Xu Hướng 6/2023 # Ngày Hẹn Hò [Oneshot # Top 7 View | Dtdecopark.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Ngày Hẹn Hò [Oneshot # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Ngày Hẹn Hò [Oneshot được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Author: Vân Charmer

Disclaimers: Họ là của nhau

Pairing: Seung Hyun & Ji Yong

Rating: T

Category: Romance

Summary:

“Em sợ bị lạc lắm, nhất là lạc lối trong tình yêu. Em có thể chịu đựng được tất cả các nỗi đau, duy chỉ có một điều em không thể chịu đựng được, đó là nhìn anh yêu người con gái khác”

“Hứa với em được không? Anh sẽ chỉ yêu một mình em thôi”

Vài dòng:

Đây là fic đầu tay của mình,nó được viết trong một chiều bấn loạn,lối dẫn dắt và ngôn từ nghèo nàn. Cái kết mình không hài lòng lắm,nhưng nghĩ thế nào mà mình quyết định để nó lại. Thật sự mình rất muốn viết angst nhưng có lẽ cách hành văn của mình không hợp với nó. Dù thế,nếu có dịp thì mình vẫn muốn thử.

Hôm qua nằm đọc lại fic thấy vài lỗi chính tả nên hôm nay mình edit nó, sẵn edit luôn cái rating :D. Mình không thêm bất kì tình huống hay hội thoại nào vào nhưng vẫn muốn chuyển rating sang T, vì trong này mình có đề cập một số chuyện có lẽ không hợp với rating K. Anw, sửa thì sửa vậy thôi chứ đây vẫn là một Oneshot nhẹ nhàng, đánh dấu bước đường viết fanfic của mình =))))

*****

Từng tia nắng nhỏ len vào giữa khung cửa chạm nhẹ vào mắt Ji Yong làm cậu nhướng mày khó chịu. “Mới ngủ có tí thôi mà”. Bướng bỉnh kéo cao tấm chăn qua khỏi đầu, Ji Yong gục mặt vào gối cố nấn ná giấc ngủ thêm vài phút. Cậu thật sự buồn ngủ lắm, hôm qua ngủ trễ thế mà.. Bỗng dưng một hơi thở nhè nhẹ phả vào cổ cậu kèm theo những cái mút mát ướt át cả tai.

“Yongie ah”. Vừa nói anh vừa dùng tay cố kéo tấm chăn ra khỏi đầu cậu. Nhưng đáp lại anh chỉ có vài tiếng “uhm..uhm” của cậu mà thôi. Anh vẫn còn kiên nhẫn lắm, bằng chứng là tiếp tục dùng cái giọng khàn khàn của mình gọi Ji Yong dậy.

“Dậy đi mèo nhỏ của anh. Em không nhớ hôm này là ngày gi sao?”

“Không mà, cho em ngủ”

“Tối về ngủ sau cũng được mà”

“Em chỉ muốn ngủ thôi, cho em ngủ”

“Vậy em ngủ luôn đi”. Anh buồn bực lê thân người ra khỏi cái giường king size của hai người, ánh mắt giờ đây thể hiện rõ sự thất vọng. Rồi anh đi ra khỏi phòng, tiếng ‘cạch’ hững hờ buông thỏng. Ji Yong giờ đây cảm thấy rất hạnh phúc, cậu không còn bị quấy phá nữa. Ngủ thôi, phải ngủ để lấy lại sức bù cho hôm qua. Ai bảo cái tên khủng long đó hành cậu cả đêm làm gi, rồi sáng nay lại không cho người ta ngủ, đồ con heo, đồ con gấu, đồ con trâu, đồ…

.

“Bướm này, nhiều bướm quá”

“Hyunie à lại đây nhanh lên”

“Sao Hyunie chậm chạp quá vậy, bươm bướm bay mất rồi”

“Ơ, Hyunie đâu rồi?”

“Seung Hyun anh đâu rồi?”

“Em không có biết đường đâu..đừng bỏ em lại mà”

“Hyunie ơi”

“Seung Hyun..”

.

“Hyunie”. Ji Yong hoảng hốt ngồi bật dậy, miệng thì cứ luôn mồm gọi, dáo dát nhìn xung quanh nhưng không thấy anh đâu cả. Bất cứ khi nào Ji Yong mở mắt thức dậy thì đều có Seung Hyun bên cạnh. Rồi cậu sẽ bị bàn tay to lớn của anh vò rối mái tóc tơ mềm, sẽ bị giọng nói ồm ồm của anh phả mạnh vào gáy làm Ji Yong nhột không thể tả. Nhưng bây giờ anh đâu rồi? Sao lại không có ở đây? Lục lọi lại chút kí ức nhập nhoè của mình, cậu lờ mờ nhận thức được chính vì tật mê ngủ của mình mà Seung Hyun giận dữ bỏ đi. Nhưng thường ngày anh rất thương cậu cơ mà, sao lại có thể vì chuyện cỏn con này mà bỏ rơi cậu chứ. Không phải, không phải đâu. Nhớ lại nào, cố gắng nhớ lại nào.

“Ji Yong ngốc, ráng nhớ lại xem”. Tự cốc đầu mình mấy cái để bộ não đang mơ ngủ của cậu trở về với hoạt động hằng ngày của nó. Có vẻ như đã có tác dụng rồi, trong đầu Ji Yong bây giờ hiện mờ mờ hình ảnh anh và cậu đang vui mừng đánh dấu vào lịch của hai người những hàng chữ nhỏ nhỏ xinh xinh kèm theo vài hình trái tim chíu chíu. Phải rồi, hôm nay là ngày kỉ niệm của hai người cơ mà, sao cậu lại có thể quên được chứ, anh giận cũng phải thôi, còn than thở kiếm tìm gi nữa.

“Ngày đặc biệt như thế mà Ji Yong dám quên, Ji Yong ngốc, Ji Yong ngu, Ji Yong đáng chết thiệt mà. Phải đi xin lỗi Hyunie, phải làm tất cả những điều Hyunie yêu cầu để chuộc lại lỗi lầm. Chỉ có cách đó thôi”. Có một người đang ngồi đây tự đánh vào đầu mình, tự hành hạ bản thân mà không biết rằng ngoài kia có một người đang đứng cười khả ố như một thằng ngố..

.

“Hyunie à”. Cậu đang điều khiển cái giọng và khuôn mặt của mình lên mức độ quyến rũ cao nhất để mè nheo với cái con người đang ngồi tự kỉ một góc đằng kia.

“…”. Đang giận lắm này, đừng tưởng làm người ta tức máu tràn lên não rồi dùng cái chiêu đó là huề nha. Seung Hyun à, không được mềm lòng.

“Thôi mà, cho em xin lỗi mà. Giận mặt xấu lắm không yêu đâu”. Cái tên này, ỷ đang giận người ta làm cái mặt hầm hầm thấy ghét. Nếu không phải cậu đang là người có lỗi thì còn lâu mới có trò năn nỉ nhá.

“Không yêu thì thôi”. Cuối cùng con khủng long cũng chịu lên tiếng rồi. Seung Hyun à sao ngu dữ vậy, tính giận người ta luôn mà sao người ta mới nói có mấy câu, mới đá lông nheo có mấy cái mà xìu lòng lẹ vậy, đã vậy còn nói ra cái câu ngu chưa từng thấy.

“Nhớ nhá. Này là anh nói à nha, nhớ đó”. Nói rồi cậu ngủng nguẩy bỏ đi với vẻ thích thú lắm nhưng thật ra thì mắt bắt đầu ầng ậc nước. Không yêu thì thôi hả, sao nói chuyện dễ nghe quá vậy. Có giận người ta thì cũng phải nói chuyện làm sao cho người ta thấy mình có lỗi mà hạ giọng năn nỉ chứ. Hết yêu cậu rồi hay sao mà câu đó tuôn ra khỏi miệng nhanh quá vậy.

Seung Hyun hình như đã nhận ra được lỗi lầm ‘to lớn’ trong câu nói giỡn chơi của mình nên vội chạy theo ôm cậu lại.

“Anh giỡn mà”. Tay Seung Hyun nắm chặt lấy cổ tay cậu làm nó sưng đỏ lên. Anh biết là cậu sẽ đau vì mình dùng lực mạnh nhưng chỉ có cách này mới giữ cái con người ngang bướng như Ji Yong lại được.

“Đi mà giỡn mình anh, tôi không rảnh”. Lật ngược thế cờ sao? Ji Yong quả thiệt là tài giỏi, không những chuyển phần thắng sang mình mà còn làm cho con khủng long đằng kia tức bốc khỏi, máu tràn lên tới não.

“Em bận lắm hả?”. Tiếng nói nhỏ dần phà xuống cái cổ cao trắng ngần của Ji Yong làm cậu mất bình tĩnh mà lùi về sau một bước. Tên khỉ này, nói đàng hoàng không được hay sao cứ khoái chọn điểm yếu của cậu mà đả kích nó. Đồ bỉ ổi.

“Ừ, bận lắm. Bận nhiều việc lắm”

“Việc gi”. Nói đến đây thì anh di chuyển đôi môi mỏng tang gợi tình của mình lên mép tai cậu, day day vành tai rồi cắn nhẹ nó khiến Ji Yong khẽ kêu lên một tiếng.

“Anh hỏi làm gi, không phải việc của anh”. Cậu thiệt là hết bình tĩnh rồi, cái con người gi mà dai như đỉa, cứ hỏi mãi những câu làm khó người ta.

“Thế việc của ai?”. Lại nữa. Tha cho cậu đi, sao anh cứ hỏi mãi những câu không thể có câu trả lời này vậy. Ji Yong biết là mình có lỗi trước, vì mình mê ngủ mà quên ngày kỉ niệm hẹn hò của anh với cậu nhưng anh cũng có lỗi mà, anh nói câu đó làm cho cậu đau lòng, làm cậu nghĩ lung tung rằng anh không còn yêu cậu nữa. Thế thì huề nhau rồi còn gi, cớ sao anh cứ làm khó cậu mãi..

“Việc của em”. Trong cậu bây giờ chỉ còn những mảnh vỡ cuối cùng mang tên ‘bình tĩnh’ thôi, không khéo anh làm nát vụn nó mất.

“Việc của em là việc của anh”

Môi anh lướt nhẹ lên môi cậu, nhấn nhá vài cái rồi mút nó, tận hưởng vị thơm nồng của dâu tây chín mọng. Lưỡi anh quấn lấy lưỡi cậu, lảo đảo vài vòng rồi lật tung vòm miệng cậu mà khám phá. Seung Hyun cướp cạn cả những hơi thở còn sót lại của Ji Yong, bấu chặt lấy eo cậu, ép sát thân nhiệt nóng sực của mình vào người cậu. Quấn nhau cả mấy phút sau đó, anh mới thả cậu ra. Đã thế còn hun chóc một phát rõ kêu lên bầu má của cậu đã chuyển sang đỏ gay từ lúc nào. Ji Yong thở không còn nổi nữa, quờ quạng bầu không khí trước mặt trong khi tay chân thì mềm nhũn ra, người thì chẳng còn tí hơi sức nào bấu víu.

Trong khi Ji Yong chưa kịp bình tĩnh trở lại sau chuyện vừa rồi thì đã nghe bên tai giọng nói ồm ồm của ai kia.

“Đi thôi em. Trễ rồi”. Cái con người ấy vừa nói vừa lấy chiếc áo khoác vắt ở ghế sofa tròng vào chiếc áo thun cộc tay đang mặc. Bên này, một người nào đó ngước đôi mắt cún con rồi vẩu cái miệng xinh xẻo kia nhìn anh.

“Đi đâu?”

“Còn đi đâu. Em quên thiệt rồi hả”. Cái con người ấy vừa hạ hoả miệng thì cười cười chưa được năm phút giờ lại muốn lên máu tiếp còn miệng thì mếu mếu mà không rõ lí do.

“Đâu. Em nhớ mà. Nhớ rõ lắm íh. Đợi em chút”. Nhưng nhớ ra điều gi quan trọng, cậu nói nhanh rồi chạy lên phòng, cởi bộ đồ ngủ in hình khủng long nhằng nhịt ra, rồi mặc lên người áo ba lỗ trắng rộng thùng thình, bận cái quần cũng thùng thình nốt. Ngắm nghía trước gương thoả thích rồi Ji Yong chân sáo lí lắc chạy xuống quàng tay con khủng long ra khỏi nhà.

.

Rạp chiếu phim đông quá, chật cứng hết người. Bàn tay ai đó khẽ nắm chặt lấy bàn tay mềm mại của cậu hơn, sợ cậu lạc mất chăng?

“Em ở đây chờ anh”

“Nhanh đó, em sợ lạc”

“Ngốc”. Búng nhẹ ngón tay lên chóp mũi dễ thương của cậu, anh khẽ cười rồi lách thân mình qua hàng người kia. Chỉ còn Ji Yong ở đây, cậu đảo mắt ngắm nghía xung quanh, ngạc nhiên không hiểu tại sao hôm nay ở đây lại đông đến thế. Nhiều người cũng kỉ niệm hẹn hò ngày hôm nay à?

Mãi đắm mình vào những suy nghĩ không hồi dứt, cậu đâu biết rằng con khủng long đằng kia đang nhìn mình và nhe miệng cười hết sức nhăn nhở.

“Yongie à, mặt em ngố quá đi”

“Rồi sao?”. Cậu hất cổ đưa mắt nhìn lên cái tên đáng ghét trước mặt, tay thì vo thành nắm giả vờ giơ lên đánh tên hâm đần ấy.

“Nhưng mà anh yêu. Mình đi thôi cưng”. Kéo cậu ra khỏi đám đông đó, tay anh siết chặt lấy bàn tay Ji Yong lướt qua những dãy ghế chờ đã chật kín người. Rạp phim bây giờ đã bắt đầu soát vé, trong lúc chờ đợi Ji Yong lại bắt đầu tíu tít với Seung Hyun.

“Anh là đồ con heo, hẹn hò gi mà xem phim hoạt hình, chán muốn chết”

“Yongie thích phim hoạt hình mà phải không? Vả lại trong này có công chúa tóc dài đẹp lắm..”

“A ra là anh xem phim này để ngắm công chúa của anh hả. Tôi không thèm, tôi đi về”. Nghe đến đây là máu nóng cậu dồn hết lên não, cái con khủng long chết tiệt, dám khen gái trước mặt cậu à. Được dịp Ji Yong giằng mạnh tay Seung Hyun xuống quay mặt định bỏ về. Nhưng anh làm gi cho cậu cơ hội đó, Seung Hyun nắm chặt lấy cổ tay Ji Yong rồi ôm sát cậu vào người mình trước ánh nhìn ghen tỵ của bao cô gái đứng sau. Ra là hoa đã có chủ, làm nãy giờ những người ấy mơ tưởng, mộng du tưởng rằng họ đã gặp được bạch mã hoàng tử của mình.

“Nhưng chỉ có công chúa này mới làm anh yêu thôi”. Nói rồi anh hít mái tóc cậu, nhẹ nhàng tặng cho nó một nụ hôn.

“Tôi không phải công chúa, bỏ tôi ra”. Làm gi có chuyện Ji Yong dễ dàng tha thứ được, hôm nay Seung Hyun đã gây tổn thương Ji Yong những hai lần, nịnh bợ vài câu là bỏ qua sao?

“Em là công chúa của anh. Không phải sao?”. Con ngươi màu khói của anh bắt gặp ánh nâu của cậu, xoáy thẳng vào nó làm đồng tử của Ji Yong run run. Ji Yong rất sợ nhìn thẳng vào mắt anh, và những lúc như thế này, nó sắc sảo hơn thường ngày rất nhiều.

