Bạn đang xem bài viết Hồ Chủ Tịch Với Vấn Đề Đọc Sách Và Tự Học được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hồ Chủ tịch với vấn đề đọc sách và tự học
Trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1961, Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông : 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu.” Vậy mà Người đã có một trí tuệ phi thường, một sự hiểu biết đáng khâm phục, đúng như nhà nghiên cứu Vasiliep đã nhận xét : “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời”. (1)
Bác Hồ với bạn bè quốc tế
Đạt được tầm hiểu biết ấy là nhờ Hồ Chủ tịch đã không ngừng học tập, nói đúng hơn là không ngừng tự học. Khi nói chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm ( Vào ngày 9 tháng 12 năm 1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học… Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”. Và với Bác, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn trong mấy câu sau : “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân”.(2) Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ cố gắng đi vào tìm hiểu về phương pháp đọc sách báo của Bác Hồ và qua đó chúng tôi cũng cố gắng phân tích và nêu lên được vai trò của sách báo đối với việc tự học của Bác Hồ.
Kế thừa truyền thống ham đọc sách của dân tộc và gia đình, Hồ Chủ tịch đã luôn coi trọng sách báo. Nhưng với Người, đọc sách không chỉ đơn thuần là để giải trí hay để giải quyết các công việc sự vụ, nâng cao các hiểu biết thông thường. Người đọc chủ yêú là để phục vụ cách mạng với niềm khao khát tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Niềm ham muốn khao khát ấy đã đi theo Bác suốt cuộc đời, chi phối mọi hoạt động của Người.
Sinh ra trong cảnh nước mất, lớn lên chứng kiến nỗi bế tắc của bao tầng lớp sĩ phu yêu nước và nỗi thống khổ của nhân dân. Chính Phan Bội Châu cũng phải than rằng :
“ Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si”
(Nghĩa là : Non sông mất rồi sống càng thêm nhục. Sách thánh hiền tẻ ngắt càng đọc càng thêm mụ mẫm ).
Mặc dầu vậy, Bác Hồ vẫn miệt mài đọc sách. Và không chỉ đọc sách bằng chữ quốc ngữ, sách Hán mà Người còn đọc cả sách Pháp. Với Người, sách chính là “thuốc chữa tội ngu” và là một trong nguồn quan trọng có thể đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi tự do, bình đẳng, bác ái là gì ? Từ những thắc mắc đầu tiên ấy về sau cũng chính nhờ sách báo Bác đã tìm ra con đường cứu nước cứu dân và hình ảnh “Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin” đã đi vào lịch sử.
Khi tìm hiểu về phương pháp đọc của Bác Hồ, bài học đầu tiên mà chúng ta cần phải chú ý đến là : Muốn trở thành người hiểu biết phải đọc cho rộng và khi đọc phải có ghi chép và phân loại ngay các thông tin trong sách báo. Là một người ham hiểu biết Người đã say mê đọc sách ngay từ ngày còn là một cậu trò nhỏ. Và cũng ngay từ khi tuổi trẻ Người đã có một phương pháp đọc rất đáng chú ý : Người thường khuyên và đánh dấu vào những chỗ đọc thấy cần thiết. Trong “Búp sen xanh” Sơn Tùng đã ghi lại lời tâm sự của cậu ấm Phạm Gia Cần, một người bạn của Hồ Chủ tịch thưở thiếu thời : “ở gần Thành, mình học hỏi được nhiều thứ, nhất là cách đọc sách.”(3)
Do ý thức không muốn mất thời gian đọc đi đọc lại để nhặt thông tin, nên khi đọc nghiên cứu tài liệu Hồ Chủ tịch luôn chú trọng đến việc ghi chép, đánh dấu, gạch chân, đóng khung và thậm chí cắt gián. Với cường độ đọc cao, một ngày khoảng trên hai chục tờ báo trong và ngoài nước nếu không có những biện pháp đọc khoa học thì khó có thể nhớ và tổng hợp hết được các vấn đề và thông tin đã đọc. Theo tài liệu của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương, Bác đã từng căn dặn : “Những cái gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã đọc được thì chép lấy để dùng để viết”. Không có ghi chép cẩn thận thì những khi cần sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm lại.
