Bạn đang xem bài viết Rừng Na Uy – Haruki Murakami được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rừng Na – uy là một tác phẩm có thể nói là kinh điển, mang dậm dấu ấn Nhật Bản thập niên 60. Hôm nay mình muốn bày tỏ những suy nghĩ của mình về tác phẩm lẫn cả bộ phim cùng tên của đạo diên Trần Anh Hùng.
Đọc sách luôn là một trải nghiệm thú vị đối với nhiều người và việc đắm mình vào trong những câu chữ của Haruki lại mang cho mình một cảm xúc khác so với đọc các tác phẩm mình từng đọc, bởi lẽ lối viết văn của nhà văn này có một phong cách khá thực tế, chân thực và cởi mở.
Về phần cốt truyện, tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình tay ba giữa Toru Watanabe – Naoko – Midori qua lời trần thuật, hồi tưởng ở ngôi thứ nhất của nhân vật nam chính Toru Watanabe về mối tình những năm anh 20 tuổi. Khác với những tác phẩm tình cảm khác, câu chuyện tình xảy ra tự nhiên hơn, không có quá nhiều nút thắt hay cao trào mà những sự việc được đẩy lên đỉnh điểm qua những câu nói chuyện của nhân vật. Chẳng hạn như chuyện Naoko tự tử được kể lại qua lời kể của Reiko Ishida nhưng lối kể này sẽ chân thực hơn vì nó xuất phát từ người ở bên cạnh cô lúc trước khi mất và ông thêm xén vào cả những suy nghĩ của Reiko. Điều này khó có thể thực hiện nếu như không phải Haruki viết hay ở ngôi thứ ba.
Về lối viết, Haruki, ông không đi sâu vào việc thể hiện trình tự diễn tiến câu chuyện mà bao trùm tác phẩm là những suy tư, nội tâm của nhân vật. Hay nói một cách khác, ông miêu tả nội tâm nhân vật và đan xen sử dụng các hình ảnh ẩn dụ và độc thoại. Điều này làm nên điểm nổi bật của ông so với các tác giả khác mà mình đã đọc vì việc miêu tả kĩ tâm lí nhân vật và để nhân vật tự độc thoại cụ thể ở đây là Watanabe khiến độc giả thông cảm hơn cho nhân vật và cảm thấy tương đồng nếu như bản thân cũng đã gặp những chuyện tương tự.
Một điểm thú vị hơn của tác phẩm là bao trùm tác phẩm là âm nhạc, tình dục, rượu và thuốc lá. Sử dụng âm nhạc có tên thật bài hát thật hay cởi mở, thẳng thắn trong việc miêu tả những cảnh nóng cũng là một sự mới lạ, phá cách rât riêng của tác giả mà chỉ có lẽ mỗi Haruki Murakami mới dám làm.
Mở rộng hơn ở câu chuyện tình tay ba, mình quan tâm đến 2 vấn đề lớn chiếm tầm quan trọng trong tác phẩm. Đó là phong cách sống của sinh viên những năm 60 ở Nhật và sự nghiêm trọng của những căn bệnh tâm lí mà những đau thương ở quá khứ đã bám rễ và ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức. Ví dụ cụ thể hơn ở đây mình nghĩ đến Naoko vì cái chết của Kizuki mà những 4 năm sau cái chết của anh vẫn tìm đến tự tử sau khi đã trải qua những điều trị tâm lí phức tạp. Bệnh nhân cách và chứng trầm cảm thực sự nguy hiểm và trong tác phẩm của ông, việc tự tử trở thành một cách hữu hiệu để giải quyết những khúc mắc trong cuộc sống. Còn bàn về phong cách sống có phần buông thả của sinh viên Nhật bản thập niên 60s luôn tìm đến rượu và tình dục để giải tỏa stress đời thường. Một điều đáng nói là tự tử cũng xảy ra… Một nửa số nhân vật xuất hiện chủ yếu đều đã tự tử hoặc có ý định tự tử nhưng không thành.
Sau khi hoàn thành cuốn sách, mình cũng đã quyết định đi coi phim. Đây chắc chắn sẽ là một tác phẩm chuyển thể thành phim cực khó và có lẽ cũng do mình là một khán giả khó tính. Bộ phim chuyển thể cùng tên của đạo diễn Trần Anh Hùng lại không gây cho mình quá nhiều cảm xúc khi mà phim không có một sự giới thiệu nhân vật rạch ròi ở mở đầu phim và xuyên suốt tác phẩm rất nhiều cảnh quay cắt nhưng lại không có đủ dụng ý hoặc trôi qua quá nhanh gây khó hiểu và khi mình chưa kịp hiểu chuyên gì đang xảy ra thì đã tới cảnh khác. Phim cũng lược nhiều chi tiết thú vị và dễ trở thành thiếu tự nhiên. Ví dụ như đầu phim với ông bạn quốc xã khá ít thể hiện hay cảnh Midori xuất hiện lần đầu bất ngờ không theo một hoàn cảnh cụ thể. Âm nhạc là một cách để dẫn dắt người xem theo cung bậc cảm xúc của nhân vật nhưng đôi khi thiếu hợp lí. Chẳng hạn ở đoạn gần cuối sau khi Naoko tự tử, liên tục mấy phút liền là 1 bản nhạc có phần đáng sợ, ảm đạm, ma mị trong khi cá nhân mình thấy một bản nhạc buồn và nên thêm 1 vài cảnh và chi tiết hơn vì đó là một đoạn cao trào trong tác phẩm. Tuy nhiên chung quy lại thì vẫn là một bộ phim đáng xem với những khung cảnh đẹp, thơ mộng.
Đây là một tác phẩm thú vị, phong cách mà các bạn nên đọc ít nhất 1 lần bởi lẽ mình nghĩ mỗi lần đọc các bạn sẽ có một trải nghiệm khác nhau đấy.
– Vũ Duy
Rừng Na Uy – Haruki Mukarami: Cảm thức về tuổi trẻ và cô đơn
Tôi đã đọc Rừng Na uy 3 lần.