“Sao không trả lời?”. Tiếp tục xoáy sâu, tiếp tục hỏi những câu làm người đối diện không thể trả lời, Seung Hyun, anh quả thật rất tài giỏi.

“Điên”. Ji Yong vùng vẫy mạnh, thoát khỏi bàn tay to lớn của con người đáng ghét kia. Tay chỉnh lại mái tóc đã rối bời.

Thế rồi ai đó lòng thầm nguyền rủa người yêu mình dữ dội lắm cũng ngoan ngoãn tay trong tay bước vào rạp phim với tên ấy, còn cười rạng rỡ như thể chưa có chuyện gi xảy ra nữa chứ. Khi yêu, con người ta dễ thay đổi tâm tính thế sao?

Trong rạp lúc này tối lắm, chẳng còn thấy gi nữa. Ji Yong chỉ bước theo Seung Hyun đang nắm chặt lấy tay cậu và mắt chỉ thấy được ánh điện lập loè của cây đèn pin từ tay anh nhân viên xếp chỗ. Đông quá, người ngồi chật hết ghế rồi. Cuối cùng cũng tìm được chỗ ngồi, ngay chính giữa trung tâm hàng năm thì phải, Ji Yong không nhớ rõ nữa. Vì Ji Yong đang rất thích thú với chiếc kính 3D của mình, cậu không đeo mà cứ săm soi nó trên tay, rồi lại quay sang nhìn Seung Hyun cười nắc nẻ. Đã thế còn quàng tay ôm ấp chụp hình kỉ niệm nữa, chụp liền mười mấy tấm chứ ít gi, mãi khi anh nhân viên lại nhắc nhở thì cậu mới bĩu môi tắt máy đi.

Kĩ xảo trong phim rất đẹp, cả nội dung cũng hay nữa. Mà phải công nhận công chúa vô cùng đẹp, tóc nàng dài ơi là dài, nó có màu tơ óng, còn rất mềm mượt nữa, thảo nào Seung Hyun không khen cho được. Ji Yong thầm nghĩ nếu tóc mình cũng dài như thế thì sẽ ra sao? Chắc sẽ đẹp lắm, mà Ji Yong không thích màu vàng đâu, Ji Yong thích tóc mình màu hồng cơ. Nhưng Seung Hyun không cho Ji Yong nhuộm màu hồng, anh chỉ thích Ji Yong để tóc màu bạch kim thôi, vì anh nói khi ấy trông Ji Yong giống thiên thần lắm, và anh yêu thiên thần ấy rất nhiều. Nhưng tóc bạch kim để dài sẽ không đẹp, sẽ già lắm, sẽ giống như những quả phụ trong phim cậu hay thấy. Mà già rồi, Seung Hyun sẽ không yêu nữa phải không? Dù thế Ji Yong vẫn thích để tóc dài, cậu sẽ thắt bím giống nàng công chúa trong phim nè, sẽ mặc váy và quay vòng bên tay Seung Hyun nữa nè. Nhưng Ji Yong là con trai mà, làm sao để tóc dài được chứ.

“Nhưng anh nói là thích công chúa tóc dài mà. Mình không phải công chúa, càng không có tóc dài giống cô ấy. Vậy ra Seung Hyun không thích mình sao?”. Cõi lòng cậu đang lên tiếng đầy mâu thuẫn, Ji Yong biết anh rất yêu cậu, anh chẳng thèm ngó ngàng đến những cô gái xinh đẹp ngoài kia đâu. Nhưng sao Ji Yong vẫn thấy nhói ở tim nhiều lắm.

“Nghĩ gi mà mặt nghệch ra vậy mèo nhỏ?”. Hôm nay Ji Yong cứ lơ ngơ sao ấy, chẳng giống cậu ngày thường nữa. Seung Hyun lo lắng lắm, không biết mình có làm sai ở đâu không.

“À không, không có gi đâu”. Cậu chối bay chối biến.

“Thiệt không?”. Biết ngay là cậu lại nói dối. Mặt mày cậu đỏ ửng, tay thì hươ hươ lung tung.

“Em đói, mình đi ăn nha”. Thế rồi Ji Yong kéo tay anh đi, mặc cho trong anh bây giờ muôn ngàn câu hỏi muốn được cậu trả lời.

.

Sau khi nạp năng lượng cho bao tử luôn-luôn-rỗng-ruột của mình, cậu và anh dắt tay nhau đến khu vui chơi. Hai người chơi đủ hết các trò trong đó, từ con nít như bập bênh, xích đu, cầu tuột đến mạo hiểm gợn cả tóc gáy kén người chơi. Thoả thích rồi lại kéo nhau đi ăn kem, vừa ăn vừa dí nhau chạy vòng vòng. Mệt lử rồi cả hai ngồi bệt xuống ghế đá, nhìn nhau vừa thở vừa cười.

“Yongie này, hôm nay em lạ lắm. Có chuyện gi sao? Kể anh nghe đi”. Seung Hyun vẫn không tin là Ji Yong đang ổn theo cách mà cậu nói. Trong tâm anh hiểu, người yêu bé nhỏ của anh chắc chắn có khúc mắc giấu kín trong lòng.

“Không có mà”. Ji Yong hươ hươ cánh tay, gò má lại bắt đầu ửng đỏ.

“Em nói dối rất tệ”. Lắc đầu nhìn cậu, nhẹ nhàng đưa tay miết lên khuôn mặt đáng yêu ấy, anh kéo cậu rúc đầu vào bờ ngực vững chãi của mình.

“Seung Hyun à..anh..anh thích con gái tóc dài lắm hả?”. Không hiểu tại sao cổ họng Ji Yong bỗng khô cháy, từng lời nói của cậu cứ dính cứng ở thanh quản, nghẹn ngào mãi mới nói ra được.

“Không có. Sao em lại hỏi thế?”. Seung Hyun gì sát Ji Yong vào ngực mình, tay xoa xoa lấy tấm lưng nhỏ bé của cậu. Ji Yong quả thực là không ổn rồi.

“Khi nãy anh nói cơ mà, anh còn nói là..là..sẽ không..yêu em nữa”. Cơ thể Ji Yong khẽ run, dòng nước mặn đắng được thể tuôn ào ạt.

“Anh đâu có, em lại nghĩ lung tung nữa rồi hả. Anh chỉ yêu mỗi con mèo nhỏ hay làm nũng này thôi”. Ghé sát vành tai cậu anh khẽ rót vào đó giọng nói trầm khàn của mình, rồi dùng môi day day, khiến tai Ji Yong đỏ ửng.

“Anh xạo. Em không tin”. Ji Yong cũng tự thấy là bản thân mình suy diễn nhiều quá, nhưng nếu không phải do anh trước thì cậu đâu có hành hạ tâm trí như thế này.

“Làm sao em mới tin?”

“Em không biết”

Nâng khuôn mặt lem nhem nước ngước nhìn mình, anh đặt nụ hôn lên những giọt lệ đang chảy của Ji Yong, hôn cả hai mắt đỏ hoe và cánh mũi nhỏ nhỏ xinh xinh của cậu nữa. Chợt dừng lại ở đôi môi mềm mại của Ji Yong, Seung Hyun khẽ cười, rồi mắt nhằm nghiền lại, đôi môi mỏng chạm vào đôi môi anh đào bên dưới, quấn lấy nhau hoà vào vũ điệu tình yêu. Trao nhau hơi thở, trao nhau cả những câu trả lời cho mớ bong bong hai người đang mắc phải, và trao nhau cả những yêu thương. Hạnh phúc chỉ đơn giản là thế, có anh có em, chẳng màng thế giới này có thay đổi ra sao, rung chuyển như thế nào, chỉ cần hai ta ở bên nhau. Chỉ cần hai ta ở bên nhau mà thôi..

“Chúng ta về thôi”. Đẩy nhẹ Ji Yong ra, Seung Hyun khẽ nói rồi nắm lấy tay cậu kéo đi. Ji Yong ngoan ngoãn đi theo, tay khẽ đan chặt vào đôi bàn tay to lớn hơn, nép sát cả người tựa vào vai Seung Hyun. Bóng tối nuốt trọn bầu trời, chỉ còn thấy trên cao nàng trăng đang vui vẻ tíu tít trò chuyện với ông sao, khẽ nhướn người soi sáng cho đôi trẻ bên dưới.

Anh và cậu vẫn tiếp tục tíu tít, vẫn tiếp tục hờn dỗi, nhưng lại tiếp tục huề nhau và rồi lại tiếp tục yêu nhau. Ai bảo khi sinh ra họ đã là của nhau làm gi?

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Ca Dao, Tục Ngữ, Hò Vè Bình Định

   

1. Ca Dao Tục Ngữ, Hò Vè Bình Định: Con Người và Lịch Sử

Văn học dân gian, một mảng không nhỏ trong nền văn học Việt Nam đã có từ lâu đời là dòng suối con ngọt lành đổ về dòng sông xanh mẹ văn học. Ca dao, tục ngữ, dân ca, hò vè lại là một mảng không nhỏ nữa trong văn học dân gian bao gồm: Thần thoại, Cổ tích, Truyện cười, Ngụ ngôn. Tục ngữ, ca dao, dân ca, hò vè là tiếng hát bình dị, mộc mạc, phong phú của cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Trong phần tổng kết quá trình sưu tầm văn học dân gian ở Bình Định (miền Trung), người viết xin trình bày vắn tắt với trích dẫn một phần nhỏ sưu tầm được từ xã Nhơn Hậu, An Nhơn (với 360 câu ca dao, 120 câu tục ngữ, hò vè). Bình Định giáp ranh giới với Phú Khánh (bao gồm hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên). Non sông với những lằn ranh thay đổi theo lịch sử. Con người nằm trong hoàn cảnh ly tán. Bởi vậy, dân gian hát ru: Ai về Bình Định thăm cha Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em. Dị bản: Ai về Bình Định quê ta Phú Yên quê chị, Khánh Hòa quê em. ”Mẹ”, ”Chị” và ”Em” được trùng phùng. Hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên nhập lại thành Phú Khánh còn ”Cha” thì nhập vào với dì ghẻ ”Quảng Ngãi” thành ra Tỉnh Nghĩa Bình. Mỗi địa danh đều có một nét đặc sắc riêng biệt của nó về lịch sử, thắng cảnh và văn học khó mà lẫn lộn.

I. Bình Định: Con người và lịch sử: Đất Bình Định xưa thuộc bộ Việt Thường – một trong mười lăm bộ Văn Lang. Bình Định gắn liền với thành Quy Nhơn (Hoài Nhơn năm 1602, thời Nguyễn Hoàng) và gắn liền cái tên với lịch sử lừng lẫy một thời: Thành Đồ Bàn (còn gọi là Vijara-Chà Bàn – Kinh đô của Chiêm Thành). Trải qua bao cuộc huyết chiến đẫm máu tàn khốc giữa Việt Nam và Chiêm Thành, giữa anh em Bắc – Nam, Trịnh – Nguyễn, giữa hai họ Nguyễn Ánh và Nguyễn Tây Sơn; thành Quy Nhơn bị phá bởi Nguyễn Ánh và được đổi tên là thành Bình Định vào năm 1799. Lịch sử Quy Nhơn – Bình Định được ghi thêm vào một thành ngữ ”Một Vương, hai Đế” để ám chỉ nhà Tây Sơn gồm Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ với các danh tướng Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng, Bùi Thị Xuân… Bên cạnh đó, Bình Định lại có thêm Mai Xuân Thưởng và phong trào Cần Vương với Bùi Điền, Nguyễn Cang, Nguyễn Hoá… cùng Trần Quý Cáp, Trịnh Phong của Khánh Hòa ghi vào lịch sử hai tỉnh những trang sách vẻ vang. Bao nhiêu vết tích (đổ rồi xây), bao nhiêu sự nghiệp (lên và xuống), bao nhiêu máu xương, nước mắt (thù và mình) đã tạo cho mảnh đất Bình Định một nét hào hùng riêng biệt ít nơi nào có. Văn học đi cùng lịch sử. Văn học Bình Định với mảng văn học dân gian (phần ca dao, tục ngữ, hò vè, đối đáp) vẫn sinh sôi, nẩy nở từ bối cảnh hào hùng nhưng cũng nhuộm màu thê lương, đậm đà sự duyên dáng vốn có của ca dao, dân ca; ý nhị của hò vè và không mất cái thâm thúy, sâu sắc của tục ngữ. Mảng này gồm ba phần: Thắng cảnh, Hương vị đặc biệt và Lịch sử:

Người đẹp phải moi óc để biết do chính là vua Bảo Đại xây. Ăn bánh xèo xong, đố lịch sử cũng đã, người ta quay về với thi nhân: Em về Ghềnh Ráng, em có nhớ dáng thi nhân Tuổi đời lận đận, mạt vận là ai kia drậy cà? (Nguyên lời kể ”Tuổi đời lận đận, mạt vần là ai kia drậy cà ?” Người chép xin được đổi một từ ”mạt vần” thành ”mạt vận” cho hợp nghĩa với cuộc đời tàn phế thương đau của Hàn Mặc Tử). Mộ Hàn Mặc Tử từ Quy Hoà dời ra Ghềnh Ráng là một nơi người để người hâm mộ đi về chia xẻ, thương xót kiếp phế nhân của một tài hoa có số phận hẩm hiu. Quy Nhơn có thành quách lịch sử. Quy Nhơn có mộ địa thi nhân. Quy Nhơn còn là nơi của ”Bàn thành tứ kiệt” trong tục ngữ: ”Nhất Yến, nhì Hàn, tam Lan, tứ Quách” (na ná như ”Nhất dáng, nhì da, thứ ba là mốt”) để ám chỉ bốn thi nhân: Yến Lan, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn. Quy Nhơn từ dạo ấy đã nổi tiếng là thành phố của thi ca. Những con số thứ tự, người viết nghĩ không phải để xếp hạng mà chỉ là cho suông câu, suông miệng. Nếu có thể, người viết xin thêm: ”Nhất Yến, nhì Hàn, tam Lam, tứ Quách, ngũ Thanh” (đó là nhà thơ Thanh Thảo). Quy Nhơn, thành phố của thi ca, của nét đẹp thiên nhiên với những tấm lòng chân chất, quật cường. Quy Nhơn là chứng nhân lịch sử đưa vào Bình Định những trang lịch sử kinh hoàng, thảm khốc.  

