Xu Hướng 4/2023 # Phật Dạy Về Ác Khẩu Và Quả Báo # Top 9 View | Dtdecopark.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Phật Dạy Về Ác Khẩu Và Quả Báo # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Phật Dạy Về Ác Khẩu Và Quả Báo được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phật dạy rằng, Ác khẩu hay còn gọi là ác ngữ. Đây là một trong bốn điều bất thiện thuộc về lời nói (vọng ngữ, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu).

“Ngày xưa, trong thành Xá Vệ có một người rất giàu, tên là Sư Chất, đã hơn 40 tuổi mà chưa có con. Hai vợ chồng rất lo lắng. Họ đến một nhà Bà La Môn xin bốc một quẻ bói xem sau này có sinh được đứa con trai hay gái nào không. Họ vô cùng thất vọng nghe thầy bói trả lời rằng suốt đời họ sẽ không có con.

Sư Chất nghe thế không chịu tin. Ông lại đi tìm một ông thầy tướng số khác, cao tay ấn hơn, nhiều kinh nghiệm hơn xin bốc quẻ. Vị thầy tướng này vốn được mọi người tôn kính và khen ngợi là bói linh như thần, lại cũng làm cho ông thất vọng.

Sư Chất đi về mà lòng phiền muộn, bỗng sực nhớ đến bậc đại thánh Thích Ca Mâu Ni, tự nghĩ:

– Đức Phật là giáo chủ của trời và người. Ngài là bậc Nhất thiết trí, không có gì là Ngài không biết, không có gì là Ngài không hiểu. Tại sao ta lại không đến gặp Ngài xin chỉ giáo?

Nghĩ đến đây ông bèn nhắm hướng tinh xá Kỳ Viên mà đi. Cung kính đảnh lễ đức Phật xong, ông chắp tay bạch:

– Bạch đức Thế Tôn đại bi, xin Ngài thương xót chúng sinh ngu si mà chỉ giáo. Con có chút ưu tư, năm nay đã hơn 40 mà chưa có đứa con trai nối dõi. Đó là do nhân duyên gì, cúi xin đức Phật khai thị.

Đức Phật trả lời:

– Không lâu nữa ông sẽ có một đứa con trai, vừa có phúc lại vừa có đức. Chỉ có điều là khi nó vừa lớn nó sẽ xin xuất gia.

Nghe tin này Sư Chất rất đỗi vui mừng, thành tâm đảnh lễ chân Phật, rồi thỉnh cầu:

– Cầu xin Thế Tôn và chư tăng cho phép chúng con được cúng dường vào trưa mai, để chúng con được kết thêm thiện duyên và trồng chủng tử vào ruộng phước của Như Lai.

Đức Phật nhận lời rồi, Sư Chất hoan hỉ quay về chuẩn bị đàn trai. Hôm sau ông dẫn đầu gia nhân, chân thành cúng dường những món ăn thức uống ngon lành đẹp mắt nhất.

Đức Phật nhận cúng dường xong, thuyết một thời pháp rồi dẫn tăng chúng quay về tinh xá. Đi được nửa đường, đức Phật và tăng chúng ngồi dưới một gốc cây bên bờ sông nghỉ ngơi. Bỗng từ trên cây, một con khỉ nhảy xuống xin mượn bình bát của đức Phật. Nó ôm bình bát chạy đi thật xa rồi quay về, trong bình bát chứa đầy mật ngọt.

Nó dùng hai tay kính cẩn dâng bình bát lên đức Phật. Ngài nhận lấy và chia cho chư tăng dùng để con khỉ được nhiều phúc đức. Con khỉ thấy thế mừng rỡ nhảy nhót.

Không lâu sau nó đến ngày tận số, đầu thai làm người, sinh vào nhà của Sư Chất.

Lúc nó sinh ra, trong nhà phàm có vật dụng gì có thể chứa đựng thức ăn, thì vật dụng ấy bỗng đầy ắp mật và đường. Vợ chồng Sư Chất thấy điều quái dị, bèn do nhân duyên này đặt tên con là Mật Thắng.

