Bạn đang xem bài viết Mẹ Bầu Đừng Buồn Và Giận Dữ Khi Mang Thai Vì Em Bé Sẽ Chịu Những Hậu Quả Không Ngờ được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
20/10/2020
Mẹ bầu đừng buồn và giận dữ khi mang thai vì em bé sẽ chịu những hậu quả không ngờ
ThS. BS. Lê Võ Minh Hương
P. Công tác xã hội
Trạng thái tâm lý tích cực là gì?
Đây là một trạng thái khỏe mạnh của tinh thần. Khi bạn cảm thấy khỏe khoắn, hài lòng, vui vẻ, hạnh phúc, bạn có khả năng đối phó với căng thẳng, duy trì các mối quan hệ và tận hưởng cuộc sống tốt hơn.
Khi bạn cảm thấy vui vẻ và bình tĩnh, điều đó cho phép em bé của bạn phát triển trong một môi trường vui vẻ và bình tĩnh.
Từ trong bào thai em bé của bạn đã tiếp xúc và phản ứng lại với mọi thứ bạn trải qua. Điều này bao gồm âm thanh trong môi trường, không khí bạn hít thở, thức ăn bạn ăn và cả cảm xúc bạn cảm nhận. Khi bạn cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng bố, bạn có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.
Ngay từ khi mới sinh, những tương tác cảm xúc bạn có với em bé sẽ giúp định hình cách suy nghĩ, cảm nhận và hành vi của trẻ sau này. Những tương tác này cũng giúp tăng cường mối quan hệ tình cảm quan trọng giữa bạn và con. Bên cạnh đó, sức khỏe tình cảm tốt giúp duy trì mối quan hệ tích cực với những đứa con lớn hơn và gia đình của bạn. Họ có thể giúp bạn vượt qua những thách thức khi thích nghi với một em bé mới.
Trạng thái tâm lý tiêu cực là gì?
Có nhiều mức độ của tâm lý tiêu cực. Từ những căng thẳng tự nhiên (stress), trạng thái lo âu cho đến các rối loạn lo âu bệnh lý, trầm cảm tự cảm nhận, trầm cảm biểu hiện trên lâm sàng và các bệnh đi kèm lo âu trầm cảm.
Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ của con bạn như thế nào?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những căng thẳng, trầm cảm và lo âu trong lúc mang thai sẽ khiến thai nhi rơi vào nguy cơ gặp phải các kết cục xấu.
Con bạn sẽ nhận các tín hiệu stress từ mẹ
Trong quá trình thai nhi lớn lên, con liên tục nhận được các tín hiệu từ mẹ. Đó không chỉ là âm thanh nhịp tim của bạn hay bất kỳ bản nhạc nào bạn nghe, mà còn nhận được các tín hiệu hóa học qua nhau thai. Những thay đổi tiêu cực trong tâm lý thai phụ sẽ đưa đến sự gia tăng các stress hormone. Thông qua bánh nhau, các hormone này cũng tăng lên trong máu thai nhi khiến chúng gặp phải những căng thẳng tương tự.
Trục nội tiết hạ đồi-tuyến yên-thượng thận được cho là có vai trò trong việc điều hoà cảm xúc ở người. Tâm lý tiêu cực kéo dài dẫn đến tình trạng rối loạn điều hoà trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận. Biểu hiện bằng tình trạng tăng cortisol trong máu, dẫn đến tăng huyết áp và nhịp tim. Trong thai kì, bánh nhau cũng sản xuất các chất kích thích hoạt động của trục này. 10-20% cortisol qua nhau thai, nếu cortisol tăng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển não bộ của thai nhi.
Cảm xúc tiêu cực của mẹ bầu khiến thai nhi có thể bị chậm tăng trưởng (suy dinh dưỡng) trong tử cung
Các nghiên cứu còn cho thấy những cảm xúc tiêu cực gây ra tăng trở kháng động mạch tử cung, khiến dòng máu đến nuôi bào thai bị giảm. Hậu quả là thai nhi có thể bị chậm tăng trưởng trong tử cung và nguy cơ mẹ bị tiền sản giật.
