Bạn đang xem bài viết Hoa Anh Túc – Diệu Tâm được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
An ủi – Lãng quên – Giấc ngủ và cái Chết
Ta là hoa anh túc gây mơ Chuốc các vị thần sông cạn cốc Kẻ tỉnh người mê đều ngon giấc Đầu gối vào lòng hoa ngủ say Giấc mơ ta chắc ngẫu nhiên hay Nên vẻ đẹp tuyệt trần nở rộ
Leigh Hunt
Người ta cũng thường xem hoa Anh Túc như biểu tượng của cái chết vì một số lý do. Một lý do là vì những bông hoa này đã hàng trăm năm nay được vẽ trên bia mộ như biểu tượng của giấc ngủ thiên thu. Hoa Anh Túc cũng là biểu tượng trong bài thơ Rôngđô về chiến tranh “In Flanders Field” thương tiếc những người đã chết trong Thế Chiến I. Cũng giống như vậy, người Ai Cập đặt hoa Anh Túc trong các ngôi mộ và họ trưng bày hoa này trong đám tang. Ngoài ra, màu đỏ của cánh hoa Anh Túc giống như màu máu. Ở Anh, người ta thường cái một bông hoa Anh Túc đỏ trên ngực để tưởng nhớ những người đã mất vì những cuộc chiến tranh đã qua trong suốt tuần lễ cận ngày Chiến Sĩ Trận Vong.
Hoa Anh Túc trong truyền thuyết Trung Hoa là biểu tượng của lòng tin và chung thủy giữa những người yêu nhau. Ý nghĩa này bắt nguồn từ câu chuyện về người phụ nữ tên Yee và người chồng là Hsiang Yu. Yee theo chồng trên khắp nẻo đường và kề vai sát cánh với Yu trong mọi trận chiến. Trong một trận giao chiến khốc liệt, đội quân của Yu sắp bị thất trận. Yee múa kiếm chiến đấu giúp chồng nhưng không cứu vãn được. Tuyệt vọng và quẫn trí, Yee tự sát. Từ mộ nàng Yee mọc lên những bông hoa Anh Túc đỏ thắm, tượng trưng cho tinh thần ngoan cường, mạnh mẽ của nàng.
Hoa Anh Túc có thể trồng gần như khắp nơi, thế nên chẳng có gì lạ khi nó mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Điều hiển nhiên là loài hoa đẹp và giàu biểu tượng này có ý nghĩa sâu sắc với nhiều dân tộc có văn hóa khác biệt trên thế giới. .
(
Huỳnh Huệ
dịch )
Claude MONET 1873 “Les Coquelicots à Argenteuil”
Thuộc họ : Papaveraceae
Tên tiếng Anh : Poppy
Tên tiếng Pháp : Pavot
Tên Latin : Papavet
Ý nghĩa chung : giấc ngủ thiên thu, sự lãng quên, ảo tưởng, tái sinh và đời sống Anh túc đỏ : Khoái lạc, sự quyến rũ phù du Anh túc trắng : Sự an ủi Anh túc vàng : Sự giàu có, thành công
Eschscholzia californica ssp. mexicana – California Poppy
“Poppy” xuất phát từ chữ Hy Lạp “rhoeas” có nghĩa là đỏ. “Papaver” là từ tiếng Latin, nghĩa là “pap”, tinh chất “sữa” của cây thuốc phiện. Những cây anh túc phương Đông chứa thuốc phiện (opium) đã được sử dụng hàng thế kỷ nay. “Corn poppy” – (một loại anh túc ngũ cốc?) không chứa opium.
Theo thần thoại Hy Lạp, hoa anh túc được nữ thần Ceres tạo ra để xoa dịu nỗi đau của mình bằng những giấc ngủ khi đi tìm con gái bị thất lạc là Proserpine. Hai anh em sinh đôi – Hypnos và Thanatos (Giấc Ngủ và Cái Chết) với vương miện có hoa anh túc hay cầm hoa anh túc trên tay. Những biểu tượng đó chứng tỏ rõ ràng là từ xa xưa, người Hy Lạp cổ đại đã nhận thức được rằng một giấc ngủ êm ái gây bởi thuốc phiện có thể dẫn đến cái Chết.
Trong câu chuyện khác về hoa anh túc, một phù thủy ác độc nọ đã hóa phép biến một phụ nữ thành một bông hoa anh túc. Kể từ đó, người phụ nữ phải sống trên cánh đồng với những bông hoa anh túc khác và chỉ được về thăm nhà vào ban đêm. Một đêm nọ, người phụ nữ bảo với chồng mình rằng, nếu anh tìm và hái được bông hoa anh túc của cô thì lời nguyền của phù thủy sẽ không còn hiệu lực. Sáng sớm hôm sau, người chồng đi vào cánh đồng và nhìn thấy hàng trăm ngàn bông anh túc ở đó, tất cả đều giống nhau y hệt. Sau khi chịu khó tìm xem từng bông hoa nhỏ, anh đã rất vui mừng khi tìm được vợ mình – đó là bông hoa anh túc duy nhất trên cánh đồng buổi sớm không bị ướt bởi sương đêm vì tối qua nàng đã ở nhà. Khi anh hái bông hoa anh túc đó, lời nguyền mất hiệu lực và thế là từ đó, hai vợ chồng được sống với nhau thật hạnh phúc.
Ở New Zealand, chữ “Tall Poppy” dùng để chỉ những người nổi trội so với những người khác. Còn “Corn Rose” là tên thời La Mã chỉ những bông hoa anh túc dại, vì chúng thường mọc trên những cánh đồng ngô. Thời Trung Cổ người ta còn gọi anh túc là “Smoke of the Earth”. Người ta cho rằng khói khi đốt cây đuổi được tà ma, xui rủi.
Hoa anh túc được chú ý trong suốt những cuộc chiến tranh của Napoleon vì những bông hoa kỳ bí này nở xung quanh những ngôi mộ mới của những chiến binh tử trận. Sau cuộc chiến 1914-1918, hoa anh túc mọc ngập tràn trên những ngôi mộ ở bãi chiến trường ở Flanders. Người ta nói rằng những bông anh túc mọc lên từ máu đã nhỏ xuống. Nó là biểu tượng để tưởng nhớ những người đã chết trong chiến tranh.
Được chạm khắc vào những chiếc ghế dài trong một số nhà thờ Thiên Chúa giáo, hoa anh túc biểu hiện cho niềm tin rằng chúng ta đang “yên nghỉ” trong khi biết trước về Ngày Tận Thế (the Last Day ?).
Loài thực vật này có đặc tính chữa trị gây mê được dùng trong y học. Morphine và Codeine là hai loại chất gây mê thông dụng chế biến từ anh túc. Cây thuốc phiện cũng đã là nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh giữa Anh và Trung Quốc năm 1939. Hàng thế kỷ nay, cây thuốc phiện đã trồng ở Ấn Độ.
.
Diệu Tâm
Symbolism of the Poppy Flower
by Rebecca Frank
The symbolism of the poppy flower is very unique, and the flower has several different meanings.
Poppies contain opium, which is a narcotic drug. For this reason, it is often associated with sleep. This has been a familiar concept in popular culture because of the poppy field scene in the film The Wizard of Oz. In the movie, the Wicked Witch of the West conjures up a field of poppies that will put anyone who walks through it into an eternal sleep.
On the other hand, in Chinese legend poppies were symbolic of faith and loyalty between lovers. This comes from one story in particular about a woman named Lady Yee and her husband Hsiang Yu. According to the legend, Lady Yee followed her husband on all of his journeys and stood beside him during each battle. During a horrible battle, Hsiang’s army was inevitably going to be defeated. Lady Yee danced with his sword to make him feel better, but to no avail. Distraught, she killed herself. Poppies sprang up from her grave, representing her strong and bright spirit.
Poppies can grow virtually anywhere, so it is not surprising that they represent so many different things. Clearly, these beautiful and symbolic flowers are meaningful to people of many cultures.
Rebecca Frank
Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh ” Shop Hoa Vô Ưu
Đại thừa diệu Pháp Liên Hoa Kinh là kinh Diệu Pháp Liên Hoa trong giáo lý Đại thừa của Phật. Đây là giáo lý tối thượng dạy con người có thể sống một cuộc sống đứng đắn không bị điên đảo vì ảo tưởng trong khi sống trong thế giới cấu uế này.
Nếu ai hành trì Kinh này thì sẽ đem lại lợi ích cho mình, cho người và cho xã hội nhân quần vậy.
I. Ý NIỆM VỀ ĐẠI THỪA
Theo định nghĩa thông thường của các nhà chú giải kinh điển Bắc tạng thì Đại thừa được hiểu như là một cổ xe lớn. Cổ xe đó có khả năng đưa chúng sanh từ chốn đau khổ đến nơi an lạc, từ chỗ ác đến chỗ lành, từ bến mê lầm đến bờ giác ngộ. Giáo pháp đó, vừa lợi mình vừa lợi người. Người tu theo giáo pháp này cũng không khác nào vừa độ được mình và vừa độ người khác cùng thoát khổ để đến chỗ an vui. Đó là pháp Đại thừa. Phật tử tu tập theo pháp này gọi là tu theo Đại thừa giáo.
Trong kinh đức Phật dạy, người tu về Đại thừa giáo thì phải phát tâm rộng lớn, như phát bốn lời nguyện :“Chúng sanh vô biên, thệ nguyện độ, Phiền não vô tận, thệ nguyện đoạn, Pháp môn vô lượng, thệ nguyện học Phật đạo vô thượng, thệ nguyện thành“.
Nghĩa là : – Chúng sanh nhiều vô biên, con thề nguyện độ hết. – Phiền não nhiều lắm, vô lượng, không cùng tận, con thề nguyện dứt sạch. – Pháp môn thậm thâm vi diệu của Phật nhiều vô lượng, con thề nguyện học hết. – Đạo quả của Phật vô thượng cao cả giải thoát, con thề nguyện thành. Hoặc phát lời nguyện khác :
“Nguyện đem công đức này,Đều trọn thành Phật đạo”.
Lời nguyện đó, không chỉ độ cho riêng mình, mà còn nguyện độ cho các chúng sanh khác nữa. Pháp môn bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ gọi là sáu Ba-la-mật. Nếu ai tu theo sáu Ba-la-mật thì cũng có thể độ được mình và độ cho người khác nữa. Đó là pháp tu tập theo Đại thừa giáo.
Giáo, lý, hạnh, quả đều đại, nên gọi là Đại thừa. Giáo đại là các kinh Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn, Lăng Già, Viên Giác v.v… và các luận Đại Trí Độ, Thành Duy Thức, Thập Nhị Môn Luận… Lý đại là như lý Bát Nhã Chơn Không, Chơn Như, Như Lai Tạng, Phật Tánh, Pháp Giới, Pháp Tánh, A-lại-gia thức, Ngã không Pháp không… Quả đại là Tam Hiền, Thập Đại, Đẳng Giác, Diệu Giác. Lý hạnh quả đại được nói trong giáo đại. Hoặc theo Đại Trang Nghiêm Kinh Luận nêu bảy ý nghĩa đại :
1. Duyên đại : Bồ-tát tu hành lấy pháp nghĩa quảng đại của vô lượng kinh làm duyên.
2. Hạnh đại : Bồ-tát tu hành đã được tự lợi còn thực hành hạnh lợi tha, tự lợi lợi tha, diệu hạnh đầy đủ.
3. Trí đại : Bồ-tát thường lấy trí tuệ quán sát biết rõ nhân và pháp đều vô ngã, khéo phân biệt được hết mọi cảnh.
4. Cần đại : Bồ-tát trải nhiều kiếp lâu xa, phát tâm quảng đại, tinh tu không gián đoạn.
5. Xão đại : Bồ-tát do phương tiện khéo léo, tự tại ở trong sanh tử mà hóa độ chúng sanh.
6. Úy đại : Úy tức vô sở úy. Bồ-tát có trí tuệ sung mãn, rõ biết chắc chắn, ở giữa đại chúng tuyên nói pháp nghĩa không sai lầm, không e sợ.