Theo Người, bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc sách. Người mới học chữ cần đọc để không mù lại, người làm công an cần đọc để nắm tình hình. Những người làm công việc chuyên môn cần phải đọc để nâng cao trình độ. Người làm quản lý lãnh đạo cần phải đọc để quản lý, lãnh đạo tốt hơn. Làm nhà báo, nhà văn lại càng phải đọc. Không chỉ đơn thuần “Cần phải xem báo Đảng”(4), Người khuyên chúng ta : “Muốn có nhiều tài liệu phải xem cho rộng…Xem được nhiều thứ báo chừng nào thì lấy được nhiều tài liệu chừng ấy”(5). Và Người còn nói thêm : “Tìm tài liệu cũng giống như công tác khác, phải chịu khó. Có khi xem tờ báo này có vấn đề này, xem tờ báo khác có vấn đề khác, rồi ghép hai ba vấn đề, hai ba con số làm thành tài liệu mà viết”.(6)
Không chỉ dừng lại việc đọc rộng và biết cách ghi chép, đánh dấu, bài học thứ hai có thể rút ra trong phương pháp đọc sách báo của Hồ Chủ tịch là đọc luôn phải có suy nghĩ kĩ càng không nhất thời hồ đồ tin ngay theo sách. Người đã từng nhấn mạnh : “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu trong sách. Có vấn đề thông suốt thì mạnh dạn đề ra cho vỡ lẽ, đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt ra câu hỏi : “ vì sao” đều phải suy nghĩ kỹ càng, xem nó có hợp với thực tế hay không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ cho chín chắn.”(7)
Bác Hồ nói chuyện với đồng bào Hưng Yên
Với những sách báo quan trọng, có những từ hoặc vấn đề không hiểu Người có thể đọc đi đọc lại nhiều lần cho đến khi hiểu cặn kẽ mới thôi. Ví dụ điển hình nhất cho nguyên lý này là việc Bác Hồ đọc tác phẩm “Tư bản luận” của Mác và “Luận cương” của Lênin. Chính nhờ việc đọc sâu hiểu kỹ Người đã có thể đem những điều đã đọc vào áp dụng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đọc sách báo là một công việc nhiều người có thể làm được, nhưng đọc để hiểu được cái thần của sách, đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của sách báo thì không phải ai cũng làm được. Muốn làm được điều đó đòi hỏi người đọc phải có sự hiểu biết rộng và khả năng phân tích tổng hợp tốt. Vì lẽ đó chúng ta không ngạc nhiên khi nghe ông Giăng Pho, một người bạn Pháp của Bác Hồ nhận xét : “Chữ Pháp thì tôi biết nhiều hơn anh Nguyễn, điều đó không có gì là lạ vì tôi là người Pháp. Nhưng xem sách lý luận bằng chữ Pháp, nhiều khi tôi phải nhờ anh Nguyễn cắt nghĩa dùm”.
Sinh thời Người rất không tán thành lối đọc để mà đọc, không hiểu biết thực sự những điều đã đọc và theo Người đó là dạng đọc phù phiếm. Trong cuốn “Về vấn đề học tập” trang 58 đã nêu một ý kiến rất xác đáng của Bác : “Có đồng chí thuộc lòng một số sách vở về chủ nghĩa Mác – Lênin. Họ tự cho mình là người hiểu biết chủ nghĩa Mác – Lênin hơn ai hết. Song khi gặp việc thực tế, thì họ hoặc máy móc, hoặc là lúng túng. Lời nói và việc làm của họ không nhất trí. Họ học sách vở Mác – Lênin. Học để trang sức chứ không phải để vận dụng vào công việc cách mạng”.
Bài học thứ ba và cũng là bài học quan trọng nhất trong phương pháp đọc của Hồ Chủ tịch là vấn đề áp dụng những điều đã đọc được vào thực tiễn cách mạng, thực tiễn cuộc sống. Tiếp thu quan điểm của Nguyễn Trãi : “Sửa mình lấy thiện làm vui. Lập thân đâu phải cứ ngồi đọc suông” và tán thành quan niệm của Lê Quí Đôn: “Đọc sách không cần nhiều, đọc được một chữ đêm áp dụng được một chữ, thế là được”, Hồ Chủ tịch luôn rất chú trọng đem ứng dụng các điều đã thu lượm được qua sách báo. Người đã từng nói : “Siêng xem sách và xem được nhiều sách là quí” nhưng Người đã nhấn mạnh : “Dù xem được hàng ngàn quyển lý luận nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào cái hòm đựng sách.”. Nếu như trong học tập Hồ Chủ tịch luôn nhấn mạnh đến chữ hành thì trong đọc sách Người luôn quan tâm đến vấn đề áp dụng. Và phải biết áp dụng dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh của thực tiễn. Người rất ghét lối đọc chỉ để mà đọc, với Người đó là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Và sự vân dụng tài tình những điều đã học và đã đọc chính một trong những điểm mấu chốt trong vấn đề đọc sách của Bác Hồ. Trong cuốn con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác – Lênin trang 110, Người đã viết : “Chính là do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lênin nhưng vận dụng một cách có sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam ngày nay, mà chúng ta đã chiến đấu và giành được thắng lợi như các đồng chí đã biết”.
