Bạn đang xem bài viết Tình Quê Hương Thanh Hóa Trong Tâm Thức Người Xa Quê được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tình quê hương Thanh Hóa trong tâm thức người xa quê
Mảnh đất xứ Thanh là một trong những chiếc nôi văn minh của loài người, Thanh Hóa có núi, có sông, có đồng bằng, có biển, ngay từ buổi đầu sơ khai con người đã tìm đến đây chọn mảnh đất này làm nơi sinh tồn và phát triển (hang Con Moong, di tích núi Đọ thời kỳ đồ đá, làng cổ Đông Sơn đã có từ 2.500 năm,…).
Ban liên lạc Hội đồng hương văn nghệ sĩ – nhà báo xứ Thanh tại Hà Nội trao tặng tác phẩm “Với quê Thanh” cho đại diện lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa năm 2019. Ảnh: Đoàn Dũng
Trong quá trình quần cư hình thành nên các tộc người ứng với từng vùng địa lý khác nhau tạo nên những nét văn hóa khác nhau. Bắt đầu, từ việc trú ngụ để chống chọi với thiên nhiên, rồi đến cái ăn để sinh tồn, đến cái mặc, đến cách tạo ra công cụ sản xuất, tạo ra những lề thói, hương ước… Núi sông trời đất xứ Thanh có đầy đủ mọi yếu tố nhân hòa để quyến rũ, mời gọi, tụ hội, phục vụ cho quá trình phát triển đó và để rồi mỗi khi phải xa nó (vì một lý do nào đó), miền đất này luôn thôi thúc mỗi người tìm về như một niềm tri ân, một sự phụng sự…
Bắt đầu từ vị trí địa lý, con người Thanh Hóa, sách Đại Nam nhất thống chí viết: “Mặt Đông trông ra biển lớn, mặt Tây khống chế rừng dài. Bảo Sơn Châu (hoặc Sơn Thù) chặn hiểm ở phía Nam (tục gọi là Eo Ống), giáp huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, núi Tam Điệp giăng ngang phía Bắc. Ở trong thì sông Mã, sông Lương, sông Ngọc Giáp hợp nhau; ở ngoài thì núi Chiếc Đũa, núi Biện Sơn che chở. Thực là một trọng trấn có hình thế tốt”. Có thể nói Thanh Hóa là nơi giao nhau giữa Bắc bộ và Bắc Trung bộ, được xem như là yết hầu của nước Nam nơi cõi Bắc. Cũng chính nơi đây thế đất và trời giao hòa cùng núi sông, là nơi trăm nẻo tụ về huyệt mạch, tạo nên sự đa dạng sắc thái thiên nhiên, những thắng cảnh, những sản vật phong phú, cũng chính bắt đầu từ đó hình thành nét văn hóa ẩm thực tinh tế, từ những món ăn dân dã đến những sản vật dùng cho giới quyền quý, dùng để cung tiến vua.
Tôi chỉ lấy một ví dụ nhỏ về chiếc bánh “răng bừa” gói lá dong xanh, khi bóc ra dễ dàng thuận tiện, màu sắc mượt mà đẹp đẽ, ăn ngon hơn hẳn chiếc bánh gói bằng lá chuối khô buộc dây ở một số địa phương khác.
Mùa nào thức nấy, người xứ Thanh đãi khách bằng sản vật được thiên nhiên ban tặng. Cho dù đi xa muôn phương nhưng những người con xứ Thanh vẫn luôn nhớ và tự hào về phong vị xứ Thanh của mình và luôn coi nó như một giá trị để hướng về.
Hình thế xứ Thanh đắc địa như vậy, cũng từ đó mà hình thành nên tính cách, phong tục của người dân nơi đây. Trong An Nam chí lược của Lê Tắc trong phần Phong tục khen là: “Người sinh ra ở Giao Châu và Ái Châu thì rộng rãi, có mưu trí”. Còn trong Đại Nam nhất thống chí thì bình rằng: “Sĩ tử thích văn học, giữ khí tiết, nông dân chăm cày cấy, thợ thì có người đẽo đá là sở trường hơn cả, ít người buôn bán”.
Chính từ địa lợi, nhân hòa ấy, góp phần cho vùng đất Ái Châu trở thành nơi thiên thời cho việc xưng vương, dựng nước. Lê Hoàn tức vua Lê Đại Hành vốn quê xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa lên ngôi mở ra thời Tiền Lê (980 – 1009). Năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly thoán đoạt ngôi vị nhà Trần lập nhà Hồ với tên nước là Đại Ngu, kinh đô ở thành Tây Giai, tức Tây Đô của Thanh Hóa. Từ năm 1428 – 1789 là thời kỳ tồn tại của nhà Hậu Lê. Người sáng nghiệp nhà Hậu Lê là Lê Thái tổ (Lê Lợi) sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh (1416 – 1428). Ông quê ở xã Xuân Lam, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Triều đại cuối cùng của Việt Nam là nhà Nguyễn (1802 – 1945) do Nguyễn Ánh Gia Long hưng khởi, tổ tiên của ông là chúa Nguyễn Hoàng vốn bản quán ở Gia Miêu thuộc huyện Tống Sơn (xã Hà Long, huyện Hà Trung nay). Nhà Nguyễn với 13 đời vua, bắt đầu từ vua Gia Long (1802 – 1820) cho đến vua Bảo Đại (1926 – 1945).
