Bạn đang xem bài viết Tình Yêu Biển Đảo Quê Hương được cập nhật mới nhất trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
“Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình bằng tiếng sóng Hoàng Sa, Trường Sa dội vào ghềnh đá”. Có thể nói, từ bao đời nay biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt không thể tách rời trong tim mỗi người dân đất Việt. Biển đảo chính là một món quà vô giá mà thiên nhiên ưu đãi, lịch sử hào hùng trao tặng chúng ta. Chính trên vùng mênh mông đại dương bao la, nơi cột mốc chủ quyền sừng sững như chứng nhân của lịch sử đầy “máu và hoa” , luôn có những con người vẫn ngày đêm canh giữ cho quê hương giấc ngủ yên bình. Chính tại nơi đầu sóng ngọn gió luôn có lá cờ Tổ quốc tung bay đó là nơi những trái tim đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, của đông đảo các thế hệ Việt Nam hướng về với lòng thành kính, yêu thương và biết ơn vô hạn. Vì một lý do rất đơn giản: Đây là quê hương chúng ta.
Thế hệ trẻ chúng tôi được may mắn sinh ra trên đất nước bình yên, sạch bóng quân thù, được tự hào về những trang sử vàng quá khứ hào hùng, bi tráng, được hưởng một niềm ưu ái “Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường/ Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ” (Đỗ Trung Quân). Chúng tôi được lắng nghe lời non sông vọng về qua những trang sách: “Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, cong hình chữ S, chạy từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) ở phía Bắc đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) ở phía Tây Nam… Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa). Theo quan niệm mới về chủ quyền quốc gia thì vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông. Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo, thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo”. (trích SGK Địa lý lớp 12)
Qua các bài học lịch sử, địa lí hàng ngày, ý thức về độc lập, chủ quyền và tự hào dân tộc lớn dần lên trong mỗi học sinh. Biển đảo là một phần máu thịt của Tổ quốc, vì vậy có muôn vàn trái tim ngày đêm hướng về biển đảo, dành tình yêu cho những người lính biển cùng các chiến sĩ, các lực lượng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà. Người dân Việt Nam đều hướng về biển bằng một tình yêu chung thủy. Đó là niềm tự hào, say mê trước vẻ đẹp của những bãi cát dài, làn sóng biếc, vịnh đảo nên thơ. Biển đẹp dịu dàng như từng lớp sóng âm thầm xô bờ đến khi sóng bào mòn đá lúc nào không hay. Chúng tôi cảm ơn thiên nhiên ưu ái đã ban tặng nơi đây một nét diễm lệ, giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Ngư trường rộng lớn, nguồn nhiên liệu dưới lòng biển nhiều, phong cảnh đẹp, con người hòa đồng,… đem đến cho ta nguồn lợi rất lớn. Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo đang ngày đêm đón những lượt tàu ra biển để hồi tưởng lại một thời huy hoàng cũng chính là một thắng cảnh đẹp của biển đảo quê hương. Đặc sản tỏi Lý Sơn- thứ quà quí kết tinh tinh hoa đất trời và sự cần cù, chịu khó của con người lao động đang dần vượt ngàn hải lý, xuất khẩu tới những đất nước xa xôi, khẳng định thương hiệu hàng Việt trên trường quốc tế. Hơn hết, “Trường Sa-Hoàng Sa là của Việt Nam”- là dáng hình xứ sở. Những người dân bám đất, bám đảo, chống chọi với cuộc sống khắc nghiệt, thiếu thốn lắm nhưng hạnh phúc nhiều với suy nghĩ:”Đảo là nhà, biển cả là quê hương”. Tôi cảm phục trước những bức tượng đài sống của những người chiến sĩ hải quân, đầu đội mũ, tay vác súng đứng canh giữ biển. Giữ đảo chính là đang bảo vệ quê hương mình. Mang trên vai trọng trách bảo vệ quê hương đất nước chính là niềm tự hào của các chiến sĩ hải quân. . Bác Hồ đã từng căn dặn : “Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay ta có ngày,có trời, có biển. Bờ biển nước ta dài, tươi đẹp.Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”. Mỗi người thể hiện tình yêu nước, yêu biển – đảo khác nhau nhưng với tất cả đều thể hiện tình cảm mãnh liệt ấy bằng nhiệt huyết của trái tim và lòng nhân ái. Hãy yêu nước bằng một trái tim nóng, cái đầu lạnh và những hành động thực tiễn góp phần bảo vệ biển đảo như: Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc để tìm ra phương thức bảo vệ chủ quyền một cách hữu hiệu; Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc; Tích cực học tập kiến thức quốc phòng, an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng; Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.
