Bạn đang xem bài viết Một Hướng Dẫn Công Giáo Về Kinh Thánh được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lm. Oscar Lukefahr C.M. –
Dịch giả: Pt. Giuse Trần Văn Nhật
CÁC SÁCH KHÔN NGOAN
“Sự vội vàng không có kết quả tốt.” “Một lời khuyên của người khôn ngoan thì cũng đủ.” “Hãy làm cho người khác những gì bạn muốn họ làm cho bạn.” Những câu châm ngôn như thế là một phần của sự khôn ngoan để dẫn dắt chúng ta trong cuộc sống.
Sự khôn ngoan có thể được diễn trả trong nhiều hình thức khác, tất cả đều giúp chúng ta xác định giá trị và khám phá ra ý nghĩa. Kịch bản như “A Man for All Season” minh chứng giá trị của sự can đảm và liêm chính. Bài hát “Amazing Grace” nhắc nhở chúng ta về lòng thương xót của Thiên Chúa. Những câu cách ngôn giúp chúng ta trong những quyết định hàng ngày. Bài thơ “How Do I Love Thee?” của Elizabeth Barrett Browning dậy rằng sự giao tiếp của con người thì quý hơn vàng.
Người dân thời Cựu Ước quý trọng sự khôn ngoan và duy trì cái nhìn sáng suốt của các hiền nhân trong bảy cuốn sách được gọi là các Sách Khôn Ngoan. Trong đó chúng ta thấy có kịch bản, sách ông Gióp; các thánh thi, sách các Thánh Vịnh; một cuốn Châm Ngôn; sách Giảng Viên; thi ca tình yêu sách Diễm Ca của Sôlômon; những suy nghĩ về quá khứ, sách Khôn Ngoan của Sôlômon; và một thư mục các lời nói, sách Huấn Ca.
Nội Dung của Văn Học Khôn Ngoan
Có nhiều truyền thuyết về Khôn Ngoan trong thế giới cổ. Các hiền triết của Ít-ra-en nghiên cứu các truyền thuyết này và học hỏi từ đó. Tuy nhiên, sự khôn ngoan của Do Thái thì độc đáo vì nó phản ánh một niềm tin rõ rệt nơi Thiên Chúa và trong một trật tự luân lý dựa trên thánh ý của Thiên Chúa.
Hình Thức Văn Học Khôn Ngoan
Các Sách Khôn Ngoan theo các khuôn khổ của thi ca Do Thái, tùy thuộc vào sự cân đối tư tưởng thay vì vần điệu. Các khuôn khổ thông thường là sự lập đi lập lại, tương phản, và xây dựng.
Trong cách lập đi lập lại, những ý tưởng tương tự được diễn tả bằng những lời khác nhau: Lạy CHÚA, xin đừng trách mắng con khi thịnh nộ, đừng sửa trị con lúc nổi trận lôi đình (Tv 6:2).
Trong cách tương phản, các ý tưởng khác nhau được so sánh: Ghét ghen sinh cãi vã, nhưng tình yêu khoả lấp mọi lỗi lầm (Cn 10:12).
Trong cách xây dựng, các ý tưởng được chồng lên nhau: Xin đặt em như chiếc ấn trên trái tim anh, như chiếc ấn trên cánh tay anh; vì tình yêu mãnh liệt như tử thần, cơn đam mê dữ dội như âm phủ. Lửa tình là ngọn lửa bừng cháy, một ngọn lửa hoành hành. Nước lũ không dập tắt nổi tình yêu, sóng cồn chẳng tài nào vùi lấp (Dc 8:6-7).
Một khi chúng ta để ý đến các khuôn mẫu này, chúng ta có thể thích thú với dòng tư tưởng và sự cân đối mà chúng làm thành thi ca của người Hebrew. Chúng ta có thể sẵn sàng muốn hiểu biết và quý trọng Văn Học Khôn Ngoan hơn.
Nguồn Gốc và sự Hình Thành Văn Học Khôn Ngoan
Các truyền thuyết khôn ngoan đã có ở Ai Cập và Mêsôpôtamia trước khi có biến cố Xuất Hành, có lẽ người Ít-ra-en đã biết đến và dùng các châm ngôn để dậy con trẻ ngay từ thời các Thủ Lãnh. Trong kỷ nguyên các vua, các luật sĩ là người thu thập các lời nói và thành lập các trường phái. Truyền thuyết Khôn Ngoan tiếp tục trong lịch sử Cựu Ước, và sách Khôn Ngoan của Sôlômon là sách sau cùng trong Cựu Ước được viết xuống.
Vua Đavít được cho rằng đã sáng tác nhiều Thánh Vịnh, và Vua Sôlômon được coi là tác giả của các sách Châm Ngôn, Giảng Viên, Diễm Ca, và nhiều phần của sách Khôn Ngoan của Sôlômon. Đavít có thể đã viết một số Thánh Vịnh, và Sômômon có lẽ đã viết một số châm ngôn và các giáo huấn, nhưng không ai thực sự là tác giả của các sách được gán cho họ. Điều phổ thông thời xưa là gán tên của một người nổi tiếng là tác giả cho một cuốn sách nhằm tạo uy tín đặc biệt cho sách này.
Sách Gióp (Job)
Một cụ bà bị bệnh ung thư nằm trong bệnh viện và than khóc. Vị tuyên úy hỏi điều gì làm cụ mất bình an. Cụ trả lời một người bạn nói rằng nếu cụ cầu nguyện với đức tin, cụ sẽ được khỏi. Bạn của cụ, thay vì an ủi thì đã đặt một gánh nặng mặc cảm tội lỗi trên cụ. Cụ lý luận, “Con không khỏi, vì không có đức tin.”
Người xưa cho rằng Thiên Chúa chỉ chúc lành cho chúng ta nếu chúng ta tốt lành và mọi đau khổ là hình phạt của Thiên Chúa vì không tốt lành đủ, quan niệm ấy ngày nay vẫn còn. Và nó gây nhiều thiệt hại, như đã xảy ra trong thời Cựu Ước.
Sách ông Gióp được viết bởi một thi sĩ có linh ứng, ông thấy sự sai lầm khi coi sự đau khổ ngang bằng với hình phạt của Thiên Chúa. Thời điểm sáng tác thì không rõ, nhưng nhiều học giả đặt nó vào khoảng thời gian Lưu Đầy.
Câu chuyện bắt đầu với một tường thuật văn xuôi về ông Gióp, một trưởng tộc giầu có, sống không tì ố trước mặt Thiên Chúa. Nhưng một ngày kia, Satan (không phải là quỷ, nhưng một loại trạng sư của quỷ) đã thách đố Thiên Chúa là hãy thử thách ông Gióp, nó nói rằng nếu Thiên Chúa tước đoạt mọi sự giầu có của ông, chắc chắn ông sẽ nguyền rủa Thiên Chúa. Hậu quả là ông Gióp bị tước đi sự giầu có, gia đình, và sức khỏe, nhưng ông đã kiên nhẫn chịu đựng.
