Xu Hướng 10/2023 # Mái Tóc Trong Tục Ngữ, Ca Dao Việt Nguyễn Xuân Kính Viện Nghiên Cứu Văn Hoá # Top 11 Xem Nhiều | Dtdecopark.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Mái Tóc Trong Tục Ngữ, Ca Dao Việt Nguyễn Xuân Kính Viện Nghiên Cứu Văn Hoá # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mái Tóc Trong Tục Ngữ, Ca Dao Việt Nguyễn Xuân Kính Viện Nghiên Cứu Văn Hoá được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bốn cô anh lạ cả bốn biết là quen ai?

Anh chỉ quen một cô da trắng tóc dài

Miệng cười như cánh hoa nhài nở nang.

(B11, B là vần chữ cái, 11 là số thứ tự)

+ Chân mày vòng nguyệt có duyên

Tóc mây dợn sóng đẹp duyên tơ hồng.

Nắm đuôi giật lại hỏi nhà chị đâu.

Ở sau đám bắp, đầu cầu ngó qua.

Tóc dài, tóc xanh, tóc mây gợn sóng, tóc đuôi gà, tốt tóc xanh non là mái tóc đẹp của người phụ nữ xưa. Mái tóc đẹp ấy được chăm sóc kĩ càng:

+ Mài dừa đạp cám cho nhanh

Ép dầu mà chải tóc anh tóc nàng

Mài dừa dưới ánh trăng vàng

Ép dầu mà chải tóc nàng tóc anh.

Miệng em cười có ý anh thương.

Tục ngữ rất ít khi nói về vẻ đẹp của mái tóc người phụ nữ, nhưng đã truyền lại kinh nghiệm chăm sóc tóc: ” Tốt tóc gội cỏ mần trầu, sạch đầu thì gội lá sả “. Mần trầu là thứ cỏ có hoa mọc thành bông gồm năm, bảy nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung; sả là thứ cây cùng họ với lúa, mọc thành bụi, lá dài, hẹp và thơm. Muốn tóc tốt thì gội bằng nước đun với cỏ mần trầu, muốn đầu thơm sạch thì dùng nước đun với lá sả.

Nói chung, tóc của phụ nữ thường dài hơn tóc nam giới. Mái tóc của cô thanh nữ đã làm biết bao chàng trai ngơ ngẩn:

Tóc đến lưng vừa chừng em bối (búi)

Trong các nước ở khu vực văn hoá Đông Á, thời phong kiến, con trai 20 tuổi, con gái 15 tuổi mới kết tóc để đội mũ hoặc để cài trâm. Lúc kết tóc ấy là vào tuổi lấy vợ lấy chồng. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du (1765 – 1820) viết:

Đã buồn cả ruột mà dơ cả đời.

Trong thơ ca dân gian, hơn một lần người bình dân sử dụng điển “kết tóc”:

+ Anh đố em đếm hết sao trời

Đây anh kết tóc ở đời với em

Trên trời biết mấy muôn sao

Biết dạ anh ở thế nào mà mong.

+ Bao giờ sum hiệp trước (trúc) mai

Lòng nguyền kết tóc lâu dài trăm năm.

Khi xưa, lúc thề non hẹn biển, các đôi trai gái thường cắt tóc thề bồi hoặc trao cho nhau làm kỷ vật:

Lời thề nước biếc non xanh

Nhện giăng sóng dợn sao đành bỏ nhau.

+ Đã thương cắt tóc trao tay

Tha hồ én liệng nhàn (nhạn) bay mái ngoài.

Mái tóc cũng là một nội dung trong các cuộc hát đối đáp nam nữ có tính chất đùa vui:

Đàn ông tốt tóc những mang nặng đầu.

Đàn bà tốt tóc nằm liền với ma.

Người khôn xem lấy đôi hàng tóc mai.

Quăn quăn tóc trước là người hay ghen.

Em đi khắp bốn phương trời

Chẳng đâu lịch sự bằng người ở đây

Răng đen rưng rức tóc mây rườm rà.

Câu này trong dân ca quan họ Bắc Ninh, các nghệ nhân nói năng bao giờ cũng lịch sự, nhún nhường, bên nam xưng là em và gọi những người bên nữ là liền chị, còn bên nữ thì cũng xưng là em và gọi bên nam là liền anh.

Mái tóc của người phụ nữ quý giá như vậy, nhưng dân ta đã kể rằng, ở một nhà kia, khi bạn của chồng đến nhà, không có tiền đãi khách, người vợ đã bán mái tóc của mình để cho chồng có thể thù tiếp bạn tri âm. Người vợ hiền thảo ngày xưa đã tận tụy với chồng con như thế đấy! Người dân xưa quan niệm rằng, cái đẹp không tách rời giá trị đạo đức, người phụ nữ đẹp phải là người biết nữ công gia chánh, chuyên cần lao động, sống có đạo đức:

+ Tóc dài những búi mà trưa

Ham chi người đẹp mà thưa việc làm.

Tham người có nghĩa tham chi tóc dài.

+ Tóc dài thì tốn tiền chanh

Nào ai bán tóc nuôi anh bao giờ.

Nói chung, mái tóc đẹp thường gắn với tuổi trẻ còn khi tuổi già thì ” tóc bạc da mồi“, ” tóc bạc mình gày“, ” tóc bạc lưng gù“, ” tóc bạc răng long “, thí dụ:

Ai vong thiếp cũng không vong

Ôm lòng chờ đợi dầu tóc bạc răng long cũng đành.

Có nhiều câu tục ngữ, lời ca dao nếu không chịu khó tìm thì nhiều bạn trẻ ngày nay không giải thích được. Thí dụ, tại sao lại có câu tục ngữ: ” Tốt tóc nhọc cột nhà “? Ngày trước, các bà, các cô tóc dài mỗi khi gội đầu, muốn cho tóc chóng khô để quấn tóc hay vấn khăn, thường có thói quen quật mái tóc nhiều lần vào cột nhà.

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2010

Văn Hoá Ẩm Thựccủa Người Việt Đồng Bằng Bắc Bộ Qua Ca Dao, Tục Ngữ

1. Đã có không ít các công trình tập hợp, hệ thống và nghiên cứu về ca dao tục ngữ, nhưng chủ yếu đều tiếp cận từ góc độ của các chuyên ngành ngôn ngữ học, văn học, văn hoá học,… Các công trình thuộc dạng này đi sâu vào khai thác vần điệu thơ ca, cấu trúc, biểu tượng, ngữ nghĩa,… Chưa có nhiều lắm những công trình sử dụng ca dao tục ngữ như một nguồn tư liệu để nghiên cứu các mặt của đời sống xã hội, trong đó có văn hoá ẩm thực. Bài viết này là một thử nghiệm với hi vọng góp phần làm rõ thêm đặc trưng của văn hoá ẩm thực của người Việt đồng bằng Bắc Bộ qua một góc nhìn mới.

Tuy nhiên, để khai thác văn học dân gian như một nguồn tư liệu là công việc không hề đơn giản. Do tính chất ước lệ rất cao, lại biểu hiện chủ yếu dưới dạng hình tượng, biểu trưng và ẩn dụ nên phải áp dụng những phương pháp xử lí phù hợp. Trong báo cáo này, phương pháp phân tích định lượng được sử dụng như một giải pháp hữu hiệu để lượng hoá những thông tin định tính. Với một tập hợp lên tới hàng nghìn câu ca dao, tục ngữ nếu sử dụng phương pháp dẫn chứng truyền thống, đưa ra một số câu để phân tích, dẫn giải thì chẳng những không tìm ra được những đặc trưng văn hoá ẩn sâu trong kho tàng văn học dân gian mà có khi còn bị sai lệch do sự chủ quan khi lựa chọn dẫn chứng.

2. Theo cách nói dân dã thì “cái ăn, cái mặc, cái ở” là ba cái quan trọng hàng đầu của con người. Con người muốn tồn tại và phát triển thì không thể thiếu một trong ba yếu tố thiết yếu đó. Từ rất lâu người Việt đã ý thức được tầm quan trọng của cái ăn uống và điều này được phản ánh rất đậm nét trong kho tàng ca dao tục ngữ người Việt đồng bằng Bắc Bộ như: Có thực mới vực được đạo; Người có ăn mới khoẻ, mẻ không ăn thì mẻ cũng chết,… Và trong cuộc sống hàng ngày con người phải lao động để tạo ra của cải vật chất: Có làm thì mới có ăn; Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ, …

Chính vì ăn uống có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống con người nên thông qua ăn, uống ông cha ta còn gửi gắm, ẩn dụ nhiều triết lí dân gian vào ca dao, tục ngữ như ước vọng, khuyên răn, giáo dục, phê phán, nhằm bồi dưỡng thêm tri thức ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội, về luân thường, đạo lí.

Chẳng hạn như: Ăn cháo đá bát; Miếng ăn quá khẩu thành tàn; Thương cho roi cho vọt, ghét cho ăn; Trách ai đặng cá quên nơm,

3.1. Kinh nghiệm ẩm thực

Bởi lẽ, ăn uống và chăm sóc sức khoẻ của người Việt có tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống của con người và xã hội như vậy nên qua khảo sát thống kê trong 4 tập ca dao, tục ngữ chúng tôi đã thu thập được 3.474 đơn vị có nội dung thuộc về văn hoá đảm bảo đời sống (ăn, mặc, ở, đi lại và chăm sóc sức khoẻ) của người Việt đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó có tới 2.433 đơn vị nói về ẩm thực, chiếm 70% .

3. Nếu như ca dao tục ngữ là sáng tạo gắn cuộc sống thường nhật và được tích lũy qua nhiều thế hệ thì số liệu trong bảng 1 cho thấy Ẩm thực là lĩnh vực được người Việt đồng bằng Bắc Bộ dành cho sự quan tâm đặc biệt. Cũng trên cơ sở phân tích định lượng, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về sự quan tâm này.

Trong 4 loại mà chúng tôi tạm chia theo ý nghĩa và nội dung các câu ca dao, tục ngữ về ẩm thực thì có đến 1.134 đơn vị (chiếm 46,6%) phản ánh kinh nghiệm ăn uống của người Việt. Trong số đó, những câu nói về kinh nghiệm uống (nước, trà, rượu,…) lại không nhiều. Tất cả chỉ có 42 câu. Cụ thể: 6 câu nói về uống nước, 12 câu nói về uống trà/chè, 23 câu nói về uống rượu/tửu và 1 câu nói về uống giấm.

3.2. Kinh nghiệm lựa chọn vật phẩm

Ví dụ: Uống nước nhớ nguồn; Nước chè xanh vừa lành vừa mát; Nước khe, chè núi; Rượu cổ be, chè đáy ấm; Rượu ngon bởi vị men nồng, người khôn bởi vị giống dòng mới khôn; Rượu làng thì uống, rượu mua thì đừng; Uống giấm để đỡ khát,…

Kinh nghiệm về hút thuốc lào/phiện cũng không được đề cập đến nhiều, vẻn vẹn chỉ có 4 câu (thuốc lào: 3 câu, thuốc phiện: 1câu). Ví dụ: Thuốc lào một nạm, chè tàu một hơi; Thuốc lào Khai Lai, lợn choai chợ Thượng; Thuốc lào Vĩnh Bảo// Chồng hút vợ say// Thằng bé điếu đóm// Lăn quay giữa nhà; Thuốc phiện hết nhà, thuốc trà hết phên… Hoàn toàn thiếu vắng kinh nghiệm hút thuốc lá. Điều này có thể lí giải là thuốc lá có thể xuất hiện muộn vào thời kì sau năm 1945 nên chưa thể có kinh nghiệm lưu giữ trong dân gian. Hoặc cũng có thể thuốc lá là loại thuốc hút trước đây chỉ sử dụng nhiều ở đô thị, không phổ biến ở thôn quê, cái nôi sản sinh ra văn học dân gian.

Một năm có 12 tháng, theo kinh nghiệm dân gian thì tháng 10 (âm lịch) là tháng mà các sản phẩm nông nghiệp đạt tỉ lệ hàm lượng vitamin cao, ngon, béo, chất lượng đặc biệt nhất. Ví dụ như:

– Bầu tháng chín, bín tháng mười (bín: bí đao).

– Tháng sáu gọi cấy rào rào

– Ếch tháng ba, gà tháng mười.

– Ếch tháng mười, người Hà Nội.

– Nhất cá rô tháng giêng, nhì cá tràu tháng mười.

Sở dĩ các loại cây trồng và con vật nuôi phát triển tốt vào thời gian này là vì thời tiết mát mẻ. Hơn nữa, đây là dịp thu hoạch vụ mùa nên gia súc, gia cầm, thuỷ sản được ăn uống đầy đủ cả về chất và lượng từ các loại cây hoa màu và thóc lúa dư thừa, rơi vãi.

Kinh nghiệm về ẩm thực không chỉ giúp chúng ta chọn lựa vật phẩm theo thời gian, mùa vụ mà còn giúp chúng ta chọn lựa bộ phận này ngon hơn hoặc ít ngon hơn bộ phận kia. Vấn đề này được ca dao, tục ngữ đề cập chủ yếu đến việc chọn lựa các bộ phận của con vật nuôi quen thuộc và cũng là món ăn phổ biến trong cơ cấu bữa ăn của người Việt như: lợn, bò, trâu, gà, chó, cá còn các con vật nuôi khác như: mèo, chim, vịt, ngan, ngỗng,… không được đưa ra làm tiêu chí lựa chọn nguyên liệu cho món ăn “khoái khẩu”. Chẳng hạn: Đối với thịt lợn thì thịt chân giò; đối với thịt bò thì thịt bắp được coi là bộ phận ngon được nhiều người ưa chuộng như: Lợn giò, bò bắp; Đầu nheo hơn phèo trâu; Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua, gà trắng chân chì mua chi giống ấy; Chó già, gà non hay Đầu cá trôi, môi cá mè; Đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm.