1. Thắng cảnh: Vì đây là bài viết sưu tầm nên toàn hầu hết, người viết chỉ ghi lại những gì ”mắt thấy, tai nghe” những lời kể, những câu ca dao. Những câu ca này, phần lớn có nhiều dị bản (theo tính đặc thù riêng của mảng tục ngữ, ca dao, dân ca). Quy Nhơn có rất nhiều thắng cảnh mà ca dao ghi lại: Quy Nhơn có tháp Chòi Mòi Có đầm Thị Nại chạy dài biển đông. Hay ướt át hơn: Đứng trên Quy Nhơn nhìn lại bán đảo Phương Mai Cạnh đầm Thị Nại nhớ ai hôm nào? “Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai?” như một điệp khúc không dành riêng cho Bình Định nhưng bán đảo Phương Mai hay đầm Thị Nại với nguồn thủy sản hấp dẫn thì lại là của riêng Bình Định mà chẳng nơi nào có. Đầm Thị Nại ”nhớ ai” không ai biết nhưng nỗi nhớ đó chính là nỗi nhớ của lịch sử. Nhớ ai? Là nhớ những người đã đổ máu giữa hai cuộc chiến do hai dòng họ Nguyễn với Nguyễn Vương từ Gia Định ra Diên Khánh, tiến quân ra Quy Nhơn qua cửa Thị Nại chăng? Người kể không chắc chắn còn người viết chỉ ”đoán già, đoán non”. Nhưng hai câu ca dao này thì rõ ràng hơn: Khéo khen con tạo trớ trêu Nắn nguyên Bãi Trứng nhớ tổ tiên là Âu Cơ. ”Bãi Trứng” đưa chúng ta về ”Sự tích trăm trứng” – cổ tích mà cũng như thần thoại về những người Việt Nam cùng cha, cùng mẹ ”con Rồng, cháu Tiên” trên đất Việt Nam nói riêng và đất Bình Định nói chung. Nhìn cảnh nhớ người, nhìn vật nhớ lịch sử, câu ca dao này có giá trị như một chứng nhân nguồn gốc tổ tiên. Quy Nhơn quả có địa điểm du lịch là ”Bãi Trứng”. Nó gồm hàng ngàn hòn đá xanh, tròn nhẵn được xếp đặt rất công phu và khéo léo bởi bàn tay thiên nhiên làm du khách có thể liên tưởng đến một ”Hòn chồng” ở Đồng Đế – Nha Trang. Nếu Bình Định có ”Bãi Trứng” là ”Hòn vợ” thì ở Khánh Hòa có ”Hòn chồng” ứng với cái câu: Bình Định nghĩa vợ. Phú Khánh tình chồng Quy Nhơn triền sóng vỗ lòng núi sông. ”Bãi Trứng” nằm trong khu du lịch Ghềnh Ráng và lọt trong ”Bãi tắm Hoàng hậu”. Con tạo thật khéo trớ trêu nhưng nếu tạo hóa đã nắn ra một ”Hòn vọng phu” trong nắng, trong mưa làm nhũng lòng bao nhiêu người nhớ về cổ tích, đã tạo ra một ”Hòn chồng” ngàn năm sóng xô thì tại sao không thể cho ra một hòn vợ là bãi trứng của bà Âu Cơ? Nào Bãi Tiên, nào Tháp Cánh Tiên, nào khu Quy Hòa… với từng con sóng vỗ miên man… …Vào Ghềnh Ráng nhớ lại nàng Nam Phương hoàng hậu giăng màn… tắm ở đây. Ý ca dao như bổ sung cho ”Bãi Trứng” nhưng nghe sao có chút gì đó mai mỉa. Té ra, người ta đang ”trách nhẹ” vị vua cuối cùng của Nguyễn triều là Bảo Đại đã học cách Đường Minh Hoàng phung phí của cải mà cúc cung cho ”người đẹp” trong lúc nước nhà loạn lạc ”một cổ hai tròng” là Nhật – Pháp trước năm 1945. Rồi sau đó, người bản xứ cũng quay về tâm tình mặn mà của quê hương: Ai về thăm cảnh An Khê Sông Ba chồng nhớ vợ nhà Sông Côn. Nét đặc trưng của ca dao viết về quê hương thường mở đầu: ”Ai” đầu câu rồi ghép: Ai đi? Ai về? để biểu đạt tình cảm dạt dào mong muốn có người chia xẻ. Tại sao gọi hai con sông trên là vợ, là chồng; những người bản xứ suy đoán: Có lẽ vì mối quan hệ thân thiết giữa hai con sông này thông vào nhau như duyên chồng vợ: Cù lao xanh thương anh ở đảo Sông Hà Giao dạo khúc tâm tình. Mong sao hai đứa tụi mình Như mây với nắng bóng hình có nhau. Sông Hà Giao cũng là tên của sông Côn nhưng vì sao có hai tên như vậy thì người Quy Nhơn cũng chịu. Thế nhưng có một điều, người ta chắc chắn rằng: Con sông Côn vợ này dịu dàng lắm. Cô ta không tác yêu, tác quái mới dạo được “khúc tâm tình” với những người ở đảo. Những Hầm Hô, Sa Khổng Lồ, Hòn Ngang, Hòn Trống, Hòn Chiên, Hố Rùa… đã tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên mà người đến thăm một lần qua, nhớ mãi! Đất trời nơi đâu thế nào, con người ở đấy thế ấy. Nếu thiên nhiên đã hậu đãi người Quy Nhơn, đất Bình Định thì người Bình Định, dân Quy Nhơn chẳng thể bạc bẽo ở tình người. Tình người ngọt lịm trong hương vị Quy Nhơn.  2. Hương vị đặc biệt của xứ Rùa: Những đặc sản ở vùng quê biển, người ta không lạ nhưng có một vài món lạ ở xứ Rùa mà nhiều người chưa có diễm phúc nếm qua. Đó là những món bánh dún, bánh gõ bột mì, bánh tráng sữa… có ở nông thôn Bình Định. Những bánh ít, bánh rế, bánh tai vạc, kẹo đỗ, chanh ngào đường… cũng đi vào ca dao: Thương em vất vả với cái bánh mõ bột mì Nhưng em đừng nghĩ anh chỉ vì này nọ kia. Anh ”drìa” đến huyện Hoài Ân Kiếm trà ”Cam Khổ” chia ngọt bùi cùng em. (Người viết đổi ”về” thành ”drìa” cho đúng với âm tiếng nẫu). Kẹo đỗ, bánh mõ Bình Định, người viết bài được thử qua nhưng ”Trà Cam Khổ” với cam lai thì… cam đoan chả ai mời người sưu tầm văn học này uống một hớp để thử xem hương vị đắng, ngọt tới mức nào! Nhưng câu thành ngữ này là chìa khóa ”vừng mè ơi, mở cửa“: ”Trái đắng khổ qua, bạn trà Cam Khổ”. Đọc lên là biết ngay hương vị loại trà này: Đắng nghét. Cây trà này mọc từ Núi Chúa ở Hoài Ân. Người Bình Định đã uống trà đắng này mà ”cam khổ” để ”chia ngọt, bùi cùng em” là khẳng định một tấm chân tình hiếm có. Đàn ông, con trai Bình Định chịu đắng. Đàn bà, con gái Bình Định chịu roi: Trai Quảng Ngãi. Gái Bình Định Roi Thuận Truyền. Quyền An Thái. Hay: Ma Bình Thuận. Cọp Khánh Hòa Gió Tu Hoa. Góa Bình Định. Đọc lên, người ta ngấm ngầm hiểu đàn bà con gái Bình Định là ”dữ dằn” không thể chọc ghẹo. Nét dữ dằn ấy lại có tính chất lịch sử: Ai về Bình Định mà coi Con gái Bình Định cũng biết đi roi, đi quyền. Dị bản: Ai về Bình Định mà coi Con gái Bình Định bỏ roi, đi quyền. Hoặc: Ai về Bình Định mà coi Con gái Bình Định cưỡi voi diệt thù. Một nét căn bản khác nổi bật vẫn là sự cần cù với một mái gia đình chăm chỉ, đầm ấm: Chồng chài, vợ lưới, con câu Bà ngoại đi xúc, cháu dâu đi mò. Dừa xanh Tuy Phước, Gò Bồi Chài, lưới, câu, xúc, mò con cá Bống mủn ăn cùng nồi cơm niêu. Món đặc sản này có lẽ không ai nỡ lòng mà ăn! Hơn nữa, món bánh xèo từ Nha Trang đã vượt mấy cái đèo: Rù Rì, Ruột Tượng, Cổ Mã, Đèo Cả, Cù Mông để ra món bánh xèo Quy Nhơn vàng rực, dòn khấy chưa ăn mà nghe tiếng ”xèo” đã chảy nước miếng, ngon não nùng: Thương em thân phận bánh xèo Tìm em, anh vượt cái đèo Cù Mông. Từ Nha Trang qua mấy cái đèo ngoằn nghèo đến đèo Cù Mông là tới Quy Nhơn. Chữ ”xèo” âm nghe sao mà ”èo uột” gán cho thân phận phụ nữ từ cái ”Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đến cái bánh xèo Quy Nhơn cũng ”ba chìm, bảy nổi”, xèo tới, xèo lui, cháy lên, cháy xuống. Chúng đúng với thân phận thấp hèn, xót xa trong ca dao: Thương em thân phận con rùa. Trên đình đội hạc, dưới đình đội hia” hay ”Thương em thân phận con chim. Chim bay biển Bắc, anh lại đi tìm biển Nam”. Những ví von, ẩn dụ này nghe quen tai hơn ”Thương em thân phận bánh xèo”. Nét độc đáo của cao dao Bình Định là chỗ khác người như thế! Người viết thích cái câu này hơn: Anh về dưới Giã hồi hôm Gánh phân bỏ ruộng, gió nồm bay lên. Giã cũng là Quy Nhơn. Hình ảnh chàng trai đồng quê ”tranh thủ” bón phân cho lúa vào ban đêm nói lên sự cần cù đáng quý. Nó toát lên hết nếp sống chăm chỉ làm ăn, siêng năng cày cấy với công việc đồng áng được phân chia đồng đều: ”Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”. Đây chính là hình ảnh đẹp nhất của người nông dân Việt Nam một thời tay lấm chân bùn, đầu tắt, mặt tối. Cái chơn chất của người Bình Định cũng rất lý trí qua những câu hò vè mà các cụ già ngồi hát: Hò ơ… Nếu giỏi giang thì cho thiếp hỏi chàng Ba năm ông Hậu hờ…,

Ba năm ông Hậu chớ đố chàng là ai? Dĩ nhiên, người đáp phải nắm chút ít kiến thức lịch sử. Nếu không, chàng bị cho là ”dốt bỏ xừ”. Trả lời xong, chàng đố lại: Hò ơ… Em về Ghềnh Ráng có rảnh, có rang Ghé ngang bãi tắm Hoàng hậu hờ…, ghé ngang bãi tắm Hoàng hậu, anh đố nàng ai xây?

3. Những dòng hò vè nhuộm sắc màu lịch sử: Bình Định có câu: ”Nguyễn Nhạc vi vương. Nguyễn Huệ vi tướng”. Câu này cũng giống như tương truyền, Nguyễn Trãi thông minh đã dùng mỡ bôi vào lá cho kiến đục ăn mà thành mấy chữ: ”Lê Lợi vi quân. Nguyễn Trãi vi thần” để tập hợp lực lượng thống nhất chống nhà Minh xâm lược. Câu ”Nguyễn Huệ vi tướng” là chưa chính xác vì Nguyễn Huệ có tướng làm vua: Quang Trung hoàng đế là vị vua tài giỏi về cầm binh thần tốc nhất trong lịch sử Việt Nam chứ không phải có số làm tướng. Hầu hết, những người ở Quy Nhơn nói chung và Nhơn Hậu – An Nhơn nói riêng đều tự hào là quê hương của Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ. Họ đều ca ngợi, khâm phục Nguyễn Huệ tài giỏi và ”trí, nhân” hơn người anh cả Nguyễn Nhạc. Họ ghét Nguyễn Ánh với sự trả thù man rợ đối với nhà Tây Sơn nhưng không ghét tướng Nguyễn Ánh là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Võ Tánh – em rễ phò mã, là đại tướng của Nguyễn Ánh vì giữ thành Quy Nhơn không nổi nên tự thiêu trên lầu Bát Giác, còn Ngô Tòng Châu phải uống thuốc độc tử tiết để cứu lấy hơn tám ngàn binh sĩ bị vây trong thành bởi kiện tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu. Người dân Bình Định cao cả với nghĩa cử cũng rất độc đáo là: Thông cảm và thương tiếc vô hạn cho những người trung liệt: Trung trinh thật đáng tướng hiền Cảm thương ông Hậu thủ thiền ba năm. Dị bản: Ngó lên ngọn tháp Cánh Tiên Hỏi thăm ông Hậu thủ thiền vì ai? Hay: Ngó lên hòn tháp Cánh Tiên Cảm thương ông Hậu thủ thiền ba năm. Câu hò ông Hậu là ai chính là Hậu tướng quân Tả tiền dinh chưởng cơ: Võ Tánh phò mã. Người viết còn được nghe một loạt bài vè về nữ tướng Tây Sơn Bùi Thị Xuân và vè chàng Lía nhưng có vẻ không hợp với sử sách nên không chép. Người viết còn nhớ một chàng Lía ngày xưa: Chiều chiều én liệng Truông Mây Cảm thương chú Liá bị vây trong thành. Dị bản: Chiều chiều én liệng Truông Mây Cảm thương chú lính bị vây trong thành. Ám chỉ quận He Nguyễn Hữu Cầu với bài vè: Nghe vẻ, nghè ve, nghe vè chàng Liá Miệng mồm lia lịa, chân đá tiá lia… Bài vè này như để chỉ sự lanh lợi của một kẻ ngang tàng, nổi dậy nhưng nó chưa đúng với Nguyễn Hữu Cầu. Trong lịch sử, nhân vật này hoạt động ở Nghệ An trở ra nên không dính dấp gì đến chàng Lía Truông Mây ở Bình Định cả. Một cuộc chiến tranh thảm khốc xảy ra ở Tây Sơn đã xoá sổ một triều đại Chiêm Thành thời Lê Thánh Tôn tại thành Đồ Bàn, để lại những câu ngậm ngùi như tiễn đưa một dân tộc ra đi vĩnh viễn: Đồ Bàn trống đã sang canh Nhất Vương, nhị Đế lừng danh một thời. như tiếc nuối cho thời vàng son rực rỡ mà ngắn ngủi của dân tộc Chàm và triều Tây Sơn Nguyễn Huệ! Tập thơ ”Điêu tàn” của Chế Lan Viên với những hồn ma phiêu bạt và khúc nhạc ”Hận Đồ Bàn” bất hủ của nhạc sĩ Xuân Tiên qua tiếng hát Tú Nhi (Chế Linh) đã ra đời trong sự xúc động tột đĩnh của thi nhân và nhạc sĩ khi tìm lại bóng ”Người xưa đâu mà tháp thiêng cao đứng như buồn rầu… Triền sóng xô, muôn tiếng vang trong lúc đêm trường về”! Đồ Bàn của Chàm. Phan Rang cũng của Chàm nên có chung đặc sản là món ”Bánh rế”: Bánh Rế kể lể chuyện đời Mời anh xơi để nhớ thời Bồng Nga. Thời Chế Bồng Nga huy hoàng đã qua. Một triều sáng chói Tây Sơn Nguyễn Huệ cũng lùi vào dĩ vãng. Nhất vương Nguyễn Lữ tam đệ – một tướng không được coi là dũng cảm. Nhị Đế kia là một Trung ương Hoàng Đế Nguyễn Nhạc, hoàng huynh và một Đế nữa là Quang Trung Hoàng Đế Nguyễn Huệ tài ba yểu mệnh, nhị đệ. Hai dòng họ Nguyễn tranh nhau chữ “Đế” ròng rã nối tiếp thời vua Lê, chúa Trịnh. Một nước không thể hai vua, một nhà làm sao hai chủ? Thế là trận chém giết giữa anh em, chú cháu, con dì mãi mấy thế kỷ. Tây Sơn ghi lại tiếng thở dài chung cho ”Nhất vương, nhị Đế”: Nhâm Tý, Quý Sửu, Mậu Thân Nhất vương, nhị Đế lần lần quy tiên. Dị bản: Nhâm Tý, Quý Sửu, Mậu Thân Nhất vương, nhị Đế mãn phần quy tiên. (Người viết đổi ”mãn phần” thành ”lần lần” hoặc “dần dần” vì từ ”mãn phần” với từ ”quy tiên” là từ đồng nghĩa, khác âm). Tây Sơn chấm hết, Quy Nhơn – Bình Định mở ra một huyền thoại lịch sử khác về người anh hùng chống Pháp dưới hịch ”Cần Vương” của vua Hàm Nghi (một nhà không phải “Nhị Đế” mà là “Tam Đế”: Kiến Phước – Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh): Nước mắt Phú Phong chảy qua Phú lạc Đầu rơi còn tạc tiếng ông Mai. Người anh hùng ấy là Mai Xuân Thưởng và tên ông đã để lại tên đường. Quy Nhơn, quê hương anh hùng vì đã sinh ra những người anh hùng, hào kiệt sống mãi với nghìn năm. II. Tình người gởi lại xứ Quy Nhơn:

Đất An Nhơn có truyền thống đánh giặc từ lâu đời. Con người An Nhơn nói riêng và Bình Định nó chung đã gắn bó với ruộng đồng với biển xanh làm nên lịch sử cho một ”xứ nẫu” có tâm tình dạt dào đến não ruột: Ai về nhắn với nẫu nguồn Măng tre trên anh gởi xuống, dưới cá chuồn em mang lên. Ca dao, hò vè, tục ngữ Bình Định chắc chắn sẽ còn nhiều khám phá mới mẻ hơn, đặc sắc hơn về con người và lịch sử ở đây. Mảng văn học này đã và sẽ bổ sung vào nền văn học dân gian Việt Nam ít nhiều giá trị trên hai mặt: Nội dung và Hình thức với tình người ấm áp đầy thương mến. 

