Xu Hướng 5/2023 # Review Phim 47 Ronin: Món ‘Giả Cầy’ Được Nâng Tầm Thành Bom Tấn # Top 5 View | Dtdecopark.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Review Phim 47 Ronin: Món ‘Giả Cầy’ Được Nâng Tầm Thành Bom Tấn # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Review Phim 47 Ronin: Món ‘Giả Cầy’ Được Nâng Tầm Thành Bom Tấn được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hằng năm, cứ đến khoảng ngày 14 tháng 12 là các nhà đài và rạp chiếu ở Nhật đua nhau chiếu các phim về Chūshingura (tên gọi không chính thống bên ngoài Nhật Bản là 47 Ronin, 47 Samurai…) để kỷ niệm ngày 47 lãng sĩ thành Akō tấn công vào dinh kẻ thủ, báo thù cho chủ trong sự kiện lịch sử này. Đề tài này không mới, tự thân nó đã tồn tại từ thời Edo đến nay, và được các thể loại kịch nghệ sử dụng từ vài trăm năm nay, và sau đó là đến điện ảnh. Chỉ xét riêng về phim điện ảnh thì đã có vài chục bộ phim Chūshingura được dựng cho đến nay, còn phim truyền hình thì dễ có đến hàng trăm bộ.

Sơ lược nội dung và phong cách nội dung

Đại khái, không cần cứ phải là một người yêu thích văn hóa hay lịch sử Nhật Bản, mà chỉ cần là một người ưa tìm tòi một tí thì bạn sẽ không thấy xa lạ với câu chuyện về 47 chàng lãng sĩ thành AKō hồi thế kỷ 18. Câu chuyện lịch sử như vậy thì ai cũng biết, từ mạo đầu, diễn biến cho tới kết cục. Và khi các nhà làm phim (Nhật Bản) chọn đề tài này thì họ có hai hướng đi cho phần nội dung, một là giữ đúng truyền thống, bám sát sự kiện lịch sử một cách trung thực, nói cách khác là tái hiện lại lịch sử qua góc nhìn điện ảnh. Hai là thêm mắm muối, gia công đẽo gọt câu chuyện theo hướng đi của họ cho thêm phần mới lạ, nhưng vẫn bảo đảm được “đại cục” để sao cho đại chúng không la ó phản đối vì mình đang xem thứ quỷ sứ gì đó chứ không phải Chūshingura. Và quan trọng hơn hết là bảo đảm tính logic để mặc dù họ diễn giải câu chuyện theo những hướng khác nhau nhưng đều dẫn dắt về cái kết giống nhau một cách hợp lý. Và đến lượt mình, đạo diễn Rinsch và hai nhà biên kịch Chris Morgan và Walter Hamada đã chọn cách thứ hai.

Họ đã thêm các yếu tố hoang đường giả tưởng của The Lord of the Rings và cảnh chặt chém của Gladiator vào trong câu chuyện. 

Họ còn thêm một nhân vật con lai giữa một thủy thủ Anh Cát Lợi với một phụ nữ Nhật vào câu chuyện, đó là Kai (Keanu Reeves). Chàng con lai bị bỏ rơi từ bé, được quỷ Thiên cẩu nuôi dạy, truyền thụ công lực và sau được lãnh chúa xứ Akō là Asano Takumi-no-kami Naganori cứu sống ở đầu phim. Vâng, và chúa Asano trong 47 RONIN là một ông già khú đế, chứ không phải là chàng thanh niên 24 tuổi như trong các phiên bản Nhật theo sát lịch sử. Và lão già nua đó có một cô con gái xinh đẹp tên là Mika, trong khi theo sử sách thì chúa Asano một vợ chưa con và bị bắt mổ bụng năm 24 tuổi. Vì dòng máu ngoại lai nên Kai bị các Samurai của chúa Asano miệt thị, khinh nhờn. Nhưng không vì thế mà tình yêu của chàng đối với tiểu thư Mika suy suyễn, và chàng cũng nhiều lần cứu chúa Asano khỏi nguy hiểm.Rồi một hôm, vị Tướng quân Tokugawa đời thứ 5 là Tsunayoshi dẫn theo Kira Kōzuke-no-suke Yoshinaka, lãnh chúa một phiên trấn khác (trong lịch sử là người dạy nghi lễ của Tướng quân) đến thăm xứ Akō. Kira dã tâm hừng hực, được sự trợ giúp của hồ ly tinh, xui khiến chúa Asano tấn công mình và vì vậy, Asano bị bắt tội mổ bụng, lãnh địa bị tịch thu và giao lại cho Kira. Còn Mika, con gái của Asano thì được cho một năm để tang cha, sau đó phải thành thân với Kira. Đám Võ sĩ của Asano giải tán, bị cấm báo thù cho chủ.

