Xu Hướng 6/2023 # Những Chuyện Chưa Biết Về Mao Trạch Đông # Top 15 View | Dtdecopark.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Những Chuyện Chưa Biết Về Mao Trạch Đông # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Những Chuyện Chưa Biết Về Mao Trạch Đông được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chuyện Mao Trạch Đông cũng là chuyện thời nay của đất nước chiếm 1/4 số dân loài người, cường quốc kinh tế thứ hai toàn cầu. Sau khi Mao qua đời, người ta dần dà phát hiện và công bố không ít điều tiếng kinh khủng của nhân vật được dân Trung Quốc tôn thờ như một vị thánh này. Hai cuốn Hồi ký bác sĩ riêng của Mao, rồi Mao Trạch Đông ngàn năm công tội đã gây sốc dư luận thế giới. Nhưng Mao: The Unknown story (Những chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông) mới thực sự là một công trình nghiên cứu công phu về Mao và chính trường Trung Quốc thời Mao. Sau khi được Nhà xuất bản Jonathan Cape in lần đầu tại Anh tháng 6/2005, cuốn sách đã gây chấn động dư luận.

Tháng 10 cùng năm, sách được xuất bản tại Mỹ, một tháng sau, bản tiếng Nhật dầy 562 trang ra đời tại Tokyo. Tháng 9/2006, bản tiếng Trung 毛澤東:鮮為人知的故事 dầy 732 trang do Jung Chang dịch từ tiếng Anh sang tiếng Trung, sau một quá trình trục trặc, cuối cùng được Nhà xuất bản (NXB) tạp chí Khai Phóng (Open Magazine Publishing, Hong Kong) xuất bản, đồng thời phát hành tại Hong Kong, Đài Bắc, New York, và trong chưa đầy ba tháng sau đã tái bản 4 lần.

Tác giả chính Những chuyện chưa biết về Mao — bà Jung Chang (張戎, Zhang Rong, Trương Nhung, tên thật là張二鴻, Zhang Er Hong, Trương Nhị Hồng, sinh 1952) — là con Phó Trưởng ban tuyên truyền tỉnh ủy Tứ Xuyên, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), một người yêu văn học, do phản đối Cách mạng Văn hóa mà bị hãm hại đến chết trong cuộc “cách mạng” này. Con gái ông phải về nông thôn lao động, làm “thầy thuốc chân đất”.

Năm 1973, Jung Chang học khoa Ngoại ngữ Đại học Tứ Xuyên; năm 1978 trúng tuyển kỳ sát hạch chọn học sinh đi Anh Quốc theo học bổng của Anh. Năm 1982 Jung Chang giành học vị tiến sĩ ngôn ngữ học, sau đó kết hôn với tiến sĩ Halliday, nhà văn và nhà sử học người Ireland, thạo tiếng Nga và mấy ngoại ngữ, tác giả của nhiều tác phẩm. Halliday góp phần quan trọng giúp vợ viết sách tiếng Anh, đặc biệt ông đã khai thác tốt các tài liệu tiếng Nga tại Viện Lưu trữ hồ sơ mật của CHLB Nga.

Từ 1986, Jung Chang bắt đầu viết sách văn học. Cuốn “Câu chuyện ba thế hệ phụ nữ Trung Quốc” (Wild Swans: Three Daughters of China) viết về bà ngoại, mẹ và tác giả, xuất bản năm 1991, in bằng 37 ngôn ngữ, bán được hơn 13 triệu bản. Sách được tặng hai giải thưởng lớn là 1992 NCR Book Award và 1993 British Book of the Year, đem lại uy tín rất cao cho tác giả. Năm 2013 Jung Chang xuất bản cuốn Empress Dowager Ci Xi (Thái hậu Từ Hy).

Jung Chang và Jon Halliday đã bỏ ra 12 năm để viết cuốn Mao: The Unknown story. Họ đi khắp thế giới sưu tầm tài liệu, dành hai năm để phỏng vấn 34 người từng làm việc bên Mao Trạch Đông, 116 chứng nhân lịch sử và 159 chính khách quan trọng nước ngoài từng tiếp xúc Mao, gồm 6 Tổng thống, 6 Thủ tướng, 4 Bộ trưởng Ngoại giao, 13 lãnh tụ cộng sản. Trong đó có Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Kissinger, Tổng thống Mỹ Ford, Thủ tướng Anh Edward Heath, đức Đạt Lai Lạt Ma, người phiên dịch của Stalin và Khrushchev, ba nhân vật quan trọng của Quốc Dân Đảng (QDĐ) là Trương Học Lương, Tưởng Vĩ Quốc, Trần Lập Phu,[1] 18 cán bộ Trung Quốc từng làm việc bên Mao[2]…

Họ đã đến tra cứu tư liệu ở nhiều thư viện lớn trên khắp thế giới và 28 cơ quan Lưu trữ hồ sơ của 28 nước như Albania, Nga, CHDC Đức, Mỹ, Anh, Vatican,…, trong đó các hồ sơ lưu trữ của Nga có nhiều giá trị tham khảo hơn cả.

