Xu Hướng 6/2023 # Mao Trạch Đông Từng Nói Một Câu Gì Khiến Cả Hội Nghị Sởn Gai Ốc? # Top 14 View | Dtdecopark.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Mao Trạch Đông Từng Nói Một Câu Gì Khiến Cả Hội Nghị Sởn Gai Ốc? # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Mao Trạch Đông Từng Nói Một Câu Gì Khiến Cả Hội Nghị Sởn Gai Ốc? được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhân vật

Tháng 05/1966, trong Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng, Mao Trạch Đông đã thông báo đề xuất triển khai cuộc vận động “Cách mạng Văn hóa”. Nhưng Cách mạng Văn hóa lại bị Lưu Thiếu Kỳ và một số lãnh đạo cấp cao khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tìm cách ngăn chặn.

Học giả sinh sống tại Mỹ Cao Văn Khiêm trong tác phẩm “Trung Quốc muốn tiến bộ, phải triệt để phê bình Mao” của mình đã nói rằng, để thay đổi cục diện “lạnh tanh” của cuộc vận động, Mao đã quyết định phải hâm nóng bằng Cách mạng Văn hóa.

Ngày 01/08/1966, Mao Trạch Đông triệu tập Hội nghị Trung ương 11 khóa 08 của ĐCSTQ, lần này Mao thay đổi cách làm so với trước đây, đích thân thực hiện khâu chuẩn bị và chủ trì hội nghị. Hội nghị ban đầu dự kiến diễn ra trong 5 ngày và trong chương trình hội nghị cũng không xen vào Hội nghị Thường ủy Bộ Chính trị mở rộng.

Hội nghị lần này giống với Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng diễn ra vào tháng 05/1966, không khí vô cùng căng thẳng, những người đến tham dự luôn ở trong tâm trạng bất an, không muốn phát biểu vì sợ nhỡ sẽ nói sai điều gì, nhưng lại không thể không biểu đạt ý kiến, thế là ai cũng nhắm vào phê bình Tổ công tác của Mao Trạch Đông, kiểm điểm bản thân mình “không theo kịp tư tưởng của chủ tịch”, “phạm phải sai lầm mang tính chất phương hướng”, v.v.

Vì thế, Mao Trạch Đông đã in và phát 2 bài báo viết về tạo phản cách mạng do Hồng vệ binh Đại học Thanh Hoa viết, cũng như lá thư hồi đáp do tự tay mình viết ra làm văn kiện cho hội nghị để nhóm một mồi lửa.

Thấy hội nghị trôi qua mà vấn đề vẫn chưa được giải quyết, Mao Trạch Đông rất lo lắng. Mao nhìn nhận rằng gốc rễ lực cản trở cuộc Cách mạng Văn hóa tồn tại trong nội đảng chính là Lưu Thiếu Kỳ, cũng có khá nhiều người đồng tình với Lưu Thiếu Kỳ về phương diện tư tưởng. Nếu như không mau chóng giải quyết triệt để Lưu Thiếu Kỳ, thì không những không cách nào thay đổi cục diện, mà sẽ còn như ‘kiếm củi ba năm thiêu một giờ’, lưu lại tai họa về sau.

Mao vuột ra một câu nói khiến cả hội nghị sởn gai ốc

Trong thời Cách mạng Văn hóa, cựu chủ tịch ĐCSTQ Lưu Thiếu Kỳ bị phê bình đấu tố. (Ảnh: Freewechat)

Ở trong tình huống này, Mao Trạch Đông quyết định tự thân xuất mã, làm bầu không khí hội nghị căng thẳng tột đỉnh, khi đưa ra vấn đề Lưu Thiếu Kỳ. Ngày 04/08, Mao bổ sung thêm Hội nghị Thường ủy Bộ Chính trị vào chương trình và đích thân Mao chủ trì hội nghị này. Trong hội nghị này Mao đã áp dụng kế kích tướng chỉ trích Lưu Thiếu Kỳ lệch lạc phương hướng, lộ tuyến sai lầm, làm trái với chủ nghĩa Mác.