Sau đó cảnh tượng thay đổi, và sách đổi từ văn xuôi sang thể thơ khi kể lại ba người bạn của ông Gióp đến an ủi ông, là Êlipha, Biuđát, và Giôpha. Khi họ đến, ông Gióp trở nên thiếu kiên nhẫn và phàn nàn về số phận của mình. Sau đó các bạn ông đối thoại kiểu thi ca với ông Gióp trong ba chu kỳ phát biểu. Mỗi lần họ đều kết tội ông Gióp rằng căn cứ vào những đau khổ điều đó chứng tỏ ông có tội. Tuy nhiên, ông Gióp từ chối bất cứ tội nào và yêu cầu Thiên Chúa giải thích tại sao ông phải đau khổ. Sau đó một thanh niên, Êlihu, xuất hiện để bào chữa cho Thiên Chúa. Bài nói của anh kết thúc với nhận xét rằng Thiên Chúa “coi thường bất cứ ai cao ngạo tưởng mình khôn ngoan” (37:24).
Sau đó màn mở ra và Thiên Chúa đứng ngay giữa sân khấu. Lên tiếng từ “cơn lốc”, Thiên Chúa chất vấn ông Gióp: “Ngươi là ai mà dám đặt câu hỏi với ta? Ngươi có thể tạo thành vũ trụ này không? Ngươi có thống trị các tinh tú không? Ngươi là chủ sự sống hay sao? Ngươi có thể chế ngự sức mạnh của các thú vật bất kham không?”
Ông Gióp chới với, “Con biết Ngài có thể làm mọi sự,” ông thì thào với Thiên Chúa. “…. Con thốt ra những gì con không hiểu…. Con chỉ nghe về Ngài với đôi tai, nhưng giờ đây mắt con được thấy Ngài; bởi thế, con khinh thường chính con, và con sám hối trong bụi tro” (42:2-6).
Câu chuyện trở lại thể văn xuôi, báo hiệu màn cuối cùng. Thiên Chúa khiển trách ba người bạn của ông Gióp, họ kinh ngạc và khiếp đảm: “…vì các ngươi không nói đúng về ta, như tôi tớ Gióp của ta đã nói” (G 42:7). Thiên Chúa ra lệnh cho họ dâng của lễ đền tội và xin ông Gióp cầu cho họ! Sau đó Thiên Chúa chúc phúc cho ông Gióp bằng cách phục hồi tài sản của ông gấp hai lần và ban cho ông một gia đình mới.
Hãy đọc Gióp 31:35-37 về việc ông Gióp nài xin Thiên Chúa trả lời. Hãy đọc Gióp 38:1 — 42:6, một bài nói dài của Thiên Chúa có lẽ tượng trưng cho những suy tư của tác giả về công trình tạo dựng lạ lùng, và qua đó cảm nghiệm được Đấng Tạo Hóa.
Câu chuyện có hai điểm luân lý quan trọng. Thứ nhất, chúng ta không được toan tính đưa Thiên Chúa xuống ngang bằng với chúng ta bằng những câu trả lời đơn giản về những vấn đề lớn lao của đời sống. Một đàng, khi cho rằng sự đau khổ là hình phạt của Thiên Chúa, như các bạn ông Gióp nghĩ, đó là một xúc phạm đến Thiên Chúa. Đàng khác, như ông Gióp nghĩ, chúng ta có thể hiểu được tất cả các bí ẩn của đời sống, đó là sự điên dại. Thứ hai, khi chúng ta bị đau khổ, tất cả những sự hợp lý của đời này sẽ không giúp được gì. Chỉ có sự gặp gỡ với Thiên Chúa và ý thức rằng Thiên Chúa thì gần với chúng ta hơn sự đau đớn, điều đó có thể đem cho chúng ta sự bình an. Khi chúng ta có thể nói với Thiên Chúa, “Giờ đây mắt con thấy Ngài,” có lẽ chúng ta không hiểu được mọi lý do cho sự đau khổ của chúng ta, nhưng chúng ta có thể chấp nhận nó.
Sách ông Gióp là một vở tuồng. Nhưng đằng sau, chắc chắn là một câu chuyện thực về sự đau khổ. Tác giả của nó có lẽ bị một căn bệnh hiểm nghèo. Các bạn của ông có lẽ đã khuyên ông là nếu ông cầu nguyện với đức tin, mọi sự sẽ tốt đẹp. Sau đó tác giả cảm được sự hiện diện của Thiên Chúa một cách mạnh mẽ, có lẽ qua cảm nghiệm gần kề cái chết và sự hiện diện này đã đem đến cho ông sự bình an.
Những người được chết đi sống lại xác nhận rằng qua cảm nghiệm đó họ nhận được một sự bình an hơn lòng mong đợi. Các bạn của họ có lẽ đã hỏi, “Làm thế nào bạn lại nói đời sống thì tốt đẹp khi bạn bị bệnh gần chết? Làm thế nào bạn nói rằng Thiên Chúa hiện diện khi có quá nhiều đau khổ trong thế giới này?” Những người ấy đơn giản trả lời rằng, “Tôi không thể giải thích được. Tôi chỉ biết là Thiên Chúa thật gần và mọi sự sẽ êm xuôi.” Những cảm nghiệm về Thiên Chúa như thế thì vượt trên mọi ngôn ngữ. Ngay cả những thi sĩ vĩ đại, như tác giả sách ông Gióp, chỉ có thể đem lại một hiểu biết sơ sài về Thực Tại Tối Hậu. Nhưng, cũng như một đứa bé sợ hãi cảm thấy an tâm trong đôi tay của mẹ nó thì những ai gặp gỡ Thiên Chúa cũng sẽ tìm thấy sự bình an.
Sách ông Gióp khích lệ chúng ta hãy tìm kiếm Thiên Chúa trong sự cầu nguyện. Nó giúp chúng ta nhận biết rằng trong khi không dễ để trả lời cho vấn đề đau khổ, ở đó vẫn có một câu trả lời. Đó là sự nhận biết của đức tin rằng Thiên Chúa thì gần gũi và chúng ta có thể gieo mình vào vòng tay từ ái của Thiên Chúa. Khi chúng ta cầu nguyện như ông Gióp, “Con đã thốt lên những gì mà con không hiểu, nhưng giờ đây mắt con được thấy,” chúng ta đang trên một hành trình mà nó sẽ dẫn đến Chúa Giêsu, “Lậy Chúa, lậy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 15:34). “Lậy Cha, con phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23:46). Chúng ta đang trên con đường từ sự đau đớn đến bình an.
