Xu Hướng 10/2023 # Tạo Thiện Cảm Với 7 Câu Nói Cơ Bản Trong Giao Tiếp # Top 13 Xem Nhiều | Dtdecopark.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Tạo Thiện Cảm Với 7 Câu Nói Cơ Bản Trong Giao Tiếp # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tạo Thiện Cảm Với 7 Câu Nói Cơ Bản Trong Giao Tiếp được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ai cũng mong muốn mình được tin tưởng và quý mến bởi những người xung quanh. Việc đó dĩ nhiên không đơn giản nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được. Từ bước một, bằng cách nói thường xuyên hơn những câu nói cơ bản trong giao tiếp sau đây:

Thật ngạc nhiên khi câu này lại ở đầu danh sách kỹ năng giao tiếp về những câu nói chiếm được lòng tin của người khác phải không? Thực ra, một trong những bước đầu tiên để tạo nên niềm tin của ai đó là tạo thiện cảm với họ, và một câu “cảm ơn” đơn giản đã giúp bạn thể hiện được sự trân trọng đối với những gì họ làm.

Đừng nghĩ cần phải có thứ gì to tát để người khác tin tưởng mình, hãy nhớ rằng lòng tin được xây dựng bằng cả một quá trình, và chỉ đơn giản bắt đầu bằng những cử chỉ thể hiện sự biết ơn.

Lời cám ơn cũng chính là lời nói khôn khéo trong giao tiếp nhất đấy!

2. À, tôi cũng quan tâm vấn đề này giống bạn đấy

Hãy thêm vài ý kiến, quan sát cá nhân để chứng minh tính “chân thực” (rằng không phải bạn chỉ nói để lấy lòng) , những câu chuyện thật của chính bạn sẽ nhanh chóng chiếm được lòng tin của người nghe. Tất cả điều này sẽ giúp truyền tải thông điệp “Tôi đã từng trả qua vấn đề này, vì vậy, tôi rất quan tâm và đồng ý với bạn” tới đối phương.

3. Tôi tin bạn làm được mà

Khi bạn muốn người ta đối xử với mình như thế nào, hãy đối xử như vậy với họ trước tiên. Khi bạn muốn đối phương tin tưởng, hãy thể hiện rằng bạn hoàn toàn đặt niềm tin ở họ trước.

Nhưng điều này không dễ dàng thể hiện qua một câu nói đâu, nó yêu cầu bạn một sự thành tâm tuyệt đối. Vì chỉ khi thật sự có ý như vậy, bạn mới có thể trả lời rành mạch câu hỏi “Tại sao bạn lại có niềm tin như vậy ở tôi?” nếu bên kia hỏi ngược lại. Đây là một kỹ năng giao tiếp ứng xử hiệu quả.

4. Kỹ năng giao tiếp “gợi mở” “Bạn nói thêm về vấn đề này đi”

Câu này nói rằng bạn rất sẵn lòng ngồi thêm hàng tiếng đồng hồ để lắng nghe thêm những câu chuyện hay ho từ họ. Đối phương sẽ nhận được dấu hiệu rằng bạn rất coi trọng những điều họ nói trong cuộc hội thoại,đó có thể là kinh nghiệm, chia sẻ từ chính con người họ.

Đừng quên đặt thêm câu hỏi để thể hiện sự hứng thú và gây thiện cảm với đối phương như : “Tại sao lúc ấy anh/ chị lại nghĩ ra được những điều hay ho như vậy?” “Mình chưa hiểu chỗ này lắm, bạn kể chi tiết hơn đi!“,..

5. Nghiên cứu đã chứng minh rằng…

Còn gì đáng tin hơn khi ý kiến của bạn đưa ra đã được chứng minh bằng những nghiên cứu thực tế, đặc biệt là kèm theo những số liệu cụ thể ngay sau đó. Ngoài ra, những yếu tố nhỏ như tên tác giả, thời gian cũng là bằng chứng xác thực cho nghiên cứu này.

Hãy tìm kiếm những hồ sơ khoa học, hay hình mẫu thành công của một dự án, quan điểm, để tăng thêm tính tin cậy cho đề xuất của mình … Ý tưởng mới của bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được mọi người hơn , khi bạn giới thiệu cho một dự án tương tự đã từng thành công vang dội.

6. Chung ta có điểm chung đấy!

Đối với trường hợp những nhóm người, tổ chức, hãy dùng mục đích chung để liên kết những cá thể riêng lẻ lại với nhau. Thay vì đưa ra những điều chỉ đúng với bạn, kỹ năng giao tiếp ứng xử đúng ở đây là hãy biến nó thành lợi ích chung của tất cả mọi người trong nhóm.

” Tôi đưa ra điều này vì mục đích chung, bạn có lợi, và tôi có lợi, chúng ta đều có lợi ” sẽ là động lực lớn khiến mọi người đồng ý và tin tưởng với quyết định và sát cánh cùng bạn.

7. Tôi hiểu được những gì bạn nói, những gì bạn đang trải qua

Gợi sự đồng cảm là kỹ năng giao tiếp tốt nhất để tạo nên sự tin tưởng giữa hai cá thể riêng biệt. Khi đưa ra những cử chỉ, hành động chứng minh rằng “tôi hiểu những gì bạn nói”, bạn sẽ truyền đi sự thấu hiểu với tất cả những suy nghĩ của họ.

Lúc đó, giữa hai người sẽ có sự gắn bó về mặt cảm xúc.

Theo thời gian, sự liên kết này sẽ mở rộng thành sự tin tưởng họ (đã bao lần bạn nghe theo lời khuyên của một đứa bạn thân vì nó rất hiểu mình còn hơn mình hiểu mình?)

Hãy bắt đầu bằng những nguyên tắc giao tiếp hàng ngày như lắng nghe, đồng cảm, biết ơn, để tạo được sợi dây liên kết với bất kì ai, đó là bước đệm quan trọng của niềm tin đấy.

Kyna.vn sưu tầm và biên tập

Lời Phật Dạy Về 4 Phép Giao Tiếp Cơ Bản

Lại là chuyện lời ăn tiếng nói – nhàm và sáo rỗng? Chuyện nghe mãi rồi, bài hát người ta xướng nhan nhản lên: “Words, and words are all I have, to take your breath away”. Các công ty, doanh nghiệp ít nhiều dính dáng đến dịch vụ khách hàng, truyền thông, marketing… trau chuốt những kịch bản dạy ăn nói cho nhân viên để họ học thuộc như trẻ con vỡ lòng.