Lần đầu tiên, khi đọc chưa đầy 1/3 cuốn sách, tôi đã phải bỏ dở vì năng lực cảm thụ và màng lọc nhận thức của tôi chưa đủ để tiếp nhận được thế giới mà nó mang lại, một thế giới quá trần trụi, phũ phàng. Tôi sợ mình cũng sẽ rơi tuột xuống cái “giếng đồng” của nỗi buồn, nỗi cô đơn ám ảnh mà Toru và Naoko đã cảnh báo ở đầu truyện.
Lần thứ hai, tôi đã rất thất vọng về cái được gọi là tình yêu tồn tại trong cuốn sách, thứ tình yêu mà theo tôi lúc đó là những tình cảm mù quáng nhạt nhòa, yếu đuối. Tôi thấy đau lòng và thương hại cho những linh hồn nhỏ bé và đơn độc không thể sưởi ấm cho nhau bằng thứ tình yêu hời hợt ấy. Nỗi thất vọng ấy như rút cạn những năng lượng tích cực, những rung cảm mãnh liệt mà tôi có. Một lần nữa, tôi lại bỏ dở cuốn sách.
Chính vì vậy, cảm thức đầu tiên về tác phẩm là sự ám ảnh. Có hai thể loại độc giả sau khi đọc Rừng Na uy, hoặc là ghét cay ghét đắng, hoặc là rất ám ảnh. Mà những nỗi căm ghét kia, cũng đến từ sự ám ảnh mà tác phẩm mang lại, nó cứ hiện lên và lẩn quẩn trong tâm trí chúng ta, như những giai điệu buồn bã của tiếng guitar vang lên trong căn nhà gỗ phủ đầy tuyết nơi bìa rừng hoang vắng, không dễ để dứt ra khỏi tâm trí.
Trên hành trình phản tỉnh của Rừng Na uy, ta ám ảnh với những gì?
Thứ nhất, sự cô đơn.
Cô đơn là nhân vật chính trong tác phẩm này. Toru, Kizuki, Naoko, Midori cho đến Hatsumi, Nagasawa, Reiko, tất cả đều cô đơn. Như cách nói của Naoko, họ là những con người méo mó, những linh hồn méo mó vì những biến thiên cuộc đời đã tự mình cắt đứt những liên hệ với cuộc sống thực tại, tự tạo ra một thế giới riêng tách biệt với phần còn lại của thế giới mà họ đang sống. Cùng có điểm chung là những người cô đơn, mỗi người lại mang một dạng thức cô đơn khác nhau: Kizuki giấu đi nỗi cô đơn, Naoko bế tắc trước nỗi cô đơn, Nagasawa vị kỉ và bất nhẫn đến đơn độc, Toru và Midori chấp nhận sống với nỗi cô đơn một cách thành thật nhất. Dù họ tiếp cận với nỗi cô đơn bằng cách nào thì cô đơn đã và luôn là một phần trong bi kịch của họ.
Thứ hai, sự sống và cái chết.
“Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt” (Xuân Diệu). Toru đã nhận ra cái mong manh hữu hạn của đời người và ranh giới mong manh của sống chết có thể dễ dàng cướp mất những điều mà chúng ta hằng yêu quý như thế nào. Những sự mất mát, ra đi trong Rừng Na uy cũng nhẹ nhàng, lạnh lùng và hiển nhiên như vậy. Cái gì rồi cũng không vượt qua quy luật của sự vô thường, tuổi trẻ cũng vậy, cũng như giọt mưa trôi qua kẽ tay, chẳng thể cưỡng cầu, chẳng thể níu giữ. Sự phản tỉnh đau đớn này đến với Toru khi anh gần như đã mất đi tất cả, sau 1 tháng trời ròng rã lang thang vô định, anh buộc phải đưa ra lựa chọn, chìm đắm và bị nuốt chửng bởi những ám ảnh quá khứ hay đối mặt, sống tiếp với thực tại hiện hữu, một thực tại “đang thở, đang sống” hay một quá khứ giờ chỉ còn là “nhúm tro trăng trắng”. Hình ảnh cuối cùng đầy ám ảnh của tác phẩm chính là khi hành trình phản tỉnh của Toru đi đến đoạn kết. Một Cái Tôi lạc lõng giữa những biến thiên của thời gian, những linh hồn cô đơn đã lựa chọn sẽ bám víu lấy sự sống này một cách chân thành nhất. Dù sâu thẳm trong những linh hồn ấy là những mất mát cô đơn không thể khỏa lấp, những nỗi bâng khuâng chưa thể dứt, họ đã chọn sống và sống một cách mãnh liệt.
Nhiều người nói Rừng Na uy không thể là cuốn sách của thanh xuân khi chất chứa quá nhiều mất mát, quá nhiều nỗi buồn. Tôi thì cho rằng đây chính là một cuốn sách thanh xuân bất diệt, vì từ những nấm mồ của sự mất mát, những tàn tro của nỗi buồn, một sự sống mới sẽ hồi sinh mạnh mẽ. Và đó chính là vẻ đẹp của thanh xuân.
– Trương Khải Minh
Bạn tôi nói đọc truyện Rừng Na Uy mất hết cả hứng thú đối với tình dục. Tôi không thực sự thấu hiểu quan niệm của các nhân vật trong truyện về tình dục, nhưng chuyện của bọn họ lại khiến tôi nghĩ, tình dục cũng là khía cạnh không cần phải xấu hổ và đáng được quan tâm.
Đây cũng là lần đầu tiên tôi đọc về trầm cảm, mà thật sự cho tới lúc ấy, đọc hết truyện vẫn không thể nào hiểu nổi cái gì là trầm cảm. Chỉ thấy bóng đêm trong cô gái nhỏ, tràn ngập nỗi đau buồn, và rồi trống rỗng, không cảm xúc. Tôi đã sửng sốt, không hiểu được nhưng cảm thương vì cô bé không vượt qua được nỗi ám ảnh khủng khiếp khi phải chứng kiến hai người thân nhất lần lượt tự tử.