Sách gồm 58 chương, dầy 832 trang, gồm 82 trang ghi tên hơn 1.000 tài liệu trích dẫn. Ngay ở phần đầu, tác giả đã nêu rõ ý tưởng “cái quan luận định” cho Mao Trạch Đông, gọi Mao là “Nhà cai trị trong mấy chục năm định đoạt vận mệnh 1/4 số dân thế giới đã dẫn đến cái chết của ít nhất 70 triệu người Trung Quốc trong thời bình” .

Jung Chang nói sách này “mở ra một tầm nhìn nhận thức mới về Mao Trạch Đông”, “mong rằng có thể cung cấp một góc nhìn mới để hiểu Mao”, “trong sách không có lời bình chủ quan của tác giả, không dùng lời lẽ phê phán Mao”, “chỉ dùng sự thực để kể chuyện, để người đọc tự cảm thấy Mao có đáng để phê bình hoặc ca ngợi hay không”.

Sách viết: Trong thời kỳ các phong trào “Trấn áp phản cách mạng”, “Cải cách ruộng đất” thập niên 1950, chính sách sai lầm của Mao đã làm chết ít nhất 3 triệu người. Năm 1957 ít nhất có 550 nghìn nhà trí thức bị coi là “Phái hữu”, số người liên lụy nhiều không kể xiết. Thời kỳ Đại Nhảy vọt, số người chết vì đói ăn và lao lực lên đến 38 triệu. Thời kỳ Cách mạng Văn hóa ít nhất 3 triệu người chết vì tai họa, số người bị hãm hại và liên lụy lên tới vài trăm triệu.

Những chuyện chưa biết về Mao phơi bày khá nhiều bí mật chưa ai từng biết như: – Mao Trạch Đông từng giở những trò bí hiểm nào trong cuộc kháng chiến chống Nhật; – Mao dựa vào ai để cai trị Trung Quốc? – Mối quan hệ phức tạp giữa Mao với Tưởng Giới Thạch; – Vì sao Mao cuốn tham gia vào cuộc chiến tranh Triều Tiên; – Đâu là nguyên nhân thực sự khiến Mao phát động Cách mạng Văn hóa; – Các thủ đoạn đấu tranh của Mao nhằm giành quyền lực nội bộ ĐCSTQ; – Những chuyện bí ẩn có nguồn gốc sâu xa giữa Mao với Stalin và Liên Xô; – Quan hệ giữa Mao với vợ con và phụ nữ v.v…

Chương VII “Cái chết của Dương Khai Tuệ” được nhiều người quan tâm, nó kể lại mối tình giữa Mao với người vợ thứ hai là Dương Khai Tuệ. Chính quyền Trung Quốc giữ bí mật những tài liệu về vấn đề này. Ý nghĩa của chương VII là ở chỗ tác giả không kiêng nể vạch ra bộ mặt đạo đức giả và máu lạnh của Mao Trạch Đông.

Người Trung Quốc khoảng trên 40-50 tuổi đều còn nhớ bài từ “Điệp Luyến Hoa — trả lời Lý Thục Nhất” Mao làm hồi tháng 5/1957 gửi bà Lý Thục Nhất, vợ góa chiến hữu-liệt sĩ Liễu Trực Tuân. Trong đó câu thơ nổi tiếng “Ngã thất kiêu dương, quân thất liễu” — tạm dịch: Tôi mất kiêu Dương, bà mất Liễu. Mao dùng từ kiêu Dương ý nói Dương Khai Tuệ là chiến sĩ cách mạng kiêu hãnh của Mao — được nhiều người khen; họ ca ngợi Mao có đạo đức cách mạng mẫu mực, biết quý trọng tình cảm đối với Dương Khai Tuệ, người đồng chí, liệt sĩ cách mạng, vợ của mình. Người ta đã phổ nhạc bài thơ này thành các điệu hát dân gian được ca hát và lưu truyền cho tới nay. Nhưng nếu biết rằng Mao từng mấy lần cố ý khoanh tay bỏ qua cơ hội cứu sống Dương Khai Tuệ thì người ta sẽ có suy nghĩ thế nào về sự bội bạc tình nghĩa của Mao?[3]

Người Trung Quốc đều thuộc lòng câu chuyện “Hồng quân dùng hỏa lực mạnh vượt cầu treo trên sông Đại Độ” đêm 29/05/1935. Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Trung Quốc hiện đại, nhưng Jung Chang phát hiện đó là chuyện bịa. Trên cầu này hôm ấy hoàn toàn không có bắn nhau gì cả, chứng cứ quan trọng nhất là chẳng có ai thương vong. Cầu dài khoảng 100 m, mặt cầu lát ván gỗ trên dây cáp treo. Người ta bịa ra chuyện ván mặt cầu đã bị đốt cháy hết, 22 chiến sĩ Hồng quân tiền trạm phải bò trên dây cáp mà vượt cầu dưới làn mưa đạn súng máy của lính QDĐ. Thực ra ván cầu còn nguyên, phía bên kia cầu không hề có quân đội QDĐ đồn trú. Hồng quân đi bộ qua cầu, cả 22 người không ai thương vong, sau đó mỗi người được thưởng một bộ bát đũa. Tài liệu lịch sử của ĐCSTQ cũng không có ghi chép về thương vong trong trận đánh này. Jung Chang đã phỏng vấn một bà cụ bán đậu phụ ở vùng này, cụ nói năm ấy ở đây không có đánh nhau.