Kể cả ở Hà Nội bây giờ người ta cũng không ham ăn “cháo chửi, phở chửi” nữa. Các nhà tâm lý học rất chăm trong việc chỉ ra sự liên quan giữa cách đối thoại và nói chuyện trong gia đình với sự thành công hay thất bại của các cuộc hôn nhân. Tình bạn tan rã, nghề nghiệp tiêu tan và hạnh phúc sẽ né tránh có khi chỉ vì một vài lời nói không suy nghĩ.

Nhưng ăn nói là một cái tài, diễn thuyết là một nghệ thuật không phải ai cũng được trời phú cho. Hơn nữa, lời nói nhiều khi còn là sự thông thái đúc kết từ kinh nghiệm sống nhiều năm, người trẻ tuổi không phải lúc nào cũng có được những lời đối đáp khôn ngoan.

Ngoài ra, sự hiểu biết được từ học hành, kinh nghiệm nghề nghiệp, mà một người cần có để thốt ra những lời nói đúng, nói hay, không phải người nào cũng có điều kiện để có được. Vậy những người thiếu khiếu ăn nói sẽ là những người bất hạnh, luôn bị mọi người ghét bỏ, kém thành công hơn trong công việc, hay vướng hiềm khích trong đời? Lời nói quan trọng đến vậy sao? Phải học cách giao tiếp thế nào cho đúng? Thật ra, từ ngữ, câu chữ trong các cuộc đối thoại của chúng ta chỉ chiếm 7 đến 30 trên 100% tầm quan trọng trong các cuộc đối thoại.

Dân PR chúng tôi hầu như ai cũng phải học cách giao tiếp trong giai đoạn tập sự thông qua một bài tập quen thuộc. Chúng tôi phải đóng một vở kịch nhỏ diễn lại một cuộc đối thoại của một cặp vợ chồng trẻ, mà chỉ được dùng 2 từ “Anh” và “Em”.

Bối cảnh của vở kịch là dịp kỷ niệm ngày cưới đầu tiên của họ, hai vợ chồng bàn sẽ nấu một bữa tối thật ngon và lãng mạn để kỷ niệm một năm chung sống. Cô vợ về trước, nấu nướng ngon lành, bày biện tinh tươm, gọn gàng và diện quần áo đẹp chờ chồng về.

Chẳng may, anh chồng phải làm một bản kế hoạch đề xuất cho sếp, phải xong trước khi ra về. Anh làm muộn, không về được đúng hẹn. Cuộc đối thoại giữa hai người diễn ra qua điện thoại. Lúc 6 giờ, cô vợ gọi chồng “Anh” bằng sự nũng nịu, âu yếm của người vợ đang sắp đón chồng về. Người chồng đáp lại tiếng “Em” đầy dịu dàng như hứa hẹn anh sẽ về ngay.

Lúc 7 giờ, tiếng “Anh” của người vợ mang sự mong đợi, giục giã, và tiếng “Em” của người chồng đáp lại có hơi hướng của sự thất vọng, bắt đầu mất kiên nhẫn.

Lúc 8 giờ, tiếng “Anh” người vợ gọi mang giọng bực dọc, chán chường, và tiếng “Em” đầy tuyệt vọng của người chồng.

Lúc 10 giờ đêm, khi người chồng về đến nhà, và thấy vợ nằm nhắm mắt vờ ngủ trên giường, mâm cơm đã dọn đi, tiếng “Em” thốt lên đầy năn nỉ, nhịn nhục, xin lỗi vợ.

Vở kịch dạy dân PR chúng tôi rằng tùy vào từng văn hóa của mỗi cộng đồng, và mỗi xã hội, từ xã hội dùng văn cảnh thấp (nơi người dân nói thẳng những suy nghĩ của mình như Đức hay Hà Lan) cho tới các nước có văn cảnh cao (nơi các yếu tố ngoài lời nói quan trọng hơn bản thân các từ ngữ như cộng đồng các nước châu Mỹ La tinh, các nước châu Á), lời nói chỉ là nguyên tố tối thiểu trong việc truyền đi một thông điệp; còn lại là tùy thuộc vào bối cảnh, cách truyền đạt, phương tiện truyền đạt (điện thoại, email, text, hay nói trực tiếp), ngữ giọng, và thái độ và ngôn ngữ của cơ thể, khi gửi thông điệp đến một người hoặc nhóm người nhất định. Cái chuyện “lời nói không mất tiền mua” có vẻ không đơn giản như cố nhân ngày xưa đã phán nhỉ?

Trong giới Phật giáo, Bát chánh đạo là 8 phương cách tu hành tối thượng để con người đoạn trừ phiền não, khổ đau để có thể bước lên con đường giải thoát, an vui và tự tại. Chánh Ngữ là bước thứ 3 trong 8 bước đường Phật dạy để đưa chúng sinh trở thành Thánh. Phật dạy để luyện rèn Chánh Ngữ ta phải tránh 4 lời nói sau.

Thứ nhất là tránh những lời nói thô bỉ (những từ ngữ tàn nhẫn, ác, bẩn thỉu, kích thích). Những lời này dù có chân thật, dù có lợi cho người nghe nhưng không làm cho họ vừa ý. Ví dụ: Ôi sao dạo này chị béo thế, chị phải tìm cách giảm cân đi chứ. Cổ nhân nói “trung ngôn nghịch nhĩ” là những lúc như thế này đây.

Thứ nhì là tránh những lời nói gây chia rẽ, gây bất hòa (những từ ngữ chia đảng phái, phe bầy). Chị em phụ nữ chúng mình ít nhiều cũng đã bị rơi vào cảnh: “Chị A nói với chị B, và chị nghe từ chị C nói với chị D em là người nông cạn, luộm thuộm, hợm hĩnh”. Cuối cùng là nghi ngờ, mất lòng nhau, nghi kỵ nhau dẫn đến đổ vỡ tình bạn.