Đọc rồi khiến tôi mang ấn tượng, không lẽ thế hệ trẻ Nhật Bản lúc ấy hầu hết đều mang tâm trạng tăm tối đến thế. Chỉ có một cô gái tươi tắn, là một tỉ lệ quá thấp giữa hàng loạt các nhân vật khác ủ rũ đau buồn. Vừa hay, nhân vật chính được dẫn dắt ra khỏi khu rừng tăm tối (dù rừng trong truyện là khu rừng tuyết sáng rỡ và lạnh lẽo chết người) bằng chính vẻ tươi sáng duy nhất, hiếm có – tình yêu của một cô gái hồn nhiên. Câu hỏi xuyên suốt tác phẩm, như vậy, đã được trả lời theo một cách thức hết sức cảm động. Sự đơn sơ, mộc mạc tràn đầy hy vọng, là câu trả lời can đảm nhất cho vấn đề cốt lõi – Sự sống, Cái chết, Ý nghĩa cuộc sống – chất chứa trong lòng của Watanabe, mà cũng là giá trị cốt lõi của tác phẩm.
Trong truyện sáng rực lên đến độ ám ảnh một khu rừng tuyết hoang vắng, trắng toát, nhưng không hiểu sao, đọng lại trong tôi, là một khu rừng tăm tối âm u chết người. Hình ảnh đó, sau này khi đã hiểu rõ về trầm cảm, tôi biết, ông ấy đang mô tả về khu rừng trầm cảm – cô độc, lạnh lẽo, không có lối ra.
Chẳng hề ngạc nhiên là câu chuyện về khu rừng tăm tối ấy, ngoài những suy tư không thể tránh khỏi của người trầm cảm về ý nghĩa của cuộc sống, cái chết, những lựa chọn, thì tình dục là thứ được tập trung nhiều nhất, là căn bản để kể về. Trong thế giới trầm cảm, không hiếm trường hợp trở nên lãnh cảm, nhưng phần còn lại thì quay cuồng tìm kiếm tình dục. Bởi vì tình dục là một trong số ít những phương cách hiệu quả nhất để họ cảm giác được “sự sống” – theo cách trực tiếp và cụ thể nhất, khi mà đa phần họ cảm giác trống rỗng từ thể xác cho đến trong tận cùng của linh hồn. (Một số khác sẽ dùng chất kích thích hoặc self-harm – cực hạn.) Có lẽ là vậy, nên tình dục được mô tả không chỉ thuần về cảm xúc, rồi gắn với các câu chuyện tình, mà còn đi xa hơn, gắn với những thăm dò, suy tư tinh tế về ý nghĩa của nó trong từng nhân vật một: họ cần thấu hiểu và cảm nhận thật sâu sắc về thứ khiến họ cảm nhận “sự sống”.
Có ai đó nói truyện Rừng Na Uy là truyện về một thế hệ thanh niên những năm xx của Nhật Bản, người khác lại nói đó là câu chuyện về tình yêu. Tôi nghĩ chỉ một phần như vậy, tựa đề đã nói rõ, đây là câu chuyện của khu rừng – rừng trầm cảm. Riêng biệt. Đặc trưng. Là một thế giới mà ở đó, dù họ là ai, tính cách và gia cảnh thế nào, cũng có thể đối mặt với nghẹn ngào, đau đớn, trống rỗng nhưng không ai khác có thể nào thấu hiểu. Họ chật vật đấu tranh, cố gắng thấu hiểu và tìm cho ra các giá trị thực sự của đời sống, đi đến lựa chọn giữa sự sống và cái chết, buông tay hoặc là được cứu thoát. Phần lớn mỗi người chúng ta hay trăn trở với những điều này, còn ở trong rừng trầm cảm, chúng tra tấn bạn đến chết, trong khi người bạn duy nhất của bạn lúc này là sự cô độc tuyệt đối.
Ở thời điểm đọc truyện Rừng Na Uy, tôi đã có cảm giác rơi vào một thế giới hoàn toàn khác, một thế giới không tồn tại. Những suy tư khác lạ của tất cả nhân vật, nhờ vậy, mở ra cho tôi thấy thế giới này rộng lớn hơn tôi tưởng rất nhiều. Thì ra thế giới thực mà tôi đang sống có những mảng màu tăm tối như thế, có những con người như thế, không nhìn thấy lối thoát, mà tôi sẽ không bao giờ hiểu nổi, nhưng họ vẫn đã, đang và sẽ cùng tồn tại, chỉ là tôi chưa bao giờ biết đến…
– Dong Anh
Một trong những tác phẩm kinh điển, mang đậm dấu ấn Nhật Bản thập niên 60, xuyên suốt cả tác phẩm là hành trình chạy chốn quá khứ của mỗi nhận vật. Nhưng chứa đựng trong đó là một lớp trẻ nhật bản tha hóa, tàn lụi luôn mong muốn tìm đến rượu, và tình dục như một phương thức cứu cánh, giải tỏa stress đời thường. Vấn nạn tự tử cũng được tác giả đề cập đến khi hơn một nửa số nhân vật tìm đến tự tử hoặc có ý định tự tử chỉ để giải thoát bản thân. Liệu “tự tử” có phải là dấu chấm viên mãn hay đó là những khởi đầu cho một chuỗi những đau khổ về sau?
Về cốt chuyện: Tất thảy câu chuyện xoay quanh mối quan hệ giữa 3 nhân vật Toru Watanabe – Naoko – Midori. qua lời trần thuật, hồi tưởng ở ngôi thứ nhất của nhân vật nam chính Toru Watanabe. Một Bức Tranh tự sự “rừng – nauy hiện lên với chằng chịt những sợi dây liên kết mộng mị của mỗi nhân vật. Một bên là cuộc chạy trốn dài đến vô hạn của Toru và naoku trước những ký ức đau buồn về cái chết người bạn thân kizuki để rồi “tự tử” như một phương thuốc cuối cùng tìm đến, trấn an một tâm hồn đang dần héo mòn trong Naoko. Trái ngược lại bức tranh u ám đó, Toru – Midori hiện lên với những tình cảm mộc mạc, bồi hồi của tuổi trẻ, hai con người tìm đến với nhau để hàn gắn những vết xước trong quá khứ, Để trưởng thành hơn và để mạnh mẽ hơn. Sâu bên trong đó còn một tầng liên kết gần như vô hình giữa hai nhân vật “ midori – naoko”, họ chưa từng gặp nhau trực tiếp, chỉ được biết đến nhau qua thư & lời kể của Toru. Nhưng ai đọc tác phẩm cũng sẽ biết được : Niềm khao khát cháy bỏng của naoko muốn là một cô gái bình thường, cũng được thương, và được yêu – như midori. Còn đối Với Midori đó là sự ghen tị và mong muốn được cho và nhận một tình yêu chân thành chân chất, phủ đầy cung bậc cảm xúc từ Toru, giống như cái cách mà anh đã dành cho Naoko thuở ban đầu.
