Xu Hướng 6/2023 # Một Số Lời Dạy Của Bác Hồ Dành Cho Phụ Nữ Việt Nam # Top 15 View | Dtdecopark.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Một Số Lời Dạy Của Bác Hồ Dành Cho Phụ Nữ Việt Nam # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Một Số Lời Dạy Của Bác Hồ Dành Cho Phụ Nữ Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Một số lời dạy của Bác Hồ dành cho phụ nữ Việt Nam

Bác Hồ với phụ nữ các dân tộc thiểu số

Sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm đến phụ nữ Việt Nam và vấn đề giải phóng phụ nữ, giáo dục phụ nữ, làm thế nào để giúp phụ nữ bình đẳng, phát triển tiến bộ. Người đã nhìn nhận, đánh giá cao những truyền thống quý báu của phụ nữ Việt Nam, ghi nhận những đóng góp của phụ nữ Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc: “Phụ nữ Việt Nam ta sẵn có truyền thống đấu tranh anh dũng và lao động cần cù. Trong kháng chiến, phụ nữ ta từ Bắc đến Nam đều hăng hái tham gia đánh giặc cứu nước.

Suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc phụ nữ ta đã kiên cường kề vai sát cánh cùng các đồng chí nam giới để bền bỉ đấu tranh giành độc lập dân tộc thống nhất đất nước. Không chỉ trên tiền tuyến mà ở hậu phương chị em phụ nữ cũng ra sức phấn đấu thi đua, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để phục vụ cho đất nước, xứng đáng với tám chữ vàng mà Bác Hồ khen tặng: “ Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang ”

Tuy nhiên, Người cũng nhận thấy những hạn chế, ngăn cản sự phát triển, bình đẳng của phụ nữ Việt Nam. Đó là những khó khăn xuất phát từ bản thân chị em phụ nữ và hoàn cảnh khách quan: “Phụ nữ ta còn có một số nhược điểm như bỡ ngỡ, lúng túng, tự ti, thiếu tin tưởng vào khả năng của mình; mặt khác, phụ nữ cũng gặp nhiều khó khăn về gia đình, con cái” .

Tại Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi (ngày 19/3/1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn bản thân phụ nữ phải ra sức phấn đấu:

Pháp luật của Nhà nước ta đã quy định đàn bà cũng có mọi quyền lợi như đàn ông. Để thực hiện thật sự bình quyền, phụ nữ phải ra sức phấn đấu.

Ngày 9/3/1961 khi nói chuyện với các đại biểu dự Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần III, Bác dặn dò phụ nữ phải nhận rõ địa vị làm chủ của mình:

 “Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã nêu rõ chính sách nam nữ bình đẳng. Hiến pháp ta đã xác định chính sách đó. Trong mọi việc, Đảng và Chính phủ ta luôn luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ. Vậy chị em phụ nữ ta phải nhận rõ địa vị làm người chủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà; phải có quyết tâm mới, đạo đức mới, tác phong mới để làm trọn nghĩa vụ mới của mình là góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, trước mắt là thi đua hoàn thành tốt kế hoạch năm nay, để làm đà tốt cho cả kế hoạch 5 năm, để xây dựng đời sống tươi vui hạnh phúc cho nhân dân ta, cho con cháu ta”…

Tại Đại hội liên hoan Phụ nữ “năm tốt” (ngày 30/4/1964), Bác thể hiện mong muốn chị em phải tích cực thi đua, cố gắng học tập, phấn đấu vươn lên:

 “Phụ nữ phải nâng cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và phấn đấu; phải xoá bỏ tư tưởng bảo thủ, tự ti; phải phát triển chí khí tự cường, tự lập. Có như thế thì phong trào “Năm tốt” sẽ ngày càng lan rộng, ăn sâu và sẽ thực hiện 100% bình quyền, bình đẳng”…

Tại Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi (ngày 19/3/1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh định hướng phấn đấu, chỉ ra những việc làm cụ thể cho các chị em:

 Phụ nữ cũng là người chủ nước nhà. Để xứng đáng là người chủ thì chị em phải ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Tổ chức và phát triển hợp tác xã cho tốt. Làm cho gia đình ngày càng no ấm, làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.

 Phụ nữ cần phải xung phong trong việc xây dựng đời sống mới. Ở miền núi đang còn những phong tục không tốt do bọn phong kiến để lại, như: ma chay, cúng bái rất tốn kém. Cưới vợ, gả chồng quá sớm. Vệ sinh phòng bệnh, v.v… còn kém. Đó là những mê tín và hủ tục nên xóa bỏ, để xây dựng mỹ tục thuần phong.

Một việc rất quan trọng nữa là: toàn thể đồng bào miền núi phải nâng cao tinh thần cảnh giác, giữ gìn trật tự trị an, luôn luôn sẵn sàng tiêu diệt bọn biệt kích, ngăn chặn bọn phản cách mạng âm mưu phá hoại.

 Để làm tốt những việc nói trên, chị em phải cố gắng học tập. Học văn hoá, học chính trị, học nghề nghiệp. Nếu không học thì không tiến bộ. Có quyết tâm thì nhất định học được. Hiện nay đã có phụ nữ miền núi làm thày giáo, làm bác sĩ, làm cán bộ kỹ thuật, đội trưởng dân quân, v.v.. Tất cả phụ nữ trong huyện Đà Bắc ở tỉnh Hoà Bình đã xoá xong nạn mù chữ. Đó là những gương mẫu có quyết tâm thì thành công. Bác chờ để khen thưởng những chị em có thành tích xuất sắc nhất…

Trong lời chúc mừng Ngày quốc tế phụ nữ 8/3/1957, Bác cũng chỉ ra những nhiệm vụ của từng đối tượng phụ nữ

“Để kỷ niệm ngày 8 tháng 3 một cách thiết thực và xứng đáng, chúng ta cần động viên:

Chị em phụ nữ nông thôn THI ĐUA góp sức hoàn thành tốt cải cách ruộng đất và lập những tổ đổi công tốt.

