Xu Hướng 5/2023 # She Was Pretty – Review # Top 11 View | Dtdecopark.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # She Was Pretty – Review # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết She Was Pretty – Review được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mấy ngày này tôi tình cờ bắt gặp bộ phim Mối tình đầu của tôi, bản làm lại từ một bộ phim Hàn (She was pretty). Bản gốc phim Hàn tôi đã xem một lần rồi nhưng cũng chính vì lí do đấy mà tôi muốn xem lại bộ phim này. Chỉ là vì tò mò vì những gì tôi còn nhớ và không nhớ. Hóa ra, tôi đã quên gần hết những gì đáng khen của bộ phim mà chỉ nhớ toàn cảnh, những chi tiết vụt vặn, không có ý nghĩa gì cả. Vậy nên giờ tôi đang ngồi đây và gõ những dòng này, gõ những điều mà bộ phim khiến tôi trăn trở sau khi xem xong lần hai và cũng hy vọng rằng có một ngày nào đó tôi sẽ đọc lại và nhớ về những điều ý nghĩa.

Củ hành tây đáng yêu trong phim!!

She was pretty, một bộ phim quá nổi tiếng năm 2015 nhưng chính lúc đấy tôi lại không hề biết gì về bộ phim này và cũng không đủ hứng thú để theo dõi, hóa ra củ hành tây có hình mặt cười là từ bộ phim này mà ra. Ở đây tôi sẽ không nhắc lại về nội dung của phim nữa, mà chủ yếu là về những gì mà tôi tâm đắc và thấy hay vậy nên có lẽ sẽ là một bài spoil nặng cho những bạn chưa xem phim đấy. Bạn hãy cân nhắc đọc nội dung phía

Xinh đẹp có phải là điều quan trọng?

Sự lột xác ngoạn mục của nữ chính

Chúng ta là những sinh vật yêu bằng mắt và yêu cái đẹp, ít ai không yêu vẻ đẹp. Trong cuộc sống, nếu so sánh một cô nàng xinh đẹp và xấu xí thì chắc chắn rằng cô nàng xinh đẹp sẽ thường chiếm ưu thế và được nhiều sự quan tâm hơn. Và để có thể có tình cảm với một cô nàng hay cậu chàng xấu xí hoặc chỉ có nhan sắc trung bình, chúng ta đều cần có thời gian để hiểu rõ và yêu được con người bên trong của họ.

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

Và She was pretty là một bộ phim xuất sắc khi truyền tải nội dung câu ca dao quen thuộc này. Một bộ phim độc đáo trong vô vàn những bộ phim tình cảm Hàn xẻng và Trung Quốc, phá vỡ hình tượng nhân vật nữ chính phải luôn luôn xinh đẹp, dù rằng cô ta có tài năng hay không. Khi lần đầu tiên xem bộ phim này, tôi đã thực sự có một chút khó chịu khi phải xem một bộ phim mà nữ chính lại xấu xí như vậy (tất nhiên là sau khi xóa bỏ lớp trang điểm và mái tóc xù thì cô ấy không hề xấu chút nào). Thông điệp của bộ phim đó là bạn không cần phải quá xinh đẹp để có người yêu thương bạn, dù rằng tôi khá hoài nghi về điều này trong cuộc sống. Không phải là tôi không tin con người không đủ chân thành và bao dung để yêu một con người khác biệt, mà là tôi hoài nghi về tình yêu đôi lứa nói chung, dù sao thì tôi vẫn còn quá trẻ để hiểu tình yêu là gì. Nhưng đó thực sự là một thông điệp ý nghĩa xuyên suốt bộ phim, cả nam chính và nam phụ đều yêu con người thật, yêu cá tính và tính cách của nữ chính khi cô vẫn còn là một cô nàng xấu xí, dù rằng nam chính đã vô tình lướt qua và làm tổn thương cô ở lần đầu gặp lại.

Beauty of The Shadows

Vẻ đẹp của bóng đêm, của những người thầm lặng làm việc sau sân khấu, sau những trang tạp chí thành công, và sau những ánh đèn. Họ chính là những người mà chúng ta thường quên rằng nếu như không có họ thì sẽ không có những thành quả xuất sắc.

Beauty of của buổi lễ kỉ niệm 20 năm tạp chí “The Most” trong tập 9 của bộ phim. Đó chính là ý tưởng của Hye Jin. Thay vì chú ý đến nhân vật chính, sao chúng ta không để ý đến những nhân vật phụ thường bị ghét bỏ và quên lãng như người mẹ kế trong Lọ lem, những chú lùn và chàng hoàng tử trong câu truyện về nàng Bạch Tuyết, hay Hoàng hậu Cơ trong Alice ở xứ sở thần tiên. Chắc chắn những nhân vật phụ đó đều có những câu truyện của riêng mình.

