Bạn đang xem bài viết Nguồn Gốc Câu Nói: “Thà Làm Ma Nước Nam, Còn Hơn Làm Vương Đất Bắc” được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nguồn gốc câu nói: “Thà làm ma nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc”
Câu nói nổi tiếng “Thà làm ma nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc” chính là lời mắng “bất hủ” của danh tướng Trần Bình Trọng thời nhà Trần.
Câu chuyện Trần Bình Trọng hy sinh oanh liệt sau lời mắng nhiếc lũ giặc ngoại xâm xảy ra dưới thời vua Trần Nhân Tông, trong cuộc chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2.
Bấy giờ, vua Trần Thánh Tông nhường ngôi cho con, rút lui về “hậu trường” làm Thái thượng hoàng. Lấy cớ Trần Nhân Tông tự lên ngôi báu mà chưa được sự “cho phép” của hoàng đế Nguyên Mông, nhà Nguyên sai sứ là Sài Thung sang đòi Trần Nhân Tông phải đích thân sang thần phục. Tuy nhiên, vua Trần Nhân Tông quyết giữ quốc thể, lấy cớ thoái thác không sang, cử chú là Trần Di Ái sang thay. Vua Nguyên là Hốt Tất Liệt bèn phong Di Ái làm An Nam quốc vương, cử 1000 quân đưa Di Ái về làm vua An Nam. Tuy nhiên, âm mưu này bị Trần Nhân Tông dẹp tan. Hốt Tất Liệt tức giận bèn dụng mưu đánh chiếm nước ta. Cuộc chiến tranh chống Nguyên Mông lần thứ 2 bắt đầu như vậy.
Tháng 1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên Mông do Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt, cầm đầu chia quân làm hai cánh tấn công xâm lược Đại Việt. Quân Nguyên Mông là đạo quân cực kỳ thiện chiến, nhanh chóng chiếm ưu thế tuyệt đối trước quân Đại Việt.
Sau thất bại trong vài trận đánh mở màn, tổng tư lệnh quân Đại Việt, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn quyết định lui quân về giữ Vạn Kiếp (nay thuộc vùng Vạn Yên, Chí Linh, Hải Dương). Sau đó, quân Đại Việt lui về Thăng Long, nhưng cũng không giữ được trước sức tấn công ồ ạt của quân Nguyên. Hưng Đạo Vương quyết định rút khỏi Thăng Long, lui về Thiên Trường (nay là tỉnh Nam Định). Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương và Lưỡng cung (tức Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) giao cho một nhiệm vụ nặng nề: giữ vùng Đà Mạc – Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, đảm bảo cho bộ chỉ huy quân kháng chiến rút lui an toàn và bí mật, không để lại dấu vết.
Tư lệnh quân Nguyên là Thoát Hoan đặc biệt ưu tiên cho cánh quân truy đuổi này với hai đạo cả thủy lẫn bộ đều do những tướng giỏi, hữu thừa Khoan Triệt và tả thừa Lý Hằng cùng Ô Mã Nhi, chỉ huy, đều dùng quân khinh kỵ và thuyền nhẹ để truy đuổi bằng được hai vua Trần.
Trần Bình Trọng đã tổ chức cuộc đánh chặn ngay tại bãi Thiên Mạc. Do sự chênh lệch quá lớn về quân số, Trần Bình Trọng bị bắt, nhưng trận đánh là một thắng lợi cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược với cuộc kháng chiến kể từ khi đó, quân Nguyên hoàn toàn mất dấu bộ chỉ huy kháng chiến.
Sau khi bắt được Trần Bình Trọng, tướng Nguyên tìm mọi cách để khai thác thông tin, dọa nạt, dụ dỗ ông. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất Bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái thét mắng vào mặt chúng: “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên buộc phải giết ông vào ngày 21 tháng Giêng năm Ất Dậu (26-2-1285), còn Đại Việt Sử ký Toàn thư (Bản kỷ quyển 5) và Khâm định Việt sử thông giám Cương mục (Chính biên quyển thứ 7) đều chép là tháng 2 (âm lịch) năm 1285. Năm đó, Trần Bình Trọng 26 tuổi.