Thứ ba là tránh những lời nói dối (những từ ngữ mưu gian, lừa gạt, mánh khóe). Đây là những lời nói giả dối có thể dễ lọt tai người nghe, hoặc là những lời ba hoa, khoác lác nhằm đề cao người nói. Chẳng có lời nói dối nào là sẽ không quay trở lại gây tai hại cho người nói, sau khi đã làm tổn thương người nghe.

Thứ tư là tránh những lời nói tầm thường (những từ ngữ không có giá trị, vô ích, vu vơ). Những lời nói này tưởng như vô hại nhưng thật ra chúng lấy đi cơ hội để chúng ta suy ngẫm, lựa những lời hay, tiếng thật – những lời nói khiến ta gắn kết hơn với người thân, bạn bè và đồng nghiệp.

Ví dụ tối tối, thay vì nói những chuyện vô bổ, thay vì tán gẫu hoặc nói xấu người này người khác với các thành viên trong gia đình, ta có thể kể về những việc đã làm trong ngày, kể những chuyện vui, chuyện buồn, những bài học đúc kết được của mỗi người, chia sẻ với người thân để họ hiểu ta hơn.

Tôi mượn Chánh Ngữ của đạo Phật, kết hợp với những gì tôi đã học được trong nghề truyền thông của mình để rút ra kết luận rằng dùng lời nói đúng thôi vẫn chưa đủ. Lời nói đúng, thích hợp với bối cảnh, nói đúng cách, đúng chỗ, tới đúng tai người nghe, nói từ một trái tim chân thành, một tâm hồn tích cực mới là những lời vô giá, và có sức mạnh để biến một người thường thành thánh nhân.

Tôi không theo đạo, nhưng lễ Tết tôi thích đi chùa, thích được chìm đắm trong không khí đầy khói nhang nơi cửa Phật. Tôi hay thắp một nén nhang và cầu ước: tôi và bạn sẽ dành những lời nói Chân, Thiện, Mỹ để đối thoại với nhau.

Ngoài những điều Phật dạy nói trên, thì việc học ăn học nói, học gói học mở là những điều mà ông cha ta đã truyền dạy từ bao đời nay. Còn nữa, “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Ai cũng thích lắng nghe những lời dịu dàng, mang sự thấu hiểu và động viên.

Giao tiếp giữa người với người đôi khi đòi hỏi một chút kĩ năng, một chút tinh tế, một chút kinh nghiệm mà không phải ai từ lúc mới sinh ra đều có cùng chung tư duy và kiến thức. Giao tiếp tốt chắc chắn giúp chúng ta tiến gần đến nhiều cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống và được nhiều người yêu quý và tin tưởng hơn.

7 Kỹ Năng Giao Tiếp Với Khách Hàng Đặc Biệt Hiệu Quả

Bên cạnh một chiến lược bán hàng tối ưu hay một hệ thống giải pháp tư duy hiệu quả, để trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc, chúng ta không thể bỏ qua kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Bằng cách nói chuyện thông minh và đầy thuyết phục, bạn sẽ tận dụng được mọi cơ hội từ phía thị trường, giúp tăng trưởng doanh số và hơn hết là mở rộng được các mối quan hệ. Ngay sau đây, Mindalife xin được chia sẻ đến bạn những kỹ năng giao tiếp với khách hàng thiết yếu và hiệu quả nhất.

Tạo ấn tượng tốt đẹp

Hãy tôn trọng và cho khách hàng thấy họ là người quan trọng

Tôn trọng và đề cao vai trò của người nghe chính là một trong những  kỹ năng giao tiếp với khách hàng quan trọng và hiệu quả nhất. Để đối phương nghĩ rằng bạn có rất nhiều khách hàng và không cần họ là một sai lầm cực kỳ phổ biến với dân kinh doanh. Nhiều người cho rằng cách “khích bác” này sẽ khiến khách hàng tự phải tìm đến mình nhưng hoàn toàn không phải thế. Nó chỉ khiến cho họ thấy thiếu được tôn trọng và bực tức thêm mà thôi. Thay vì vậy, bạn nên khẳng định tầm quan trọng của họ và thậm chí có thể xin họ những góp ý riêng để việc kinh doanh của mình được hiệu quả hơn.

Trong quá trình giao tiếp, hãy thường xuyên tương tác với khách hàng và lắng nghe ý kiến của họ. Ngay cả khi khách hàng không chọn mua sản phẩm dịch vụ của bạn thì cũng cần giữ thái độ hòa nhã và gửi lời cảm ơn lịch sự. Bởi có thể họ không mua hôm nay, nhưng chính thái độ và kỹ năng giao tiếp với khách hàng của bạn sẽ thuyết phục họ ghé lại khi thực sự có nhu cầu.

Trình bày vấn đề gãy gọn, tập trung vào lợi ích khách hàng nhận được

Thực tế thì không phải ai cũng có nhu cầu và thời gian để nghe bạn nói quá nhiều về sản phẩm mà bạn cung cấp. Đừng chỉ biết nói và nói vì điều này sẽ khiến cuộc trò chuyện với khách hàng không khác gì cuộc hùng biện của riêng bạn. Hãy nhớ rằng khách hàng mới là nhân vật chính và cũng là đối tượng mà bạn cần phải dành mọi sự quan tâm.

Khách hàng chỉ quan tâm đến những lợi ích mà họ nhận được chứ không phải là những gì mà bạn có. Khi trình bày nội dung, đừng quá lan đến những ưu việt trong sản phẩm của bạn. Hãy quan sát, nắm bắt nhu cầu và nói đến những lợi ích mà khách hàng thật sự muốn. “Gãi đúng chỗ ngứa” chính là đòn tâm lý trong thuyết phục mạnh mẽ mà bạn cần học hỏi ngay nếu muốn trở thành nhân viên kinh doanh tài năng.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp với khách hàng qua câu hỏi và cách giải đáp

Một yếu tố vô cùng quan trọng nhưng không phải nhân viên kinh doanh nào cũng nắm được chính là kỹ năng giao tiếp với khách hàng qua câu hỏi. Nên ưu tiên cho những mẫu câu có đầy đủ kính ngữ và gây thiện cảm như “Chị có phiền không nếu cho em biết….?”, “Em xin phép được hỏi một chút thông tin về … được không ạ” thay vì “Chị muốn gì?”, “Chị làm nghề gì?”,… Sự cộc lốc và thiếu tế nhị khi đặt câu hỏi rất dễ khiến khách hàng khó chịu hay thậm chí từ chối trả lời.