Thời gian vùn vụt trôi mau như tên bắn. Hơn mười năm trôi qua như trong nháy mắt, Mật Thắng nay đã lớn khôn. Chú bé chán ngán chuyện thế tục, xin phép cha mẹ cho mình được xuất gia. Cha mẹ hết sức vui mừng mà trả lời:

– Lúc con chưa ra đời, đức Phật đã biết sẽ có ngày hôm nay. Bây giờ con muốn xuất gia, cha mẹ rất hoan hỉ. Không bao giờ cha mẹ ngăn chặn con một cách vô lý.

Được cha mẹ hoan hỉ cho phép rồi, Mật Thắng đến tinh xá Kỳ Viên xin xuất gia với đức Phật. Nhờ có tiền duyên, Mật Thắng chứng quả rất mau.

Một hôm, thầy đang trên đường đi độ hóa với các bạn đồng tu, cảm thấy vừa nóng vừa khát lạ thường, ai nấy đều ao ước có một cái gì để uống. Tỳ Kheo Mật Thắng bèn cầm bát tung lên trời rồi sau đó dùng hai tay tiếp lấy bát trở về. Bấy giờ trong bát đựng đầy mật ngọt. Mật Thắng bèn chia cho chúng tăng giải khát.

Về tới tinh xá, một vị Tỳ Kheo đi tìm đức Phật xin thỉnh giáo:

– Bạch Thế Tôn, trong quá khứ Tỳ Kheo Mật Thắng đã tu phúc đức gì mà bây giờ bất cứ lúc nào, ở đâu cũng có thể có đường và mật?

Đức Phật trả lời:

– Các ông có nhớ có một lần lâu lắm rồi, có một con khỉ đem mật ngọt đến cúng dường Như Lai và chúng tăng không? Nhờ bố thí với thiện tâm, nên sau khi chết rồi nó được sinh ra làm người. Nó chân thành cúng mật ngọt cho Phật nên kiếp này nó có thể được đường và mật bất cứ lúc nào và ở đâu.

Đức Phật nói xong, vị Tỳ Kheo nọ hỏi tiếp:

– Bạch Thế Tôn! Thế thì tiền kiếp Mật Thắng do nhân duyên gì mà bị đọa làm thân khỉ?

Lúc ấy xung quanh đức Phật có rất nhiều đệ tử vân tập, Ngài nhìn họ một lúc rồi đáp:

– Thầy ấy bị đọa xuống làm khỉ là do một nhân duyên xảy ra cách đây 500 kiếp về trước. Thời ấy đức Như Lai Ca Diếp còn tại thế. Lúc đó có một vị Tỳ Kheo trẻ tuổi, tình cờ thấy một vị Tỳ Kheo khác đang băng qua một con suối nhỏ. Vị trẻ tuổi bèn cười chế nhạo, bảo là dáng điệu của vị Tỳ Kheo kia giống hệt như con khỉ. Nhưng sau đó thầy ấy tự biết lỗi lầm của mình, đến xin sám hối với vị Tỳ Kheo mà mình đã chế nhạo. Vị Tỳ Kheo trẻ tuổi đã phạm tội ác khẩu nên bị đọa xuống làm khỉ. Tuy nhiên nhờ thắng duyên biết sám hối nên kiếp này mới được gặp Phật và được Phật độ. Nhờ đó vị ấy chứng quả A La Hán một cách mau chóng.

Nghe đức Phật giảng xong, các vị Tỳ Kheo đều nhận ra rằng một câu nói ác cũng có thể chiêu cảm nghiệp khổ. Vì thế không còn ai dám ác khẩu, ngay cả đến một câu nói đùa cũng không dám nói.

Thực hành lời Phật dạy về ác khẩu nghiệp báo để sống tốt đời đẹp đạo

Lời ái ngữ có thể xoa dịu nỗi đau người trần thế; lời ác khẩu thâm độc lại làm tổn thương người đối diện. Trong nhân gian từ lâu đã có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nhân gian cũng dạy “ếch chết tại miệng”, “nghiệp do miệng mà ra”.