7. Sự đại : Bồ-tát vì muốn khiến chúng sanh quyết rõ đại sự nhân duyên cho nên thường thường thị hiện ở giữa thế gian diễn nói diệu pháp, vào đại Niết-bàn.
Trong kinh Pháp Hoa có tên Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh là vì ý nghĩa đó.Nội dung kinh Đại thừa là thể hiện những lời Phật khuyến bảo, răn dạy cho chúng sinh mở rộng lòng từ bi, mở rộng trí tuệ để nhìn thấy sự khổ của mình, của mọi người mà phát tâm rộng lớn, nguyện độ mình và độ người, chứ không nguyện độ cho riêng mình mà thôi. Cho nên kinh này được gọi là kinh Đại thừa. Nói rộng ra, những lời dạy nào mang ý nghĩa tự lợi và lợi tha, vì giác ngộ cho mình và giác ngộ cho người thì những lời dạy đó, những kinh đó cũng đều gọi là kinh Đại thừa.
Phật tử Việt Nam hiện nay, hàng ngày đều tu cả hai pháp tự lợi và lợi tha. Khi chúng ta tưởng nhớ đến đức Phật, niệm danh hiệu Phật, cầu nguyện sau khi chết được vãng sanh Tịnh độ, hoặc quán pháp bất tịnh, nguyện cho mình bỏ bớt tham dục, vì nghĩ rằng pháp đó có lợi cho chúng ta thì trong đạo Phật gọi pháp tu đó là pháp tu tự độ. Ngược lại, trong khi tu để cầu an lạc cho mình, chúng ta mở rộng lòng thương đến các loài khác như thương vật, bố thí, giúp ích cho người khác hoặc về vật chất hoặc về tinh thần, đem lại sự an vui cho người khác, lối tu đó gọi là tu theo pháp tự độ và độ tha.
Riêng kinh Pháp Hoa nhằm về Đại thừa giáo, chỉ cho chúng ta cách tu lợi mình lợi người hơn hẳn nên gọi là kinh Đại thừa. Vì bản thân Đại Thừa là Chúng sanh Tâm. Cái Tâm ấy lớn bao nhiêu thì cỗ xe ấy lớn bấy nhiêu.
II. DIỆU PHÁP
Diệu pháp là pháp môn diệu mầu. Pháp nghĩa là tất cả các sự vật hiện hữu trong vũ trụ, và tất cả các sự vật xảy ra trên thế giới. Pháp là một chân lý duy nhất thâm nhập vào tất cả các sự vật. Pháp là quy luật như một luật tắc được thiết lập khi chân lý xuất hiện như là một hiện tượng mà chúng ta có thể nhìn thấy được bằng mắt và nghe bằng tai. Pháp là lời dạy của đức Phật. Lời dạy đó là khuôn pháp, mẫu mực cho đệ tử noi theo.
Pháp của đức Phật dạy có năng lực diệt trừ tham, sân, si, phiền não cho chúng sanh và có khả năng đưa chúng sanh đến bờ giác ngộ, nên gọi là pháp mầu. Pháp này có thể làm cho chúng sanh phá trừ được ngã chấp hẹp hòi, nhỏ mọn nên gọi là pháp mầu.
Pháp này có thể làm cho chúng sanh hiểu rõ được cái tánh duyên khởi vô tánh, hiểu được sự vật giữa đời này, tất cả đều do nhân duyên hòa hợp giả tạo, không có một cái gì thật có bền vững lâu dài được, nên gọi là pháp mầu. Pháp này là cho chúng sanh thấy được tự bản tâm mình, có một sự giác ngộ trong đó, mỗi chúng sanh là mỗi vị Phật sắp thành, nên gọi là pháp mầu.
Những pháp này chỉ có đức Phật nói ra, còn tất cả các nền giáo lý của các tôn giáo khác không hề nói tới, cho nên gọi là pháp mầu.
Tóm lại, Diệu Pháp là pháp nhiệm mầu. Chữ này có ba nghĩa:
1. Thật tướng bình đẳng.
2. Đại huệ bình đẳng.
3. Phương tiện khai quyền hiển thật, hội tam quy nhất.
a. Thật tướng bình đẳng : Là tướng chân thật của tất cả vạn pháp. Tướng này không dơ, không sạch, không thêm, không bớt, không sanh, không diệt, không thường, không đoạn. Thật tướng đó là vô tướng. Và cũng vì lẽ vô tướng nên nó hình thành tất cả tướng. Như nước vốn không có tướng vuông, tròn, dài, ngắn… nên gọi là vô tướng.Do vô tướng nên nó mới thành đủ các tướng : Tướng vuông ở trong thùng vuông, tướng tròn ở trong bình tròn, tướng dài ở trong ống. Nếu nước không có sẵn tướng tròn hay vuông nhất định thì không thành ra các tướng khác. Nhưng nhờ nó vốn vô tướng mới thành các tướng khác được. Dù có khác tướng mà nước vẫn vô tướng, mà đã là vô tướng thì nhất như bình đẳng.
Duy Thức gọi đó là Tánh cảnh. Nếu đối với sắc, thanh, hương… mà ta rút lại những phần phân biệt của từng người, từng căn cơ, từng chúng sanh, thì như vậy sắc chỉ là sắc, thanh chỉ là thanh, hương chỉ là hương… không có sắc tốt, sắc xấu, sắc trắng, sắc đen… gì hết, thì tánh cảnh đó đối với tất cả chúng sanh đều như nhau : Nhất như bình đẳng. Sắc đối với ta cũng như sắc đối với con vật chẳng khác gì nhau, chỉ khác chăng là khác ở mức độ thấy rõ hay không rõ, khác ở chỗ nhận thức phân biệt sắc đó là sắc gì.
Còn về phương diện sắc đối với nhãn thức vô tánh bình đẳng không khác. Thí dụ : Ta đưa một viên phấn rồi hỏi cái này dài hay ngắn ? Chắc chắn không ai trả lời được. Nếu đưa thêm một cái thước, bây giờ ta sẽ nói chắc rằng, cái thước dài, viên phấn ngắn. Nếu ta đưa một lóng tay thì sẽ nói viên phấn dài, lóng tay ngắn.
Vậy nên biết dài ngắn đó chẳng qua chỉ là do sự phân biệt, so sánh của ý thức mà nói dài nói ngắn chứ tánh viên phấn vốn không dài không ngắn : Đặt nó đứng bên cạnh cái thước nó không ngắn bớt đi, đứng bên lóng tay nó không dài thêm ra, dù ta có nhọc sức cải nhau dài ngắn về nó, tánh nó vốn nhất như bình đẳng, cái trước cái sau bình đẳng, bình đẳng đó nó phổ biến khắp tất cả, bình đẳng đó không bao giờ sanh diệt.
Khi ta nói dài ngắn tự nhiên ta thấy nó có tướng dài ngắn thay đổi theo nhận thức của ta, nhưng cái tướng vô tướng của chính nó thì không thay đổi, ở đâu cũng vậy, thời gian không gian nào cũng vậy, nhất như bình đẳng. Sở dĩ chúng ta thấy nó có tướng là do biến kế phân biệt, biến kế sở chấp của chúng ta mà nó hình thành ra tướng nọ tướng kia, nên trong kinh nói :
“Nhất nhơn phát chơn quy nguyên, Thập phương thế giới tận thành tiêu vẫn”.Một người phát tâm trở về bản tánh chơn thật thì cảnh giới của họ, cảnh giới do biến kế sở chấp phân biệt vọng tưởng hiện ra đó, tiêu mất không còn tồn tại. Giống như khi ta nằm mộng thấy vạn cảnh (thập phương thế giới) nhưng khi ta tỉnh thức thì thập phương thế giới rơi rụng hết (tận thành tiêu vẫn). Thành thử cảnh giới đó, thật tướng đó bình đẳng, nó không tùy thuộc ai hết, không tùy thuộc không gian, thời gian, vô thỉ vô chung, vô biến vô trung.
b. Đại huệ bình đẳng : Nhận thức được, ngộ nhập được thật tướng bình đẳng vô tướng đó, gọi là bình đẳng đại huệ. Đại huệ bình đẳng hay gọi một cách khác là Phật tánh, Phật tri kiến (thấy biết của Phật), cái đó tất cả chúng sanh đều có, tức là cái linh giác linh tri.
Như trước đã ví dụ : Tánh cảnh sắc là bình đẳng. Sắc đó đối với người cũng như đối với vật, đối với lớn cũng như đối với nhỏ, nhất như bình đẳng, nó không riêng cho ai, vậy cái trí thấy được sắc đó bằng hiện lượng tánh thì cái trí đó cũng bình đẳng. Nếu ta dẹp hết tất cả biến kế phân biệt, nào là sắc xanh, sắc vàng… thì bây giờ chỉ còn hiện lượng thấy sắc là sắc, cũng như gương chiếu nơi sắc, nó cũng bình đẳng.Sắc nào đến nó cũng chiếu, nó không phân biệt sắc này tốt nó chiếu, sắc kia xấu nó không chiếu. Tánh tri giác của ta từ nơi căn bản nhất như bình đẳng cũng như thế, nên trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật dạy : “Mở mắt thấy sáng cũng gọi là thấy, nhắm mắt thấy tối cũng gọi là thấy”.
Sáng tối tuy khác nhau nhưng cái thấy vẫn là một.
Có người hỏi: Bây giờ bình đẳng nhưng nếu chích vào một ống thuốc sẽ làm đảo lộn tinh thần hết, chuyện phải sẽ nói trái, chuyện trái nói phải… không còn bình tỉnh nữa và như vậy nên biết, tinh thần là tánh hậu sanh.
Đó chỉ là tánh sai biệt của tinh thần thôi, chứ từ căn bản cái biết đúng cũng là biết, biết sai cũng là biết, mặc dù khi tỉnh biết khác khi mê biết khác. Tỉnh và mê, đúng và sai tuy khác nhưng tánh biết vẫn là một mà thôi. Tánh biết đó nhất như bình đẳng, bản lai thanh tịnh.
Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật hỏi vua Ba-tư-nặc thấy sông Hằng lúc nào ? Vua Ba-tư-nặc đáp: Khi ba tuổi mẹ dắt đi lễ thần Kỳ-bà có thấy sông Hằng, lúc 20 tuổi cũng có thấy sông Hằng và lúc 60 tuổi cũng có thấy sông Hằng. Lúc nhỏ thấy sông Hằng to lớn đẹp xinh, đến lúc lớn thấy sông Hằng có vẻ hùng vĩ, nhưng khi già thấy nó có vẻ đìu hiu buồn tẻ.Sự thấy đó tướng trạng diễn dịch mỗi lúc mỗi khác nhau, nhưng thấy lúc nhỏ, lúc 20 tuổi, lúc 60 tuổi vẫn là thấy. Chúng ta nên gạn lọc tánh sai biệt ra để chỉ còn một tánh thấy thôi thì thấy đó sẽ “nhất như bình đẳng”. Thành thử, thấy đó không lệ thuộc vào xác thân, xác thân có lúc trẻ lúc già, tánh thấy bất di bất dịch.
Có người hỏi, khi trẻ tôi thấy rõ ràng, bây giờ mang gương mà còn thấy con gà hóa ra con quạ, làm sao nói nhất như bình đẳng? Thấy gà ra quạ, đó là do mức độ thấy khác nhau, chứ căn bản của sự thấy gà và quạ cũng là thấy mà thôi, không khác. Đó gọi là bình đẳng đại huệ, bình đẳng đại huệ đó ngộ nhập bình đẳng thật tướng của tất cả vạn pháp, mà ngộ nhập bình đẳng thật tướng vạn pháp tức sẽ thành Phật.Bình đẳng đại huệ ấy chúng sanh đều có, bình đẳng thật tướng đó chúng sanh cũng có. Như vậy, tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật.
