Bạn đang xem bài viết Review: Em Là Bà Nội Của Anh được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lâu lắm rồi không xem một bộ phim hay thế.
Bỏ qua tất cả các yếu tố như phim “phiên bản Việt Nam” (mình đã thử xem bản Hàn Quốc và chỉ xem được 1/5 vì thấy phim nhà mình rõ ràng là hay hơn), có nhạc Trịnh thì buộc phải thế này thế kia của một số fan cuồng ham mê kỹ thuật thanh nhạc – vốn chẳng có gì to tát thì phim này Rất Đáng Xem.
Phim có rất nhiều đoạn hài hước đến cười rơi cả hàm, lại có những đoạn cảm động đến rơi nước mắt.
Sơ lược nội dung thì phim nói về một bà già rất cá tính & mạnh mẽ tên là Tôn Nữ Thị Đại. Trải qua bao nhiêu khó khăn mới nuôi con trai trưởng thành, hi sinh tất cả cho con cháu nhưng vì nhiều nguyên nhân mà gia đình có chút mâu thuẫn. Bà Đại thẫn thờ ngồi chờ xe bus thì thấy một hiệu ảnh bên đường. Nghĩ rằng mình cần có cái ảnh thờ nên bà già tấp tểnh vào đó chụp. Anh thợ ảnh bí ấn nói rằng bà chỉ cần nghĩ đến những năm tháng tươi đẹp của cuộc đời và cười thật tươi là sẽ rạng rỡ như đang sống ở tuổi 20 ấy. Tách một shot, bà già ra khỏi tiệm và bàng hoàng nhận ra mình đã ở tuổi 20 thật.
Về nhạc phim: phim thuộc loại phim ca nhạc nên nghe hát suốt, lại toàn ca sỹ đóng phim. Giọng Miu Lê tuy không khỏe, kỹ thuật vẫn non nhưng được cái rất có cảm xúc. Âm nhạc dù sao cũng chỉ cần cảm xúc thôi, kỹ thuật chỉ là thứ để phô diễn mà. Mấy bài nhạc Trịnh như Còn tuổi nào cho em, Ô mê ly, Diễm xưa được hát một cách nhẹ nhàng, kết hợp với những hình ảnh đen trắng về cuộc sống vất vả, cơ cực của bà Đại để nuôi con thực sự đã rung động trái tim. Mình đã nghe rất nhiều & thuộc cả bài Còn tuổi nào cho em, nhưng chỉ đến hôm qua mới ngẫm từng câu từ của bài hát ấy. Nghe thấy rung động, tự nhiên lại nhớ tóc dài ngày xưa khi nghe đến “tay măng trôi trên vùng tóc dài, bao nhiêu cơn mưa vừa tuổi này, tuổi nào ngơ ngác tìm tiếng gió heo may..” Ừ, cô gái nào cũng mong muốn mình trẻ mãi, thanh xuân mãi nhưng thật ra Thanh Xuân là thứ theo áng mây bay đi, mãi mãi không bay về nhưng tuổi già chỉ đến khi mình nghĩ mình già thôi :v Bà Đại ấy vốn là không hề già về tâm hồn. Mà dự là sau này mình cũng thế, bỗng có chút ảo tưởng :v
Nói chung nhạc hay, chất và sôi động. Lúc cuối nghe Thanh Nga hát bài Mình Yêu Từ Bao Giờ bỗng thấy xôn xao, nao nao đến lạ. “Em rồi sẽ không còn mơ mộng, anh rồi sẽ nuôi lại hi vọng.. Tháng ngày rồi trôi đi mãi, vui buồn kể lại cho ai..”, tự nhiên cảm giác phải kể thật nhiều, phải nói thật nhiều, lưu lại thật nhiều để một ngày khi già đi về thể chất, không còn ca hát nhảy múa được nữa sẽ đọc lại những dòng này, những dòng khác, nhớ lại là mình đã sống một tuổi 30 vô cùng tươi đẹp, vẫn nhảy múa tung tăng khi nhạc cất lên, vẫn tíu tít selfie khi mặc váy mới, vẫn hồn nhiên bàn tán về một chuyện “kỳ quặc” với con bạn thân, vẫn thấy rằng thật là tốt vì mọi chuyện vui buồn đều có người nghe, đều có thể kể lại.