Căng thẳng làm tăng nguy cơ viêm âm đạo trong thai kỳ
Căng thẳng cũng gây ra những thay đổi về hệ vi sinh vật của cơ thể, trong đó có hệ vi sinh vật âm đạo. Những thai phụ thường xuyên gặp phải căng thẳng có tăng nguy cơ viêm âm đạo do vi khuẩn và nấm. Phổ vi sinh vật này có khả năng lây truyền dọc cho thai ở thời điểm chuyển dạ.
Con bạn sẽ là một em bé dễ cáu gắt nếu mẹ giận dữ trong thai kì?
Có giả thiết cho rằng trạng thái tâm lý của mẹ góp phần định hình kiểu tâm thần kinh và hành vi của con từ trong bào thai. Một số nghiên cứu đã chỉ ra kiểu ngủ, chuyển động và hoạt động của thai bị ảnh hưởng bởi tình trạng tâm lý của mẹ. Điều này gợi ý rằng tâm trạng của mẹ có tác động lên sự phát triển của hệ thần kinh trung ương thai nhi. Tuy nhiên từ những dữ liệu hiện có, vẫn còn tranh cãi rằng liệu trạng thái tâm lý của thai phụ có ảnh hưởng đến sự định hình hành vi, tâm thần kinh của trẻ từ giai đoạn mang thai hay không.
Một mẹ bầu vui vẻ và hạnh phúc với sự hỗ trợ tâm lý từ gia đình sẽ sinh ra những em bé khoẻ mạnh
Tâm lý của phụ nữ trong giai đoạn mang thai là vấn đề rất cần được quan tâm bởi bác sĩ, gia đình, xã hội và đặc biệt là bản thân sản phụ.
Bác sĩ qua các lần thăm khám cần đánh giá xem thai phụ có đang gặp phải bất kỳ rối loạn tâm thần kinh nào hay không. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ giảm nguy cơ thai nhi gặp phải những kết cục xấu.
Gia đình cần hỗ trợ về mặt tâm lý cho phụ nữ mang thai. Đây là giai đoạn cơ thể người phụ nữ có nhiều xáo trộn, do đó họ khó tự mình kiểm soát cảm xúc. Sự quan tâm của gia đình sẽ giúp ích rất nhiều.
Bản thân các thai phụ nên có một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống, rèn luyện và giải trí thích hợp. Hãy nói với bác sĩ các vấn đề bạn đang gặp phải. Bạn cũng nên tham gia các lớp học tiền sản và câu lạc bộ để chuẩn bị kiến thức thật tốt cho thai kỳ, hậu sản và nuôi con. Hãy có một tinh thần tích cực cho một thai nhi khoẻ mạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Kinsella MT, Monk C. Impact of Maternal Stress, Depression & Anxiety on Fetal Neurobehavioral Development. Clin Obstet Gynecol. 2009
Entringer S et al. Prenatal exposure to maternal psychosocial stress and HPA axis regulation in young adults. Hormones and Behavior. 2009
Levine T et al. Prenatal stress and hemodynamics in pregnancy: a systematic review. Archives of Women’s Mental Health. 2016
Ăn Kiêng Trước Khi Mang Thai: Những Điều Cần Phải Lưu Ý
Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn cần chủ động tập luyện thể dục thể thao đều đặn từ 20-60 phút hàng ngày để tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể, đồng thời làm tăng lượng máu lưu thông đến các cơ quan khác nhau, đặc biệt là các cơ quan sinh dục giúp cải thiện đời sống tình dục vợ chồng và hiệu quả thụ thai. Bạn có thể chọn tập những bộ môn thể thao bạn cảm thấy yêu thích và có chút năng khiếu để tăng cao hiệu quả của các bài tập.