Vậy hà cớ chi ta không nói những lời ái ngữ. Những lời ái ngữ sử dụng với đúng người, đúng thời điểm, hoàn cảnh còn có thể thay chuyển người khác. Bằng lời ái ngữ, bạn có thể giúp người khác tránh việc ác, làm việc thiện. Những lời ác khẩu chẳng những làm người khác tổn thương, nó còn là nguyên do của sân hận. Sân hận sanh sân hận. Thù hằn nối thù hằn. Nghiệp ác kiếp nối kiếp. Duyên nợ kéo muôn đời trả sao cho hết. Thật chẳng nên!

Vì vậy, xét lời Phật dạy về ác khẩu nghiệp báo mà giữ miệng, tu khẩu nghiệp thật tốt.

Lời Phật Dạy Về Nhân Quả: Quả Báo Nhãn Tiền Cho Kẻ Ác!

Thời gian qua, thông tin về vụ án nữ sinh Cao Thị Mỹ Duyên bị sát hại khi đi giao gà vào chiều 30 Tết khiến dư luận xã hội dấy lên làn sóng phẫn nộ trước hành vi man rợ của 5 đối tượng tại Điện Biên.

Vụ án cô gái giao gà bị sát hại ngày 30 Tết

Thời gian gần đây, vụ án cô gái giao gà bị sát hại ngày 30 Tết đã gây rúng động dư luận. Qua đây, Phong Thuỷ Tử Vi xin mạn bàn về luật nhân quả.

Nhân quả báo ứng, xét về phương diện thời gian mà nói thì chính là mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại, hiện tại và tương lai. Trong kinh Phật có cách nói “Tam thời báo” chính là hiện báo, sinh báo và hậu báo.

Nhân quả cuối cùng rồi cũng đến, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. 5 hung thủ gây ra vụ án cô gái giao gà bị sát hại ngày 30 Tết cuối cùng cũng sa lưới pháp luật sau 72h phá án, truy tìm manh mối của lực lượng an ninh.

Lời Phật dạy về nhân quả: Xin đừng làm điều trái lương tâm, nhân quả là có thật

Bài học về lương tri con người qua câu chuyện trên một lần nữa lại thức tỉnh chúng ta.

Luật nhân quả báo ứng là có thật. Dù có hành sự kỹ lưỡng đến đâu cũng không thể che được trời. Nếu không tự giác nhắc nhở bản thân, báo ứng sẽ không chừa một ai.

Báo ứng có thể chưa đến ngay nhưng sẽ ứng về sau nên nhiều người coi nhẹ mà sống buông thả bản thân, sẵn sàng hại người để thỏa mãn dục vọng cá nhân.

Có nhiều người không tin vào thiện ác hữu báo, không tin vào luân hồi, tự nhận thấy mình không phải kiềm chế bản thân, tự do làm điều mình muốn, dù điều đó ngoài vòng pháp luật.

Lời Phật dạy rằng kiếp trước đã làm điều xấu với ai, lừa lọc ai, thậm chí đoạt đi sinh mệnh của ai thì đều phải hoàn trả.

Kiếp này không trả hết thì sẽ bị đày xuống địa ngục, chịu cảnh giày vò đau đớn khôn xiết, cuối cùng vẫn phải đầu thai làm thân trâu ngựa trả nợ cho người ta.

Nhiều người cho đó là tâm linh huyễn hoặc, tuy nhiên, thực tế sẽ chứng minh cho bạn thấy báo ứng là có thật: phúc đức cạn kiệt, may mắn rời xa, bệnh tật đầy mình, tiền của hao hụt, gia đình lục đục, tâm thái bất an, tai họa rình rập…

Vụ án cô gái đi giao gà bị sát hại đêm 30 Tết đã tìm được hưng thủ. Năm con người ấy rồi sẽ bị Pháp luật trừng trị đích đáng. Họ cứ tưởng rằng chết đi, trả nợ là hết tội; vậy còn cha mẹ, vợ con và người thân của nạn nhân bị sát hại, rồi chính người thân của họ sẽ phải sống sao? Bản án lương tâm đến bao giờ mới có hồi kết?

Theo Lời Phật dạy, nếu trên đời này mọi người đều có Tâm lành, Tâm thiện, Tâm Bồ Tát và ai ai cũng có ý thức nói điều hay, làm việc tốt và luôn tâm niệm là hôm nay mình phải làm được điều gì đó tốt đẹp cho gia đình và cộng đồng thì xã hội sẽ bớt đi hoặc không còn những hành vi phạm pháp, bạo lực, bất nhân nữa!