Khi bàn về “Bản sắc văn hoá Việt Nam” ông Phan Ngọc đã nêu ra một nhận định rất xác đáng “ truyền thống văn hoá Việt Nam là truyền thống vượt gộp” .“Vượt gộp có nghĩa là tiếp thu cái mới nhưng đổi mới được nó trên cơ sở cái cũ cũng đã được đổi mới cho thích hợp với hoàn cảnh mới”(8). Và cũng theo Phan Ngọc, bên cạnh Nguyễn Trãi, Hồ Chủ tịch là người đã thực hiện thành công nhất nguyên lý đó.Từ những tinh hoa văn hoá văn minh của nhân loại tiếp thu qua sách báo, từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và đặc điểm thực tiễn cách mạng của Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã biết “vượt gộp” để đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than, ngẩng mặt lên kiêu hãnh làm người.
Xã hội loài người phát triển được một phần lớn là nhờ con người có khả năng học tập lẫn nhau cộng hưởng các sức mạnh cá nhân tạo nên sức mạnh to lớn của cộng đồng. Sách báo sẽ là một nguồn tài nguyên vô giá giúp cho con người học tập và không ngừng vươn lên để tự hoàn thiện mình. Bài học tự học qua sách báo của Hồ Chủ tịch sẽ mãi là tấm gương sáng cho mỗi người chúng ta học tập và noi theo. Và một lần nữa chúng ta lại có thêm một minh chứng của việc “Đọc sách, mắt như đèn muôn dặm” (như lời Cao Bá Quát xưa từng nói ). Ánh sáng từ đôi mắt ấy mãi mãi sẽ là ngọn đèn soi rọi trên con đường dân tộc chúng ta đi.
Tài liệu trích dẫn
1. Về cách mạng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. -H.: Uỷ ban khoa học xã hội, 1990
2. Hồ Chí Minh. Phát huy tinh thần cầu học cầu tiến bộ.- H.: Sự thật, 1960.- Tr 14
3. Sơn Tùng. Búp sen xanh. H.: Kim Đồng, 2000.- Tr 176
4. Tên một bài báo Hồ Chủ tịch viết năm 1954
5. Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch. Tập 6.- Tr 72
6. Chúng ta có Bác Hồ .- H.: Lao động, 1990. -Tr 46
7. Hồ Chí Minh. Về vấn đề học tập. H.- Sự thật, 1971.- Tr 53
8. Phan Ngọc. Bản sắc văn hoá Việt Nam.- H.: Văn hoá thông tin, 1998.- Tr 28.
Vũ Dương Thúy Ngà – http://huc.edu.vn
Thúy Hằng (st)
Chủ Tịch Hồ Chí Minh Nói Về “Tài” Và “Đức”
Sinh thời Bác Hồ đã từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, câu nói của Bác đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người và nó lại càng đúng với đạo đức của một người thầy. Bác dạy “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hoá, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức”[1].
“Tài” chính là tài năng, kiến thức, hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp. Người có “tài”, là đem hết tài năng của mình ra phục vụ Tổ quốc, nhân dân thì đều đó rất đáng trân trọng, cái tài giỏi đó được công nhận. Ngược lại, người có tài mà chỉ biết vun vén cho riêng mình không giúp ích được gì cho dân, cho nước thì đó quả là người vô dụng. Mặt khác, có tài mà làm những việc xấu, trái với đạo đức thì không những là kẻ vô dụng mà còn là có hại, cái tài đó sẽ không được xã hội xem trọng. “Đức” chính là đạo đức, tư cách tác phong, lòng nhiệt tình, những khát vọng “chân, thiện, mĩ…”. Người có “đức” biết tôn trọng và bảo vệ chân lý, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể. Đạo đức là phẩm chất không thể thiếu của một con người. Tuy nhiên, theo Bác thì người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Người có đức mà không có tài cũng chẳng khác gì ông bụt ngồi trong chùa. Tài năng thì giúp cho chúng ta hoàn thành công việc một cách dễ dàng, vì vậy có đức mà không có tài thì làm việc khó thành công, khó đạt được kết quả như ý muốn. Nhiều khi vì không có tài năng, họ đã làm hỏng mọi việc làm ảnh hưởng đến sự nghiệp chung.
