Xu Hướng 6/2023 # Thơ Bác Hồ Viết Về Phụ Nữ # Top 6 View | Dtdecopark.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Thơ Bác Hồ Viết Về Phụ Nữ # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Thơ Bác Hồ Viết Về Phụ Nữ được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thơ ca viết về phụ nữ của Bác trước hết là biểu hiện tấm lòng của Bác, một tấm lòng rộng mở, yêu thương, thấu hiểu, đồng cảm và cảm thông.

Nhà sử học người Mỹ Giôxơphin Stensen trong một tham luận đọc tại hội nghị quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 3/1990 có nhận xét: “Trong số các lãnh tụ là nam giới như Tômát Giecphécsơn, Mahátma Găngđi, Vlađimia Elích Lênin, Các Mác, Mao Trạch Đông, Máctin Lôthơ Kinh và Nenxơn Manđêla, chỉ có Hồ Chí Minh là luôn luôn nói về quyền bình đẳng của người phụ nữ, về giáo dục, tự do ngôn luận, độc lập về kinh tế và quyền của phụ nữ được hưởng các quyền lợi khác như của nam giới.

Ngày nay, không phải chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, nhân loại đều nhất trí khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người quan tâm sâu sắc thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ và đấu tranh quyết liệt giải phóng phụ nữ. Chính Người đã gắn cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với con đường đi tới bình đẳng, tự do và phát triển của phụ nữ.

Bác Hồ chụp ảnh với đại biểu Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam dự Đại hội Đảng lần thứ 2 (1956) tại Việt Bắc. (Ảnh: Tư liệu)

Thơ ca viết về phụ nữ của Bác trước hết là biểu hiện tấm lòng của Bác, một tấm lòng rộng mở, yêu thương, thấu hiểu, đồng cảm và cảm thông. Ba bài thơ Cô Vượng khuyên chồng, Thư vợ gửi chồng, Thư vợ gửi chồng đi làm cách mạng viết trước cách mạng Tháng Tám cho thấy sức cảm thông, thấu hiểu đối với phụ nữ của Bác là rất lớn. Đọc những bài thơ này cứ tưởng như đọc những bài thơ của chính phụ nữ viết vậy. Người phụ nữ trong xã hội cũ chịu khó, chịu khổ nhẫn nhịn, lặng lẽ hy sinh cho chồng con, cho gia đình yên ấm phát triển. Lời tâm sự của người vợ với chồng:

Đói no bữa cháo bữa rau

Tuy lao khổ em dám đâu phàn nàn

(Thư vợ gửi chồng đi làm cách mạng)

Và:

Thù nước, thù nhà chàng gắng trả,

Việc nhà, việc cửa, thiếp xin đương.

(Thư vợ gửi chồng)

Ý thức về bổn phận, về trách nhiệm và sự chịu đựng là phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Các chị biết hy sinh, biết chịu đựng nhưng các chị cũng biết đón chờ hạnh phúc, niềm vui:

– Bao giờ đuổi sạch quân thù địch,

Ta sẽ sum vầy ở Cố hương.

(Thư vợ gửi chồng)

– Mai sau anh trở lại nhà,

Ánh trăng càng tỏ màu hoa càng nồng

(Thư vợ gửi chồng đi làm cách mạng)

Phải thực sự cảm thông, phải đồng cảm lắm mới có những câu thơ bật ra từ trái tim như thế. Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên thú vị, hồi ở trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Bác cũng đã viết ba bài thơ (trong số 6 bài viết về phụ nữ của Nhật ký trong tù) về tình cảnh đáng thương trong hoạn nạn, tai ương của mấy cặp vợ chồng. Vợ người bạn tù đến thăm chồng, Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng, Gia quyến người bị bắt, toàn những con người và sự việc mà Bác chứng kiến, bài thơ nào cũng da diết một tình thương yêu, một sự cảm thông chia sẻ. Những người phụ nữ này chẳng phải là con cháu, là anh em ruột thịt, là đồng bào cùng Tổ quốc với Bác, họ lại còn là người đồng hương với những người đang ngày đêm hành hạ, đọa đầy, vậy mà Bác rất thương. Tình thương của Bác trùm lên khắp thế gian. Ai là người cực khổ, là người nhỏ bé trong xã hội Bác đều thương. Cảm thương với nỗi đau của người vợ mất chồng, bài thơ Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng đâu còn là lời của người làm thơ nữa mà là lời của người trong cuộc cơ sự vì sao vội lánh đời?. Để thiếp từ nay đâu thấy được thì rõ là đã nhập cái đau vào mình vậy. Một cảnh tượng thương tâm, đau xót khác, một người vợ vô tội bỗng nhiên phải ngồi tù thay vì chồng chị ta trốn đi lính làm bia đỡ đạn bảo vệ bọn cường quyền:

Biền biệt anh đi không trở lại,

Buồng the trơ trọi, thiếp ôm sầu;

Quan trên xót nỗi em cô quạnh,

Nên lại mời em tạm ở tù.

