Xu Hướng 10/2023 # Những Câu Tục Ngữ, Ca Dao Về Rắn # Top 10 Xem Nhiều | Dtdecopark.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Những Câu Tục Ngữ, Ca Dao Về Rắn # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Câu Tục Ngữ, Ca Dao Về Rắn được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. “Lươn nạp mình cho rắn”: Xuất phát từ hiện tượng thực cứ đến ngày “mồng năm tháng năm” hàng năm, lươn dù lớn dù bé cứ gặp rắn là mềm nhũn ra không bò được nên bị rắn bắt. Dân gian dùng hiện tượng này để ám chỉ những kẻ không hiểu sao lại tự dưng đem nạp mình cho kẻ khác vô điều kiện.

2. “Theo đóm ăn tàn”: Nghĩa đen của nó xuất phát từ thói quen bản năng của loại rắn mái gầm: loài rắn ngủ ngày, ăn đêm, đặc biệt thích nhấm nháp chất tro tàn, nhất là tro tranh. Các nhà khoa học giải thích là rắn thích theo đốm lửa, tầm nhiệt để săn mồi (chuột, nhái, cóc …). Nghĩa bóng của thành ngữ này nói về kẻ dựa hơi, cơ hội để hưởng lợi. Trong xã hội có lắm kẻ cơ hội ăn theo, thực ra thì bọn họ chả có tài cán gì, chỉ là một lũ “vẽ rồng vẽ rắn” nhưng nhờ có được chút quyền lực mà tha hồ thu vén quyền lợi cho cá nhân hoặc cho lợi ích nhóm.

3. ” Mái rầm tại chỗ, rắn hổ về nhà”: Ngụ ý rằng ai mà bị hai loài rắn độc này cắn không sớm thì muộn cũng tiêu đời.

4. “Vào nhà rắn rồng, ra đồng hổ ngựa”: Rắn rồng thường chui vào mái nhà để trú nắng và bắt chuột. Còn ở ngoài đồng thì rắn hổ ngựa phóng nhanh để đuổi theo con mồi. Nghĩa bóng ám chỉ mỗi loài trên thé gian này có ưu thế và tập tính khác nhau.

5. “Rắn đổ nọc cho lươn”: Lươn sống chui rúc trong hang, bãi bùn, ao hồ, lươn hiền lành không cắn người và nhẫn nhịn. Còn rắn vừa có nọc độc, vừa cắn người là săn bắt các con vật khác. Có lẽ do ngoại hình hai con vật này na ná như nhau nên dân gian mượn hình tượng này để có ý nhắc nhở người hiền coi chừng có khi bị kẻ xấu đổ vạ hoặc lên án kẻ ác đã gây tội lại còn đổ cho người khác. Nhân dân ta có câu tương tự: “Gắp lửa bỏ tay người” hoặc “Ngậm máu phun người” để ám chỉ loại người này.

6. “Miệng hùm nọc rắn”: Hùm là loại thú dữ, rắn là loài có nọc độc giết người. Thành ngữ này mượn hình ảnh loài vật dữ để ám chỉ những kẻ thâm độc, hiểm sâu.

7. “Đầu rồng đuôi rắn”: Xuất phát từ trò chơi dân gian “rồng rồng, rắn rắn” mà từ đó hình thành thêm nghĩa bóng chỉ hình thức dài dòng, lộn xộn, không nhất quán…

8. “Thẳng như rắn bò”: Chỉ những người thẳng thắn, không bị khuất phục – “Cây ngay không sợ chết đứng”. Nhưng trong đấu tranh xã hội, lắm người vì nói thẳng nói thật – “Sự thật mất lòng” mà bị trù dập. Trong một xã hội toàn những kẻ “Miệng hùm nọc rắn” thâm độc, hiểm sâu thì tiếng nói, số phận của những người thẳng thắn chẳng khác gì tiếng “Oai oái như nhái phải rắn”.

9. “Thao láo như mắt rắn ráo”: Dân gian lấy hình ảnh mắt rắn ráo mở to, láo liên để tìm mồi để ám chỉ những kẻ có đôi mắt thao láo một cách khả nghi cần đề phòng.

10. “Oai oái như nhái phải rắn”: Chỉ tình trạng kêu la luôn mồm, một cách thảm thiết giống như con nhái bị rắn bắt.

