Xu Hướng 10/2023 # Nghị Luận Xã Hội Về Khen Và Chê # Top 19 Xem Nhiều | Dtdecopark.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Nghị Luận Xã Hội Về Khen Và Chê # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nghị Luận Xã Hội Về Khen Và Chê được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn hoá nhân loại. Từ thời cổ đại, người dân Trung Quốc có quyền tự hào về những bậc học giả, về những người thầy lỗi lạc, uyên bác với những triết lí nhân sinh trở thành chân lý cho mọi thời đại. Tuân Tử là một trong số những bậc vĩ đại ấy. Và câu nói của ông: ” Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ thù của ta vậy”, cũng đủ cho hậu thế phải suy nghĩ.

Xã hội loài người ngày càng phát triển về kinh tế, về tư tưởng, nhận thức và cũng song hành với phát triển sự phức tạp trong mọi quan hệ đời sống. ” Miệng lưỡi thế gian” là điều không thể tránh khỏi. Mỗi con người sống chung trong đồng loại cần phải biết chấp nhận lời chê tiếng khen của mọi người. Nhưng để nhận biết sự “thật” – “giả” trong mỗi lời khen tiếng chê, để có ứng xử thích hợp, quả không đơn giản. Câu nói của Tuân Tử đã giúp chúng ta cái “kính chiếu yêu” nhận biết đâu là “thầy”, đâu là “bạn”, đâu là “thù” trong cuộc đời đầy phức tạp đó.

Là một con người, kể cả bậc vua chúa, vĩ nhân, trong cuộc sống, thật khó tránh khỏi những sai lầm. Những lúc như thế, hẳn chúng ta nhận được những lời nhận xét của mọi người. Tất yếu, mỗi người khác nhau, sẽ có những nhận xét, thái độ khác nhau về ta. Điều quan trọng là ở chính bản thân ta: biết nhận ra cái đúng, cái sai của mình; quan trọng hơn, trong vô số những lời “khen”, “chê” đó, ta nhận ra ai là “thầy ta”, ai là “bạn ta”, ai là “kẻ thù” của ta vậy!

Lời dạy của Tuân tử thật chí lí: “Người chê ta mà chê đúng là thầy ta, người khen ta mà khen đúng là bạn ta”. Mỗi người, khi phạm điều sai, tự mình không dễ gì nhận ra. Người nhận ra cái sai của ta, lại “chê”- tức khẳng định cái sai của ta và chỉ cho ta biết – hẳn phải là người có tầm tri thức, hiểu biết hơn ta. Người đó xứng đáng là bậc “thầy” của ta về trí tuệ. Hơn thế, người thấy và dám chỉ cho ta nhận ra cái sai của mình, để mình có hướng khắc phục, sửa chữa, hẳn đó phải là người có cái tâm thật cao quý: những muốn cho chúng ta nhanh chóng tiến bộ. Chúng ta, về thái độ, tình cảm không thể không tôn vinh người đó là bậc “thầy” về nhân cách để ta học tập.

Người “khen ta mà khen phải”- nghĩa là người đó không những không đố kị, hiềm khích trước những cái tốt, cái mạnh của ta, mà còn “khen”, cùng chung vui, chia ngọt sẻ bùi…Đó hẳn là người bạn tốt, người bạn tri âm, tri kỉ của ta vậy. Cuộc đời mỗi chúng ta, nếu có được nhiều người “thầy”, người “bạn” như thế thì hạnh phúc biết bao nhiêu.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải ai khen hay chê ta đều là “thầy”, là “bạn” của ta. Tuân Tử đã một lần nữa chỉ cho ta biết cách nhận ra ” bộ mặt thật” của những “kẻ” hiểm độc đó. Đó là “kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta”, Tuân Tử tỏ thái độ rõ rệt, dứt khoát khi gọi những loại người đó “là kẻ thù của ta vậy”. Nhưng để nhận ra đâu là bạn “khen ta mà khen đúng” với “những kẻ vuốt ve, nịnh bợ” thật không dễ. Trước hết, kẻ vuốt ve, nịnh bợ, họ khen ta là xuất phát mục đích mưu cầu lợi ích riêng của chính họ. Bởi vậy, thành tích của ta chỉ có một, chúng thổi phồng lên ba, bốn hoặc nhiều hơn thế. Thậm chí, có khi chúng còn nguỵ biện, “phù phép” những khuyết điểm, sai lầm của ta thành “thành tích”. Những kẻ đó, luôn lấy việc “nịnh bợ” để tiến thân, khiến cho người được khen ngày càng tự đánh mất mình, xa rời lẽ phải…Thật đáng tiếc là những kẻ đó không thời đại không có. Sử sách đã ghi lại không biết bao nhiêu bậc vua chúa đã bị những kẻ nịnh thần làm cho u mê, dẫn đến hãm hại trung thần, triều chính đổ nát, xã tắc suy vong…Lời dạy của Tuân Tử lại một lần nhắc nhở mỗi chúng ta cần sáng suốt để nhận ra đâu là “bạn ta” khen ta thật lòng; đâu là “kẻ vuốt ve, nịnh bợ” ta.

Không chỉ đúng với xã hội xưa, mà ngày nay và với tất cả mọi người, ở trên mọi lĩnh vực, lời dạy của Tuân Tử như một chiếc kính “chiếu yêu” giúp chúng ta nhận ra người tốt, kẻ xấu trong cuộc sống, trong học tập. Khi kinh tế thị trường mở cửa, thì đội ngũ những kẻ chạy theo lợi nhuận, vì danh, vì lợi ngày càng nhiều. Nhân viên nịnh bợ thủ trưởng, cấp dưới luôn luôn vuốt ve, chiều theo ý cấp trên; các bạn lười học thì xun xoe các bạn học giỏi để cầu “phao cứu trợ” trong thi cử, kiểm tra…Hành động của những kẻ đó có thể khác nhau, nhưng đều chung một bản chất: mưu cầu lợi ích riêng tư. Nhưng bạn cũng vì những hiện tượng đó mà đánh mất niềm tin vào cuộc đời. Bởi người tốt, những người xứng đáng là “thầy ta”, “bạn ta” luôn luôn ở bên ta.

Câu nói của Tuân Tử, cũng là một lời nhắc nhở chí tình, chí lí cho chính mỗi chúng ta trong quan hệ ứng xử với mọi người. Chúng ta muốn mọi người chê ta thật lòng – như Tuân tử đã dạy- ta phải biết coi trọng những người đó như bậc “thầy của ta”. Cũng vậy, với bạn bè, đồng đội, ta phải sống với cái tâm chân thành; dám chỉ ra những khuyết điểm của bạn mà ta nhận thấy, với thức cầu mong cho bạn mình ngày càng hoàn thiện. Mỗi chúng ta cần biết “chia ngọt sẻ bùi”” với bạn bè coi thành tích của bạn làm niềm vui chung cùng chia sẻ.

Nguồn Edufly

Nghị Luận Xã Hội Về Thói Vô Trách Nhiệm

10 mẫu Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm

“Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”. Cùng tham khảo các bài văn mẫu nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm sau đây để hiểu hơn về tác hại, hậu quả của thói vô trách nhiệm trong xã hội hiện nay.

Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm 1. Dàn ý Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm

1. Mở Bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Cuộc sống là của mình, mình phải có trách nhiệm chứ không thể phó thác cho ai khác, ngược lại sống mà vô trách nhiệm với cuộc đời của chính mình thì thật không đáng sống, bởi thói vô trách nhiệm không chỉ gây hậu quả đối với cá nhân mà còn cả những người xung quanh và toàn thể xã hội.

2. Thân Bài

· Thói vô trách nhiệm là gì?

· Biểu hiện của thói vô trách nhiệm:

· Bản thân sống buông thả, bất cần trong công việc, mặc kệ cái sai của mình

· Thờ ơ với những người xung quanh

· Không bận tâm tới những vấn đề xã hội, hành động sai trái, lệch lạc với chuẩn mực xã hội

· Tác hại của thói vô trách nhiệm

· Suy đồi đạo đức, nhân cách con người

· Mất đi sự kết nối, gắn kết với mọi người

· Công việc kém hiệu quả, thất bại, kìm hãm phát triển xã hội

3. Kết Bài

Rút ra bài học nhận thức và hành động: Mỗi người phải có nhận thức rõ ràng về biểu hiện cũng như tác hại của thói vô trách nhiệm, đồng thời phải không ngừng đặt trách nhiệm của mình với cuộc sống lên hàng đầu

2. Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm mẫu 1

Cuộc sống càng phát triển càng khiến con người ta trở nên thờ ơ với những gì vốn dĩ là quen thuộc, gần gũi, trước hết là bản thân mình sau đó là gia đình, xã hội, đó là biểu hiện của lối sống “vô trách nhiệm” rất đáng phê bình và lên án.

Trái lại với những người sống có tinh thần trách nhiệm, họ luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính là học tập. Ở gia đình, họ luôn làm tròn bổn phận của một người con có hiếu với ông bà, cha mẹ. Ngoài xã hội họ là người công dân tốt, có ý thức bảo vệ môi trường, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn và lên án những hành vi tiêu cực gây ảnh hưởng xấu. Bên cạnh đó, là những người có lối sống vô trách nhiệm.

Biểu hiện của lối sống vô trách nhiệm là việc sống buông thả với chính bản thân mình. Học sinh, sinh viên không chịu học tập, mà mải chơi điện tử, tham gia các tệ nạn xã hội dẫn tới việc suy thoái tư cách đạo đức và phẩm chất con người. Những trang báo mạng điện tử thường xuyên đăng những bài báo về các sự việc con cái bỏ rơi, đánh đập cha mẹ hoặc đuổi cha mẹ ra khỏi nhà. Đó là những người vô trách nhiệm với chính cha mẹ – những người đã sinh ra mình. Những lối sống đó là trái với chuẩn mực đạo đức xã hội. Trách nhiệm của cha mẹ là phải nuôi dạy con cái nên người và trách nhiệm của con cái là phải phục dưỡng, báo hiếu công lao của cha mẹ. Nếu ai đó làm trái với quy luật này sẽ bị xã hội lên án. Phải chăng những người đó họ mải chạy theo danh vọng, đồng tiền mà đánh mất chính mình, đánh mất những gì thân thuộc nhất đó là gia đình, cha mẹ. Họ sống ích kỉ và thờ ờ với mọi thứ xung quanh. Rồi họ sẽ nhận lại được gì, cũng là sự thờ ơ và coi thường của những người thân thiết với họ và của toàn xã hội và rồi họ cũng sẽ chẳng có gì trong tay khi họ chỉ còn một mình.