Với bất cứ ai khi chuẩn bị bước vào thai kỳ đều được khuyên thay đổi chế độ ăn uống để đạt được trọng lượng lý tưởng giúp thai nhi khỏe mạnh. Bởi lẽ nếu thừa cân hoặc thiếu cân đều sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và chất lượng phôi thai.
Nếu bạn đã thực sự muốn có con và quyết tâm bắt đầu một chế độ ăn kiêng phù hợp thì cần chú trọng đến nhóm carbon đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể như ngũ cốc nguyên hạt, mì, bánh mì và gạo lứt. Trong số này cần lưu ý rằng chính ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu và nhờ đó chống lại những cơn thèm đồ vặt.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần ăn uống cả những thực phẩm giàu protein ít béo như cá, thịt gà, đậu phụ, trứng, các loại hạt…
Những loại rau củ có màu xanh thẫm; các loại trái cây ít ngọt, giàu vitamin C; các loại sữa ít béo, sữa chua… cũng là những thực phẩm bạn không nên bỏ qua trong khẩu phần ăn của mình.
Khi dùng chất béo, bạn chỉ nên dùng các loại dầu có nguồn gốc thực vật như dầu oliu, dầu gấc, dầu canola, dầu mè để thay thế cho các loại dầu có nguồn gốc từ động vật.
Đối với những thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ hoặc các đồ ngọt nhiều đường, bạn không nên dùng quá nhiều vì nó góp phần làm tăng trọng lượng cơ thể một cách “chóng mặt”.
Các hoạt động phối hợp song song với chế độ ăn kiêng
Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn cần chủ động tập luyện thể dục thể thao đều đặn từ 20-60 phút hàng ngày để tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể, đồng thời làm tăng lượng máu lưu thông đến các cơ quan khác nhau, đặc biệt là các cơ quan sinh dục giúp cải thiện đời sống tình dục vợ chồng và hiệu quả thụ thai. Bạn có thể chọn tập những bộ môn thể thao bạn cảm thấy yêu thích và có chút năng khiếu để tăng cao hiệu quả của các bài tập.
Để biết việc ăn kiêng của mình có đạt được hiệu quả như mong muốn hay không bạn cần đặt ra mục tiêu cụ thể cho mình. Chẳng hạn, bạn quy định đối với bản thân mỗi tuần giảm khoảng 0,5 – 1 kg. Nếu việc giảm cân của bạn vượt mức quá 1kg một tuần điều đó có nghĩa bạn giảm cân vì chất lỏng trong cơ thể mất đi chứ không phải lượng mỡ đã được tiêu hao.
Như vậy, với thông tin cơ bản trên, bạn đã biết việc giảm cân trước lúc mang thai thực sự cần thiết để bạn có được sự chuẩn bị tốt hơn cho thai kỳ sắp đến. Tuy nhiên, vì mục đích sau cũng vẫn là sức khỏe của bạn và thai nhi, nên bạn cần có một kế hoạch giảm cân thực sự khoa học và có chừng mực để không xảy ra bất cứ hệ lụy không tốt nào.
Bạn đang mất phương hướng trong cuộc sống hay chưa thể tìm được hướng đi cho cuộc sống hoặc chưa đạt được mục tiêu mà mình mong muốn vậy hãy đến với chúng tôi chuyên cập nhật những câu nói tạo động lực trong cuộc sống, bài học thành công, câu chuyện thành công, những câu trích dẫn hay, quote tiếng anh hay, quote hay. Hãy đến với chúng tôi và chọn cho mình một danh ngôn sống làm kim chỉ nang cho mình
Cùng Chuyên Mục
Bình Luận Facebook
Những Stt Giúp Bạn Kiềm Chế Cơn Giận Dữ Của Bản Thân
Giận dữ và không khoan thứ là kẻ thù của sự thông hiểu đúng đắn.
Hậu quả cơn nóng giận bao giờ cũng nghiêm trọng hơn nguyên nhân.
Sự tức giận là axit có thể gây hại cho vật chứa nó nhiều hơn là những gì mà nó được đổ lên.