Học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam thường xuyên được giáo dục ý thức bảo vệ biển đảo của tổ quốc. Chúng tôi đã có rất nhiều hoạt động sinh động hướng về biển đảo. Ngày 19/05/2014, các học sinh lớp 12 trước khi ra trường đã tổ chức xếp thành hình bản đồ Việt Nam với những lá cờ đỏ sao vàng trên tay nhuộm đỏ khu vực chính của sân trường.
Học sinh Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam xếp hình tổ quốc
Ngay sau hoạt động xếp hình đất nước, các thầy cô giáo cùng các học sinh của Ams đã tổ chức hoạt động quyên góp với thông điệp “Quyết tâm sẵn sàng vì biển đảo thân yêu của Tổ quốc”.
Hoạt động từ thiện từ ngày 2/4-3/4/2016 vừa qua tại đảo Vạn Gia – đảo tiền tiêu của Tổ quốc, các thầy cô giáo trường HN-Ams đã trao quà cho các hộ dân nghèo, học sinh khó khăn, giao lưu với đồn biên phòng trên xã đảo là hoạt động thường niên ý nghĩa, góp phần chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, mang lại những niềm vui, hi vọng cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa có nhiều thiếu thốn trong học tập và điều kiện sống và bà con nghèo trên xã đảo.
Những chuyến đi như thế này không chỉ là sự kiện hưởng ứng lời kêu gọi của Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội về hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, mà cũng thể hiện tình yêu, nhiệt huyết và hành động thiết thực của thầy trò THPT Chuyên Hà Nội- Amsterdam, chúng tôi luôn hướng về biển đảo quê hương với nhận thức đúng đắn và tình cảm chân thành.
Là một học sinh trường Ams, bạn và tôi- chúng ta hãy trở thành một tuyên truyền viên giúp mọi người cùng hiểu, cùng nhau giữ gìn biển đảo biên cương của Tổ quốc. Những Amsers trẻ hãy cống hiến nhiệt tình, sáng tạo góp phần để Việt Nam trở thành quốc gia “mạnh về biển và giàu lên từ biển”.
Nguồn bài viết:
WEBSITE Trường THPT Chuyên Hà Nội-AMSTERDAM
Tình Quê Hương Thanh Hóa Trong Tâm Thức Người Xa Quê
Tình quê hương Thanh Hóa trong tâm thức người xa quê
Mảnh đất xứ Thanh là một trong những chiếc nôi văn minh của loài người, Thanh Hóa có núi, có sông, có đồng bằng, có biển, ngay từ buổi đầu sơ khai con người đã tìm đến đây chọn mảnh đất này làm nơi sinh tồn và phát triển (hang Con Moong, di tích núi Đọ thời kỳ đồ đá, làng cổ Đông Sơn đã có từ 2.500 năm,…).