Như vậy, trong một con người “tài” và “đức” phải luôn song hành với nhau. Đây là hai phạm trù khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau. Trong mỗi con người cái “tài”, cái “đức” không phải ngẫu nhiên mà có, mà hai chữ ấy phải được vun đắp, trao dồi và phải được giáo dục ngay từ tấm bé. Việc dạy chữ (dạy cái tài) và dạy người (dạy cái đức) phải luôn luôn đi song song với nhau, không được xem nhẹ hay buông bỏ một trong hai mặt ấy. Có như vậy con người mới phát triển toàn diện được.
Đạo đức của người Thầy, thể hiện ở việc tâm huyết với nghề nghiệp, sự tâm huyết, tận tụy với nghề nghiệp trước hết phải có tri thức về nghề nghiệp. Muốn có tri thức thì phải học. Trong một lần Người về nói chuyện với thầy và trò Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc 9/1949 (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Người đã đặt bút ghi trong trang đầu quyển sổ vàng của nhà trường “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, tổ quốc và nhân loại”[2]. Theo Bác, học ở đây không phải là làm quan to, quan nhỏ mà là học để có tri thức, học để có đạo đức cách mạng. Trước hết là “học để làm việc”, để nuôi sống bản thân mình, nuôi sống gia đình và làm giàu cho xã hội. Người thầy cũng vậy, muốn làm được việc, truyền thụ được tri thức thì phải học, học những tri thức tự nhiên, xã hội,…tiếp thu tích lũy những kiến thức trong quá trình học tập, từ đó áp dụng những tri thức mình đã học có sự sáng tạo linh hoạt vào thực tiễn làm việc thì mới gặt hái được kết quả.
“Học làm người”, làm người ở đây không phải con người đơn thuần về mặt sinh học. Mà là con người có đủ đức, đủ tài. Làm người thầy phải luôn trau dồi tri thức, phải sống có tình, có nghĩa, phải biết “mình vì mọi người”. Phải biết đến làm thầy là như thế nào rồi thì mới nghĩ đến chuyện dạy người khác. Người giáo viên ngoài việc phải có tri thức thì cần phải biết “Cần, kiệm, liêm, chính”, có như vậy khi đứng trên bụt giảng mới có sức thuyết phục được đối tượng cần truyền đạt. Đạo đức người thầy còn thể hiện sự tận tụy với công việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, tổ quốc và nhân loại”[3], người thầy có tri thức phải đem hết lòng nhiệt thành của mình truyền dạy, gợi mở những tri thức mà mình đã học, đã biết cho người học. Tận tụy với công việc còn thể hiện người cán bộ giảng dạy phải luôn trau dồi tri thức, luôn tiếp thu cái mới để bài giảng được phong phú, đa dạng và người học dễ tiếp thu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh rằng, học lý luận thôi chưa đủ, “công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi Đảng ta phải nắm vững khoa học và kỹ thuật, do đó mỗi đảng viên đều phải cố gắng học tập văn hoá, học tập khoa học và kỹ thuật”, phải được huấn luyện về nghề nghiệp. Người thầy còn phải thâm nhập thực tế, tìm hiểu giữa lý thuyết và thực tế có giống nhau hay không. Mỗi cán bộ giảng dạy đều phải học, đặc biệt là “làm việc gì học việc nấy”, “cán bộ ở môn nào phải học cho thạo công việc ở trong môn ấy” để cùng với phẩm chất đạo đức tốt của người đảng viên cộng sản, trên nền tảng tư tưởng tốt, người cán bộ giảng dạy còn phải là những nhà chuyên môn, quản lý giỏi.
Đạo đức người thầy còn thể hiện ở sự công bằng. Sự công bằng là phương thuốc hữu hiệu nhất để kích thích sự năng động, sáng tạo, dám trình bày những ý kiến của mình. Bác Hồ đã nói “Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng”[4]. Tuy nhiên, nhìn lại thực tế không ít những cán bộ giảng dạy chưa thực công bằng, do đặc thù là dạy những cán bộ đã kinh qua công tác, hoặc những cán bộ có chức có quyền nên đôi khi còn vị nể hoặc vì lý do nào đó mà mất đi sự công bằng làm ảnh hưởng đến chuẩn mực đạo đức của một người thầy.
