Bạn đang xem bài viết Thơ Tình Chế Lan Viên được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
VHSG- Lâu nay, khi nói hay viết về Chế Lan Viên, người ta thường chỉ biết Chế Lan Viên, một nhà thơ chính luận, thiên về triết lý, triết luận. Điều đó đúng, song, chưa đủ.
Chính vì thế, một lần, khi trả lời phỏng vấn của giáo sư văn học Đức, Gunter Giezenfild, Chế Lan Viên nói:
“Khi đã làm thơ thì không phải chỉ làm thơ chính trị (poème revolutionnaire) mà cả thơ tình (poème d’amour). Tiếp đến, ông còn nhấn mạnh: “Thơ tình, thơ về hoa, về cuộc đời bình thường rất cần thiết. Cần núi cao (haute montagne) của chủ nghĩa anh hùng (heroisme) nhưng cần các đồng bằng (plaine) của đời sống hằng ngày (quotidienne)”.
Chế Lan Viên ý thức về mảng thơ đời thường. Trong bài “Thơ bình phương-Đời lập phương”, nhà thơ viết: “Thơ ra đời ở thung lũng tình yêu, ở vịnh biệt ly, ở đỉnh suy tư, khúc eo tưởng nhớ”. Hóa ra, thơ đi ra từ những những vịnh, những eo, những thung lũng, những đỉnh như vậy
Thơ tình Chế Lan Viên không giống thơ tình của Xuân Diệu. Tình yêu ở đây không có hò hẹn, không có “ngó trên tay điếu thuốc cháy lụi dần” của Hồ Dzếnh, không có kiểu “gặp em thơ thẩn bên vườn hạnh / hỏi mãi mà em chẳng trả lời” của Thái Can, lại càng không có kiểu yêu đương như các nhà thơ trẻ hiện đại. Thơ tình Chế Lan Viên có chút gì đó vừa của ca dao, của Nguyễn Trãi, vừa của Trần Tế Xương, của Tản Đà,… Thơ tình Chế Lan Viên làm nên một thế giới nghệ thuật riêng, trong đó thời gian và không gian được cá thể hóa, vĩnh cửu hóa, gắn với chủ thể trữ tình trong từng bài thơ.
Tình ca ban mai, bài thơ nằm trong tập Ánh sáng và phù sa, có 14 câu, viết theo thể thơ 5 chữ, lấy các thời khắc của một ngày để nói nỗi thương nhớ của mình, lấy cái cụ thể (em) để nêu lên cái trừu tượng (thời gian), rồi phả lên đó những cung bậc của tình yêu. Nhà thơ so sánh em với chiều (Em đi, như chiều đi), với mai (Em về, tựa mai về), với trưa (Em ở, trời trưa ở), với khuya (Tình em như sao khuya). Nghĩa là, có em là có tất cả, thiếu em là thiếu tất cả. Bài thơ trong trẻo, có ánh sáng của ban mai, có màu xanh của lộc nỏn, có màu vàng của nắng trưa, có hạt vàng của trăng khuya. Bài thơ kết thúc bằng một hình tượng được nhân cách hóa : Mai, hoa em lại về. Cả bài thơ không nói gì đến hoa, chỉ đến cuối bài mới nói đến. Lại một kiểu tư duy của Đường thi “nhân diện đào hoa tương ánh hồng”. Tình yêu đã mang lại sự huyền diệu, tựa hồ như hạt vàng rải xuống thế gian : Tình em như sao khuya/ Rải hạt vàng chi chít , để rồi Tình ta như lộc biếc/ Gọi ban mai lại về. Bài thơ có tên “Tình ca ban mai” là như vậy.
Trong thơ Chế Lan Viên, có một hình ảnh thường xuyên xuất hiện, đó là “bể”. Cũng có thể nói, “bể” trở thành một không gian nghệ thuật riêng biệt, chỉ thấy ở Chế Lan Viên. Hình tượng này đa nghĩa. Đó là:
Xanh biếc màu xanh, bể như hàng nghìn mùa thu qua còn để tâm hồn nằm đọng lại Sóng như hàng nghìn trưa xanh trời đã tan xanh ra thành bể và thôi không trở lại làm trời Nếu núi là con trai, thì bể là phần yểu điệu nhất của quê hương đã biến thành con gái Bể đổi thay như lòng ta thay mùa, thay cảm xúc Lật từng trang mây nước lạ lòng ta
(Cành phong lan bể)
Bể nghìn đời mà mãi mãi thanh tân…
(Bể và Người)
Những người xa quê hương Sao phải nằm cạnh bể.
(Nghe sóng)
Những năm đầu 1960 là thời điểm của sự phục hưng nơi tâm hồn Chế Lan Viên. Nhà thơ viết nhiều bài thơ về tình yêu như Nhớ, Trời đã lạnh rồi, Nhớ em nơi huyện nhỏ, Hoa những ngày thường, Quả vải vào mùa, Cây dẫn về em, trong đó có Chùm nhỏ thơ yêu. Tác giả gọi là chùm nhưng chỉ có 8 câu, viết vào tháng 8-1962:
Anh cách em như đất liền xa cách bể Nửa đêm sâu nằm lắng sóng phương em Em thân thuộc sao thành xa lạ thế Sắp gặp em rồi sóng lại đẩy xa thêm
Anh không ngủ. Phải vì em đang nhớ Một trời sao rực cháy giữa đôi ta Em nhắm mắt cho lòng anh lặng gió Cho sao trời yên rụng một đêm hoa.
