Xu Hướng 3/2023 # Kỹ Năng “Biết Mình Là Ai?” # Top 11 View | Dtdecopark.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Kỹ Năng “Biết Mình Là Ai?” # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Kỹ Năng “Biết Mình Là Ai?” được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hiểu người, hiểu ta trăm trận trăm thắng. Câu danh ngôn cổ xưa đó mãi mãi vẫn là chân lý. Song thực tế để đạt được điều đó không phải dễ.

Khi thiết kế định hình một tương lai cho mình, mỗi người không thể không biết mình là ai. Việc chọn nghề, chọn khối thi, trường thi hay chọn một chân trời phấn đấu, nhất nhất trước khi quyết định phải hiểu cơ bản mình là ai. Không xác định rõ được sở trường, sở đoản; bản chất, cá tính; hoàn cảnh riêng của mình, cứ liều lĩnh “nhắm mắt đưa chân” không sớm thì muộn sẽ phải “trả giá”. Tuy nhiên, con đường khám phá chính mình không thể có kết quả một sớm một chiều mà là một quá trình lâu dài; đòi hỏi nhiều công phu, nhiều kiên nhẫn.

Không ai hiểu mình… bằng mình. Song để làm được điều này không phải cứ muốn là được. Để hiện thực hóa con đường khám phá chính mình, mỗi chúng ta trong suốt hành trình sống, sinh hoạt, học tập, làm việc phải tự mình tìm câu trả lời cho những nội dung sau:

Thứ nhất, tính khí của mình thuộc nhóm nào? (Sôi nổi hay trầm lặng? Nóng nảy, cục cằn hay an hòa mềm mỏng?).

Thứ hai, có sở trường gì, sở đoản gì? (Lĩnh vực lao động mình có khả năng nhất, đam mê nhất hay sợ hãi kém cỏi nhất: Trí tuệ hay lao động chân tay? Khả năng văn nghệ, thể thao, hoạt động chính trị, xã hội?… Môn học, ngành học nào mình đam mê, có năng khiếu nhất hoặc ngán ngẩm, dị ứng, không khả năng nhất?…).

Thứ ba, đức tính nổi trội là gì? Kém cỏi là gì? (Trung thực; giản dị; kiên nhẫn; tự tin; tự trọng; tự lập; khiêm nhường; bốc đồng…).

Thứ tư, trong quan hệ tình cảm mình thường quan tâm những giá trị nào nhất? (Sự thành đạt hay lòng tốt? Hình thức bên ngoài hay nội dung phẩm giá bên trong?…).

Thứ năm, trong sinh hoạt cũng như trong giao tiếp ứng xử những thái độ gì thường được bộc lộ? (Lễ độ đúng mực hay xun xoe bợ đỡ? Lạc quan vui vẻ hay bi quan sầu não? Mạnh bạo cương quyết hay tự ti rụt rè?…).

Thứ sáu, cội nguồn của mình thế nào? (Gia đình có truyền thống tốt đẹp gì cần phát huy, điều gì còn “gai góc” cần thay đổi, chuyển hóa?…).

Thứ bảy, hoàn cảnh, cá tính có gì đặc biệt? (Mồ côi; tật bệnh; nghèo đói…; lãng mạn; rất thích đi du lịch…).

Bảy tiêu chí trên chỉ được khám phá, được bộc lộ khi ta luôn ý thức về nó, luôn tích cực năng động trong sinh hoạt giao tiếp ứng xử, trong mọi hành vi hành động ở mọi lĩnh vực mà mình tham gia, có quan hệ và cần quan hệ.

Tôi ví dụ: Nữ vận động viên Cao Ngọc Phương Trinh khi sinh ra chỉ nặng 1,7kg, phải nuôi trong lồng kính. Lớn lên một chút thấy mình nhỏ bé yếu đuối quá, cô xin vào học lớp võ Judo để nuôi hy vọng cải thiện sức khỏe. Nào ngờ chính ở đó cô đã nhận ra lòng đam mê và năng khiếu thể thao của mình. Cô quyết định chọn môn võ này làm đích phấn đấu. Và bất ngờ ngoài mong đợi đã đến với Phương Trinh khi cô trở thành võ sĩ 3 lần liên tiếp đoạt huy chương vàng môn võ này ở hạng cân 48kg tại đấu trường SEA Games. Phương Trinh hiện là Tổng Thư ký Hội Judo TP.HCM.

