Xu Hướng 6/2023 # Tìm Hiểu Sự Tích Về Hoa Lộc Vừng # Top 8 View | Dtdecopark.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tìm Hiểu Sự Tích Về Hoa Lộc Vừng Mới Nhất # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Sự Tích Về Hoa Lộc Vừng được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tìm hiểu Sự tích về Hoa Lộc Vừng mới nhất

Không ai biết chính xác bông hoa lộc vừng ấy có từ bao giờ, nhưng người ta chỉ biết rằng từ thời xa xưa tại một vùng đất nọ. Có 1 chàng trai khôi ngô tuấn tú khỏe mạnh, chàng rất chăm chỉ làm nụng quần quật suốt ngày suốt tháng nhưng không biết mệt mỏi là gì. Vẻ bề ngoài vốn đã làm cho chàng trở nên cuốn hút các cố gái trong vùng thì tinh cách và con người của chàng lại càng khiến cho chàng có sức hút nhiều hơn.

Vì thế mà trong vùng có 10 cô gái thì cả 10 cô đều cảm mếm con người chàng và đều mong muốn trở thành người yêu, người vợ hiền của chàng. Và đó cũng chính là lí do khiến cho chàng bị ghen ghét và đố kị với rất nhiều chàng trai khác trong vùng.

Đã có không ít lần chàng gặp phải những phiền phức do bị những người con trai khác trong vùng tìm cách hãm hại mình, nhưng do bản tính lương thiện hiền lành nên chàng đều không tính toàn đều bỏ qua hết những điều đó và tiếp tục sống cuộc sống của mình bình dị không bọn chen.

Và trong vùng khi ấy cũng có 1 cô gái rất xinh đẹp, da nàng trắng như trứng gà bọc, tóc nàng đen như gỗ mun và môi nàng đỏ tươi luôn hé nụ cười hiền dịu. Sắc đẹp nghiên nước nghiêng thành của nàng đã làm cho biết bao trái tim các chàng trai trong vùng xao xuyến quyên luyến và đều muốn có được cô.

Nhưng trai tim cô chỉ hướng về 1 người duy nhất đó chính là chàng trai khôi ngô tuấn tú và tốt bụng nhất vùng. Không chính xác thì chàng trai ấy đã chinh phục được trái tim của cô gái không chỉ bằng vẻ bề ngoài của mình mà còn bởi nhân cách con người mình.

2 người họ yêu thương nhau thật lòng, họ cảm mến nhân cách của nhau và luôn bị say đắm đối phương bởi vẻ đẹp bề ngoài của nhau. Ngày thàng trôi qua thật êm đềm khi những chàng trai tròng vùng biết dược điều đó. Họ luôn tìm cách phá tình yêu của 2 người, nhưng hết lần này đến lần khác cả 2 vẫn luôn tin vào tình yêu bình dị mà họ dành cho nhau nên gần như điều đó càng làm cho tình yêu của họ thêm bền chặt hơn.

Và rồi, một hôm trong làng có tổ chức lễ hội, theo luật lệ là những chàng trai trong vùng sẽ phải vào rừng tìm lễ vật dưng lên vị thần linh của làng. Khi ấy trong vùng có 1 tên nhà giàu cũng đem lòng yêu cô gái kia, đã nhân cơ hội này để giết chết chàng trai hòng chiếm đoạt lại cô gái.

Hắn cho người theo sát chàng trai và dụ chàng đến nơi rừng thiêng nước độc rồi hại chàng, tuy chàng rất khỏe mạnh nhưng chàng cũng không thể nào chống trọi lại được với sự giá buốt và độc hại của rừng thiêng nước độc trong nhiều ngày liền. Chàng đã bỏ mạng vì đói, vì rét, vì bị kiệt sức và thương nặng.