Tâm thiện, tâm tu nếu gặp người có tâm bất thiện, tâm không tu thì dễ xa nhau. Tâm lêch lạc thì cuộc sống nghiêng ngả, đảo điên.

Nỗi đau của hôm nay bắt nguồn từ sự phóng túng của hôm qua; nỗi khổ của đời này đều do nghiệp chướng từ kiếp trước. Bởi vậy, biết đối diện với hoàn cảnh, chấp nhận thực tại, sống thuận theo tự nhiên, thì tất cả mọi buồn phiền hay oán trách mới có thể tan hòa vào trong sự cảm ân…

Lời Phật Dạy: Người Mẹ Nạo Phá Thai Sẽ Phải Chịu Ác Nghiệp Và Quả Báo Rất Nặng Về Sau?

Theo giáo lý nhà Phật, sát sinh là một trong những tội nặng nhất. Sách Phật cũng dạy, trên đời này có cõi luân hồi, có luật nhân quả. Một chúng sinh phải tạo nghiệp thiện, tu tập hàng ngàn kiếp mới được làm người. Tuy nhiên, trên thực tế, khi chưa được nhìn thấy ánh mặt trời, nhiều sinh linh đã bị “giết” bỏ. Dân gian đã đồn đoán không ít câu chuyện cho rằng, “linh hồn” của những đứa bé đó sẽ oán hận và đi theo người mẹ suốt đời.

Vòng luân hồi báo ân, báo oán

Đại đức Thích Đồng Giải, Trụ trì chùa Linh Sơn và chùa Vạn Phật (thành phố Plei Ku, Gia Lai) từng chia sẻ rằng, không ít người phụ nữ cũng nói chuyện với ông, vì một lẽ gì đó mà họ phải từ bỏ cái thai trong bụng mình. Tối ngủ, họ thường xuyên nằm mơ thấy một đứa trẻ lạ mặt chạy xung quanh.

Con người không chỉ có một kiếp, người này gặp người kia để trả nợ, báo ân, báo oán và đòi nợ. Tùy theo duyên, nghiệp mà họ đi theo nhau đến cả ngàn kiếp. Việc không ít gia đình làm ăn lụi bại sau khi phá thai là điều phù hợp với luật nhân quả bởi khi sát sinh, nghiệp ác đó có thể báo ứng ngay ở hiện tại (kiếp này) hoặc tương lai (kiếp sau).

Nhiều người gây nghiệp ác, phá thai còn phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Chính vì thế, khi mắc sai lầm hãy thành tâm sám hối bằng tất cả tấm lòng, không nên tìm cách bào chữa, bởi không có lý do nào được xem là hợp lý để tước đi quyền sống của một con con người.

Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 300.000 ca phá thai, có nghĩa là 300.000 sinh linh, mạng sống đã bị chối bỏ.

Mọi người cần phải nhận thức được tác hại của việc nạo phá thai đến sức khỏe, tâm lý và hạnh phúc gia đình. Nhiều thiếu nữ sau khi phá thai đã tự tử và nhiều phụ nữ luôn ray rứt, bị trầm cảm, ám ảnh về chuyện phá thai đến suốt đời.Tuy nhiên, bên cạnh những người tỏ ra sám hối thì không ít phụ nữ coi đó là điều bình thường. Bởi họ cho rằng, đứa trẻ chưa sinh ra, việc phá thai không phạm pháp. Đây là cách suy nghĩ lệch lạc và tội ác không thể dung thứ được.

Ác nghiệp, hậu quả về sau

Trong sách nhà Phật có nói đến thuyết luân hồi. Có nghĩa là khi một người mất đi, thần thức của họ vẫn sống. Thần thức không tồn tại dưới dạng vật chất nên người bình thường không thể nhìn thấy được. Thần thức của người đó sẽ tồn tại 49 ngày rồi tự mất đi. Tùy theo nghiệp của người chết sẽ được đầu thai theo 6 nẻo luân hồi. Đó là cõi Trời, cõi Người, cõi Atula, cõi Địa ngục, cõi Ngã Quỷ, cõi Súc sinh.

