Bạn đang xem bài viết Những Câu Thơ Ca Dao Tục Ngữ Về Anh Hùng Dân Tộc, Anh Bộ Đội được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tuyển tập những câu ca dao tục ngữ hay ca ngợi anh hùng dân tộc, anh bộ đội
Các bài viết liên quan tới chủ đề anh hùng dân tộc, bộ đội đáng chú ý:
Đất nước Việt Nam ta đã trải qua muôn vàng những khó khăn và thử thách, tải qua hàng ngàn năm đô hộ. cuộc sống khó khăn là thế, cuộc kháng chiến khốc liệt là thế mà nhân dân Việt Nam ta vẫn không khuất phục, không từ bỏ mà họ đã đứng lên, kiên cường chống giặc ngoại xâm. Những hình ảnh ấy chúng ta không thể không nhắc đến hình ảnh các vị anh hùng dân tộc, các chú bộ đội đã hi sinh bản thân để mang lại độc lập dân tộc.
Để nói lên những khó khăn gian khổ, những khổ cực mà các anh hùng, các anh bộ đội đã chịu đựng thì những nhà văn, nhà thơ,… đã có những tác phẩm nổi tiếng để nói lên các hình ảnh ấy. bên cạnh thơ và văn thì trong nhân dân ta đã lưu truyền các câu ca dao tục ngữ về các vị anh hùng, các anh bộ đội để thể hiện tình cảm của mình với những nhân vật ấy. chúng ta cùng đi tìm hiểu những câu ca dao tục ngữ về anh hùng dân tộc, anh bộ đội.
Những câu thơ văn, ca dao tục ngữ về anh dùng dân tộc, anh bộ độiCâu 1:
Đây là hình ảnh về những lần hành quân của các anh bộ đội ngoài chiến trường, công việc của các anh là lái xe. Dù công việc có hiểm nguy, khó khăn đến thế nhưng các anh vẫn luôn luôn vui tươi, vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Câu 2:
Những hình ảnh anh hùng, anh bộ đội là những hình ảnh rất đỗi quen thuộc ở chiến trường, nhưng hình ảnh những cô gái, nữ chiến sĩ mới trở nên nổi bật. những câu ca dao trên nói về hình ảnh những cô gái Paco, dù chiến trường khó khăn, nguy hiểm nhưng các cô vẫn không ngần ngại hi sinh bản thân để bảo vệ dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước.
Câu 3:
Ai về Biện Thượng, Lam Sơn
Nhớ về Lê Thái tổ chặn đường quân Minh
Câu thơ trên nói về hình ảnh oai hùng và lẫy lững của vua Lê Thái Tổ, ông đã chặn đường quân Minh sang xâm lược nước ta, có những thắng lợi vẻ vang, những kì tích đáng có trong lịch sử nước ta.
Câu 4:
Anh đi theo chúa Tây Sơn
Em về cày cấy mà thương mẹ già
Câu thơ trên nói về hình ảnh vua Quang Trung, hình ảnh oai hùng và lẫm liệt chiến thắng giặc ngoại xâm. Câu thơ không chỉ nói về hình ảnh oai hùng mà còn nói về hình ảnh vợ con và mẹ gia chờ đợi khi những người lính lên đường kháng chiến chống giặc ngoại xâm, những hình ảnh hết sức thân thương.
Câu 5: Câu 6:
Bần Gie đốm đậu sáng ngời
Rạch Gầm soi dấu muôn đời oai linh
Câu 7: Câu 8:
Đua nhau xới, tranh nhau đơm
Cà chua nấu muối cũng thơm, cũng lành
Câu 9:
Ăn thật chóng, và thật nhanh
Chỉ loáng một cái sạch sành sanh cả nồi!
Câu 10:
Tháng Năm ngày Tết Đoan Dương,
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.
Câu 11:
Trứng rồng lại nở ra rồng,
Liu điu lại nở ra dòng liu điu
Câu 12:
Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mồng mười.
Câu 13: Câu 14:
Cổ Loa là đất đế kinh
Trông ra lại thấy tòa thành tiên xây.
Câu 15: Câu 16:
Có chồng phải khổ vì con
Lấy chồng phải gánh giang san nhà chồng.
Câu 17: Câu 18:
Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh
Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng.
Câu 19:
Ai về Hậu Lộc, Phú Điền,
Nơi đây Bà Triệu trận tiền xung phong.
Câu 20: Câu 21:
Đường đi cống vải từ đây dứt
Dân nước đời đời hưởng lộc chung.
Câu 22:
Sa nam trên chợ dưới đò
Nơi đây Hắc Đế kéo cờ dựng binh.
Câu 23: Câu 24:
Ở đời muôn sự của chung
Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi
Câu 25:
Trống chùa ai đánh thì thùng
Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng
Câu 26: Câu 27: Câu 28: Câu 29: Câu 30: Câu 31: Câu 32: Câu 33: Câu 34: Câu 35: Câu 36: Câu 37:
Ban ngày khoác lá ngụy trang
Từng đàn bướm trắng, bướm vàng bay theo
Ban đêm gùi đạn vượt đèo
Trăng vàng sà xuống đập đèo trên lưng
Dừng chân mắc võng giữa rừng
Suối reo, chim hót chúc mừng ngủ ngon
Ơi người trẩy hội nước non
Trường Sơn là bạn sắt son đồng hành.
Câu 38: Câu 39:
Binh trạm đóng giữa rừng sâu
Quanh năm chẳng thấy trăng sao mây trời
Ngày đêm con suối đưa lời
Con chim đưa tiếng, mua rơi đều đều
Quê hương gợi nhớ bao điều
Cây đa giếng nước nắng chiều mênh mang
Bóng tre mát rượi quanh làng
Câu hò giã gạo rộn ràng đêm trăng
Bao giờ quét sạch xâm lăng
Quê hương chín nhớ mười thương lại về
Câu 40:
Mưu mô thằng Mỹ cuồng điên
Bắn ngày rồi lại bắn đêm giở trò
Bắn ngày, mày vụn ra tro
Bắn đêm, mày cũng gãy giò nát xương
Lòng ta đã cháy căm hờn
Lưới ta đã khép mày chuồn đi đâu
Mưu sâu thì họa càng sâu
Bảo cho giặc Mỹ một câu nhớ đời
Câu 41:
Ngoài ra còn có một số câu ca dao, tục ngữ về anh hùng, bộ đội ngắn gọn khác như1. Anh hùng đa nạnHồng nhan đa truân!2. Anh hùng chí để bốn phươngKhi gấp thì ngắn, khi vươn thì dài3. Anh hùng gặp vận4. Anh hùng gì mà anh hùng rơmTôi cho nắm (mớ) lửa hết cơn anh hùng5. Anh hùng khi gấp cũng khoanh tay6. Anh hùng mạt lộ (vận)7. Anh hùng nào (đâu) phải khúc lươnKhi cuộn thì ngắn, khi vươn thì dài8. Anh hùng nào giang sơn nấy9. Anh hùng rơm10. Anh hùng xó bếp11. Anh hùng tử, khí hùng nào tử12. Anh hùng thức anh hùng13. Ai lên A Lưới Dốc Mèo14. Bò lên rồi lại bò lênBò đi bò lại cho quên nhọc nhằn
Trên đây là Ca dao, tục ngữ về anh hùng dân tộc, anh bộ đội, hi vọng bài viết đã đáp ứng được những kiến thức mà bạn cần. xin chân thành cảm ơn.
Ca Dao Tục Ngữ Về Danh Nhân, Anh Hùng Dân Tộc
Trong quá trình xây dựng đất nước nước ta đã trải qua rất nhiều thời kỳ khác nhau trong mỗi thời kỳ đều có những người tài và cống hiến đóng góp nhiều cho đất nước và sự phát triển chung của xã hội. Có rất nhiều danh nhân, anh hùng dân tộc được vinh danh và ghi nhận. Công trạng của họ còn được truyền miệng qua rất nhiều các câu ca dao tục ngữ để kể lại cho người đời sau. Ca dao tục ngữ về danh nhân hay và ý nghĩa nhất
Việt Nam là một đất nước có những con người kiên trung, có tinh thần yêu nước sâu sắc và vô cùng đáng quý. Những anh hùng hi sinh trong các cuộc chiến tranh, những người anh hùng đã hi sinh cả tuổi xuân, cả cuộc đời mình vì sự nghiệp độc lập dân tộc. bên cạnh những vị anh hùng ấy còn có những hậu phương vững chắc để họ quyết tâm tham gia chống giặc cứu nước là những người mẹ, người vợ vô cùng kiên trung.