Trong lịch sử nước Nam ta, ghi nhận chính thức có hai dòng chúa là Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn. Cả hai dòng chúa đều phát tích từ xứ Thanh. Chúa Trịnh thời Vua Lê – Chúa Trịnh thế kỷ XVI – XVIII do Trịnh Kiểm lập nên. Ông vốn xuất thân nghèo nàn từ làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Chín đời chúa Nguyễn được lập nên sau thời Chúa Trịnh. Vào năm Mậu Ngọ (1558) bản quán ở Gia Miêu thuộc huyện Tống Sơn (Hà Trung ngày nay).
Thanh Hóa là vùng đất hiếu học, người Thanh Hóa có quyền tự hào vì là nơi đã sinh ra nhiều vị đại khoa, nhân tài cho đất nước. Năm 784, khi nhà nước chưa có độc lập, hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục quê ở thôn Cẩm Cầu, xã Sơn Ôi, nay là thôn Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, Thanh Hóa đã sang tận kinh đô nhà Đường để ứng thí. Và rất tự hào, người em là Khương Công Phục đỗ Tiến sĩ, anh là Khương Công Phụ đỗ Đệ nhất giáp Đệ nhất danh (Trạng nguyên). Đây là vị Trạng nguyên đầu tiên của nước ta. Năm Bính Thìn (1736) đời Lê Ý tông, Trịnh Tuệ, người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc (nay là Vĩnh Lộc) đỗ Trạng nguyên. Từ thời Vua Lý Nhân tông (1075) đến khoa thi cuối cùng (1919) thời Vua Khải Định, trải qua 845 năm, Thanh Hóa góp cho đất nước 204 vị tiến sĩ, trong đó có 6 trạng nguyên, 8 bảng nhãn, 6 thám hoa. Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, Thanh Hóa có 10 vị làm quan tham tụng, tể tướng; 32 vị được phong thượng thư (tương đương bộ trưởng).
Trong thời kỳ hiện đại Thanh Hóa có tới hàng chục nghìn tiến sĩ, nhiều người là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Nổi bật là các vùng đất học Hoằng Hóa, Quảng Xương, Yên Định, Vĩnh Lộc, Nga Sơn…
Trở lại, câu chuyện người xa quê, vì một sự mưu sinh hay một lý do khách quan nào đó, họ đành phải để lại những kỷ niệm với bắp ngô, củ sắn lùi lúc đói, có khi là một đêm lỗi hẹn với một tình yêu tuổi học trò, một dòng sông ngụp lội, một mùa hội làng rộn rã ngày xuân, một lòng tự hào về truyền thống đã có từ ngàn xưa, một sự khác biệt giữa quê hương và nơi đất khách quê người…
Tình quê hương chan chứa còn được thể hiện trên từng câu thơ của những nhà thơ người Thanh Hóa:
Mới xa đã nhớ ruộng đồng
Thương con mà chẳng đành lòng ở lâu
Run run mẹ bước lên tàu
Vị bùn vẫn thoảng áo nâu quê nhà
(Mẹ ra Hà Nội – Lê Đình Cánh)
Hay tình cảm xa quê ấy được nhà thơ Lê Tuấn Lộc kết tinh thành bài thơ “Tôi người Xứ Thanh: “Kẻ sĩ xứ Thanh nhiều như lá trên Ngàn Nưa/ Anh hùng đông như kiến cỏ/ Vương triều bốn bể Đông Nam Bắc… đều có/ Hiền tài rải khắp năm châu”. Và hơn thế ông còn nhấn mạnh cái chất riêng quê mình với niềm tự hào: “Tôi người xứ Thanh/ Các con tôi đã khai sinh như thế/ Các cháu tôi mai sau vẫn khai sinh như thế/ Dù đi đâu về đâu”.
Nhà thơ Tô Nhuần, một người con sinh ra đất Quảng Thái, Quảng Xương có những dòng thơ thật cảm động trước thềm xuân với bài thơ “Con về ăn tết ở quê” như sau: Thắp nén nhang đón giao thừa nhẩm khấn/ Gọi tổ tiên về cùng thức thâu đêm”. Để rồi nhà thơ lại nhủ thầm rằng: “Mang quê nghèo ra tận đất Thăng Long”.
Còn nữa người quê Thanh xa quê nhớ Bác Hồ, mang cả tinh thần nhân dân quê hương. Ấy là nặng lòng, nhưng ấy là đoàn kết trong tâm thức và tư tưởng. Tiếng lòng của nhà thơ Nguyễn Ngọc Quế trong bài thơ “Thanh Hóa chúng con đây” thật đáng trọng biết bao:
Thanh Hóa chúng con đây
Thưa Bác!
Mảnh đất tỉnh Thanh xin dâng Người màu cờ đỏ
Là ước nguyện của đồng bào đồng chí
Thắp mặt trời hồng Việt Nam trong Lăng.