(Gia quyến người bị bắt lính)

Một chế độ xã hội vô lý, vô nhân, trớ trêu và oái oăm đến thế là cùng. Đọc bài thơ Gia quyến người bị bắt lính không thể không liên tưởng đến một cảnh tượng dã man mà Bác đã lên án gay gắt trong Bản án chế độ thực dân Pháp viết từ năm 1925. Trong Bản án này, Bác dành hẳn một chương riêng Những nỗi khổ nhục của người đàn bà bản xứ mô tả tỉ mỉ những thân phận, những bà, những chị, những cháu bé gái hàng ngày, hàng giờ bị các quan thực dân áp bức, đầy đọa. Một tên Tây đoan ở tỉnh Bà Rịa, tự cho phép mình đánh gần chết người đàn bà chuyên gánh muối thuê cho hắn vì chị ta vô ý làm ồn ngoài hiên khiến hắn mất giấc ngủ trưa. Một tên Tây đoan khác ngang nhiên co chân đạp vào giữa bụng một chị phụ nữ đang mang thai, làm chị bị trụy thai và mấy ngày sau thì chết chỉ vì khi chào đã không gọi hắn là quan lớn. Căm phẫn trước tội ác dã man của bọn thực dân, Bác lên án đanh thép: Người ta nói: Chế độ thực dân là chế độ ăn cướp. Chúng tôi nói thêm: chế độ hãm hiếp đàn bà và giết người.

Trong một tác phẩm khác, Lên án chủ nghĩa thực dân, Bác đã vạch trần những hành động bạo ngược của bọn xâm lược: Không một chỗ nào, người phụ nữ thoát khỏi những hành động của bọn xâm lược; ngoài phố, trong nhà, giữa chợ hay ở chốn thôn quê, ở đâu họ cũng vấp phải những hành động tàn nhẫn của các quan cai trị, sĩ quan, cảnh binh, nhân viên nhà đoan, nhà ga…

Bất công, ngược đãi, ức hiếp phụ nữ, là bản chất của chế độ thực dân phong kiến ở bất cứ đâu, bất cứ nước nào. Bác đã lớn tiếng tố cáo mạnh mẽ chế độ thực dân tàn bạo đối với phụ nữ ở khắp các châu lục, Bác đã dành sự quan tâm và tình thương lớn cho phụ nữ. Tình cảm sâu sắc nhất của Bác luôn hướng về số phận đau thương của phụ nữ. Nhưng tình cảm đó không một chiều, không bao giờ làm cho phụ nữ bé nhỏ đi. Cùng với tình thương, Bác luôn tìm mọi cách thức tỉnh giác ngộ và khích lệ người phụ nữ tự chủ trong cuộc đời riêng đứng lên trong cuộc đời chung. Trong bài Ca phụ nữ, Bác biểu dương phụ nữ tham gia công tác cách mạng, Bác ca ngợi tinh thần cách mạng, ca ngợi tinh thần dũng cảm của chị em.

Một khi phụ nữ đã đứng lên thì mọi sức mạnh được phát huy. Lời người vợ trong bài Thư vợ gửi chồng đi làm cách mạng thật rắn rỏi trong một tình thế người chồng hoạt động cách mạng không may sa vào lưới giặc, bị bắt vào tù, người vợ nguyện tiếp bước con đường đi của chồng.

Vì anh tranh đấu mấy phen,

Vì anh mong giải phóng cháu Tiên, con Rồng.

Em xin anh chớ phiền lòng

Em tuy hèn yếu quyết thay chồng đấu tranh.

Ý thức về mình bao giờ cũng tự có trong bản thân người phụ nữ, chỉ có điều, nó bộc lộ và phát huy như thế nào, trong những hoàn cảnh nào, trường hợp nào.

Thời kỳ Mặt trận Việt Minh do yêu cầu khẩn thiết tập hợp lực lượng, Bác tha thiết kêu gọi phụ nữ:

Bây giờ cơ hội đã gần

Đánh Tây, đánh Nhật, cứu dân cứu nhà.

Chị em cả trẻ lẫn già,

Cùng nhau đoàn kết để mà đấu tranh.

Đua nhau vào Hội Việt Minh,

Trước giúp nước sau giúp mình mới nên.