Cô gái ở nhà chờ đợi chàng tri đem lễ vật quay trở về, nhưng đã nhiều ngày trôi qua mà chàng trai vẫn mất tích vì thế mà cô gái nóng lòng, linh tính chuyện chẳng lành đã xảy ra với người yêu mình. Nên cô đã trốn khỏi nhà và vào rừng tìm chàng trai, cô đi mãi đi mãi mà vẫn không thể nào tìm được chàng trai, đôi chân cô mỏi mệt, cô bắt đầu thấy lo lắng nhiều hơn, sự sợ hãi bao quanh lấy cô. Cô bật khóc và gục mặt xuống mép đá 1 hồi lâu.

Nhưng trái tim trong lồng ngực cô cứ nhảy loạn nhịp nên, thôi thúc cô phải đứng dậy mà đi tìm người yêu của mình, trái tim như đang mách bảo cô không được bỏ cuộc vì chàng trai đang đợi chờ cô ở đâu đó, có thể là ở phía trước.

Vì thế mà cô gái lại tiếp tục lên đường tiến về phía trước, phía mà cô tin sẽ gặp người yêu mình. Quả đúng như vậy cô nhìn thấy người yêu của mình, nhưng chàng không đứng vẫy gọi cô mà đang nằm 1 mình lạnh lẽo tại vách đá.

Cô lại gần ôm chàng cô khóc cho đến khi không thể khóc được nữa, sau khi chôn cất người yêu xong. Cô không trở lại nhà mà cứ ngồi đó khóc nhưng giọt nước mắt đau khổ, thương tiếc mà đầy tủi hờn cho tình yêu của mình, cho số phận chàng.

Vài ngày sau cô đã ra đi bên cạnh mộ chàng, và tại nơi đó người ta thấy mọ lên 1 cái cây thân gỗ sù sì cành lá sum suê che phủ 1 khoảng như đang cố gắng che chở cho điều gì đó. Vào mùa nở hoa người ta thấy cây nở ra những bông hoa màu đỏ nhưng là dây hoa. Và họ nói đó là giọt nước mắt của cô gái khóc thương nhớ người yêu mình. Từ đó bông hoa lộc vừng xuất hiện trên đời tượng trưng cho một tình yêu chung thủy.

Tags: sự tích về hoa lộc vừng, hoa lộc vừng, sự tích về các loài hoa, stt hoa lộc vừng

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Của Hoa Bằng Lăng Tím Tượng Trưng Cho Sự Thơ Ngây Dại Khờ

Tìm hiểu ý nghĩa của Hoa Bằng Lăng tím tượng trưng cho sự thơ ngây dại khờ: Hương bằng lăng cho ngơ ngẩn đắm say, tim loạn nhịp môi tìm môi vụng dại…” Phố quen xưa một mình tôi đứng lặng, nghe nồng nàn mùi hoa tím bằng lăng. + Ý nghĩa về loài Hoa Bằng Lăng Hoa Bằng lăng có nguồn gốc từ Ấn Độ là một loài thực vật thuộc chi Tử vi (Lagerstroemia – một tông chi lớn thảo mộc…

Tìm hiểu ý nghĩa của Hoa Bằng Lăng tím tượng trưng cho sự thơ ngây dại khờ: Hương bằng lăng cho ngơ ngẩn đắm say, tim loạn nhịp môi tìm môi vụng dại…” Phố quen xưa một mình tôi đứng lặng, nghe nồng nàn mùi hoa tím bằng lăng.

+ Ý nghĩa về loài Hoa Bằng Lăng

Hoa Bằng lăng có nguồn gốc từ Ấn Độ là một loài thực vật thuộc chi Tử vi (Lagerstroemia – một tông chi lớn thảo mộc nước to). Tên tiếng Anh thông dụng là: Giant Crape-myrtle, Queen ‘s Crape-myrtle, Banabá Plant for Philippines, Pride of India, Queen ‘s flower.Entravel, Rose of India.

+ Màu tím thường mang một cái sự thương yêu và cũng có vẻ gì đó buồn buồn, nên vì vậy hoa bằng lăng mang màu tím nên nó có nét gì đó buồn nhẹ, man mác như chia cách.