Về diễn viên: vì nhiều ca sỹ đóng phim nên diễn xuất không thật sự xuất sắc nhưng vẫn đạt & được. Miu Lê diễn khá hay, tuy hơi gượng gạo một chút xíu nhưng khóc rất thật. Nếu là ca sỹ đóng phim thì như vậy là được lắm rồi. Dàn diễn viên phụ diễn cũng rất đạt, đạt nhất là con bé Duyên – con ông Bé. Ngô Kiến Huy thì đẹp trai thôi rồi, răng khểnh quá duyên nên mải nhìn răng khểnh nên quên luôn diễn xuất :v Ngoài ra còn các diễn viên gạo cội, chuyên nghiệp khác nên khỏi bàn thêm.
Về kịch bản: các tình tiết phim được xây dựng rất logic, khéo, bất ngờ, hài hước, cảm động nữa. Cảm giác như mạch phim rất nhanh, liền mạch, người xem cứ bị cuốn theo, khó dời mắt khỏi màn ảnh. Các đoạn hài hước cũng rất tự dưng, cảm giác cứ thế mà phá lên cười, không gượng cũng không hề nhạt. Có hai điểm trừ nhỏ xíu xíu là đoạn thanh niên Tùng bị xe đâm – cảm thấy hơi hư cấu khi xe tải lao vào mà máu chảy ít thế và người còn nguyên, nếu là xe máy đâm vào thì còn hợp lý và đoạn cuối, khi mà nhóm máu của thằng cháu trai bị thiếu, cần truyền máu gấp gấp gấp. Y tá đã nói chúng tôi đã liên hệ nhưng không có máu rồi, bà Đại cũng quyết định lấy máu của tôi đi mà các nhân vật cứ ê a nói. Lúc ấy chỉ cảm giác không lấy máu nhanh thì thanh niên đẹp trai kia sẽ lịm dần đi mất. Tuy nhiên đoạn nói chuyện ê a ấy lại là đoạn cảm động nhất của phim. Bà Đại, khi chứng kiến cái chết của bà bạn và đang bắt đầu có tình cảm với anh Đức thì bỗng nhận ra mình phải đứng trước một quyết định khó khăn là sẽ chọn về cuộc sống cũ, sẽ già và sẽ chết bất kỳ lúc nào hay là cứ mãi mãi thanh xuân như thế này, sống lại những năm tháng tuổi trẻ, bù đắp cho những cơ cực mình đã chịu đựng? Con trai bà, sau khi đã biết Mẹ mình là cô gái trẻ trung kia thì muốn nói luôn với Mẹ, đại khái Mẹ đã sống vì con vì cháu quá nhiều rồi, bây giờ Mẹ có cơ hội sống lại tuổi trẻ thì nên nhận lấy. Nó là con trai con, Mẹ cứ để con lo.. Bà Đại cảm động ôm lấy con mà nói là dù thế nào Mẹ cũng chọn con, chọn cháu, chọn khổ cực để các con như bây giờ. Nói chung phải xem hết phim mới cảm nhận được sự hi sinh của Mẹ dành cho Con, của Bà dành cho Cháu, mấy từ này không diễn tả được. Có vẻ như trong rạp cũng nhiều người rưng rưng, có nhiều người cũng xúc động.
Tóm lại, cảm thấy không hề phí tiền khi mua vé xem phim & rất muốn recommend lại cho mọi người xem, gián tiếp tăng doanh thu cho ekip làm phim nữa.
Mọi người nên xem để giải trí, để cười ha há vì rất hài hước và để lắng lại một chút, để luôn nhớ đến gia đình vì gia đình là điều tuyệt vời nhất.
Giáng sinh trôi qua rất an lành và về nhà thấy Bà vẫn chờ cơm 🙂
Hơn Một Năm, ‘Em Là Bà Nội Của Anh’ Vẫn Đang Dẫn Đầu Danh Sách Phim Việt Được Yêu Thích Nhất Năm 2022!