Chị em công nhân và công chức THI ĐUA làm trọn nhiệm vụ của mình.

Chị em trí thức THI ĐUA góp phần vào việc phát triển văn hoá.

Nữ thanh niên tuỳ theo cương vị của mình, THI ĐUA học và hành, xung phong trong mọi công việc…

Tại Hội nghị phụ nữ lao động tích cực lần thứ nhất của Hà Nội ngày 18-10-1958, Bác đã căn dặn chị em phụ nữ Thủ đô:

“Chị em phụ nữ cố gắng thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giành thống nhất Tổ quốc. Phụ nữ công nhân cần tích cực tham gia quản lý thật tốt nhà máy, công trường. Phụ nữ nông dân cần hăng hái tham gia phong trào đổi công, hợp tác, gặt tốt vụ mùa, chuẩn bị tốt vụ chiêm năm tới. Các tầng lớp phụ nữ ở thành phố cần chấp hành tốt các chính sách của Đảng và Chính phủ. Chị em làm nghề buôn bán cần giữ đức tính thật thà, đúng đắn, bài trừ tệ “mua rẻ, bán đắt”, tệ “mặc cả, nói thách”. Chị em phụ nữ phải hết sức chăm lo bảo vệ sức khoẻ của con cái, vì thiếu nhi là tương lai của dân tộc”.

Đặc biệt, trong thư gửi phụ nữ Việt Nam nhân dịp xuân Bính Tuất (1946), Bác đã tặng bài thơ như một lời nhắc nhở, động viên chị em phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng cách sống “Đời sống mới”:

Năm mới Bính Tuất

Phụ nữ đồng bào

Phải gắng làm sao

Gây “Đời sống mới”

Việc thành là bởi

Chúng ta siêng mần

Vậy nên chữ cần

Ta thực hành trước

Lại phải kiệm ước

Bỏ thói xa hoa

Tiền của dư ra

Đem làm việc nghĩa

Thấy của bất nghĩa

Ta chớ tham tàn

Thế tức là liêm

Đã liêm thì khiết

Giữ mình làm việc

Quảng đại công bình

Vì nước quên mình

Thế tức là chính

Cần, kiệm, liêm, chính

Giữ được vẹn mười

Tức là những người

Sống “Đời sống mới”.

Báo Tiếng gọi phụ nữ, số Xuân Bính Tuất, năm 1946,

 Bên cạnh những lời động viên, khuyến khích dành cho phụ nữ, Bác còn chỉ ra những nhược điểm nào của phụ nữ và hướng dẫn cách khắc phục.

Nói chuyện tại Hội nghị các đại biểu phụ nữ tham gia công tác chính quyền toàn miền Bắc (ngày 1-8-1960), Bác chỉ rõ:

 “Phụ nữ ta còn có một số nhược điểm như bỡ ngỡ, lúng túng, tự ti, thiếu tin tưởng vào khả năng của mình; mặt khác, phụ nữ cũng gặp nhiều khó khăn về gia đình, con cái. Muốn giải quyết khó khăn không nên ỷ lại vào Đảng, Chính phủ mà phải quyết tâm học tập, phát huy sáng kiến, tin tưởng ở khả năng mình, nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau để giải quyết mọi khó khăn của phụ nữ trong công tác chính quyền”…

            Cùng với việc căn dặn, nhắc nhở phụ nữ, Bác Hồ đã nhiều lần nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia hoạt động, phấn đấu. Đó là: Khi nói chuyện tại Lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp huyện (18/1/1967), Bác phê bình sự thiếu sót trong bồi dưỡng cán bộ nữ, Người đánh giá cao vai trò của cán bộ nữ đồng thời yêu cầu phải đấu tranh mạnh bệnh thành kiến hẹp hòi đối với phụ nữ:

  “Cán bộ nữ ít như vậy là một thiếu sót. Các đồng chí phụ trách lớp học chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng cán bộ nữ. Đây cũng là thiếu sót chung ở trong Đảng. Nhiều người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến, hẹp hòi. Như vậy là rất sai. Hiện nay, có nhiều phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo ở cơ sở. Nhiều người công tác rất giỏi. Có cháu gái làm chủ nhiệm hợp tác xã toàn thôn, không những hăng hái mà còn làm rất tốt. Các cháu gái ở các hợp tác xã thường có nhiều ưu điểm: ít mắc tệ tham ô, lãng phí, không hay chè chén, ít hống hách, mệnh lệnh như một số cán bộ nam, có đúng như thế không?

Bác mong rằng các đồng chí hãy thật sự sửa chữa bệnh thành kiến, hẹp hòi đối với phụ nữ. Các cô, nhất là các cô ở huyện, phải đấu tranh mạnh. Vì các cô mà không đấu tranh thì những đồng chí nam có thành kiến với phụ nữ sẽ không tích cực sửa chữa”.