+ Bằng Lăng Tím là loài hoa chung thủy, sự ngây thơ của màu tím đã tượng trưng cho tình đầu của thuở học trò.

Hoa bằng lăng thường nở vào mùa hè, đó là mùa mà năm nào cũng có những cuộc chia ly đầy bịn rịn….học trò chia tay thầy-cô, mái trường trung học thân yêu và chia xa những đứa bạn bè gắn bó với nhau thời trung học… Có được ý nghĩa như vậy là nhờ một truyền thuyết về hoa bằng lăng được tương truyền cho tới ngày nay:

Ngày xưa Ngọc Hoàng có mười hai nàng công chúa. Mỗi người một vẻ, không ai thua ai. Ngọc Hoàng rất thương mười hai nàng công chúa của mình. Một hôm Ngọc Hoàng bảo ta sẽ cho các con làm chúa của các loài hoa dưới nhân gian. Cô công chúa cả thì đòi làm chúa của loài hoa Hồng, Cô kế làm chúa loài hoa Mẫu Đơn, rồi hoa Lan, hoa Huệ… Chỉ riêng cô công chúa Út không biết mình phải làm chúa hoa gì nữa. Cô lặng lẻ âm thầm đứng yên mãi đến khi Ngọc Hoàng lên tiếng.

+ Hỡi nàng công chúa Út của ta, con muốn làm chúa loài hoa nào? Ta sẽ cho con toại nguyện. Công Chúa Út suy nghĩ mãi vẫn chưa ra thì cô ta nhìn tà áo tím thướt ta của mình. Từ nhỏ cô đã thích màu tím. Vì thế cô xin với Ngọc Hoàng.

+ Dạ tâu phụ hoàng, con rất thích màu tím ngây thơ. Xin Phụ Hoàng cho con làm chúa loài hoa mang màu tím.

Ngọc Hoàng suy nghĩ mãi mới quyết định cho nàng công chúa Út làm chúa hoa Bằng Lăng Tím.

Tags: hoa bằng lăng, stt về hoa bằng lăng, ý nghĩa hoa bằng lăng, Ý nghĩa của hoa bằng lăng, stt hay về hoa bằng lăng, stt hoa bằng lăng, thơ về hoa bằng lăng

Tìm Hiểu Về Những Ngày Ăn Chay Trong Năm

Ăn chay có hai phương diện: chay kỳ và chay trường. Ăn chay trường hay trường trai là hành giả tự nguyện suốt đời dùng chất thanh đạm, không thọ dụng đồ huyết nhục. Ăn chay kỳ thì có những thuyết: Nhị trai, Tứ trai, Lục trai, Thập trai, Nhứt ngoạt trai, Tam ngoạt trai

Nhị trai là ăn chay mỗi tháng hai lần vào ngày mùng một và rằm.

Tứ trai là ăn bốn lần chay trong tháng, vào ngày mùng một, mùng tám, rằm, hăm ba (hoặc ba mươi, mùng một, mười bốn, rằm). Nhứt ngoạt trai là ăn chay luôn trong một tháng, vào tháng giêng, tháng bảy, hay tháng mười.

Cách thức ăn chay như trên, thật ra không có điển cứ, chẳng qua là bước tập lần để đi đến trường traimà thôi. Bởi ăn chay dù rằng hữu ích và hợp lý, nhưng cũng tùy theo hoàn cảnh và căn cơ, không phải người Phật tử nào cũng có thể bỏ ăn mặn liền trong một lúc được. Vì muốn đạt mục đích trường trai, có người không y theo lệ trên, mỗi tháng tập ăn chay từ năm, mười, mười lăm ngày, lần lần cho đến trọn tháng.

Lục trai là ăn chay trong các ngày mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30 (tháng thiếu 28, 29).