(Ca phụ nữ)

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu phụ nữ tham dự đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ I, tháng 5/1952. (Ảnh: Tư liệu)

Phụ nữ đã làm theo lời Bác, tự nguyện tự giác tham gia Mặt trận Việt Minh, cùng toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà giành độc lập tự do. Để phát huy sức mạnh và tài năng phụ nữ, trong thơ ca Bác đã làm sống dậy những trang sử hào hùng của phụ nữ trong lịch sử dân tộc. Đó là Hai Bà Trưng phất cao cờ khởi nghĩa rửa sạch mối hận thù chồng nợ nước. Đó là Bà Triệu anh hùng, tài năng dũng cảm, cưỡi voi xung trận đuổi quân xâm lược. Đó là nữ danh tướng Bùi Thị Xuân dũng mãnh trăm trận trăm thắng.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và chống Mỹ cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác, vai trò và sức mạnh của phụ nữ càng được phát huy, phụ nữ được giải phóng, phụ nữ có mặt ở mọi nơi, trên khắp các mặt trận. Bác rất tự hào về những tấm gương phụ nữ anh dũng chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi khi chị em phụ nữ lập chiến công hoặc đạt thành tích xuất sắc, Bác động viên, biểu dương và khen ngợi kịp thời. Chị Nguyễn Thị Bưởi (tức Anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi) hy sinh anh dũng, Bác viết bài thơ Nữ Anh hùng Nguyễn Thị Bưởi tỏ lòng khâm phục và ca ngợi tinh thần hăng hái xung phong đi đầu trong mọi công việc, mưu trí, dũng cảm và kiên cường bất khuất trước quân thù. Bài thơ như một chuyện kể rất mực giản dị:

Việc gì chị cũng xung phong

Khi đánh giặc, khi giao thông;

Tuyên truyền tổ chức, chị không ngại nề.

Một hôm trên đường đi khai hội trở về chị bị địch phục kích bắt, chúng tra tấn dã man và dùng những thủ đoạn đê hèn làm nhục chị, nhưng chị không một lời khai, lại còn dùng mưu trí đánh lừa địch, kịp thời báo tin cho đồng đội cất giấu tài liệu bí mật của Đảng. Do không lung lạc, không khuất phục được, chúng đã đem chị ra hành hình một cách man rợ:

Đứa dao khoét vú đứa chân dẫm đầu,

Đứa thì tay đỡ chậu thau,

Đứa thì mổ bụng từ đầu đến chân.

Chị vẫn một lòng một dạ trung thành với cách mạng, tiến công địch cho đến giây phút cuối cùng của đời mình Hô to khẩu hiệu chửi quân bạo tàn. Chị Bưởi đã trở thành người phụ nữ kiên cường, bất khuất. Bài thơ kết thúc, Bác nêu cao tấm gương Anh hùng Mạc Thị Bưởi:

Nêu gương oanh liệt muôn đời ngàn sau

Trong cuộc Tổng tiến công mùa Xuân Mậu Thân 1968, được tin các cháu dân quân gái thành phố Huế lập chiến công, Bác xúc động có thơ khen:

Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường,

Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường.

Bác khen các cháu dân quân gái,

Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương.

(Khen 11 cháu dân quân gái thành phố Huế)

Bác thực sự coi phụ nữ là lực lượng cách mạng trong sự nghiệp giải phóng, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Một khi phụ nữ được giác ngộ, được giải phóng họ sẽ phát huy tất cả tài năng và sức mạnh to lớn của mình. Từ thực tiễn, Bác khẳng định: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà tốt đẹp, rực rỡ”.

Bác tôn trọng phụ nữ, đề cao vai trò phụ nữ và chăm lo cho sự phát triển của phụ nữ. Bác coi việc giải phóng phụ nữ là mục tiêu của cách mạng và sự nghiệp giải phóng phụ nữ bao giờ cũng gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, gắn liền với độc lập, tự do của Tổ quốc. Tương lai phát triển của phụ nữ đi cùng với bước tiến của đất nước.

Trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến, khẩu hiệu vừa chiến đấu vừa sản xuất mà Bác và Đảng đề ra được quán triệt và trở thành hành động cụ thể, là việc làm hàng ngày. Bác nêu điển hình trong Thư Bác Hồ gửi Mẹ Nguyễn Thị Đào, một bà mẹ vì nước, vì dân đã hiến dâng tất cả 6 người con cho Tổ quốc. Lời thơ trong thư là lời người mẹ mà cũng là lời non nước, tình nhà nghĩa nước quyện chặt, tiền tuyến hậu phương là một, hiện tại và tương lai kết nối, phơi phới tin yêu:

Con đi đi, đi đi con

Đánh Tây để giữ nước non Lạc Hồng

Bao giờ kháng chiến thành công

Con về giúp mẹ vun trồng lúa khoai.

Biết bao tấm gương những mẹ, những chị, những em, những cháu gái đã góp phần làm nên truyền thống anh hùng, làm nên chiến thắng lẫy lừng trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, làm nên những kỳ tích trong xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Bác rất tâm đắc và luôn nhắc nhở mọi người câu nói của Mác: Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái thì biết xã hội tiến bộ như thế nào. Bác đã tặng phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Hơn ai hết, Bác Hồ là người thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, thương yêu và tin tưởng phụ nữ; đề cao và phát huy vai trò, tài năng và sức mạnh của phụ nữ. Bác khẳng định, giải phóng phụ nữ đó là một cuộc cách mạng to và khó. Dù to và khó nhưng nhất định thành công.

