Bạn đang xem bài viết Những Bài Thơ Hay Về Những Cô Gái Quê – Nhà Nông được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những bài thơ hay về những cô gái quê – nhà nông
Những bài thơ hay về những cô gái quê, cô gái nhà nông. Đó là những vần thơ ca ngợi vẻ đẹp mộc mạc, thật thà, và tình yêu thủy chung của những cô gái vùng quê, nông thôn Việt Nam.
PHẬN EM LÀ GÁI CHÂN QUÊ
Tác giả: Cỏ Hoang Tình Buồn
Thương nhiều rồi cũng chia xa
Bởi em chẳng được mặn mà đâu anh
Chân quê đâu phải thị thành
Nên đôi mắt chẳng long lanh đưa tình.
Trời vừa ló dạng bình minh
Chân chầm chậm bước một mình vườn rau
Đời lam lũ chẳng được giàu
Quanh năm sớm tối ôm đau thương hoài.
Bao giờ mới được nguôi ngoai
Phận duyên ngang trái…lạc loài hai nơi
Nhớ thương chưa nói cạn lời
Tiếng yêu dang dở tình chơi vơi tình.
Gượng cười nuốt lệ lặng thinh
Đào chôn kỷ niệm chúng mình ngày xưa
Nợ duyên nay cũng hóa thừa
Quay lưng cúi mặt…như chưa lần nhìn.
GÁI QUÊ
Thơ: Đỗ Luyên
Không điệu đà chẳng một chút phấn son
Chân nứt nẻ tay vẫn còn bùn lấm
Biết phơi thóc khi vừa đi lẫm chẫm
Lúc gặt mùa áo bạc đẫm mồ hôi
Cùng lũ bạn chăn trâu ngồi vắt vẻo
Nghe sáo diều dây nhẹ kéo thật vui
Trộm ối xanh chua và chát lại bùi
Trăng sáng tỏ cùng trò chui ẩn nấp
Tết lại về cũng tất bật cùng Cha
Quét vôi trắng cho cửa nhà đẹp đẽ
Treo tranh mới bữa nào con vừa vẽ
Rộn rã cười mai đào hé nụ xinh.
CON GÁI QUÊ MIỀN TÂY
Thơ: Châu Lê
Quê em sông nước miền tây
Gái quê chơn chất đắm say nghĩa tình
Bà ba nón lá đẹp xinh
Nghiêng che trong nắng cho mình nhớ thương
Dẫ̀u cho dãi nắng dầm sương
Gái quê vẫn đẹp ngát hương cho đời
Hồn nhiên vẻ mặt rạng ngời
Siêng năng giỏi vắn tuyệt vời đáng yêu
Mộng mơ mỗi lúc xế chiều
Lòng anh lưu luyến liêu xiêu vì nàng
Ngóng trông mỗi lúc đò sang
Mơ mình sánh bước kiệu mang đón người.
CHÂN QUÊ
Thơ: Thanh Nga
Tôi thương chiếc áo bà ba
Đẹp xinh duyên dáng mặn mà em ơi
Thương em thanh thoát nụ cười
Em mang phẩm chất của người nhà quê
Lời ăn tiếng nói vụng về
Nhưng mà nhan sắc chẳng hề kém xa
Tiểu thư khuê các phồn hoa
Mặt hoa da phấn ngọc ngà đáng yêu
Dung nhan diễm lệ yêu kiều
Nhưng tôi không thấy những điều giống em
Tuy rằng quần áo lấm lem
Đơn sơ bình dị nhưng em thật thà
Cuộc đời chẳng dám mơ xa
Chỉ mong vui vẻ nếp nhà ấm êm
Em không ra sức kiếm tìm
Cầu cho hạnh phúc êm đềm chân quê.
THƠ LỤC BÁT GÁI QUÊ
Tác giả: Tuyên Nguyễn
Em là con gái thôn quê
Sớm hôm chỉ biết mãi mê ruộng đồng
Thương con với lại chiều chồng
Việc nhà vất vả vẫn không nề hà !
Gái quê rất mực nết na
Kính yêu cha mẹ , thật thà , chăm ngoan
“Công – dung – ngôn – hạnh” lo toan
Dày công vun đắp phượng loan , gia đình
Gái quê rất trọng chữ Tình
Chẳng màng dành giật riêng mình cái chi
Khổ đau nếu phải chia ly
Vì nhau chẳng tiếc xuân thì cho nhau !
Miếng ngon chỉ muốn hưởng sau
Nhưng mà chấp nhận buồn đau riêng mình
Sớm hôm thấp thoáng bóng hình
Gái quê duyên dáng đẹp xinh trên đồng
Gái quê trời phú má hồng
Thoáng nhìn trai đã đem lòng say mê
Em khoe nét đẹp duyên quê
Thương em thì chớ có chê em nghèo !
EM LÀ CON GÁI NHÀ QUÊ
Tác giả: Cỏ Hoang Tình Buồn
Anh về nhớ ghé vườn xưa
Thăm em gái nhỏ tuổi vừa tròn Trăng
Đời em thân phận thấp hèn
Hương đồng gió nội bao phen dải dầu.
Cho dù anh lạc nơi đâu?
Một lòng em đứng bên cầu chờ nhau
Nhìn hoa lóng lánh sắc màu
Như duyên mình đẹp trước sau một lòng.
Dù cho đất lở trời long
Hay sầu nước mắt lưng tròng chẳng phai
Vẫn yêu…không tiếng thở dài
Nhớ thương không để chia hai đường về.
Em là con gái chân quê
Thủy chung giữ trọn lời thề khó quên
Gió đưa hoa cải bồng bềnh
Bên nhau hạnh phúc không quên chữ tình.
ÁO CÁNH NÂU
Tác giả: Lãng Du Khách
Em là cô gái thôn quê
Bữa nay chợ tỉnh mua về cánh phin
Lưng ong eo thắt vừa in
Mảnh mai đằm thắm ưa nhìn thật duyên
Chân quê vốn tính dịu hiền
Tay chân đồng áng triền miên tháng ngày
Cánh phin đẹp dáng rất say
Thoạt trông tinh khiết đắm say mắt chồng
Sớm mai mặc áo ra đồng
Ôi thôi bùn đất trắng không còn gì
Tiếc ngơ tiếc ngẩn làm chi
Mang đi nâu nhuộm đen sì hợp quê
Phin trắng em mặc rất mê
Vì cảnh em bỏ đam mê nâu sòng
Phin kia cũng xót xa lòng
Nâu sòng tô thắm lưng ong duyên thầm
Cùng em khuya sớm thăng trầm
Cho em đẹp nét duyên ngầm ai ơi.