Khi bị Mao khiển trách, nhục mạ, Lưu Thiếu Kỳ đã không lường trước được họa sát thân, dần dần không kiểm soát được tâm trạng của mình, cuối cùng không thể nhịn được nữa, Lưu Thiếu Kỳ bùng nổ xung đột cãi vã với Mao, còn dùng câu mà bản thân Mao thường nói để đáp lễ: “Mất chức à, không sợ mất chức, không sợ giáng cấp, không sợ khai trừ đảng viên, không sợ vợ ly hôn, không sợ ngồi tù mất đầu”.

Giống như đổ thêm dầu vào lửa, Mao sau đó đã vuột ra một câu khiến cho mọi người sởn gai ốc: “Bọn đầu trâu mặt ngựa hiện đang ngồi ở đây”, đồng thời tuyên bố hủy chương trình hội nghị ban đầu, chuyển sang thành phân tổ truyền đạt nội dung cuộc họp Thường ủy mở rộng này.

Sau khi hội nghị kết thúc, Mao nhận định Lưu Thiếu Kỳ đã không có thuốc chữa, cuối cùng hạ quyết tâm mỗi người một ngả với Lưu Thiếu Kỳ, bãi bỏ địa vị nối nghiệp của Lưu Thiếu Kỳ. Mao quyết định kéo dài ngày họp Trung ương, thay đổi chương trình hội nghị, bắt tay thực hiện công tác tư tưởng, tổ chức…

Ngày 05/08, Mao Trạch Đông viết bài “Một bài báo của tôi – Nã pháo vào Bộ Tư lệnh”, đã dùng ngôn ngữ vô cùng gay gắt, kịch liệt lên án Lưu Thiếu Kỳ “đứng trên lập trường của giai cấp tư sản phản động, thực hành chuyên chính của giai cấp tư sản, chống đối lại vận động Cách mạng Văn hóa oanh liệt của giai cấp vô sản, khiến phải trái trắng đen lẫn lộn, vây quét cách mạng, áp chế bất đồng ý kiến, thực hành khủng bố trắng, dương dương tự đắc, thể hiện sự hung hăng của giai cấp tư sản, tiêu diệt chí khí của giai cấp vô sản!”.

Bài báo này của Mao sau đó đã được in và phát cho toàn hội nghị nhằm phê bình tư tưởng của Lưu Thiếu Kỳ. Toàn bộ hội nghị Trung ương chuyển sang “vạch trần phê phán” Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình.

Cùng lúc đó, Mao Trạch Đông bí mật phái Uông Đông Hưng triệu hồi Lâm Bưu vốn đang xin nghỉ đi điều dưỡng tại Đại Liên về Bắc Kinh tham gia hội nghị, trợ chiến cho mình, chuẩn bị dùng Lâm Bưu thay thế Lưu Thiếu Kỳ làm người nối nghiệp. Sau đó Lưu Thiếu Kỳ đã bị hạ bệ và bị giam lỏng, bức hại cho đến chết.

Nguồn: Lê Hiếu/Tinh Hoa

Ông Biden Lại Dẫn Câu Nói Nổi Tiếng Của Cố Chủ Tịch Tq Mao Trạch Đông

Cựu Phó Tổng thống Joe Biden, đề cử viên tổng thống 2020 của Đảng Dân chủ trong cuộc phỏng vấn với một đài truyền hình tại Arizona lại dẫn lời của cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông. Đây ít nhất là lần thứ ba ông Biden dẫn lại lời của cố lãnh đạo cộng sản. Embed from Getty Images

Trao đổi với kênh truyền hình KTVK, ông Joe Biden nói: ” Có một thành ngữ cổ được cho là của người Trung Quốc từ nhiều năm trước đây. Người ta nói rằng, ‘Phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời’. Hãy đoán xem là gì nào? Lý do là không quốc gia nào sẽ có thể cạnh tranh cho việc thống trị nền kinh tế thế giới nếu họ không để phụ nữ tham gia đầy đủ vào đời sống xã hội “.