Đã một năm trôi qua nhưng Em Là Bà Nội Của Anh vẫn là bộ phim có chỗ đứng vững chắc trong lòng người hâm mộ. Dù 2016 đã chứng kiến số lượng phim nội ra rạp cực kì khổng lồ nhưng thực tế đang chứng minh không có cái tên nào đủ sức vượt qua Em Là Bà Nội Của Anh – một phim thành công về cả chất lượng lẫn doanh thu. Thế, vì đâu mà bộ phim này lại giữ “nhiệt” lâu như vậy?
Sức ảnh hưởng từ cộng đồng
Từ khi dự án Em Là Bà Nội Của Anh bắt đầu “rò rỉ” thông tin, đại đa số khán giả đều cho rằng nó sẽ tiếp tục là một thảm họa mới. Vì lòng tin của khán giả Việt dành cho những phim “remake” (làm lại) từ kịch bản nước ngoài đã không còn nữa, và vì bộ phim này không có một ngôi sao đủ hấp dẫn để mọi người bàn tán. Chưa kể lại còn là sản phẩm điện ảnh của một đạo diễn đầu tay và sở hữu một cái tựa đề hết sức… khó nói.
Dù Phan Gia Nhật Linh đã là một “cây bút” bình phim rất nổi tiếng từ nhiều năm nay. Anh có hồ sơ học vấn và trải nghiệm với phim ảnh cũng không ít, lại từng có một series sit-com Bếp Hát (cũng là phim làm lại) trên truyền hình và từng là cố vấn biên kịch của phim Thần Tượng (đạo diễn Quang Huy) nhưng đối với công chúng thì anh vẫn là một “lính mới”. Vì thế mà đến tận trước khi ra rạp, Em Là Bà Nội Của Anh vẫn là một dấu hỏi về chất lượng.
Nhưng kết quả đã chứng minh một điều ngược lại với hiệu ứng xuất phát không mấy khả quan ban đầu: bộ phim đạt doanh thu hơn 100 tỉ. Rất nhiều lời khen ngợi từ những nhà phê bình khó tính nhất đến đại đa số khán giả. Bộ phim đã xóa phăng ranh giới nhập nhằng giữa ngôi sao và nghệ thuật khi mà chính bản thân bộ phim đã chinh phục người xem. Bạn biết đấy, trong thời buổi mạng xã hội và công nghệ chiếm ngôi vua truyền thông như hiện nay thì sự truyền miệng (viral) quyết định rất lớn đến sự thành bại đối với một bộ phim. Em Là Bà Nội Của Anh sở hữu một mức độ viral khá tốt khi mà đa phần những gì người ta nhắc về phim đều là những lời khen. Và thứ đã quyết định chiều hướng viral cho bộ phim này chính là chất lượng chứ không phải những ồn ào.
Chạm đến cảm xúc của nhiều đối tượng khán giả
Có thể nói Em Là Bà Nội Của Anh là một tiền lệ hiếm gặp trong lịch sử khi mà nhiều gia đình ba thế hệ cùng nhau đến rạp xem phim. Đây là sự thật chứ không phải những công thức “câu view” của nhà sản xuất. Bộ phim đã chạm đến cảm xúc không chỉ một mà nhiều thế hệ khán giả, bằng những chất liệu trong nước vô cùng tự nhiên trên nền tảng một kịch bản gốc từ nước ngoài.
Chính bởi những “chất liệu” và “tư liệu” mang tính thuần Việt mà bộ phim đã đập tan những e ngại trong suy nghĩ về phim chuyển thể. Khiến cho không chỉ giới trẻ đồng cảm được với câu chuyện tình yêu dễ thương mà cả những bậc phụ huynh cũng cảm thấy bùi ngùi với những mối quan hệ gia đình trong phim, hay những hồi tưởng thân thương về thời chiến của những người đã bạc đầu. Đây là lý giải “hợp tình hợp lý” nhất khi mà hơn một năm sau, Em Là Bà Nội Của Anh vẫn chiễm chệ ở ngôi đầu bảng trong cuộc đua WeChoice.