Lối sống vô trách nhiệm còn được biểu hiện rộng hơn ở việc chúng ta không biết quan tâm đến những người xung quanh, và hủy hoại môi trường. Ra đường gặp một người già đang qua đường, bạn không sẵn sàng giúp đỡ họ khi có thể. Gặp một người chỉ xin bạn 5 nghìn đi xe buýt do bị mất ví, bạn không nói gì và quay mặt đi. Bạn vừa đi học, vừa ăn kem rồi vứt vỏ ra đường. Mặc dù là người cuối cùng ra khỏi lớp nhưng bạn cũng không tắt điện vì bạn nghĩ đó không phải là việc của bạn,.. Rất nhiều những việc làm khác nữa thể hiện lối sống vô trách nhiệm. Những người có suy nghĩ và lối sống như vậy sẽ tạo nên văn hóa ứng xử không tốt gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Là người sống vô trách nhiệm bạn sẽ không thể hiện được trách nhiệm của người công dân khi sống trong xã hội và sẽ không bao giờ được nhận lại sự giúp đỡ từ người khác và bạn sẽ nhanh chóng bị cô lập.

Mỗi người chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về suy nghĩ và lối sống có trách nhiệm. Bởi xã hội là một chuỗi các mối quan hệ, chúng ta không thể sống một mình mà phải phụ thuộc vào những người khác. Để khẳng định được giá trị bản thân, trước hết bạn phải sống có trách nhiệm với chính mình bằng cách nỗ lực cố gắng hoàn thiện mình, dám làm, dám chịu và luôn làm điều có ích, sau đó bạn phải có trách nhiệm với gia đình, luôn yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ và làm tốt bổn phận của người con. Đối với xã hội, bạn cần có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn của công và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Có như vậy bạn mới trở thành người công dân tốt và cuộc sống của bạn mới có ý nghĩa.

3. Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm mẫu 2

Cuộc sống hiện đại đang kéo con người vào nhịp sống nhanh, sống vội, sống cuồng nhiệt khiến cho khoảng cách cũng như mối quan hệ như bị kéo dãn ra. Có nhiều biểu hiện sai trái, lệch lạc cũng xuất phát từ lối sống này. Một trong những lối sống đang lên án chính là thói vô trách nhiệm.

Thói vô trách nhiệm được hiểu là sự hờ hững, không quan tâm, không có trách nhiệm với việc làm của mình và của người khác. Trong cuộc sống hiện nay thói vô trách nhiệm đang hiển hiện và ngày càng gia tăng. Bạn vô trách nhiệm với chính bản thân mình, vô trách nhiệm với bạn bè, với gia đình và với nhiều mối quan hệ khác. Thói sống này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn và của nhiều người xung quanh.

Khi sống trong một gia đình, lúc còn bé thì ba mẹ có trách nhiệm nuôi con cái trưởng thành. Sau này con cái khôn lớn, tự lập, tự lo cho cuộc sống của chính mình; ba mẹ đã về già thì con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng ba mẹ. Đây là nền nếp văn hóa vẫn được phát huy và gìn giữ trong mỗi gia đình.

Hơn hết việc có trách nhiệm không chỉ là với người khác, mà nó còn là phải có trách nhiệm với chính bản thân mình. Có trách nhiệm với bản thân mình được hiểu là những suy nghĩ và hành động của bản thân luôn ở trong chế độ có kiểm soát.

Mở rộng hơn nữa còn là có trách nhiệm với những người xung quanh mình. Đây là điều mà hiện nay rất nhiều người đã bị guồng quay cuộc sống quá phức tạp cuốn đi mất. Họ sống thờ ơ, dửng dưng, vô trách nhiệm không chỉ với người khác mà còn với chính bản thân mình.

Ở lứa tuổi thanh niên, lối sống vô trách nhiệm với bản thân xuất hiện rất nhiều. Những hành vi, hành động của tuổi trẻ không được kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều hậu quả sai lầm về sau. Một ví dụ điển hình cho thói vô trách nhiệm này là việc các cặp đôi yêu nhau hiện nay không có trách nhiệm với những hành động của mình. Việc sống thử với nhau khi yêu, rồi mang bầu, mọi chuyện được giải quyết bằng cách phá bỏ cái thai trong bụng. Đây chính là hành động vô trách nhiệm, sai lầm lớn khiến cho cuộc đời bạn về sau phải hối hận.

Hiện nay, rất nhiều người đang sống ích kỷ, thờ ơ, lạnh nhạt, vô trách nhiệm với những người ở xung quanh mình. Nó đã để lại nhiều hậu quả mà chính bản thận họ sau này mới nhận ra. Trong những năm gần đây, cư dân mạng đang nhức nhối tình hình bố mẹ bỏ con cái ở cổng chùa, ở rừng; con cái đuổi bố mẹ ra khỏi nhà, không cho ăn, phải đi lang thang. Thực tế đau lòng này khiến cho chúng ta mất niềm tin vào con người. Chúng ta sống với nhau cần phải có trách nhiệm với nhau nhưng họ lại vô trách nhiệm như thế thì khác nào đang tự đẩy cuộc sống của mình vào sai lầm.

Hậu quả của lối sống vô trách nhiệm rất rặng nề. Có rất nhiều người cần chúng ta giúp đỡ ở ngoài kia nhưng chúng ta lại làm ngơ, ngó lơ, cứ lạnh lùng bước qua. Có thể hôm nay chúng ta đi qua một khu chợ sầm uất và bắt gặp cảnh tượng hai bà cháu đang ngửa chiếc nón rách để xin tiền về qua. Và chúng ta đã bước qua, chỉ ngoái nhìn và không làm gì. Đây chẳng phải là vô trách nhiệm, thờ ơ trước khó khăn của người khác hay sao.

Khi cuộc sống quá nhanh, con người cạnh tranh khốc liệt với nhau, tranh giành địa vị, chức quyền và chúng ta đã quên mất trách nhiệm với bản thân và với những người xung quanh. Khi sống có trách nhiệm, chúng ta sẽ được nhiều người yêu mến và kính trọng.

Mỗi người chúng ta là một cá thể đặc biệt tạo nên xã hội. Chúng ta cần phải sống có trách nhiệm để có thể xây dựng một xã hội phát triển lành mạnh hơn. Đây là điều cần thiết mà mỗi người cần phải rèn luyện.

4. Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm mẫu 3

Hằng ngày đi trên các ngả đường người ta gặp nhiều bích chương ngợi ca, bích chương cảnh báo, hình ảnh cảnh báo ở nhiều phương diện nhưng quả thật ít thấy bích chương hình ảnh nào cảnh báo thói vô trách nhiệm của những cá nhân, hoặc một tập thể nào đó trong khi nó “như một thứ a-xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.

Ý kiến này đề cập đến mối nguy hại ngấm ngầm rất cần cảnh giác của thói vô trách nhiệm; nó xuất phát từ mỗi cá nhân nhưng lại gây hậu quả to lớn đối với toàn xã hội. Về thực chất, ý kiến này là sự cảnh báo về một vấn nạn đạo đức mang tính thời sự; thói vô trách nhiệm và hậu quả khôn lường của nó.

Tinh thần trách nhiệm là ý thức nỗ lực nhằm hoàn thành tốt những phận sự của mình. Nó được biểu hiện cụ thể, sống động trong ba mối quan hệ cơ bản: giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn xã hội và cá nhân với bản thân mình. Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cao đẹp, một thước đo giá trị con người, là cơ sở để xây dựng hạnh phúc của mỗi gia đình; đồng thời tinh thần trách nhiệm cũng góp phần quan trọng tạo nên quan hệ xã hội tốt đẹp, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Hình ảnh cô cảnh sát giao thông đưa người già qua đường giữa làn xe tấp nập ở cung đường Nam Kỳ Khởi nghĩa – Võ Thị Sáu ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh mà các cơ quan thông tấn báo chí gần đây đưa tin là những hình ảnh thật đẹp về tinh thần trách nhiệm. Rõ ràng đó là những hình ảnh đẹp, nó toát ra từ nhân phẩm của cá nhân được rèn luyện nghiêm túc. Dù phải sống cùng với căn bệnh ung thư xương đang di căn từng ngày vào cơ thế nhưng sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Hân vẫn sống đẹp dù trong tuyệt vọng. Với cánh tay phải, Hân vẫn miệt mài hàng giờ bên tờ báo tường của lớp, nắn nót từng nét chữ tươi rói màu mực cho ngày lễ 20-11 của lớp trọn vẹn. Những đêm khuya, bà Trần Thị Tư – mẹ Hân – canh cánh trong lòng khi con gái vẫn ngồi bên bàn viết miệt mài với những bài văn, con toán của năm cuối cấp. Hân ngồi lặng lẽ trên phản, trở mình với từng trang giấy được lật, bài học không bỏ phí một ngày. Đó chính là một biểu tượng về tinh thần trách nhiệm với chính bản thân mình, không gục ngã trước nghịch cảnh dù đời sống của Ngọc Hân chẳng còn bao lâu nữa. Hình như em đã đang ở cuối con đường.

Bên cạnh những nhân phẩm cao đẹp về trách nhiệm sống thì vẫn còn đâu đó thói vô trách nhiệm làm bức xúc dư luận xã hội.

Thói vô trách nhiệm là biểu hiện của lối sống phi đạo đức, thể hiện ở ý thức và hành động không làm tròn phận sự của mình đối với xã hội, gia đình và bản thân, gây nên những hậu quả tiêu cực. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, lối sống ấy đang khá phổ biến, trở thành một vấn nạn trong xã hội. Những cán bộ có tài và có chức vụ cao ở huyện Hóc Môn và Gò Vấp đã và đang ra vòng móng ngựa thời gian vừa qua. Những khi còn tại vị chắc họ đã từng giáo huấn nhiều vấn đề đạo đức, trách nhiệm cho cán bộ cấp dưới, cho dân chúng địa phương nhưng rồi cuối cùng họ trở thành tội phạm tham ô. Thói vô trách nhiệm và đạo đức giả ấy làm băng hoại đạo đức con người, gây tổn hại hạnh phúc gia đình, gây tổn thất cho cộng đồng, kìm hãm sự phát triển và tiến bộ của xã hội.

Chúng ta có cuộc sống thanh bình hơn 30 năm qua là phải đổi biết bao máu xương của cha, ông, của các anh hùng đã ngã xuống cho Tổ quốc này. Chúng ta cần phải “sống sao cho khỏi phải xót xa ân hận” để xứng đáng với những hi sinh của thế hệ đi trước và sự kỳ vọng tha thiết của những người ngã xuống cho quê hương. Trách nhiệm sống của mỗi chúng ta là luôn rèn luyện nhân phẩm, năng lực tri thức để làm cho xã hội ngày càng phồn vinh, trong đó cần tuyên chiến một cách dũng cảm nhất với thói vô trách nhiệm và lối sống đạo đức giả.

5. Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm mẫu 4

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương quaXuân còn non nghĩa là xuân sẽ giàMà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất……..Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãiNên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời…”

Không hiểu sao mỗi lần đọc những câu thơ này của Xuân Diệu tôi lại thấy day dứt khôn nguôi. Thời gian không ngừng chảy trôi con người ta xuất hiện một lần trong đời rồi lại ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Trong cái ngắn ngủi của tuổi xuân cái hữu hạn mỏng manh của đời người, đã bao giờ bạn tự hỏi. Ta sống hay đang tồn tại? Ta sống có trách nhiệm hay vô trách nhiệm với cuộc đời này? Và khi trả lời được câu hỏi đó thì cũng có nghĩa là bạn đã chọn được cho mình một cuộc sống đẹp, có ý nghĩa.

Chúng ta đều biết tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm thuộc phạm trù đạo đức, chúng đối lập nhau, thể hiện cách sống, lối sống của mỗi người trong mối quan hệ với cộng đồng. Nếu tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực hoàn thành tốt những phận sự của mình đối với gia đình, xã hội thì thói vô trách nhiệm lại là ý thức và hành động không làm tròn phận sự của mình đối với xã hội, gia đình và bản thân gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Tinh thần trách nhiệm được biểu hiện cụ thể, sống động trong ba mối quan hệ cơ bản. Trước hết là trách nhiệm của cá nhân với gia đình. Trách nhiệm làm cha, làm mẹ, làm con…trong gia đình. Cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành công dân tốt, con cháu phải có hiếu kính trọng ông, bà, cha, mẹ. Mỗi cá nhân phải biết yêu thương, sẻ chia gắng sức xây dựng gia đình hạnh phúc. Đó là trách nhiệm của cá nhân với xã hội: phải làm tròn trách nhiệm của công đân với đất nước, trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng, phải biết đặt quyền lợi tập thể lên trên lợi ích cá nhân, phải biết cống hiến, hi sinh… Đó là trách nhiệm của cá nhân với bản thân, thực hiện các hành vi của mình theo các chuẩn mực xã hội, có lối sống lành mạnh, không ngừng phấn đấu học hỏi rèn luyện bản thân. Trong cuộc sống đã có biết bao tấm gương được người người ngưỡng mộ vì cách sống đầy tinh thần trách nhiệm với đời. Cảm ơn những người nổi tiếng trên thế giới như Các Mác, Ăng Ghen, Ê Đi Sơn, Niu Tơn, Đác Uyn …vì nhờ có họ mà thế giới này không chìm trong bóng tối của bất công và lạc hậu. Ta khâm phục biết mấy hình ảnh giáo sư Ngô Bảo Châu lặng lẽ nghiên cứu toán học để chứng minh “Bố đề cơ bản chương trình Lang lands”, bố đề cơ bản đã tồn tại hơn 30 năm mà chưa ai có thể chứng minh được. Sự cống hiến không mệt mỏi ấy đã đưa giáo sư tới thềm vinh quang, đạt được giải thưởng toán học danh giá nhất trên thế giới. Ta cảm phục biết bao trước Nik Vujicic, người không chân không tay, đã truyền cảm hứng sống, nghị lực sống cho triệu triệu người trên thế giới với câu nói nỏi tiếng: “Tôi không có tay để chạm vào người khác nhưng trái tim tôi có thể chạm vào người tôi yêu”. Đó quả là những con người sống thật đáng sống!

Như vậy tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cao đẹp, là thước đo giá trị con người, là cơ sở để xây dựng hạnh phúc. Đồng thời tinh thần trách nhiệm cũng góp phần tạo nên quan hệ xã hội tốt đẹp thúc đẩy sự tiến bộ. Tinh thần trách nhiệm là biểu hiện của lối sống đẹp rất đáng ca ngợi!

Nhưng cũng thật đáng sợ biết bao trước thực tế trong xã hội đó là không ít người đánh mất hai từ “trách nhiệm”. Phải chăng vì lối sống vị kỉ chạy theo vòng xoáy của đồng tiền, của danh lợi mà họ đã đánh mất mình, trở thành cái bóng lay lắt trên dòng thời gian. Vô trách nhiệm là không dành tình thương trách nhiệm cho gia đình, không làm tròn những bổn phận của mình trong gia đình. Vô trách nhiệm là sống ích kỉ, bàng quan, chỉ “nhận” mà không biết “cho”, không có ý thức dựng xây một xã hội phồn vinh. Vô trách nhiệm còn là không nghiêm khắc với bản thân, sống hoài, sống phí, buông thả theo những cám dỗ cuộc sống. Trong gia đình một người chồng thiếu tinh thần trách nhiệm thì chắc chắn gia đình ấy không hạnh phúc. Ngoài xã hội nhiều người vô trách nhiệm sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Ai là người đứng sau vụ việc xả nước thải ra sông Thị Vải ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng ngàn hộ dân? Ai là người có trách nhiệm với sự ồn ào của VinaSinh? Vì sự tắc trách, vô trách nhiệm của bác sĩ đã dẫn đến cái chết đau thương tức tưởi của bốn sản phụ ở Quảng Ngãi? Đó phải chăng là: “Những điều trông thây mà đau đớn lòng” sao? Những con người ấy lành lặn về thể xác nhưng lại có trái tim tật nguyền.

Bởi thế cho nên, thói vô trách nhiệm chính là một biểu hiện của lối sống phi đạo đức. Lối sống ấy làm băng hoại đạo đức con người, gây tổn hại hạnh phúc gia đình, gây tổn thất cho cộng đồng và kìm hãm sự phát triển của xã hội. Đúng là như một thứ axit vô hình, thói vô trách nhiệm của cá nhân có thể ăn mòn cả xã hội. Đây là lối sống đáng lên án, phê phán.

Mỗi chúng ta cần phải nhận thức sâu sắc rằng: Tinh thần trách nhiệm là thước đo phẩm giá con người. Từ đó mà không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, bên cạnh đó cũng cần ý thức rõ tác hại của thói vô trách nhiệm trong cuộc sống. Đó cũng là thái độ sống có trách nhiệm của mọi người trong xã hội văn minh.

Hãy nhớ rằng, thói vô trách nhiệm ở đâu cũng là một điều đáng sợ. “Như một thứ a-xít vô hình, thói vô trách nhiệm của cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”. Đừng để thứ a xít đó ăn mòn chúng ta, biến chúng ta thành “đời thừa”, “sống mòn” trong cuộc đời này bởi: “Con người ta sinh ra trên đời không phải để là hạt cát vô danh tan biến vào cõi hư vô. Người ta sinh ra là để in dấu trên mặt đất và in dấu trong trái tim mỗi người” (Xu – khôm – lin – xki).

6. Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm mẫu 5

Tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm là hai mặt đối lập thuộc phạm trù đạo đức, thể hiện lối sống, cách sống của mỗi người trong mối quan hệ cộng đồng.

Trách nhiệm là phần việc được giao cho phải gánh chịu, phải bảo đảm làm tròn; là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình trước sự việc, công việc.

Tinh thần trách nhiệm là ý thức, tính tự giác và sự nỗ lực nhằm làm tròn, làm tốt phận sự của mình trong mọi công việc được giao. Trong lời nói hành vi cụ thể, tinh thần trách nhiệm biểu hiện tư cách, đạo đức của mỗi người trong các mối quan hệ gia đình, tập thể và xã hội. Các khái niệm như: có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt trách nhiệm, vô trách nhiệm là sự đánh giá khen hoặc chê đối với con người nào đó trong công việc. Một học sinh đến phiên trực nhật đã lo đi sớm, quét sạch lớp, kê lại bàn ghế ngay ngắn, giặt giẻ, lau bảng thật sạch,… là một học trò tốt, có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành công việc trực nhật đã được giao trong lớp học.

Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Con người vô đạo đức, nhân cách méo mó thì từ lời nói đến cử chỉ, việc làm đều vô trách nhiệm, không hề quan tâm tới lợi ích của mọi người. Họ sống dửng dưng trước đồng loại, sống bàng quan “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, dửng dưng cho rằng: “Trời lụt thì lụt cả làng”, v.v… Cái thói vô trách nhiệm rất đáng sợ, nó tha hóa con người, nó là nguyên nhân sâu xa của mọi hiện tượng tiêu cực, phi đạo lí trong xã hội. Thói vô trách nhiệm bị xã hội phê phán, lên án; kẻ vô trách nhiệm bị cộng đồng chê trách và coi khinh. Vứt rác bừa bãi, đại, tiểu tiện, khạc nhổ bất cứ đâu, chặt phá cây xanh, làm ô nhiễm môi trường,… đều là những hành động vô trách nhiệm phải lên án, phải xử phạt. Hiện tượng hứa với dân rồi không thực thi là thói vô trách nhiệm, dẫn đến mất lòng dân đã từng bị báo chí lên tiếng, dư luận phê phán! Tác hại của thói vô trách nhiệm rất ghê gớm! Đúng như ý kiến cho rằng: “Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.

Bố mẹ thương yêu, chăm sóc, dạy bảo con cái nên con ngoan, trò giỏi. Con cái phải chăm học, chăm làm, hiếu thảo, lễ phép. … Anh em phải biết kính nhường, thương yêu chăm sóc lẫn nhau. Có được như thế thì mới có hạnh phúc. Xây dựng gia đình văn hóa mới là trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em, của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nêu cao nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc, ông bà thường nhắc nhở con cháu: “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Khẩu hiệu: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” là bài học sâu sắc nêu cao đạo lí và tinh thần trách nhiệm công dân. Tố Hữu có câu thơ rất hay ca ngợi tình người, ca ngợi tinh thần trách nhiệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho là hiến dâng, là phục vụ.

Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, thanh niên Việt Nam đã nêu cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các phong trào “‘ba sẵn sàng, ba đảm đang”, dám chấp nhận mọi khó khăn, thử thách “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ngày nay, hàng vạn, hàng triệu thanh niên đã tích cực tham gia các “chương trình hành động”, “phong trào hiến máu nhân đạo”, … Tất cả đều thể hiện ý thức và trách nhiệm cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Tổ quốc và nhân dân. Giữa những cao trào ấy, kẻ vô trách nhiệm, thói vô trách nhiệm không còn đất để tồn tại! Rèn luyện đạo đức, tư cách phải thường xuyên tu dưỡng ý thức và trách nhiệm trong lời nói và hành động. Đó là điều tuổi trẻ chúng ta cần nhớ và ghi lòng.

7. Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm mẫu 6

Hiện nay, khi mà cuộc sống con người ngày một phát triển và đủ đầy hơn, con người lại càng sống ỉ lại, sống ích kỉ với những người xung quanh nhiều hơn. Thói vô trách nhiệm dần dần ăn sâu vào nếp sống của một bộ phận không nhỏ trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ, đem lại những hậu quả vô cùng khôn lường.