Việc lựa chọn bộ phận ngon để thưởng thức không chỉ được thực hiện ở các con vật nuôi mà còn cả ở các loại rau quả trong bữa ăn hàng ngày như: Cần ăn cuống, muống ăn lá; Cây rau má, lá rau húng, cuống rau đay; Chuối hàng sau, cau hàng trước; Ăn dứa đằng đít, ăn mít đằng đầu;…

Từ xưa ông cha ta đã biết kết hợp hài hoà giữa tính âm và tính dương trong bữa ăn hàng ngày. Ví như ngày Tết theo truyền thống dân tộc, Việt Nam ta thường có bánh chưng, bánh tét. Ruột của hai loại bánh này là gạo nếp, hạt tiêu, thịt heo, hành,… (nóng) ăn lâu tiêu, nhưng vỏ bọc bằng lá dong, lá chuối (mát). Hai thứ – một làm ruột, một làm vỏ (ruột nóng, vỏ mát) được trung hoà qua ngọn lửa khiến cho bánh ngon và bớt “nóng”. Nắm được quy luật của tạo hoá, ông cha ta đã vận dụng vào cách ăn uống và đã đúc kết thành kinh nghiệm như: “Cam hàn, quýt nhiệt, bưởi tiêu”. Thực tế đã chứng minh kinh nghiệm này không sai. Chẳng hạn sự kết hợp giữa các gia vị vào các món ăn cũng được tính toán hợp lí như: thịt mỡ đi với dưa hành, củ kiệu; lòng, trứng vịt lộn, cá trê, ốc, thịt vịt (hàn) phải ăn với húng, tía tô, gừng, rau răm, muối tiêu, nước mắm gừng (nhiệt); nước dừa thêm muối, ốc hấp lá gừng: ốc, lá gừng,…

Qua thống kê có 67 đơn vị ca dao, tục ngữ nói đến sự kết hợp trong bữa cơm của người Việt đồng bằng Bắc Bộ không thể vắng mặt món rau quả (gồm có nhiều loại rau quả), canh và dưa cải.

Để có được món ăn ngon, ông cha ta không chỉ coi trọng việc chọn lựa vật phẩm, kết hợp hài hoà các món trong bữa ăn mà còn rất chú ý đến việc bảo quản, cách chế biến và mức độ thưởng thức. Trước đây nấu cơm chủ yếu bằng rơm rạ, củi đuốc,… để có được một nồi cơm ngon vừa chín tới thật không đơn giản chút nào. Người nấu phải khéo léo và có kinh nghiệm. Bởi vậy mà có đến 22 câu ca dao, tục ngữ (không kể dị bản) nói về việc nấu cơm. Ví dụ như: Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê; Cơm sôi bớt lửa, chồng giận bớt lời; Cơm giở, cỏ xới; Nấu cơm không xới thì mất một bát, cày ruộng không lấp trôốc vát thì mất một triên,…

Bảo quản đồ ăn thức uống cũng là khâu rất quan trọng để giữ món ăn được tươi lâu, giữ được hàm lượng dinh dưỡng. Số câu ca dao, tục ngữ nói về việc này rất ít, chỉ có 3 câu (kể cả dị bản) nói về bảo quản như: Cá không ăn muối cá ươn; Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư; Bánh giầy phải đậy bằng nong, bài học vỡ lòng đã rệt hai chân.

Bất cứ việc gì có chừng mực thì đều mang lại hiệu quả cao, ăn uống cũng vậy, không nên ăn uống quá nhiều. Miếng ăn chỉ ngon khi ăn đúng mức, nếu ăn quá sẽ không còn cảm giác ngon nữa. Ví như: Ăn lấy thơm lấy tho chứ không ai ăn lấy no lấy béo… Nếu ăn quá độ sẽ mang hại vào thân: Ngon mồm ôm bụng.

Tất cả những tri thức dân gian truyền thống mà ông cha ta đã đúc rút đều thể hiện sự thích ứng, hoà hợp giữa con người với tự nhiên và vạn vật xung quanh. Nó được phản ánh trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ của người nông dân với sinh hoạt hàng ngày và lao động sản xuất.

Nói về món bánh đúc: Bánh đúc chợ Go, trâu bò chợ Bản; Bánh đúc kẻ Đanh, bánh hành kẻ Lán,…

Hay nói về hoa quả: Vải ngon thì nhất làng Bằng// Khắp thành Hà Nội hỏi rằng đâu hơn

Chúng tôi đã phân chia ra thành 3 tổ hợp đặc sản dựa trên nền nông nghiệp căn bản ở nước ta. Đó là đặc sản trồng trọt, chăn nuôi và đặc sản tự nhiên (thuỷ sản).

Số đơn vị có nội dung về đặc sản có nguồn gốc trồng trọt có tỉ lệ áp đảo, chứng tỏ nông nghiệp trồng trọt ở nước ta từ xưa đến nay vẫn luôn là ngành nghề chi phối sâu sắc đến đời sống cư dân người Việt. Tuy đặc sản chăn nuôi và đặc sản tự nhiên có số lượng không nhiều như đặc sản trồng trọt nhưng nó luôn ở vị trí quan trọng ngang bằng chứ không thể thiếu trong ngành nông nghiệp ở nước ta trong việc cung cấp giống vật nuôi và thực phẩm gia súc, gia cầm, thuỷ sản cho đời sống con người.

Trên cơ sở xuất hiện địa danh của các tỉnh hiện nay, chúng tôi đã khôi phục cả tên địa danh tỉnh cũ song song với địa danh tỉnh mới và quy về một địa bàn để tiện cho việc theo dõi và phù hợp với bối cảnh ra đời của ca dao, tục ngữ. Ví dụ: Hà Bắc (tỉnh cũ) – Bắc Giang, Bắc Ninh (tỉnh mới); Hà Nam Ninh (tỉnh cũ) – Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình (tỉnh mới),… Còn các tỉnh xuất hiện duy nhất trong bảng thì chúng tôi để nguyên tên tỉnh mới.

Qua bảng thống kê cho thấy về cơ bản các tỉnh ở trung và hạ châu thổ sông Hồng (Hà Bắc, Hà Nội, Hà Nam Ninh, Hải Hưng, Thái Bình) có số lượng các loại đặc sản nhiều hơn hẳn so với các tỉnh lân cận khác ở đồng bằng Bắc Bộ. Phải chăng, nơi đây là địa bàn quy tụ dân cư từ thời cổ xưa, với mạng lưới sông ngòi dày đặc khắp đồng bằng là nguồn cung cấp nước dồi dào cho công tác thuỷ lợi tưới tiêu và thuận lợi cho việc chăn nuôi và đánh bắt thuỷ sản. Hơn nữa, có lượng phù sa lớn của sông Hồng là nguồn dinh dưỡng quý giá cho phát triển cây trồng và chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản. Vì vậy đây là mảnh đất có truyền thống sản xuất nông nghiệp chuyên biệt tạo ra nhiều sản vật đặc sắc và có giá trị kinh tế cao. Tuỳ thuộc vào môi trường tự nhiên và truyền thống lịch sử của từng nơi, từng làng mà hình thành một nghề riêng với những đặc sản có thương hiệu không thể lẫn với nơi khác được. Ví dụ: ở Hà Nội (Hà Tây cũ) có làng Trung Lập nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm, Sâm Động là đất trồng Hành, Phú Xuyên trồng lúa, Thuỵ Phiêu trồng khoai; đất Hà Nam “Đôi bên núi tựa sông kề

Số đơn vị ca dao, tục ngữ có nội dung về đặc sản trồng trọt, đặc biệt, là cây lúa và các cây thực phẩm chiếm tỉ lệ cao hơn cả. Điều này cũng dễ hiểu vì nền sản xuất của Việt Nam chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trong đó cây lúa chiếm một vị trí quan trọng. Ngoài cây lúa, các loại cây thực phẩm như rau đậu: Đó là loại cây thực phẩm rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của người dân. Nếu so sánh các loại cây trồng được kể đến trong ca dao, tục ngữ thì chúng ta thấy một bức tranh đáng chú ý là đặc sản các cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày như: lúa, rau, khoai, cà, đỗ, chuối,… xuất hiện trong ca dao, tục ngữ nhiều hơn là các cây thực vật lưu niên: mít, ổi, xoan, táo,… Điều này chúng tôi có thể hiểu là: Các cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày thường phụ thuộc nhiều vào thời vụ, thời tiết. Do vậy, nó đòi hỏi phải chăm sóc công phu và phức tạp hơn so với cây lưu niên. Nhân dân được mùa hay mất mùa thường xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau. Vì vậy nó tạo ra nhiều bài học kinh nghiệm và lưu giữ nhiều đặc sản quý trong kho tàng văn học dân gian.

5. Ẩm thực với chăm sóc sức khoẻ

Con người phải ăn uống để mang lại sức khoẻ tốt: Người có ăn mới khoẻ, mẻ không ăn thì mẻ cũng chết; Ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền thêm lo. Nhưng đôi khi ăn uống không phù hợp, đúng cách lại mang lại hiệu ứng tiêu cực làm cho sức khoẻ con người giảm sút, thậm chí yếu đi. Với sự nhìn xa trông rộng về một tài sản “sức khoẻ” là vô giá nên ông cha ta đã lấy việc ăn uống để nhắc nhở, cảnh báo con người phải đề cao việc giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ như một lẽ thường tình trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Mặc dù số đơn vị phản ánh về nội dung này chiếm tỉ lệ thấp nhất trong số các phạm trù mà ẩm thực đề cập đến (chiếm 11,8%) nhưng nó lại là vấn đề trực tiếp và sống còn nhất đối với cá nhân mỗi con người.

Trong số 4 mặt biểu hiện của ẩm thực với chăm sóc sức khoẻ thì ăn uống điều độ để có một cơ thể cường tráng, một tư duy lành mạnh là nội dung được chú ý nhiều nhất (178 đơn vị) chiếm 62%: Cờ ba cuộc, cơm ba bát, thuốc ba thang; Ăn có chừng, chơi có độ; Ăn tuỳ nơi, chơi tuỳ chốn;…

Tuy nhiên bản chất của người nông dân Việt Nam vẫn luôn giản dị, chất phác, không ưa cầu kì, phức tạp. Họ sống vô tư, hồn hậu cả trong suy nghĩ và trong hành động: Ăn như cũ, ngủ như xưa; Hay ăn hay uống là tướng trời sinh; Ăn không kể bát, hát không kể đêm, vật không kể nền, bền không kể đá; Ăn no ngủ kĩ, chổng tĩ lên trời;… Chỉ với 23 đơn vị (chiếm 8,0%) nhưng đây là một đức tính quý của người nông dân nên vẫn luôn được đề cao và phát huy.

Ăn uống vệ sinh sạch sẽ cũng là một điều kiện mang lại sức khoẻ tốt. Điều này được thể hiện ở một số lượng rất khiêm tốn (chỉ 5 đơn vị – 1,8%) nhưng không thể thiếu được trong các mặt của ăn uống với việc chăm sóc sức khoẻ: Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm; Cơm ba bát, tắm mát sớm mai và cũng phê phán những biểu hiện của việc ăn ở bẩn thỉu như: Ăn tro giọ trấu, ỉa cứt ra than,…

Ăn uống không chỉ mang lại sự no đủ cho con người về vật chất để tồn tại và phát triển mà con người tiến hành hoạt động ăn uống còn để vươn tới một điều khác cao hơn là văn hoá. Vì vậy, từ xưa ông cha ta đã lấy việc ăn uống làm điểm tựa để gửi gắm vào đó những ước vọng, nhằm bồi dưỡng luân thường, đạo lí cho con người trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.

Điều ước rất đỗi giản dị của người phụ nữ về món ăn do sức lao động của chính người chồng mình làm ra đã thể hiện chứa chan tình cảm và sự mãn nguyện về đời sống tinh thần:

Những điều răn dạy đối với con người là sống ở trên đời phải có trước có sau, phải biết kính trọng, ân nghĩa. Con người ăn uống để hưởng thụ thành quả lao động, vì thế cần phải biết công ơn của người đã đem lại kết quả ấy: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Uống nước nhớ nguồn; Ăn cây nào rào cây ấy;… Phê phán, lên án những kẻ quá coi trọng đến cái ăn vật chất mà quên đi những giá trị văn hoá của con người. Miếng ăn lại trở thành sự xấu xa: Miếng ăn quá khẩu thành tàn; Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu;…

Đến quan hệ anh – em thì tỉ lệ bị đẩy lùi xa hơn (chiếm 14,1%) nhưng trong tương quan so sánh với quan hệ vợ – chồng thì quan hệ anh em có khi được xem như gắn bó, keo sơn hơn bởi người ta có thể bỏ vợ, bỏ chồng nhưng không thể bỏ anh em: “Anh em như chân như tay, vợ chồng như áo cởi ngay nên lìa.”

Qua các mối quan hệ gia đình cho thấy mô hình gia đình hạt nhân hai thế hệ đã thực sự trở thành cấu trúc cơ bản của xã hội Việt Nam. Cấu trúc này luôn là cấu trúc lí tưởng của các gia đình trẻ Việt Nam hiện nay và mai sau.

Có thể nói luân thường, đạo lí của con người là kim chỉ nam cho mọi hành động. Từ những hành động tưởng chừng rất nhỏ Ăn cơm phải biết trở đầu đũa; Liệu cơm gắp mắm; … nhưng lại có ý nghĩa răn dạy con người phải biết cư xử đúng đạo lí và biết phân biệt đúng sai trước khi hành động. Vì thế tổ hợp ẩm thực với luân thường, đạo lí là nội dung được ông cha ta luôn đề cao và tập trung vào phản ánh những vấn đề căn bản sau:

Ở bảng 8, mục 3 có 68 đơn vị đề cập đến nguyện vọng của nhân dân phải chăm chỉ làm – ăn để xây dựng một xã hội công bằng mà mọi người được hưởng thụ cân đối với sức lao động bỏ ra: Có làm có ăn; Làm gắng ăn gắng; Muốn ăn cá phải thả câu; Muốn ăn oản phải giữ lấy chùa; Muốn ăn thì lăn vào bếp,… Hiếm thấy họ khuyến khích làm việc nhiều, ăn ít. Chúng tôi chỉ tìm thấy một câu có ý nghĩa khuyên nhủ “Làm gắng hơn gắng ăn”.

Thật thà, sòng phẳng là đức tính quý báu của con người . Trong đó thái độ coi trọng đề cao sự thật thà (19 đơn vị): Ăn ngay nói thật; Ăn mặn nói ngay, hơn ăn chay nói dối,… Thể hiện bản chất sòng phẳng (26 đơn vị): Ăn đều tiêu sòng; Ăn quả vả, trả quả sung’; Bánh ít trao đi, bánh dì trao lại,…

Bản tính lo xa được coi là tính cách vốn có của người nông dân nông nghiệp trồng lúa nước, khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển, nền nông nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, ngày đêm phải “Trông trời trông đất trông mây trông mưa trông gió trông ngày trông đêm”. Cả khi sung túc, thuận lợi cũng không chủ quan, phải lường tính đến hoàn cảnh khó khăn khi gặp phải. Nội dung này có (33 đơn vị) đề cập đến: Được mùa chớ phụ ngô khoai; Ăn bữa sáng lo bữa tối; Ăn chắt để dành; Ăn củ môn bữa mai, để củ khoai bữa mốt;…

Ở nội dung ẩm thực với bồi dưỡng tri thức luân thường đạo lí, chúng tôi thấy thái độ của nhân dân luôn thể hiện ở tính hai mặt: trọng ân nghĩa – phê phán sự vô ơn; ca ngợi đức tính thật thà, chăm chỉ, tiết kiệm – phê phán sự dối trá, lười nhác, hoang phí,… Tất cả đều có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với con người ở bất cứ thời đại nào.