Theo kinh Tứ Thiên Vương thì vào những ngày đó, Tứ Thiên Vương xem xét việc lành dữ của nhơn gian, và các ác quỷ cũng rình rập chờ người làm ác để gia hại. Nên trong mấy ngày ấy, mọi người cần phải giữ gìn ba nghiệp không nên làm ác. Thêm vào đấy, nếu kẻ nào biết trì trai, giữ giới, tụng kinh, tu phước, sẽ được tránh khỏi nạn tai, tăng phần phước huệ.

Luận Trí Độ nói: “Tại sao trong sáu ngày trai, cần phải thọ tám giới và tu phước? Bởi vào các ngày ấy ác quỷ rình theo người muốn gia hại, gây những việc tật bịnh hung suy. Vì thế nên thuở kiếp sơ, trong mấy ngày đó, thánh nhơn dạy người trì trai, tu phước, làm lành. Nhưng cách trì trai khi xưa chỉ lấy trọn ngày không ăn, gọi là trai. Đến khi Phật ra đời, chế lại cho thọ Bát quan trai giới trong một ngày đêm, và lấy quá ngọ không ăn làm trai. Đức Thế Tôn đã bảo: – Nên như chư Phật, thọ trì tám giới và không ăn quá ngọ trong một ngày đêm. Công đức ấy sẽ đưa người mau đến niết bàn!”

là ăn chay mười ngày trong mỗi tháng.

Kinh Địa Tạng, phẩm Như Lai Tán Thán nói: “Nầy Phổ Quảng! Trong các ngày: mùng 1, mùng 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 (tháng thiếu 27, 28, 29) của mỗi tháng, các tội được kết tập để định phần khinh trọng. Nếu chúng sanh đời sau, vào mười ngày trai, đối trước tượng Phật, Bồ Tát, Hiền, Thánh, tụng kinh nầy một biến, thì mỗi phương đông, tây, nam, bắc, trong vòng 100 do tuần, không các tai nạn”.

Tam ngoạt trai là ăn chay trong tháng giêng, tháng năm, tháng chín. Thuyết nầy phát xuất trong các phạm điển như: kinh Phạm Võng, kinh Đề Vị, bộ Hành Sự Sao Tư Trì Ký. Kinh Phạm Võng nói: “Trong sáu ngày trai và ba tháng trường trai, nếu sát sanh, trộm cướp, phá trai, phạm giới, phạm tội khinh cấu (đối với người thọ giới Bồ Tát). Kinh Đề Vị bảo: “Vào ngày mùng một tháng giêng, mùng một tháng năm, mùng một tháng chín, chư thiên Đế Thích, Thái tử sứ giả, nhật nguyệt quỉ thần, Diêm La ở địa ngục, trăm vạn chư thần an bố khắp nơi.

Vì trừ tội danh, định phước lộc, mọi người cần trì trai trong ba tháng ấy”. Trong Tư Trì Ký cũng có nói: “Trong tháng giêng, tháng năm, tháng chín, nghiệp cảnh ở cõi u minh theo vòng xoay chiếu đến châu Nam Thiệm Bộ. Người đời có bao nhiêu việc thiện ác, thảy đều hiện bóng rõ trong gương. Lại trong mấy tháng đó, Tứ thiên vương tuần thú đến Nam Châu, cũng là lúc ác quỷ đắc thế, vì vậy nên phải trì trai, tu phước”.

Theo như trên, thì thuyết Lục trai, Thập trai và Tam ngoạt trai đều có điểm cứ. Nhưng để cho đúng với nghĩa trai, thì trong các ngày tháng ấy chẳng những ăn lạt, mà còn phải không ăn quá ngọ mới phù hợp lời Phật dạy, và có lẽ được nhiều công đức hơn. Lại theo kinh Phạm Võng, đức Phật bảokhông nên dùng ngũ tân gia vị vào thức ăn, vì những thứ ấy làm cho thân thể hôi và dễ sanh các phiền nãonhư ái dục, sân hận… Như thế thì muốn cho sự tu phước thêm phần toàn vẹn, vào ngày Lục trai hay Thập trai, người Phật tửnên thọ trì Bát quan trai giới, song phải ăn lạt và không dùng ngũ vị tân.