Vô trách nhiệm chính là cách con người sống thờ ơ, ỷ lại vào người khác. Họ mặc nhiên cho rằng mọi việc xung quanh họ sẽ có những người khác giải quyết mà không cần đến mình. Thiếu trách nhiệm ở đây không chỉ là với xã hội xung quanh mà còn thiếu trách nhiệm với chính bản thân họ. Nói cách khác, đây là thái độ sống trái ngược với lối sống trách nhiệm, sống hết mình với bản thân cũng như xã hội. Luôn sẵn sàng trong những công việc khi ai đó cần tới sự giúp đỡ.

Có người đã từng nói đại ý rằng: Thói vô trách nhiệm giống như một loại axit đang dần ăn mòn cuộc sống của con người. Thật vậy, thói vô trách nhiệm của con người không chỉ ảnh hưởng tới họ mà còn có những ảnh hưởng tiêu cực tới toàn xã hội. Với bản thân những người sống vô trách nhiệm, họ sẽ bị chính thói vô trách nhiệm của mình làm cho vô cảm. Họ cứ mãi bàng quang với cuộc sống như vậy thì đến một ngày nào đó họ sẽ tự tách chính mình ra khỏi sự gắn kết của cộng đồng, trở thành những kẻ sống ngoài xã hội, lạc hậu và cô đơn. Những con người sống vô trách nhiệm vô hình chung sẽ tạo thành một thói xấu ảnh hưởng đến những người xung quanh. Và hãy thử tưởng tượng xem một xã hội với toàn những con người vô trách nhiệm, sống ý lại và thiếu ý thức tập thể thì xã hội ấy có thể phát triển được hay không? Rồi con người sống với nhau như những cỗ máy, không cảm xúc, không giúp đỡ. Cả xã hội tan ra như những mảnh ghép rời rạc không liên kết. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với truyền thống đạo lý “tương thân tương ái”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” của dân tộc ta từ ngàn xưa.

Vậy, nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh vô cảm này do đâu? Một trong những nguyên nhân có thể kể đến chính là sự phát triển tới chóng mặt của xã hội khiến con người bị cuốn vào những vòng xoáy của tiền tài, danh vọng, ăn chơi, hưởng thụ không thể dứt ra. Nó vô tình biến con người mất đi mối quan tâm tới những thứ khác. Bên cạnh đó, gia đình cũng nuông chiều con cái một cách thái quá khiến chúng có thói quen sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Ngoài ra, những tác nhân xấu bên ngoài như mạng xã hội cũng có tác động không nhỏ tới việc hình thành lối sống vô trách nhiệm.

Từ chính những hậu quả cũng như nguyên nhân trên, chúng ta phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng này. Phương pháp hiệu quả nhất xuất phát từ bản thân mỗi con người. Chúng ta phải có nhận thức được lối sống đúng đắn, chan hòa với mọi người cũng như trách nhiệm với bản thân và xã hội. Bố mẹ và nhà trường cần định hướng con cái lối sống lành mạnh, cởi mở và có ý thức trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ. Mỗi người hãy là một tấm gương người tốt, việc tốt để chính bản thân mình cũng như những người xung quanh học hỏi và phấn đấu…

Cuộc sống càng phát triển thì con người càng phải đối mặt nhiều hơn với những khó khăn, thử thách. Nhưng đừng để những khó khăn ấy làm thay đổi con người bạn mà hãy sống bản lĩnh, sống trách nhiệm và yêu thương chính bản thân mình và những người xung quanh. Có như vậy, bệnh vô trách nhiệm sẽ chẳng thể lây lan đi đâu được nữa.

8. Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm mẫu 7

Có một câu nói thế này “Như một loại axit, thói vô trách nhiệm có thể ăn mòn cả xã hội”. Câu nói là hồi chuông cảnh báo về một loại lối sống lệch lạc thời hiện đại – thói vô trách nhiệm.

Rất đơn giản để hiểu được thói vô trách nhiệm là gì. Vô trách nhiệm là trạng thái con người không muốn đảm đương bất cứ việc gì với bất cứ ai, thậm chí là chính mình. Một vài biểu hiện đơn giản sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn. Khi ai đó vô trách nhiệm với gia đình là khi họ không dành tình thương, sự chăm sóc cho mỗi thành viên. Ai đó vô trách nhiệm với bản thân là khi họ tự hủy hoại sức khỏe của mình, lãng phí thời gian vào những thứ vô bổ, không phấn đấu vì tương lai. Ở phạm vi xã hội, mỗi người không chịu cống hiến cho đất nước cũng là đang trở thành kẻ vô trách nhiệm. Vô trách nhiệm còn có thể là không thừa nhận lỗi lầm của mình, không dám đứng ra sửa chữa và thay đổi bản thân. Vô trách nhiệm được biểu hiện trong vô vàn hành vi khác nhau.

Nam Cao có nói “Cẩu thả trong bất kì nghề gì là bất lương”. Câu nói cũng nhằm hướng tới bài học về thói vô trách nhiệm. Khi bạn không có trách nhiệm, bạn sẽ là một kẻ “bất lương”. Bởi, thử nghĩ mà xem, nếu một bác sĩ vô trách nhiệm sẽ làm chết bệnh nhân, một giáo viên vô trách nhiệm sẽ làm hỏng cả một thế hệ, một ông vua vô trách nhiệm khiến quốc gia suy vong… Những điều đó là hệ quả trông thấy của thói vô trách nhiệm. Thói vô trách nhiệm bề ngoài chỉ thuộc về hậu quả của một cá nhân phải gánh nhưng thực chất nó có ảnh hưởng với toàn xã hội. Thói vô trách nhiệm sẽ dẫn tới một loạt các thói xấu khác như giả dối, lừa gạt, thờ ơ… và cao nhất là vô cảm. Một xã hội thiếu tình thương giữa người với người tất sẽ tiêu vong.

Nhắc đến nguyên nhân của thói vô trách nhiệm, ta nên bắt đầu từ sự xuống cấp chung trong lòng xã hội hiện đại. Xã hội phát triển, hội nhập mạnh mẽ, nhiều luồng văn hóa tư tưởng đan xen… khiến xã hội nảy sinh nhiều vấn đề nan giải. Ngược lại, con đường giáo dục chưa thực sự hiệu quả và dường như văn hóa sống bị bỏ ngỏ. Do đó, đạo đức xuống cấp, con người dần đánh mất đi bản chất tốt đẹp của mình, dễ dàng bị thói xấu “mua chuộc”. Như vậy, điểm dừng cuối cùng của chúng ta là ở bản thân mỗi con người. Mỗi chúng ta quá dễ dàng để bản thân bị tha hóa đạo đức, không nỗ lực để thực hiện vai trò của bản thân, tự cho mình quyền được vô tâm với kẻ khác.

Giải pháp luôn được đưa ra bắt đầu từ nguyên nhân. Điều này đồng nghĩa, gia đình – nhà trường – xã hội cần quan tâm và có phương pháp giáo dục hiệu quả hơn nữa để thế hệ con em không lệch lạc trên con đường phát triển nhân cách. Song song với sự phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật, chính phủ nên quan tâm đến cả vấn đề nhân văn và đạo đức, hạn chế tình trạng đạo đức xuống cấp. Nhà trường là nơi giáo dục, cần nêu cao trở lại tinh thần “Tiên học lễ, hậu học văn”. Mỗi gia đình là nền tảng của xã hội, đứa trẻ mà họ tạo nên gần như sẽ là bản sao của cha mẹ. Như vậy, chính cha mẹ phải là gương mẫu cho con cái của họ. Bản thân mỗi người cần tự rèn luyện, nâng cao ý chí, bồi dưỡng nhân cách để vững vàng hơn trước cuộc đời, không bị tha hóa, biến chất.

Trái với sống vô trách nhiệm là sống hữu ích. Khi bạn sống có ích, bạn đang đồng thời đấu tranh với thói vô trách nhiệm. Mỗi chúng ta hãy bắt đầu có trách nhiệm với chính bản thân, sau đó là gia đình và xã hội. Sống có trách nhiệm không khó nếu chúng ta bắt đầu từ những điều đơn giản nhất.

9. Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm mẫu 8

Cuộc sống thay đổi không ngừng, xã hội ngày càng phát triển, ai cũng hối hả cùng với guồng quay của cuộc sống. Khi đó, con người dần trở nên vô cảm, vô trách nhiệm với mọi thứ xung quanh, bởi họ còn bận lo cho cuộc sống, cũng như những việc cá nhân của mình. Khi một xã hội đầy rẫy những con người vô cảm, sống mà không có trách nhiệm với cuộc sống, với những gì mình đã làm, xã hội đó chắc chắn sẽ không thể tốt đẹp, giàu tình yêu thương và hạnh phúc.

Tất nhiên trong cuộc sống của chúng ta sẽ luôn tồn tại những người sống có tinh thần trách nhiệm. Những người như vậy sẽ luôn cố gắng làm tốt những việc mà họ nghĩ họ cần phải làm. Đối với gia đình, họ luôn có tình cảm gắn bó, quan tâm chăm sóc những người thân như ông bà cha mẹ của họ. Còn ngoài xã hội, với bạn bè, đồng nghiệp, họ cũng luôn có thái độ cư xử đúng mực. Không chỉ vậy, họ luôn có thái độ sống tích cực, bảo vệ của công, giúp đỡ người xung quanh khi thấy họ gặp khó khăn hoạn nạn. Trái ngược với những người sống có trách nhiệm như vậy là những người vô trách nhiệm.

Những người như nào là vô trách nhiệm? Họ luôn sống buông thả, không chỉ với xã hội mà với chính bản thân mình. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, họ đã không có ý thức học tập chăm chỉ mà chỉ mải chơi, đua theo những thú vui khác mà đánh mất đi quãng thời gian đáng ra phải dành cho việc học tập. Đối với bản thân còn như vậy, thì với những người khác họ sẽ ra sao? Chúng ta chắc chắn ai cũng từng nghe đến những cá nhân bị lên án về hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ, con cái…Ngay chính những người thân máu mủ ruột già họ còn như vậy, nói chi là đối với xã hội. Họ càng vô cảm, mặc kệ không cần biết người khác sống ra sao, cần gì, có gặp khó khăn ở đâu không. Họ chỉ nghĩ đến bản thân, thậm chí chối bỏ những việc làm sai lầm mà mình đã gây ra. Những con người như vậy rất đáng lên án và chắc chắn sẽ bị mọi người khinh ghét.

