Bạn đang xem bài viết Mục Đích Gia Đình Phật Tử được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
( Tài liệu Tu học Ngành Thiếu – Bậc Hướng Thiện
do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2005 – PL 2549 )
I. VĂN :
1. Qúa trình hình thành và phát triển GĐPT :
a. Giai đoạn khởi đầu :
Từ năm 1932 đến năm 1940 : Từ phong trào chấn hưng Phật giáo của sư Khánh Hoà, cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám được quý thầy và đạo hữu tín nhiệm sáng lập đoàn Đồng Ấu Phật tử và Gia đình Phật hoá.
Từ năm 1940-1944 : Đoàn Phật học Đức Dục ra đời, là nơi đào tạo trưởng cho hai đoàn đã có. Cư sĩ Đinh Văn Nam hoạt động mạnh trong giai đoạn đầu ( cư sĩ Đinh Văn Nam tức Hoà thượng Thích Minh Châu).
b. Giai đoạn phục hưng :
Do ảnh hưởng những năm cuối của chiến tranh Thế giới II, các hoạt động đều tạm ngưng. Mãi đến 1947, ba tổ chức trên tái sinh hoạt với tên gọi Gia Đình Phật Hoá Phổ.
c. Giai đoạn phát triển:
Năm1951, một Đại hội thống nhất các Gia Đình Phật Hoá Phổ được tổ chức tại chùa Từ Đàm ( Huế ) lấy danh hiệu chung là Gia Đình Phật Tử.
2. Mục đích của GĐPT:
Sau công cuộc thống nhất giáo hội năm 1963, mục đích của GĐPT được tu chỉnh vào năm 1964 và không thay đổi cho đến nay : Mục đích của GĐPT nhằm “ Đào luyện thanh, thiếu, đồng niên thành Phật tử chân chánh, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo ”.
II. TƯ :
1. Việc hình thành và phát triển GĐPT là do công đức sâu dày của quý thầy, quý bác, quý anh chị đã đầu tư để góp phần giáo dục thế hệ trẻ tin Phật.
2. Tiến trình phát triển GĐPT là công sức của nhiều thế hệ trong đó có chính chúng ta, chúng ta phải tỏ ra xứng đáng ( bằng chính việc tu học của bản thân và góp phần xây dựng Đội, Chúng, Đoàn, Gia đình,…).
3. Tương lai của GĐPT tuỳ thuộc vào thế hệ đoàn sinh hôm nay. Sinh hoạt, học tập theo đúng tinh thần, mục đích của GĐPT là góp phần xây dựng GĐPT vững mạnh.
III. TU :
1. Tu và học, biết và làm, nói và làm, … đó là những điều cần được em thực hiện tốt.
2. Hãy bắt đầu từ những việc đơn giản nhất và cơ bản nhất ( nhưng cũng sẽ là khó nhất nếu ta thiếu quyết tâm ) là : làm tất cả các việc lành và xa lìa các việc xấu, ác.
3. Biết tuân kỷ luật, nghe lời anh chị trưởng.
IV. CÂU HỎI :
1. Em ghi nhớ được điều gì trong quá trình hình thành và phát triển GĐPT ?
2. Tại sao nói tương lai GĐPT tuỳ thuộc vào thế hệ đoàn sinh hôm nay ?
3. Em phải làm gì để xứng đáng là một đoàn sinh của GĐPT ?
4. Mỗi ngày trung bình em làm được mấy việc thiện ? Số việc ác bằng, ít hay nhiều hơn số việc thiện mỗi ngày ? Em làm sao để nhớ, biết điều đó ? Em có sổ việc thiện không ? Tại sao ?
Vài Suy Nghĩ Về Gia Đình Phật Tử
Gia Đình Phật Tử Việt Nam được thoát thai từ Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục, do bác sĩ Lê Đình Thám sáng lập từ thập niên 40. Gia Đình Phật Tử không phải là một tổ chức hoàn toàn biệt lập với các tổ chức khác của Phật Giáo, mà là một tổ chức giáo dục thanh thiếu niên nằm trong lòng Giáo hội. Mục đích Gia Đình Phật Tử là : Đào tạo Thanh, Thiếu, Đồng niên trở thành những Phật Tử chân chánh và góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo .
Để đạt được mục tiêu trên, GĐPT đề ra 3 châm ngôn, 5 điều luật ; coi đó là lý tưởng và hành động của người huynh trưởng và đoàn sinh Phật tử.
Gia Đình Phật Tử đào tạo thanh thiếu niên theo 3 châm ngôn và 5 điều luật như sau : Ba châm ngôn là Bi-Trí-Dũng . Nghĩa là , lấy tình thương làm động lực (Bi), lấy trí tuệ làm ngọn đèn hướng dẫn (Trí), lấy dũng lực làm đà tiến thủ (Dũng). Năm điều luật : 1- Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện. 2- Phật tử mở rộng lòng thương tôn trọng sự sống. 3- Phật tử trau dồi trí huệ, tôn trọng sự thật. 4- Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm. 5- Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường Ðạo. Ngoài ra, biểu tượng (Logo) của Gia đình Phật tử là dấu hiệu tròn, hoa sen trắng, có tám cánh nằm trên nền màu xanh lá mạ, thường gọi là huy hiệu Hoa sen , huy hiệu ấy nói lên phẩm chất cao đẹp của người Phật tử. Như vậy, đoàn sinh GĐPT được giáo dục, sống noi gương theo các đức tính cao đẹp của chư Phật và các vị Bồ tát, và luôn tôn thờ, kính ngưỡng Ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng. Tuy nhiên, sự sinh hoạt của Gia Đình Phật tử hiện nay có những vấn đề chưa thỏa đáng trong mối quan hệ giữa GĐPT với Giáo Hội, GĐPT với vai trò người Trụ trì. Tính độc lập cao của GĐPT đã làm cho tổ chức này gặp nhiều sóng gió từ bên ngoài và cả bên trong tự thân của nó. Mặt khác, có những vị trụ trì hoài nghi về tác dụng ích lợi cho sự phát triển chùa chiền mà họ kỳ vọng ở Gia đình Phật tử, họ đã từ chối nâng đở GĐPT. Đây là điểm làm suy yếu GĐPT. Số lượng trên 30.000 huynh trưởng và khoảng gần nửa triệu đoàn sinh chỉ là số lượng trên giấy, còn thực chất ra sao rất khó kiểm chứng.