Ban liên lạc Hội đồng hương văn nghệ sĩ – nhà báo xứ Thanh tại Hà Nội trao tặng tác phẩm “Với quê Thanh” cho đại diện lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa năm 2019. Ảnh: Đoàn Dũng
Trong quá trình quần cư hình thành nên các tộc người ứng với từng vùng địa lý khác nhau tạo nên những nét văn hóa khác nhau. Bắt đầu, từ việc trú ngụ để chống chọi với thiên nhiên, rồi đến cái ăn để sinh tồn, đến cái mặc, đến cách tạo ra công cụ sản xuất, tạo ra những lề thói, hương ước… Núi sông trời đất xứ Thanh có đầy đủ mọi yếu tố nhân hòa để quyến rũ, mời gọi, tụ hội, phục vụ cho quá trình phát triển đó và để rồi mỗi khi phải xa nó (vì một lý do nào đó), miền đất này luôn thôi thúc mỗi người tìm về như một niềm tri ân, một sự phụng sự…
Bắt đầu từ vị trí địa lý, con người Thanh Hóa, sách Đại Nam nhất thống chí viết: “Mặt Đông trông ra biển lớn, mặt Tây khống chế rừng dài. Bảo Sơn Châu (hoặc Sơn Thù) chặn hiểm ở phía Nam (tục gọi là Eo Ống), giáp huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, núi Tam Điệp giăng ngang phía Bắc. Ở trong thì sông Mã, sông Lương, sông Ngọc Giáp hợp nhau; ở ngoài thì núi Chiếc Đũa, núi Biện Sơn che chở. Thực là một trọng trấn có hình thế tốt”. Có thể nói Thanh Hóa là nơi giao nhau giữa Bắc bộ và Bắc Trung bộ, được xem như là yết hầu của nước Nam nơi cõi Bắc. Cũng chính nơi đây thế đất và trời giao hòa cùng núi sông, là nơi trăm nẻo tụ về huyệt mạch, tạo nên sự đa dạng sắc thái thiên nhiên, những thắng cảnh, những sản vật phong phú, cũng chính bắt đầu từ đó hình thành nét văn hóa ẩm thực tinh tế, từ những món ăn dân dã đến những sản vật dùng cho giới quyền quý, dùng để cung tiến vua.
Tôi chỉ lấy một ví dụ nhỏ về chiếc bánh “răng bừa” gói lá dong xanh, khi bóc ra dễ dàng thuận tiện, màu sắc mượt mà đẹp đẽ, ăn ngon hơn hẳn chiếc bánh gói bằng lá chuối khô buộc dây ở một số địa phương khác.
Mùa nào thức nấy, người xứ Thanh đãi khách bằng sản vật được thiên nhiên ban tặng. Cho dù đi xa muôn phương nhưng những người con xứ Thanh vẫn luôn nhớ và tự hào về phong vị xứ Thanh của mình và luôn coi nó như một giá trị để hướng về.
Hình thế xứ Thanh đắc địa như vậy, cũng từ đó mà hình thành nên tính cách, phong tục của người dân nơi đây. Trong An Nam chí lược của Lê Tắc trong phần Phong tục khen là: “Người sinh ra ở Giao Châu và Ái Châu thì rộng rãi, có mưu trí”. Còn trong Đại Nam nhất thống chí thì bình rằng: “Sĩ tử thích văn học, giữ khí tiết, nông dân chăm cày cấy, thợ thì có người đẽo đá là sở trường hơn cả, ít người buôn bán”.
Chính từ địa lợi, nhân hòa ấy, góp phần cho vùng đất Ái Châu trở thành nơi thiên thời cho việc xưng vương, dựng nước. Lê Hoàn tức vua Lê Đại Hành vốn quê xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa lên ngôi mở ra thời Tiền Lê (980 – 1009). Năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly thoán đoạt ngôi vị nhà Trần lập nhà Hồ với tên nước là Đại Ngu, kinh đô ở thành Tây Giai, tức Tây Đô của Thanh Hóa. Từ năm 1428 – 1789 là thời kỳ tồn tại của nhà Hậu Lê. Người sáng nghiệp nhà Hậu Lê là Lê Thái tổ (Lê Lợi) sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh (1416 – 1428). Ông quê ở xã Xuân Lam, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Triều đại cuối cùng của Việt Nam là nhà Nguyễn (1802 – 1945) do Nguyễn Ánh Gia Long hưng khởi, tổ tiên của ông là chúa Nguyễn Hoàng vốn bản quán ở Gia Miêu thuộc huyện Tống Sơn (xã Hà Long, huyện Hà Trung nay). Nhà Nguyễn với 13 đời vua, bắt đầu từ vua Gia Long (1802 – 1820) cho đến vua Bảo Đại (1926 – 1945).