Ai cũng có thể là nhân vật chínhHãy là nhân vật chính của riêng mình

Chúng ta chắc hẳn đều đã có đôi lần ghen tị với một người nào đó, đó có thể là một bạn gái có thân hình và khuôn mặt xinh đẹp, luôn được mọi người để ý, hay ước muốn  được thành công như một anh chàng thành đạt. Trong mắt chúng ta, họ đều là những con người hoàn hảo, luôn có được mọi sự chú ý, hâm mộ của người khác, và mọi chuyện với họ luôn là một kết thúc có hậu. Suy cho cùng chúng ta đều cho rằng họ đều là những nhân vật chính trong những bộ phim hay trong những câu truyện cổ tích, còn chúng ta tự coi bản thân chỉ là những nhân vật phụ, góp mặt chỉ để hoàn thiện thêm câu truyện của nhân vật chính mà thôi. Nhưng không phải vậy, chúng ta ai cũng là nhân vật chính của riêng mình, bạn đâu thể biết rằng có khi chính người mà bạn luôn ghen tị ấy có lúc lại ao ước được là bạn, được như bạn. Hãy luôn cố gắng để sống cuộc sống ý nghĩa của chính mình còn hơn là ngồi ao ước cuộc sống của người nào đó khác.

Và tôi nghĩ rằng trong bức tranh ghép hình của hai nhân vật chính kia, nhân vật chính trong đó không phải là cặp đôi đang khiêu vũ mà chính là cô gái đang trốn trong bức tranh đó. Và đó là điều mà tôi muốn tin.

Bạn trở lên xinh đẹp khi làm những việc mà mình yêu thích

Trong bộ phim Hye Jin có nói về một nghịch lý, về rằng khi chúng ta còn nhỏ, người lớn luôn hỏi ước mơ của chúng ta là gì, thế nhưng theo thời gian, khi chúng ta lớn lên, lại chẳng còn ai hỏi câu hỏi ấy nữa, và chính chúng ta cũng quên hỏi câu hỏi ấy với chính mình, quên mất rằng mình từng có một ước mơ để theo đuổi. Cuộc sống là vậy đấy, vì gia đình, vì hoàn cảnh, vì tiền bạc, vì khả năng,.. chúng ta có cả trăm nghìn lý do để quên đi, để trì hoãn những ước mơ, những khao khát của chính mình. Ước mơ của Hye Jin là trở thành một họa sĩ viết truyện tranh cho thiếu nhi, và cô đã quyết định ở lại Hàn Quốc để theo đuổi ước mơ của mình thay vì theo Sung Joon sang Mỹ. Cô muốn anh cho cô thời gian một năm để thực hiện và theo đuổi đam mê của mình, cô muốn cô trở nên xinh đẹp trong mắt của chính mình, chính bản thân cô chứ không phải ai khác.

Khi theo đuổi những việc mà ta luôn khao khát, chúng ta trở lên vui vẻ hơn, mạnh mẽ hơn và tự tin hơn bao giờ hết. Chúng ta tỏa ra năng lượng của sự sống, của niềm đam mê và vì thế chúng ta xinh đẹp hơn.

Vì vậy hãy cố trở lên xinh đẹp trong mắt của chính mình, chứ không phải là một ai khác.

Phóng viên bã đậu, Kim Shin Hyuk

Nhăc đến anh có lẽ là không phù hợp với những ý nghĩa xuyên suốt bộ phim mà tôi đề cập đến ở trên, nhưng chỉ là tôi quá thích anh ấy mà thôi. Tiếc rằng anh chỉ là nam phụ. Kết thúc phim ai mà không tiếc cho một nhân vật phụ thú vị nhưng cũng rất đáng thương như vậy chứ. À không, không thể nói là đáng thương được. Gặp được Hye Jin cũng là một kỷ niệm đẹp đẽ và đáng nhớ của anh.

Trời ơi mình thích anh ấy kinh khủng!!

Anh luôn ở bên Hye Jin mỗi khi cô buồn, luôn khiến cô mỉm cười vui vẻ, luôn lo lắng, quan tâm và chăm sóc cho cô. Ai mà có thể không động lòng trước anh chứ? Nhưng chỉ tiếc anh là nhân vật phụ mà thôi, một nhân vật phụ mà có lẽ cũng như ý tưởng của Hye Jin cho tạp chí số đặc biệt, một nhân vật phụ khiến ta phải chú ý đến bên cạnh nhân vật chính.

Đoạn này hài chảy nước mắt.

Shin Hyuk có lẽ là nam phụ tôi thích nhất trong số những bộ phim ít ỏi mà tôi đã xem. Tôi thích cách anh ở bên Hye Jin, luôn quan tâm, che chở và khiến cô vui vẻ dù rằng cô có từ chối anh, dù rằng anh đã cầu xin cô đừng đi nhưng cô vẫn bỏ anh lại một mình. Anh nhận ra và yêu vẻ đẹp của con người cô bất chấp khuôn mặt đầy tàn nhang, mái tóc rối bù và gu ăn mặc dở tệ của cô.  Anh bất chấp trời mưa to, phóng xe nhanh đến nỗi ngã xe và khiến chính bản thân mình bị thương để rồi chỉ đứng nhìn Sung Joon tiến tới với Hye Jin, rồi lặng lẽ lê bước cô độc vào màn mưa. Thế nhưng chỉ vì Hye Jin mà anh lại lần nữa bất chấp đi đến bên cô trong khi đáng nhẽ anh phải ở bệnh viện, anh không cho cô biết anh bị thương mà lặng lẽ bên cô, lắng nghe tâm tư của cô.  Anh đau khổ nhưng vẫn cố tỏ ra rằng mình ổn, thậm chí còn đùa về chính tình cảm của mình chỉ để khiến cô không cảm thấy có lỗi. Anh đẩy cô về phía Sung Joon, cảnh anh tung đồng xu và dù là mặt nào thì anh cũng đã biết trước được kết quả thực sự khiến tôi đau lòng. Anh quyết định công khai thân phận Ten của mình chỉ vì “để ai đó không phải khóc”. Anh đã làm biết bao điều vì cô thế nhưng khi anh thổ lộ tình cảm của mình, anh chỉ nhận lại sự thất vọng và đau lòng. Và anh cũng yêu cô đến nổi vì cô mà để cô ra đi, nhưng cũng không thể cứ thế mà rời xa cô, anh ở bên cạnh cô, vẫn luôn khiến cô cười dù cho điều đó có khiến anh đau đớn, anh ở bên cô như một người bạn tốt. Anh yêu cô nhưng không hề bi lụy.