Một năm sau, thủ lãnh của đám Võ sĩ này là

Ōishi Kura-no-suke

(Sanada Hiroyuki) tập hợp các chiến hữu lại, ủ mưu giết Kira báo thù cho chủ cũ. Được sự trợ giúp của Kai, 46 Võ sĩ này vượt qua được thử thách của quỷ Thiên cẩu, lấy được kiếm báu và hoàn thành đại nghiệp báo thù của mình. Nhưng vì điều này vi phạm lệnh cấm báo thù của Tướng quân nên 47 người bị bắt tội mổ bụng, và kết thúc phim.

Nội dung bộ phim khá đơn giản, thẳng đuột, phản bội lại lòng chờ đợi của khác giả về một câu chuyện lắt léo chồng chéo. Từ khi xem trailer, nhiều người đã nghĩ nó sẽ có nhiều điểm mới so với câu chuyện truyền thống. Có chứ, nó có nhiều điểm mới so với truyền thống chứ còn gì, chẳng hạn như cuối phim, con trai của Ōishi Kura-no-suke là Ōishi Chikara (Akanishi Jin) được Tướng quân tha bổng, không bắt chết theo lịch sử nữa, chi tiết chúa Asano bị quái thú tấn công, rồi nào là hồ ly tinh hóa phép hại Asano, nào là thằng con lai, nào là anh chàng xăm trổ đầy mình gây ấn tượng trong poster nhưng chẳng chường mặt lên phim hẳn … 3 giây ….. Nói chung là có nhiều điểm mới lạ so với các phiên bản Nhật chính thống lắm, nhưng vấn đề là những điểm mới lạ đó đều thuộc loại ba dớ, nửa nạc nở mỡ, nấu chưa tới.

 Thành ra coi xong cả bộ phim, có lẽ nhiều người sẽ tự hỏi, mình vừa coi cái quỷ sứ gì vậy? Câu chuyện truyền thống thì đã không ra truyền thống rồi, còn mới lạ với cách tân thì cũng chẳng ra mới lạ với cách tân. Túm lại, nội dung của 47 RONIN là một mớ bầy nhầy bạng nhạng.

Kết bài

Tuy mọi ưu/khuyết điểm của 47 RONIN như trình bày như trên, nhưng đánh giá cuối cùng vẫn là bản thân của từng người. Tôi nghĩ, 47 RONIN cũng có thể xếp vào hàng bom tấn được, nếu chỉ xét về góc độ kinh phí hoặc khi ta xác định đi xem một bộ phim ba dớ. Nó quá hay so với một bộ phim ba dớ. Nhưng lại là bộ phim giả cầy nếu ta xác định xem một bộ phim đàng hoàng.

47 RONIN, một phim giả cầy chính hãng! Đáng xem nếu bạn có nhiều thời gian và tiền bạc và không biết làm gì khác hơn.

–gokuraku-shujo–

47 Ronin: Tình Yêu, Lòng Trung Thành Trên Cả Mạng Sống

47 Ronin (tựa chiếu rạp ở Việt Nam từ 24-12: Cuộc chiến giành lấy sự bất tử) là một bộ phim tiêu biểu cho sự pha trộn giữa chất liệu truyền thống của dân tộc Nhật Bản với cách làm phim giải trí bom tấn đúng kiểu Hollywood hôm nay.

Bộ phim có cốt truyện được lấy cảm hứng từ một truyền thuyết nổi tiếng ở Nhật Bản từ thế kỷ 18: chuyện về 47 ronin (tức những võ sĩ samurai mất chủ) cầm đầu là Oishi đã báo thù cho lãnh chúa chủ nhân Asano bị ám hại rồi thanh thản tự sát bằng nghi thức mổ bụng (seppuku) theo đúng phẩm chất samurai.

Huyền thoại 47 ronin được lưu truyền cho đến tận ngày nay không chỉ vì có ngôi đền thờ Sengakuji mà người Nhật Bản và du khách thập phương vào ngày 14-12 hàng năm vẫn đến chiêm bái. Đã có vô số bộ phim, tác phẩm nghệ thuật ở Nhật được dựng nên từ cốt truyện này.