Trong lịch sử nước Nam ta, ghi nhận chính thức có hai dòng chúa là Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn. Cả hai dòng chúa đều phát tích từ xứ Thanh. Chúa Trịnh thời Vua Lê – Chúa Trịnh thế kỷ XVI – XVIII do Trịnh Kiểm lập nên. Ông vốn xuất thân nghèo nàn từ làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Chín đời chúa Nguyễn được lập nên sau thời Chúa Trịnh. Vào năm Mậu Ngọ (1558) bản quán ở Gia Miêu thuộc huyện Tống Sơn (Hà Trung ngày nay).
Thanh Hóa là vùng đất hiếu học, người Thanh Hóa có quyền tự hào vì là nơi đã sinh ra nhiều vị đại khoa, nhân tài cho đất nước. Năm 784, khi nhà nước chưa có độc lập, hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục quê ở thôn Cẩm Cầu, xã Sơn Ôi, nay là thôn Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, Thanh Hóa đã sang tận kinh đô nhà Đường để ứng thí. Và rất tự hào, người em là Khương Công Phục đỗ Tiến sĩ, anh là Khương Công Phụ đỗ Đệ nhất giáp Đệ nhất danh (Trạng nguyên). Đây là vị Trạng nguyên đầu tiên của nước ta. Năm Bính Thìn (1736) đời Lê Ý tông, Trịnh Tuệ, người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc (nay là Vĩnh Lộc) đỗ Trạng nguyên. Từ thời Vua Lý Nhân tông (1075) đến khoa thi cuối cùng (1919) thời Vua Khải Định, trải qua 845 năm, Thanh Hóa góp cho đất nước 204 vị tiến sĩ, trong đó có 6 trạng nguyên, 8 bảng nhãn, 6 thám hoa. Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, Thanh Hóa có 10 vị làm quan tham tụng, tể tướng; 32 vị được phong thượng thư (tương đương bộ trưởng).
Trong thời kỳ hiện đại Thanh Hóa có tới hàng chục nghìn tiến sĩ, nhiều người là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Nổi bật là các vùng đất học Hoằng Hóa, Quảng Xương, Yên Định, Vĩnh Lộc, Nga Sơn…
Trở lại, câu chuyện người xa quê, vì một sự mưu sinh hay một lý do khách quan nào đó, họ đành phải để lại những kỷ niệm với bắp ngô, củ sắn lùi lúc đói, có khi là một đêm lỗi hẹn với một tình yêu tuổi học trò, một dòng sông ngụp lội, một mùa hội làng rộn rã ngày xuân, một lòng tự hào về truyền thống đã có từ ngàn xưa, một sự khác biệt giữa quê hương và nơi đất khách quê người…
Tình quê hương chan chứa còn được thể hiện trên từng câu thơ của những nhà thơ người Thanh Hóa:
Mới xa đã nhớ ruộng đồng
Thương con mà chẳng đành lòng ở lâu
Run run mẹ bước lên tàu
Vị bùn vẫn thoảng áo nâu quê nhà
(Mẹ ra Hà Nội – Lê Đình Cánh)
Hay tình cảm xa quê ấy được nhà thơ Lê Tuấn Lộc kết tinh thành bài thơ “Tôi người Xứ Thanh: “Kẻ sĩ xứ Thanh nhiều như lá trên Ngàn Nưa/ Anh hùng đông như kiến cỏ/ Vương triều bốn bể Đông Nam Bắc… đều có/ Hiền tài rải khắp năm châu”. Và hơn thế ông còn nhấn mạnh cái chất riêng quê mình với niềm tự hào: “Tôi người xứ Thanh/ Các con tôi đã khai sinh như thế/ Các cháu tôi mai sau vẫn khai sinh như thế/ Dù đi đâu về đâu”.
Nhà thơ Tô Nhuần, một người con sinh ra đất Quảng Thái, Quảng Xương có những dòng thơ thật cảm động trước thềm xuân với bài thơ “Con về ăn tết ở quê” như sau: Thắp nén nhang đón giao thừa nhẩm khấn/ Gọi tổ tiên về cùng thức thâu đêm”. Để rồi nhà thơ lại nhủ thầm rằng: “Mang quê nghèo ra tận đất Thăng Long”.