Ông Gióp – Tranh của Jusepe de Ribera
NHỮNG CÂU TRẮC NGHIỆM
Trả Lời
Câu Hỏi
Sự khôn ngoan giúp dẫn dắt chúng ta qua đời sống thì được biểu lộ trong nhiều hình thức, kể cả kịch nghệ, thơ, và châm ngôn
Các hiền nhân của Ít-ra-en học hỏi từ các truyền thống Khôn Ngoan của người Ai Cập và Mesopotamia, và căn bản Văn Học Khôn Ngoan của Ít-ra-en cũng giống như thế
Văn Học Khôn Ngoan của Ít-ra-en nhìn đến đời sống từ quan điểm của một dân tộc thay vì của cá nhân
Văn Học Khôn Ngoan Cựu Ước có khuynh hướng đi theo các khuôn khổ của thơ văn Do Thái, tùy thuộc vào sự quân bình của tư tưởng thay vì trên vần điệu
Câu “Ghét ghen sinh cãi vã, nhưng tình yêu khoả lấp mọi lỗi lầm” (Cn 10:12) là một thí dụ của cách (a) lập lại; (b) tương phản; (c) xây dựng; (d) Thánh Vịnh
Truyền thống Khôn Ngoan của Ít-ra-en bắt đầu từ thời Đavít và tiếp tục trong suốt lịch sử Cựu Ước
Dường như Đavít và Solomon là tác giả của tất cả Văn Hóa Khôn Ngoan được gán cho họ
Sách ông Gióp được viết bởi một thi sĩ được linh ứng, ông này nhìn thấy sự sai lầm khi coi hình phạt ngang bằng với sự trừng phạt của Thiên Chúa
Cả hai phần văn xuôi và thơ trong của sách ông Gióp cho thấy ông là người kiên nhẫn chấp nhận sự giải thích truyền thống về sự đau khổ như được các bạn ông giải thích
Trong sách ông Gióp, Thiên Chúa khen ngợi ba người bạn của ông Gióp vì giải thích lý do thực sự của sự đau khổ
Khi đối diện với ông Gióp, Thiên Chúa hỏi là ông có sự kiểm soát của Thiên Chúa trên tạo vật, trên các gia súc và con người, và, sau cùng, trên một thú vật, hiển nhiên là con (a) cá sấu; (b) chim ưng; (c) chó sói; (d) lạc đà (Gióp 38:1 — 42:6)
Tác giả sách ông Gióp hầu như tìm thấy các câu trả lời cho vấn đề đau đớn qua (a) sự cảm nhận được Thiên Chúa; (b) triết lý; (c) sự hợp lý [logic]; (d) Tân Ước
Sách ông Gióp dậy chúng ta rằng không nên đưa ra những câu trả lời đơn giản cho những vấn đề lớn lao của đời sống và những ai đau khổ có thể tìm thấy sự bình an khi họ nhận thức rằng Thiên Chúa ở với họ ngay cả trong sự đau đớn
Sách ông Gióp là một vở kịch, nhưng chắc chắn rằng, đằng sau đó là một câu chuyện thực tế của sự đau đớn và khổ não
Tuyển Tập Danh Ngôn Các Thánh Công Giáo
I. NHẬN BIẾT VÀ VÂNG PHỤC THIÊN CHÚA
Kẻ có Thiên Chúa thì có mọi sự. Kẻ có mọi sự mà không có Thiên Chúa, thì chẳng có gì. – Thánh Augustinô
Sự vâng phục thánh ý Chúa làm cho người ta luôn bình an ngay giữa những nghịch cảnh xảy đến, và luôn hiền dịu nhã nhặn với mọi người. – Thánh An-phong-sô
Không bao giờ người ta thực hiện thánh ý Thiên Chúa tốt hơn khi vâng lời các vị bề trên của họ. – Thánh Vinh Sơn Phao-lô
Những việc hãm mình đẹp lòng Chúa nhất thì không phải là những việc ta tự chọn, song là những việc ta không muốn chút nào, do Chúa gởi đến cho ta. – Thánh An-phong-sô
Nếu ta lánh sự dữ vì sợ hình phạt, chúng ta sống như tên nô lệ. Nếu chạy theo phần thưởng, chúng ta khác nào kẻ làm thuê. Nếu chúng ta tuân phục vì chính sự thiện và vì yêu mến Đấng ban lề luật, chúng ta mới thực sự là con. – Thánh Ba-si-li-ô Cả
Chống lại thánh ý Chúa là một điều thật khờ dại, vì ý Chúa đã định, thì phải thành, không ai có thể ngăn cản được. – Thánh An-phong-sô
Ý muốn của Chúa là nguồn mọi sự an lành; còn ý muốn của loài người là nguồn mọi sự dữ. – Thánh An-sen-mô
II. MA QUỶ, CÁM DỖ VÀ TỘI LỖI
Mỗi lần chiến thắng cơn cám dỗ, ta được thêm một triều thiên. – Thánh Bê-na-đô
Khi gặp thú dữ, đứa trẻ chạy ngay đến nép mình trong tay cha mẹ nó, và nó cảm thấy đó là chỗ chắc chắn nhất. Cũng vậy, chúng ta phải chạy đến với Chúa Giêsu và Mẹ Ma-ri-a ngay. Tôi xin nhắc lại: ngay lập tức, đừng dỏng tai nghe quỷ nói gì, càng không được suy xét xem nó nói thế nghĩa là gì. – Thánh Phan-xi-cô Sa-lê
Chính qua các cơn thử thách và cám dỗ mà Chúa biết ai là kẻ mến Ngài. – Thánh Tê-rê-sa
Mọi nỗi gian nan ở đời, chỉ mang danh là sự dữ, còn tội ta phạm mới là sự dữ thật. – Thánh An-phong-sô
Không phải ma quỷ đóng đinh Chúa Kitô, nhưng chính anh em đã và đang vẫn đóng đinh ngài, khi anh em đắm chìm trong tội lỗi và nết xấu của anh em. – Thánh Phan-xi-cô Át-si-si
Những ai cả đời đã quen chịu thua ma quỷ, luôn để cho nó lấn lướt mình, nay, trong cơn hấp hối, làm sao hy vọng thắng nó được. – Thánh An-phong-sô
Một người suốt đời cứ lặn lội trong vũng tội lỗi, đến giờ sau hết được chết lành thì thật là một phép lạ cả thể hơn phép lạ người chết sống lại. – Thánh Vinh Sơn Phê-ri-ê
Hễ đời này, ai gieo giống gì thì đời sau sẽ gặt giống ấy. Kẻ nào ở đời này đã gieo giống vui sướng xác thịt, thì ngày sau sẽ thu hoạch sự hư thối, sự khốn nạn và sự chết đời đời. – Thánh An-phong-sô
Ma quỷ thường dùng hai cách mà lừa dối. Khi chưa phạm tội thì ma quỷ dỗ dành người ta cậy vào lòng nhân lành hay thương xót của Chúa, mà phạm tội. Nhưng khi phạm tội rồi, thì nó lại xúi giục người ta sợ hãi phép công thẳng của Chúa, mà ngã lòng trông cậy. – Thánh Augustinô
Muốn rỗi linh hồn, ta chẳng những phải dứt bỏ tội lỗi mà còn phải xa lánh các dịp tội nữa. – Thánh An-phong-sô
Trông thấy chúng ta cầu nguyện để chống trả lại cám dỗ, ma quỷ liền liệu đường bỏ chạy. – Thánh Gio-an Kim Khẩu
Mưu mẹo thông thường của ma quỷ là làm cho các tâm hồn nhẹ dạ tưởng rằng các cơn cám dỗ là tội lỗi thực sự rồi. Kỳ thực, không phải các ý nghĩ xấu xa làm nhơ nhuốc tâm hồn và làm nó mất Thiên Chúa, song chính sự ưng thuận các ý nghĩ đó làm cho nó ra như vậy. Các cuộc tấn công của ma quỷ có mạnh mẽ mấy đi nữa, các bóng ma ô uế có lượn qua lượn lại trong trí tưởng tượng của ta mấy đi nữa, nếu ta không ưng nhận chúng, chúng sẽ chẳng thể nào làm nhơ nhớp linh hồn ta được, trái lại, càng làm cho linh hồn ta nên mạnh mẽ hơn, thuần khiết hơn, và gần gũi Thiên Chúa hơn. – Thánh An-phong-sô