Bác tin tưởng ở cách mạng, Bác tin ở phụ nữ, đã viết câu thơ về phụ nữ:

Lòng vàng gan sắt nào đà kém ai.

Theo CHUYÊN MỤC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH (ĐÀI PT&TH AN GIANG)

Khúc Thị Lan Hương (st)

Tấm Lòng Của Bác Hồ Với Phụ Nữ Việt Nam

Tuổi trẻ Tỉnh Hà Tĩnh xung kích, năng động, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng!

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Người khẳng định: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”, làm cách mạng mà không giải phóng phụ nữ thì mới giải phóng một nửa thế giới và chỉ làm cách mạng giải phóng dân tộc để có độc lập dân tộc thì phụ nữ mới được giải phóng.

Khi đất nước đắm chìm trong đêm trường nô lệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, chú ý đến người phụ nữ. Bởi phụ nữ là lớp người khổ nhất trong những “người cùng khổ”. Họ không những phải chịu đựng nỗi đau của một người dân mất nước, bị tước đoạt hết các quyền tự do, dân chủ mà còn bị ngược đãi, chà đạp lên cả phẩm giá con người. Người căm ghét bọn thống trị đã “đối xử một cách hết sức bỉ ổi với người phụ nữ, xúc phạm tới phong hóa, trinh tiết và đời sống của họ”.

 

Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bản chất của thực dân Pháp đó là chế độ “ăn cướp và giết người”, “hãm hiếp đàn bà và trẻ nhỏ”. Người đã tố cáo những hành động phi nhân tính của bọn thực dân xâm lược đối với phụ nữ: “Một người Âu mắng phụ nữ An Nam là con đĩ, con bú dù là một việc thông thường. Ngay giữa chợ Bến Thành ở Sài Gòn… bọn gác chợ người Âu cũng không ngần ngại dùng roi gân bò, dùi cui đánh người phụ nữ bản xứ bắt họ tránh không làm nghẽn lối đi”

Xuất phát từ lòng nhân ái bao la và sự đồng cảm sâu sắc với nỗi đau khổ tột cùng mà người phụ nữ phải gánh chịu dưới chế độ thực dân, phong kiến nên Hồ Chí Minh luôn đặt ra yêu cầu bức thiết phải giải phóng “nửa thế giới” khỏi “xiềng xích nô lệ”. Người xác định: “Phụ nữ chiếm một nửa tổng số nhân dân. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ”.

Đây chính là một trong những động lực giúp Người vượt qua mọi khó khăn, thử thách để cùng với toàn Đảng và toàn dân ta lật đổ chế độ thuộc địa nửa phong kiến, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm thực hiện “nam nữ bình quyền”.

 

Đại biểu phụ nữ các dân tộc tỉnh Hà Giang về thăm Hà Nội vui mừng được gặp Bác Hồ 25/11/1965.

Ngay trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày mồng 6 tháng 01 năm 1946, Người vui sướng nhận ra rằng “Phụ nữ là tầng lớp đi bỏ phiếu hăng hái nhất”. Sau khi đã trở thành Chủ tịch nước, mặc dầu bận trăm công ngàn việc nhưng Bác vẫn luôn giành cho các thế hệ phụ nữ Việt Nam sự quan tâm, yêu thương, tôn trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao vị trí, vai trò của người phụ nữ đối với tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong diễn ca “Lịch sử nước ta”, Người đã khẳng định:”Phụ nữ ta chẳng tầm thường. Ðánh Ðông, dẹp Bắc làm gương để đời”. Vì vậy, Người luôn tự hào: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng… Phụ nữ Việt Nam là phụ nữ anh hùng”. Nhân kỷ niệm ngày khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Quốc tế phụ nữ (8/3/1952), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên, khen ngợi chị em phụ nữ. Cuối bức thư Người khẳng định: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định phụ nữ là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng.

 

Bác Hồ với đại biểu dự Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ III, tháng 3/1961.

Tại Lễ kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1966), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc đến truyền thống yêu nước đầy tự hào của người Phụ nữ Việt Nam: “Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước, cứu dân, cho đến ngày hôm nay mỗi khi nước nhà gặp nguy nan, thì phụ nữ ta hăng hái đứng lên, góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.Do đó ta có câu tục ngữ rất hùng hồn: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.