Shin Hyuk công khai thân phận Ten của mình.Trời ơi đẹp trai chết mất! ❤ ❤

Thực sự mà nói, tôi rất ấn tượng với nhân vật cũng như vai diễn của Choi Siwon, từ ánh mắt, nụ cười anh dành cho Hye Jin, thực sự đóng quá đạt. Hơn nữa, chính Siwon còn là người viết và biểu diễn bài hát thể hiện tâm tình của Shin Hyuk, tôi thực sự cảm động mỗi lần nghe bài hát này, Siwon đã truyền tải xuất sắc tấm lòng của Shin Hyuk qua từng câu chữ trong bài hát qua giọng hát trầm ấm của anh, tôi đã thực sự rung động.

Kết lại, She was pretty quả thực là một bộ phim đáng xem trong vô số những bộ phim tình cảm, ngôn tình hiện nay. Một bộ phim vừa đầy đủ tính giải trí với vô số những cảnh tình cảm, lãng mạn, vừa đủ ý nghĩa để chúng ta nhận ra những điều mà đôi khi bị lãng quên trong dòng đời tấp nập này. Tôi thực sự đánh giá cao biên tập của bộ phim này, một kịch bản hoàn hảo đầy đủ các cung bậc cảm xúc và truyền tải những ý nghĩa sâu sắc. Một bộ phim đáng xem và có lẽ rằng có thể tôi sẽ xem lại vào một ngày nào đó.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Phân Tích Những Câu Nói Ngọt Ngào Trong Bộ Phim “She Was Pretty”

Hẳn những bạn đã từng xem bộ phim “She was pretty” đều có ấn tượng với câu nói ngọt quắn lưỡi của anh nam chính :

“고마워, 그동안 내 우산 해 줘서다음에 만날 땐 내가 네 우산이 되어 줄게.”

“Cảm ơn cậu vì đã trở thành chiếc ô của mình. Lần tới gặp lại , mình nhất định sẽ trở thành chiếc ô của cậu.”

고마워 nghĩa là “cảm ơn” một cách vô cùng trìu mến và gần gũi.

내 우산 하다 nghĩa là “làm chiếc ô của mình” , “trở thành chiếc ô của mình”

Cấu trúc 아/어/해 주다 được sử dụng khi làm việc gì đó cho ai hoặc làm gì hộ ai.

Cấu trúc 아/어서 trong trường hợp này sẽ diễn tả nguyên nhân , lí do. Ta có thể dịch là “Vì…”

Vậy ta có 내 우산 하다 + 아/어/해 주다 sẽ trở thành 내 우산 해 주다 (Trở thành chiếc ô của mình/cho mình) , sau đó lại thêm đuôi 아/어서 vào để tạo nên câu “내 우산 해 줘서” có nghĩa là “Vì đã trở thành chiếc ô của tớ”

그동안 nghĩa là “khoảng thời gian ấy”. Ở trong hoàn cảnh của nhân vật Ji Sung Joon thì “khoảng thời gian ấy” là tuổi thơ ấu cô đơn của anh , khi anh còn là cậu nhóc mũm mĩm với cặp kính cận và bị bạn bè hắt hủi , xa lánh thì người bạn Hye Jin đã luôn bên cạnh động viên và yêu quý anh.

Và bạn nào đã xem bộ phim này rồi hẳn sẽ còn phân đoạn Hye Jin dùng áo khoác che mưa cho Ji Sung Joon. Có lẽ kí ức ấy đã khắc sâu trong tâm trí của Ji Sung Joon , giống như đôi cánh đẹp đẽ đã nâng đỡ tâm hồn và tiếp thêm sức mạnh để anh luôn cố gắng thay đổi và hoàn thiện bản thân để rồi trở thành một người đàn ông thành công ở hiện tại.

Như vậy , câu “고마워, 그동안 내 우산 해 줘서” có nghĩa là “Cảm ơn cậu vì đã trở thành chiếc ô của mình.”

Câu 2 : 다음에 만날 땐 내가 네 우산이 되어 줄게.

다음 nghĩa là “lần tới” , “lần sau” và ta gắn thêm 에 sau 다음 bởi 다음 là từ chỉ thời gian.