GÁI NHÀ NÔNG
Tác giả: Tuyên Nguyễn
Em là con gái nhà nông
Quanh năm lăn lộn ruộng đồng sớm hôm
Mồ hôi đổi lấy bát cơm
Em dành những hạt dẻo thơm cho đời
Giàu nghèo phó thác cho Trời
Ngày đêm vất vả chẳng rời tay chân
Lời khen , em thật chuyên cần
Nhưng mà kinh tế thì…lần khó ra !
Gái nhà nông rất thật thà
Nét duyên thiên phú mặn mà dễ thương
Nhiều anh lòng dạ vấn vương
Bởi vì môi thắm , má hường của em
Gái quê tính nết dịu êm
Dù còn thiếu thốn chẳng thèm bon chen
Hàng ngày vẫn cứ lối quen
Trăng lên đi cấy , chong đèn ăn cơm
Nhà nông cày cuốc , rạ rơm,
Trâu bò , gà lợn,….sớm hôm miệt mài
Nhưng mà khi đã yêu ai
Thì em vẫn muốn làm hài lòng anh !
DUYÊN QUÊ
Tác giả: Lãng Du Khách
Gái quê mộc mạc ai ơi
Môi son má phấn ấy đời xa hoa
Việc đồng áng việc cửa nhà
Tề gia nội trợ ấy là chung thân
Nhà nông vất vả gian truân
Không ca chẳng thán chuyên cần thâm canh
Có em đồng lúa mướt xanh
Anh cày em cấy ta nhanh phủ đồng
Làn da em rám nắng hồng
Hây hây đỏ ửng mặn nồng duyên quê
Bên anh dạo phố triền đê
Hương đồng gió nội vỗ về tình ta
Chân quê duyên dáng mặn mà
Yêu thương cháy bỏng đậm đà thiết tha
Gắn bó đồng ruộng quê nhà
Để cánh đồng lúa trổ hoa ngát nồng
Quai thao nón lá phiêu bồng
Duyên em mặn thắm giữa đồng quê hương
Tôn vinh nét đẹp khiêm nhường
Cùng anh cuộc sống vô thường dân quê
Ấy là nơi chốn ta về
Trên bờ ruộng lúa triền đê ấu thời
Hỡi người con gái quê ơi
Cám ơn em đã giữ đời cho ta.
Tags: thơ về những cô gái quê
Những Bài Thơ Hay Nhất Của Nhà Thơ Xuân Quỳnh
Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị không quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh – Võ Văn Trực
1. Sóng
Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương
Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.
Sóng là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Quỳnh, nói về cảm xúc của người con gái khi yêu, khi mãnh liệt lúc lại trầm ấm. Một tình yêu chân thành vĩnh cửu lại vô cùng cao thượng. Xúc cảm của Sóng mang lại khiến bất cứ ai cũng phải nghẹn ngào như thấy chính bản thân mình trong những vần thơ.
2. Cỏ Dại
“Cỏ dại quen nắng mưa Làm sao mà giết được Tới mùa nước dâng Cỏ thường ngập trước Sau ngày nước rút Cỏ mọc đầu tiên”
Câu thơ nào trong ý nghĩ vụt lên Khi tôi bước giữa một rừng cỏ dại Không nhà cửa. không bóng cây. Tim lối Cứ cường hào rẽ cỏ mà đi.
Người dân quân tì súng lắng nghe Bài hát nói về khu vườn đầy trái Anh bỗng nghĩ đến một vùng cỏ dại Nỗi nhớ đầu anh nhớ quê anh
Mảnh đạn bom và chất lân tinh Đã phá sạch không còn chi nữa Chỉ có sắt chỉ còn có lửa Và cuối cùng còn có đất mà thôi
Thù trong lòng và cây súng trên vai Cùng đồng đội anh trở về làng cũ Anh nhận thấy trước tiên là cỏ Sự sống đầu anh gặp ở quê hương
Có một lần anh tìm đến bà con Khi xúm xít quanh anh thăm hỏi Giữa câu chuyện có điều này đau nhói: – Đất quê mình cỏ đã mọc lên chưa?
Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa Gần gũi nhất vẫn là cây lúa Trưa nắng khát ước về vườn quả Lúc xa nhà nhớ một dáng mây Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây Một làn khói, một mùi hương trong gió…
Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ Mọc vô tình trên lối ta đi Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.
Thơ Xuân Quỳnh không chỉ là những dòng thơ tình lãng mạn, ở một khoảng không trong trái tim nhà thơ vẫn có tình yêu dành cho quê hương đất nước, cho mảnh đất dạt dào hương lúa này. “Cỏ dại” là một trong những bài thơ viết về nỗi nhớ quê hương giản dị với những hình ảnh dòng sông, ngọn núi… đã ăn sâu vào tuổi thơ của mỗi người.
3. Thuyền và biển
Em sẽ kể anh nghe Chuyện con thuyền và biển:
“Từ ngày nào chẳng biết Thuyền nghe lời biển khơi Cánh hải âu, sóng biếc Đưa thuyền đi muôn nơi
Lòng thuyền nhiều khát vọng Và tình biển bao la Thuyền đi hoài không mỏi Biển vẫn xa… còn xa
Những đêm trăng hiền từ Biển như cô gái nhỏ Thầm thì gửi tâm tư Quanh mạn thuyền sóng vỗ
Cũng có khi vô cớ Biển ào ạt xô thuyền (Vì tình yêu muôn thuở Có bao giờ đứng yên?)
Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau – rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi Biển chỉ còn sóng gió” Nếu phải cách xa anh Em chỉ còn bão tố
Mượn hình ảnh thuyền và biển để nói về tình yêu đôi lứa không thể tách rời. Thuyền và biển sinh ra để dành cho nhau, như anh và em là một đôi trời định. Cả hai thấu hiểu nhau, gắn bó và tồn tại vì nhau. Niềm vui của người này chính là sự nỗ lực của người còn lại.