Nhờ sự chiến đấu anh dũng và sự hy sinh oanh liệt, thà chết chứ không chịu làm lộ thông tin quân sự của triều đình, của Trần Bình Trọng, triều đình nhà Trần mới có thời gian và điều kiện để chuẩn bị lực lượng phản công. Sau đó chỉ vài tháng, quan quân nhà Trần đã dốc toàn lực phản công, đập tan quân Nguyên Mông. Nhiều tướng giặc bị chém đầu tại trận, trong đó có Toa Đô, Lý Hằng, Lý Quán. Riêng Thoát Hoan hoảng sợ phải chui vào ống đồng để tránh tên bắn, bắt quân lính khiêng chạy chối chết về nước.
Cuộc chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ 2 thắng lợi ròn rã nhờ công đóng góp không nhỏ của Trần Bình Trọng. Bởi thế, khi xét công trạng, vua Nhân Tông đã truy phong ông là Bảo nghĩa vương.
Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng sinh năm Kỷ Mùi (1259), là người xã Bảo Thái, nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ông vốn là hậu duệ của vua Lê Đại Hành. Do cha Trần Bình Trọng làm quan dưới triều Trần Thánh Tông lập được nhiều công trạng lớn, nên được nhà vua ân sủng ban cho quốc thích (cho mang theo họ vua). Bởi vậy, Trần Bình Trọng mới có họ Trần, thay vì mang họ Lê.
Tưởng nhớ công ơn và cảm khí tiết của Bảo nghĩa vương Trần Bình Trọng, ngày nay, tên của ông được đặt cho nhiều đường, phố ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Riêng ở Hà Nội, tên của Trần Bình Trọng được đặt cho tuyến phố nối từ phố Trần Hưng Đạo tới phố Trần Nhân Tông – hai nhân vật anh hùng cùng thời với Trần Bình Trọng gắn liền với chiến thắng vang dội trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, lần thứ 2 và lần thứ 3.
35 Câu Nói Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Có Thể Làm Cuộc Sống Ý Nghĩa Hơn
Vị Đạt Lai Lạt Ma hiện nay đã tại vị từ năm 1940 và là Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14. Với những đóng góp cho nhân loại, ngài đã nhận được giải Nobel Hòa bình năm 1989.
35 câu nói nổi tiếng của Đạt Lai Lạt Ma, thể hiện tri thức uyên thâm và tấm lòng bao dung cao cả của ngài.
1. ‘Nếu bạn nghĩ mình quá nhỏ bé để tạo nên một sự khác biệt, hãy thử ngủ với muỗi’.
2. ‘Hạnh phúc không tự nhiên mà có. Nó đến từ chính hành động của bạn’.
3. ‘Trong tình yêu không có sự phán xét’.
4. ‘Tôn giáo của tôi rất đơn giản. Tôn giáo của tôi là tình yêu thương’.
5. ‘Ở Tây Tạng có câu nói như thế này: ‘Bi kịch cần được tận dụng như là nguồn sức mạnh’. Dù bạn gặp phải khó khăn gì, dù nỗi đau ấy có lớn đến đâu, nếu chúng ta mất hy vọng thì đó mới là bi kịch thực sự’.
6. ‘Hãy nhớ mối quan hệ tốt đẹp nhất là khi tình yêu vượt qua nhu cầu’.
7. ‘Mỗi ngày, khi bạn thức dậy, hãy nghĩ rằng mình thật may mắn vì vẫn còn sống một cuộc sống quý giá của con người và mình sẽ không phí hoài nó.
Mình sẽ dùng toàn bộ năng lượng để phát triển bản thân, yêu thương mọi người và đạt được những thành tựu vì lợi ích của nhân loại.
Mình sẽ luôn nghĩ tốt về người khác và không nổi giận với họ. Mình sẽ cố gắng mang lại lợi ích cho người khác nhiều nhất có thể.’
8. ‘Sự im lặng đôi khi là câu trả lời tuyệt vời nhất.’
9. ‘Nắm rõ luật thì mới có thể phạm luật tốt được’.
10. ‘Hãy chọn cách lạc quan, như vậy bạn sẽ sống vui vẻ hơn’.
11. ‘Tình yêu và lòng trắc ẩn là những thứ tất yếu chứ không phải xa xỉ. Không có những điều này, nhân loại không thể tồn tại’.
12. ‘Mục đích chính của chúng ta trong đời là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không giúp được họ thì đừng hại họ.’