Khi ma quỷ xúi giục con cậy vào lòng nhân lành của Thiên Chúa mà xúi con phạm tội, thì con phải lo giữ mình cẩn thận. – Thánh Gio-an Cli-ma-cô
Không có tội nào trọng hơn tội trễ nải việc linh hồn… – Thánh Êu-kê
Khi người ta phạm tội, là lúc họ đánh mất ân huệ Thiên Chúa, vì họ coi những đam mê xác thịt ngang hàng với Thiên Chúa và tôn thờ những đam mê xác thịt làm chúa và cùng đích đời họ. – Thánh Giê-rô-ni-mô
Không có gì đau khổ cho bằng người mình hằng yêu thương săn sóc và ban nhiều ân lộc cho, nay lại giơ gót chống lại mình. Vậy người phạm tội chống lại ai? Người ấy chống lại Thiên Chúa, Đấng đã tạo thành dưỡng dục họ, Đấng đã yêu thương họ đến nỗi đã sai Con Một xuống thế chịu chết để cứu chuộc họ. Thế mà họ cả gan phạm tội đuổi Chúa ra khỏi lòng họ. – Thánh An-phong-sô
Bản chất của tội là điều rất độc dữ, nó được xếp ngang hàng với tội giết Thiên Chúa. – Thánh Bê-na-đô
Hỡi những kẻ tội lỗi khốn nạn đáng hư mất! Anh em chớ ngã lòng, hãy ngước mặt trông lên Mẹ, hãy kêu xin Mẹ lành cứu vớt và hãy hết lòng trông cậy Mẹ rất khoan nhân ấy, thì lòng khoan nhân của mẹ đưa anh em về nước Thiên đàng. – Thánh Bô-na-ven-tu-ra
Về các giống tội mà người ta đã phạm bởi tính yếu đuối, không có thể tránh được, nếu khinh thường chẳng lưu tâm đến, đó là điều có lỗi; nhưng vì những tội vô tình ấy, mà sợ hãi thái quá cũng có lỗi. – Thánh Bê-na-đô
Mẹ không hề tránh mặt chẳng nhìn dẫu là kẻ rất tội lỗi bao giờ; nó cứ đến kêu xin Mẹ, tức khắc Mẹ cứu vớt nó khỏi ngã lòng trông cậy. – Thánh Bê-na-đô
Bao lâu con người còn mang thân xác, thì không thể tránh được mọi tội, ít là các tội nhẹ. Nhưng các tội mà ta gọi là nhẹ, bạn chớ xem nó như vô hại: Nếu bạn coi chúng như vô hại khi bạn cân nhắc chúng, thì bạn hãy run sợ khi bạn đếm chúng. Nhiều vật nhỏ hợp thành một khối to, nhiều giọt nước làm đầy một con sông, nhiều hạt lúa làm thành một đụm. Vậy thì còn hy vọng gì? Trước hết đi xưng tội đã… – Thánh Augustinô
III. VƯỢT QUA THỬ THÁCH, CHIẾN THẮNG CÁM DỖ
Để chiếm được Nước Trời, thì bất cứ sự đau khổ nào vẫn còn là quá nhỏ. – Thánh Giu-se Ca-la-san
Sống đau khổ ở tại thế này là đặc điểm riêng của những người được tuyển chọn. – Thánh Grê-gô-ri-ô
Ai đã yêu thì không còn thấy đau khổ, mà giả có thấy cũng yêu luôn đau khổ. – Thánh Augustinô
Khi yêu mến Thiên Chúa trong những đau khổ là chúng ta đang gieo hạt giống tốt cho hạnh phúc Thiên đàng. – Thánh An-phong-sô
Nếu chúng ta biết nhận ra những kho tàng quý giá trong những cơn bệnh hoạn tật nguyền, hẳn chúng ta sẽ đón nhận chúng trong một niềm vui sướng lớn lao hơn cả khi được những của cải châu báu đời này. – Thánh Vinh Sơn Phao-lô
Phần thưởng tôi đang trông đợi thật cao trọng vô giá, cao trọng đến nỗi tôi coi các gian khổ đời này là sung sướng. – Thánh Phan-xi-cô Át-si-si
Nhiều người khi được mọi sự như ý thì coi bộ hoà nhã dễ dàng, nhưng khi gặp điều bất ý khó chịu liền vùng vằng khó chịu, tức giận. Ăn ở như thế tựa than đỏ giấu ngầm dưới tro. – Thánh Bê-na-đô
Sự chịu khinh chê hèn hạ, là hòn đá thử đức khiêm nhường, là hàn thử biểu đo nhân đức. Người mà phình to vì tự ái sẽ không bay được, chỉ có người khiêm nhường nhỏ bé mới bay cao. – Thánh Phan-xi-cô Sa-lê
Những người có lòng cao thượng, biết hy sinh, thì không bao giờ được phép tự cho mình là khổ. – Thánh Bê-đa
Tình yêu nào không bắt nguồn trong mạch đau khổ, thì chỉ là tình yêu hời hợt, bấp bênh. – Thánh Phan-xi-cô Sa-lê
Sự buồn sầu chỉ xứng cho ma quỷ và các thuộc hạ của nó; còn chúng ta, hãy vui mừng trong Chúa. – Thánh Phan-xi-cô Át-si-si
Khi người ta làm sỉ nhục tôi, tôi nghĩ đến Chúa Cứu Chuộc chịu nhục nhã trên Thánh giá, và tôi suy đi suy lại cho đến khi mình được bình tĩnh hẳn. – Thánh Elzéar
Đừng ai sợ đau khổ vì lẽ công chính, hoặc nghi ngờ về phần thưởng đã hứa; vì, chỉ qua lao nhọc, mới đến được nghỉ ngơi; qua cái chết, mới tới được sự sống. – Thánh Lê-ô Cả
Ngoài Thập giá, không có chiếc thang nào khác để lên trời. – Thánh Rô-sa Li-ma
Ma quỷ nó ghê sợ riêng những linh hồn có chí quyết định. – Thánh Tê-rê-sa A-vi-la
Chúa chỉ đòi ta phải có chí quyết định, còn mọi việc khác tự Người sẽ làm lấy. – Thánh Tê-rê-sa A-vi-la
Kẻ thù đáng ghê sợ hơn cả, chính là kẻ thù ở trong mình ta. – Thánh Bê-na-đô
Ai chế ngự thân xác và điều khiển hồn mình, không để dục vọng khuất phục là làm chủ bản thân. Người ấy có thể được gọi là vua, và có khả năng cai trị chính bản thân; người ấy tự do, độc lập và không làm nô lệ cho tội lỗi. – Thánh Am-brô-si-ô
Luôn nhớ mình đớn hèn, tội lỗi, nhưng không phải run sợ mà trái lại càng lỗi, càng phải khắng khít với Chúa, càng phải tin tưởng lại gần Chúa hơn, vì chỉ có Người mới chữa được sự bất xứng của con, vì sự khốn cùng của con là ngai cho lòng nhân từ và thương xót của Chúa ngự. – Chân phước Gio-an XXIII
IV. SỰ CHẾT VÀ PHẦN RỖI ĐỜI ĐỜI
Chúng ta đừng xin được sống thêm để đền tội. Lãnh nhận cái chết trong vui tươi thực sự thì giá trị hơn mọi việc đền tội. – Thánh An-phong-sô
Khi chết, chúng ta sẽ bị Thiên Chúa xét xử căn cứ trên tình yêu. – Thánh Gio-an Thánh Giá
Kẻ nào suốt đời ăn ở hoang đàng thì chẳng hề được chết lành bao giờ. – Thánh Giê-rô-ni-mô
Khi thấy một người chết “bất đắc kỳ tử” thì ai cũng giật mình, song biết bao người lại liều mình chết cách hiểm nghèo như thế trong tình trạng tội lỗi, mà chẳng hề biết sợ hãi. – Thánh An-phong-sô