Bà Trưng, Bà Triệu là 1 trong những danh nhân nổi tiếng và được nhiều người biết tới với công trạng chống lại giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước
Những vẻ đẹp của những người anh hùng ta không thể hiểu và thấu hết qua một vài câu chuyện, qua một vài lời giới thiệu. để nói lên vẻ đẹp đó thì các nhà văn nhà thơ đã nói lên những tình cảm của mình dành cho các vị anh hùng ấy qua các tác phẩm văn học, thơ,… bên cạnh đó còn có một thể loại thể hiện vẻ đẹo của các danh nhân, chúng ta cùng đi tìm hiểu về những câu ca dao tục ngữ nói về danh nhân.
Câu 1:
Ai về Hậu Lộc Phú Điền
Nhớ đây Bà Triệu trận điền xung phong.
Câu ca dao trên nói về một vị nữ tướng là Bà Triệu, bà là một trong những nữ tướng nổi tiếng của Việt Nam ta xưa. Bà Triệu là một nhân vật có tính cách mạnh mẽ, quyết tâm và có tinh thần yêu nước sâu sắc. Bởi thấy những khổ cực mà nhân dân ta chịu bà đã đứng lên để dành lấy độc lập của dân tộc, cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân.
Câu 2:
Ai lên Biện Thượng, Lam Sơn
Nhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh.
Câu ca dao trên nói về một vị vua rất nổi tiếng, người có tấm lòng nhân đạo và yêu thương nhân dân sâu sắc đó là vua Lê Thái Tông. Để nói đến công lao của vua Lê Thái Tông thi câu ca dao nhắc đến hai địa danh mà làm nên tên tuổi của vua Lê Thái Tông đó là Biên Thương và Lam Sơn. Hình ảnh oai hùng và kiên cường của vua Lê Thái Tông khi chống giặc ngoại xâm và trị vì đất nước vô cùng được nể phục.
Câu 3:
Có chàng Công Tráng họ Đinh
Dựng luỹ Ba Đình chống đánh giặc Tây
Đinh Công Tráng là một người được biết đến với tính cách trung trực, trật tự, kỉ luật và nghiêm nghị. Ông tham gia rất nhiều cuộc kháng chiến chống Pháp và giành được nhiều thắng lợi và đặc biệt là thắng lợi của khởi nghĩa Ba Đình chống giặc Pháp.
Câu 4:
Vĩnh Long có cặp rồng vàng
Nhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan Tuấn Thần.
Câu ca dao nói đến mảnh đất Vĩnh Long, một mảnh đất sinh ra anh hùng và nuôi dưỡng anh hùng. Một trong hai vị anh hùng nôi tiếng của vùng đất này đó là Bùi Hữu Nghĩa và Phan Tuấn Thuần. ngày nay người dân Vĩnh Long đã lập đền thờ để tưởng niệm hai vị anh hùng này.
Câu 5:
Gò Công anh dũng tuyệt vời
Ông Trương “đám lá tối trời” đánh Tây.
Câu ca nói đến mảnh đất Gò Công, Tiền Giang nói về một vị anh hùng mang tên Trương Quyền. ông đã tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp bởi những hình ảnh anh hùng và kiên cường ông đã ghi tên mình trong lòng bao người dân yêu nước.
Câu 6:
Phất cờ chống nạn xâm lăng
Trương Công nghĩa khí lẫy lừng trời nam.
Câu ca dao trên cũng nói về một người con của tỉnh Tiền Giang mang tên Trương Công Định. Trương Công Định đã cùng 25 nghĩa quân hy sinh tại mặt trận Kiểng Phước. Sự hi sinh ấy đã để lại bao nhiêu nể phục danh cho những người dân Việt Nam.
Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về danh nhân:Cho mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cởi voi đánh cồng.
Cơm chẳng đầy nồi, trẻ khóc như ri.
Bao giờ Tự Đức chết đi,
Vỡ đường Thiệu Trị vỡ đôi năm liền
Mong cho thiên hạ lòng thuyền
Trong làng lại có chiếc thuyền đi qua.
Trách lòng Biện Nhạc chẳng minh
Làm cho con gái thất kinh thất hồn
Trách lòng biện Nhạc làm kiêu
Làm cho con gái nhiều điều phiền lo.
Trăng rằm mây phủ còn lu,
Tấm gương chị Lý nghìn thu sáng ngời.
Bô Bô nói với Phường Chào
Xem tôi với chị bên nào hiền hơn.
Hỏi thăm ông Hường Hiệu có còn hay không?
Thăng Long tấp nập trăm miền khơi thông
Vua Lý đã chọn đất rồng
Ngàn năm bền vững Thăng Long kinh kỳ
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Những Câu Ca Dao Kháng Chiến Hào Hùng Của Dân Tộc
Thì dân ta mới hết người đánh Tây.
Con ơi, con ngủ cho ngoan,
Mẹ còn cày cấy tập đoàn đồng sâu.
Con ơi, hãy ngủ cho lâu,
Mẹ đi vận tải, bắc cầu, khai mương.
Mẹ còn đi học ở trường trưa nay.
Con ơi, cứ ngủ cho say,
Đã có mẹ gác máy bay quân thù.
Ngày mai thống nhất, bố về,
Gia đình hạnh phúc, tràn trề niềm vui.
Em yêu, em quý quê hương,
Yêu anh bộ đội lên đường hành quân.
Đông Xuân anh thắng vang lừng,
Quê em sôi nổi đón mừng công anh.
Đánh cho Mỹ ngụy tan tành,
Lời thơ tiếng hát em dành tặng anh.
Cấy cày, sản xuất, đấu tranh,
Anh ơi! Em quyết cùng anh diệt thù.
Ngày nào bộ đội về làng,
Em chạy vào làng tặng một rổ khoai.
Khoai em tuy ít mà bùi,
Ăn vào một miếng cũng vui cả đoàn.
Hôm nay bộ đội về làng,
Em chạy vào hàng xin được tòng quân.
Thằng Tây chớ cậy xác dài,
Chúng tao người nhỏ nhưng dai hơn mày!
Thằng Tây chớ cậy béo quay,
Mày thức hai buổi là mày dở hơi.
Chúng tao thức bốn đêm rồi.
Ăn cháo ba bữa, chạy mười chín cây.
Bây giờ mới gặp mày đây,
Sức tao vẫn đủ bắt mày hàng tao.
Trên trời có đám mây vàng
Em đi tiếp vận cho chàng giết Tây
Thằng Tây tiếp tế máy bay,
Không bằng tiếp vận chân tay chúng mình.
Xuân về, hoa cúc nở hoa,
Trên cành chim sáo hát ca rộn ràng,
Chào anh, anh Giải phóng quân!
Anh đem nắng ấm mùa xuân đến nhà.
Con ơi, con ngủ cho mùi,
Để mẹ ngồi vót cho rồi bó chông.
Chông này gìn giữ non sông,
Chông này góp sức diệt quân bạo tàn.
Chông này xóa sạch tóc tang,
Chông này đem lại tiếng đàn lời ca.
Cho con gần mẹ gần cha,
Cho nước độc lập, cho nhà yên vui.
Con ơi, con ngủ cho mùi,
Để mẹ ngồi vót cho rồi bó chông.
Thằng Tây đánh trận Điện Biên
Mặt mày nhếch nhác, van xin đầu hàng
Một bầy quân tướng huênh hoang
Giỏi đánh giặc mồm lại giỏi giơ tay
Thằng Tây nuôi lính thật tài
Cái bệnh chạy dài dễ chẳng ai hơn!
Bên sông thưa thớt tiếng gà
Mây trôi xuống bến, trăng tà về tây
Đò em đợi bến sông này
Đưa đoàn chiến sĩ đêm nay lên đường
Đò em chở bạn tình thương
Chở lòng yêu nước can trường qua sông.
Ai ơi, chớ dại chớ lầm
Lương tâm bán rẻ, đi cầm súng Tây
Máu người thân vấy đầy tay
Hại dân hại nước, tội này ai tha?
Ngủ đi, con ngủ cho say,
Mẹ còn tay súng tay cày giương cao.
Đổ mồ hôi, đổ máu đào,
Giữ quê, biển rộng, trời cao trong lành.
Giữ nhà máy, giữ đồng xanh,
Chặn tay giặc Mỹ đang rình hại ta.
Cha đi cứu nước cứu nhà.
Mẹ “ba đảm nhiệm” thay cha mọi bề.
Mướp ơi, mướp cứ leo giàn,
Cứ xanh sắc lá, cứ vàng màu hoa.
Xới vun công của mẹ già,
Bát canh nhớ vị đậm đà quê hương.
Bữa cơm ở giữa chiến trường,
Thoảng mùi canh mướp càng thương mẹ già.
Cụ ông bàn với cụ bà:
Bà nó ở nhà giữ cháu hôm nay.