Nhưng đạo lý tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật, các kinh khác chỉ nói một phần, còn có sự phân biệt hàng định tánh Thanh Văn, định tánh Duyên Giác, hàng Bồ-tát, hàng bất định tánh và vô tánh xiển đề.
Hàng định tánh Thanh Văn thì không thành Phật, mặc dù cũng nói tới lý tất cả chúng sanh đều thành Phật, nhưng đứng về mặt nhơn sự còn có sự phân biệt hàng định tánh Thanh Văn, hàng nhất xiển đề… không thành Phật, chỉ có hàng Bồ-tát, đại Bồ-tát mới thành Phật.
Đến hội Pháp Hoa, Phật quy hết tất cả các việc thiện dù là một việc thiện rất nhỏ cũng đều hướng về nhất thừa Phật đạo bình đẳng, nên đặc biệt kinh Pháp Hoa là quy tất cả hàng Nhị thừa đều có thể thành Phật đạo (Hội tam quy nhất) và tất cả chúng sanh dù phát tâm tùy hỶ nghe kinh Pháp Hoa cũng thành Phật đạo, bởi công đức đó cũng phát từ bình đẳng Đại huệ.Từ gốc bình đẳng, từ gốc cứu cánh, cho nên công đức đó dù nhỏ tới đâu nó cũng đạt tới cứu cánh được. Đã là giống cơm thì nấu sẽ thành cơm, dù một hột nhỏ nấu cũng sẽ thành cơm, bởi vì dù nhỏ nhưng gốc của nó là cơm. Việc thiện cũng thế, dù là việc thiện nhỏ nhưng gốc của nó từ đại huệ bình đẳng, cho nên việc thiện ấy cũng đều đưa đến Phật quả. Đó là lý nghĩa trong kinh Pháp Hoa, vì thế nên gọi là Diệu Pháp.
Đại huệ bình đẳng chúng sanh đều có, nó nhiệm mầu nên gọi là Diệu Pháp : “Ngã pháp diệu nan tư”. Thật tướng của vạn pháp bình đẳng nhiệm mầu nên gọi Diệu Pháp : “Thậm thâm vi diệu pháp”.
Diệu pháp đó nếu chúng sanh biết dùng, biết khai triển thì đem đại huệ bình đẳng ngộ nhập thật tướng bình đẳng, tức là thành Phật. Cho nên cách thức ứng dụng đó gọi là Diệu Pháp.
c. Khai quyền hiển thật, hội tam qui nhất: Trong hội Pháp Hoa, Phật khai quyền hiển thật, hội tam quy nhất mà đưa những pháp môn từ trước (trước hội Pháp Hoa) đồng về nhất thừa, vì trước đó Ngài phân ra pháp môn của Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát, đến hội Pháp Hoa, Phật nói đó chỉ là phương tiện, “Thập phương Phật độ trung, duy hữu nhất thừa pháp, vô nhị diệc vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết”. Đã là duy nhất Phật thừa thì tất cả chúng sanh cùng nương trên đó là đến quả Phật. Bởi chư Phật ra đời chỉ vì một đại sự nhân duyên duy nhất ấy là khai thị cho chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Hễ ngộ được Phật tri kiến thì lên Phật địa cho nên gọi là nhất thừa. Và chư Phật chỉ nói đến nhất thừa đó, mặc dù có khi Ngài nói ba thừa thì đó cũng chỉ phương tiện đưa đến nhất thừa.Lý nghĩa đó trong kinh Pháp Hoa mới khai triển rõ ràng cho nên gọi Pháp Hoa là Diệu Pháp. Đã là Diệu pháp thì không những toàn kinh là Diệu Pháp mà một câu một chữ cũng là Diệu Pháp, bởi tất cả chữ trong kinh Pháp Hoa đều có tánh cách nhiệm mầu để bồi bổ, xây dựng lên đạo lý “Tất cả chúng sanh đều thành Phật” và tất cả sự tu hành về việc thiện của chúng sanh đều đưa đến Phật quả nên gọi là Diệu Pháp.
Trong kinh Pháp Hoa phần nhiều là nói những điều như thế nên gọi là Diệu Pháp hay Pháp mầu. Pháp mầu này không thể diễn tả đầy đủ được, chỉ có thể lấy hoa sen làm biểu tượng để diễn tả Pháp mầu ấy.
III. LIÊN HOA : (Hoa Sen)
Liên hoa (pundarika) nghĩa là hoa sen. Ở Ấn Độ hoa sen được xem là đẹp nhất trên đời vì sen mọc rễ trong bùn nhưng lại nở thành hoa tinh khiết, không bị nhiễm bùn. Cho nên kinh Diệu Pháp Liên Hoa lấy hoa sen làm biểu tượng vì hoa sen có nhiều đặc điểm: Hoa sen ở trong bùn, sinh từ trong bùn, lớn lên trong bùn, nở ra trong bùn, lên khỏi bùn tỏa hương thơm khắp nơi, nhưng không dính mùi bùn.
Diệu Pháp ở trong luân hồi sanh tử biến chuyển mà không bị luân hồi sanh tử biến chuyển, ở trong vạn pháp sanh diệt mà không bị sanh diệt. Đại huệ bình đẳng, không bị luân hồi, không bị nhiễm ô.
Hoa sen lại có nghĩa nữa là nhân quả bình đẳng, trong hoa đã có quả, khi chưa nở vốn đã có quả rồi, gọi là hoa quả đồng thời. Khi hoa nở thì quả cũng hiển bày. Như vậy, đại huệ bình đẳng, thật tướng bình đẳng từ trong nhơn đã có quả, từ trong quả đã có nhơn, nhơn quả đồng thời, chỉ vì chúng sanh không nhận thức được mà thôi.
Đức Phật sanh ra giữa đời mà không nhiễm mùi đời, sanh ra giữa đời mà thoát lên tất cả những gì ô nhiễm của đời. Ngài thoát lên và đem lại sự an lạc và độ thoát cho chúng sanh. Ngài là hoa sen không nhiễm mùi bùn mà còn tỏa hương cho đời. Đó là hoa sen trong bùn. Ngoài ra cũng có hoa sen trong lửa, như Tuệ Trung Thượng Sĩ viết :
“Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, Trong lò lửa rực nở cành sen”.Câu thơ trên phải hiểu theo nghĩa Thiền, theo ngôn ngữ Thiền. “Đi cũng thiền” nghĩa là dù đi mà tâm vẫn an bình, tự tại, không vướng mắc đâu cả, không bị triền phược một cái gì cả, luôn luôn tĩnh giác, như thế gọi là “Đi cũng thiền”. “Ngồi cũng thiền” là ngồi mà tâm bình an, tự tại, tĩnh giác, không vướng mắc điều gì, như thế gọi là “Ngồi cũng thiền”. Khi một con người mà đi cũng Thiền, ngồi cũng Thiền như thế chính là trong lò lửa rực nở một cành sen. Trong lò lửa rực đây ám chỉ cho cuộc đời. Cuộc đời thì ma chiết, trái ngang, đau khổ, xấu xa, hẹp hòi, nhỏ mọn, bẩn thỉu, nghịch ngợm, phi nghĩa, …Những điều vừa nêu đó bùng cháy nóng bức như một lò lửa. Nhưng, giữa lò lửa ấy, nếu người nào biết điều phục, đi, đứng, nằm, ngồi đều chánh niệm tĩnh giác thì người ấy là cành sen nở trong lò lửa. Thành thử hoa sen không chỉ nở ở trong bùn mà còn ở trong lửa nữa. Đời đỏ rực nhưng sen vẫn nở, bùn tanh hôi nhưng sen vẫn ngát mùi hương, đó chính là ẩn dụ cho Thiền giữa cuộc đời, như là một loại sen đặc biệt hướng chúng sanh đến sự giải thoát, như Ngài Tuệ Trung vừa diễn tả.
Tóm lại, theo tinh thần trong kinh Pháp Hoa thì dù nhân, dù quả, dù lý, dù trí đều gọi là diệu pháp, bởi lý ở đây là thật tướng bình đẳng, trí là đại huệ bình đẳng, nhơn là nhơn đưa đến Phật quả, quả là Nhất thừa Phật quả. Kinh này được dụ cho hoa sen nên gọi chung là Diệu Pháp Liên Hoa. Vì sự đặc biệt đó nên gọi là Diệu Pháp, sao lại chỉ có Pháp Hoa mới là Diệu Pháp!
Lại nữa, trong đau khổ của tam ác đạo, nhơn cũng khổ, quả cũng khổ nên ba ác đạo chẳng có chi là Diệu Pháp.
Như vậy, nhơn và quả của hàng nhơn thiên thừa so với tam ác đạo thì nhơn thiên thừa là Diệu pháp, bởi quả của hàng nhơn thiên vui hơn, nhưng tiến lên một bực nữa, nhơn thiên thừa cũng còn luân hồi sanh tử, phải đến hàng Thanh Văn nhị thừa thoát ly sanh tử mới gọi là Diệu pháp, nhưng Thanh Văn nhị thừa chỉ dứt trừ được phần đoạn sanh tử chưa chứng được tam đức (Pháp thân, Bát nhã, Giải thoát), cho nên Thanh Văn cũng chưa thật Diệu, Nhất thừa Phật quả mới là thật Diệu. Và chính kinh Pháp Hoa nhằm đưa về cứu cánh Nhất thừa Phật quả, nên kinh Pháp Hoa được gọi là Diệu Pháp Liên Hoa.
Tóm lại: Diệu Pháp Liên Hoa là giáo pháp tối thượng dạy cho chúng ta có thể sống một cuộc sống đúng đắn không bị điên đảo vì ảo tưởng trong khi sống trong thế giới cấu uế này.
IV. KINH
Kinh chữ Phạn là Sutra, Trung Hoa dịch là Tu-đa-la. Nguyên nghĩa là một sợi dây hay một sợi chỉ dọc trong nghành dệt. Người Ấn cổ có thói quen trang điểm tóc mình bằng những bông hoa đẹp xâu bằng một sợi dây. Đây cũng là giáo lý Thánh diệu của đức Phật được góp nhặt lại thành những tác phẩm gọi là Kinh. Như vậy khi áp dụng lời dạy trong Kinh thì phải khế lý và khế cơ hay còn gọi là khế kinh. Khế kinh là những lời đức Phật nói ra phải phù hợp với hai mặt. Một mặt khế hợp với chân lý và mặt thứ hai là khế hợp căn cơ của chúng sanh.
Lời Phật nói ra đúng với chân lý vì Ngài đã ngộ chân lý đó, chứ không phải là đoán mò như chúng ta ức đoán. Vì ức đoán thì có thể nói trật, nói sai. Ví dụ thấy sợi dây nói là con rắn, ban đêm thấy bụi cây cho là ma quỉ, như vậy là sai. Cái thấy của Phật là thấy như thật (giác ngộ). Ngài thấy con ma thì nói con ma, dây là dây, rắn là rắn. Vì Ngài đã giác ngộ được cái tánh tướng của tất cả sự vật, nên lời dạy của ngài luôn luôn đúng với chân lý.
Đó là khế lý. Nhưng dầu cho có khế lý, nhưng khi đem ra dạy cho chúng sanh, Ngài cũng luôn luôn nghĩ tới căn cơ của chúng sanh mà dạy cho phù hợp để đem lại lợi ích cho họ thì gọi là khế cơ. Nếu khế lý mà không khế cơ thì không phải kinh Phật.