Còn nữa người quê Thanh xa quê nhớ Bác Hồ, mang cả tinh thần nhân dân quê hương. Ấy là nặng lòng, nhưng ấy là đoàn kết trong tâm thức và tư tưởng. Tiếng lòng của nhà thơ Nguyễn Ngọc Quế trong bài thơ “Thanh Hóa chúng con đây” thật đáng trọng biết bao:
Thanh Hóa chúng con đây
Thưa Bác!
Mảnh đất tỉnh Thanh xin dâng Người màu cờ đỏ
Là ước nguyện của đồng bào đồng chí
Thắp mặt trời hồng Việt Nam trong Lăng.
Tình cảm quê hương lại một lần nữa được khẳng định trong dịch giả, nhà thơ Lê Bá Thự khi đọc những câu thơ dằng dặc nỗi lòng trong tác phẩm “Nơi sông Mã, sông Chu”: “Người quê tôi dù có đi muôn ngả/ Nhớ sông Chu, sông Mã lại muốn về”. Nhà thơ Lê Văn Vọng khi đứng trước “Lam Kinh ngày trở lại” vẫn dặn lòng gốc rễ sinh thành: “Tôi của dòng Lê Tổ/ Nén hương dâng muộn mằn”. Còn nhà thơ Lê Quang Sinh lại viết trường ca “Xin làng trồng lại cây đa” để tha thiết với làng một ước nguyện rất nhân văn: “Xin làng trồng lại cây đa/ Thẳm xa gương mặt làng ta tụ về? Chắp tay trước núi sông kề/ Trăm năm nhân kiệt lại về địa linh”. Ấy là tâm thức của người xa quê, thấm nguồn cội trong từng thớ thịt để những người con quê Thanh chắt chiu mà nuôi lớn hồn mình, dù họ sinh sống ở những vùng đất muôn phương.
Và còn nhiều những nhà văn, nghệ sĩ, nhà báo xa quê nhưng tình quê thấm đầy trang viết, tay cọ, ống kính… không thể nói hết trong khuôn một bài viết nhỏ, đó là các nhà văn Lê Minh Khuê, Lê Ngọc Minh, Xuân Ba, Đặng Ái, Nguyễn Trường, Nguyễn Văn Hùng, nhà lý luận phê bình Đỗ Ngọc Yên, Nguyễn Thanh Tâm, nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo, NSNA Phạm Công Thắng, nhà thơ Anh Chi, Nguyễn Hiếu…
Thy Lan
54 Stt Hay Về Quê Hương, Status Nhớ Quê Hương Bình Yên
1. Quê hương là nơi chân ta có thể rời đi nhưng tim ta vẫn mãi ở đó.
2. Ăn cơm mẻ bát xứ người, vẫn còn canh cánh góc trời chân quê.
3. Ô hay mọi cái đều thay đổi, còn với non sông một chữ tình.
4. Cây có cội mới trổ cành xanh lá, nước có nguồn mới bủa khắp rạch sông.
5. Dù xa cách mấy trùng dương, ở đâu cũng có quê hương trong lòng.
6. Trăng đâu chẳng phải là trăng, mà sao vẫn nhớ vầng trăng quê nhà.
7. Cây có cọi mới trổ cành xanh lá, nước có nguồn mới bủa khắp rạch sông.
8. Ô hay mọi cái đều thay đổi, còn với non sông một chữ tình.
9. Thân cư hải ngoại, tâm tại cố hương.
10. Khi tóc bạc trên đầu trôi dạt mãi, cội nguồn ơi chiếc lá lại rơi về.
11. Muôn địa phương cũng chỉ là ga tạm, một Huế thôi nhớ mãi lại quay về.
12. Giọt sương trên cỏ hôm qua, giật mình chợt hỏi quê nhà ở đâu.
13. Không có mảnh đất nào êm dịu bằng quê cha đất tổ.
14. Quê hương là suối tóc huyền, là duyên nón là là thuyền nón ai.
15. Ra đi vọng lại cố hương, nhớ người yêu dấu vấn vương bao tình.
16. Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.