Vai trò của Tăng già đối với GĐPT
Với mục đích và nội dung của tổ chức GĐPT như trên, ta có thể coi tổ chức GĐPT là một mô hình Đạo tràng tu học cho giới trẻ hoặc coi như một trong những pháp môn tu học cho thanh thiếu niên Phật giáo. Như vậy, vai trò của chư Tăng đối với tổ chức GĐPT rất quan trọng và mật thiết. Vai trò của Tăng gọi là Cố vấn giáo hạnh được đặt vào hệ thống tổ chức của GĐPT từ lâu. Tuy nhiên, chỉ với vai trò cố vấn giáo hạnh, chư Tăng khó có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển của GĐPT hiện nay. Thầy Cố vấn giáo hạnh chỉ được thỉnh mời khi Đoàn có nhu cầu về mặt giảng dạy giáo lý, còn việc lãnh đạo, điều hành, quản lý…vị Thầy CVGH không có vai trò gì. Nếu vị Thầy CVGH là giáo phẩm Trụ trì, thì sự khủng hoảng về mối quan hệ song phương sẽ xãy ra. Coi tổ chức GĐPT như là một đạo tràng tu học của giới trẻ, nằm trong sự quản lý và hướng dẫn của vị Thầy Trụ trì, ( Hoặc vị Giảng sư…), và nằm trong chương trình tu học cũng như định hướng phát triển Phật pháp của Giáo hội, thì vai trò của Tăng già sẽ gắn bó tích cực hơn và giúp cho sự phát triễn của GĐPT mạnh hơn. Để có nhân sự Tu sĩ hướng dẫn cho tổ chức GĐPT, Giáo hội phải có chương trình đào tạo chuyên môn, xây dựng chương trình giảng dạy ở các Trường Cao đẳng Phật học hoặc Học viện Phật Giáo, qua đó đào tạo cán bộ Tu sĩ chuyên trách về giáo dục Thanh thiếu niên Phật tử nói chung, GĐPT nói riêng.
Vấn đề phát triển tổ chức GĐPT
Với hệ thống tổ chức khá chặt chẻ của GĐPT, với truyền thống sinh hoạt lâu năm và với cách thức sinh hoạt khá phù hợp với giới trẻ – GĐPT vẫn tồn tại, dù không có sự hướng dẫn của chư Tăng. Ở một số vùng nông thôn miền Trung VN, các đơn vị GDPT tự quản lý, tự điều hành và sinh hoạt bên cạnh tổ chức khuôn hội là đơn vị cơ sở của Phật giáo. Hình ảnh của vị Tăng không rõ nét lắm trong lòng đoàn sinh. Nhưng sức sống của Đoàn vẫn đứng vững nhờ có đội ngũ Huynh trưởng trung kiên và đầy thương yêu đàn em. Ở một số nơi khác, ở đô thị hay vùng nông thôn miền Nam thì không được như vậy – Những đơn vị có sự chăm sóc của chư Tăng thì phát triển mạnh hơn và có nhiều đơn vị tan rã vì không có sự chăm sóc thương yêu của chư Tăng. Với thế giới hiện đại, nhu cầu của giới trẻ thay đổi, môi trường văn hóa đa hệ, tốc độ cạnh tranh mọi mặt trong xã hội rất cao. Gia đình Phật tử dù ở vùng nào cũng đều đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng cho sự tồn vong của mình.Trong khi đó, lợi thế về đội ngũ huynh trưởng trung kiên và năng động ngày càng mất dần, chưa nói là đang bị “Già hóa”; lãnh đạo một đơn vị GĐPT mà tuổi đã 60-70 thì khó mà phát triển. Đời sống nông thôn dần dần đô thị hóa, cảm thụ thẩm mỹ của thanh thiếu niên thay đổi nhanh chóng theo thời thế. Sự dịch chuyển về địa bàn kinh tế, sự thay đổi liên tục nơi ăn chốn ở làm loãng đi sự cô kết của đơn vị gia đình làm cho chương trình tu học dễ bị phá sản. Nếu không có sự chuyển mình kịp thời , cải cách chương trình tu học và sinh hoạt thì sự suy tàn của GĐPT là chắc chắn. Giống như một chiếc máy bay phản lực biểu diễn lao xuống sát đất rồi cất mình bay lên; với một độ thấp nhất định nó còn khoảng không gian để lên, nếu nó xuống quá đà thì không còn cơ hội để lên được nữa. Chư Tăng, những giáo phẩm lãnh đạo chùa chiền, cần phải nhận ra trách nhiệm của mình đối với giới trẻ, ở đây là Gia đình Phật tử. Hãy coi GĐPT là con em của mình, họ cần được thương yêu và giúp đở, phải xây dựng cho họ một môi trường “Đồng tu” và công nhận giá trị hoằng pháp mà GĐPT đã , đang và sẽ đóng góp. Việc đưa bàn tay ra nâng đở tổ chức GĐPT về mọi mặt: tài chánh, cơ sở sinh hoạt tu học, chương trình giảng dạy và định hướng lý tưởng giải thoát, lý tưởng phụng sự; GĐPT sẽ có thêm năng lượng để phát triển và vượt qua những khó khăn của thời đại. Có người cho rằng mình đưa bàn tay ra nhưng họ không cầm nắm tay mình, thậm chí họ không thèm ngó tới thì làm sao giúp! Tôi tin rằng, dù có một vài quan điểm dị biệt trong thái độ tiếp cận vấn đề tồn tại và phát triển GĐPT, nhưng nhìn lại vẫn còn nhiều con người có tâm huyết và thao thức về tương lai GĐPT một cách chân thành.