Tình cảm quê hương lại một lần nữa được khẳng định trong dịch giả, nhà thơ Lê Bá Thự khi đọc những câu thơ dằng dặc nỗi lòng trong tác phẩm “Nơi sông Mã, sông Chu”: “Người quê tôi dù có đi muôn ngả/ Nhớ sông Chu, sông Mã lại muốn về”. Nhà thơ Lê Văn Vọng khi đứng trước “Lam Kinh ngày trở lại” vẫn dặn lòng gốc rễ sinh thành: “Tôi của dòng Lê Tổ/ Nén hương dâng muộn mằn”. Còn nhà thơ Lê Quang Sinh lại viết trường ca “Xin làng trồng lại cây đa” để tha thiết với làng một ước nguyện rất nhân văn: “Xin làng trồng lại cây đa/ Thẳm xa gương mặt làng ta tụ về? Chắp tay trước núi sông kề/ Trăm năm nhân kiệt lại về địa linh”. Ấy là tâm thức của người xa quê, thấm nguồn cội trong từng thớ thịt để những người con quê Thanh chắt chiu mà nuôi lớn hồn mình, dù họ sinh sống ở những vùng đất muôn phương.
Và còn nhiều những nhà văn, nghệ sĩ, nhà báo xa quê nhưng tình quê thấm đầy trang viết, tay cọ, ống kính… không thể nói hết trong khuôn một bài viết nhỏ, đó là các nhà văn Lê Minh Khuê, Lê Ngọc Minh, Xuân Ba, Đặng Ái, Nguyễn Trường, Nguyễn Văn Hùng, nhà lý luận phê bình Đỗ Ngọc Yên, Nguyễn Thanh Tâm, nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo, NSNA Phạm Công Thắng, nhà thơ Anh Chi, Nguyễn Hiếu…
Thy Lan
Tuyển Tập Stt Hay Về Nỗi Nhớ Quê Hương Da Diết Của Đứa Con Xa Quê
Tuyển tập câu status hay về nỗi nhớ quê hương da diết của đứa con xa quê, một mình bươn chải ngoài xã hội khắc nghiệt chỉ muốn chạy về ngay với gia đình. Quê hương là gì? Là một cái gì đó, thiêng liêng lắm. Là tất cả những gì trong cuộc sống của tôi. Là niềm thương, là nỗi nhớ. Là gia đình, là bạn bè. Là ngọn núi, là dòng sông. Là tiếng ru của mảnh đất mẹ, là hơi thở của làng quê
“Quê hương” hai tiếng thân thương mà khi đi xa thấy nhớ, khi gần lại chẳng nỡ xa. Tôi chẳng định nghĩa chính xác được hai tiếng Quê hương, chỉ biết rằng với tôi Quê hương như tiếng gọi đầu lòng. Nơi có người thân tôi đang sống, nơi đầy ắp kỉ niệm của Tuổi thơ tôi mỗi chiều lộng gió.
Quê hương xinh đẹp và nên thơ khiến những người con xa quê luôn phải thổn thức tình yêu quê với nỗi nhớ, nhớ từng cành cây, ngọn cỏ, nhớ con kênh đục màu phù sa, nhớ hàng hàng những cánh đồng màu mạ non xanh mươn mướt kéo xuống cả bầu trời trong xanh, hòa quyện ánh mai của một ngày hè tươi sáng…
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
Ấm áp làm sao, khi ta được đứng giữa những gì tươi đẹp nhất, tự do nhất, gần gũi nhất. Và dường như ta đang say bởi chính ta đang được hít hà những men hương đồng gió nội mà có lẽ từ rất lâu rồi ta có như một mảnh ghép đã gắn chặt trong trái tim này…
Sáng nay, nỗi nhớ chợt trào dâng, Nhớ quê, ừ thì là nhớ, mà nhớ quê, nhớ nhà, nhớ tất cả những gì thuộc về gia đình, nơi có “men say” của đời tôi – mỗi lần trở về lại gợi bao nhớ bao thương, bao nỗi niềm thổn thức… Nhớ!
Mọi thứ đều thay đổi theo thời gian, cảnh vật con người và mọi thứ xung quanh ta đều thay đổi. Duy chỉ có tấm lòng yêu thương quê hương là mãi mãi không thay đổi theo thời gian. Và hôm nay tôi nhớ quê hương, nhớ gia đình nhỏ của mình.
Nhớ quê hương, nơi có những người mà ta yêu thương, là cha mẹ, là anh chị em rượt thịt, là người yêu ta hằng thương nhớ. Ở quê hương, là tất cả những người mang tình cảm của mình đặt trong tâm ta, dù đi đâu về đâu, ta vẫn luôn nhớ đến.
Xa quê, thấm đượm nỗi nhớ da diết khi nhìn thấy hình ảnh cánh đồng quê phát trên truyền hình nơi xa xôi này, muốn ngửi lại một chút mùi thơm ngòn ngọt, ấm ấm của hạt lúa non mà trước đây ngày ngày đi học về lúc nào cũng xông ngào ngạt vào mũi tưởng chừng như quá quen thuộc.