17. Người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về.
18. Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người.
19. Đêm náy gió lạnh trùng khơi, quê hương còn mãi những lời mẹ ru.
20. Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi.
21. Tình yêu gia đình là mầm mống của tình yêu quê hương và của nhân đức xã hội.
22. Trên đời này, ngoài gia đình, sẽ chẳng có ai sẵn sàng nhận trách nhiệm cho những sai lầm của bạn, rồi còn an ủi, vỗ về bạn.
23. Ăn cơm mẻ bát xứ người, vẫn còn canh cánh góc trời chân quê.
24. Ta đã xa bao nhiêu ngày chưa đủ, bao ngày dài vần vũ nhớ quê hương. Nơi quê nghèo bao nỗi nhớ niềm thương, của bao người luôn chờ mong ta đó.
25. Bạn có thể khiến mọi người rời bỏ quê hương họ, nhưng bạn không thể cướp mất quê hương trong trái tim họ.
26. Nhớ nhà là khi giữa cuộc sống bộn bề nơi giảng đường, những khó khăn mà ta gặp phải ở nơi đất khách, chúng ta chợt nhớ về những miền ký ức nào đó, đã xa lắm rồi, nơi ấy có tình yêu thương ấm áp của bố mẹ, có khung cảnh quen thuộc của quê hương, có những người bạn đã cùng chúng ta trải qua thời thơ ấu êm đềm.
27. Con người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về.
28. Một khi nhà nước hình thành, không còn có anh hùng nữa. Họ chỉ xuất hiện trong những điều kiện không có văn minh.
29. Trở về nhà, mảnh đất nơi tôi được sinh ra và nuôi lớn, trở về nhà để được nhìn thấy dáng mẹ và bóng cha, trở về nhà để được ngồi bên mâm cơm dù chỉ là những món ăn đơn giản nhưng đó là bữa cơm đầy ắp tiếng cười, đầy ắp tình yêu thương.
30. Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người.
31. Sông của quê hương sông của tuổi trẻ, sông của miền Nam đất việt thân yêu. Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu, khi mặt nước dập dềnh con cá nhảy.
32. Có những ngày con chỉ muốn gục ngã vì những khó khăn và sóng gió cuộc đời, bỗng thấy nhớ nhà đến chảy nước mắt, chỉ muốn bắt ngay chuyến xe đêm về nhà tìm chút yên bình.
33. Bạn không biết lúc bạn không ở nhà, bàn ăn của Bố Mẹ nó đơn giản như thế nào đâu.
34. Nhà là thế đấy chả cần cao sang, buồn thì chạy ra vườn rau hì hục cuốc cuốc, xới xới rồi nhổ mớ rau vào nấu, gà thì vào chuồng bắt mà thịt thôi…mọi thứ sạch, an toàn tuyệt đối luôn.
35. Nhớ nhà có đôi chút giống như cảm giác đắm chìm sau khi chia tay. Đôi khi bạn chỉ đau khổ và ăn quá nhiều kem trong vài ngày – nhưng sau đó bạn cần phải đứng dậy.
36. Một quốc gia thấy nó ưu việt hơn những quốc gia khác. Điều đó sản sinh ra lòng yêu nước và chiến tranh.
37. Nghĩa vụ của lòng ái quốc đối với bất cứ ai là nói dối vì đất nước của mình.
38. Yêu thương ba mẹ nhiều hơn nhé mọi người, cuối năm rồi, sắp được về quê thăm nhà rồi.
39. Lòng yêu nước là một động cơ chóng tàn hiếm khi sống lâu hơn mối đe dọa xã hội đã dựng nó dậy.
40. Tình yêu, việc làm, gia đình, tôn giáo, mỹ thuật, lòng ái quốc là những ngôn từ rỗng tuếch đối với kẻ đói ăn.
41. Đằng sau sự phục tùng tiêu cực. Người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến
42. Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì? Đó chính là lòng yêu nước
43. Nếu có một ngày, tôi có đủ khả năng cống hiến cho lợi ích công cộng của chúng ta, tôi cho rằng mình sẽ là người hạnh phúc nhất thế giới.