 Trong bài “Phải thật sự đảm bảo quyền lợi của phụ nữ” đăng trên báo Nhân dân ngày 28/12/1962, Bác viết

 “Từ nay, đảng bộ, chính quyền và đoàn thể quần chúng (trước hết là đoàn thể phụ nữ và thanh niên) cần phải ra sức tuyên truyền Luật Hôn nhân và gia đình sâu rộng hơn nữa và phải chấp hành thật nghiêm chỉnh. Những thói dã man đánh vợ và ép con cần phải chấm dứt. Lợi quyền của phụ nữ cần được thật sự bảo đảm. Bản thân phụ nữ thì phải đấu tranh tự cường tự lập để giữ lấy lợi quyền của mình”…

Trong Di chúc, Người vẫn đau đáu một nỗi niềm : “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo”…

Di chúc

Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, tr. 510

Tuy vậy, Người luôn nhấn mạnh đến khả năng tự lực vươn lên của phụ nữ: “Bản thân phụ nữ thì phải đấu tranh tự cường tự lập để giữ lấy lợi quyền của mình”…

Phải thật sự đảm bảo quyền lợi của phụ nữ,

Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 10, NXB Chính trị quốc gia, tr. 661 – 662

                                                                                    Tâm Trang (Tổng hợp)

Những Lời Chúc Hay Dành Cho Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20

Từ xưa đến nay, vai trò của người phụ nữ luôn được đề cao và coi trọng không chỉ trong gia đình mà cả trong các mối quan hệ xã hội. Phụ nữ vừa là hậu phương vững chắc cho chồng và con, vừa là người “giữ lửa” cho tổ ấm gia đình. Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập. Để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20/10 hằng năm làm ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam và đặt tên là “Ngày Phụ nữ Việt Nam”

Trong những ngày này, thị trường quà tặng cho phụ nữ, nhất là hoa tươi và đồ trang sức rất sôi động và đa dạng, nhiều người sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để có những món quà đặc biệt dành tặng cho người mình quan tâm. Ngoài những món quà cá nhân thì những lời chúc ý nghĩa gửi tặng cho những người phụ nữ mà chúng ta quan tâm sẽ là một món quà tinh thần lớn lao mà mọi phụ nữ đều mong nhận được.

I. Những lời chúc hay gửi tặng mẹ nhân ngày 20-10

– Chúc mừng mẹ! Chúc mừng người phụ nữ xinh đẹp, đảm đang và vô cùng tuyệt vời… Đặc biệt rất thương chồng, thương con và luôn chăm lo hết mình đến gia đình nhỏ bé của mình. Con yêu mẹ nhiều lắm. Con hạnh phúc vì con là con của mẹ.

– Tạo hóa này cho con có một gia đình tuyệt vời, một người mẹ hoàn hảo. Mẹ luôn yêu con hơn bản thân mình, những gì có thể làm được mẹ luôn hy sinh cho con, mẹ một người mẹ mẫu mực, người duy nhất trong đời lúc nào cũng yêu thương, quan tâm, lo lắng cho con. Từ đáy lòng này không có từ nào để diễn tả hết sự kính trọng, lòng biết ơn và tình cảm của con với mẹ cả… Con chỉ biết nói một điều đơn giản và quen thuộc: “Mẹ ơi, con yêu mẹ, yêu mẹ nhiều lắm!”.

– Mẹ! Cám ơn mẹ rất nhiều vì mẹ đã sinh ra con và nuôi con khôn lớn. Con luôn cầu mong mẹ mạnh khỏe và hạnh phúc không chỉ riêng “Ngày 20-10”. Lúc nào mẹ cũng ở trong trái tim con. Con yêu mẹ nhiều, mẹ kính yêu của con

II. Lời chúc gửi tặng bạn gái, người yêu nhân ngày 20-10 ý nghĩa

– Chúc em một ngày thật nhiều tươi vui và hạnh phúc hơn những ngày khác. Ở bên em 365 ngày trong năm đều là những ngày thật ngọt ngào với anh. Mãi mãi yêu em.

– Hôm nay 20-10 anh nhờ bưu điện gửi tới tặng em một món quà. Đó là nỗi nhớ của anh dành cho em lúc này. Nhưng rất tiếc, họ từ chối. Họ nói rằng vì nó quá lớn. Anh phải làm sao đây?

– Xin chào bạn, chúc mừng bạn ngày 20-10. Đây là tổng đài tin nhắn. Ấn phím 1 để nhận một lời khen. Phím 2 để nhận một lời chúc tốt đẹp. Phím 3 để nhận một nụ hôn. Phím 4 để có cuộc hẹn. Nếu muốn tất cả hãy bấm số của tôi.

– Phiên tòa ngày 20/10: Em bị triệu đến toà án vì đã bước vào cuộc sống của anh, đánh cắp trái tim anh, và cướp đi mọi cảm xúc trong anh. Tòa án quyết định em bị kết án chung thân cùng anh. Em có gì biện hộ không?

III. Lời chúc gửi tặng vợ (bà xã) nhân ngày 20-10

IV. Lời chúc dành cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp nữ nhân ngày 20-10

– Chúc những người bà, người mẹ, những người phụ nữ thân quen xung quanh toàn thể những người đàn ông cùng tất cả chị em gái xinh xắn đáng yêu và muôn vàn dễ thương của thanh hoá lời chúc nồng nàn, tràn đầy yêu thương nhất. Với tất cả cánh đàn ông chúng tôi, mọi người chính là “niềm cảm hứng của cuộc sống”, “kiệt tác mềm mại dịu dàng của chị em lay động kỳ quan rắn rỏi mạnh mẽ chúng tôi.”

– Ngày 20-10 là ngày mà phụ nữ cảm thấy mình là phụ nữ, còn đàn ông cảm thấy mình là đàn ông. Tôi đề nghị nâng cốc chúc cho những ngày còn lại trong năm phụ nữ luôn cảm thấy mình được yêu mến và quí trọng, còn đàn ông – yêu thương và che chở cho phụ nữ.