Có một lần đức Phật tiếp hai người cư sĩ, một người làm nghề thợ giặt, một người thợ rèn. Sau khi họ chào hỏi đức Phật xong, ngài hỏi về sự tu hành tại nhà của họ. Cả hai trả lời đều có tu và có hành, nhưng tu mãi hành mãi mà không có kết quả gì cả. Phật hỏi: Vậy hai ông tu và hành những pháp môn gì và do ai dạy? Bạch Phật, có một vị tỳ-kheo dạy chúng con tu.Phật hỏi ông thợ rèn rằng: Vậy thầy Tỳ-kheo dạy ông tu pháp môn gì? Dạ, bạch Phật, thầy tỳ-kheo ấy dạy con tu pháp Quán bất tịnh. – Quán bất tịnh nghĩa là quán cái thân thể con người toàn là xác thân ô uế, không thanh tịnh gì cả. Thế còn bác thợ giặc, thầy Tỳ-kheo dạy tu pháp gì? Dạ, thầy dạy con tu pháp Quán sổ tức-Quán sổ tức là quán niệm hơi thở vô hơi thở ra… để tâm mình theo hơi thở vô hơi thở chúng tôi chuyên nhất, không tán loạn.- Phật hỏi:
Vậy hai ông tu như vậy có kết quả gì không? Dạ, con không thấy kết quả gì cả. Phật dạy: Thôi, được rồi, để Ta thay đổi pháp tu cho các ông một chút thì các ông sẽ thấy có hiệu quả ngay. Thế là Phật đem pháp Quán sổ tức dạy cho ông thợ rèn. Pháp quán này mà dạy cho ông thợ rèn thì hợp cơ quá. Vì ông hàng ngày thổi bệ có gió ra vào thì hợp với hơi thở vô ra nên chắc tu có kết quả. Còn ông thợ giặt thì Ngài dạy tu pháp Quán bất tịnh, vì hàng ngày ông tiếp xúc với đồ bất tịnh nên dễ sanh tâm nhàm chán.
Một thời gian sau cả hai người đều tới hầu Phật và nói là, nhờ Ngài dạy cho chúng con hai pháp môn đó, về tu mấy tuần mà nay tinh thần trở nên khỏe khoắn nhẹ nhàng, an vui, chúng con thấy tu hai pháp này có kết quả. Vì sao? Vì trước đây vị Tỳ-kheo tuy dạy cái pháp tu thì đúng, nhưng đúng pháp mà không đúng cơ nên không ích lợi. Khế lý và khế cơ là những lời dạy của đức Phật, nên sau này khi Phật nhập Niết-bàn, các vị đệ tử Phật kết tập lại thành Kinh, nói cho đủ là khế kinh.
Như vậy, Đại thừa diệu Pháp Liên Hoa Kinh là kinh Diệu Pháp Liên Hoa trong giáo lý Đại thừa của Phật. Đây là giáo lý tối thượng dạy con người có thể sống một cuộc sống đứng đắn không bị điên đảo vì ảo tưởng trong khi sống trong thế giới cấu uế này. Nếu ai hành trì Kinh này thì sẽ đem lại lợi ích cho mình, cho người và cho xã hội nhân quần vậy.
Nguồn: http://vuonhoaphatgiao.com/phat-phap/kinh-phap-hoa/dai-thua-dieu-phap-lien-hoa-kinh/
Bộ Bộ Kinh Tâm – Đồng Hoa
Thực lòng mà nói, khi tôi viết những dòng này, tôi có tâm tư. Tâm tư vì, có lẽ tôi chưa thực hiểu hoàn toàn câu chuyện, mà cũng vì, cảm giác đầu tiên luôn diệu kì và trong sáng, nên ít nhất biết cách mà lưu giữ lại.
Tôi chưa bao giờ sợ những câu chuyện kết thúc không viên mãn, không trọn vẹn. Bởi lẽ, sống trên đời thì đến tám chín phần không được như ý mình, vậy có gì mà oán trách đây? Dù không thực hạnh phúc, nhưng ít nhất đã cố gắng, đã đấu tranh, chứ không chỉ buông tay cho số phận định đoạt. “Bộ Bộ Kinh Tâm” của Đồng Hoa đã từng bước từng bước chậm rãi làm rung động trái tim, làm kinh ngạc lí trí, cũng vì sự thật nghiệt ngã không thể chối từ ấy mà thôi.
“Một là đừng gặp gỡ, để khỏi quyến luyến nhau
Hai là đừng quen biết, để khỏi tương tư nhiều”
Trương Hiểu, vốn chỉ là một cô nhân viên văn phòng bình thường, sẽ sớm lấy chồng, có con, sống một cuộc sống an nhàn đến cuối đời. Tôi vẫn không biết, việc Trương Hiểu gặp sự cố mà xuyên không về thời cổ đại, là phúc hay là họa? Là hạnh phúc hay bi kịch cuộc đời? Quay trở về một nơi mình không hề biết, mình không hề quen, sống với những mưu mô toan tính triều đình, cùng thứ tình yêu trong phấp phỏm đợi chờ, có lẽ, chẳng sung sướng gì. Nhưng cũng vì thế mới cảm nhận được tấm chân tình ấm áp chảy len lỏi qua từng khe cửa của Tử Cấm Thành lạnh lẽo, tàn độc.
Tôi không đặc biệt ấn tượng Tứ ca hay Bát ca. Tôi chỉ thích Nhược Hi. Vì thích Nhược Hi, vì cố gắng đặt mình vào vị trí của nàng mà cảm nhận câu chuyện, nên tôi hiểu, những việc làm của nàng là hợp tình hợp lý. Sống ở đâu cũng vậy thôi, tình yêu không phải tất cả, không phải thứ duy nhất để bấu víu, để đấu tranh. Làm việc gì cũng nên chừa cho mình đường lui, đâu chỉ như một con thiêu thân lao vào lửa không biết đường về.
Tuy thế, có đôi lúc, tôi tự hỏi, nếu Nhược Hi cố gắng thêm một chút nữa, quyết liệt đến cùng, chỉ tin tưởng vào tình yêu, liệu sẽ hạnh phúc hơn không? Nhưng rồi từ từ nhận ra, Nhược Hi mà tôi thích, vốn mâu thuẫn, vừa ích kỉ, lại vô cùng bao dung. Vốn không muốn bản thân chịu quá nhiều đau khổ, vừa không muốn những người nàng yêu thương phải sống trong đau thương. Vậy nên, sao có thể vừa lòng tất cả đây?
Cuộc sống chốn thâm cung ấy, ngoài lễ nghi phép tắc, ngoài âm mưu toan tính, liệu còn tồn tại điều gì nữa? Tình yêu à? Hay tình cảm chị em gắn bó? Tình cảm bạn bè thân thiết? Suy cho cùng, một khi tình cảm xuất phát từ trái tim đụng phải quá nhiều những cản trở, quá nhiều đớn đau, thì cũng chẳng thể trong sáng, cũng kém phần đẹp tươi.
Nghĩ lại mà bật cười, chàng trai Thập tam phong lưu tiêu sái văn võ song toàn năm nào, vì một câu nói, vì một lần mười năm giam cầm, khi trở về cũng chỉ còn lại đôi mắt vương sầu, mái tóc muối tiêu và bước chân xiêu vẹo. Hay ngay cả lão Thập vốn ngốc nghếch không quan tâm sự đời, trước đắng cay đày đọa, cũng dần biết thương tâm, cũng dần biết oán hận. Bát ca từng tìm mọi thủ đoạn, mọi cách thức để giành ngôi báu, đến cuối cùng chỉ biết cười khổ mà buông tay. Vốn không còn đường lui nữa rồi. Một khi đã bước vào Tử Cấm Thành, sẽ chẳng điều gì còn được như xưa. Một khi đã chấp nhận đánh cược, thì kết quả đến cũng chỉ còn nước gật đầu chịu thua.
Đời lắm nẻo buồn vui tan hợp, đã từng yêu thương, đã từng gắn bó, nhưng có mấy ai dám chắc, không có giây phút chia ly?
Nhược Hi có yêu Bát ca không? Tôi khẳng định là có. Nếu không yêu, nàng nhất quyết sẽ không chấp nhận thay đổi lịch sử. Một người an phận như Nhược Hi, sao dám làm chuyện kinh khủng đến vậy? Nhưng, vì yêu, nên mới cố gắng thử đấu tranh một lần, cố gắng giữ chàng trai ấy bên mình để cả hai cùng hạnh phúc. Chỉ là, Bát ca tham vọng không đủ sức từ bỏ giang sơn để có mỹ nhân. Và Nhược Hi cũng chẳng đủ can đảm để tiếp tục ở bên Bát hiền vương thêm một lần nữa.
Yêu. Chỉ một chữ mà cũng có khả năng giày vò con người đến thế. Muốn nói quên đâu dễ, muốn tiếp tục lại càng không thể. Vẫn là không nên gặp gỡ, không nên quen biết.
Ấy vậy mà, không quyến luyến, không tương tư, liệu có tốt đẹp hơn không? Tình yêu vốn đau đớn là thế, nhưng trong đắng có ngọt. Như uống một ngụm trà, cắn một miếng chocolate, lúc đầu thì đắng, sau dần thấy ngọt ngào lan tỏa, tạo cảm giác ấm áp, hạnh phúc vô cùng. Lạc đến nơi nước can, ngồi trông lúc mây lên, nói rằng tôi không ấn tượng đặc biệt với ai trong hai nam nhân vật chính, không có nghĩa là tôi không biết mình thích ai hơn. Như Nhược Hi, tôi thích Tứ ca, thích Tứ vương gia, thích Ung Chính, vì Nhược Hi yêu chàng vô cùng.
Tình yêu của hai người gần như được sinh ra trong đợi chờ. Nhưng vì chờ đợi như thế, cũng giống với ruột đong sầu, thì rượu càng dễ ngấm. Tình yêu ấy chân thực hơn, và cũng khó khăn hơn rất nhiều. Không chỉ đơn thuần muốn nói yêu là yêu, muốn cố gắng là cố gắng. Nhược Hi không toàn tâm yêu, cũng vì lẽ ấy. Một khi cô biết trước lịch sử, một khi cô nhìn thấy những đau khổ mà Ung Chính tạo nên cho người khác, cô đã tự xây một bức rào cản giữa trái tim cô và Dận Chân. Tình yêu của Nhược Hi mỗi bước đi đều thêm phần sợ hãi, run rẩy trong lòng. Cảm giác nửa muốn tiếp tục, nửa muốn chạy trốn.
Tôi biết, với nhiều người, Nhược Hi thật hèn nhát. Bởi lẽ tại sao không dốc lòng một lần? Yêu bằng tất cả những gì nàng có, liệu khó khăn đến vậy sao? Tại sao phải vừa làm đau mình, vừa làm đau người như thế? Nhưng chốn thâm cung này, Nhược Hi không hề mong muốn ở lại. Nàng không cam tâm tình nguyện ở nơi đây, cũng không cam tâm tình nguyện nhìn người khác đau đớn vì mình. Với cung đình này, bây giờ ngoài sợ hãi tôi cũng chỉ còn sợ hãi, nó liên tục nhai nuốt người ta, y như quái vật!
Không thể quay trở về như lúc hai người cùng chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh sắc, hay nụ hôn lạnh lẽo mà cuồng nhiệt Tứ ca áp lên môi Nhược Hi tại thảo nguyên xa xôi, cũng không còn ở Cán Y cục, cách nhau lớp lớp tường dày, lòng vẫn ăm ắp những thương yêu xót xa nhung nhớ. Dù chàng vẫn là Dận Chân của nàng, nhưng chàng đồng thời còn là vua của một nước, là Ung Chính dốc lòng dốc tâm vì giang sơn. Không hoàn toàn là chàng trai xoay lưng đỡ tên cho nàng, ôm nàng dưới mưa với bao thương xót. Tình cảm vẫn còn đây, nhưng bên cạnh đấy là biết bao kinh sợ, biết bao khiếp hãi.
