Bạn đang xem bài viết Những Bài Thơ Hay Nhất Của Chế Lan Viên Đi Cùng Năm Tháng được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những bài thơ hay nhất của Chế Lan Viên đi cùng năm tháng. Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn của Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với những bài thơ nổi tiếng như “Tiếng Hát Con Tàu”, “Người Đi Tìm Hình Của Nước”, tập thơ “Điêu Tàn:…và nhiều bài thơ nổi tiếng khác.
Phong cách sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn rạch ròi: trước và sau chách mạng Tháng 8. Hai giai đoạn đối lập nhau về phong cách sáng tác. Nếu như trước cách mạng là những bài thơ chán đời, điêu tàn thì sau cách mạng lại là những bài thơ dạt dào sức sống.
I. Những bài thơ hay nhất của Chế Lan Viên “sống” mãi cùng thời gian
Bài: Nhớ Em Nơi Huyện Nhỏ em đi về Kiến Xương mùa này mưa bão lắm phòng anh mờ hơi sương nhớ em nhu nhớ nắng
Thức dậy vì tiếng bom Bỗng gặp đêm trăng sáng Chói loà trên sông vắng Chói nửa màn em nằm Cả đêm trăng sáng rỡ Chỉ màu trăng là có Còn chiến tranh là không.
I Con còn bế trên tay Con chưa biết con cò Nhưng trong lời mẹ hát Có cánh cò đang bay: “Con cò bay la Con cò bay lả Con cò Cổng Phủ Con cò Đồng Đăng…” Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ “Con cò ăn đêm Con cò xa tổ Cò gặp cành mềm Cò sợ xáo măng…” Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân Con chưa biết con cò con vạc Con chưa biết những cành mềm mẹ hát Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân
II Ngủ yên, ngủ yên, ngủ yên Cho cò trắng đến làm quen Cò đứng ở quanh nôi Rồi cò vào trong tổ Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi Mai khôn lớn, con theo cò đi học Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân Lớn lên, lớn lên, lớn lên… Con làm gì? Con làm thi sĩ Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà Và trong hơi mát câu văn
III Dù ở gần con Dù ở xa con Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con Cò mãi yêu con Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con À ơi! Một con cò thôi Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi Ngủ đi, ngủ đi! Cho cánh cò, cánh vạc Cho cả sắc trời Đến hát Quanh nôi
Em đi, như chiều đi Gọi chim vườn bay hết
Em về tựa mai về Rừng non xanh lộc biếc
Em ở, trời trưa ở Nắng sáng màu xanh tre
Tình em như sao khuya Rải hạt vàng chi chít
Sợ gì chim bay đi Mang bóng chiều đi hết
Tình ta như lộc biếc Gọi ban mai lại về
Dù nắng trưa không ở Ta vẫn còn sao khuya
Hạnh phúc trên đầu ta Mọc sao vàng chi chít
Mai, hoa em lại về…
Một ngày biếc thị thành ta rời bỏ Quay về xem non nước giống dân Hời
Trưa quanh vườn. Và võng gió an lành Ngang phòng trưa, ru hồn nhẹ cây xanh.
Trưa! Một ít trưa, lạc vào lăng tẩm, Nhập làm hồn những tượng xưa u thảm.
Tuyển Tập 15 Bài Thơ Hay Nhất Của Chế Lan Viên (Phan Ngọc Hoan)
Chế Lan Viên tên thật Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 14/1/1920 ở Cam Lộ, Quảng Trị. Lên 7 tuổi, cả nhà chuyển vào Bình Ðịnh, bút danh Mai Lĩnh, Thạch Hãn, Thạch Mai. Năm 17 tuổi, nổi tiếng với tác phẩm Ðiêu tàn. Năm 1939, Chế Lan Viên ra Hà Nội học, vào Sài Gòn làm báo, lại về Huế dạy học. Khoảng 1942, ra Vàng sao, viết tập truyện ngắn Gai lửa. Sau Cách mạng tháng 8, làm báo Quyết thắng của Việt Minh Trung Bộ… Năm 1949, Chế Lan Viên vào Ðảng Cộng sản Việt Nam.
Chế Lan Viên là một trong số không nhiều nhà thơ nổi tiếng nhất của phong trào Thơ mới 1930 – 1945 và sau 1945 ông vẫn được xem là một nhà thơ có vai trò mở đường và dẫn đường cho thơ ca cách mạng. Kỉ niệm 10 năm ngày mất của nhà thơ (1999), giới nghiên cứu văn học đã tổ chức hội thảo khoa học về Chế Lan Viên. Qua đó, một lần nữa Chế Lan Viên lại được khẳng định tài năng và sự nghiệp, được tôn vinh như một nhà thơ có tầm vóc lớn lao. Tôi không đọc nhiều thơ của Chế Lan Viên nhưng cực kỳ yêu thích và gần như thuộc làu bài “tiếng hát con tàu” của ông: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở; Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Đây là bài viết tổng hợp 15 bài thơ được coi là nổi bật nhất của ông, những bài thơ hay nhất của Chế Lan Viên, mời các bạn cùng xem và thưởng thức:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rétTình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương
Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng? Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân
2, Người Đi Tìm Hình Của Nước
Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp Giấc mơ con đè nát cuộc đời conHạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn
Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi Lòng ta thành con rối Cho cuộc đời giật dây
Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? Nụ cười sẽ ra sao? Ơi, độc lập! Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc Khi tự do về chói ở trên đầu
Bác thấy: dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt Ruộng theo trâu về lại với người cày Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc Không còn người bỏ xác bên đường ray
3, Con Cò
4, Những Sợi Tơ Lòng
5, Xuân
Ai đâu trở lại mùa thu trước Nhặt lấy cho tôi những lá vàng? Với của hoa tươi, muôn cánh rã Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!
Ai biết hồn tôi say mộng ảo Ý thu góp lại cản tình xuân?
Có một người nghèo không biết Tết Mang lì chiếc áo độ thu tàn!
Có đứa trẻ thơ không biết khóc Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!
Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ! Một cánh chim thu lạc cuối ngàn
6, …Cái Vui Bây Giờ
Nắng đem chia mùa mới xuống trăm nhà Đã tắt tiếng than cuộc đời gió thổi Mẹ ru con bằng bài ca bộ đội Đời quá vui nên áo vải cũng cài hoa
7, Cái Sọ Người
8, Tình Ca Ban Mai
Em đi, như chiều đi Gọi chim vườn bay hết
Em về, tựa mai về Rừng non xanh lộc biếc
Em ở, trời trưa ở Nắng sáng màu xanh che
Tình em như sao khuya Rải hạt vàng chi chít
Sợ gì chim bay đi Mang bóng chiều bay hết
Tình ta như lộc biếc Gọi ban mai lại về
Dù nắng trưa không ở Ta vẫn còn sao khuya
Hạnh phúc trên đầu ta Mọc sao vàng chi chít
Mai, hoa em lại về…
9, Vòng Cườm Trên Cổ Chim Cu
1/1974
10, Đêm Tàn
11, Đêm Xuân Sầu
12, Điệu Nhạc Điên Cuồng
13, Mồ Không
Lời của mồ không:
14, Hoa Đào Nở Sớm
Rặng đào trước ngõ em qua Sáng nay bỗng ướm cành hoa vào mùa Đầy vườn lộc biếc cây tơ Năm đi chưa hết, đã ngờ xuân đâu Bỗng dưng một đóa hoa đầu Nghe như đất lạ năm nào gặp em Phải rằng xê xích thời gian Vầng dương bên ấy mọc sang bên này? Nắng hoe. Bướm trở mình bay Cánh non nở vội kịp ngày chào hoa
***
Lòng anh từ độ em qua Hoa bay bướm dạo, cùng ta vào đời
15, Ngủ Trong Sao
Đêm hôm nay ngồi đây trên bờ bể Ta lặng đếm thử bao nhiêu thế kỷ Đã trôi trong một phút vội vàng qua Ta lắng nghe những thế giới bao la Tụ họp lại trong lòng muôn hột cát Dòng tư tưởng lần trôi trong Lầm Lạc Hồn say sưa vào khắp cõi Trời Mơ Ai kêu ta trong cùng thẳm Hư Vô? Ai réo gọi trong muôn sao, chới với? – Nàng, nàng, nàng, thôi chính nàng đương mong đợi
Nhà Thơ Trong Quan Niệm Của Chế Lan Viên
1.Nhà thơ – Người nghệ sĩ có phẩm chất khác thường
Rimbaud – nhà thơ tượng trưng nổi tiếng của Pháp – cho rằng: ”Thi nhân tự biến mình thành tiên tri thấu thị bằng một sự hỗn loạn của tất cả mọi giác quan, lâu dài, rộng lớn phi thường và hợp lý”(1). Quan niệm này của Rimbaud đã ảnh hưởng sâu sắc đến Chế Lan Viên nói riêng và các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới nói chung. Chính vì thế , trong lời tựa tập thơ Điêu tàn, Chế Lan Viên đã tuyên bố: ”Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát Hiện Tại. Nó xối trộn Dĩ Vãng. Nó ôm trùm Tương Lai. Người ta không hiểu được nó vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý”(2).
Như vậy, trong quan niệm của Chế Lan Viên, nhà thơ không phải là người bình thường mà là người nghệ sĩ có phẩm chất khác thường. Đó là con người của linh giác, của tâm linh, của thấu thị. Thật ra, quan niệm nhà thơ là người nghệ sĩ có phẩm chất khác thường của Chế Lan Viên trong tập thơ Điêu tàn cũng không xa lạ với quan niệm của những nhà thơ khác trong đó có các nhà Thơ Mới. Đã là thi nhân, chưa ai nhận mình là người bình thường cả. Chỉ có điều họ khác nhau ở cách thể hiện quan niệm đó mà thôi. Nếu Tản Đà tự cho mình là một ”Trích tiên” bị ”Đày xuống hạ giới vì tội ngông” thì Xuân Diệu tự nhận mình là: ”con chim đến từ núi lạ / Ngứa cổ hót chơi”. Nếu Thế Lữ xem mình là ”người bộ hành phiêu lãng” thì Huy Cận lại thấy mình là ”một chiếc linh hồn nhỏ:/ Mang mang thiên cổ sầu’’… Chế Lan Viên, do ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực ở những giai đoạn sau này của trào lưu thơ lãng mạn và do thiên về tư duy duy lý muốn đẩy sự khác thường của thi nhân lên đến ‘’tột cùng’’ nên đã cho rằng: ”Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu…” Nghĩa là ở đây Chế Lan Viên đã siêu hình hoá mọi trạng thái, mọi phẩm chất, mọi cảm thức về không gian, thời gian, về ý nghĩa cuộc sống của nhà thơ. Hay nói cách khác: ‘’Với Điêu tàn, Chế Lan Viên đã có định hướng siêu nhiên về bản chất của thi sĩ’’(3). Trong bài tuỳ bút ”Thơ và người”, khi luận về thi sĩ, Xuân Diệu cũng quan niệm rằng: ”Người thi sĩ bao giờ cũng điên’’(4). Tất nhiên cái ‘’điên’’ trong quan niệm của Xuân Diệu hoàn toàn khác xa với cái ‘’điên’’ trong quan niệm của Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử. Nếu với Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, ‘’điên’’ là ‘’hình thức của sáng tạo’’, là ‘’sự hiện hình, sự cất tiếng của đau thương’’, là ‘’một thứ siêu nghiệm’’ (Chu Văn Sơn)( 5) thì với Xuân Diệu, ‘’điên’’ lại là ‘’sự say mê, sự say đắm, sự cảm xúc quá mức thường’’(6). Tuy có điểm khác nhau nhưng quan niệm về nhà thơ của Chế Lan Viên vẫn có điểm tương đồng với Xuân Diệu và các nhà thơ khác vì họ đều cho rằng nhà thơ là người nghệ sĩ có phẩm chất khác thường. Bởi lẽ, nếu không có ”con mắt thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân), không có sự linh cảm, không có ” thiên nhãn” (Rimbaud), không có sự thăng hoa trong sáng tạo thì làm sao trở thành thi sĩ được.
Quan niệm về những phẩm chất khác thường của nhà thơ ở Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Thế Lữ…trong phong trào Thơ Mới lúc bấy giờ đều là quan niệm về một ”kiểu thi nhân mới, tức là một nhãn quan thơ mới về con người và thế giới” (7). Và như thế, theo Trần Đình Sử:” quan niệm này dù trong ngữ cảnh chính trị chưa được đánh giá là tích cực thì về phương diện mỹ học vẫn là một bước tiến không nhỏ của ý thức nghệ thuật để khắc phục chủ nghĩa giáo huấn và chủ nghĩa duy lý trung đại”(8). Rõ ràng, quan niệm về nhà thơ của các nhà Thơ Mới nói chung và của Chế Lan Viên nói riêng đã mở ra cái nhìn ”dân chủ hoá” về vai trò của nhà thơ và quá trình sáng tạo thi ca, phá vỡ tính qui phạm trong quan niệm về nhà thơ của văn học trung đại. Đây chính là một trong những đóng góp quan trọng của Chế Lan Viên và các nhà Thơ Mới.