“Bể” và “đất liền” hai thực thể xa nhau, hai không gian cách vời, xa thẳm. Giữa hai không gian đó, có “anh”, “em” và nỗi nhớ. Hai phương trời xa lăng lắc, có một người “không ngủ” và một người “đang nhớ”, khiến “cho sao trời yên rụng một đêm hoa”.
Nhớ là bài thơ viết theo thể lục bát, xinh gọn. Sự chờ đợi bao giờ cũng dài, cũng đầy khát khao và ước vọng. Chỉ còn đêm nay thôi, sáng ra, là gặp nhau mà sao như một năm dài dằng dặc:
Sáng ra đã gặp em rồi
Còn đêm nay nữa sao dài bằng năm
Ước bay đến chỗ em nằm
Cùng chung đợi sáng, tay cầm trong tay.
Cách so sánh tựa hồ như Nguyễn Du đã từng nói, “ba thu dọn lại một ngày dài ghê”.
Trong nhiều bài thơ lục bát của Chế Lan Viên, có bài Hoa tháng ba, nằm trong tập Đối thoại mới, nói được thật nhiều cảm xúc của tình yêu:
Tháng ba nở trắng hoa xoan
Sáng ra mặt đất lan tràn mùi hương
Không em, anh chẳng qua vườn
Sợ mùi hương… sợ mùi hương… nhắc mình.
Mùa xuân gắn liền với sự ra hoa của cây xoan. Xoan nở trắng cành, đầy hương. Hai câu đầu là thời – gian – hoa. Thời gian của tháng ba, thời gian của buổi sáng gắn liền với hương và hoa xoan. Hai câu sau gắn với không – gian – nỗi nhớ. Bài thơ có ba chủ thể : Hoa-Em-Anh. Giữa ba chủ thể là nỗi nhớ. Nỗi nhớ lại gắn với mùi hương. Chú ý cách sử dụng dấu ba chấm (…), nhịp lẻ 3/3/2, mới thấy tâm trạng của tác giả. Có chút gì đấy vừa bâng khuâng, thương nhớ, vừa ngọt ngào xa vắng, thoáng những ngùi thương, đánh đắm cảm xúc. Các câu thơ thật bình dị, sâu lắng. Bài thơ dịu dàng và tinh tế, được viết ra từ một trái tim tha thiết và nồng nàn trong tình yêu.
Chế Lan Viên có bài tứ tuyệt vào loại hay nhất trong thơ Việt hiện đại, bài Lòng anh làm bến thu:
Buổi sáng em xa chi Cho chiều, mùa thu đến Để lòng anh hóa bến Nghe thuyền em ra đi!
Nhiều tuyển tập thơ tình đã tuyển bài thơ này. Bài thơ cũng được chọn và đưa vào trong Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam (NXB Văn học, HN, 2000) của Nguyễn Vũ Tiềm. Đây là một trong những bài thơ ngũ ngôn đặc sắc, thường được nhắc đến của Chế Lan Viên. Tứ tuyệt Chế Lan Viên vừa mang hơi thở truyền thống vừa toát lên nét đẹp hiện đại, bát ngát cảm xúc và dồi dào suy tưởng, cái đẹp của đời thường quyện trong chiều sâu của triết học, câu chữ chân thật lại âm vang dằng dặc. Tác giả hóa thân thành một bến thu, nằm nghe chiếc thuyền – em, chầm chậm, rời bến. Thuyền đã đi. Bến ở lại. Ở lại với một mùa thu trống trải, cách vời nhung nhớ. Thời gian vật lý chỉ từ sáng sang chiều nhưng kéo theo sau nó là thời gian tâm trạng.
Bến và thuyền vốn là những hình ảnh quen thuộc trong ca dao cổ: Thuyền ơi, có nhớ bến chăng / Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Ở đây, mô típ thuyền – bến được vận dụng tài tình, sáng tạo bằng chiều sâu cảm nghĩ. Chế Lan Viên đã đổi mới ngôn ngữ, thổi vào đó những cung bậc tình yêu, đằm thắm, tinh tế. Cũng mô típ này, Nguyễn Bính từng có bốn câu thơ xuất sắc, có điều, chỉ khác về chủ thể của tình yêu:
Hôm qua dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
Anh đi đấy, anh về đâu
Cánh buồm nâu…cánh buồm nâu… cánh buồm.