Thọ trì Bát quan trai giới là giữ tám giới: không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu, không trang điểm, không tự hành và cố ý xem nghe ca múa âm nhạc, không ngồi nằm chỗ cao rộng sang đẹp; và giữ một phép trai là không ăn quá ngọ. Tám điều trước duy thuộc về giới, vì có công năng đóng ngăn cửa ác, nên gọi là Bát quan. Một điều sau gồm nghĩa trai và giới mà trai là phần chánh, nên mới thêm chữ “trai” sau hai chữ Bát quan. Như thế, tổng hợp lại chín điều gọi là Bát quan trai giới. Và đây là nghĩa giải thích của Trí Độ Luận.

Về việc trong những ngày tháng Lục trai, Tam ngoạt trai ác quỷ đắc thế, có thuyết nói vào thời gian ấy các ngoại giáo bên Ấn Độ thường theo thông lệ giết sanh vật cúng tế thần linh, hoặc cắt lấy máu thịt nơi thân để làm phép hộ ma. Và bởi duyên cớ đó, những ác quỷ cũng y theo lệ mà đi tìm ăn đồ huyết nhục. Do sự kiện nầy, vào các ngày trên, đức Phật khuyên đồ chúng nên giữ trai giới không được sát sanh, để phản ảnh phong thái từ bi của thánh đạo. Nếu quả như thế thì sự ăn lạt vào các ngày trai lại càng hợp lý hơn.

Ăn chay đã vâng giữ theo lời Phật dạy, có lợi ích, hợp tình lý như trên, thì tất cả Phật tử đều nên tùy hoàn cảnh, khả năng tập lần, để tiến bước lên đường phước huệ. Điều cần yếu là khi ăn phải từ nơi cơ bản thiết thật của nó, không nên vì mê tín phi lý, vì háo danh muốn được tiếng khen mà ăn, hoặc sanh lòng kiêu mạn trở lại khinh người ăn mặn. Lại ăn chay phải hợp vệ sinh, biết chọn lựa thay đổi thức ăn, không nên ép xác cố ăn một cách quá kham khổ. Cũng không nên nấu chay giả thành đồ mặn mà làm trò cười cho thế gian.

Tìm Hiểu Sách Châm Ngôn

Written by Super User

Sách Châm ngôn còn cho chúng ta cái nhìn lạc quan về cuộc sống, cái nhìn ấy có được là nhờ xác tín rằng vũ trụ có trật tự và nhờ ơn Chúa ta có thể sống theo trật tự đã an bài để được an bình và hạnh phúc.

Lẫn trong các giáo huấn đó có những đoạn văn trong đó Đấng khôn ngoan nói với loài người (1,20-33; 9,1-6…) Nhưng sự khôn ngoan được nhân cách hóa đó là ai? Từ đâu những suy tư của mình con người thấy rằng có qui luật điều khiển vũ trụ, cách cư xử của con người, các kỹ thuật lao động. Từ đó rút ra rằng: có một trật tự nào đó điều khiển thế giới, thế giới không phải một thứ hỗn mang không đọc được ý nghĩa nhưng có một ý nghĩa. Khám phá trật tự đó, ý nghĩa đó là tạo cho mình cơ may tốt để thành công trong lao động, trong gia đình và việc cai trị quốc gia. Đó là một người khôn ngoan, là khôn ngoan. Dân Israel chia sẻ ý tưởng đó với các dân tộc lân bang. Nhưng để trả lời câu hỏi sự khôn ngoan từ đâu đến, do đâu mà cuộc sống con người và của vũ trụ có một ý nghĩa? Dân Israel trả lời: Từ Đức Chúa mà có. Trước khi bắt đầu công trình sáng tạo, Đức Chúa đã “sinh ra” sự khôn ngoan, điều đó mang lại ý nghĩa cho vũ trụ thụ tạo, bảo đảm cái đẹp và sự hài hòa của vũ trụ (8,22-31). Như vậy sự khôn ngoan kia là một ngôn ngữ phổ quát mọi người có thể hiểu sứ điệp ngay lúc con ngưới đi tìm ý nghĩa cuộc đời mình và của thế giới (1,20-23; 8,1-21; 9,1-6).