Cấu trúc Động từ + (으)ㄹ 때 là cấu trúc thể hiện thời điểm xảy ra một sự kiện , một hành động nào đó. Ta có thể dịch là “Khi…” hoặc “Lúc..”

Vậy , Động từ 만나다 + (으)ㄹ 때 sẽ thành 만날 때 , nghĩa là “Khi gặp mặt…”

Và cả cụm “다음에 만날 때” là “Lần tới gặp mặt…” Và chắc là xem đến đây thì chắc hẳn nhiều bạn sẽ ngạc nhiên là tại sao người bạn xưa đang ở trước mặt mà anh Ji Sung Joon này lại hẹn “lần sau gặp” là sao ???!

Thực ra vì lúc đó , Ji Sung Joon không hề biết cô gái trước mặt là người mà anh đang tìm kiếm , nhớ nhung. Anh chỉ coi cô là một cô nhân viên không hơn không kém với mái tóc rối xù mà thôi…

네 우산 ( Là viết gọn của 너의 우산) nghĩa là “Chiếc ô của cậu”

네 우산이 되어 주다 : trở thành chiếc ô của cậu / trở thành chiếc ô cho cậu

(cấu trúc 아/어 주다 mình đã phân tích ở câu trên)

Cấu trúc Động từ + (으)ㄹ게 dùng để hứa hẹn chắc chắn sẽ làm việc gì đó. Chúng ta có thể dịch là “Sẽ…”

Vậy nên 네 우산이 되어 주다 + (으)ㄹ게 sẽ thành 네 우산이 되어 줄게 nghĩa là “tớ nhất định sẽ trở thành chiếc ô của cậu”

Và cả câu : “다음에 만날 땐 내가 네 우산이 되어 줄게” ta sẽ dịch là “Lần tới gặp lại , tớ chắc chắn sẽ trở thành chiếc ô của cậu”

Mình sẽ nói thêm một chút về cấu trúc Động từ + (으)ㄹ게 vì cấu trúc này thường được sử dụng rất linh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của người Hàn.

(으)ㄹ게 so với (으)ㄹ 거예요 hay 겠다 , thực tế mà nói thì cả 3 câu trúc này đều mang nghĩa là “Sẽ…” , diễn tả kế hoạch dự định.

Câu 1 : 술기운을 빌려 사랑을 고백하겠어요.

Câu 2 : 술기운을 빌려 사랑을 고백할 거예요.

Câu 3 : 술기운을 빌려 사랑을 고백할게.

Nhìn qua thì cả 3 câu này đều manh nghĩa “Tôi sẽ mượn rượu để tỏ tình” đấy , nhưng sắc thái biểu cảm hoàn toàn khác nhau :

Câu 1 dùng 겠다 cho thấy người nói chưa chắc chắn với quyết định này. Ừ thì nghe có vẻ quyết liệt đấy nhưng chưa chắc cậu ta đã mượn rượu tỏ tình thật đâu.

💓 Câu 2 dùng (으)ㄹ 거예요 cho thấy rằng cậu này thực sự muốn tỏ tình đấy , nhưng nếu mà bị crush phũ trước thì khả năng cao là cậu này sẽ không dám tỏ tình nữa 🙂 )

Câu 3 dùng (으)ㄹ게 đúng chuẩn đàn ông đích thực , nói là làm , đã bảo sẽ tỏ tình là tỏ tình luôn và ngay chứ không có chần chừ , không có ngại ngùng kể cả biết rõ crush chẳng thích mình.

Như vậy , xét về mức độ biểu cảm và sự chắn chắn thì mình xin chấm cho (으)ㄹ게 trọn vẹn 10 điểm , còn (으)ㄹ 거예요 đã nghiện còn ngại cho 7 điểm thôi. Cuối cùng là 겠다 ấy hả , cho 5 điểm về chỗ thôi.

Và trong lời thoại trên , anh Ji Sung Joon đã sử dụng cấu trúc (으)ㄹ게 để khẳng định , để nhấn mạnh lời hứa của mình với người bạn gái anh luôn một lòng hướng về.

Và chính vì điều đó nên lời thoại này đã trở thành một trong những lời thoại đắt giá nhất phim.

Mình cũng muốn tỉ tê thêm một chút , đó là tại sao anh này lại đem “chiếc ô” ra để ẩn dụ cho câu nói của mình ? “chiếc ô” có ý nghĩa gì ?

Trong phân cảnh khi anh ấy nói câu này , anh ấy đang ở trong một hoàn cảnh vô cùng bế tắc. Anh chứng kiến một vụ tai nạn giao thông trong cơn mưa xối xả trên đường đi làm về , và những ám ảnh đau đớn về cái chết của người mẹ năm xưa , cũng dưới cơn mưa nặng hạt như thế này đã một lần nữa quay trở lại khiến anh trở nên mất kiểm soát và rời khỏi ô tô , chạy ra giữa cơn mưa lạnh buốt ấy trong cơn hoảng loạn và đau khổ.

Cũng chính giây phút đó , cô nhân viên tóc xù Hye Jin – đồng nghiệp của anh xuất hiện và cô đã dùng một tấm vải lớn để che cho anh giữa trời mưa dù cuối cùng cả 2 vẫn ướt sũng.