Chẳng có gì làm vừa lòng cái lưỡi khắc nghiệt hơn là khi nó tìm thấy một trái tim giận dữ.
Giận một người mà mình yêu thương là không thể nào có ngày hết giận được. Mình lại không thể tha thứ cho họ nhưng mình lại không thể dứt khoát với họ một cách triệt để. Cuối cùng không đâu vào đâu. Cuối cùng mình trở thành một người mà chính mình cũng ghét vô cùng .
Nếu có ai đó cầm gậy làm bạn đau thì sao? Khoan đã. Hãy nghĩ cẩn thận nào. Bạn có lẽ sẽ thấy giận dữ. Đó là chuyện bình thường. Nhưng không phải cái gậy đập vào bạn khiến bạn đau sao? Bạn có thể nổi giận với cái gậy không? Dĩ nhiên là không. Bạn có nên nổi giận với người cầm gậy không? Chẳng phải sẽ hợp lý hơn nếu tức giận sự căm hận trong tâm trí của người cầm gậy? Nếu nghĩ như thế, chẳng phải điều bạn mong muốn nhất chính là chấm dứt hận thù trên thế giới? Vậy thì, sao bạn lại trút thêm cho nó năng lượng bằng cơn giận của mình? Dù sao thì rồi nó cũng sẽ phai nhạt hết nếu bị bỏ mặc, đặc biệt nếu bạn đáp lại nó với lòng thương cảm.
Sự giận dữ thường là vấn đề lớn với những người lớn lên trong các gia đình nơi việc cơn giận được thể hiện công khai là chuyện thường ngày. Họ có quá nhiều cơ hội để luyện tập giận dữ, và không đủ cảm nhận về những khả năng khác. Đối với họ, cơn thịnh nộ trở thành phản ứng theo thói quen của tâm trí khi đối mặt với những tình huống không dễ chịu. … Khi người ta bắt đầu hiểu rằng sự giận dữ, cũng giống như những loại năng lượng tâm trí khác, chỉ là một hiện tượng thoáng qua và do đó, có thể điều khiển, họ thấy rất nhẹ nhõm.
Ai cũng có thể tức giận – điều đó dễ lắm, nhưng nổi giận với đúng người ở đúng mức vào đúng thời điểm vì đúng mục đích, và theo cách đúng – không hề dễ và không phải ai cũng làm được.
Giống như gió lốc xé nát cây và hủy hoại gương mặt của thiên nhiên trong cơn thịnh nộ, hay giống như động đất lật đổ cả thành phố khi rung chuyển; cơn thịnh nộ của một người sẽ gây ra sự tàn phá quanh anh ta.
Hãy cẩn thận người ít nổi giận; bởi nỗi giận càng chậm chạp kéo đến, càng trở nên mạnh mẽ và càng khó dứt. Sự kiên nhẫn bị lạm dụng sẽ hóa thành cơn thịnh nộ.
Sẽ khôn ngoan nếu bạn hướng sự tức giận của mình vào vấn đề – không phải vào con người; tập trung năng lượng vào câu trả lời – không phải vào phân trần.
Sự giận dữ có thể làm anh no trong một giờ, nhưng không thể dựa vào cả một buổi tối; sự kéo dài của nỗi giận trở thành thù hận, sự kéo dài của thù hận trở thành ác tâm.
Sự tức giận chỉ hữu hiệu tới một mức nhất định. Sau đó, nó trở thành cơn thịnh nộ, và cơn thịnh nộ sẽ khiến bạn bất cẩn.
Nếu một chuyện nhỏ nhặt cũng có thể khiến cho bạn giận dữ, không phải điều này đã nói lên gì đó về tầm vóc của bạn sao?
Khi thanh kiếm đã được rút ra, cơn cuồng nộ của con người không có giới hạn kiềm chế.
Đôi lúc khi tôi giận dữ, tôi có quyền giận dữ, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi có quyền tàn nhẫn.
Cơn tam bành thường nhanh chóng kết thúc bằng sự tha thứ, còn nỗi giận thầm kín thường hóa thân thành sự trả thù.