Người hiểu mình nhất là người biết tôn trọng nhất các giá trị của mình, biết phát huy tối đa sở trường, hạn chế nhiều sở đoản. Dù trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ đánh mất mình. Đó là bản lĩnh mà mỗi học sinh trên ghế nhà trường đang phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để từng bước hiểu sâu sắc mình, nâng mình lên tầm cao mới…

NGƯT Nguyễn Ngọc Ký

Luyện Kỹ Năng Gõ Văn Bản 10 Ngón Nhanh Nhất

data-full-width-responsive=”true”

Đối với dân văn phòng thì việc soạn thảo văn bản, đánh máy là việc làm thường xuyên như cơm bữa rồi đúng không ? Vâng, không chỉ dân văn phòng không đâu mà đối với những người hay sử dụng máy tính để làm bài tập, chát chít, facebook …

Nói chung là tất các người dùng đang sử dụng máy tính thì mong muốn lớn nhất của họ chính là gõ văn bản nhanh mà không cần nhìn bàn phím.

Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và nó còn giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn rất nhiều.

Vậy bạn đã biết cách để gõ văn bản nhanh chưa ? và khi đánh văn bản bạn có cần nhìn chằm chằm vào bàn phím không ?

Gõ văn bản không cần nhìn bàn phím rất quan trong bởi vì sao, khi chúng ta gõ văn bản mà cứ phải nhìn bàn phím thì sẽ rất hay bị dính lỗi sai chính tả và sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất làm việc, gây ra mệt mỏi, áp lực…

Chính vì thế mà việc gõ văn bản bằng 10 ngón thuần thục là việc hết sức cần thiết cho những người thường xuyên sử dụng máy tính nói chung và dân văn phòng nói riêng.

Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách gõ 10 ngón tay nhanh nhất. Đảm bảo nếu bạn chịu khó luyện tập một thời gian thì trình độ gõ văn bản của bạn sẽ lên trông thấy.

Trước khi bắt đầu thì bạn cần nắm được sơ qua vị trí các phím trên bàn phím và một điều quan trọng nữa là hiểu được quy tắt đặt ngón tay như thế nào cho đúng và thuận tiện nhất.

data-full-width-responsive=”true”

Bước 1: Quy tắc đặt tay trên bàn phím

Đây là bước quan trọng nhất và nó sẽ quyết định đến tốc độ gõ văn bản của bạn sau này.

Nếu bước này mà bạn không đặt ngón tay hợp lý và chuẩn theo hướng dẫn thì bạn có gõ nhanh đến mấy cũng không thể bằng những người đặt theo đúng chuẩn được mặc dù bạn cũng không cần nhìn bàn phím.

Mỗi ngón tay của bạn sẽ đảm nhiệm một khu vực nhất định, điều đó giúp bạn gõ văn bản mà không cần nhìn bàn phím. Quy tắt đặt ngón tay sẽ như sau:

Bàn tay trái

Và một lưu ý nhỏ nữa là bạn để ý 2 phím đó là F và J sẽ luôn có một gờ nổi hoặc một đặc điểm nhận dạng nào đó khác với các phím thông thường. Chính vì điểm này mà các bạn sẽ không bị quên vị trí các nút, rất hay đúng không nào 😀

Bước 2: Phân công nhiệm vụ cho từng ngón tay

Về cơ bản thì các ngón tay sẽ đảm nhiệm các phím chủ chốt như sau:

Bàn tay trái

Còn các phím số 1 đến 9, F1 đến F12 hay =, –, backspace … thì chúng ta sẽ ít sử dụng hơn chính vì thế mà bạn có thể gõ thế nào cho phù hợp và bạn cảm thấy thỏa mái là được.

Việc quan trọng nhất là các ngón tay của bạn phải đảm nhiệm đúng nhiệm vụ mấy phím kia là OK !