Khi đó, nếu được đầu thai làm người thì phải có ba yếu tố. Thứ nhất là tình cha, hai là thuyết mẹ, ba là hơi ấm (tức thần thức). Khi cái thai đó bị người mẹ bỏ đi, thần thức sẽ bị tổn thương, chịu nghiệp bất thiện. Bởi người mẹ đó đã tước mất những cơ hội mà cuộc sống trần thế có thể mang đến cho nó để tìm kiếm nghiệp thiện. Như vậy, cơ hội để linh hồn đứa trẻ đó đầu thai thành kiếp người ở kiếp sau rất khó.

Bên cạnh đó, trong quan điểm Phật giáo, thai nhi được 7 tuần tuổi được coi là một mạng sống hoàn chỉnh. Trong vòng bảy tuần, nếu người mẹ nào phá bỏ đã mang tội rồi, nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Còn nếu quá bảy tuần mà cố ý nạo phá thai thì đồng nghĩa với việc họ đã mắc tội sát sinh và phải gánh hoạ theo luật nhân quả.

Trong nhà Phật có nói được làm người khó như một con rùa ở giữa biển cả mênh mông, lâu lâu mới trồi lên mặt nước một lần. Trên mặt biển có một khúc gỗ mục trôi, con rùa làm sao trồi lên gặp đúng bọng cây đang trôi vô định đó, điều ấy thật khó xảy ra.

Cũng vậy, thân người cũng khó được như con rùa mù gặp bộng cây. Khó vì lâu lắm con rùa mới trồi lên mặt nước một lần và khó hơn là làm sao trong cái khó ấy lại gặp đúng bọng cây giữa biển cả mênh mông. Cho nên, mới nói rằng “Nhất thất nhơn thân, vạn kiếp bất phục”, nghĩa là:

Một lần lỡ mất thân ngườiTrăm ngàn muôn kiếp than ôi khó tìm.

Phật Dạy Vượt Qua Thiện Ác

Phật Tử vẫn thường nằm lòng với câu 183 trong Kinh Pháp Cú, “Đừng làm ác, hãy làm thiện, giữ tâm trong sạch. Đó là lời chư Phật.” Nơi đây, hãy suy nghĩ về một câu hỏi xa hơn: có phải rằng Niết Bàn, cảnh giới mà Phật gọi là không tham sân si, không sanh diệt, không trở thành, không tạo tác… cũng là cảnh giới xa rời thiện ác? Từ đây, câu hỏi sẽ khảo sát trong bài này sẽ là, có phải Đức Phật cũng dạy pháp vượt qua thiện ác?

Để dễ tiếp cận, chúng ta sẽ nêu câu hỏi cụ thể, rằng “Ai đã vượt qua cả thiện và ác?” và các trích dẫn nơi đây sẽ chỉ tập trung riêng vào Kinh Pháp Cú (Dhammapada).

Đọc kỹ Kinh Pháp Cú, chúng ta sẽ thấy Đức Phật:

– nói trong đoạn 39 rằng người đã buông bỏ cả thiện và ác thì không sợ hãi gì; – nói trong đoạn 97 rằng người đã phá hủy các nhân duyên cho mọi pháp thiện và ác là người tối thắng; – nói trong đoạn 126 rằng người không trụ vào tất cả pháp thiện và ác thì thành tựu Niết Bàn; – nói trong đoạn 267 rằng người đã ném bỏ hết mọi pháp thiện và ác thì được gọi là một vị sư; – và nói trong đoạn 412 rằng người vượt qua sự trói buộc của mọi pháp thiện và ác thì được Phật gọi là một vị Bà La Môn.

Đoạn 39.

Bản dịch HT Thích Thiện Siêu:39. Người tâm đã thanh tịnh, không còn các hoặc loạn, vượt trên thiện và ác, là người giác ngộ chẳng sợ hãi.

Bản dịch Thanissaro:39. For a person of unsoddened mind, unassaulted awareness, abandoning merit & evil, wakeful, there is no danger no fear. (Dịch: Với người có tâm không ái dục, có tuệ không dao động, xả ly thiện và ác, tỉnh thức, sẽ không còn nguy hiểm, không còn sợ hãi.)