4. Tự hát
Chả dại gì em ước nó bằng vàng Trái tim em, anh đã từng biết đấy Anh là người coi thường của cải Nên nếu cần anh bán nó đi ngay
Em cũng không mong nó giống mặt trời Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống Lại mình anh với đêm dài câm lặng Mà lòng anh xa cách với lòng em
Em trở về đúng nghĩa trái tim Biết làm sống những hồng cầu đã chết Biết lấy lại những gì đã mất Biết rút gần khoảng cách của yêu tin
Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em Biết khao khát những điều anh mơ ước Biết xúc động qua nhiều nhận thức Biết yêu anh và biết được anh yêu
Mùa thu nay sao bão giông nhiều Những cửa sổ con tàu chẳng đóng Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh
Em lo âu trước xa tắp đường mình Trái tim đập những điều không thể nói Trái tim đập cồn cào cơn đói Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn
Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em Là máu thịt, đời thường ai chẳng có Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi
Xuân Quỳnh trở về với đúng con người thật của mình, không yêu anh bằng quyền sang phú quý, bằng lá ngọc cành vàng, mà chỉ yêu anh bằng chính trái tim nhỏ bé nhưng đập đầy mãnh liệt, đầy trở trăn. Trái tim anh và anh hòa cùng một nhịp. Sự tồn tại của người này gắn liền với sự sống của người kia. Một tình yêu mãnh liệt và đầy sự chân thành.
5. Thơ tình cuối mùa thu
Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mang Mùa thu vào hoa cúc Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em Là của mùa thu cũ Chợt làn gió heo may Thổi về xao động cả: Lối đi quen bỗng lạ Cỏ lật theo chiều mây Đêm về sương ướt má Hơi lạnh qua bàn tay
Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ
Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại… – Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may
Bài thơ khẳng định cho sự tồn tại bất diệt của tình yêu, dẫu trải qua sự bào mòn khủng khiếp của thời gian, dù trải qua những bão tố đầy biến động, tình yêu của anh và em luôn còn đó, như một sự minh chứng cho sự trường tồn của tình yêu.
Thơ của Xuân Quỳnh là địa hạt của tình yêu, khi trong sáng ngây thơ, khi lại dạt vào mãnh liệt. Dẫu có thay đổi song đó vẫn là một hồn thơ ấm áp, luôn khắc khoải trở trăn trước cuộc đời. Bà là một trong những nhà thơ đã đưa văn học Việt Nam lên một tầm cao mới.
Thảo Nguyên
Những Bài Thơ Hay Nhất Của Nhà Thơ Chế Lan Viên
Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới. Là một cây bút nổi bật với phong cách thơ kì dị, ám ảnh bởi những hình tượng tràn đầy sự ma quái. Sau cách mạng tháng 8, cũng như bao nhà thơ khác, Chế Lan Viên trở về với cuộc sống của nhân dân, trở về với đất nước khi tìm thấy cảm hứng thơ mới trước sự kêu gọi của thời đại. Ông đã để lại những tác phẩm vô cùng xuất sắc cho nền văn học Việt Nam. Những bài thơ tiêu biểu nhất của ông có thể kể đến những tác phẩm sau đây:
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hoá những con tàu Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu
Con tàu này lên Tây Bắc, anh đi chăng? Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng
Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi? Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia
Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân
Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường Con đã đi nhưng con cần vượt nữa Cho con về gặp lại mẹ yêu thương
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Con nhớ anh con, người anh du kích Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con
Con nhớ em con, thằng em liên lạc Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc Năm con đau, mế thức một mùa dài Con với mế không phải hòn máu cắt Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương? Khi ta ở, chi là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương
Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch Bữa xôi đầu còn toả nhớ mùi hương
Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi? Tình em đang mong, tình mẹ đang chờ Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga
Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào Rẽ người mà đi, vịn tay mà đến Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao
Nhựa nóng mười năm nhân dân máu đổ Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ Mười năm chiến tranh, vàng ta đau trong lửa Nay trở về, ta lấy lại vàng ta
Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng? Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân
Bài thơ thể hiện rất rõ sự chuyển biến trong phong cách nghệ thuật của nhà thơ Chế Lan Viên, thể hiện rất rõ những tư tưởng của nhà thơ. Đó là tư tưởng của nhân dân, hòa mình vào đời sống của nhân dân. Bai thơ là hành trình đi từ cái tôi chật hẹp sang cái ta rộng lớn. Nhà thơ khao khát được cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước.
2. Con cò
Con còn bế trên tay Con chưa biết con cò Nhưng trong lời mẹ hát Có cánh cò đang bay: “Con cò bay la Con cò bay lả Con cò Cổng Phủ Con cò Đồng Đăng…” Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ “Con cò ăn đêm Con cò xa tổ Cò gặp cành mềm Cò sợ xáo măng…” Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân Con chưa biết con cò con vạc Con chưa biết những cành mềm mẹ hát Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân
II Ngủ yên, ngủ yên, ngủ yên Cho cò trắng đến làm quen Cò đứng ở quanh nôi Rồi cò vào trong tổ Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi Mai khôn lớn, con theo cò đi học Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân Lớn lên, lớn lên, lớn lên… Con làm gì? Con làm thi sĩ Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà Và trong hơi mát câu văn
III Dù ở gần con Dù ở xa con Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con Cò mãi yêu con Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con À ơi! Một con cò thôi Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi Ngủ đi, ngủ đi! Cho cánh cò, cánh vạc Cho cả sắc trời Đến hát Quanh nôi
Mượn hình tượng con cò để nói về công lao to lớn của người mẹ. Cảm nhận từ tình mẹ thiêng liêng, cảm nhận vẻ đẹp sâu sắc của hình ảnh cò, tác giả Chế Lan Viên đã mượn chất liệu là những bài ca dao, dân ca Việt Nam để dệt nên bài thơ Con cò ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và nỗi nhọc nhằn nuôi con khôn lớn của người phụ nữ, người mẹ. Bài thơ đã nhanh chóng được mọi người biết đến và trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về tình mẹ.