Về nhân vật: Mỗi nhân vật trong tác phẩm đặc trưng rất rõ rang cho từng tầng lớp xã hội nhật bản trong thập niên 60. Mỗi tầng lớp bị mắc kẹt giữa những mong muốn và những lý tưởng riêng. Cho đến khi họ đưa ra những quyết định mà ngay cả đến bản thân cũng không hiểu được.
Toru Wanatabe: Một chàng trai bị giằng xé giữa nghĩa vụ với Naoko và tình cảm nam nữ anh dành cho Midori. Một naoko ngày càng xa cách và cô lập bản thân, một midori sẵn sàng yêu anh và dành chọn tấm chân thân của mình. Tuy nhiên, chính sự thiếu quyết đoán của Toru đã khiến anh phải sống trong cuộc sống ngập tràn tình dục, rượu, sự cô liêu, và sự hối hận miên man.
Naoko: Một trái tim mong mảnh dễ vỡ, luôn luôn muốn chạy, chạy thật xa để xóa mờ đi quá khứ cay nghiệt. Nhưng đâu biết được rằng cách tốt nhất để vượt qua là trực tiếp đối mặt với nó. Để đến khi chính quá khứ đó ngày một gặm nhấm và xói mòn trái tim cô và giải thoát bằng liều thuốc vĩnh hằng mãi mãi.
Midori: Một cô gái với đầy những biến cố trong gia đình, từ người mẹ mất sớm, người bố đang thoi thóp từng ngày trong bệnh viện, cho Đến người thân duy nhất là chị cô, cũng suốt ngày dành tình cảm cho người yêu thay vì hỏi han, chăm sóc cho người em cô liêu. Nhưng vượt lên trên tất thảy là sức mạnh về tình yêu. Tình yêu được sống và được yêu thương từ những người thương cô thật lòng
Nagasawa: Một nhân vật với đầy ẩn ý – như hiện thân của những dục vọng vô tận đòi hỏi bất tận sự thụ hưởng thấp hèn và mau chóng; không thích chờ đợi hay suy tính, đơn giản chỉ là thỏa mãn hiện tại; không cần tình yêu hay những hạnh phúc mơ hồ. Nagasawa cũng đại diện cho một lớp thanh niên Nhật thập niên 60, một “thế hệ mất mát” bị vật chất che mờ đi lý tưởng và truyền thống, họ vẫy vùng một cách vô vọng trong vòng xoáy bất tận và ngột ngạt của một xã hội tôn thờ chủ nghĩa vị kỷ.
Reiko: Một nhân vật phụ khác phản ánh về thực trạng xã hội nước nhật lúc bấy giờ, một xã hội kì thị những con người đồng tính, họ bị xem như là những kẻ ghê tởm, cặn bã của xã hội, bị dèm pha, phỉ báng. Tiếng nói của họ không được lắng nghe, trân trọng, ngoại trừ gia đình. Đến khi giọt nước chênh vênh tràn ly, họ chị biết chốn chạy thực tại phũ phàng đến nơi mà họ nghĩ họ thuộc về.
Giá trị tinh thần: Chỉ có tình yêu mới làm con người đau khổ và hạnh phúc đến thế. Ta thấy một tình yêu quây quắc, vô vọng và vô điều kiện của Hatzumi dành cho Nagasawa. Ta thấy một tình yêu ám ảnh, đau khổ của Naoko dành cho Kizuki. Ta thấy một tình yêu đầy hoang mang và chênh vênh của Toru dành cho Naoko. Và, ta cũng thấy một tình yêu dữ dội, chân thành, đầy niềm lạc quan, hi vọng chờ đợi của Midori dành cho Toru; một tình yêu e ấp lưỡng lự nhưng cũng mãnh liệt đến ám ảnh của Toru dành cho Midori. Tình yêu đầy những cung bậc phức tạp và khó hiểu như chính cuộc đời phức tạp và bất trắc mà chúng ta đang sống và đấu tranh.
Suy cho cùng tự tử cũng chỉ là phương thức giải thoát vị kỷ cho người ra đi nhưng kéo theo đó là biết bao đau khổ, khắc khoải mien man của những con người ở lại. khởi đầu với cái chết đường đột của Kizuki, để lại Vết thương lòng không sao lấp được của naoko. Trong cô luôn luôn ám ảnh câu hỏi đối với bản thân: “Về nguyên nhân cái chết của Kizuki” khiến cô chạy chốn quá khứ, chạy chốn câu trả lời và ngay cả chạy chốn chính bản thân mình. Kế đến là sự ra đi của Naoko, bao trùm lên một bức màn u uất, một bức màn đêm đen với hai nhân vật Toru – Reiko. Trong khi Toru diễn tả nỗi buồn đến tột cùng khôn nguôi bằng việc lững thững lưu lạc trên đường, đi khắp mọi xó xỉnh nhật bản và làm bạn với rượu và thuốc lá để quên đi quá khứ. Thì Reiko phải đưa ra lựa chọn khó khăn nhất trong cuộc đời: “Dời khỏi khu an dưỡng – nơi cô thấy được thanh thản với chính bản thân” để tìm đến Toru. Mong muốn san sẻ phần nào nỗi buồn vô hạn cùng nhau. Cũng phải nhắc đến nỗi một nỗi buồn thầm kín và lớn lao của Midori, Luôn ngày ngày đợi mong nhận tin tức của Toru trong vô vọng. Sự đợi chờ, trông ngóng có bao giờ là dễ chịu đối với cặp đôi đang yêu.