Trong cơn hoảng loạn , anh tưởng rằng đó chính là cô bạn gái năm xưa đã che mưa cho mình nên anh đã nói câu đó ( Đoạn này là anh chưa biết Hye Jin chính là cô gái ấy đâu)

Theo mình thì “chiếc ô” đối với nhân vật Ji Sung Joon là một đồ vật có giá trị tinh thần rất sâu sắc.

Khi anh còn nhỏ , khi được Hyejin che ô thì đó trước tiên là chiếc ô hữu hình che mưa cho nắng , còn đối với Sung Joon thì đó là chiếc ô của sự yêu thương và quan tâm , chiếc ô tạo ra rung động đầu đời của anh… Ở trong hoàn cảnh của một chú bé bị mọi người xung quanh xa lánh , kì thị thì ắt hẳn chiếc ô của sự yêu thương ấy đã để lại trong anh nhiều cảm xúc sâu đậm.

Khi anh trưởng thành , trở thành một người đàn ông hoàn hảo tưởng chừng như chẳng có buồn phiền gì , thì trong hoàn cảnh anh đau buồn và sợ hãi nhất , “chiếc ô” đó lại lần nữa xuất hiện , chở che , chia sẻ cùng anh.

Cho nên mình nghĩ , với nhân vật này , thì chiếc ô với anh là một linh vật , vâng phải nói là linh vật vì nó luôn xuất hiện trong những hoàn cảnh bế tắc nhất mà anh gặp phải.

Vậy nên hình ảnh “chiếc ô” đã trở thành một ẩn dụ đẹp đẽ cho sự yêu thương , cảm thông và sẻ chia.

Chỉ là một câu nói thôi mà để lại nhiều cảm xúc quá.

Movie Review: If I Stay (2014)

Đến giờ, khi đang ngồi viết bài này, tôi vẫn chưa thoát được cái cảm giác nghẹt thở mà “If I Stay” mang lại. Nói vậy thì nhiều bạn hiểu lầm đây là phim hành động nhỉ! Cũng kì lạ thật, 1 bộ phim tình cảm, nội dung rõ ràng không có gì quá mới lạ, được chuyển thể dựa theo 1 cuốn tiểu thuyết thông thường, nhưng lại có thể đem đến cho người xem nhiều cảm xúc đan xen đến vậy. Bước theo từng phút của phim, trái tim của bạn ắt hẳn sẽ phải vỡ ra từng mảnh, từng mảnh một, nhưng đồng thời lại lan tỏa 1 niềm hạnh phúc, 1 niềm hy vọng ấm áp. Bi kịch và niềm vui, tình yêu và gia đình đan xen vào nhau, tạo nên những thước phim sẽ khiến bạn bị ám ảnh một thời gian sau đó. Tôi tin là như vậy!

Thật ra thì vào hè năm ngoái có 2 bộ phim dạng tình cảm dành cho Teen khá sốt là “If I Stay” đây và “The Fault In Our Stars”. Mà theo nhận định của tôi thì The Fault In Our Stars được nhiều bạn trẻ Việt đón nhận hơn. Khi ấy, tôi đã phạm 1 sai lầm khá lớn là đọc cuốn The Faul In Our Stars trước khi xem phim. Kết quả là mặc dù tôi khá hài lòng với quyển tiểu thuyết nhưng bộ phim chuyển thể cùng tên lại là 1 thất bại quá lớn trong lòng tôi. Dĩ nhiên, phim chuyển thể xưa giờ rất hiếm khi có thể sánh bằng với nguyên tác được, điều đó là dễ hiểu. Nhưng từ diễn viên, biên kịch, cảnh quay đến sắc thái của phim so với truyện quả là 1 trời 1 vực. Phần tốt nhất, dĩ nhiên là cốt truyện và lời thoại có sẵn trong sách. Nhưng ghép 2 thứ tốt đấy và 1 mớ hỗn độn trước đó thì kết quả chỉ là sự “tàm tạm” mà thôi. Thật sự mà nói, nếu như chưa đọc trước truyện thì tôi vẫn sẽ cảm thấy đây là 1 bộ phim nhàn nhạt, đáng thất vọng. Bởi lẽ nếu diễn viên phù hợp hơn 1 chút, biên kịch làm phim có chất kịch hơn 1 chút, đạo diễn khéo tay với các góc quay hơn 1 chút, thì ắt hẳn bộ phim ko chỉ dừng lại ở mức “tàm tạm bởi cái kết cảm động”.

Thôi lan man 1 chút, quay lại vấn đề chính. Cô nàng xinh đẹp Chloe Moretz, có lẽ, là lí do chính nhất khiến tôi quan tâm đến tựa phim này. Cái vẻ đẹp ấy của cô là 1 vẻ đẹp thuần khiết đến khó tả. Cô đẹp mơ màng, trong sáng và thanh khiết. Và vai diễn của cô, theo tôi nghĩ, là 1 sự phù hợp không thể nào phù hợp hơn được nữa.