Nhưng từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, sau những ngày nhận đường đầy đau khổ, ông đã cho ra đời tập Anh sáng và phù sa. Đây là tập thơ đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng của Chế Lan Viên nói chung và quan niệm của ông về nhà thơ nói riêng. Cùng với Anh sáng và phù sa và các tập thơ sáng tác sau này như Đối thoại mới, Hái theo mùa, Hoa trên đá…Chế Lan Viên đã xây dựng cho mình một quan niệm mới về nhà thơ. Với Chế Lan Viên, nhà thơ lúc này không phải là một kiểu nhà thơ như ông quan niệm trước kia trong Điêu tàn mà là một kiểu nhà thơ mới, kiểu nhà thơ cách mạng. Đó là kiểu nhà thơ gắn cuộc sống của mình trong cuộc sống của quần chúng, của cộng đồng, gắn cái tiểu ngã của mình trong cái đại ngã của nhân dân, gắn cái riêng trong cái chung. Nhà thơ lúc này không còn ”lẻ loi” và ” bí mật”(9), mà sống chan hòa trong cuộc đời thường. Tuy nhận thức như thế nhưng trong tư duy của Chế Lan Viên nhà thơ không phải là người bình thường mà vẫn là người nghệ sĩ có phẩm chất khác thường. Song cái khác thường ở đây không phải là một kiểu lập dị, xa lạ đối với thế giới con người mà đó là cái khác thường cần có và phải có trong phẩm chất mỗi thi nhân.
Với Chế Lan Viên lúc này, nhà thơ phải ”như con chim bói cá, mắt bao gồm đầm hồ bát ngát, phải thấy cả tam thiên mẫu của đời, trước khi lao vào bắt một chiếc cá con”(Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ…), ”như con ong biến trăm hoa thành một mật / Một giọt mật thành, đời vạn chuyến ong bay’’ (Ong và mật), ”là con tằm từ đợt dâu này qua đợt dâu kia cần mẫn / Xe sợi tơ mình là lấy từ sự sống để mà xe’’ (Tằm và nhện), là ”cái con mẹ điên” sống giữa đời thường với những lo toan trước cái nghèo, cái đói của nhân dân và phải là người đem đến cho cuộc đời, cho con người niềm tin trong lúc tưởng chừng bế tắc:
Nhà thơ cái con mẹ điên Khi cả làng sắp vứt cày vứt bừa vì đói lả Nó tung ra nắm thóc Hái ở đâu nó bảo hái trên trời Nhờ thế cả làng tin còn thóc, còn trời, còn sống được Lại gieo vãi cày bừa cấy gặt Cho đến lúc no rồi mới phát hiện con mẹ điên nói dối Và cả làng tha tội nó là điên (Thơ bình phương – Đời lập phương)
Dùng các hình ảnh so sánh trên , Chế Lan Viên nhằm đi đến một sự khẳng định: Nhà thơ không phải là con người bình thường. Nhưng dù khác thường đến mức nào chăng nữa thì nhà thơ cũng là người sống hết mình vì những trang thơ, sống trong tình yêu của con người, trong sự thẩm định của con người chứ không thể đứng ngoài con người, đứng ngoài cuộc sống, tự biến mình thành tháp ngà ‘’lẻ loi’’, ‘’bí mật’’:
Nhà thơ lớn ư ? Là để cho nhân loại yêu mình bằng mọi cách Khi nâng niu. Khi thì hạch sách Khi dày vò mỗi chữ Khi trân trọng ngắm từ xa Nhà thơ vẫn vẹn nguyên qua trăm lần thử lửa Yêu mà! (Thơ bình phương – Đời lập phương)
Và đây cũng là điểm khác nhau cơ bản trong quan niệm về nhà thơ của Chế Lan Viên từ Điêu tàn đến các tập thơ ra đời trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến. Bởi nếu nhà thơ trong quan niệm của Chế Lan Viên ở Điêu tàn là một con người tâm linh tương thông với cõi tiên, cõi ảo thì quan niệm nhà thơ trong giai đoạn này là con người của đời thực, con người của lịch sử, của xã hội, của cộng đồng với những biến sinh của đời sống mà ở đó nhà thơ là một phần tử không thể thiếu được, bởi: ”Các thi nhân bao giờ cũng tiêu biểu cho một hoàn cảnh, một dân tộc” (Apollinaire)(10), hay nói như Blaise Cendrars: ”Nhà thơ là lương tri của thời đại mình”(11).
Từ Điêu tàn đến các tập thơ viết trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến, ta thấy quan niệm về phẩm chất khác thường của nhà thơ của Chế Lan Viên có một sự vận động. Song có thể nói đến Di cảo thơ thì quan niệm ấy đã được đẩy lên một tầng nghĩa mới bằng những hình ảnh có tính chất ”lạ hoá” là sản phẩm của một tư duy thơ đầy minh triết. Di cảo thơ là những tập thơ đánh dấu một thời kỳ sáng tác đặc biệt của Chế Lan Viên, thời kỳ đất nước chuyển mình từ chiến tranh sang hoà bình với bao nhiêu biến động của đời sống xã hội từ chính trị đến kinh tế, văn hoá mà đặc biệt là sự tác động của nền kinh tế thị trường. Có lẽ vì thế mà tư duy của ông lúc này cũng chuyển biến theo một chiều hướng khác, không còn cách nhìn đời hồn nhiên, trong sáng như thuở viết Anh sáng và phù sa, Hoa ngày thường chim báo bão, Đối thoại mới… nhưng cũng không phải đi vào cõi siêu hình thần bí như thuở Điêu tàn mà đi vào một cõi tâm linh mới, một thứ siêu hình mới mà ta có thể gọi tên là một kiểu biện chứng siêu hình. Chính vì thế quan niệm của Chế Lan Viên về phẩm chất khác thường của nhà thơ lúc này cũng mang nhiều sắc thái mới. Trong quan niệm của ông, thi sĩ phải là người: ”có tâm hồn đôi như cái bóng những đêm nhiều nến’’ (Tâm hồn đôi), là người’’ ăn vào cái giếng nội tâm’’:
Hàng ngày anh khoét sâu vào hang, vào giếng thẳm lòng mình xem cái vết thương nội tâm kia là tài sản (Giếng)
Nhà thơ còn phải là ‘’chiêm tinh’’, là người ‘’biết đánh hơi tài như kẻ đi săn’’ săn’’, là người ‘’ngậm ngải tìm trầm’’, là ‘’Đà đao múa kiếm’’…Và thiêng liêng hơn, nhà thơ còn phải như Prométheé – làm ra lửa cho đời, đốt cháy đời mình thành ngọn lửa: ”Thi sĩ, người làm ra lửa như Prométhée là kiểu ban đầu / Kiểu về cuối là kiểu Morixơn hay Thích Quảng Đức” (Giàn hoả).