Quả thật, Trong Rừng Nauy, Ta thấy được Hành trình trưởng thành đầy những thử thách dữ dội, những muộn phiền, đau khổ là không thể tránh khỏi nhưng phải can đảm đối mặt với nó. Chúng ta không quên ký ức nhưng hãy dành cho nó một hốc nhỏ đầy tĩnh lặng (như cái hốc đá của Toru trước biển cả cuồng loạn) mà chiêm nghiệm và để tiếp tục sống can đảm hơn cho những biến cố đang chờ đón phía trước. Cuối cùng thì Toru đã tìm được cho mình con đường tương lai sẽ đi, có thể cất những đau thương đầu đời mà can đảm tiếp tục sống và trưởng thành, để tiếp tục yêu và đau khổ!
– Nguyễn Nam Thắng
Rừng Na-Uy: Khi sự cô đơn là một phần quan trọng của quá trình trưởng thành
Tình cờ nghe được The Beatles với giai điệu mộc mạc của ca khúc “Norwegian Wood”( Rừng Na-Uy) vang lên qua chiếc radio cũ, khi cả thế giới xung quanh thu lại chỉ bằng âm nhạc, lòng tôi chợt sống dậy với mớ hỗn độn cảm xúc khó mà diễn tả thành lời.Bởi lẽ, ca khúc đó gợi ra trong tâm trí tôi nhớ về cuốn tiểu thuyết cùng tên được chắp bút bởi Haruki Murakami- một tiểu thuyết gia Nhật Bản xuất sắc và cũng là một trong số ít những tác giả mà tôi vô cùng yêu thích.
I once had a girl, or should I say, she once had me.She show me her room, isn’t it good, Norwegian Wood?(Tôi đã từng có một cô gái, hay nói đúng hơn,cô ấy đã có được tôicô ấy dẫn tôi đến phòng mình,cánh rừng Nauy, chẳng phải thật đẹp hay sao?)
Bao phủ toàn bộ tác phẩm là một gam màu tối của sự cô đơn, có nỗi buồn, rất buồn, có tuyệt vọng, sầu bi, và ở đó còn có những người trẻ “méo mó”, mất phương hướng ngay trong chính cuộc đời mình… Tác phẩm như một “cuốn từ điển về nỗi cô đơn” đặc biệt ở thế hệ trẻ trên con đường đi tới sự trưởng thành mà tất cả chúng ta đang/ sẽ trải qua một lần trong đời mình.Như một kẻ nghiện, tôi bị cuốn hút bởi cuốn sách này ngay từ những dòng đầu tiên . Rừng Nauy được kể theo dòng hổi tưởng miên man về quá khứ đẹp mà buồn, về ký ức nơi tuổi trẻ và những nỗi đau đớn của mười tám năm trước nhưng chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí của Toru Watanabe- lúc này đã ba mươi bảy tuổi, đang trên máy bay tới nước Đức xa xôi. Không chỉ chất chứa dày đặc nỗi cô đơn, sự bế tắc của từng cá nhân trong câu chuyện mà còn đầy ắp những đau xót, nhớ nhung có lẽ chẳng bao giờ vơi cạn cho những hoài niệm xưa cũ, cho những gì đã qua đi, cho những con người đáng thương mãi mãi- mãi mãi không bao giờ trở lại…
Đồng cảm với Naoko, nhưng đồng thời tôi lại thương và cũng khâm phục nhất Watanabe. Trải qua nỗi đau mất đi người bạn thân duy nhất và người con gái anh yêu- Naoko nhưng Watanabe lại trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn. Phải chăng đã có một thứ sức mạnh quyền năng tối thượng nào đó giữ anh ở lại và tiếp tục sống? Sông với những mất mát, những nỗi đau không có bất cứ thứ gì có thể bù đắp lại được chắc hẳn phải khó khăn lắm! Nhưng Watanabe vẫn cố gắng gượng dậy sau những đổ vỡ, những suy sụp để tiếp tục ở giữ lấy cuộc đời mình. Không có một sức mạnh nào, một siêu nhiên nào, một thứ phép thuật toàn năng nào kéo ảnh ra khỏi vũng bùn lầy bị ám ảnh bởi sự chết, vậy lý do ở đây là gì?
Theo tôi, thứ nhất, Watanabe ngay từ đầu đã sống đúng với bản thân mình. Anh thừa nhận tính cách, sở thích của bản thân và không che giấu nỗi cô đơn. Watanabe vẫn cứ là Watanabe thôi, không cố gắng gượng để trở thành ai, để được mọi người chấp nhận- nên anh mới cô đơn- có lẽ vậy. Điều này khác hoàn toàn với Kizuki. Theo giọng kể của Watanabe thì Kizuki có lẽ là người bình ổn nhất nhưng có thật sự như vậy hay không khi Kizuki lại chọn cho mình cách tự sát- một điều chẳng ai ngờ tới! Có khi nào Kizuki bên ngoài chỉ là chiếc vỏ bọc che giấu đi nỗi cô đơn, yếu ớt trong lòng mình. Thay vì chữa trị cho chính mình hay mở lòng ra để tốt hơn thì anh lại quên nó đi để làm chỗ dựa cho người khác.
Thứ hai, điều mà Watanabe làm được để tiếp tục bám víu lấy cuộc đời này là vì anh dám đối mặt với quá khứ- dù cho nó có đau đớn đến nhường nào đi chăng nữa. Còn Naoko thì chẳng thể hoặc cô chẳng muốn làm. Cô luôn đấu tranh vật vã với những tiếng nói trong đầu mình, cô không muốn nghe những âm thanh đó- những âm thanh cho thấy sự tổn thương nặng về tâm lý. Cứ thế, cứ thế tiếp diễn còn Naoko thì chấp nhận sống với những hoài niệm- dù cho nó đau đớn hay làm cô vụn vỡ ra như thế nào!
Tôi cảm phục tinh thần thép của Watanabe, những đổ vỡ trong tình cảm, trong cuộc sống đặc biệt ở giai đoạn đi tới trưởng thành là không thể tránh khỏi. Nếu ví trưởng thành là một chiếc gai thì chúng ta – ai rồi cũng phải bị đâm một lần trong đời. Vết đâm ấy là một phần quan trọng của quá trình trưởng thành. Nó giúp ta nhận ra giá trị của tuổi trẻ, giúp ta mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn . Những thương tổn xưa cũ sẽ thành những vết sẹo để sau này nhìn lại ta thấy mình đã vượt qua mạnh mẽ như thế nào, dù vui buồn hay khổ đau thì đến một giai đoạn trong cuộc đời, bạn sẽ gói gọn nó trong ngăn kéo của an yên và hạnh phúc!