Thương đêm trăng rằm soi lối Âm thanh dầm giã gạo chày đôi Đẹp lắm quê hương thôn trăng tuyệt vời Câu hát thay lời tình quê ngọt bùi Dù xa xôi nhớ ngày trong nôi Nghe tình quê hương gọi mãi trong đời
Cái mùi của quê hương hôm nay, cứ thoang thoảng trong nỗi nhớ của tôi. Tôi thấy nó trên những chiếc xe ba gác cùng những nồi ngô, khoai nướng đỏ rực bên lề Hà Nội. Hà Nội đẹp là thế, thanh lịch là thế, nhưng cũng không thể phủ nhận cái làm cho Hà nội trở nên khác lạ, chính lại là mùi quê của tôi thoang thoảng bên vỉa hè.
Hôm nay, khi cơn gió lạnh đầu đông vừa về, làm tôi thấy nhớ quê tôi lắm. Tôi nhớ ngày cùng mẹ tắm nắng đầu đông bằng vài ba gánh ‘Phân’ bón ruộng. Nó khiên tôi như điên dại với sức nặng đè lên đôi vai gầy. Không hiểu sao, khi đó tôi mệt nhưng vẫn thích lắm.
Ôi, ước ao được ăn những chiếc chân gà khi có khách. Thích được ngồi ghế trên với các cụ, thích được nhấm nháp những ly rượu cay nồng mà Ba vẫn khen ngon, chà chép, rượu à khi nếm trải.
Xa nhà, ta lại càng trân quý hơn những giờ phút được ở gần gia đình mình trong những ngày ngắn ngủi “nhảy” xe về thăm quê. Mỗi chúng ta hiểu hơn những lo toan, những yêu thương, những quan tâm của bố mẹ… Ta xót xa hơn khi nhìn thấy một sợi tóc bạc trên mái đầu cha, thấy buồn lòng hơn trước một nếp nhăn trên gương mặt mẹ…
Ra đi cánh gió phương trời lạ Vẫn nhớ non sông một mái nhà Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp Quê nhà một góc nhớ mênh mang.
Tôi yêu Quê hương vì đó là nơi tôi sinh ra và lớn lên, nơi gắn bó với tôi suốt cả một đời, nơi chất chứa cả một miền kí ức bất tận. Bởi vậy mà khi đi xa người ta thường nhớ Quê hương. Vì nhớ về Quê hương là nhớ về những gì thân thương nhất.
Hai tiếng Quê Hương sao mà thân thương, lớn lao quá đỗi. Thương biết bao những mái nhà ngói cũ phủ rêu xanh, những bếp tranh nghèo mỗi buổi chiều khói nghi ngút. Rồi thời gian cứ thế lặng lẽ trôi. Quê hương như dòng máu nóng, thấm sâu vào huyết quản, bằng hơi thở tình yêu và sức sống, quê hương là nơi nuôi chúng ta khôn lớn.
Quê hương không phải chỉ là những điều lớn lao. Quê hương còn là nơi chứa đựng những kí ức nhỏ bé mà thân thương. Quê hương đôi lúc cũng chưa đựng cả những nỗi khổ cực vất vả ngày xưa. Tuy nhiên, dù thế nào, quê hương vẫn là nơi đẹp nhất của mỗi người.
Lời kết: Quả thực, thế gian rộng lớn, bao la, ở đâu đâu ta cũng có thể chọn làm điểm đến. Tuy nhiên, trong lòng ta, dù đi xa đến đâu, đi nhiều nơi như thế nào, thì chỉ có một nơi được gọi là nhà – đó là nơi mà ta sinh ra, là nơi chứa đựng kí ức tuổi thơ. Quê nhà là nơi duy nhất mà ta dù đi đâu đi nữa cũng sẽ chọn để quay về.
nguồn : stthay.vn
99+ Stt Nhớ Nhà Cuộc Sống Lập Nghiệp Xa Nhà, Xa Quê Hương
Sinh ra ở quê nghèo, vì cuộc sống mỗi chúng ta phải rời xa quê hương, bố mẹ đi lập nghiệp phương xa. Dù buồn nhưng ai cũng muốn cuộc sống trở nên tốt đẹp, giàu có hơn. Những lúc ốm đau, bệnh tật chắc hẳn chúng ta thấy nhớ nhà, nhớ gia đình sâu sắc. Những STT nhớ nhà đi xa lập nghiệp sẽ phù hợp với tâm trạng của bạn.
Những STT nhớ nhà da diết
Khoảng cách địa lý, khoảng cách không gian luôn mang lại cho chúng ta tâm trạng buồn, đặc biệt là những dịp lễ Tết càng nhớ quê nhiều hơn. Với những dòng status nhớ nhà khi đi lập nghiệp, làm ăn xa sẽ đồng cảm cùng với bạn.
1.
Nhớ nhà giữa cuộc sống xô bồ nơi đất khách, nhớ khung cảnh sum hợp gia đình, nhớ bố mẹ cùng với mâm cơm đoàn tụ bên nhau. Nhớ lắm nhưng đành nuốt nước mắt vào trong.
2.
Xa nhà, ốm đau không biết dựa vào ai? Nhiều khi tủi thân nước mắt lăn dài trên má.
3.
Xã hội ngột ngạt và áp lực quá! Con muốn được về nhà, nằm ngủ trong vòng tay mẹ như đứa con nít. Con muốn mãi là một đứa trẻ mà thôi.
4.