Người đã thấu hiểu được sự vất vả, hy sinh thầm lặng của phụ nữ Việt Nam trong điều kiện chiến tranh ác liệt. Không những tham gia kháng chiến mà họ còn phải cáng đáng việc nhà để chồng con yên tâm đi đánh giặc. Ruộng nương, vườn tược, nhà cửa, chăm sóc nuôi dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ… đều đổ dồn lên đôi vai gầy yếu của các chị, các mẹ. Do đó nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam, Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước ta. Ghi nhận những cống hiến to lớn của chị em trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thần thánh của dân tộc, Bác đã trao tặng cho phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng cao quý: “Anh hùng – Bất khuất-  Trung hậu – Đảm đang”.

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Người nhận thấy rằng phụ nữ có nhiều khả năng làm lãnh đạo, có nhiều phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo ở từ cơ sở đến trung ương, nhiều người rất giỏi, ưu điểm của cán bộ nữ là “ít mắc tệ tham ô, lãng phí, không hay chè chén, ít hống hách, mệnh lệnh như một số cán bộ nam”. Vì vậy Đảng, Chính phủ và các cấp, các ngành phải đặc biệt chú ý, cất nhắc phụ nữ vào đúng những vị trí, chức vụ phù hợp với khả  năng để chị em có điều kiện phát huy năng lực của mình.

Người đã thẳng thắn phê bình một số cán bộ của Đảng chưa đánh giá đúng về vai trò, vị trí của phụ nữ và xem đây như một “căn bệnh hết sức nguy hiểm”, là một tàn dư tồi tệ nhất của chế độ cũ nên Người yêu cầu phải kịp thời sữa chữa.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng hoa phong lan cho ba đại biểu nữ dân quân Quảng Bình và Vĩnh Linh, năm 1968.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thường xuyên động viên, nhắc nhở chị em phải cố gắng vươn lên để “tự giải phóng mình” chứ không được trông chờ vào Đảng và Chính phủ. Một lần, tới một hội nghị, thấy phụ nữ ngồi hết ở dãy ghế cuối. Bác nói: Ngay việc ngồi cũng không bình đẳng. Phụ nữ muốn được bình đẳng không phải đợi Đảng và Chính phủ hay nam giới mời lên ngồi mới ngồi mà phải tự đấu tranh, phấn đấu giành lấy. Muốn vậy, bản thân phụ nữ phải chủ động quyết tâm, khắc phục, khó khăn, tự tin, tự lực, tự cường, không nên tự ti. Phải gắng học tập chính trị, học tập văn hóa kỹ thuật; nâng cao tinh thần yêu nước và giác ngộ xã hội chủ nghĩa; hăng hái thi đua thực hiện “Cần kiệm xây dựng Tổ quốc, cần kiệm xây dựng gia đình” để xứng đáng là người làm chủ nước nhà.

Người đã dành trọn vẹn cả cuộc đời mình cho dân, cho nước. Trước khi “vĩnh biệt ánh mặt trời” để về với Mác – Lê nin, Bác đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta một bản Di chúc lịch sử. Trong đó Người không quên nhắc tới phụ nữ Việt Nam: “… Ðảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Ðó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi chị em dân công lao động đào mương chống hạn ở Từ Liêm, Hà Nội, ngày 16/12/1958.

Trong một lần trả lời phỏng vấn Đài phát thanh BBC (Anh) nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã nói: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng con đường giải phóng phụ nữ tại Việt Nam. Người đã thức tỉnh phụ nữ tham gia giải phóng dân tộc, nhân loại và từ đó giải phóng chính mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của người phụ nữ Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai.

Người xác định rõ, bất bình đẳng nam nữ không đơn thuần là bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng lạc hậu mà chủ yếu là do chế độ kinh tế xã hội. Hồ Chí Minh là lãnh tụ Việt Nam đầu tiêu kêu gọi “Thực hiện nam nữ bình quyền”, coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một mục tiêu của cách mạng.

Trong di chúc, Bác viết “Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, phụ nữ vô cùng đảm đang, đã đóng góp rất nhiều trong chiến đấu và sản xuất. Đảng, Chính phủ cần có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ, phụ trách nhiều công việc kể cả lãnh đạo. Phụ nữ phải phấn đấu vươn lên, đây thực sự là một cuộc cách mạng”.

Sự quan tâm của Bác Hồ với phụ nữ Việt Nam thật nhân ái bao la. Bác từng viết: “Ông Các Mác nói rằng: Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi (Đường Kách Mệnh).

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh trao huy hiệu cho đại biểu có nhiều thành tích tại Đại hội Những người xuất sắc trong phong trào Ba đảm đang của phụ nữ Thủ đô ngày 2-12-1965.

