Bạn đang xem bài viết Má Lúm Đồng Tiền Trong Thơ Ca Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Má lúm đồng tiền là biểu tượng cho vẻ đẹp dịu dàng đến thuần khiết, là “ma lực” khiến người khác phải mê mẩn. Nhiều nhà thơ đã từng đắm chìm bởi nụ cười duyên má lúm của mỹ nhân, đó là sự si mê trong cái đẹp và sự si mê trong nghệ thuật, nhờ đó mà nhiều bài thơ về má lúm đồng tiền mang nhiều nét đẹp của đôi má lúm đã ra đời.
Có rất nhiều bài thơ về má lúm đồng tiền trong thơ ca Việt Nam
Từ xa xưa, trong bài ca dao Mười thương đã công nhận má lúm đồng tiền khiến người con gái trở nên đáng yêu
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền…
Rồi hình ảnh nữ sinh dịu dàng trong tà áo dài khiến bao “cây si” phải ngóng trông, mê mẩn như chàng ca sỹ quên bài ca tỏ tình để rồi thơ thẩn với mối tình trăm năm
Đồng tiền má lúm duyên ưa
Áo học trò trắng cho vừa thơ ngây
Trưa trưa chong mắt đong đầy
Cây Si lá rụng bay đầy mắt nai….
… Ta về thơ thẩn như là
Chàng ca sĩ quên bài ca tỏ tình
Ve trên cành Phượng làm thinh
Đồng tiền má lúm gieo tình trăm năm
Đôi má lúm cũng tạo nét duyên mặn mà khiến tác giả Nguyên Đỗ thành như “con nhạn chợt xa xuống đời”
Hai bên má lúm đồng tiền
Em cười xinh lạ nét duyên mặn mà
Em nghiêng mắt liếc nhìn ta
Ta như con nhạn chợt sa xuống đời…
…Em ơi hãy nở môi cười
đồng tiền bên má mọc mời đam mê
Tác giả TTL mê mẩn nụ cười má lúm đến độ chết đứng trước nhan sắc yêu kiều, đằm thắm của cô gái
Tóc dài ai xỏa bờ vai
Gió đưa sợi tóc, áo dài vẽ duyên
Ai cười má lúm đồng tiền
Để ai chết đứng bên triền núi mơ
Ai nghiêng chiếc nón bài thơ
Để ai ngơ ngẩn làm thơ yêu người
Nếu bạn may mắn được sở hữu chiếc má lúm đồng tiền duyên dáng, biết đâu trong những bài thơ trên phảng phất nụ cười của bạn. Còn nếu không được, tại sao bạn không tự tạo may mắn cho mình bằng cách nhờ sự can thiệp của công nghệ. Hiện nay, chỉ bằng một vài thao tác đơn giản, bạn đã sở hữu một lúm đồng tiền xinh xắn vĩnh viễn mà đảm bảo an toàn, không xâm lấn, không đau và không có sẹo.
Nguồn: taomalumdongtien.net
5
/
5
(
1
vote
)
Ý kiến của bạn
Xem nhiều nhất
Nhập thông tin của bạn
Gửi ý kiến thành công
Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Bạn đang xem: Má lúm đồng tiền trong thơ ca Việt Nam trong KIẾN THỨC TẠO MÁ LÚM ĐỒNG TIỀN
BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
TƯ VẤN 24/7: 1900.6466
Má Lúm Đồng Tiền Đẹp Và Những Bí Ẩn Ít Ai Biết Đến
– Y học đưa ra giải thích rằng: Má lúm đồng tiền vốn được xem là một nét đẹp đáng yêu và chỉ gặp trên số ít người, nhưng thật tế lại là một khiếm khuyết nhỏ ở hệ thống cơ mặt, hiện lên ở vùng má gần miệng. Da tại trên phần cơ gặp khiếm khuyết dính vào tổ chức liên kết tại bên dưới và tạo thành một vết lõm bên trên má, lộ rõ lúc cơ hoạt động như là khóc, nói, nhất là khi cười.
Vậy thì má lúm đồng tiền có di truyền không? Thực tế đặc điểm này cũng có tính di truyền. Nếu như bố hay mẹ có má lúm đồng tiền, thì khi con sinh ra sẽ sở hữu tới 50% cơ hội thừa hưởng về đặc điểm này. Còn nếu như cả bố và mẹ đều sở hữu má lúm đồng tiền, thì đứa con sinh ra có khả năng thừa hưởng nét đẹp duyên dáng này tới 50-100%.
– Ý nghĩa của má lúm đồng tiền theo như văn hóa của phương Đông: người trần chết xuống Âm Phủ cần đi qua Quỷ Môn Quan. Ở đây, họ sẽ uống loại nước mang tên vong tình thủy. Loại nước này nhằm làm tiêu tan, xóa hết ký ức tại cõi trần, giúp người đấy quên đi mọi sự việc trong kiếp trước.
Tuy nhiên, có một vài người đã khóc lóc cùng van xin, bởi còn nặng tình với cuộc sống trước đó, không chịu uống loại nước này. Diêm Vương lền đánh dấu họ chính với vết lõm trên má của người đi đầu thai. Nên theo quan niệm của phương Đông, những người có má lúm đồng tiền thường là người còn lưu giữ được ký ức, hình ảnh về cuộc sống cũ và các ký ức này có thể truyền lưu từ đời này tới lời khác. Họ là những người chung tình và chung thủy.
– Theo văn hóa của phương Tây, má lúm đồng tiền được Thần Vệ Nữ đánh dấu để nhằm phù hợp tái sinh tại kiếp khác. Những ai có được má lúm đồng tiền thường sở hữu nét duyên rất đặc biệt, mang nụ cười ngọt ngào , thu hút ánh nhìn. Hình ảnh má lúm đồng tiền đẹp đã đi vào trong câu văn lời thơ của nhà văn, nhà soạn nhạc, những ô thôn nữ của các tác phẩm thường được miêu tả cới những mỹ từ vô cùng đẹp đẽ.
back to menu ↑
Ý nghĩa của lúm đồng tiền 2 bên theo nhân tướng học
Đối với con gái:
Phụ nữ có được má lúm đồng tiền ở 2 bên thường là con người dịu dàng, duyên dáng, dễ gần và đáng yêu. Họ luôn biết cách để chăm sóc, quan tâm tới những người xung quanh, họ biết nhẫn nhịn và được nhiều người xung quanh vô cùng yêu quý.
Những cô gái mang trên người đôi má lúm thường được rất nhiều chàng trai theo đuổi, có được cuộc sống hôn nhân đầy hạnh phúc, viên mãn. Ngoài ra, con gái má lúm đồng tiền thường khá là ôn hòa với bình lặng gần như chẳng có quá nhiều biến cố tại cuộc đời, sở hữu đường công danh cùng sự nghiệp ổn định.
Đối với con trai
Con trai mang má lúm luôn là người lạc quan, vui vẻ, mang trái tim ấm áp, biết quan tâm cùng che chở, sống chan hòa với tất cả mọi người xung quanh, được yêu mến và quý trọng.