Người thầy phải thực hiện tự phê bình và phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
Để kết thúc bài viết này xin mượn câu nói của nhà giáo dục học vĩ đại Cô-men-xki đã từng nói: “Dưới ánh mặt trời, không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học” và Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục, không có giáo dục thì không có cán bộ, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế – văn hoá”[5].
Muốn có tầm nhìn xa, muốn xử lý đúng trong mọi tình thế thì mỗi người thầy nhất định phải tự hoàn thiện, không ngừng học tập và tu dưỡng suốt đời. Như vậy mới có đủ “đức” và “tài” – tiêu chuẩn của một người thầy và vấn đề này không chỉ là yêu cầu cấp bách, mà đồng thời còn là hành động thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiện nay.
[1], [5]. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 9, 2002, tr.492.
[2]. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 5, 2002, tr.684.
[3]. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 2, 2002, tr.684.
[4]. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 12, 2002, tr.185.
Những Câu Nói Hay Về Chủ Đề Học Tập.
Những khi học tập căng thẳng hay mệt mỏi, bạn muốn tìm thêm động lực cho chính bản thân mình, hãy đọc những câu nói hay về học tập chắc chắn bạn sẽ thấy ham học hơn, và mọi mệt mỏi sẽ biến mất, học sẽ dễ hơn bao giờ hết, các bạn và gia sư hà nội cùng nhau tham khảo nhé :
Những câu nói hay về chủ đề học tập.
1. Học tập có thể định nghĩa như là quá trình ghi nhớ những điều bạn thích (Richard Saul Wurman).
2. Người nào ngừng học tập đều trở nên già cả, dù ở tuổi 20 hay 80. Bất cứ ai liên tục học tập đều trẻ trung. Điều vĩ đại nhất trong cuộc sống là giữ cho trí não của bạn tươi trẻ (Henry Ford).
3. Bạn học được bằng cách viết ra nhiều tương đương với việc học (Eric Hoffer).
4. Học tập không phải là một nhiệm vụ hay một vấn đề khó giải quyết – nó là cách để sống trong thế giới. Con người học tập khi theo đuổi các mục tiêu và kế hoạch có ý nghĩa cho chính mình (Sidney Jourard).
5. Học tập là điều cốt lõi của sự khiêm nhường – học từ vạn vật và từ mọi người. Không có tôn ti thứ bậc trong học tập. Người có quyền hành chối bỏ học hành và người tuân theo cũng thế (J. Krishnamurti).
6. Không có giới hạn cho qui trình học, cách để học. Thực sự một khi con người đã có được húng thú để tìm những con đường mới để kết cấu nên tri thức, họ sẽ không bao giờ sợ bị buồn chán (Robert Theobald).
7. Người thầy giống như một ngọn lửa. Nếu bạn tới quá gần, bạn sẽ bị thiêu cháy. Nếu bạn ở quá xa sẽ không thấy đủ ấm. Chỉ nên tiếp cận một cách vừa phải (Tục ngữ Tây Tạng).
8. Người Hi Lạp cổ đã biết rằng học tập ngay trong những lúc đang chơi đùa. Khái niệm giáo dục của họ (paidea) gần như y hệt khái niệm chơi đùa (paidia) (Roger Von Dech).
9. Học tập là vấn đề thái độ chứ không phải là năng khiếu (Georgi Lozanov).
10. Biết thì nói là biết. Không biết thì nói là không biết. Thế mới gọi là biết (Khổng Tử).
11. Nói với tôi, tôi sẽ quên. Chỉ cho tôi, tôi có thể nhớ. Hãy làm cho tôi xem và tôi sẽ hiểu (Chinese Proverb).
12. Không có giới hạn cho quy trình học cách để học. Sự thực một khi con người đã có được hứng thú để tìm những con đường mới để kết cấu nên tri thức, họ sẽ không bao giờ sợ bị buồn chán (Robert Theobald).
13. Đối với người trưởng thành, sự lựa chọn đầu tiên là luôn xem xét và tự quản lý việc học tập (William Charland).
14. Những gì chúng ta biết ngày hôm nay sẽ lỗi thời vào ngày hôm sau. Nếu chúng ta ngừng học thì chúng ta sẽ ngừng phát triển (Dorothy Billington).
15. Hãy khắc ghi những từ này vào trong đầu bạn : học tập sẽ hiệu quả hơn khi nó thực sự vui thích (Perter Kline).
16. Đối với tôi học tập có nghĩa là sự tò mò không giới hạn bất cứ chủ đề nào và không bao giờ chấp nhận câu trả lời cuối cùng cho đến khi chúng ta đã khám phá mọi khả năng có thể và không còn gì hơn nữa để biết (Marva Collins).
