích và đồng bào trong miền đường số 4”, theo Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.6, tr.253.
Cập nhật thông tin chi tiết về Dũng Khí Của Đồng Chí Lê Hồng Phong Trước Quân Thù trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!