Con trai sở hữu má lúm 2 bên sẽ có tướng giàu sang, gặp nhiều may mắn trong sự nghiệp cùng cuộc sống. Những chàng trai có được má lúm đồng tiền hay là người thông minh, nhanh nhẹn cùng rất quyết đoán. Con đường công danh với sự nghiệp của họ vô cùng may mắn, ổn định.
Con trai có má lúm đồng tiền hay có nhiều mối tình lãng mạn, cuộc sống đào hoa hơn hẳn người khác. Họ được theo đuổi nhiều nên thiếu kiên định, yếu mềm bên trong tình cảm, dễ xiêu lòng trước “sự quyến rũ” mới.
Hình Tượng Bác Hồ Trong Ca Dao Việt Nam
ThS. Phan Thị Hoài
Phòng Tuyên truyền, Giáo dục
Để nói lên tâm tư, tình cảm của mình, nhân dân ta thường sáng tác ca dao. Ca dao là những sáng tác có vần điệu được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong lịch sử văn học dân tộc và thế giới chưa có danh nhân nào được ca dao hóa với số lượng nhiều và sâu đậm nghĩa tình như Chủ tịch Hồ Chí Minh.
1. Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Ca dao về Bác Hồ là những bài ca dao do nhân dân khắp mọi miền đất nước sáng tác về Bác từ sau cách mạng tháng Tám. Đây là một bộ phận của ca dao hiện đại. Tình cảm sâu nặng của nhân dân dành cho Bác không chỉ vì Bác Hồ là lãnh tụ tối cao của dân tộc mà vì Bác là tấm gương mẫu mực hy sinh cả cuộc đời tận trung với nước, tận hiếu với dân.
Đất nước lầm than, thấu hiểu sâu sắc nỗi thống khổ, vất vả của người dân trong cảnh cơ hàn, ngày 05/6/1911, từ bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên 21 tuổi dưới tên Văn Ba đã rời quê hương xứ sở. Không tiền bạc, không bạn bè người thân, người thanh niên ra đi với hành trang là tấm lòng yêu nước, thương dân thiết tha:
Nhà Rồng bến cũ tối tăm/ Ra đi cho sáng trăng rằm nước non/ Nhìn về một dải giang sơn/ Càng cao sóng biển căm hờn bấy nhiêu; Thương nhà phải tạm rời nhà/ Xa quê năm tháng không nhòa tình quê/ Hướng về đồng ruộng, bờ tre/ Xót tình non nước bốn bề lao đao/ Bao phen sóng vỗ thuyền chao/ Đinh ninh tấc dạ mai sau lại về.
Ba mươi năm bôn ba trên đất khách quê người, hòa mình vào cuộc sống của những người dân lao động nghèo khổ ở các dân tộc trên thế giới, Bác đã sống bằng nhiều nghề vất vả chỉ để tìm ra con đường cứu nước, trở về Tổ quốc lãnh đạo nhân dân thoát khỏi ách nô lệ. Ca dao đã thuật lại sống động những ngày dài gian khổ đó:
Đêm dài thăm thẳm Châu Phi/ Công Poanh tuyết trắng, Pa-ri gió cồn/ Sương mù mờ mịt Luân Đôn/ Thương đôi dép nhỏ đã mòn chông gai/ Giữa trời băng giá Quảng Đông/ Bác nhen nhóm ngọn lửa hồng mai sau; Nỗi lòng đau đáu canh thâu/ Trời Tây tuyết giá mây sầu tứ giăng/ Tình dân dây đã buộc ràng/ Nỗi riêng gác lại gió sương quản gì/ Con đường cứu nước nhiêu khê/ Bồi bàn, quét tuyết, việc chi cũng làm…
Trên suốt chặng đường bôn ba khắp các châu lục, cuộc sống lao động đầy gian khổ đã không làm Người chùn bước, trái lại càng tôi luyện, hun đúc lòng yêu nước nồng nàn, thôi thúc Người tranh thủ mọi cơ hội để học hỏi, để nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Trong khó khăn gian khổ ấy, Người đã tìm ra chân lí sáng ngời: đó là Chủ nghĩa Mác – Lênin:
Canh dài tâm sự ngổn ngang/ Đồng bào giai cấp, tìm đường tiến lên/ Sáng lòng nhờ Mác – Lênin/ Đầu rơi máu đổ vẫn tin một ngày./ Khắp nơi đỏ rực cờ bay/ Bình minh xua bóng đêm dài tối tăm.
Cách mạng tháng Tám thành công nhưng chính quyền non trẻ gặp khó khăn trăm bề. Khó khăn lớn nhất chính là nạn đói. Vấn đề cấp bách nhất của Chính phủ lâm thời là cứu đói. Ngoài giải pháp “sẻ cơm nhường áo” thì tăng gia sản xuất là giải pháp giải quyết vấn đề từ gốc. Người khẩn thiết kêu gọi: “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do độc lập”. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, người nông dân trên đồng ruộng, người công nhân trong xưởng máy thi đua đẩy mạnh tăng gia sản xuất:
Nghe lời Bác dạy thì no/ Đừng để đất nghỉ, đừng cho máy ngừng/ Đừng để ao cá vắng tăm/ Chuồng gà vắng trứng, buồng tằm vắng tơ; Chúng con quyết chí thi đua/ Sản xuất, tiết kiệm cho vừa lòng Cha.
Cùng với chiến dịch chống giặc đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động cuộc thi đua chống giặc dốt bởi một “quốc nạn” mà thời Pháp thuộc để lại là hơn 90% dân Việt Nam mù chữ. Chính vì thế, Bác đã kêu gọi nhân dân “chống nạn mù chữ”, “diệt giặc dốt” vì “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thực hiện lời hiệu triệu của Người, phong trào “Bình dân học vụ” phát triển khắp nơi và chỉ trong ba năm đã có hơn 8 triệu người Việt Nam biết đọc, biết viết. Ca dao về Bác xuất hiện hàng loạt các bài cổ động cho phong trào này:
Hôm qua anh đến chơi nhà/ Thấy mẹ dệt vải thay cha đi bừa/ Thấy nàng mải miết xe tơ/ Thay cháu “i – tờ” ngồi học bi bô/ Thì ra vâng lệnh Cụ Hồ/ Cả nhà yêu nước “thi đua” học hành; Giỏi như đến mức Cụ Hồ/ Người còn phải học huống hồ chúng ta; Không đèn thì lấy ánh trăng/ Mực bằng đậu cút, giấy bằng lồ ô/ Quyết tâm học chữ Bác Hồ/ Nước nhà độc lập, tự do có ngày.