Tự lập không phải điều dễ dàng, trưởng thành càng không? Áp lực cơm áo gạo tiền nhiều khi khiến cái đầu muốn nổ tung.
5.
Chịu đựng những tổn thương về tình cảm, tôi ao ước quay về ngôi nhà thân yêu với cha với mẹ và em.
6.
Từ bỏ tuổi thanh xuân bên bố mẹ với mong ước đổi đời. Nhưng mọi thứ thật khó khăn với con. Mệt mỏi.
7.
Dù có bao nhiêu khó khăn, vất vả nhưng chỉ cần nhắc đến “nhà” lòng cảm thấy bình yên và ấm áp lạ kỳ – Status hay về nhớ nhà.
8.
Nửa đêm thức giấc, khóc như đứa trẻ hư lạc đường trong đêm. Tay cầm lấy điện thoại, bấm gọi về nhà và khóc như một đứa con nít.
9.
Đi tìm đâu xa, nhà là nơi bình yên.
10.
Lời hứa cuối năm về thăm gia đình đã tan biến. Tiền không đủ, quá bận với công việc khiến tôi trở thành kẻ thất hứa với gia đình.
11.
Mỗi chúng ta không quan trọng với người khác nhưng với gia đình chúng ta là châu báu.
12.
Có những ngày thở thôi cũng đủ mệt, áp lực công việc, cuộc sống. Chỉ muốn quay về với gia đình thân yêu.
13.
Tôi chưa bao giờ hối hận khi đi làm xa nhà. Xa nhà còn giúp tôi nhận ra giá trị của gia đình của tình thân đáng giá đến nhường nào.
14.
Thành phố biết bao điều thú vị nhưng lòng tôi chỉ muốn về quê hương.
15.
Ở nơi đất khách quê người, tình cờ nghe giọng quê hương sao mà thân thương và đáng yêu quá.
16.
17.
Con nhớ nhà, nhớ bố nhớ mẹ, nhớ bữa cơm gia đình ấm áp. Những điều bình thường giản đơn nhưng sao quá xa xỉ đối với con lúc này.
18.
19.
Mẹ ơi! Thế giới này rộng lớn quá, con cảm thấy cô đơn và nhớ nhà quá. Thèm bữa cơm mẹ nấu, thèm cảm giác cả nhà bên nhau.
20.
Giả vờ cứng rắn nhưng thật ra con rất nhớ nhà. Phải mạnh mẽ, thời gian trở về nhà sắp đến rồi.
21.
Hạnh phúc giản đơn thôi, được ngồi ăn cơm cùng bố mẹ, nhìn nụ cười tươi tắn của các thành viên trong gia đình.
22.
Mỗi năm xa quê, tôi càng thấy xót xa khi nhìn thấy những sợi tóc bạc ngày càng nhiều trên tóc mẹ, những nếp nhăn trên khuôn mặt cha.
23.
Xa nhà giúp chúng ta trưởng thành? Biết yêu thương gia đình, bố mẹ, anh em? Những điều giản đơn nhưng quan trọng và giá trị.
24.
Chúng ta có hàng vạn chỗ để đi nhưng chỉ có 1 nơi để về đó là gia đình.
25.
Con đường tự lập luôn thử thách, muốn trưởng thành trước tiên phải vượt qua được nỗi nhớ nhà, nhớ quê.
26.
Cơm ngoài khổ lắm mẹ ơi, không như cơm mẹ ngon thật là ngon.
27.
Xuân về, nhìn cảnh gia đình người ta sum họp vui vẻ mà chạnh lòng. Nhưng biết làm sao được, tôi xa nhà xa quê hương.
28.
Thời gian thành đạt của con cái phải nhanh hơn thời gian già đi của bố mẹ. Bởi vậy, phải cố gắng nhiều hơn mỗi ngày.
29.
Đứng giữa thành phố rộng lớn, lòng bỗng thấy cô đơn! Nhớ miền quê nhỏ, căn nhà nhỏ với bố mẹ và em.
30.
Tiền bạc, tài sản cũng không đáng giá bằng gia đình, dù đi bốn phương trời cũng chỉ mong về nhà, về quê hương thân yêu.
31.
Bật khóc giữa chốn đô thành nhộn nhịp vì cảm thấy quá cô đơn, lạc lõng. Không người thân, mỗi ta với ta.
32.
Xa nhà càng giúp ta cảm thấy trân trọng tình nghĩa bạn bè, tình cảm gia đình. Khi mọi thứ đều nhỏ nhen ích kỉ, tính toán mới cảm thấy yêu hơn hết tình cảm bố mẹ dành cho mình.
33.
Nhiều khi ở nhà cảm thấy khung cảnh gia đình rất bình thường nhưng đi xa chỉ thèm cảm giác đó một lần nữa.
34.
Nhớ những cánh diều bay trên cao, nhớ những ruộng lúa bạt ngàn, nhớ khung cảnh mẹ già nấu ăn trong bếp, mùi khói bếp như cay cay khóe mắt.
35.
Đánh đổi những năm tháng tuổi trẻ bằng những chuyến đi xa, đi thật xa để trở về và cảm thấy yêu gia đình hơn bao giờ hết.
36.