Các học giả phương Tây tìm thấy một đoạn đối thoại giữa Đặng Tiểu Bình với Brzezinski, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ: Brzezinski nói ông đã đi qua cầu treo Đại Độ, và khen Hồng quân Trung Quốc có sức chiến đấu cao siêu. Đặng bảo ông: Đó là chuyện chúng tôi bịa ra, xuất phát từ nhu cầu tuyên truyền “để nói lên tinh thần chiến đấu của Hồng quân”.

Jung Chang cho biết trong sách có quá nhiều chuyện mới lạ, như Mao Trạch Đông vào ĐCSTQ như thế nào, ông có phải là người sáng lập Đảng hay không? Nội dung của cuộc khởi nghĩa Thu Thu ngày 09/09/1927 do Mao lãnh đạo là gì? Cuộc trường chinh sau đó ra sao? Chính sách của Mao trong kháng chiến chống Nhật như thế nào? Mao giành được chính quyền ra sao? “Tất cả đều có phát hiện mới”, bà nói.

Người Trung Quốc ai cũng biết sự kiện Hồng quân dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông làm cuộc trường chinh 25 nghìn dặm, đánh bại quân QDĐ, cuối cùng đến căn cứ địa cách mạng Thiểm Bắc. Thế nhưng theo nghiên cứu của Jung Chang thì câu chuyện hoàn toàn khác. Bà phát hiện Hồng quân đi đến đâu thì quân đội QDĐ đều mở sẵn đường cho họ đi, bởi lẽ hồi ấy con trai duy nhất của Tưởng Giới Thạch là Tưởng Kinh Quốc đang bị Stalin giữ làm con tin ở Liên Xô. Tưởng cố ý mở đường sống cho Hồng quân của ĐCSTQ để đổi lấy mạng con mình. Cuối cùng khi Hồng quân đến Thiểm Bắc thì Tưởng Kinh Quốc được trả tự do.

Jung Chang nói: thập niên 1980 – 90, Trung Quốc xuất bản nhiều tài liệu lịch sử. Tập “Sử liệu quân đội QDĐ đuổi và chặn cuộc trường chinh của Hồng quân” có sưu tầm các bức điện báo của quân đội QDĐ, qua đó có thể thấy QDĐ mở đường sẵn cho Hồng quân đi qua. Khi Hồng quân bắt đầu trường chinh, Tưởng Giới Thạch đề nghị Stalin cho Tưởng Kinh Quốc về nước; Hồng quân đi qua hết 4 tuyến phong tỏa, Tưởng Giới Thạch lại nêu ra yêu cầu này. Trong hồ sơ lưu trữ của Liên Xô có ghi chép chi tiết việc đó, Tưởng Giới Thạch cũng có viết trong nhật ký của mình. Năm 1993, Jung Chang phỏng vấn nguyên lão QDĐ Trần Lập Phu, “Ông ấy cũng nói với chúng tôi như thế”.

Ngoài ra nội tình vụ Biến cố Tây An cũng có chuyện chưa ai biết: hồi ấy tướng QDĐ Trương Học Lương bắt giữ Tưởng Giới Thạch khi Tưởng đến Tây An không phải là để buộc Tưởng chống Nhật mà là do Trương muốn lên thay Tưởng để lãnh đạo chính phủ chống Nhật.

Một phát hiện nữa là Mao Trạch Đông cài được 4 người của mình vào cơ quan đầu não QDĐ: Thiệu Lực Tử, Trương Trị Trung, Vệ Lập Hoàng và Hồ Tôn Nam (nhưng các hậu duệ của Hồ Tôn Nam bác bỏ ý kiến này). Nhờ có nội gián nên Mao thắng trong cuộc nội chiến với Tưởng.

Trong chuyện Mao Trạch Đông làm bom nguyên tử, Jung Chang chứng minh “Trung Quốc làm không nổi bom nguyên tử, cơ sở làm bom nguyên tử chỉ là nhà máy thứ hai của chuyên gia Liên Xô đặt tại Trung Quốc mà thôi”.

Trong quá trình biên soạn sách, Jung Chang phát hiện có mấy việc làm bà sửng sốt. Thứ nhất là việc bỏ mặc dân chết đói để trưng thu lương thực đổi lấy bom nguyên tử của Liên Xô; 156 cơ sở công nghiệp Liên Xô giúp Trung Quốc thực hiện công nghiệp hóa thực ra là đều làm công nghiệp quân sự. Nếu Trung Quốc không xuất khẩu nông sản để đổi lấy kỹ thuật quân sự của Liên Xô thì sẽ chẳng có người nào chết đói cả.