Xưa nay vẫn thế. Tình yêu không thể tách khỏi thời gian và không gian. Tâm lý, tình cảm của con người tồn tại và đan xen trong hai thực thể đó. Chế Lan Viên cũng vậy. Có điều là, thời gian và không gian trong thơ tình Chế Lan Viên thường lấy cái khoảnh khắc để vĩnh cửu hóa tâm trạng. Từ một cơn gió mùa từ phương bắc thổi về, se lạnh đất trời khiến nhà thơ nghĩ về tình yêu đôi lứa. Từ vựng chỉ về số (hai lần/ lần trước/ lần sau) và sự lặp từ (gió mùa đông bắc/ gió mùa/ gió mùa đông) được sử dụng trong bài thơ đã vượt lên tính cụ thể, trở thành biểu tượng của nhớ thương:
Từ lúc em ra đi, hai lần gió mùa đông bắc thổi qua phòng
Lần trước lạnh vừa, lần sau lạnh gắt
Ở đất nước đánh giặc này, ta chỉ sợ gió mùa, không sợ giặc
Chỉ sợ lòng mình, ai sợ gió mùa đông
(Gió mùa đông bắc)
Một cảm nhận độc đáo, một so sánh tài tình giữa cơn gió mùa với sự chung thủy trong tình yêu: Không sợ gió mùa. Không sợ giặc. Chỉ sợ lòng mình.
Ở một bài thơ khác, bài Trận đánh, nhà thơ đã mô tả tâm hồn mình như chiến trận. Một cuộc chiến tâm tình không ngang sức. Cũng là lối so sánh đầy cá tính. Chỉ bốn câu:
Em ra đi, anh dọn lòng anh lại
Một mình anh, trận đánh chẳng cân bằng
Một mình anh chống với cả mùa mưa lũ
Với cả màu mây trắng, chỉ mình anh.
Nỗi cô đơn trong bài thơ như dài rộng, trăm mối. Một mình chống lại đất trời, lòng người. Một trận – đánh – tâm – hồn, chẳng cân bằng. Đúng như ai đó từng nói, “thiếu một là thiếu tất cả”. Ở một bài thơ khác, bài Mây của em:
Màu trắng là màu mây của em
Em đi muôn dặm thư về chậm
Chỉ lấy màu mây trắng nhắn tin.
Màu trắng của đám mây, trôi ngang qua khung trời nhung nhớ, đan xen những hình ảnh: mây trắng – em – nỗi nhớ, lồng vào nhau, gợi mãi không thôi. Hai phương trời chỉ một phong thư: mây trắng nhắn tin.
Trong tập Hái theo mùa, có một bài thơ tình xinh xắn, bài Tập qua hàng. Bài thơ pha trộn và đi giữa ngôn ngữ và tình yêu. Tình yêu khiến cho nhà thơ như bâng khuâng, ngập ngừng, khó nói trọn lời. Hãy xem diễn đạt của tác giả thì rõ. Một bài thơ bảy chữ, viết theo kiểu qua hàng của lối thơ vắt dòng, đúng âm vận và luật nhưng cũng có thể hiểu theo kiểu thơ tự do, thơ văn xuôi. Nỗi chờ đợi như kéo dài ra, khiến thời gian cũng nhuốm cả tâm tình tác giả. Khách thể hóa tâm trạng bằng những hình ảnh: nắng, cây, ngõ, bướm và choàng lên đó các cung bậc của mong, nhớ, chờ, làm cho toàn bộ bài thơ thành một không gian tâm tưởng của cô đơn, khắc tạc vào một ngày và chỉ một ngày nữa thôi:
Chỉ một ngày nữa thôi. Em sẽ
trở về. Nắng sáng cũng mong. Cây
cũng nhớ. Ngõ cũng chờ. Và bướm
cũng thêm màu trên cánh đang bay.
*
Thơ tình Chế Lan Viên đa dạng trong việc chọn thể loại và diễn đạt. Câu thơ có lúc thật ngắn, có lúc thật dài. Bài thơ có khi là lục bát, có khi là tứ tuyệt. Đặc biệt và tài hoa là khi sử dụng hình ảnh. Hình ảnh đa nghĩa, giàu suy tưởng. Thơ tình làm nên nét riêng trong thế giới nghệ thuật của Chế Lan Viên.
TS. HUỲNH VĂN HOA
Xem Bài Thơ Những Bài Dịch Thơ Xuất Sắc Của Chế Lan Viên, Đọc Bài Thơ Những Bài Dịch Thơ Xuất Sắc Của Chế Lan Viên Chi Tiết
Chế Lan Viên tên thật Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 14/1/1920 ở Cam Lộ, Quảng Trị. Lên 7 tuổi, cả nhà chuyển vào Bình Ðịnh, bút danh Mai Lĩnh, Thạch Hãn, Thạch Mai. Năm 17 tuổi, nổi tiếng với tác phẩm Ðiêu tàn. Năm 1939, Chế Lan Viên ra Hà Nội học, vào Sài Gòn làm báo, lại về Huế dạy học. Khoảng 1942, ra Vàng sao, viết tập truyện ngắn Gai lửa. Sau Cách mạng tháng 8, làm báo Quyết thắng của Việt Minh Trung Bộ… Năm 1949, Chế Lan Viên vào Ðảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều năm ông tham gia ban lãnh đạo Hội nhà văn Việt Nam, Ðại biểu Quốc hội các khoá 4, 5, 6, 7.
Tác phẩm đã xuất bản:
La fe, jamás.
Cuanto menos aire, más.
Cuanto más sediento, más.