3. Người đi tìm hình của nước
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương
Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp Giấc mơ con đè nát cuộc đời con Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn
Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi Lòng ta thành con rối Cho cuộc đời giật dây
Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ Tìm đường đi cho dân tộc theo đi
Hiểu sao hết “Người đi tìm hình của Nước” Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người Một góc quê hương nửa đời quen thuộc Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi
Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai Thế đi đứng của toàn dân tộc Một cách vin hoa cho hai mươi lăm triệu con người
Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?
Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi Những đất tự do, những trời nô lệ Những con đường cách mạng đang tìm đi
Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa
Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây? Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử? Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? Nụ cười sẽ ra sao? Ơi, độc lập! Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc Khi tự do về chói ở trên đầu
Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc Sao vàng bay theo liềm búa công nông
Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!” Hình của Đảng lồng trong hình của Nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười
Bác thấy: dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt Ruộng theo trâu về lại với người cày Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc Không còn người bỏ xác bên đường ray
Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân Những kẻ quê mùa đã thành trí thức Tăm tối cần lao nay hoá những anh hùng
Nước Việt Nam nghìn năm Đinh Lý Trần Lê Thành nước Việt nhân dân trong mát suối Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói Những đời thường cũng có bóng hoa che
Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc… Tuyết Mat-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân
Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai
Đây là bài thơ viết về hành trình tìm đường cứu nước của Bác, đó là một hành trình gian khổ và vất vả, song cũng là những bước chân đầy tự hào. Giọng thơ ca ngợi Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân, niềm thi hứng muôn thuở của thi ca Việt Nam.
4. Xuân
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu Ðem chi xuân lại gợi thêm sầu? – Với tôi, tất cả như vô nghĩa Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
Ai đâu trở lại mùa thu trước Nhặt lấy cho tôi những lá vàng? Với của hoa tươi, muôn cánh rã Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!
Ai biết hồn tôi say mộng ảo Ý thu góp lại cản tình xuân?
Có một người nghèo không biết Tết Mang lì chiếc áo độ thu tàn!
Có đứa trẻ thơ không biết khóc Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!
Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ! Một cánh chim thu lạc cuối ngàn
Bài thơ được viết trong phong trào thơ mới, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên trong giai đoạn này. Một hồn thơ buồn rầu không tìm được định hướng, tất cả đều chênh vênh, vô định. Bài thơ mang đậm âm hưởng của thời đại, viết về xuân nhưng thực chất chỉ là mượn hình ảnh để nói về tâm trạng khổ đau của con người.
Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn, đầy sự trở trăn. Những bài thơ của ông đều là đỉnh cao trong việc sử dụng ngôn từ, có giá trị nghệ thuật và nội dung to lớn.
Thảo Nguyên
Nhà Thơ Nguyễn Đình Chiểu Và Những Bài Thơ Đặc Sắc Nhất Phần Cuối
Nội Dung
Trời mưa từng trận gió từng hồi, Thế giới bao nhiêu nước khỏa rồi. Lũ kiến bất tài đòi chỗ bợ, Đấu bèo vô dụng kết bè trôi. Lao xao rừng cụm nghe chim chíp, Lổm xổm giường cao thấy chó ngồi. Nỡ để dân đen trên gác yếu, Này ông Hạ Vũ ở đâu ôi!
Ba vua năm đế dấu vừa qua, Nối đạo trời rao đức thánh ta. Hai chữ can thường dằn các nước, Một câu trung hiếu dựng muôn nhà. Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Căm lấy lòng nhơ mong thói bạc, Trời gần chẳng gánh gánh trời xa
Tượng mảng: Lẽ trời sinh vật; Vật ấy nhiều loài.
Lấy câu thuận tính làm lành; Thấy chữ nghịch thường mà ngán.
Nhỏ là loài ong kiến, còn biết nghĩa quân thần; Lớn là loài hổ lang, cũng niệm tình phụ tử.
Kìa như thước báo tai, cưu báo hỷ, đời cũng nhờ lành dữ đem tin; Nọ như khuyển thủ dạ, kê tư thần, người còn cậy sớm khuya an giấc.
Lò tạo hoá nhúm nhen khắp vật, vật nào hay khuấy rối sự nhà; Thợ hoá công đúc nắng nhiều loài, loài nào dám xoi hao mạch nước?
Nay có loài chuột: Lông mọc xồm xàm; Tục kêu xù, lắt.
Tính hay ăn vặt; Lòng chẳng kiêng dè.
Chỗ ở ăn hang lỗ nhiều bề; Đường qua lại đào ra hai ngách.
Nghe hơi động vội vàng chạy mất, nhát quá mẹ cheo; Chờ đêm khuya sẽ lén lút nhau, liếng hơn cha khỉ.
Gọi danh hiệu: chuột xạ, chuột lắt, chuột xù, chuột cống, anh em dòng họ nhiều tên; Tra quán chỉ: ở nhà, ở ruộng, ở rạch, ở ngòi, bậu bạn non sông lắm lối.
Lớn nhỏ răng đều bốn cái, ăn của người thầm tối biết bao nhiêu; Vắn dài râu mọc hai chỉa, vắng mặt chủ lung lăng đà lắm lúc.
Vả sáu mươi giáp hoa đứng trước, lẽ thì thiện tính linh tâm; Thì mười hai chí tuế ở đầu, cũng đáng cư nhân do nghĩa.
Cớ sao lại đem lòng quỷ quái? Cớ sao còn làm thói gian tham?
Túi đông pha thường bữa tha gừng; Ruộng nam quách ghe phen cắn lúa.
Nếp gạo của trời nuôi mạng, ăn phá rồi còn kéo xuống hang; Nệm mền của chúng che thân, cắn nát lại tha vào lỗ.
Hoặc nằm ngửa cắn đuôi tha trứng vịt, gây nên thằng tớ chịu đòn oan; Hoặc leo dây ngóng cổ gặm giò heo, để án con đòi mang tiếng khổ.
Vậy cũng gọi mình hay ngũ kỵ; Vậy cũng khoe ngồi trước tam tài.
Chẳng xét mình vò nuốt dưới cầu; Lại quen lần mò ben vách.
Sách Lỗ sử biên câu thực giác, vì miệng ai nên vua lỗi đạo thờ trời; Thơ Quốc phong để chữ thực miêu, vì miệng ai cho nên dan xa lăng bỏ đất.