Bất cứ chuyện gì cũng gợi cảnh nhớ nhà, học mệt mỏi, đi làm mệt mỏi, đau ốm không người bên cạnh.
37.
Bố mẹ không cần nhiều tiền bạc chỉ cần con cái sum vầy dịp lễ Tết, họ đã cảm thấy mãn nguyện.
38.
Có những ngày áp lực chỉ muốn từ bỏ mọi thứ trở về với mẹ.
39.
Phía trước là thử thách, khó khăn nhưng phía sau chúng ta luôn là gia đình.
40.
Mỗi lần quay về cứ muốn ở mãi, chẳng muốn rời xa nơi này.
STT cuộc sống xa quê nhớ nhà
Xa mảnh đất mình sinh ra, lớn lên cảm giác này chúng ta từng trải nghiệm. Chỉ khi nào trải qua chúng ta mới nhận ra những giá trị của tình thân, tình cảm gia đình thật đáng quý biết bao. NEU sẽ chuyển tải đến các bạn những cap xa nhà cảm động của sinh viên và người lao động.
41.
Xa nhà một thân một mình phải tự lo tất cả, cuộc sống đó khiến chúng ta trưởng thành và biết yêu những người thân yêu.
42.
Lúc ăn cơm bình dân bạn chỉ muốn bỏ hết mọi thứ về nhà để được ăn những món ăn do chính mẹ nấu.
43.
Đêm khuya rồi, mẹ ngủ chưa?? Khá lâu rồi còn chưa về, chưa ăn cơm mẹ nấu. Cuộc sống bên ngoài bon chen mệt mỏi lắm mẹ ak.
44.
Đi tìm hạnh phúc nơi nào xa xôi, quay về nhà có mâm cơm, vòng tay mẹ đó chính là hạnh phúc.
45.
46.
Có những ngày cảm thấy cả người bất lực, không muốn làm gì chỉ muốn chơi. Muốn về nhà gặp bố mẹ, chơi game thật thoải mái, không suy tư, muộn phiền.
47.
Cuộc sống xa nhà như một thử thách để trưởng thành, mỗi ngày là những trải nghiệm mới.
48.
Chúng ta có thể quên lời hứa về nhà nhưng bố mẹ thì nhớ. Bố mẹ không cần chúng ta đỡ đần chỉ cần nhìn thấy cho vui cửa vui nhà.
49.
Tuổi trẻ bỏ thời gian kiếm tiền, những mối quan hệ ngày càng lạnh nhạt và tôi trở thành người cô đơn lúc nào chẳng hay.
50.
Nhớ nhà, nhớ bố mẹ, nhớ thằng em. Cứ thế nước mắt chan cơm nơi xứ người.
51.
Có những ngày thật sự áp lực chỉ muốn từ bỏ công việc và mọi thứ để về nhà. Nơi đó có bố có mẹ.
52.
Bất giác đi trên đường bắt gặp những cảnh đoàn tụ, gia đình quay quần bên nhau mà nước mắt tôi tuôn rơi.
53.
Ai từng xa quê, xa nhà sẽ thấm thía cái cảnh ăn cơm một mình, ốm đau tự lo.
54.
Phía trước là khó khăn, chông gai nhưng đằng sau là gia đình. Đừng từ bỏ khi còn có thể cố gắng.
55.
Có rất nhiều cách để quên đi nỗi nhớ nhà, vùi đầu vào học tập, làm việc quên thời gian.
56.
Con đường tự lập luôn đầy gian nan, con đã dần hiểu giá trị của đồng tiền và công sức của bố mẹ nuôi dạy con nên người.
57.
Con nhớ nhà, nhớ bố mẹ lắm chứ. Nhưng biết làm sao, con chưa thể về nhà? Bởi vì cuộc sống mưu sinh.
58.
Con biết nhiều khi bố mẹ không cần tiền bạc, không cần quà cáp chỉ cần nhìn thấy con cái sum họp là mãn nguyện lắm rồi.
59.
Đánh đổi cả tuổi thanh xuân để tìm kiếm sự giàu sang, giúp bố mẹ có cuộc sống tốt đẹp hơn.
60.
Có xa nhà, trải qua ngày tháng cô đơn lạc lõng nơi đất khách mới cảm nhận thế nào là nỗi nhớ nhà, nhớ quê. Từ đó nỗ lực gấp nhiều lần để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
STT tết xa nhà
Người ta nói ngày xuân – ngày Tết là thời gian đoàn tụ của các thành viên nhưng vì nhiều nguyên nhân khiến chúng ta phải xa nhà. Những tus nhớ nhà rất hay và sâu sắc chúng ta nên đọc để thấu hiểu giá trị cao quý của sự đoàn viên và tình cảm gia đình.
61.
Con nhớ nhà, nhớ gia đình nhiều lắm. Nhưng con xin lỗi con không thể về. Giao thừa đoàn tụ con xin hẹn năm sau.
62.
Cái Tết đầu tiên xa bố mẹ, xa gia đình, buồn nhiều lắm, khóc nhiều lắm nhưng tự nhủ bản bản thân phải cố gắng vì tương lai.
63.
Khi xa nhà, rời xa vòng tay lo lắng của cha mẹ. Những ốm đau bất chợt lòng cảm thấy tủi thân vô cùng.
64.