THƯ MỤC THAM KHẢO

Ăn uống là tấm gương phản chiếu bức tranh nông nghiệp của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ qua kho tàng ca dao, tục ngữ.

Kinh nghiệm ẩm thực đã chi phối về mọi mặt của đời sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của con người nơi đây. Điều này thể hiện ở tỉ lệ áp đảo đơn vị có nội dung phản ánh kinh nghiệm ăn – uống – hút xách so với nội dung về đặc sản ẩm thực hay mối quan hệ gia đình, xã hội; bồi dưỡng tri thức luân thường, đạo lí. Cũng như những tác động của nó đến các hành vi ứng xử trong gia đình và xã hội người Việt.

Trên bức tranh đặc sản ẩm thực thì lúa và các sản vật chế biến ra từ lúa chiếm số lượng ưu thế. Điều đó một lần nữa khẳng định nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta nói chung, đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, cây lúa vẫn là cây trồng chiếm vị trí quan trọng hàng đầu.

Ở bất kì nội dung bồi dưỡng tri thức luân thường, đạo lí nào đều tồn tại tính hai mặt của một nội dung là ca ngợi và phê phán có ý nghĩa giáo dục nhân văn sâu sắc.

Tất cả những tri thức dân gian truyền thống mà ông cha ta đã đúc rút qua nội dung ẩm thực đều thể hiện sự thích ứng, hài hoà giữa con người với tự nhiên. Nó được phản ánh đậm nét qua những đặc tính của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ với lao động sản xuất và sinh hoạt ăn uống hàng ngày.

1. Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1978.

2. Đinh Gia Khánh, Văn hoá trong ăn uống, Văn hoá dân gian, 1989.

3. Nguyễn Xuân Kính, Qua ca dao tục ngữ tìm hiểu sự sành ăn khéo mặc của người Thăng Long- Hà Nội, Văn hoá dân gian số 2-1990.

4. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, NXB TP Hồ Chí Minh và khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 1992 .

5. Toan Ánh, Phong tục Việt Nam – Nếp cũ gia đình, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1992.

6. Vương Xuân Tình, Ăn uống trong sinh đẻ của phụ nữ Việt ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, Dân tộc học số 3 – 1992.

7. Nguyễn Loan – Nguyễn Hoà, Từ điển món ăn Việt Nam, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1994.

8. Phan Huy Lê – Vũ Minh Giang (chủ biên), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, tập II, đề tài KX 07 – 02, 1996.

9. Vũ Dung – Thuý Anh – Vũ Quang Hào, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1997.

10. Diệp Đình Hoa, Người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2000.

11. Huỳnh Thị Dung – Nguyễn Thị Huế – Nguyễn Thu Hà, Từ điển văn hoá ẩm thực Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2001.

12. Nguyễn Xuân Kính – Phan Đăng Nhật, Kho tàng ca dao người Việt (2 tập), NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2002.

13. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), Kho tàng tục ngữ người Việt (2 tập), NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2002.

14. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, 2001.

15. Ngô Đức Thịnh, Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2004.

16. Trần Quốc Vượng, Môi trường con người và văn hoá. NXB Văn hoá Thông tin và Viện Văn hoá, Hà Nội.

17. Vũ Minh Giang, Lịch sử Việt Nam truyền thống và hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009.

18. Trần Thuý Anh, Ứng xử cổ truyền với tự nhiên và xã hội của người Việt châu thổ Bắc Bộ qua ca dao, tục ngữ, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2009.

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ANH 1

Văn Hoá Nông Nghiệp Trong Tục Ngữ Ca Dao Về Lao Động Sản Xuất

HÀ THỊ QUẾ HƯƠNG( Thạc sĩ, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam)

1.

Tục ngữ, ca dao Việt Nam về lao động sản xuất là những câu nói, những lời ca của người Việt được lưu truyền trong dân gian, phản ánh và đúc kết những kinh nghiệm, nhận thức, đánh giá của cha ông ta trong quá trình lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất.

Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và khí hậu tiêu biểu của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, có hai mùa rõ rệt, mạng lưới sông ngòi dày đặc và những vùng đồng bằng màu mỡ, rộng lớn. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây lúa nước. “Điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều và có gió mùa là hằng số tự nhiên của văn hoá Đông Nam Á và chính nó đã góp phần tạo nên đặc trưng của văn hoá Đông Nam Á – nền văn minh thực vật hay nền văn minh lúa nước.” [2, 17]. Vì vậy, văn hoá nông nghiệp lúa nước chính là một đặc trưng văn hoá nổi trội của văn hoá Việt Nam. Nét văn hoá này để lại dấu ấn sâu đậm trong nhiều lĩnh vực lao động sản xuất của cha ông ta, từ trồng trọt, chăn nuôi, đến làm nghề thủ công,… Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến những nét tiêu biểu thể hiện đặc trưng văn hoá nông nghiệp trong tục ngữ ca dao Việt Nam về trồng trọt.

2.

Hoạt động lao động sản xuất nông nghiệp ở nước ta xưa kia, khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển vốn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Con người luôn có ý thức tôn trọng thiên nhiên và luôn muốn sống hoà hợp với thiên nhiên, với trời, coi trời là chỗ dựa, thậm chí còn có tư tưởng sùng bái trời như một đấng tối cao:

– Lạy trời mưa thuận gió hoà Để cho chiêm tốt, mùa tươi em mừng Ngô khoai chẳng được thì đừng Có nếp có tẻ trông chừng có ăn. [9, 1.369] – Ơn trời mưa nắng phải thì Nơi thì bừa cạn nơi thì cày sâu... [9, 1.881]

Nghề nông phụ thuộc vào nhiều hiện tượng thiên nhiên cùng một lúc (trời, đất, mây, gió,…). Muốn nắm bắt được tình hình thời tiết, phục vụ cho công việc nhà nông, người nông dân không chỉ quan sát một, hai hiện tượng riêng lẻ, họ luôn có ý thức quan sát mọi hiện tượng ở xung quanh:

– …Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm Trời êm bể lặng mới êm tấm lòng. [9, 1.709]

Từ những kinh nghiệm về thời tiết, người nông dân đã biết tận dụng thiên nhiên để gieo cấy cho hợp thời vụ, sao cho gieo trồng đạt năng suất cao:

– Tháng chạp là tháng trồng khoai Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà Tháng ba cày vỡ ruộng ra Tháng tư làm mạ mưa sa đầy đồng… [9, 2.099] – Đom đóm bay ra, trồng cà tra đỗ, tua rua bằng mặt, cất bát cơm chăm. [7, 1.083]– Đói thì ăn ráy ăn khoai, chớ thấy lúa giỗ tháng hai mà mừng. [7, 1.080] – v.v.

Và họ cũng dựa vào thiên nhiên để đoán định mùa vụ:

– Muốn ăn lúa chiêm xem trăng rằm tháng tám. [7, 1.885] – Muốn ăn lúa dé, xem trăng rằm tháng giêng. [7, 1.885] – Muốn ăn lúa tháng mười, trông trăng mồng tám tháng tư. [7, 1.885] – Tỏ trăng mười bốn được tằm Tỏ trăng hôm rằm thì được lúa chiêm. [9, 2.288] – Trời mưa dông được đồng lúa trổ. [7, 2.787] – Trăng sáng được ruộng su, trăng lu được ruộng cạn. [7, 2.716] – Trăng tròn thiên hạ lệch, trăng chếch thiên hạ bình. [7, 2.716]

(Khi mặt trăng tròn và trong thì sau đó trời thường hạn hán, ít mưa, ruộng xấu, mất mùa, dân sẽ đói, thiên hạ lệch. Nếu mặt trăng chếch nghĩa là trăng méo thì trời sẽ có mưa nhiều, ruộng đủ nước, lúa tốt, dân chúng sẽ no đủ, thiên hạ bình yên.)

– v.v.

Công việc đồng áng không chỉ phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên, thời tiết, mà nó còn chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố khác nữa như đất đai, giống, kĩ thuật cày cấy, chăm bón, làm cỏ, gieo trồng, gặt hái,… Đặc biệt là trong quá trình trồng cây lúa nước, là cây trồng đặc trưng ở Việt Nam, thì việc đòi hỏi các kĩ thuật trong các khâu chăm bón càng phải kĩ lưỡng.

a) Làm đất, cày bừa

Người nông dân Việt Nam luôn nhận thức, đánh giá được vai trò của đất trong trồng trọt có ý nghĩa vô cùng quan trọng ” Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu ” [7, 49], vì vậy họ rất coi trọng việc làm đất, chăm sóc, cải tạo đất:

– Cày ải hơn rải phân. [7, 385] – Cày gãi bừa chùi lúa thui bông lép, cày sâu bừa kép lúa đẹp bông sây. [7, 386]

Họ cũng đã rút ra được những kinh nghiệm trong khâu làm đất, cày bừa:

– Ải bở chồng con ở, ải sượng chồng con đi. [7, 52]

(Cầy cho đất tơi (ải bở) thì trồng lúa mới tốt, nếu đất chưa khô kĩ, vẫn còn nước (ải sượng) thì lúa xấu).

– Ải thâm không bằng dầm ngấu. [7, 52]

(Làm đất chưa khô kĩ đã có nước (ải thâm) sẽ không tốt bằng để đất cày ngâm nước từ đầu (dầm ngấu)).

– Cày chạm vó, bừa mó kheo. [7, 386]

– Đất trồng lên, nèn vạc phẳng, ải trắng băng, cấy sáng giăng, không phải thằng nào đấm. [7, 991-992]

(Đây là kinh nghiệm làm đất trồng lúa của người nông dân. Muốn làm ải thì điều đầu tiên phải phơi cho đất khô trắng. Muốn đất chóng khô, người ta xếp vữa cày thành từng luống dài song song nhau theo hướng mặt trời mọc để nắng soi vào cho đều. Sau khi xếp ải rồi thì giẫy phần nền giữa các luống ải cho phẳng. Gặp thời tiết thuận lợi, ải trắng đẹp. Khi tháo nước đổ ải rồi bừa tơi thì dù cấy sáng trăng, người nông dân cũng vui, quên cả mệt nhọc.)

Tuỳ từng loại giống, loại cây trồng mà người nông dân có kĩ thuật làm đất, cày bừa cho phù hợp:

– Chiêm thối cỏ, mùa nỏ đất. [7, 503]

(Đất cấy lúa chiêm phải có nước ngâm cho thối cỏ, đất cấy lúa mùa phải phơi khô.)

– Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. [7, 1.439]

– Khoai bén tay, sắn bay bụi. [7, 1.436]

(Đất để trồng khoai phải dính, đất trồng sắn thì không cần).

– Đất đen, đất nạc, cát pha, ta trồng sắn, chuối thì ra củ nhiều. [7, 994]

– v.v.

b) Chọn giống, gieo mạ

Ngoài đất tốt thì để có cây trồng tốt, có lúa tốt, giống cũng rất quan trọng bởi ” Làm hay không bằng thay giống” [7, 1.519]; ” Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa” [7, 2.664], “Mạ già ruộng ngấu cấy đâu được đấy” [25, 1.687]. Do đó các kĩ thuật về chọn giống mạ, gieo mạ, chăm sóc được người nông dân thực hiện kĩ càng, cẩn thận:

– Chiêm cút mùa di, sống để dạ chết mang đi. [7, 499]

– Mạ úa cấy lúa chóng xanh. [7, 1.689]

– Mạ mùa sướng cao, mạ chiêm ao thấp. [7, 1.688]

(Thời gian gieo mạ mùa vào tháng mưa nhiều nên phải gieo ở ruộng cao, đất khô để mạ không bị ngập nước; thời gian gieo mạ chiêm vào lúc hanh khô nên gieo ở những chân ruộng thấp trũng để có nước dưỡng mạ)

– v.v.

Có được các kĩ thuật về làm đất, chọn giống, gieo mạ rồi thì việc cấy lúa cũng đòi hỏi phải có tri thức nhất định. Từ lao động thực tiễn, cha ông ta đã rút ra được nhiều kinh nghiệm về cày cấy, từ tuổi mạ để cấy sao cho phù hợp ” Mạ chiêm ba tháng chưa già, mạ mùa tháng rưỡi ắt là chẳng non.” [7, 1.686-1.687] và kĩ thuật cấy cũng phải tuỳ vào từng loại mạ:

– Cấy lúa ruộng lạ, gieo mạ ruộng quen. [7, 416]

– Mạ chiêm đào sâu chôn chặt, mạ mùa vừa đặt vừa đi. [7, 1.687] (Lúa chiêm phải cấy sâu, lúa mùa cấy nông).

– Cấy thưa hơn bừa kĩ. [7, 417]

– Chiêm cấy to tẽ, mùa cấy nhẻ con. [7, 499]

– Cho nhặt hàng sông, cho đông hàng con, cho tròn bụi lúa. [7, 527]

– Thừa mạ thì bán, chớ có cấy rậm ăn rơm. [7, 2.609]

– v.v.

Trong khâu cấy lúa, không chỉ đòi hỏi kĩ thuật mà thời điểm cấy cũng rất quan trọng:

– Sài đường, lúa tép vụ năm, hin, dâu, tám, dự thì chăm vụ mười. [7, 2.356] (Mỗi giống lúa có thời vụ cấy khác nhau.)

– Cấy tháng sáu máu rồng, cấy tháng chạp đạp không ra. [25, 417] (Cấy lúa mùa tháng sáu, cấy lúa chiêm tháng chạp là hợp thời vụ.)

– Bao giờ mang hiện đến ngày, cày bừa cho chín mạ này đem gieo. [7, 216]

– Chiêm ba vải, mùa phải thời. [7, 498]

(Lúa mùa phải cấy đúng ngày, đúng thời vụ; lúa chiêm có thể sớm muộn một chút cũng được.)