44. Tổ quốc quan trọng hơn sinh mệnh, là cha mẹ của chúng ta, là đất đai của chúng ta.
45. Dù tôi không làm gì cũng luôn nghĩ, nếu tinh thần và sức lực cho phép, tôi chỉ muốn phục vụ cho tổ quốc mình trước tiên.
46. Vinh dự lớn nhất là được bảo vệ Tổ quốc.
47. Chỉ có một việc quan trọng nhất là yêu nhân dân, yêu tổ quốc, dùng trí óc và linh hồn để phục vụ.
48. Cuộc sống không phải là tất cả. Còn cần biết sống một cuộc đời không phải vì mình, mà vì mọi người, vì Tổ quốc.
49. Tôi chỉ nuối tiếc một điều: Tôi chỉ có một sinh mệnh hy sinh vì tổ quốc.
50. Không có ai yêu đất nước mình vì lãnh thổ lớn hay nhỏ hoặc vì sức nước mạnh hay yếu. Mọi người yêu nó vì nó là tổ quốc của mình.
51. Kẻ phản bội tổ quốc, đầu hàng ngoại bang, vừa không được sự tôn trọng của ngoại bang, vừa bị sự khinh miệt của đồng bào.
52. Xa nhà, ta biết trân trọng hơn tình đồng hương, tình nghĩa bạn bè. Phải sống ở một nơi xa lạ thì mới cảm nhận hết niềm hạnh phúc khi bắt gặp một giọng nói quen thuộc của quê ta, mới thấu hiểu được hơi ấm của bạn bè khi không có gia đình bên cạnh.
53. Xa nhà cũng là một thử thách, có phải không? Cuộc sống xa nhà sẽ dạy chúng ta nhiều thứ. Để mỗi chúng ta nhận ra rằng: người ta xa là để lớn, xa là để trưởng thành hơn.
54. Ta lại về cánh đồng lúa hăng say, cùng năm tháng ngất ngây trong mùa vụ.
55. Gia đình là nơi sẵn sàng bao dung cho mọi tật xấu, mọi điểm không tốt của bạn, nhưng luôn hy vọng bạn có thể trở nên tốt hơn.
Top Những Câu Danh Ngôn Tình Yêu Quê Hương Sâu Lắng Lòng Người
Chào mừng bạn đọc quay trở lại với Lời hay ý đẹp website, bài này chúng ta cùng nhau chia sẻ một tí về những câu danh ngôn tình yêu quê hương sâu lắng lòng người. Mời bạn đọc cùng xem trực tiếp bên dưới những câu được chọn lọc kỹ nhất bởi Lời hay ý đẹp team.
Những câu nói hay về quê hương đậm đà tình yêu thương
1. Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.
2. Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người
3. Ra đi vọng lại cố hương, nhớ người yêu dấu vấn vương bao tình.
4. Thân cư hải ngoại Tâm tại cố hương.
Câu nói này thể hiện tấm lòng nhớ nhung quê hương đất nước của những người xa xứ. Thân ở đất ngoại, nhưng lòng thì vẫn mãi hướng về quê cha đất tổ.
5. Cây có cọi mới trổ cành xanh lá Nước có nguồn mới bủa khắp rạch sông.
Câu nói thể hiện sự quan trọng của cội nguộn quê hương. Cây có cội, nước có nguồn – đây là chân lý, là đạo đức mà ai ai trên đời này cũng phải ghi nhớ. Với mỗi chúng ta, quê hương và gia đình luôn là điều quan trọng và là niềm tin của mỗi người.
6. Trăng đâu chẳng phải là trăng Mà sao vẫn nhớ vầng trăng quê nhà.
Có những người, dù đi đến đâu, thì lòng yêu quê hương đất nước vẫn vô cùng sâu sắc. Mỗi con người, mỗi phong cảnh thiên nhiên ở quê nhà đều ghi tạc trong lòng người. Mỗi lần nhìn cảnh vật đều có thể nhắc nhớ đến cảnh vật quê hương.
