Bạn đang xem bài viết Lời Dạy Của Khổng Tử Về Cách Sống Cách Làm Người Ý Nghĩa Nhất Mọi Người Nên Học Hỏi được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tiểu sử về Khổng Tử
Khổng Tử còn gọi là Khổng Phu Tử 27 tháng 8 âm, 551 -11 tháng 4 479 TCN là một nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng, lời dạy và triết lý của ông có ảnh hưởng sâu rộng đối với đời sống và tư tưởng của các dân tộc Đông Á. Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc thầy của muôn đời).
Triết học của ông nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, “Đạo Trung Dung” và các đức tính “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Các giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc như Pháp gia hay Đạo gia trong suốt triều đại nhà Hán. Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo. Khổng giáo được một người Italia là Matteo Ricci đưa vào Châu Âu, ông cũng là người đầu tiên La tinh hoá tên Khổng Tử thành “Confucius”. Khổng giáo còn được xem là một tôn giáo lớn của loài người, nhất là dân tộc Trung Hoa.
Các bài giảng của Đức Khổng Tử được nghiên cứu chủ yếu qua cuốn Luận Ngữ, một tập hợp những “mẩu chuyện cách ngôn ngắn”, được biên soạn nhiều năm sau khi ông qua đời do các học trò của ông ghi chép lại. Trong gần 2.000 năm ông được cho là người biên soạn hoặc tác giả của Ngũ Kinh: Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu (Kinh Nhạc đã bị Tần Thủy Hoàng đốt mất nên còn lại Ngũ Kinh).
Đọc hết mới là kẻ trọng đạo lý, hiểu hết mới mong có nhân cách hơn người
Con người ta sinh ra lớn lên già cả rồi bệnh tật mất đi. Cát bụi lại trở về cát bụi. Âu cũng là quy luật thường tình của một kiếp người. Sinh, lão, bệnh, tử vốn là như vậy. Tuổi trung niên đã có những bước thăng trầm trong cuộc sống, có những thành công, có những thất bại trong cuộc sống vật chất, cuộc sống tình cảm đôi lứa. Đi qua rồi ngẫm lại mới thấy rằng kinh nghiệm cuộc sống đường đời sẽ mãi là những bài học mới cho tất cả chúng ta, dù ở địa vị nào, số phận nào đi chăng nữa. Sang hèn trong kiếp con người ta, không hơn thì cố gắng bằng người. Các bậc tiền bối dạy đời bằng một quá trình đúc kết kinh nghiệm cuộc sống chắt lọc từ thực tế mà nên triết lý sống. Ngẫm lại thời gian trôi đi như thoi đưa, không biết bao giờ mới về với ngày xưa ơi, để rồi cùng ôn lại những kỷ niềm thời niên thiếu có buồn, vui, sướng, khổ, có điều ngây thơ, trong trắng chưa vương vấn bụi đường đời…
Tính Cách Của Người Quân Tử Là Gì Và Khổng Tử Nói Về Quân Tử Thế Nào ?
Ánh sáng lấp lánh của những vì sao, sắc vang rực rỡ của hoa mai và khí tiết thanh cao của cây tùng cũng chính là những hình ảnh chân thực nhất để nói về bậc quân tử. Lặng lẽ hi sinh mà không cần sự công nhận. Thế mà chúng ta lại ngưỡng mộ vì sao sáng giữa bầu trời đen tĩnh mịch, khâm phục sự kiên cường của hoa mai đua sắc giữa ngày đông lạnh giá và lại bị chinh phục bởi khí chất thanh cao của cây tùng xanh mát quanh năm, không bị các yếu tố xung quanh tác động.
Bậc quân tử cũng như vậy, tưởng là không được công nhận nhưng thực ra lại luôn nằm trong trái tim của những người xung quanh,là ánh sáng ấm áp và hiền hòa nhất thế gian.
Người Quân tử là người có đức tính ngay thẳng, công tư phân minh và không khuất tất vụ lợi cho riêng cá nhân. Không những thế, người quân tử còn là người có nhân nghĩa đạo đức nhưng không hề khoe khoang hay tự cao, là người có nội tâm không oán không hận, phong thái ung dung điềm đạm.