Xây dựng chương trình tu học cho GĐPT
Chương trình học ở trường của các em học sinh hiện nay rất nặng, nặng đến nổi mỗi học sinh mang theo sách vở để học, trọng lượng từ 04 kg trở lên (Theo Báo Tuổi trẻ). Điều đó có nghĩa là, vấn đề học tập đã làm cho các em căng thẳng lắm rồi, đến chùa sinh hoạt vào ngày chủ nhật, các em phải đối phó với một chương trình học nữa thì liệu có đạt được kết quả gì hay không? Môi trường GĐPT không phải là trường học mà là nơi “Vui chơi tu học”. Vui chơi là để thư giản, để giải tỏa năng lượng thừa của tuổi trẻ bằng những hoạt động lành mạnh và sự vui chơi năng động ấy làm bước đệm cho sự tu tâm sửa tánh. Tu học bao gồm giáo lý và phương pháp thực tập. Truyền đạt giáo lý cho các em không thể theo cách Thầy dạy trò mà theo cách Anh chia sẻ với Em, nghĩa là từ con tim đến con tim. Thông qua lý tưởng cao đẹp và cảm xúc tôn giáo, qua nhân cách của Phật và các bậc Thánh, những tấm gương hy sinh cao cả , vô ngã vị tha của quý Ngài sẽ là những ấn tượng đẹp khắc sâu vào tâm khảm của lứa tuổi đang định hình tính cách. Tuổi trẻ sẽ tự khắc họa đời mình cho phải đạo. Xây dựng chương trình thực tập thiền định như : thực tập thiền hành, thiền tọa, tăng cường khả năng chánh niệm tỉnh giác cho các em. Đây là xương sống của chương trình tu tập, cần được quan tâm sâu sắc của người huynh trưởng qua sự tu tập của chính bản thân mình. Thông qua sự thực tập – Tánh hạnh, ngôn ngữ của các em càng ngày càng chuẩn mực và tự giác cao hơn. Sự hướng dẫn của vị Thầy có kinh nghiệm sẽ là niềm cảm hứng lâu dài cho các em trên con đường tu tâm dưỡng tính của mình. Chúng ta thường tổ chức giao lưu giữa các đơn vị với nhau, hoặc tập hợp các đơn vị…qua các mô hình cắm trại với những nội dung và ý nghĩa theo truyền thống hay phong trào . Thường thì chúng ta chú trọng đến hình thức phô diễn những thành quả của các đơn vị. Một là để nói lên giá trị thực chất của một Đơn vị GĐPT. Hai là để đáp ứng một phong trào hay một yêu cầu nào đó của cấp trên. Nói chung đều nặng về hình thức và danh tiếng, chứ chưa thực sự vì chất lượng tu học và hạnh phúc của đoàn sinh. Có những đơn vị, sau khi tập hợp tất cả mọi khả năng, mọi điều kiện để đáp ứng yêu cầu phô diễn, đã để lại một khoảng trống lớn trong một thời gian dài của đơn vị mình. Sử dụng nhân lực tài lực theo cách đó sẽ kiệt sức rất nhanh vì sức lực nội tại vốn chỉ đủ để cầm cự qua ngày. Đức Phật dạy, như vậy gọi là “không biết tri lượng ngưu lực”(không biết dưỡng sức của con Trâu cày). Tóm lại, một đơn vị Gia Đình Phật Tử mạnh là một đơn vị gắn bó với ngôi chùa, với chư Tăng, với các tổ chức tu học khác trong ngôi chùa. Được sự thương yêu, đùm bọc của chư Tăng và của các Đạo hữu Phật tử. GĐPT phải là một mô hình tổ chức tu học cho Thanh thiếu niên, tồn tại bên cạnh mô hình tu học của người lớn tuổi. Sự gắn bó ấy mang ý nghĩa hoằng dương Phật pháp và tứ chúng đồng tu, sức mạnh của GĐPT nằm trong sức mạnh chung của đơn vị cơ sở của Phật Giáo là ngôi chùa. Ngôi chùa là nơi cung ứng con người làm tăng trưởng số lượng đoàn sinh, là nơi cung cấp không gian sinh hoạt, tiền bạc để duy trì tổ chức, đồng thời là nơi cho các em đoàn sinh thực nghiệm chân lý và phụng sự đạo pháp. Mối quan hệ các cấp trên ( Quận, Huyện, Tỉnh, Thành, Trung ương )với các đơn vị GĐPT sẽ chỉ tốt đẹp khi mối quan hệ ấy đem lại sự đoàn kết, sự phát triển, sự khích lệ và sự hứng khởi cho đoàn sinh. Cao hơn nữa, cho sự phát triển tốt đẹp của ngôi chùa, nơi cưu mang Gia Đình Phật Tử. Nếu không đạt được mục tiêu ấy, mối quan hệ sẽ nặng nề và giả tạo mang tính đối phó với nhau mà thôi.