Ở vị trí thứ hai cũng là một trường hợp tương tự – Sài Gòn, Anh Yêu Em. Bộ phim này là tác phẩm “mới nhất” trong bảng bình chọn và cũng là một trong số ít phim đạt hiệu ứng viral tốt của năm. Giống như Em Là Bà Nội Của Anh, Sài Gòn, Anh Yêu Em cũng là một phim chạm được đến nhiều đối tượng khán giả. Vì bản thân bộ phim là một câu chuyện đa tuyến với gần như đầy đủ những “nhân vật cuộc sống”. Hơn hết, bằng sự tri ân rất quý giá đến loại hình nghệ thuật cải lương qua câu chuyện hết sức cảm động về tình tri kỉ, bộ phim đã lan tỏa trong cộng đồng.
Những ầm ĩ cũng chỉ mang tính nhất thời
Không ngạc nhiên khi Tấm Cám – Chuyện Chưa Kể lại đứng ở vị trí áp chót trong giai đoạn nước rút (sau Siêu Trộm và trước Vòng Eo 56). Dù Tấm Cám vô cùng thành công về chiến lược quảng bá, mức độ đầu tư, sự tiên phong trong thể loại cùng chất lượng ở mức khá nhưng thực sự bộ phim chỉ có thể “thống lĩnh” trong một thời gian ngắn. Không khó để lý giải cho điều này vì những gì mà người ta bàn tán về phim chỉ xoay quanh những cực nhọc và khó khăn của ekip, những câu chuyện bên lề về poster và vụ lùm xùm không đáng có giữa phim và một hệ thống rạp chiếu.
Tất cả những điều đó chỉ như một “lớp áo bên ngoài”, sự liều lĩnh và dấn thân của Ngô Thanh Vân là một thành tựu đáng ghi nhận nhưng bộ phim vẫn thiếu một sự vừa vặn ở nội dung. Khai thác một câu chuyện cổ tích quen thuộc nhưng khi phát triển thì bộ phim lại có quá nhiều thứ “xa rời” với văn hóa Việt Nam. Đồng ý là một trải nghiệm về công nghệ và thể loại nhưng nó lại là một con dao hai lưỡi khi không khơi gợi được những điều thân quen cho khán giả từ trong tiềm thức. Vô tình bộ phim đã đánh rơi thứ quan trọng nhất để có thể “neo” lại trong tâm trí khán giả: cảm xúc.
Không khác mấy với Vòng Eo 56, một phim cũng ầm ĩ vì những chuyện không phải thuộc về phim. Dù có một phần đầu vô cùng cảm xúc cùng chất điện ảnh không lẫn đi đâu được của Vũ Ngọc Đãng, nhưng sự lúng túng khi phát triển phần sau của phim đã khiến khán giả “quên” mất nội dung mà chỉ bị cuốn theo những tranh cãi về Ngọc Trinh ở ngoài đời.
Chỉ còn chưa đến 10 ngày là kết quả sẽ được công bố. Nếu Em Là Bà Nội Của Anh trở thành “gương mặt đại diện” cho hạng mục điện ảnh của WeChoice năm nay cũng không có gì ngạc nhiên. Nhưng Sài Gòn, Anh Yêu Em với số lượt vote sát sao đằng sau có thể sẽ lật ngược thế cờ bất cứ lúc nào. Chưa tính đến dàn diễn viên có lượng fan hùng hậu của Tấm Cám nữa. Một khi chưa cập bờ vẫn chưa thể chắc chắn điều gì, cánh buồm cảm hứng của WeChoice vẫn đang dập dềnh bởi lựa chọn của chính khán giả.
Tổng Hợp Những Câu Nói “Khó Đỡ” Của Bà Nội Trong “Cô Dâu 8 Tuổi”
Bà nội chồng của “Cô Dâu 8 Tuổi” khiến khán giả nhiều phen “rơi hàm” bởi những câu nói “ảo tưởng sức mạnh” của mình.Tác phẩm truyền hình Ấn Độ Cô Dâu 8 Tuổi đang là bộ phim tạo sóng dư luận hiện nay, vượt mặt các bộ phim bom tấn và trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi nhất của dân tình trong những ngày qua. Bộ phim gây ấn tượng cho khán giả không chỉ bởi số lượng tập siêu khủng, câu nói kinh điển “Thần linh ơi”, những cảnh quay slow motion khiến khán giả phát tức mà còn bởi nhân vật phản diện Kalyani Devi – bà nội chồng của cô bé nữ chính Anandi.