Đó cũng là lý do có câu tục ngữ là: “Trữ đắc tội quân tử, bất đắc tội tiểu nhân”, nghĩa là, nếu buộc phải đắc tội với ai đó thì thà chấp nhận đắc tội với bậc Quân tử chứ không nên đắc tội với kẻ tiểu nhân.
Vì kẻ tiểu nhân luôn có tâm tính hẹp hòi, ích kỷ, vụ lợi cá nhân và luôn tìm cơ hội đâm sau lưng người khác còn bậc Quân tử có tấm lòng nhân từ, vị tha và lấy thiện báo ác, vì có những bậc quân tử như thế mà cuộc đời đẹp hơn biết bao nhiêu.
Thuở ban đầu 2 chữ Quân tử được xuất hiện vào thời nhà Chu, khi vua Chu phân chia đất đai lập nên các Vương hầu, thì con của các vị Vương hầu này được gọi là “Quân tử” hay “Quân chi tử”, đây là danh xưng dành cho những người có địa vị cao quý trong xã hội thời bấy giờ. Nhưng sau đó, vào thời Xuân Thu thì “Quân tử” lại là dành để gọi các bậc quan lại và sĩ phu.
Và 2 chữ “Quân tử” lại được Đức Khổng Tử dành cho những người có đạo đức và phẩm hạnh cao quý, hội tụ đủ Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín, trong đó “Nhân đức” được Khổng Tử đặt ở vị trí hàng đầu.
Bên cạnh đó, 1 người quân tử cũng cần hội tụ trí tuệ và sự dũng cảm, điều này được Đức Khổng Tử viết: ” Quân tử nghĩa dĩ vi thượng. Quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo” , tạm hiểu là: người Quân tử phải trọng nghĩa, Quân tử chỉ dũng cảm nhưng không có nghĩa lý thì sẽ chỉ biết làm loạn, tiểu nhân dũng cảm mà không có nghĩa lý thì hành vi bất hảo, chỉ có thể làm trộm cướp.
Đức Khổng Tử lại viết về Quân tử trong Luận Ngữ-Lý nhân: ” Phú dữ quý, thị nhân chi sở dục dã; bất dĩ kì đạo đắc chi, bất xử dã. Bần dữ tiện, thị nhân chi sở ác dã; bất dĩ kì đạo đắc chi, bất khứ dã. Quân tử khứ nhân, ác hồ thành danh? Quân tử vô chung thực chi gian vi nhân, tạo thứ tất vu thị, điên phái tất vu thị”.
Ngụ ý Đức Khổng Tử chính là:
Nếu giàu sang phú quý mà không dùng Nhân nghĩa đạo đức để đạt được thì không nên làm.
Nếu nghèo hèn không dùng đạo đức nhân nghĩa để thoát nghèo hèn thì không nên làm.
Người Quân tử làm việc mà không có đạo đức, nghĩa lý thì sao đáng là bậc Quân tử.
Dù vội vã, nguy cấp, dù khốn cùng nguy nan thì bậc quân tử cũng không làm điều trái nhân nghĩa đạo đức, dù đó chỉ là 1 bữa ăn. Đó chính là đức tính cao quý, thanh cao mà chỉ bậc quân tử mới có.
” Quân tử hữu cửu tư: thị tư minh, thính tư thông, sắc tư ôn, mạo tư cung, ngôn tư trung, sự tư kính, nghi tư vấn, phẫn tư nan, kiến đắc tư nghĩa” đây chính là 9 phẩm chất của Quân tử mà Khổng Tử đề cập đến trong Luận ngữ-Quý thị.
Phải dùng con mắt công tư phân minh để nhìn nhận đúng, sai
Thính giác phải rõ để nghe chuẩn xác
Sắc mặt bản thân phải luôn ôn hào, điềm đạm
Thái độ luôn khiêm tốn, kính trên nhường dưới
Lời nói phải trung thực
Hành động phải cẩn trọng
Khi gặp điều nghi vấn thì phải làm cho thông suốt, không nghi hoặc
Kiềm chế cảm xúc nóng giận, hành động phải suy xét hậu quả
Không làm điều trái nhân nghĩa để đạt được lợi ích.