Để tôi ra bắn máy bay,
Mai tôi lại bế cháu thay phiên bà.
Bà rằng: “Ông khéo khéo là!
Để tôi ra bắn máy bay,
Tối qua tập bắn, cái tay đang thèm.
Ông ơi! Ông ngẫm mà xem,
Tóc ông cũng đã bạc trên mái đầu”.
Ông rằng “Già tóc, già râu,
Còn chuyện đánh Mỹ, tôi đâu có già!”.
Hỡi thuyền đưa khách sang sông,
Chở chông chở súng, chở chồng em sang.
Chồng em du kích giữ làng,
Giữ yên bến nước đò ngang sớm chiều.
Lòng Bác rộng khắp bao la,
Lòng dân, lòng Bác chan hòa nước non.
Chúng cháu ghi nhớ công ơn,
Quyết giết giặc Pháp rửa hờn cho dân.
Toàn dân dốc một lòng thành,
Làm tròn nhiệm vụ đáp tấm tình Cụ thương dân.
Chồng em vì nước hy sinh,
Cánh tay mất nửa, mối tình còn nguyên.
Gió to, sóng cả, sông sâu,
Dưới chân nước chảy, trên cầu mưa rơi.
Gió mưa, sông nước, mặt trời.
“Nhanh tay ơi chị em ơi! ta chèo”.
Áo em vai đã ướt đều,
Vì mưa, hay đã thấm nhiều mồ hôi?
Ướt em, em thấy vẫn vui,
Chỉ lo ướt súng, ướt người chiến binh.
Mưa rơi thêm lạnh rừng khuya,
Nghe không gian ngỡ bốn bề mênh mông.
Hành quân nhớ bếp lửa hồng,
Nhớ xưa Bác sống giữa rừng ấm vui.
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Thăm quân du kích, xem thành Bắc Sơn.
Suối trong in bóng trăng tròn,
Hai cô gái Thổ, trèo non đi tuần.
Chị em du kích Thái Bình,
Ca – lô đội lệch vừa xinh vừa giòn.
Người ta nhắc chuyện chồng con,
Lắc đầu nguây nguẩy: “Em còn giết Tây!”.
Hy sinh trả nghĩa giang san
Đoàn quân Nam tiến vượt ngàn gian lao
Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào
Bát cơm chung, giọt máu đào giúp nhau.
Thằng Tây ở đất Điện Biên
Bị ta vây chặt suốt đêm suốt ngày
Điện Biên Phủ sắp lung lay
Thành “Điện Âm Phủ” vùi Tây xuống mồ
Anh em ta gắng thi đua
Đào hào cho vững, khoét mồ chôn Tây!
Anh đi gìn giữ nước non,
Tóc xanh em đợi, lòng son em chờ.
Anh đi ra lính Cụ Hồ,
Con sông, con hói, con đò đưa anh.
Đói lòng cơm nắm giở ra,
Chia nhau lót dạ, ngủ qua đêm dài.
Nhìn nhau lặng tiếng im hơi,
Cành cây gió động, mưa rơi ướt đầu.
Nằm đây bố trí bên nhau,
Súng ơi! Có rét chui đầu vào chăn!
Ai qua phố Phủ Đoan Hùng,
Hẳn rằng còn nhớ voi gầm sông Lô.
Rừng xanh khói lửa mịt mù.
Nước sông đỏ máu quân thù chưa phai.
Luyện quân voi luyện cho tài,
Lập công voi xé một vài ca nô.
Dòng sông nước đục lờ đờ,
Bên kia sông cát: nấm mồ thực dân!
Con đò trong bãi nằm dài,
Em là du kích đợi hoài các anh.
Quân về mình biếc lá xanh,
Ngậm tăm lựa bóng trăng thanh xuống đò.
Hôm đi thuyền bến nặng chờ,
Hôm về thằng trận câu hò lại vang.
“Cách sông nên phải lụy đò”,
Câu ca thuở trước bây giờ còn đâu!
Bây giờ mưa gió đêm thâu,
Em đây vẫn cứ chống chèo đò ngang.
Đò đưa mấy chuyến quân sang,
Lòng em như sóng tràng giang reo mừng.
Anh đi ra tận chiến trường,
Ngày về xin hẹn sông Thương dừng chèo.
Ngày xưa bưng lấy bát cơm,
Nhớ thầy nhớ mẹ phong sương cấy cày.
Ngày nay bưng bát cơm đầy,
Ơn Bác, ơn Đảng ngày ngày không quên.
Em về sửa lại đôi quang,
Còn em đem cuốc, sẵn sàng làm đê.
Mai kia nước lũ kéo về,
Quyết tâm chống lụt, đê kè làm thêm.
Giữ cho đẹp lúa đồng chiêm,
Cho khoai nhiều củ, ngô thêm óng vàng.
Mặc quân giặc Mỹ “leo thang”,
Quyết tâm sản xuất, Mỹ càng thua to.
Lời kết: Những câu ca dao ấy tựa như chứng cớ lịch sử đầy đanh thép, ghi lại khí thế quyết tâm và những cột mốc hào hùng của dân tộc. Ca dao kháng chiến đã cho thấy hình ảnh con người Việt Nam sáng rực lòng yêu nước và lòng nhân ái dân tộc sâu xa, kết tinh từ truyền thống ngàn đời của dân tộc.
Người “Gom Nhặt” Ca Dao, Tục Ngữ Dân Tộc Thái
Hàng chục năm qua, ông bỏ công sức sưu tầm, tìm hiểu loại hình văn hóa và tri thức dân gian này để vận dụng vào đời sống văn hóa thực tiễn. Đến nay, ông đã sưu tầm được hơn 2 nghìn câu ca dao, tục ngữ, từng bước đưa di sản này đến gần với đời sống văn hóa tinh thần của người dân trong thời hiện tại.
Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống văn hóa, ông Cừ thừa hưởng tình yêu ca dao, tục ngữ của dân tộc Thái từ người cha yêu quý của mình.
Ông Phạm Xuân Cừ giành cả cuộc đời miệt mài sưu tầm ca dao tục ngữ dân tộc Thái.Khi trưởng thành, bằng tình yêu, tâm huyết và mong muốn tìm lại kho tàng ca dao tục ngữ dân tộc Thái, ông Cừ đã đi đến tất cả các thôn bản của người Thái sinh sống ở xứ Thanh để sưu tầm, tìm hiểu. Tại đây, ông có cơ hội được gặp gỡ nhiều cụ cao niên để khai thác, cóp nhặt tất cả các câu ca dao, tục ngữ của dân tộc Thái, tập hợp thành những tệp tư liệu riêng. Được mỗi người chia sẻ một, hai câu theo trí nhớ của mình, qua nhiều năm “gom nhặt”, ông Phạm Xuân Cừ đã sưu tầm được hơn 2.500 câu ca dao tục ngữ.
Ông còn phối hợp cùng các hội viên trong Hội Dân tộc học và Nhân học tỉnh Thanh Hóa và thầy cô giáo, sinh viên Trường Đại học Hồng Đức sưu tầm, phiên dịch gần 10 nghìn câu ca dao, tục ngữ dân tộc Thái, hiện đã được in thành sách đưa vào giảng dạy ngoại khóa cho sinh viên dân tộc Thái.
Ông Cừ chia sẻ, cũng như kho tàng văn hóa các dân tộc khác, tục ngữ, ca dao của dân tộc Thái là một kho tàng tri thức, kinh nghiệm về sản xuất, đời sống tinh thần, qua đó thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan, tư tưởng, tình cảm của con người.
Tục ngữ dân tộc Thái ca ngợi, khích lệ người siêng năng chăm làm và làm ăn có tính toán biết gắn cuộc sống của người lao động đối với vai trò, vị trí của mình trong xã hội, được xã hội quý mến, trân trọng. Ngay từ ngày mới trưởng thành con trai Thái phải học những việc cần thiết của người đàn ông như, đan lát, tập chặt dao, rìu, tập cầm cày bừa…, con gái Thái phải học dệt thổ cẩm, thêu thùa, may vá, các công việc nội trợ…
Ví dụ như câu ca dao tục ngữ người Thái về giáo dục cách sống, cách ứng xử như: “Nhiều mây trời mới đổ mưa/ Nhiều người mới nên làng nên bản”, hay những câu tục ngữ Thái ca ngợi, khích lệ người siêng năng chăm làm, được xã hội quý mến, trân trọng “Của xin không đủ ngày/ Của mua không đủ năm/ Chăm làm có ăn, siêng nằm chết đói”.