Vì là bộ phim tình cảm nên điều đầu tiên phải nhắc đến chính tình yêu giữa Mia và Adam. Adam là 1 rocker trong ban nhạc. Anh là con người sôi nổi, phóng khoáng. Anh là 1 cây guitar phong trần, lãng tử. Mia, ngược lại, là 1 cây cello lịch lãm, có chút cổ điển và nhẹ nhàng. Ở cô luôn có 1 sự dịu dàng, bình yên. Adam gặp một Mia dịu dàng như thế, trong căn phòng nhạc nơi cô đang đắm chìm luyện tập cùng cây Cello của mình. Thế rồi, chuyện tình yêu của họ bắt đầu…

Bạn sẽ đắm chìm trong 1 cuộc tình rất đẹp giữa cây guitar và đàn cello này. Bạn cũng sẽ chứng kiến những nốt nhạc trầm trong bản giao hưởng của họ. Mia phải đưa ra sự lựa chọn giữa việc đi đến ngôi trường Julliard danh giá hay ở lại bên cạnh Adam. Bên cạnh đó, Adam cũng có 1 Julliard của riêng mình, nơi anh theo đuổi khắp các nẻo đường cùng ban nhạc của mình. 1 câu chuyện tình yêu kinh điển không mới nhưng chưa bao giờ cũ: “yêu xa”. Và rồi họ sẽ phải đưa ra sự lựa chọn của mình như thế nào?

Câu chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu chỉ dừng lại ở đó. 1 tai nạn bất ngờ xảy đến khiến Mia chìm vào hôn mê. Nhưng kì lạ thay là “hồn ma” của cô lại có thể lang theo theo dõi mọi người. Nhìn mình nằm trên giường bệnh, nhìn những con người đến và đi, chịu đựng đau thương, nhớ về những kỉ niệm hạnh phúc bên Adam, bên gia đình thân yêu của mình. Nhìn những hạnh phúc đó dần bị mất đi, đối mặt với những đau thương còn lại, Mia phải đấu tranh để quyết định liệu mình có nên tỉnh dậy hay không! Hay là cô nên buông xuôi ra đi trong thanh thản…

Như đã nói ở trên, bộ phim ắt hẳn sẽ lấy đi của bạn 1 ít nước mắt. Cảnh Mia bật khóc khi người mẹ hỏi về Adam sau khi họ chia tay nhau đã khiến tôi cảm thấy trái tim mình cũng tan vỡ theo vậy. Nhưng hơn hết, đây không chỉ đơn thuần là câu chuyện về tình yêu. Đó còn là câu chuyện về gia đình, về ước mơ và nghị lực sống. Nghe có vẻ sáo mòn và quen thuộc? Không đâu, hãy xem phim đi rồi bạn sẽ hiểu rõ điều tôi muốn nói ở đây là gì!

Thật sự thì còn nhiều điều nữa tôi rất muốn nói, nhưng lại không đủ ngôn từ để diễn tả ra thành lời. Hơn nữa, tôi không muốn spoil quá nhiều. Chỉ cần bạn xem và rồi bạn cũng sẽ có được những cảm nhận của riêng mình. Bởi dù thế nào đi nữa, tôi tin mỗi người sẽ tìm thấy 1 chút ý nghĩa và cảm xúc đẹp lan tỏa từ bộ phim này!

P/s: Hiện tại thì ở VN chúng ta vẫn chưa có bản dịch cho cuốn tiểu thuyết gốc “Where She Went” này. Hy vọng trong đợt hội sách sắp tới tôi sẽ tìm được bản gốc về đọc là đủ hạnh phúc lắm rồi!

Review Thép Đã Tôi Thế Đấy

Thép đã tôi thế đấy là tác phẩm sử thi, xã hội bậc nhất do Nikolai Ostrovsky (1904 – 1936) viết trong thời kỳ Stalin. Đích thị là một cuốn tiểu thuyết vĩ đại ám ảnh tận cùng hồn tủy con người trong suốt hành trình tìm kiếm một tượng đài xứng đáng chạm khắc mình vào kỷ nguyên mới của nhân loại chứ không riêng gì xứ sở bạch dương.

Thép đã tôi thế đấy – thiên tiểu thuyết không ngừng cuốn hút những giác độ thiên biến vạn hóa từ người đọc khiến chúng ta trở nên ham sống, ham chiến đấu với những thói hư tật xấu bào mòn năm tháng, bào mòn giá trị sống, bào mòn căn nguyên nguồn cội của một con người đang đèo bồng cái danh nghĩa tạm gọi là đang sống này.

Những cõi lòng ham sống và ham chiến đấu dữ dội dưới gầm trời

Trước Ostrovsky, phần chung văn đàn Xô Viết thời bấy giờ chỉ có những nhân vật tiêu cực lấn lướt, lãng quên mất các nhân vật tích cực. Paven trong Thép đã tôi thế đấy đã làm màu mỡ thêm mảnh đất khô cằn này bởi những phẩm chất ưu tú của người con cách mạng. Anh không ngừng hoài địu trên vai sự dũng cảm can trường như chất thép được tôi luyện giữa lò đời cháy rát và sự mẫn cảm với chất nhân văn thấm đượm trong cuộc chiến, nơi mà tưởng như khiến cho con người bão hòa trái tim nồng nhiệt với nhau, với cuộc đời để trưởng thành và tôi luyện mình thành hình hài mà mình hằng mong ước.

“Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”.