Dạo bước trên phố nghe người ta mở bài Happy New Year của Abba, lòng cảm thấy chộn rộn nhớ nhà nhưng xuân này con không về.
65.
Nhớ vườn đào, vườn quất rực rỡ nối đuôi nhau con đường quốc lộ, nhớ khung cảnh chiều 30 Tết cả nhà đoàn tụ bên nhau.
66.
Càng gần Tết tôi càng thấy cô đơn, tủi thân. Xuân về với biết bao áp lực căng thẳng không chỉ trong công việc mà còn là tài chính.
67.
Tết năm nay con không về nhà, không thể chúc sức khỏe bố mẹ. Dù ở phương xa, trái tim con luôn hướng về quê hương, gia đình.
68.
Nhớ nhà, nhớ những món ăn mẹ thường nấu. Đi học xa nhà được và mất nhiều lắm nhưng thấu hiểu những vất vả của bố mẹ khi nuôi tôi khôn lớn.
69.
Nhìn dòng người đổ về quê ăn Tết mà cảm thấy chạnh lòng. Thêm một mùa xuân con không về với gia đình.
70.
Đi qua những tổn thương, vấp ngã trong cuộc sống, tôi càng yêu và trân trọng những giá trị của tình cảm gia đình.
71.
Kí túc xá trở thành nơi tụ tập của những đứa sinh viên xa nhà. Tết không về buồn lắm chứ!
72.
Mỗi độ xuân về tôi lại nhớ về ngày xưa khi cuộc sống khó khăn nhưng bố vẫn vất vả ngày đêm lo cho chúng tôi tấm áo mới bằng bạn bằng bè.
73.
Nhớ nhà thì sao? Để trưởng thành cần phải vượt qua hết những khó khăn, chông gai.
74.
Nhớ lắm khung cảnh 27 tháng Chạp cả nhà sửa soạn gói bánh chưng, mỗi người một việc, tuy bận rộn nhưng lúc nào nụ cười cũng nở trên môi.
75.
Tết thành phố buồn lắm, làm sao ấm áp, vui vẻ như ở quê? Có bố có mẹ bên nhau chờ xuân đến.
Những câu nói hay về cuộc sống xa nhà
Quê hương luôn trong tim mỗi người, những khung cảnh quen thuộc, êm đềm của tuổi thơ tình yêu thương ấm áp bố mẹ…tất cả đều khiến chúng ta nghẹn ngào khi ở phương xa. Nỗi nhớ đó sẽ được gửi gắm trong những stt nhớ quê dành cho những người con đất Việt đang học tập, làm việc xa nhà.
80.
Dù có ăn sơn hào hải vị nhưng con lại thèm bát canh rau muống mẹ nấu. Không có món ăn nào ngon hơn bữa cơm gia đình, không có nơi ấm áp như vòng tay của mẹ.
81.
Bỗng nhớ nhà khi vật lộn với cuộc sống bộn bề, đối mặt với những khó khăn nơi đất khách, nhớ về nơi thân yêu có bố mẹ, có khung cảnh quê nhà thân thương.
82.
Xa nhà chúng ta phải biết tự đứng dậy khi vấp ngã. Đủ mạnh mẽ vượt qua chông gai, không bao giờ đầu hàng trước nghịch cảnh.
83.
Đối mặt với những sự nhỏ nhen ích kỉ của người đời, tôi mới trân quý giờ phút bên gia đình. Nơi ấm áp và tràn ngập tình thương.
84.
Mỗi năm về quê, tôi xót xa, muộn phiền khi nhìn thấy mái tóc bạc ngày càng nhiều của cha, nếp nhăn trên gương mặt mẹ.
85.
Xa nhà là thử thách để trưởng thành. Cuộc sống xa nhà cám dỗ nhưng sẽ giúp chúng ta khôn lớn theo thời gian.
86.
Trong cuộc sống, chúng ta thường dễ cảm kích khi người xung quanh đối xử tốt với mình nhưng xem sự hi sinh bố mẹ là chuyện đương nhiên.
87.
Gia đình sẵn sàng bao dung cho con dù con có xấu xa đến đâu. Nơi chào đón con về dù có có ở phương trời nào.
88.
Trên đời này chỉ có gia đình yêu thương vô điều kiện với con cái, đừng mãi kiếm tiềm mà quên ngày Tết đoàn viên.
89.
Nhà là nơi để về, về chỉ muốn ở mãi, lưu luyến không nỡ rời xa.
90
Cuộc sống thành phố mọi thứ đều cần tiền, đâu như mâm cơm của mẹ chỉ việc ngồi ăn.
91.
Đi xa nhà rồi mới thấy thấm thía trân trọng hai chữ “gia đình”.
92.
Có tiền người ta thường gặp bạn bè. Hết tiền quay về gia đình.
Khi vui đi chơi với người yêu, khi buồn quay về nhà.
Gia đình là nơi chứa đựng mọi buồn vui của mỗi người.
93.
Làm về khuya, trọ đóng cửa, bạn bè cũng không, lục tung danh bạ chỉ thấy số của bố mẹ. Cảm thấy nhớ nhà khủng khiếp.
94.