Suốt chặng đường dài đấu tranh, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với từng thăng trầm biến thiên của lịch sử dân tộc, trên từng bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam. Mọi đối tượng, mọi giai cấp, mọi tầng lớp, Bác đều chỉ dẫn tận tình, thương yêu, lo lắng vô bờ:
Cụ Hồ lo lắng sớm chiều/ Dân công vất vả bấy nhiêu thấm gì; Cụ Hồ lo lắng quanh năm/ Anh đắp chăn ấm, anh nằm chiếu êm/ Cụ Hồ lo nghĩ ngày đêm/ Cho anh Vệ quốc có thêm đôi giày; Bác Hồ yêu mến thợ thuyền/ Bác lo chăm sóc yêu thương mọi người/ Lo ăn, lo mặc, lo chơi/ Lo chốn làm việc, lo nơi học hành/ Bác lo chăn ấm áo lành/ Bác dìu dắt thợ đấu tranh từng giờ…
Thế nhưng, chưa kịp nhìn đất nước mừng vui trong ngày thống nhất, ngày 02/9/1969, Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta. Trong nỗi tiếc thương vô hạn không gì có thể tả được, người dân lại mượn những câu ca dao để ghi lại những giây phút nghẹn ngào ấy:
Tin sét đánh từ thủ đô Hà Nội/ Vọng Hồ Nam vang dội đất trời/ Cả nước kêu Bác Hồ ơi/ Tim người ngừng đập vạn lời đau thương; Tang chung ảm đạm đất trời/ Một lời Di chúc ngàn đời để thương; Bạc phơ mái tóc phong trần/ Quên mình chỉ nghĩ nhân dân đồng bào/ Bác đi xa mãi rồi sao/ Nghĩa sâu ơn cả thấm vào chúng con; Nhất xanh là bạch đàn chanh/ Bác đi để lại hương lành cho con/ Nhất xanh là tán đa tròn/ Bác đi để bóng mát trùm nghìn sau/ Nhất thẳng là ngọn phi lao/ Giữa trời hát mãi công lao Bác Hồ.
Bác mất là một tổn thất lớn lao nhưng tên tuổi và sự nghiệp của Bác vẫn sống mãi trong sự nghiệp của dân tộc. Hình ảnh Bác luôn hiện hữu trên mỗi chặng đường hành quân vất vả, trong những cơn gió núi, mưa nguồn, trong mỗi bước tiến công và cả trong niềm vui thắng lợi. Những bài ca dao về Bác vút lên từ những vùng giặc bình định, từ những chiến hào còn nồng khói bom, thuốc súng, trở thành sức mạnh tiêu diệt kẻ thù:
Dù cho giọt máu cuối cùng/ Con tin vào Bác vững lòng tiến lên/ Con thề: diệt sạch xâm lăng/ Hai miền Nam Bắc cùng xanh đất trời; Cho dù san phẳng Trường Sơn/ Bác ơi cháu chỉ sắt son một lòng /Đấu tranh thống nhất non sông/ Giấc ngàn thu thỏa ước mong Bác Hồ; Bác ơi khẩu súng cầm tay/ Dù muôn gian khổ chẳng lay được lòng; Lòng còn hẹn với muôn lòng/ Bắc Nam thống nhất thành công mới về…
“Bác Hồ đã mất; Đường lối Bác vẫn còn”. Bài ca dao này tiếp bài ca dao khác ra đời, nén chặt những quyết tâm, những nỗi lòng, âm thầm truyền trong trái tim người Việt Nam như một thứ truyền đơn vô hình với một niềm tin sắt đá: có sự dìu dắt chỉ dẫn của Bác thì thắng lợi nhất định sẽ về ta, non sông sẽ liền một dải, hai miền Nam Bắc sẽ sum họp một nhà.
2. Ngàn năm ơn Bác vẫn còn ghi sâu
Bác là người dẫn đường, là tấm gương sáng, là ngọn đuốc lung linh soi sáng cho nhân dân cả nước đi trên con đường tới độc lập, tự do và hạnh phúc. Nhờ Đảng, nhờ Bác, nhân dân ta đã thoát cảnh tối tăm vươn lên cuộc đời mới:
Cụ Hồ yêu nước thương dân/ Dắt dìu dân tộc thắng ba kẻ thù/ Giặc Tây, giặc đói, giặc mù/ Cả ba thứ giặc Bác Hồ vượt qua; Từ ngày giải phóng quê tôi/ Mít- tinh lại họp, rợp trời cờ bay/ Trẻ em đi học ban ngày/ Nhân dân đi cấy, đi cày mừng vui/ Thuyền bè xuôi ngược, ngược xuôi/ Có chè Phú Thọ có sồi Bắc Ninh/ Cây đa bóng mát đầu đình/ Bờ tre trong xóm, lúa xanh ngoài đồng/ Từ nay mặc sức vun trồng/ Nước giàu dân mạnh, vợ chồng ấm no/ Hòa bình, độc lập, tự do/ Nghìn năm ơn đức Cụ Hồ không quên…
Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhân dân ta từ thế hệ này qua thế hệ khác không quên công ơn của các bậc tiền nhân. Tuy nhiên, chỉ với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân mới sáng tác một lượng ca dao nhiều và sâu đậm nghĩa tình như vậy. Bởi Bác là người tổ chức và lãnh đạo hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Mọi thắng lợi của cách mạng và kháng chiến gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Bác đem lại sự đổi đời cho đất nước, cho toàn dân. Nhân dân mãi mãi ghi sâu công ơn này:
Trăm năm bia đá thì mòn/ Ngàn năm ơn Bác vẫn còn ghi sâu/ Dù cho vật đổi sao dời/ Ơn cụ Hồ, nghĩa Đảng đời đời không quên; Uống nước là nhớ đến nguồn/ Cơm no áo ấm nhớ ơn Bác Hồ/ Ơn Bác Hồ sâu hơn Nam Hải/ Công Bác Hồ bằng dải Trường Sơn/ Nam Hải sâu ta đo cũng được/ Trường Sơn dài ta vượt cũng qua/ Công ơn của Bác bao la/ Nhân dân kể đến bao giờ cho xong.
Để diễn tả công lao to lớn ấy, nhân dân ta thường sử dụng bút pháp “thần thánh hóa”. Với bút pháp này, ca dao tìm đến những biểu trưng của cái đẹp tuyệt đối, lý tưởng, những gì thiêng liêng nhất, kỳ vĩ nhất trong thiên nhiên vũ trụ để xây dựng hình ảnh Lãnh tụ như: mặt trời, vầng Thái Dương, sao Bắc Đẩu, gương Hồ Thủy, núi Thái Sơn, trời đất, sông bể, hoa sen, hương quế, hương trầm… Phải chăng nhân dân đã tạc Người vào sông núi trường tồn mãi mãi với các thế hệ con Rồng cháu Tiên. Cách so sánh như thế càng làm nổi bật sự vĩ đại của Bác, chỉ có những hình ảnh ấy mới xứng đáng với tầm vóc vĩ đại của Bác và mới thỏa tấm lòng ngưỡng mộ, tôn kính, biết ơn của nhân dân ta đối với Bác:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ; Núi cao là núi Thái Sơn/ Ơn cao nghĩa cả là ơn Cụ Hồ; Cụ Hồ ơn đức biết bao/ Ơn dày sánh đất, đức cao sánh trời; Đố ai đếm được lá rừng/ Đố ai đếm được mấy tầng trời cao/ Đố ai đếm đủ vì sao/ Đố ai đếm được công lao Bác Hồ/ Bác Hồ là vị cha chung/ Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái Dương; Ơn Cha như núi như non/ Như gương Hồ Thủy, như hòn Thái Sơn; Trên trời có ông sao Rua/ Dưới đất ta có Cụ Hồ sáng soi/ Ánh sao Rua sáng ngời một góc/ Gương Cụ Hồ chiếu khắp năm châu…
Qua ca dao về Bác Hồ, chúng ta thấy một tấm lòng thương yêu, một mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Bác với nhân dân, giữa lãnh tụ với quần chúng. Nhân dân gọi Người là Bác, là Cha và xưng mình là con, là cháu. Dường như, khoảng cách giữa lãnh tụ và nhân dân đã bị xóa bỏ, thay vào đó là mối quan hệ Cha-con, Bác-cháu ruột thịt thân thiết, không tách rời, không một sức mạnh nào có thể phá vỡ:
Cụ Hồ với dân/ Như chân với tay/ Như chày với cối/ Như cội với cành.