Tổng hợp những câu nói “khó đỡ” của bà nội trong “Cô Dâu 8 Tuổi”
Bà Kalyani (diễn viên Surekha Sikri đóng) chắc hẳn là nhân vật khó ưa nhất trong bộ phim truyền hình dài lê thê này. Là người lớn tuổi nhất trong gia đình, bà nội luôn hà khắc với con dâu, cháu dâu, chỉ có con và cháu trai của bà là được cưng chiều hết mực. Là người nắm quyền trong gia đình nên lúc nào bà Kalyani muốn giữ thể diện, có tính gia trưởng và “ảo tưởng” về vị trí và sức mạnh của mình.
1. Tự sướng
“Trong nhà này làm gì có ai hát hay bằng tôi cơ chứ, tôi mà cất giọng lên thì cô ta chỉ có giơ tay đầu hàng”
“Trong vòng 4 tháng tôi sẽ mua được 4 khu đất cho mà coi, nếu không tôi sẽ không phải là tôi nữa”
“Tôi làm dâu từ khi mới bảy tuổi thôi, lúc gần bằng tuổi nó thì tôi đã lo được hết tất cả cái việc trong nhà này rồi, bằng tuổi cháu bà đã nấu ăn, mà còn nấu cho cả trăm người”
“Đến cái con bé này cũng hư thân, không tôn trọng bà. Nhưng còn cháu trai, cháu vẫn yêu bà nhất nhỉ?”
2. Gia trưởng
“Mẹ đi ra ngoài có một chút thôi mà con tính làm chủ cái gia đình này sao. Đừng nghe những lời này, chúng nó không có biết gì hết, nghe mẹ đi”
“Nói đủ chưa? Không biết từ bao giờ con dâu có thể đứng trước mặt mẹ chồng tra khảo, cô là con dâu hay tôi là con dâu”
“Ý bà là sao? Đừng có đem bác sĩ ra dạy đời tôi”
“Ba mẹ của cháu không biết dạy cháu thì để ta dạy”
Nhưng rồi bà bị cháu dâu “bật” lại: “Sao bà lại nhắc đến ba mẹ của cháu, nếu mẹ cháu ở đây thì mẹ cháu sẽ cho bà một trận luôn”
3. Lúc nào cũng giữ thể diện
“Con trai, đừng có đánh giá thấp mẹ như vậy, chỉ là đứa trẻ thôi mẹ đâu dễ bị lừa”
“Mẹ đã bạc hết đầu rồi, chỉ cần nhìn mặt là mẹ biết chúng nó muốn gì”
“Tôi biết thừa là bà lấy nhưng tôi giả vờ không thấy để xem bà định như thế nào thôi?”
“Con im lặng đi, mẹ là mẹ mẹ chắc chắn biết phải làm như thế nào?”
Ngoài nhân vật chính Anandi thì bà nội của Jagdish cũng được người xem quan tâm không kém. Tuy nhiên, càng theo dõi, người xem sẽ dần cảm nhận được chuyển biến tâm lý và sự tiến bộ trong tính cách của bà nội ngày càng “ngầu” này. Bộ phim Cô Dâu 8 Tuổi đang được phát sóng mỗi ngày hai tập trên kênh TodayTV để có thể bắt kịp với số tập hiện có ở Ấn Độ.
Stt Hạnh Phúc Của Em Là Mặc Chiếc Váy Cưới Cùng Anh Bước Vào Lễ Đường
Vào 1 ngày đẹp trời em sẽ là cô dâu khoác trên mình bộ váy trắng tinh lộng lẫy, đội trên đầu mảnh voan đẹp lạ kì… em sẽ là 1 cô dâu đẹp nhất,hạnh phúc nhất trong lòng anh.
Ngày mình nắm tay nhau trên Thánh đường cũng là ngày em biết chúng ta chính thức thuộc về nhau. Em chỉ mong tình yêu ấy sẽ mãi bền vững như chiếc nhẫn ta trao nhau, không bao giờ tan biến.
Ngày hôm nay là thời khắc để anh chứng minh với em, với mọi người rằng sau này bất kể thế nào, anh vẫn mãi là chồng em, chăm sóc em và em sẽ là người phụ nữ hạnh phúc nhất trong gia đình nhỏ của anh.