Trong ba năm 1958-1960, có 38 triệu dân chết đói. Mới đầu Jung Chang cho rằng đó là do Mao không biết làm kinh tế, nhưng qua tìm hiểu kỹ, bà mới biết tuy Mao không hiểu kinh tế nhưng khi Mao đã biết dân chết đói rồi mà ông vẫn cứ quán triệt chính sách của mình, trưng thu lương thực lẽ ra dùng để nuôi sống dân đem xuất khẩu sang Liên Xô đổi lấy trang bị quân sự tiên tiến. Thậm chí Mao còn nói xác người chết đem chôn làm phân bón ruộng là xong. Để làm phong trào Đại Nhảy vọt, Mao còn nói không tiếc chết một nửa số dân cả nước. Lưu Thiếu Kỳ thấy không thể làm thế bèn triệu tập cuộc họp 7.000 người định ngăn Đại Nhảy vọt. Đây chính là nguyên nhân Mao phát động Cách mạng Văn hóa để trả thù Lưu. Như vậy việc Mao muốn làm bom nguyên tử đã gây ra số người chết nhiều gấp 100 lần số người chết bởi hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật trong Thế chiến II.

Thứ hai là chuyện năm 1975, Mao đã 82 tuổi, biết mình chẳng còn sống được bao lâu nữa, khi ấy người ông muốn gặp nhất là Tổng thống Mỹ Nixon. Thực ra hai người đã gặp nhau lần đầu khi Nixon đến thăm Trung Quốc hồi tháng 2/1972. Lần này Mao có ý muốn chào vĩnh biệt Tổng thống Mỹ. Tháng 2/1976, Mao ra lệnh cho một chiếc chuyên cơ Boeing 707 chở Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao Trung Quốc sang Los Angeles đón Nixon đến Bắc Kinh. Jung Chang viết: Khi gặp lại nhau, Mao dùng trà thay cho rượu, hai người cũng cạn chén với nhau. Khi Nixon ra về, Mao cố gắng bước loạng choạng ra tận cửa tiễn khách với bộ mặt vô cùng ngao ngán. Mao còn chủ ý đưa vào chương trình buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng Nixon tiết mục ngâm mấy bài thi từ cổ của Vương An Thạch mà Mao ưa thích. Ngày 9/9 cùng năm, Mao qua đời.

Thứ ba là chuyện Mao làm lễ truy điệu Tưởng Giới Thạch — người Mao coi là kẻ thù lớn nhất trong đời mình. Lễ truy điệu chỉ có tính chất cá nhân. Hôm ấy Mao ăn rất ít, lặng lẽ, nghiêm trang nghe đĩa ghi giọng ngâm bài từ của Trương Nguyên Can, bài này rất ngắn, chỉ có vài phút nhưng Mao yêu cầu nghe đi nghe lại mấy lần, tạo ra không khí tang lễ. Mao muốn dùng bài từ có nội dung tiễn bạn đi lưu vong nơi xa này để chia tay Tưởng lần cuối cùng “Mao nằm yên lặng nghe, thỉnh thoảng đập tay xuống giường cất giọng ngâm theo, tỏ ra rất buồn bã” — trong sách viết.

Báo Đức Thế giới nhận xét: Điều làm cho sách này gây chấn động dư luận là ở chỗ nó đã bóc trần những câu chuyện thần thoại và bịa đặt về công trạng và chiến lược cao siêu của Mao trong quá trình xây dựng nước Trung Hoa Mới kể từ cuộc trường chinh năm 1934-1935. Số người tham gia trường chinh lúc đầu là 86 nghìn, khi kết thúc chỉ còn chưa đầy 4 nghìn. Ngoài các điều kiện bất lợi như khí hậu khắc nghiệt, thiếu lương thực … thì nguyên nhân chính gây ra thiệt hại về người là do sự lãnh đạo chỉ huy kém cỏi của Mao.

Jung Chang còn không kiêng nể phơi bày một sự thật là từ thời thanh niên Mao đã không quan tâm tới vấn đề nông dân. Mọi người đều biết “Thần thoại về Mao Trạch Đông” chủ yếu ca ngợi Mao là nhà quân sự của chiến tranh nông dân, nhà tổ chức các cuộc vận động nông dân. Jung Chang viết: các “Chỉ thị vĩ đại” “Vấn đề trung tâm của cách mạng Trung Quốc là vấn đề nông dân”, “Phải tiến hành cách mạng ruộng đất” đều đến từ Moskva; sau khi tiếp thu chỉ thị đó, Mao mới bắt đầu quan tâm tới vấn đề nông dân. “Cống hiến đặc biệt” của Mao đối với nông dân là ông ta không chút thương xót bắt họ đi lính, đi phu, đóng sưu cao thuế nặng và trưng thu lương thực của họ; sau khi giành chính quyền, Mao dựa vào sự bóc lột quyền lợi của nông dân để phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp quân sự.

Mang danh là “Người con của nông dân Trung Quốc”, Mao dựa vào sự hy sinh to lớn của nông dân để giành được giang sơn này, nhưng ông ta lại không uống nước nhớ nguồn, bù đắp cho nông dân chút nào; ngược lại, Mao còn gây ra đại bi kịch xưa nay chưa từng có, làm cho mấy chục triệu người chết đói. Khi thấy người chết nhiều quá, có nơi người đói ăn thịt lẫn nhau, Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ lo lắng: “Người ăn thịt người, sách sử phải chép lại chuyện này”. Nhưng Mao chẳng hề xúc động, vẫn quyết làm theo ý mình, đúng là một người lòng dạ sắt đá. Chương 36 phơi bày nguồn gốc sự bần cùng của Trung Quốc là chính sách công nghiệp hóa do Mao tiến hành vào thập niên 1950, thực chất đó là công nghiệp hóa quân sự nhằm xây dựng bá quyền vũ lực của Mao.