Dành trọn cuộc đời để cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, với Bác, điều quý nhất, niềm mong mỏi sâu nặng nhất là độc lập cho Tổ quốc, là cơm no áo ấm, tự do hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Điều đó đã trở thành lý tưởng, hoài bão, mục tiêu suốt đời hy sinh, cống hiến của Người: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo – là vì mục đích đó. Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ đeo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”. Với kết cấu đối lập, bài ca dao đã đúc kết gần như hết thảy các lí do khiến nhân dân ta yêu kính Người:
Người thường cực khổ đôi ba/ Cụ Hồ cực khổ tính ra tới mười/ Người thường ngày tháng vui chơi/ Cụ Hồ mãn có lo đời ấm no/ Người thường toan tính so đo/ Cụ Hồ thương nước nên thờ nước thôi/ Người thường chỉ biết cái tôi/ Cụ Hồ yêu mến khắp người trần gian/ Người thường nhà cửa cao sang/ Cụ Hồ lắm lúc nằm hang, ở gò/ Người thường rượu thịt say no/ Cụ Hồ có lúc không thường chén cơm/ Người thường là lụa đầy rương / Cụ Hồ bộ vải tầm thường đủ thay/ Người thường nệm ấm loay hoay/ Cụ Hồ nhiều tối gối tay mà nằm/ Người thường sợ nhọc tấm thân/ Cụ Hồ dầu dãi phong trần vẫn vui/ Cụ Hồ của chúng con ơi/ Bao giờ Cụ mới thảnh thơi bằng người.
3. Lòng dân với Bác vuông tròn thủy chung
Ca dao về Hồ Chí Minh nằm trong dòng phát triển của thơ ca dân gian về nhân vật lịch sử. Về điều kiện phát sinh và lưu truyền, nếu như trong thời kỳ quốc gia phong kiến, ca dao lịch sử thường xuất hiện ở nơi xảy ra sự kiện lịch sử đó, rồi dần dần lan truyền ra nhiều địa phương và truyền tụng từ đời này sang đời khác, thì ca dao về Bác Hồ có ở khắp mọi nơi trên đất nước. Từ miền núi Trường Sơn Tây Nguyên đến đồng bằng ven biển. Từ Bắc vào Trung tới chót mũi Cà Mau. Từ trong nước đến đồng bào xa Tổ quốc. Nghĩa là ở đâu có người Việt Nam yêu nước ở đó có ca dao về Bác Hồ.
Từ núi rừng Việt Bắc, chúng ta nghe hát:
Em về giã gạo ba giăng/ Anh lên múc nước Cao Bằng về ngâm/ Đến ngày mười chín tháng năm/ Gói thành đôi bánh đem dâng Bác Hồ.
Đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Tày, Nùng, Hmông ở Việt Bắc, Tây Bắc luôn cảm nhận được tình cảm của Bác dành cho họ:
Đất nước ta có Cụ Hồ/ Cụ Hồ thương dân đất Mường ta, sông bể không bằng.
Đất Hồng Lam cũng là một mảnh đất của ca dao và thần thoại. Những làn điệu dân ca xứ Nghệ luôn làm xao xuyến lòng người:
Bác trao cờ tặng quê ta/ Lá cờ chiến thắng là quà lập công/ Cờ bay đỏ đất Lam Hồng/ Cờ bay muôn nẻo, lập công muôn miền/ Ngắm cho trúng, bắn cho tin/ Làm quà thắng lợi dâng lên Bác Hồ.
Đồng bào Quảng Bình, Vĩnh Linh, Đông Anh lúc nào cũng đinh ninh lời dạy của Bác:
Ca rằng dân tuyến Vinh Linh/ Ghi sâu lời Bác đinh ninh đời này; Bạc màu là đất Đông Anh/ Làm theo lời Bác vẫn xanh ruộng đồng.
Thông qua việc ngợi ca cảnh đẹp Quảng Ngãi – Bình Định, tác giả dân gian muốn nhấn mạnh đến ơn đức của Bác Hồ. Nhờ Bác chèo lái con thuyền cách mạng đến bến bờ vinh quang nên cuộc sống và thiên nhiên mới tươi đẹp đến như vậy:
Đồng nào cao bằng đồng Thi Phổ/ Thổ nào cao bằng thổ Ba Tơ/ Ơn nào sâu bằng ơn Cụ Hồ/ Nguồn bao nhiêu nước ơn Cụ Hồ bấy nhiêu/ Nước sông Trà in hình núi Ấn/ Dừa Trung Lương soi bóng Lại Giang/ Nhìn lên cờ đỏ sao vàng/ Lòng dân ơn Bác muôn vàn Bác ơi.
Đồng bào Tây Nguyên đã gửi lòng thương yêu, trìu mến của mình đối với Bác Hồ bằng những vần thơ mộc mạc và giản dị, giản dị như chính con người, lối sống, tiếng nói hàng ngày của đồng bào:
Hồ Chí Minh, Người là con sông lớn/ Người là mặt trời, Người là mặt trăng/ Mùa lạnh nhắc tên Hồ Chí Minh, cái bụng ấm/ Mùa nắng nhắc tên Hồ Chí Minh, mây thêu mặt trời hồng/ Mùa thu nhắc tên Hồ Chí Minh, mây lắng trời trong/ Mùa xuân nhắc tên Hồ Chí Minh, cây cỏ đâm nhựa, trổ bông.
Đến với đồng bào Bình-Trị-Thiên, chúng ta vô cùng xúc động khi được đọc lại những vần ca dao nói lên tình cảm sâu nặng của nhân dân đối với Bác Hồ:
Cụ Hồ với chúng mình như tình phụ tử/ Cụ hi sinh suốt đời để phụng sự nhân dân/ Với tác phong liêm, chính, kiệm, cần/ Tấm lòng đức độ muôn dân được nhờ.