– Cấy bằng mặt, gặt bằng đầu. [7, 414-415]

(Sao tua là chòm sao nhỏ có bảy ngôi sao liền nhau. Đây là cách tính thời vụ dựa vào trăng sao: khi sao tua rua ngang mặt thì cấy, tua rua trên đỉnh đầu thì gặt.)

– Tháng mười coi cái sao Tua Khi nằm, khi dậy làm mùa mới nên. [9, 2.108] – Tua rua đi rắc mạ mùa Tiểu thử đi bừa, cấy ruộng đất sâu Hàn lộ lúa trổ bằng đầu Lập đông ta quyết về mau gặt mùa. [9, 2.484]

( Tiểu thử: đầu tháng bảy dương lịch, Hàn lộ: đầu tháng mười dương lịch, Lập đông: đầu tháng mười một dương lịch)

– Tháng mười có sấm, cấy trên nấm cũng được ăn. [7, 2.481] – Tháng sáu gọi cấy rào rào Tháng mười lúa chín, mõ rao cấm đồng. [9, 2.109] – Tua rua một tháng mười ngày Cấy trốc vừng cày cũng được lúa xơi Bao giờ nắng rữa bèo trôi Tua rua qua ngọ, thì thôi cấy mùa Tua rua thì mặc tua rua Mạ già ruộng ngấu chẳng thua bạn hiền. [9, 2.484] – v.v.

Việc gieo trồng, cấy lúa đúng thời vụ được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến năng suất lúa khi thu hoạch ” Nhất thì, nhì thục” [7, 2.070]. Bởi thế nếu gieo trồng không đúng thời điểm, thì công cấy lúa coi như bỏ công vô ích:

– Tháng sáu mà cấy mạ già Thà rằng công cấy ở nhà ẵm con Tháng chạp mà cấy mạ non Thà rằng công cấy ẵm con ở nhà. [7, 2.110] – Lập thu mới cấy lúa mùa Khác nào hương khói lên chùa cầu con. [9, 1.376] – v.v.

d) Chăm sóc, làm cỏ, tưới nước, bón phân

Để có vụ mùa tốt, ngoài các công việc làm đất, cày bừa, gieo mạ, cấy lúa, khâu chăm sóc như làm cỏ, tưới nước, bón phân,… cũng không kém phần quan trọng. Làm ruộng nếu chỉ cày cấy mà không chịu chăm bón thì cây sẽ kém phát triển, không được mùa, thậm chí còn mất trắng: ” Ruộng cấy chay, ăn mày rỗng bị” [7, 2.338]. Chẳng những thế mà cha ông ta đã đánh giá nước và phân là hai yếu tố quan trọng nhất nhì trong công việc làm ruộng: ” Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.” [2.063]. Ca dao tục ngữ về lao động sản xuất có nhiều đơn vị nói về vai trò của các công việc này:

– Có phân thời lúa mới xanh Quần là áo lượt vì anh phân này. [9, 712]– Công cấy công bỏ, công làm cỏ công ăn. [7, 774-775] – Ăn cơm làm cỏ chẳng bỏ đi đâu. [7, 94] – Nước đủ phân nhiều, chăm sóc sớm chiều lúa sẽ đầy bông. [7, 2167] – Một lượt cỏ thêm giỏ thóc. [7, 1835] – Nà nào mạ nấy, tốt rạ đổ phân. [7, 1919]– Không nước không phân chuyên cần vô ích. [7, 1485] – Không phân không vôi thì thôi làm ruộng. [7, 1.485] – Ruộng không phân như thân không của. [7, 2.340] – Người đẹp về lụa, lúa tốt về phân. [7, 2.005] – Một lượt tát, một bát cơm. [7, 1.836]

Công việc chăm sóc không chỉ đòi hỏi sự chuyên cần, mà còn phải có kinh nghiệm, kĩ thuật tốt:

– Một bụi cỏ một nắm phân. [7, 1.809] – Phân không đủ ủ bèo. [7, 2.229]– Phân đổ tran không bằng bèo dán cánh. [7, 2.228] – Thứ nhất phân ngấu, thứ nhì trấu tươi. [7, 2.599]

(Để vun bón cho lúa, dùng phân đã nát mềm là tốt nhất, nếu không thì dùng trấu tươi để bón vì nó có thể làm cho đất xốp và sau đó mục nát thành phân.)

– Chiêm yên gốc, mùa trốc rễ. [25, 505]

(Làm cỏ cho lúa chiêm phải nhẹ nhàng, làm cỏ cho lúa mùa phải nhổ mạnh cho hết rễ cỏ.)

– Lúa xới ba lần, ải chần ba đêm. [7, 1.657]

(Xới cỏ cho lúa ba lần thì lúa cứng cây, tháo nước để ải vài ba ngày cho đất bở rồi mới bừa thì đất sẽ tơi xốp.)

– Phân tro không bằng no nước. [7, 2.229] – Ruộng cao tát một gầu dai, ruộng thấp thì phải tát hai gầu sòng. [7, 2.338] – Không thẳng tay gầu, nước đâu lên ruộng. [7, 1.486] – Giữ nước thì phải be bờ. [7, 1.297] – Đón đòng thứ hai như gái có thai được trai bồi dưỡng. [7, 1.085] (Bón phân cho lúa lần thứ hai khi lúa có đòng rất tốt.) – v.v.

đ) Thu hoạch, gặt hái

Muốn có được vụ mùa tốt, người nông dân phải làm việc luôn tay luôn chân, không ngơi nghỉ ” Buông tay cày lại quay cuốc góc” mong cho đến ngày lúa trổ, lúa chín để thu hoạch, gặt hái. Trong công đoạn thu hoạch, họ cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu về thời gian gặt lúa, cách gặt và phơi thóc,…:

– Chiêm xấp xới, mùa đợi nhau. [7, 504]

(Lúa chiêm có đặc tính cấy trước thì lúa trỗ trước, cấy sau thì trỗ sau, trong khi đó với lúa mùa thì dù cấy sớm hay cấy muộn thì lúa vẫn trỗ vào cùng một thời gian.)

– Chiêm gon ngâu bỏ đi đâu không gặt. [7, 501]

(Khi lúa chiêm có màu vàng như hoa ngâu là đã chín và phải gặt ngay để tránh mưa bão.)

– Chiêm gon tìm đòn mà gánh, mùa gon cõng con lên rừng. [7, 500]

(Lúa chiêm gon thì tốt và cũng là lúc gặt, lúa mùa gon thì hỏng.)

– Chiêm khô mo, mùa co chân diều. [7, 501]

(Lúa chiêm có vỏ ngoài của hạt thóc khô (khô mo), bông lúa chín khô cong (co chân diều) là bắt đầu chín phải gặt về ngay; lúa mùa thì để chín kĩ cho già hạt mới gặt.)

– Chiêm khô bầu, mùa sầu rơm. [7, 501]

(Lúa chiêm thu hoạch sớm, lúa mùa để chín kĩ).

– Chiêm lên vai thóc dài xuống đất. [7, 502]

(Lúa chiêm hay rụng nên khi gánh lên vai phải cẩn thận.)

– Chiêm xúc vào xúc ra, mùa hong qua vài nắng. [7, 504] (Thóc chiêm phải phơi kĩ, thóc mùa phơi qua.)

– Chiêm liền giũ, mùa ủ vào. [7, 502]

(Lúa chiêm gặt về phải giũ ngay để trục; lúa mùa thì ủ kĩ rồi mới trục.)

– Chiêm trở đôi, mùa đôi trở. [7, 504]

(Lúa chiêm khi trục chỉ cần trở hai lần là sạch thóc, lúa mùa thì phải làm nhiều lần.)

– Chiêm đi đơn, mùa đi kép. [7, 500]

(Khi rắc lúa ra sân để trục lúa, lúa chiêm chóng rụng nên chỉ cần đi lần lượt từng lần một, nhưng lúa mùa lâu rụng nên phải đi theo vòng đan nhau.)

– Lúa chiêm bóc vỏ, lúa mùa xỏ tay. [7, 1.646]

(Thời gian gặt lúa chiêm khoảng tháng 5, tháng 6, khi thời tiết nóng ẩm mưa nhiều nên phơi lúa phải bóc vỏ trấu ra kiểm tra xem hạt gạo bên trong đã khô chưa, lúa chưa khô mà cất đi sẽ bị ẩm mốc, mối mọt. Trong khi đó, thời gian gặt lúa mùa vào khoảng tháng 10, thường có gió bấc, khí hậu hanh khô nên phơi nhanh khô, đống thóc để qua đêm, khi luồn sâu cánh tay vào kiểm tra mà không còn hơi ẩm là được).

Có thể thấy, công việc trồng lúa nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố và trải qua nhiều quy trình. Từ thực tế lao động, cha ông ta đã đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu và lưu truyền lại cho đời sau và cho đến ngày nay nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm chúng ta thấy vẫn còn nguyên giá trị.

3.

Nằm trong khu vực Đông Nam Á, là cái nôi của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, văn hoá Việt Nam cũng xuất hiện những dấu ấn văn hoá đặc trưng chung, đó là văn hoá nông nghiệp. Đặc trưng văn hoá nông nghiệp được thể hiện đậm nét trong tục ngữ ca dao về lao động sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt, thể hiện kinh nghiệm của cha ông ta trong hoạt động trồng lúa và các cây hoa màu. Những kinh nghiệm này chủ yếu được đúc kết từ thực tiễn, trong quá trình lao động. Điều này thể hiện mối quan hệ và ứng xử rất gần gũi và hòa đồng của con người với thiên nhiên, rất coi trọng sức lao động và đề cao sản phẩm lao động.

THƯ MỤC THAM KHẢO

1. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.

2. Mai Ngọc Chừ, Văn hoá Đông Nam Á, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1999.

3. Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.

4. Phạm Đức Dương, Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2000.

5. Trịnh Đức Hiển, Tri thức người Việt về tự nhiên và xã hội qua thành ngữ, tục ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.

6. Kinh nghiệm sản xuất qua ca dao tục ngữ, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2006.

7. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), Kho tàng tục ngữ người Việt (2 tập), NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2002.

8. Nguyễn Xuân Kính, Con người, môi trường và văn hoá, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003.

9. Nguyễn Xuân Kính – Phan Đăng Nhật (chủ biên), Kho tàng ca dao người Việt (2 tập), NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2001.

10. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB TP Hồ Chí Minh, 1996.

11. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.

12. Nguyễn Đức Tồn, Đặc trưng văn hoá của ngôn ngữ và tư duy, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2008.

13. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.

14. Trần Quốc Vượng, Môi trường con người và văn hoá, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2005.

Người Việt Nam Thương Mẹ, Kính Cha Qua Ca Dao, Tục Ngữ Việt Nam

Mùa Vu-lan đối với người Việt Nam, nhất là người Phật tử, là một mùa báo Hiếu, một mùa mà các người con nhớ đến công ơn sanh thành của mẹ cha và muốn làm một cái gì tết đẹp để đền đáp công ơn dưỡng dục của mẹ cha.

Nhớ ơn cha mẹ và báo hiếu là những cảm giác, những suy tư, những việc làm đã in sâu đậm trong lòng người Việt Nam, đã được thể hiện linh động và triền miên, ngang qua các câu ca dao tục ngữ mà chúng ta tìm thấy tràn ngập trong các thôn quê vườn xóm.

Đâu đâu cũng đề cao công cha như núi cao, nghĩa mẹ như biển cả .

“Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con”.

Hay:

“Công cha nghĩa mẹ cao vời, Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta. Nên người con phải xót xa, Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao. Đội ơn chín chữ cù lao, Sanh thành kể mấy non cao cho vừa”.

Hay là:

“Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ mới chân tu”. “Công cha đức mẹ cao dày, Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ. Nuôi con khó nhọc đến giờ, Trưởng thành con phải biết thờ song thân”. “Mẹ già ở tấm lều tranh, Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con” .

Lòng thương cha mến mẹ của người Việt Nam thường hay gắn liền với hiện tượng thiên nhiên, nên chúng ta không thấy làm lạ nhiều câu ca dao đã dùng mặt trời để nói lên lòng thương mến cha mẹ:

“Đêm khuya trăng rụng xuống cầu, Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau”.

Hay là:

“Biển Đông còn lúc đầy vơi, Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng”.

Cũng vì thương cha mẹ, nên người con không bao giờ quên cầu khẩn Phật Trời cho cha mẹ luôn được sống gần mình:

“Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời, Cầu cho cha mẹ sống đời với con”. “Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá, Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua. Đi về lập miếu thờ vua, Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha”.

Cha mẹ săn sóc con cho từng miếng cơm manh áo, thời những người con khi cha mẹ về già cũng phải sáng viếng tối thăm, tìm của ngon vật lạ phụng dưỡng cha mẹ:

“Muốn cho gần mẹ gần cha, Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền”. “Ai về tôi gởi buồng cau, Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy. Ai về tôi gởi đôi giày, Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi”.

Thỉnh thoảng, chúng ta chứng kiến cảnh những người con gái không chịu đi lấy chồng, vì không muốn xa cha mẹ:

“Ơn hoài thai, to như bể! Công dưỡng dục, lớn tựa sông! Em nguyện ở vậy không chồng, Lo nuôi cha mẹ, hết lòng làm con”.

Người con gái đi lấy chồng xa cũng bị quở trách:

“Chim đa đa đậu nhánh đa đa, Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa. Mai sau cha yếu mẹ già, Bát cơm đôi đũa, chén trà ai dâng?”.

Mình có hiếu với mẹ cha, thời con cháu mình sẽ có hiếu với mình. Đây là luật đáp ứng thường tình và không vì vậy làm giảm bớt lòng thương mẹ kính cha của người Việt Nam:

“Nếu mình hiếu với mẹ cha, Chắc con cũng hiếu với ta khác gì? Nếu mình ăn ở vô nghì, Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?”.

Hay là:

“Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận, Ngỗ nghịch nào con có khác chi! Xem thử trước thềm mưa xối nước, Giọt sau, giọt trước chẳng sai gì”. “Ở đời ai cũng có lần, Làm cha mẹ mới biết ơn sinh thành. Người xưa khó nhọc nuôi mình, Khác gì mình đã hết tình nuôi con”.

Người con cũng biết cha mẹ thương con không phải giống nhau, cha có lòng thương của cha, mẹ có lòng thương của người mẹ, nên người con cũng có thể phân biệt:

“Mẹ dạy thì con khéo, Bố dạy thì con khôn”. “Mồ côi cha, ăn cơm với cá Mồ côi mẹ lót lá mà nằm”.