Người vô trách nhiệm không chỉ là người vô tâm với mọi người xung quanh. Họ còn là những người thường xuyên gây ra những việc làm sai trái nhưng lại chối bỏ trách nhiệm, không nhận lỗi về mình. Không ít trường hợp giới trẻ hiện nay, vì lối sống buông thả, bừa bãi dẫn đến mang thai ngoài ý muốn nhưng lại chối bỏ trách nhiệm của mình. Việt Nam đang là đất nước có tỉ lệ phá thai rất cao trên thế giới, đó chính là hậu quả từ lối sống vô trách nhiệm của giới trẻ. Việc làm này đang rất đáng được lên án trong thời gian gần đây, bởi đó chính là một tội ác khi chối bỏ những sinh linh còn chưa kịp ra đời. Gia đình, nhà trường cần phải giáo dục con em về sức khỏe giới tính, cũng như lối sống trách nhiệm với những việc mình đã làm, để không gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Qua đây có thể thấy rằng, mỗi một cá thể trong cộng đồng đều phải rèn luyện, học hỏi lối sống có trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ. Khi ta sống có trách nhiệm, cuộc sống xung quanh ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn, ta sẽ có được nhiều người yêu quý, cùng những điều hạnh phúc nhỏ nhoi mà những người thân, bạn bè mang lại không gì có thể sánh được.

10. Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm mẫu 9

Xã hội ngày càng phát triển khiến con người bị cuốn vào guồng quay của công việc, của lợi ích cá nhân mà nảy sinh thói vô cam, thiếu trách nhiệm. Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội. Đáng ngại hơn, thói xấu này đang ngày một có xu hướng lan rộng ra trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ.

Thói vô trách nhiệm là cách sống thờ ơ, bàng quan với những điều đang diễn ra xung quanh cuộc sống. Sống thiếu trách nhiệm với chính những việc làm của mình cũng như của người khác. Họ chỉ quan tâm đến những cái lợi ích vị kỉ trước mắt mà bỏ mặc những lợi ích chung, lợi ích cộng đồng lớn lao hơn.

Biểu hiện của thói vô trách nhiệm trong cuộc sống hiện nay đang có xu hướng gia tăng. Đó là sự vô trách nhiệm với ông bà, cha mẹ cùng những người thân trong gia đình. Đó cũng có thể là thói vô trách nhiệm với những người xung quanh hay rộng hơn là vô trách nhiệm với cả cộng đồng xã hội. Thậm chí, đó còn là thái độ vô trách nhiệm với chính bản thân mình.

Trong cuộc sống, con người luôn gắn liền với những trách nhiệm khác nhau. Ví dụ như trong gia đình, cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Lớn lên rồi, con cái phải có trách nhiệm với gia đình, phụng dưỡng bố mẹ khi về già. Rộng hơn, bên ngoài xã hội, mỗi con người phải có những trách nhiệm khác như trách nhiệm bảo vệ môi trường chung, trách nhiệm với nếp sống cộng đồng chung….

Tuy nhiên, những biểu hiện của tinh thần trách nhiệm lại đang dần mất đi và để lại những ảnh hưởng vô cùng xấu. Nó ảnh hưởng tới chính bản thân mỗi con người, khiến cho chúng ta ngày một ích kỉ hơn, sống lạc lõng và cô độc trong một cộng đồng gắn kết. Và thử hỏi, một xã hội với những con người vô trách nhiệm thì sẽ như thế nào? Xã hội ấy sẽ ngày một u ám, rời rạc và thiếu đi tình yêu thương, gắn kết vốn có. Và một xã hội như vậy sẽ không bao giờ phát triển tiến lên được. Nó đúng như một thứ axit ăn mòn xã hội, hình thành lên một nếp sống tiêu cực, đáng lên án.

Một thực tế đáng buồn là những biểu hiện của thói vô trách nhiệm lại ngày một tăng lên. Đâu đó chúng ta lại bắt gặp những thông tin tiêu cực trên các phương tiện truyền thông đại chúng như con cái đuổi đánh cha mẹ già ra ngoài đường. Hay những cặp bố mẹ trẻ bỏ mặc những đứa trẻ tại cửa chùa, thậm chí là bãi rác… Trên đường phố, chúng ta sẽ bắt gặp những bạn trẻ, hoặc những nạn nhân bị hành hung nhưng lại có những người thản nhiên phớt lờ, thậm chí là đứng lại hò reo, quay clip. Đặc biệt, thói vô trách nhiệm này xuất hiện nhiều ở giới trẻ. Các bạn không có trách nhiệm trong học tập hay trong cuộc sống xã hội. Một ví dụ điển hình là việc các cặp đôi yêu nhau nhưng không có trách nhiệm với những hành động của mình. Việc sống thử với nhau rồi mang bầu, sau đó giải quyết bằng cách phá bỏ cái thai. Đây chính là hành động vô trách nhiệm, sai lầm lớn khiến nhiều người phải hối hận.

Nguyên nhân của thói vô trách nhiệm một phần do sự giáo dục chưa đúng đắn của nhiều bậc phụ huynh. Họ quá chiều chuộng con cái khiến chúng nảy sinh thói tự phụ và ỉ lại. Bên cạnh đó, xã hội ngày một phát triển với guồng quay chóng mặt, con người dần bị máy móc hoá, vô cảm hoá trước mọi thứ.

Để giải quyết thói vô trách nhiệm này, bản thân mỗi người phải biết cách kiểm soát chính mình, sống trách nhiệm với chính những hành động của mình. Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn. Có những cá nhân như vậy, xã hội mới ngày một tốt đẹp và gắn kết hơn. Về lâu dài, nó sẽ tạo thành một nếp sống văn minh, một xã hội văn minh.

Vô trách nhiệm chính là thứ axit mạnh và nhanh nhất biến một con người hay rộng hơn là cả xã hội trở nên tiêu cực, biến chất. Hãy biết cách sống yêu thương, sống có trách nhiệm để thứ axit đó không thể bào mòn tất cả.

11. Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm mẫu 10

Mỗi con người chúng ta được sinh ra và tồn tại trên thế giới này đều là một điều may mắn, mặc dù cuộc đời của mỗi người là hoàn toàn khác nhau song chúng ta có chung một trách nhiệm đó chính là trách nhiệm với cuộc đời của mình. Cuộc sống là của mình, mình phải có trách nhiệm chứ không thể phó thác cho ai khác, ngược lại, sống mà vô trách nhiệm với cuộc đời của chính mình thì thật không đáng sống, bởi thói vô trách nhiệm không chỉ gây hậu quả đối với cá nhân mà còn cả những người xung quanh và toàn thể xã hội.

“Vô trách nhiệm” chính là không có trách nhiệm, thói vô trách nhiệm của con người ở mức độ cá nhân là vô trách nhiệm với bản thân, cao hơn là vô trách nhiệm với những người thân, bạn bè và mọi người xung quanh, cuối cùng là sự vô trách nhiệm với xã hội mà chính mình đang tồn tại trong đó. Người vô trách nhiệm sẽ không chịu trách nhiệm về bất cứ một vấn đề gì trong cuộc sống cũng như công việc và sinh hoạt, họ luôn đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, né tránh và luôn ỷ lại, hoặc nếu có tiếp nhận họ cũng chỉ giải quyết theo cảm tính, làm qua loa cho có chứ thực sự không để tâm đến trách nhiệm của mình. Biểu hiện của thói vô trách nhiệm trong cuộc sống rất dễ nhận biết, thói hư tật xấu này như những cây cỏ dại, mọc lan rất nhanh và có thể tồn tại ở bất cứ nơi đâu, bất cứ con người và hoàn cảnh nào nếu như nơi đó có điều kiện cho chúng sinh sôi, nảy nở.

Một con người vô trách nhiệm sẽ không quan tâm tới chính bản thân mình về tất cả mọi mặt trong đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc. Họ không quan tâm đến sức khỏe của chính mình, có ốm đau hay biểu hiện nguy hại gì cũng mặc kệ, không thăm khám hay kiểm tra tình hình sức khỏe cơ thể. Họ không có ý thức chăm sóc cho bản thân, vun vén cho công việc, ngược lại làm việc gì cũng cẩu thả, qua loa, thái độ miễn cưỡng cho xong chuyện, với bất cứ vấn đề gì xảy ra cũng buông thả, luôn có suy nghĩ “tới đâu hay tới đó”. Đối với mọi người xung quanh, người vô trách nhiệm có thể vô tâm với chính người thân trong gia đình của mình, cha mẹ là người sinh ta ra nhưng đến khi ốm đau những người con lại đùn đẩy trách nhiệm trông nom cho nhau, không ai chịu chăm nom cha mẹ, ai cũng bày biện lý do để thoái thác trách nhiệm của mình.

Trách nhiệm của bạn bè với nhau là luôn giúp đỡ, động viên nhau cùng vươn lên nhưng với người vô trách nhiệm, họ lại thờ ơ trước khó khăn của bạn bè, không quan tâm hay nghĩ rằng mình phải có trách nhiệm động viên, an ủi trước nỗi đau thương của bạn. Với những vấn đề của cộng đồng, xã hội, người vô trách nhiệm dường như không quan tâm, không chú ý tới, tách biệt mình ra khỏi những hoạt động chung. Hoặc nếu có tham gia vào những công việc chung khi xảy ra sự cố, sai sót sẽ chối đẩy, không nhận lỗi sai, cố tình đẩy trách nhiệm cho người khác. Quả thực một người có thói vô trách nhiệm kéo theo sự xấu xa, suy đồi về mọi mặt. Không chỉ làm cho chính họ mất đi những giá trị đạo đức làm người, tha hóa chính nhân cách của mình mà ngược lại còn ảnh hưởng lớn đến mọi người xung quanh. Phải chung sống và làm việc cùng người vô trách nhiệm đồng nghĩa với việc họ phải chịu trách nhiệm và gánh hậu quả thay cho người đó, từ đó mà người vô trách nhiệm dần mất đi những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, bị mọi người chê trách, xa lánh. Vô trách nhiệm trong bất cứ nghề gì cũng khiến cho năng suất và chất lượng làm việc kém hiệu quả, kìm hãm sự phát triển chung của xã hội.

Nghị Luận Xã Hội Về Thời Gian, Lời Nói Và Cơ Hội

Đề bài: Có ý kiến cho rằng: “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người, nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”. Hãy bàn luận ý kiến đó.

“Có ba điều trong cuộc đời mỗi người, nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”.

Mỗi người là một cá thể trong cõi nhân sinh. Sướng hay khổ, vui hay buồn, giàu sang hay nghèo hèn, khỏe mạnh hay đau ốm, trường thọ hay đoản thọ mỗi người một số phận, một cảnh ngộ, nào ai giống ai? Đúng thời gian, lời nói và cơ hội là những “tài sản” vô cùng quý báu đối với mỗi người. Những thứ ấy đã trôi qua thì không bao giờ lấy lại được. Do đó, phải sống như thế nào, sống tích cực hay buông xuôi, sống đẹp hay sống vô vị, sống nhạt nhẽo, sống thừa như “phường giá áo túi cơm!”.