Lúc này, nhìn sự bất lực của Nhược Hi và Ung Chính, tôi bỗng nhớ đến Masumi và Maya trong bộ truyện tranh Mặt nạ thủy tinh. Cũng từng êm đêm chèo thuyền mà ngắm từng cánh hoa bay trong gió, cũng từng lặng thầm quan tâm nhau, từng vì mình vì người mà cố gắng, để rồi cũng dần xa nhau. Nhưng ai bảo tình yêu ấy không thật? Ai bảo tình yêu ấy không đẹp đẽ, không đáng trân trọng?
Ừ, có lẽ, có những người chỉ thuộc về nhau, khi họ không là của nhau.
Nhược Hi, lúc có thể toàn tâm toàn ý yêu Dận Chân nhất, lại là khi hai người đã nghìn trùng xa cách. Lúc ấy, nàng mới đủ bình tâm để hướng về chàng, với đôi mắt chỉ đong đầy yêu thương. Nhớ nhau, ngóng nhau, mà không được ở bên nhau, đa tình khổ hơn vô tình biết bao nhiêu, ruột sầu nát tan từng đoạn, viết thư hồi tưởng lúc bên ai, lệ rơi nhòa chữ trên giấy lụa, hành lang quanh co sâu thẳm, chờ mong lúc gặp lại Người.
Với câu chuyện này, tôi có nhiều tiếc nuối. Không chỉ vì Nhược Hi không thể nhìn Ung Chính lần cuối, không chỉ vì mối tình dang dở của Lục Vu và Thập tam, càng không chỉ vì bóng dáng cô đơn tịch mịch của Bát ca khi tiễn nàng đi xa, mà còn vì Thập tứ.
Nếu nói nhân vật nam tôi ấn tượng nhất, tôi sẽ trả lời Thập tam. Nếu nói nhân vật nam tôi cảm phục nhất, tôi sẽ trả lời Dận Chân. Nhưng nếu nói nhân vật nam tôi yêu thích nhất, không ai khác ngoài Thập tứ a ca. Đến cuối cùng, chàng có yêu Nhược Hi không? Làm sao ai biết? Thôi thì, hãy cứ nhắm mắt làm ngơ mọi cử chỉ quan tâm, mọi lời nói ngụ ý của chàng, để bớt cho chàng một điều đau đớn.
Thập tứ, theo tôi, là người sống hết mình nhất. Chàng dám đấu tranh, dám uất hận, và dám yêu. Tuy thế, kết cục với chàng, lại chỉ nhuốm màu tang tóc. Khi chàng được thả tự do, được dắt ngựa đi dạo sau cả mười năm giam hãm, chàng cảm thấy gì? Thập tứ của tôi nhìn đâu đâu cũng chỉ còn lại hình bóng của những người đã khuất, của những anh em, của cô gái Nhược Hi ngày ấy. Còn chàng thì sao? Chàng một mình nhìn thấy cái chết của từng ấy con người, nhìn thấy khốn khổ của từng ấy người chàng yêu thương. Chỉ để từng nơi từng chốn một, từ từ hồi tưởng.
Thập tứ kia, sao chẳng về, cứ mãi lang thang ?
Cuối cùng, tôi cũng chỉ có thể cay đắng mà nói rằng, năm năm tháng tháng hoa vẻ cũ, tháng tháng năm năm người khác xưa.
Vì sao trời xanh cứ ghẹo người?
– KEMCHAN
[Bộ bộ kinh tâm] Bất kì ai cũng đều cô đơn
Kì thật, tôi hầu như không bao giờ đọc truyện SE, bởi lẽ, một ngày rất mệt mỏi, cuộc sống rất vồn vã, đến với ngôn tình phần vì sở thích phần vì muốn giải tỏa cảm xúc của một ngày.
“Bộ bộ kinh tâm”, trước hết , tôi muốn nói là một thiên tình sử vô cùng bi thương, đau khổ, nếu bạn không muốn ngày mai tỉnh dậy với đôi mắt sưng húp thì có lẽ không nên đọc, nhưng tôi cũng nói luôn, thật tiếc cho bạn. Bản thân tôi rất thích Tứ a ca và Nhược Hy nhưng không chỉ có họ , tôi thấy toàn bộ nhân vật trong truyện đều rất đặc sắc và điểm chung nhất tôi đều thấy ở họ, đó là ai cũng đều cô đơn…
Đọc truyện này tôi bị ám ảnh. Ám ảnh bởi hình ảnh cô đơn của Dận Chân đứng cô đơn trên đỉnh Cánh Sơn , ngắm nhìn Tử Cấm Thành dưới chân mình,mà tận sâu trong đôi mắt chỉ còn hư không quạnh quẽ
“Yêu cùng hận đều đã rời đi, chỉ còn lại mình hắn”
Nỗi cô đơn trước hết tôi muốn nói đến là của Tứ A ca – Dận Chân hay sau này chính là Hoàng đế đại Thanh – Ung Chính. Tứ a ca ngoài lạnh trong nóng, luôn giữ vẻ ngoài lạnh lùng bình thản, nhưng ẩn chứa đằng sau là một trái tim đầy nhiệt thành. Hắn rất cô đơn. Cô đơn bởi không nhận được tình yêu của mẹ mà đến ngay lúc bà chết cũng không coi hắn là con, tuyệt đối không chịu nhận sắc phong Hoàng thái hậu. Cô đơn bởi có trong tay cả một giang sơn Đại Thanh mà khi đứng trên đỉnh cao ấy, hắn không gặp được người con gái hắn yêu lần cuối trước khi nàng ra đi. Nhưng tôi nghĩ đây tất là cái giá phải trả khi hắn giành được quyền lực tối cao của mình. Tôi nghĩ tình yêu của Dận Chân đối với Nhược Hy hẳn là đến sau Bát a ca nhưng nồng đậm không hề thua kém. Chàng trai ấy đứng trong mưa,” sắc trời mù mịt, chiếc dù đen như mực, một thân trường bào xám.. sắc mặt tái nhợt đến đau lòng” nhìn người con gái hắn yêu quỳ mà hận không thể làm gì. Chàng trai ấy chịu ẩn nhẫn mình mười năm, dụng tâm sắp đặt, tranh giành ngôi báu bởi vì chỉ vậy mới bảo vệ được những người hắn yêu. Chàng trai thích hoa mộc lan trong sương, yêu màu xanh da trời sau cơn mưa, yêu chó ghét mèo, mưa phùn sẽ vui vẻ, khó chịu khi nắng gắt cuối cùng cũng gặm nhấm một nỗi cô đơn….
“Không gặp thì sẽ không yêu. Chi bằng không biết, chẳng cần tương tư.”
Nhược Hy là một cô gái, theo tôi cũng rất cô đơn. Trước khi đọc Bộ bộ kinh tâm tôi đã đọc rất nhiều review. Các bạn cho rằng Nhược Hy là một cô gái ích kỷ và đớn hèn trong tình yêu, không dám nắm bắt vận mệnh của mình. Theo tôi, thì không phải như vậy. Tôi muốn hỏi một câu đó là : ích kỉ hay tỉnh táo? Hãy thử đặt mình và nhân vật, khi đọc truyện tôi thường làm vậy bởi như thế tôi mới hiểu được cảm xúc và quyết định của nhân vật ấy. Bạn là một cô gái xuyên không, về một thời quá khứ không người thân, gia đình bạn bè, một xã hội mà chỉ sai một ly đi một dặm, một câu nói cũng có thể mất đi mạng sống – một cuộc sống dối trá, lừa bịp, tanh tưởi, thì liệu rằng có nên cẩn trọng hay không? Nhược Hy biết Bát a ca sẽ thua, nàng biết Tứ a ca sẽ giành được ngôi báu, lẽ nào lúc ấy nàng không nên giành một con đường sống cho mình. Thêm nữa, là một cô gái hiện đại, lẽ nào ngay lập tức có thể chịu được kiếp năm thê bảy thiếp, chịu được kiếp chung chồng? Cô đã nghĩ : “Chỉ vì một người đàn ông mà bắt nàng phải sống cùng một mái nhà với một người đàn bà khác, rồi đấu đá với cô ta suốt đời? Phải bao nhiều tình yêu mới đủ để nàng chịu đựng cái giá đó?” . Nhưng rồi cảm động vì một chàng trai ” điềm đạm nói cười, dưới một màn lá thu bay tơi tả, chàng nghiệt ngã buộc nàng vâng lời; giữa trời đất một màn trắng xóa, chàng êm ả cùng nàng dạo chơi,.. nụ cười của chàng ấm áp như nắng xuân, rồi thứ giấy viết tỏa hương bách hợp” ,vì một trang trai thở nhẹ bên tai nàng lặp đi lặp lại : ” Trong lòng em có ta.. trong lòng em có ta..” mà nàng một lần đã thử cố gắng vì tình yêu này. Nàng đã cố gắng. Nhưng rồi vì ” nàng có quá nhiều sợ hãi, quá nhiều tính toán. Còn chàng, có quá nhiều tham vọng, quá nhiều đàn bà”, Bát a ca không thể từ bỏ việc tranh giành ngôi báu mà tình cảm của Nhược Hy với chàng đành chấm dứt tại đó.
Còn Thập Tam gia. Đây là một chàng trai tôi vô cùng yêu thích, đặc biệt là tình bạn của chàng với Nhược Hy – một tình bạn bền vững, không lợi ích trong cung cấm,nơi mà mọi thứ đều được mang ra lợi dụng. Thập tam a ca vì tứ a ca, mà chấp nhận mười năm giam lỏng, thời gian ấy Lục Vu đã bên cạnh chàng mười năm bầu bạn, sinh cho chàng một cô nương xinh xắn. Vậy mà, nàng rồi cũng rời chàng mà đi.
Như tôi đã nói, câu chuyện này , bất cứ nhân vật nào cũng đều chịu đựng một nỗi cô đơn. Tứ a ca cô đơn, Nhược Hy cô đơn, Thập tam gia cô đơn. Bát a ca đến cuối cùng cũng cô đơn, không có được Nhược Hy không phải điều đáng tiếc của hắn, mà hắn phải thấy đáng tiếc, không, là đau khổ cùng cực khi nhìn đích phúc tấn của mình thiêu trong ngọn lửa ấy. Hắn không được sinh ra bởi một người mẹ quyền quý, bởi vậy mà từ nhỏ chính hắng phả nỗ lực hơn cả. Chính vì thế, khi Nhược Hy ngỏ lời, hắn cũng không thể vì nàng , mà từ bỏ ngôi báu. Cứ tưởng mất Nhược Hy đã là đáng tiếc, mà việc hắn không trân trọng người vợ của mình mới là đáng tiếc. Nàng ta là một nguyên nhân dẫn đến việc Nhược Hy sảy thai, nhưng cũng là người phụ nữ giỏi giang và dũng cảm, khi mà mọi người quay lưng lại với bát gia, vẫn một mình gánh vác mọi việc.
Không chỉ vậy, Nhược Lan cô đơn khi đến lúc nàng chết mới có thể về với người nàng yêu. Cửu a ca chết mới hiểu Ngọc Đàn đã vì mình như thế nào.