13. ‘Nếu một vấn đề có cách giải quyết, bạn không cần phải lo về nó. Nếu nó không có cách giải quyết, bạn lo cũng không làm được gì. Lo lắng chẳng có tác dụng gì cả’.
14. ‘Đây là thứ tôn giáo đơn giản của tôi. Không cần chùa chiền. Không cần triết lý phức tạp. Chùa chiền nằm trong tâm hồn và trái tim của bạn. Triết lý chỉ đơn giản là lòng tốt của bạn’
15. ‘Hãy đánh giá thành công bằng những gì bạn đã bỏ ra để đạt được nó’.
16. ‘Hãy nhớ, đôi khi không có thứ mình muốn cũng là một may mắn tuyệt vời’.
17. ‘Khi gặp bi kịch trong đời, chúng ta có thể đối mặt bằng hai cách – mất đi hy vọng và sa ngã vào những thói quen tự hại thân hoặc là dùng chính khó khăn này để tìm thấy sức mạnh ẩn sâu bên trong’.
18. ‘Người ta đi những con đường khác nhau để tìm kiếm thành công và hạnh phúc. Chỉ vì họ không đi con đường của bạn không có nghĩa là họ lạc lối’.
19. ‘Mục đích của tôn giáo là lan tỏa tình yêu, lòng trắc ẩn, tính kiên nhẫn, lòng bao dung, sự khiêm tốn và sự vị tha’.
20. ‘Nếu bạn có thái độ đúng đắn, kẻ thù của bạn chính là những người thầy tuyệt vời về tinh thần vì sự hiện diện của họ cho bạn cơ hội để học cách khoan dung, kiên nhẫn và cảm thông’.
21. ‘Tôi tin rằng sự thấu cảm là một trong số ít những điều giúp chúng ta có được hạnh phúc tức thì và lâu dài trong cuộc đời.
Tôi không nói đến những thứ mang lại niềm vui ngắn ngủi như tình dục, ma túy hoặc cờ bạc mà là những điều mang lại hạnh phúc đích thực và bên lâu.’
22. ‘Nếu bạn muốn người khác và bản thân mình được hạnh phúc, hãy học cách thấu hiểu’.
23. ‘Chỉ khi bạn biết thông cảm và yêu thương người khác thì bạn mới có được sự bình yên và hạnh phúc mà bạn đang tìm kiếm’.
24. ‘Hãy nhớ rằng tình yêu vĩ đại và thành công lớn lao đều gắn liền với rủi ro lớn không kém’.
25. ‘Hãy nhìn trẻ em mà xem. Bọn chúng có thể cãi cọ nhau nhưng không để bụng như người lớn.
Hầu hết người lớn đều có học vấn cao hơn trẻ em, nhưng học vấn cũng đâu ích gì khi người lớn cười thật tươi để che giấu những cảm xúc tiêu cực bên trong?
Trẻ con không cư xư như vậy. Nếu chúng tức giận với ai đó, chúng sẽ thể hiện ra và thế là xong. Chúng vẫn có thể tiếp tục chơi đùa với người kia ngay ngày hôm sau’.
26. ‘Chỉ có một điều quan trọng duy nhất bạn cần ghi nhớ và để nó dẫn lối bạn. Dù người ta có gọi bạn là gì, bạn vẫn là chính mình. Hãy coi đó là sự thật duy nhất.
Bạn phải hỏi bản thân mình muốn sống như thế nào. Ai rồi cũng sẽ chết đi, đây là sự thật mà chúng ta phải đối mặt một mình.
Không ai có thể giúp được ta, kể cả Đức Phật. Vì thế hãy suy nghĩ thật kỹ, điều gì ngăn trở bạn được sống như cách mình mong muốn?’
27. ‘Mọi nỗi khổ đau đều là do thiếu hiểu biết mà ra. Người ta gây ra đau khổ cho nhau để đạt được hạnh phúc và sự thỏa mãn cho chính mình’.
28. ‘Nếu động lực cho hành động của bạn là tình yêu, bạn sẽ thấy mình tự do và không sợ hãi’.
29. ‘Chúng ta có thể sống thiếu tôn giáo và thiền tập nhưng không thể thiếu tình yêu thương giữa con người’.
‘Trong việc rèn luyện lòng bao dung, kẻ thù là người thầy tốt nhất’.