Ngoài đặt câu hỏi thì giải đáp cũng là kỹ năng giao tiếp với khách hàng mà bạn cần đặc biệt chú trọng. Hãy quan tâm tới nhu cầu của khách hàng và cung cấp cho họ những thông tin cần thiết.

Theo một nghiên cứu về hành vi của khách hàng, 81% trong tổng số người mua sẽ bỏ đi nếu như họ không cảm thấy thái độ tích cực từ phía người bán hay không nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của người mua đến vấn đề mà họ quan tâm.

Thể hiện lý do mà khách hàng nên chọn bạn

Khi người dùng muốn mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, việc đầu tiên mà họ làm là tìm hiểu thông tin và tham khảo sản phẩm từ rất nhiều các nhà cung cấp khác nhau. Qua trao đổi đánh giá khách hàng sẽ lựa chọn đối tác mà họ được thỏa mãn nhiều nhất. Vì những lẽ đó, trong giao tiếp bạn nên làm nổi bật được lý do mà khách hàng nên chọn bạn thay vì đối thủ cạnh tranh.

“So với những sản phẩm trên thị trường thì sản phẩm của bạn có khác biệt gì?”,  “Khách hàng có đặc quyền gì nổi bật nếu mua sản phẩm của bạn?” hay “trong thời gian vừa qua doanh nghiệp của bạn đã gây dựng được uy tín như thế nào?”,…. là những câu hỏi mà bạn nhất định phải làm rõ trước khi trao đổi với khách hàng. Đây là một trong những kỹ năng giao tiếp với khách hàng giúp bạn chốt sale hiệu quả.

Hướng tới xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng

Bạn có biết, 85% hiệu quả kinh doanh được quyết định qua con đường lan truyền miệng? Khi bạn để lại ấn tượng tốt đẹp với một khách hàng nào đó đồng thời sản phẩm mà bạn cung cấp đem lại chất lượng vượt trên kỳ vọng, họ sẽ có xu hướng mua lặp lại và giới thiệu cho cả những người xung quanh.

Vì vậy, hướng tới xây dựng quan hệ lâu dài cũng là kỹ năng giao tiếp với khách hàng mà bạn cần phải chú trọng. Đừng chỉ chăm chăm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn mà hãy thật sự lắng nghe và quan tâm tới khách hàng, coi họ như những người bạn của mình. Và hãy nhớ, việc quan tâm tới khách hàng không chỉ kết thúc ở giai đoạn bán được hàng mà cần chú trọng đến cả công tác chăm sóc khách hàng sau bán.

Quản trị cảm xúc trong giao tiếp với khách hàng

Phải thật bình tĩnh và làm chủ mọi tình huống, không được để những cảm xúc cá nhân chi phối cuộc trò chuyện của bạn. Một khi sự cáu giận và nóng nảy của bạn bộc phát sẽ rất dễ làm hỏng chuyện đồng thời làm xấu hình ảnh của bạn trong mắt khách hàng, khiến khách hàng mất đi sự tin tưởng và còn có thể lan truyền với những người xung quanh.

9 Câu Nói Tối Kỵ Trong Việc Giao Tiếp Với Khách Hàng

Có những câu nói thể hiện suy nghĩ và cảm xúc bình thường của bạn, tuy nhiên lại khiến khách hàng “phát điên” mà bạn không ngờ. Liệu bạn đã từng “lỡ lời” nói những câu này chưa? 1. “Chỗ tôi không có bán sản phẩm này”

Khách hàng luôn thích những cửa hàng đa dạng sản phẩm với nhiều lựa chọn. Nếu shop của bạn không có sản phẩm mà họ cần, trong khi shop khác lại có. Họ sẽ cảm thấy mặt hàng của bạn không đầy đủ như shop khác và sẽ không bao giờ quay lại nữa.

Thay vào đó, hãy nói: “Hiện tại sản phẩm này vừa mới hết. Nhưng chúng tôi có những sản phẩm tương đương…”

2. “Tôi sẽ báo lại cho anh sớm nhất có thể”

“Sớm nhất có thể” là khi nào? Khách hàng sẽ không muốn chờ một lời hứa mơ hồ như vậy trong khi vấn đề của họ cần giải quyết gấp.

Thay vào đó, hãy nói: “Tôi sẽ tìm hiểu và trả lời cho anh trong chiều nay…” hay một thời điểm cụ thể mà bạn đưa ra. Nếu đến thời hạn mà vẫn chưa giải quyết được, chỉ cần gọi điện cho khách hàng giải thích và xin gia hạn thêm thời gian trả lời.

3. “Đó không phải là trách nhiệm của tôi”

Khi khách hàng gặp vấn đề, họ sẽ liên hệ ngay với người mà họ biết chứ không quan tâm người đó làm ở bộ phận nào. Do đó, nếu bạn trả lời: “Tôi không phụ trách vấn đề này” thì sẽ như tạt gáo nước lạnh vào mặt khách.

Thay vào đó, hãy trả lời từ tốn thế này: “Tôi đã hiểu vấn đề của anh, tôi sẽ chuyển thông tin của anh để bộ phận phụ trách hỗ trợ kỹ hơn. Họ sẽ gọi cho anh trong ít phút nữa.”

5. “Tôi sẽ cố xem sao”

Khách hàng quan tâm đến kết quả, chứ không phải nỗ lực. Hãy nói cho tôi biết anh sẽ làm gì, chứ không phải anh cố làm gì.

Thay vào đó, hãy nói: “Tôi sẽ gọi đơn vị phân phối để sắp xếp lịch giao hàng hợp lý nhất.” – nếu một khách hàng muốn bạn giao hàng gấp. Hoặc trong vài trường hợp khác, hãy đưa ra cách giải quyết cụ thể mà bạn có thể nghĩ đến. Đừng dùng từ “cố” để tỏ ra rằng bạn đang phải làm việc rất vất vả, khách hàng không quan tâm đến điều đó.

6. “Chưa có ai phàn nàn về sản phẩm này cả, anh là người đầu tiên”

Bạn nghĩ khách hàng một khi đã gặp vấn đề với sản phẩm của bạn thì liệu họ có quan tâm có ai trước đó từng gặp vấn đề này hay không? Do đó, bạn không cần nói ra câu không cần thiết như vậy, có khi lại càng “chọc điên” khách hàng hơn.