Đó là 9 điều cần suy xét mà người Quân tử luôn phải tự vấn để bản thân không phạm phải những lỗi về nhân nghĩa, đạo đức.
Khổng Tử viết trong Khổng Tử gia ngữ – ngũ nghi giải: ” Sở vị quân tử giả, ngôn tất trung tín nhi tâm bất oán, nhân nghĩa tại thân nhi sắc vô phạt, tư lự thông minh nhi từ bất chuyên; đốc hành tín đạo, tự cường bất tức, du nhiên nhược tương khả việt nhi chung bất khả cập giả. Thử tắc quân tử dã”.
Vì theo Ngũ nhi thì người quân tử được xếp ở giữa”người thường, người trí thức, quân tử, người tài đức, thánh nhân” không tranh giành mà cứ lặng lẽ tô điểm và giúp đỡ cho đời.
Thời kỳ xưa khi nói đến Quân tử chúng ta thường nghĩ đến những người nam nhân, và chỉ có nam nhân mới được gọi là người Quân tử nhưng ngày nay khi xã hội đã phát triển, tôi lại thấy rằng rất nhiều phụ nữ đã đạt đến cảnh giới của bậc Quân tử.
Họ là những người hào kiệt, cho đi mà không mong muốn nhận lại, họ dùng trái tim bao dung và sự rộng lượng để hành xử với đời với người, và cứ như thế trong dòng đời đục trong này có những bậc quân tử nam nữ cứ như thế tô đẹp cho đời, hay cuộc đời vì có họ mà đẹp hơn biết bao.
Danh Ngôn Về Cách Làm Người
2. Những câu nói để đời GIÚP BẠN SỐNG TỐT HƠN – Thiền Đạo
3. Đừng bao giờ sống theo ý thích của người khác vì cuộc đời chỉ có một.
4. Tổng hợp danh ngôn về tính cách hay nhất, những quan điểm của những người nổi tiếng về tính cách, những câu nói về tính cách hay nhất.
9. Danh ngôn hay về Cách ăn mặc Biểu cảm người phụ nữ mang trên gương mặt quan trọng hơn nhiều quần áo nàng mặc trên người.
10. Với Những danh ngôn sâu sắc đáng suy ngẫm về nhân cách con người chúng tôi hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về những điều cho phép trong xã hội và bạn có thể rèn luyện nhân cách của mình qua những câu nói hay về cuộc sống này.
13. Danh ngôn – Tuyển tập những câu nói hay, lời hay ý đẹp, châm ngôn hay về cuộc sống, tình yêu, tình bạn.
15. Tổng hợp danh ngôn về tính cách hay nhất, những quan điểm của những người nổi tiếng về tính cách, những câu nói về tính cách hay nhất.
17. 1-Người Phật tử, phải thắng sự lười biếng bởi thái độ ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác mà cầu khẩn van xin để đánh mất chính mình.
18. Hãy đi sâu vào vẻ đẹp của ngôn ngữ bình dân, hãy đi sâu vào những câu nói hài hoà cân đối … Bạn sẽ thấy ở đó sự phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị của sức mạnh ngôn ngữ, vẻ đẹp tuyệt vời của những ngôn từ.
21. Tổng hợp danh ngôn công việc hay nhất, những quan điểm của những người nổi tiếng về công việc, những câu nói về việc làm hay nhất.
27. Cảm nhận của một người Mỹ về phong cách làm việc của người Đức Vừa mới đây, trên „Blinkist”, một cái App chạy trên Smartphone được giới CEO yêu chuộng, xuất hiện một bài viết của một phụ nữ người Mỹ, cô Caitlin Schiller nói về những cảm nhận về phong cách làm việc của….