Quy Nhơn, tháng 3/1983 Ngọc Thiên Hoa

(Viết tiếp những dòng hai mươi ba năm trước) Tôi đã trở về nơi đây sau hai mươi năm trời xa cách. Quy Nhơn thành phố biển vẫn đêm ngày đưa đón người đi xa. Thành phố đã đổi thịt thay da sầm uất hơn ngày nào nhưng tiếng sóng vỗ vào bờ vẫn dội vào lòng tôi những ngày xưa thân ái. Những con còng hai mươi năm trước ”chắc nay đã về già. Cuối trường cây hoa sứ một mình rụng từng hoa”. Già trong nỗi nhớ thương từng con đường Nguyễn Huệ, Lê Hồng Phong, Phan Bội Châu, Trần Phú… dài theo từng kỷ niệm. Mái trường phố biển ngày xưa hiền hòa, khiêm tốn nay tráng lệ, huy hoàng… trở thành nỗi khắc khoải trong tôi. Những hòn đá trứng nơi ”Bãi Trứng” trong tay tôi hình như cựa quậy… Mùa hè chia tay thoáng chốc hai mươi năm! Khu Ghềnh Ráng vẫn thân ái chào đón người xưa mà lòng người nghe như tiếng mưa rơi rụng trong lòng. Khu Quy Hòa vẫn lặng lẽ đón nhận những cuộc đời bạc phước như đã từng mở rọng vòng tay đón nhận một thi nhân Hàn. Ngôi mộ Hàn đơn sơ nhìn xuống Ghềnh nghe sóng hát mãi khúc Kinh Cầu! Tháp Cánh Tiên! Những ngọn tháp Chàm sừng sững, hiên ngang trong sương gió. Tôi chạm tay vào đó cầu xin được làm kẻ tiễn sau cùng! Dân tộc nào mất nước chẳng thương đau! Tôi cũng đã bước trên bờ thành một Kinh Đô tàn phế và lòng lâng lâng khi đi vào nhà Bảo tàng di tích Tây Sơn. Tôi đã quắc mắt nhìn vào quá khứ dụng hình tàn bạo của kẻ chiến thắng và cuối đầu lặng lẽ rơi nước mắt dưới chân vợ chồng người nữ tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu – Bùi Thị Xuân anh hùng. Bao la vẫn là biển. “Biển Quy Nhơn bọt sóng trắng Quy Hòa!”. Lịch sử đi qua… vô tình ném trả những kỷ niệm xa xăm còn in dấu vô hình! Quy Nhơn! Quê hương – tình yêu tuổi học trò và một thời tuổi trẻ. Những ai còn, ai mất vẫn là nỗi ngậm ngùi cho kẻ đi xa. Ai về Bình Định quê cha Phú Yên quê mẹ. Khánh Hòa quê em. Phú Khánh đã trả lại tên cho em. Nghĩa Bình cũng quay vể những ngày chưa tách tỉnh. Ai sẽ trả lại cho ta cái Hồn người đã mất từ những tháng ngày không êm ả để hồn ta chịu nhập về thân xác của mình! Quy Nhơn! ”Nơi đó không là nơi ta sinh ra. Nhưng nơi đó là nơi ta từng nghe thành phố thở. Đã rời xa nhưng sao ta vẫn thấy nhớ một đời. Quy Nhơn hỡi Người! Ta gởi lại tháng năm yêu”./.

Quy Nhơn, tháng 3/1983 Lisle, tháng 3//06 Ngọc Thiên Hoa Chân thành cám ơn tới: – Các bác xã Nhơn Hậu – An Nhơn, Bình Định đã cung cấp phần ca dao, tục ngữ, hò vè, đối đáp. – Nhà truyền thống Tây Sơn, Quy Nhơn. – Kính cám ơn sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Xuân Nhân, thầy Huỳnh Văn Tới (Khoa Ngữ Văn ĐHSPQN) phụ trách phần Văn học dân gian VN năm 1983. Tư liệu tham khảo có sử dụng: – Việt Nam sử lược (Trần Trọng Kim, Nxb VHTT – 1999). – Việt Nam quê hương Bình Định mến yêu (vietshare.com, quehuong.org).

 Xin trân trọng cám ơn.

Thơ thằng Lía

(Tục gọi Dương Doan Văn Lía – Cử Hoành Sơn soạn)