Thay vì như vậy, hãy tìm cách giải quyết vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Tất cả những gì khách hàng cần là vấn đề của họ được khắc phục.

Hãy nói: “Tôi đang làm vài thứ để kiểm tra. Tôi sẽ gọi lại cho anh và đưa ra cách giải quyết vào lúc 3 giờ chiều nay.”

8. “Tôi xin lỗi. Tôi xin lỗi. Tôi xin lỗi”

Nếu bạn thật sự mắc sai lầm, hãy xin lỗi. Nhưng đừng lạm dụng nó hoặc lặp lại câu “Tôi xin lỗi” quá nhiều lần, điều đó sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu.

Thay vào đó, hãy nói: “Tôi xin lỗi vì anh đã gặp phải trường hợp này. Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ tìm cách để sửa lại nó.”

9. “Tôi không có bất cứ ghi nhận nào về đơn hàng của bạn trong hệ thống”

Điều nãy sẽ làm sự việc tồi tệ hơn rất nhiều.

Thay vào đó, hãy nói: “Có phải anh đã đặt hàng với tên hoặc địa chỉ khác? Trong khi chờ chúng tôi tìm kiếm lại thông tin, tôi có thể giúp gì cho bạn không?”

Kinh doanh không chỉ có offline mà còn có online. Để tiếp cận với nhóm khách hàng tiềm năng trên mạng một cách chuyên nghiệp, bạn cần đến một website hoàn chỉnh và tối ưu. Chili sẽ mang lại điều đó cho bạn với chi phí hợp lý hơn bất cứ nơi nào khác.

Kỹ Năng Giao Tiếp Chuyên Nghiệp Với Khách Hàng Trong Kinh Doanh

Tất cả chúng ta đều sử dụng kỹ năng giao tiếp hằng ngày, qua các cuộc nói chuyện với mọi người xung quanh. Vì thế việc giao tiếp trở nên quen thuộc với mỗi người. Nhưng vấn đề giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh không giống nhau. Nếu bạn có thể sử dụng những câu nói xã giao, những câu nói dí dỏm để nói chuyện với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp thì trong kinh doanh bạn không thể sử dụng ngôn ngữ giao tiếp như vậy. Vậy cần có các kỹ năng giao tiếp với khách hàng như thế nào để có cuộc đàm phán thành công, đạt kết quả như ý khi tiếp xúc với khách hàng?

Chú ý sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể là điều đầu tiên mà bạn cần cho kỹ năng giao tiếp khách hàng. Có thể vẻ bề ngoài của bạn không xinh đẹp, hấp dẫn nhưng không có nghĩa khách hàng chấp nhận một đối tác ăn mặc lôi thôi khi tới gặp mình.

Ngoài trang phục ra bạn cũng cần chú ý đến cách đi lại và biểu hiện của khuôn mặt mình… Tất cả những điều tưởng chừng như rất nhỏ đó lại là một vấn đề mấu chốt cho việc mở đầu cuộc trò chuyện được thuận lợi.

Chuẩn bị trước cho câu chuyện của bạn

Cần phân biệt rõ ràng trong giao tiếp kinh doanh và giao tiếp đời sống. Trong kinh doanh, giao tiếp cần một sự chính xác và rõ ràng, vì vậy để không làm lãng phí thời gian và có thể chủ động hơn trong cuộc trò chuyện bạn nên chuẩn bị trước cho câu chuyện của mình. Bạn hãy chuẩn bị những câu hỏi mà bạn muốn hỏi khách hàng và chuẩn bị trước những câu trả lời mà khách hàng có thể sẽ hỏi ngược lại bạn. Việc làm này sẽ giúp bạn có được tự tin hơn khi đứng trước đối tác của mình và cũng là cách làm cho đối tác đánh giá cao bạn.

Cười và chào đối tác một cách thân thiện với khách hàng

Khi gặp đối tác, bạn không nên giữ một vẻ mặt nghiêm nghị mà hãy nở một nụ cười và tiến lại gần chào họ theo cách thân thiện. Cách làm này sẽ giúp bạn lấy lại được cảm tình của đối tác và cũng là cách giúp cho việc mở đầu cuộc giao tiếp suôn sẻ. Cười là một trong những kỹ năng khi giao tiếp với khách hàng cực kỳ hiệu quả.

Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực và chính xác

Bạn nên biết ngôn ngữ sử dụng giao tiếp trong kinh doanh cần sự chuẩn mực và chính xác. Không phải cứ nói nhiều mới thể hiện bạn là người hiểu biết hay làm chủ cuộc trò chuyện, mà bạn cần biết khi nào cần nói và khi nào không. Ngôn ngữ giao tiếp trong kinh doanh cũng  phải lịch sự và trang trọng hơn những cuộc nói chuyện bình thường khác.

Biết lắng nghe

Dù có là người làm chủ cuộc trò chuyện hay không bạn cũng cần phải biết lắng nghe đối tác của mình. Bạn không nên nói quá nhiều mà cần phải lắng nghe ý kiến của khách hàng để biết họ nghĩ gì, họ muốn gì. Điều đó không chỉ thể hiện bạn là một người lịch sự, tôn trọng đối tác mà còn giúp bạn có thêm nhiều thông tin từ phía bên kia.

Tôn trọng đối tác

Tôn trọng đối tác nghĩa là luôn đặt họ lên hàng đầu, khi trò chuyện bạn phải dành hết mọi sự tập trung cho câu chuyện và bắt đầu quan sát, lắng nghe họ. Không nên trong lúc nói chuyện với khách hàng mà mắt liên tục đảo xung quanh hoặc có những hành động, những lời nói khó nghe.

Hãy đưa ra lời khuyên đúng thời điểm

Giao tiếp trong kinh doanh đòi hỏi bạn phải là một người nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin truyền đạt từ đối tác. Vì vậy, khi đối tác của bạn nói lên suy nghĩ của mình, ý định của họ bạn hãy lắng nghe thật cẩn thận để chắc chắn rằng đã hiểu rõ những gì mà  họ muốn truyền đạt, sau đó hãy từ tốn đưa ra những lời khuyên nếu họ muốn nghe ý kiến của bạn. Đừng vội vàng đánh giá những suy nghĩ của đối phương, cho dù theo bạn đó là một ý tưởng tồi và bạn có ý tưởng hay hơn cho vấn đề đó.