Khi đọc đến gần già tác phẩm, tôi đã khóc rất nhiều. Tình cha con, tình anh em, tình yêu, tình bạn… Tôi hiểu được sự tiếc nuối của Nhược Hy khi nàng nghĩ về thời bé, khi nàng đã cất cao tiếng hát chúc mừng sinh nhật Thập a ca, khi nàng còn là cô bé lao vào đánh nhau với Minh Ngọc, là tiếng cười, là kỉ niệm, tất cả đều đã qua, đều lụi tàn vì tranh giành ngôi báu. Nhược Hy và Tứ a ca rất đáng thương. Đồng Hoa đã không để cho họ gặp mặt nhau lần cuối , cũng vì vậy mà càng khiến người đọc nhớ lâu hơn về một mối tình day dứt, triền miên, còn lại có chăng cũng là bức thư cuối cùng mà Nhược Hy gửi cho Dận Chân :
“Vì yêu mà giận, vì yêu mà hận, vì yêu mà khờ, vì yêu mà chấp. Rời xa rồi mới thấy, giận khờ hận chấp, tấc tất đều hóa thành nỗi nhớ tương tư. Chẳng biết chàng lúc này, có còn oán ta hận ta, buồn ta giận ta? Dưới bóng tử đằng, trăng lạnh gió nhẹ, mượn giấy và bút, muốn nói rằng nhiều khi trong lòng không có Hoàng thượng, chẳng có Tứ a ca, nhất nhất chỉ có một người, Dận Chân mà thôi..”
– Oanh Còi
Bộ tiểu thuyết làm thay đổi hoàn toàn cách nghĩ cũng như những định kiến của mình về ngôn tình Trung Quốc. Bộ bộ kinh tâm lôi cuốn mình không kém những tác phẩm văn học Tây Âu ♥
Ấn tượng đầu tiên là về bìa sách. Mình phải mất một lúc mới “ngấm” được rằng tập một và tập hai được phân biệt bằng dấu [*] và [**]. Rồi tình cờ bắt gặp giọt nước mắt cam chịu của người nữ nhi ấy, như báo hiệu một SE đang chờ phía trước 🙂
Nội dung Bộ bộ kinh tâm khá thú vị. Trương Hiểu, một nhân viên văn phòng 25 tuổi sống tại Bắc Kinh thời hiện đại, sau một tai nạn bất ngờ vượt thời gian trở về 300 năm trước. Cô tỉnh giấc vào năm Khang Hy thứ 43 và bắt đầu cuộc sống của Mã Nhĩ Thái Nhượng Hy trong Tử Cấm Thành. Cô mang theo vốn kiến thức khá mơ hồ về lịch sử Thanh triều, và điều quan trọng nhất, là những quan niệm sống của thế giới hiện đại, liệu điều đó có khiến cô gặp bất hạnh trong xã hội phong kiến đầy bất công hay không? Câu hỏi đó đã luôn hiển hiện trong tâm trí mình ngay từ những trang đầu. Rồi theo từng trang, từng trang, từng trang sách, Trương Hiểu cũng dần dần trở thành Nhược Hi, dù trong cô vẫn khao khát được tự do.
Thiết nghĩ, vì lịch sử như thế nên mới có sự xuất hiện của nàng, hay vì sự xuất hiện của nàng nên lịch sử mới thay đổi như thế. Nàng biết rằng không nên để mình lọt vào cuộc tranh đoạt vương vị tàn khốc ấy, nhưng lại không sao cưỡng lại nổi. Bởi lẽ, trong vòng xoáy cuồng loạn ấy, có người nàng yêu, cũng có người yêu nàng. Nàng càng cố gắng bảo vệ những người thương yêu, càng vô tình đẩy họ vào một vòng xoáy khác: vòng xoáy bi kịch. Là bi kịch tình yêu, bi kịch của tình bằng hữu, bi kịch của tình phụ tử, bi kịch của tình huynh đệ. Tất cả, dù ra sức tranh đoạt hoàng vị hay ung ung tự tại, dù thắng hay thua, dù được hay mất, đều phải mang theo mình những nỗi khổ, những vết thương lòng sâu hoắm.
Bộ bộ kinh tâm mở ra tươi vui trong sáng, nhưng kết thúc chắc chắn để lại trong lòng người đọc nỗi ám ảnh, day dứt. Dù vậy, vẫn phải chấp nhận rằng đó là cái kết duy nhất, không thể bị thay đổi dù chỉ là một tiểu tiết, vì dẫu có bi thảm, có khổ đau, thì cái kết thúc ấy quả thực vô cùng hoàn hảo.
Nữ nhân của Bộ bộ kinh tâm, tất cả, đều phải chịu nhiều đau khổ, bất công. Nhưng họ, đến cuối cùng đều có thểm thanh thản mỉm cười…
Đó là Nhược Hi, nữ chính có số phận bi thảm nhất, dù có ra đi vì chờ đợi mòn mỏi, vì phải gánh chịu quá nhiều khổ tâm, cuối cùng vẫn là nàng đã và sẽ mãi nắm giữ trái tim Dận Chân, không bao giờ đổi thay vì dòng chảy thời gian.
Đó là Nhược Lan cả đời không thể nào thanh thản vì mối tình với người tướng quân xấu số, đến cuối cùng vẫn được tự do tìm về với người yêu.
Đó là Lục Vu, hồng nhan tri kỉ của Thập tam a ca, dù có dứt áo ra đi tìm cái chết, suy cho cùng cũng là vì người nàng yêu.
Đó là Bát phúc tấn Minh Tuệ hết lòng yêu, hết lòng hy sinh, phải chịu sự ghẻ lạnh của Bát a ca không biết bao nhiêu năm. Đến cuối cùng, dù có phải tự tận không danh không phận với Bát gia, nàng vẫn khiến chàng phải gào khóc thảm thương, bất lực đứng nhìn nàng chìm trong ngọn lửa đỏ.
Đó là Thập phúc tấn Minh Ngọc, ban đầu khiến ta chán ghét vì thói chua ngoa đanh đá, nhưng cuối cùng vẫn khiến ta phải đem lòng yêu mến. Nàng, dù ngục tù khổ ải đang chờ phía trước, vẫn mãn nguyện nói với Thập gia: “Có thể gả cho chàng, kiếp này của thiếp quả thực rất may mắn…”.
Đó là Ngọc Đàn, dù có đến với Nhược Hi vì có mục đích, vẫn khiến ta đau xót vì tình cảm nàng đối với Nhược Hi ngày càng sâu sắc hơn cả tình tỷ muội, vì tuổi thanh xuân và cả tính mạng của nàng đều phải dùng để trả cho mục đích ấy.
Bộ bộ kinh tâm, nơi mà ngay cả nam nhân cũng phải chịu đau khổ, dằn vặt…
“Một là đừng gặp gỡ, để khỏi quyến luyến nhau
Hai là đừng quen biết, để khỏi tương tư nhiều…”
Tứ a ca Dận Chân, người đứng đầu triều đình Đại Thanh, nhưng luôn cô độc, luôn mang trong mình nỗi đau dằn xé mang tên Nhược Hi. Yêu và được yêu, nhưng chàng và nàng chẳng thể ở cạnh nhau.
Bát a ca Dận Tự, đến phút cuối mới muộn màng nhận ra rằng đã đem lòng yêu Bát phúc tấn, nhưng chỉ còn biết nhìn nàng mập mờ trong biển lửa.
Cửu a ca Dận Đường, đến chết vẫn không dứt ân hận vì những dòng chữ đỏ trên mảnh vải cũ… “…Ngọc Đàn không hối hận! Không oán trách! Chị chớ đau lòng!”.
Thập tam a ca Dận Tường, chàng luôn hận mình đã không bảo vệ được Lục Vu. Nỗi dằn vặt hóa thành bệnh tật, đem chàng sớm lìa khỏi thế gian.
Thập tứ a ca Dận Trinh, tình cảm bền bỉ mà cao thượng chàng dành cho Nhược Hi thật đáng trân trọng. Vì Nhược Hi mà tình nguyện quỳ một ngày đêm trong mưa, vì Nhược Hi mà kiên trì tìm cách cứu nàng thoát khỏi Cán Y Cục. Dẫu chính chàng là người năm lần bảy lượt mắng Nhược Hi, nhưng cũng chính chàng đã đưa nàng thoát khỏi Tử Cấm Thành.
Xuyên suốt Bộ bộ kinh tâm là bi kịch. Vậy mà, tình bạn giữa Nhược Hi và thập tam a ca đã nở hoa giữa những bi kịch đó. Họ bên cạnh nhau, hi sinh cho nhau bất chấp điều gì sẽ xảy đến, bởi, “Giữa nam và nữ đâu phải chỉ tồn tại tư tình, tôi đối với anh là một sự chân thành!”. Thập tam, trong thời khắc chia ly đã bộc lộ rằng “Ta không hối hận ngày đó đã đem cô khỏi phủ Thập đệ và chuốc cho cô một trận say mèm như thế!”.
Ta vẫn có thể tìm thấy hi vọng ở Bộ bộ kinh tâm. Bởi ở đó có Mẫn Mẫn cách cách, một cô gái ngây thơ trong sáng, cuối cùng cũng đã thoát khỏi số phận bi kịch của những nữ nhi phong kiến. Ở đó còn có Thập tứ a ca, chàng dù tham gia tranh đoạt ngôi báu, nhưng không vì ngôi vị cô độc đó mà thủ đoạn, tàn độc.
BỘ BỘ KINH TÂM – từng bước, từng bước đi vào lòng, xuyên vào tim, rồi xoáy sâu vào tâm khảm đọc giả những day dứt khôn nguôi.
“Vì thương mà sầu mà bệnh
Vì thương mà sợ mà lo
Dứt thương không còn sầu bệnh
Lo sợ làm sao tìm về?
Vì yêu mà đau mà ốm
Vì yêu mà hãi mà kinh
Thôi yêu không còn đau ốm
Kinh hãi làm chi được mình?
Bởi thế đừng thương yêu
Lỡ biệt ly là khổ!
Không yêu thương ruồng bỏ
Bịn rịn chẳng vương tơ…”
– Uyên Khôi
35+ Stt Hoa Sữa, Dòng Tản Văn &Amp; Status Về Hoa Sữa Buồn Tâm Trạng
Mùa hoa sữa nở rộ một chiều thu Hà Nội, cũng là thời khác báo hiệu cho thời tiết đang chuyển mùa sang đông. Sao lại nói đến hoa sữa thì người ta chỉ nghĩ ngay đến Hà Nội, bởi chỉ có cái không khí và không gian đặc biệt nơi đây mới nói lên được những nỗi lòng một ai khi mỗi độ hoa sữa nở rộ. Mùa hoa sữa về kèm theo hơi lạnh của những ngày đầu đông khiến con người ta không khỏi bồi hồi và nhiều cảm xúc. Cùng xem loạt các stt về mùa hoa sữa kèm theo những tản văn hoa sữa nao nao lòng ngày đầu đông.
Dòng STT Về Hoa Sữa Mùa Đông
Đầu tiên là những dòng status về hoa sữa đầu đông cực hay được sưu tầm từ nhiều bạn đọc, những cảm xúc khác nhau và cảm nhận khác nhau về một mùa hoa sữa nửa lại đến. Có những người đặc biệt rất thích mùi thơm “dị” của loài hoa này, ngược lại có những người thì không. Bởi vì lẽ đó mà có những dòng cảm nhận ngắn và hay về mùa hoa sữa.
1. Chọn con đường dài hơn để về nhà. Vì ở một góc đường, có mùi hoa sữa. Góc đường đã ngang qua bao lần, không nhìn thấy cây hay những cánh hoa rụng xuống đường, nhưng thơm… Chẳng phải có những thứ luôn hiện hữu, dù không thể nhìn thấy được hay sao.