Đọc sách Châm ngôn ta thấy những lời giáo huấn ở đây có vẻ thấp so với giáo huấn của Chúa Giêsu, nhưng cũng đừng quên rằng tôn giáo đích thực bao giờ cũng được triển khai dựa trên đời sống lương thiện, nhân bản. Đã có những châm ngôn báo trước luân lý của Tin mừng (14,31; 15,8; 20,22…) Mời gọi ta làm điều tốt vì yêu tha nhân. Tân ước trích dẫn Châm ngôn 14 lần và nhiều lần lấy lại tư tưởng hoặc nội dung dù không trích dẫn trực tiếp. Đức Giêsu được gọi là sự khôn ngoan của của Thiên Chúa (1Cr 1,24); Người khôn ngoan hơn cả Salomon (Lc 11,31). Trong các chương 11-22 cụm từ Đức Chúa xuất hiện nhiều. Đức Chúa được coi như Đấng tạo thành con người (14,31; 17,5; 20,12). Người hướng dẫn mọi bước đi của con người (16,9; 20,24); mắt Người thấu suốt mọi tư tưởng, hành động của nó (5,21; 16,2). Người cũng là Đấng thưởng phạt người lành kẻ dữ nơi trần gian (22,4; 24,12). Người lành được hạnh phúc, mạnh khoẻ… kẻ dữ sẽ bị phạt. Sách Châm ngôn chưa có được quan niệm về sự thưởng phạt đời sau, chưa tin vào sự phục sinh của người chết như Đn 13,2. Đó là một thiếu sót vì mạc khải của Cựu ước còn phải qua nhiều giai đoạn tiệm tiến trước khi tới chỗ hoàn toàn và sáng tỏ trong Tân ước. Vì thế luân lý của Châm ngôn cần phải được bổ túc qua mạc khải Tân ước.

Vì thế, lẽ khôn ngoan thật của chúng ta là lòng kính sợ Chúa (1,7). Theo Thánh kinh từ ngữ đó có nghĩa là lòng đạo đức sốt sáng, nhiệt tình với Chúa. Đừng quên câu đầu sách đã giới thiệu “cách ngôn của Salomon, con của David”. Câu này ngụ ý rằng nội dung sách do một tín đồ nhiệt tình với đạo Chúa răn dạy cách sống, cách lãnh đạo, không phải theo thói khôn ngoan của người đời, nhưng theo lẽ khôn ngoan của người sống có kết ước với Thiên Chúa. Dạy khôn là dạy cho biết “Kính sợ Giavê” (15,16).

Ngay trong chương đầu 1,20-33, theo một số nhà chú giải, khôn ngoan được mô tả như một phụ nữ đi tìm môn đệ trong thành. Bà này tương phản với bà thứ hai – khờ dại (9,13). Cả hai cố lôi kéo con người vào đường của mình. Có lẽ đây là lối nhân cách hóa thường thấy trong thơ Hipri (Is 52,9; Tv 98,8).

Sách Châm ngôn không chỉ gồm những câu châm ngôn mà còn có những văn thể khác bằng tiếng Hipri mang ý nghĩa rộng hơn. Mashal là một văn thể lớn, nó có thể là một bài thơ, bài châm biếm như (Is 14,4-21) hay một dụ ngôn (Ed 17,2-8; 24,3-6), một lời sấm (Ds 23,7-10) hay một diễn từ dài (G 29,1-31,37) chứ không chỉ là một câu châm ngôn gồm hai vế. Sách Châm ngôn có nhiều văn thể, nhưng tất cả đều nằm trong văn thể Mashal này. Có những văn thể chính sau đây.