Hình Tượng Bác Hồ Trong Ca Dao Việt Nam

ThS. Phan Thị Hoài

Phòng Tuyên truyền, Giáo dục

Để nói lên tâm tư, tình cảm của mình, nhân dân ta thường sáng tác ca dao. Ca dao là những sáng tác có vần điệu được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong lịch sử văn học dân tộc và thế giới chưa có danh nhân nào được ca dao hóa với số lượng nhiều và sâu đậm nghĩa tình như Chủ tịch Hồ Chí Minh.

1.       Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Ca dao về Bác Hồ là những bài ca dao do nhân dân khắp mọi miền đất nước sáng tác về Bác từ sau cách mạng tháng Tám. Đây là một bộ phận của ca dao hiện đại. Tình cảm sâu nặng của nhân dân dành cho Bác không chỉ vì Bác Hồ là lãnh tụ tối cao của dân tộc mà vì Bác là tấm gương mẫu mực hy sinh cả cuộc đời tận trung với nước, tận hiếu với dân.

Đất nước lầm than, thấu hiểu sâu sắc nỗi thống khổ, vất vả của người dân trong cảnh cơ hàn, ngày 05/6/1911, từ bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên 21 tuổi dưới tên Văn Ba đã rời quê hương xứ sở. Không tiền bạc, không bạn bè người thân, người thanh niên ra đi với hành trang là tấm lòng yêu nước, thương dân thiết tha:

Nhà Rồng bến cũ tối tăm/ Ra đi cho sáng trăng rằm nước non/ Nhìn về một dải giang sơn/ Càng cao sóng biển căm hờn bấy nhiêu; Thương nhà phải tạm rời nhà/ Xa quê năm tháng không nhòa tình quê/ Hướng về đồng ruộng, bờ tre/ Xót tình non nước bốn bề lao đao/ Bao phen sóng vỗ thuyền chao/ Đinh ninh tấc dạ mai sau lại về.

Ba mươi năm bôn ba trên đất khách quê người, hòa mình vào cuộc sống của những người dân lao động nghèo khổ ở các dân tộc trên thế giới, Bác đã sống bằng nhiều nghề vất vả chỉ để tìm ra con đường cứu nước, trở về Tổ quốc lãnh đạo nhân dân thoát khỏi ách nô lệ. Ca dao đã thuật lại sống động những ngày dài gian khổ đó:

Đêm dài thăm thẳm Châu Phi/ Công Poanh tuyết trắng, Pa-ri gió cồn/ Sương mù mờ mịt Luân Đôn/ Thương đôi dép nhỏ đã mòn chông gai/ Giữa trời băng giá Quảng Đông/ Bác nhen nhóm ngọn lửa hồng mai sau; Nỗi lòng đau đáu canh thâu/ Trời Tây tuyết giá mây sầu tứ giăng/ Tình dân dây đã buộc ràng/ Nỗi riêng gác lại gió sương quản gì/ Con đường cứu nước nhiêu khê/ Bồi bàn, quét tuyết, việc chi cũng làm…

Trên suốt chặng đường bôn ba khắp các châu lục, cuộc sống lao động đầy gian khổ đã không làm Người chùn bước, trái lại càng tôi luyện, hun đúc lòng yêu nước nồng nàn, thôi thúc Người tranh thủ mọi cơ hội để học hỏi, để nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Trong khó khăn gian khổ ấy, Người đã tìm ra chân lí sáng ngời: đó là Chủ nghĩa Mác – Lênin:

Canh dài tâm sự ngổn ngang/ Đồng bào giai cấp, tìm đường tiến lên/ Sáng lòng nhờ Mác – Lênin/ Đầu rơi máu đổ vẫn tin một ngày./ Khắp nơi đỏ rực cờ bay/ Bình minh xua bóng đêm dài tối tăm.

Cách mạng tháng Tám thành công nhưng chính quyền non trẻ gặp khó khăn trăm bề. Khó khăn lớn nhất chính là nạn đói. Vấn đề cấp bách nhất của Chính phủ lâm thời là cứu đói. Ngoài giải pháp “sẻ cơm nhường áo” thì tăng gia sản xuất là giải pháp giải quyết vấn đề từ gốc. Người khẩn thiết kêu gọi: “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do độc lập”. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, người nông dân trên đồng ruộng, người công nhân trong xưởng máy thi đua đẩy mạnh tăng gia sản xuất:

Nghe lời Bác dạy thì no/ Đừng để đất nghỉ, đừng cho máy ngừng/ Đừng để ao cá vắng tăm/ Chuồng gà vắng trứng, buồng tằm vắng tơ; Chúng con quyết chí thi đua/ Sản xuất, tiết kiệm cho vừa lòng Cha.

Cùng với chiến dịch chống giặc đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động cuộc thi đua chống giặc dốt bởi một “quốc nạn” mà thời Pháp thuộc để lại là hơn 90% dân Việt Nam mù chữ. Chính vì thế, Bác đã kêu gọi nhân dân “chống nạn mù chữ”, “diệt giặc dốt” vì “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thực hiện lời hiệu triệu của Người, phong trào “Bình dân học vụ” phát triển khắp nơi và chỉ trong ba năm đã có hơn 8 triệu người Việt Nam biết đọc, biết viết. Ca dao về Bác xuất hiện hàng loạt các bài cổ động cho phong trào này:

Hôm qua anh đến chơi nhà/ Thấy mẹ dệt vải thay cha đi bừa/ Thấy nàng mải miết xe tơ/ Thay cháu “i – tờ” ngồi học bi bô/ Thì ra vâng lệnh Cụ Hồ/ Cả nhà yêu nước “thi đua” học hành; Giỏi như đến mức Cụ Hồ/ Người còn phải học huống hồ chúng ta; Không đèn thì lấy ánh trăng/ Mực bằng đậu cút, giấy bằng lồ ô/ Quyết tâm học chữ Bác Hồ/ Nước nhà độc lập, tự do có ngày.