30. ‘Bạn cũ ra đi, bạn mới xuất hiện. Cũng giống như ngày tháng vậy. Ngày cũ trôi qua, ngày mới lại đến. Điều quan trọng là làm sao để có một người bạn ý nghĩa hoặc một ngày ý nghĩa’.
31. ‘Khi bạn nhận ra mình đã mắc lỗi, hãy ngay lập tức sửa sai’.
32. ‘Hãy luôn sống tử tế.’
33. ‘Một người bạn tốt chỉ ra sai lầm cũng như khuyết điểm của bạn và điều này đáng quý trọng như việc họ tiết lộ bí mật kho báu cho bạn’.
34. ‘Cách để thay đổi suy nghĩ của người khác là bằng tình yêu thương chứ không phải sự tức giận’.
35. ‘Tôi đánh bại kẻ thù bằng cách biến họ thành bạn bè’.
(Nguồn: Gia đình mới)
Nguồn Gốc Của Tục Ngữ Ca Dao
Nguồn Gốc của Tục Ngữ Ca Dao
Phạm Hy Sơn
Nhu cầu truyền đạt, diễn tả tâm tình của các sinh vật, kể cả con người, là nhu cầu không thể thiếu . Các sinh vật dù nhỏ như con kiến cũng biết ra dấu chỉ cho nhau chỗ kiến thức ăn . Giống chim -theo các nhà nghiên cứu về chim – có những loài hót được năm bảy bài. Không phải tự nhiên chúng hót được mà phải đi học và tìm thầy để học .
Về nhân chủng học, thời tìền sử trải qua mấy triệu năm, con người cũng giống các sinh vật khác, chưa biết nói, “Nhưng rồi vào khoảng 80 – 100 ngàn năm trước đây, tiếng nói xuất hiện trong loài người và dần dần vưọt lên trên những tiếng hét vì hốt hoảng và những tiếng gào thét thất thanh báo nguy hay kêu gọi, để có thể thành được những lời truyền dạy cho người lớn, bảo ban trẻ con mà giữ lấy những kinh nghiệm và kỹ thuật sống còn trong thiên nhiên ác nghiệt .” (Trần ngọc Ninh, Ước Vọng Duy Tân, trg 58). Giáo sư cổ sinh vật học và sự tiến hoá của con người Paul Mellards tại Đại Học Cambridge căn cứ vào những đồ vật đào được ở Do Thái và giáo sư ngôn ngữ học Philip Lieberman của ĐH Brown nghiên cứu về sự tiến hoá của miệng, lưỡi, thanh quản con người đều cho rằng con người biết nói khoảng trên 100 ngàn năm nay .
Nhờ biết nói, con người truyền lại cho nhau những kinh nghiệm sống từ đời này đến đời khác :
-Ăn quả nhả hột .
-Cơm và cháo húp .
-Đói ăn rau má, đừng ăn bậy bạ mà chết .
-Bé chẳng vin, cả gãy cành .
-Nước mưa là cưa của trời .
Chỉ dạy cho nhau cách thức làm ăn, cách sống :
-Ở chọn nơi, chơi chọn bạn .
-Ăn đi trước, lội nước đi sau .
-Cần tái, cải nhừ ( cách nấu rau cần, rau cải) .
-Cày sâu tốt luá .
-Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống . (Cách trồng luá)
-Mua cá thì phải xem mang,
Mua bầu xem cuống mới toan không nhầm .
Giáo dục, khuyên bảo :
-Có chí làm quan, có gan làm giàu .
-Có công mài sắt, có ngày nên kim .
-Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng .
-Làm người phải đắn, phải đo,
Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu .
-Phong lưu là cạm ở đời,
Hồng nhan là bả những người tài hoa .
-Con ơi, mẹ bảo con này,
Học buôn, học bán cho tầy người ta .
Con đừng học thói chua ngoa,
Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười .
Dù no, dù đói cho tươi,
Khoan ăn, bớt ngủ liệu bài lo toan .
Phòng khi đóng góp việc làng,
Đồng tiền, bát gạo lo toan cho chồng .
Trước là đắc nghĩa cùng chồng,
Sau là họ mạc cũng không chê cười .
Con ơi, nhớ bấy nhiêu lời !