Nhưng lòng tin, quyết không bao giờ thiếu được
Càng ít khí trời, càng thêm có lòng tin
Hẳn thế rồi! Phải thêm nữa lòng tin
Bài Dịch Của Chế Lan Viên Bài Dich Của Chế Lan Viên
La bannière étoilée a retrouvé ses origines
C’est l’Algérie plus libre que jamais
Elle a toujours été libre
Ironiquement souveraine
Armée par l’ennemi
Prisonnier de ses propres pièges
Ce n’est pas la lligne Morice
Qui tue
C’est le mortier bien nourri
Les grottes flamboyantes
Les caravanes de la nuit
C’est le sourire au combat
Et la Joconde ignorée
Partout déferle
Et se révèle
L’armée inespérée
Des paysans sans terre
Et le vieillard sort de ses ruines
Pour offrir son dernier mouton
Trước dân tộc này đang buổi bình minh
Những lò sát sinh đang diễu qua
Những bầy chó điên cuồng
Không muốn khóc
Chẳng phải là phòng tuyến dây gai Mô-rít
Có thể giết
Mà chính là súng moóc-chi-ê nhả đạn liên hồi
Là những hang sâu rực lửa
Là những đoàn quân trong đêm dài
Là, chiến đấu, trên môi vẫn giữ nụ cười
Là nàng Giô-công không ai biết
Ngày mọc lên
Quên đi đói nghèo cơ cực
Những áo quần rách nát
Bàn tay ngửa ra xin
Những đôi giày đau, chật
Và mãi mãi đưa cao quả đấm của nhân dân
Trong tiếng nổ liên thanh lò lửa cháy ngầm
Không phải chết mà là phải sống
Trên vết chân những cặp tình nhân
Cỏ đâm chồi trăm hoa về góp mặt
Ở đâu có con người đặt bước
Trong đông hàn ta cảm thấy mùa xuân
Rét rỉ tan trong một chiếc hôn
Quần chúng là quần chúng đầy hạnh phúc
Những trẻ thơ là tất cả chân trời
Hoà bình làm trẻ lại con người
Chúng ta chẳng còn bao giờ nghĩ đến việc cần giữ ý
Mùa xuân mùa hạ khi mưa khi chói mặt trời
Êm ả mùa thu, mùa đông hy vọng cháy ngời
Trên biên giới của thời gian không gian bát ngát
Chỉ còn có anh em tình người gắn chặt
Chỉ còn chung một bình minh và chung một hoàng hôn
Mùa xuân mùa hạ mùa thu mùa đông
Vang và bóng của cuộc đời vô tận
Bánh Vẽ – Bài Thơ Mang Đậm Ý Nghĩa Sâu Sắc Của Chế Lan Viên
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn Cầm lên nhấm nháp. Chả là nếu anh từ chối Chúng sẽ bảo anh phá rối Ðêm vui Bảo anh không còn có khả năng nhai Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc… Thế thì đâu còn dịp nhai thứ thiệt? Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn Như không có gì xảy ra hết Và những người khác thấy anh ngồi, Họ cũng ngồi thôi Nhai ngồm ngoàm…
Chả cần phải khó nghĩ ta cũng hiểu ngay: Những “bánh vẽ” mà Chế Lan Viên nói ở đây thuộc các chủ trương, chính sách hay đường lối của Nhà nước, của Đảng. Có những thứ bánh vẽ chỉ gây tổn hại lớn nhỏ đối với nền kinh tế hay đời sống dân sinh, làm cho nhân dân đói khổ. Nhưng cũng có loại bánh vẽ thì lại làm… chết người. Có khi giết hàng nghìn, hàng vạn người lương thiện và vô tội.
Sự kiện hay còn gọi là “vụ án nhân văn giai phẩm” 1955-1958.
Cái bánh vẽ của Đảng Lao động VN (tức Đảng Cộng sản VN bây giờ) và Chính phủ nước VN Dân chủ Cộng hòa – Người ta gọi đó là “chiến dịch đấu tố thảm sát tàn bạo”. Nồi da xáo thịt kinh hoàng. Đồng bào, đồng loại thảm sát, tận diệt lẫn nhau. Những người cùng huyết thống trong gia đình bị tuyên truyền, cưỡng chế vu cáo ám hại nhau. Con đấu tố cha, vợ vu cáo chồng… là địa chủ cường hào, là phản động, là bóc lột. Giẫm đạp lên luân thường đạo lý. Người ta chưa biết thật chính xác về số người đã bị giết trong CCRĐ. Có nguồn tin thì nói khoảng 120.000 người bị giết, nhưng cũng có thông tin những người bị giết lên đến trên 170.000 người. Vậy chí ít cũng phải trên chục vạn người bị giết ở cuộc CCRĐ ấy. Trong đó, cứ 10 người đem ra kết án rồi bắn chết thì có 7 người bị vu oan. Bao nhiêu người cách mạng – hy sinh cả một đời, hy sinh cả gia đình, cống hiến của cải cho kháng chiến… cuối cùng cũng bị đội cải cách của chính phủ qui tội, xử bắn rất tàn ác. Nói về những hành động giết chóc khủng khiếp thời kỳ ấy, thấy nổi trôi trên mạng mấy vần thơ của nhà thơ Tố Hữu – một ông quan cách mạng mà sau này lên tới chót đỉnh, uỷ viên trong Bộ chính trị của Đảng cộng sản, viết tuyên truyền trong thời ký CCRĐ. Thơ rằng:
” Giết! Giết nữa bàn tay không phút nghỉ,Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xongCho Đảng bền lâu cùng rập bước tơ lòngThờ Mao Chủ tịch, thơ Sít-ta-lin bất diệt!”