Suốt chặng đường dài đấu tranh, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với từng thăng trầm biến thiên của lịch sử dân tộc, trên từng bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam. Mọi đối tượng, mọi giai cấp, mọi tầng lớp, Bác đều chỉ dẫn tận tình, thương yêu, lo lắng vô bờ:

Cụ Hồ lo lắng sớm chiều/ Dân công vất vả bấy nhiêu thấm gì; Cụ Hồ lo lắng quanh năm/ Anh đắp chăn ấm, anh nằm chiếu êm/ Cụ Hồ lo nghĩ ngày đêm/ Cho anh Vệ quốc có thêm đôi giày; Bác Hồ yêu mến thợ thuyền/ Bác lo chăm sóc yêu thương mọi người/ Lo ăn, lo mặc, lo chơi/ Lo chốn làm việc, lo nơi học hành/ Bác lo chăn ấm áo lành/ Bác dìu dắt thợ đấu tranh từng giờ…

Thế nhưng, chưa kịp nhìn đất nước mừng vui trong ngày thống nhất, ngày 02/9/1969, Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta. Trong nỗi tiếc thương vô hạn không gì có thể tả được, người dân lại mượn những câu ca dao để ghi lại những giây phút nghẹn ngào ấy:

Tin sét đánh từ thủ đô Hà Nội/ Vọng Hồ Nam vang dội đất trời/ Cả nước kêu Bác Hồ ơi/ Tim người ngừng đập vạn lời đau thương; Tang chung ảm đạm đất trời/ Một lời Di chúc ngàn đời để thương; Bạc phơ mái tóc phong trần/ Quên mình chỉ nghĩ nhân dân đồng bào/ Bác đi xa mãi rồi sao/ Nghĩa sâu ơn cả thấm vào chúng con; Nhất xanh là bạch đàn chanh/ Bác đi để lại hương lành cho con/ Nhất xanh là tán đa tròn/ Bác đi để bóng mát trùm nghìn sau/ Nhất thẳng là ngọn phi lao/ Giữa trời hát mãi công lao Bác Hồ.

Bác mất là một tổn thất lớn lao nhưng tên tuổi và sự nghiệp của Bác vẫn sống mãi trong sự nghiệp của dân tộc. Hình ảnh Bác luôn hiện hữu trên mỗi chặng đường hành quân vất vả, trong những cơn gió núi, mưa nguồn, trong mỗi bước tiến công và cả trong niềm vui thắng lợi. Những bài ca dao về Bác vút lên từ những vùng giặc bình định, từ những chiến hào còn nồng khói bom, thuốc súng, trở thành sức mạnh tiêu diệt kẻ thù:

Dù cho giọt máu cuối cùng/ Con tin vào Bác vững lòng tiến lên/ Con thề: diệt sạch xâm lăng/ Hai miền Nam Bắc cùng xanh đất trời; Cho dù san phẳng Trường Sơn/ Bác ơi cháu chỉ sắt son một lòng /Đấu tranh thống nhất non sông/ Giấc ngàn thu thỏa ước mong Bác Hồ; Bác ơi khẩu súng cầm tay/ Dù muôn gian khổ chẳng lay được lòng; Lòng còn hẹn với muôn lòng/ Bắc Nam thống nhất thành công mới về…

“Bác Hồ đã mất; Đường lối Bác vẫn còn”. Bài ca dao này tiếp bài ca dao khác ra đời, nén chặt những quyết tâm, những nỗi lòng, âm thầm truyền trong trái tim người Việt Nam như một thứ truyền đơn vô hình với một niềm tin sắt đá: có sự dìu dắt chỉ dẫn của Bác thì thắng lợi nhất định sẽ về ta, non sông sẽ liền một dải, hai miền Nam Bắc sẽ sum họp một nhà.

2.       Ngàn năm ơn Bác vẫn còn ghi sâu

Bác là người dẫn đường, là tấm gương sáng, là ngọn đuốc lung linh soi sáng cho nhân dân cả nước đi trên con đường tới độc lập, tự do và hạnh phúc. Nhờ Đảng, nhờ Bác, nhân dân ta đã thoát cảnh tối tăm vươn lên cuộc đời mới:

Cụ Hồ yêu nước thương dân/ Dắt dìu dân tộc thắng ba kẻ thù/ Giặc Tây, giặc đói, giặc mù/ Cả ba thứ giặc Bác Hồ vượt qua; Từ ngày giải phóng quê tôi/ Mít- tinh lại họp, rợp trời cờ bay/ Trẻ em đi học ban ngày/ Nhân dân đi cấy, đi cày mừng vui/ Thuyền bè xuôi ngược, ngược xuôi/ Có chè Phú Thọ có sồi Bắc Ninh/ Cây đa bóng mát đầu đình/ Bờ tre trong xóm, lúa xanh ngoài đồng/ Từ nay mặc sức vun trồng/ Nước giàu dân mạnh, vợ chồng ấm no/ Hòa bình, độc lập, tự do/ Nghìn năm ơn đức Cụ Hồ không quên…

Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhân dân ta từ thế hệ này qua thế hệ khác không quên công ơn của các bậc tiền nhân. Tuy nhiên, chỉ với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân mới sáng tác một lượng ca dao nhiều và sâu đậm nghĩa tình như vậy. Bởi Bác là người tổ chức và lãnh đạo hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Mọi thắng lợi của cách mạng và kháng chiến gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Bác đem lại sự đổi đời cho đất nước, cho toàn dân. Nhân dân mãi mãi ghi sâu công ơn này:

Trăm năm bia đá thì mòn/ Ngàn năm ơn Bác vẫn còn ghi sâu/ Dù cho vật đổi sao dời/ Ơn cụ Hồ, nghĩa Đảng đời đời không quên; Uống nước là nhớ đến nguồn/ Cơm no áo ấm nhớ ơn Bác Hồ/ Ơn Bác Hồ sâu hơn Nam Hải/ Công Bác Hồ bằng dải Trường Sơn/ Nam Hải sâu ta đo cũng được/ Trường Sơn dài ta vượt cũng qua/ Công ơn của Bác bao la/ Nhân dân kể đến bao giờ cho xong.

Để diễn tả công lao to lớn ấy, nhân dân ta thường sử dụng bút pháp “thần thánh hóa”. Với bút pháp này, ca dao tìm đến những biểu trưng của cái đẹp tuyệt đối, lý tưởng, những gì thiêng liêng nhất, kỳ vĩ nhất trong thiên nhiên vũ trụ để xây dựng hình ảnh Lãnh tụ như: mặt trời, vầng Thái Dương, sao Bắc Đẩu, gương Hồ Thủy, núi Thái Sơn, trời đất, sông bể, hoa sen, hương quế, hương trầm… Phải chăng nhân dân đã tạc Người vào sông núi trường tồn mãi mãi với các thế hệ con Rồng cháu Tiên. Cách so sánh như thế càng làm nổi bật sự vĩ đại của Bác, chỉ có những hình ảnh ấy mới xứng đáng với tầm vóc vĩ đại của Bác và mới thỏa tấm lòng ngưỡng mộ, tôn kính, biết ơn của nhân dân ta đối với Bác:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ; Núi cao là núi Thái Sơn/ Ơn cao nghĩa cả là ơn Cụ Hồ; Cụ Hồ ơn đức biết bao/ Ơn dày sánh đất, đức cao sánh trời; Đố ai đếm được lá rừng/ Đố ai đếm được mấy tầng trời cao/ Đố ai đếm đủ vì sao/ Đố ai đếm được công lao Bác Hồ/ Bác Hồ là vị cha chung/ Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái Dương; Ơn Cha như núi như non/ Như gương Hồ Thủy, như hòn Thái Sơn; Trên trời có ông sao Rua/ Dưới đất ta có Cụ Hồ sáng soi/ Ánh sao Rua sáng ngời một góc/ Gương Cụ Hồ chiếu khắp năm châu…

Qua ca dao về Bác Hồ, chúng ta thấy một tấm lòng thương yêu, một mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Bác với nhân dân, giữa lãnh tụ với quần chúng. Nhân dân gọi Người là Bác, là Cha và xưng mình là con, là cháu. Dường như, khoảng cách giữa lãnh tụ và nhân dân đã bị xóa bỏ, thay vào đó là mối quan hệ Cha-con, Bác-cháu ruột thịt thân thiết, không tách rời, không một sức mạnh nào có thể phá vỡ:

Cụ Hồ với dân/ Như chân với tay/ Như chày với cối/ Như cội với cành.

Dành trọn cuộc đời để cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, với Bác, điều quý nhất, niềm mong mỏi sâu nặng nhất là độc lập cho Tổ quốc, là cơm no áo ấm, tự do hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Điều đó đã trở thành lý tưởng, hoài bão, mục tiêu suốt đời hy sinh, cống hiến của Người: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo – là vì mục đích đó. Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ đeo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”. Với kết cấu đối lập, bài ca dao đã đúc kết gần như hết thảy các lí do khiến nhân dân ta yêu kính Người:

Người thường cực khổ đôi ba/ Cụ Hồ cực khổ tính ra tới mười/ Người thường ngày tháng vui chơi/ Cụ Hồ mãn có lo đời ấm no/ Người thường toan tính so đo/ Cụ Hồ thương nước nên thờ nước thôi/ Người thường chỉ biết cái tôi/ Cụ Hồ yêu mến khắp người trần gian/ Người thường nhà cửa cao sang/ Cụ Hồ lắm lúc nằm hang, ở gò/ Người thường rượu thịt say no/ Cụ Hồ có lúc không thường chén cơm/ Người thường là lụa đầy rương / Cụ Hồ bộ vải tầm thường đủ thay/ Người thường nệm ấm loay hoay/ Cụ Hồ nhiều tối gối tay mà nằm/ Người thường sợ nhọc tấm thân/ Cụ Hồ dầu dãi phong trần vẫn vui/ Cụ Hồ của chúng con ơi/ Bao giờ Cụ mới thảnh thơi bằng người.

3.       Lòng dân với Bác vuông tròn thủy chung

Ca dao về Hồ Chí Minh nằm trong dòng phát triển của thơ ca dân gian về nhân vật lịch sử. Về điều kiện phát sinh và lưu truyền, nếu như trong thời kỳ quốc gia phong kiến, ca dao lịch sử thường xuất hiện ở nơi xảy ra sự kiện lịch sử đó, rồi dần dần lan truyền ra nhiều địa phương và truyền tụng từ đời này sang đời khác, thì ca dao về Bác Hồ có ở khắp mọi nơi trên đất nước. Từ miền núi Trường Sơn Tây Nguyên đến đồng bằng ven biển. Từ Bắc vào Trung tới chót mũi Cà Mau. Từ trong nước đến đồng bào xa Tổ quốc. Nghĩa là ở đâu có người Việt Nam yêu nước ở đó có ca dao về Bác Hồ.