Hầu hết tục ngữ ca dao do người bình dân ít học sống nơi thôn quê sáng tác nên gọi là văn chương bình dân . Nhưng không phải tất cả do người bình dân sáng tác mà trong đó có thể do những người học chữ Nho nhưng không đậu đạt để được làm quan . Họ trở thành thầy đồ, thầy thuốc, thầy bói … sống hoà vào cuộc sống của giới bình dân làm ra nên thỉnh thoảng – khoảng một, vài phần ngàn – có những bài ca dao mang tư tưởng đạo Nho hay dùng chữ Nho :
-Bao giờ đồng ruộng thảnh thơi,
Nằm trâu thổi sáo vui đời Thuấn, Nghiêu .
-Công anh đắp nấm, trồng chanh,
Chẳng được ăn quả, vin cành cho cam .
Xin đừng ra dạ bắc, nam,
Nhất nhật bất kiến như tam thu hề .
Huống tam thu như bất kiến hề,
Đường kia, nỗi nọ như chia mối sầu .
-Tay cầm bán nguyệt xênh xang,
Làm tôi, vì chúa sửa sang cõi bờ . (Câu đố : cái liềm có hình cong)
Ngoài ra, cũng có nhiều câu thành ngữ, ca dao lấy ra từ những câu thơ hay hoặc từ những nhân vật tiểu thuyết nổi tiếng trong các tác phẩm văn chương bác học của nhà văn, nhà thơ :
-Thương người như thể thương thân ( Gia Huấn Ca của cụ Nguyễn
-Đồ sở khanh (nhân vật trong truyện Kiều của cụ Nguyễn
-Máu Hoạn Thư (truyện Kiều) .
-Cô kia tát nước bên đàng,
Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi ? (Từ bài thơ Tiếng Hát Trong Trăng
trong tập thơ “Tiếng thông reo” của thi sĩ Bàng bá Lân xuất bản năm
Hoặc do hứng từ nhân vật trong các truyện nổi tiếng, người ta tạo ra những câu ca dao :
-Đêm khuya trời lạnh, sương im,
Tai nghe tiếng nhạc chàng Kim tới gần .
-Đi ngang trước cửa nàng Kiều,
Dừng chân đứng lại dặt dìu đôi câu . (Ca dao Nghệ An, Hà Tĩnh)
-Sen xa hồ, sen khô sen cạn,
Liễu xa đào, liễu ngả liễu nghiêng .
Anh xa em như bến xa thuyền,
Như Thúy Kiều xa Kim Trọng, biết mấy niên cho tái hồi .
-Vân Tiên cõng mẹ trở ra,
Đụng phải cột nhà, cõng mẹ trở vô .
Vân Tiên cõng mẹ trở vô,
Đụng phải cái bồ, cõng mẹ trở ra .
Nhưng có lẽ văn chương bình dân ít mượn hay lấy ý từ văn chương bác học, ngược lại có những nhà thơ mượn ý hay lấy cả câu trong tục ngữ ca dao đem vào tác phẩm của mình . Ngay từ những cuốn truyện thơ đầu tiên như Trê Cóc, Trinh Thử vào thời nhà Trần, khoảng thế kỷ thứ 13, 14, đã dùng nhiều tục ngữ ca dao :
Trong Trê Cóc :
– Một tội mất, mười tội ngờ,
Biết đâu mà khéo tri hô hỏi dồn . (Câu 41, 42)
– Nghiến răng chuyển chín phương trời,
Ai ai mà chẳng rụng rời sợ kinh . (Câu 51, 52)
(Dương quảng Hàm,VN Thi Văn Hợp Tuyển, Bộ QGGD tb 1957, trang 13)
Trong Trinh Thử :
-Chớ toan những sự tranh phôi,
Bới bèo ra bọ tanh hôi cửa nhà . (Câu 775, 776)
– Tránh voi xấu mặt hay sao ?
Hãy xem sứa vượt được nào qua đăng . (791, 792)
(Dương quảng Hàm, VNTVHT,Bộ QGGD tb 1957, trang 47&48)
Cụ Nguyễn Trãi dùng nhiều tục ngữ trong Gia Huấn Ca :
– Sang vì vợ nhưng giàu vì bạn.
– Gần mực đen, gần đèn thì sáng.
– Ở bầu tròn, ở ống thì dài . (Câu 80, 233, 234) .