Nghị luận xã hội về thời gian, lời nói và cơ hội

1. Trước hết, nói về thời gian.

Thời gian là vàng; thời gian quý hơn vàng. Quỹ thời gian là vốn sống của mỗi người. Ăn ngủ vui chơi, học hành, lao động… của bất cứ ai đều diễn ra theo ngày đêm, bốn mùa, năm tháng. Con người dùng thì giờ để lao động sản xuất ra của cải vật chất và mọi giá trị tinh thần, để sống trong no ấm, hạnh phúc. Con người cũng dùng thời gian để học hành, mở mang trí tuệ, vươn lên tầm cao của học vấn, văn minh.

Thời gian trôi nhanh “vun vút như tên bay, như bóng câu (ngựa) lướt qua cửa sổ, như nước chảy qua cầu”. Thời gian một đi không trở lại. Sinh, trưởng, lão, bệnh, tử và vòng đời của mỗi người. Tuổi trẻ thường phung phí thì giờ, cho nên lúc mái tóc chớm bạc mới hối hận, mới tiếc nuối: “Ôi kiếp nhấn sinh là thế ấy, như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như tuyết tan..”.

Kẻ lười biếng nên sông buông thả: “Ăn no rồi lại nằm khoèo – Nghe giục trống chèo, vác bụng đi xem”. Dân gian đã châm biếm: “Đời người có một gang tay – Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang!” Muốn chiếm được bảng vàng, các thí sinh, sĩ tử phải “dùi mài kinh sứ”, phải “Thập niên đăng hỏa”, ở nước ta đã có những “vua lợn”, “vua quỷ”: như Lê Ngọa Triều, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, nhưng cũng có những vị minh quân như Lê Thánh Tông: “Trống đời canh, còn đọc sách – Chiêng xê bóng, chửa thôi chầu”.

Kẻ lười biếng, ăn không ngồi rồi thì lúc nào cũng cảm thấy thừa thời gian. Người siêng năng cần cù thi luôn cảm thấy thiếu thời gian. Biết làm chủ thời gian là biết sống tích cực. Trong bài thơ Vội vàng viết vào thời mười tám, đôi mươi, thi sĩ Xuân Diệu đã thể hiện một tâm thế tuyệt đẹp:

Mỗi buối sớm Thần Vui hằng gõ cửa Tháng giêng ngon như một cặp môi gần Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ môi hoài xuân.

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng…

Thật vậy, thời gian rất quý, thời gian trôi nhanh, một đi không trở lại, nên không được vung phí thời gian, phải biết làm chủ thời gian.

2. Thời gian mải miết trôi qua, không thể nào lấy lại được, vậy lời nói thì thế nào? Người xưa từng nói: Tên bắn đi thì máu sẽ đổ, và thịt nát xương tan, đô thị hoang tàn. Tên bắn đi làm sao thu hồi được? Lời đã nói ra làm sao lấy lại được? “Lời nói gió bay” (tục ngữ). Lời nói là vàng. Đó là những lời nói tốt đẹp, mang tính người, hoặc là lời ngợi khen, hoặc là lời động viên, an ủi. Hoặc là lời ông bà, cha mẹ báo ban con cháu. Hoặc là lời thầy, cô dạy bảo học trò. Hoặc là lời bạn bè tâm sự. Hoặc là tiếng nói tâm tình của lứa đôi. Hoặc là lời chào hỏi âu cần, vui vẻ cùa đồng loại. Lời nói dù tốt đẹp, nhân văn đến đâu cũng khôug thể nào lấy lại được.

Còn có những lời nói độc địa, tiếng chửi rủa, quát tháo. “Lời nói đọi máu” (Tục ngữ). Có những lời nói có thể làm người nghe đau đớn, tủi nhục, căm giận, nhưng khi đã được “phun ra” thì làm sao lấy lại được? Nhất là những lời nói tục tằn, thô lỗ, phàm phu càng không lấy lại được

Đất xấu trồng cây khẳng khiu,

Những người thô tục nói điểu phàm phu!

Cũng như tiếng chim hót nghe rất vui tai, câu hát, lời ru của bà, của mẹ tuy “gió đưa về trời” những vẫn thấm sâu vào tâm hồn con cháu. Đúng như nhà thơ Nguyễn Duy đã viết:

Cái cò… sung chát đào chua

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

Ta đi trọn kiếp con người.

Cũng không đi hết những lời mẹ ru.

Khi lời nói đã “xuất khẩu”, dù hay, dở thế nào cùng không lấy lại được, do đó, lúc nói năng phải đắn đo, suy nghĩ cẩn trọng. Không thể ăn nói văng mạng được. “Ăn nhai, nói nghĩ”, phải “uốn lưỡi bảy lần mới nói” – đó là lời khuyên về sự ăn nói. Trong chúng ta, hầu như ai cũng nhớ câu:

Lời nói chẳng mất tiền mua.

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Lời nói thể hiện tư tưởng, tình cảm, cách ứng xử, bộc lộ cá tính, nhân cách văn hóa của mỗi người. Lời nói khi đã phát ngôn thì không thể nào lấy lại được, do đó, chúng ta phải học cách ăn nói văn minh, lịch sự, lễ phép. Và phải thận trọng, lễ độ trong nói năng, ứng xử.

Thời gian đã trôi, không thể chạy ngược dòng, lời nói đã phát ngôn không thể thu hồi, còn cơ hội có lấy lại được không?

Sau gần một thế kỉ làm trâu ngựa cho ngoại bang, nhân dân ta bao phen quật khởi vùng dậy, nhưng đã bị kẻ thù “tắm trong những bể máu”. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hồ Chủ tịch và Đảng ta đã chủ động “Chớp lấy cơ hội” Pháp chạy, Nhật hàng Đồng Minh, là lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhờ cơ hội phát triển nền kinh tế thị trường mà có nhiều doanh nhân trẻ, nhà quản lí tài ba xuất hiện, góp phần làm đổi thay bộ mặt đất nước.

Bao giờ cũng thế, vận may rất hiếm, cơ hội một đi không trở lại. Vì thế, con người phải có ý thức chuẩn bị tốt mọi điều kiện chủ quan, mọi thực lực để chủ động đón bắt cơ hội. Không thể chần chừ do dự, không thế “há miệng chờ sung” mà phải có ý chí, có quyết tâm, sẵn sàng nắm bắt cơ hội, để thi thố tài năng, để làm nên sự nghiệp.

3. Tóm lại, “có ba điều trong cuộc đời mỗi người, nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội” – là một lời khuyên đẹp, một lời nói hay, hàm chứa chất triết lí và đạo đức. Phải biết sống tích cực, sống chủ động, phải biết nỗ lực học tập và siêng năng lao động, nâng cao kiến thức, tu dưỡng đức hạnh, nâng tầm vân hóa của bản thân mình lên cao, ngang tầm thiên hạ. Phải biết quý trọng thời gian, thì giờ. Phải biết “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để giao tiếp văn minh lịch sự, trung thực, lễ phép. Phải biết chuẩn bị đức tài để đón nhận thời cơ, cơ hội.

Từ khóa tìm kiếm

có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được thời gian lời nói và cơ hội

thoi gian loi noi co hoi

Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung Trong Xã Hội

Đề bài Suy nghĩ của anh chị về lời Phật dạy Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung.

Nhạc Trịnh Công Sơn lôi cuốn người nghe không chỉ ở giai điệu lắng sâu, da diết mà còn gây ấn tượng bởi ca từ giàu ý nghĩa. Chỉ một câu hát “Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống, vì đất nước cần một trái tim” cũng khiến cho ta phải nghĩ suy. Thì ra, trong mỗi con người không gì quan trọng bằng trái tim, nhịp thở, cũng như trong cuộc sống không có gì ý nghĩa bằng tấm lòng nhân hậu, bao dung. Từ đó, ta càng thêm thấm thía lời Phật dạy: “Tài sản lớn nhất của con người chính là lòng khoan dung”.

Ca dao Việt Nam xưa đă có câu:

Con người tồn tại trong xã hội không phải là những chiếc bóng âm thầm, lặng lẽ như cơn mưa rào chợt đến chợt đi, mà chúng ta, với mỗi chữ “nhân” của mình, đang nỗ lực sống hoà họp, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống này ngày một thêm ý nghĩa. Muốn được như vậy, mỗi người phải mở rộng lòng ra để trao cho nhau tình yêu thương, lòng khoan dung, nhân ái. Tục ngữ Ba Lan đã khẳng định: “Sự khoan dung là món trang sức của đức hạnh”, có tôn giáo lại cho rằng: “Khoan dung là mĩ đức, thể hiện cái Thiện nơi người thường”. Dầu cho cách nói khác nhau nhưng suy cho cùng, tất cả đều thừa nhận rằng “khoan dung” là một từ chỉ hành động hiểu biết, cảm thông và tha thứ, đó không phải là một phẩm tính chỉ được dùng cho người khác mà nó cần được dùng cho cả chính bản thân mỗi người. Nói như vậy cũng không có nghĩa thừa nhận ” khoan dung ” là phẩm tính của người cao hơn ban cho người thấp hơn, hay của một người tốt ban cho kẻ xấu. Bởi dòng đời vô tận luôn chảy trôi giữa bao điều trái ngược, có khi kẻ bần cùng sát đất lại là người khoan dung cho kẻ ngồi trên cao. Do đó, dưới nhiều góc độ khác nhau, khoan dung lại có những vai trò khác nhau trong cuộc sống con người.