Paven đã đứng trong nghĩa địa quê hương, trước những nấm mồ bè bạn ngã xuống mà đưa ra tuyên ngôn sống của bản thân mình như vậy đấy. Vậy thép đã tôi thế nào? Thép đã tôi trong cả thời chiến và thời bình, con người không ngừng giải phóng những phẩm chất ưu tú và hoàn thiện trái tim đạo đức của mình hơn nhằm tạo nên tấm gương, động lực thúc đẩy những lớp đàn em đi sau biết soi rọi vào mình những điều tốt và những điều chưa tốt ở mình đến tận hơi thở cuối. Dẫu trong chiến tranh, ta vẫn biết nơi ấy là nơi “hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm” (Đặng Thùy Trâm) nhưng có lẽ giống như “Nợ tang bồng” mà Nguyễn Công Trứ từ không ngừng chạm khắc vào thơ ca dân tộc muôn đời mà mỗi đấng nam nhi đang vương:

“Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc

Nợ tang bồng vay trả trả vay

Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”

Ostrovsky đã sống và chết với tinh thần của Paven, chiến thắng của Paven như ông hoài ước ao và phải chăng đã thỏa cái chí tang bồng trả gánh nợ đất nước nợ sông núi trên mỗi trang sách tâm huyết rồi hay chăng?

Thép đã tôi thế đấy – Thảo nguyên của những cuộc chiến không hồi kết giữa cá nhân và xã hội, cái chung và cái riêng

Dân tộc Việt Nam ta là dân tộc không ngừng chinh chiến và trưởng thành bước ra từ khói lửa những cuộc chiến thần thánh để giữ gìn bờ Nam cõi Bắc. Bởi vậy nên ta dễ dàng thấm đẫm tinh thần Paven, chiến thắng của Paven, sống với những gian khổ của Paven qu hàng mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước trong cuốn tiểu thuyết vĩ đại Thép đã tôi thế đấy của Ostrovsky. Hình ảnh người anh hùng sống động và tầm vóc biết bao ấy đã khơi dậy ngọn lửa sáng tác về các bậc anh hùng trong nền văn học Việt đã từng bị coi là còi cọc về các tác phẩm chính luận và bút chiến. Paven chính là đàn anh thuộc thế hệ cách mạng tháng Mười Nga đi trước của đất nước ta, của nhân dân cách mạng cộng sản toàn thế giới dẫn dường đến lý tưởng cách mạng.

Paven trong những ngày tháng trên công trường Baiơraica, ý thức Bônsêvich trong anh không ngừng được củng cố và tôi luyện dày dặn, cứng cáp, nhất là giữa giai đoạn khi mà mặt trận lao động của cuộc chiến đang diễn ra cam go và căng thẳng vô cùng. Ở nơi “biên giới là hai cột biểu”, “hai cột biểu đối diện với nhau, im lặng và thù địch, là hiện thân của hai thế giới”, “đều trồng trên dải đất bằng thế mà giữa hai thế giới đó là một vực sâu thăm thẳm” giống như thế giới của sự chết chóc. Hai biên giới không nói chuyện được với nhau, chỉ khi người lính hồng quân bên này ném cho người lính Ba Lan bên kia bao diêm nhãn hiệu chiếc máy bay rồi nghĩ thầm: “Ừ, mà phải, của này không hợp với họ” mới có chút lóe lên dấu hiệu giao tiếp đồng loại với nhau. Sự im lặng như tờ ấy khiến người đọc buồn đến nao lòng. Vì chúng ta đều biết, họ là hai con người ở hai chí tuyến khác nhau sẽ buộc phải giết chết nhau khi chiến tranh bắt đầu. Như Ernest Hemingway từng nói: “Đừng bao giờ nghĩ rằng chiến tranh, dù cần thiết hay chính đáng đến bao nhiêu, lại không phải tội ác”. Tội ác đó thường hay được nhân loại coi là giết người nhưng xét về bản chất nó là tự sát. Chúng ta thích tự giết chết mình hơn bởi luôn sống mà không biết thế hệ mình vì sao lại tồn tại, ý nghĩa và giá trị cao cả của nhiệm vụ chiến đấu vì cái chung hay vì cái tôi riêng biệt, cuộc sống cá nhân, cuộc sống đồng loại.