Ấn tượng hơn là, vào mỗi dịp họp dân, ông Cừ tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến bà con không chỉ bằng văn bản khô cứng mà vận dụng ca dao, tục ngữ để ví von cho bà con dễ hiểu. Ông Cừ ví dụ “Giữ lấy rừng về sau phát triển/ Để cho muôn mó nước, sông suối tuôn trào/ Ai nhớ được câu nói ấy thì mới nên người”.
Theo ông Cừ, những văn bản, chính sách tiếp cận đến bà con không phải ai đọc cũng hiểu, nên mình hiểu được phải giải nghĩa cho bà con, đọc ca dao tục ngữ để giải thích là hiệu quả nhất, vừa cuốn hút, vừa sâu sắc.
Không chỉ sưu tầm ca dao tục ngữ Thái, ông Phạm Xuân Cừ còn tự mình sáng tác. Ông chia sẻ ca dao, tục ngữ vốn là của dân gian, nhưng theo thời gian, kho tàng ca dao dần bị mai một nên cũng cần có người sáng tác để bồi đắp cho kho tàng ca dao tục ngữ ấy. Mong muốn của ông, không chỉ những người con dân tộc Thái hiểu, mà tất cả các dân tộc khác cũng có thể học tập, vận dụng vào đời sống.
HỒNG MINH
Tục Ngữ, Ca Dao Dân Tộc Thái Và Tục Ngữ, Ca Dao Người Kinh (Cảnh Thụy)
Cộng đồng dân tộc Thái ở Việt Nam có khoảng hơn 1,5 triệu người, cư trú chủ yếu ở các tỉnh thuộc địa bàn Tây Bắc. Theo nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu, người Thái xuất hiện ở Tây Bắc cách đây hàng nghìn năm, qua các đợt di cư của tộc người Thái từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống và từ Thái Lan sang. Dân tộc Thái có truyền thống văn hóa lâu đời, đạt đến trình độ cao. Ngoài chữ viết, người Thái còn bảo tồn được kho tàng văn hóa, lễ hội, luật tục, tục ngữ, ca dao, dân ca rất phong phú và đặc sắc.
Cũng như kho tàng văn hóa các dân tộc khác, tục ngữ, ca dao của dân tộc Thái là một kho kinh nghiệm về sản xuất, đời sống tinh thần; qua đó, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan, tư tưởng, tình cảm của con người. So sánh tục ngữ, ca dao của người Thái với người Kinh, chúng ta sẽ tìm thấy ở đó có sự tương đồng thú vị, trên cơ sở đó, có những phân tích, đánh giá và đặt ra những vấn đề cần lý giải.
Trong khuôn khổ giới hạn, bài viết này, xin chỉ trình bày bước đầu so sánh, tìm hiểu những nét tương đồng về nội dung giữa tục ngữ, thành ngữ dân tộc Thái và với thành ngữ, tục ngữ dân tộc Kinh, trong khuôn khổ nguồn tư liệu còn hạn hẹp: “Luật tục Thái ở Việt Nam” của Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng (NXB Văn hóa dân tộc, 2012) và ” Thơ ca nghi lễ dân tộc Thái” (Hội Văn nghệ dân gian- NXB Văn hóa dân tộc, 2012)
Tổ chức xã hội theo truyền thống của người Thái là bản, mường. Bản của người Thái nhỏ nhất vài ba nóc nhà, lớn thì hàng chục, hàng trăm nhà. Trong cộng đồng ấy, con người được gắn kết với nhau bằng tình cảm và những luật tục, nghi lễ. Lễ hội “xên bản, xên mường” của người Thái kết tinh cao giá trị văn hóa, lịch sử và nhân văn. Do vậy, tục ngữ Thái khuyên răn con người ta sống phải biết yêu quý bản mường của mình, gắn kết với nơi ăn, trốn ở nơi mình sinh sống:
– Rời nơi ăn chốn ở mãi mãi rồi cũng thành ma
Tương tự như vậy, người Kinh có câu:
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
– Sểnh nhà ra thất nghiệp
Tinh thần đoàn kết cộng đồng, muôn người như một, tạo thành sức mạnh được người Thái ví von bằng những hình ảnh rất cụ thể và gần gũi:
– Chuối đến lúc trĩu buồng phải có cây chạc chống
– Khỏe một mình làm không được
Khôn một mình làm không xong
Tương tự như vậy, tục ngữ người Kinh có những câu:
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Trong phạm vi rộng, tục ngữ Thái khuyên con người biết đoàn kết cộng đồng trong bản, trong mường; ở phạm vi hẹp, tục ngữ Thái khuyên con người đoàn kết anh em trong một nhà:
Không nặng tiếng trái lời
Để nhắc nhở anh chị em trong một nhà đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau, người Kinh cũng có những câu:
– Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
– Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Điều thú vị là trong kho tàng ca dao, tục ngữ của người Thái và người Kinh, số lượng ca dao, tục ngữ nói về đoàn kết gia đình, đoàn kết cộng đồng khá phong phú. Qua đó cho thấy, tinh thần đoàn kết được xây dựng từ gia đình- tế bào của xã hội, được người Thái và người Kinh rất coi trọng. Nó là bài học của con người qua đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn và chống kẻ thù để bảo vệ cuộc sống bình yên.
Vượt lên những kinh nghiệm thông thường được con người đúc rút qua thực tiễn, thể hiện nhân sinh quan, mối quan hệ ứng xử giữa người với người, tục ngữ Thái còn có những câu đậm tính triết lý, khái quát những quy luật của tự nhiên, xã hội, thể hiện một trình độ tư duy cao, có tính biện chứng. Đọc những câu sau, ta thấy cái nhìn của người Thái về thế giới không phải là bất biến, trái lại, rất động:
– Mưa nhiều không cần nắng, cũng nắng
Nắng nhiều không cần mưa, cũng mưa
– Không ai gặp xấu cả năm
– Người ta có gặp vận rủi
Qua vận rủi rồi cũng phải tới vận may
Tuy thuộc hai nền văn hóa khác nhau, nhưng người Thái với người kinh lại gần nhau trong quan niệm về thế giới. Cả người Thái và người Kinh đều nhìn thế giới với con mắt “vạn vật hữu linh”. Tục ngữ Thái có câu :
Một miếng đất bằng cái quạt cũng có chủ
Cũng giống như câu tục ngữ của người kinh :
– Đất có thổ công, sông có hà bá
Nhìn sự thay đổi của tạo hóa theo quy luật, người Thái cũng có những câu thật triết lý :
Cũng như người Kinh quan niệm :
Quan niệm của người Thái về khả năng của con người trong nhận thức thế giới khách quan cũng rất gần với triết học hiện đại vì nó thừa nhận thế giới là vô cùng tận, nhận thức của con người về thế giới luôn hữu hạn :
Những câu tục ngữ trên rất gần với quan niệm của Kinh qua các câu tục ngữ :
– Không ai nắm tay được đến tối, gối tay được đến sáng
Nhìn cuộc sống theo quy luật nhân quả, người Thái có cái nhìn rất hướng thiện :
Làm ác thể nào cũng gặp ác
Người không đáp thì ma cũng đáp
Quan niệm đó trùng với quan niệm của người Kinh, tuy người Thái ít chịu ảnh hưởng bởi quan niệm của Phật giáo:
– Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác
Khi phát triển về trình độ tư duy, con người ta nhận thức được đúng với sai, thật với giả, mà cao hơn là phân biệt được sự khác nhau giữa hiện tượng và bản chất, hình thức với nội dung. Tục ngữ Thái có nhiều câu chỉ rõ mối quan hệ này:
– Người đi kẻ lại phải xem biết ai tốt xấu
Mặc rách rưới, người có lòng nhân nghĩa cũng nên
Người mặc đẹp, ăn ngon, lòng dối trá cũng có
Người Kinh cũng có những câu tương tự:
– Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
– Mật ngọt thì ruồi chết tươi
Những nơi cay đắng là nơi thật thà
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài lại đen
Qua những câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm về nhìn nhận, đánh giá con người, có thể thấy người Thái cũng như người Kinh, đều nhìn nhận con người về thể chất và nhân cách như là sản phẩm của tự nhiên và môi trường xã hội. Cho nên, trong việc chọn vợ gả chồng người Thái khuyên răn người ta phải chọn dòng giống, nhìn vào gia phong:
Kén vợ, kén chồng không chỉ đi tìm gương mặt bề ngoài
Chọn con dao chứ không phải chọn vỏ dao
Phải biết thật kỹ đáy lòng mà nắm bắt được ngay, gian
Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống
Cũng giống như quan niệm của người Kinh:
– Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh
– Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu
– Giỏ nhà ai quai nhà nấy
Mặc dù đặc điểm và trình độ phát triển xã hội ở hai cộng đồng người Thái và Kinh không giống nhau, nhưng tổng kết, đúc rút về thói đời, người Thái có câu :
Lúc làm nên thì luôn thấy chín bà vợ
Khi không làm nên thì chỉ có một em vợ cũng chẳng thấy
– Anh em rượu đắng khác hẳn với anh em cùng chịu mùi tanh hôi
(“Anh em rượu đắng” ở đây chỉ những người dưng, chỉ anh anh em em bên chiếu rượu (với người Thái, rượu đắng là rượu ngon). Còn “anh em cùng chịu mùi tanh hôi” là anh em ruột rà, máu mủ. Có thể ngày thường anh em ít gặp nhau, nhưng khi cha mẹ mất (bốc mùi hôi tanh) thì cùng nhau gánh chịu:
Tương tự như vậy, người Kinh cũng có những câu:
– Lúc khó thì chẳng ai nhìn
Đến khi đỗ trạng chín nghìn anh em
– Bần cư thành thị vô nhân vấn
Phú tại sơn lâm hữu khách tầm
(nghèo ở thành thị không có người hỏi, giầu thì ở rừng núi có người tìm đến)
Trong quan hệ ứng xử, người Thái cũng có cái nhìn tinh tế và sâu sắc:
– Uống rượu đừng nói chuyện ruộng
Ngủ với vợ (chồng) không nói chuyện tình cũ
Để con người sống có nghĩa, có tình, sống hướng thiện, trong kho tàng tục ngữ của người Thái cũng như người Kinh, có nhiều câu đúc rút những kinh nghiệm giáo dục con cháu. Trách nhiệm giáo dục con cháu thuộc về ông bà, cha mẹ. Nếu như người Kinh quan niệm “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, “con dại, cái mang” thì người Thái cũng quan niệm “Con cháu gây tội ác, tất cả bậc cha mẹ đều phải lo”. Việc đề cao giáo dục trong gia đình là bài học quý về giáo dục mà đến nay vẫn còn mang tính thời sự. Người Thái có những câu răn dạy:
– Người già hãy bảo con cháu
Để quá thì chúng lớn khó bảo
Lớn lên tưởng mình cao bằng núi
Những đỉnh núi cao không vượt gối của người
Và người Kinh cũng có những câu tương tự:
– Dạy con từ thưở còn thơ
Trong nền văn minh nông nghiệp, người Thái cũng như người Kinh rất trọng kinh nghiệm. Tục ngữ Thái có câu:
Đi nhiều thấy nhiều điều khôn ngoan hơn mình
Ghi vào lòng để hiểu biết và khôn
Và tương tự, người Kinh cũng quan niệm:
– Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
– Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn
Vì đề cao kinh nghiệm, nên người Thái cũng như người Kinh rất tôn trọng người già. Gìa làng, trưởng bản luôn là người có uy tín, được cộng đồng tôn sùng. Tục ngữ Thái có câu:
– Cây nhọn không bằng sắt cùn
Trẻ hiểu biết không bằng già quên
Cũng giống như quan niệm của người Kinh:
– Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già
Có thể nói, người Thái có cả một kho tàng kinh nghiệm rất phong phú, đúc rút từ cuộc sống xã hội, cho thấy cộng đồng người Thái có những mối quan hệ xã hội khá phong phú ở trình độ xã hội đã được tổ chức cao.
2. Những chuẩn mực đạo đức
Tục ngữ Thái có rất nhiều câu răn dạy người ta sống theo đạo làm người. Thông qua đó, chúng ta thấy quan niệm nhân sinh của người Thái.
Các nhà dân tộc học gọi người Thái là người của ” nền văn minh thung lũng “. Tục ngữ Thái có câu : Tsả kin tói phạy, Tay kin tói nặm (Xá ăn theo lửa , Thái ăn theo nước). Vùng đất có sông, suối là nơi người Thái chọn để cư trú. Do vậy, người Thái có tập quán canh tác từ rất sớm : trồng lúa nước ở nơi thung lũng lòng chảo, nơi gần nguồn nước và làm nương rẫy trên sườn núi, đánh bắt cá dưới sông suối, dùng thuyền bè để đi lại, lợi dụng sức nước để sản xuất. Người Thái sớm biết dùng trâu kéo cày, chăn nuôi nhiều gia súc. Người đàn ông Thái nếu không biết phát nương, săn thú, đánh bắt cá sẽ bị chê cười ; người phụ nữ Thái phải biết chăn tằm, ươm tơ, dệt vải, thêu thùa… Bởi thế, trong những chuẩn mực đạo đức, người Thái đặc biệt coi trọng sự chăm chỉ, hay lam hay làm và phê phán thói lười biếng. Tục ngữ Thái có rất nhiều câu khuyên con người phải biết chăm làm, không ngại việc :
– Đừng chây lười ngại việc
Đừng tiếc công tiếc sức, gắng lòng làm ăn
Việc làm được, lớn như đồi núi chưa đủ
Đổ mồ hôi, cạn kiệt sức mới vừa tầm
Bởi vì có lao động mới có cái ăn
– Muốn để bụng đói hãy nằm im
Muốn ăn ở nghèo khó thì chỉ nói, không làm
Muốn thành lớn hãy bắt tay từ việc nhỏ
– Lười biếng bụng trống rỗng
– Người giàu có, nhờ làm ăn liên tục
Người nghèo khó bởi làm ăn dông dài
Tất cả mọi của cải trên đời đều từ bàn tay lao động của con người. Không có gì tự dưng sẵn có:
Trong đó có ít người số may mà được
Nhìn chung mọi người phải nghĩ, phải lo mới có được
Nếu không nghĩ, không lo để tìm kiếm thì kho bạc, kho vàng của nhà trời cũng không tự đến
Cố cùng bạn làm lụng, nó khắc tới mình
Lao động còn khiến con người thêm hiểu biết, thông minh, tài giỏi. Quan niệm đó rất duy vật và có cơ sở khoa học:
– Nhẫn được thành người khôn
Chăm được thành người tài
Tục ngữ người Kinh cũng khuyên con người chăm chỉ làm ăn:
Không dưng ai dễ mang phần đến cho
– Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
Người Thái cho rằng nếu không lao động mà chỉ hưởng thụ thì của cải dẫu có bao nhiêu cũng hết:
– Chẳng làm gì, gác chân ăn, mỏ vàng bằng trái núi cũng hết
Người Kinh đúc kết điều này trong một câu tương tự:
Người Thái khuyên con cháu phải biết tự lực, chỉ có của cải do chính mình làm ra mới đảm bảo cuộc sống được ổn định, bền vững; đừng ỷ nại người trên, trông chờ vào của cải ông bà, cha mẹ để lại:
– Của cải từ tay chân làm ra là nguồn tuôn chảy
Của cải từ cha mẹ để lại là nước lũ cuốn đi
Còn người Kinh dặn dò con cháu:
– Của làm ra là của trong nhà
Của ông bà là của ngoài sân
Của phù vân có chân nó chạy
Do nền sản xuất nông nghiệp còn ở trình độ thấp, thiên tai bất thường, con người phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nên người Thái cũng như người Kinh, đều nhắn nhủ nhau “tích cốc phòng cơ”, đề phòng rủi ro, thiên tai, và phải tiết kiệm. Tục ngữ Thái có câu:
– Gom của phòng mùa thiếu
– Vừa ăn lại vừa để, tốt lắm
Vừa kiệm lại vừa giành, tốt quá
– Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện
Khuyên con người phải biết chăm chỉ lao động, tiết kiệm, tục ngữ Thái cũng dạy người ta không tham lam, trộm cắp:
– Đừng trộm hái rau quả của vườn người
Cũng như tục ngữ của người Kinh:
Người Kinh cũng có câu: ” Thật thà là cha quỷ quái ” để đề cao những lời nói thật, lên án những kẻ hay dối trá.
Còn tục ngữ người Kinh có câu: ” Ăn có nhai, nói có nghĩ ”
3. Về kinh nghiệm sản xuất
Trong lao động, sản xuất cũng như đời sống, thiên tai luôn là nỗi ám ảnh với con người. Người Kinh có câu: “Thủy, hỏa, đạo, tặc” để xếp hạng những yếu tố gây nguy hiểm cho cuộc sống con người. Trong đó, “thủy” đứng ở vị trí đầu tiên. Chắc hẳn những trận lụt kinh hoàng đã thành ám ảnh không phai đối với người Kinh xa xưa. Sau “thủy” là “hỏa”. Nạn lửa chỉ sau nạn cháy, còn nguy hiểm hơn cả trộm cướp và giặc giã. Còn với người Thái thì:
– Không nạn nào hơn nạn lửa, nạn nước
Dùng nước phải biết tránh nguồn nước
Dùng lửa hãy giữ gìn nạn cháy
– Bừa bãi lửa thường sinh nạn cháy
Kinh nghiệm sản xuất của người Kinh thiên về cấy trồng, mùa vụ còn kinh nghiệm sản xuất của người Thái ngoài việc trồng trọt, chăn nuôi, còn có săn bắn, hái lượm, cách thức đi rừng, kinh nghiệm khai thác lâm sản…mà ở đề tài này, ca dao tục ngữ của người Kinh không nhiều.