Chẳng hiểu có đúng vậy không? Nghe vần thơ, giọng thơ thì rất giống thơ Tố Hữu. Nếu đúng thế thì – Chao ôi! Một ông quan cấp cao của Đảng cộng sản nhưng thơ khát máu quá!… mà lại là máu cùng đồng loại, giống nòi
Là phong trào đấu tranh của những văn nghệ sĩ đòi dân chủ, tự do văn hoá và trong sáng tác văn học nghệ thuật.
Những văn nghệ sĩ trong Nhân văn giai phẩm tuyên bố: văn học nghệ thuật không để phục vụ cho chính trị, đó là quyền tự do sáng tác của họ. Với khẩu hiệu “trả lại văn nghệ cho văn nghệ sĩ”.
Họ phản đối sự chuyên chính của Đảng, đòi xoá bỏ sự đảng trị, độc đoán trên lĩnh vực văn hoá và sáng tác văn học nghệ thuật. Theo họ, chủ nghĩa cộng sản là không nhân văn, chà đạp con người. Họ chống sùng bái cá nhân. Phong trào nhân văn giai phẩm này đã bị Đảng và Nhà nước dùng bạo lực thanh trừng, bắt bớ, tù đầy. Hàng loạt các văn nghệ sĩ phải đi cải tạo, hoặc bị quản thúc, cấm sáng tác… kéo dài hàng chục năm. Trần Dần phẫn uất cứa cổ tự tử mà không chết. Từ một trào lưu đấu tranh đòi dân chủ, tự do trong văn học nghệ thuật – trở thành một vụ án “nhân văn giai phẩm”, đẩy thành một vụ án chính trị. Phong trào được khởi xướng 1955 và chính thức bị dập tắt tháng 6/1958.
Đến khi được cởi trói cho văn nghệ sĩ thì nhiều người đầu đã bạc, kẻ thì bệnh hoạn ốm đau… nào bại liệt, tâm thần, hoặc chết trước khi được cởi trói. Như nhạc sĩ Văn Cao được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh một năm sau khi mất (1996). Tháng 2/2007 các nhà văn trong nhóm Nhân văn giai phẩm như Phùng quán, Trần Dần, Yến Lan, Lê đạt, Hoàng Cầm thì được tặng giải thưởng Nhà nước… vì đã có công trong sự nghiệp sáng tác văn học của nước nhà. Chao ôi, mới thấy kiểu lãnh đạo của chế độ XHCN chúng ta, có khác gì bánh vẽ? Đúng là những thứ trò. Thậm chí những thứ trò và bánh vẽ ấy đầy giả tạo, lừa dân và vô nhân thất đức… “cởi ra rồi lại buộc vào như không”. Xin quay trở lại với bài thơ “Bánh vẽ” của Chế Lan Viên. Tại sao một nhà thơ lớn của chúng ta cũng như bao văn nghệ sĩ khác, biết là “bánh vẽ” rồi… mà vẫn phải ngồi vào bàn, vẫn phải… ăn??? Như Người đã viết:
” Chả là… nếu anh từ chốiChúng sẽ bảo anh phá rốiVà đưa anh ra khỏi bàn tiệc ”
Nghĩa là: nếu anh không ăn cái bánh vẽ của chúng, thì chúng sẽ “đánh”anh. Sẽ qui tội và sẽ… triệt anh. Cũng như “vụ án Nhân văn giai phẩm” vậy thôi.
Bài thơ Chiếc Bánh Vẽ là một thi phẩm phê phán sâu sắc của nhà thơ Chế Lan Viên. Bài thơ được sự hưởng ứng đông đảo từ bạn đọc và nhận được đánh giá cao nhất. Bài thơ đã đưa Chế Lan Viên đến gần hơn với mọi người. Qua bài viết góp phần giúp bạn đọc hiểu thêm về phong cách sáng tác thơ của ông. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết này!
Ca Dao Chế, Tục Ngữ Chế, Thơ Chế Hài Hước, Ca Dao Chế Hài Hước, Ca Dao Vui, Thơ Chế Vui
Ca dao chế, tục ngữ chế, thơ chế hài hước, ca dao chế hài hước, ca dao vui, thơ chế vui
Bầu ơi thương lấy bí cùng Mai sau có lúc nấu chung một nồi
Trừi mưa bong bóng fặp fòng Má đi lấy chồng con ở dzí … boy(friends)
Đường về đêm tối canh thâu Nhìn anh tôi tưởng con trâu đang cười
Đi đâu cho thiếp theo cùng No thì thiếp ở, lạnh lùng thiếp … bye
Thương anh chín đợi mười chờ Đến khi mười một em lờ bỏ anh
Cô kia cắt cỏ một mình Cớ sao không rủ người tình cắt chung ?