Sự chết không chỉ là mút cùng của mọi sự cực khổ mà còn là cửa ngõ dẫn vào sự sống đời đời. – Thánh Bê-na-đô
Sự chết đến như kẻ trộm, nếu nó gặp người ngủ mê thì giết chết, lấy hết của cải và quăng xuống Hỏa ngục. Nhưng nếu nó gặp người tỉnh thức, nó sẽ chào hỏi hiền hòa như Thiên thần đem tin mà nói: “Hỡi bạn! Chúa đợi bạn đến dự tiệc vui, bạn hãy đi, tôi xin dẫn bạn đến nước phúc vinh mà bạn hằng mong chờ”. – Thánh Tô-ma Vi-la
Tội trọng mới là điều đáng sợ, còn sự chết thì không nên sợ làm gì. – Thánh Am-brô-si-ô
Tôi vẫn nhắc và sẽ nhắc đi nhắc lại rằng: Phần rỗi chúng ta hệ tại lời cầu nguyện; phải, chúng ta hãy cầu nguyện, đừng nhàm chán bao giờ, vì nhờ cầu nguyện, chắc chắn chúng ta sẽ được cứu rỗi, không cầu nguyện sẽ phải hư đi; vì cầu nguyện mà nay các Thánh đang hưởng hạnh phúc trên Thiên đàng; vì bỏ cầu nguyện mà nay tội nhân đang bị trầm đọa trong Hỏa ngục. – Thánh An-phong-sô
Kẻ nào tin có sự đời đời mà không lo sống thánh thiện, thì nên giam vào nhà thương điên. – Chân phước A-vi-la
Thật lạ! Phần rỗi thì muốn, nhưng tội lỗi lại không muốn bỏ. Tự lên án cho mình xuống Hỏa ngục mà lại trông cậy được rỗi linh hồn. – Thánh An-phong-sô
Việc quan trọng ta phải lo là sự sống đời đời. Việc này không giống việc mua bán nhà cửa thế gian, rộng hẹp, nóng mát thế nào cũng được. Song nó là việc vĩnh viễn. Ngày mai ta phải ở trong hai nơi: hoặc ở nơi bình an sung sướng và sum vầy cùng các thánh; hoặc ở nơi vực sâu khốn nạn và làm tôi tớ ma quỷ. Ở chốn ấy bao lâu? Không phải chỉ ở hai ba chục năm, nhưng là ở muôn đời muôn kiếp. – Thánh Êu-kê
Phần rỗi đời đời rất quan trọng nên dẫu có lo mấy cũng chẳng bao giờ quá. – Thánh Bê-na-đô
Chúa có hứa phần thưởng cho người lúc đầu có lòng yêu mến Chúa, nhưng ai đó bền đỗ đến cùng mới được hưởng. – Thánh Bê-na-đô
Tôi chỉ mong chức quyền trên trời, chứ không mong danh vọng trần thế. – Thánh Tô-ma Trần Văn Thiện
Đền tội cho kẻ đã chết thì đẹp lòng Chúa hơn đền tội cho người còn sống vì người đã chết ở trong tình trạng khẩn thiết hơn, họ không còn tự giúp mình được như người còn sống. – Thánh Tô-ma A-qui-nô
Hình phạt của các tội nhân trong Hỏa ngục rất kinh khủng, rất nhiều và rất gay gắt, lại không hề được một chút an ủi và nỗi đau khổ càng cứ tăng mãi cho đến đời đời. – Thánh Rô-béc-tô Ba-la-mi-a-nô
V. CẦU NGUYỆN VÀ THAM DỰ THÁNH LỄ
Ta nói với Chúa khi cầu nguyện; ta nghe Chúa phán dạy khi đọc Lời Chúa. – Thánh Am-brô-si-ô
Người tôi tớ đẹp lòng Thiên Chúa nhất là kẻ không chỉ chuyên tâm lắng nghe Lời Chúa, mà còn quyết tâm thực thi Lời Ngài nữa. – Thánh Augustinô
Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô. – Thánh Giê-rô-ni-mô
Hỡi các Kitô hữu, hãy biết cho rằng Thánh lễ là hành vi thờ phượng thánh thiện nhất. Anh chị em không thể làm được một việc nào sáng danh Thiên Chúa hoặc đem lại ơn ích cho linh hồn anh chị em cho bằng việc sốt sắng và thường xuyên tham dự Thánh lễ. – Thánh Phê-rô Julianô Eymard
Một Thánh Lễ khi còn sống có ích lợi cho chúng ta hơn một ngàn Thánh Lễ khi đã qua đời. – Thánh An-sen-mô
Người ta được nhiều công phúc khi dự Lễ sốt sắng, hơn khi người ta bố thí tất cả của cải mình có cho người nghèo, và hơn đi hành hương trên khắp thế giới. – Thánh Bê-na-đô
Bạn rước Thánh Thể để trở nên thánh, chứ không phải vì bạn đã là thánh rồi mới rước Thánh Thể. – Thánh Phê-rô Julianô Eymard
Một lần rước lễ được nhiều ơn ích hơn một tuần ăn chay. – Thánh Vinh Sơn Phê-ri-ê
Kẻ nói mình nguội lạnh, không dám rước lễ cũng giống như người biết mình bị cảm lạnh mà không chịu đến lò sưởi ấm, ấy thật là dại dột. – Thánh Gierxing
Mỗi người phải trông cậy lòng Chúa nhân từ mà năng rước lễ, vì ai cảm thấy mình bệnh nặng thì càng phải tìm đến bác sĩ mới mong được khỏi bệnh. – Thánh Phan-xi-cô Sa-lê
Ai xưng thú tội mình là cộng tác với Thiên Chúa. Thiên Chúa tố cáo tội ngươi, và ngươi cũng tố cáo tội mình, thì ngươi liên kết với Thiên Chúa. – Thánh Augustinô
Ai không được Mẹ Ma-ri-a làm Mẹ, thì cũng chẳng xứng đáng được Thiên Chúa làm Cha. – Thánh Louis Montfort
Thánh Giuse là vị thánh mà không ai đến cầu xin phải về không, mà không được thánh nhân nhận lời. – Thánh Tê-rê-sa A-vi-la
VI. YÊU MẾN THA NHÂN
Người ta chỉ tạo được hạnh phúc của mình bằng cách săn sóc đến hạnh phúc của người khác. – Thánh Pierre
Bạn sẽ làm nhẹ gánh nặng của mình khi bạn làm nhẹ gánh nặng của người kia. – Thánh Augustinô
Cho đi là mình chia sẻ những cái mình quý trọng chứ không phải để làm nhẹ bớt đi những cái dư thừa. – Chân phước Tê-rê-sa Calcutta
Bởi đức thương yêu mà lầm lẫn, thì không có hại. – Thánh Augustinô
Thầy thuốc ghét bệnh tật, nhưng yêu thương bệnh nhân. Con cũng phải ăn ở như vậy, phải ghét tội nhưng phải thương yêu người phạm tội. – Thánh An-phong-sô
Thà hay bị lừa mà giữ được quan niệm tốt về một kẻ gian ác, còn hơn ít bị lừa mà có quan niệm xấu về một linh hồn lương thiện. Trong trường hợp thứ nhất, bạn không phạm phải tội bất công, nhưng trong trường hợp thứ hai bạn có nguy cơ phạm đấy. – Thánh Tô-ma A-qui-nô
Mùa Xuân Trong Danh Ngôn Và Thánh Kinh – Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh
1. Danh Ngôn về Mùa Xuân
Chào năm mới tinh khôi Một năm đầy nhựa sống Xua đi những lo âu Nghi ngờ và sợ hãi Để yêu, cười và trao tặng
Mong năm mới tươi hồng Cho tôi từng ngày vui Tôi lớn mạnh từng ngày Cái tôi tốt đẹp nhất
Tôi thêm nhiều cơ hội Sửa lại những sai lầm Nguyện cầu cho hoà bình Trồng thêm một cây xanh
Ca nhiều khúc nhạc vui
Another fresh new year is here . . . Another year to live! To banish worry, doubt, and fear, To love and laugh and give!