17. Học tập là khả năng tìm ra ý nghĩa của một điều gì đó bạn quan sát dựa trên những trải nghiệm trong quá khứ và nhận xét rồi liên kết quan sát đấy với ý nghĩa của nó (Ruth và Art Winter).
Hãy nhớ câu nói của Lê- Nin nhé các bạn, ” học, học nữa, học mãi” .Hi vọng với mỗi người việc học không quá khó để làm và không quá nhàm chán để có thể học.
Những Câu Nói Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Về Công An Nhân Dân
Chỉ mục bài viết
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và huấn thị cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang bảo vệ Thủ đô (14/2/1961)
1. Công an là một bộ máy để thực hiện chuyên chính dân chủ nhân dân, bảo vệ nền chuyên chính của nhân dân đối với các thế lực phản động.
… Công an đánh địch bên ngoài đã khó, đánh địch bên trong người còn khó khăn hơn.
(Bài nói tại lớp nghiên cứu khóa I và lớp bổ túc khóa VI Trường Công an Trung ương, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.11, tr.598-599)
2. Công an của ta là Công an nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc.
… Mỗi công an viên đóng chỗ nào thì dạy cho dân quân, tự vệ nơi đó cách điều tra, xét giấy, phòng gian, v.v.. Dạy cho dân ở nơi đó giữ bí mật.
(Tư cách người Công an cách mệnh, tháng 3 năm 1948, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.498-499).
3. Là công an, để chống kẻ địch trong nước, chống bọn phá hoại.
… Công an thì phải đánh địch thường xuyên, lúc chiến tranh có việc, lúc hòa bình lại càng nhiều việc.
… Biện pháp bạo lực: Đánh địch phải đánh cho đúng, như “đánh rắn phải đánh dập đầu”.
… Nhiệm vụ của Công an là bảo vệ và phục vụ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân.
… Địch không phải tài tình gì đây. Nó phá hoại được ta vì ta sơ hở, chủ quan. Nếu công an ta biết giữ gìn và biết dựa vào nhân dân, làm cho nhân dân cũng biết cách giữ gìn, không để sơ hở thì nhất định địch không làm gì được.
… Phải gần gũi nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời nhân dân thì tài tình mấy cũng không làm gì được.
… Nhân dân có hàng triệu tai mắt. Nếu Công an biết dựa vào nhân dân, thì nhân dân sẽ là người giúp việc rất đắc lực của Công an.
… Công an phải có kế hoạch. Công an không thể đi sau công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải. Tốt nhất là Công an đi bước trước.
… Công việc của Công an âm thầm nhưng rất quan trọng.
(Bài nói chuyện tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 10, tháng 01 năm 1956, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.258-261).
4. Làm Công an là để giữ trật tự an ninh cho nhân dân, xem xét tìm tòi âm mưu phản động làm hại nhân dân.
… Làm Công an không phải làm “quan cách mạng”.
…. Công an nhân dân hoàn toàn khác công an đế quốc. Công an đế quốc là nanh vuốt của đế quốc để hà hiếp áp bức đa số nhân dân… Công an nhân dân phải là kiểu mẫu, phải là người chuyên trách thi hành chính sách, phương châm của Đảng và Chính phủ cho tốt. Công an nhân dân phải thực sự phục vụ nhân dân.
… Công tác công an có nhiều bí mật. Trong cuộc đấu tranh có nhiều việc ta giấu địch và địch cũng giấu ta.
… Công tác công an rất cần, rất quan trọng nhưng đồng thời cũng rất khó.
… Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn.
Ngay đối với những người không kháng chiến, những người “dinh tê” cũng không khinh rẻ họ, mà phải giúp đỡ cho họ tiến bộ, để họ cùng ta làm việc.
… Việc nước là việc chung, mà việc chung thì rất nhiều… Chúng ta phải dùng năng lực của mọi người.
(Bài nói tại Trường Trung cấp Công an khóa II năm 1951, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.269-270).
5. Nhiệm vụ của Công an là: Bảo vệ nhân dân, giữ gìn trật tự, tẩy trừ những kẻ gian tế.
… Muốn làm tròn nhiệm vụ nặng nề mà vẻ vang ấy, Công an cần phải đoàn kết nhân dân, tổ chức và giáo dục nhân dân, dựa vào lực lượng rộng lớn của nhân dân.