11. “Rắn đến nhà, không đánh thành quái”: Rắn là loài vật dữ, khi vào nhà thì phải đánh để khỏi gây hại – ý nói kẻ ác độc, mưu mô, thâm hiểm thì ta phải diệt trừ ngay để nó không gây hại cho mình.

12. “Rắn già rắn lột, người già cột vào săng”: Có câu chuyện cổ dân gian lý giải rằng ngày xưa người và rắn cùng chung sống, “dân số” ngày một đông, hết đất sống. Để cân bằng trở lại một ngày kia, Ngọc Đế sai Thiên Lôi xuống truyền lệnh rằng: “Người già người lột, rắn già cột vào săng”, không hiểu sao, rắn biết được và tìm cách “mua chuộc” Thiên Lôi, khi đến hạ giới Thiên Lôi lại phán ngược lại. Và thế là, người già, người chết, rắn già thì rắn lột da. Ngẫm ra câu nói dân gian trên vừa phản ánh một hiện tượng tự nhiên vừa mang tính triết lý sâu sắc. Rắn già thì lột xác để tiếp tục phát triển, người già thì ngày càng tàn lụi rồi chết.

13. “Rắn rết bò vào, cóc nhái bò ra”: Cóc nhái sống trong hang luôn là đối tượng luôn bị rắn rình mò để ăn thịt nên chúng không thể cộng sinh với nhau được. Thành ngữ này nói lên một quy luật của cuộc sống: trong xã hội ai cũng tránh người hung ác, hiểm độc như rắn rết hoặc khi kẻ dữ đến thì kẻ yếu đuối hơn phải dời đi nơi khác.

14. “Nọc người bằng mười nọc rắn”: Nọc rắn độc là điều hiển nhiên nhưng “nọc người” thì thật đáng sợ hơn nhiều lần. Nọc người là những mưu mô, toan tính, thủ đoạn… mà con người dùng để hại nhau một cách độc ác, nham hiểm khó lường. Dân gian cũng nói về điều này bằng câu: ” Dò sông dò biển dễ dò/ Có ai lấy thước mà đo lòng người”

15. “Cõng rắn cắn gà nhà”: Ý nghĩa chung hàm chỉ hành động đem kẻ ác, kẻ nham hiểm đến làm hại người thân của mình, và hiểu rộng ra, đó là hành động phản bội đồng bào, đưa giặc vào giày xéo Tổ quốc thân yêu của mình.

16. “Nói con rắn trong lỗ bò ra”: Nói năng ngọt ngào, có sức hấp dẫn, thuyết phục đến mức ai cũng phải nghe theo.

17. “Đánh rắn đánh đằng đầu”: Xuất phát từ kinh nghiệm dân gian cho rằng khi đánh rắn thì đánh ngay đầu, rắn sẽ bị tê liệt không còn khả năng lao tới tấn công lại. Nghĩa bóng nhằm nêu bài học cho con người khi tấn công đối phương thì phải biết ra đòn chí mạng, đánh đúng chỗ, trúng nơi đầu não của kẻ thù. để khỏi bị báo thù.

18. “Rắn khôn dấu đầu”: Ý nói người khôn ngoan biết bảo vệ, giữ gìn, che dấu những gì là hiểm yếu nhất của mình không để cho đối phương phát hiện.

19. “Vẽ rắn thêm chân”: Chỉ những việc làm không cần thiết, thừa thải phản tác dụng.

20. “Len lét như rắn mùng năm”: Theo dân gian, ngày năm tháng năm âm lịch là ngày “diệt sâu bọ”. Tục truyền rằng ngày xưa vào mồng năm tháng năm, người ta thường đi tìm rắn rết sâu bọ để giết vì họ coi chúng là loài tai ác, gây hại. Chả thế mà trong ngày mùng năm tất cả các con rắn đều nép mình ở trong hang không dám ngóc đầu lên (len lét) vì sợ bị giết chết hoặc trốn đi biệt tăm hết cả. Thành ngữ này chỉ thái độ và diện mạo của những người hay sợ sệt nói chung. Thường đó là thái độ của những người nhu nhược sợ sệt do thiếu bản lĩnh trong cuộc sống.

21. “Rắn mất đầu”: Rắn mất đầu thì không hoạt động được, ám chỉ người lãnh đạo tối cao đã mất, thì bộ phận bên dưới không làm được gì.