Má ơi cứ gả con xa Chàng mà nổi giận, chổi chà con quơ
Buồn buồn ra đứng bờ ao Ai ngờ chó cắn buồn ơi là buồn
Má ơi đừng gả con gần Con qua xúc gạo nhiều lần má … hao
Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cầy vợ cấy con trâu đi nằm
Trông nhìn ông bụt hiền từ Ngó mặt em cái , ôi như bà chằn
Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời chơi net k0 vương tơ tình
Trúc xinh trúc mọc đầu đình Em xinh em hút thuốc lào cũng xinh
Còn thời lên ngựa bắn cung Hết thời xuống ngựa lấy thun bắn ruồi
Lên cao mới biết non cao Có ghẹ mới biết rất là hao đô (ghẹ là girlfriend tiếng xì goòng)
Đàn ông tập tạ thì đô Đàn bà không tập vẫn đô như thường
Má ơi đừng gả con xa Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu Thôi má hãy gả nhà giàu Có tiền chỉnh mặt, làm đầu cho con
Cánh cò bay lả bay la Anh cầm cây súng, bay qua anh “bùm”
Đói lòng ăn sạch thịt gà Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng
Đời là cái đinh Tình là cái que Em là con ngan què Loe ngoe anh đập chết
Sáng trăng chiếu trải hai hàng Bên anh”xập xám”, bên nàng “tiến lên”
Tháp mười đẹp nhất bông xen Thân em đẹp nhất tòng teng lắc vàng
Một cây làm chảng lên non Ba cô chụm lại mỏi mòn … lỗ tai Ầu ơ Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh dài cha nhậu đủ cả năm canh
Đường dài mới biết ngựa hay Ở lâu mới biết anh này … ít tắm ghê
Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời gái chảnh mà thương trai nghèo
Cá không ăn muối cá ươn Em nghe lời dụ bụng trương chình bình
Đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành Riêng tôi chúc bạn đậu vào kỳ thi
Một thương em trăng như Miên Hai thương miệng móm có duyên vô cùng Ba thương ngáo ngáo khùng khùng Bốn thương vừa mập vừa lùn rất xinh Năm thương 2 má em phình Sáu thương mắt hí đa tình làm sao Bày thương răng tựu hàng rào Tàm thương đôi mắt giận nhau cả ngày Chín thương nải chuối bàn tay Mười thương mũi xẹp cả hai như mèo
Em yêu anh như bác Hồ yêu nước Mất anh rồi như Pháp mất Đông Dương (chắc con nhà chính trị)
Yêu em hổng phải vì ham Mà là anh hổng chịu cam cảnh nghèo
Khi thương anh nói anh cười Hết thương anh giống như người điếc câm (hehe)
Gió đưa bụi chuối la đà Lỡ mê vợ bé vợ nhà vẫn thương
Còn duyên kén cá chọn canh Hết duyên ếch đực, cua kềnh cũng vơ Còn duyên kén những trai tơ Hết duyên ông lão cũng vơ làm chồng
Thức đêm mới biết đêm dài Hai vợ mới biết thế nào là ghen
Nếu hết sữa, ấy thì cho bú Hết vú này đến vú bên kia Sữa nhiều ta phải phân chia Hôm này vú nọ, hôm kia vú này
Ước gì em biến thành trâu Để anh là đỉa anh bâu vào đùi Ước gì anh biến thành chầy Để em làm cối anh Giã ngày Giã đêm
THƠ CHẾ VUI MỚI Tác giả: Nghiêm Văn Thư
Ra đi anh nhớ sông Hương Nhớ cô em gái cưởi truồng tắm sông Chiều chiều anh hoài ngóng trông Xem cô con gái xuống sông cởi truồng Xuống sông em tắm cưởi truồng Cưởi truồng đi tắm tôi thường núp xem Ngu sao mà chẳng núp xem Người con gái tắm không xem cũng hoài.
Nếu biết rằng mai em có bầu Anh về tìm đường trốn cho mau Không cần suy tính gì thêm nữa Muốn kết thúc ngay mối tình đầu.
Yêu em anh biết để đâu Yêu em anh để cầu tiêu trong nhà Môi ngày vài bận vào ra Vẫn nguyên trong đó em là cầu tiêu.
Một người đi, một người ở lại Một người ở lại, một người đi Một người đi, một người đi mãi Người ở lại mãi nhớ một người đi.
Giang hồ một kiếp phong ba Đội trời đạp đất tỏ ra anh hùng Anh hùng thì mặc anh hùng Tòa tuyên bản án một khung tử hình.
Ra sân cầm chổi quét nhà Thấy con chuột nhắt bò qua bên mình Giơ tay đập chổi cái thình Chuột chạy đi mất tay mình còn đau.
Ngồi buồn chẳng có một ai Soi gương mình thấy đẹp trai vô cùng Đẹp trai nhưng lại bi khùng Bị khùng mới ngỡ vô cùng đẹp trai.