Đến phiên hãng Universal tái hiện lại 47 Ronin với dàn diễn viên nồng cốt xứ Phù Tang nhưng đưa siêu sao loạt phim Ma trận (Matrix) Keanu Reeves vào vai Kai – một kiếm sĩ “con lai” mang hai dòng máu phương Đông và phương Tây, đồng thời cho thêm yếu tố siêu nhiên, phép thuật ma quái để tăng kịch tính, sự lỳ kỳ và tạo đất dụng công cho những kỹ xảo đặc sắc mà công nghệ làm phim hiện đại ngày nay có thể thực hiện được.

Cảnh các ronin quyên sinh nhẹ tựa hoa đào rơi trong gió cho thấy trong cuộc đời này, có những điều còn quan trọng hơn cả mạng sống và cái chết. 47 ronin – nhưng lời dẫn trong phim: “là tấm gương tuyệt vời nhất về danh dự và lòng trung thành”, chất chứa đầy đủ tinh thần võ sĩ đạo thời xưa kể cả việc “không cướp công” người khác.

Những thế hệ hậu thế có thể kính phục khi theo dõi hành trình báo thù đầy gian khổ và mất mát trong những trận chiến khốc liệt của 47 ronin. Tuy nhiên, bộ phim do Hollywood làm còn sáng tạo câu chuyện tình yêu xúc động giữa Kai và Mika. Keanu Reeves, vì vậy, ngoài đất diễn cho những màn đấu kiếm nhuốm máu còn có nhiều trường đoạn diễn xuất xung đột nội tâm ấn tượng.

Có thể nhắc đến đoạn đầu phim, Kai dù lòng yêu nhưng nén lòng bộc bạch thẳng thắn với Mika rằng một kẻ “con lai” thấp hèn như anh không xứng với địa vị của một công nương như cô. Ánh mắt của Kai đầy đau đớn và nén chặt nỗi thống khổ tình yêu vào sâu trong lòng. Hay ở cuối phim khi Kai nhìn Mika thốt lên: “Anh sẽ tìm em qua nghìn thế giới và cho tới cả vạn kiếp sau…”.

Người anh hùng quả cảm, bậc trượng phu đầu đội trời chân đạp đất, gã lãng tử phiêu lưu khắp chốn… suy cho cùng cũng chỉ mong tìm được một người mình yêu thương để nói lên câu đó mà thôi. Và một người yêu như Mika – dám phá vỡ những nguyên tắc để đem lòng tin tưởng tuyệt đối vào chàng trai mình yêu cho dù anh ta có xuất thân không cùng vai vế.

Thế nên 47 Ronin là một phim giải trí có thể để lại những nghĩ suy cho người xem sau khi đã mãn nhãn với cảnh trí hoành tráng, những trận chiến nghẹt thở, nhiều màn pha kỹ xảo hấp dẫn và phục trang, phong cảnh và kiến trúc đền đài truyền thống Nhật Bản tuyệt đẹp.

Review Phim Pretty Woman – Người Đàn Bà Đẹp

Phim kể về cô gái bán hoa Vivian (Julia Roberts) được Edward Lewis (Richard Gere) – một doanh nhân giàu nứt đố đổ vách thuê để làm bình hoa trong các dịp làm ăn, gặp gỡ đối tác. Và chỉ trong vòng 1 tuần lễ với nhiều sự kiện, 2 anh chị (mà bây giờ chúng ta phải gọi bằng 2 cô chú) đã rơi vào lưới tình với nhau. Kết cục thì người người nhà nhà từng xem phim hoạt hình Lọ Lem đều biết.

Thật ra đến năm 2019 mới coi và bày đặt viết nhăng viết cuội về Pretty Woman thì có hơi muộn (tận 29 năm). Nhưng mà đúng là xem xong không uổng 119 phút cuộc đời như mình đã từng nghĩ. Chẳng phải vì kịch bản quá xuất sắc (chuyện tình Lọ Lem – Hoàng Tử thôi mà), cũng không phải vì diễn viên xuất thần (tại các cô chú trước giờ đã hot quá rồi) mà là vì phim gì mà cái chi cũng đẹp: từ diễn viên, âm nhạc đến thời trang và cảm xúc.

Review phim Pretty Woman – Những điểm mình thích nhất

Diễn xuất cực tốt, cực tự nhiên của tất cả diễn viên. Cái này thì đương nhhiên quá rồi nhỉ!