Cũng như bao dân tộc ít người khác, người dân Jrai, Ba Na cũng có những nghĩ suy về Bác rất độc đáo, cụ thể, sinh động. Họ nghĩ về Bác, họ tin vào Bác, Bác luôn là hiện thân của những gì tốt đẹp nhất. Bởi với họ Bác là:
Người già làm to nhất/ Người đứng đầu đoàn kết/ Người lãnh tụ đất Việt/ Tên vang lừng nơi nơi…
Miền Nam luôn ở trong trái tim Hồ Chí Minh, và bởi vậy, hình ảnh Người luôn hiển hiện trong tâm khảm của mỗi một người dân miền Nam yêu quí. Muôn triệu tấm lòng, muôn triệu trái tim nhân dân miền Nam luôn hướng về Bác:
Trời còn khi nắng khi mưa/ Miền Nam thương nhớ Bác Hồ không nguôi/ Dù cho vật đổi sao dời/ Ơn sâu nghĩa nặng đời đời không quên.
Sống dưới ách kìm kẹp của kẻ thù, đồng bào miền Nam càng thấm công ơn của Bác. Nhân dân khắp các tỉnh thành miền Nam đều có ca dao về Người:
Bao giờ thống nhất non sông/ Cần Thơ gửi vú sữa kính dâng lên Bác Hồ; Ai xây, ai đắp, ai bồi/ Công ơn của Bác chói ngời Bạc Liêu;Miền Nam nhớ Bác vô cùng/ Mong ngày đón Bác vào trong Khánh Hòa; Đêm qua nằm ngủ con mơ/ Thấy tàu của Bác cập bờ Cà Mau…
Từ đảo khơi xa, trong tiếng sóng vẫn lắng nghe những lời Bác dạy:
Đảo xa sóng dội bốn bề/ Lắng nghe lời Bác vọng về biển khơi/ Quân nghe phơi phới niềm vui/ Biển nghe dậy sóng hòa lời thiết tha.
Biết nói làm sao hết những lời ca cất lên từ đáy lòng thương nhớ và biết ơn vô hạn của nhân dân với Bác. Không chỉ nhân dân trong nước mà cả kiều bào ở nước ngoài dù ở xa nhưng lúc nào cũng hướng về quê hương, đất tổ, nơi có Cụ Hồ đang “đồng cam cộng khổ” kháng chiến với nhân dân:
Chúng con ở bốn phương trời / Quay về hướng Cụ muôn đời chúc mong/ Dài lâu như suối như ông/ Cụ Hồ sống mãi trong lòng chúng con.
Lời Bác, tên Bác thấm sâu vào lòng mỗi người và tỏa khắp núi sông. Khắp nơi trên dải đất Việt Nam, đâu đâu cũng có ca dao về Bác Hồ. Nhân dân mỗi địa phương, mỗi miền đều có một cách biểu hiện tình cảm mang sắc thái địa phương khác nhau đối với lãnh tụ. Họ hình tượng hóa tình cảm đó vào những gì thân thiết nhất gắn liền với miền đất mà họ đang sống nhưng tựu chung những tình cảm ấy đã hòa vào làm một. Bởi nhân dân ta dù miền ngược hay miền xuôi, dù là người Kinh hay người Thượng, thành thị hay nông thôn, ở tiền tuyến hay hậu phương,… cùng chung một lòng:
Lòng dân chung một Cụ Hồ; Lòng dân chung một Thủ đô; Lòng dân chung một cơ đồ Việt Nam; Bắc Nam là con một Cha/ Là gà một mẹ, là hoa một cành/ Nguyện cùng biển thẳm non xanh/ Cùng nhau một chí đấu tranh vững bền.
Bác Hồ ở giữa lòng dân, Bác Hồ sống mãi trong lòng nhân dân. Làm sao kể hết công lao của Bác Hồ và làm sao kể hết những câu ca dao của nhân dân ta viết về Bác Hồ vì đó là mạch nguồn cảm hứng vô tận, như nghĩa tình tha thiết của những người con đất Việt hướng về vị Cha già dân tộc kính yêu. Có một tượng đài sống mãi trong lòng dân, thời gian, gió mưa không thể bào mòn được là tượng đài Bác Hồ trong ca dao Việt Nam.
Một Cách Nhìn Khác Về Chiến Tranh Trong Trường Ca Và Thơ Việt Nam Hiện Đại
1. Giai đoạn ba mươi năm chiến tranh cách mạng 1945 – 1975, thơ viết về cuộc kháng chiến của dân tộc là tiếng hát tự hào của cái “ta” nhân danh dân tộc, nhân danh chính nghĩa. Thơ viết về chiến tranh giai đoạn này là một “dàn đồng ca” với âm hưởng chủ đạo là cảm hứng sử thi. Thơ đã trở thành vũ khí chiến đấu, cất lên thành lời kêu gọi, thành khẩu hiệu, mệnh lệnh tiến công. Chúng ta thường thấy hình ảnh của những con người xả thân để bảo vệ Tổ quốc. Người lính lên đường với khát vọng chiến đấu và chiến thắng. Cuộc chiến tranh càng lan rộng và quyết liệt thì thơ càng bám sát đời sống, mở ra khả năng chiếm lĩnh thực tại phong phú, đa dạng của hiện thực chiến tranh. Các nhà thơ đã mang đến cho thơ giọng điệu đầy nhiệt huyết của một thế hệ sẵn sàng gánh vác sứ mệnh lịch sử theo tiếng gọi của Tổ quốc: Ơi tuổi thanh xuân/ Mang bốn ngàn năm lịch sử trong tim/ Ta sung sướng được làm người con đất nước/ Ta băng tới trước quân thù như triều như thác/ Ta làm bão làm giông/ Ta lay trời chuyển đất/ Ta trút hờn căm đã làm nên những vinh quang bất diệt/ Sức mạnh bốn ngàn năm đã biến thành bão lửa ngút trời (“Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi” – Nam Hà). Thơ chống Mĩ có dáng dấp một dàn đồng ca, một dàn hợp xướng lớn bởi nó được sinh thành trong một bối cảnh tinh thần đặc biệt của “Những năm đất nước có chung tâm hồn, có chung khuôn mặt” (Chế Lan Viên), và khi nhà thơ “tự hát” thì cũng ý thức được: Nhưng giọng anh đơn lẻ/ Sánh sao bằng đồng ca (“Nhớ đồng ca, hát đồng ca” – Phạm Tiến Duật). Chính vì thế, thơ trong thời kì chiến tranh chủ yếu thể hiện tinh thần lạc quan, nén lại những nỗi niềm riêng tư, nhằm vào mục đích chiến đấu chống lại kẻ thù: Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng/ Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay (“Đi trong rừng” – Phạm Tiến Duật). Cũng viết về cuộc chiến tranh đã đi qua, nhưng sau năm 1975, các nhà thơ đã hướng tới những số phận, khắc họa được những nỗi đau mất mát, nó thấm thía và lay động lòng người hơn trước. Nỗi buồn được cảm thông và chia sẻ trong thơ họ rất thật, nó mệt mỏi, nhức đau như chính sự tàn khốc của chiến