Trong cao dao này, chúng ta đã nhận thấy sự phân biệt của người con về cảm tình đối với cha khác, đối với mẹ khác. Nếu như cha mất thì đã có mẹ săn sóc cho con, cho ăn cơm ăn cá đầy đủ, nhưng chẳng may mẹ mất đi người con mới thật khốn khổ, phảị đi lót lá mà nằm. Và vì vậy nên chúng ta không có lạ gì, khi người con gần mẹ hơn cha, thương mẹ hơn thương cha. Chúng ta cũng đọc rất nhiều câu ca dao và bài thơ tán dương lòng mẹ thương con, lòng con nhớ mẹ :

“Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẫu từ”. “Ai rằng công mẹ như non, Thật ra công mẹ lại càng lớn hơn”. “Lòng mẹ như bát nước đầy, Mai này khôn lớn, ơn này tính sao “. “Nhớ ơn chín chữ cù lao, Ba năm nhũ bộ biết bao thân tình”. “Con ho lòng mẹ tan tành, Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”. “Nuôi con chẳng quản chi thân, Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn”. “Mẹ ngoảnh đi, con dại, Mẹ ngoảnh lại, con khôn”. “Mẹ giàu con có, mẹ khó con không”. “Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau” . “Bồng cho con bú một hồi, Mẹ đã hết sữa, con vòi con la”. “Nuôi con buôn tảo bán tần, Chỉ mong con lớn nên thân với đời. Những khi trái nắng trở trời, Con đau là mẹ đứng ngồi không yên. Trọn đời vất vả triền miên, Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con”.

Vì lòng thương mẹ dạt dào, vì nhớ đến công ơn bú mớm sinh thành, nuôi nấng, nên người con luôn luôn tưởng nhớ đến mẹ :

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều”. “Giữa đêm ra đứng giữa trời, Cầm tờ giấy bạch chờ lời mẹ răn”. “Trải bao gian khổ không sờn, Muôn đời con vẫn nhớ ơn mẹ hiền”.

Đối với công ơn trời biển của cha mẹ, các người con luôn tìm cách báo đáp ơn nghĩa nặng và làm tất cả những gì có thể làm được để đền ơn mẹ:

“Mẹ già ở túp lều tranh, Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con”. “Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi, Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già”. “Đói lòng ăn đọt chà là, Nhịn cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”. “Đói lòng ăn trái ổi non, Nhịn cơm cho mẹ, cho tròn nghĩa xưa”. “Dấn mình gánh nước làm thuê, Miễn nuôi được mẹ quản gì là thân”. “Vô Chùa thấy Phật muốn tu, Về nhà thấy mẹ, công phu chưa đành”. “Nuôi con chẳng quản chi thân, Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn, Lấý gì đền nghĩa khó khăn, Lên non xắn đá, xây lăng phụng thờ”. “Đây bát cơm đầy nặng ước mong, Mẹ ôi, đây ngọc với dây lòng. Đây tình con nặng trong tha thiết, Ơn nghĩa sanh thành, chưa trả xong”.

Ai không làm tròn bổn phận người con đối với mẹ, thời bị nghe lời trách móc:

“Đi đâu bỏ mẹ ở nhà, Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai dâng”.

Người con hiểu được tình thương của mẹ đối với con, nhưng công lao mẹ đã trải qua để nuôi con khôn lớn nhất là những hy sinh lo lắng của mẹ chiều chuộng con, săn sóc con, chịu cực chịu khổ vì con, chẳng may người mẹ đã qua đời thì người con đau khổ xót thương là chừng nào.

Dù người con thương cha không bằng mẹ, nhưng không phải vậy mà người con quên công ơn của người cha, vì vai trò của người cha rất đặc biệt trong gia đình:

“Con có cha như nhà có nóc, Con không cha như nòng nọc đứt đuôi”. “Khôn ngoan nhờ ấm ông cha, Làm nên phải đoát tổ tông phụng thờ”. “Đạo làm con chớ hững hờ, Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm”. “Còn cha gót đỏ như son, Một mai cha chết gót con đen sì”.

Hình ảnh người cha đã già nhưng vẫn làm lụng nuôi con, cũng để lại trong tâm trí người con một nỗi biết ơn vô hạn:

“Cha tôi tuy đã già rồi, Nhưng còn làm lụng để nuôi cả nhà. Sớm hôm vừa dấy tiếng gà, Cha tôi đã dậy để ra đi làm”.

Đó là hình ảnh cảm động, khi mẹ mất rồi, người cha đóng vai gà trống nuôi con lo cho con uống sữa:

“Nghiêng bình mở hộp nút ra, Con ơi con bú cho cha yên lòng”.

Tuy vậy, vai trò giáo dục trong gia đình, người cha đặt nặng hơn, và giáo dục thường hay nghiêm khắc hơn như vậy ảnh hưởng tốt đẹp cho người con, khi được một người cha nghiêm minh dạy bảo, có tác dụng hơn người mẹ nhiều :

“Mẹ đánh một trăm, không bằng cha ngăm một tiếng” .

Ngang các câu ca dao, các câu cách ngôn, các mẩu chuyện, chúng ta đã thấy lòng người Việt Nam đối với cha mẹ như thế nào. Lòng thương cha mến mẹ của người Việt Nam đã được truyền thống dân tộc Việt Nam hun đúc, tác thành, ăn sâu vào tâm khảm của người Việt Nam. Ngoài ra, người Phật tử Việt Nam lại được đạo Phật dạy thêm nhiều về chữ Hiếu, soi sáng thêm nghĩa vụ làm cho mẹ, nghĩa vụ làm con, và nhờ vậy chữ Hiếu lại càng ảnh hưởng sâu đậm vào người Phật tử Việt Nam, vào tâm tư hành động của người Việt Nam.

“Tâm Hiếu là tâm Phật, Hạnh Hiếu là hạnh Phật”.

Chúng ta được biết đức Phật là một vị đã đạt được Pháp nhãn, đã chứng ngộ trí tuệ, nên cái nhìn của Ngài rất khác lạ đối với hành động con người và sự liên hệ giữa người và người. Khi thấy Singàla (thi-ca-la-việt) mỗi buổi sáng, dậy sớm đảnh lễ sáu phương (Kinh Giáo Thọ Thi-ca-la-việt), (Trường Bộ IV, 188 B), đúng theo lời dặn của người cha để lại, đức Phật thấy rõ sự vô ích của lễ nghi và Ngài đã giải thích theo hướng chuyển thành hành động đúng bổn phận của mình. Phương Đông chỉ cho cha mẹ và con cái, phương Nam chỉ cho sư đệ; phương Tây chỉ cho vợ chồng; phương Bắc chỉ cho bạn bè; phương Dưới chỉ cho kẻ phục vụ và phương Trên chỉ cho Sa-môn, Bà-la-môn. Và hành động ở đây có nghĩa là bổn phận của người con đối với cha mẹ, cha mẹ đối với con, chỉ cho phương Đông; bổn phận thầy đối với trò, trò đối với thầy, chỉ phương Nam v.v. . . Như vậy, người con có năm bổn phận đối với cha mẹ: “Nuôi dưỡng cha mẹ (khi cha mẹ già yếu); giữ gìn gia đình với truyền thống, bảo vệ tài sản thừa tự; và làm tang lễ khi cha mẹ qua đời”. Cha mẹ cũng có năm trách nhiệm đối với con cái: “Ngăn chận con làm điều ác; khuyến khích con làm điều thiện; dạy con nghề nghiệp; cưới vợ xứng đáng cho con; đúng thời trao của thừa tự cho con”. Đây rõ ràng là một thông điệp trách nhiệm, một trách nhiệm hỗ tương không phải một chiều. Con có năm bổn phận đối với cha mẹ. Cha mẹ cũng có năm bổn phận đối với con cái. Khi cha mẹ và con cái làm trọn bổn phận mình, thời phương Đông được an lành hạnh phúc. Nói cho rõ hơn, vận may chỉ đến với gia đình nào, khi trong gia đình ấy cha mẹ trọn tình đối với con cái và con cái trọn đạo với mẹ cha. Trong kinh Mangalasutta (Hạnh Phúc Kinh), khi được một Thiên nhân hỏi làm sao được vận may (Mangala), với hy vọng đức Phật sẽ dạy cho một hình thức lễ nghi lễ cầu may cầu phước, đức Phật lại dạy cho ba mươi tám hành động phải làm để được may mắn và một trong những hành động ấy là phụng dưỡng mẹ cha:

“Màtàpitu upatthànan … Etam mangalamuttamam ” “Phụng dưỡng cha và mẹ … Là vận may tối thượng”

Hiếu không phải là những gì nói suông bằng miệng, bằng những nghi lễ cầu may cầu phước. Hiếu phải được cô đọng bằng những việc làm cụ thể và ở đây là phải hầu hạ và phụng dưỡng mẹ cha.

Trong kinh Tăng Chi tập I, trang 74, cha mẹ được ví như ngọn lửa đáng cung kính, vì chính người cha người mẹ đã đem lại sự sống cho các người con, như ngọn lửa đem lại nguồn nóng, sức sống cho loài Người.

“Thế nào là lửa đáng cung kính? Ở đây, này Bà-la-môn, những người mẹ những người cha của người ấy. Này Bà-la-môn, đây gọi là lửa đáng cung kính. Vì cớ sao?”.

“Từ đấy, này Bà-la-môn, khiến cho mang lại, khiến cho sanh ra (Ato yam àhùto sambhùto). Do vậy, lửa đáng cung kính, được tôn trọng, được cúng dường, phải đem lại chánh lạc”.

“Và này Mahànamà, với một thiện nam tử được cha mẹ thương tưởng, chờ đợi là sự tăng trưởng không phải là sự giảm thiểu. Và này thật sự là vậy, người con hiếu dưỡng cha mẹ được hưởng rất nhiều hạnh phúc”.

Trong kinh Tương ưng tập I, trang 225, Bà-la-môn Màtaposaka đến hỏi đức Phật:

“Thưa Tôn giả Gotama, tôi tìm món ăn thiết thực theo thường pháp. Sau khi tìm món ăn thiết thực theo thường pháp, tôi nuôi dưỡng mẹ cha. Thưa Tôn giả Gotama, tôi làm như vậy, tôi có làm đúng trách nhiệm không?”

“- Này Bà-la-môn, người như vậy là có làm đúng trách nhiệm. Này Bà-la-môn, ai tìm đồ ăn thiết thực theo thường pháp, lại nuôi dưỡng mẹ cha, người ấy được nhiều công đức”.

“Người nào theo thường pháp, Nuôi dưỡng mẹ và cha, Chính do công hạnh này, Đối với cha và mẹ, Nhờ vậy bậc Hiền Thánh, Trọn đời này tán thán, Sau khi chết, được sanh Hưởng an lạc chư Thiên”.

Khi Bà-la-môn Manatthaddba hỏi đức Phật nên cung kính cúng dường ai là tốt lành, đức Phật khuyên (Tương ưng tập I, trang 221):

“Với mẹ và với cha, Với anh tuổi nhiều hơn, Với thầy là thứ tư Không nên sanh kiêu mạn, Nên kính trọng vị ấy, Nên tôn kính vị ấy, Cúng duớng chúng tốt lành”.

Phụng dưỡng cha mẹ đúng pháp, được hưởng quả tốt lành như kệ số 404 sau đây trong kinh Sut-tanipàta (Kinh Tập) đã nêu rõ:

“Dhammena màtàpitaro Bhareyya, Payojage dhammikam so vàmjìam Etam gihì vattayam appamatto Sayam pabhe nàma upetit dive”. “Thờ mẹ cha đúngpháp, Buôn bán đúng, thật thà, Gia chủ không phóng dật, Được sanh Tự Quang thiên”.

Bước thêm một bước nữa, đức Phật trong kinh Tăng Chi tập I, trang 147, dùng một hình ảnh táo bạo hơn, nhưng rất linh động và chính xác để tán dương các gia đình có những người con có hiếu. Những gia đình ấy được xem ngang bằng với Phạm thiên, ngang bằng với các bậc Đạo sư thời xưa, gia đình ấy đáng được cúng dường, tôn trọng. Nói một cách rõ rệt hơn, là gia đình nào có con cháu biết hiếu dưỡng cha mẹ, những gia dình ấy là những gia đình đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được chắp tay, ngang bằng với Phạm thiên, là những vị Thiên cao nhất ở Dục giới và Sắc giới, ngang bằng với các bậc Đạo sư thời xưa, là những vị đáng được tôn trọng nhất từ xưa đến nay.

“Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy các con cái kính lễ (Pùjittà) mẹ cha ở nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm thiên. Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy các con cái kính lễ cha mẹ ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận như các Đạo sư thời xưa. Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận là đáng được cúng dường (Sàhuneyykàni)”.

“Phạm thiên, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Các Đạo sư ngày xưa, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Đáng được cúng dường, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Vì cớ sao? Giúp đỡ rất nhiều, này các Tỳ kheo, là mẹ cha đối vớì con cái, nuôi chúng lớn, dưỡng dục chúng, giới thiệu cho chúng vào đời”.

“Cha mẹ là Phạm thiên, Bậc Đạo sư thời trước, Xứng đáng được cúng dường, Vì thương đến con cháu. Do vậy bậc Hiền trí, Đảnh lễ và tôn trọng, Dâng đồ ăn và uống, Vải mặc và giường nằm, Thoa bóp (cả thân mình), Tắm rửa cả chân tay, Với sở hành như vậy, Đối với mẹ và cha, Đời này người hiền khen, Đời sau hưởng Thiên lạc”. (Tăng Chi II A, trang 94)

Trong mùa Vu-lan báo hiếu chúng ta đã được nghe những câu ca dao tục ngữ nói lên công lao trời biển của mẹ cha và tấm lòng hiếu thảo thương mẹ kính cha của người Phật tử Việt Nam; chúng ta cũng được nghe những lời Phật dạy về trách nhiệm báo hiếu đối với các người con Phật. Như vậy có thể nói Phật tử Việt Nam luôn được các câu ca dao tục ngữ ăn sâu vào tâm trí của người dân Việt từ nhiều thế hệ nối tiếp. Do chịu ảnh hưởng của các truyền thống một cách tự nhiên và tất nhiên ấy, nên người Phật tử Việt Nam không những tham dự các buổi lễ Báo Hiếu đông đủ và tích cực mà còn áp dụng hạnh hiếu thảo của mình đối với cha mẹ hiện tiền cũng như quá khứ trong bảy đời một cách trọn vẹn nữa. (Bài giảng Đại lễ Vu-Lan PL. 2539 – 1995 tại Thiền Viện Vạn Hạnh)

Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Trong Ca Dao, Tục Ngữ, Thành Ngữ Việt Nam.