Thì ra, khoan dung cho kẻ khác còn là khoan dung cho chính mình, là sự cảm thông sâu sắc cho bản thân và cho những người xung quanh. Như Bác Hồ đã nói thì “Năm ngón tay cũng có ngón dài, ngón ngắn, nhưng cùng trên một cánh tay. Trong mấy triệu người, cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này thế khác đều là đòng dõi tổ tiên ta, nên ta phải khoan dung, thông cảm”. Cũng như thế, trong xã hội có nhiều mối quan hệ phức tạp, có khi không thể dung hoà được ngay, chẳng hạn như quan hệ mẹ kế – con chồng. Nhưng nếu ta mở lòng đón nhận, vượt qua mọi rào cản từ lâu đã trở thành quy luật của lẽ thường “Mấy đời bánh đúc có xương / Mấy đời đi ghẻ lại thương con chồng “, để cảm thông, thấu hiểu lẫn nhau, thì ta vẫn có một tình mẫu tử thiêng liêng, tốt đẹp. Dễ hiểu vì sao tác giả Nguyễn Thị Thiếu Anh đã làm thơ ca ngợi mẹ kế mình:

Ngoài ra, bao dung dung còn biểu hiện cho một tâm hồn vị tha, là đức tính cao thượng, không cố chấp, sẵn sàng tha thứ cho mọi tội lỗi. Phải chăng vì thế mà điều đó trở nên cần thiết trong cuộc sống? Có người nói “Tha thứ là sự trả thù vinh quang nhất” quả không sai. Bởi vì lòng nhân ái, bao dung vẫn luôn là món quà cứu độ cho kẻ tội lỗi, giúp con người vượt qua mọi thử thách. Khoan dung, nhân ái là truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử. Như mọi người đều thấy, lịch sử Việt Nam gắn liền với lịch sử đấu tranh chống xâm lược. Sau những chiến thắng vĩ đại, ta vẫn không quên mở lòng bao dung, tha thứ, chuẩn bị lương thảo, thuyền bè cho quân giặc trở về nước. Điều này một lần nữa đã được đúc kết trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945: ‘Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng, tài sản cho họ”. Hoà bình vẫn luôn là khát vọng cháy bỏng của nhân loại, bởi trong thực tế, chưa có một ngày nào trong mấy nghìn năm qua con người được sống trong thế giới hoà bình. Sau những nỗ lực tìm kiếm, khi bước vào thiên niên kỉ mới, con người mới thấm thía được rằng “không thể giải quyết mọi tranh chắp, xung đột bằng vũ khí, phải có sự cảm thông hiểu biết, vị tha, đối thoại bằng văn hoá khoan dung “. Cũng như F.Voltaire đã từng nhận định: Sự bao dung là một vị thuốc duy nhất để chữa những lỗi lầm đang làm bại hoại con người khắp trong vũ trụ”. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước hàng năm vẫn có những chính sách khoan hồng cho những tội phạm thành thật khai nhận tội danh của mình và có những dịp đặc xá cho những tù nhân cải tạo tốt. Chẳng phải là ta đang mở đường cứu sinh cho những con người biết cúi đầu sửa chữa đó sao? Vị tha không chỉ mang lại tia hi vọng sống sót cho những sinh mạng, mà còn đem lại cho mỗi con người một lâu đài công đức, đúng như có người đã nói: “Cứu vớt một người còn hơn xây bảy toà tháp”.

Ngược lại, nếu cuộc sống con người không có sự bao dung, độ luợng thì sẽ vắng bóng tình người. Bản thân mỗi người sẽ trở nên ích kỉ, nhỏ nhen, thực dụng, đôi khi trở thành tội phạm vì “giận quá mất khôn”. Đối với những người làm nhiều điều sai trái, nếu ta không tha thứ, khuyên ngăn thì một lúc nào đó họ sẽ bị dồn đến đường cùng, trở thành mãnh thú vô cùng tàn nhẫn. Đó là nguyên nhân vì sao ngày nay, người ta vẫn sống trong một nền hoà bình “nóng”. Nhiều nơi trên thế giới, từng phút từng giờ vẫn diễn ra những cuộc chiến tranh đẫm máu, kéo dài hơn cả hai cuộc đại chiến thế giới trong quá khứ. Theo thống kê, năm 2006 được coi là một năm đẫm máu của Afganixtan với hơn 100 vụ đánh bom liều chết và bạo lực khủng bố làm 3700 người chết, trong đó có hơn 1000 dân thường vô tội. Tại Uzobekixtan, các lực lượng Hồi giáo li khai và cực đoan hoạt động mạnh gây ra các cuộc đánh bom khủng bố, biểu tình, bạo loạn, ở Thái Lan, tình hình chính trị cũng bất ổn không kém. Lực lượng chống Chính phủ tìm cách cản trở mọi hoạt động chính trị của Chính phủ bằng cách biểu tình ở sân bay quốc gia, bạo loạn trước toà nhà Quốc hội… Tất cả đều bắt nguồn từ mâu thuẫn về lãnh thổ, sắc tộc, tôn giáo… Thiếu một bộ phận trên cơ thể, cuộc sống con người sẽ khó khăn, nhưng thiếu một trái tim nhân ái bao dung, con người sẽ sống mà không còn tình người. Thật vậy, không có sự cảm thông, vị tha đúng lúc, con người sẽ như ở hai đầu của một cái lò xo bị bật xa dần về khoảng cách.

Bao dung, với giá trị sâu sắc của nó, được ví như một sợi dây vô hình nối trái tim với trái tim, làm cho cuộc sống giàu tình thương, xã hội hoà bình, thân ái. Dầu vậy, chúng ta không nên cho rằng bao dung là nhân nhượng, là chùn bước, dễ dàng đầu hàng cái xấu, cái ác, mà nên hiểu theo nghĩa tích cực của câu “Một điều nhịn là chín điều lành”. Thế cho nên, Phật mới dạy rằng: Tài sản quý giá nhất của đời người chính là lòng bao dung.

Cuộc sống luôn là cho và nhận, như nhà thơ Tố Hữu đã viết “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Nếu ta biết cho đi sự tha thứ, sự cảm thông, ta sẽ nhận về một cuộc sống bình yên, thanh thản.

Phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam Phân tích bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Nghị Luận Xã Hội Về Đức Tính Khiêm Tốn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý 1. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng khiêm tốn của con người trong xã hội hiện nay.

2. Thân bài * Giải thích

– Khiêm tốn là luôn có thái độ đánh giá đúng năng lực và khả năng của mình trong công việc và học tập

– Không cho rằng bản thân giỏi, không tự kiêu, tự mãn cho rằng mình hơn người

* Biểu hiện của lòng khiêm tốn

– Người khiêm tốn luôn nhã nhặn, nhún nhường, tiếp thu ý kiến của người khác, không cho rằng mình giỏi

– Đối với thành công của mình thì người khiêm tốn luôn cho rằng đó là điều nhỏ nhoi, kém cỏi

– Ý thức rằng luyện bản thân ngày càng hoàn thiện luôn được thể hiện ở người khiêm tốn.

* Bình luận về lòng khiêm tốn + Tại sao con người lại cần lòng khiêm tốn?

– Cuộc đời như một cuộc đua, con người không thể không ngừng học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện bản thân hơn. Sự hiểu biết của mình vẫn còn ít ỏi, chính vì thế mà mình không nên cho rằng mình giỏi

– Đây là một đức tính quý giá ở con người, những người có đức tính khiêm tốn thường được mọi người yêu mến hơn là những người kiêu ngạo

+ Phê phán người tự kiêu, tự nhận mình giỏi

– Phê phán, lên án những con người có tính tự cao, tự đại, kiêu căng, ngạo mạn. Những con người này với địa vị cao thường hay lên mặt, coi thường những người xung quanh.

– Ví dụ: Tính tự kiêu này ta có thể thấy rõ ràng qua câu tục ngữ: “Ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung”.

Hay như chú dế mèn trong truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài

* Lời khuyên

– Mỗi chúng ta cần phải thực hiện tính khiêm tốn từ những công việc, hành động nhỏ nhất

– Học đức tính hòa nhã, không tham vọng, không cho thành công của mình là lớn lao, là vĩ đại

3. Kết bài

– Nêu cảm nghĩ của em về dức tính khiêm tốn

– Rút kinh nghiệm học tập cho bản thân

Bài mẫu

Karl Marx từng nói rằng: “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều”. Qua câu nói ấy, chúng ta cũng hiểu được phần nào ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng khiêm tốn trong cuộc sống. Khiêm tốn không chỉ là một đức tính tốt mà nó còn là nghệ thuật sống, là nền tảng vững chắc giúp mỗi người chúng ta tạo lập sự nghiệp.

Vậy, lòng khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đã đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn nữa. Vì vậy, họ thường gặt hái được nhiều kết quả và thành công mĩ mãn.

Lâm Ngữ Đường, một học giả Trung Quốc đã từng nói: “Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật”; bởi thế, lòng khiêm tốn là một thái độ rất cần thiết đối với mỗi người. Bất luận khi mình làm nghề gì, đảm nhiệm chức vụ cao thấp như thế nào, thì chúng ta phải lấy khiêm tốn làm trọng, bởi chỉ có lòng khiêm tốn, con người mới luôn có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ. Khiêm tốn sẽ chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ ra thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình tĩnh và tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Chỉ cần có lòng khiêm tốn, chúng ta sẽ ngày càng tốt hơn và được mọi người yêu quý.

Khiêm tốn là một đức tính cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả. Tất cả những việc chúng ta cần làm là học tập không ngừng ở người khác. Khiêm tốn đó dường như chỉ là một giọt nước giữa đại dương bao la mà thôi, khiêm tốn sẽ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và mở rộng hiểu biết của mình, khiêm tốn là thái độ cần có của mỗi chúng ta, bất kể là ai, làm chức vụ gì, tài giỏi thế nào thì đức tính đó sẽ làm chúng ta có thiện cảm với mọi người, và được mọi người yêu quý ta cũng như sẽ có những mối quan hệ gần gũi và thân thiết.

Khiêm tốn giúp con người ta không kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao vinh quang, và người biết khiêm tốn sẽ lấy thành công đó làm động lực thúc đẩy họ tiếp tục tiến lên phía trước. Nhưng trái lại, những kẻ tự mãn, ngu ngốc đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập những thành quả mới. Những người đó sẽ dễ gặp thất bại và bị người đời xa lánh.

Thực chất thì chúng ta không có đủ tư cách để có thể tỏ ra kiêu ngạo trước những người khác, trí tuệ của chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ giữa cả một sa mạc tri thức rộng lớn, bởi lẽ “Đời người có hạn mà tri thức lại vô hạn”. Cho dù chúng ta có tài giỏi đến mức nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải tiếp tục học hỏi không ngừng để mở mang hiểu biết nhiều hơn nữa; có như thế, ta mới đạt được nhiều thành công trong tương lai.