… Đối với địch, chớ nên hoang mang, cần phải hết sức trấn tĩnh, trấn tĩnh là bước đầu thắng địch…, trấn tĩnh rồi còn phải đi sâu xét kỹ.
… Khi nhân dân hiểu rõ nghĩa vụ công dân của mình, khi Công an được nhân dân giúp sức, thì lũ gian tế không thể nào lọt lưới và trị an trật tự sẽ được hoàn toàn.
(Công an và nhân dân, đăng trên Báo Nhân Dân số 533 ngày 18/8/1955, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.83-84).
6. Phải thấy càng vĩ đại bao nhiêu thì càng gian khổ bấy nhiêu… Và thấy gian khổ là để vượt qua, chớ không phải là để lùi bước.
… Chúng ta phải dựa vào dân để hoạt động. Khi tổ chức được dân, đoàn kết được dân thì việc gì cũng làm được.
… Công an phải luôn giúp đỡ, tổ chức, giáo dục nhân dân, làm cho mọi người dân đều là người giúp việc của mình, làm thành mạng lưới Công an nhân dân. Như thế công tác mới có kết quả.
… Chống bọn xâm lược và bọn phá hoại là nhiệm vụ của quân đội, của Công an nói riêng và toàn dân nói chung.
… Công an và bộ đội phải cảnh giác, phải biết trấn áp kẻ địch bên trong và kẻ địch bên ngoài. Kẻ địch bên trong là bọn phản động, bọn phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; kẻ địch bên ngoài là bọn đế quốc, bọn xâm lược.
(Bài nói tại buổi lễ thành lập Công an nhân dân vũ trang, tháng 3 năm 1959, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.153-154.
7. Nhiệm vụ của Công an nhân dân thì nhiều, nhưng nói tóm tắt là bảo vệ sự nghiệp xã hội chủ nghĩa.
… Phải thấy càng vĩ đại bao nhiêu thì càng gian khổ bấy nhiêu… Và thấy gian khổ là để vượt qua, chớ không phải là để lùi bước.
… Công an luôn luôn cảnh giác ngăn ngừa những hành động phá hoại… để bảo vệ lợi ích của nhân dân, bảo vệ sự nghiệp cách mạng.
(Bài nói chuyện tại Lớp chỉnh huấn khóa II của Bộ Công an, ngày 16/5/1959, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.221-223).
8. … Giúp địa phương duy trì, giữ gìn trật tự trị an, trấn áp bọn thổ phỉ, bọn phản cách mạng và lại giúp cho các hợp tác xã trong mùa màng.
(Bài nói tại Đại hội chiến sỹ thi đua Công an nhân dân vũ trang, ngày 02/3/1962, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.350).
9. Phải chăm lo đến việc củng cố quốc phòng, duy trì trật tự trị an…, đập tan âm ưu của bọn phản động. Cố nhiên đây là trách nhiệm chính của bộ đội, của công an biên phòng, của dân quân. Nhưng toàn Đảng, toàn dân đều có trách nhiệm giúp sức vào việc đó.
… Tuyên truyền không cần phải nói tràng giang đại hải. Mà nói ngắn gọn, nói chung những vấn đề thiết thực, chắc chắn làm được, để cho mọi người hiểu rõ và quyết tâm làm bằng được.
(Bài nói tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi, ngày 21/8/1963, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.167-169).
10. Là một bộ phận của cả bộ máy Nhà nước nhân dân dân chủ chuyên chính tiến lên chủ nghĩa xã hội, công an phải bảo vệ dân chủ của nhân dân và thực hiện chuyên chính với những kẻ chống lại dân chủ của nhân dân.
… Công an là bộ máy giữ gìn chính quyền chống thù ngoài địch trong.
(Bài nói tại Trường Công an Trung ương, ngày 28/01/1958, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.247-249).
11. Công an cách mạng là một vũ khí sắc bén của chuyên chính vô sản.
… Phải hêt sức cẩn thận và khôn khéo, nghiêm khắc với kẻ ngoan cố, đối với người thật sự cải tạo thì khoan hồng.
… Công an phải hết lòng giúp đỡ nhân dân và dựa vào lực lượng hùng mạnh của nhân dân.
…. Phải ra sức phát động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ trị an, giáo dục quần chúng nâng cao tinh thần làm chủ đất nước, tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù của nhân dân, tích cực phòng và chống gián điệp biệt kích.
(Bài nói tại Hội nghị cán bộ ngành Công an, ngày 29/4/1963, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.71-72).