22. “Hùm tha rắn cắn”: Tha ở đây có nghĩa là tha thứ, loại ra không sử dụng. Thành ngữ này tương ứng với câu “Quan tha ma bắt”: người mà bị hùm chê trở về nhà thì sớm muộn gì cũng bị rắn cắn chết, hàm ý nói con người gặp vận hạn thì thoát được chuyện này cũng sẽ gặp nạn khác.

23. “Khẩu Phật tâm xà”: Nhằm ám chỉ kẻ đạo đức giả, miệng nói thương người nhưng lòng dạ ác hiểm, hãm hại kẻ khác.

24. “Khẩu xà tâm Phật”: Nhằm chỉ kẻ ngoài miệng bốp chát nóng nảy chửi bới lung tung có vẻ dữ dằn nhưng bản chất bao dung, lòng dạ thẳng ngay, nhân đức.

25. “Xà cung thạch hổ”: Đây là thành ngữ Hán Việt nhằm chỉ những kẻ hay nghi ngờ: thấy cánh cung cong nghi là con rắn, thấy hòn đá ngờ là cọp dữ. Sự thật trước mắt nhưng không tin tưởng, lúc nào cũng hoài nghi quàng xiên.

26. “Áp rắn vào ngực”: Rắn là loài độc hại mà đem áp vào ngực, có ngày bị nó cắn mạng vong – đồng nghĩa với câu “nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà” – ám chỉ sự lầm lẫn trước việc thiếu cảnh giác, đem họa vào thân.

27. “Rắn không chân rắn bò khắp rú/ Gà không vú răng nuôi đặng chín mười con” (Ca dao): Ca ngợi những kẻ bản lĩnh, vượt khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

28. “Con công ăn lẫn với gà/ Rồng kia rắn nọ, xem đà sao nên” (Ca dao): Phản ảnh quan niệm lạc hậu về môn đăng hộ đối không còn phù hợp nữa.

29. “Con chi rọt rẹt sau hè/ Hay là rắn mối tới ve chuột chù? “ (Ca dao): Phản ảnh (có khi là chế giễu) những cảnh ngộ, tình huống oái oăm, thiếu sự đăng đối nhưng cũng đáng được cảm thông.

30. “Sư hổ mang”: Thành ngữ chỉ hạng người khoác áo là nhà sư nhưng thực chất là hạng người ham sắc dục.

(Sưu tầm)

Thành Ngữ, Tục Ngữ, Ca Dao Về Rắn

Hang hùm nọc rắn: Còn gọi là hang hùm miệng rắn, chỉ nơi nguy hiểm đến tánh mạng.

Vẽ rồng vẽ rắn: Bày đặt thêm nhiều chuyên đề cho sự việc càng rắc rối thêm.

Khẩu Phật tam xà: Nghĩa đen là miệng Phật lòng rắn, ý nói những kẻ bề ngoài miệng nói ra toàn chuyện đạo đức nhưng trong lòng ẩn chứa toàn chuyện gian ác.

Rắn đến nhà không đánh thành quái: ý nói nuôi dưỡng kẻ xấu ở trong nhà thì có ngày nó sẽ hại mình.

Oai oái như rắn bắt nhái: Chê trách những kẻ hay kêu la những chuyện không đáng.

Rắn rết bò vào, cóc nhái bò ra: Chỉ một nơi hoang vu không có người qua lại.

Rắn Mai tại chỗ, rắn Hổ về nhà: (Mai là mai gầm, hổ là hổ mang) đây là hai loài rắn độc cắn người đưa đến cái chết tức thời

Rắn trong lỗ bò ra: Lời nói khéo léo khiến ai nghe cũng phải xiêu lòng.

Rắn đổ nọc cho lươn: Đổ lỗi cho kẻ khác

Như rắn mất đầu: Không người chỉ huy mất phương hướng.

Len lét như rắn mồng năm: ý nói sợ sét, nhút nhát.

Vẽ rắn thêm chân: Bịa đặt thêm nhiều chuyện để sự việc thêm khó khăn, rắc rối.

Cõng rắn con gà nhà: Hành động phản bội lại nhân dân.

Ăngià rắn lột, người già người tụt vào săng: Câu nói đùa, nói lên quy luật tự nhiên của con người là mọi người rồi ai cũng phải chết.

Cha hổ mang đẻ con liu điu: Hổ mang và liu điu là hai giống rắn, cha độc ác thì sanh con cũng độc ác.