Diễn viên đẹp dã man! Thiệt nhìn Julia Roberts đẹp trong mọi khoảnh khắc, mọi bộ đồ, mọi biểu cảm mà mình muốn yêu phụ nữ luôn. Quyết định đổi tên từ 3000 USD thành Pretty Woman chắc là điều đúng đắn nhất mà đội ngũ sản xuất đã làm. Còn chú Richard Gere tuy hơi già nhưng cười quá đẹp và độ lịch lãm thì chắc khó ai bằng. Đọc báo thấy bảo là lúc đóng chung Julia 22 tuổi còn chú Richard tận tứ tuần rồi cơ đấy!

Thời trang và âm nhạc. Nói ngắn gọn là trong phim không có một bộ đồ nào không đẹp và một bài nhạc nào không hay luôn. Riêng mình thích bộ đầm ren đen khoe vai trần gợi cảm mà Vivian diện vào buổi hẹn đầu tiên hơn là bộ đầm dài màu đỏ huyền thoại.

Phim thật là sexy, theo đúng nghĩa đen của từ này! Tuy lấy cốt truyện Hoàng Tử – Lọ Lem nhưng “hiện đại hóa” bằng cách đặt vào bối cảnh xã hội Mỹ những năm 90s. Vivian là một “cô gái bán hoa” và Edward cũng nổi tiếng là “một tay sát gái” nên đương nhiên Pretty Woman không thể “trong sáng 100%” như phim hoạt hình mà cực kỳ quyến rũ. Mình thích cách mấy cô trong phim nói Cinderella thành Cinder-fuckin-rella. =))))

Tuyến nhân vật phụ của phim khá là đáng yêu: từ cô bạn cùng phòng Kit đến chú chủ khách sạn, anh bấm thang máy và cả chú lái xe duyên dáng nữa. Nếu đặt vào bối cảnh phim hoạt hình thì chắc họ chính hóa thân của bà tiên, của những chú chim, chú chuột đáng yêu đã giúp Lọ Lem may váy áo đi dự vũ hội nè.

Những điểm mình chưa thích ở bộ phim này

Khi viết bài review phim Pretty Woman thì mình thấy cốt truyện quá nhàm và cố gắng thi vị hóa mọi thứ lên. Anw là phim này ra đời từ gần 30 năm trước rồi và vào thời đó thì chắc là chuyện tình ngọt ngào giữa Công Chúa – Hoàng Tử vẫn còn “ngon ăn”. Với kịch bản như này thì đất diễn của diễn viên cũng không quá nhiều, chỉ cần một chút đáng yêu và chân thật là okay.

Phim có vài hạt sạn về cảnh quay hơi đáng tiếc: như lúc Vivian đang ăn bánh sừng bò thì quay ngoắt cảnh sau thành cầm bánh crepe. =)))

Với một bộ phim thuần giải trí như Pretty Woman thì hỏi đến bài học rút ra là gì thì coi bộ cũng hơi khó. Đội ngũ sản xuất chắc cũng biết là phim mình mô-típ khá cũ và không có bài học gì sất ngoài việc tôn sùng vẻ đẹp của tình yêu vượt qua mọi rào cản nên khúc cuối cũng ráng chêm vào vài câu quote cho hợp tình, hợp cảnh, hợp ý nhân dân.

Welcome to Hollywood! What’s your dream? Everybody comes here; this is Hollywood, land of dreams. Some dreams come true, some don’t; but keep on dreamin’ — this is Hollywood. Always time to dream, so keep on dreamin.

Review Phim One Day – Một Ngày Để Yêu (2011)

Bài review phim One Day – Một ngày để yêu (2011) này của mình có tiết lộ nội dung. Ghi vậy thôi chứ mình biết phim cũ quá rồi, chắc ai ai cũng đã xem hết. Nhưng hôm nay mình mới xem đấy, ngạc nhiên chưa! Chắc sẽ có người thắc mắc là mê “ngôn tình Hollywood” như QQ mà đó giờ chưa xem One Day á? Đúng rồi, chính là vì cái tựa phim đó. Mình thực sự rất không nỡ xem những bộ phim, đặc biệt là phim tình cảm mà có hạn định, có mốc thời gian hay có tên một địa điểm cụ thể nào đó. Vì để tựa như vậy, thì chắc đến 80 – 90% rằng phim ấy có kết cục thực sự rất buồn hoặc tệ hơn, đã biết kết cục buồn ngay từ khoảnh khắc bắt đầu. Như 500 days of summer với câu mở đầu phim “đây không phải một câu chuyện về tình yêu” hay như The Fault in Our Stars với nhân vật là 2 bạn trẻ không may bị ung thư. Và One Day cũng không ngoại lệ. Sau 1 giờ 48 phút xem phim, điều luôn hiển hiện và điều cuối cùng đọng lại chính là sự tiếc nuối không cách nào nguôi.