MỤC LỤCA. PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………11. Tên đề tài……………………………………………………………………12. Lý do chọn đề tài………………………………………………………… 13. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………… 14. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………… 25. Phương pháp nghiên cứu 26. Cấu trúc tiểu luận……………………………………………………………2B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU…………………………………2 Chương 1. Các khái niệm liên quan……………………………………….2 Chương 2. Truyền thống văn hóa dân tộc qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao 41. Truyền thống nhân hậu, đoàn kết……………………………………………….42. Truyền thống trung thực, tự trọng…………………………………………………63. Truyền thống biết ơn, uống nước nhớ nguồn……………………………………64. Một số thành ngữ khác về truyền thống con người Việt………………………… 8 Chương 3 : Dấu ấn văn hóa dân tộc qua ý nghĩa biểu tượng của thành ngữ, tụcngữ Việt Nam…………………………………………………………………………9C. KẾT LUẬN…………………………………………………12D. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………131A.PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tên đề tàiTRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CA DAO, TỤC NGỮ,THÀNH NGỮ VIỆT NAM.2. Lý do chọn đề tài. Thành ngữ tục ngữ được xem như túi khôn của nhân loại, tục ngữ thành ngữkhông chỉ là những kinh nghiệm dân gian của ông cha mà chứa đựng trong đó còn là kếttinh nền văn hóa của cả một dân tộc. Thành ngữ tục ngữ gần gũi với giao tiếp trong cuộcsống hàng ngày, người ta đôi khi sử dụng thành ngữ như một thói quen, như một câucửa miệng mà quên mất yếu tố văn hóa ở trong đó. Nhận thấy tính bức thiết của đề tàinày, tiểu luận ” Truyền thống văn hóa dân tộc trong ca dao, tục ngữ thành ngữ ViệtNam ” sẽ tập trung phân tích, làm rõ ý nghĩa những thành ngữ thể hiên truyền thốngvăn hóa dân tộc của người Việt Nam, đồng thời phân tích những yếu tố văn hóa ẩn chứadưới lớp vỏ ngôn từ, qua đó giúp người đọc hiểu một cách rõ ràng và sâu sắc về văn hóadân tộc Việt Nam.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1 Đối tượng Kho tàng thành ngữ tục ngữ, ca dao dân tộc là vô cùng to lớn, do vậy bài viết sẽchỉ đề cập tới một số thành ngữ điển hình, được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàngngày. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Trong bài đề cập tới truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, đây là một đề tàirộng lớn mang tính bao quát. Bài tiểu luận chỉ tập trung vào một số truyền thống tiêubiểu mang tính đặc trưng cho con người và dân tộc Việt Nam như truyền thống nhânhậu, đoàn kết ; truyền thống trung thực tự trọng ; truyền thống uống nước nhớ nguồn.24. Mục đích nghiên cứu Qua việc khảo sát, thống kê, phân tích, bài viết sẽ tập trung lý giải đặc điểm ngữnghĩa của bộ phận tục ngữ thể hiện truyền thống văn hóa dân tộc, so sánh đối chiếu chấtliệu ngôn ngữ cùng ý nghĩa câu thành ngữ tục ngữ với câu tương tự của các nước khác,qua đó để tìm hiểu đặc trưng văn hoá của người Việt.5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, phân loại;phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp nghiêncứu liên ngành.6. Cấu trúc của tiểu luận.Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của bài viết bao gồm 3 chương:Chương 1: Các khái niệm liên quan.Chương 2: Truyền thống văn hóa dân tộc trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Chương3: Dấu ấn văn hóa dân tộc qua ý nghĩa biểu tượng của thành ngữ tục ngữ Việt Nam.

Sau cùng là Tài liệu tham khảo.B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.1.1 Định nghĩa về văn hóa của UNESCO Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất trí tuệ và cảm xúc,quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương , những lối sống, những quyền cơbản của con người và hệ thống những giá trị những phong tục, tín ngưỡng. Văn hóa đem3lại cho con người khả năng suy xét về bản thân, chính văn hóa giúp cho chúng ta trởthành sinh vật đặc biệt, nhân bản, có lý tính có phê phán và dấn thân một cách có đạolý.Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình làmột phương án chưa hoàn thành, đặt ra để xem xét thành tựu của bản thân, tìm tòi khôngmệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo những công trình mới mẻ, vượt trội bảnthân.1.2 Định nghĩa về ngôn ngữ Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người,phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói vàngôn ngữ viết, trong thời đại hiện nay, nó là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi vănhoá giữa các dân tộc. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội, vàlà công cụ tư duy của con người.1.3 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. Người ta đã nói rằng ngôn ngữ và văn tự là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờngôn ngữ và văn tự để được lưu truyền và trong tương lai, nền văn hóa cũng nhờ vàongôn ngữ để phát triển. Sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ lại luôn luôn đi song song vớibiến đổi và phát triển văn hóa. Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứungôn ngữ, và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ phải chú tâm đến văn hóa.1.4 Khái niệm về thành ngữ, tục ngữ. -Thành ngữ là một cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa, nghĩa củachúng có tính hình tượng, gợi cảm. – Tục ngữ là những câu nói được đúc kết từ kinh nghiệm, luân lí, là những câu nóihoàn chỉnh, tục ngữ được coi như một tác phẩm văn học trọn vẹn bởi nó luôn mang bachức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ.4CHƯƠNG 2 . TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CA DAO,TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ.1. Truyền thống nhân hậu, đoàn kết.Có thể nói nhân hậu, đoàn kết là một trong những truyền thống quý báu nhất của dân tộcta. Khó có một dân tộc nào trên thế giới có ý thức dân tộc mạnh mẽ cùng truyền thốngđoàn kết như dân tộc ta.Trải qua 4000 năm lịch sử, dân tộc ta từ khi dựng nước đã phảigiữ nước do đó ý thức dân tộc luôn được đặt lên trên hết, điều này được thể hiện rõ néttrong văn hóa nước ta, mà biểu hiện của nó được thể hiện một cách rõ nét trong kho tangthành ngữ tục ngữ. Thành ngữ tục ngữ ca dao về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái được thểhiện một cách rõ nét qua những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao như:– Lá lành đùm lá rách : người có lòng giúp người khác trong cơn khó khăn. Hoạn nạn– Chết cả đống còn hơn sống một mình : tinh thần đoàn kết, sống chết có nhau.– Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ : tinh thần đoàn kết, đòng cam cộng khổ.– Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết : đề cao sức mạnh đoàn kết trong tập thể.– Đồng tâm hiệp lực ( đồng sức đồng lòng): cùng một lòng, cùng hợp sức để đạt mụctiêu chung– Thương người như thể thương thân: tinh thần nhân đạo cao cả, coi trọng giá trịcon người.– Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao– Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.– Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước thì thương nhau cùng. Chúng ta có lẽ không xa lạ gì với những câu tục ngữ, thành ngữ trên, ông cha tađã sử dụng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ để thể hiện thông điệp của mình. Đây đượcxem như những lời răn dạy, những bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời. Những“bầu”, những “bí” hay “lá lành”, “lá rách” đều mang ý nghĩa biểu tượng cho con người5Việt Nam, những đồng bào cùng chung sống trong mái nhà chung. Đất nước Việt Namlà một đất nước nhỏ, dân tộc Việt Nam là tổng hòa mối quan hệ của 54 dân tộc anhem .Nếu không có sự đoàn kết, tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau thì dân tộc này,đất nước này làm sao có thể có được hòa bình êm ấm, tự do tự chủ. Thành ngữ, tục ngữ còn nói lên bài học về lòng nhân hậu vị tha.– Có trước có sau: ( Có thủy có chung): Khen người trước sao sau vậy, giữ vẹn tìnhnghĩa với người cũ.– Hiền như Bụt: Khen người nào rất hiền lành.– Lành như đất: Khen người nào rất hiền lành.– Ở hiền gặp lành: Ăn ở tốt với người khác thì lại có người đối xử tốt với mình.Khuyên sống hiền lành, nhân hậu thì sẽ gặp điều tốt đẹp may mắn.– Uống nước nhớ nguồn: Biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình, sốngcó nghĩa có tình, thủy chung.– Gan vàng dạ sắt: Khen người chung thủy, không thay lòng đổi dạ.– Có trước có sau: ( Có thủy có chung): Khen người trước sao sau vậy, giữ vẹn tìnhnghĩa với người cũ.– Một miếng khi đói bằng một gói khi no: Khi người ta cần mà mình giúp thì việc ấycó giá trị hơn rất nhiều những gì khi mình cho mà mình cho người ta không cần.– Muôn người như một: Mọi người đều đồng ý như nhau, đoàn kết một lòng.– Nhường cơm sẻ áo: Nói lên tình cảm thân thiết giữa con người với nhau. Gúp đỡ, sansẻ cho nhau lúc gặp khó khăn hoạn nạn. Bên cạnh những thành ngữ mang ý nghĩa tốt cũng có không ít thành ngữ phê phánnhững thói xấu của một số người trong xã hội như :6– Con sâu bỏ rầu nồi canh: Một người làm bậy ảnh hưởng xấu đến cả tập thể.– Trâu buộc ghét trâu ăn: Nói những kẻ ghen ghét gièm pha người có quyền lợi hơnmình.2. Truyền thống trung thực , tự trọng.– Cây ngay không sợ chết đứng: Người ngay thẳng chẳng sợ sự gièm pha, bày đặt đểnói xấu hay chèn ép của kẻ ghen ghét. – Chết trong còn hơn sống đục: phương châm cao thượng của người biết tự trọng.– Chết vinh còn hơn sống nhục: đồng nghĩa với chết trong còn hơn sống đục.– Chết đứng còn hơn sống quỳ: đồng nghĩa với chết trong còn hơn sống đục.– Đói cho sạch, rách cho thơm: Dù đói khổ vẫn phải sống trong sạch, lương thiện.– Giấy rách phải giữ lấy lề: Dù nghèo đói, khó khăn vẫn phải giữ nền nếp.– Thẳng như ruột ngựa: Có lòng dạ ngay thẳng.– Tốt danh hơn lành áo: Danh dự thanh danh còn hơn cái vỏ bề ngoài.– Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng: Chê người vì một mối lợi nhỏ mà phẩm chất sasút.– Đục nước béo cò: phê phán kẻ cơ hội.3. Truyền thống biết ơn ,uống nước nhớ nguồn. Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về truyền thống biết ơn, uống nước nhớ nguồn. Truyền thống ấy được thể hiện qua việc biết ơn, kính trọng đấng sinh thành, tôn trọng 7người có lòng giúp đỡ, dìu dắt, dạy bảo ta nên người. Truyền thống ấy được cha mẹ, ôngbà răn dạy ngay từ thuở còn trong nôi, theo thời gian, truyền thống ấy được bồi đắp, giữ gìn rồi trở thành quan niệm sống, lối suy nghĩ, trở thành văn hóa của cả một dân tộc. Từ xưa đến nay, tryền thống uống nước nhớ nguồn luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, được hun đúc qua nhiều đời, nhiều thế hệ và vẫn luôn vẹn nguyên giá trị cho tới ngày nay. Tục ngữ, thành ngữ về biết ơn gia đình, tổ tiên và những người có lòng giúp đỡ mình:– Ăn quả nhớ người trồng cây: nhớ ơn tổ tiên, ông bà.– Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy: nhớ ơn ông bà cha mẹ và người thầy.– Uống nước nhớ nguồn: luôn ghi nhớ công ơn, tổ tiên, gốc rễ.– Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.– Chim có tổ, người có tông: – Lá rụng về cội.– Ơn trả nghĩa đền : phải biết ơn, ghi nhớ công ơn, đền đáp những người đã giúp đỡ mình.– Ơn sâu nghĩa nặng : ghi nhớ công ơn những người đã giúp đỡ mình– Tiên học lễ, hậu học văn : trước hết phải biết đạo lí, học cách đối nhân xử thế rồi sau đó mới học kiến thức.– Kính lão, đắc thọ : Tôn trọng, yêu quý người già thì được sống lâu.– Kính già, già để tuổi cho.– Tối lửa tắt đèn : mối quan hệ thân thuộc giữa hàng xóm, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.Ca dao tục ngữ thể hiện lòng kính trọng người thầy.– Không thầy đố mày làm nên.– Tôn sư trọng đạo: kính trọng thầy và coi trọng những kiến thức, cái đạo của thầy truyền lại, theo nho giáo.– Nhất tự vi sư, bán tự vi sư : một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.– Một chữ nên thầy: đồng nghĩa với nhất tự vi sư bán tự vi sư.– Trọng thầy mới được làm thầy: phải kính trọng thầy thì mới có thể nhận được sự 8kính trọng từ người khác.– Tầm sư học đạo: tìm thầy, tìm người giỏi để theo học.