12. Phải thường xuyên thật sẵn sàng để nhanh chóng làm tròn nhiệm vụ bất kỳ trong tình hình nào để bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân.
(Thư khen Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Sở Công an Hà Nội, ngày 03/8/1966, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.137).
13. Dựa vào nhân dân, vận động quần chúng:
Công an phải hết sức cảnh giác, không được chủ quan, khinh địch, phải dựa vào lực lượng của nhân dân, phải làm cho mỗi người dân hiểu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, thì sẽ có hàng triệu người làm tai mắt giúp công an, giúp bộ đội. Bọn phá hoại không sao lọt được cái lưới tai mắt của nhân dân.
(Bài nói chuyện với các đại biểu nhân dân thành phố Hải Phòng, ngày 02/6/1955, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.503.
14. Phải dựa vào các đoàn thể mà tổ chức và giáo dục nhân dân trong công việc phòng gian trừ gian, để nhân dân thiết thực giúp đỡ công an.
(Bài nói chuyện trong Hội nghị tổng kết cải cách ruộng đất đợt II của Đoàn “Thái Nguyên – Bắc Giang”, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.312.
15. Một điều rất quan trọng là phải biết luôn luôn dựa vào lực lượng của nhân dân, có quyết tâm khắc phục mọi khó khăn thì nhất định làm tròn nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó.
(Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Cao Bằng, ngày 21/02/1961, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.47.)
16. Hàng triệu lỗ tai, con mắt của nhân dân chăng thành những bức “thiên la địa võng”, nên lũ mật thám không sao thoát được. Có những em bé, những cụ già, những phụ nữ đã nổi tiếng anh hùng phòng gian trừ gian, vì đã giúp công an tóm được những tên mật thám đầu sỏ. Có người đã phát giác lũ mật thám, dù chúng là bà con của họ.
(Phòng gian trừ gian, đăng trên Báo Nhân Dân số 02 ngày 25/3/1951, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.53).
17. Chính quyền ta là chính quyền dân chủ, bất kỳ việc to hay việc nhỏ đều phải dựa vào lực lượng của nhân dân để phụng sự lợi ích của nhân dân. Việc giữ gìn trật tự, an ninh càng phải dựa vào sáng kiến và lực lượng của nhân dân.
… Mọi người công dân, bất kỳ già trẻ gái trai. Bất kỳ làm việc gì, đều có nhiệm vụ giúp chính quyền giữ gìn trật tự an ninh, vì trật tự, an ninh trực tiếp quan hệ đến lợi ích bản thân của mọi người.
(Giữ gìn trật tự an ninh, đăng trên Báo Nhân Dân số 236 từ ngày 09-10/10/1954, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.77).
18. Trong công tác, kẻ địch cũng rút kinh nghiệm, cho nên địch có cải tiến công tác của nó.
… Kẻ địch ít nhưng rất nguy hiểm: Ví dụ, xây dựng một căn nhà cần nhiều người nhưng chỉ cần một người có thể phá nhà.
… Ta quan tâm đời sống quần chúng thì quần chúng sẽ theo ta. Ta được lòng dân thì ta không sợ gì cả. Nếu không được lòng dân thì ta không thể làm tốt công tác. Ví dụ: Trong việc bắt gián điệp biệt kích cũng nhờ có dân.
… Vấn đề dựa vào dân, công an phải có thiên la địa võng như trong chiến tranh du kích có thiên la địa võng quân sự.
… Công an Cuba có nhiều kinh nghiệm giới thiệu cho Công an Việt Nam. Công an Việt Nam cũng giới thiệu một số kinh nghiệm cho Công an Cuba. Hai bên học tập lẫn nhau. Nhưng khi học tập lẫn nhau phải sáng tạo… Phải học tập và sáng tạo. Học tập và sáng tạo đi liền với nhau.
… Đối với quần chúng, vì trình độ quần chúng còn thấp, phải nói đơn giản, gọn. Ví dụ: Trong thời kỳ hoạt động bí mật áp dụng khẩu hiệu 3 không – quần chúng hiểu và làm được, đồng thời phát huy sáng tạo của mình, ví dụ khi khi địch rải gio, căng dây, để phát hiện cán bộ, thì quần chúng đã bảo vệ cán bộ và kẻ địch không phát hiện được cán bộ.
(Bài nói chuyện với Đoàn Công an Cuba, ngày 09/8/1966, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.139-143).
Cập nhật thông tin chi tiết về Hồ Chủ Tịch Với Vấn Đề Đọc Sách Và Tự Học trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!