Ra đường bỗng thấy anh cười Thấy đầu anh trọc tưởng người “làng chơi” Tưởng đâu gặp được ý trời Lẳng lơ em muốn cùng người giải khuây Làm ngơ anh vội dãi bầy A di đà phật…! tôi đây thầy chùa, Mong cô đừng có đong đưa Kẻo người ta thấy lại chua xót lòng Ban ngày kẻ thấy người trông Thôi thì ta hãy mặn nồng về đêm.
Ai đưa con sáo sang sông Để người nấu nước vật lông nó rồi Người ta làm một dĩa mồi 1 2… zo chén ly bôi hữu tình.
Ai đưa em đến sài thành Để giờ em đã trở thành cave.
Một cây làm chẳng nên non 3 cây mới đủ mua con Dyland (SH).
Giường thơm đã phủ kín mùng Ban đêm chỉ có T(inh) trùng mà thôi.
Dòng sông phong cảnh hữu tình Bờ sông một khúc cho mình nên thơ Trăng tròn ánh sáng vàng mơ Hưu hưu gió thổi lững lờ trong đêm Dòng sông một khúc êm êm Anh thả cục “Cut” lênh đênh theo dòng “Cut” vàng trôi nhẹ trên sông Bao ngày lãng mạng bỗng dâng tuôn trào Trăng kia treo ở trên cao Có thấy cục “Cut” hao hao giống chì Xả xong anh bỏ ra đi Để em lẻ bóng như ni giữa dòng
Khi đi trúc chửa mọc măng Khi về em chửa nhọc nhằn lắm thay.
Làm thân con gái phải lo Chỉnh chu sắc đẹp khỏi cho ế chồng.
Cô kia sao đứng u sầu Đưa tay lên gãi trên đầu rận rơi.
Không chồng mà vẫn đông con Thử hỏi trên đời ai còn tài hơn.
Đứng ngoài bờ rào đái vào bờ rào Cho nhà em ở biến thành ao.
Không chồng mà vẫn đông con Thử hỏi trên đời ai còn tài hơn.
Đứng ngoài bờ rào đái vào bờ rào Cho nhà em ở biến thành ao.
Dấu chân khắp chốn giang hồ Mà sao tôi vẫn ngây ngô đường tình
Ớt nào là ớt chẳng cay Gái nào mà gái chẳng hay phụ bần.
Người khôn ăn nói dở chừng Văn cùn kẻ dại làm khùng người khôn.
Đi qua thấy ngọn đèn chông Thấy bóng em nhỏ, anh rông trộm gà.
Đầu lòng hai ả Tố Nga Lậy trời đứa kế sẽ là thằng cu.
Từ khi ta hết yêu nhau Lòng anh bỗng thấy nhẹ sầu là bao Yêu em anh đã tổn hao Gầy gò ốm yếu khác nào con ma.
Chồng người áo gấm đeo gươm Chồng em áo rách em thương chồng người.
Yêu là tiền mất một tí Xem nàng cho mình một tí gì đây. Một tí thì chỉ cầm tay Vàng mười mà có mỗi ngày một đêm.
Vợ tôi như ngọn trúc đào Lao xao trước gió ồn ào điếc tai.
Yêu nhau cởi áo cho nhau Về nhà mẹ hỏi mang bầu thì sao?
Chim khôn hót tiếng nhẹ nhàng Người khôn hỏi mượn được vàng mới khôn.
Yêu nhau cởi nhẫn trao nhau Về nhà mẹ hỏi, gối đầu tình yêu.
Nhớ em anh nhớ hột xoàng Nhớ em anh nhớ lượng vàng em đeo.
Ra về anh nhớ rất nhiều Nhớ em thì ít, nhớ nhiều rượu ngon.
Còn duyên làm chảnh má hồng Hết duyên làm gái cho ông quan làng.
Còn duyên làm chảnh má hồng Hết duyên thành gái chưa chồng lỡ duyên.
Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ cô em nhỏ gần nhà tắm sông Nhớ cô em chửa có chồng Xuống sông em tắm mà không mặc đồ.
Ba năm quân đội anh về Cô chị đi mất, anh kề cô em.
Hỡi cô em gái má hồng Cho ông hỏi nhỏ, bỏ chồng hay chưa?
Nếu biêt rằng mai em lấy chồng Anh về thay nước một con sông Dòng nước đen hôi không ai tắm Em giống nước sông lại có chồng.
Nếu biết rằng mai em lấy chồng Anh về anh đánh giấc say nồng Ngày mai tắm gội thăm bồ mới Hết cảnh ghen tuông đỡ thẹn lòng.
Nếu biết rằng mai em lấy chồng Chúc em hạnh phúc có được không? Mai kia nếu lỡ chồng em mắng Hãy đến tìm anh ta mặn nồng
Yêu anh mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng lội thấy anh nghèo..lại thôi
Yêm em mấy núi cũng trèo Khi em mang bụng mấy đèo anh cũng dông!!!
***
Xa quê con nhớ mẹ hiền Con về gặp mẹ….lấy tiền xong con lại xa quê
***
Râu tôm nấu với ruột bầu, Chồng chan vợ ngó, lắc đầu hổng ăn.
(version 2)
Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp lắc đầu chê tanh
***
Ta về ta tắm ao ta Sảy chân chết đuối có người nhà vớt lên
(version 2)
Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục vẫn là cái ao
***
Bình tĩnh tự tin không cay cú Âm thầm chịu đựng trả thù sau.