Bước 3: Chú ý tư thế ngồi khi đánh máy

Một điều khá quan trọng nữa giúp bạn gõ 10 ngón nhanh đó là tư thế ngồi. Nhiều người có thói quen rất xấu đó là ngồi ngồi nghiêng, ngồi tựa vào ghế, ngồi vẹo hoặc ngồi quá cao hay quá thấp..

Điều này ảnh hướng khá nhiều đến việc đánh máy của bạn. Vậy tư thế ngồi thế nào là chuẩn nhất, thỏa mái nhất và không bị gò bó? bạn có thể học cách ngồi như sau:

Ngồi lưng thẳng, mặt đối chính diện với máy tính.

Khủy tay bẻ cong ở góc bên phải

Giữ khoảng cách 45 tới 75 cm so với màn hình máy tính.

Cổ tay chạm vào ngay mép của máy tính ở phía trước bàn phím.

Bước 4: Chăm chỉ luyện tập

Bước cuối cùng cũng là bước rất quan trọng, đó chính là nỗ lực của bạn, các cụ vẫn có câu “trăm hay không bằng tay quen” mà đúng không.

Dù bạn có học thuộc lòng những lý thuyết bên trên nhưng nếu không luyện tập thường xuyên thì vẫn chỉ dừng lại ở ngưỡng “mổ cò” mà thôi.

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Những Câu Chuyện Hay Về Kỹ Năng Giao Tiếp: Ai Cũng Nên Đọc

Câu chuyện hay về nghệ thuật giao tiếp – bán hàng

Ngày nảy ngày nay, có hai cô bán trái cây, xinh ơi là xinh, xinh như nhau và đều khéo léo. Hai cô này phải nói là đều “ngang tài ngang sức”. Cô nào cũng xinh, ăn nói đều giỏi. Một cô tên A và một cô tên B. Tuy nhiên, cô B lúc nào cũng bán đắt hàng hơn cô A. Đố bạn biết tại sao lại như vậy?

Câu trả lời khá bất ngờ đấy. Sự khác nhau chỉ ở một thao tác. Khi cô A bỏ trái cây vào bịch cân cho khách, cô thường lấy dư. Ví dụ, khách mua 1kg, cô thường bốc dư thành 1,2 hoặc 1,3 kg và phải bốc ra. Ngược lại, cô B thường bỏ ít, chẳng hạn 0,8 kg rồi bốc thêm vào cho đủ 1kg.

Như vậy, cùng mua 1kg nhưng cô A khiến người mua hàng cảm giác phần trái cây bị ít đi. Trong khi đó, cô B lại khiến họ tưởng rằng phần mình mua được nhiều hơn.

Bài học rút ra: Bán hàng đúng là một nghệ thuật, chỉ một thao tác nhỏ thôi cũng đã tạo ảnh hưởng lớn. Ai cũng có thể là người bán hàng nhưng giao tiếp với khách hàng thế nào mới là điều quan trọng.

Những câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp ứng xử

Câu chuyện thứ nhất: Trong nhà thờ

Các quý ông thường có thói quen hút thuốc. Và ở trong nhà thờ, nơi thiêng liêng và có chút gì thanh tịnh lại càng là nguồn cảm hứng dạt dào để họ cầm điếu.

Có hai anh chàng nọ cùng có thói quen hút thuốc trong nhà thờ. Một hôm, anh chàng thứ nhất hỏi cha xứ:

Liệu con có thể vừa nghe Kinh thánh vừa hút thuốc được không ạ?

Cha không nói gì nhưng mặt ông đanh lại và tỏ vẻ bực tức ghê gớm. Một ngày khác, vẫn là vị cha đó, anh thứ hai hỏi:

Liệu con có thể vừa hút thuốc vừa nghe Kinh thánh được không ạ?

Ngạc nhiên thay, người cha xứ mỉm cười hiền từ và đồng ý cho anh ta làm như thế.

Bài học rút ra: Với anh thứ nhất, người cha cho rằng việc nghe Kinh thánh là điều thiêng liêng. Do vậy, mọi người nên tập trung và dồn hết tâm tư tình cảm. Không thể để những hành động như hút thuốc lá làm xấu đi hình ảnh đó.