Không chỉ là những lời răn dạy con người ta biết nghe theo điều hay lẽ phải, thành ngữ, tục ngữ còn phê phán lối sống bất nhân bất nghĩa như:– Gieo nhân nào gặt quả ấy: một người luôn làm thiện tích đức sẽ gặp thiện báo còn làm ác sẽ gặp quả ác báo.– Gieo gió gặt bão: làm việc xấu thì phải gánh lấy hậu quả.– Có trăng quên đèn: phê phán lối sống phụ bạc, thiếu tình nghĩa, có cái mới thì quay ra rẻ rúng, vứt bỏ cái cũ.– Có mới nới cũ : đồng nghĩa với có trăng quên đèn.4. Một số thành ngữ khác về phẩm chất con người Việt.– Có chí thì nên: có ý chí nghị lực thì sẽ có ngày thành công.– Có cứng mới đứng đầu gió: Phải có dũng khí mới đương đầu được với mọi khó khăntrắc trở.– Chân cứng đá mềm: ý nói sức lao động của con người chiến thắng mọi khó khăn– Có công mài sắt, có ngày nên kim: Khuyên nên kiên trì, nhẫn nại làm việc, nhất định sẽcó kết quả tốt đẹp.– Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. Khuyên phải cố gắng vượt mọi khó khăn để hoànthành nhiệm vụ.-Gan vàng dạ sắt: Dũng cảm, gan dạ, không nao núng trước khó khăn nguy hiểm.– Lửa thử vàng, gian nan thử sức: Khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện mới biếtcon người có nghị lực, tài năng.9– Nước chảy đá mòn: Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công. CHƯƠNG 3 : DẤU ẤN VĂN HÓA DÂN TỘC QUA Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG CỦATHÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM. Để tìm hiểu được dấu ấn văn hóa trong thành ngữ Việt Nam, ta cần có một sự sosánh giữa thành ngữ Việt Nam và một số nước khác.1. Ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước. Do ảnh hưởng từ nền văn minh lúa nước, nên tục ngữ thành ngữ trong kho tàngvăn học nước ta cũng thể hiện rõ ràng dấu ấn của cư dân nông nghiệp, coi trọng nhữnghình ảnh thiên nhiên như gió mưa, sông, nước,…Người Việt ta có câu ” gieo gió gặtbão” để thể hiện triết lí mang tính nhân quả, những người làm việc ác sẽ nhận lại hậuquả tương ứng, hay như câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự ” gieo nhân nào, gặt quả ấy”.Hình ảnh ảnh mang tính biểu tượng ở đây là ” Gió” và “bão”, đây là hiện tượng thời tiếtđặc thù của cư dân sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, người Philipines có câu nóitương tự ” Nếu gieo những múi tên thì bạn sẽ gặt ưu phiền”. Điều này cho thấy tuy nướcta và Philipines có điều kiện địa lý tương tự, cũng hứng chịu nghiều thiên tai bởi gió bãonhưng tư duy ngôn ngữ của hai dân tộc khác nhau dẫn tới chất liệu của ngôn ngữ cũngkhác. Người Anh diễn đạt câu này bằng những câu sau: “sow the wind and reap thewhirlwind” hay ” we reap as we sow” hay ” he. Who sows the wind, will reap thewhirlwind”. Chúng ta còn thể hiện sự khác biệt về đặc trưng văn hóa- dân tộc qua nhóm hìnhảnh về động vật và thực vật. Trong câu tục ngữ :” đục nước béo cò”, hình ảnh con cò“béo” được ăn no nê ở chỗ nước “đục” với nội dung phê phán những kẻ cơ hội. Cò làcon vật gần gũi với cư dân nông nghiệp, đặc biệt là cư dân với nền văn hóa lúa nước.Hình ảnh con cò trong ca dao còn biểu trưng cho người nông dân thấp cổ bé họng, lam10lũ, chịu khó. Đây là hình ảnh mang đặc trưng của con người Việt Nam nói chung và cưdân lúa nước nói riêng. Như đã nói, thực vật cũng là một khía cạnh, chất liệu thường gặptrong tục ngữ, thành ngữ Việt Nam. Câu tục ngữ ” ăn quả nhờ kẻ trồng cây” hay ” lárụng về cội” đều mang đặc trưng ấy. Nhiều từ ngữ liên quan đến quá trình canh tác nôngnghiệp cũng được sử dụng rộng rãi như “gieo”, “gặt” trong “gieo gió gặt bão”, hay“trồng”, trong câu trên… đều thể hiện rõ đặc trưng của cư dân nông nghiệp.2. Ảnh hưởng của lối tư duy cộng đồng .Cái nhìn của mối dân tộc về cộng đồng, cá nhân và vai trò của chúng trong việcđịnh hình tính cách, văn hóa của mỗi nơi mỗi khác. Người Việt Nam còn mang nặng tưtưởng cá nhân không thể làm nên việc lớn và đề cao sức mạnh đoàn kết của tập thể, điềunày thể hiện rõ nét truyền thống dân tộc, ta có thể lí giải Việt Nam là một nước nhỏ,luôn phải đối mặt với thù trong giặc ngoài do vậy sự đoàn kết gắn kết giữa dân tộc đượcđề cao. Về triết lí này, người Việt ta có câu: ” Một cây làm chẳng nên non”, ngườiRuanda lại có câu ” một cây không làm nên ngôi nhà”, Trái lại, Người Anh lại có câu“Một con chim nhạn không làm nên mùa hè”. Người Việt Nam dùng hình ảnh ” non” ,người Ruganda lại dùng hình ảnh ” nhà” để thể hiện sự thành công, trong khi đối vớiđảo quốc sương mù thì mùa hè mới là mùa của thành công và hi vọng.Nhưng thành ngữ của tiếng Anh lại không mấy phổ biến về sự đoàn kết cộngđồng.Vì con người Anh và các nước phương Tây coi trọng sự độc lập, tự do cá nhân , sựđộc lập của bản thân mối người mang tính hướng ngoại nên trong thành ngữ cũng khôngcó nhiều câu mang tính đoàn kết cộng đồng, tập thể như ở Việt Nam, và tính cộng đồngđoàn kết không phải là đặc trưng mang tính văn hóa như trong văn hóa Việt.3. Lối tư duy duy tâm trong quan hệ xã hội.11 So sánh với tục ngữ trong tiếng Anh thì tục ngữ thành ngữ tiếng Anh chỉ tập trungphản ánh mối quan hệ xã hội mà ít đề cập tới mối quan hệ giữa thiên nhiên và kinhnghiệm sản xuất, đó là sự biểu hiện của một dân tộc có nền công nghiệp sớm phát triển,ít phụ thuộc vào tự nhiên. Trái ngược với nước ta, từ xưa đến nay luôn dựa vào canh tácnông nghiệp,coi nông nghiệp là điều kiện kinh tế chủ đạo. Điều này thể hiện trong gốc văn hóa du mục, thành ngữ Anh thể hiện tư duy phântích trong nhận thức, duy lý trong đối xử và coi trọng sức mạnh trong xã hội của ngườiAnh (phân định rạch ròi chức năng của từng loại động vật qua cách gọi ngay trongthành ngữ,…) trong khi người Việt giữ trong mình triết lý âm dương từ trong máu thịt,coi trọng nhân quả, đây là sự ảnh hưởng to lớn từ đạo phật và đạo khổng qua hàng ngànnăm. (Ví dụ: gieo gió gặt bão, nhân nào quả ấy, kính lão đắc thọ…), sống trọng tình vàcoi trọng kinh nghiệm sự khéo léo qua những thành ngữ chỉ văn hóa nhận thức tư duycủa mình ( ví dụ tư tưởng trọng lão: sống lâu lên lão làng, kính lão đắc thọ…).Đặc điểm của cư dân nông nghiệp còn thể hiện ở tính trào lộng, dân dã trong thànhngữ tục ngữ trong Tiếng Việt,trong khi so sánh với những ngôn ngữ khác như TiếngAnh thì lại trang nghiêm, mực thước, gần với ngôn ngữ bác học.Vì khác nhau cơ bảntrong nhận thức nên cách ứng xử, cư xử với xã hội của hai dân tộc lại càng khác nhau,Việt Nam tế nhị, hiếu hòa, linh hoạt trong xưng hô, giao tiếp (ví dụ: xưng khiêm hô tôn,học ăn học nói học gói học mở,…); người Anh thẳng thắn , lịch sự (ví dụ: as stiff/straight as a ramrod, as straight as a die,…); dân Việt trọng nông nghiệp (thành ngữmiêu tả công việc làm nông áp đảo những thành ngữ có sử dụng từ trong công hay thủcông nghiệp), còn người Anh trọng công nghiệp . 12C. KẾT LUẬN Sự liên hệ, so sánh trên đã phản ánh rõ dấu ấn văn hoá in đậm trong tục ngữ củadân tộc đó. Người ta có thể tìm thấy nhiều mặt của đời sống xã hội được phản ánh trongtục ngữ. Người Đức có câu “Quốc gia nào, tục ngữ nấy” hay “Người ta có thể đánh giámột quốc gia qua phẩm tính tục ngữ của quốc gia đó”. Cái riêng này chính là dấu ấnvăn hoá – dân tộc. Điểm chung của tục ngữ là từ ngữ ít, ý nghĩa hay và hình ảnh đẹp.Thế nhưng, giữa tục ngữ các dân tộc vẫn tồn tại những nét dị biệt. Nét dị biệt thể hiện ởcách tổ chức cấu trúc hình thức và lựa chọn chất liệu để biểu đạt nội dung triết lí tươngđồng. Việt Nam là một trong những nước ở khu vực Đông Nam Á có nền nông nghiệplúa nước. Với tư cách là một loại hình văn học dân gian, tục ngữ Việt là tấm gương phảnánh kết quả tư duy, in đậm dấu ấn nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, mang nét riêng sovới văn hoá của dân tộc khác. Tóm lại, có thể thấy chất liệu biểu trưng là một trongnhững nhân tố làm nên vẻ riêng và thể hiện đặc trưng văn hoá – dân tộc của tục ngữ cácnước.13TÀI LIỆU THAM KHẢO1 Ca dao Việt Nam về tình cảm gia đình. http://vi.wikiquote.org/wiki/Ca_dao_Vi%E1%BB%87t_Nam_v%E1%BB%81_t%C3%ACnh_c%E1%BA%A3m_gia_%C4%91%C3%ACnh.2. Hoàng Văn Hành, Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, Nxb Khoa Học Xã Hội, 20023. Hoành Văn Hành và nhóm biên soạn, Thành ngữ học tiếng Việt, Viện Khoa Học XãHội Việt Nam, 2004 4. Hoàng Văn Hành, Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số1, 1976 . 5. PGS. TS Phan Mậu Cảnh , Đặc trưng văn hóa, cội nguồn văn hóa và sự thể hiệnchúng trong ca dao người Việt, 6. Ts. Nguyễn Văn Nở, Dấu ấn văn hóa- dân tộc qua chất liệu biểu trưng của tục ngữngười Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 3,2009.14

Ca Dao &Amp; Tục Ngữ Việt Nam

10:36:14 AM, Sep 07, 2023 * Số lần xem: 854101 * Cập nhật

* đăng lúc 11:22:41 AM, Jan 26, 2009 Ca Dao & Tục Ngữ Việt Nam Ca dao là gì?

Trước hết là Ca dao, là những câu thơ ca dân gian Việt Nam. Được truyền miệng dưới dạng những câu hát không thể một điệu nhất định. Và thông thường được phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ và dễ thuộc.

Và đặc biệt hơn đó chính là ca dao đã để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Trong đó phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ. Ngoài ra còn có các nội dung khác như: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp trong xã hội. Và tóm lại ca dao được hiểu ý nghĩa ngắn gọn là những câu thơ dân gian được truyền miệng từ ông cha ta để lại.

Tục ngữ là gì?

Khác với ca dao, thì tục ngữ lại thể hiện những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian. Về mọi mặt trong cuộc sống như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn…

Với ý nghĩa ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh thường gieo vần lưng. Và đây cũng là một thể loại văn học dân gian Việt Nam. Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn của con người. Trong đó gữa hình thức và nội dung, tục ngữ có một sự gắn bó chặt chẽ. Thông thường trong một câu tục ngữ có 2 nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.

Khác với ca dao, tục ngữ thường có vần, gồm 2 loại chính là: vần liền và vần cách.

Ca Dao Tục Ngữ Phần II từ H tới L Ca Dao Tục Ngữ Phần III từ M tới Y :: ::

Xin bấm vào các links sau đây để đọc tiếp :

1. Ai ai cũng tưởng bậu hiềnA

Cắn cơm không bể, cắn tiền bể hai

2. Ai đem con sáo sang song Để cho con sáo sổ lồng bay cao

3. Ai đi bờ đắp một mình Phất phơ chiếc áo giống hình phu quân

4. Ai đi đâu đấy hỡi ai Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm Ai đi muôn dặm non song Để ai chứa chất sầu đong vời đầy

5. Ai đi sục sịch ngoài hàng dưa Phải chăng chú thợ mộc với cái cưa cái bào Ai đi sục sịch ngoài hàng rào Phải chăng chú thợ mộc với cái bào cái cưa

6. Ai kêu là rạch, em gọi là song Phù sa theo nước chảy mênh mông Sông ơi, thấm mát đời con gái Chẳng muốn lìa sông, chẳng muốn lấy chồng

7. Ai làm cho bướm lìa hoa Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng

8. Ai làm Nam Bắc phân kỳ Cho hai giòng lệ đầm đìa nhớ thương

9. Ai mà nói dối cùng ai Thì trời giáng hạ cây khoai giữa đồng Ai mà nói dối cùng chồng Thì trời giáng hạ cây hồng bờ ao

10. Ai nhứt thì tôi đứng nhì Ai mà hơn nữa tôi thì thứ ba

11. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

12. Ai ơi chơi lấy kẻo già Măng mọc có lứa người ta có thì Chơi xuân kẻo hết xuân đi Cái già sòng sọc nó thì theo sau Phần I từ A tới G

100. Áo anh đứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu

B

Mưa rầu, nắng lửa, người ta lừ đừBuồn về một nỗi tháng tưCon mắt lừ đừ cơm chẳng muốn ănBuồn về một nỗi tháng nămChửa đặt mình nằm gà gáy, chim kêuLựu xa đào, lựu xéo đào xiênVàng cầm trên tay rớt xuống không phiềnChỉ phiền một nỗi nợ với duyên không trònChờ con bạn ngọc thở than đôi lờianh hai vật đổi sao dờiTính sao nàng tính trọn đời thủy chungCanh ba cờ phất trống rungMặc ai ai thẳng ai dùn mặc aiCanh tư hạc đậu cành maiSương sa lác đác khói bay mịt mờCanh chầy tơ tưởng tưởng tơChiêm bao thấy bậu dậy rờ chiếu khôngAi làm lỡ chuyến đò ngangCho loan với phượng đôi hàng biệt ly

C

78. Bước vô trường án, vỗ ván cái rầm Bủa xua ông Tham biện, bạc tiền ông để đâu

80. Bực mình chẳng muốn nói ra Muốn đi ăn giỗ chẳng ma nào mời

79. Bước xuống ruộng sâu, em mảng sầu tấc dạ

75. Bươm bướm mà đậu cành bong Đã dê con chị, lại bồng con em

76. Bước lên xe kiếng đi viếng mả chồng Mả chưa cỏ mọc trong lòng đậu thai

77. Bước sang canh một anh thắp ngọn đèn vàng

73. Buổi chợ đông con cá đồng anh chê lạt Buổi chợ tan rồi con tép bạc anh cũng khen ngon

74. Bùn xa bèo, bùn khô bèo héo Tay em ôm bó mạ, luỵ ứa hai hàng

C

Đi buôn cau héo có buồn hay không

43. Chén tình là chén say sưa Nón tình anh đội nắng mưa trên đầu

VẦN D VẦN Đ

Đánh bạc quen tay Ngủ ngày quen mắt Ăn vặt quen mồm

Đánh chết, mà nết không chừa Đến mai ăn chợ, bánh dừa lại ăn

Đàn bà nói có là không Nói yêu là ghét, nói buồn là vui

Đàn bà tốt tóc thì sang Đàn ông tốt tóc thì mang nặng đầu

Đàn đâu mà gảy tai trâu Đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi

Đàn kêu tích tịch tình tang Ai đem công chúa lên thang mà về

Đàn ông đi biển có đôi Đàn bà đi biển mồ côi một mình

Đàn ông không râu vô nghì Đàn bà không vú lấy gì nuôi con

Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu Anh về học lấy chữ nhu Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ

Đèn cầu tàu ngọn lu ngọn tỏ Anh trông không rõ, anh ngỡ đèn màu Rút gươm đâm họng máu trào Để em ở lại, em kiếm thằng nào hơn anh

Đèn nhà lầu hết dầu đèn tắt Lửa nhà máy hết cháy thành than Nhang chùa Ông hết mạt nhang tàn Kể từ khi em biết được chàng Đêm về em lăn lộn như con chim phượng hoàng bị tên

Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc Xứ nào dốc bằng xứ Nam Vang Một tiếng anh than ba bốn đôi vàng em không tiếc Anh lấy đặng em rồi anh trốn biệt lánh thân

Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần THương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run

Đèn treo ngang quán Tỏ rạng bờ kinh Em có thương anh thì ăn nói cho thiệt tình Đừng để cho anh lên xuống một mình bơ vơ

Đêm khuya nguyệt lặn sao tàn Đồng hồ điểm nhặt nhớ chàng không quên

Đêm khuya ra đứng bờ ao Trông cá cá lặn trông sao sao mờ Buồn trông con nhện giăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai

Đêm khuya thắp chút dầu dư Tim loan cháy lụn, sầu tư một mình

Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?