***
Má ơi đừng gả con xa Gả con qua Úc,Canada được rồI
Má ơi đừng gã con xa Chim kêu vươn hú biết nhà má đâu Má ơi đừng gã con gần Con qua mượn gạo nhiều lần má la
***
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở Cưới nhau về tắt thở càng nhanh
***
Vẽ hình em lên cát Rồi hôn em môt phát Ôi cuôc đời chua chát Toàn là đất với cát
***
Cười người chớ dại cười lâu Cười hết hôm trước hôm sau lấy gì cười
***
Thấy người sang bắt quàng làm họ Thấy người khó bỏ mặc đi luôn
***
Không tham lam không phải quan huyện Không nhìu chiện không phải….Ziệt Nam
***
Lên chùa thấy bụt muốn tu, Về nhà ngó vợ, muốn xù em ngay
***
Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu…..đi dzìa (về)
***
Không có cuộc tình nào khó Chỉ sợ mình không liều Đạp xe và quốc bộ Quyết chí ắt được yêu
***
Đêm nằm ở dưới bóng trăng Thương cha nhớ mẹ không bằng nhớ em
***
Ước gì em hoá thành trâu Để anh là đỉa anh bâu lấy đùi
*** Hồng nào hồng chẳng có gai Gái nào gái chẳng yêu 2,3 thằng
Hoa hồng thì phải có gai Con gái thì phải phá thai đôi lần
*** Trên trời có đám mây xanh, Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng. Nếu mà anh lấy phải nàng, Anh thà thắt cổ cho nàng ở không.
***
Cá không ăn muối cá ươn Không có xe đẹp thôi đừng yêu em
*** Ước gì môi em là đít bút Anh ngồi học bài cắn đít bút hun em
***
Người đi một nửa hồn tôi mất!! Một nửa hồn kia …… đứng chửi thề
Người đi một nửa hồn tôi mất!! Một nửa hồn kia …… sửa lại xài
***
Bánh mì phải có patê Làm trai phải có máu dê trong người!!!
***
Làm trai cho đáng nên trai Lang beng cũng trải giang mai cũng từng!!!
***
Gió mùa thu anh ru em ngủ Em ngủ rồi……anh cạy tủ anh đi!!!!
***
Chọn xoài đừng để xoài chua Chọn bạn đừng để bạn cua bồ mình
***
Những đêm dài ngồi chơi vi tính Bỗng bàng hoàng khi nhìn thấy roi mây
***
Thân heo vừa béo lại vừa ù Bảy nổi ba chìm với nước lu Chết đuối quẫy chân không ai cứu Đứa nào mà cứu, đứa ấy ngu
***
Ngồi học hồn để lên mây Ông tiên ổng hỏi: “Lên đây làm gì?” Thưa rằng lên hỏi đề thi Ông tiên ổng chửi : “Về đi, con mẹ mày…!!”
***
Hôm nay nhân dzợ đi xa Còn cô em dzợ, dzê ra khỏi chuồng !
***
Trước mắt em anh là thằng hai lúa Sau lưng em anh là chúa giang hồ
***
Nhớ quá khứ buồn rơi nước mắt Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi
***
Nhận được thư em lúc nhá nhem Mừng mừng tủi tủi mở ra xem Trong thư em viết dăm ba chữ “Anh ơi ngày mai nó lấy em”
***
Nắng mưa là chuyện do trời Cúp cua là chuyện ở đơì học sinh Cúp cua đừng cúp một mình Rủ thêm vài đứa tâm tình cho vui
***
Hôm qua anh đến nhà em Ra về mới nhớ để quên 5000 Anh quay trở lại vội vàng Em còn ngồi đó, 5000 …mất tiêu
***
(Suy ngẫm)
Chị tôi lớn tuổi hơn tôi . Mẹ tôi lớn tuổi hơn tôi rất nhiều .
Ô Kiaaàa có một cánh diều . Diều mà có gió thì diều sẽ bay
***
Đời là… cái đinh Tình là… cái que Bố vợ là… con gà què Ngo nghoe anh đập chết
Đường Sài Gòn vừa dài vừa hẹp Gái Sài Gòn vừa đẹp vừa dê
***
Ai vô xứ Huế thì vô Còn tao.. tao cứ thủ đô tao dzìa!
***
Chiều chiều ra đứng ngỏ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Chờ hoài chờ mãi chẳng thấy mẹ yêu Sao giờ chưa thấy mẹ yêu gửi tiền.
Chiều chiều lại đứng ngỏ sau, Mẹ yêu mẹ hỡi mau mau gửi tiền. Đang xem:Ca dao chế, tục ngữ chế, thơ chế hài hước Trong chuyên mục Cùng chủ đề:● Thơ tình Đến bao giờ em mới hết yêu anh?● Thơ tình Chia tay rồi không làm bạn đâu anh● Thơ tình Hay là mình bất chấp hết yêu nhau đi● Thơ tình Đông về rồi, anh đang ở nơi đâu
Cập nhật thông tin chi tiết về Thơ Tình Chế Lan Viên trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!