Liu điu lại nở ra dòng liu điu: ý nói cha nào, con nấy.

Thằn lằn, rắn ráo: Chỉ những kẻ không đứng đắn.

Nói rắn nói rồng: Nói dài dòng những chuyện không đâu

Thuồng luồng ở cạn: ý nói người không phát huy được tác dụng vì ở xa môi trường của mình.

Thẳng như rắn bò: Có ý mỉa mai ai.

Bạnh như cổ hổ mang: Chỉ sự so sánh.

Thao láo như mắt rắn ráo: Mắt mở to. Chỉ sự so sánh giữa mắt người và mắt rắn.

Sư hổ mang, vãi rắn rết: Chỉ những người tu hành giả nhân giả nghĩa.

Rắn đi còn đầm lại: ý nói mầm độc hại đã trừ khử nhưng di căn gốc rễ vẫn còn.

Đánh rắn giữa khúc: Chỉ tính chất và việc làm không triệt để để khử trừ mầm độc hại.

Đánh rắn phải đánh dập đầu: ý nói muốn trừ khử mầm độc hại phải diệt tận gốc rễ.

– Tuổi Tỵ rắn ở bọng cây Nằm khoanh trong bụng có hay chuyện gì! – Cần chi cá lóc, cá trê Thịt chuột, thịt rắn nhậu mê hơn nhiều. Hi. – Câu đố: Con gì trườn dọc bờ ao Bắt ếch, bắt nhái le vào le ra? TVT sưu tầm

Trần Văn Thọ @ 22:32 21/12/2012 Số lượt xem: 4933

Rắn Và Thành Ngữ Ca Dao

VNTG – Trong mười hai con giáp có lẽ con rắn là con vật bị nhiều tai tiếng nhất. Rắn gần như tượng trưng cho sự ác độc, giả dối và nguy hiểm. Miệng hùm nọc rắn; đuôi ong nọc rắn là những chỗ chết người cần phải tránh xa, cũng như những kẻ lòng như rắn rít thì đừng bao giờ giao tiếp! Nhưng không phải lúc nào  “trông mặt mà bắt dong” đều đúng, vì có mấy ai lường được với bộ mặt rắn giả lươn hay kẻ khẩu phật tâm xà! Bởi vì lầm lẫn nên có người đã ấp rắn vào ngực để tính mạng sẽ bị đe dọa không biết lúc nào.