Bạn đã bao giờ yêu một ai đó mà không thể nói ra chưa?

Bạn đã bao giờ dùng hai chữ “tình bạn” để “bảo vệ” cho tình yêu của mình chưa?

Bạn đã bao giờ muốn nói với một người rằng mình nhớ người ta đến phát điên lên được, mình đang buồn đến phát khóc lên được, muốn người ta có thể đến ngay bên cạnh nhưng không thể lên tiếng hoặc có lỡ nói thì cũng xuề xòa cười trừ cho qua, coi như một câu bông đùa bè bạn chưa?

Dựa trên quyển tiểu thuyết cùng tên của tác giả David Nicholls (người được BTV của trang chúng tôi gọi là “the man who made a nation cry”), One day kể về câu chuyện tình yêu đẹp nhưng đầy tiếc nuối kéo dài từ 1988 đến 2011 giữa Emma (Anne Hathaway – nữ diễn viên yêu thích của mình) với anh chàng Dexter (Jim Sturgess).

Chuyện bắt đầu vào đêm định mệnh năm 1988, khi cả 2 gặp nhau trong tiệc mừng tốt nghiệp đại học Edinburgh cùng bạn bè. Họ thu hút nhau và cùng nhau trở về căn hộ của Emma. Nhưng thay vì có “một đêm nồng nhiệt” và đường ai nấy bước vào sáng hôm sau, một điều gì đó đã khiến họ quyết định chẳng làm gì cả mà chỉ nằm dài trên chiếc giường bé tẹo, ôm chặt nhau vào lòng và trò chuyện như hai người bạn. Và thế là họ trở thành bạn. Hôm ấy là ngày 15/7 – ngày Thánh Swithin với một lời tương truyền khá dễ thương.

Nếu trời đổ mưa rào

Vào ngày Thánh Swithin

Sẽ có một điều gì đó đọng lại.

Và họ đã đọng lại trong cuộc sống của nhau.

Để rồi ròng rã 23 năm, 23 lần ngày 15/7 “gõ cửa”, hàng loạt sự kiện, biến cố, thăng trầm xảy ra trong cuộc sống riêng của Dexter và Emma lẫn trong mối quan hệ tuy có tên nhưng khó gọi thành lời của họ. Dexter điển trai, hào hoa, tạm gọi là thành công và có hàng tá cô gái sexy theo đuổi. Trong khi đó, Emma lại “chậm một nhịp” với cuộc sống, công việc lẫn tình yêu. Nhưng đâu phải Emma không gặp được ai khác tốt hơn, yêu cô nồng nàn. Ấy là vì tình cảm Emma dành cho Dexter như một ranh giới giữa cô và những chàng trai khác, chân muốn bước nhưng lòng lại bảo thôi. 23 ngày 15/7, có khi họ hẹn gặp nhau, có khi chỉ trò chuyện qua điện thoại, có khi lại cách xa nhau vạn dặm. Song tâm trí và trái tim họ chưa lúc nào thôi nghĩ về nhau. Sau tất cả những sóng gió, thành công, thất bại, vui vẻ, buồn phiền ngoài kia, họ chỉ còn lại bờ vai nhau để tựa vào. Khi viết bài review phim One Day này, mình hiểu từ này không chỉ là ngày 15/7 mỗi năm mà còn là “một ngày nào đó ta thuộc về nhau”.

If you’re my friend I should be able to talk to you but I can’t, and if I can’t talk to you, well, what is the point of you? Of us?

Mình đã xem kha khá phim của Anne Hathaway như Nhật ký công chúa, The intern, Brides war, Alice in Wonderland, Brokeback Mountain, Passengers (2008)… và thích lối diễn xuất nhẹ nhàng, chân thành, đầy cảm xúc lẫn ngoại hình xinh đẹp một cách rất tích cực và tươi sáng của chị. Còn về anh chàng Dexter, mình nghĩ hình tượng của Jim Sturgess chưa thực sự phù hợp với nhân vật này. Ở anh vẫn thiếu một chút hào hoa, một chút cợt nhả, một chút chân thành và rất nhiều day dứt, hối hận. Cuộc đời một người đàn ông ấy mà, chỉ có 3 người phụ nữ quan trọng nhất đó là mẹ, vợ và con gái. Anh chàng Dexter đã bỏ lỡ đến tận 2/3 cơ.