Mặt khác, trước những nhiêu khê của cuộc sống đời thường những năm đất nước vừa mở cửa, khi mọi giá trị của đời sống vật chất lẫn tinh thần có nguy cơ bị đảo lộn, bị chi phối bởi nền kinh tế thị trường, thì hình ảnh nhà thơ cũng bị khúc xạ bởi đời sống xã hội. Và trong quan niệm Chế Lan Viên, hình ảnh nhà thơ cũng được nhìn nhận với một hệ qui chiếu khác. Có lúc ông ví nhà thơ như thần linh ‘‘Ngày ngày thèm mùi hương thắp bởi tuổi tên mình’’ (Thần và quỷ), như quỉ dữ: ‘’Có những nhà thơ không hoá thần mà hoá quỷ’’, như ”viên tướng tồi” hay ”vị vua hèn nhát” (Thất trận)…Có thể coi đây là những biếm hoạ về các nhà thơ không giữ được thiên chức của người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp cho đời. Chế Lan Viên đã phác thảo chân dung của họ như một đối chứng để làm nổi bật phẩm chất cao đẹp cần có của mỗi nhà thơ. Riêng mình, cũng có lúc ông tự nhận ‘’là nhà thơ cưỡi trâu’’ (Cờ lau Đinh Bộ Lĩnh). Nhưng dường như đó chỉ là một thoáng thở dài của ông trong thời buổi “Chả còn ai yêu vầng trăng và hương lúa ngoài đồng’’ (Thời thượng).
Như vậy, chân dung nhà thơ trong Di cảo thơ đã được Chế Lan Viên nhìn nhận trên nhiều bình diện khác nhau, vừa trần tục lại vừa thiêng liêng, vừa cao cả lại vừa thấp hèn, vừa hiện thực lại vừa hư ảo, vừa nhân bản lại vừa phi nhân bản. Cái nhìn đó đã phản ánh đúng thực tại cuộc sống lúc bấy giờ. Đó là cuộc sống mà mọi giá trị tinh thần đang bị đảo lộn, bị chiết toả bởi nền kinh tế thị trường. Nhưng sự thấp hèn, sự phi nhân bản được Chế Lan Viên đề cập đến chỉ là những ‘’âm bản’’, những chân dung phản diện để càng tôn lên những phẩm chất cao quí cần có ở mỗi nhà thơ, như Lê Thị Thanh Tâm đã nhận định: ”Đóng góp của Chế Lan Viên là đã thể hiện một cách tinh tế và sinh động cuộc sáng tạo của nhà thơ làm người ta có một bức tranh hoàn hảo về nhà thơ”(12). Quả thật, những quan niệm về phẩm chất khác thường của nhà thơ trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên đã hình thành nên chân dung một kiểu nhà thơ mới: kiểu nhà thơ hiền triết, chiêm nghiệm nhưng cũng rất trần trụi giữa cuộc đời. Không huyền bí, không xa lạ, cao siêu như kiểu nhà thơ trong Điêu tàn hoặc hồn nhiên, lý tưởng như trong các tập thơ ra đời trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến, khuôn mặt nhà thơ trong Di cảo thơ như là sự trộn lẫn, sự vẽ lại khuôn mặt nhà thơ bằng sự hoà quyện giữa hai chân dung nhà thơ đã có trong hai giai đoạn trước để tạo thành một khuôn mặt mới, một kiểu nhà thơ mới trong một quan niệm mới về cách nhìn nhận cuộc đời, nhìn nhận thơ ca. Đây chính là sự vận động nhưng đồng thời cũng thể hiện sự nhất quán trong quan niệm của Chế Lan Viên về nhà thơ. Đối với ông, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhà thơ luôn là người nghệ sĩ có phẩm chất khác thường, nghĩa là người luôn có tâm hồn nhạy cảm, có tư duy minh triết, có cái nhìn thấu thị, có tâm thức mặc khải…Không có những yếu tố đó thì không thể gọi là nhà thơ.
Tuy nhiên, trong quan niệm của Chế Lan Viên, nhà thơ không chỉ là người có phẩm chất khác thường mà còn phải có cá tính sáng tạo và phong cách.
2. Nhà thơ phải có cá tính sáng tạo và phong cách
Nói đến cá tính sáng tạo và phong cách nhà thơ là nói đến một loại ”thước đo nghệ thuật” (Khrapchenkô)(13), bởi ”người nghệ sĩ đích thực, người nghệ sĩ có tài năng bao giờ cũng mang đến cho đời một cái gì mới, một cái gì riêng biệt chưa từng có. Chính cái mới, cái riêng biệt đó làm cho cuộc sống luôn luôn phong phú, lạ lùng, hấp dẫn” (Nguyễn Văn Hạnh)(14), bởi: ”Nếu cá tính nhà văn mờ nhạt, không tạo ra được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng, thì đó là một sự tự sát trong văn học, một lĩnh vực tối kỵ sự nhai lại ngay cả đối với những chân lý quan trọng” (Phương Lựu)(15). Có thể nói, đứng ở góc độ lý luận văn học, vấn đề cá tính sáng tạo và phong cách nhà văn có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp của một nhà văn. Là nhà thơ, lại là một người có tư duy lý luận sắc sảo, Chế Lan Viên luôn có ý thức rất lớn về vấn đề này. Ông cho rằng nhà thơ phải là người ”không nhai lại”, phải có ”cái tạng riêng”(16), có ”cách sút bóng riêng” trong ”Cái sân cỏ Trang Thơ nghìn thuở giống nhau” (Đá bóng) .
Trong quan niệm của Chế Lan Viên cá tính sáng tạo, phong cách của nhà thơ không chỉ đơn thuần là một yêu cầu của thi pháp thơ mà còn là ám ảnh của vô thức, là một phần thế giới tâm linh của nhà thơ:
Mỗi nhà thơ viết câu thơ theo số phận của mình, chẳng bắt chước ai. Tôi học phong cách đất ngoài vườn, mùa đến lại sinh sôi, Mặc kệ ai đấy là hoả diệm sơn phun lửa, Viết câu thơ ở thế đà đao, ở thế vu hồi. (Phong cách)
Ông đề cao sự sáng tạo của nhà thơ, sự không lặp lại chính mình. Ý thức ấy đã trở thành lòng tự trọng, một phẩm chất của người nghệ sĩ lớn nơi ông, chứ không dừng lại ở những vấn đề lý luận mang tính quan niệm. Chính vì thế trong sáng tạo ông rất khắt khe với bản thân mình: ”Còn hai năm, ba năm, thậm chí vài chục ngày, có kịp cho anh không?/ Có, nếu anh vào cái lõi,/ Hãy nghĩ các vị thầy sẽ về đọc anh / Đó là Nguyễn Du, Nguyễn Trãi…/ Các vị thích gì?/ Thích anh không nhai lại / Các thầy xưa./ Thích anh có văn phong thời anh, / các vị chưa biết đến bao giờ’‘ (Có kịp không). Ông còn quan niệm rằng: ”Nền thơ chung cần có nhiều cá tính riêng”(17). Theo Chế Lan Viên, ”Thơ của chúng ta đáng yêu ở chỗ nó làm giàu thêm cho chúng ta thực tế, tình cảm, tư tưởng, nhưng nó cũng đáng yêu là nó cũng làm giàu thêm cho chúng ta nhiều phong cách riêng để đi đến tiếp thu, yêu mến cái kho tàng chung ấy’‘(18). Và như một hệ quả tất yếu, chính sự đa phong cách của một nền thơ giúp người ta có thêm cách riêng để nhìn sự vật ”như trong một đội hợp xướng nhờ có mỗi nhạc khí riêng, ta càng hiểu được bản nhạc chung hơn. Và nếu thận trọng một tí, hẳn không ai dám chê cái đàn độc huyền một dây là nghèo âm thanh, hay bắt bẻ cây đàn tam thập lục lắm dây là rắc rối, cái ta cần chú ý là những cây đàn ấy đã gảy được điệu nhạc gì ?’’(19).