Rồi một ngày em sẽ là cô dâu
Anh đứng bên… trong bộ đồ chú rể
Ta cùng nắm tay đi trong buổi lễ
Váy trắng tinh khôi, em e lệ dịu dàng.
Và chúng mình đã có thể đường hoàng
Gọi đối phương trong ngọt ngào chồng-vợ.
Tình chúng mình như muôn hoa đua nở
Tỏa sắc hương trong hạnh phúc tròn đầy.
Phút giây mong chờ ngày hôm nay đến rồi
Lúc em thức dậy lòng bỗng thấy xốn xang
Ngày hôm nay ngày vui nhất trong cuộc đời
Ngày em sẽ là một nửa đời anh
Ngày hôm nay mình cưới nhau cũng là ngày em mất mọi thứ thuộc về em. Tương lai, trái tim và cả con người em đều trao hết cho anh.
Khi em mắc bộ váy cưới màu trắng, được bố khoác cánh tay trái chậm rãi đi vào lễ đường, đưa tay em trao vào tay một người đàn ông, cha xứ hỏi hai người có nguyện ý nghèo hèn, tai nạn, bệnh tật đều gắn bó bên nhau đến chết không, sau khi đáp “Yes, I do.”, chiếc nhẫn trên ngón áp út của hai người lóe lên ánh sáng rực rỡ chói mắt–nước mắt của em lặng lẽ chảy xuống gò má. Đó là lần đầu tiên em khóc trong cảnh tượng hạnh phúc, cũng là lần cuối cùng rơi nước mắt vì anh.
Ngày mai em là cô dâu mớ i, ngày mai em mặc chiếc váy cưới theo chồng, ngày mai em cười thật hạnh phúc, ngày mai em được ở bên người mà em yêu…
Ngày hôm nay em thật hạnh phúc được làm cô dâu của anh. Mình cùng hứa ngày mai sau sẽ không rời xa nhau dù cuộc sống này thế nào, bên nhau dẫu cho khốn khó ta sẽ không bao giờ cách xa…
Hôm nay, em là dâu ngày cưới còn anh là chú rể mới , em đi theo anh em đi theo anh em theo anh về , em là mây mười hướng còn anh là trăng là bướm. Anh đi nơi đâu anh đi nơi đâu là em ở đó…
Ngày em làm cô dâu đó.
Môi son phấn đánh má hồng.
Mai tóc dài thêm mượt.
Chiếc áo dài thêu chữ hoa.
Nở nụ cười như chưa từng khô héo.
Tay cầm bông hoa hồng trắng.
Sánh bước cùng anh vào lễ đường.
Ngày hôm nay anh là chú rể khẽ hôn đôi môi ấm áp, em cười giữa bao người đang chúc cho ta ngày hạnh phúc. Cảm ơn em đã là cô dâu và cảm ơn em vẫn luôn bên cạnh cầm tay anh đi chung đến cuối cuộc đời.
Chiếc váy cưới màu trắng thuần khiết, tinh khôi như tình yêu em dành cho anh vậy, ông chồng ngốc nghếch và đáng yêu của em.
Ngày mai, em là cô dâu mới
Ngày mai, em mặc chiếc áo dài theo chồng
Ngày mai, em cười thật hạnh phúc
Ngày mai, em được ở bên người mà em yêu
Trở thành cô dâu xinh đẹp nhất là ước mơ của bao nhiêu cô gái, biến em thành cô dâu hạnh phúc nhất chính là ước mơ của anh. Và hôm nay, chúng ta đã thực hiện được nguyện ước đó. Hạnh phúc quá phải không anh.
Sau ngày hôm nay, khi buổi lễ Thành hôn của chúng ta kết thúc. Anh trân trọng thông báo với em một tin: “Em đã chính thức có thêm một đầu lương thứ 2 sau công việc hiện tại của mình.”
Ngày hôm nay là ngày vui hạnh phúc của em và của anh. Đứng trước thánhđường, ta bên nhau ước thề, mãi yêu và yêu mãi, yêu thương trọn muôn đời.
Cập nhật thông tin chi tiết về Review: Em Là Bà Nội Của Anh trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!