Điều thứ hai mình thích khi xem và review phim One Day chính là mạch phim nhẹ nhàng, lúc cần nhanh thì nhanh, lúc cần chậm, tạo không gian và thời gian cho những cuộc chuyện trò và cảm xúc thì lại khá chậm rãi. Hơn thế nữa, xuyên suốt bộ phim, những khung cảnh đẹp tuyệt vời của London cổ kính, cánh đồng ở Edinburgh, ngoại ô Paris… lần lượt được giới thiệu trên phần nhạc nền ca khúc We Had Today của Rachel Portman nhẹ nhàng mà da diết đến nao lòng.

Xem One Day, tuy mình thấu hiểu tình cảm của Emma, thấy tiếc nuối cho chuyện tình của họ nhưng mình chẳng cảm thấy buồn một tẹo nào cả. Cảnh duy nhất khiến mình rơm rớm nước mắt chắc là lúc Dexter quay về nhà và trò chuyện với bố sau nhiều năm cách xa vì nỗi đau từ cái chết của mẹ – người phụ nữ cả 2 yêu thương rất nhiều.

À có một điểm, ai là fan của dòng phim tình cảm Hollywood như mình thì xem One Day chắc chắn sẽ nghĩ đến Love, Rosie (tên truyện Where the rainbow ends) và ngược lại. Vì 2 câu chuyện này giống nhau đến 90%. 10% khác nhau còn lại nằm ở độ dài hành trình tình yêu của họ và đoạn kết thúc. Mình thì đương nhiên thích truyện Where the rainbow ends hơn. So với phim Trung thì sẽ là Us and Them hoặc nếu bạn là một fan của phim Việt Nam thì sẽ nghĩ ngay đến Mắt biếc của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và đạo diễn Victor Vũ với câu nói hot trend:

Mẹ bảo, có hai thứ mà đời người không được bỏ lỡ. Một là chuyến tàu cuối cùng về nhà, hai là người thật lòng yêu thương ta.

Mình hồi trước có cơ hội được trải nghiệm điều này rồi. Nên khi xem và review phim One Day, mình hiểu được cảm giác của 2 nhân vật chính, hiểu rất rõ ràng và rành mạch. Xem phim thì cũng chỉ là xem phim thôi. Nhưng thật ra mình đang mượn bộ phim này để test nhanh tình cảm của bản thân, xem mình còn đặt cảm xúc và sự quan tâm vào những điều đã qua hay không. Đọc đến đây thì chắc mình và bạn đều hiểu rồi nhỉ. Tuy đã từng rất chân thành, nhưng bây giờ thì mình yêu bản thân và gia đình hơn hết thảy. “Out of sight, out of mind” là có thật đấy ạ!

I love(d) you, Dex, so much. I just don’t like you anymore. I’m sorry.

I’m not lonely, I’m alone.

Với mình, One Day không phải là một bộ phim quá xuất sắc hay “nhất định phải xem một lần trong đời”. Có cho điểm thì chắc mình cũng chỉ xuống tay đâu đó tầm 6/10, điểm IMDb hiện tại là 7/10. Cái kết của phim cũng có thể sẽ khiến mọi người hụt hẫng, nuối tiếc như vừa đánh mất một thứ gì rất quan trọng, rất ý nghĩa.

Cũng đúng thôi, dù có quyết định thế nào thì đây là chuyện mà ai đã trót vương vào một lần thì rất khó để quên ấy mà. Là “đúng người – đúng thời điểm”, “đúng người – sai thời điểm” hay “sai người – đúng thời điểm” đều chỉ là do lựa chọn. Người đã đúng thì không gian, thời gian hay cả thế giới, cả vũ trụ này có sai ta cũng sửa thành đúng được, nhỉ?

Whatever happens tomorrow, we had today. And I’ll always remember it.

Nguồn hình ảnh: https://www.imdb.com/

gemysix

Please follow and like us:

Cập nhật thông tin chi tiết về Review Phim 47 Ronin: Món ‘Giả Cầy’ Được Nâng Tầm Thành Bom Tấn trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!