Ngàn năm dưới bóng thái dương, Biết bao là sự lạ thường đáng ghi, Noi nghề hàng mặc bấy nay, Một pho dị sự vắn dài chép ra. Trước là giải muộn ngâm nga, Sau nêu gương nọ đặng mà soi chung. Xưa kia có một phú ông, Vợ chồng chuyên một nghề nông nuôi mình, Bấy lâu loan phụng hòa minh, Xóm làng kiêng nể tánh tình thiện lương. Tuy là sành sỏi ruộng nương, Ông bà xấu số gặp đường chẳng may, Thuở trước cũng chẳng thua ai, Tiền dư bạc sẵn tháng ngày thung dung, Ruộng vườn khai khẩn khắp cùng, Thôn lân đều thảy có lòng bợ nâng. Đến nay nhằm buổi lao lung, Ruộng nương thất phát vô cùng thảm thương, Tháng ngày khổ hại trăm đường, Bảy năm chịu sự tai ương nguy nàn, Bấm gan cam chịu gian nan, Vợ chồng đau đớn đoạn tràng thiết tha. Lần hồi ngày lụn tháng qua, Nghèo nàn túng tíu gẫm đà thói quen, Thét rồi cũng chẳng than phiền, Cắn răng mà chịu đảo điên qua hồi. Lão mụ tuổi đã lớn rồi, Vợ bốn mươi chẵn chồng thời bốn ba, Đêm ngày lo tính gần xa, Chẳng con kế tự thật là đáng lo, Choanh ngoảnh chồng vợ đơn cô, Tuổi già sức yếu biết nhờ cậy ai? Muộn màng tuổi lớn trễ chầy, Còn chi mong việc nghén thai nữa rồi! Lão rằng: “Đáng trách hận trời, Chẳng hay ổng ghét chi tôi chăng là ? Có đâu khiến việc xót xa, Thình lình chịu nỗi cửa nhà suy vi Đang cơn giàu có ai bì, Bỗng đâu sanh việc gian nguy lần lần. Bạc tiền thôi cũng chẳng cần, Chỉ không con cái muôn phần xót đau. Hiềm nay đầu bạc tuổi cao, Gần sa miệng lỗ ai đâu cậy nhờ? Xiết bao ảo não lòng tơ, Xiết bao thảm đạm âu lo ưu phiền.” Mụ rằng: Ông ráng dằn yên, Hết lòng cầu khẩn hoàng thiên xem nào! Tấc thành viễn thấu trời cao, Phúc hồng nhỏ xuống may đâu biết chừng.” Vợ chồng bàn luận đục trong, Cả hai lão mụ thành lòng vái van: “Nếu may nhờ phước Thiên Hoàng, Cho sanh con trẻ mới an sở nguyền, Chúng ta đều thảy đức hiền, Bấy lâu giữ dạ rất nên nhơn từ. Thành tâm phải động lòng trời, Khẩn may xem thử đây rồi ra sao?” Mụ rằng: “Non nưóc ca dao, Bấy lâu đồn đãi miễu nào trên non, Bất kì ai đến cầu con, Thảy đều đắc nguyện tiếng đồn không sai, Để tôi dò đến miễu này, Khẩn cầu van vái sau này xem sao?” Lão rằng: “Mụ khá lo âu, Nhang đèn sắm sửa ngõ hầu dời chơn, Đường đây lên tới đầu non, Gian nguy hiểm trở có hơn dặm tràng Bền lòng chớ quản gian nan, Ráng lên miễu thánh vái van khẩn cầu” Mụ vâng sửa soạn trước sau, Nhưng thiếu tiền bạc khó âu vô cùng, Lão rằng: “Còn cái nồi đồng, Đem lại anh cả ngõ phòng bán đi. Cũng không nên tiếc làm gì, Để chẳng dùng tới để chi trong nhà!” Lão ông đốc hối mụ bà, Cực bằng chẳng đã mới là nghe theo, Lòng mụ buồn biết bao nhiêu, Nhưng chồng đã định phải chiều ý ông. Mụ vào xách cái nồi đồng, Đến nhà ông cả đục trong giãi bày: “Nay tôi thưa thật anh hay, Chúng tôi nghèo khó tháng ngày khổ nguy, Túng bần chẳng nói làm chi, Hiềm không con cái sau đây tuyệt dòng. Tôi vì lo lắng họ chồng, Cho nên buồn bã trong lòng nào an, Sợ khi già yếu gian nan, Không con hiu quạnh gia đàng hôm mai Cho nên thảm đạm bi ai, Vái van cầu khẩn cao dày xin con. Nghe người đồn ở trên non, Có miễu linh hiển lòng son rất đành. Nay tôi toan đến miễu linh, Đặng dưng hết tấm dạ thành vái van Hiềm không tiền sắm đèn nhang, Thật là trong dạ xốn xang vô cùng. Của xưa còn cái nồi đồng, Nên đem theo đó chỉ mong đồng tiền. Xin anh mở dạ đức hiền, Làm ơn mua giúp rất nên ơn dày.” Ông cả nghe mấy lời này, Cười rằng: “Quả thật chằng ai lạ lùng, Nghe qua cảm động bấy lòng, Giúp tiền cho đó chớ không mua nồi.” Nói năng hòa nhã tươi cười, Lấy trao một lượng khúc nôi phân liền: “Lòng tôi thương kẻ đức hiền, Giúp cho đó thỏa lòng nguyền đấy thôi, Chớ không chi sá cái nồi, Thôi khá lấy bạc phản hồi cho xong” Mụ nghe tỏ rõ đục trong, Cám tình cám nghĩa ròng ròng lụy rơi, Cúi chào trỗi bước chơn lui, Trong lòng luống những ngậm ngùi nào an. Bươn bả về tới gia trang, Cùng chồng thuật rõ mọi đàng trước sau Lão nghe cảm bấy nghĩa sâu, Khen lòng anh cả xiết bao hữu tình Vợ chồng bàn bạc hắc minh, Mụ bèn quảy gói thượng trình bôn ba. Nhang đèn một gói kia là, Miễu linh đến đó đặng mà cầu con. Thiên hạ lên xuống trên non, Thật là tập nập tiếng đồn không sai. Lòng mụ mừng rỡ nỗi may, Nhìn xem phong cảnh chốn này rất ưng. Nếu không linh hiển vô cùng, Lẽ đâu thiên hạ đến đông thế này? Chắc là hiển hách chẳng sai, Cho nên người mới lên đây khẩn nguyền. Mụ lão lắc ống được liền, Lạy thần lạy thánh cầu nguyền đã xong, Cầm xăm vào thẳng liêu trong, Cậy thầy đoán thử cho thông đuôi đầu. Thầy xem xăm nọ giây lâu, Chậm rãi giải rõ âm hao chánh tà: “Xăm này ta đoán sâu xa, Ấy thật là bà có ý cầu con. Khá nên tích đức tu nhơn, Thiên tùng nhơn nguyện chẳng còn lo chi, Làm đoan làm phước từ đây, Sau bà sẽ đặng con trai nối dòng.” Lão bà rõ thấu đục trong, Rất nên hớn hở toại lòng biết bao Công đức vội vã tay trao, Lật đật từ giã cúi chào trở ra, Phăng phăng trỗi bước về nhà, Vì mừng quên lửng đàng xa nhọc nhằn. Trọn ngày lao nhọc khó khăn, Về đến gia nội hân hoan vô cùng, Đuôi đầu thuật lại cùng ông, Mấy lời thần dạy vợ chồng bàn nhau, Tương lai tuy chửa biết sao, Nhưng nay nghe vậy dễ nào chẳng vui. Lão rằng: “Mong ở Phật Trời, Cho sanh một trẻ nối đời về sau, Kẻo mà đầu bạc tuổi cao, Mà không con cái lòng nào lại an.” Trót đêm vui vẻ luận bàn, Từ đây chờ đợi lo toan làm lành. Thu sang hè đến chóng lanh, Ba năm chẳng thấy trong mình nghén thai, Lão mụ buồn bã bi ai, Lời thần vô hiệu ngày nay mới tường. Bà rằng: “Vô phước lạ thường, Nay đà tuyệt vọng dạ buồn xiết bao, Ai nấy am tự khẩn cầu, Thảy đều thỏa dạ có đâu như mình.” Lão rằng: Thôi hãy cam đành, Số trời định vậy thảm tình ích chi!” Mụ lão chẳng ngớt sầu bi, Hằng đêm van vái chẳng này nhọc tâm, Lần hồi cho đến bốn năm, Tưởng đâu tuyệt tự đành cam với phần, Chẳng ngờ thọ kết nhâm thần, Thình lình có nghén thỏa tâm vô cùng. Mụ bèn thuật lại cùng chồng, Nỗi mình có nghén toại lòng xiết bao. Nghe qua lão dễ tin nào, Cho đến bốn tháng về sau mới tàng. Thật mụ có nghén rõ ràng, Bây giờ chi xiết hân hoan thỏa tình. Rằng: “Trời phật cũng thương mình, Cho nên mới nhỏ phước lành cho ta, Chờ khi nở nhụy khai hoa, Dầu nam hay nữ cũng là mừng vui.” Ngày qua tháng lại lần hồi, Đã đúng mười tháng khác đời hơn ai, Mười tháng thêm đúng mười ngày, Mới là sanh đặng một trai thỏa lòng. Bà rằng: “Thỏa nguyện lòng son, Nay tôi với lão chẳng còn thở than, Tuy là con kẻ bần hàn, Nhưng xem chẳng khác bạc vàng báu châu, Đặt tên phải chọn tiếng nào, Cho không tổn đức ta hầu đặt con.” Lão ngồi ngẫm nghĩ nguồn cơn, Vui cười bày tỏ thiệt hơn sạ tình: “Văn Lía đặt tên con mình, Chẳng hay mụ nó có đành cùng chăng?” Mụ vui mừng rỡ đáp rằng: “Tự ông chọn lựa há ngăn mà phòng!” Đặt tên Văn Lía vừa lòng, Lão mụ nuôi dưỡng vô cùng tưng tiêu, Từ mai cho đến ban chiều, Thay phiên bồng ẵm chắt chiu thỏa lòng. Thằng Lía chẳng đẹp chẳng không, Mặt mày đề đạm giống ông hơn bà, Lại thêm săn chặt thịt da, Càng ngày càng lớn nay đà bốn xuân. Vợ chồng tuy chịu khổ bần, Nhưng có thằng Lía trăm phần đặng vui. Lão già cực nhọc vô hồi, Làm thuê làm mướn cho người nuôi thân. Mụ thì hôm sớm gian truân, Hái rau bắt ốc ngày lần tháng qua. Mấy thu lão cũng đã già, Văn Lía mười tuổi lão đà quy tiên, Mụ già chi xiết thảm phiền, Khi chồng tạ thế bạc tiền vốn không, Thật là nhiều nỗi cực lòng, Đưa ma tuần tự vô cùng lo âu Cút côi trong lúc thảm sầu, Xóm làng thương xót lẽ nào bỏ qua. Thảy đều giúp đỡ lão bà, Mãn khi tang chế cực ba năm tràng, Mẹ con rõ thiệt gian nan, Chòi tranh vách hé trăm đàng khổ nguy. Nhìn con chi xiết ai bi, Vì chưng thằng Lía lạ kì hơn ai, Tánh tình rắn mắt quả tay, Con nít khắp hết xóm nầy đều kiêng. Tánh nó quả thật chẳng hiền, Thường hay sanh sự rất nên cộc cằn Nhưng nó lòng hiếu vô ngần, Nhờ mẹ rầy mắng mới ngăn bớt chàng. Văn Lía đánh hết bạn trang, Đứa nào cũng sợ chẳng thằng nào không, Thằng Lía đã nổi tiếng hung, Xóm làng biết mặt nên không mến chàng. Thường ngày du hí ngoài đàng, Chơi đình phá miễu hung hoang vô cùng Mẹ già răn dạy hết lòng, Song tánh Văn Lía dữ hung chẳng chừa. Mụ lão chi xiết xót chua, Tấc lòng lo lắng sớm trưa ưu phiền: Trong nhà chẳng trự bạc tiền, Bình bồng thằng Lía rất nên hoang đàng. Cùng con hết nỗi thở than, Hăm he răn dạy mọi đàng phải chăng Văn Lía ngỗ nghịch vô ngần, Có mặt còn sợ nhược bằng không thôi. Lão bà hiền đức vô hồi, Xóm làng lớn nhỏ mọi người nể kiêng Nhưng bị thằng Lía chẳng hiền, Thành ra thiên hạ cũng phiền bà luôn. Văn Lía ngày tối đứng đường, Đánh người hiếp chúng lề thường dữ thay. Mụ lão kêu Lía giãi bày: “Sao con chẳng đổi chẳng thay tánh tình, Mẹ đây tánh rất hiền lành, Sao con hung dữ bất bình dại ngây? Khuyên con tự hối từ rày, Nếu mà cứ vậy sau này khổ thân. Mẹ nay già yếu trăm phần, Còn đây nào biết lánh trần nay mai! Nếu con hung tợn vầy hoài, Xóm làng người ghét sau này nhờ ai? Con ơi, mẹ nói con hay, Con tua khá sớm đổi ngay tánh tình.” Thằng Lía thưa lại hắc minh: “Mẹ chớ có nhọc lòng thành lo toan, Tuy con còn nhỏ cơ hàn, Ngày sau khôn lớn tầm đàng nuôi thân. Xóm làng thương ghét há cần, Chí con toan tính mọi phần đã xong: Một mai con trẻ lớn khôn, Con sẽ có thế vô cùng hiển vinh.” Nghe qua khẩu khiếu con mình, Mụ bà có ý giựt mình phân qua: “Con đừng tính việc cao xa, Sự đời trước mắt kia mà không hay Tài ba chi cái thằng mày, Tấm thân dốt nát sau này khó khăn Sợ làm chẳng đủ mà ăn, Tính chi vinh hiển oai vang thêm buồn.” Thưa rằng: “Vốn mẹ chưa tường, Thiếu chi kẻ dốt toại đường hiển vinh Ở đời phải biết sức mình, Họ có ăn học thông minh họ nhờ, Con tuy dốt nát không lo, Con làm theo dốt đặng cho họ tường!” Thấy con văn nói khác thường, Mụ lão trong dạ lo buồn nào an, Nghĩ mình xấu phước rõ ràng, Sanh ra con trẻ ngang tàng ương thay! Văn Lía tánh lạ ai tày, Tuy là hung dữ lâu nay tiếng đồn, Nhưng mà hiếu thảo ai hơn, Nhiều gương trông thấy vẫn còn nhớ ghi. Hành hung đang lúc ra oai, Hoặc đánh, hoặc chửi, hoặc rầy cùng ai. Dầu trời nó chẳng sợ thay, Nói chi làng xóm làm oai nó vì Chết sống nó chẳng kể gì, Hễ là nói đánh tức thì ra tay. Dầu ai thịnh nộ la rầy, Nó chẳng kiêng sợ một ai đâu là, Ai biết chạy đến mụ bà, Hễ Lía thấy mặt mẹ già thì kiêng. Dầu cho đang dữ cũng hiền, Trong lòng khiếp sợ rất nên kinh hoàng. Thằng Lía tâm tánh dọc ngang, Mẹ già buồn bã lo toan vô cùng. Ngày nọ thằng Lía buồn lòng, Đi khắp làng xóm ngỏ phòng giải khuây. Nó vì dang nắng tối ngày, Cho nên mày mặt chơn tay đen hù, Thật là ham việc vui chơi, Lía mười lăm tuổi vô hồi dại ngây. Lía ra cho tới làng ngoài, Gặp con chú Xã cả hai vui vầy. Thằng Lía tánh sẵn hay gây, Giành chơi sao đó ra tay đánh người, Đánh con chú Xã thằng Tư, Lỗ đầu phun máu vô hồi gớm ghê. Thằng Tư khóc lóc thảm thê, Bon bon chạy về phòng méc với cha. Chú Xã tức giận thay là, Thấy con bị bịnh xót xa tấm lòng. Vội vàng trỗi bước thẳng xông, Đến nhà thằng Lía hành hung vang dầy. Mụ già nào rõ vụ này, Mềm mỏng hỏi lại cho hay sự tình: “Chuyện chi Xã phải bất bình? Xin Xã phân lại đành rành thấp cao. Tôi đây có lỗi chi sao, Cho nên Xã giận đuôi đầu khá phân?” Xã nghe êm thuận phân trần: “Mụ thiệt không lỗi trăm phần hiền lương. Việc đó tôi cũng hãn tường, Thuở nay khen mụ vẹn đường đức nhân. Con mụ hung dữ nhiều lần, Thằng Lía ngang dọc chẳng cần kể ai Con tôi nó đánh thế này, Lỗ đầu phun máu mặt trầy thấy không? Thật mụ xấu phước vô cùng, Sanh con dường ấy mang gông có ngày! Sao mụ không đánh dạy rầy, Để cho thằng Lía quá tay dữ dằn? Nó thật ngang dọc vô ngần, Sao mụ không đánh dạy răn cho chừa?” Não nề nào dám hơn thua, Mụ bà trong dạ xót chua vô cùng, Hai hàng nước mắt ròng ròng, Thưa lại cùng Xã đục trong sạ tình : “Thân già thiểu phước gia đình, Sanh con hung tợn thất tình bi ai, Nó đâu đếm kể la rầy, Phải nào thả lỏng thường ngày dạy răn, Nhưng nó quen tánh dữ dằn, Hoang đàng khó nổi đón ngăn được nào. Xin Xã thương tưởng tình nhau, Bỏ qua vụ nọ biết sao bây giờ! Đêm ngày thảm đạm âu lo, Sanh con cũng tưởng cậy nhờ về sau Chẳng dè bạc mạng làm sao, Thằng Lía thật chẳng khác nào quỷ yêu. Đau lòng kể biết bao nhiêu, Xin Xã lượng thứ mọi điều bỏ qua. Thân này tuổi tác đã già, Nay mai xuống lỗ thật là chẳng hay, Sanh con ngỗ nghịch nước này, Lòng già đau đớn đắng cay vô cùng.” Dứt lời nước mắt ròng ròng, Làm cho chú Xã động lòng thương tâm, Ngẩn ngơ giây lát rồi phân: “Thôi mụ mựa chớ buồn thầm sầu riêng, Bớt điều thảm đạm ưu phiền, Hơi đâu chua xót chớ nên âu sầu, Hư nên do ở trời cao, Thật bà xấu phước biết sao bây giờ Thấy bà tóc bạc phơ phơ, Khiến tôi thương tưởng xót xa phận bà Nghiệt oan kiếp trước của bà, Mới sanh thằng Lía trong nhà vầy đây. May là bà gặp tôi đây, Phải gặp người khác thế này khó an Vậy bà khá ráng dạy răn, Dạy cho nó bỏ hung hăng với người. Thôi khuyên bà chớ ngậm ngùi, Không lẽ tôi nói nặng lời bà đâu, Nghĩ tình cố cựu lân giao, Dẫu con phản bộ biết sao bây giờ” Mụ già chi xiết âu lo, Tấm lòng thổn thức ngẩn ngơ thảm sầu Thằng Lía gia nội bước vào, Thấy mẹ buồn bã xiết bao lo lường Ân cần hỏi lại mọi đường: “Chuyện chi mà mẹ thảm buồn xin phân?” Mẹ già sầu thảm trăm phần, La rằng: “Con thật chẳng tuân theo lời, Mẹ nay tuổi đã già rồi, Chỉ có con đó nhờ hồi ốm đau Cửa nhà túng trước hụt sau, Giúp vùa sao chẳng lo âu chuyện gì? Sao không kiếm chước đỡ nguy, Hoang đàng chi địa kể chi mẹ già. Con không suy