Sự rõ ràng

Khách hàng sẽ không có nhiều thời gian để nghe bạn vòng vo về những điều bạn muốn nói, vì vậy cách tốt nhất là nên đi thẳng vào vấn đề chính của câu chuyện. Bởi trong kinh doanh, nếu bạn nói vòng vo bóng gió sẽ khiến cho đối tác cảm thấy khó chịu và có thể bạn sẽ đánh mất điểm trong mắt khách hàng vì điều này. Rõ ràng là cách giao tiếp tốt với khách hàng mà bất kỳ người bán hàng nào cũng phải ghi nhớ.

Kiên định quan điểm

Tôn trọng và đặt khách hàng lên trên là nguyên tắc để bạn thuyết phục họ, nhưng không có nghĩa là chấp nhận nhượng nhịn. Dù trong hoàn cảnh nào, bạn hãy kiên trì với những quan điểm của mình. Một khách hàng thông minh sẽ chọn những đối tác có chính kiến, có kiên và quan điểm chứ không bao giờ chọn đối tác dễ thay đổi vì những tác động từ bên ngoài.

Làm chủ cảm xúc khi giao tiếp với khách hàng

Cảm xúc của mỗi người đều khác nhau, nhất là đối với những người hay nói nhiều. Nhưng khi tiếp xúc với khách hàng bạn hãy luôn tự nhắc nhở bản thân mình không để cảm xúc riêng của cá nhân chi phối cuộc trò chuyện. Bởi như vậy rất dễ làm hỏng buổi nói chuyện, tệ hơn nữa họ có thể đánh giá bạn là người không lịch sự và không đáng tin tưởng để hợp tác cùng.

Rèn luyện nghệ thuật giao tiếp khách hàng trong kinh doanh không hề khó nhưng bạn đừng nên xem nhẹ nó, bởi khi nói ra điều gì đó với đối tác, khách hàng nghĩa là bạn đã có dự tính trước và điều đó rất quan trọng đối với bạn. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị thật kỹ cho cuộc giao tiếp như vậy, bởi bạn không thể nói với khách hàng về một điều gì đó xong lại nói rằng “à tôi nhầm”, đó không phải là sự thật… Điều đó sẽ khiến đối tác của bạn cảm thấy khó chịu và đẩy bạn vào thế bị động, gây ảnh hưởng đến kết quả cuộc trò chuyện của hai bên.

Bạn đang gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề bán hàng như không tự tin giao tiếp với khách hàng, không làm chủ được cảm xúc, hoặc rất tự tin nhưng không điều giọng nói, không biết cách truyền đạt tình cảm để thuyết phục khách hàng tốt hơn, Hoặc không biết cách xử lý từ chối của khách hàng để chốt sales hiệu quả hơn. 

Nguồn: kynang.edu.vn

Sưu tầm: Vũ Lâm – Tổ Bảo trì

Giọng Nói Giao Tiếp Trong Tục Ngữ Người Việt

Con người sáng tạo ra ngôn ngữ và nó trở thành phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người. Trong quá trình vận dụng, người ta luôn có ý thức chú ý đến việc tổ chức lời nói sao cho đạt hiệu quả cao trong quá trình ngôn giao. Ngay từ thuở xa xưa, khi chưa có các ngành khoa học về ngôn ngữ, ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm vận dụng lời ăn tiếng nói của mình trong tục ngữ và cho đến nay, những kinh nghiệm này vẫn còn nguyên giá trị. Cho dù chỉ mới là kinh nghiệm, nhưng tính triết lí ngôn giao dân gian đó vẫn giàu sức thuyết phục và sống mãi với thời gian. Đấy là vì nó thể hiện cái logic của mình một cách hình tượng, hàm súc, đậm hơi thở của cuộc sống cùng sự trải nghiệm từ chính thực tế nói năng. Đằng sau mỗi câu tục ngữ, đằng sau những hình ảnh, những kinh nghiệm khái quát từ chính cuộc sống ấy là bản sắc văn hoá, là phong cách sống, là lối nói, giọng nói, cách nghĩ của người Việt.

Tác dụng của lời ăn tiếng nói

Trước hết, nhân dân ta nhận thức rõ tầm quan trọng và giá trị của lời ăn tiếng nói. Ngôn ngữ là công cụ dùng để giao tiếp. Nhưng khi sử dụng ngôn ngữ, người ta  không chỉ thuần tuý chuyển tải thông tin khách quan mà còn nhằm tác động vào đối tượng, chinh phục đối tượng hoặc thể hiện sự đánh giá tình cảm của mình… Ngôn ngữ có sức mạnh thật diệu kì. Nó có thể làm cho con người gần gũi, gắn bó (“Lời nói nên vợ nên chồng”) hay mãi cách xa. Nó có thể làm cho chúng ta yêu thương hay căm giận. Nó có thể làm cho đối tượng tham gia giao tiếp phơi phới yêu đời hoặc dằn vặt, đau đớn (“Lời nói đau hơn roi vọt“) hay tiếc nuối, day dứt khôn nguôi (“Miếng ngon nhớ lâu, lời đau nhớ đời“). Nó có thể gây nên chiến tranh (“Khẩu thiệt đại can qua“) mà cũng có khả năng làm “sóng yên biển lặng“…Vì thế, khi nói về giá trị của lời ăn tiếng nói, nhân dân ta đã dùng những hình ảnh biểu trưng cho sự quý giá để so sánh như: “Lời nói, gói vàng”; “Lời nói quan tiền tấm lụa”… thậm chí rất cần thiết cho sự sống: “Một lời nói, một đọi máu“. Giá trị càng cao thì người sở hữu càng phải trân trọng, giữ gìn khi vận dụng bởi:

“Vàng sa xuống giếng khôn tìm,

Người sa lời nói như chim sổ lồng”

Không biết kiểm soát ngôn từ, nói không đúng chỗ, lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ  không hợp lí, không phù hợp với đối tượng, không diễn đạt chính xác tâm tư tình cảm của mình thì có thể gây nên những hậu quả khôn luờng. Bởi vì dù “Lời nói gió bay” nhưng có thể “há miệng mắc quai” do “Một lời đã trót nói ra, dù rằng bốn ngựa khó mà đuổi theo”;  “Sẩy chân đã có ngọn sào, sẩy miệng biết nói làm sao bây giờ“.