Cuốn sách còn tiết lộ những bí mật chưa ai biết như sau khi gia nhập ĐCSTQ, Mao từng nhận tiền “Trợ cấp nhà cách mạng chuyên nghiệp” do Liên Xô đài thọ. Mao từng cảm ơn số tiền này đã giúp cải thiện đời sống vật chất của ông.

Chương 19 có nêu tin: Sau khi Trung Quốc và Nhật xảy ra chiến tranh toàn diện, Ngoại trưởng Liên Xô Litvinov nói với Phó Thủ tướng Pháp rằng Liên Xô “Cảm thấy cực kỳ phấn khởi trước việc Nhật giao chiến với Trung Quốc và mong cuộc chiến này càng kéo dài càng tốt.” Đó là vì Stalin muốn Nhật bận chiến tranh ở Trung Quốc mà không gây sự với Liên Xô.

Chương 28 có nói về thái độ của Mỹ và Liên Xô đối với cuộc nội chiến ở Trung Quốc. Mới đầu Mỹ giữ chính sách trung lập, không cung cấp vũ khí cho bên ĐCSTQ hoặc bên QDĐ. Sau 1948 Mỹ mới cung cấp viện trợ quân sự và tài chính cho phía QDĐ.

Liên Xô cung cấp cho ĐCSTQ các vũ khí thu được từ quân Nhật đầu hàng, gồm: 900 máy bay, 700 xe tăng, hơn 3.700 trọng pháo các loại, gần 12 nghìn súng máy, một hạm đội khá nhiều tàu chiến nhỏ, rất nhiều súng bộ binh, súng máy cao xạ, xe bọc thép. Liên Xô cũng chuyển cho ĐCSTQ rất nhiều trang bị quân sự (dùng hơn 2.000 xe tải mới chở hết) thu được từ quân Nhật đóng tại Triều Tiên, cũng như nhiều trang bị quân sự Liên Xô thu được từ quân Nhật ở Mông Cổ. Liên Xô cũng cung cấp cho ĐCSTQ các vũ khí Liên Xô và vũ khí Đức thu được trên chiến trường Xô-Đức, nhưng ĐCSTQ đều cho mài hết các chữ Đức trên vũ khí và nói đấy là vũ khí Mỹ cướp được từ quân đội Tưởng.

Ngoài ra ĐCSTQ còn bí mật nhận từ Liên Xô hàng chục nghìn tù binh Nhật do Liên Xô bắt giữ. Số tù binh này đã góp công lớn huấn luyện quân đội của Mao Trạch Đông có khả năng tác chiến giỏi. Họ dạy người Trung Quốc cách sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa vũ khí Nhật. Chính phi công tù binh Nhật đã lập ra không quân của Quân Giải phóng Trung Quốc.

——————–

[1] Tưởng Vĩ Quốc (1916-1997), con thứ hai của Tưởng Giới Thạch (nghe nói là con nuôi), nhà chiến lược quân sự, Tư lệnh bộ đội thiết giáp quân đội QDĐ. – Trương Học Lương (1901-2001), Thượng tướng quân đội QDĐ, đồng chủ mưu vụ bắt giữ TGT ở Tây An năm 1936, sau bị TGT bắt giam. Năm 1990 được trả tự do ở Đài Loan. – Trần Lập Phu (1900-2001), nguyên Trưởng ban Bí thư QDĐ, bí thư cơ yếu của TGT.

[2] Các nhân viên làm việc bên MTĐ vào cuối đời Mao như Mạnh Cẩm Vân, Sư Triết, Chương Hàm Chi, Trương Ngọc Phượng, và những người cũ như La Chương Long, Dịch Lễ Dung, Tằng Chí, Lý Thục Nhất, Tiêu Khắc, …, một số người từng có quan hệ công việc với Mao như Vương Quang Mỹ (vợ Lưu Thiếu Kỳ), vợ Lý Lập Tam, con gái Lâm Bưu, con gái Bác Cổ, con gái Vương Minh, mẹ kế Đặng Tiểu Bình v.v…

[3] Mao ở chiến khu vui vẻ với các cô gái mà không đón vợ và 3 con lên theo, vì thế vợ ở quê nhà bị QDĐ bắt.

Mao Trạch Đông Từng Nói Một Câu Gì Khiến Cả Hội Nghị Sởn Gai Ốc?

Nhân vật

Tháng 05/1966, trong Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng, Mao Trạch Đông đã thông báo đề xuất triển khai cuộc vận động “Cách mạng Văn hóa”. Nhưng Cách mạng Văn hóa lại bị Lưu Thiếu Kỳ và một số lãnh đạo cấp cao khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tìm cách ngăn chặn.

Học giả sinh sống tại Mỹ Cao Văn Khiêm trong tác phẩm “Trung Quốc muốn tiến bộ, phải triệt để phê bình Mao” của mình đã nói rằng, để thay đổi cục diện “lạnh tanh” của cuộc vận động, Mao đã quyết định phải hâm nóng bằng Cách mạng Văn hóa.