Trong lần nói chuyện với đại biểu nhân dân Nghệ An dịp về thăm quê ngày 14-6-1957, khi nói đến những thành tích của tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp, Bác nhấn mạnh đến vai trò của chị em phụ nữ, Bác nói: “Tôi muốn nêu một công trạng của chị em phụ nữ tỉnh ta. Đó là phong trào chăn nuôi gia súc”. Bác khen: Phụ nữ Anh Sơn, Nghi Lộc phong trào nổi trội hơn và Bác căn dặn phụ nữ Anh Sơn, Nghi Lộc phải cố gắng hơn nữa, để có kết quả cao hơn, để làm mẫu, làm gương cho chị em khác cùng thi đua. Còn chị em các huyện khác phải thi đua cho kịp với chị em Anh Sơn, Nghi Lộc…

Tiếp đó, Bác biểu dương chị Trương Thị Tâm ở Nghĩa Đàn một mình nuôi 300 con gà, 4 con lợn, chị còn làm ruộng, tham gia công tác xã hội, làm tổ trưởng phụ nữ. Bác nói “Đây là một phụ nữ anh hùng… Anh hùng không phải “Đông chinh Tây phạt”, hoặc cứ làm cái gì kỳ khôi xuất chúng. Nuôi được nhiều lợn, nhiều gà, tăng gia sản xuất, tiết kiệm, tham gia công tác xã hội tốt, như thế là anh hùng, như thế là chiến sĩ”… “Các chị em ở đây cứ cố gắng thì ai cũng có thể làm anh hùng, chiến sĩ”. Những lời căn dặn của Bác thật cụ thể, nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc. Làm theo lời Bác để trở thành anh hùng, chiến sĩ không phải chuyện gì quá xa xôi. Mỗi chị em chúng ta hãy làm tốt những việc giản dị, bình thường hàng ngày trong gia đình, thôn xóm, bản làng, cơ quan, đơn vị.

Ngày 9/12/1962, Bác đến thăm nhà máy Cơ khí Vinh. Nói về những sáng kiến trong cải tiến sản xuất của công nhân nhà máy, Bác hỏi “thế thì các cháu trai có sáng kiến nhiều hơn hay các cháu gái có sáng kiến nhiều hơn?”. Được biết các cháu trai có nhiều sáng kiến hơn, Bác nhẹ nhàng động viên “Các cháu gái phải cố gắng”.

 

Bác Hồ về thăm quê Kim Liên, Nghệ An năm 1961.

Trong những năm qua, không phụ lòng tin yêu và sự kỳ vọng của Bác, chị em phụ nữ cả nước nói chung và phụ nữ Nghệ An nói riêng đã ra sức học tập, rèn luyện, vươn lên khẳng định vai trò và vị thế của mình trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta cũng luôn tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ, thông qua các chủ trương, chính sách về phụ nữ, về bình đẳng giới nhằm phát huy vai trò của phụ nữ. Không chỉ là những người vợ, người mẹ đảm đang trong gia đình, nhiều phụ nữ đã đạt được những thành tích nổi bật, được xã hội ghi nhận trong nhiều lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ… 

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của chị em phụ nữ cả nước, công tác phụ nữ trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng và phát triển đất nước. Ðể phong trào phụ nữ tiếp tục phát triển, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các cấp ủy đảng, chính quyền, các bộ, ban, ngành và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần phối hợp, tạo điều kiện để phụ nữ có cơ hội cống hiến nhiều hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiếp tục phát huy truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong thời kỳ mới, xứng đáng với tám chữ vàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tặng phụ nữ Việt Nam.

Hai Bài Thơ Bác Hồ Mừng Xuân Mậu Thân 1968

Cách đây đúng bốn giáp, mùa xuân năm 1968 đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc ta. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 đã làm đảo lộn thế chiến lược của cuộc chiến tranh, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Paris. Mùa xuân năm đó Bác Hồ đã có hai bài thơ mừng xuân.

Bài thứ nhất: Đó là bài thơ như thường lệ, Bác viết cùng trong bức thư gửi chúc mừng đồng bào và chiến sỹ cả nước ngày 1-1-1968 (Tết Dương lịch). Biết rằng Tết Âm lịch năm đó Bác sẽ không ăn Tết ở nhà nên sáng ngày đầu tiên của Tết Dương lịch Bác đã đi thăm một số nơi vừa bị máy bay Mỹ đánh phá, nhắc nhở các đồng chí lãnh đạo tổ chức tết cho nhân dân, chú ý quan tâm nhiều đến các gia đình bị nạn. Trong thư gửi đồng bào nhân dịp năm mới Bác đã điểm lại những thắng lợi của quân và dân ta ở cả hai miền trong năm 1967 và mong rằng năm 1968 quân và dân ta thừa thắng xông lên, nhất định giành thắng lợi to lớn hơn nữa. Sau khi gửi lời cảm ơn và chúc mừng nhân dân thế giới và kiều bào ta ở nước ngoài, Người chúc năm mới đồng bào và chiến sỹ ta bằng bài thơ:

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua, Thắng trận tin vui khắp nước nhà. Nam-Bắc thi đua đánh giặc Mỹ, Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!