Bài học về sự vận dụng ngôn từ

Ngôn ngữ có sức mạnh rất to lớn nhưng không vì thế mà bộ phận tục ngữ phản ánh những kinh nghiệm nói năng chỉ coi trọng đến việc “điều câu khiển chữ“, đến hình thức của lời nói. Người ta thừa nhận cái logic “Nói ngọt lọt đến xương” nhưng cũng khẳng định một thực tế “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”; “Gươm hai lưỡi miệng trăm hình”, “Lưỡi mềm độc quá con ong“…Do đó, tục ngữ còn phản ánh yêu cầu cao về  tính chân thật của lời nói; lời nói phải đi đôi với việc làm: “Nói chín thì phải làm mười, nói mười làm chín kẻ cười người chê”, “Nói lời thì giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay”. Ở đây dường như có sự mâu thuẫn. Một mặt, tục ngữ đề cao sức mạnh của lời nói hay, “nói ngọt“; mặt khác lại tỏ ra hoài nghi với những câu đường mật nên khẳng định giá trị của lời nói ngay, nói thật, nói phải: “Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành”; “Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng”; “Nói phải củ cải cũng nghe”; “Nói gần nói xa chẳng qua nói thật”… Và, tục ngữ lại chỉ ra một thực tế không thể chối cãi đối với người thụ ngôn là: “Nói thật, mất lòng”; “Thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng”; “Nói ngay hay trái tai”. Thoạt nhìn tưởng như mâu thuẫn và dễ nghĩ rằng tính triết lí ngôn giao trong tục ngữ thiếu nhất quán. Nhưng thật ra, nó lại rất đúng, rất linh động, rất đời thường, rất thực chứ không xám xịt, bó hẹp trong một vài quy luật khô cứng. Sự tồn tại của chúng cho đến nay là minh chứng đầy sức thuyết phục kinh nghiệm giao tiếp của nhân dân ta. Rõ ràng việc vận dụng ngôn ngữ không hề đơn giản và bài học ngôn từ có lẽ sẽ không hề xưa cũ đối với tất cả mọi người và ở mọi thời.

Lời nói và phong cách

Ngôn ngữ là công cụ chung dùng để giao tiếp trong một cộng đồng nhưng mỗi người, khi sử dụng lại có những thể hiện riêng, có thói quen ngôn ngữ riêng. Ngay cả mỗi cá nhân, cùng một nội dung thông báo nhưng nếu hoàn cảnh, đối tượng, mục đích giao tiếp… thay đổi thì việc vận dụng ngôn ngữ cũng có sự thể hiện khác biệt. Tất cả những điều này tạo nên sự sinh động, đa dạng, phong phú và biến đổi không ngừng của ngôn ngữ giao tế. Sự hiện thực hoá ý tưởng bằng những phát ngôn cụ thể trong quá trình ngôn giao đều mang đậm dấu ấn phong cách của mỗi người. Có thể nói qua lời ăn tiếng nói, người ta phần nào thể hiện tâm hồn, tính cách và tình cảm của mình… Nếu Buffon (1707- 1788)- một nhà văn, nhà lí luận Pháp- có khẳng định:”Phong cách là chính con người” (Le style, c’est l’homme) thì từ xa xưa, điều này đã được tục ngữ Việt Nam đề cập. Khác với cách nói mang tính hàn lâm, tục ngữ thể hiện cái logic của mình bằng lối nói so sánh hình tượng; giàu sắc thái biểu cảm mà không kém phần triết lí: “Vàng thì thử lửa thử than, chim khôn thử tiếng người ngoan thử lời”; “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”; “Đất tốt trồng cây rườm rà, những người thanh lịch nói ra dịu dàng”; “Đất rắn trồng cây ngẳng nghiu, những người thô tục nói điều phàm phu”.

Ai cũng có lúc “nhả ngọc phun châu” và cũng có khi không thể kiềm lòng mà tuôn ra những lời khó nghe, khiếm nhã. Nhưng cái logic trên quả thật đúng và đáng suy ngẫm. Trong quá trình ngôn giao, ngoài sự chi phối do các nhân tố khách quan còn có sự chi phối từ chính bản thân người nói như: thói quen, nghề nghiệp, tính cách, tình cảm, giới tính, địa bàn cư trú,… Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ khi giao tiếp. Lời nói là kết quả của sự tổng hoà từ rất nhiều các nhân tố khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan. Và, cũng chính từ lời nói, qua thực tế giao tiếp hàng ngày, ta thấy được chủ thể phát ngôn là người như thế nào: hiền hoặc dữ; tốt hay xấu; trầm mặc hay sôi nổi; nhân ái hay thâm độc; khôn ngoan hoặc ngu dốt; dịu dàng hay chanh chua, cục súc…

Lời nói và vị thế xã hội

Tục ngữ còn đề cập đến vị thế của người giao tiếp. Mỗi người, khi tham gia giao tiếp, bao giờ cũng xuất hiện với một tư cách, một cương vị nhất định mà mối quan hệ gia đình và xã hội đã quy định. Có mối quan hệ ngang vai, có mối quan hệ không bằng vai. Trong quan hệ giao tiếp không bằng vai, rõ ràng lời nói của vai trên có “sức nặng” hơn vai dưới. Trên nói, dưới nghe. Gia đình và xã hội khó mà ổn định và phát triển nếu trật tự này bị xoá nhoà hay không được tôn trọng. Nhưng điều đó cũng không cho phép vai trên muốn nói gì thì nói theo kiểu “Chân lí nằm trong tay kẻ mạnh“. Khi đề cập đến vị thế của người giao tiếp, sự thể hiện của tục ngữ có phần nào đó vừa mỉa mai, chỉ trích vừa bi quan, chua chát: “Tay mang túi bạc kè kè, nói quấy nói quá người nghe ầm ầm”; “Trong lưng chẳng có một đồng, lời nói như rồng chúng chẳng thèm nghe”;  “Miệng nhà quan có gang có thép”… Điều này cũng dễ hiểu vì cái logic đó đa phần là cái logic của những người nông dân thấp cổ bé miệng ngày xưa. Thân phận họ như “con ong, cái kiến” và lời nói bị xem nhẹ như vỏ trấu,  rơm khô.