Gia Đình Phật Tử đào tạo thanh thiếu niên theo 3 châm ngôn và 5 điều luật như sau : Ba châm ngôn là Bi-Trí-Dũng . Nghĩa là , lấy tình thương làm động lực (Bi), lấy trí tuệ làm ngọn đèn hướng dẫn (Trí), lấy dũng lực làm đà tiến thủ (Dũng). Năm điều luật :1- Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện.2- Phật tử mở rộng lòng thương tôn trọng sự sống.3- Phật tử trau dồi trí huệ, tôn trọng sự thật.4- Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.5- Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường Ðạo.Ngoài ra, biểu tượng (Logo) của Gia đình Phật tử là dấu hiệu tròn, hoa sen trắng, có tám cánh nằm trên nền màu xanh lá mạ, thường gọi là huy hiệu Hoa sen , huy hiệu ấy nói lên phẩm chất cao đẹp của người Phật tử.Như vậy, đoàn sinh GĐPT được giáo dục, sống noi gương theo các đức tính cao đẹp của chư Phật và các vị Bồ tát, và luôn tôn thờ, kính ngưỡng Ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng.Tuy nhiên, sự sinh hoạt của Gia Đình Phật tử hiện nay có những vấn đề chưa thỏa đáng trong mối quan hệ giữa GĐPT với Giáo Hội, GĐPT với vai trò người Trụ trì. Tính độc lập cao của GĐPT đã làm cho tổ chức này gặp nhiều sóng gió từ bên ngoài và cả bên trong tự thân của nó. Mặt khác, có những vị trụ trì hoài nghi về tác dụng ích lợi cho sự phát triển chùa chiền mà họ kỳ vọng ở Gia đình Phật tử, họ đã từ chối nâng đở GĐPT. Đây là điểm làm suy yếu GĐPT. Số lượng trên 30.000 huynh trưởng và khoảng gần nửa triệu đoàn sinh chỉ là số lượng trên giấy, còn thực chất ra sao rất khó kiểm chứng.Vai trò của Tăng già đối với GĐPTVới mục đích và nội dung của tổ chức GĐPT như trên, ta có thể coi tổ chức GĐPT là một mô hình Đạo tràng tu học cho giới trẻ hoặc coi như một trong những pháp môn tu học cho thanh thiếu niên Phật giáo. Như vậy, vai trò của chư Tăng đối với tổ chức GĐPT rất quan trọng và mật thiết. Vai trò của Tăng gọi là Cố vấn giáo hạnh được đặt vào hệ thống tổ chức của GĐPT từ lâu.Tuy nhiên, chỉ với vai trò cố vấn giáo hạnh, chư Tăng khó có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển của GĐPT hiện nay. Thầy Cố vấn giáo hạnh chỉ được thỉnh mời khi Đoàn có nhu cầu về mặt giảng dạy giáo lý, còn việc lãnh đạo, điều hành, quản lý…vị Thầy CVGH không có vai trò gì. Nếu vị Thầy CVGH là giáo phẩm Trụ trì, thì sự khủng hoảng về mối quan hệ song phương sẽ xãy chúng tôi tổ chức GĐPT như là một đạo tràng tu học của giới trẻ, nằm trong sự quản lý và hướng dẫn của vị Thầy Trụ trì, ( Hoặc vị Giảng sư…), và nằm trong chương trình tu học cũng như định hướng phát triển Phật pháp của Giáo hội, thì vai trò của Tăng già sẽ gắn bó tích cực hơn và giúp cho sự phát triễn của GĐPT mạnh hơn.Để có nhân sự Tu sĩ hướng dẫn cho tổ chức GĐPT, Giáo hội phải có chương trình đào tạo chuyên môn, xây dựng chương trình giảng dạy ở các Trường Cao đẳng Phật học hoặc Học viện Phật Giáo, qua đó đào tạo cán bộ Tu sĩ chuyên trách về giáo dục Thanh thiếu niên Phật tử nói chung, GĐPT nói riêng.Vấn đề phát triển tổ chức GĐPTVới hệ thống tổ chức khá chặt chẻ của GĐPT, với truyền thống sinh hoạt lâu năm và với cách thức sinh hoạt khá phù hợp với giới trẻ – GĐPT vẫn tồn tại, dù không có sự hướng dẫn của chư Tăng. Ở một số vùng nông thôn miền Trung VN, các đơn vị GDPT tự quản lý, tự điều hành và sinh hoạt bên cạnh tổ chức khuôn hội là đơn vị cơ sở của Phật giáo. Hình ảnh của vị Tăng không rõ nét lắm trong lòng đoàn sinh. Nhưng sức sống của Đoàn vẫn đứng vững nhờ có đội ngũ Huynh trưởng trung kiên và đầy thương yêu đàn em. Ở một số nơi khác, ở đô thị hay vùng nông thôn miền Nam thì không được như vậy – Những đơn vị có sự chăm sóc của chư Tăng thì phát triển mạnh hơn và có nhiều đơn vị tan rã vì không có sự chăm sóc thương yêu của chư Tăng.Với thế giới hiện đại, nhu cầu của giới trẻ thay đổi, môi trường văn hóa đa hệ, tốc độ cạnh tranh mọi mặt trong xã hội rất cao. Gia đình Phật tử dù ở vùng nào cũng đều đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng cho sự tồn vong của mình.Trong khi đó, lợi thế về đội ngũ huynh trưởng trung kiên và năng động ngày càng mất dần, chưa nói là đang bị “Già hóa”; lãnh đạo một đơn vị GĐPT mà tuổi đã 60-70 thì khó mà phát triển. Đời sống nông thôn dần dần đô thị hóa, cảm thụ thẩm mỹ của thanh thiếu niên thay đổi nhanh chóng theo thời thế. Sự dịch chuyển về địa bàn kinh tế, sự thay đổi liên tục nơi ăn chốn ở làm loãng đi sự cô kết của đơn vị gia đình làm cho chương trình tu học dễ bị phá sản. Nếu không có sự chuyển mình kịp thời , cải cách chương trình tu học và sinh hoạt thì sự suy tàn của GĐPT là chắc chắn. Giống như một chiếc máy bay phản lực biểu diễn lao xuống sát đất