xét sâu xa, Ra đường gây họa thật là vô lương Đánh con chú Xã quá ương, Người đến mắng vốn trăm đường xấu xa. Thật mày gieo họa cho ta, Quả nhà vô phước mới là sanh mi.” Sụt sùi giọt lụy lâm li, Làm cho thẳng Lía xiết chi đau lòng, Lạy mẹ thưa lại đục trong: “Xin mẹ chớ có nhọc lòng lo âu, Con biết xét chớ không đâu, Nhưng con còn nhỏ biết sao bây giờ Xin mẹ bớt thảm lòng tơ, Con xin nghe mẹ đặng cho vui lòng Tánh con không phải dữ hung, Song le con trẻ vốn không nhịn người Thà là con chết thì thôi, Còn để họ hiếp nhớp đời chịu đâu!” Nghe con ngổ ngạnh lòng đau, Mụ rầy: “Con thật xiết bao dại khờ Mình đây đang lúc thất cơ, Muôn điều phải nhịn để lo sự mình Chớ nên ỷ sức đua tranh, Nghèo nàn há dễ chống kình lợi ai Mẹ sanh có một mình mày, Nếu con sanh sự chẳng may còn gì? Mấy lời mẹ dạy khá ghi, Chớ nên gây gổ làm chi với người. Đang cơn nghèo khó vô hồi, Trăm điều nhẫn nhịn ở đời mới an Từ rày con khá lo toan, Kiếm việc làm lụng hung hoang ích gì” Văn Lía hối hận đang khi, Cúi đầu lạy mẹ bước đi ra ngoài, Trong lòng chi xiết ai hoài, Lời răn dạy đó từ đây ghi lòng Vừa đi vừa xét đục trong: “Phương chi làm lụng ngỏ phòng nuôi thân? Thật là khốn bấy chữ bần, Làm cho ta phải khổ tâm với mày Xiết bao đau đớn đắng cay, Làm sao nuôi mẹ tháng ngày cho qua.” Văn Lía suy xét gần xa, Vừa đi ngang trước cửa nhà Hương Thân, Thình lình chó vện sủa rân, Làm cho Văn Lía kinh tâm hãi hùng Thằng Lía định tĩnh tinh thần, Cúi lượm cục đá đề phòng hộ thân. Chó vện hung tợn muôn phần, Nhảy a táp Lía, Lía gần nguy nan, Lía bèn lách trái gọn gàng, Cầm đá liệng đại ngỏ toan giữ mình. Con chó bị liệng chẳng kinh, Quyết rượt theo Lía tỏ tình hung hăng Văn Lía chẳng nói chẳng rằng, Lượm cục đá khác chống ngăn hộ mình Liệng chó trúng giữa tam tinh, Chó kia vỡ óc đã đành thác oan. Văn Lía vừa mới đặng an, Nhưng nỗi chó chết lo toan trong lòng, Vốn nó cũng biết nào không, Hương Thân là kẻ dữ hung hơn người Liệng con chó đã thác rồi, Thằng Lía sợ tội chơn dời bâng khuâng, Trong lòng lo liệu trăm phần, Hương thân theo kịp khổ thân dễ nào. Văn Lía thơ thẩn bước mau, Bồi hồi chưa biết đi đâu lánh mình, Thình lình bị thộp hãi kinh. Ngó ngoái lại nhìn là chú Hương Thân! Hương Thân mặt giận hầm hầm, Nạt vang: “Mầy thật lắm phần hung hoang! Mày liệng chó chết rõ ràng, Sao mày lớn mật to gan quá vầy? Mày phải đền lại cho tao, Bằng không mày phải nguy tai bây giờ!” Thằng Lía suy xét lai do, Chó đâu đền lại âu lo vô cùng, Nhẹ lời thưa lại đục trong, Hết lời năn nỉ ngỏ phòng xin dung: “Vốn tôi chẳng phải dữ hung, Bởi chó ấy điên chớ không phải hiền, Thấy tôi nó nhảy chụp liền, Trong cơn rối loạn rất nên kinh hoàng, Mau chơn bỏ chạy vội vàng, Nó theo kế cận nguy nan thay là Xin chú xét lại gần xa, Tôi mà liệng nó chẳng qua buộc lòng, Ai ai cũng biết nào không, Con chó của chú dữ hung vô cùng Tôi lỡ trong lúc rối lòng, Liệng dọa nó sợ ngỏ phòng lánh đi, Chẳng dè nó lại chết đi, Thật tôi quá rủi muốn chi nỗi này” Hương Thân thấy nói dông dài, Dến cho thằng Lía bạt tay nói rằng: “Thật mày khôn quỷ vô ngần, Xảo lanh lỗ miệng nói năng nhiều lời Chó tao nay đã thác rồi, Lần này tao thứ sau thời khó dung.” Dứt lời trở bước thẳng xông, Thằng Lía trong dạ vui mừng xiết bao. Hương Thân không phải hiền đâu, Nhưng người đã xét trước sau cạn rồi: “Thằng Lía nghèo khó vô hồi, Dầu mà đền nó uổng lời uổng công, Nó không một trự một đồng, Đóng gông đóng nỏ gẫm không ích gì Văn Lía mừng rỡ xiết chi, Thoát qua tai nạn khác gì lên mây, Ra đi từ lúc ban mai, Đến chiều bụng đói trở ngay về nhà. Mẹ già thấy trẻ hỏi qua: “Đi đâu con nói mẹ già đặng hay? Đi đâu đi trọn cả ngày, Mẹ già trông đợi ai hoài xót xa!” Văn Lía bị rủi vừa qua, Trong lòng thảm đạm thiết tha vô cùng, Thưa: “Con lo lắng chẳng không, Muốn đi tìm việc ngỏ phòng làm ăn, Nhưng mà con rủi vô ngần, Tìm không ra chuyện khó khăn thay là.” Mẹ già bày tỏ gần xa: “Con ôi! Nhìn lại trong nhà nguy nan Làm sao thân phận đặng an, Làm sao đỡ dạ nghĩ càng xót đau. Mẹ nay đầu bạc tuổi cao, Thật chẳng còn có sức nào nuôi con Nay con tuổi đã lớn khôn, Lo làm nuôi mẹ đỡ cơn túng cùng. Mẹ nay đang lúc đói lòng, Chẳng còn một trự một đồng thảm thay Mẹ chịu nhịn đói ngày nay, Chỉ ăn có một củ khoai đỡ lòng.” Lời mẹ như xói tâm trung Khiến cho Văn Lía não nùng thiết tha Rưng rưng lụy ứa thưa qua: “Xin mẹ an dạ ở nhà chờ con” Dứt lời trỗi bước dời chơn, Mẹ già vội vã kêu con hỏi rằng: “Đi đâu con khá bày tàng, Cho mẹ biết chốn ngỏ an tấc lòng? Văn Lía thưa lại đục trong: “Con đi chưa tính trong lòng đi đâu.” Mẹ già căn đặn trước sau: “Con nghe lời mẹ thấp cao chỉ bày, Tuy là nghèo túng nỗi này, Nhưng phải giữ dạ sạch ngay cho toàn, Chớ nên vì buổi nguy nan, Mà làm những việc tham gian của ngựời. Dầu cho có thác chịu thôi, Chớ những điều quấy trọn đời lánh xa” Văn Lía lạy mẹ thưa qua: “Xin mẹ an dạ con đà gắn ghi.” Bồi hồi vội bước chơn đi, Trong lòng buòn bã đoạn tràng thiết tha, Bỗng nghe văng vẳng nẻo xa, Tiếng người cười nói thật là rộn rang, Văn Lía bước đến vội vàng, Thấy nhà phú hộ vẫn đang vui mừng, Đám cưới thiên hạ quá đông, Uống ăn rần rộ vô cùng thỏa vui Ngậm ngùi suy xét khúc nôi: “Nhà này giàu có ắt ngưòi đức nhân, Âu ta vào đó nhờ thân, Cầu người thương xót thi ân đỡ mình.” Phú ông giàu có gia đình, Song le chằng đặng hiền lành đức nhân, Thật người ích kỉ muôn phần, Lại thêm có tánh khi nhân thay là. Tuy là giàu chẳng ai qua, Song việc bố thí ai mà nhờ đâu! Thôn lân quanh quẩn bấy lâu, Người người trông thấy sang giàu nể kiêng, Nhưng thấy chẳng đặng đức hiền, Cho nên ai nấy để phiền dạ riêng Văn Lía nào rõ sạ duyên, Tưởng đâu giàu có đức hiền như ai Họ hàng ăn uống đông dầy, Văn Lía vội vã bước ngay vào nhà, Bầy chó rộn rực tủa ra, Nhảy chòm bấu sủa rất là hung hăng. Văn Lía kinh sợ vô ngần, Tới lui chẳng tiện khó khăn trăm phần, Chó mực cắn tét ống quần, Làm cho Văn Lía kinh tâm sảng hoàng. Phú hộ trông thấy rõ ràng, Bưóc ra la chó nạt vang hỏi rằng: “Thằng này lớn mật to gan, Đi đâu mau khá bày tàng thấp cao? Chuyện chi mày tới nhà tao, Ăn bận rách rưới khác đâu ăn mày!” Văn Lía thưa lại lời này: “Tấm thân cùng khổ nguy tai vô cùng, Nghe đồn lượng cả phú ông, Đến xin cứu vớt mở lòng đoái thương. Tôi nay đang lúc tai ương, Mẹ già con nhỏ trăm đường gian nan, Cút côi thân phận cơ hàn, Thật là túng bấn trăm đàng xót xa. Tội nghiệp mẹ góa ở nhà, Mấy ngày chịu đói rất là đau thương Thân hèn đi khắp tứ phương, Kiếm nơi ở đợ mong đường nuôi thân, Đã đi rảo khắp thôn lân, Chẳng ai chịu mướn muôn phần nguy nan. Xin ông thương kẻ bần hàn, Ra tay tế độ ơn mang trọn đời.” Nghe qua cặn kẽ mấy lời, Phú hộ nhích miệng mỉm cười phân qua: “Mau mau mày khá đi ra, Chẳng nên đứng ở trong nhà tao lâu, Thân mày rách trước tét sau, Ai mà chịu mướn mày đâu mà phòng! Khá tầm nơi khác cho xong, Chớ nên đứng đó khó lòng chẳng chơi.” Văn Lía lụy ngọc nhỏ rơi: “Cúi nhờ mở lượng thương tôi nguy nàn, Nhà ông tột bực cao sang, Lại đang ăn tiệc rõ ràng hơn ai, Cơm thừa cá cặn thiếu chi, Ông đổ cũng vậy giúp đây no lòng. Xin ông thương kẻ túng cùng, Bố thí làm phước để phòng về sau” Đáp lời trổ giọng gắt gao: “Cơm thừa cá cặn dễ đâu cho mày, Chó tao lớn nhỏ một bầy, Cho chó chẳng đủ lại ai cho mày! Mau mau khá bước đi ngay, Chớ đừng đứng đó nói nhây làm gì Có khôn thì khá mau đi, Nhược bằng đứng đó khổ nguy bây giờ!” Văn Lía nghe rõ lai do, Trong lòng tức tối ngẩn ngơ bất bình: “Lẽ nào tàn nhẫn cho đành, Chẳng thương kẻ khó như mình nguy nan! Thật là con chó nhà sang, Hơn người nghèo khổ rõ ràng nào sai, Ngậm ngùi đau đớn chua cay, Mùi cơm rượu thịt phất bay ngọt ngào, Khiến lòng thèm lạc biết bao, Thèm chảy nước miếng khó âu tách vời” Phú hộ tức giận nạt bồi: “Biểu mày mau khá chơn dời khỏi đây! Sao còn đứng nói chi nhây, Hay là sổ mạng của mầy khiến nguy! Tại mày chẳng chịu sớm đi, Thôi mày chớ trách làm gì nghe không?” Bồi hồi tức tối tràn hông, Văn Lía ngơ ngẩn dằn lòng làm thinh, Xung gan chi xiết bất bình, Há nào dám nói sự tình nỗi chi. Phú hộ xít chó tức thì, Một bầy chó dữ thừa khi hiếp người, Chạy ra làm dữ vô hồi, Con chồm con sủa xem thôi kinh hoàng, Văn Lía sảng sốt kinh hoàng, Bỏ chạy ra ngõ tìm đàng lánh thân. Bào hao chó dữ muôn phần, Rượt theo Văn Lía sủa rân náo làng. Văn Lía chi xiết kinh mang, Chun vào bụi rậm bên đàng lánh thân. Phú hộ thấy vậy cười rân, Bèn tróc bầy chó vào sân tức thì Văn Lía phách tán hồn phi, Ngồi không cục cựa xiết chi kinh hoàng, Ngồi trong bụi rậm thở than, Đâu dè nhằm ổ kiến vàng tuôn ra, Đỏ au sa số hằng hà, Cắn chàng bấn loạn nhảy ra kêu trời, Phủi lia dông chạy tách vời, May sao bầy chó vô rồi cũng an. Não nề dạ ngọc xốn xang, Chạy thôi mệt đuối nghĩ càng xót đau, Trách người tàn nhẫn độc sâu, Chẳng lòng thương tưởng chút nào kẻ nguy: “Cơm thừa để đổ ích gì, Hoặc giả cho chó thôi thì uổng thay! Chớ chi họ giúp mình đây, Đem về cho mẹ ngày nay đỡ lòng, Mình ăn chút đỉnh cũng xong, Cớ sao cho chó mà không cho mình?” Đói lòng mỏi cẳng bực mình, Oán ông Phú hộ bất bình đắng cay: “Nếu họ chẳng xét ta đây, Ta cũng thù họ từ này về sau” Rối trí chẳng biết làm sao, Đặng mà nuôi mẹ xót đau tấc lòng, Mồ hôi nhỏ giọt ròng ròng, Tay chơn mỏi rụng vô cùng thiết tha Chẳng dám trở bước về nhà, Về nhà thấy mẹ đói mà sao an! Nhưng vì đi đã khắp làng, Vô phương hết kế biết toan lẽ nào? Bây giờ còn biết đi dâu, Đánh liều về đại biết sao bây giờ! Văn Lía chi xiết sầu lo, Ngập ngừng chơn bươc lòng tơ thảm sầu, Hai hàng lụy ngọc thấm bâu, Nhìn trời ngó đất xót đau trăm phần. Làu làu chói rạng trăng rằm, Bốn bề sáng sủa bâng khuâng tấc lòng, Tính về gia nội cho xong, Dầu đi đâu nữa gẫm không ích gì! Vừa đi vừa xét vừa suy, Ngang nhà Hương Quản cớ gì dừng chơn. Chú Hương với mấy đứa con, Xem trăng thưởng cảnh lòng son vui mừng Văn Lía đã đến nước cùng, Đề chừng Hương Quản có lòng hiền lương, Đánh liều vào đó bày tường, Cầu xin giúp đỡ kẻ đương nguy nàn Bạo gan chơn bước vội vàng, Vào thưa Hương quản mọi đàng thủy chung, Kể qua những nỗi lao lung, Kể qua những nỗi khốn cùng nguy nan . Chú Hương nghe rõ mọi đàng, Nhìn xem kĩ lại quả thằng Lía đây Chú Hương mói hỏi lời rày: “Đi đâu khuya khoắc như vầy hỡi mi? Ban ngày sao lại chẳng đi, Hay mày gian giảo ý chi chăng là?” Văn Lía lời mới thưa qua: “Cả ngày đi khắp gần xa xóm làng, Thân này quả thật khốn nàn, Chẳng ai cứu giúp trăm đàng rất nguy.” Chú Hương thương kẻ hàn vi, Rằng: “Mày nói vậy dễ gì mà tin…” Mới nói chưa dứt sự tình, Thím Hương trong cửa ứng thinh đuổi nà: “Thẳng này chẳng phải lạ xa, Vốn tôi biết nó rất là dữ hung! Khá mau đuổi nó cho xong, Đừng để nó đứng ở trong nhà mình!” Đáp lời có chút nhơn tình: “Dữ mà chẳng dữ với mình thì thôi, Hồi chiều cơm nguội còn dư, Cơn này giúp nó qua hồi làm ơn.” Thím rằng “Cơm nguội tuy còn, Nhưng chẳng cho nó nào nhơn ngãi gì! Tôi biểu mau đuổi nó đi, Đừng để nó đứng nói nhây nhiều lời.” Chú Hương sợ vợ hơn trời, Chẳng dám cãi vợ bồi hồi đuổi đi Văn Lía tức tối xiết chi, Đỡ lòng mừng hụt ngậm ngùi đắng cay: “Nước đời sâu độc thế này, Họ có thể giúp chớ nào không đâu Nhưng mà họ tính làm sao, Thà để họ đổ dễ đâu cho mình! Biết bao nông nỗi bất bình, Lòng người nham hiểm chẳng lành chi đâu. Sông biển dò đặng cạn sâu, Nhơn tình hiếm hóc dễ nào dò xong Đương hồi ta chửa lớn khôn, Ham điều giành giựt tranh hơn hoang đàng, Háo danh đánh lộn rộn ràng, Chẳng cho người hiếp họ rằng dữ hung Còn họ ác độc vô cùng, Nào ai trách họ họ không xét lường!” Văn Lía tức giận phi thường, Nó đà nghĩ cạn mọi đường gần xa Thầm rằng: “Thiên hạ ghét ta, Thiên hạ tàn nhẫn cùng là độc sâu, Ta thề đây sắp về sau, Ta thù thiên hạ dễ nào lạt phai. Họ không thương xót ta đây, Ta cũng ghét họ từ rày sắp lên, Họ làm ta rất đau phiền, Họ thật tàn nhẫn huyên thiên bất bình; Ghi lòng đến tuổi trưởng thành, Ta sẽ báo hận há đành bỏ qua, Ta thù ghét hết người ta, Có dịp hại họ ắt là chẳng dung” Oán hờn chất chứa đầy lòng, Vừa đi vừa xét đục trong nỗi mình. Rê chơn gần đến lều tranh, Nhớ trực mẹ đói lòng thành xót xa, Nghĩ thầm: “Chắc mẹ trông ta, Trông ta về nhà đỡ đói một khi. Trong nhà mẹ đói nằm lì, Nhưng ta chẳng có món gì biết sao? Nếu mà mình bước đại vào, Sợ mẹ mừng hụt càng đau đớn lòng Văn Lía lụy ngọc ròng ròng, Đứng sau chòi rách vô cùng thiết tha, Nghe mẹ rên xiết trong nhà, Rằng: “Sao thằng Lía con ta không về? Lòng ta đang đói trăm bề, Đêm nay đói nữa chẳng hề sống đâu” Mẹ già than thở âu sầu, Làm cho Văn Lía tâm bào héo don, Ối thôi buồn có chi hơn, Âu sầu thảm đạm lòng son vô cùng. Xiết bao nhiều nỗi não nùng, Chòi tranh chẳng dám dời chơn bước vào. Bồi hồi dạ ngọc xót đau, Nước cờ gần bí biết sao bây giờ! Nhớ lời mẹ dặn căn do, Tham lam chớ khá, giữ cho vẹn toàn; Nhưng mà trong lúc gian nan, Làm sao giữ đặng con đàng chánh ngay Chớ chi nghèo đến nước này, Mà trời cho chết toại thay tấc tình, Có chết âu mới trọn lành, Nhược bằng chưa chết thân mình biết sao? Tuy mẹ căn dặn trước sau, Trong lòng ghi nhớ dễ nào dám quên Song le trong buổi đảo điên, Cam đành trái mẹ mới yên thân mình Dốc lòng cố giữ lòng lành, Mà trời chẳng giúp phải đành gian tham, Văn Lía tính đã cùng đàng, Thăm nhà phú hộ vội vàng đến nơi, Bầy chó đã ngủ hết rồi, Tuốt ra chuồng vịt đề vời sợ chi Trong lòng đói khát đang khi, Dầu