Rắn vốn nguy hiểm. Rắn rít bò vào thì cóc nhái bò ra, nên không ai dại gì mà cõng rắn cắn gà nhà, mà càng phải tận diệt; nhưng rắn vốn mình dài nên khi giết nó chớ nên đánh rắn giữa thân, điều nầy chẳng khác gì bắt rắn bỏ bị, là việc làm không triệt để; đã không hiệu quả mà có thể bị nó quật lại bằng cái đầu vốn sẵn nọc độc của nó. Bởi thế, đánh rắn phải đánh đàng đầu, làm cho rắn mất đầu, thì dù cho rắn biết gáy cũng phải tiêu đời. Rắn khôn giấu đầu cũng vì lẽ đó! Sau cùng là yếu tố bất ngờ, không được đả thảo kinh xà mà chúng lủi trốn mất.Hổ tha, rắn cắn là hai trường hợp vạn tử nhất sanh, khó mong sống sót. Thao láo như mắt rắn ráo là nói những kẻ hay soi mói. Đầu rắn mắt chuột theo tướng số là người gian xảo, lòng dạ không được… thẳng như rắn bò!(mai mỉa). Rắn đổ nọc cho lươn hàm ý vu oan giá họa cho người lương thiện. Rắn (đòi) ăn voi để nói lên sự tham lam quá mức. Rắn nguy hiểm và độc địa như vậy mà tạo hóa lại ban cho chúng ân huệ lớn là “lột da sống đời” ; thật trớ trêu khi mà rắn già rắn lột da, người già người chết; hay rắn già rắn lột, người già người tuột vào săng! (kì thực thì đến lúc nào đó rắn cũng phải chết thôi).Có những người nóng tính, tuy khi giận dữ thì bạnh như rắn hổ mang, nhưng lại không dựa hơi mà theo đóm ăn tàn!Nếu trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu. Thì rồng ở chung với rắn là chuyện khá bực mình; dù cho có biết hóa trang thích nghi với môi trường thực tế như vào nhà rắn rồng, ra đồng hổ ngựa cũng vậy!May mắn thay, theo sách… mê tín dị đoan, thì: Hễ đi gặp rắn thì may/ Về nhà gặp rắn thì hay bị đòn! Và khi xuất hành nếu gặp rắn thì đi, gặp qui thì trở lại. Đây là trường hợp duy nhất con rắn được “ngưỡng mộ”; nếu không tính những thực đơn của các anh đầu bếp, và các y văn, toa thuốc của các thầy lang!Rắn độc ở Việt Nam có nhiều loại, thân chúng thông thường có nhiều màu hay có khoan quanh mình, nổi danh nhất là hổ đất, và mái gầm. Mái gầm tại chỗ, rắn hổ về nhà đã khẳng định nếu ai xui xẻo bị mái gầm mổ thì kể như tàn đời.Nhưng rắn có phải là loài độc nhất trên thế gian nầy? Bài thơ có hơn ngàn năm nay đã viết:Thanh trước xà nhi khẩu,Hoàng phong vĩ thượng châm.Lương ban giai khả độc,Tối độc phụ nhân tâm!Nghĩa:Miệng của con rắn bị kẹt trong ống tre từ nhỏ.Trên cái đuôi của con ong vàng (ong vò vẽ ?).Cả hai đều khá độc,Nhưng cực kì độc là lòng dạđàn bà!Xem xong hàng trên, chắc không ít quí bà sẽ la oái oái như rắn bắt nhái, nhưng biết làm sao khi… thánh nhân dạy vậy rồi! Hơn nữa, nếu đặng lòng rắn thì mất lòng ngóe; người viết đành phải… thẳng như rắn bò mà thôi!Dù độc ít hơn… “phụ nhân tâm”, nhưng rắn vẫn được nhắc nhở trong văn chương bình dân qua những câu hò đối đáp: Con gì có cánh không bay/ Con gì không cẳng chạy bay năm rừng? Đáp: Con gà có cánh không bay/ Con rắn không cẳng chạy bay năm rừng… Con rắn không chân mà đi năm rừng bảy rú/ Con gà không vú mà nuôi tám chín mười con…Với đồng dao: Bao giờ cho hết tháng ba/ Ếch cắn cổ rắn chạy ra ngoài đồng; và với thần ve chai: Cần gì cá lóc cá trê/ Thịt chuột thịt rắn nhậu mê hơn nhiều.Nói về rắn mà không nói đến bài thơ Rắn đầu biếng học của Lê Quí Đôn thì thật thiếu sót:Chẳng phải liu điu , vẫn giống nhàRắn đầu biếng học lẽ không thaThẹn đèn, hổ lửa đau lòng mẹ,Nay thét mai gầm rát cổ cha.Ráo mép chỉ quen lời lếu láoLằn lưng chẳng khỏi vệt năm ba (roi da)Từ nay Trâu, Lỗ xin siêng học,Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.Chuyện con rắn trong văn chương còn rất nhiều, nhưng người viết không dám vẽ rồng vẽ rắn, để rồi vẽ rắn thêm chân mà làm phiền người đọc. Nhân năm mới chúng tôi kính chúc quí độc giả được “đổi đời” như rắn hóa rồng; vị nào mua bán thì được sung túc; khách hàng nườm nượp kéo đến xếp hàng như rồng như rắn trước nhà!

Ca Dao Tục Ngữ Về Rồng

Details Category: Kỹ năng mềm Published on Monday, 12 February 2023 02:12 Written by cudinhlang Hits: 5233

Rồng trong thành ngữ và tục ngữ Việt NamRồng lúc to lúc nhỏLớn thì đào sơn đảo hải – nhỏ ẩn tích tàn hình

Đa mưu túc trí muôn đời thịnh Hữu dũng vô mưu vạn đời suy Ghen ăn tức ở muôn đời nát Khiêm tốn nhường nhịn vạn kiếp sang.