Trước đó, trong một buổi gây quỹ hồi giữa tháng Bảy, ông Joe Biden cũng đã trích dẫn câu nói trên.

” Bây giờ, chúng ta phải nhờ cậy vào bàn tay phụ nữ để giúp đỡ hồi phục nền kinh tế“, ông Biden nói, trước khi nói với mọi người rằng ông muốn trích dẫn ” một câu tục ngữ cổ của người Trung Quốc “.

Và ông Biden nói: ” Phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời “.

Đến tháng Tám, ông Biden cũng dẫn lại câu nói trên khi giải thích về việc ông lựa chọn Thượng nghị sĩ Kamala Harris là người đồng hành tranh cử với ông, theo Breitbart News.

Theo The Epoch Times, hồi giữa tháng Bảy, chiến dịch tranh cử của ông Biden đã không phản hồi khi được hỏi liệu cựu phó tổng thống có biết về nguồn gốc của câu nói ông trích dẫn hay không.

Tờ Fox News cũng chú thích rằng: ” Câu nói ‘Phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời’ không phải là câu tục ngữ mà là tuyên bố nổi tiếng của ông Mao Trạch Đông từ 70 năm trước, lúc đó ông ta nói về bình đẳng giới khi mới lên cầm quyền “.

Một trong những cố vấn cao cấp của ông Biden, bà Anita Dunn cũng đã từng ca ngợi ông Mao Trạch Đông là ” một trong những triết gia chính trị ưa thích của bà “.

Mao và Đức mẹ Teresa là ” hai người mà tôi hướng đến nhiều nhất để đi đến một luận điểm đơn giản, đó là: Bạn có thể đưa ra lựa chọn, bạn có thể thách thức [trật tự cũ], bạn có thể nói tại sao lại không thể được nhỉ “, bà Dunn nói với một đám đông khán giả là các học sinh trung học.

Những Câu Nghị Luận Xã Hội Hay Về Ý Chí Nghị Lực

2. Minh Thuy@ Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong khó khăn, gian khổ. Giữa một vùng đất “chết” , không chút niềm tin, không một tia hi vọng, nơi con người ta đã hút hết nhựa sống và để lại tro tàn, tưởng như đã đi vào hồi kết. Nhưng cũng chính từ cái không thể, sự bền bỉ kiên cường đã hóa thành mầm sống cứu rỗi vùng đất khô cằn, nó đã trở về từ cõi chết, thật phi thường và kì diệu. Trong cuộc sống cũng vậy, sống cần phải có niềm tin vào mọi điều mình đã, đang và sẽ làm cho dù là thành công hay thất bại rồi một ngày không xa bạn sẽ được đền đáp xứng đáng! Cảm ơn thầy đã cho chúng em được cảm nhận những điều rất ý nghĩa!

3. Nguyễn Hoàng Khánh Hạ @ “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh gian khổ”-Nguyễn Khải. Bạn không được chọn nơi mình sinh ra, nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống! vậy tại sao bạn không sống hết mình và trọn vẹn, dám vươn lên hết thảy mọi thử thách. Đến hạt mầm nhỏ bé vẫn có thể vươn lên trên vùng đất khô cằn để mà được sống, được phát triển toàn vẹn vì vậy đừng thở dài hãy vươn vai mà sống, bùn dưới chân mà nắng ở trên đầu. Vốn dĩ sự sống đã là một đặc ân của tạo hóa, nhưng nó chưa hẳn đã trường tồn vĩnh cửu, chính sức sống mới là cái trường tồn vực dậy mọi thứ…Vì cuộc đời không bao giờ trải đầy hoa hồng nên khi vấp ngã hãy học cách đứng dậy mà vượt qua, bởi ” nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”. hãy tạo sức sống cho mình để ” nảy mầm” mạnh mẽ. Và thành công sẽ đến cho những người biết vươn lên tât cả!