2. Đau họng không nuốt nổi. Nằm nghe mùi thuốc lá ngột ngạt ngoài cửa sổ chỉ biết ước ao có một cành hoa sữa cắm góc phòng, sẽ đỡ khó chịu hơn nhiều lắm . Hoa sữa đầu mùa, cứ thế nhẹ nhàng đi vào lòng người và cả những nhớ thương không bao giờ nguôi…
3. Mặc ai có nói gì thì mình vẫn thấy thương vô cùng cái mùi hương ngạt ngào của hoa sữa ngày đầu đông. Nó nhắc mình rằng dù có tấp nập xô bồ thế nào thì Hà Nội vẫn luôn có những những thoáng dịu dàng rất riêng mà không đâu có.
4. Mình có một sở thích ít ai dám giống. Mình rất thích mùi hoa sữa, dù gần hay thoang thoảng, miễn là hoa sữa, mình đều thích. Nhớ mỗi lần sau mưa, hoa sữa trước cửa tỏa nồng, hàng xóm ai cũng khó chịu với nhà mình vì cây hoa sữa. Mà từ ngày mình vào SG học cây này cũng bị bố mẹ mình tống tiễn luôn.
5. Thấy mùi hoa sữa, lại thấy Hà Nội đáng yêu. Thấy cậu, thì sao nhỉ? Tớ hơi bối rối trước cảm xúc của mình. Tớ có thích cậu hay không? Tớ thích cậu hay thích cảm giác được thích cậu? Dạo này thời tiết cứ như cảm xúc tớ vậy. Dở dở ương ương. Chúng mình liệu có một câu trả lời hoàn chỉnh và chắc chắn không nhỉ?
6. Gió mùa về nên phố lại căng đầy hương hoa sữa . Cái thời tiết này , cái mùi hương này thường làm lòng người yếu mềm . Lại nhớ về những điều đã cũ và những con người đã đi qua. Dù sao thì , ai cũng cần một người nào đó bên cạnh……..
7. …Mùa hoa sữa về thơm từng cơn gió. Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ. Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua…
8. Mấy hôm nay đi ngoài đường đã thấy ngào ngạt hương hoa sữa, cái thứ mùi nồng nồng, hăng hắc lại pha chút ngọt, ở gần thì ghét mà đi thoáng qua lại thấy xao xuyến, muốn hít một hơi căng đầy lồng ngực. Rồi chẳng hiểu sao ký ức từ những ngày xa xưa nào thi nhau ùa về trong tâm trí. Những câu chuyện đã cũ kỹ lắm rồi, mà cảm giác như chỉ vừa mới xảy ra ngày hôm qua. Cũng có thể Hà Nội bé quá nên đi đâu cũng thấy kỷ niệm.
9. Tui ghét mùi hoa sữa quá à… cái mùi hoa sữa làm tui nhớ Hà Nội.
10. Tháng ba đỏng đảnh đâm ra kéo dài lê thê. Cái nắng tháng tư thì cứ như nắng tháng bảy, hoa xoan chẳng còn còn cơ hội để luồn nhẹ nhẹ hương giữa cơn cơn mưa sáng sớm. Tháng năm vẫn vậy. Tháng sáu, tháng bảy thì mưa mưa, mát mát. Tháng tám bắt đầu nắng, cái nắng khó chịu của ngày hè đã gần qua. Tháng chín, Hà Nội vẫn nóng, thu chòng chành chẳng cách nào bước qua sông. Tháng mười, hóng biết bao nhiêu lần mà hoa sữa vẫn chưa nở. Mỗi độ thu về, lại hong cánh mũi trong gió bụi Hà Nội để hi vọng hít phải vài ngụm hương hoa. Hà Nội này, năm nay em lạ quá! Phải chăng người yêu em đã lỡ bỏ em ở lại nơi đây? Bơ vơ. Lạc lõng. Giữa dòng người ngược xuôi.
11. Đã nghe hoa sữa về trong gió. đi bộ trong phố nhỏ đã thấy hương luồn lách đâu đây. Vầy đúng là thu rồi.
12. Mùa hoa sữa về thơm từng cơn gió. Nói thế thôi chứ nhiều quá có mà nồng nặc từng cơn gió …
13. Nếu vào một đêm Hà Nội đương thu, anh ôm em vào lòng thấy cả mùa hoa sữa. Anh có yêu em như yêu thu Hà Nội ? Nếu vào một chiều Hà Nội đương thu, anh hôn em thấy ngọt ngào như hương gió ướt mềm. Anh có nhớ em da diết như nhớ Hà Nội. Nếu vào một ngày lúc Hà Nội lên đèn, anh nhìn vào mắt em thấy ấm áp như ánh đèn vàng. Anh có coi em là gia đình như ngôi nhà Hà Nội. Nếu một ngày em có thể dần trở thành Hà Nội của anh ?…
14. Đến đi mặc kệ thế nhân Thương người ở lại muôn phần hiểu thương Ừ thì trần thế vô thường Đã vương vấn kiếp yêu thương chốn này
15. Nếu cậu thích hoa sữa. Ví dụ thế ! Nhất là vào những ngày đầu thu tháng 9 như thế này. Thì tớ đã có thể lên kế hoạch thích cậu sớm hơn rồi.
Status Về Mùa Hoa Sữa
16. Hà Nội vào thu rồi anh ơi, chiều nay trên đường về em đã thoáng nghe mùi hoa sữa. Thời gian trôi đi nhanh quá, mới đó thôi mà đã hai mùa hoa sữa trên thành phố này rồi… Thong dong trên con đường phảng phất mùi hoa sữa, cảm giác gì đó rất khác lạ.À, mình đã trải qua một mùa hoa sữa. Và một mùa hoa nữa lại tới. Mình thì vẫn vậy. Vẫn thấy nhỏ bé, lạc lõng giữa lòng thủ đô. Vẫn thói quen hít hà hương thơm mê luyến ấy mỗi khi ra đường,vẫn một bản nhạc quen. Nhẹ nhàng bước qua mùa hoa. Hà Nội ấy mà,cũng thật đặc biệt vào những ngày thu như thế này!! Một mùi hoa,một mùi Hà Nội rất riêng … Tôi có một chút kỉ niệm về một loài hoa không đẹp nhưng hương rất nồng nàn…Đó là loài hoa sữa…
17. Lạnh rồi… Sáng đi làm đã thấy hơi se se, tối về dọc trên đường Hoàng Diệu đã nghe mùi hoa sữa nồng nàn…nhớ Hà Nội…nhớ những mùa đông lạnh lẽo, rét căm căm…nhớ những ngày tháng thiếu thốn, vui có, buồn có của 3 chị em trên đất Hà Thành…
18. Thích cái mùi hương hoa sữa vô cùng. Nhớ hồi học lớp 12, học trên lầu cao nhất, ở ngay trước cửa lớp là cây hoa sữa to bự, nở hoa đẹp ơi là đẹp, lúc đó mình ngồi gần cửa sổ, nên ngày nào cũng thò đâu ra ngoài hít mùi, giờ ra chơi thì toàn ra hành lang đứng nhìn. Mọi năm ở gần nhà cũng có cây hoa sữa, cứ đến khoảng thời gian này là sáng nào cũng dậy sớm hít lấy hít để cái mùi hương này, cộng với tiết trời Sài Gòn mùa này hơi hơi lạnh, tạo nên một cảm giác nhẹ nhõm và thoải mái vô cùng.
19. Mùi hoa sữa thơm nhất là khi trời vừa đổ mưa to đi ngang qua phố hoa sữa cộng thêm làn gió se lạnh thổi nhè nhẹ mùi hoa sữa… Hương thơm ngọt dịu, nồng nàn khiến em say. Ôi mùi hoa sữa mát lạnh. Cứ đi ngang qua đoạn đường nào có hoa sữa là phải ngoái đầu lại để hít hà.
20. Bổng lạ lùng con phố nhỏ sáng nay. Hương dịu dàng mà ngây ngất mê say. Ta chợt nhận ra… ôi mùa Hoa sữa.
21. Hoa sữa kén người, kén tình, nên những người yêu hoa sữa cũng thật “đặc biệt”.
22. Hoa sữa thôi rơi. Gần đây hay đi dạo buổi tối ở công viên sau nhà chợt phát hiện có mùi hương rất lạ. Ban đầu chỉ thoang thoảng sau lại nồng gắt đến quay cuồng cả đầu óc. Tìm kiếm hồi lâu cũng phát hiện xung quanh là một rừng hoa sữa. Trước đây chả bao giờ thấy nở hoa nên cũng không để ý, giờ mới biết cảm giác lạc vào rừng hoa sữa nó kinh khủng thế nào.
23. Người ta bảo người Hà Nội chẳng mặn mà gì với mùi hoa sữa. Cứ đến tầm tháng 9 là lại muốn phóng xe nhanh nhanh qua những con phố để tránh cái mùi hương ấy . Và mọi người như thể đang phải miễn cưỡng ngửi 1 mùi gì khó chịu lắm. Hầu hết những người ở Hà Nội tôi quen đều vậy mỗi độ thu về…… Trừ tôi. Tôi thích mùa thu Hà Nội, chẳng hiểu sao. Thế là đã lại 1 năm trôi qua, Thu Hà Nội về lần nữa. Lại sắp được đan tay trong túi áo khoác giữa cả một trời mùi hoa sữa…
24. Thu về đón gió heo may Hương thơm hoa sữa thoảng bay phố phường Thu về dạo gót bên đường Vòng tay dìu dặt vấn vương tình nồng
25. Nơi mang hết tâm tư buồn vui thả vào trong gió. Đúng là mùa thu thật đẹp, lượn lờ quanh hồ tận hưởng không khí mát lạnh và dễ chịu của mùa thu Hà Nội. Khựng lại ngay khi bắt gặp mùi hoa sữa không thể lẫn đi đâu được. Bèn ngồi đây luôn 1 lúc, vừa hít khí trời và cảm nhận mùi hoa sữa thoang thoảng, thấy mọi thứ thật bình yên.
26. Gió mùa chính thức về. Ngày này năm ngoái, Vinh mưa to, ngập đường tưng bừng. Ra đường cứ như đi hội, được nghỉ làm, còn được sếp mời 1 ly cafe, vui vui. Năm nay trời đẹp, có mưa, có gió mùa, cũng tưng bừng hoa sữa. Ta cứ yêu đời thì đời sẽ yêu ta, nhỉ
27. Hoa sữa “Em vẫn từng đợi anh như hoa từng đợi nắng, như gió tìm rặng phi lao, như trời cao mong mây trắng. Em vẫn từng đợi anh trên những chặng đường quen. Tiếng hát ai xao động. Thoảng mùi hoa êm đềm. Kỷ niệm ngày xưa vẫn còn đâu đó, những bạn bè chung, những con đường nhỏ. Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm. Có lẽ nào anh lại quên em. Có lẽ nào anh lại quên em…
28. Chả hiểu sao lại cứ thích cái mùi thơm nồng nặc này, thêm 1 chút se lạnh của mùa đông nữa thì còn gì bằng.
29. Hà Nội vào thu lại làm con người ta muốn được yêu thương nhiều hơn. Nhớ buổi chiều se lạnh, 2 đứa dạo quanh Hồ Tây, xong ăn vặt 1 vài món khoái khẩu ở những ngóc ngách nhỏ của Hà Nội như khoai lắc Hàng Cót, hoa quả dầm rồi súp gà phố Hòe Nhai, xong lại mem lụi Huế đoạn Thụy khuê. Trên đường về Lê Thanh Nghị còn hít hà mùi hoa sữa. Thật sự thu Hà Nội rất bình yên. Cơ mà sao năm nay đến giờ vẫn chưa thấy mùi hoa sữa nhỉ?
30. Buồn thật đấy. Cảm giác như cái đầu bé tý này của tớ sắp nổ tung rồi. Tớ cũng chẳng biết trong đầu tớ chứa những gì mà nó lại chật chội đến mức này. Ước gì giờ tớ có thể không nghĩ gì. Nếu được vậy thì tốt thật, vì lâu lắm rồi tớ không hết buồn.. À mà giữa thu rồi tớ vẫn chưa được thấy hoa sữa. Cái này đáng để buồn thêm một chút đây.