Với anh thứ hai, người cha lại cảm kích vì cha nghĩ ngay cả khi anh ta hút thuốc, anh ta vẫn khát khao được nghe đọc kinh thánh. Như vậy, cách truyền đạt trong giao tiếp hết sức quan trọng. Chỉ cần thay đổi một chút cũng tạo ra những hiệu quả khác biệt.

Câu chuyện thứ hai

Khi Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm đăng cơ, liền muốn coi bói xem ngôi vị này sẽ được truyền đến bao đời. Kết quả là chỉ có một chữ “Nhất” (Một). Vũ Đế tức giận, quần thần đều sợ hãi xanh mặt, không ai dám nói gì.

Bài học rút ra: Cách giao tiếp ứng xử với người khác, đặc biệt với bề trên cần thật thông minh, tinh tế. Chỉ một câu nói của Bùi Khai đã khiến cả triều khâm phục. Trong công việc và cuộc sống cũng vậy, chúng ta cần học cách giao tiếp – ứng xử mọi lúc.

Câu chuyện về lắng nghe tích cực

Một trong những câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp ai cũng nên biết là về kỹ năng lắng nghe. Một người mẹ muốn kiểm tra thành quả về cách giáo dục con cái của mình. Cô vui vẻ đưa cho cậu con trai nhỏ hai quả táo. Sau đó, cô chờ đợi cậu con trai nhỏ sẽ tặng lại cho mẹ một quả. Nhưng cậu bé nhận lấy hai quả táo từ tay mẹ xong cũng chẳng thèm nhìn mẹ lấy một cái. Cậu cắn ngay mỗi quả một miếng.

Người mẹ trẻ cảm thấy rất hụt hẫng, suýt nổi giận và định dạy cho con một bài học về sự tham lam, ích kỷ. Nhưng đúng lúc đó, cậu con trai nhỏ bé cất ngọng líu ngọng lô:

“Mẹ ơi, mẹ ăn quả này này. Con ăn thử ồi, không chua đâu”.

Và nước mắt của người mẹ đột nhiên rơi xuống.

Bài học rút ra: Đôi khi chúng ta tức giận vì không đủ kiên nhẫn và không có thời gian chờ đợi câu trả lời. Phía sau sự lắng nghe là một tấm lòng ấm áp. Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp thực sự rất quan trọng.

Câu chuyện về kỹ năng kiềm chế cảm xúc bản thân

Một ngày, đứa con 3 tuổi của tôi bắt đầu khóc vô cớ. Tôi hỏi: “Con cảm thấy không thoải mái à?”.

“Không”, cậu bé nói.

“Tại sao con lại khóc nữa rồi? Uhm, bố không cảm thấy phiền nếu con khóc nhưng con nên tìm một nơi thích hợp để khóc. Và như vậy, thì sẽ không làm phiền những người khác. Sau khi con khóc đủ rồi, hãy bảo bố mẹ, sau đó con có thể ra ngoài”.

Tôi để nó trong phòng tắm. Hai phút sau, nó gõ cửa và nói: “Con khóc đủ rồi bố”. Sau đó, nó được phép ra ngoài chơi.

Bây giờ, con trai tôi đã 18 tuổi và nó không để cảm xúc của mình ảnh hưởng đến những người khác và đổ sự tức giận của mình lên những người khác.

Bài học rút ra: Kiềm chế cảm xúc của bản thân là một trong những kỹ năng giao tiếp cơ bản mà mỗi người cần tự học vè rèn luyện.

Quan sát – một trong những câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp

Sau nhiều năm công tác, Long được đề cử giữ chức vụ Trưởng phòng Kinh doanh,. Trong khi đó, Nam vẫn giữ nguyên trị ví Nhân viên kinh doanh. Một ngày kia, Nam đã đệ đơn xin từ chức. Cậu than phiền rằng sếp không coi trọng nhân viên chăm chỉ mà chỉ đề cử người biết nịnh bợ.