Ngày 01/08/1966, Mao Trạch Đông triệu tập Hội nghị Trung ương 11 khóa 08 của ĐCSTQ, lần này Mao thay đổi cách làm so với trước đây, đích thân thực hiện khâu chuẩn bị và chủ trì hội nghị. Hội nghị ban đầu dự kiến diễn ra trong 5 ngày và trong chương trình hội nghị cũng không xen vào Hội nghị Thường ủy Bộ Chính trị mở rộng.

Hội nghị lần này giống với Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng diễn ra vào tháng 05/1966, không khí vô cùng căng thẳng, những người đến tham dự luôn ở trong tâm trạng bất an, không muốn phát biểu vì sợ nhỡ sẽ nói sai điều gì, nhưng lại không thể không biểu đạt ý kiến, thế là ai cũng nhắm vào phê bình Tổ công tác của Mao Trạch Đông, kiểm điểm bản thân mình “không theo kịp tư tưởng của chủ tịch”, “phạm phải sai lầm mang tính chất phương hướng”, v.v.

Vì thế, Mao Trạch Đông đã in và phát 2 bài báo viết về tạo phản cách mạng do Hồng vệ binh Đại học Thanh Hoa viết, cũng như lá thư hồi đáp do tự tay mình viết ra làm văn kiện cho hội nghị để nhóm một mồi lửa.

Thấy hội nghị trôi qua mà vấn đề vẫn chưa được giải quyết, Mao Trạch Đông rất lo lắng. Mao nhìn nhận rằng gốc rễ lực cản trở cuộc Cách mạng Văn hóa tồn tại trong nội đảng chính là Lưu Thiếu Kỳ, cũng có khá nhiều người đồng tình với Lưu Thiếu Kỳ về phương diện tư tưởng. Nếu như không mau chóng giải quyết triệt để Lưu Thiếu Kỳ, thì không những không cách nào thay đổi cục diện, mà sẽ còn như ‘kiếm củi ba năm thiêu một giờ’, lưu lại tai họa về sau.

Mao vuột ra một câu nói khiến cả hội nghị sởn gai ốc

Trong thời Cách mạng Văn hóa, cựu chủ tịch ĐCSTQ Lưu Thiếu Kỳ bị phê bình đấu tố. (Ảnh: Freewechat)

Ở trong tình huống này, Mao Trạch Đông quyết định tự thân xuất mã, làm bầu không khí hội nghị căng thẳng tột đỉnh, khi đưa ra vấn đề Lưu Thiếu Kỳ. Ngày 04/08, Mao bổ sung thêm Hội nghị Thường ủy Bộ Chính trị vào chương trình và đích thân Mao chủ trì hội nghị này. Trong hội nghị này Mao đã áp dụng kế kích tướng chỉ trích Lưu Thiếu Kỳ lệch lạc phương hướng, lộ tuyến sai lầm, làm trái với chủ nghĩa Mác.

Khi bị Mao khiển trách, nhục mạ, Lưu Thiếu Kỳ đã không lường trước được họa sát thân, dần dần không kiểm soát được tâm trạng của mình, cuối cùng không thể nhịn được nữa, Lưu Thiếu Kỳ bùng nổ xung đột cãi vã với Mao, còn dùng câu mà bản thân Mao thường nói để đáp lễ: “Mất chức à, không sợ mất chức, không sợ giáng cấp, không sợ khai trừ đảng viên, không sợ vợ ly hôn, không sợ ngồi tù mất đầu”.

Giống như đổ thêm dầu vào lửa, Mao sau đó đã vuột ra một câu khiến cho mọi người sởn gai ốc: “Bọn đầu trâu mặt ngựa hiện đang ngồi ở đây”, đồng thời tuyên bố hủy chương trình hội nghị ban đầu, chuyển sang thành phân tổ truyền đạt nội dung cuộc họp Thường ủy mở rộng này.

Sau khi hội nghị kết thúc, Mao nhận định Lưu Thiếu Kỳ đã không có thuốc chữa, cuối cùng hạ quyết tâm mỗi người một ngả với Lưu Thiếu Kỳ, bãi bỏ địa vị nối nghiệp của Lưu Thiếu Kỳ. Mao quyết định kéo dài ngày họp Trung ương, thay đổi chương trình hội nghị, bắt tay thực hiện công tác tư tưởng, tổ chức…

Ngày 05/08, Mao Trạch Đông viết bài “Một bài báo của tôi – Nã pháo vào Bộ Tư lệnh”, đã dùng ngôn ngữ vô cùng gay gắt, kịch liệt lên án Lưu Thiếu Kỳ “đứng trên lập trường của giai cấp tư sản phản động, thực hành chuyên chính của giai cấp tư sản, chống đối lại vận động Cách mạng Văn hóa oanh liệt của giai cấp vô sản, khiến phải trái trắng đen lẫn lộn, vây quét cách mạng, áp chế bất đồng ý kiến, thực hành khủng bố trắng, dương dương tự đắc, thể hiện sự hung hăng của giai cấp tư sản, tiêu diệt chí khí của giai cấp vô sản!”.

Bài báo này của Mao sau đó đã được in và phát cho toàn hội nghị nhằm phê bình tư tưởng của Lưu Thiếu Kỳ. Toàn bộ hội nghị Trung ương chuyển sang “vạch trần phê phán” Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình.