Cá tính sáng tạo trong quan niệm của Chế Lan Viên là một yếu tố động. Nó vận động và phát triển theo sự vận động và phát triển trong quá trình sáng tạo của nhà thơ. Vì vậy nhà thơ cần phải biết rèn luyện, tu dưỡng và phát huy cá tính sáng tạo của mình: ”Những nhà thơ đã có cá tính rồi, phát triển thêm nhiều mặt của cá tính ấy và làm cho các mặt chín ngang nhau. Những nhà thơ cá tính còn non, làm cho cá tính già dặn. Và những nhà thơ tình cờ làm được một bài có cá tính phải làm sao cho cái cá tính ấy lan ra được nhiều bài, làm cho về sau, cả ”đời thơ” mình là một đời thơ có cá tính”(20).
Rất đề cao cá tính sáng tạo xem nó là yếu tố quan trọng làm nên phong cách nhà thơ và khẳng định sự tồn tại của nhà thơ, chính vì vậy mà Chế Lan Viên đã nghiêm khắc lên án những nhà thơ do những yếu tố chủ quan hoặc khách quan nào đó đã đánh mất cá tính hoặc không dám bộc lộ hết cá tính của mình, đẩy tác phẩm của mình rơi vào tình trạng phi ngã hoá. Mặt khác, sự phê phán của ông còn hướng đến những loại ”nghệ sĩ con rối” không chủ động sáng tạo, không dám thể hiện hết cá tính của mình đến một lúc nào đó không còn là mình nữa:
Người diễn viên ấy đóng trăm vai vai nào cũng giỏi Chỉ một vai không đóng nổi: Vai mình ! (Thơ về thơ)
Sự cảnh báo của Chế Lan Viên về một kiểu nhà thơ, một kiểu nghệ sĩ như thế không phải chỉ đúng với thời đã qua, thời hiện tại mà còn đúng với mọi thời. Đây là một vấn đề có tính qui luật trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và trong thơ ca nói riêng, cho nên ngay từ xưa Viên Mai trong Tuỳ viên thi thoại cũng đã cảnh báo: ”Làm người thì không nên có cái tôi, có cái tôi thì hay mắc bệnh kiêu căng cậy tài…Nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi. Không có cái tôi thì sẽ mắc phải cái tội cóp nhặt phô diễn” (21). Thế mới biết sự tinh tế, nhạy cảm và khả năng dự báo của tư duy thơ mang tính triết luận của Chế Lan Viên sâu sắc đến nhường nào.
Quan niệm về cá tính sáng tạo và phong cách của nhà thơ ở Chế Lan Viên không chỉ là vấn đề mang tính quan niệm riêng ông mà còn là vấn đề lý luận mà các nhà thơ đều quan tâm. Với Văn Cao, nhà thơ trong quá trình sáng tạo đều chọn cho mình một lối đi riêng, ”có người nói thẳng tới cái vô cùng tận của trời xanh; có người nói cái vô cùng tận của trời xanh qua cái rộng của biển. Cũng có người thấy trời xanh vô cùng tận trong bát nước và cũng có người chỉ nói tới một giọt ánh sáng để thấy cái vô cùng tận của trời xanh. Có người phải đi tìm con đường lớn mới thấy dấu xe trong một hạt bụi. Đấy là những điểm khác nhau giữa các nhà thơ”(22). Còn với Xuân Diệu, ông cho rằng cá tính sáng tạo không chỉ là một phẩm chất cần có của nhà thơ mà còn là yêu cầu tất yếu của người đọc đối với nhà thơ: ”dù muốn hay không muốn, trong văn học Việt Nam ta hiện giờ người tiêu thụ thơ tự giác hay không tự giác đã yêu cầu những người làm thơ cần phải có cá tính…”(23), ”Thơ phải rất sống, thơ phải cá thể hóa, thơ không có cái sắc nhọn cá thể hoá của sự sống thì người ta chẳng yêu thơ”(24).
Rõ ràng, giữa Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Văn Cao tuy mỗi người có cách biểu hiện khác nhau quan niệm của mình về cá tính sáng tạo, phong cách của nhà thơ nhưng họ đều thống nhất cho rằng đã là nhà thơ cần phải có cá tính sáng tạo, có phong cách và một nền thơ phải là sự kết tinh của nhiều cá tính, nhiều phong cách. Cá tính sáng tạo là yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nhà thơ, là phẩm chất không thể thiếu khi đánh giá tài năng của một nhà thơ cũng như chất lượng của một nền thơ, một phong trào, một trào lưu, một giai đoạn thơ, như Chế Lan Viên đã viết: ‘’Một mùa xuân phải có những cây xuân. Một mùa thơ là phải có những cây thơ – những tác giả. Và những tác giả là phải có cá tính riêng biệt của mình. Khi trong nền thơ xuất hiện những nhà thơ có cá tính, điều ấy đâu có phải đánh dấu sự trưởng thành của họ mà chính là nó ghi lại sự tiến tới của phong trào. Phong trào đã tụ lại, kết tinh ở họ’’(25). Điều dị biệt giữa Chế Lan Viên với các nhà thơ khác ở chỗ ông là người nói nhiều, nói với một ý thức mạnh mẽ và luôn đề cao cá tính sáng tạo của nhà thơ. Vả lại, ông không chỉ trình bày quan niệm mà qua sáng tác ông luôn thể hiện mình là một nhà thơ có cá tính và phong cách đậm nét trong từng tác phẩm, từng câu chữ. Mặt khác, ông cũng là người lên án gay gắt sự đánh mất cá tính trong sáng tạo, chống lại quan niệm ‘’đồng phục’’ trong sáng tạo thi ca. Ông đã tự đặt vấn đề: ‘’Thử hỏi nếu dù thực tế trong thơ ta đem lại vĩ đại phong phú đến bao nhiêu đi nữa, tình cảm đắm đuối say mê bao nhiêu đi nữa nhưng tất cả tuyển tập thơ này chỉ là của một người, hay là của một trăm người nhưng lại nhất cử, nhất động giống nhau thế thì còn gì buồn tẻ và làm ta ‘’chán đời’’ hơn nữa’’(26).