Ghe phen trách quần hư áo lủng, vì miệng ai cho nên chồng vợ giận nhau; Nhiều chỗ than vách ngã tường xiêu, vì miệng ai cho nên cha con đứt bẩn.
Nền xã tắc là nơi báo bổ, can chi mi đào lỗ, đào hang; Chốn miếu đường là chỗ thanh tán, cớ chi ngươi cắn màn, cắn sáo.
Kẻ trinh nữ ghét thằng cuồng bạo, cũng còn mang tiếng thử dâm; Án Long đồ tra đứa gian tà, hãy còn mắc cái câu thử thủ.
Gối ngoã chú Nghiêu phu đà đến bể, khen cho quỷ quái chẳng chừa; Gây phi long Linh kiết đã tưng bừng, sao hãy yêu tinh không gớm.
Nham độn mười hai ngôi tướng, cho hay thần hậu thật tướng gian; Diễn cầm bốn bảy vì sao, phải biết hư nhật là sao dữ.
Sâu hiểm bấy tấm lòng nghiệt thử cục cứt ra cũng nhọn hai đầu; Báu xót chi manh áo thử cầu, tấm da lột không đầy ba tấc.
Tuy là tướng hữu bì hữu chất; Thật là loài vô lễ vô nghi.
Luận tội kia đã đáng phân thi; Thứ tay nọ cũng vì kiêng vật.
Giận là giận trộm đồ bàn Phật, trốn án mà xưng vương; Căm là căm cắn sách kẻ nho, đành lòng mà phá đạo.
Ngao ngán bấy cái thân chuột thúi, biết ngày nào ô thước phanh phui; Nực cười thay cái bụng chuột tham, uống bao thuở Hoàng Hà ráo cạn.
Ví có ngàn giòng nước khảm, khôn bề rửa sạch tội đa dâm; Dẫu cho muôn nén vàng đoài, cũng khó mua riêng hình bất xá.
Tội dường ấy đã nên ác quá; Ta tới đây há dễ nhiêu dung.
An tiên phuông nấy gã rắn rồng; Phù tập hậu sai chim bả cắc.
Sắm sửa binh sương giáp sắt; Trau giồi ngựa gió xe trăng.
Giống trống sấm xuất binh; Phất cờ lau tập trận.
Đuốc Điền Đan sắm sẵn, để phòng khi un đốt ngạch u vi; Đèn Lý Bạch đái tuỳ đặng chờ thuở xét soi hang uất khúc.
Hàng hàng bố liệt thương đao; Nhập sào huyệt phá hồ lỗ chuột.
Phải nghe ta dặn, sắm sửa đủ đồ: Cuốc xuổng đào hang, phảng mai chận ngách.
Trả, trách, nồi niêu rửa sạch, thượng kỳ: phù địch khái chi tâm; Tiêu, hành, sả, ớt muối đâm, thứ dĩ: tạ chúng nhân chi khẩu.
Chớ để con nào sơ lậu, phải ra tay lấp lỗ tam bành; Đừng cho chúng nó sẩy ra, phải hết sức trừ đồ lục tặc.
Bốn phương đều ngợi chữ thăng bình; Thiên hạ cũng vui câu án đổ.
Ngũ hổ năm anh tướng rất mầu, Đâu dè đến nỗi thất Kinh Châu. Thời Lưu chưa đạt hay sao đặng, Vận Hớn còn suy giỏi mặc dầu. Tiếc bấy công trình Gia Cát Lượng, Uổng thay mỏi mệt Hán Đình hầu. Nghĩ thương cái phận Lưu Huyền Đức, Nhiều nỗi Đàn Khê dễ sá âu.
Thương tình bào đệ, Gửi bức tâm thư.
Nghe em lăm toan việc tóc tơ, Nên anh mới nhả lời vàng ngọc.
Hễ làm người có học, Cho biết lễ trong nhà.
Chẳng trau mình sao đặng chữ tề gia, Còn nhỏ tuổi gấp chi đàng cầu tự.
Ví dù muốn nơi nào thiếp nữ, Thì hãy giao quyền tại chính thê.
Thuận chị em trên dưới gia tề, Nghịch chồng vợ cửa nhà hư hại.
Trong phép xử gia môn đặng phải; Ngoài tiếng đồn phong hoá mới xinh.
Lẽ cũng cho một gáo múc đôi chình; Khuyên chớ để đôi rìu cuôi một cội.
Vả đang lúc sự đời bối rối, Nào xiết lo nghiệp cả bâng khuâng.
Phận thiếp thê mà có như Tề nhân, Niềm tử tức, thà không như Bá Đạo.
Em ôi! May mà có mai cơm chiều cháo, Hơn là người ăn tuyết nằm sương.
Ở nước loàn há sợ chữ thiên ương, Theo đạo học phải dằn lòng nhân dục.
Ham sung sướng chẳng qua nuôi khẩu phúc, E nghiêng nghèo còn nhọc đến thân danh.
Bậc quan quyền, chiếu bông gối dựa mới là vinh. Hàng dân thứ, quần nhiễu, áo sô sao chẳng nhục.
Trau giồi lắm cho đẹp con mắt tục, Ghen ghét nhiều lại chác cái tai phi.
Vậy thà cam hai chữ bố y, Chi nhọc đến một điều mao ốc.
Bì sao kẻ thế gia vọng tộc, Coi lấy người tiện sĩ bần nhu.
Thời thế nầy thà chịu làm ngu, Học hành vậy cũng kêu là trí.
Em sao chẳng nghĩ! Anh rất đỗi lo!
Bề ở ăn như cá núp trong nò; Thân đùm đậu như én nằm trên gác.
Cám nỗi phụ huynh thêm bát ngát; Phận làm tử đệ há nguôi ngoai?
Sung sướng chi mà chồng một vợ hai; Giàu sang mấy mà quần đôi áo cặp?
Thân rảnh sao chẳng cấp; Tính xấu cũng nên chừa.
Trời, không lường trưa sớm nắng mưa; Người, đâu biết hôm mai hoạ phước.
Chi bằng: Giữ câu kiệm ước, Lánh bợm phong lưu.
Việc … oán hận chẳng nên cưu; Thói ve vãn ăn chơi đừng bắt chước.
Hàng đi đứng tua dè nước bước; Lời nói năng phải giữ miệng môi.