31. Tháng 9 là cái tháng đậm vị của mùa thu Hà Nội. Ở Sài Gòn thì không có mùa thu, nhưng may sao nhờ mùi hoa sữa đã giúp tôi nhận ra sự chuyển mình của đất trời. Là một người trung lập, tôi không thực sự thích cũng như ghét mùi hoa sữa, một chút hương tản mạn trong buổi chiều mệt nhoài cũng làm ta thư giãn đôi chút. Nhưng nếu ngào ngạt quá thì đôi lúc ta đâm ra cau có, quả thật cái gì nhiều quá cũng không tốt. Tự nhiên tôi nhớ mùi hoa sữa của những ngày trước, những tối chạy lòng vòng hái trộm nhành hoa mà chẳng biết phải làm gì với nó. Những ngày không não, không phiền không nghĩ gì. Giờ cũng mùi hoa đó, nhưng cảm giác đã khác xưa. Tôi phân vân chẳng nhớ rằng liệu mình có đã từng thích nó chưa nữa. Đôi khi ta thích hay ghét điều gì đơn giản chỉ bởi vì người ta thích thích hoặc ghét nó thôi.
32. Tình cờ biết thêm một người có cùng sở thích giống mình. Mùi hương thoang thoảng trong tiết trời se lạnh của cây hoa sữa đầu ngõ luôn thu hút đặc biệt về đêm, và tất nhiên, không phải nồng nàn. Nhớ hồi đi trực về muộn, từ xa, mình đã ngửi thấy, đi thật chậm để rồi hít thật sâu như mỗi lần mình ngửi đồ ăn giúp mẹ mình đã thích thứ mùi này từ lần đó.
33. Hoa sữa mùa heo may… Kì thật, hoa sữa đem đến cho mỗi người những cảm giác ấm áp khó gọi thành tên, tưởng gần mà đã xa lắm rồi. Là bởi vì trong mùa thu, đã biết thế nào là cô đơn, thế nào là xa cách, thế nào là lớn lên và trải nghiệm. Nhưng rồi cũng chính trong vòm cây hoa sữa quen thuộc, biết nhóm lên những niềm tin mới, những khao khát mãnh liệt, những cảm xúc tươi nguyên mát lành.
Từng chùm hoa sữa này đã chứng kiến mùa thu đầu tiên mình rời xa gdinh, để mình tự thấm cái vị thế nào là sự chia xa, biết tự lo cho cái thân này chứ k phải ngồi trông chờ ai đó giải cứu. Và có lẽ, chính chúng cũng ckien 1 cô bé có thể khóc nức nở vì cái sinh nhật cô đơn, trưởng thành, từng chút một.
Những mùa hoa bỏ lại, những mùa thu đi qua, còn lại ta với nồng nàn, với mênh mang trời xanh. Sau này, hoa sữa nhắc mình về gì nhỉ? Là bầu trời đất Phố Hiến hay là xứ Kinh Kỳ phồn hoa? Dù có là gì thì nó vẫn đong đầy bao kỉ niệm thuở thiếu thời… Có một mùa hoa như thế…
34. Hít hà một hơi dài hương hoa sữa trong không khí lạnh trái mùa, hẳn nhiên mình luôn thích thú! Vì hương hoa này như thương yêu, thoang thoảng thì ngọt ngào, đong đầy thì nồng nàn…
35. Hoa sữa… Bấy lâu nay vốn tôi đã ghét cái mùi nồng nặc này, nó khiến người ta như tắc thở đến nơi… Vậy mà trong cái tiết trời se lạnh cùng cái tâm trạng không diễn tả được như này, mùi hương thoang thoảng lại đánh động mạnh vào cảm xúc của tôi như vậy.. Tự dưng lại yêu hoa sữa, tự dưng lại yêu mùi hoa sữa.. tự dưng lại yêu đời hơn Đứng dưới cây hoa sữa đợi xe bus tự dưng lại deep.. “liệu đợi chờ có luôn phải là hạnh phúc?”
36. Năm nay bỗng dưng được mùa hoa sữa,cây nào cũng đơm bông, gây thảm họa cho cả những người phiêu lãng nhất, và nó phản ánh cái ngu của những cái đầu não không có nếp nhăn…
Tản Mạn Hay Về Mùa Hoa Sữa
Mùa Hoa Sữa – {Vụ Việt Hương}
Cứ mỗi lần tôi thả rơi cơ hội vào Sài Gòn lập nghiệp theo mong muốn của bản thân, bạn bè lại hỏi, rốt cục, mày lưu luyến gì ở cái đất Hà Nội này. Hà Nội đâu còn là chốn kinh kỳ với những con người nhã nhặn, Hà Nội giờ là những giờ tắc đường ngột ngạt, nhìn nhau cau có dưới những gầm thép, dầm bê tông. Hà Nội của tôi giờ là nơi mà bún chửi, cháo chửi cũng trở thành văn hoá, như cái nếp ăn trên miêng nắp cống của bao kiếp người cứ hùng hục làm, hùng hục ăn như ngày mai chết đói.
Nhưng Hà Nội trong tôi còn đó những ngày thu tháng 10, những ngày mà bao nhạc sỹ đã chở hồn mình vào từng câu hát, những ngày mà người ta tìm về từng ngõ nhỏ, phố nhỏ mỗi khi lòng xác xơ. Thật khó, để gọi tên một phố thị bằng hình ảnh, bằng màu sắc hay thậm chí là mùi vị. Nhưng Hà Nội xưng danh trong tôi là mùi hoa sữa, dù có đi nơi nào thì cũng chỉ có mùi hoa sữa ở đây là ngọt sắc đến thế. Không biết bao nhiêu gia đình nơi phố Nguyễn Du, Bà Triệu đã phàn nàn rằng họ không ngủ được vì mùi hoa sữa nồng quá, ngọt quá. Nhưng có lẽ, chẳng ai muốn chặt chúng đi, vì mùi hương ấy đã đi qua bao năm tháng, bao trái tim của những người con Hà Nội, lớn lên trong từng cơn rùng mình mỗi khi gió về.
Trở mình. Hà Nội ấy lại thêm một tuổi. Mỗi dịp tháng 10 qua, lại thấy thành phố mình già đi về lịch sử, nhưng trẻ ra về nhịp sống, trẻ đến mức đôi khi người ta gọi là Hà Nội trẻ trâu. Nhưng đâu đó trong nhịp sống ồn ào, vẫn có những con người ngồi lặng im bên tách trà nóng vỉa hè, xuýt xoa hương hoa sữa đêm và nhìn các nam thanh nữ tú chạy xe đạp điện hò hét dọc đường Bà Triệu mà tặc lưỡi, lắc đầu. Thôi thì, trót yêu ai, thì yêu cho đến cùng của những mặt trái, đã một lần phải lòng cái chốn này, thì suốt một đời, cứ đeo đẳng mãi những mong manh hoài niệm, và sống với sự đổi thay của nó. Chỉ biết rằng, Hà Nội đã từng một thời đẹp đến thế trong tôi.
Mùi Hương Hoa Sữa – Sưu Tầm
Sinh ra với một mùi hương nồng nàn hoa sữa vốn là một một nét đặc trưng của mùa thu Hà Nội của những chiều gió lạnh dội về. Trái với các loài hoa khác thi nhau đua sắc trong tiết xuân ấm áp hay ngày hè nóng ra, hoa sữa lại chọn cho mình ngày gió lạnh về để bắt đầu khoe sắc. Mùi hoa sữa trong chiều đông là một thứ khiến mình cảm thấy dễ chịu vô cùng.
Hoa sữa từng là biểu tượng đẹp cho một chiều thu Hà Nội nhưng giờ đây nó lại trở thành một thứ đáng khiếp sợ của người dân nơi đây. Họ sợ cái mùi hoa sữa ngào ngạt nồng đặc lan tỏa khắp cả một không gian. Mình lại khác. Đôi khi thấy mình thật dũng cảm khi bạn bè gia đình ai cũng ghét, tránh xa hoa sữa còn bản thân mình vẫn một mình đấu tranh với vẻ đẹp và mùi hương của nó. Cảm giác một ngày gió lạnh về đi trên đường ngửi thoảng mùi hoa sữa mà cảm thấy lòng thanh thản, an nhàn. Hoa sữa gắn liền với cái lạnh mùa đông chắc do vậy mà mình thích mùa đông nhất. Cảm giác cuộn tròn mình trong chăn nhìn ra ngoài cửa sổ là những giọt mưa lất phất.
Tuyệt! Cảm giác hai tay ấp vào má lạnh, cảm giác ngồi bên mâm cơm nóng hổi, cảm giác gió lạnh tạt vào mặt mỗi lần ra đường… nghĩ đến thôi mà mong đông về khủng khiếp. Người đơn độc thường không thích mùa đông nhưng đông cũng có cái đẹp của nó. Đông với mình là mùi hoa sữa ngào ngạt là cảm giác thu mình trong những chiếc áo khoác là cốc trà ấm vừa bưng ra đã nguội lạnh là những buổi sáng cuộn trong chăn ấm không muốn dậy đi học là cảm giác thở ra khói trắng xoá. Mùa đoong đôi khi cũng làm người ta xích lại gần nhau hơn một chút dôi khi cũng là một lí do để bắt đầu mối quan hệ mới. Đông đang về qua từng khoảnh khắc đang về trên mọi vật và cả trong lòng tôi.
Mối Tình Hương Hoa Sữa – {Đức Thành}
Với mỗi người, khi mùa hoa sữa về lại mang theo những cảm xúc riêng. Những kẻ yêu nhau thường ít nhiều rắc ríu, vương vít vào mối tình của mình chút hương hoa sữa. Họ dắt nhau đi trên những con phố có hoa, họ hít hà mùi hương và rồi nói với nhau những lời tình tứ. Cứ lãng du vô định, hương hoa sữa hồn nhiên đi vào cuộc tình và là một nhân chứng đặc biệt với không ít những kẻ đang yêu, đã yêu và sẽ yêu.
Hoa sữa là vậy, chẳng sặc sỡ sắc màu, chẳng rực lửa như phượng, hay tím tái như bằng lăng, nhưng cái hơn của loài hoa này lại ở chỗ thường gắn với những người yêu nhau. Hoa phượng đỏ, bằng lăng tím cũng vậy, có điều, chúng vô hương. Mà tình yêu thì xưa nay đâu cần lòe loẹt, quan trọng là những cảm xúc mà kẻ yêu phải trải qua. Điều này thì hoa sữa ăn đứt nhiều loài hoa khác.
Hoa sữa tỏa hương 24/24, nhưng để cảm và mến nó, chắc không gì thích hợp hơn buổi tối, khi mà những ồn ã phố phường lùi xa, khi cái chói chang mặt trời cũng phải nhường cho sự dịu dàng của trăng. Và hoa sữa độc tôn.
Cây và hoa thì bất động, nhưng hương lại theo gió vương trên tóc người qua, làm thức tỉnh nhiều giác quan cùng lúc. Đó là cái tài tình của loài hoa sữa, và nó cũng buộc con người ta phải có cách thưởng hoa thật riêng: vừa đi vừa cảm nhận…
Các Bạn Đang Xem Bài Viết 35+ STT Hoa Sữa, Dòng Tản Văn & Status Về Hoa Sữa Buồn Tâm Trạng Tại Danh Mục STT & Câu Nói Hay, Ý Nghĩa của Blog chúng tôi Truy Cập Blog Thường Xuyên Để Xem Nhiều Bài Viết Mới Hàng Ngày Nhé!
Cập nhật thông tin chi tiết về Hoa Anh Túc – Diệu Tâm trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!