chết chẳng sợ sợ gì chó sao! Chuồng vịt Văn Lía chun vào, Núm hai cổ vịt thoát mau ra về, Trong lòng mừng rỡ trăm bề, Bây giờ thơ thới chẳng hề lo chi Chòi tranh vào đến tức thì, Lão bà trông thấy nan tri xa gần. Văn Lía lời mới tỏ phân: “Có cậu Hương Ấp đức nhân vô cùng, Thấy con khốn hại lao lung, Hỏi con đã rõ đục trong sạ tình Lời con bày tỏ đành rành, Người mới thương tình bắt vịt cho con” Mẹ già nào rõ thiệt hơn, Tin theo lời trẻ chẳng còn ngại nghi, Xúm nhau làm vịt một khi, Xong xuôi ăn uống đỡ khi nguy nàn, Đỡ lòng mừng rỡ trăm phần, Thoát tai chết đói nghĩ càng mừng vui. Từ đây tật xấu mang rồi, Văn Lía trộm cắp của người nuôi thân, Tánh quen khó bỏ trăm phần, Mẹ già nghi dạ tỏ trần cản ngăn; Nhưng Lía chẳng thế kiếm ăn, Cứ việc trộm cấp làm nhăn vô cùng. Mẹ già buồn bã tấc lòng, Rầy la biểu Lía mựa đừng gian tham, Kiếm người ở mướn làm ăn, Chớ nên trộm cấp nguy nan có ngày. Văn Lía thưa lại lời này: “Số mẹ chưa có thấu hay thế tình, Con đây cũng muốn làm lành, Ngặt vì thiên hạ bất bình lắm thay. Họ không xót tưởng con đây, Họ không chịu mướn ngày nay đã cùng. Con đi hỏi khắp nào không, Nghiệt cay ai nấy chẳng lòng tưởng thương. Ngày nay con đã cùng đưòng, Thật con nay đã vô phương nuôi mình Xin mẹ chớ khá bất bình, Của họ dư chẳng giúp mình cơn nguy, Của họ dư để làm chi, Mình xin chằng đặng lấy gì nuôi thân? Gian tham tuy xấu muôn phần, Song bởi họ chẳng khứng tâm giúp mình Lẽ nào ngồi bó tay nhìn, Làm sao nuôi đặng thân hình thì thôi Vả con đây oán thù người, Ngàn năm vẫn nhớ thâm cừu không quên.” Mẹ già nghe hãn sạ duyên, Tấc lòng thảm đạm ưu phiền nào an Văn Lía cố oán cả làng, Vì không cứu nó lúc đang hiểm nghèo, Thù kia chứa biết bao nhiêu, Thề không xao lãng sớm chiều gắn ghi. Ngày kia Văn Lía đang đi, Nhớ mẹ đang lúc khổ nguy đói lòng, Âu là phải tính cho xong, Há để mẹ đói mà không đau lòng Thói quen Văn Lía thường dùng, Bắt gà trộm vịt ngỏ phòng đỡ nguy, Chẳng dè Lía rủi một khi, Bị người thấy đặng xiết chi kinh hoàng Văn Lía tuy thật lẹ làng, Vừa toan tẩu thoát xóm làng tuôn ra Chiếc thân nguy hiểm thay là, Chủ nhà bắt đặng kéo ra giữa làng Chủ nhà Hương Quản rõ ràng, Hương Quản buộc gắt nguy nan vô cùng, Làng đem Văn Lía đóng gông, Hội tề nhóm lại om sòm hỏi han Hương Thân trổ giọng nạt vang: “Lía mày là đứa hung hoang làng này! Sao mày gan dạ lắm thay, Nhè nhà Hương Quản mà mày gian tham?” Lía rằng: “Tội thật đành cam, Nhưng vì cảnh ngộ nguy nan buộc mình.” Làng rằng: “Mày chớ nói lanh, Làm ăn chẳng muốn lại đành tà gian, Thật mày tội nặng trăm đàng, Phen này khó nỗi đặng an đâu là Sao không ở mướn người ta, Lấy tiền nuôi dưỡng mẹ già cho an? Mày cũng no ấm rõ ràng, Mẹ cũng được chỗ dựa nương tháng ngày. Vốn mày làm biếng nào sai, Thôi thôi chớ nói vắn dài làm chi” Văn Lía thưa lại tức thì: “Mấy ông nói ức nan tri xa gần, Tôi đây bao quản cực thân, Chẳng biết mấy lần đi hỏi làm ăn Nhưng mà khốn hại vô ngần, Chẳng ai chịu mướn khó khăn vô cùng.” Làng nghe nổi giận đùng đùng, Rằng: “Mày gian ác mựa đừng dối quanh. Trùm đâu mau khá phạt hành, Đánh sao cho nó thật kinh mà chừa Văn Lía chưa kịp tỏ thưa, Bị thằng trùm đánh chẳng vừa chi đâu. Cắn răng mà chịu biết sao, Da tan thịt nát xót đau vô cùng, Thét rồi lụy nhỏ ròng ròng, Văn Lía than thở não nùng xiết bao. Xóm làng đang lúc bàn nhau, Hương Sư đi trễ bước vào hỏi qua: “Chuyện chi đánh trẻ kêu la Khá tua phân lại gần xa mọi đàng?” Hương Sư quyền thế trong làng, Lại thêm hiền đức rõ ràng ai qua. Văn Lía khóc lóc kêu la, Thưa lại các việc gần xa đuôi đầu. Hương Sư nghe rõ âm hao, Truyền mở Văn Lía cho mau chớ chầy “Một thằng con nít thơ ngây, Chuyện chi mà đánh thế này nhẫn tâm!” Tỏ cùng hương chức xa gần: “Các ông quả thật nhẫn tâm thay là! Nó rất có hiếu mẹ già, Không tiền nuôi mẹ sanh ra kế cùng. Sao không suy xét đục trong, Mấy ai biết nhục mà không giữ mình? Bởi chưng cơn túng gia đình, Lại thêm đang tuổi xuân xanh biết gì! Nó mà gian ác nỗi này, Là cơn nguy khốn chẳng ai giúp giùm. Nó cũng biết xét nào không, Đem thân ở mướn khắp cùng ngoài trong, Mà cũng chẳng kẻ có lòng, Chẳng chịu mướn, nó lâm vòng hiếm nguy, Cơn túng chẳng biết làm chi, Sanh ra gian ác có gì lạ đâu!” Nghe lời biện bạch lý sâu, Các chức đều thảy nhìn nhau bất bình, Nhưng mà họ chỉ làm thinh, Vì chưng là lẽ công minh tỏ trần. Văn Lía thoát nạn cám ân, Trong lòng thơ thới vui mừng xiết bao, Bươn bả bước lại cúi đầu, Lạy người bốn lạy ngõ hầu đáp ơn. Hương Sư bèn tỏ thiệt hơn: “Từ nay bỏ tánh chớ còn gian tham” Văn Lía khép nép bày tàng: “Hiềm vì chẳng có chuyện làm nuôi thân, Thật là khốn hại muôn phần, Tôi đây cũng rất khổ tâm thay là” Mấy lời thành thật thiết tha, Hương Sư suy xét phân qua như vầy “Ta đây đành dạ mướn mày, Nhưng mà mày ráng đổi thay tánh tình.” Lía nghe thỏa dạ ưng đành, Thề nguyền thay đổi theo lành lánh gian Hương Sư trỗi bước vội vàng, Văn Lía theo dõi gia đàng đến nơi, Tiền mướn đâu đó tính rồi, Bạc trao cho Lía rất vui vô cùng Cầm bạc chi xiết vui mừng, Về nhà cùng mẹ đục trong giãi bày. Thuật qua các việc vắn dài, Mẹ già toại chí từ này khỏi lo. Mừng con có chốn ấm no, Phận mình cũng khỏi nguy cơ túng cùng Giấy tờ thuê mướn làm xong, Hương Sư biểu Lía ra đồng chăn trâu, Chẳng biểu làm chuyện khác đâu, Chăn trâu hôm sớm miễn sao vẹn phần. Văn Lía bao quản gian truân Đáp ơn làm phước làm nhơn cứu mình, Mai chiều trọn tấm lòng thành Chẳng dám sai sót phận mình chi đâu Hằng ngày chỉ việc chăn trâu, Ngoài đồng rộng rãi trăm phần toại vui, Thật là thỏa chí thảnh thơi, Mục đồng bè bạn hôm mai chung cùng. Có hơn hai chục mục đồng, Từ ngày biết Lía có lòng nể kiêng. Văn Lía tâm tánh chẳng hiền, Lại thêm sức mạnh rất nên lạ lùng, Chưa đầy mười sáu thu đông, Sức mạnh người lớn tưởng không sánh bì. Thằng sao tâm tánh lạ kỳ, Chẳng chịu ai hiếp nhiều khi sanh rầy. Thường lề ngày tháng ở ngoài, Cho trâu ăn cỏ ruộng này ruộng kia, Ngày kia nhìn thấy dưới khe, Gốc cây cá lóc nằm kề một bên, Phút đâu vùng cái nhảy lên, Rớt xuống cá đã nằm trên ruộng rồi. Văn Lía thấy vậy vui cười, Khen con cá lóc vô hồi tài ba: “Chớ chi cá lóc dạy ta, Dạy ta miếng đó thật là mang ơn” Mục đồng xúm lại hỏi đon: “Lía nhìn chi đó dừng chơn đứng hoài?” Lía rằng: “Cá lóc rất hay, Nó vùng một cái thật tài vô song Dưới khe sâu thật vô cùng, Một cái chỉ vùng nhảy khỏi lên trên” Mục đồng nghe rõ sạ duyên, Có đứa bày giải hư nên sạ tình: “Con cá nó cũng như mình, Tập lâu ắt được chẳng tin hãy làm Văn Lía bèn hỏi cho tàng, Làm sao lập thế bày đàng nhảy cao?” Mục đồng bày tỏ trước sau: “Cứ đào cái lỗ ban đầu cạn thôi, Mình tập nhảy đặng khỏi rồi, Thì đào sâu nữa lần hồi sẽ nên” Văn Lía nghe hãn sạ duyên, Tấc lòng thơ thới rất nên thỏa đành, Mấy lời gẫm xét đành rành. Chàng quyết chí tập cho mình nhảy cao. Mục đồng xúm xít cùng nhau, Văn Lía bèn biểu khá đào lỗ sâu Mấy đứa há dám cãi đâu, Vưng lời xúm xít cùng nhau đào liền Văn Lía xuống đó nhảy lên, Cứ làm như vậy rất nên gọn gàng. Kiên gan vững chí trăm đàng, Cứ vậy mà tập vẹn toàn một năm. Lần lần nhảy giỏi trăm phần, Lỗ nọ đào lần càng bữa càng sâu. Chẳng những Lía nhảy khỏi đầu, Nhảy còn qua khỏi hàng rào thiệt cao. Nghề chi năng luyện năng trau, Thét rồi cũng giỏi dễ nào đơn sai! Nghề nhảy Văn Lía ai tày, Nóc nhà nhảy khỏi ai ai cũng nhường, Mục đồng xem thấy hãn tường, Thảy đều lánh sợ dễ thường dám qua. Văn Lía toại dạ thay là, Học nghề cá lóc ai mà đám đương! Khắp cùng đồng nội ruộng mương, Mục đồng đều thảy kính nhường Lía ta. Ngày kia Lía tỏ gần xa: “Mình đây đủ mặt thảy là hai mươi, Chia ra một phía mười người, Giả đò đánh giặc chơi vui cho đành.” Thằng Mướp mười bảy xuân xanh, Lớn hơn các đứa vóc hình cũng to, Nghe Lía bày tỏ căn do, Mướp liền ứng chịu lựa người chia hai Xong xuôi hai phía ra tay, Cùng nhau đánh giặc toại thay tấc lòng Cùng nhau đánh giặc giữa đồng, Rượt qua rượt lại vô cùng vầy vui. Nửa ngày đánh giặc nhau chơi, Đến rốt cuộc rồi bên Lía thắng hơn. Chơi vui thỏa bấy lòng son, Mục đồng chơi vậy chẳng còn chơi chi. Văn Lía cũng toại lắm thay, Cuộc chơi thích chí chi tày nữa đâu. Sáu tháng cứ vậy chơi nhau, Nhưng mà chẳng xảy việc nào nguy nan. Ngày nọ Văn Lía bày tàng, Kêu mục đồng lại nghe chàng chỉ phân: “Đánh giặc vui vẻ trăm phần, Song le chưa đủ thỏa tâm đành lòng Có việc vui vẻ vô cùng, Để tao bày giải đục trong sạ tình. Tao có đi xem hát đình, Thấy rõ hát bội đành rành không sai: Trong lúc vua bị nịnh vây, Thật là vui vẻ toại thay tấc lòng Vậy ta mau hiệp nhau cùng, Ta làm y vậy thỏa lòng chẳng sai” Mục đồng nghe rõ vắn dài, Đành lòng ưng thuận chẳng ai bất bình. Văn Lía bèn tỏ hắc minh: “Để tao làm Chúa bây đành hay không? Thằng Mướp to lớn vô cùng, Để nó làm nịnh ắt xong chớ gì! Nhưng tao giao trước lời này, Làm vua phải để lâu ngày mới vây, Chớ chẳng phải mới lên ngai, Mà bị nịnh rượt chẳng hay đâu là! Thằng Mướp, thằng Bí, thằng Cà, Đều theo phe nịnh gian tà bất trung. Thằng Ổi, thằng Khế, thằng Hồng, Phò vua trọn dạ tròn lòng trung ngay Bao nhiêu còn lại phải vầy: Làm quan làm tướng tao sai vưng lời” Văn Lía truyền lịnh xong xuôi, Mục đồng hết thảy đều vui thỏa lòng. Thằng Mướp bèn tỏ đục trong: “Chơi vầy ở tại giữa đồng không vui, Vào trong miễu nọ mà chơi, Vậy âu mới giống việc đời phải không?” Văn Lía nghe hãn thủy chung, Rất nên đành dạ toại lòng phán qua: “Lời bàn rất đẹp lòng ta, Trâu ta khá cột đặng mà đi chơi” Mục đồng nghe rõ khúc nôi, Trâu đều thảy cột xong xuôi mọi đàng, Cùng nhau sau trước một đoàn, Kéo vào miễu nọ ngỏ toan vui vầy. Đến nơi đứng dưới gốc cây, Xúm nhau bàn luận vắn dài thấp cao. Văn Lía bèn tỏ âm hao: “Làm Vua phải ngự ngai cao mới là, Có ngai như ở trào ca, Tụi bây lo đẹp lòng ta bây giờ.” Thằng Mướp có tánh đôi co, Chau mày phân lại đặng cho Lía tàng: “Làm gì mình có ngai vàng? Mày khéo bày chuyện khó toan vô cùng! Ngồi đại dưới đất cho xong, Làm ngai khó nỗi thật không thể làm.” Văn Lía thấy cãi lịnh troàn, Nạt rằng: “Trẫm đã chỉ troàn cãi sao! Làm ngai có khó chi đâu, Vào rừng thì có vốn nào khó chi.” Nghe Văn Lía nói dị kì, Thằng Mướp hỏi lại nằn nì gần xa: “Ngai đâu ở chốn rừng già, Mi khá bày giải cho ta đặng tường?” Trái tai Văn Lía đâu nhường, Mắng rằng: “Mầy thật ngu bường con trâu! Ngai kia ở chốn rừng sâu, Ấy tao nói ý cớ sao không tàng? Đốn cây làm cái ngai vàng, Cột lại như thể cái thang khó gì Làm cho giống ở trào nghi, Chớ nên cãi lịnh diên trì dang ca.” Thằng Mướp bị quở bị la, Chẳng dám cãi nữa dần dà tỏ phân: “Lịnh trên dạy dưới phải vâng, Chúng ta mau khá dời chân đi liền.” Mục đồng nghe có lịnh truyền, Đồng nhau, trỗi bước rất nên trọn lòng, Vào rừng chằng quản gai chông, Đốn cây cột lại đã xong mọi đàng. Đem ra miễu nọ đã an, Làm cái ngai giả vẹn toàn trước sau. Văn Lía mừng rỡ xiết bao, Nghiêm nghị lên thẳng ngai cao mà ngồi, Bâng khuâng tấc dạ rất vui, Tỉ mình như đã trị ngôi thỏa lòng. Thằng Mướp liền nói bông lông: “Như vầy quả thật vô cùng cao sang!” Văn Lía bèn tỏ mọi đàng: “Từ đây y thửa lịnh troàn chớ sai” Các đứa phân lại vắn dài: “Cúi vưng nghe lịnh từ này về sau.” Văn Lía phỉ chí xiết bao, Tỉ mình thật chẳng khác nào như vua. Từ đây tối sớm chiều trưa, Làm vua Văn Lía rất vừa lòng thay, Mỗi ngày ngồi ở trên ngai, Mục đồng ngồi dưới vui vầy trào ca. Văn Lía ngang dọc thay là, Mục đồng đều sợ ai mà chẳng kiêng, Bày chơi nhiều việc chẳng nên, Làm vua làm chúa oai quyền vang rân. Hằng ngày chơi trước miễu thần, Mục đồng cùng Lía trăm phần vầy vui. Ngày kia Văn Lía trên ngôi, Nhìn xem xuống dưới đủ người trước sau, Thằng Mướp chẳng biết đi đâu, Ngày nay vắng mặt cớ nào chẳng thông? Văn Lía han hỏi đục trong: “Mướp sao vắng mặt nó không đến chầu? Tội nó luật phải chém đầu, Thật tội rất lớn dễ nào thứ dung Mục đồng quỳ tấu song song: “Ắt là thằng Mướp trái lòng chi đây, Cùng ta chằng chịu vui vầy, Không chừng có chuyện bữa nay ở nhà.” Văn Lía bèn tỏ gần xa: “Thằng Mướp nó chẳng phục ta không chừng! Chờ nó lai đáo trào trung, Đặng ta hỏi lại đục trong cho tường Ví bằng nó chẳng chịu nhường, Cùng ta thử sức đối đương thử tài: Nếu nó thắng được ta đây, Thì ta đây sẽ nhường ngai Mướp liền.” Còn đang bày tỏ sạ duyên, Bỗng thằng Mướp đến đứng bên kia là. Thằng Lía bèn hỏi gần xa: “Sao mày lai đáo trào ca trễ vầy? Khá tua bày tỏ vắn dài, Đặng ta rõ thấu cho hay sự tình?” Thẳng Mướp trổ giọng bất bình: “Chơi vầy thật chẳng công minh chút nào! Tài chi mày ngự ngai cao? Lẽ thì phải để cho tao ngai này Bởi tao lớn tuổi hơn mày Mày còn nhỏ tuổi lại tài cán chi?” Thằng Lía nghe đã tường tri, Trong lòng nổi giận tức thì phân qua: “Nếu mày muốn chiếm ngôi ta, Cùng ta thử sức mới là công minh, Nếu mi thiếu sức chống kình, Thì là mi phải chia đành nhường ngai Thường ngày tùng phục ta đây, Ta kêu phải dạ ta sai vưng lời. Cứ việc thử sức mà chơi, Đặng cho biết rõ ai tài hơn ai?” Thằng Mướp đáp lại vắn dài: “Nếu đặng như vậy ta đây đành lòng.” Thằng Lía tức giận trong lòng, Kế mưu sắp sẵn đục trong ai tàng? Lía ta phân lại rõ ràng: “Thử tài thử sức nghĩ càng quá hay, Nhưng ta nghĩ đặng việc này, Còn thêm thú vị chẳng sai đâu là Thẳng Mướp giả kẻ gian tà, Nịnh thần thí chúa đặng mà đoạt ngôi, Sẵn dịp đó rất là vui, Cho ta thử sức đặng coi thế nào?” Còn lắm chuyện ngộ biết bao, Hãy xem luôn tiếp cuốn sau rõ tường.