Cụ Nguyễn Du cũng đưa ca dao vào truyện Kiều :
-Vầng trăng ai sẻ làm đôi,
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng . (Ca dao)
– Vầng trăng ai sẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường . (Kiều)
Bà Hồ xuân Hương có tài đặc biệt biến thành ngữ thành những câu thơ đầy mỉa mai, chua chát :
Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi . (Khóc Tổng Cóc)
– Năm thì mười hoạ hay chăng chớ,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công ! (Làm Lẽ)
Về vấn đề này chúng ta nên có những dè dặt . Với văn chương bác học, hầu hết các tác phẩm được ghi trên sách vở, có tác giả, có thời gian còn văn chương bình dân truyền miệng từ đời này qua đời khác, không biết rõ được ra đời vào lúc nào nên có nhiều câu chúng ta không biết văn chương bác học mượn của văn chương bình dân hay văn chương bình dân mượn của văn chương bác học.
Hai câu thơ của thi sĩ Bàng bá Lân đã ghi trên , ngoài miền Bắc sau năm 1954 được đem giảng dạy trong trường học là ca dao và một hai nhà nghiên cứu lịch sử văn học ở miền Bắc ghi là ca dao . Trong Văn Hoá Nguyệt San của Bộ Quốc Gia Giáo Dục (phía Quốc Gia) cũng ghi là câu ca dao như sau :
-Cô kia tát nước bên đàng,
Sao cô mang ánh trăng vàng đổ đi ?
Hay lưu truyền trong dân chúng :
-Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ?
Nếu thi sĩ Bàng bá Lân không lên tiếng xác nhận trong Giai Phẩm Hoàng Hoa (nhà xuất bản Nhân Loại ấn hành tháng 9/1952) thì không ai biết đó là thơ đã biến thành ca dao :
“Gần đây tôi vừa được đọc Văn Hoá Nguyệt San do Bộ Quốc Gia Giáo Dục Xuất Bản. Trong số I, bài Lời Nói Đầu có nói đến một câu ca dao :
-Cô kia tát nước bên đàng,
Đọc câu đó tôi vừa sung sướng vừa ngại ngùng . Sung sướng vì thấy những câu thơ của mình làm từ hồi mình còn trong trắng đã dần dần rời bỏ tập thơ để nhập vào hàng ngũ những vần thơ của dân tộc, của đất nước … . Ngại ngùng vì những vần thơ được truyền tụng kia cứ sai dần mãi ” .
Tập thơ Tiếng Thông Reo xuất bản năm 1935, chưa đầy 20 năm sau, những câu thơ trong đó đã thành ca dao và biến dạng đến nỗi các cơ quan văn hóa của cả chính quyền cộng sản lẫn quốc gia đều ghi là ca dao và ghi khác nhau, nói gì đến những tác phẩm ra đời từ năm, bảy trăm năm trước làm sao phân biệt được (đâu là tục ngữ ca dao, đâu là thơ) .
(*) Nguyên văn bài thơ Trăng Quê trong tập thơ Tiếng Thông Reo xuất bản tháng 12 năm 1934 như sau :
Trời cao, mây bạc, trăng tròn,
Đê than hiu quạnh, tre buồn nỉ non .
Diều ai gọi gió véo von,
Cành soan đùa ánh trăng suông dịu dàng .
Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi ?
Bàng bá Lân
Post ngày: 10/20/17
Valentine Trắng Là Ngày Gì? Nguồn Gốc Ngày Valentine Trắng
Valentine là một ngày lễ nổi tiếng trên thế giới dành cho những cặp tình nhân. Nhưng ít ai biết được rằng trong 1 năm tồn tại tới 2 ngày Valentine. Xảy ra cách ngày Valentine đầu tiên (14/2) đúng 1 tháng là ngày Valentine Trắng (14/3). Nào hãy cùng Nhungcaunoihay.net tìm hiểu Valentine trắng là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày Valentine trắng 14/3 nhé các bạn!
Valentine trắng là gì?