Bản dịch Acharya Buddharakkhita: 39. There is no fear for an awakened one, whose mind is not sodden (by lust) nor afflicted (by hate), and who has gone beyond both merit and demerit. (Dịch: Sẽ không còn nỗi sợ nào cho người đã tỉnh thức, người có tâm không nhiễm ái dục, không nhiễm sân hận, và người đã vượt qua cả thiện và ác.)

Đoạn 97.

Bản dịch HT Thích Thiện Siêu:97. Những vị A la hán chẳng còn phải tin ai, đã thấu hiểu đạo vô vi, dứt trừ vĩnh viễn nguyên nhân cùng quả báo ràng buộc, lòng tham dục cũng xa lìa; Thật là bậc Vô thượng sĩ.

97. Không tin nơi người khác,Thông đạt lý vô sanh,Cắt đứt mọi hệ lụy,Triệt tiêu các mối manh (Bản của Ananda: who has put an end to occasion [of good and evil]; Dịch: người đã kết thúc mọi nhân duyên cho thiện và ác.)Tận diệt mọi tham ái,Bậc thượng sĩ tu hành.

Bản dịch HT Thích Minh Châu:97. Không tin, hiểu vô vi.Người cắt mọi hệ lụy Cơ hội tận, xả lyVị ấy thật tối thượng.

Bản dịch Thanissaro:97. The man faithless / beyond conviction; ungrateful / knowing the Unmade; a burglar / who has severed connections; who’s destroyed his chances / conditions; who eats vomit: / has disgorged expectations: the ultimate person. (Dịch: Người không còn cần đức tin / đã vượt qua tín điều; không còn gì để bất đồng / hiểu được cái Không Tạo Tác; người đã phá ngục / người đã cắt mọi nhân duyên; người đã hủy các cơ duyên / các điều kiện; người đã nhai thuốc để ói mửa [xả ly]: / người đã xả ly mọi mong đợi: bậc tối thượng.)

Bản dịch Acharya Buddharakkhita: 97. The man who is without blind faith, who knows the Uncreated, who has severed all links, destroyed all causes (for karma, good and evil), and thrown out all desires – he, truly, is the most excellent of men. (Dịch: Người không còn niềm tin mù quáng, người biết cái Không Tạo Tác, người cắt mọi liên hệ, phá hủy mọi nhân duyên (với nghiệp là, thiện và ác), và xả ly mọi tham ái — người đó thực sự là bậc tối thượng.)

Đoạn 126Bản dịch HT Thích Thiện Siêu:126. Con người sinh ra từ bào thai, nhưng kẻ ác thì đọa vào địa ngục, người chính trực thì sinh lên chư Thiên, còn cõi Niết bàn chỉ dành riêng cho những ai đã diệt sạch nghiệp sanh tử.

126. Một số sanh bào thai,Kẻ ác đọa ngục hình,Người hiền lên thiên giới,La hán chứng vô sinh.

Bản dịch HT Thích Minh Châu:

Bản dịch Thanissaro:126. Some are born in the human womb, evildoers in hell, those on the good course go to heaven, while those without effluent: totally unbound. (Dịch: Một số sẽ sinh vào bào thai [cõi người], kẻ ác xuống địa ngục, người thiện sinh lên trời, người không nhiễm nghiệp: sẽ vào cõi vô sanh.)

Bản dịch Acharya Buddharakkhita: 126. Some are born in the womb; the wicked are born in hell; the devout go to heaven; the stainless pass into Nibbana. (Dịch: Một số sinh vào bào thai; kẻ ác sinh vào điạ ngục; người thiện tín sẽ lên trời; người vô nhiễm sẽ vào Niết Bàn.)

Đoạn 267Bản dịch HT Thích Thiện Siêu:267. Bỏ thiện và bỏ ác, chuyên tu hành thanh tịnh, lấy “Biết” chánh pháp mà ở đời, mới thật là Tỷ kheo.

Bản dịch HT Thích Minh Châu:267. Ai vượt qua thiện ác,Chuyên sống đời Phạm Hạnh,Sống thẩm sát ở đời,Mới xứng danh tỷ kheo.

Bản dịch Thanissaro:267. But whoever puts aside both merit & evil and, living the chaste life, judiciously goes through the world: he’s called a monk. (Dịch: Bất kỳ ai vượt qua thiện ác, sống được đời thanh tịnh, cẩn trọng vượt qua thế giới này: vị đó là một nhà sư.)