Cái chết trong tác phẩm này nhẹ tựa mộ chiếc chiếu êm, mông lung tựa lông hồng. Cái chết ở đâu còn như hiệu ứng Domino khi nó xảy ra hết người này cho tới người khác. Bởi lẽ, “sự chết không phải là đối nghịch của sự sống, mà là một phần sự sống”. Gam màu ảm đạm của tác phẩm là vậy những trong đó vẫn ẩn chứa vệt sáng của Tình yêu- thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Tình yêu chỉ sống được nhờ đau khổ. Sống trong hạnh phúc, tình yêu sẽ chết dần chết mòn. Với Murakami cũng như tiểu thuyết của ông, cô độc là một phần quan trọng , có sẵn bên trong, nhưng nó chẳng có gì đáng sợ, và “chỉ cần thật lòng yêu một người, cuộc đời sẽ được cứu rỗi”. Ở đây, tình yêu là thứ ánh sáng hy vọng duy nhất kéo con người ra khỏi cũng bùn lầy nhầy nhụa những mất mát và đau thương, của tối tăm và mịt mù. Tình yêu trong Rừng Nauy là một phép màu kì diệu kéo những tâm hồn đã đi qua bao thương tổn, đã oằn mình để chiến đấu lại những nỗi đau, trở lại bám víu, đi tìm lý do để tiếp tục được sống, được là chính mình, được đối mặt với thế giới và cho phép mình có những cơ hội khác để được hạnh phúc hơn, nhiều hơn nữa.
Là một người trẻ đọc Rừng Nauy, nhiều lúc tôi thấy sợ bởi cách viết, cách miêu tả về sự cô đơn đến đáng lưu tâm ở những người trẻ, bởi sự trần trụi khi nói về tình dục. Tuy nhiên, tình dục trong cuốn sách không phải thứ lời lẽ câu khách rẻ tiền mà lại là nơi trú ngụ, là nỗi an ủi và cũng là một cách để con người nhận ra mình vẫn còn giá trị, để trở về cuộc sống bình thường. Trên tất cả, điều ám ảnh tôi duy nhất còn lại sau không ít lần đọc cuốn sách này chính là sự cô đơn- cô đơn đến khắc khoải và đáng sợ, cùng với đó là những ý niệm về tình yêu, về mất mát trên đường tới sự trưởng thành mà dù muốn hay không muốn- tôi hay tất cả chúng ta đều đã và đang đi qua. Giống như một nghi lễ. Còn những điều không thể tránh khỏi thì hãy tập cách bình tĩnh, dũng cảm để đối mặt với nó- đó là cách tối ưu nhất. Và nếu có cơ hội thì ta cũng nên yêu một lần khi còn trẻ để không phí hoài thanh xuân- nhanh đến nhưng cũng vội vàng qua mau.
Để tôi đọc cho các bạn nghe một bài thơ Haiku Nhật Bản:“Những lỗ trống trong củ senKhi ta ănĂn luôn cả nó” .
Sự cô đơn cũng vậy, nó luôn tồn tại sẵn trong mỗi cá thể. Điều chúng ta cần làm là gì? Theo tôi, hãy đối diện với nó. Đàm thoại với nỗi cô đơn hay chính là khi ta đối diện với chính bản thân mình. Đừng trốn tránh vào những cuộc vui ồn ào, cũng đừng tạo ra vỏ bọc giả dối nào cả. Bởi đó còn là hành trình ta đi tìm bản ngã, đi tìm cái tôi cá nhân để từ đó ta biết phải làm sao, làm như thế nào và trên hết là thấu hiểu chính bản thân ta!
“Chuyện gì sẽ xảy ra khi con người mở lòng mình ra?– Họ sẽ cảm thấy tốt hơn!”
Có lẽ bạn cũng nên tìm đọc quyển sách này, ngoài những điều ở trên, nó còn có những nhân vật khác, là “Green girl” Midori Kobayashi cá tính, mạnh dạn và lạc quan, là chị Reiko của nhà nghỉ Ami, hay anh bạn tài giỏi nhưng đào hoa- Nagasawa và cô bạn gái chung thủy để cuối cùng cũng chẳng nhận lại được gì từ người mình yêu- Hatsumi đáng thương… Tất cả, mỗi nhân vật, mỗi màu sắc tạo nên bức tranh sinh động, chân thực về cuộc sống, về tâm lý của sinh Nhật Bản những năm 60 của thế kỷ trước. Chắc chắn “Rừng Na-uy”- cuốn sách thanh xuân bất diệt và Murakami – “hình vóc văn chương của thế kỉ XXI” (New Statesman) sẽ không khiến bạn phải thất vọng đâu!“Sự tinh tế như một giọt nước rơi tách xuống mặt hồ, điều mà bạn không thể đọc được ở bất kì nhà văn nào – ngoài Murakami.”
– Thanh Huyền Trần
Tuyển Tập 20 Câu Trích Dẫn Hay Ý Nghĩa Sâu Sắc Nhất Về Cuộc Sống Và Tình Yêu Của Nhà Văn Haruki Murakami
Haruki Murakami là nhà văn nổi tiếng thế giới người Nhật Bản, danh tiếng của ông vang xa với những cuốn tiểu thuyết mang đậm chủ nghĩa hiện thực ma thuật, những con người bí ẩn và những triết lý nhân sinh quan kì lạ, bí ẩn nhưng sâu sắc đến vô cùng. Với những câu chuyện của mình, Murakami đã thể hiện vốn hiểu biết sâu sắc vào trong cuộc đời, tình yêu, kiến thức và sự mất mát mà chúng ta thường sẽ nhận thấy thông qua các nhân vật của ông. Hãy đến với bài viết Tuyển tập 20 câu trích dẫn hay ý nghĩa sâu sắc nhất về cuộc sống và tình yêu của nhà văn Haruki Murakami sau đây của loinoihay.net để cùng chiêm nghiệm, bạn nhé!