Đêm khuya trăng dọi lầu son Vào ra thương bạn, héo hon ruột vàng Bển qua đây đàng đã xa đàng Dầu tui có lâm nguy thất thế Hỏi con bạn vàng nó cứu không? Chiều rồi kẻ Bắc, người Đông Trách lòng người nghĩa, nói không thiệt lời

Đêm nằm tàu chuối có đôi Hơn nằm chiếu tốt lẻ loi một mình

Đêm qua, đêm lạnh, đêm lùng Đêm đắp áo ngắn, đêm chung áo dài Bây giờ chàng đã nghe ai Aó ngắn chẳng đắp, aó dài không chung Bây giờ sự đã nhạt nhùn Giấm thanh đổ biển mấy thùng cho chua Cá lên mặt nước, cá khô Vì anh, em phải giang hồ tiếng tăm

Đêm qua nguyệt lặn về Tây Sự tình kẻ ấy, người đây còn dài Trúc với mai, mai về trúc nhớ Trúc trở về, mai nhớ trúc không Bây giờ kẻ Bắc, người Đông Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư

Đêm thanh cảnh vắng Thức trắng năm canh Một duyên, hai nợ, ba tình Đường kia,nỗi nọ, phận mình ra sao

Đến đây đất nước lạ lùng Con chim kêu cũng sợ, con cá vẫy vùng cũng lo

Đến ta mới biết của ta Trăm nghìn năm trước biết là của ai

Đề huề chồng vợ Như bí rợ nấu kiểm với khoai lang Như tép rang ăn cặp với canh khoai mỡ

Đi chùa lạy Phật cầu chồng Hộ pháp liền bảo đờn ông hết rồi

Đi đâu cho thiếp theo cùng Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam

Đi đâu mà vội mà vàng Mà vấp phải đá mà quàng phải dây Thủng thỉnh như chúng anh đây Thì đá nào vấp, thì dây nào quàng

Đi cho biết đó biết đây Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn

Đi qua nhà nhỏ Thấy đôi liễn đỏ có bốn chữ vàng Thạnh suy anh chưa biết chớ thấy nàng anh vội thương

Đó đây trước lạ sau quen Chẳng gần, qua lại đôi phen cũng gần

Đói lòng ăn đọt chà là Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng

Đói lòng ăn nắm lá sung Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng

Đói lòng ăn nửa trái sim Uống lưng bát nước đi tìm người thương

Đói lòng nuốt trái khổ qua Nuốt vô sợ đắng, nhả ra con bạn cười

Đôi ta chẳng được sum vầy Khác nào cánh nhạn lạc bầy kêu sương Vì sương nên núi bạc đầu Cành lay bởi gió hoa sầu vì mưa

Đôi ta đã trót lời thề Con dao lá trúc đã kề tóc mai Dặn rằng: Ai chớ quên ai!

Đôi ta như loan với phượng Nỡ lòng nào để phượng lià cây Muốn cho có đó, có đây Ai làm nên nỗi nước này chàng ôi Thà rằng chẳng biết thì thôi Biết rồi gối chiếc lẻ loi thêm phiền

Đôi ta như thể con tằm Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong Đôi ta như thể con ong Con quấn con quít, con trong con ngoài Đôi ta như thể con bài Chồng đánh vợ kết chẳng sai con nào

Đố ai biết luá mấy cây Biết sông mấy khúc, biết mây mấy từng Đố ai quét sạch lá rừng Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây Rung cây, rung cỗi, rung cành Rung sao cho chuyển lòng anh với nàng

Đố ai lặn xuống vực sâu Ru con không hát, em chừa nguyệt hoa

Đố anh con rít mấy chưn Cầu Ô mấy nhịp, chợ Đinh mấy người Mấy người bán áo con trai Chợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim

Đốt than nướng cá cho vàng Lấy tiềng mua rượu cho chàng uống chơi

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm Muốn ăn bôn súng mắm kho Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm

Đồng tiền Vạn lịch Thích bốn chữ vàng Anh tiếc công anh gắn bó với cô nàng bấy lâu Bây giờ cô lấy chồng đâủ Để anh giúp đỡ trăm cau nghìn vàng

Đổ lửa than nên vàng lộn trấu Anh mảng thương thầm chưa thấu dạ em

Đổng Kim Lân hồi còn nhỏ, đi bán giỏ nuôi mẹ Anh gặp em đây không cửa không nhà Muốn vô gá nghĩa, biết là đặng chăng?

Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Lúa rụng đầy đồng, gà chẳng cần ăn

Đờn cò lên trục kêu vang Qua còn thương bậu, bậu khoan có chồng Muốn cho nhơn nghĩa đạo đồng Qua đây thương bậu hơn chồng bậu thương Chiều nay qua phản bạn hồi hương Nghe bậu ở lại vầy vươn nơi nào Ghe tui tới chỗ cắm sào Nghe bậu có chốn muốn nhào xuống sông

Đu đủ tiá, bạc hà cũng tiá Ngọn lang dâm, ngọn mía cũng dâm Anh thấy em tốt mã anh lầm Bây giờ anh biết rõ, vàng cầm anh cũng buông

Đưa nhau đổ chén rượu hồng Mai sau em có theo chồng đất xa Qua đò gõ nhịp chèo ca Nước xuôi làm rượu quan hà chuốc say

Đường trơn trợt gượng đi kẻo té Áo còn nguyên ai nỡ xé vá quàng Hồi sớm mai, gặp em sao anh không hỏi Hay dạ của chàng nay đã hết thương?

Đứt tay một chút còn đau Huống chi nhân nghĩa, lià sao cho đành

Đ Đất lành chim đậu.

E

VẦN E

Em có chồng sao em không nói? Để anh theo anh chọc em hoài Chắc có ngày anh sẽ bị ăn dao phay!

Em đeo chiếc kim hườn Em còn chờn vờn chiếc kim xuyến Hườn xuyến vuột tay rồi, buồn nghiến, ai thương!

Em liều một cái bánh bò Còn nào chót chét, cặp giò em chặt hai

Em liều một chén dầu chanh Con nào hỗn dữ vuốt nanh em bẻ liền

Em liều một trái sầu giêng Con nào độc hiểm, em nghiền ra tro

Em nghĩ thân em, như kiếng lấm lem cát bụi Ai đó lau chùi, biết tới buổi nào xong?

Em nhớ thương ai mà mặt mày ngơ ngác Nhớ tên hốt rác hay thương thằng vét đường mương?

Em ơi, anh bảo em này Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ đi

Em ơi, em có thương anh Em ra canh lính cho anh leo tường!

Em ơi em ở lại nhà Vườn dâu em hái mẹ già em thương Mẹ già một nắng hai sương Chị đi một bước trăm đường xót xa Cậy em em ở lại nhà

Em thấy anh em cũng muốn chào Sợ anh chồng cũ nó đứng bờ rào nó trông

Em chấy anh em cũng muốn chào Sợ rằng chị ả vắt dao trong mình Dao trong mình, gươm anh cặp nách Thuận nhơn tình khoét vách sang chơi

Em thương nhớ ai ngơ ngẩn bên đầu cầu Lược thưa biếng chải, gương tàu biếng soi Cái sập đá bỏ vắng em không ngồi Vườn hoa hoang lạnh mặc người vào ra

Em về hỏi mẹ cùng cha Có cho em lấy chồng xa hay đừng

Én bay thấp, mưa ngập bờ ao Én bay cao, mưa rào lại tạnh

Em nghe tiếng hát đâu xa

Còn trẻ hay già mà còn tinh vang.

Ê

Êm như ru

Ếch ngồi đáy giếng

VẦN G

Gan teo mấy đoạn, ruột thắt mấy từng Mình bảy buôi lỗ miệng đặng cầm chừng xa tui

Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa Con trai Thủ Thừa cỡi ngựa xuống mua

Gái Thới Bình lòng ngay dạ thẳng Trai bạc tình một cẳng về quê

Gái lấy trai đứng là gái dại Trai lấy rồi trai lại bán rao Gái đâu có thứ hỗn hào Trai chưa làm rể, gái vào làm dâu

Gà đẻ, gà cục tác

Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân

Gạo Ba Thắt trắng như bông bưởi Nước phông-tên tiền rưỡi một đôi Saigon vui lắm em ơi Lấy chồng về đó một đời sướng thân

Gạo chợ, nước sông, củi đồng, nồi đất

Gạo ngon nấu cháo chưa nhừ Mặt chị có thẹo ảnh chừa đôi bông

Gẫm xem sự thế nực cười Một con cá lội mấy người buông câu

Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Gập ghềnh nước chảy qua đèo Bà già tập tễnh mua heo cưới chồng

Ghe anh đỏ mũi xanh lườn Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em

Ghe anh mỏng ván, bóng láng nhẹ chèo Xin anh bớt mái, nương lèo đợi em

Ghe em rẽ vô ngọn, anh chẳng đón chẳng chờ Ghe anh tách bến tách bờ, em buồn cho trăng mờ sao lặn Mình lấy nhau chẳng đặng bởi bà mai lưỡi vắn ít lời Mật đường dù chẳng đi đôi Chút hương rớt lại, một đời chưa quên

Ghe lên ghe xuống dầm dề Sao anh không gởi thơ về thăm em?

Ghét con xẩm lai mê trai, mi lai nhãn khứ Ôm bụng trống chầu, bỏ xứ ra đi

Già thì đặc bí bì bì Con gái đương thì rỗng toác toàng toang Ngoài xanh trong trắng như ngà Đàn ông cũng chuộng, đàn bà cũng yêu (Đố là gì? – cau dầy)

Giàu cha giàu mẹ thì ham Giàu cô giàu bác ai làm nấy ăn

Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa Sang đâu đến kẻ say sưa rượu chè

Giàu từ trong trứng giàu ra

Giàu út ăn, khó út chịu

Giả đò mua khế bán chanh Giả đi đòi nợ thăm anh kẻo buồn

Giặc Tây đánh tới Cần Giờ Bậu đừng thương nhớ đợi chờ uổng công

Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh

Giấy hồng đơn bán mấy Cho anh mua lấy một tờ Viết thơ quốc ngữ Dán trên trái bưởi Thả xuống giang hà Bớ cô gánh nước bên bờ Xuống sông vớt bưởi để mà xem thơ

Giận chồng xách gói ra đi Chồng theo năn nỉ, khoái tù ti trở về

Gieo gió gặp bão

**************************************

Toàn bộ từ vần A đến Y

-B-

-C-

Ca Li đi dễ khó về

Câu nguyên gốc là..nói về những người đi trồng cao su

Cao su đi dễ khó về Khi đi trai tráng, khi về bủng beo ================================================== ======= Có công mài sắt, có ngày nên kim ================================================== ======== Chân cứng đá mềm ================================================== ======== Có chí thì nên ================================================== ======== Cô kia bới tóc đuôi gà Nắm đuôi kéo lại hỏi nhà ở đâu ? Nhà tôi ở trước đám dâu Ở sau đám cải đầu cầu ngó qua

Cái câu này còn có khác hơn một tí đó là..

Đ-

Còn trẻ hay già mà còn tinh vang.

Ếch ngồi đáy giếng

================================================== ========

-G-

-H-

-I-

================================================== ========

-K-

-L-

-M-

-N-

Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ ================================================== ======== Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm ================================================== ======== Nhất quỷ nhì ma Thứ ba học trò …. ) ================================================== ======== Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng ================================================== ======== No bụng đói con mắt ================================================== ========

-O-

Ở đâu cũng có anh hùng Ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên ================================================== ======== Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài ================================================== ======== Ớt nào là ớt chẳng cay, Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng. Vôi nào là vôi chẳng nồng Gái nào là gái có chồng chẳng ghen ! ================================================== ======== Ở hiền gặp lành ================================================== ========

-Q-

Quả cau nho nhỏ Cái vỏ vân vân Nay anh học gần Mai anh học xa Tiền, gạo là của mẹ cha Bút nghiên, kinh sách thì là của anh

Lấy chàng từ thuở mười ba Đến năm mười tám thiếp đà năm con Ra đường thiếp hãy còn son Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng

================================================== ========

-R-

Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon ================================================== ========

-S-

Sông sâu còn có kẻ dò Nào ai lấy thước mà đo lòng người ================================================== ======== Sá gì một nải chuối xanh Năm bảy người giành cho mủ dính tay ================================================== ========

-T-

-U-

================================================== ========

-V-

Vì sông nên phải lụy thuyền Chứ như đường liền ai phải lụy ai ================================================== ======== Vải thưa che mắt thánh ================================================== ========

-X-

========

-Y-

Yêu nhau cởi áo cho nhau Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay

========

Yêu nhau thì ném miếng trầu Ghét nhau ném đá vỡ đầu nhau ra Yêu nhau cau bổ làm ba Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười

☆ ☆

Xem Thêm Cập nhật 2023:

Mèo khen mèo dài đuôi.

N Năm nắng mười mưa

Cập nhật thông tin chi tiết về Mái Tóc Trong Tục Ngữ, Ca Dao Việt Nguyễn Xuân Kính Viện Nghiên Cứu Văn Hoá trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!