Vì thế, trong thời kỳ kháng chiến, do sự tác động của hoàn cảnh lịch sử, người ta thường nhấn mạnh đến cái chung, đến ”tính đồng phục” trong thơ thì Chế Lan Viên lại nhấn mạnh đến cái riêng, đến cá tính sáng tạo. Đây không chỉ thể hiện một một bản lĩnh nghệ sĩ, một trí tuệ sắc sảo, mà còn là một đóng góp của Chế Lan Viên trong việc xây dựng một quan niệm đúng đắn về cá tính sáng tạo và phong cách của nhà thơ, góp phần hoàn chỉnh hệ thống lý luận về thơ trong hệ thống lý luận chung của nền văn học dân tộc. Và khi nhà thơ khẳng định cá tính sáng tạo của mình cũng có nghĩa là nhà thơ đã ý thức được trách nhiệm của mình trước cuộc đời. Và đây cũng là một bình diện khác trong quan niệm về nhà thơ của Chế Lan Viên
3. Nhà thơ phải có ý thức trách nhiệm trước cuộc đời
Nhà thơ Tố Hữu đã từng phát biểu: ”Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”(27). Còn Chế Lan Viên thì cho rằng: ”Thơ là con đẻ của đời”. Quả vậy, dù cách nói khác nhau nhưng cả Tố Hữu và Chế Lan Viên đều đã khẳng định một nguyên tắc bất biến rằng văn học, thơ ca đều phải được bắt nguồn từ đời sống và phải phục vụ cho đời sống, ”cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”. Với Chế Lan Viên, người đã thu nhận vào mình tinh hoa của hai nền văn hoá Đông Tây, thì nhận thức đó lại càng trở nên sâu sắc:
Trái đất rộng thêm ra một phần vì bởi các trang thơ Vì diện tích tâm hồn các nhà thi sĩ. (Sổ tay thơ)
Xuất phát từ việc nhận thức sứ mệnh thiêng liêng của thơ ca trong vấn đề phản ánh cuộc sống nên Chế Lan Viên rất đề cao vai trò trách nhiệm của nhà thơ trước cuộc đời. Với ông, đây là một nguyên tắc sáng tạo, một ý thức trách nhiệm của người cầm bút: ”Thơ cần có ích / Hãy bắt đầu từ nơi ấy mà đi”. Ý thức trách nhiệm của nhà thơ với nguyên tắc sáng tạo: ”Thơ cần có ích” không chỉ là một quan niệm thơ mà còn là khát vọng sống, khát vọng sáng tạo của mình. Và điều này được ông nói đến thật cảm động trong thơ:
Anh chỉ mong câu thơ anh sống khỏi một đêm, có ích quá một ngày Đúng cái đêm bà mẹ chết con cần một câu thơ cho đỡ khổ Đúng cái ngày người chiến sĩ trên chiến hào ôm xác bạn ngã vào tay. (Thơ bình phương – Đời lập phương)
Thơ là khoảng cách giữa những sự im lặng, bản chất của thơ là sự lắng đọng của nội tâm. Cái đẹp của thơ là cái đẹp của những khoảng lặng trong thế giới tâm hồn. Vì vậy trong quan niệm của Chế Lan Viên, trách nhiệm nhà thơ không phải lúc nào cũng đăng đàn, cũng ”gào thét” với những vần thơ suông mà cần phải quan tâm đến con người, đến cuộc đời từ những việc nhỏ nhoi nhất, bình thường nhất. Ông tâm niệm: ”Đừng làm những bài thơ ‘’lớn’’, suông mà không ai thèm đọc / Vì không lo cho việc nhỏ của đời./ Những tiếng gió quá dài nên nhân loại bỏ ngoài tai!” (Sổ tay thơ). Và: ”Đừng làm nhà thơ đi tìm kiếm sao Kim / Thứ vàng ấy, loài người chưa thiết đến.” (Sổ tay thơ). Chế Lan Viên là vậy đó: ồn ào mà lặng lẽ, phi thường mà cũng rất đỗi bình thường, lớn lao nhưng nhiều khi cũng lại rất nhỏ nhoi, cao đạo mà cũng rất bình dị. Phẩm chất ấy dường như là một sự biện chứng trong tư duy và tâm hồn Chế Lan Viên, và điều đó cũng thể hiện rất rõ trong quan niệm thơ của ông. Chế Lan Viên là người đã từng hùng hồn tuyên bố:
Thơ không phải chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh Thơ không phải chỉ ”ơi hời” mà còn đập bàn quát tháo lo toan (Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ..).
Nhưng rồi cũng chính ông lại đớn đau nhận ra rằng: ”Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng / Chỉ một đêm, còn sống có 30./ Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó ?/ Tôi ! Tôi – Người viết những câu thơ cổ võ / Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong” . Và ông cảm thấy xấu hổ khi: ”Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,/ Tôi ú ớ / Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong / Mà tôi xấu hổ./ Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay / Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ / Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười” (Ai ? Tôi!). Dường như ở đây ta thấy nhà thơ đã tự mâu thuẫn với chính mình. Nhưng thực ra thiên chức nhà thơ dù cao cả đến đâu thì cũng không thể lý giải hết được những vấn đề đặt ra từ trong cuộc sống. Nếu ai đó tin rằng nhà thơ sẽ là cứu tinh của đời sống thì thiết nghĩ đó chỉ là ảo tưởng. Bởi, một thiên tài như Nguyễn Du mà trước những ‘’ bể dâu’’ của cuộc đời cũng chỉ biết ngậm ngùi than thở: ‘’Những điều trông thấy mà đau đớn lòng’’ (Truyện Kiều) Có thể thơ không giải đáp hết được những vấn đề của đời sống nhưng đã là nhà thơ phải biết đau trước nỗi đau của số phận con người. Đây chính là ý thức trách nhiệm của nhà thơ trước cuộc đời trong quan niệm của Chế Lan Viên:
Người ta đau gì đây ? Đau cái kiếp người Không phải kiếp đá – kiếp mây – kiếp chó… Người đau – dù nỗi đau vì mình hay đau trong sử Cũng chỉ vì mình là người. Thơ nói cho ra điều đó. (Thuốc)
”Nói cho ra điều đó”, nghĩa là nhà thơ phải quan tâm đến nỗi thống khổ, phải nghĩ đến những được mất của từng số phận con người, phải đồng hành với đồng bào mình, nhân dân mình: ”Là nhà thơ, anh sống nơi này mà phải nghĩ đến nơi kia,/ Nơi trên biên giới bây giờ đang chảy máu,/ Nơi những nhà đang thiếu gạo,/ Khác nơi đây anh đang yên ổn giữa gia đình” (Nơi kia). Như vậy, với Chế Lan Viên, nhà thơ không thể sống riêng lẻ giữa cuộc đời mà phải hòa mình trong cuộc sống cộng đồng. Trách nhiệm của nhà thơ trước cuộc đời trong quan niệm của Chế Lan Viên không chỉ là vấn đề ý thức, là sứ mệnh, mà theo ông còn là ”món nợ”, là sự ràng buộc của nhân duyên, của luân hồi chứ không phải đơn thuần chỉ là bổn phận: ”Nhà thơ, anh dành dụm từng xu nhỏ, đồng kẽm, đồng chì / Mà phải trả các món nợ, bán đời đi để trả / Vét cả tâm hồn, dốc cả hai túi áo ra không đủ. / Không phải anh nợ mà nhân loại nợ, người đọc nợ / Anh trả cho anh là trả giúp họ rồi” (Nơ). Và có lẽ con đường để trả món nợ nhân duyên, nhân quả ấy đối với nhà thơ không có cách nào tốt hơn là phải thanh lọc tâm hồn, phải ”dấn thân” (J.Sartre), phải” biến mình thành tiên tri thấu thị” (Rimbaud) trong nghề thơ, làm cho thơ đạt đến sự nhiệm mầu, sự linh diệu.