Là con vật huyện thoại nhưng phổ biến, vừa cao quý, độc đáo, diệu kỳ lại vừa thân quen, gần gũi và giàu ý nghĩa biểu tượng, rồng (long) được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ rộng rãi mà thâm thúy của người Việt Nam.* Ăn như rồng cuốn: Ăn nhanh, ăn đến đâu hết đấy.* Ăn như rồng cuốn, làm như cà cuống lội nước/uống như rồng leo, làm như mèo mửa: 1. Ăn nhiều, ăn tham mà làm ít, cẩu thả; 2. Ăn thật làm chơi.* Cá [chép] hóa rồng: 1. Học trò đi thi được đỗ đạt vinh hiển; 2. Người được thỏa chí, toại nguyện, thành đạt.* Cá gặp nước, rồng gặp mây: 1. Gặp môi trường thuận lợi, tương hợp, may mắn; 2. Cảnh sum vầy, hội ngộ.* Chạm rồng trổ phượng: 1. Trang trí lộng lẫy, tinh xảo, cầu kỳ; 2. Sự tô điểm rối rắm, rườm rà.* Con Rồng cháu Tiên: Dòng dõi đầy tự hào của dân tộc Việt Nam.* Dẫu ngồi cửa sổ chạm rồng, chiếu hoa nệm gấm không chồng cũng hư: Một quan niệm đề cao hạnh phúc gia đình.* Dựa mạn thuyền rồng: Được vua chọn làm cung phi, làm vợ hoặc lấy được người giàu sang.* Đầu rồng đuôi tôm/rắn: 1. Việc khi đầu thì hưng thịnh, sau thì suy yếu; 2. Chuyện lúc khởi đầu có vẻ to tát, đẹp đẽ nhưng kết thúc lại chẳng ra gì; 3. Sự cọc cạch, không tương xứng giữa những bộ phận có phẩm chất quá khác biệt trong cùng một chỉnh thể.* Đẹp duyên cưỡi rồng: Lấy được người chồng lý tưởng.* Gái có chồng như rồng có vây, gái không chồng như cối xay chết ngõng: Một quan niệm xưa, đề cao vai trò của người đàn ông, khẳng định phụ nữ cần thiết phải lập gia đình.

* Họa long điểm tinh (Vẽ rồng điểm mắt): Hành động đúng hướng, nắm bắt được trọng tâm của sự vật, sự việc.* Học chẳng biết chữ cu chữ cò, nói những chữ như rồng như rắn: Nói phét, nói suông, dốt hay nói chữ.* Hội long vân (Hội rồng mây): Cuộc gặp gỡ tốt lành, thời cơ thuận lợi.* Long bàn hổ cứ (Rồng cuộn hổ ngồi): Thế đất hiểm yếu, linh thiêng.* Long ly quy phụng (Rồng lân rùa phượng): Bốn con vật quý và thiêng theo quan niệm tín ngưỡng.* Lưỡng long chầu nguyệt: 1. Hình hai con rồng chầu chụm vào một mặt trăng thường thấy ở nơi thờ tự; 2. Một người tài giỏi lại có được hai người hỗ trợ, phò tá nhiệt tình, tương xứng và trung thành.* Mả táng hàm rồng: Gặp may mắn, tự nhiên ngày càng phát đạt thịnh vượng, [tưởng như] do mồ mả tổ tiên được chôn vào chỗ đất đẹp.* May hóa long, không may xong máu: Gặp may thì vinh hoa phú quý, không may thì chết.* Mấy đời gỗ mục đóng nên thuyền rồng: Bản chất đã xấu thì khó thể trở thành người tốt, kẻ thuộc tầng lớp dưới khó thể lên địa vị cao.* Nem rồng chả phượng: Món ăn ngon, cầu kỳ và sang trọng.* Như rồng gặp mây: Gặp người, gặp hoàn cảnh tương hợp, thỏa lòng mong mỏi khát khao.* Nói như rồng cuốn: Nói những lời hay ý đẹp nhưng nói suông, chẳng bao giờ thực hiện điều gì mình đã nói, đã hứa.* Nói như rồng leo: Nói năng khôn khéo, mạch bạo.* Rồng bay phượng múa: Hình dáng, đường nét tươi đẹp, uyển chuyển, phóng khoáng.* Rồng đen lấy nước thì nắng, rồng trắng lấy nước thì mưa: Một cách dự báo và lý giải trạng thái thời tiết qua hiện tượng thiên nhiên – mây (rồng lấy nước ở đây tức là đám mây hình cột từ phía biển vươn lên trời).* Rồng đến nhà tôm: Người cao sang đến thăm kẻ thấp hèn (thường thấy trong lời ngoại giao, nói nhún của chủ nhà với khách).* Rồng lội ao tù: Người anh hùng sa cơ thất thế, bị kìm hãm, tù túng, không có điều kiện thi thố tài năng.* Rồng mây gặp hội: Cơ hội may mắn cho sự gặp gỡ và hòa nhập.* Rồng nằm bể cạn phơi râu: Trạng thái thờ ơ vì bất lực của người vốn tài giỏi nhưng bị đặt trong môi trường khó hoạt động, khó phát triển được.* Rồng thiêng uốn khúc: Người anh hùng, tài giỏi nhưng gặp vận xấu, phải sống nép mình, ẩn dật chờ thời cơ.