Về cuộc sống
“Mọi thứ bạn tìm kiếm sẽ đến vào lúc bạn không ngờ tới” (Kafka bên bờ biển)
“Cuộc đời không như dòng nước. Sự vật hiện tượng trong cuộc sống chưa chắc đã chảy xuống theo con đường ngắn nhất” (1Q84)
“Ngay cả khi bạn có thể quay ngược thời gian thì bạn cũng không kết thúc được nơi đã bắt đầu” (1Q84)
“Nhưng có ai dám bảo chỉ thế mới là tốt đẹp nhất đâu? Cho nên cậu cần phải chộp lấy bất kì cơ hội hạnh phúc nào mà cậu có, và đừng áy náy vì người khác nhiều quá. Kinh nghiệm của tôi là chúng ta chỉ có độ hai hoặc ba cơ hội như thế trong đời và nếu để lỡ thì sẽ phải ân hận cho đến chết vậy.” (Rừng Na Uy)
“Cái chúng ta gọi là hiện tại thì được hình thành từ sự tích lũy của quá khứ” (1Q84)
Về kiến thức
“Nếu bạn chỉ đọc những quyển sách mà mọi người đang đọc thì bạn cũng chỉ nghĩ những gì mọi người đang nghĩ” (Rừng Na Uy)
“Sự thật không hẳn là chân lý, những chân lý cũng không phải lúc nào cũng có thật” (Biên niên ký chim vặn dây cót)
“Điều quan trọng nhất mà chúng ta học được ở trường đó là những thứ quan trọng nhất đều không thể học được ở trường” (Tôi nói gì khi nói về chạy bộ)
“Ngay cả những lâu đài trên bầu trời cũng có thể vừa ý với một chiếc áo khoác sơn màu mới” (Phía nam biên giới, phía tây mặt trời)
“Sự thật thỉnh thoảng vẫn nhắc nhở tôi về một thế giới bị chôn vùi dưới cát. Khi thời gian trôi đi, phủ lớp cát trở nên dày thêm, và thỉnh thoảng nó bị thổi bay để rồi hiện lên những gì chôn cất bên dưới” (Tsukuru Tazaki không màu và những năm tháng hành hương)
Trong tình yêu
“Bất kì ai đang yêu đều tìm cái phần thiếu hụt của bản ngã mình. Cho nên họ cảm thấy buồn khi nghĩ đến người mình yêu. Giống như khi ta bước vào một căn phòng đầy kỷ niệm thân thương mà đã bao lâu ta không trở lại.” (Kafka bên bờ biển)
“Lòng người là cánh chim đêm. Nó âm thầm chờ đợi điều gì, rồi khi thời cơ đến nó sẽ bay vút đi thẳng tắp về phía đó” (Tsukuru Tazaki không màu và những năm tháng hành hương)
“Tôi vẫn luôn thèm được yêu. Dù chỉ một lần thôi. Tôi muốn biết được yêu đầy phần mình nó ra sao, đầy đến mức không thể chịu được nữa ấy. Chỉ một lần thôi.” (Rừng Na Uy)
“Không có gì sai cả. Băng thì luôn giá lạnh, hoa hồng luôn đỏ và tôi đang yêu. Tình yêu này dẫn lối tôi đến nơi nào đó. Lúc này nó chế ngự tôi. Tôi chẳng có sự lựa chọn. Có thể nó sẽ khá ổn nếu đó là một nơi đặc biệt, một nơi mà tôi chưa từng nhìn thấy.” (Người tình Sputnik)
“Điều quan trọng khi bạn quyết định chấp nhận tuyệt đối một ai khác trong tim mình. Khi bạn làm điều đó, luôn luôn là lần đầu tiên và là lần cuối cùng” (Cây liễu mù, cô gái ngủ)
Đối với mất mát
“Nỗi đau là điều không thể tránh khỏi, nhưng chịu đựng nó hay không lại là sự chọn lựa” (Tôi nói gì khi nói về chạy bộ)
“Nhưng không có tranh đấu, ganh ghét và thèm muốn thì cũng không có đối trọng của chúng – nghĩa là không có niềm vui, không có hạnh phúc, không có tình yêu. Chính vì có thất vọng, phiền muộn và buồn thảm mà sinh ra niềm vui. Không có thất vọng thì cũng không có hy vọng.” (Xứ sở diệu kì tàn bạo và chốn tận cùng của thế giới)
“Con người ta có thể lấy kí ức làm nhiên liệu để sống” (Sau nửa đêm)
“Tại sao mọi người cứ phải cô đơn như thế này? Mục đích của nó là gì? Hàng triệu con người trên thế giới này, tất cả đều đang mong mỏi khát khao, đang tìm kiếm những người khác để thỏa mãn mình nhưng lại tự họ cô lập họ. Vì sao? Phải chăng Trái Đất sinh là chỉ để nuôi dưỡng sự cô đơn của loài người?” (Người tình Sputnik)
“Mỗi người trong chúng ta đều đánh mất đi những thứ vô cùng quý giá. Mất đi cơ hội, mất đi khả năng, những cảm xúc mà không bao giờ ta kiếm tìm lại được. Đó chính là ý nghĩa tận cùng của sự sống” (Kafka bên bờ biển).
Tiểu thuyết và những triết lý về cuộc sống, tình yêu, về con người và những nỗi mất mát trong các tác phẩm của Haruki Murakami luôn để lại trong lòng người đọc một sự trống vắng và cả những sự lấp đầy không thể diễn tả được thành lời. Đọc Haruki, sẽ thấy mọi thứ thật lạ kì nhưng tuyệt diệu và đáng nhớ. Có lẽ không phải ai cũng có thể hiểu rõ được những điều mà ông muốn truyền tải trong các tác phẩm để đời của mình, nhưng những nhân vật và tình tiết trong truyện thì thật sự quá khó để có thể lãng quên. Hy vọng bài viết Tuyển tập 20 câu trích dẫn hay ý nghĩa sâu sắc nhất về cuộc sống và tình yêu của nhà văn Haruki Murakami trên đây của loinoihay.net đã giúp bạn có những phút giây lắng đọng đầy ý nghĩa. Hãy luôn đồng hành cùng chúng tôi, bạn nhé!