Cùng lúc đó, Mao Trạch Đông bí mật phái Uông Đông Hưng triệu hồi Lâm Bưu vốn đang xin nghỉ đi điều dưỡng tại Đại Liên về Bắc Kinh tham gia hội nghị, trợ chiến cho mình, chuẩn bị dùng Lâm Bưu thay thế Lưu Thiếu Kỳ làm người nối nghiệp. Sau đó Lưu Thiếu Kỳ đã bị hạ bệ và bị giam lỏng, bức hại cho đến chết.

Nguồn: Lê Hiếu/Tinh Hoa

Những Điều Chưa Biết Về ‘Paven’

Nicôlai Ôxtơrôpxki

Cuộc đời Nicôlai Ôxtơrôpxki- tác giả huyền thoại của tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” được tái hiện trong bộ phim đang được VTV1 phát sóng buổi 23 giờ hàng ngày.

Nếu như con người Nga này- mà chúng ta thường gọi là “Paven”- còn sống thì năm nay ông đã hơn 100 tuổi (N. Ôxtơrôpxki sinh năm 1904).

15 tuổi đã tham gia chiến đấu, xung phong trong làn mưa đạn, trong gió lạnh băng tuyết, bị thương không chịu rời hỏa tuyến, bệnh nặng vẫn ở trên công trường. Những năm tháng gian nan vất vả đã hủy hoại sức khỏe của ông. 23 tuổi bại liệt toàn thân, 24 tuổi mù cả đôi mắt.

Vô cùng tuyệt vọng, có lúc ông đã định tự tử để kết liễu đời mình, nhưng rồi ông nảy ra ý định: Nếu như không kể lại cuộc đời mình tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng vinh quang cho thế hệ sau thì chết cũng không nhắm mắt được. Thế là ông quăng khẩu súng đi, cầm lấy ngọn bút để viết. Vũ khí mới này là văn học.

Năm 1932, trải qua biết bao khó khăn, mệt mỏi và đau đớn về thể xác, ông đã viết xong một tiểu thuyết tự truyện. Bản thảo gửi đi in, lâu rồi mà chẳng có hồi âm. Hỏi ra mới biết bưu điện đã làm thất lạc. Không nản chí, Ôxtơrôpxki viết lại, rồi lại gửi đi. Bản thảo bị trả lại.

Vẫn không thối chí, ông nhờ người trực tiếp đưa bản thảo đến tận văn phòng của Phó tổng biên tập tạp chí “Thanh niên cận vệ quân”. Đó là năm 1934.

Vị Phó tổng biên tập này tên là Kôrôxôp, người chân thật và có trình độ. Xem xong bản thảo, ông quyết định cho in ngay. Đầu tiên in dài kỳ trên báo “Thanh niên cận vệ quân”, sau in thành sách, lập tức gây chấn động xã hội.

Chỉ trong năm 1935, tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” đã in tới 2 triệu bản. N.Ôxtơrôpxki như “khách trên trời” bỗng nhiên xuất hiện trên văn đàn Liên Xô. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông trở thành nhân vật nổi tiếng.

Mộ Ôxtơrôpxki tại Nghĩa trang danh nhân ở Matxcơva – Ảnh: T.V

Sau khi Ôxtơrôpxki tạ thế, Phó tổng biên tập Kôrôxôp đã viết một bài hồi ký, qua hồi ký người ta được biết cuốn “Thép đã tôi thế đấy” được ra mắt bạn đọc là có công to lớn của ông. Ông tiết lộ một chi tiết thú vị: Trước khi in báo, Kôrôxôp đề nghị tác giả đổi tên sách thành “Paven Coocsaghin”, nhưng Ôxtơrôpxki không chịu.

Ngoài tên sách, Kôrôxôp còn đề nghị tác giả sửa chữa nhiều chỗ nữa, Ôxtơrôpxki tiếp thu và sửa chữa vài chỗ, có thể kể ra đây hai thí dụ: Paven Coocsaghin có ba mối tình.

Người yêu đầu tiên của anh là Inna, con gái một viên quan coi rừng. Phó tổng biên tập Kôrôxôp nhớ lại thời trung học có rất nhiều cô tên là Inna, nhưng phần lớn sau Cách mạng Tháng Mười, họ đã theo bố mẹ thuộc thành phần tư sản chạy ra nước ngoài.

Ông muốn cô gái trong tiểu thuyết của Ôxtơrôpxki đẹp hơn những cô gái có tên là Inna mà ông từng quen biết, nên đề nghị tác giả, đổi tên cô nàng kia thành Tônia. Tác giả đã sửa theo lời đề nghị đó.

Ai đã từng đọc, thậm chí nhiều người chưa đọc “Thép đã tôi thế đấy” đều biết câu nói nổi tiếng của Paven: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”. Câu châm ngôn này đến nay vẫn được rất nhiều người ưa thích.