Mọi khó khăn mà cuộc sống xa gia đình mang lại nếu không đủ cứng rắn và bản bĩnh dễ dễ bị gục ngã.
95.
Tự lập sẽ mạnh mẽ và cứng cáp vì không ai khác có thể bảo vệ và mang lại niềm vui cho chính bạn.
96.
Tự lập sẽ mạnh mẽ và cứng cáp vì không ai khác có thể bảo vệ và mang lại niềm vui cho chính bạn.
97.
Nếu muốn từ bỏ vì một phút yếu lòng hãy nhớ về ba mẹ vất vả nuôi dưỡng bạn như thế nào?
98.
Sống xa nhà lúc nào cũng phải nhắc nhở bản thân kiên cường và mạnh mẽ.
99.
Gia đình là số 1, kiếm tiền là ưu tiên số 2 còn tình yêu có hay không cũng chẳng sao.
🌟🌟 STT Về Mẹ, Những Câu Nói Hay Về Mẹ Cảm Động Rơi Nước Mắt
Stt Nhớ Nhà Hay Nhưng Buồn Nhất Cho Người Xa Quê Hương Ngày Tết
Alohal.com – Tổng Hợp chia sẻ và tài về những câu nói hay, những STT nhớ nhà hay nhưng buồn nhất cho người xa quê hương, xa xứ trên đất khách quê người, vào dịp cuối năm là lúc họ cảm thấy nhớ quê nhớ anh chị ba mẹ những đứa em thơ, nhớ cánh đồng lúa chín, nhớ bữa cơm ấm cúng gia đình,… Vào mỗi dịp năm mới tết đến nhất là lúc này, tết 2016 sắp đến rồi mọi người ơi!
3. Ở SG, người ta vội vã đến mức đi uống ly cà phê 65 ngàn với bạn bè mà quên đi buổi cơm tối,… …Mẹ từng nói “ráng vài ngày, Mẹ cố gom tiền tháng này rồi đưa con đóng tiền học”
6. Mẹ hiền ơi con chợt nhớ quê mình! Khói lam chiều giàn mướp lá lên xanh Con bướm nhỏ mái đình xưa nhớ quá!…
8. Hồi bé -1 sợi tóc bạc -2 sợi tóc bạc -3 sợi tóc bạc… Con ước mình sẽ nhổ được thật nhiều sợi tóc bạc …để nhận được vài ngàn lẻ từ ba mẹ
Bây giờ, -10 sợi tóc bạc -20 sợi tóc bạc -30 sợi tóc bạc… Con ước mình chẳng nhổ được sợi nào . . .Để biết ba mẹ vẫn còn bên con
9. Đêm nay tôi bước vội khỏi nhà Đến nhà ga, xếp hàng, mua vé Lần đầu tiên trong nghìn năm Có lẽ… “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Vé hạng trung” Người bán vé hững hờ Khe khẽ đáp… …”Hôm nay hết vé”
11. “Không có người mẹ nào là hoàn hảo.. Nhưng sẽ luôn có những người mẹ yêu thương con mình 1 cách hoàn hảo nhất…” Nhấc điện thoại lên và gọi về cho Mẹ mình bạn nhé !
12. Hôm nay…anh đã bao lần dừng lại trên phố quen ngả nón đứng chào xe tang qua phố ai mất mẹ? sao lòng anh hoảng sợ tiếng khóc kia bao lâu nữa của mình?
13. Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?
“Hãy yêu khi mẹ còn biết Đừng chờ đến lúc mẹ ra đi Ghi lời yêu quý lên bia đá Đá vô tri nào có nghĩa gì”.
14. Khi xa mẹ tuổi thơ như mất đi Nỗi bơ vơ như dài bằng thế kỷ Giấc mơ con sao chứa đầy mộng mị Trái tim non tơi tả giữa đường đi…
stt nhớ, nhớ nhà, stt moi nhat, nhung bai tho noi ve que huong, stt lạ, bai tho noi nho, stt mới, cac bai tho hay nhat, stt lao, nhung cau tho ve que huong, người việt xa xứ, nhung cau tho noi ve que huong, câu nói hay về quê hương, tet nho nha, cac bai tho ve que huong, bai tho noi ve que huong, thơ nhớ, cau tho ve que huong, tho ve ho chi minh, những bài viết hay về quê hương, nhung bai tho hay nhat moi thoi dai, bai tho ve ho chi minh.
Alohal.com Tổng hợp những câu nói hay, những stt hay thâm thúy, những lời hay ý đẹp, những status cho facebook, zalo hay nhất, hướng dẫn cách nấu ăn,… Cung cấp kho hình nền avatar full HD, hình ảnh ca sĩ, diễn viên, các loài vật hoang dã hình xăm trên cơ thể con người, Cung cấp quần áo trẻ em giá sỉ, Tổng hợp sưu tầm các câu nói hay ý nghĩa, buồn tâm trạng trong tình yêu và cuộc sống đôi lứa bạn bè, cha mẹ người thân trong gia đình, mang một ý nghĩa nhân văn đầy sâu sắc, Hướng dẫn cách làm những món ăn ngon,…
Bình Luận
Bình luận
Cập nhật thông tin chi tiết về Tình Quê Hương Thanh Hóa Trong Tâm Thức Người Xa Quê trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!