Ca Dao Tục Ngữ Về Rừng
Quảng Nam là xứ tỉnh ta Trong là Quảng Ngãi, ngoài là Thừa Thiên Phía đông là biển sát miền Phía tây có núi, gần miền Ai Lao Đà Nẵng tàu lớn ra vào Hội An là phố đông người bán buôn Sông xanh một dải Thu Bồn Sông từ chợ Củi đến nguồn Ô Gia Tỉnh thành đóng tại La Qua Hội An toà sứ vốn là việc quan Bốn phủ, bốn huyện mọi đàng Quan viên cai trị luận bàn việc dân Đá than thì ở Nông Sơn Bồng Miêu vàng bạc, Quế Sơn có chè Thanh Châu buôn bán nghề ghe Thanh Hà vôi ngói, mía che Đa Hoà Phú Bông dệt lụa, dệt sa Kim Bồng thợ mộc, Ô Gia thợ rừng Ngà voi, tê giác, gỗ rừng Trân châu hải vị chẳng từng thiếu chi Tỉnh ta giàu nhất Trung kỳ Nên ta phải học lấy nghề tự sinh…
Thương chàng nỏ lẽ ra đi Chiều chiều ngắt lá đài bi trông chừng Trông chừng mà nỏ chộ chừng Trông truông truông rậm, trông rừng rừng xanh
Chàng đi thiếp vẫn trông theo Trông nước nước chảy trông bèo, bèo trôi Chàng đi thiếp đứng trông chừng Trông sông lai láng, trông rừng, rừng xanh
Chàng về thiếp vẫn trông theo Trông nước nước chảy, trông bèo bèo trôi Trông hoa hoa chẳng muốn cười Trông núi, núi đứng, trông người, người xa
Đôi ta như lúa phơi màu Đẹp duyên thì lấy ham giàu làm chi Đôi ta hái củi một rừng Bứt dây một cội xin đừng nghe ai
Em than một tiếng, trời đất xoay vần Chim trên rừng còn rơi lụy, anh là người trần, sao anh lại không thương?
Em than một tiếng than, trời đất xây vần, Chim trên cành còn khóc tức tưởi, huống chi kẻ phàm trần lại ngó lơ?
Con rắn không chân đi năm rừng bảy rú Con gà không vú nuôi chín, mười con Qua tưởng rằng em má phấn môi son Ai ngờ má mỏng, môi mòn hỡi em
Dinh Trấn Biên rừng xanh đất đỏ Bởi vận nghèo mới bỏ vô đây Chiều chiều lên núi trông mây Ngó về quê cũ nhớ cây da tàn!
Ngó lên trên rừng thấy cặp cu đang đá Ngó về dưới biển thấy cặp cá đang đua Biểu anh về lập miếu thờ vua Lập lăng thờ mẹ, lập chùa thờ cha.
Ngó lên rừng thấy cặp cua đang đá Ngó xuống biển thấy cặp cá đang đua Biểu anh về lập miếu thờ vua Lập lăng thờ mẹ, lập chùa thờ cha.
Ngó lên rừng thấy cặp cu đương đá, Ngó về Rạch Giá thấy cặp cá đương đua. Anh về lập miếu thờ vua, Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha.
Ngó lên trời thấy mây giăng tứ diện, Ngó xuống biển thấy chim liệng cá đua. Anh về lập miễu thờ vua, Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha.
Vân Tiên ngồi dựa gốc dừa Dừa khô nó rụng bể đầu Vân Tiên.
Rừng thiêng nước độc thú bầy Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh
Rừng già nhiều voi, rừng còi nhiều cọp
Gần sông quen với cá Gần rừng không lạ với chim
Đố ai đếm được lá rừng Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây
‘Hoàng Hậu Ki’ Được ‘Rừng’ Fans Đón Khi Dự Công Chiếu Phim Của Hyun Bin
Hôm qua (14/7), “Hoàng hậu Ki” Ha Ji Won đã có mặt tại buổi công chiếu VIP “bom tấn”: “Kundo: Age of the Rampant” ở Seoul. Diện chiếc váy dáng bút chì với đường xẻ cao, khoe đôi chân gợi cảm mix cùng sơ mi đen, Ha Ji Won vẫn rất nổi bật giữa một loạt sao Hàn đình đám. Ngay từ khi bước chân vào địa điểm tổ chức lễ công chiếu, Ha Ji Won đã được cả “rừng” fans đứng sẵn chào đón. Rất nhiều người đã với tay ra khỏi hàng rào bảo vệ để mong có cơ hội chạm vào người thần tượng. Đáp lại tấm chân tình của các fans, Ha Ji Won liên tục vẫy tay chào và nở nụ cười cực kỳ thân thiện.
Sau thành công của “Hoàng hậu Ki”, tên tuổi của Ha Ji Won ngày càng được chú ý. Cô liên tục được fans chào đón và khen ngợi về khả năng diễn xuất cực tốt. Trong suốt quá trình diễn ra sự kiện lần này, Ha Ji Won cũng trở thành tâm điểm của báo giới khi xuất hiện với vẻ ngoài xinh đẹp, rạng rỡ, bất chấp tuổi tác.
Ha Ji Won được “rừng” fans chào đón khi dự công chiếu phim của Hyun Bin
Người đẹp gây ấn tượng với vẻ ngoài xinh đẹp, tươi trẻ dù đã 36 tuổi
Nữ diễn viên khoe nhan sắc rạng ngời trong trang phục thanh lịch
Ha Ji Won ngày càng nổi tiếng và được săn đón sau thành công của “Hoàng hậu Ki”
Được biết, “Kundo: Age of the Rampant” là bộ phim cổ trang có sự tham gia của Hyun Bin – người từng diễn xuất ăn ý với Ha Ji Won trong “Secret Garden” (“Khu vườn bí mật”). Trong bộ phim này, Hyun Bin đóng vai vua Jeong Jo thời trẻ, phải đối mặt với người mẹ kế xảo quyệt Jeong Sun do người đẹp Han Ji Min thủ vai.
Cập nhật thông tin chi tiết về Rừng Na Uy – Haruki Murakami trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!