Đây là sưu tập thứ hai của Salomon gồm 127 câu do những người của Ezekia vua Giuđa thu tập, hình thức giống như sưu tập hai với những nhận xét rất thực tế về nhân tình thế thái, đôi khi châm biếm và khôi hài (người biếng nhác 19,24; 20,4; 22,13) người đàn bà hay cãi lộn (21,19; 27,15…) luân lý đơn giản: ăn ngay ở lành sẽ được thành công, sẽ được sống, còn kẻ làm điều ác sẽ dẫn tới diệt vong. Theo quan niệm của sách Châm ngôn cũng như sách Cựu ước thời xưa sự thưởng phạt đó xảy ra ngay ở đời này. Nhiều câu trong phần hai và phần 4 giống với tục ngữ ca dao Việt Nam. Riêng đoạn 25-27 vận dụng lối ví nhiều hơn như 26,20.

Là bộ sưu tập những lời của các nhà khôn ngoan. Theo các nhà chuyên môn thì Cn 22,17-23 giống với các điều dạy khôn trong tập Amen-em-ope của Ai-cập. Trong đó có khúc châm biếm người say rượu rất hóm hỉnh (23,29-35).

Bố cục của sách không có hệ thống chặt chẽ, sách gồm 9 sưu tập gộp lại (TOB/ 1514) tất cả đều xoay quanh 2 sưu tập chính 10-22,16 và 25-29. Sưu tập gồm các đoạn 10-22,16 được gọi là cách ngôn của Salomon. Sưu tập gồm các đoạn 25-29 được giới thiệu đây là những cách ngôn của Salomon do những người của Ezekia, vua Giuđa thu thập (25,1). Sưu tập một có thêm phần phụ lục “lời hằng khôn ngoan”. Đó là sưu tập các lời hiền nhân vô danh xưa được truyền lại: (22,16-24). Hết sưu tập thứ hai thêm phần phụ lục lời của A-gua (30,1-14) và của Lơ-mu-en (31,1-9) là những vay mượn của ngoại quốc, trong đó dân Chúa nhận ra được mối thao thức của mình về sự công bình với người xung quanh (30,14-31…) Giữa hai sưu tập đó chen vào những châm ngôn được ghi bằng số (30,16-31) gọi là châm ngôn số vì được xây dựng theo lối tiến cấp số mà chúng ta gặp nơi Amos (1,3-2,6).

Sách Châm ngôn “sưu tập những bộ sưu tập” rất khó xác định thời gian soạn thảo từng phần của sách này. Trước khi các châm ngôn được viết lại thì chúng đã phải trải qua giai đoạn truyền khẩu, sau đó trong gia đình, hay cộng đoàn xuất hiện những bộ sưu tập châm ngôn rồi dưới thời Salomon và các vị kế tiếp thì chúng được viết ra. Chín đoạn đầu có lẽ do một số ký lục biên soạn vào sau thời lưu đày. Từ đó ta có thể nói được rằng sưu tập hiện nay được hoàn thành quãng năm 480.

Như vậy, chúng ta có thể coi hai phần chính 10-12 và 25-29 là do Salomon soạn hoặc do các ký lục trong triều đình lấy cảm hứng từ ý nhà vua mà soạn ra, phần còn lại, ta có thể hiểu vua là soạn giả tinh thần.

Cách ngôn của Israel ngày xưa cũng thuộc loại văn như thế họ gọi là Mashal. Về hình thức văn học thì khởi đầu Cách ngôn của Israel là những câu ngắn gọn, về sau phát triển thành những câu thơ có hai hay nhiều vế, có hai ý nghịch nhau với dụng ý làm nổi bật điều muốn răn dạy (28,1). Cũng có thể là những câu dài có lý luận (30,20), có khi ở dạng câu đố (30,15) và câu ví (25,16). Có thể do những đặc tính này mà bản Vulgatha dịch là Parabolae Solomonis (1,1).

More in this category:

« Khái Lược Về Sách Gióp

Tìm Hiểu Sách Khôn Ngoan »

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Sự Tích Về Hoa Lộc Vừng trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!