Trần Hoài Anh
Chú Thích:
(1), (10), (11) Lê Huy Hòa, Nguyễn Văn Bình biên soạn , Những bậc thầy văn chương, Nxb Văn học, H, 2002, tr.445, tr.599, tr.606 (2) Chế Lan Viên, Điêu tàn tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học, H, 2001, tr.7 (3) Vũ Tuấn Anh (tuyển chọn và giới thiệu), Chế Lan Viên, tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, H, 2001, tr.534. (4) Vũ Quần Phương, Hữu Nhuận (sưu tầm tuyển chọn), Tuyển tập Xuân Diệu tập II, Nxb Văn học, H, tr.103,tr.103 ( 5), (6) Chu Văn Sơn, Ba đỉnh cao Thơ Mới, Nxb Giáo dục, H, 2003, tr.231 (7), (8) Trần Đình Sử, Lý luận phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn, 1996, tr.113, tr.116 (9) Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi Nhân Việt Nam, Nxb Văn học, H,2003, tr.220 (12) Lê Thị Thanh Tâm, “Di cảo thơ Chế Lan Viên, sự nối tiếp sáng tạo một dòng thơ trí tuệ”, Những vấn đề văn hóa, văn học và ngôn ngữ học, Nxb Khoa học xã hội, H, 1999, tr.148 (13) M.B.Khrapchenko, Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.339 (14) Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, H,1999, tr.24 (15) Phương Lựu (chủ biên), Lý luận văn học tập I, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2002, tr.236 (16) Chế Lan Viên, Ngoại vi thơ, Nxb Thuận Hóa, 1987, tr.8 (17), (18), (19), (20), (25), (26) Chế Lan Viên, Phê bình văn học, Nxb Văn học 1962, tr.140, tr.140, tr.141, tr.143, tr.141, tr.141 (21) Khâu Chấn Thanh, Lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, Nxb Văn học, H, 2001, tr.143 (22) Văn Cao, Tuyển tập thơ, Nxb Văn học, H, 1994, tr.154 (23), (24) Xuân Diệu, Công việc làm thơ, Nxb Văn học, H, 1994, tr.37, tr.38. (27) Tố Hữu, Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật, Nxb Văn học, H,1981, tr.115
Những Bài Thơ Chế Hay Nhất
THƠ CHẾ NOBITA BÁ ĐẠO
Thơ chế Nobita hài hước
Thơ chế Nobita hài hước
1. Không giàu thì phải đẹp trai Không thông kinh sử.. phải dài một gang
2. Thơ tui chỉ có bốn câu Đã xong câu một, bắt đầu câu hai Câu ba sáu chữ không dài Đã xong câu bốn, hết bài xong thơ
3. Bóng người đã khuất vào không Trông theo chỉ thấy cái mông là còn
4. Điếu thuốc tàn bên ly cafe cạn, Cuộc đời khốn nạn biết kết bạn cùng ai ?!
5. Sáng ra nước tiểu vàng khè Thì ra trời đã chuyển hè sang thu
Thơ chế cho các sĩ tử trước mùa thi
Hết tiền tiêu gọi về cho mẹ
Chỉ có làm biếng, ăn chơi là vui sướng nhất
Thơ chế cho các sĩ tử trước mùa thiHết tiền tiêu gọi về cho mẹChỉ có làm biếng, ăn chơi là vui sướng nhất
6. Giám thị nhìn em giám thị cười. Em nhìn giám thị lệ tuôn rơi. Cổng trường đại học cao vời vợi. Đồng ruộng mênh mông đón em về.
7. Người ta đi học có đôi Còn tôi đi học ôi thôi phát sầu Một mình ngồi ngắm bồ câu Nó cũng…. hai đứa ..lại càng sầu thêm
8. Một tay làm chẳng nên non Bốn tay chụm lại nên sòng tiến lên
9. Mập thì đẹp ốm thì dễ thương lòi xương thì dễ mến
10. Chưa đi chưa biết Ðồ Sơn Ði về mới biết chẳng hơn đồ nhà Ðồ nhà tuy xấu tuy già Nhưng là ðồ thật hơn là Ðồ Sơn
Thơ hay về sợ vợ xưa và nay
Một vài câu nói của dân chém gió
Thơ hay về sợ vợ xưa và nayMột vài câu nói của dân chém gió
11. Ta đi bầu cử tự do Chọn người xứng đáng mà cho vào hòm
12. Còn duyên thì bán nhẫn vàng Hết duyên bán mít cho chồng gặm xơ Còn duyên kẻ đón người đưa Hết duyên đi sớm về trưa một mình Còn duyên như tượng tô vàng Hết duyên như tổ ong tàn ngày mưa
13. Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi ccấy còn trông nhiều bề Trông qua, trông lại, trông về Trông khi chủ vắng đánh đề kiếm thêm
Quá chuẩn
Đời gian ác lựa bạn mà chơi
Thơ kinh dị mùa thu )
Quá chuẩnĐời gian ác lựa bạn mà chơiThơ kinh dị mùa thu
14. Bước chân dô quán đèn mờ Ngùi gần con gái không sờ là ngu!! Thà rằng cắt tóc đi tu Ngồi gần con gái ….. ngu sao không sờ!!