28. Hướng ngược gió, càng hợp để bay, tôi không sợ ngàn vạn người ngăn cản, chỉ sợ chính bản thân mình đầu hàng.
Khổng Tử Nói Về Tiểu Nhân Thế Nào Và Lời Dạy Của Khổng Tử
Nếu trong dòng đời đục trong khó phân này thì quân tử chính là những điểm sáng, những điều đẹp đẽ, còn tiểu nhân chỉ là những điểm đen thấp hèn luôn bị quên lãng. Chúng ta thường thổn thức và khắc cốt ghi tâm những điều tốt đẹp chứ mấy ai lại ghi nhớ đến những điều xấu xa. Chúng ta chỉ có 1 đời thế thì cớ sao phải sống lối sống của kẻ tiểu nhân, xấu xa và thấp hèn.
Bài viết này Lời hay ý đẹp chia sẻ những lời dạy của Khổng Tử về bậc Quân tử và tiểu nhân khác nhau như thế nào !
Nho giáo còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng có ảnh hưởng sâu sắc tại ở các nước châu Á là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam, Nho Giáo là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị và tốt đẹp.
Những triết lý của đạo Khổng luôn có ý nghĩa cải thiện tích cực cuộc sống, giúp cho chúng ta nhìn thông suốt nhiều việc, từ đó phát triển cuộc sống của mình ngày càng tốt và sống thấu tình đạt lý, không bị lối sống của kẻ tiểu nhân ảnh hưởng. Đức Khổng Tử có 4 câu thơ sau để nói về kẻ tiểu nhân:
Khổng Tử nói về tiểu nhân thế nào ?
Kẻ tiểu nhân tư vị mà không thân với khắp mọi người
Theo Khổng Tử, tiểu nhân là những kẻ trọng lợi ích của bản thân,bất chấp mọi cách mọi thủ đoạn để đạt được lợi ích, không quan tâm đến đạo đức, lễ nghĩa. Sống luôn lấy lòng người khác và luôn sống 2 mặt.
Kẻ tiểu nhân thì bị mọi người coi thường và xa lánh. Dù kẻ tiểu nhân ấy có dùng mọi cách để che dấu đi tính cách thấp hèn của mình thì người khác vẫn có thể nhìn thấu. Chính vì thế, trong Luận ngữ II.14 Đức Khổng Tử có nói: “Người quân tử thân với khắp mọi người mà không tư vị, kẻ tiểu nhân tư vị mà không thân với khắp mọi người”.
Ngụ ý chính là người quân tử không cần tư vị ai nhưng luôn thân thiết với mọi người nhờ đức tính thẳng thắn, bao dung và sống thấu tình đạt lý, biết đúng sai để hành xử còn kẻ tiểu nhân có thiên vị, có nịnh hót kết thân với ai thì cũng không thể thân tình với bất kỳ ai, vì kẻ tiểu nhân luôn bất chấp đúng sai để đạt được mục đích, đối đãi không thật lòng nên người đời luôn tránh xa và dù trước mặt không nói nhưng họ luôn có thái độ dè chừng không gần gũi quá với những kẻ tiểu nhân.
Kẻ tiểu nhân hống hách và không biết cách hành xử đúng mực
Trong Luận ngữ XVI.8, Khổng Tử nói: “Người quân tử sợ ba điều: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời nói của thánh nhân. Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời, nên không sợ, (mà còn) khinh nhờn bậc đại nhân, giễu cợt lời nói của thánh nhân”.
Khổng Tử lại nói trong Luận ngữ, IV.11 rằng: ” Người quân tử quan tâm tới đạo đức, kẻ tiểu nhân quan tâm tới nhà đất. Người quân tử quan tâm tới phép tắc, kẻ tiểu nhân quan tâm tới ơn huệ”
Chính lối sống này đã khiến mọi người coi thường những kẻ tiểu nhân. Khi họ không tôn trọng, cung kính bậc trên và không yêu thương, giúp đỡ người dưới thì chính họ cũng khiến giá trị của bản thân đi xuống. Không có giá trị trong xã hội.