tranh. Thơ của họ như bản giao hưởng của rất nhiều khái niệm, cảm giác, suy ngẫm và ý tưởng, cùng tấu lên tràn đầy sức tưởng tượng lạ lẫm. Những “nỗi buồn chiến tranh” để lại không ít vết thương trong trái tim nhà thơ. Sự thật khắc nghiệt mà họ phải nếm trải đã dội đập vào thơ họ đến tức ngực, làm thơ họ bừng tỉnh. Đọc thơ họ, ta như được tham dự vào những nỗi khổ đau và hi vọng đã làm nên gương mặt của mỗi số phận. Các nhà thơ đã dựng lên được chân dung tinh thần của một thế hệ cầm súng với ý thức công dân, ý thức trách nhiệm trước Tổ quốc; khẳng định và tự hào đối với những sự kiện lớn, những chiến công vĩ đại của dân tộc; hồi tưởng về sự hi sinh tột cùng đau đớn: Năm tháng chúng tôi đi cánh rừng xao xác lá/ Trước mặt đạn bom, sau lưng cũng đạn bom/ Tiểu đoàn tôi ba trăm người tất cả/ Chỉ còn năm, khi về tới Sài Gòn (Mùi nhang đêm giao thừa – Văn Lê); Nếu tất cả trở về đông đủ/ Sư đoàn tôi sẽ thành mấy sư đoàn (“Gửi sư đoàn cũ” – Nguyễn Đức Mậu). Trong quá trình tiếp cận những tác phẩm văn học Việt Nam viết về chiến tranh, Gabrielle Schrader – một người Mĩ đã có nhận xét: “Về mặt lịch sử, văn học chiến tranh Việt Nam đã cung cấp cho các nhà sử học và xã hội một bức tranh sáng rõ về thực tế của cuộc chiến… Văn học Việt Nam viết về chiến tranh thực sự đã chạm đến trái tim người Mĩ”(1). Thật vậy, khác với cách viết về chiến tranh trong thời chiến, văn học viết về chiến tranh sau chiến tranh đã có hướng khai thác mới mẻ hơn. Đứng trên lập trường của chủ nghĩa nhân đạo, chiến tranh đã được nhìn nhận như một biến cố bất thường, phi nhân đạo bởi những mất mát, bi thảm trong số phận con người. 2. Chưa bao giờ nhu cầu đi tìm một tiếng nói riêng lại được đặt ra cấp thiết như hiện nay. Thơ trước đây cũng mỗi người một vẻ, nhiều giọng điệu, nhưng đó là sự phong phú, đa dạng của một nền thơ thống nhất trên cùng một cảm hứng trữ tình công dân, còn hiện nay sự đa dạng về giọng điệu xuất phát từ nhu cầu khẳng định cá tính và nhận thức hiện thực thông qua số phận cá nhân. Tác giả của các bản trường ca về đề tài chiến tranh giữ nước hầu hết đều là những người trong cuộc, là những người lính gắn bó với chiến trường. Những gì mà họ phản ánh trong trường ca đều là những điều mắt thấy tai nghe. Họ đã từ hiện thực chiến tranh để viết về chiến tranh với biết bao cung bậc cảm xúc. Trong thời chiến các nhà thơ phần lớn thường có tâm thế hướng ngoại khi nói về nhân dân, đất nước cùng với những sự kiện có tầm vóc lịch sử. Trữ tình cá nhân đã nhường chỗ cho trữ tình công dân nên tác phẩm trường ca thường mang dáng vóc và âm hưởng sử thi. Thời kì hậu chiến, hiện thực chiến tranh vẫn là nguồn cảm hứng vô tận của những nhà thơ mặc áo lính, nhưng giờ đây khi đã có độ lùi của thời gian, bối cảnh xã hội và tâm thế sáng tạo đã cho người viết được khai thác và thể hiện đến tận cùng mọi cảnh huống ngặt nghèo, bi đát nhất của chiến tranh. Chiến tranh được tái hiện trong dòng hồi ức kỉ niệm của ý thức và cả phần vô thức. Giọng điệu một số bản trường ca có khuynh hướng thiên về chất trữ tình triết lí, chiêm nghiệm. Cốt truyện như trong trường ca truyền thống không còn là điều quan trọng, nhưng bao giờ yếu tố tự sự cũng có vai trò nổi bật. Chủ thể sáng tạo không chỉ đóng vai trò là người thư kí trung thành của thời đại mà còn là người phát ngôn của cộng đồng thông qua tiếng nói cá nhân. Về điều này nhà thơ Thanh Thảo đã viết: “Ai sẽ nói thay họ trong khoảnh khắc, trong sự mong manh… nếu không phải là nhà thơ. Nâng cây đàn lyre của vô thức tập thể, nhà thơ hiện đại có thể sững sờ khi những dòng thơ của mình bỗng trào lên nhiều giọng điệu, nhiều tiếng nói, và tự nhiên nó có hình thức của một phức hợp nghệ thuật”(2). Nhìn chiến tranh từ góc độ cá nhân, các tác phẩm viết về đề tài này không chỉ “làm sáng rõ những cội nguồn sâu xa nhất đã làm nên sức mạnh thúc đẩy cuộc chiến đấu trường kì của nhân dân ta tới chiến thắng” (Thiếu Mai) mà còn nêu được những tổn thất, mất mát của dân tộc mà trước đây văn học chưa có điều kiện phản ánh. Khảo sát qua một số tác phẩm có thể thấy rõ hơn những đặc điểm này. Trong trường ca “Gọi nhau qua vách núi” của Thi Hoàng số lượng các phần, các trang viết về chiến tranh không nhiều nhưng khá ấn tượng. Phần thứ nhất Hoa với chuyện của ba người và chuyện của nhiều người là phần có nhiều sáng tạo. Ba chữ cái A.B.C đã được tác giả sử dụng cho ý đồ nghệ thuật của mình rất hiệu quả. Có khi đó là hình ảnh cụ thể của người lính thời chống Mĩ: Có một đám tang chỉ có ba người/ Kể cả người đã chết/ Trong góc rừng miền tây xa tít tắp/ Nước trong lòng suối lặng lờ trôi/ Chiều lạnh và trong như ngàn vạn mảnh thuỷ tinh tan vỡ/ Những giọt nước mắt khô long lanh sắc cứa/ A và B khóc C trong một tổ ba người. Có khi đó là biểu tượng mang tính ước lệ, là anh, là tôi, là những người còn sống hoặc đã khuất: A.B.C thành một cánh rừng rồi/ Cánh rừng yêu thương lá tìm lá đan cài vấn vít/ – A là anh tôi như thể là B/ Mình thực có hay là không có thực/ Mình đang sống hay là mình đã chết/ Chết rồi hay vẫn sống như ta? Ở phần chín – phần cuối cùng của trường ca, lại được đặt tên A.B.C (hay là tiếng gọi). Ở