* Rồng tranh hổ chọi: Hai đối thủ hùng mạnh giao đấu.* Rồng vàng tắm nước ao tù: Người tài giỏi ở trong hoàn cảnh bó buộc, bất lợi hoặc phải chấp nhận chung sống với kẻ kém cỏi.* Thêu rồng vẽ phượng: Bày vẽ, làm đẹp thêm.* Trai ơn vua – cưỡi thuyền rồng, gái ơn chồng – bồng con thơ: Một quan niệm xưa, cho rằng nghĩa vụ chính của người đàn ông là phụng sự nhà cầm quyền, còn của người đàn bà là chăm lo gia đình và con cái.* Trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu: Tính tất yếu của sự bảo toàn, di truyền những giá trị và bản chất nòi giống.* Vẽ rồng nên/ra giun: Có mục đích hay, tham vọng lớn nhưng do bất tài nên chỉ tạo ra sản phẩm xấu, dở.* Vẽ rồng vẽ rắn: Bày vẽ lôi thôi, luộm thuộm, rườm rà.

Tục Ngữ Nói Về Con Rắn

Một số câu thành ngữ – tục ngữ nói về con rắn

Trong bài viết này, Tiếng Việt 24h xin giới thiệu đến các bạn bài học : Một số câu thành ngữ – tục ngữ nói về con rắn.

Thành ngữ, tục ngữ về con rắn Áp rắn vào ngực

Ý nghĩa : Rắn là loài độc hại mà lại đem áp vào ngực thì cũng có ngày bị nó cắn mất mạng. Chỉ sự lầm lẫn, thiếu cảnh giác, tự đem họa vào thân.

Cõng rắn cắn gà nhà

Ý nghĩa : Chỉ những hành động phản bội, đưa kẻ xấu về làm hại người thân của mình.

Ví dụ : Tôi khuyên anh đừng nên giao du với loại người này, kẻo có ngày lại “cõng rắn cắn gà nhà” đấy.

Hùm tha rắn cắn

Ý nghĩa : Không gặp tai họa này thì cũng sẽ gặp tai họa khác.

Khẩu Phật tâm xà

Ý nghĩa : Ngoài miệng thì hiền lành, tử tế nhưng trong lòng thì nham hiểm, độc ác.

Ví dụ : Vụ việc lần này đã làm lộ rõ bản chất “khẩu Phật tâm xà” của bà ta.

Miệng hùm nọc rắn

Ý nghĩa : Chỉ những nơi nguy hiểm, dễ gặp tai họa.

Ví dụ : Không ai muốn bản thân mình phải lọt vào một nơi “miệng hùm nọc rắn” cả.

Như rắn mất đầu

Ý nghĩa : Một tổ chức không có người lãnh đạo nên mất phương hướng, dẫn đến tan rã, diệt vong.

Ví dụ : Thủ lĩnh bị tiêu diệt, quân địch bây giờ đã “như rắn mất đầu”.

Nọc người bằng mười nọc rắn

Ý nghĩa : Lòng dạ độc ác, nham hiểm của con người còn độc hơn cả nọc rắn.

Nói con rắn trong lỗ bò ra

Ý nghĩa : Nói năng khéo léo, có sức thuyết phục đến mức ai cũng phải nghe theo.

Oai oái như nhái phải rắn

Ý nghĩa : Kêu la luôn mồm, thảm thiết.

Ví dụ :  Người dân “oai oái như nhái phải rắn” vì giá vàng lại tiếp tục giảm.

Rắn đến nhà, không đánh thành quái

Ý nghĩa : Thú dữ hoặc kẻ ác đến nhà thì phải diệt trừ ngay để chúng không gây hại cho mình.

Vẽ rắn thêm chân

Ý nghĩa : Vẽ vời, thêm thắt những điều không có trong thực tế.

Ví dụ : Tự dưng lại thêm mấy điều vô bổ này vào nội quy chung cư, đúng là “vẽ rắn thêm chân”.