Câu hỏi đặt ra là tại sao cần có lòng khiêm tốn trong cuộc sống? Trong cuộc đời rộng lớn, vũ trụ bao la, mỗi con người chỉ là một phần vô cùng nhỏ và vô cùng bình thường như những hạt cát trên sa mạc. Nếu xét về tài năng, chúng ta có xuất phát điểm giống nhau và đều mang trong mình những tài năng khác nhau cùng khả năng chưa bao giờ bộc lộ hết, mỗi chúng ta đều có một con người phi thường đang say ngủ. Tuy vậy, chúng ta không phải là thiên tài duy nhất của vũ trụ, giống như cha ông ta vẫn nói: “núi cao còn có núi cao hơn, người tài còn có người tài hơn”. Cho dù là là người tài năng đến mấy thì cũng không phải là duy nhất. Trước ta, đã có bao nhiêu người đi trước, ngay trong cuộc sống của ta đã có biết bao nhiêu người tài giỏi hơn ta gấp nhiều lần chỉ là ta chưa từng biết đến, sau ta sẽ còn nhiều còn người vĩ đại hơn. Vậy thì ta có lí do gì để tin rằng ta được quyền tự hào thái quá về tài năng của mình khi mà ta chẳng qua chỉ là một phần nhỏ bé trong rất nhiều con người tài giỏi và chắc gì ta thực sự đã có tài đến mức được tôn vinh. Ta có thể tài năng ở một lĩnh vực này nhưng có thể không biết gì về một lĩnh vực khác, một chuyên viên máy tính tài giỏi chưa chắc có thể tự hào về tài nghệ nấu ăn của anh ta. Đó là lí do để ta phải tin rằng tài năng của mình hiện có không phải là vĩ đại. Còn xét về vật chất của cải hay những điều ta may mắn có được hơn người khác như là ngoại hình, sắc đẹp, thì càng có lí do để ta trở thành những con người khiêm tốn thay vì tự phụ. Bởi những điều phù phiếm như vật chất hay sắc đẹp chỉ là phù du, có thể phai mờ theo năm tháng và thậm chí mất bất cứ lúc nào. Ta phải hiểu quy luật đó và hiểu rằng những điều ta có không phải là vĩnh cửu, đừng lấy những điều đó để tự cho mình được quyền hơn người khác, làm người phải hiểu mình là ai và biết khiêm tốn đúng mực. Mặt khác, con người phải biết sống khiêm tốn mới là một con người hòa đồng, dễ gần và gây thiện cảm cùng sự yêu mến từ mọi người. Người khiêm tốn sẽ không chê bai người khác và khiến họ tổn thương về sự thiếu sót của bản thân mình. Điều này không chỉ có ý nghĩa cho chính người đó mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Thử tưởng tượng một xã hội toàn là sự tự phụ của những kẻ phù phiếm thì đó nhất định là một xã hội ngột ngạt đáng chê.

Khiêm tốn thì không thể tạo ra con người vĩ đại nhưng nếu không có khiêm tốn, mãi mãi sẽ không thể vĩ đại. Lòng khiêm tốn khiến cho người ta không chỉ được yêu quý mà còn được tôn trọng bởi xã hội công nhận lòng khiêm tốn như là một trình độ văn hóa học thức cao siêu. Giống như Ngạn Ngữ Anh có câu: “Tri thức làm ta khiêm tốn, ngu si làm ta kiêu ngạo”. Chỉ những người có trình độ mới có thể tỏ ra khiêm tốn đúng mực khi được người khác rất mực ca ngợi. Đặc biệt hơn, những người khiêm tốn luôn có tư tưởng muốn tiếp tục phấn đấu để được trở nên hoàn thiện hơn vì với họ, mọi điều vẫn là chưa đủ tốt, họ biết mình chưa hoàn hảo và cần tiếp tục bồi đắp. Nếu một xã hội toàn những con người như vậy thì sẽ là một xã hội liên tục phát triển và đi lên.

Sự khiêm tốn phải xuất phát từ sự chân thành tự trong tim, không phải là vỏ bọc bên ngoài cho sự khoe mẽ về trình độ hay sự kiêu căng. Đồng thời, mọi người cũng cần phân biệt rõ ràng khiêm tốn và tự ti, khiêm tốn là sự khiêm nhường biết mình biết ta còn tự ti chỉ là sự hèn nhát, yếu đuối và không thể hiểu rõ về bản thân mình.

Loigiaihay.com

Những Câu Nghị Luận Xã Hội Hay Về Ý Chí Nghị Lực

2. Minh Thuy@ Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong khó khăn, gian khổ. Giữa một vùng đất “chết” , không chút niềm tin, không một tia hi vọng, nơi con người ta đã hút hết nhựa sống và để lại tro tàn, tưởng như đã đi vào hồi kết. Nhưng cũng chính từ cái không thể, sự bền bỉ kiên cường đã hóa thành mầm sống cứu rỗi vùng đất khô cằn, nó đã trở về từ cõi chết, thật phi thường và kì diệu. Trong cuộc sống cũng vậy, sống cần phải có niềm tin vào mọi điều mình đã, đang và sẽ làm cho dù là thành công hay thất bại rồi một ngày không xa bạn sẽ được đền đáp xứng đáng! Cảm ơn thầy đã cho chúng em được cảm nhận những điều rất ý nghĩa!

3. Nguyễn Hoàng Khánh Hạ @ “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh gian khổ”-Nguyễn Khải. Bạn không được chọn nơi mình sinh ra, nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống! vậy tại sao bạn không sống hết mình và trọn vẹn, dám vươn lên hết thảy mọi thử thách. Đến hạt mầm nhỏ bé vẫn có thể vươn lên trên vùng đất khô cằn để mà được sống, được phát triển toàn vẹn vì vậy đừng thở dài hãy vươn vai mà sống, bùn dưới chân mà nắng ở trên đầu. Vốn dĩ sự sống đã là một đặc ân của tạo hóa, nhưng nó chưa hẳn đã trường tồn vĩnh cửu, chính sức sống mới là cái trường tồn vực dậy mọi thứ…Vì cuộc đời không bao giờ trải đầy hoa hồng nên khi vấp ngã hãy học cách đứng dậy mà vượt qua, bởi ” nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”. hãy tạo sức sống cho mình để ” nảy mầm” mạnh mẽ. Và thành công sẽ đến cho những người biết vươn lên tât cả!

4. Hồng Dung@ Nếu lớp đất kia là bùn đất, cây non đã chẳng cần cố gắng để sinh tồn. Nó sẽ cứ mãi phó mặc cho tự nhiên rồi nó cũng sẽ lớn lên nhưng không có nghĩa tồn tại sức sống trong nó. Khó khăn không phải thử thách mà chính là cơ hội để chúng ta thể hiện bản thân, phát huy hết cái khả năng vốn có trong con người mỗi chúng ra.

5. Thủy Bồ@ Giữa vùng đất khô cằn sỏi đá, những cây hoa dại vẫn có thể mọc lên. Không một thế lực hay hoàn cảnh nào có thể dập tắt đi sức sống, niềm khao khát của con người.

6. Phuong Nguyen@ Lớp nhựa quá mỏng hay sức sống quá mạnh. Suy cho cùng, cái giá phải trả cho hạnh phúc trong lười biếng kia là sự rạn nứt, đau đớn đến rẻ mạt và cái giá được trả cho quá trình phấn đấu, nỗ lực đó là sự thành công có cả hào quang của sự tự hào vì nó đang đứng lên trong cái dơ bẩn.

8. Phạm Thị Thu Hồng@ một mầm cây bé nhỏ mong manh nhưng k chịu khuất phục trước môi trườg sống khó khăn khắc nghiệt. Nó vẫn sinh sôi nảy nở trên mảnh đất khô cằn nứt nẻ. Sự vươn lên trong nghịch cảnh của cái cây này khiến cho con người phải suy ngẫm về cách sống và cách chúng ta tồn tại trên thế giới này. Hãy coi nghịch cảnh là châu báu, khi bạn biết quản lí kho báu một cách hiệu quả, bạn sẽ thành công…

9. Yiruma Sayo@ Dù chỉ là cây hoa nhỏ bé,tầm tường nhưng trong nó luôn mang sức sống mãnh liệt.Nhờ có sức sống mãnh liệt đó cho dù trong môi trường nào đi nữa nó vẫn khát khao đc sống và sinh trưởng.cũng giống như con người chỉ cần có niềm tin,khao khát sống và sự nỗ lực không ngừng thì sẽ vượt qua mọi gian khó,trở ngại.cũng nhờ có môt trường sống khó khăn đó mà cuộc sống của mọi vật có ý nghĩa hơn và con người ta cũngtrởng hành hơn rất nhiều.

10. Thục Anh@ Ngắm nhìn một hạt mầm vươn lên sống mãnh liệt,không quản ngại khó khăn,xuyên qua tầnng đất khô cứng,cựa mình phát triển trong cái ôm của lòng đất,hạt mầm ngày nào giờ đã mọc ra hai chiếc lá xanh non mơn mởn tiếp tục hành trình với nắng,gió,mưa.Phải chăng vì”sự sống không bao giờ chán nản”nên vạn vật luôn muốn vươn mình tồn tại?

11. Reede Roose@ Một sinh thể mang trong mình sức sống vượt qua cả giới hạn của bản thân, nó vươn lên lớp bê tông tưởng như bất khả xuyên phá. Kì diệu thay, ở nơi tưởng như sự sống, ánh sáng là xa xỉ thì vẫn có những câu chuyện, những cuộc đời dám sống, dám vươn lên, dám đương đầu và đạt được khúc ca khải hoàn của cuộc sống. Bức tranh tuy chỉ với 2 gam màu tương phản chủ đạo nhưng nó lại để lại những ấn tượng sâu sắc, những chiêm nghiệm về nơi sâu thẳm trái tim mỗi chúng ta.

12. Mai Anh@ Dù cuộc sống nhiều khó khăn, trắc trở chỉ cần ta kiên trì, quyết tâm và luôn hướng đến những điều tốt đẹp thì chắc chắn sẽ thành công. Và chính những khó khăn trắc trở ấy đã mài dũa cho con người ta trở nên mạnh mẽ hơn có thể đương đầu với sóng gió cuộc đời giống như mầm xanh nứt ra từ khe đá vậy.

13. Nguyễn Thu Trang@ Trong cuộc sống này , dù tới cùng cực của đau khổ ở đâu đó vẫn có ảnh sáng đẹp tươi chiếu rọi. Trên những mảnh đất tưởng chừng vô nghĩa , vẫy có những cây non sinh sống, nảy mầm và phát triển. Nó vẫn vươn mình đón những thứ ánh sáng rạng rỡ và tươi đẹp nhất….. Dẫu có gian nan hãy cố gắng vượt qua vì đằng sau đó có cả một chân trời tươi đẹp đang chờ ta.

14. Thẩm Giai Nghi @ Sống như một cái cây- bám đất nâu, nuôi lá xanh đến kiệt cùng! Và ngay khi không có đất để bám, sinh thể ấy vẫn len lỏi trong lớp lớp đá dày, nhú mầm trên một vết nứt nhỏ nhoi, để được sống, được xanh với đời…

15. LLaw Liet @ Cây hướng đến ánh sáng mà vươn lên, Người hướng đến tương lai mà cố gắng. Dù gặp nhiều khó khăn, trắc mở nhưng với mục tiêu, ý chí, quyết tâm và sự nỗ lực đến một lúc nào đó tất cả những gì ta bỏ ra cũng sẽ được đền đáp một cách xứng đáng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nghị Luận Xã Hội Về Khen Và Chê trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!