đây A.B.C không còn là những mẫu tự vô tri trong hàng chữ cái mà đã được hoá thân trong nhiều dạng thức mới. Chiến tranh được soi chiếu bằng một cái nhìn sắc lạnh, tỉnh táo của người trong cuộc nhưng đã có một khoảng cách thời gian sống trong hoà bình. Những gian khổ, mất mát của chiến tranh được hồi tưởng: Chúng tôi đi qua/ Đi qua/ Nỗi sợ hãi để lại sau lưng một khoảng tối om/ Sự gian khổ ấn xuống hai vai bằng đôi tay một gã khổng lồ/ Niềm thương mẹ nhớ em cũng có lúc hoá thành dao sắc/ Cắt vào thịt da/ Dãy Trường Sơn rùng rùng sốt rét/ Những viên bi của bom bi đỏ máu đồng đội lăn qua ngực mình/ Mắt mờ đục đói ăn tóc khô xác tưởng chừng bẻ gãy/ Đường độc đạo một đi không trở lại. Và số phận cá nhân trong cuộc chiến tàn khốc này mang một vẻ đẹp đầy bi tráng: Tôi hai mươi như nước lũ/ Bom đạn nổ tung con đập, nước tràn bờ/ Tôi – Giản ước đến tận cùng để còn lại chính tôi/ Tôi nổ súng!/ Tôi là hạt cứng đanh chưa nảy lá/ Chiến tranh dẫm lên trầy vỏ đã bao lần. Cũng giống như “Gọi nhau qua vách núi”, trường ca “Ngày đang mở sáng” của Trần Anh Thái được kết cấu theo mạch tư tưởng – cảm xúc. Toàn bộ tác phẩm là một dòng tâm trạng gắn với các tình huống, các sự kiện và các mối quan hệ tình cảm. Nhân vật trữ tình đóng vai trò chủ đạo trong tác phẩm chính là cái tôi của nhà thơ. Ở đây cảm xúc trữ tình đã được kết hợp với năng lực tích tụ những trải nghiệm cá nhân của một người lính từng tham gia chiến trận. Hiện tại và quá khứ đan xen nhau từ trong đáy sâu của tiềm thức như một niềm ám ảnh không dứt. Trường ca gồm có 11 khúc, mỗi khúc lại có nhiều đoạn khác nhau. Mỗi khúc của trường ca có cấu tạo độc lập, mối liên hệ giữa các phần khá “lỏng”, có thể thay đổi vị trí cho nhau cũng không làm ảnh hưởng đến cấu trúc tác phẩm. Nhà thơ tham gia, tác động vào kết cấu bản trường ca với tư cách là nhân vật tâm trạng. Do đó cái tôi của nhà thơ luôn đứng ở bình diện thứ nhất để tạo ra không khí cho toàn bộ tác phẩm. Nó xuất hiện từ Khúc I trong tâm thế: Tôi hào phóng tung những con thuyền cất giấu trong mơ/ Bay mãi mãi về phía mặt trời bí ẩn. Cho đến khúc cuối cùng: Tôi qua những cánh rừng núi đồi/ tới bờ biển và sa mạc lạ/ Những dấu chân bất an/ Kí ức sáng trên vầng trán người đạo sĩ già/ ẩn cư miền cao Yên Tử/ Chòm râu phơ phất ưu tư/ Đêm đêm giấc mơ trở về/ Người đạo sĩ chống cây gậy trúc chỉ tay về phía biển Đông/ Mặt trời đang mở sáng… Có thể thấy ở đây “cơ chế giấc mơ” đã hoàn toàn ngự trị tư duy hướng nội và mạch cảm xúc của nhà thơ. Về phương thức biểu hiện của trường ca, chúng ta thường thấy có sự kết hợp giữa trữ tình và tự sự. Trữ tình thường bộc lộ những suy nghĩ và cảm xúc của chủ thể sáng tạo; tự sự phản ánh khách thể, tạo nên mọi dáng vẻ, đường nét của hiện thực. Ở trường ca “Ngày đang mở sáng” cảm xúc trữ tình của nhân vật tôi có phần nổi trội, lấn át việc miêu tả hiện thực. Hay nói một cách chính xác hơn là hiện thực đã được soi chiếu và dẫn dắt bởi mạch cảm xúc của nhà thơ. Cũng có thể xem đây là một sự “phá vỡ” về mặt thể loại. Chiến tranh luôn đè nặng trong tâm thức của mỗi người lính đã từng tham gia cuộc chiến. Khúc V của bản trường ca là một hồi ức rách xé, đau đớn về chiến tranh và sự thật bi thảm này đâu dễ được tái hiện khi chiến tranh đang tiếp diễn: Kẻ thất trận dưới chân đồi lê bước/ Kéo hoàng hôn rã rời/ Kẻ thắng trận hai tay ôm mặt khóc/ Thương tích tạc vào gió thổi ngàn sau. Chiến tranh được nhìn bằng cái nhìn khác, chân thực và xót đau, chạm đến những rung động của cuộc sống con người đời thường, thế sự. Bước ra từ cuộc chiến tàn khốc, khác với mọi người, người lính vừa phải sống cùng thực tại vừa phải sống cùng kí ức, phải chịu đựng nỗi đau mất đồng đội hoặc chứng kiến nỗi đau của người thân đồng đội. Những câu thơ văn xuôi trùng trùng, lớp lớp, day dứt khắc khoải là nơi để họ gửi gắm tâm tư: Bạc mắt mùa màng, cát trắng lăm dăm mặt, bầu trời khoanh một vòng tròn trắng. Những hạt mầm nhao lên cơn khát. Người ủ giấc mơ vào đêm che chở, ý nghĩ ngược xuôi con đường. Trăng cuối tháng mơ hồ rớt ngoài cửa sổ, bản đồng ca ran vang màn sương mờ đục cõi sinh. Đâu đó dậy bước đoàn quân. Lá rừng xào xạc rẽ đường qua gai bụi. Tiếng ai ấm áp xa xôi ngày gặp mặt. Những gương mặt xa dần, tiếng đạn bom chìm khuất. Bia mộ viết vu vơ không tên đất tên người. Sông Vệ buồn bã chảy bên đồi Đình Cương, vết thương rỉ máu luênh loang gọi rừng xưa run rẩy tím màu hoa. (“Ngày đang mở sáng” – Trần Anh Thái) Những năm tháng chiến tranh khốc liệt vẫn luôn hiện hữu trong dòng suy nghĩ, trong cơn mơ, lẩn quất trong mỗi không gian sống của cuộc sống người lính thời hậu chiến. Nó trở thành nỗi ám ảnh, thành những mảng kí ức, hằn in khắp nơi trên quê hương. Với những người lính trở về từ cuộc chiến, hiện tại và quá khứ cứ đan xen, lẫn lộn và luôn lẩn khuất đâu đó. Chiến tranh đã dần lùi xa nhưng nó chưa thể phai nhòa trong kí ức vì đâu đó vẫn còn hình ảnh của chiến tranh. Nó hiện lên trong giấc mơ của người lính, trong nỗi đau mất mát của người mẹ, trong ánh mắt sợ hãi của người em, trong nỗi cô đơn của người góa phụ và trong cảnh côi cút của những đứa trẻ mồ côi. Bừng thức đàn chim