rồi cất mình bay lên; với một độ thấp nhất định nó còn khoảng không gian để lên, nếu nó xuống quá đà thì không còn cơ hội để lên được nữa.Chư Tăng, những giáo phẩm lãnh đạo chùa chiền, cần phải nhận ra trách nhiệm của mình đối với giới trẻ, ở đây là Gia đình Phật tử. Hãy coi GĐPT là con em của mình, họ cần được thương yêu và giúp đở, phải xây dựng cho họ một môi trường “Đồng tu” và công nhận giá trị hoằng pháp mà GĐPT đã , đang và sẽ đóng góp. Việc đưa bàn tay ra nâng đở tổ chức GĐPT về mọi mặt: tài chánh, cơ sở sinh hoạt tu học, chương trình giảng dạy và định hướng lý tưởng giải thoát, lý tưởng phụng sự; GĐPT sẽ có thêm năng lượng để phát triển và vượt qua những khó khăn của thời đại. Có người cho rằng mình đưa bàn tay ra nhưng họ không cầm nắm tay mình, thậm chí họ không thèm ngó tới thì làm sao giúp! Tôi tin rằng, dù có một vài quan điểm dị biệt trong thái độ tiếp cận vấn đề tồn tại và phát triển GĐPT, nhưng nhìn lại vẫn còn nhiều con người có tâm huyết và thao thức về tương lai GĐPT một cách chân thành.Xây dựng chương trình tu học cho GĐPTChương trình học ở trường của các em học sinh hiện nay rất nặng, nặng đến nổi mỗi học sinh mang theo sách vở để học, trọng lượng từ 04 kg trở lên (Theo Báo Tuổi trẻ). Điều đó có nghĩa là, vấn đề học tập đã làm cho các em căng thẳng lắm rồi, đến chùa sinh hoạt vào ngày chủ nhật, các em phải đối phó với một chương trình học nữa thì liệu có đạt được kết quả gì hay không? Môi trường GĐPT không phải là trường học mà là nơi “Vui chơi tu học”. Vui chơi là để thư giản, để giải tỏa năng lượng thừa của tuổi trẻ bằng những hoạt động lành mạnh và sự vui chơi năng động ấy làm bước đệm cho sự tu tâm sửa tánh. Tu học bao gồm giáo lý và phương pháp thực tập. Truyền đạt giáo lý cho các em không thể theo cách Thầy dạy trò mà theo cách Anh chia sẻ với Em, nghĩa là từ con tim đến con tim. Thông qua lý tưởng cao đẹp và cảm xúc tôn giáo, qua nhân cách của Phật và các bậc Thánh, những tấm gương hy sinh cao cả , vô ngã vị tha của quý Ngài sẽ là những ấn tượng đẹp khắc sâu vào tâm khảm của lứa tuổi đang định hình tính cách. Tuổi trẻ sẽ tự khắc họa đời mình cho phải đạo.Xây dựng chương trình thực tập thiền định như : thực tập thiền hành, thiền tọa, tăng cường khả năng chánh niệm tỉnh giác cho các em. Đây là xương sống của chương trình tu tập, cần được quan tâm sâu sắc của người huynh trưởng qua sự tu tập của chính bản thân mình. Thông qua sự thực tập – Tánh hạnh, ngôn ngữ của các em càng ngày càng chuẩn mực và tự giác cao hơn. Sự hướng dẫn của vị Thầy có kinh nghiệm sẽ là niềm cảm hứng lâu dài cho các em trên con đường tu tâm dưỡng tính của mình.Chúng ta thường tổ chức giao lưu giữa các đơn vị với nhau, hoặc tập hợp các đơn vị…qua các mô hình cắm trại với những nội dung và ý nghĩa theo truyền thống hay phong trào . Thường thì chúng ta chú trọng đến hình thức phô diễn những thành quả của các đơn vị. Một là để nói lên giá trị thực chất của một Đơn vị GĐPT. Hai là để đáp ứng một phong trào hay một yêu cầu nào đó của cấp trên. Nói chung đều nặng về hình thức và danh tiếng, chứ chưa thực sự vì chất lượng tu học và hạnh phúc của đoàn sinh. Có những đơn vị, sau khi tập hợp tất cả mọi khả năng, mọi điều kiện để đáp ứng yêu cầu phô diễn, đã để lại một khoảng trống lớn trong một thời gian dài của đơn vị mình. Sử dụng nhân lực tài lực theo cách đó sẽ kiệt sức rất nhanh vì sức lực nội tại vốn chỉ đủ để cầm cự qua ngày. Đức Phật dạy, như vậy gọi là “không biết tri lượng ngưu lực”(không biết dưỡng sức của con Trâu cày).Tóm lại, một đơn vị Gia Đình Phật Tử mạnh là một đơn vị gắn bó với ngôi chùa, với chư Tăng, với các tổ chức tu học khác trong ngôi chùa. Được sự thương yêu, đùm bọc của chư Tăng và của các Đạo hữu Phật tử. GĐPT phải là một mô hình tổ chức tu học cho Thanh thiếu niên, tồn tại bên cạnh mô hình tu học của người lớn tuổi. Sự gắn bó ấy mang ý nghĩa hoằng dương Phật pháp và tứ chúng đồng tu, sức mạnh của GĐPT nằm trong sức mạnh chung của đơn vị cơ sở của Phật Giáo là ngôi chùa. Ngôi chùa là nơi cung ứng con người làm tăng trưởng số lượng đoàn sinh, là nơi cung cấp không gian sinh hoạt, tiền bạc để duy trì tổ chức, đồng thời là nơi cho các em đoàn sinh thực nghiệm chân lý và phụng sự đạo pháp.Mối quan hệ các cấp trên ( Quận, Huyện, Tỉnh, Thành, Trung ương )với các đơn vị GĐPT sẽ chỉ tốt đẹp khi mối quan hệ ấy đem lại sự đoàn kết, sự phát triển, sự khích lệ và sự hứng khởi cho đoàn sinh. Cao hơn nữa, cho sự phát triển tốt đẹp của ngôi chùa, nơi cưu mang Gia Đình Phật Tử. Nếu không đạt được mục tiêu ấy, mối quan hệ sẽ nặng nề và giả tạo mang tính đối phó với nhau mà thôi.