Biết rằng Nam đã làm việc rất chăm chỉ trong nhiều năm. Tuy nhiên, để giúp Nam nhận ra sự khác biệt giữa anh và Long, người sếp đã đưa ra một việc nho nhỏ. Đó là ông yêu cầu Nam đi ra chợ xem có người bán dưa hấu hay không. Nam quay trở về và trả lời có. Sau đó sếp hỏi thêm bao nhiêu tiền một kg dưa, Nam lại quay trở lại chợ để hỏi và trả lời cho ông chủ là 12.000đ/kg.

Ông chủ bèn nói với Nam rằng: “Khi tôi hỏi Long cùng một câu hỏi, Long đã đi về và trả lời: “Ở chợ chỉ có một người bán dưa giá 12.000đ/kg, 100.000 đồng/10 ký. Trên bàn có 58 quả dưa, mỗi quả nặng từ 2 – 3kg được mua từ miền nam cách đây 2 ngày. Tất cả đều tươi, đỏ ruột và rất ngon”.

Nghe xong Nam cảm thấy rất thấm thía và nhận ra sự khác biệt giữa anh và Long.

Bài học rút ra: Hãy luôn rèn luyện kỹ năng quan sát để phát triển bản thân.

Kỹ năng đàm phán

Jim cầm một chiếc quần cũ vào bên trong một cửa hàng trên có đề tấm bảng “Mua bán quần áo cũ”. Anh ta hỏi ông chủ cửa hàng:

Ông trả tôi bao nhiêu cho cái quần này?

Hai đô la – Ông chủ chiếc sơ qua rồi trả lời cộc lốc.

Cái gì? Tôi nghĩ ít nhất nó cũng đáng giá năm đô la.

Không – Ông chủ cửa hàng kiên quyết. – Nó chỉ đáng hai đô la, không hơn một xu.

Ông chắc chứ? Jim hỏi.

Chắc chắn như thế

Được rồi, tiền của ông đây! Jim vừa nói vừa rút hai đô la đưa cho ông chủ và nói thêm. “Cái quần này treo ngoài cửa tiệm của ông, nó có gắn bảng giá 6,5 đô la nhưng tôi nghĩ như thế là mắc quá nên tôi muốn biết chắc giá thật của nó là bao nhiêu.

Bài học rút ra: Đàm phán trong giao tiếp là cả một nghệ thuật.

Kết luận

Trong cuộc sống, còn rất nhiều những câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp khác. Mọi người nên sưu tầm và tìm đọc để rút ra những bài học hữu ích, nâng cao khả năng giao tiếp cho bản thân.

3.6

/

5

(

5

bình chọn

)

Kỹ Năng Giao Tiếp Thành Công Để Thuyết Phục Người Nghe Theo Lời Phật Dạy

Kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi người. Có khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp chúng ta tiến gần đến nhiều cơ hội để nâng cao chất lượng cuộc sống, được nhiều người yêu mến và tin tưởng. Tuy nhiên, trong chúng ta, không phải ai cũng giỏi giao tiếp. Điều đó dẫn đến bất lợi cho họ như nói không ai nghe, thường xuyên bị chê cười, không nhận được sự kính nể và tôn trọng từ người khác.Vậy làm sao để khắc phục nhược điểm nói trên và có kỹ năng giao tiếp hiệu quả? Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh từng chia sẻ với mọi người khi giao tiếp cần lưu ý những điều sau để cuộc đối thoại thành công.