Và ngay buổi chiều ngày 1 Tết Dương lịch đó, do điều kiện sức khỏe nên Bác đã đi nước ngoài dưỡng bệnh. Đáp lời Bác và thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, nhân dân cả nước ta đã nhất tề đứng lên với khẩu hiệu tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng, để mùa xuân này “hơn hẳn mấy xuân qua.”

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã diễn ra vào thời điểm rất bất ngờ đối với chính quyền Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn. Vào đúng thời điểm Giao thừa của Tết Âm lịch, và bài thơ chúc Tết của Bác đã trở thành hiệu lệnh mở màn cho chiến dịch. Đó là vào đêm ngày 30, rạng ngày 31-1-1968, tức là ngày Một Tết Mậu Thân, suốt từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau, các lực lượng vũ trang quân giải phóng đã bất ngờ tấn công rộng khắp, đồng loạt ở 64 thành phố, thị xã, các sào huyệt và cơ quan đầu não của địch. Tại Sài Gòn, nay là thành phố Hồ Chí Minh, nhiều mục tiêu quan trọng như Dinh Tổng thống ngụy quyền, Bộ Tổng Tham mưu ngụy, Đài phát thanh, Tòa Đại sứ Mỹ,… đều bị tấn công. Tại thành phố Huế, quân ta đánh chiếm 39 mục tiêu quan trọng, giải phóng thành phố và chiếm giữ suốt 25 ngày đêm.

Ngày Tết ở nước ngoài nhưng lòng Bác từng giờ từng phút hướng về đất nước chờ tin chiến thắng. Đồng chí Vũ Kỳ, Thư ký của Bác sau này kể lại: Đêm Giao thừa năm đó Bác ít ngủ. 5 giờ sáng mồng Một Tết Bác đã ngồi bên bàn đón nhận tin chiến thắng từ trong nước báo sang. Cũng giờ phút đó, được phép của Bộ Chính trị, đồng chí Thư ký thay mặt nhân dân cả nước kính chúc Bác mạnh khỏe, sống lâu. Bác rất cảm động, sung sướng, và để ghi lại giây phút hạnh phúc đó Bác nói đồng chí Vũ Kỳ lấy giấy bút viết mấy dòng gửi về nhà. Bác đọc:

Đã lâu không làm bài thơ nào, (Bác nhắc đồng chí Thư ký đánh dấu phảy xuống dòng. Đồng chí Thư ký hỏi: Thưa Bác là thơ ạ? Bác đọc tiếp:

Nay lại thử làm xem ra sao, (phảy xuống dòng, Bác nhắc. Đồng chí Thư ký nghĩ: đúng là thơ rồi)

Lục mãi giấy tờ, vần chửa thấy,

Bỗng nghe vần “Thắng” vút lên cao! (Bác nhắc đánh dấu (!) ở chữ “Thắng” mà Bác gọi đó là “dấu chấm vui”.

Bài thơ của Bác chốt ở chữ “Thắng” và là “Bài thơ vần thắng” của Bác Hồ. Đó cũng là bài thơ thứ hai của Bác mừng xuân Mậu Thân 1968.

Chiến thắng Tết Mậu Thân 1968 đã khắc sâu vào lịch sử dân tộc một bản anh hùng ca bất diệt. Chiến thắng đó đã làm rung chuyển nước Mỹ, làm cho phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ lên cao. Trong tình thế đó Mỹ phải xuống thang chiến tranh, rút dần quân viễn chinh ra khỏi miền Nam, chấp nhận nhượng bộ để có thể chấm dứt chiến tranh trong danh dự. Ngày 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Johnson phải tuyên bố đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấp nhận đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là bước nhượng bộ rất lớn của Mỹ. Và ngày 10-5-1968, cuộc đàm phán đã bắt đầu được thực hiện tại Pari, Thủ đô nước Pháp.

Với những ý nghĩa đó, mùa xuân Mậu Thân 1968 đã thực sự trở thành mùa xuân đáng ghi nhớ trong lịch sử dân tộc ta nói chung và đặc biệt là lịch sử cuộc kháng chiến cứu nước nói riêng – một mùa xuân “Hơn hẳn” những mùa xuân trước đó. Nói về ý nghĩa của chiến dịch Mậu Thân 1968, trong bức điện gửi Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Bác Hồ viết: “Thắng lợi đầu xuân của quân và dân miền Nam đã đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân ta đến một tình thế mới rất có lợi! Không có gì cứu vãn nổi sự sụp đổ hoàn toàn của giặc Mỹ và tay sai.”

Đó cũng là ý nghĩa những vần thơ “Thắng” của Bác Hồ ca ngợi chiến công oanh liệt của chủ nghĩa yêu nước và sức mạnh đoàn kết, quyết chiến quyết thắng, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc của nhân dân Việt Nam, vào thời khắc Giao thừa năm mới Mậu Thân 48 năm trước.