Tính nhân văn của tiểu thuyết vĩ đại Thép đã tôi thế đấy xuất phát từ những vạch kẻ chỉ ra phẩm chất yêu con người, yêu đất nước, yêu hòa bình của các nhân vật tham chiến. Họ cần người đốt lò để trưởng thành nhưng mỗi một thanh thép sau khi tôi đều cần sự hi sinh, mất mát cố hữu. Paven dứt khoát, quyết liệt bỏ qua tình yêu đôi lứa đương mặn nồng với Tonya – cô người yêu xinh xắn tuổi mới lớn. Paven yêu Tonya nhưng gia đình cô lại thuộc tầng lớp tư sản. Anh nói với cô trước khi dứt áo ra đi về ánh sáng của lý tưởng: “Anh trước hết là người của Đảng – sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng”. Sau này, trong khó khăn bởi việc xây dựng đường sắt nhỏ nối khu rừng với thành phố khiến Paven gặp lại Tonya nhưng cô bây giờ đã khác, có chồng và “sặc mùi băng phiến”, son phấn trong khi Paven dẫu rách rưới, tím tái vì lạnh ra sao vẫn ánh mắt ngời ngời sáng thuở thiếu thời. Cuối cùng, trong quá trình sinh hoạt trong tổ chức Đảng anh đã gặp Rita và được cô yêu quí bởi đức tính chiến binh mạnh mẽ trong con người mình. Đến tận khi bị sốt thương hàn, bại liệt và vôi hóa cột sống, anh vẫn không thôi nhắc nhở mình rằng không được lùi bước trước chông gai, tin tưởng vào tình yêu và chất lính được tôi luyện trong cuộc đời mình. Paven chính là hóa thân của tác giả trong thời kì “đất nước lớn lên, những con người cũng lớn lên” bởi cốt cách kiên nghị, chất thép thượng hạng sau ngàn lần nung chảy, đe đập của cuộc đời mà ngẩng cao đời đứng lên và đi tiếp trên thảo nguyên tươi xanh của sự sống bên cạnh những cuộc chiến giữa giá trị nội tại và ngoại giới trong chính trái tim mình.

Ngựa thồ của quãng gánh cuộc đời

Trong văn đàn Nga thời bấy giờ, bên cạnh “Người mẹ” của Macxim Gorki thì Thép đã tôi thế đấy mang một vị trí giáo dục tâm hồn cao thượng, nồng nhiệt và yêu mến cuộc đời tươi đẹp vô hạn thông qua nhân sinh quan cộng sản giúp sự soi xét địa vị xã hội dường như bị san bằng, người với người đến với nhau bằng tinh thần thay cho vật chất. Bởi thế, nó trở thành cuốn sách gối đầu giường của những người con kỉ luật hàng ngày hàng giờ chống lại những cám dỗ bủa vây xung quanh đời sống như một người anh gương mẫu tiêu biểu dẫn đầu lớp trẻ trong thời đại mới. Nhiều người hay đem so sánh Thép đã tôi thế đấy của Ostrovsky với “Chuông nguyện hồn ai” của Ernest Hemingway hay “Chiến tranh và hòa bình” của Lev Nikolayevich Tolstoy bởi tính nhân văn và giá trị tham chiến của nó trong trái tim mỗi người con yêu nước thương nòi nhưng nếu xét trên phương diện ảnh hưởng, nó đều mang bản chất là chất xúc tác tích cực cho thanh niên thời đại mới đang trên con đường lột xác và giác ngộ của chính mình, luôn đứng giữa hai lối rẽ cá nhân và xã hội, vì tình yêu riêng tư đôi lứa hay vì nền độc lập chung của nước nhà. Nói đến đây xin cho phép ta dành một phút tưởng niệm những ai đã ngã xuống vì bờ cõi đất nước mà họ luôn cất chứa trong tim. Tuổi trẻ nếu mỗi khi màn đêm buông xuống ta chỉ nghĩ về chết chóc và biệt ly thì còn gì để ta thèm sống khát gợi tìm những điều tốt đẹp, trong sáng bậc nhất trong thế gian này nữa? Phải biết quên mình cho tất cả, hiến dâng cuộc sống bé nhỏ của mình vì sự sống của toàn dân tộc. Tuổi 20 ai mà không tiếc nhưng tiếc tuổi hai mươi thì còn đâu đất nước. Ostrovsky chính là gợi cho tất cả những người trẻ một tâm thế biết hi sinh, biết dấn thân làm “ngựa thồ” cho quãng gánh gian truân của phận người, phận nước. Tuổi trẻ mà sống hời hợt, vô kỉ luật, không muốn tất tưởi lo toan, suy tính cho tương lai thật đáng lo ngại cho số phận nước nhà lắm thay.

Chính Thép đã tôi thế đấy đã giúp những người con yêu nước “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” mang lại những chiến thắng vẻ vang cho không chỉ một thế hệ Việt Nam. Nó đồng thời cũng khơi ra những người khỏe mạnh về thể xác nhưng lại bất động về tâm hồn. Cuộc sống của họ bị “vôi hóa” sâu sắc bởi trong xương tủy không có một chút kỉ luật nào, mong ước nào, khát khao, lý tưởng nào rực cháy. Không một mồi lửa nào đốt họ hừng hực để sống cho ra con người. Đôi khi, ta cũng thấy trong đáy mắt họ lập lòe chút khao khát rồi vụt tắt như que diêm ẩm ướt không sống đúng với giá trị mình đã sinh ra: đó là được cháy hết mình như những Paven, những Ostrovsky, như thế hệ lớp lớp ông cha đi trước của của đất nước hình chữ S nói riêng. nhân loại nói chung. Vậy, thế nào là cuộc sống trọn vẹn? Nhân đây cho tôi xin mượn những dòng thơ của nhà thơ, triết gia lừng danh người Mỹ Ralph Waldo Emerson :

“Biết đã giúp một cuộc đời được dễ thở hơn Vì mình đã làm đã sống… Bạn ơi, như vậy là đã thành công!” (“Thành công”-TS. Phùng Liên Đoàn dịch)

Cập nhật thông tin chi tiết về She Was Pretty – Review trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!