Đi sâu tìm hiểu ca dao, tục ngữ của người Thái với người Kinh, chúng ta thấy có nhiều nét tương đồng. Sự tương đồng được thể hiện ở nhiều lĩnh vực: từ sản xuất đến đời sống, từ tư tưởng đến tình cảm, thế giới quan đến quan niệm sống, quan niệm về giá trị đạo đức, nhân văn…
Những nét tương đồng đó là kết quả của nhiều nguyên nhân: do sự tương đồng về tự nhiên, điều kiện sống, trình độ canh tác, hoặc do sự tương đồng trong cách cảm, cách nghĩ và ảnh lẫn nhau trong giao lưu văn hóa…Tuy nhiên, những sự tương đồng này chỉ được đề cập ở phương diện nội dung, tư tưởng. Đi sâu vào tìm hiểu, trong sự tương đồng vẫn có sự khác biệt, kể cả về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, mà trong bài viết này chưa có dịp đề cập đến.
Những nét tương đồng đi cùng với sự khác biết, vừa thể hiện nét chung về văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam vừa phản ánh bản sắc riêng trong văn hóa của mỗi dân tộc. Bởi thế mà nền văn hóa Việt Nam có sự thống nhất trong đa dạng, mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy.
Tài liệu tham khảo
1. Hội Văn nghệ dân gian (2012), Thơ ca nghi lễ dân tộc Thái, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
2. Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng (2012), Luật tục Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Trong Ca Dao, Tục Ngữ, Thành Ngữ Việt Nam.
MỤC LỤCA. PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………11. Tên đề tài……………………………………………………………………12. Lý do chọn đề tài………………………………………………………… 13. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………… 14. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………… 25. Phương pháp nghiên cứu 26. Cấu trúc tiểu luận……………………………………………………………2B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU…………………………………2 Chương 1. Các khái niệm liên quan……………………………………….2 Chương 2. Truyền thống văn hóa dân tộc qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao 41. Truyền thống nhân hậu, đoàn kết……………………………………………….42. Truyền thống trung thực, tự trọng…………………………………………………63. Truyền thống biết ơn, uống nước nhớ nguồn……………………………………64. Một số thành ngữ khác về truyền thống con người Việt………………………… 8 Chương 3 : Dấu ấn văn hóa dân tộc qua ý nghĩa biểu tượng của thành ngữ, tụcngữ Việt Nam…………………………………………………………………………9C. KẾT LUẬN…………………………………………………12D. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………131A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tàiTRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CA DAO, TỤC NGỮ,THÀNH NGỮ VIỆT NAM.2. Lý do chọn đề tài. Thành ngữ tục ngữ được xem như túi khôn của nhân loại, tục ngữ thành ngữkhông chỉ là những kinh nghiệm dân gian của ông cha mà chứa đựng trong đó còn là kếttinh nền văn hóa của cả một dân tộc. Thành ngữ tục ngữ gần gũi với giao tiếp trong cuộcsống hàng ngày, người ta đôi khi sử dụng thành ngữ như một thói quen, như một câucửa miệng mà quên mất yếu tố văn hóa ở trong đó. Nhận thấy tính bức thiết của đề tàinày, tiểu luận ” Truyền thống văn hóa dân tộc trong ca dao, tục ngữ thành ngữ ViệtNam ” sẽ tập trung phân tích, làm rõ ý nghĩa những thành ngữ thể hiên truyền thốngvăn hóa dân tộc của người Việt Nam, đồng thời phân tích những yếu tố văn hóa ẩn chứadưới lớp vỏ ngôn từ, qua đó giúp người đọc hiểu một cách rõ ràng và sâu sắc về văn hóadân tộc Việt Nam.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1 Đối tượng Kho tàng thành ngữ tục ngữ, ca dao dân tộc là vô cùng to lớn, do vậy bài viết sẽchỉ đề cập tới một số thành ngữ điển hình, được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàngngày. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Trong bài đề cập tới truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, đây là một đề tàirộng lớn mang tính bao quát. Bài tiểu luận chỉ tập trung vào một số truyền thống tiêubiểu mang tính đặc trưng cho con người và dân tộc Việt Nam như truyền thống nhânhậu, đoàn kết ; truyền thống trung thực tự trọng ; truyền thống uống nước nhớ nguồn.24. Mục đích nghiên cứu Qua việc khảo sát, thống kê, phân tích, bài viết sẽ tập trung lý giải đặc điểm ngữnghĩa của bộ phận tục ngữ thể hiện truyền thống văn hóa dân tộc, so sánh đối chiếu chấtliệu ngôn ngữ cùng ý nghĩa câu thành ngữ tục ngữ với câu tương tự của các nước khác,qua đó để tìm hiểu đặc trưng văn hoá của người Việt.5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, phân loại;phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp nghiêncứu liên ngành.6. Cấu trúc của tiểu luận.Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của bài viết bao gồm 3 chương:Chương 1: Các khái niệm liên quan.Chương 2: Truyền thống văn hóa dân tộc trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Chương3: Dấu ấn văn hóa dân tộc qua ý nghĩa biểu tượng của thành ngữ tục ngữ Việt Nam.
Sau cùng là Tài liệu tham khảo.B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.1.1 Định nghĩa về văn hóa của UNESCO Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất trí tuệ và cảm xúc,quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương , những lối sống, những quyền cơbản của con người và hệ thống những giá trị những phong tục, tín ngưỡng. Văn hóa đem3lại cho con người khả năng suy xét về bản thân, chính văn hóa giúp cho chúng ta trởthành sinh vật đặc biệt, nhân bản, có lý tính có phê phán và dấn thân một cách có đạolý.Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình làmột phương án chưa hoàn thành, đặt ra để xem xét thành tựu của bản thân, tìm tòi khôngmệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo những công trình mới mẻ, vượt trội bảnthân.1.2 Định nghĩa về ngôn ngữ Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người,phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói vàngôn ngữ viết, trong thời đại hiện nay, nó là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi vănhoá giữa các dân tộc. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội, vàlà công cụ tư duy của con người.1.3 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. Người ta đã nói rằng ngôn ngữ và văn tự là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờngôn ngữ và văn tự để được lưu truyền và trong tương lai, nền văn hóa cũng nhờ vàongôn ngữ để phát triển. Sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ lại luôn luôn đi song song vớibiến đổi và phát triển văn hóa. Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứungôn ngữ, và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ phải chú tâm đến văn hóa.1.4 Khái niệm về thành ngữ, tục ngữ. -Thành ngữ là một cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa, nghĩa củachúng có tính hình tượng, gợi cảm. – Tục ngữ là những câu nói được đúc kết từ kinh nghiệm, luân lí, là những câu nóihoàn chỉnh, tục ngữ được coi như một tác phẩm văn học trọn vẹn bởi nó luôn mang bachức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ.4CHƯƠNG 2 . TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CA DAO,TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ.1. Truyền thống nhân hậu, đoàn kết.Có thể nói nhân hậu, đoàn kết là một trong những truyền thống quý báu nhất của dân tộcta. Khó có một dân tộc nào trên thế giới có ý thức dân tộc mạnh mẽ cùng truyền thốngđoàn kết như dân tộc ta.Trải qua 4000 năm lịch sử, dân tộc ta từ khi dựng nước đã phảigiữ nước do đó ý thức dân tộc luôn được đặt lên trên hết, điều này được thể hiện rõ néttrong văn hóa nước ta, mà biểu hiện của nó được thể hiện một cách rõ nét trong kho tangthành ngữ tục ngữ. Thành ngữ tục ngữ ca dao về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái được thểhiện một cách rõ nét qua những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao như:– Lá lành đùm lá rách : người có lòng giúp người khác trong cơn khó khăn. Hoạn nạn– Chết cả đống còn hơn sống một mình : tinh thần đoàn kết, sống chết có nhau.– Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ : tinh thần đoàn kết, đòng cam cộng khổ.– Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết : đề cao sức mạnh đoàn kết trong tập thể.– Đồng tâm hiệp lực ( đồng sức đồng lòng): cùng một lòng, cùng hợp sức để đạt mụctiêu chung– Thương người như thể thương thân: tinh thần nhân đạo cao cả, coi trọng giá trịcon người.– Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao– Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.– Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước thì thương nhau cùng. Chúng ta có lẽ không xa lạ gì với những câu tục ngữ, thành ngữ trên, ông cha tađã sử dụng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ để thể hiện thông điệp của mình. Đây đượcxem như những lời răn dạy, những bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời. Những“bầu”, những “bí” hay “lá lành”, “lá rách” đều mang ý nghĩa biểu tượng cho con người5Việt Nam, những đồng bào cùng chung sống trong mái nhà chung. Đất nước Việt Namlà một đất nước nhỏ, dân tộc Việt Nam là tổng hòa mối quan hệ của 54 dân tộc anhem .Nếu không có sự đoàn kết, tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau thì dân tộc này,đất nước này làm sao có thể có được hòa bình êm ấm, tự do tự chủ. Thành ngữ, tục ngữ còn nói lên bài học về lòng nhân hậu vị tha.– Có trước có sau: ( Có thủy có chung): Khen người trước sao sau vậy, giữ vẹn tìnhnghĩa với người cũ.– Hiền như Bụt: Khen người nào rất hiền lành.– Lành như đất: Khen người nào rất hiền lành.– Ở hiền gặp lành: Ăn ở tốt với người khác thì lại có người đối xử tốt với mình.Khuyên sống hiền lành, nhân hậu thì sẽ gặp điều tốt đẹp may mắn.– Uống nước nhớ nguồn: Biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình, sốngcó nghĩa có tình, thủy chung.– Gan vàng dạ sắt: Khen người chung thủy, không thay lòng đổi dạ.– Có trước có sau: ( Có thủy có chung): Khen người trước sao sau vậy, giữ vẹn tìnhnghĩa với người cũ.– Một miếng khi đói bằng một gói khi no: Khi người ta cần mà mình giúp thì việc ấycó giá trị hơn rất nhiều những gì khi mình cho mà mình cho người ta không cần.– Muôn người như một: Mọi người đều đồng ý như nhau, đoàn kết một lòng.– Nhường cơm sẻ áo: Nói lên tình cảm thân thiết giữa con người với nhau. Gúp đỡ, sansẻ cho nhau lúc gặp khó khăn hoạn nạn. Bên cạnh những thành ngữ mang ý nghĩa tốt cũng có không ít thành ngữ phê phánnhững thói xấu của một số người trong xã hội như :6– Con sâu bỏ rầu nồi canh: Một người làm bậy ảnh hưởng xấu đến cả tập thể.– Trâu buộc ghét trâu ăn: Nói những kẻ ghen ghét gièm pha người có quyền lợi hơnmình.2. Truyền thống trung thực , tự trọng.– Cây ngay không sợ chết đứng: Người ngay thẳng chẳng sợ sự gièm pha, bày đặt đểnói xấu hay chèn ép của kẻ ghen ghét. – Chết trong còn hơn sống đục: phương châm cao thượng của người biết tự trọng.– Chết vinh còn hơn sống nhục: đồng nghĩa với chết trong còn hơn sống đục.– Chết đứng còn hơn sống quỳ: đồng nghĩa với chết trong còn hơn sống đục.– Đói cho sạch, rách cho thơm: Dù đói khổ vẫn phải sống trong sạch, lương thiện.– Giấy rách phải giữ lấy lề: Dù nghèo đói, khó khăn vẫn phải giữ nền nếp.– Thẳng như ruột ngựa: Có lòng dạ ngay thẳng.– Tốt danh hơn lành áo: Danh dự thanh danh còn hơn cái vỏ bề ngoài.– Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng: Chê người vì một mối lợi nhỏ mà phẩm chất sasút.– Đục nước béo cò: phê phán kẻ cơ hội.3. Truyền thống biết ơn ,uống nước nhớ nguồn. Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về truyền thống biết ơn, uống nước nhớ nguồn. Truyền thống ấy được thể hiện qua việc biết ơn, kính trọng đấng sinh thành, tôn trọng 7người có lòng giúp đỡ, dìu dắt, dạy bảo ta nên người. Truyền thống ấy được cha mẹ, ôngbà răn dạy ngay từ thuở còn trong nôi, theo thời gian, truyền thống ấy được bồi đắp, giữ gìn rồi trở thành quan niệm sống, lối suy nghĩ, trở thành văn hóa của cả một dân tộc. Từ xưa đến nay, tryền thống uống nước nhớ nguồn luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, được hun đúc qua nhiều đời, nhiều thế hệ và vẫn luôn vẹn nguyên giá trị cho tới ngày nay. Tục ngữ, thành ngữ về biết ơn gia đình, tổ tiên và những người có lòng giúp đỡ mình:– Ăn quả nhớ người trồng cây: nhớ ơn tổ tiên, ông bà.– Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy: nhớ ơn ông bà cha mẹ và người thầy.– Uống nước nhớ nguồn: luôn ghi nhớ công ơn, tổ tiên, gốc rễ.– Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.– Chim có tổ, người có tông: – Lá rụng về cội.– Ơn trả nghĩa đền : phải biết ơn, ghi nhớ công ơn, đền đáp những người đã giúp đỡ mình.– Ơn sâu nghĩa nặng : ghi nhớ công ơn những người đã giúp đỡ mình– Tiên học lễ, hậu học văn : trước hết phải biết đạo lí, học cách đối nhân xử thế rồi sau đó mới học kiến thức.– Kính lão, đắc thọ : Tôn trọng, yêu quý người già thì được sống lâu.– Kính già, già để tuổi cho.– Tối lửa tắt đèn : mối quan hệ thân thuộc giữa hàng xóm, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.Ca dao tục ngữ thể hiện lòng kính trọng người thầy.– Không thầy đố mày làm nên.– Tôn sư trọng đạo: kính trọng thầy và coi trọng những kiến thức, cái đạo của thầy truyền lại, theo nho giáo.– Nhất tự vi sư, bán tự vi sư : một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.– Một chữ nên thầy: đồng nghĩa với nhất tự vi sư bán tự vi sư.– Trọng thầy mới được làm thầy: phải kính trọng thầy thì mới có thể nhận được sự 8kính trọng từ người khác.– Tầm sư học đạo: tìm thầy, tìm người giỏi để theo học.