Đạo Phật Việt nam đang chuyển mình để hòa nhập vào cộng đồng con Phật trên toàn thế giới với sứ mệnh đóng góp sức mình vào đời sống an bình cho nhân loại. Giáo hội Phật Giáo Việt nam cần khai thác điều kiện thuận lợi và tiềm năng của mình hiện có để lèo lái con thuyền Đạo pháp ra biển cả thời đại. Tôi nghĩ rằng, Gia Đình Phật Tử là một trong những tiềm năng ấy.
Thích Viên Giác
Châm Ngôn Và Năm Điều Luật Của Gia Đình Phật Tử Việt Nam
BI – Là cho vui, cứu khổ, diệt trừ mọi nỗi thống khổ cho chúng sanh. Ðạo Phật là đạo Từ bi, Ðức Phật là hiện thân của Từ bi, nên Phật tử phải là người thực hành hạnh Từ bi, đem vui cứu khổ cho mọi loài Người Phật tử cố gắng không làm đau khổ một ai, dầu là đối với súc vật. Người Phật tử không thản nhiên trước sự đau khổ của muôn loài. Phật tử phải ra tay cứu giúp. Phật tử đến đâu cần phải cố gắng diệt trừ đau khổ, đem hạnh phúc an vui gieo rãi cùng khắp.
TRÍ – Là hiểu biết sáng suốt cùng khắp, nhận chân được sự thật. Ðạo Phật là đạo Giác ngộ, Ðức Phật là hiện thân của Giác Ngộ, nên Phật tử phải là người thực hành Trí huệ, luôn luôn tìm hiểu, hướng tiến đến sự thật. Người Phật tử không cam tâm chịu dốt chịu mê mờ. Phật tử phải tìm hiểu học hỏi, luôn luôn tìm chơn lý, Phật tử khai sáng cho mình và còn có bổn phận khai sáng cho người, tự mình tìm hiểu để bày vẽ cho mọi người tìm hiểu. Phật tử học Phật Pháp tức là học pháp như Thật để tìm hiểu sự Thật, tức là học những phương pháp sống như Thật để hướng tiến đúng mục đích như Thật.
DŨNG – Là dũng mãnh tinh tấn, không yếu đuối, hèn nhát, luôn luôn quả cảm, không giải đãi, gián đoạn. Ðạo Phật là đạo Hùng lực. Ðức Phật là đấng Ðại hùng Ðại lực, nên Phật tử phải là người anh dũng quả cảm luôn luôn tiến đến Giác ngộ, giải thoát của đạo Phật, luôn luôn đem vui cứu khổ cho muôn loài, luôn luôn tìm hiểu, học hỏi khai sáng trí huệ cho mình, cho mọi người. Người Phật tử cố gắng vượt qua mọi sự thử thách gian lao, mỉm cười trước nguy hiểm, tự tại trước thất bại, vững chí cương quyết, dũng tiến trên con đường đạo.
B. NĂM ÐIỀU LUẬT CỦA GIA ÐÌNH PHẬT TỬ
1- Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
2- Phật tử mở rộng lòng thương tôn trọng sự sống.
3- Phật tử trau dồi trí huệ, tôn trọng sự thật.
4- Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
5- Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường Ðạo.
GIẢI THÍCH:
1- Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng là tôn Phật, Pháp, Tăng làm thầy; trọn đời quy ngưỡng, y chỉ Phật, Pháp, Tăng; lời nói, ý nghĩ, việc làm điều hướng về Phật, Pháp, Tăng; không theo Thượng Ðế, tà sư; không theo ngoại đạo, tà giáo; không theo bè đảng độc ác. Giữ giới đã phát nguyện: Giới là những giới luật của đức Phật chế như 5 giới của người tại gia. Trong năm giới ấy, tùy nguyện tùy sức đã thọ lãnh giới nào, thời triệt để giữ giới ấy, không lúc nào trái phạm. Nếu trái phạm thời phải làm lễ sám hối rồi cầu xin giữ lại.