Sự giận dữ, oán trách và ghen tuông không làm thay đổi trái tim người khác – chúng chỉ khiến trái tim bạn thay đổi.
Đừng bao giờ để mình chìm trong thịnh nộ; bởi nó giống như mài thanh kiếm để tự đâm vào ngực mình, hay giết bạn mình.
Mỗi phút bạn giận dữ, bạn từ bỏ sáu mươi giây thanh thản tâm hồn.
Chúng ta phải hiểu cơn thịnh nộ là một dấu hiệu của cảm giác thấp kém.
Con người nên quên đi giận dữ trước khi nằm xuống ngủ.
Lời kết: Hãy biết kiềm chế bản thân để mọi chuyện nhỏ biến không thành có, hãy bình tĩnh trong mọi trường hợp để giữ mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, đặc biệt là những người mình thương yêu.
Lời Phật Dậy : Nạo Phá Thai Phải Chịu Nghiệp Chướng
Một bà mẹ vì lý do nào đó mà buộc phải bỏ đi đứa con trong bụng mình thì nhất định đó là một việc rất đau khổ đối với một bà mẹ, có những người phải ân hận day dứt cả cuộc đời.
Họ phải mất đi đứa con chưa kịp chào đời của mình, khiến cho đứa bé phải chịu nhiều thiệt thòi so với những đứa trẻ khác và không ít những trường hợp đứa trẻ bị nạo bỏ quay lại quấy phá gia đình. Hôm nay chúng tôi có đưa ra một vài lời khuyên dành cho những bà mẹ đã trót phá bỏ thai nhi chưa kịp chào đời của mình.
Phật giáo quan niệm rằng ý thức xâm nhập ngay từ phút giây đầu tiên của sự thụ thai”.
Điều đó có nghĩa là bào thai dù mới hình thành chưa có hình dạng gì cũng được coi như là một sinh linh. Và thai nhi cũng có rất nhiều cảm xúc khi bị bỏ. Một trong những cảm xúc nổi bật nhất là tủi thân,oán hận, tủi phận về số kiếp của mình kém may mắn nên chưa được làm người.
Người mẹ nạo phá thai là đã mắc lỗi với vong linh thai nhi ấy, mắc lỗi với chính con của mình. Vì thế, hãy đặt một cái tên đàng hoàng cho đứa trẻ như là để chuộc lỗi, ân hận về việc mình đã làm với con.
Người mẹ cảm niệm thai nhi là nam thì là nam, cảm niệm là nữ thì nó sẽ là nữ, dựa vào đó xin đặt Pháp danh và tên gọi cho con phù hợp.
Nếu cha mẹ nào đã phá thai từ lâu mà chưa đặt cho con cái tên thì ngay bây giờ hãy làm liền, đừng nghĩ là con mất lâu rồi nên không cần đặt tên. Nên nhớ có những “vong” thai nhi không những theo cha mẹ kiếp này mà cho đến những kiếp khác nữa.
Cuộc sống của ta trải qua mấy mươi năm rồi ra đi, nhưng nếu lúc sống mà ta lỡ phạm vào nghiệp này mà chưa hóa giải được, có khi “vong thai nhi” đó theo qua đến kiếp khác.
Kinh Phật có dạy, được làm người khó như một con rùa mù ở giữa biển cả mênh mông, phải rất lâu mới trồi lên được mặt nước một lần. Trên mặt biển có một khúc gỗ mục trôi, con rùa làm sao trồi lên gặp đúng bộng cây đang trôi vô định đó, điều ấy thật khó xảy ra. Cũng giống như con rùa vậy, đứa trẻ định được đầu thai vào trong gia đình bạn, vậy, khi một người mẹ chối bỏ một thai nhi nghĩa là chỉ trong một phút, họ đã phá đi sự cố gắng, tu tập một kiếp thậm chí là ngàn kiếp của đứa trẻ đó.