This bright new year is given me To live each day with zest . . . To daily grow and try to be My highest and my best!
I have the opportunity Once more to right some wrongs, To pray for peace, to plant a tree, And sing more joyful songs!
~William Arthur Ward
Một năm mới đang mở ra- như một nụ hoa với những cánh hoa xếp lại phô ra vẻ đẹp ẩn chứa bên trong
A new year is unfolding – like a blossom with petals curled tightly concealing the beauty within.
Unknown
Mùa xuân là cách bày tỏ của thiên nhiên: “ Ta hãy vui chơi”
Spring is nature’s way of saying, “Let’s party!
~Robin Williams
Mùa là những gì phải là của một bản giao hưởng: bốn phần hoàn hảo hoà hợp với nhau
The seasons are what a symphony ought to be: four perfect movements in harmony with each other.
~Arthur Rubenstein
Xuân ở thơ ca Thơ ca vào xuân
Spring in verses, Verses in spring.
~Violet Gartenlicht
Một người lạc quan thức đến nửa đêm để đón giao thừa. Người bi quan thức để chắc chắn rằng năm cũ đã qua.
An optimist stays up until midnight to see the new year in. A pessimist stays up to make sure the old year leaves.
Bill Vaughn
Ngày mà Thượng đế tạo ra hi vọng có lẽ cùng một ngày ngài tạo ra mùa Xuân
The day the Lord created hope was probably the same day he created Spring.
~Bern Williams
Chúng ta sẽ mở cuốn sách với các trang trắng tinh. Chính chúng ta sẽ viết lên đó. Quyển sách có tên là Cơ Hội và chương đầu tiên là Ngày Đầu Năm.
We will open the book. Its pages are blank. We are going to put words on them ourselves. The book is called Opportunity and its first chapter is New Year’s Day.
Edith Lovejoy Pierce
Hoan hô năm mới và cơ hội mới để chúng ta tu sửa.
Cheers to a new year and another chance for us to get it right.
~Oprah Winfrey
Mục tiêu của năm mới không phải là chúng ta cần có một năm mới. Cái chính là ta phải có một tâm hồn mới.
The object of a new year is not that we should have a new year. It is that we should have a new soul.
G. K. Chesterton
Ngày Tết là sinh nhật của mọi người
New Year’s Day is every man’s birthday.
Charles Lamb
Tôi yêu mùa xuân khắp nơi, nhưng nếu được chọn lựa tôi sẽ luôn chào đón mùa xuân trong một khu vườn
I love spring anywhere, but if I could choose I would always greet it in a garden.
~Ruth Stout
Dẫu mùa đông dài bao lâu, mùa xuân chắc chắn tiếp nối
No matter how long the winter, spring is sure to follow.
~Proverb
Năm khởi đầu bằng mùa xuân Ngày mở ra với ban mai Buổi sáng bắt đầu lúc 7 giờ Triền đồi sương long lanh Chim Sơn ca đang bay Ốc sên bò trên cành gai Thượng Đế trên Trời An hoà dười trần thế!
The year’s at the spring And day’s at the morn; Morning’s at seven; The hillside’s dew-pearled; The lark’s on the wing; The snail’s on the thorn; God’s in His heaven – All’s right with the world!
~Robert Browning
chúng tôi
Mùa Xuân là mùa đặc biệt, không chỉ có cảnh vật đẹp nhất trong năm vì cây cối vừa hồi sinh từ mùa Đông băng giá: Đâm chồi, nảy lộc, đơm hoa, kết trái; đồng thời lòng người cũng cảm thấy rất “khác lạ”. Mùa Xuân được ví là thời tuổi trẻ – gọi là tuổi thanh xuân. Trong đời người, tuổi xuân là tuổi đẹp nhất. Xuân đời và Xuân người, đó là kỳ công của Thiên Chúa, và là tặng phẩm Ngài trao ban cho con người.
Kinh thánh cũng nói đến mùa Xuân với những khía cạnh khác nhau, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Kinh Thánh nhắc tới mùa Xuân theo nghĩa bình thường, tức là một trong bốn mùa trong năm:
– Vị ngôn sứ đến gặp vua Ít-ra-en và thưa với vua: “Mời vua đi! Xin vua can đảm lên! Xin cân nhắc và xem xét điều ngài phải thực hiện, vì mùa xuân tới vua A-ram sẽ tấn công ngài” (1 V 20:22). Như vậy, mùa Xuân còn là cơ hội để chúng ta đắn đo, cân nhắc, suy nghĩ,…
– Mùa Xuân là mùa bình an, nhưng người ta vẫn chưa thực sự an bình:“Khi mùa xuân tới, vua Ben Ha-đát kiểm tra người A-ram và tiến lên A-phếch giao chiến với Ít-ra-en” (1 V 20:26).