2 – Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống – Phật tử thực hành hạnh Từ Bi, mở rộng lòng thương cùng khắp mọi người, mọi loài là tôn trọng sự sống của tất cả sinh vật. Phật tử không thương riêng thân mình, riêng gia đình của mình, mà phải mở rộng lòng thương cùng khắp mọi người, mọi gia-đình. Phật tử không thương riêng loài người mà còn thương yêu các loài sinh vật nữa. Phật tử tôn trọng sự sống nghĩa là không giết hại mạng sống của bất cứ sinh vật nào, mà còn phải bảo tồn, tôn trọng tất cả sự sống, dầu là sự sống của những sinh vật nhỏ nhiệm. Phật tử giữ giới không sát hại và ăn chay cũng là giữ điều luật nầy.
3 – Phật tử trau dồi trí huệ tôn trọng sự Thật: Phật tử thực hành hạnh trí huệ bằng cách phát chiếu trí huệ và tôn trọng sự Thật. Phật tử dùng trí huệ để tìm hiểu học hỏi, dùng lý trí để xét đoán, không mê tín dị đoan. Ðối với các học thuyết, Phật tử lấy trí phán đoán vô tư để tìm hiểu, nếu phải thì công nhận, nếu trái thì không tin theo. Ðối với Phật Pháp, Phật tử hết sức tìm hiểu chơn nghĩa của Phật, dùng lý trí phân tích, thiệt nghiệm tìm hiểu để thực hành, để sống như lời Phật dạy, vì Phật tử nhận rõ rằng chỉ có sự thiệt hành mới phát sinh trí tuệ con người. Phật tử tôn trọng sự Thật nghĩa là biết phụng sự lẽ phải và sự thật. Phật tử sẽ không nói láo vì nói láo là nói lời trái với sự Thật. Phật tử không xuyên tạc sự thật để mưu cầu danh lợi hay để bênh vực lòng tự ái của mình.
4 – Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm – Phật tử thực hành hạnh Thanh tịnh, hạnh hoa sen trong trắng; giữ gìn thân thể, lời nói, ý nghĩ, việc làm cho tinh sạch trong sáng. Phật tử giữ y phục, thân thể, sách vở, nhà cửa, sạch sẽ. Phật tử chỉ nói lời chân trực, hòa giải, như thật, nhu hòa. Phật tử không nghĩ, không làm các điều ác; chỉ nghĩ, chỉ làm những điều thiện có lợi mình và lợi người.
5 – Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường Ðạo – Phật tử thực hành hạnh Hỷ xã và Tinh tấn. Phật tử sống hỷ xả là luôn luôn hoan hỷ vui vẻ, dầu gặp những nghịch cảnh, trở lực. Phật tử vui vẻ hy sinh để giúp đỡ cứu khổ cho mọi người mọi loài, không để tâm ganh ghét thù hằn một ai. Phật tử tinh tấn trên đường đạo không dừng nghỉ, không thối thoát. Phàm làm việc gì thì làm đến kỳ cùng, cho đến khi thành tựu mới thôi. Dầu gặp thất bại, Phật tử không có quyền thối thoát, đình chỉ, rút lui. Dầu gặp nghịch cảnh trở lực, Phật tử phải luôn luôn gắng sức. Khi nào mục đích chưa thành tựu mỹ mãn người Phật tử vẫn phải hoan hỷ, xả bỏ tất cả, để dũng tiến trên đường Ðạo sáng.
Lời Đức Phật Dạy: Cuộc Sống Gia Đình
Người ta nhận biết mình nên quen ai và không nên quen ai trong số bạn bè.
Người mà người ta không nên quen là những người tham lam, ăn nói đưa đẩy, thích tang bốc hay hoang phí.
Người nên quen là những người hay giúp người khác, những người sẵn sàng chia sẻ hạnh phúc cũng như đau khổ với người khác, những người đưa ra lời khuyên sáng suốt và có sự cảm thông.
Người bạn đích thực, người bạn nên quen, luôn đi theo chính đạo, lo lắng cho phúc lợi của bạn bè, an ủi bạn bè khi gặp nghịch cảnh, giúp đỡ bạn bè khi túng thiếu, giữ bí mật của bạn bè và luôn đưa ra lời khuyên sáng suốt.
Thật khó tìm được người bạn như thế. Khi mặt trời sưởi ấm đất có ích, người bạn tốt cũng thế, sẽ chiếu sáng trong xã hội với những việc làm tốt đẹp của anh ta.
Đối với con, không thể đền đáp công ơn cha mẹ vì lòng thương bao la của cha mẹ dành cho mình, thậm chí có cõng cha bên vai phải và cõng mẹ bên vai trái suốt hang trăm năm đi nữa.
Nhưng nếu đưa cha mẹ đến với Đức Phật và giải thích cho cha mẹ nghe lời dạy của Đức Phật, và thuyết phục cha mẹ từ bỏ con đường xấu đi theo chánh đạo, làm cho cha mẹ từ bỏ lòng tham và tham gia cúng dường, người con đã đền đáp rất nhiều đối với công dưỡng dục của cha mẹ.
Phúc lành của Đức Phật luôn ở trong nhà nào có con biết kính trọng cha mẹ.
Gia đình là nơi tâm trí tiếp xúc với nhau. Nếu như tâm trí này thương yêu nhau thì gia đình giống như vườn hoa xinh đẹp, nhưng nếu tâm trí luôn bất hòa, gia đình chẳng khác nào bão táp tàn phá khu vườn.
Nếu bất hòa phát sinh trong gia đình, người ta không nên đổ lỗi cho nhau mà phải tìm hiểu lý do tận tường và đi theo chánh đạo.