Việt Hải

Bác Hồ Với Thơ Chúc Tết Mừng Xuân Bính Thân

Bác Hồ với thơ chúc Tết mừng xuân Bính Thân – 1956 (1)

Ngày đăng:03-02-2016

Thân ái mấy lời chúc Tết:

Toàn dân đoàn kết một lòng,

Miền Bắc thi đua xây dựng,

Miền Nam giữ vững thành đồng,

Quyết chí, bền gan phấn đấu,

                                                          Hòa bình, thống nhất thành công 

Quyết chí, bền gan phấn đấu

Hơn một tháng trước Tết Nguyên đán Ất Mùi – 1955, Bác, Trung ương Đảng, Chính phủ từ Việt Bắc đã trở về Hà Nội sau những năm tháng kháng chiến trường kỳ. Tết đến, Bác có thư Chúc mừng năm mới mang tinh thần mới. Trong thư có đôi câu đối, có lẽ thay cho thơ: “Năm mới, với tinh thần và cố gắng mới, chúng ta quyết làm trọng nhiệm vụ để tranh lấy thắng lợi mới trong công cuộc hòa bình. Vậy có câu đối Tết nôm na:

Hòa bình, Thống nhất, Độc lập, Dân chủ – Tam dương khai thái.

Đoàn kết, Thi đua, Tăng gia, Tiết kiệm – Ngũ phúc lâm môn” (2)

Cuối năm 1955, chuẩn bị bước sang năm mới Bính Thân – 1956, Bác có Lời kêu gọi đồng bào nông dân thi đua sản xuất và tiết kiệm năm 1956: “Để đẩy mạnh việc củng cố miền Bắc, làm cơ sở cho công cuộc đấu tranh thống nhât nước nhà, Chính phủ sẽ thi hành kế hoạch khôi phục kinh tế năm 1956 bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải; nhưng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu… Kế hoạch sản xuất và tiết kiệm của chúng ta nhất định thực hiện được” (3).

Ngày đầu năm mới 1956 và Tết Nguyên đán Bính Thân – 1956, Bác gửi Lời chúc mừng năm mới và Thơ chúc mừng năm mới, Bác thay mặt Đảng và Chính phủ: “thân ái chúc tất cả mọi người năm mới đoàn kết, vui vẻ, mạnh khỏe, cố gắng và tiến bộ” (4), Bác khẳng định: “Chúng ta đã chiến đấu trường kỳ và gian khổ mới có thắng lợi như ngày nay. Trong cuộc đấu tranh chính trị gay go, phức tạp, để củng cố và phát triển thắng lợi ấy, để giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước, chúng ta quyết không sợ khó khăn nào, không ngại cố gắng nào. Cho nên chúng ta nhất định thắng lợi”(5). Thơ chúc mừng năm mới cùng chung tinh thần như Bác khẳng định trong Lời chúc mừng năm mới:

Thân ái mấy lời chúc Tết:

Toàn dân đoàn kết một lòng,

Miền Bắc thi đua xây dựng,

Miền Nam giữ vững thành đồng,

Quyết chí, bền gan phấn đấu,

Hòa bình, thống nhất thành công.

Đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền. Nhiệm vụ hai miền khác nhau, Bác chúc:

Miền Bắc thi đua xây dựng,

Miền Nam giữ vững thành đồng,

Miền Bắc xây dựng cơ sở vật chất, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững chắc cho miền Nam đấu tranh đánh đuổi quân thù, giữ vững Thành đồng Tổ quốc. Việc thực hiện hai nhiệm vụ Bác gói gọn bằng hai từ thi đua và giữ vững.

Tuy nhiệm vụ hai miền khác nhau, nhưng cùng một mục tiêu đấu tranh thống nhất đất nước.

Để thực hiện hai nhiệm vụ, Bác vừa chúc vừa kêu gọi:

– Toàn dân đoàn kết một lòng

– Quyết chí, bền gan phấn đấu

Đoàn kết đã trở thành truyền thống của dân tộc, chỉ cần phát huy. Tinh thần và tư tưởng chủ đạo của bài thơ đọng lại và toát ra ở hai câu cuối:

Quyết chí, bền gan phấn đấu,

Hòa bình, thống nhất thành công.

Bài thơ 6 câu, mỗi câu 6 chữ súc tích với lời chúc thân ái tràn đầy tình cảm, thấm lòng người, động viên, cổ vũ, kêu gọi Toàn dân đoàn kết một lòng, Quyết chí, bền gan phấn đấu.

Lần đầu tiên trong thơ chúc Tết, Bác dùng 2 chữ Thân ái – Bác hòa làm một với toàn dân. 

              Việt Hà – Phòng Tuyên truyền  

1.Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.236.

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.281.

3,4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.212-214, 231

5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.235.                    

Cập nhật thông tin chi tiết về Thơ Bác Hồ Viết Về Phụ Nữ trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!