Bản dịch Acharya Buddharakkhita: 267. Whoever here (in the Dispensation) lives a holy life, transcending both merit and demerit, and walks with understanding in this world – he is truly called a monk. (Dịch: Bất kỳ ai nơi đây [trong giáo đoàn] sống đời thánh hạnh, vượt qua cả thiện và ác, và đi với hiểu biết trong thế giới này — vị đó chân thực là một nhà sư.)

Đoạn 412Bản dịch HT Thích Thiện Siêu:412. Nếu ở thế gian này không chấp trước thiện và ác, thanh tịnh không ưu lo, đó gọi là Bà la môn.

Bản dịch HT Thích Minh Châu:412. Người sống ở đời nàyKhông nhiễm cả thiện ác,Không sầu, sạch không bụiTa gọi Bà-la-môn.

Bản dịch Thanissaro:412. He has gone beyond attachment here, for both merit & evil – sorrowless, dustless, & pure: he’s what I call a brahman. (Dịch: Người đã vượt qua mọi dính mắc nơi đây, xả ly cả thiện ác – không buồn phiền, không vương bụi & giữ trong sạch: Ta gọi đó là một Bà La Môn.)

Bản dịch Acharya Buddharakkhita: 412. He who in this world has transcended the ties of both merit and demerit, who is sorrowless, stainless and pure – him do I call a holy man. (Dịch: Người nào trong cõi này đã vượt qua cả thiện và ác, người không buồn, vô nhiễm, và thanh tịnh – Ta gọi đó là một thánh nhân.)

Ngôn ngữ vượt qua thiện ác nêu trên của Kinh Pháp Cú, sau này được giữ làm pháp an tâm của Tổ Sư Thiền, trong đó Lục Tổ Huệ Năng nói cụ thể trong Pháp Bảo Đàn Kinh — bản Việt dịch của Minh Trực Thiền Sư, nơi phẩm Định Huệ sẽ trích như sau.

Nhưng thế nào là pháp của Lục Tổ Huệ Năng:

“…Chư Thiện tri thức, pháp môn của ta đây từ trên truyền xuống, trước hết lập Không Niệm (Vô Niệm) làm tông, Không Tướng (Vô Tướng) làm thể, Không Trụ (Vô Trụ) làm gốc. Không niệm nghĩa là trong khi niệm, lòng không động niệm. Không tướng nghĩa là đối với sắc tướng, lòng lìa sắc tướng. Không trụ có nghĩa là đối với các điều lành dữ, tốt xấu ở thế gian, cùng với kẻ thù, người thân, đối với lúc nghe các lời xúc phạm, châm chích, khinh khi, tranh đấu, Bổn tánh con người xem cả thảy như không không, chẳng nghĩ đến việc đền ơn trả oán. Trong niệm niệm lòng không nghĩ đến các cảnh mình đã gặp trước. Nếu niệm trước, niệm nay, niệm sau, niệm niệm nối tiếp nhau chẳng dứt, thì gọi là bị buộc ràng. Đối với các pháp, niệm niệm lòng không trụ vào đâu thì khỏi bị buộc ràng. Ấy là lấy Không Trụ làm Gốc…”(hết trích)

Như thế, ở cái nhìn này, Pháp Bảo Đàn Kinh là một ấn bản mới của Kinh Pháp Cú, và lời Đức Phật dạy về pháp xả ly mọi thiện ác, lành dữ, tốt xấu, ân oán buộc ràng… đã được Ngài Huệ Năng diễn lại một cách sinh động.

GHI CHÚ LIÊN KẾT:

Kinh Pháp Cú (Dhammapada). Bản Việt dịch của HT Thích Thiện Siêu và bản Anh dịch của Đại sư Narada: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-8448_5-50_6-1_17-34_14-1_15-1/ Bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/dhp/dhp.intro.than.html Bản Anh dịch của Acharya Buddharakkhita: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/dhp/dhp.intro.budd.html Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Định Huệ:

Cập nhật thông tin chi tiết về Phật Dạy Về Ác Khẩu Và Quả Báo trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!