4. Hồng Dung@ Nếu lớp đất kia là bùn đất, cây non đã chẳng cần cố gắng để sinh tồn. Nó sẽ cứ mãi phó mặc cho tự nhiên rồi nó cũng sẽ lớn lên nhưng không có nghĩa tồn tại sức sống trong nó. Khó khăn không phải thử thách mà chính là cơ hội để chúng ta thể hiện bản thân, phát huy hết cái khả năng vốn có trong con người mỗi chúng ra.

5. Thủy Bồ@ Giữa vùng đất khô cằn sỏi đá, những cây hoa dại vẫn có thể mọc lên. Không một thế lực hay hoàn cảnh nào có thể dập tắt đi sức sống, niềm khao khát của con người.

6. Phuong Nguyen@ Lớp nhựa quá mỏng hay sức sống quá mạnh. Suy cho cùng, cái giá phải trả cho hạnh phúc trong lười biếng kia là sự rạn nứt, đau đớn đến rẻ mạt và cái giá được trả cho quá trình phấn đấu, nỗ lực đó là sự thành công có cả hào quang của sự tự hào vì nó đang đứng lên trong cái dơ bẩn.

8. Phạm Thị Thu Hồng@ một mầm cây bé nhỏ mong manh nhưng k chịu khuất phục trước môi trườg sống khó khăn khắc nghiệt. Nó vẫn sinh sôi nảy nở trên mảnh đất khô cằn nứt nẻ. Sự vươn lên trong nghịch cảnh của cái cây này khiến cho con người phải suy ngẫm về cách sống và cách chúng ta tồn tại trên thế giới này. Hãy coi nghịch cảnh là châu báu, khi bạn biết quản lí kho báu một cách hiệu quả, bạn sẽ thành công…

9. Yiruma Sayo@ Dù chỉ là cây hoa nhỏ bé,tầm tường nhưng trong nó luôn mang sức sống mãnh liệt.Nhờ có sức sống mãnh liệt đó cho dù trong môi trường nào đi nữa nó vẫn khát khao đc sống và sinh trưởng.cũng giống như con người chỉ cần có niềm tin,khao khát sống và sự nỗ lực không ngừng thì sẽ vượt qua mọi gian khó,trở ngại.cũng nhờ có môt trường sống khó khăn đó mà cuộc sống của mọi vật có ý nghĩa hơn và con người ta cũngtrởng hành hơn rất nhiều.

10. Thục Anh@ Ngắm nhìn một hạt mầm vươn lên sống mãnh liệt,không quản ngại khó khăn,xuyên qua tầnng đất khô cứng,cựa mình phát triển trong cái ôm của lòng đất,hạt mầm ngày nào giờ đã mọc ra hai chiếc lá xanh non mơn mởn tiếp tục hành trình với nắng,gió,mưa.Phải chăng vì”sự sống không bao giờ chán nản”nên vạn vật luôn muốn vươn mình tồn tại?

11. Reede Roose@ Một sinh thể mang trong mình sức sống vượt qua cả giới hạn của bản thân, nó vươn lên lớp bê tông tưởng như bất khả xuyên phá. Kì diệu thay, ở nơi tưởng như sự sống, ánh sáng là xa xỉ thì vẫn có những câu chuyện, những cuộc đời dám sống, dám vươn lên, dám đương đầu và đạt được khúc ca khải hoàn của cuộc sống. Bức tranh tuy chỉ với 2 gam màu tương phản chủ đạo nhưng nó lại để lại những ấn tượng sâu sắc, những chiêm nghiệm về nơi sâu thẳm trái tim mỗi chúng ta.

12. Mai Anh@ Dù cuộc sống nhiều khó khăn, trắc trở chỉ cần ta kiên trì, quyết tâm và luôn hướng đến những điều tốt đẹp thì chắc chắn sẽ thành công. Và chính những khó khăn trắc trở ấy đã mài dũa cho con người ta trở nên mạnh mẽ hơn có thể đương đầu với sóng gió cuộc đời giống như mầm xanh nứt ra từ khe đá vậy.