15. Con cò đi uống rượu đêm. Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Còn anh chả uống ngụm nào. Cũng say ngây ngất ngã vào lòng em .
Thơ cho những ai đang chuẩn bị vào đại học
Số kiếp FA
Thơ cho những ai đang chuẩn bị vào đại họcSố kiếp FA
16. Xin em chớ vội phũ phàng Dẫu sao em cũng đã “phang” anh rồi Giờ em rũ bỏ thân tôi Đi tìm thằng khác úp nồi hay sao
Nhớ ngày hai đứa yêu nhau Đã màng đến chuyện trầu cau rồi mà Tôi thì vốn dĩ thật thà Nghe lời ngon ngọt để là tin em
Đến khi em bóc được tem Đá tôi một vố lấm lem mặt mày Thân tôi nào phải trâu cày Để em đùa giỡn tháng ngày mua vui
Áo quần…tôi đã bị khui Chơi xong em để ngậm ngùi cho tôi Xin em đừng có lôi thôi Chối bỏ trách nhiệm mà ngồi hả hê
Anh cần một bộ complê Và làm chú rể theo về nhà em.
Thơ về vợ chồng chế cực bá đạo
Thơ về vợ chồng chế cực bá đạo
17. Tối nay ra mắt bố nàng Mới vào tôi hỏi rộn ràng bố vui Bố nàng chào lại rất bùi Cả hai nói chuyện người vui thực tình
Thế rồi đang chuyện hết mình Bỗng dưng thèm thuốc thực tình ngại ghê Mấp môi hỏi nhỏ bác nề Cháu xin điếu thuốc hút nghe đỡ buồn
Bố nàng hỏi lại tôi luôn Ơ cháu thuốc hả? Tôi buồn đáp ngay Uống bia phải thuốc mới bay Bố nàng lại hỏi tôi ngay tức thì
Lại bia nữa á? kinh nhì Vậy là mất điểm tôi phi luôn rằng Bạc thua cháu mới bia hăng Bố nàng trợn mắt, hỏi rằng bạc uk?
Ấy thì chót lộ thân hư Trả lời tôi nói trong tù rảnh chơi Bố nàng hoảng hốt ngắt lời Hỏi ngay sao lại vào nơi tù đày
Ờ thì tôi cũng đáp ngay Mấy lần cháu đến như này bác ơi Phụ huynh mấy bác cự lời Cháu buồn xung tiết nên đời đi tong
Bố nàng hốt hoảng bằng lòng Vậy là tôi đã vui trong yên bình Lại còn sắp được vợ xinh Mừng vui hoan hỷ hội mình khoe luôn.
Thơ dành cho các bạn tán gái
Thơ dành cho các bạn tán gái
18. Ngày xưa ở chốn thiên đình Có chú Cuội nhỏ liếc tình Hằng Nga Bấy giờ Cuội tuổi mười ba Chị Hằng lên tám vẫn là trẻ con
Khi Cuội mười tám tuổi tròn Thân hình vẫn bé con con thua Hằng Mười ba tuổi chúm chím căng Nhìn qua ước độ cỡ bằng chũm cau
Cuội ngồi nắm cái cần câu Sao mình vẫn mãi trẻ trâu thế này Hằng nga mặc áo hai dây Vắt va vắt vẻo ngọn cây phì cười
Muốn cho con của tốt tươi Năng tập thể dục chớ lười thể thao Như vậy thân thể sẽ cao Tất lẽ dĩ ngẫu cái sào cũng to
Hôm sau sáng sớm tinh mơ Cuội đang ngáp ngủ vật vờ thả trâu Năm năm cao chẳng thấy đâu Hằng nga thiếu nữ giờ bầu rất to
Cái tuổi đang ngứa cửa lò Cuội lại chẳng lớn để cho Hằng nhờ Cuội nhìn Hằng tiếc ngẩn ngơ Sao mình không lớn trẻ thơ thế này
Tiếc thương khi có cái chày Chỉ để đi giải qua ngày tháng năm Trải qua mấy triệu lần rằm Ước tính Cuội được vài trăm tuổi rồi
Nhưng Cuội mãi là Cuội thôi Một chú Cuội nhỏ mãi ngồi gốc đa Đêm đêm nhung nhớ Hằng Nga Mong một ngày lớn xông pha với nàng.
Chuyện tình facebook
Một thời ăn uống ở không
Chuyện tình facebookMột thời ăn uống ở không
19. Ra đồng bắt cá mò cua Vợ đem về nấu canh chua bữa chiều Hôm nay cô vợ biết điều Mua năm trăm rượu bởi chiều chồng yêu
Rượu vào đêm đến như diều Hai lần lộn gối không điêu chút nào Cô nàng hạnh phúc ngọt ngào Hôm sau lại nấu canh ngao cả nhà
Sai thằng con nhỏ chạy ra Mua luôn nghìn rượu loại là hôm qua Mừng thầm nay ít, phải ba Một nghìn chắc chắn hơn là năm trăm
Rượu vào say quá chồng nằm Ngủ luôn một mạch mất năm canh trường Cô nàng lẩm bẩm trên giường Năm trăm lại thấy, sướng hơn một nghìn.
FA lâu năm đi tán gái cho hay
FA lâu năm đi tán gái cho hay
20. Thí chủ xin hãy về đi Hai ta nay chẳng còn gì nữa đâu Bần tăng đã mặc áo nâu Thoát ra cái cảnh làm trâu cho nàng
Hôm nào cũng phải hoang mang Đêm đến nàng lại bảo sang đây bừa Từ tối cho đến tận trưa Đồng nàng cạn nước vẫn chưa cho dừng
Bao lần miễn cưỡng xin ngừng Mà em đều lắc chưa từng bỏ qua Nên anh đành phải lìa xa Lãng quên tất cả xem là phù du
Kiếp sau đền đáp thầy bu Anh khuyên em hãy về mau Đừng khoe ngực chổng phao câu làm gì
Một khi đã bước ra đi Thì anh chẳng thiết cái gì nữa đâu Và em chớ có âu sầu Hãy tìm người khác làm trâu cho nàng
Cày bừa đổ nước ruộng khan Sớm ngày hầu hạ cho nàng thêm vui Còn chúng tôi phải thoái lui Rời xa trần thế mua vui cõi thiền
Đắm chìm cuộc sống bình yên Quy y cửa phật lãng quên sự đời.
Thơ chế về điện thoại hết tiền – Thanh niên ảo tưởng
Thơ chế về điện thoại hết tiền – Thanh niên ảo tưởng
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Bài Thơ Hay Nhất Của Chế Lan Viên Đi Cùng Năm Tháng trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!