– Mùa Xuân là mùa yêu thương, vậy mà vẫn có tội ác: “Lúc xuân về, thời mà các vua ra quân, ông Giô-áp đưa lực lượng quân đội tàn phá đất đai của con cái Am-mon. Ông tiến quân vây hãm Ráp-ba, còn vua Đa-vít ở lại Giêrusalem. Ông Giô-áp tấn công và triệt hạ Ráp-ba” (1 Sbn 20:1), hoặc:“Lúc xuân về, thời mà các vua ra quân, vua Đa-vít sai ông Giô-áp đi, cùng với các bề tôi của vua và toàn thể Ít-ra-en. Họ giết hại con cái Am-mon và vây hãm Ráp-ba. Còn vua Đa-vít thì ở lại Giêrusalem” (2 Sm 11:1).
– Nói về Thượng tế Si-môn, sách Huấn Ca ví von: “Ông ví như đoá hồng tươi nở giữa mùa xuân, như cây huệ mọc bên bờ nước, tựa chồi non Li-băng giữa mùa hè” (Hc 50:8).
– Mưa Xuân đặc biệt hơn các loại mưa khác. Ơn mưa móc của Hoàng đế nhắc nhở chúng ta về hồng ân Thiên Chúa: “Long nhan rạng rỡ là bầy tôi được sống, ơn vua ban xuống như mây đổ mưa xuân” (Cn 16:15).
– Ngay trong lời than vãn của Thánh Gióp vẫn chứa niềm hy vọng, và ông còn so sánh với mùa Xuân: “Họ chờ đợi tôi như chờ đợi mưa rào, mở miệng ra như để đón mưa xuân” (G 29:23).
Cái gì cũng có nghĩa đen và nghĩa bóng. Mùa Xuân cũng vậy. Kinh Thánh nói nhiều về mùa Xuân theo nghĩa bóng:
– Mùa Xuân hiểu theo tuổi thọ: “Hằng tháng, vào ngày mừng sinh nhật của vua, người Do-thái phải ngậm đắng nuốt cay mà dự các bữa tiệc cúng thần. Đến ngày lễ kính thần Đi-ô-ny-xô, họ buộc phải đội vòng hoa trường xuân đi kiệu thần Đi-ô-ny-xô” (2 Mcb 6:7).
– Về tội lỗi thời tuổi trẻ: “Quả thật, nhằm chống lại con, Ngài đã viết những lời cay đắng, đã kể ra các tội con phạm lúc xuân xanh” (G 13:26). Hậu quả của tội lỗi xảy ra nhãn tiền: “Đời họ sẽ lụi tàn giữa tuổi thanh xuân, mạng họ tiêu vong vì bọn trai điếm” (G 36:14).
– Về sự tin tưởng, không thất vọng, xin Thiên Chúa thương xót: “Tuổi xuân trót dại bao lầm lỗi, xin Ngài đừng nhớ đến, nhưng xin lấy tình thương mà nhớ đến con cùng” (Tv 25:7).
– Về tình cảm gia đình: “Từ thuở thanh xuân, tôi đã nuôi nó như một dưỡng phụ và đã hướng dẫn nó ngay từ lúc tôi lọt lòng mẫu thân” (G 31:18).
– Thật diễm phúc nếu chúng ta có thể xác định mà không cảm thấy tự hổ thẹn với lòng mình: “Từ độ thanh xuân, tôi trông cậy Chúa” (Tv 71:1). Lý do tín thác vào Chúa rất rõ ràng, và điều này đã được xác định từ hồi còn trẻ: “Vì lạy Chúa, chính Ngài là Đấng con trông đợi, lạy Đức Chúa, chính Ngài là Đấng con tin tưởng ngay từ độ thanh xuân” (Tv 71:5). Và thật là đại phúc nếu chúng ta luôn giữ đúng như vậy cho tới hơi thở cuối cùng với niềm tin yêu mạnh mẽ: “Từ độ thanh xuân, lạy Thiên Chúa, con đã được Ngài thương dạy dỗ. Tới giờ này, con vẫn truyền rao vĩ nghiệp của Ngài” (Tv 71:17).
– Thiên Chúa là Đấng tạo dựng muôn loài, hữu hình và vô hình, kể cả sự sống: “Chúa rút ngắn tuổi xuân người lại, trút nỗi nhục nhằn xuống toàn thân” (Tv 89:46). Ngài là Nguồn Sống, Ngài muốn cho ai trường thọ hoặc đoản mênh là quyền của Ngài, vả lại Ngài có kế hoạch mầu nhiệm mà phàm nhân chúng ta không thể hiểu thấu.
– Chúng ta chẳng đáng gì, nhưng tình yêu của Ngài bao la, lòng thương xót của Ngài lớn hơn mọi tội lỗi: “Chúa tha cho ngươi muôn ngàn tội lỗi, thương chữa lành các bệnh tật ngươi. Cứu ngươi khỏi chôn vùi đáy huyệt, bao bọc ngươi bằng ân nghĩa với lượng hải hà, ban cho đời ngươi chứa chan hạnh phúc, khiến tuổi xuân ngươi mạnh mẽ tựa chim bằng” (Tv 103:3-5).
– Tuổi trẻ còn bồng bột, háo thắng, háo danh, ưa “nổ”, khoái “chảnh”, do đó mà rất dễ sa ngã. Làm sao bảo toàn “chiếc áo trắng” đã được “giặt sạch” khi lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy? Tác giả Thánh vịnh hỏi và trả lời:“Làm thế nào giữ được tuổi xuân trong trắng? Thưa phải tuân theo lời Chúa dạy” (Tv 119:9).
– Nam và nữ có những điểm tương đồng và dị biệt, nhưng tất cả đều phát xuất từ Thiên Chúa và quy về Ngài. Tác giả Thánh Vịnh cầu chúc: “Mong đàn con trai ta mạnh như cây vừa lớn đang tuổi xuân mơn mởn; mong bầy con gái ta đẹp như hình mỹ nữ khắc trên cột đền đài” (Tv 144:12).
– Còn trẻ người non dạ, người trẻ cần phải “học ăn, học nói, học gói, học mở” để tích lũy kinh nghiệm. Và Kinh Thánh dặn dò: “Này bạn thanh niên, cứ vui hưởng tuổi xuân của bạn, và làm cho tâm hồn được hạnh phúc trong những ngày còn trẻ: cứ chiều theo ước muốn của lòng mình và những gì mắt mình ưa thích. Nhưng bạn phải biết rằng: về tất cả những điều đó, Thiên Chúa sẽ gọi bạn ra xét xử” (Gv 11:9). Gọi là lời khuyên nhưng lại cũng chính là lời cảnh báo đấy!
– Kinh Thánh có thêm lời khuyên dành cho giới trẻ: “Giữa tuổi thanh xuân, bạn hãy tưởng nhớ Đấng đã dựng nên mình. Đừng chờ đến ngày tai ương ập tới, đừng chờ cho năm tháng qua đi, những nằm tháng mà rồi bạn sẽ phải nói: Tôi chẳng có được một niềm vui nào trong thời gian đó cả!” (Gv 12:1).
Lạy Chúa Xuân, chúng con cảm tạ Ngài thương ban cho chúng con Mùa Xuân trần gian để “nếm thử” Mùa Xuân Trường Sinh mai sau. Xin giúp chúng con biết tận hưởng Mùa Xuân Hồng Ân, Mùa Xuân của Lòng Chúa Thương Xót, và luôn ngưỡng vọng về Mùa Xuân Vĩnh Cửu nơi Thiên Quốc. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ chúng con. Amen.