Khi xưa có một người có đức tin sâu sắc. Cha anh ta mất khi anh ta còn nhỏ, nhưng anh ta sống hạnh phúc với người mẹ, sau đó anh ta lấy vợ.
Lúc đầu ba người sống với nhau hạnh phúc, do có sự hiểu lầm nhỏ, người vợ và mẹ chồng không thích nhau. Sự việc ngày càng nhiều cho đến khi người mẹ phải ra sống riêng.
Sau khi mẹ sống riêng, cặp vợ chồng trẻ sinh được một đứa con trai. Người ta đồn rằng chính con dâu bà nói, “mẹ chồng tôi lúc nào cũng quấy rầy tôi, lúc còn sống chung vợ chồng tôi chưa hề hạnh phúc, nhưng ngay sau khi mẹ chồng ra ở riêng, chúng tôi mới có được hạnh phúc này”.
Tiếng đồn khiến người mẹ chồng tức giận đến mức bà gào lên. “Nếu đuổi mẹ chồng ra khỏi nhà mới có hạnh phúc thì mọi thứ mới diễn ra đúng theo dự định. Sự công bằng phải biến mất khỏi thế gian này”.
Sau đó bà mẹ hét to, “Vậy thì chúng ta phải tổ chức đám tang cho sự “công bằng” này”. Giống như bà điên, bà mẹ chồng chạy ra nghĩa trang để tổ chức đám tang.
Một vị thần nghe được câu chuyện hiện ra trước mặt bà mẹ chồng và cố giải thích cho bà ta nhưng chỉ hoài công.
Sau đó thần mới nói với bà, “Nếu thế, ta phải đốt cháu và con dâu của ngươi cho đến chết. Như thế có làm vừa lòng ngươi không?”
Nghe câu này bà mẹ chồng mới biết lỗi của mình, xin tạ tội vì sự giận dữ của mình, và cầu xin thần hãy cứu mạng đứa cháu và con dâu. Đồng thời người vợ trẻ cùng chồng đã nhận biết được mình đã đối xử bất công với mẹ, nên ra nghĩa trang để tìm. Vị thần hòa giải cho cả ba người, sau đó họ sống chung hạnh phúc.
Sự công bằng không hề bị đánh mất trừ ph người ta từ bỏ bản thân mình. Sự công bằng đôi khi có vẻ biến mất nhưng thật ra nó không hề biết mất. Khi có vẻ như sự công bằng biến mất, là vì nó đang đánh mất sự công bằng trong tâm trí của con người.
Tâm trí bấ hòa thường mang theo tai họa. Hiểu lầm vụn vặt tiếp theo sau là đại họa, nên đề phòng chuyện này trong cuộc sống gia đình.
Trong cuộc sống gia đình, vấn đề là phải đáp ứng chi phí hằng ngày như thế nào là việc quan trọng. Mọi thành viên trong gia đình phải làm việc chuyên cần giống như loài kiến chăm chỉ và loài ong luôn bận rộn. Không ai ỷ lại vào lao động của người khác, hoặc mong đợi lòng hảo tâm của họ.
Trái lại, người ta không nên nghĩ những gì mình kiếm được đều hoàn toàn thuộc về riêng mình. Một số những gì mình kiếm được phải san sẻ cho người khác, phải để dành một số hộ thân, để riêng một số cho cộng đồng và quốc gia, và một số để cúng dường cho các thầy mộ đạo.
Người ta nên ghi nhớ không gì trên thế gian này gọi là “của tôi”. Những gì đến với con người đến với anh ta chỉ là sự kết hợp nguyên nhân và điều kiện, anh ta chỉ giữ được nó trong nhất thời, vì thế, anh ta không nên sử dụng nó một cách ích kỷ hoặc sử dụng những mục đích không xứng đáng.
Khi Syamavati, hoàng hậu – vợ vua Udayana tặng cho Ananda 500 bộ quần áo, Ananda tiếp nhận, trong lòng vô cùng mừng rỡ.
Nhà vua nghe chuyện này, nghi Ananda không thành thật, vì thế nhà vua gặp Ananda để hỏi xem Ananda sẽ làm gì với 500 bộ quần áo này.
Ananda đáp: “Tâu bệ hạ, đa số an hem đều ăn mặc rách rưới, thần sẽ đi phân phát số quần áo này cho an hem.”
“Ngươi làm gì với số quần áo cũ?”
“Chúng thần làm tấm drap trải giường cho anh em.”
“Ngươi làm gì với số drap trải giường cũ?”
“Chúng thần sẽ may áo gối.”
“Ngươi làm gì với số áo gối cũ?”
“Chúng thần sẽ làm tấm lót sàn cho anh em.”
“Ngươi làm gì với tấm lót sàn cũ?”
“Chúng thần sẽ làm tấm lau chân.”
“Ngươi sẽ làm gì với tấm lau chân cũ?”
“Chúng thần sẽ làm tấm lau sàn.”
“Ngươi làm gì với tấm lau sàn cũ?”
“Tâu bệ hạ, chúng thần sẽ xé vụn thành từng mảnh, trộn chung với bùn và dung bùn làm vữa trát tường ạ.”
Mỗi mặt hang được giao cho chúng ta phải được sử dụng với sự thận trọng theo cách hữu dụng nhất, vì nó không phải là “của chúng ta” nhưng chỉ được giao cho chúng ta trong nhất thời mà thôi.
Trích: Lời Phật Dạy, Bukkyõ Dendõ Kyõkai – Người dịch Nguyễn Văn Lâm, Pháp danh Thích MInh Thanh
Cập nhật thông tin chi tiết về Mục Đích Gia Đình Phật Tử trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!