13. Nguyễn Thu Trang@ Trong cuộc sống này , dù tới cùng cực của đau khổ ở đâu đó vẫn có ảnh sáng đẹp tươi chiếu rọi. Trên những mảnh đất tưởng chừng vô nghĩa , vẫy có những cây non sinh sống, nảy mầm và phát triển. Nó vẫn vươn mình đón những thứ ánh sáng rạng rỡ và tươi đẹp nhất….. Dẫu có gian nan hãy cố gắng vượt qua vì đằng sau đó có cả một chân trời tươi đẹp đang chờ ta.

14. Thẩm Giai Nghi @ Sống như một cái cây- bám đất nâu, nuôi lá xanh đến kiệt cùng! Và ngay khi không có đất để bám, sinh thể ấy vẫn len lỏi trong lớp lớp đá dày, nhú mầm trên một vết nứt nhỏ nhoi, để được sống, được xanh với đời…

15. LLaw Liet @ Cây hướng đến ánh sáng mà vươn lên, Người hướng đến tương lai mà cố gắng. Dù gặp nhiều khó khăn, trắc mở nhưng với mục tiêu, ý chí, quyết tâm và sự nỗ lực đến một lúc nào đó tất cả những gì ta bỏ ra cũng sẽ được đền đáp một cách xứng đáng.

Nghị Luận Xã Hội Về Khen Và Chê

Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn hoá nhân loại. Từ thời cổ đại, người dân Trung Quốc có quyền tự hào về những bậc học giả, về những người thầy lỗi lạc, uyên bác với những triết lí nhân sinh trở thành chân lý cho mọi thời đại. Tuân Tử là một trong số những bậc vĩ đại ấy. Và câu nói của ông: ” Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ thù của ta vậy”, cũng đủ cho hậu thế phải suy nghĩ.

Xã hội loài người ngày càng phát triển về kinh tế, về tư tưởng, nhận thức và cũng song hành với phát triển sự phức tạp trong mọi quan hệ đời sống. ” Miệng lưỡi thế gian” là điều không thể tránh khỏi. Mỗi con người sống chung trong đồng loại cần phải biết chấp nhận lời chê tiếng khen của mọi người. Nhưng để nhận biết sự “thật” – “giả” trong mỗi lời khen tiếng chê, để có ứng xử thích hợp, quả không đơn giản. Câu nói của Tuân Tử đã giúp chúng ta cái “kính chiếu yêu” nhận biết đâu là “thầy”, đâu là “bạn”, đâu là “thù” trong cuộc đời đầy phức tạp đó.

Là một con người, kể cả bậc vua chúa, vĩ nhân, trong cuộc sống, thật khó tránh khỏi những sai lầm. Những lúc như thế, hẳn chúng ta nhận được những lời nhận xét của mọi người. Tất yếu, mỗi người khác nhau, sẽ có những nhận xét, thái độ khác nhau về ta. Điều quan trọng là ở chính bản thân ta: biết nhận ra cái đúng, cái sai của mình; quan trọng hơn, trong vô số những lời “khen”, “chê” đó, ta nhận ra ai là “thầy ta”, ai là “bạn ta”, ai là “kẻ thù” của ta vậy!

Lời dạy của Tuân tử thật chí lí: “Người chê ta mà chê đúng là thầy ta, người khen ta mà khen đúng là bạn ta”. Mỗi người, khi phạm điều sai, tự mình không dễ gì nhận ra. Người nhận ra cái sai của ta, lại “chê”- tức khẳng định cái sai của ta và chỉ cho ta biết – hẳn phải là người có tầm tri thức, hiểu biết hơn ta. Người đó xứng đáng là bậc “thầy” của ta về trí tuệ. Hơn thế, người thấy và dám chỉ cho ta nhận ra cái sai của mình, để mình có hướng khắc phục, sửa chữa, hẳn đó phải là người có cái tâm thật cao quý: những muốn cho chúng ta nhanh chóng tiến bộ. Chúng ta, về thái độ, tình cảm không thể không tôn vinh người đó là bậc “thầy” về nhân cách để ta học tập.