vút ngang mái nhà tranh mỏng mảnh. Cây vú sữa trái mùa rụng lá tím bầm mặt đất. Những ngọn cỏ thiếu nguồn sinh úa ngọn xanh xao. Sông Vệ kiệt dòng nhằng nhẵng bờ tre ngã bóng. Ngày tháng loanh quanh ô đất mảnh vườn. Đêm toan tính không đâu ngày trĩu nặng. Nước mắt chảy ròng trên má con thơ. Chị mỗi ngày bước mỏi, bàn chân heo hắt cánh đồng. Mặt người gập đất. Dường như dấu ấn chiến tranh vẫn còn hằn rất rõ trên số phận của những người lính và người thân của họ. Những người phụ nữ vừa phải vật lộn với cuộc sống khó khăn thời hậu chiến vừa phải chịu đựng nỗi đau, nỗi cô đơn. Bằng những câu thơ đầy day dứt, cảm xúc tuôn trào, nhà thơ đã lột tả rất rõ nỗi buồn chiến tranh trong thời hậu chiến. Những kỉ niệm của một thời anh hùng mà bi tráng đã trở thành một phần máu thịt của người lính. Dù “ngày đang mở sáng” nhưng những mảng tối của chiến tranh vẫn đâu đây. Và điều đó tạo nên sức mạnh để những người lính bước tiếp vào ngày mai bằng bản lĩnh, niềm kiêu hãnh và cả sức mạnh của nỗi đau. 3. Chiến tranh đã đi qua, nhưng nó chưa bao giờ trở thành quá khứ trong cuộc đời của những người lính đã từng tham gia trận mạc. Những hồi ức đau thương, những thực tế dữ dội của chiến tranh luôn ám ảnh họ. Bài thơ “Cánh rừng nhiều đom đóm bay” của Nguyễn Đức Mậu đã miêu tả cái tâm thế đó bằng những hình ảnh rất cụ thể. Không gian của bài thơ là một góc rừng Trường Sơn thời chiến tranh chống Mĩ, thời gian trải dài trong một ngày đêm, nhân vật chính là người lính trong một đơn vị đang hành quân qua khu rừng… Tất cả những cảnh huống đó đòi hỏi một hình thức thể hiện thích hợp, lạnh lùng, dữ dội nhưng quặn thắt đớn đau: Chiến tranh lùi xa, con đường mòn Trường Sơn bao giờ tôi trở lại? Đâu cái giếng nước hoà máu người tôi uống trong cơn khát, gốc cây rào rào bầy mối đục mòn đêm. Đâu năm ngôi mộ vô danh đắp bằng nỗi đau nước mắt. Nơi cánh rừng có nhiều đom đóm bay. Trong ngày lễ mừng chiến thắng, hàng mấy chục năm sau chiến tranh, người lính vẫn đau đáu một nỗi niềm nhớ về những đồng đội cũ đã nằm lại nơi chiến trường xưa. Những kỉ niệm ấy đã giúp cho họ sống xứng đáng với non sông đất nước hôm nay: (…) Không có ngày vui nào không đi kèm với ngày thương ngày nhớ (…) Bạn ở đâu dưới đất đen, đá đen, cây mục đen, hầm chữ A đen, trọng điểm đen, bóng cây đen trong dải rừng già Trường Sơn. Hơi ấm duy nhất của bạn trong mùa đông chỉ là đất mẹ. Hơi mát duy nhất của bạn trong mùa đông chỉ là chút gió quạt từ cánh bướm hoang. Để có ngày hôm nay, ba triệu người Việt Nam đã ngã xuống (…) Hãy về cùng tôi, một người lính bình thường như bao người lính khác… (“Đất nước” – Phạm Tiến Duật). “Giữa chiến tranh hiểu đời thực hơn nhiều”, càng đi sâu vào cuộc chiến, phải chứng kiến nhiều hơn những cảnh tượng giết chóc kinh hoàng, đẫm máu, thế hệ những người lính chống Mĩ không còn đủ vô tư như thời trước” Đường ra trận mùa này đẹp lắm” (Phạm Tiến Duật). Đó là một thế hệ bầm dập bởi chiến tranh và đã mất đi những ảo tưởng ngây thơ về cuộc chiến: Đừng nói với ta những lời hào nhoáng về chiến tranh/ Tuổi trẻ ta đã qua bạn bè ta đã chết/ Ta vượt bao đèo cao chót vót/ Bao điều nhà trường chẳng dạy cho ta/ Nghĩ lại giễu cười những giấc mộng tuổi thơ/ Giờ trong ta vui buồn đều nín lặng (“Những bông hoa không chết” – Lưu Quang Vũ). Lưu Quang Vũ trở thành người lính ngay từ những năm đầu chống Mĩ. Chi phối thơ anh thời kì này là cái nhìn lạc quan, trong trẻo, đầy tin cậy: Ta đi giữ nước yêu thương lắm/ Mỗi xóm thôn qua mỗi nghĩa tình. Nhưng chỉ vài năm sau đó, cái nhìn về chiến tranh trong thơ anh đã khác hẳn. Đấy là một cái nhìn trực diện, chân thực và đau đớn. Chiến tranh, trước hết gắn liền với chết chóc và bi kịch: Thời bạo tàn lửa cháy khắp nơi/ Những thây người gục ngã/ Những nhịp cầu sụp đổ/ Những toa tàu rỗng không (“Những bông hoa không chết”); Nhưng mãi mãi chẳng bao giờ sống dậy/ Những tháng năm đã mất/ Những nhịp cầu gẫy gục/ Những toa tàu đã sụp đổ tan hoang (“Những đứa trẻ buồn”); Tuổi trẻ, ước mong, những gì quý nhất/ Đều trôi qua trong bụi xám chiến hào (…)/ Ai bảo chúng tôi là tuổi trẻ tươi xanh/ Với những mũi lê với phát đạn đầu tiên/ Chúng tôi đã không còn trẻ nữa (“Cơn bão”). Lưu Quang Vũ căm ghét chiến tranh bởi sự bạo tàn của nó. Chiến tranh hủy diệt những gì tốt đẹp nhất: tuổi trẻ, tình yêu, những khát vọng tuổi thơ… Nhìn vào cuộc chiến, Lưu Quang Vũ không những thương thế hệ mình phải hi sinh tuổi trẻ, mà anh còn xót thương cả những kẻ đứng bên kia chiến tuyến. Hành trình vào chiến tranh của Lưu Quang Vũ cũng là hành trình nhận thức lại cuộc đời. Lưu Quang Vũ đã mang một cái nhìn khác và tìm một chất thơ hoàn toàn khác với giai đoạn trước của anh và khác với cả khuynh hướng chung của thế hệ thơ chống Mĩ. ______________________________________________ (1) Gabrielle Schrader: Văn học chiến tranh Việt Nam – một cái nhìn khái quát, http://helium.com. (2) Thanh Thảo: Từ đêm mười chín nghĩ về anh hùng ca và trường ca, Tạp chí Thơ, số 6/2006.
Lưu Khánh Thơ (Văn nghệ Quân đội)
Cập nhật thông tin chi tiết về Má Lúm Đồng Tiền Trong Thơ Ca Việt Nam trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!