White Day (Nhật: ホワイトデー Howaito dē?, từ wasei-eigo tiếng Nhật; tiếng Trung Quốc: 白色情人節), nghĩa tiếng Việt là Ngày Trắng, là ngày lễ được tổ chức vào 14 tháng 3, một tháng sau ngày Valentine ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Lễ tình nhân là ngày đặc biệt ở Nhật Bản. Đó là dịp để những con người, vốn nổi tiếng kín đáo và dè dặt, thể hiện cảm xúc của mình. Thú vị hơn, người Nhật có hẳn hai ngày lễ tình nhân. Một tháng sau khi cả thế giới tặng chocolate cho nhau, họ có thêm ngày Valentine trắng – một ngày đặc biệt để phái mạnh bày tỏ lòng biết ơn tới những người phụ nữ đã tặng quà cho họ nhân dịp lễ tình nhân.
Valentine trắng đầu tiên diễn ra vào năm 1978 ở Nhật Bản. Ngày lễ này do Hiệp Hội Công Nghiệp mứt kẹo Nhật Bản khởi xướng. Họ cho rằng cánh mày râu cần một ngày để đáp lại tình cảm họ nhận được trong lễ tình nhân. Chẳng bao lâu sau, các công ty kinh doanh đồ ngọt bắt đầu giới thiệu chocolate trắng cho phù hợp với Valentine trắng.
Ý nghĩa của ngày Valentine Trắng
Đến nay, ngày Valentine Trắng dần được mọi người chuyển thành White Valentine – Ngày đáp trả. Trong ngày này, không còn gì ý nghĩa hơn là việc bạn sẽ đáp trả lại người con gái yêu thương của mình trong suốt thời gian dài những món quà hoặc lời nói cảm động, dễ thương và chân thành. Đừng bao giờ bỏ qua ngày 14/3 để làm những việc yêu thương với phái yếu.
Mặc dù Valentine trắng không phổ biến bằng Ngày lễ tình yêu truyền thống song trong ngày này rất nhiều người vẫn tặng quà cho một nửa của mình. Điều đặc biệt là trong ngày Valentine trắng thì bánh quy, kẹo và socola trắng lại được ưa chuộng thay vì những loại socola thông thường.
Để đáp trả lại những món quà và socola họ đã nhận được ngày lễ tình yêu 14/2, vào ngày Valentine trắng, nam giới tặng quà cho những người phụ nữ đã tặng họ quà hoặc cho những cô gái họ thực sự say mê.
Những người trẻ tuổi tin rằng, nếu một ai đó tặng bạn bánh quy vào ngày này thì điều đó có nghĩa là người đó yêu bạn, kẹo có nghĩa là người đó thích bạn còn nếu là socola trắng thí có nghĩa là “Chúng ta hãy làm bạn nhé!”
Bên cạnh đồ ăn, những món quà khác cũng được lựa chọn như đồ trang sức, túi xách, giày, khăn, thú nhồi bông.
Nguồn gốc ngày Valentine Trắng
Đúng 1 tháng sau ngày Valentine đỏ, những người đang yêu lại có cơ hội được nói lên tình cảm của mình dành cho “một nửa cuộc đời” vào ngày Valentine trắng.
Valentine Trắng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Đi kèm với ngày lễ độc đáo này là một sự tích khá dễ thương. Vào năm 1965 tại Nhật, một chàng trai bán kẹo dẻo muốn đáp trả lại tình cảm của cô gái thầm thương trộm nhớ mình hôm Valentine Đỏ (14/2) nên đã làm tặng nàng một hộp kẹo thật lớn, trắng như tuyết. Từ đó, xứ sở mặt trời mọc đã chọn ngày 14/3 là ngày Valentine trắng và thế giới sau đó cũng hân hoan hưởng ứng ngày lễ này.
Valentine Trắng còn được biết đến với những cái tên như White Valentine, White Day. White Day diễn ra sau Valentine đúng 1 tháng, vào ngày 14/3, là dịp để những bạn nam đáp lễ các bạn nữ hoặc là ngược lại.
Trên đây là bài viết Valentine trắng là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày Valentine trắng 14/3 mà Nhungcaunoihay.net vừa chia sẻ. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ phần nào giúp giải đáp thắc mắc của mọi người về ngày Valentine thứ 2 này. Nào còn chờ gì nữa, hãy đi chuẩn bị quà ngay thôi. Chúc các bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc nhé!
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguồn Gốc Câu Nói: “Thà Làm Ma Nước Nam, Còn Hơn Làm Vương Đất Bắc” trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!