TRẦM THIÊN THU
Kinh Thánh Nói Gì Về Việc Sống Thử?
Kinh Thánh nói gì về việc sống thử?
Có khi nào bạn mua quần áo mà không thử trước không? Có lẽ hiếm khi, vì nếu mặc không vừa thì bạn đã lãng phí thời gian và tiền bạc.
Nhiều người cũng lý luận như thế về hôn nhân. Theo họ, tốt hơn là hai người nên sống thử trước khi chính thức kết hôn. Họ lý luận: “Nếu không hạnh phúc, hai người có thể chia tay mà không cần phải tiến hành thủ tục ly hôn phức tạp và tốn kém”.
Có lẽ một số người suy nghĩ như thế vì đã thấy bạn mình phải chịu đựng cuộc hôn nhân đau khổ, hoặc từng chứng kiến hậu quả đau buồn của một hôn nhân không tình yêu. Vì vậy, họ xem việc sống thử là điều khôn ngoan để tránh những bất trắc.
Quan điểm của Kinh Thánh về vấn đề này là gì? Trước hết, chúng ta cần xem xét Lời Đức Chúa Trời nói gì về hôn nhân.
Hai người nên một
Kinh Thánh xem trọng hôn nhân, và điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì chính Giê-hô-va Đức Chúa Trời là Đấng sáng lập hôn nhân ( Sáng-thế Ký 2:21-24). Ngay từ lúc ban đầu, Đức Giê-hô-va có ý định là người nam và người nữ khi kết hôn sẽ trở nên “một thịt” ( Sáng-thế Ký 2:24). Sau khi trích đoạn Kinh Thánh liên quan đến điểm này, Chúa Giê-su nói thêm: “Loài người không nên phân-rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối-hiệp!”.- Ma-thi-ơ 19:6.
Đành rằng, một số người kết hôn về sau ly dị*. Tuy nhiên, lý do không phải là vì họ thiếu suy xét trước khi kết hôn nhưng vì một hoặc cả hai người không làm tròn lời thề ước hôn nhân.
Hãy xem một minh họa. Giả sử một người nam và một người nữ sở hữu một chiếc xe, nhưng họ không bảo trì đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu xe bị hỏng thì lỗi tại ai? Có phải vì nhà sản xuất, hay vì người chủ đã không bảo trì xe đúng thời hạn?
Hôn nhân cũng thế. Khi người chồng và người vợ gìn giữ mối quan hệ và quyết tâm giải quyết những vấn đề bằng cách áp dụng lời khuyên của Kinh Thánh, họ ít có nguy cơ ly dị. Kết hôn hợp pháp là sự cam kết giúp hai người cảm thấy an tâm. Vì vậy, hôn nhân là nền tảng cho mối quan hệ yêu thương giữa hai vợ chồng.
“Tránh gian dâm”
Có lẽ một số người nghĩ: “Tại sao không sống thử? Chẳng phải sống thử là cách cho thấy mình biết cân nhắc trước khi chính thức bước vào một cuộc hôn nhân nghiêm túc hay sao?”.
Quan điểm của Kinh Thánh rất rõ ràng. Ông Phao-lô viết: “Tránh gian dâm” ( 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:3, Bản Dịch Mới). Từ “gian dâm” muốn nói đến mọi quan hệ tình dục ngoài khuôn khổ hôn nhân, bao gồm quan hệ giữa những người chưa kết hôn dù họ có ý định sau này sẽ chính thức lấy nhau. Vậy, theo Kinh Thánh sống thử là điều sai trái.
Quan điểm của Kinh Thánh có lỗi thời không? Một số người cho là có. Tại nhiều nước, việc sống thử là điều bình thường, dù họ sẽ kết hôn hay không. Nhưng hãy nghĩ đến hậu quả. Những cặp sống thử có tìm được bí quyết giúp gia đình thành công không? Liệu họ có hạnh phúc hơn những người đã kết hôn? Những cặp sống thử và sau này kết hôn thì tỉ lệ chung thủy có cao không? Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy câu trả lời là không. Thật vậy, một số cặp đã chính thức kết hôn sau khi sống thử thường gặp nhiều vấn đề hơn trong hôn nhân, và cuối cùng đi đến ly dị.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng những cuộc nghiên cứu đó không hoàn toàn đúng. Một nhà tâm lý học viết: “Những người chọn kết hôn trước khi sống thử và những người quyết định sống thử có quan điểm hoàn toàn khác nhau”. Bà khẳng định rằng vấn đề chính không phải là sống thử nhưng là quan điểm của hai người “có xem trọng hôn nhân hay không”.
Dù bà ấy có nói đúng đi nữa, điều quan trọng là có cùng quan điểm với Đức Chúa Trời về hôn nhân. Kinh Thánh nói: “Mọi người phải kính-trọng sự hôn-nhân” ( Hê-bơ-rơ 13:4). Khi người nam và người nữ thề hứa sẽ nên một và tôn trọng sự sắp đặt về hôn nhân, họ có mối quan hệ mật thiết không dễ gì bị phá vỡ.- Truyền-đạo 4:12.
Trở lại minh họa ở đầu bài, thử quần áo trước khi mua là điều hợp lý. Nhưng minh họa này không phù hợp với việc sống thử. Thay vì thế, cần có đủ thời gian để tìm hiểu kỹ về người hôn phối tương lai. Bước này thường bị bỏ qua nhưng thật ra rất quan trọng và là một trong những bí quyết giúp gia đình hạnh phúc.
[Chú thích]
Kinh Thánh cho phép ly dị và tái hôn nếu một người hôn phối ngoại tình.- Ma-thi-ơ 19:9.
CÓ BAO GIỜ BẠN THẮC MẮC:
▪ Theo Kinh Thánh, tại sao chỉ được phép có quan hệ tình dục giữa vợ chồng?- Thi-thiên 84:11; 1 Cô-rinh-tô 6:18.
▪ Bạn tìm người hôn phối có những đức tính nào?- Ru-tơ 1:16, 17; Châm-ngôn 31:10-31.
[Khung nơi trang 29]“PHẠM ĐẾN CHÍNH THÂN-THỂ MÌNH”
Kinh Thánh cho biết: “Kẻ buông mình vào sự dâm-dục, thì phạm đến chính thân-thể mình” ( 1 Cô-rinh-tô 6:18). Trong những thập kỷ vừa qua, những gì Kinh Thánh nói trong câu này đã được chứng thực. Hàng triệu người đã chết vì bệnh AIDS và những bệnh lây qua đường sinh dục. Không chỉ thế, các cuộc nghiên cứu cho thấy nạn trầm cảm và có ý định tự tử ngày càng phổ biến trong giới trẻ đã có quan hệ tình dục. Ngoài ra, vì quan hệ tình dục bừa bãi nên nhiều thiếu nữ có thai ngoài ý muốn, và trong một số trường hợp dẫn đến việc phá thai. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng tiêu chuẩn đạo đức của Kinh Thánh không lỗi thời.
Cập nhật thông tin chi tiết về Một Hướng Dẫn Công Giáo Về Kinh Thánh trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!