Vẽ rồng vẽ rắn

Ý nghĩa : Dài dòng, bày vẽ lôi thôi để cho sự việc càng thêm rắc rối.

Xà cung thạch hổ

Ý nghĩa : Chỉ những kẻ hay nghi ngờ, nhìn thấy cây cung thì nghĩ là rắn, nhìn thấy tảng đá lại tưởng là cọp.

We on social : Facebook

Những Câu Ca Dao, Tục Ngữ Về Thời Tiết

Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa. – Khuyết danh

Gió heo may chuồn chuồn bay thì bão. – Khuyết danh

Cóc nghiến răng trời đang nắng thì mưa. – Khuyết danh

Ếch kêu om om, ao chôm đầy nước. – Khuyết danh

Bạn chài thợ lái bảo nhauMống đông chớp lạch quay mau về nhà. – Khuyết danh

Đông rắc tía tía màu hồngGọi con thủ thỉ bảo chồng nhỏ toNhà em tìm kiếm cây toChống nhà tránh bão đỡ lo sau này. – Khuyết danh

Cha chết không lo bằng đỏ lò tây bắc. – Khuyết danh

Giông bể Đông bắt nồi rang thócGiông bể Tây đổ thóc ra phơi. – Khuyết danh

Mây kéo xuống bể thì nắng chang changMây kéo lên ngàn thì mưa như trút. – Khuyết danh

Chớp đằng đông nước đồng tràn ngậpChớp đằng tây mua dây mà tát. – Khuyết danh

Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa. – Khuyết danh

Trăng quần thì hạn, trăng tán thì mưa. – Khuyết danh

Mặt trăng má đỏTrời đã sắp mưa. – Khuyết danh

Trên trời có vẩy tê tê Là mưa sắp sửa kéo về nay mai. – Khuyết danh

Trời oi đen sẫm sấm sét tới nơi. – Khuyết danh

Mưa tháng 7, gãy cành TrámNắng tháng 8, rám trái bưởi. – Khuyết danh

Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. – Khuyết danh

Mồng chín tháng chín có mưaAnh em ta sắm sửa cày bừa làm ăn. – Khuyết danh

Ba ngày gió nam mùa màng mất trắng. – Khuyết danh

Chiều chiều mây phủ Sơn TràSóng xô Cửa Đại trời đà chuyển mưa. – Khuyết danh

Lập thu mới cấy lúa mùaKhác nào hương khói lên chùa cầu con. – Khuyết danh

Cày ruộng tháng năm xem trăng rằm tháng tám. – Khuyết danh

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,Ngày tháng mười chưa cười đã tối. – Khuyết danh

Sấm động, gió tan. – Khuyết danh

Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưaTháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn.Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật. – Khuyết danh

Tháng bảy kiến đàn đại hàn hồng thuỷ. – Khuyết danh

Lạy ông nắng lênCho trẻ nó chơi,Cho già bắt rận,Cho tôi đi cày. – Khuyết danh

Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão. – Khuyết danh

Mồng chín tháng chín có mưa,Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn.Mồng chín tháng chín không mưa,Thì con bán cả cày bừa đi buôn. – Khuyết danh

Đêm trời tang, trăng sao không tỏ,Ấy là điềm mưa gió tới nơi.Đêm nào sao sáng xanh trời,Ấy là nắng ráo yên vui suốt ngày.Những ai chăm việc cấy cầy,Điềm trời trông đó, liệu xoay việc làm.Nhiều chống càng tốt, nhiều cột càng bền. – Khuyết danh

Kiến đen tha trứng lên cao,Thế nào cũng có mưa rào rất to.Kiến bò từ dưới lên caoMang theo cơm gạo gây nên mưa rào.Đường đi kiến đắp thành bờ,Chẳng mưa thì gió còn ngờ vực chi.Kiến cánh vỡ tổ bay ra,Bão táp mưa sa tới gần. – Khuyết danh

Mồng bốn cá đi ăn thề,Mồng tám cá về cá vượt vũ môn. – Khuyết danh

Đầu măng ngã gục vào hè Nương nhờ vào mẹ kẻo e bão về. – Khuyết danh

Chuồn chuồn bay thấp thì mưaBay cao thì nắng bay vừa trời râm. – Khuyết danh

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Câu Tục Ngữ, Ca Dao Về Rắn trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!