Không chỉ là những lời răn dạy con người ta biết nghe theo điều hay lẽ phải, thành ngữ, tục ngữ còn phê phán lối sống bất nhân bất nghĩa như:– Gieo nhân nào gặt quả ấy: một người luôn làm thiện tích đức sẽ gặp thiện báo còn làm ác sẽ gặp quả ác báo.– Gieo gió gặt bão: làm việc xấu thì phải gánh lấy hậu quả.– Có trăng quên đèn: phê phán lối sống phụ bạc, thiếu tình nghĩa, có cái mới thì quay ra rẻ rúng, vứt bỏ cái cũ.– Có mới nới cũ : đồng nghĩa với có trăng quên đèn.4. Một số thành ngữ khác về phẩm chất con người Việt.– Có chí thì nên: có ý chí nghị lực thì sẽ có ngày thành công.– Có cứng mới đứng đầu gió: Phải có dũng khí mới đương đầu được với mọi khó khăntrắc trở.– Chân cứng đá mềm: ý nói sức lao động của con người chiến thắng mọi khó khăn– Có công mài sắt, có ngày nên kim: Khuyên nên kiên trì, nhẫn nại làm việc, nhất định sẽcó kết quả tốt đẹp.– Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. Khuyên phải cố gắng vượt mọi khó khăn để hoànthành nhiệm vụ.-Gan vàng dạ sắt: Dũng cảm, gan dạ, không nao núng trước khó khăn nguy hiểm.– Lửa thử vàng, gian nan thử sức: Khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện mới biếtcon người có nghị lực, tài năng.9– Nước chảy đá mòn: Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công. CHƯƠNG 3 : DẤU ẤN VĂN HÓA DÂN TỘC QUA Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG CỦATHÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM. Để tìm hiểu được dấu ấn văn hóa trong thành ngữ Việt Nam, ta cần có một sự sosánh giữa thành ngữ Việt Nam và một số nước khác.1. Ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước. Do ảnh hưởng từ nền văn minh lúa nước, nên tục ngữ thành ngữ trong kho tàngvăn học nước ta cũng thể hiện rõ ràng dấu ấn của cư dân nông nghiệp, coi trọng nhữnghình ảnh thiên nhiên như gió mưa, sông, nước,…Người Việt ta có câu ” gieo gió gặtbão” để thể hiện triết lí mang tính nhân quả, những người làm việc ác sẽ nhận lại hậuquả tương ứng, hay như câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự ” gieo nhân nào, gặt quả ấy”.Hình ảnh ảnh mang tính biểu tượng ở đây là ” Gió” và “bão”, đây là hiện tượng thời tiếtđặc thù của cư dân sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, người Philipines có câu nóitương tự ” Nếu gieo những múi tên thì bạn sẽ gặt ưu phiền”. Điều này cho thấy tuy nướcta và Philipines có điều kiện địa lý tương tự, cũng hứng chịu nghiều thiên tai bởi gió bãonhưng tư duy ngôn ngữ của hai dân tộc khác nhau dẫn tới chất liệu của ngôn ngữ cũngkhác. Người Anh diễn đạt câu này bằng những câu sau: “sow the wind and reap thewhirlwind” hay ” we reap as we sow” hay ” he. Who sows the wind, will reap thewhirlwind”. Chúng ta còn thể hiện sự khác biệt về đặc trưng văn hóa- dân tộc qua nhóm hìnhảnh về động vật và thực vật. Trong câu tục ngữ :” đục nước béo cò”, hình ảnh con cò“béo” được ăn no nê ở chỗ nước “đục” với nội dung phê phán những kẻ cơ hội. Cò làcon vật gần gũi với cư dân nông nghiệp, đặc biệt là cư dân với nền văn hóa lúa nước.Hình ảnh con cò trong ca dao còn biểu trưng cho người nông dân thấp cổ bé họng, lam10lũ, chịu khó. Đây là hình ảnh mang đặc trưng của con người Việt Nam nói chung và cưdân lúa nước nói riêng. Như đã nói, thực vật cũng là một khía cạnh, chất liệu thường gặptrong tục ngữ, thành ngữ Việt Nam. Câu tục ngữ ” ăn quả nhờ kẻ trồng cây” hay ” lárụng về cội” đều mang đặc trưng ấy. Nhiều từ ngữ liên quan đến quá trình canh tác nôngnghiệp cũng được sử dụng rộng rãi như “gieo”, “gặt” trong “gieo gió gặt bão”, hay“trồng”, trong câu trên… đều thể hiện rõ đặc trưng của cư dân nông nghiệp.2. Ảnh hưởng của lối tư duy cộng đồng .Cái nhìn của mối dân tộc về cộng đồng, cá nhân và vai trò của chúng trong việcđịnh hình tính cách, văn hóa của mỗi nơi mỗi khác. Người Việt Nam còn mang nặng tưtưởng cá nhân không thể làm nên việc lớn và đề cao sức mạnh đoàn kết của tập thể, điềunày thể hiện rõ nét truyền thống dân tộc, ta có thể lí giải Việt Nam là một nước nhỏ,luôn phải đối mặt với thù trong giặc ngoài do vậy sự đoàn kết gắn kết giữa dân tộc đượcđề cao. Về triết lí này, người Việt ta có câu: ” Một cây làm chẳng nên non”, ngườiRuanda lại có câu ” một cây không làm nên ngôi nhà”, Trái lại, Người Anh lại có câu“Một con chim nhạn không làm nên mùa hè”. Người Việt Nam dùng hình ảnh ” non” ,người Ruganda lại dùng hình ảnh ” nhà” để thể hiện sự thành công, trong khi đối vớiđảo quốc sương mù thì mùa hè mới là mùa của thành công và hi vọng.Nhưng thành ngữ của tiếng Anh lại không mấy phổ biến về sự đoàn kết cộngđồng.Vì con người Anh và các nước phương Tây coi trọng sự độc lập, tự do cá nhân , sựđộc lập của bản thân mối người mang tính hướng ngoại nên trong thành ngữ cũng khôngcó nhiều câu mang tính đoàn kết cộng đồng, tập thể như ở Việt Nam, và tính cộng đồngđoàn kết không phải là đặc trưng mang tính văn hóa như trong văn hóa Việt.3. Lối tư duy duy tâm trong quan hệ xã hội.11 So sánh với tục ngữ trong tiếng Anh thì tục ngữ thành ngữ tiếng Anh chỉ tập trungphản ánh mối quan hệ xã hội mà ít đề cập tới mối quan hệ giữa thiên nhiên và kinhnghiệm sản xuất, đó là sự biểu hiện của một dân tộc có nền công nghiệp sớm phát triển,ít phụ thuộc vào tự nhiên. Trái ngược với nước ta, từ xưa đến nay luôn dựa vào canh tácnông nghiệp,coi nông nghiệp là điều kiện kinh tế chủ đạo. Điều này thể hiện trong gốc văn hóa du mục, thành ngữ Anh thể hiện tư duy phântích trong nhận thức, duy lý trong đối xử và coi trọng sức mạnh trong xã hội của ngườiAnh (phân định rạch ròi chức năng của từng loại động vật qua cách gọi ngay trongthành ngữ,…) trong khi người Việt giữ trong mình triết lý âm dương từ trong máu thịt,coi trọng nhân quả, đây là sự ảnh hưởng to lớn từ đạo phật và đạo khổng qua hàng ngànnăm. (Ví dụ: gieo gió gặt bão, nhân nào quả ấy, kính lão đắc thọ…), sống trọng tình vàcoi trọng kinh nghiệm sự khéo léo qua những thành ngữ chỉ văn hóa nhận thức tư duycủa mình ( ví dụ tư tưởng trọng lão: sống lâu lên lão làng, kính lão đắc thọ…).Đặc điểm của cư dân nông nghiệp còn thể hiện ở tính trào lộng, dân dã trong thànhngữ tục ngữ trong Tiếng Việt,trong khi so sánh với những ngôn ngữ khác như TiếngAnh thì lại trang nghiêm, mực thước, gần với ngôn ngữ bác học.Vì khác nhau cơ bảntrong nhận thức nên cách ứng xử, cư xử với xã hội của hai dân tộc lại càng khác nhau,Việt Nam tế nhị, hiếu hòa, linh hoạt trong xưng hô, giao tiếp (ví dụ: xưng khiêm hô tôn,học ăn học nói học gói học mở,…); người Anh thẳng thắn , lịch sự (ví dụ: as stiff/straight as a ramrod, as straight as a die,…); dân Việt trọng nông nghiệp (thành ngữmiêu tả công việc làm nông áp đảo những thành ngữ có sử dụng từ trong công hay thủcông nghiệp), còn người Anh trọng công nghiệp . 12C. KẾT LUẬN Sự liên hệ, so sánh trên đã phản ánh rõ dấu ấn văn hoá in đậm trong tục ngữ củadân tộc đó. Người ta có thể tìm thấy nhiều mặt của đời sống xã hội được phản ánh trongtục ngữ. Người Đức có câu “Quốc gia nào, tục ngữ nấy” hay “Người ta có thể đánh giámột quốc gia qua phẩm tính tục ngữ của quốc gia đó”. Cái riêng này chính là dấu ấnvăn hoá – dân tộc. Điểm chung của tục ngữ là từ ngữ ít, ý nghĩa hay và hình ảnh đẹp.Thế nhưng, giữa tục ngữ các dân tộc vẫn tồn tại những nét dị biệt. Nét dị biệt thể hiện ởcách tổ chức cấu trúc hình thức và lựa chọn chất liệu để biểu đạt nội dung triết lí tươngđồng. Việt Nam là một trong những nước ở khu vực Đông Nam Á có nền nông nghiệplúa nước. Với tư cách là một loại hình văn học dân gian, tục ngữ Việt là tấm gương phảnánh kết quả tư duy, in đậm dấu ấn nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, mang nét riêng sovới văn hoá của dân tộc khác. Tóm lại, có thể thấy chất liệu biểu trưng là một trongnhững nhân tố làm nên vẻ riêng và thể hiện đặc trưng văn hoá – dân tộc của tục ngữ cácnước.13TÀI LIỆU THAM KHẢO1 Ca dao Việt Nam về tình cảm gia đình. http://vi.wikiquote.org/wiki/Ca_dao_Vi%E1%BB%87t_Nam_v%E1%BB%81_t%C3%ACnh_c%E1%BA%A3m_gia_%C4%91%C3%ACnh.2. Hoàng Văn Hành, Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, Nxb Khoa Học Xã Hội, 20023. Hoành Văn Hành và nhóm biên soạn, Thành ngữ học tiếng Việt, Viện Khoa Học XãHội Việt Nam, 2004 4. Hoàng Văn Hành, Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số1, 1976 . 5. PGS. TS Phan Mậu Cảnh , Đặc trưng văn hóa, cội nguồn văn hóa và sự thể hiệnchúng trong ca dao người Việt, 6. Ts. Nguyễn Văn Nở, Dấu ấn văn hóa- dân tộc qua chất liệu biểu trưng của tục ngữngười Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 3,2009.14
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Câu Thơ Ca Dao Tục Ngữ Về Anh Hùng Dân Tộc, Anh Bộ Đội trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!