7. Ra đi cánh gió phương trời lạ Vẫn nhớ non sông một mái nhà.
Đây là câu nói thể hiện nỗi niềm của người xa quê nhớ về quê nhà mình. Dù đi xa tới đâu, làm những gì, thì quê hương vẫn luôn là một nơi quan trọng mà ai cũng ghi nhớ và để sẵn trong lòng.
8. Nếu có một ngày, tôi có đủ khả năng cống hiến cho lợi ích công cộng của chúng ta, tôi cho rằng mình sẽ là người hạnh phúc nhất thế giới. Ingres (Pháp)
Có những người, đem cả lòng mình, hết sức lực của mình vì sự phát triển của cộng đồng. Họ coi đây là nhiệm vụ của bản thân, là sự hi sinh tuyệt vời nhất của bản thân.
9. Tôi chỉ nuối tiếc một điều: tôi chỉ có một sinh mệnh hy sinh vì tổ quốc. Hal (Mỹ)
Có phải tôi đang luyến tiếc chăng, luyến tiếc vì sinh mệnh mình quá ngắn, không đủ dài để phục vụ tổ quốc. Luyến tiếc vì sinh mệnh chỉ có một, không thể được hi sinh thêm cho tổ quốc này.
10. Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Quê hương không phải chỉ là những điều lớn lao. Quê hương còn là nơi chứa đựng những kí ức nhỏ bé mà thân thương. Quê hương đôi lúc cũng chưa đựng cả những nỗi khổ cực vất vả ngày xưa. Tuy nhiên, dù thế nào, quê hương vẫn là nơi đẹp nhất của mỗi người.
Những câu nói hay về quê hương sâu lắng khi đọc
1. Khi tóc bạc trên đầu trôi dạt mãi, cội nguồn ơi chiếc lá lại rơi về.
2. Ô hay mọi cái đều thay đổi, còn với non sông một chữ tình.
3. Trăng đâu chẳng phải là trăng, mà sao vẫn nhớ vầng trăng quê nhà.
4. Dù xa cách mấy trùng dương, ở đâu cũng có quê hương trong lòng.
5. Quê hương là nơi chân ta có thể rời đi nhưng tim ta vẫn mãi ở đó.
6. Trở về nhà, mảnh đất nơi tôi được sinh ra và nuôi lớn, trở về nhà để được nhìn thấy dáng mẹ và bóng cha, trở về nhà để được ngồi bên mâm cơm dù chỉ là những món ăn đơn giản nhưng đó là bữa cơm đầy ắp tiếng cười, đầy ắp tình yêu thương.
7. Con người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về.
8. Bạn có thể khiến mọi người rời bỏ quê hương họ, nhưng bạn không thể cướp mất quê hương trong trái tim họ. – Dos Parsons
9. Ta đã xa bao nhiêu ngày chưa đủ, bao ngày dài vần vũ nhớ quê hương. Nơi quê nghèo bao nỗi nhớ niềm thương, của bao người luôn chờ mong ta đó.
10. Ăn cơm mẻ bát xứ người, vẫn còn canh cánh góc trời chân quê.
Không biết bạn đọc sau khi xem xong những câu nói hay này thì cảm nhận như thếnào ? Riêng mình cảm thấy một nỗi niềm chất chứa trong lòng, sự nhớ về quê hương tuổi thơ, nhớ về lúc nhỏ đi bộ đi học cắp sách tới trường, nhớ về con đường đất đầy cây xanh thơ mộng.
Tất cả giờ đây sẽ là những kỹ niệm đẹp mãi còn trong ký ức, cho dù cuộc sống mưu sinh đưa đẩy mình có đi đâu, trong lòng mình vẫn luôn nhớ về quê hương quê nhà, mong rằng sau này lớn tuổi sẽ được sinh sống trên mảnh đất ngày xưa này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tình Yêu Biển Đảo Quê Hương trên website Dtdecopark.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!