Phận áo cơm đã đủ thì thôi; Ơn đất nước ngày an cũng tốt.
Bề ăn ở chi bằng đái chốt; Dạ thảo ngay chí dốc keo sơn.
Có nghĩa tình anh Tấn em Tần, Đừng nghe chuyện cha Hồ mẹ Hán.
Đọc sách y phương, cho biết án; Làm thầy nho sĩ, phải theo tài.
Dược trị đau chớ khá học sơ sài; Phép dạy trẻ chớ nên oai bẫm trợn.
Nghe nhiều kẻ tiếng đời nhơ bợn; Muốn cho em mùi đạo thơm tho.
Khá nhớ lời gia giáo dặn dò, Khuyên chớ để xử thân lầm lỗi.
Nay gửi vài lời huấn hối, Xưa còn trăm chữ minh châm.
Nhớ để lời hôm sớm vịnh ngâm. Hãy chữ dạ khỏi điều quá thất.
Phi liêm xe ngựa đóng phương nao? Oai gió đưa ra nước bến trào. Thổi thốc miếu chùa hơi vụt vụt, Xô nhào cây đá tiếng ào ào. Ai rằng đầm Lộc mê Ngu Thuấn? Ta nhớ sông Tuy giải Hán Cao! Một trận bão rồi bờ cõi sạch, Trời thu như cũ mãi không xao.
Đã đành trôi nổi tấm thân bèo, Mình nghĩ lòng mình dám nói leo. Đánh xé sau khi cò mổ vọp, Sụt trồi đâu dám ốc mang rêu. Cửa rồng muôn dặm may còn nhóm, Bến Nghé năm canh quạ hãy kêu. Chén rược xóm riềng cho cũng uổng, No sau xin để mặt ăn heo.
Vì câu danh nghĩa phải đi ra, Day mũi thuyền nan dạ xót xa. Người dễ muốn chi nương đất khách, Trời đà khiến vậy mến vua ta. Một phương thà tránh đường gai gốc, Trăm tuổi cho tròn phận tóc dạ. Chén rượu ấm lòng xin cạn chén, Nhớ nhau ngày khác biết sao mà.
Hoá công máy móc ở đâu nà, Trăm thợ nhân gian nghẻ ngóc ra. Sáu tỉnh đua làm nghề khéo léo, Năm châu sắm đủ của xây xoa. Mẫu tuồng đơn kép theo hình thế, Mỗi việc lâu mau tại ý ta Máy tạo trong tay nào có vụng, Chi lăm lương đống nước cùng nhà.
Trải qua nắng hạ lúc mưa thu, Cày cấy ghe phen sức dãi dầu. Ấm lạnh trọn bề vài đám ruộng, Làm ăn giữ bổn mấy con trâu. Chuyên nghề Hậu Tắc nhà hằng đủ, Giỏi việc Mân phong nước chẳng sầu. Nhờ gặp mùa màng trời đất thuận, Cứ trăm giống thóc một tay thâu.
Lòng hềm kinh sử mấy mươi pho, Vàng ngọc nào qua báu học trò. Hoa trái rừng nhu ra sức hái, Nghê kình biển thánh ráng công mò. Cẩm văn thêu dệt đời đời chuộng, Mùi đạo trau giồi bữa bữa no. Gặp thuở mày xanh siêng đọc sách, Mỗi câu đều hưởng phúc trời cho.
Một câu thế lợi mở muôn nguồn, Giàu có đua nhau việc bán buôn. Các chợ sinh tài trăm họ nhóm, Chiếc thuyền trực hoá bốn phương luồn. Trái cân Yến tử không rơi dấu Cuốn sách Đào công chẳng hết tuồng. Chờ giá rủi may may gặp vận, Ra vào biết mấy của nghìn muôn.
Mối tơ ai gỡ lúc này xong, Một dải trời Nam biết mấy trùng. Kẻ ứa gan trung trương mắt ngó, Người liều dạ sắt múa tay không. Đến hay trung nghĩa theo tro bụi, Hoài của giang sơn trút biển Đông. Ơn nước, nợ nhà đành có thuở, Biết bao chờ đợi, biết bao trông!
Chiều chiều lại nhớ đến chiều chiều, Cám cảnh giang sơn biết bấy nhiêu! Dấu cũ gò bằng nền Hạ Vũ, Phép xưa khuôn trái luật Đường Nghiêu. Hứa Do ngơ mắt làm thằng mục, Sào Phủ nghiêng tai giả chú tiều. Thế vạy răn mình đừng có vạy, Cờ mao chống chỏi chớ cho xiêu.
Hỡi ôi! Tủi phận biên manh; Căm loài dương tặc.
Ngoài sáu tỉnh hãy ngợi câu án đổ, dân nhờ vua đặng lẽ sống vui; Trong một phương sao mắc chữ lục trầm, người vì nước rủ nhau chết ngặt!
Nhớ các linh xưa: Tiếng đồn trung nghĩa đến xa; Thói giữ cương thường làm chắc.
Từ thủa Tây qua cướp đất, xưng tân trào gây nợ oan cừu; Chẳng qua dân mắc nạn trời, hoài cựu chúa mang lời phản trắc.
Các bậc sĩ nông công cổ, liền mang tai với núi song tâm; Mấy nơi tổng lý xã thôn, đều mắc hại cùng cờ tam sắc.
Bọn tam giáo quen theo đường cũ, riêng than bất hạnh mang nghèo; Bầy cửu lưu cứ nối nghề xưa, thầm tủi vô cô chịu cực.
Phạt cho đến người hèn kẻ khó, thâu của quay treo; tội chẳng tha con nít đàn bà, đốt nhà bắt vật.
Trải mười mấy năm trầy khốn khó, bị khảo, bị tù, bị đày, bị giết, trẻ già nghe nào xiết đến tên; Đem ba tấc hơi mọn bỏ liều, hoặc sông hoặc biển hoặc núi hoặc rừng, quen lạ thảy đều rơi nước mắt.
Khá thương thay! Dân sa nước lửa chầy ngày; Giặc ép mỡ giàu hết sức.
Đành những kẻ cha thù anh oán, nhảy vòng báo ứng đã cam; Cực cho người vợ goá con côi, gây đoạn thảm sầu khôn dứt.