Cuối năm 1936, bệnh tình của Ôxtơrôpxki ngày một trầm trọng. Khi dự cảm được tử thần sắp đến gọi mình đi, ông liền gọi vợ lại bên giường, nói:

– Bây giờ anh muốn nói với em một câu, có lẽ đây là lời cuối cùng của anh… Đời anh sống không tồi… Tất cả đều tự tay mình làm ra cả, nhưng không phải dễ dàng mà có đâu… Anh đã phấn đấu cả một đời. Em cũng đã biết anh chưa bao giờ khuất phục trước khó khăn…

Phải chăm chỉ học hành, không có văn hóa thì em không trưởng thành được… Hãy nghĩ đến bố mẹ chúng ta. Các cụ đã khổ cả cuộc đời vì chúng ta… Chúng ta nợ các cụ rất nhiều… mà chưa kịp báo đáp được gì. Em nên báo hiếu mẹ…

Nói đến đấy, Ôxtơrôpxki ngất đi. Khi tỉnh lại ông hỏi:

– Anh có rên không?

– Không.

– Em nhìn kìa? Tử thần đã đến gần, nhưng anh không chịu khuất phục.

Rồi ông lại ngất lịm đi. Rồi lại tỉnh, lại hỏi:

– Anh có rên không?

– Không.

– Thế thì tốt, điều đó có nghĩa là tử thần chưa làm gì được anh.

Rồi ông lại hôn mê và cuối cùng không tỉnh lại được nữa.

Ngày 22/12/1936, Ôxtơrôpxki vừa mới 32 tuổi xuân đã lìa đời tại một bệnh viện ở Matxcơva. Sau này nơi này đã trở thành Nhà tưởng niệm ông.

Nay ai có dịp đến Matxcơva đến thăm Nhà tưởng niệm đó, sẽ nhớ nhất là chiếc giường sắt, nơi Ôxtơrôpxki đã nằm bất động ở đó bao tháng ngày. Và di ngôn (Lời nói cuối cùng) vẫn còn ghi lại ở bên giường của ông.

Lê Huy Tiêu

Bật Mí Những Thú Vị Về Hoa Lavender Có Thể Bạn Chưa Biết

Tên khoa học: Lavandula Họ: Lamiaceae Lindl Tên tiếng Anh: Lavender, Spike, Nard – cây cam tùng thơm, Elf – người tí hon… Có nhiều loại hoa oải hương: Oải hương Anh – Lavandula Augustifolia , Betty Blue, Melissa, Silver frost, Royal velvet, Lavendulastocheas, Dutch Mills… có nhiều màu, nhưng đặc trưng nhất vẫn là màu tím. Màu tím oải hương tạo nên sự lãng mạn thơ mộng cho những vùng Provence – Pháp hay Tuscany – Ý làm say đắm lòng du khách.

Nguồn gốc của hoa Lavender Oải hương – Lavender là loại cây bụi thường niên có mùi thơm nồng. Tên khoa học của nó Lavendula từ tiếng Latin lavare có nghĩa là rửa – to wash. Hoa oải hương có cuống hoa dài, màu xám và có góc cạnh, vỏ cây dẹt. Lá mọc đối nhau, không có cuống và được phủ một lớp lông tơ mịn. Hoa oải hương có màu tím hoa cà, ống hoa được sắp xếp liên tục vòng quanh cuống hoa.

vốn nổi tiếng ở miền nam nước Pháp như Provence, Avignon. Thực ra oải hương vốn có nguồn gốc từ miền Địa Trung Hải và được biết đến cách đây hàng nghìn năm từ thời Hy Lạp cổ đại. Người La Mã đã gieo trồng nó ở khắp các nước châu Âu, trong đó miền Nam nước Pháp là một trong những nơi có nhiều oải hương nhất.

Suốt thời Trung Cổ, oải hương được xem như là thảo dược của tình yêu – herb of love. Cây oải hương đã từng được biết đến cách đây hàng ngàn năm, từ thời Hy Lạp cổ đại. Người La Mã đã mang nó phổ biến ra khắp châu Âu, tất cả những nơi nào mà họ đặt chân đến, nhằm có tạo nên nguồn cung cấp dầu oải hương tại địa phương. Đây chính là một loại dược liệu thiên nhiên được ưa chuộng thời cổ đại. Người Hy Lạp và La Mã sử dụng nó pha vào nước tắm bởi hương thơm và khả năng chữa bệnh của oải hương.

Ý nghĩa của hoa Lavender Hoa Lavender là một trong những loài thảo mộc thiêng liêng giữa mùa hè, và nó còn tượng trưng cho điều may mắn. Và nếu rắc tung những bông oải hương khô trong nhà, chúng sẽ mang lại sự bình yên, hoà thuận.

Những bó hoa oải hương cũng được trao cho các cặp vợ chồng mới cưới để mang lại may mắn. Và rắc tung những bông oải hương khô trong nhà được cho là mang lại sự bình yên, hoà thuận.

Hoa lavender mang ý nghĩa của sự thủy chung. Và còn có người cho rằng hoa oải hương mang hàm ý là sự nghi ngờ, nhưng người Trung Quốc lại nói hoa oải hương hàm chứa ý nghĩa “chờ đợi tình yêu”. Một nhánh oải hương kết hợp với một nhánh hương thảo – rosemary là biểu tượng của sự trinh bạch.

Shop mong rằng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loài hoa Lavender xinh đẹp này.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Chuyện Chưa Biết Về Mao Trạch Đông trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!