Người “khen ta mà khen phải”- nghĩa là người đó không những không đố kị, hiềm khích trước những cái tốt, cái mạnh của ta, mà còn “khen”, cùng chung vui, chia ngọt sẻ bùi…Đó hẳn là người bạn tốt, người bạn tri âm, tri kỉ của ta vậy. Cuộc đời mỗi chúng ta, nếu có được nhiều người “thầy”, người “bạn” như thế thì hạnh phúc biết bao nhiêu.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải ai khen hay chê ta đều là “thầy”, là “bạn” của ta. Tuân Tử đã một lần nữa chỉ cho ta biết cách nhận ra ” bộ mặt thật” của những “kẻ” hiểm độc đó. Đó là “kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta”, Tuân Tử tỏ thái độ rõ rệt, dứt khoát khi gọi những loại người đó “là kẻ thù của ta vậy”. Nhưng để nhận ra đâu là bạn “khen ta mà khen đúng” với “những kẻ vuốt ve, nịnh bợ” thật không dễ. Trước hết, kẻ vuốt ve, nịnh bợ, họ khen ta là xuất phát mục đích mưu cầu lợi ích riêng của chính họ. Bởi vậy, thành tích của ta chỉ có một, chúng thổi phồng lên ba, bốn hoặc nhiều hơn thế. Thậm chí, có khi chúng còn nguỵ biện, “phù phép” những khuyết điểm, sai lầm của ta thành “thành tích”. Những kẻ đó, luôn lấy việc “nịnh bợ” để tiến thân, khiến cho người được khen ngày càng tự đánh mất mình, xa rời lẽ phải…Thật đáng tiếc là những kẻ đó không thời đại không có. Sử sách đã ghi lại không biết bao nhiêu bậc vua chúa đã bị những kẻ nịnh thần làm cho u mê, dẫn đến hãm hại trung thần, triều chính đổ nát, xã tắc suy vong…Lời dạy của Tuân Tử lại một lần nhắc nhở mỗi chúng ta cần sáng suốt để nhận ra đâu là “bạn ta” khen ta thật lòng; đâu là “kẻ vuốt ve, nịnh bợ” ta.

Không chỉ đúng với xã hội xưa, mà ngày nay và với tất cả mọi người, ở trên mọi lĩnh vực, lời dạy của Tuân Tử như một chiếc kính “chiếu yêu” giúp chúng ta nhận ra người tốt, kẻ xấu trong cuộc sống, trong học tập. Khi kinh tế thị trường mở cửa, thì đội ngũ những kẻ chạy theo lợi nhuận, vì danh, vì lợi ngày càng nhiều. Nhân viên nịnh bợ thủ trưởng, cấp dưới luôn luôn vuốt ve, chiều theo ý cấp trên; các bạn lười học thì xun xoe các bạn học giỏi để cầu “phao cứu trợ” trong thi cử, kiểm tra…Hành động của những kẻ đó có thể khác nhau, nhưng đều chung một bản chất: mưu cầu lợi ích riêng tư. Nhưng bạn cũng vì những hiện tượng đó mà đánh mất niềm tin vào cuộc đời. Bởi người tốt, những người xứng đáng là “thầy ta”, “bạn ta” luôn luôn ở bên ta.

Câu nói của Tuân Tử, cũng là một lời nhắc nhở chí tình, chí lí cho chính mỗi chúng ta trong quan hệ ứng xử với mọi người. Chúng ta muốn mọi người chê ta thật lòng – như Tuân tử đã dạy- ta phải biết coi trọng những người đó như bậc “thầy của ta”. Cũng vậy, với bạn bè, đồng đội, ta phải sống với cái tâm chân thành; dám chỉ ra những khuyết điểm của bạn mà ta nhận thấy, với thức cầu mong cho bạn mình ngày càng hoàn thiện. Mỗi chúng ta cần biết “chia ngọt sẻ bùi”” với bạn bè coi thành tích của bạn làm niềm vui chung cùng chia sẻ.

Nguồn Edufly

Cập nhật thông tin chi tiết về Mao Trạch Đông Từng Nói Một Câu Gì Khiến Cả Hội Nghị Sởn Gai Ốc? trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!