Man mác trăm chiều tâm sự, sống những lo trả nợ cho đời; Phôi pha một mảnh hình hài, thác rồi bỏ làm phân cho đất.
Nghĩ nỗi anh hùng nạn nước, bãi khô lâu nào mấy kẻ khóc than; Tưởng câu danh lợi tuồng đời, trường khối lỗi mặc dầu ai náo nức.
Trời hỡi trời! Lòng nghĩa dân phải với ngô quân; Tiếng nghịch đảng lỗi cùng địch vức.
Gần Côn Lôn xa đại hải, máu thây trôi nổi ai nhìn; Hàng cai đội bậc quản cơ, xương thịt rã rời ai cất?
Sống thời chịu nắng sương trời một góc, khó đem sừng ngựa hẹn quy kỳ; Thác rồi theo mưa ngút biển muôn trùng, khôn mượn thư nhàn đưa tin tức.
Thấp thoáng hồn hoa phách quế, lòng cố hương gửi lại bóng trăng thu; Bơ vơ nước quỷ non ma, hơi âm sát về theo luồng gió bấc.
Như vậy thì: Số dẩu theo sáu nẻo luân hồi; Khi sau để trăm năm uất ức.
Trời Gia Định ngày chiều ráng bắn, âm hồn theo cơn bóng ác dật dờ; Đất Biên Hoà đêm vắng trăng lờ, oan quỷ nhóm ngọn đèn trời hiu hắt.
An Hà quận đang khi bạch trú, gió cây vụt thổi cát xoáy bay con trốt dậy bên thành; Long Tường Giang mỗi lúc hoàng hôn, khói nước sông mù, lửa huỳnh nháng binh ma chèo dưới vực.
Nhìn mất chặng cờ lau trống sấm, mỉa mai trận nghĩa gửi binh tình; Thảm đòi ngàn ngựa gió xe mây, mường tượng vong linh về chiến lật.
Thôi! Người lạc phách theo miền giang hải, cung ngao lẩn thẩn, dành một câu thân thế phù trầm; Kẻ du hồn ở cõi sơn lâm, luỹ kiến đồn ong, còn bốn chữ “âm dung phảng phất”.
Ôi! Sống muốn cho an; Thác sao rằng bức?
Dẫu sớm thấy ngọn cờ điếu phạt, phận thần dân đâu chẳng toan còn; Chưa kịp nghe tiếng trống an hương, nghĩa quân phụ nào dè chết mất.
Hoặc là sợ như đất triêu Tần mộ Sở, cuộc can qua sông cũng ở ghê mình; Hoặc là e như trời nam Tống bắc Kim, đường binh cách thác đi cho khuất mặt.
Tiếc non nước ấy nhân dân dường ấy, gây sự này nào thấy phép tẩy oan; Biết cha mẹ đâu tộc loại ở đâu, chạnh tình đó mới ra ơn điếu tuất.
Tuy uổng mệnh hãy chờ khi sách mệnh, sẵn vòng quả báo vấn vương; Song oan hồn chưa có kẻ chiêu hồn, khiến tấm linh đài bực tức.
Nhớ phận áo cơm đất nước, trọn mấy năm ngóng cổ trông quan; So bề mồ mả ông cha, còn hơn đứa đành lòng theo giặc.
Đến nay: Cám cảnh Nam Trung; Trách lòng tạo vật.
Ví như sĩ sinh đời Đông Tấn, nay đánh Hồ mai dẹp Yết, thời phơi gan trong đám tinh chiên; Nào phải dân ở cõi U Yên, sớm đầu Hạ, tối về Liêu, mà trây máu bên đường kinh cức.
Phải trời cho mượn cán quyền phá lỗ, Trương tướng quân còn cuộc nghĩa binh; Ít người đặng xem tấm bảng phong thần, Phan học sĩ hết lòng mưu quốc.
Muôn dặm giang sơn triều thánh đố, gian sơn còn hơi chính đều còn; Nghìn năm hồn phách nạn dân này, hồn phách mất tiếng oan nào mất.
Dẫu đặng ơn nhuần khô cốt, cơn trị bình mới thấy đạo vương; Muốn cho phép vớt linh hồn, buổi ly loạn khôn cầu kinh Phật.
Ôi! Trời xuống nàn quỷ trắng mấy năm; Người uống giận suối vào vàng lắm bực.
Cảnh Nam thổ phơi màu hoa thảo, đọng tình oan nửa úa nửa tươi; Cõi Tây thiên treo bức vân hà, kết hơi oán chặng thưa chặng nhặt.
Ngày gió thổi lao xao tin dã man, thoắt nhóm thoắt tan thoắt lui thoắt tới, như tuồng bán dạng linh tinh; Đêm trăng lời giéo giắt tiếng đề quyên, dường hờn dường mến dường khóc dường than, đòi đoạn tỏ tình oan khuất.
Xưa nghe có bến sông Vị Thuỷ, lấy lễ nhân đầu tế lũ hồn oan; Nay biết đâu bãi cát Trường Sa, mượn của âm phù độ bè quỷ ức.
Đốt lọn nhang trầm trời đất chứng, chút gọi là làm lễ vãn vong; Đọc bài văn tế quỉ thần soi, xin hộ đó theo đường âm chất.
Hỡi ôi! Thương thay! Có linh xin hưởng.
Hỡi ơi! Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ.
Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; Một trận nghĩa đánh Tây, thân tuy mất tiếng vang như mõ.
Nhớ linh xưa: Cui cút làm ăn; Riêng lo nghèo khó.
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn mong mưa; Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ.
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; Hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó.
Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; Chẳng thèm chốn ngược, chốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
Khá thương thay: Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; Chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ.
Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; Chín chục trận binh thư, đâu chờ bày bố.
Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi đeo bao tấu bầu ngòi; Trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ.
Hỡi ơi! Giặc cỏ bò lan; Tướng quân mắc hại.
Ngọn khói Tây bang đóng đó, cõi biên còn trống đánh sơn lâm; Bóng sao Võ Khúc về đâu, đêm thu vắng tiếng canh dinh trại.
Nhớ tướng quân xưa: Gặp thuở bình cư; Làm người chí đại.
Từ thuở ở hàng viên lữ, pháp binh trăm trận đã làu; Đến khi ra quản đồn điền, võ nghệ mấy ban cũng trải.