Từ núi rừng Việt Bắc, chúng ta nghe hát:

Em về giã gạo ba giăng/ Anh lên múc nước Cao Bằng về ngâm/ Đến ngày mười chín tháng năm/ Gói thành đôi bánh đem dâng Bác Hồ.

Đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Tày, Nùng, Hmông ở Việt Bắc, Tây Bắc luôn cảm nhận được tình cảm của Bác dành cho họ:

Đất nước ta có Cụ Hồ/ Cụ Hồ thương dân đất Mường ta, sông bể không bằng.

Đất Hồng Lam cũng là một mảnh đất của ca dao và thần thoại. Những làn điệu dân ca xứ Nghệ luôn làm xao xuyến lòng người:

Bác trao cờ tặng quê ta/ Lá cờ chiến thắng là quà lập công/ Cờ bay đỏ đất Lam Hồng/ Cờ bay muôn nẻo, lập công muôn miền/ Ngắm cho trúng, bắn cho tin/ Làm quà thắng lợi dâng lên Bác Hồ.

Đồng bào Quảng Bình, Vĩnh Linh, Đông Anh lúc nào cũng đinh ninh lời dạy của Bác:

Ca rằng dân tuyến Vinh Linh/ Ghi sâu lời Bác đinh ninh đời này; Bạc màu là đất Đông Anh/ Làm theo lời Bác vẫn xanh ruộng đồng.

Thông qua việc ngợi ca cảnh đẹp Quảng Ngãi – Bình Định, tác giả dân gian muốn nhấn mạnh đến ơn đức của Bác Hồ. Nhờ Bác chèo lái con thuyền cách mạng đến bến bờ vinh quang nên cuộc sống và thiên nhiên mới tươi đẹp đến như vậy:

Đồng nào cao bằng đồng Thi Phổ/ Thổ nào cao bằng thổ Ba Tơ/ Ơn nào sâu bằng ơn Cụ Hồ/ Nguồn bao nhiêu nước ơn Cụ Hồ bấy nhiêu/ Nước sông Trà in hình núi Ấn/ Dừa Trung Lương soi bóng Lại Giang/ Nhìn lên cờ đỏ sao vàng/ Lòng dân ơn Bác muôn vàn Bác ơi.

Đồng bào Tây Nguyên đã gửi lòng thương yêu, trìu mến của mình đối với Bác Hồ bằng những vần thơ mộc mạc và giản dị, giản dị như chính con người, lối sống, tiếng nói hàng ngày của đồng bào:

Hồ Chí Minh, Người là con sông lớn/ Người là mặt trời, Người là mặt trăng/ Mùa lạnh nhắc tên Hồ Chí Minh, cái bụng ấm/ Mùa nắng nhắc tên Hồ Chí Minh, mây thêu mặt trời hồng/ Mùa thu nhắc tên Hồ Chí Minh, mây lắng trời trong/ Mùa xuân nhắc tên Hồ Chí Minh, cây cỏ đâm nhựa, trổ bông.

Đến với đồng bào Bình-Trị-Thiên, chúng ta vô cùng xúc động khi được đọc lại những vần ca dao nói lên tình cảm sâu nặng của nhân dân đối với Bác Hồ:

Cụ Hồ với chúng mình như tình phụ tử/ Cụ hi sinh suốt đời để phụng sự nhân dân/ Với tác phong liêm, chính, kiệm, cần/ Tấm lòng đức độ muôn dân được nhờ.

Cũng như bao dân tộc ít người khác, người dân Jrai, Ba Na cũng có những nghĩ suy về Bác rất độc đáo, cụ thể, sinh động. Họ nghĩ về Bác, họ tin vào Bác, Bác luôn là hiện thân của những gì tốt đẹp nhất. Bởi với họ Bác là:

Người già làm to nhất/ Người đứng đầu đoàn kết/ Người lãnh tụ đất Việt/ Tên vang lừng nơi nơi…

Miền Nam luôn ở trong trái tim Hồ Chí Minh, và bởi vậy, hình ảnh Người luôn hiển hiện trong tâm khảm của mỗi một người dân miền Nam yêu quí. Muôn triệu tấm lòng, muôn triệu trái tim nhân dân miền Nam luôn hướng về Bác:

Trời còn khi nắng khi mưa/ Miền Nam thương nhớ Bác Hồ không nguôi/ Dù cho vật đổi sao dời/ Ơn sâu nghĩa nặng đời đời không quên.

Sống dưới ách kìm kẹp của kẻ thù, đồng bào miền Nam càng thấm công ơn của Bác. Nhân dân khắp các tỉnh thành miền Nam đều có ca dao về Người:

Bao giờ thống nhất non sông/ Cần Thơ gửi vú sữa kính dâng lên Bác Hồ; Ai xây, ai đắp, ai bồi/ Công ơn của Bác chói ngời Bạc Liêu;Miền Nam nhớ Bác vô cùng/ Mong ngày đón Bác vào trong Khánh Hòa; Đêm qua nằm ngủ con mơ/ Thấy tàu của Bác cập bờ Cà Mau…

Từ đảo khơi xa, trong tiếng sóng vẫn lắng nghe những lời Bác dạy:

Đảo xa sóng dội bốn bề/ Lắng nghe lời Bác vọng về biển khơi/ Quân nghe phơi phới niềm vui/ Biển nghe dậy sóng hòa lời thiết tha.