Kẻ tiểu nhân kiêu căng nhưng luôn sống trong sự phập phồng lo âu
Trong Luận ngữ, VII.36 Khổng Tử có nói: “Người quân tử trầm tĩnh an hòa, kẻ tiểu nhân phập phồng âu lo”. Và Người cũng có nói trong Luận ngữ XIII.26 rằng: “Người quân tử ung dung mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà không ung dung”.
Nếu như người quân tử luôn có phong thái ôn hòa, điềm tĩnh và ung dung thì kẻ tiểu nhân bên ngoài luôn tỏ ra kiêu căng nhưng trong tâm không an, luôn phập phồng lo sợ, chính vì lối sống không đạo đức nên trong tâm không thể thanh tịnh và bao dung được.
Kẻ tiểu nhân đạt được lợi ích nên bất chấp mọi thứ, bỏ ngoài và không màng đến đạo đức, lễ nghĩa, nhưng chính những điều đó khiến cho kẻ tiểu nhân 1 đời không thể sống 1 cuộc đời bình yên và hạnh phúc được. Đó chính là luật Nhân-Quả không bỏ sót một ai.
Kẻ tiểu nhân chỉ biết cầu ở người và dễ tha thứ cho lỗi lầm của bản thân
Khổng Tử có nói trong Luận ngữ XVII.20 là: ” Người quân tử cầu ở mình, kẻ tiểu nhân cầu ở người”. Khi người quân tử luôn dùng trái tim bao dung để đi giúp đỡ cho người, và luôn tự mình vượt qua những khó khăn, vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống thì kẻ tiểu nhân khi gặp chuyện chỉ biết đi nhờ cậy người khác giúp đỡ, không có tự mình giải quyết khó khăn, đó chính là lối sống ích kỷ, lợi ích thì tư vụ cho mình còn khó khăn thì đẩy cho người.
Trong Luận ngữ, XIII.23 Khổng Tử nói: “Người quân tử hòa với mọi người mà không về hùa với ai, kẻ tiểu nhân về hùa với mọi người mà không hòa với ai”. Và Đức Khổng Tử còn đúc kết rằng: “Quân tử hoài đức, tiểu nhân hoài thổ. Quân tử hoài hình, tiểu nhân hoài huệ”.
Lời dạy của Khổng Tử về Quân tử và tiểu nhân
Câu nói này cũng chính là câu đúc kết có giá trị nhất của Đức Khổng Tử về người quân tử và kẻ tiểu nhân. Quân tử thì trọng đạo đức, nhân nghĩa, khi bản thân phạm sai lầm thì tự dùng những hình phạt để giáo huấn nghiêm khắc bản thân.
Cũng là cách thể hiện cho lối sống nói được làm được của mình, đúng thì tán thưởng sai thì phải chấp nhận hậu quả.
Còn kẻ tiểu nhân không màng đến nhân đức mà chỉ chú trọng đến những thứ như đất đai tài sản, khi bản thân phạm lỗi luôn dùng những lý do ngụy biện để tự bào chữa cho bản thân và luôn luôn ghi nhớ ân tình của mình đã làm cho người khác mà cầu xin họ tha thứ cho lỗi lầm của mình.
Đức Khổng Tử có rất nhiều câu nói triết lý về tiểu nhân như thế cũng là muốn chúng ta hãy tránh xa lối sống của một kẻ tiểu nhân. Cuộc đời chỉ có một, hà cớ chi cứ phải đi nịnh nọt, bất chấp thủ đoạn làm tổn hại đến người khác.
Chính là nếu không muốn việc đó xảy ra với mình thì cũng đừng để việc đó xảy ra với người khác. Sao không sống 1 đời ung dung, tự do tự tại, khắc cốt ghi tâm những điều tốt đẹp nhất trên thế gian.
Ham muốn chi những thứ không thể mang về với cát bụi, vì thế hãy cứ sống hiên ngang với trời đất, sống để cống hiến theo những cách đẹp nhất và yêu thương trọn vẹn nhất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Lời Dạy Của Khổng Tử Về Cách Sống Cách Làm Người Ý Nghĩa Nhất Mọi Người Nên Học Hỏi trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!