Lối giặc đánh, tới theo quan tổng, trường thi, mô súng, trọn mấy năm ra sức tranh tiên; Lúc cuộc tan, về huyện Tân Hoà, đắp luỹ đồn binh, giữ một góc bày lòng địch khái.
Chợt thấy cánh buồm lai sứ, việc giảng hoà những tưởng rằng xong; Đã đành tấm giấy tựu phong, phận thần tử há đâu dám cãi.
Bởi lòng chúng chẳng nghe thiên tử chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền; Theo bụng dân phải chịu tướng quân phù, gánh vác một vai khổn ngoại.
Gồm ba tỉnh dựng cờ phấn nghĩa, sĩ phu lắm kẻ xui theo; Tóm muôn dân gầy sổ mộ binh, luật lệnh mấy ai dám trái.
Văn thì nhờ tham biện, thương biện, giúp các cơ bàn bạc nhung công; Võ thì dùng tổng binh, đốc binh, coi các đạo sửa sang khí giái.
Khá thương ôi! Tiền vàng ơn chúa, trót đã rỡ ràng; An bạc mưu binh, nào từng trễ nải.
Chí lăm dốc cờ xuê lộ bố, chói sắc giữa trào; Ai muốn đem gươm báu Can Tương chôn hơi ngoài ải.
Há chẳng thấy: Sức giặc Lang Sa; Nhiều phương quỷ quái.
Giăng dưới nước tàu đồng tàu sắt, súng nổ quá bắp rang; Kéo trên bờ ma ní, ma tà, đạn bắn như mưa vãi.
Dầu những đại đồn thuở trước, cũng khó toan đè trứng nghìn cân; Huống chi cô luỹ ngày nay, đâu dám chắc treo mành một giải.
Nhưng vậy mà: Vì nước tấm thân đã nấy, còn mất cũng cam; Giúp đời cái nghĩa đáng làm, nên hư nào nại.
Rạch Lá, Gò Công mấy trận, người thấy đã kinh; Cửa Khâu, Trại Cá khắp nơi, ai nghe chẳng hãi.
Nào nhọc sức họ tào biên sổ, lương tiền nhà ruộng, cho một câu háo nghĩa lạc quyên; Nào nhọc quan võ khố bình cân, thuốc đạn ghe buôn, quyền bốn chữ giao thương đạo tải.
Núi đất nửa năm ngăn giặc, nào thành đồng luỹ sắt các nơi; Giáo tre ngàn dặm đánh Tây, là ngựa giáp xe nhung mấy cái.
Ôi! Chí dốc đem về non nước cũ, ghe phen hoạn nạn, cây thương phá lỗ chưa lìa; Nào hay trở lại cảnh quê xưa, nhắm mắt lâm chung, tấm bảng phong thần vội quải.
Chạnh lòng tướng sĩ, thương quan tướng, nhắc quan tướng, chiu chít như gà; Bậc trí, nhân dân, giận thằng tà, mắng thằng tà, om sòm như nhái.
Ôi! Sự thế hỡi bên Hồ bên Hán, bao giờ về một mối xa thư? Phong cương còn nửa Tống nửa Liêu, đâu nỡ hại một tay tướng soái.
Nào phải kẻ tán sư đầu giặc, mà để nhục miếu đường; Nào phải người kiểu chiếu đánh phiên, mà gây thù biên tái.
Hoặc là chuộng một lời hoà nghị, giận nam phiên phải bắt Nhạc Phi về; Hoặc là do trăm họ hoành la, hờn U địa chẳng cho Dương Nghiệp lại.
Vì ai khiến dưa chia khăn xé, nhìn giang san ba tỉnh luống thêm buồn; Biết thuở nào cờ phất trống rung, hỡi nhật nguyệt hai vầng sao chẳng đoái.
Còn chi nữa! Cõi cô thế riêng than người khóc tượng, nhắm mắt rồi, may rủi một trường không; Thôi đã đành! Bóng tà dương gấm ghé kẻ day đòng, quày gót lại, hơn thua trăm trận bãi.
Ôi! Làm ra cớ ấy, tạo hoá ghét nhau chi? Nhắc tới đoạn nào, anh hùng rơi luỵ mãi.
Cuộc trung nghĩa hai năm làm đại tướng, nhọc nhằn vì nước, nào hờn tiếng thị tiếng phi; Cõi yên hà một chức chịu lãnh binh, lây lất theo thời, chưa chắc đâu thành đâu bại!
Khóc là khóc nước nhà cơn bấn loạn, hôm mai vắng chúa, thua buồn nhiều nỗi khúc nôi; Than là than bờ cõi lúc qua phân, ngày tháng trông vua, ngơ ngẩn một phương tớ dại.
Tướng quân còn đó, các nơi đạo tặc thảy kiêng dè; Tướng quân mất rồi, mấy chỗ nghĩa binh thêm bái xái.
Nào đã đặng mấy hồi nơi thích lý, màn hùm che mặt rằng xuê; Thà chẳng may một giấc chốn trường sa, da ngựa bọc thây mới phải.
Ôi! Trời Bến Nghé mây mưa sùi sụt, thương đấng anh hùng gặp lúc gian truân; Đất Gò Công cây cỏ ủ ê, cám niềm thần tử hết lòng trung ái.
Xưa còn làm tướng, dốc rạng giồi hai chữ bình Tây; Nay thác theo thần, nên dâng hộ một câu phúc thái.
Chín đời còn thấy vận Cao hoàng, Mặt mũi đâu mà vội dở dang. Dưới suối há ngờ Lưu Cao Đế, Trong thù nào có Lã ma vương. Tranh tranh Hán thất gương còn để, Phủ việt Xuân thu tội ắt mang. Muôn một cũng liều thân với nước, Cớ sao mà chịu ấn nương nương.
Trải xem thường chuộng báo thi quy, Nồng nực mùi hương chúa Phục Hy. Tám quẻ bố ra đường bí yếu, Sáu hào xây để máy u vi. Kiết hung muôn việc vài lời đoán, Thời vận nghìn năm một lẽ suy. Bày vẽ khắp trời đường hoạ phúc, Nào con mắt tục mấy người tri
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Bài Thơ Hay Về Những Cô Gái Quê – Nhà Nông trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!