Biết nói làm sao hết những lời ca cất lên từ đáy lòng thương nhớ và biết ơn vô hạn của nhân dân với Bác. Không chỉ nhân dân trong nước mà cả kiều bào ở nước ngoài dù ở xa nhưng lúc nào cũng hướng về quê hương, đất tổ, nơi có Cụ Hồ đang “đồng cam cộng khổ” kháng chiến với nhân dân:

Chúng con ở bốn phương trời / Quay về hướng Cụ muôn đời chúc mong/ Dài lâu như suối như ông/ Cụ Hồ sống mãi trong lòng chúng con.

Lời Bác, tên Bác thấm sâu vào lòng mỗi người và tỏa khắp núi sông. Khắp nơi trên dải đất Việt Nam, đâu đâu cũng có ca dao về Bác Hồ. Nhân dân mỗi địa phương, mỗi miền đều có một cách biểu hiện tình cảm mang sắc thái địa phương khác nhau đối với lãnh tụ. Họ hình tượng hóa tình cảm đó vào những gì thân thiết nhất gắn liền với miền đất mà họ đang sống nhưng tựu chung những tình cảm ấy đã hòa vào làm một. Bởi nhân dân ta dù miền ngược hay miền xuôi, dù là người Kinh hay người Thượng, thành thị hay nông thôn, ở tiền tuyến hay hậu phương,… cùng chung một lòng:

Lòng dân chung một Cụ Hồ; Lòng dân chung một Thủ đô; Lòng dân chung một cơ đồ Việt Nam; Bắc Nam là con một Cha/ Là gà một mẹ, là hoa một cành/ Nguyện cùng biển thẳm non xanh/ Cùng nhau một chí đấu tranh vững bền.

Bác Hồ ở giữa lòng dân, Bác Hồ sống mãi trong lòng nhân dân. Làm sao kể hết công lao của Bác Hồ và làm sao kể hết những câu ca dao của nhân dân ta viết về Bác Hồ vì đó là mạch nguồn cảm hứng vô tận, như nghĩa tình tha thiết của những người con đất Việt hướng về vị Cha già dân tộc kính yêu. Có một tượng đài sống mãi trong lòng dân, thời gian, gió mưa không thể bào mòn được là tượng đài Bác Hồ trong ca dao Việt Nam.

Phụ Nữ Việt Nam Qua Ca Dao

Khi nói về phụ nữ Việt Nam, ai ai cũng đều thừa nhận rằng từ ngàn xưa cho đến nay họ là những người đàn bà dịu hiền, thùy mị, đoan trang, đảm đang, trung trinh tiết hạnh, giàu lòng hy sinh; trong gia đình thì hiếu thảo với cha mẹ, tảo tần lo cho chồng con, ra ngoài là những bậc anh thư liệt nữ. Chính những đức tính đẹp này đã nâng cao phẩm giá của người phụ nữ ViệtNam:

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt đã góp phần viết nên những trang sử vàng son, làm vẻ vang giống nòi như: Bà Trưng, Bà Triệu; nữ tướng Bùi Thị Xuân của Quang Trung… Về thi ca, các bà Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Sương Nguyệt Ánh… đều là những nữ sĩ tài hoa, nức tiếng trên văn đàn, là những cánh hồng tươi thắm trong vườn hoa văn học. Ngoài ra, còn có biết bao nhiêu phụ nữ Việt Nam khác sống một cuộc sống bình thường, thầm lặng nơi thôn trang, xóm làng nhưng những nét đẹp tâm hồn của họ vẫn được dân gian ca tụng bằng những áng văn, những vần thơ, điệu hát, câu hò hay những vần ca dao phong phú.

Nói đến phụ nữ Việt , trước hết phải nói đến lòng hiếu thảo đối với mẹ cha và tiết hạnh của bản thân. Không phải chỉ có một nàng Kiều của cụ Nguyễn Du mới biết báo hiếu mà bất cứ người con gái Việt Nam nào cũng đều nhớ đến ơn sinh thành, công lao nuôi dưỡng bao la của đấng song thân:

Đó là đối với cha mẹ, còn đối với bản thân thì:

Ngay từ khi còn ẵm ngửa, mỗi chúng ta lớn dần trong nhịp võng đưa qua tiếng hát của ru của bà, của mẹ, của chị:

Những vần ca dao mộc mạc, bình dị đưa tuổi thơ của chúng ta vào giấc ngủ an bình. Và từ ngày này qua ngày khác, tiếng ru lắng đọng, thẩm thấu vào tiềm thức của chúng ta nên khi chúng ta lớn lên thành chị, thành mẹ, thành bà lại tiếp tục khúc hát ru ngàn đời theo nhịp võng đưa kẽo kẹt, đều đều nâng giấc ngủ bé thơ.

Vẻ đẹp phụ nữ hiện lên trong ca dao không chỉ về hình thức bên ngoài với khuôn mặt, vóc dáng, nụ cười, mà còn cả vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn, làm rung động biết bao trái tim các chàng trai:

Những người con gái “thắt đáy lưng ong” được ca dao đúc kết ca ngợi:

Mái tóc đen dài, nụ cười duyên dáng quyến rũ biết bao trái tim si tình:

Ca dao cũng không quên ca tụng nét đẹp tâm hồn của phụ nữ Việt :

Tình yêu của nàng còn sâu đậm hơn nữa:

Và chung tình cho đến chết:

Làm cho tỏ mặt đàn bà Việt Nam!

Lê Thương (Hoa Kỳ)

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Lời Dạy Của Bác Hồ Dành Cho Phụ Nữ Việt Nam trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!