Yếu tố quyết định kỹ năng giao tiếp tốt là tôn trọng sự thật

Chúng ta biết rằng, sự thật không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố nào. Dù là quyền uy hay sức mạnh thì sự thật mãi là sự thật. Không một ai có thể dùng quyền uy của mình để áp đặt suy nghĩ của bản thân lên người khác. Trong giao tiếp, chúng ta có thể đưa ra nhiều lý lẽ để tranh luận. Nhưng mỗi người phải chuẩn bị cho mình lối tư duy, dù quan điểm của mình đúng hay sai cũng không quan trọng. Mà quan trọng làm sao để làm sáng tỏ sự thật. Dù lý lẽ đưa ra đúng hay sai thì cũng không phiền lòng, nóng giận mà phải cùng nhau trao đổi để giải quyết được vấn đề, để sự thật được đưa ra. Sư Phụ chỉ dạy: “Chân lý không phụ thuộc vào ông vua, tổng thống, thủ tướng, hay người hà tiện. Người có quyền lực hay không có quyền lực, người ngu, kẻ trí thì chân lý cũng không phụ thuộc vào những yếu tố đó”. Với cuộc sống gia đình, quan hệ anh em, đồng nghiệp, khi nói chuyện, chúng ta cố gắng đặt sự thật làm tiêu chuẩn để trao đổi, không dùng quyền uy để tranh luận với nhau. Đặc biệt trong môi trường doanh nghiệp hiện nay, muốn công ty được tiến bộ thì người lãnh đạo, không được chuyên quyền, độc đoán. Khi đưa ra các quyết định nên cân nhắc về lợi ích của cá nhân, của tập thể và tham khảo ý kiến của nhân viên. Như vậy, người lãnh đạo mới tập hợp được nhiều người tài giúp sức cho công việc kinh doanh phát triển.

Kỹ năng giao tiếp thông minh là biết lắng nghe ý kiến của người khác

Yếu tố thứ hai giúp cuộc đối thoại thành công, đó là cần tôn trọng ý kiến của người khác khi giao tiếp. Sư Phụ chia sẻ: “Hầu hết các mâu thuẫn trong cuộc sống là do trái ý kiến với nhau. Chúng ta là con Phật, tức là đang đi trên con đường tìm cầu chân lý, đi đến chân lý, mà chân lý thì phải có đàm luận với nhau, mà đàm luận với nhau thì phải tôn trọng ý kiến nhau để đạt được chân lý”. Nếu ai cũng muốn bảo vệ quan điểm của mình, người này bảo vệ quan điểm này, người kia bảo vệ quan điểm kia, mà không biết lắng nghe quan điểm của nhau, sẽ khiến chúng ta dễ dàng bị chia rẽ, xa cách. Người xưa có câu: “Trung ngôn nghịch nhĩ”, tức là, lời ngay thật thường khó nghe, khó tiếp nhận. Không phải lúc nào chúng ta cũng sáng suốt, cũng có những quyết định đúng đắn. Muốn cuộc đối thoại kết thúc trong niềm vui, cần biết lắng nghe những ý kiến trái chiều, những góp ý của mọi người để thấy được điểm yếu của bản thân. Từ đó chúng ta mới có những điều chỉnh và sửa đổi giúp kỹ năng giao tiếp tốt lên.

Lắng nghe là một kỹ năng giao tiếp rất quan trọng theo lời Phật dạy

Áp dụng lời khuyên về kỹ năng giao tiếp của Sư Phụ vào cuộc sống đời thường

Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp gia đình có một cuộc sống hạnh phúc

Cha mẹ không vội phán xét suy nghĩ của con. Thay vào đó, cha mẹ phân tích cho con hiểu điều đang cần bàn bạc. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đứng theo góc nhìn của con, không để suy nghĩ của bản thân áp đặt con cái. Cha mẹ nên cho phép con tham gia vào các vấn đề gia đình, được phép nói lên ý kiến của mình. Như vậy, dù không theo đúng ý mình, nhưng các con sẽ cảm nhận được sự tôn trọng của bố mẹ với quan điểm của mình. Bên cạnh đó, là người con, trước hết phải yêu kính, tôn trọng bố mẹ, không bỏ đi hoặc cắt ngang khi cuộc trò chuyện đang diễn ra. Tiếp đến là sự thẳng thắn, người con nên bày tỏ rõ ràng quan điểm với cha mẹ về những suy nghĩ của mình, con đang nghĩ gì, nghĩ như thế nào, tại sao con lại nghĩ như vậy, làm như vậy con sẽ có lợi ích ra sao.Vậy là qua lời giảng pháp của Sư Phụ, mỗi chúng ta đã biết mình sẽ làm gì và phải làm thế nào để có kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Từ đó, chúng ta tạo được cầu nối gắn kết với mọi người xung quanh và tìm ra chìa khóa để mở những cánh cửa cơ hội thành công trong hiện tại và tương lai.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Năng “Biết Mình Là Ai?” trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!