Ngày Của Cha Năm 2022 Là Ngày Nào? Những Lời Chúc Ý Nghĩa Ngày Father’S Day

Ngày của Cha hay còn gọi là ngày Father’s Day bắt nguồn từ lễ tưởng niệm được tổ chức vào ngày 5/7/1908 tại Fairmont (West Virginia, Hoa Kỳ) bởi Grace Golden Clayton. Bà tưởng nhớ đến cha và những người cha đã bị thiệt mạng trong một vụ nổ khủng khiếp vào tháng 12/1907.

Ngày của Cha không có quy định ngày cụ thể mà được quy định vào chủ nhật thứ 3 của tháng Sáu. Năm 2021, ngày của Cha là ngày 20/6/2021.

Có thể Clayton chịu ảnh hưởng bởi Ngày của Mẹ lần đầu tiên trong năm đó nên bà đã chọn ngày Chủ nhật gần nhất so với ngày sinh của người cha vừa mới qua đời của bà.

Ngày của Cha là một dịp ý nghĩa, thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với đáng sinh thành. Đây vừa là nét đẹp trong cách đối nhân xử thế, vừa là ngày gắn kết tình cảm giữa những người thân trong gia đình với nhau.

Những lời chúc ý nghĩa tặng Cha nhân ngày Father’s Day

Để bày tỏ tấm lòng của mình đến Cha, bạn nên có những lời chúc ý nghĩa kèm quà tặng độc đáo. Bởi đối với các bậc sinh thành, không có niềm vui nào sánh bằng việc con cái trưởng thành, lớn khôn.

Những lời chúc ý nghĩa dành cho Cha bằng tiếng Việt

1. “Công cha như núi Thái Sơn”, con cảm ơn cha đã sinh ra con, yêu thương con bằng tất cả những gì Cha có. Hơn tất cả mọi món quà, con muốn nói cha con yêu Cha, tự hào về Cha.

3. Kính chúc cha! Không chỉ là trong ngày của cha mà tất cả 365 ngày đều vui vẻ, hạnh phúc! Để cho con luôn biết mình được yêu thương và chia sẻ, mạnh mẽ hơn để đương đầu với sóng gió cuộc đời

4. Cha kính yêu, con chưa từng nói một lần rằng con yêu cha nhưng sâu thẳm trong đáy lòng mình, con luôn biết ơn và coi cha là nguồn động lực sống của con. Nhân ngày của Cha, con chúc Cha là những điều tốt đẹp nhất.

5. Chúc bố luôn khỏe mạnh vui vẻ và mãi bên ba mẹ con chúng con. Chúng con cám ơn bố vì bố đã hi sinh vì gia đình mình. Chúng con tự hào về bố lắm. Chúng con yêu bố nhiều.

6. Ngày của cha mà con không thể ở gần để trực tiếp tặng hoa, quà cho cha được. Con xin lỗi cha! Cùng với món quà này, con muốn nói với Cha, Cha là nguồn sống của con, người luôn theo sát những bước đi của con. Cảm ơn cha và chúc cha luôn khoẻ mạnh.

7. Bố đã nói Con là món quà tuyệt vời nhất mà Thượng Đế dành cho Bố. Và Bố ơi! Bố cũng là món quà quý giá nhất mà Thượng Đế dành cho con!

8. Con nhớ những ngày bé thơ rong ruổi cùng cha trên những chặng đường dài. Nhớ chiếc bánh cha nhịn ăn phần con ngày mưa bão… Con nhớ tất cả và càng kính trọng, thương cha hơn.

9. Lại một năm nữa chúng con ở xa nhà, nhưng đối với chúng con cha luôn ở trong trái tim. Chúng con chúc cha luôn được Hạnh Phúc. Gởi tặng cha bó hoa tình cảm từ trái tim của các anh em con.

10. Con cảm ơn Ba vì đã luôn là người soi đường cho chúng con từ thời thơ bé đến bây giờ, để con luôn tự tin và vượt qua mọi khó khăn. Và con chỉ có một mong ước là Ba có nhiều sức khỏe và luôn vui vẻ như bây giờ, bên cạnh chúng con.

Lời chúc Ngày của Cha bằng tiếng Anh hay nhất

1. You are all the best. Happy Father’s Day.

2. I wish you not only the Father’s Day but also every day is the happiest day. I love you.

Con chúc bố không chỉ ngày của Cha mà tất cả mọi ngày đều là ngày hạnh phúc nhất. Con yêu bố.

2. Dad, thank you for inspiring my life, for giving my love, for being forgiving, for being affectionate, kind and caring. You’re the best!

3. I hope this Father’s Day is as happy and special as you made me feel as my father growing up.

4. If I was given a chance to start all over again, there are a lot of things I’d change about my life except one thing… my dad, who’s been there for me through it all. Love you.

5. Every day you worked hard to provide and every day you showed me how much you cared. Your example has influenced my life, you are an amazing Father.

6. Thank you for teaching me the most important lesson in life. Thanks for teaching me what it means to be a Christian. I love you daddy.

Những món quà ý nghĩa dành tặng Cha nhân ngày Father’s Day

Cùng với những lời chúc độc đáo, đừng quên những món quà ý nghĩa dành cho người Cha thân yêu. Không khó để bạn có thể tìm được những quà tặng khiến ông cảm động. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau.

Quà tặng phổ biến dành cho Cha

Thị trường quà tặng dành cho Cha hiện nay rất phong phú. Bạn có thể lựa chọn những quà tặng thông dụng như quần áo, giày dép, sách, cây cối, thú cưng… để tặng Cha.

Một bữa ăn ấm cúng bên gia đình cũng là quà tặng ý nghĩa dành cho Cha

Bên cạnh đó, bạn có thể tự tay chuẩn bị cho bố bữa ăn ngon miệng, dành thời gian ở bên ông nhiều hơn. Như vậy, chắc chắn cha của bạn cũng rất cảm động bởi cảm nhận được lòng hiếu thảo của bạn.

Quà tặng cao cấp dành cho Cha

Nếu bạn muốn có những quà tặng ấn tượng hơn, độc đáo hơn, thay đổi những món quà đã thường xuyên lặp đi lặp lại, bạn có thể tìm dòng quà cao cấp hơn như quà tặng mạ vàng đang rất được ưa chuộng hiện nay.

Dòng quà tặng này cũng có rất nhiều sản phẩm dành cho Cha để bạn lựa chọn như: kẹp cà vạt mạ vàng đính kim cương, tranh chữ Cha mạ vàng, hoa mai bosai mạ vàng, tranh chữ Phúc, chữ Lộc, chữ Thọ mạ vàng….

Kẹp cà vạt mạ mạ vàng là quà tặng ý nghĩa dành cho Cha

Nếu bố bạn là doanh nhân, bạn có thể tặng những món quà như tranh thuyền buồm phong thủy, giá đỡ đựng namecard, hộp đựng name card… để thể hiện sự quan tâm của bạn với công việc của bố. Hay bố bạn là luật sư, nhà báo cũng có các quà tặng được thiết kế riêng cho từng ngành nghề.

Mô hình thuyền buồm phong thủy mạ vàng – quà tặng ý nghĩa cho những người Cha là doanh nhân

Ngoài ra, với một số môn thể thao đặc biệt như golf, cũng có rất nhiều quà vàng đẹp mắt như tượng người chơi golf mạ vàng, gậy golf để bàn, bóng golf mạ vàng.

Tượng người chơi golf mạ vàng, gậy đánh golf mạ vàng được thiết kế tinh xảo

Theo ông Quang Tú, đại diện thương hiệu Golden Gift – đơn vị chuyên chế tác quà tặng mạ vàng tại Việt Nam, bộ sưu tập quà tặng Cha được thiết kế sống động, gần gũi với văn hóa Việt. Cùng với sự chế tác thủ công khéo léo từ bàn tay tài hoa của nghệ nhân Việt, áp dụng công nghệ mạ vàng tiên tiến, các quà tặng đều “khoác” lên mình sắc vàng lấp lánh, sang trọng, mang đến vẻ đẹp tinh xảo, tinh tế đến từng đường nét.

Thu Ngân

Stt Hay Về Ngày Cưới, Ngày Thành Hôn

Bạn chuẩn bị bước sang trang khác của cuộc đời và muốn thể hiện tình cảm của mình, vậy những STT về ngày cưới sẽ giúp bạn thực hiện điều đó. Hãy cùng tham khảo những status hay về ngày cưới mà chúng tôi đã tổng hợp ở dưới đây nhé.

Từ lúc yêu cho tới lúc kết hôn là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Vì thế, mà nhiều người trước ngày kết hôn đã định đều có tâm trạng lo lắng, nhất là các cô nàng sắp làm cô dâu. Do đó, hãy cảm nhận trước cuộc sống hôn nhân cũng như giãi bày tâm trạng trong các STT hay về ngày cưới dưới đây.

Những status hay về ngày cưới

Tổng hợp những STT về ngày cưới

1. Người đàn ông cưới người phụ nữ với mong muốn người phụ nữ sẽ không bao giờ thay đổi. Còn người phụ nữ cưới người đàn ông với mong muốn người đàn ông có thể thay đổi. Sự thay đổi và không thay đổi không như mong muốn của cả hai khiến họ thất vọng.

=> Status hay về đám cưới tiếng Anh: Men marry women with the hope they will never change. Women marry men with the hope they will change. Invariably they are both disappointed.

2. Vấn đề trong hôn nhân đó là nó thường kết thúc sau mỗi cuộc yêu vào ban đêm và cần được xây đắp lại mỗi sáng trước bữa điểm tâm.

=> Sau kết hôn, ai cũng mong muốn có được hạnh phúc, có cuộc sống bình yên.

3. Sự quyến rũ hay vẻ đẹp của người phụ nữ sẽ phai dần theo thời gian, nhưng nếu cưới một người đàn ông có thể khiến bạn được cười vui mỗi ngày, đó chính là một ưu đãi.

4. Một cuộc hôn nhân không hạnh phúc không phải là một cuộc hôn nhân thiếu tình yêu, mà đó là một cuộc hôn nhân thiếu tình bạn.

=> Tình bạn cũng là một thứ tình cảm vô cùng đáng quý. Do đó, STT này thể hiện rằng sau khi bạn kết hôn đừng luôn vì gia đình mà không nhớ tới vẫn còn tình bạn ở đâu đó quanh bạn. Nếu bạn đánh rơi tình bạn, cuộc sống của bạn sẽ không trọn vẹn.

5. Sự chối từ là cơ hội cho những lựa chọn mới.

=> STT về ngày cưới hay bằng tiếng Anh: Rejection is an opportunity for your selection.

6. Tại sao một người phụ nữ phải mất 10 năm nỗ lực để thay đổi một người đàn ông, rồi lại phàn nàn rằng anh ấy không phải là người mà cô ấy đã cưới làm chồng?

=> Dịch sang tiếng Anh: Why does a woman work ten year to change a man, then complain he’s not the man she married?

7. Con đường duy nhất khiến tình yêu có thể tồn tại vĩnh hằng khi nó vô điều kiện. Sự thật có lẽ tình yêu không được quyết định bởi đối tượng được yêu mà bởi đối tượng quyết định chọn yêu.

=> Tình yêu xuất phát từ tình cảm của hai phía. Do đó, tình yêu khi không có đòi hỏi sẽ làm cho người kia cảm giác bình yên và không bị áp lực.

8. Khi đang trong một mối quan hệ, người đàn ông thực thụ sẽ không làm người phụ nữ của mình ghen tuông với những người phụ nữ khác, mà sẽ khiến những người phụ nữ khác phải ghen tị ngược lại với chính họ.

=> STT hay về đám cưới bằng tiếng Anh: When in a relationship, a real man doesn’t make his woman jealous of others, he makes others jealous of his woman.

9. Tôi không muốn cưới chỉ để cưới. Tôi không thể nghĩ nổi tới việc nào cô đơn hơn việc gắn bó cuộc đời mình với một ai đó mà tôi không thể nói chuyện cùng, hoặc tệ hơn nữa là với người đó, tôi không thể được tĩnh tâm.

=> Tâm trạng của các cô nàng trước khi cưới đề đã được STT hay về đám ngày cưới thể hiển ra.

10. Đích đến của tình yêu không phải là hai người nghĩ giống nhau mà là cùng nhau suy nghĩ.

=> Status về ngày cưới bằng tiếng Anh: The Goal in marriage is not to think alike, but to think together.

11. Sự thật mà toàn vũ trụ phải thừa nhận, đó là một người đàn ông độc thân muốn giàu có phải muốn cưới vợ.

Trên đây là một số STT về ngày cưới hay, bạn có thể tham khảo và chia sẻ những STT này để giãi bày tâm trạng của mình giúp mình khuây khỏa trước áp lực ngày cưới đến gần.

Cùng với những STT về ngày cưới hay, chúng tôi còn chia sẻ những lời chúc đám cưới cho bạn bè hay nhất. Bạn có thể lựa chọn và gửi đi lời chúc đám cưới cho bạn bè của mình.

Bộ sưu tập những stt ngắn gọn sẽ giúp người đọc tìm kiếm một stt mang đúng tâm trạng với bản thân, chúng tôi đã sưu tập và cung cấp những stt ngắn gọn mang nhiều tâm trạng và ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống như trong tình yêu, tình bạn, những chiết lý trong cuộc sống mang đến nhiều sắc thái khác nhau.

Những bài đăng trên mạng xã hội của bạn sẽ thật mới mẻ, nhiều màu sắc và thu hút hơn khi bạn thêm vào đó những dòng caption ấn tượng. Đó có thể là những dòng cap hay ngắn vui, cũng có thể là những cap hay tình yêu bạn thấy tâm đắc và muốn chia sẻ cùng mọi người, hoặc thậm chí là những dòng cap thả thính của các cô nàng/ anh chàng còn độc thân…

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngày Hẹn Hò [Oneshot trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!