Một số yêu cầu trong ngôn ngữ giao tiếp

Từ việc chỉ ra giá trị của ngôn ngữ, mối quan hệ giữa ngôn ngữ với lời nói cá nhân, tục ngữ  đã khái quát nên một số yêu cầu thiết thực.

Đầu tiên là sự ngắn gọn khi giao tiếp. Tục ngữ có câu: “Ăn bớt bát, nói bớt lời”. Một trong những nguyên nhân về việc sử dụng lời nói không đạt hiệu quả cao là do nói nhiều mà lượng thông tin không được bao nhiêu. Và hơn thế nữa, hậu quả của sự nói nhiều là bộc lộ những sai sót có thể có: “Ăn lắm thì hết miếng ngon, nói lắm thì hết lời khôn hoá rồ”; “Năng ăn hay đói, năng nói hay lầm”; “Hương năng thắp năng khói, người năng nói năng lỗi”… Cái gì quá mức độ cũng không hay, do đó cần phải biết điều tiết: “Rượu nhạt uống lắm cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm“. Cái logic ở đây là đòi hỏi cao về lượng thông tin chứ không phải là độ dài lời nói. Chính xác hơn, tục ngữ  đòi hỏi có một mối quan hệ phù hợp giữa lượng và chất. Một văn bản dài nhưng nếu thông tin phong phú, không thừa từ, thừa ý vẫn là một văn bản đạt được tính ngắn gọn. Một phát ngôn vẫn bị coi là dông dài nếu diễn đạt theo kiểu “dây cà ra dây muống“. Người xưa quan niệm, nói nhiều chưa chắc là người có hiểu biết mà đôi khi là do “thùng rỗng kêu to”. Tục ngữ Nga có câu: “Nói ít đi thì sẽ thông minh hơn“. Tục ngữ Việt không thiếu những câu thể hiện điều này:”Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo”; “Người khôn nói ít làm nhiều, không như người dại lắm điều rườm tai”; “Khôn ngoan chẳng lọ nói nhiều, người khôn mới nói nửa điều đã khôn”…

Để  đạt được yêu cầu trên, khi nói năng cần phải suy nghĩ. Rõ ràng, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thiếu sót, non kém trong vận dụng ngôn ngữ là do không cân nhắc, lựa chọn ngôn từ để vận dụng phù hợp trong từng cảnh huống giao tiếp cụ thể. Điều này đã được nhân dân ta khái quát trong câu: “Ăn có nhai, nói có nghĩ”.  Một sự so sánh rất bình dân, mộc mạc nhưng cũng rất thâm thuý. Đấy có thể coi như là quy luật tất yếu. Con người không thể sống nếu không ăn và cũng khó thể tồn tại và phát triển nếu thiếu sự giao tiếp. Trong quá trình thực hiện các hành động này, nếu nhai không tốt, nghĩ chưa sâu thì đều có thể dẫn đến kết quả xấu. Để nhấn mạnh điều này, tục ngữ Việt đã nêu lên những hậu quả khôn lường khi nói năng thiếu nghĩ suy bằng những so sánh giàu hình tượng: “Sẩy chân còn hơn sẩy miệng”; “Vạ ở miệng mà ra, bệnh qua miệng mà vào”; “Vạ tay không hay bằng vạ mồm“…Triết lí này dẫn đến một yêu cầu thứ ba khi vận dụng ngôn ngữ. Đó là cần chú ý  lựa lời khi nói năng.

Các phương tiện ngôn ngữ ở tất cả các cấp độ (ngữ âm, từ vựng, cú pháp) luôn tồn tại những hình thức biểu đạt cùng nghĩa. Mỗi hình thức biểu đạt cùng nghĩa như thế phù hợp với từng điều kiện giao tiếp cụ thể. Do đó, việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ là một thao tác tự nhiên, tất yếu khách quan. Có lựa chọn tốt thì mới có thể tạo ra một lời nói tốt. Phong cách học hiện đại đã chỉ ra cụ thể những thao tác lựa chọn, quy luật lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ nhằm tạo ra các phát ngôn đạt hiệu quả giao tiếp cao. Tuy nhiên, vốn ngôn ngữ dồi dào (tiền đề khách quan cho sự lựa chọn) cùng với việc nắm vững quy luật, thao tác lựa chọn vẫn chưa đủ. Giữa lí thuyết trong sách vở với thực tế sống động trong việc vận dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày vẫn có một khoảng cách và bị chi phối rất lớn bởi cá nhân người nói. Khi tranh luận, phê bình, chỉ trích, do không nén nổi bức xúc, đôi khi chúng ta dùng những từ khiếm nhã, nặng nề cho hả giận, đã tức. Điều này có lẽ ai cũng từng trải nghiệm và chắc chắn sẽ còn gặp phải. Giá trị đích thực của hoạt động ngôn giao không chỉ là thông tin mà còn là để con người gần nhau, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau. Lấy tình cảm làm nguyên tắc lựa lời là văn hoá ứng xử, giao tiếp của người Việt Nam: “Chim khôn chưa bắt đã bay, người khôn chưa nói dang tay đỡ lời”; “Chim khôn ai nỡ bắn, người khôn ai nỡ nói nặng”; “Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi, người khôn ai nỡ nặng lời đến ai”; “Người khôn ai nỡ roi đòn, một lời nói nhẹ hãy còn đắng cay”; “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau“. Lời khuyên này có lẽ không bao giờ cũ, không bao giờ thừa với tất cả mọi người.

Nói chuyện với bố mẹ nên ra sao? Khi dạy con cần tông giọng gì? Đối với chồng về muộn thì vợ nên nói gì?  Tất cả sẽ được giới thiệu trong Khóa học lý thuyết Làm chủ giọng nói được hướng dẫn bởi HLV Trần Thị Minh Hải – chuyên gia trong việc đào tạo Kỹ năng giao tiếp ứng xử và chăm sóc khách hàng, người thay đổi giọng nói của mình và có 5 năm kinh nghiệm trong huấn luyện  giọng nói và làm chủ giọng nói đến từ I Love My Voice.

(Sưu tầm)

Cập nhật thông tin chi tiết về Tạo Thiện Cảm Với 7 Câu Nói Cơ Bản Trong Giao Tiếp trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!