Hãy nói lời xin lỗi con với tất cả tấm lòng, đừng viện cớ, đừng bào chữa, đừng đổ thừa hoàn cảnh, bởi vì dù có cớ gì và hoàn cảnh chi cũng không hợp lý để có thể tước quyền sống của một con người.
Các “vong” thai nhi khi bị phá bỏ thường chuyển từ yêu thương sang oán hờn nên rất khó siêu thoát. Vì thế, cha mẹ nên làm những điều tốt đẹp, tạo phước rồi hướng cho con.
Hiện nay vào ngày rằng trung thu nhiều ngôi chùa đã tổ chức lễ cầu siêu cho “vong” các thai nhi. Những bậc cha mẹ muốn sửa lỗi và giúp cho con thì ngoài việc lên chùa cầu siêu thì cũng nên cầu nguyện để con được sớm siêu thoát.
Không phải chỉ cầu nguyện trong một vài ngày là có kết quả liền, chúng ta phải làm hàng ngày và làm với tất cả con tim và sự chân thành tột độ.
VĂN KHẤN SÁM HỐI SAU KHI NẠO PHÁ THAI
“Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát.
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.
Xin chứng giám cho Đệ tử tên….pháp danh…..
Trước đây do vô minh, ngu si, con đã từng lỡ dại phá bỏ thai nhi, từ chối sự hiện diện của các con mình mà không hề biết sự đau khổ của các con. Bây giờ được học Phật, con đã hiểu rõ và tin vào Nhân Quả, con vô cùng ăn năn hối hận trước những việc mình đã làm.
Con sai rồi! Nay con xin chân thành sám hối tất cả những tội lỗi mà con đã tạo tác. Đệ tử nguyện từ giờ trở đi không còn tái phạm việc sai trái này nữa.
Con của mẹ! Mẹ đã nhận ra những lỗi lầm từng gieo cho con. Mẹ hoàn toàn không biết rằng những gì mình đã làm gây cho con quá nhiều đau khổ, làm cho hồn nhi phải cô đơn, oán trách, vất vưỡng, đói khát, lạnh lẽo.
Bây giờ biết được Phật pháp, mẹ mới hiểu ra được sự tồn tại của con đến từ lúc vừa hình thành tổ hợp thai, nên vô cùng ăn năn hối hận, xót xa trong lòng, lương tâm cắn rứt.
Xin hãy tha thứ cho mẹ, xin trẻ đừng oán hận mẹ nữa. Đúng là cho dù bất kỳ lý do gì cũng không thể chấp nhận được ác nghiệp này. Nhân Quả là do mẹ tự làm tự chịu.
Mẹ chỉ biết sám hối cùng các vong nhi, hàng ngày cố gắng tích đức tu thiện, đem tất cả công đức những việc thiện lành để hồi hướng cho các con.
Nguyện cho trẻ có thể nghe thấy những lời mẹ sám hối, cùng mẹ niệm Phật mà phát nguyện cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Về đó tương lai mẹ con cùng hội ngộ, vĩnh viễn lìa khổ được vui.
Nguyện Đức Từ Phụ A Di Đà Phật xót thương tiếp dẫn tất cả các vong linh thai nhi trên toàn thế giới này mà bị cha mẹ vô minh, ngu si phá bỏ đều được vãng sanh về thế giới an lành nơi Cực Lạc.
Nguyện cho tất cả những ai đã, đang và sẽ phá thai hãy dừng lại ác nghiệp này.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát.”
Niệm Phật xong thì hồi hướng: “Nguyện đem công đức này. Trang nghiêm Phật Tịnh độ. Trên đền bốn ơn nặng. Dưới cứu khổ ba đường. Nếu có ai thấy nghe. Đều phát tâm Bồ-đề. Hết một báo thân này. Đồng sanh nước Cực lạc. Nam Mô A Di Đà Phật”.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Bầu Đừng Buồn Và Giận Dữ Khi Mang Thai Vì Em Bé Sẽ Chịu Những Hậu Quả Không Ngờ trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!