Ca Dao Tục Ngữ Về Đức Hi Sinh / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Dtdecopark.edu.vn

Ca Dao Tục Ngữ Về Đức Tính Trung Thực

Như các bạn đã biết thì ca dao tục ngữ là kho tàng quý báu của Việt Nam ta. Những câu ca dao tục ngữ hay luôn đọng lại trong mỗi người chúng ta một chút gì đó gọi là cảm nghĩ về nói. Xoay quanh bài viết này vforum sẽ đề cập đến những câuca dao tục ngữ hay nhất về đức tính trung thực. Sau đây hãy cùng vforum tìm hiểu nhé.

Trung thực là gì?

Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, thật thà dung cảm, sống ngay thẳng và luôn nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

Trung thực là đức tính rất cần thiết và quý báu của mỗi người. Sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá của bạn và sẽ giúp ích rất nhiều cho các mối quan hệ xã hội của bạn, đặc biệt là sẽ được mọi người tin yêu, quý mến và kính trọng

Những câu ca dao tục ngữ hay nhất về tính trung thực

TỤC NGỮ

1.

Cây ngay không sợ chết đứng

Câu tục ngữ trên là một câu tục ngữ rất nổi tiếng, nó có nghĩa là nếu như bạn không làm điều gì xấu xa thì cũng chẳng sợ điều gì cả, mặc cho ai muốn nghĩ sao thì nghĩ nhưng lương tâm của bạn tự biết đúng hay sai, sẽ không có gì có thể chi phối được lương tâm bạn.

2.

Của phi nghĩa có giàu đâu ,

Câu tục ngữ có ý nghĩa là đừng làm những việc xấu xa để kiếm tiền mà hãy làm những việc đúng với đạo lý, đúng với lương tâm của mình. Qua đó sẽ thể hiện được tính trung thực của bạn.

3.

Ở cho ngay thẳng giàu sau mới bền

Tức ý muốn nhắn nhủ các bạn nên sống ngay thẳng với lương tâm của mình, luôn làm điều tốt và giúp đỡ người xung quanh thì sau này chắc chắn bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng. Ngược lại nếu bạn làm những điều xấu xa thì chắc chắn rằng trước sau gì bạn cũng sẽ gặp quả báo.

4.

Thẳng mực thì đau lòng gỗ . Câu này có ý nghĩa là nếu như bạn xử sự 1 cách quá thẳng thắn thì sẽ gây đụng chạm và mích lòng nhiều người, tuy nhiên qua đó cho thấy bạn là một người trung thực không che giấu những điều xấu xa.

5.

Câu này có ý nghĩa rất hay, tức muốn nói những người thẳng thắn có sao nói vậy, không bao che cho điều xấu. Là người tốt và luôn góp ý cho những người xung quanh để người khác hiểu và cải thiện.

6.

Thuốc đắng giã tật Sự thật mất lòng Câu tục ngữ trên khá nổi tiếng, nó có ý nghĩa rất hay khi so sánh giữa thuốc đắng và sự thật, thuốc đắng thì uống mới mau hết bệnh, và sự thật thì đôi khi lại làm người khác không hài lòng. Tuy nhiên nó thể hiện rõ quan điểm của cá nhân bạn và thể hiện tính trung thực trong con người bạn

7.

Rất đơn giản, câu tục ngữ này có nghĩa ám chỉ một con người có tính thẳng thắng, trung thực và không lươn lẹo

8.

Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.

Đây là câu tục ngữ ca ngợi về tính thẳng thắng, trung thực. Sống ngay thẳng thì chẳng gì mà không vượt qua được.

9. Ý muốn nhắc nhở chúng ta “của” tức là tiền bạc hay vật chất mà chúng ta đem cho tặng thì không đáng là bao nhiêu, nhưng tình cảm thì chân thành và nặng tình nghĩa.

10.

Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng. Câu tục ngữ cho chúng ta thấy được tính trung thực được đề cao như thế nào trong cuộc sống thường ngày, chúng ta chỉ cần sống trung thực thì chắc rằng mọi điều tốt đẹp sẽ đến với chúng ta.

11.

Mất lòng trước, được lòng sau.

Câu nói trên có ý nghĩa là bạn nói thẳng, nói thật dễ làm mất lòng người nghe, nhưng khi hiểu ra vấn đề, người ta mới quý trọng những lời nói thẳng, nói thật ấy. CA DAO

1.

Người gian thì sợ người ngay. Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo.

Câu ca dao muốn ám chỉ những người làm điều xấu thì luôn sợ những người trung thực, và khuyên nhủ chúng ta nên sống trung thực để không phải gặp những hệ quả sau này.

2.

Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom.

Câu ca dao này khuyên nhủ chúng ta nên sống ngay thẳng, thẳng thắn, trung thực đừng nghe những lời xúi bậy từ những người xấu xa để sau này trở thành người thiếu trung thực sẽ bị mọi người khinh thường.

3.

Khôn ngoan chẳng lọ thật thà Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy.

Hai câu ca dao trên có ý nghĩa muốn nhẳn nhủ chúng hãy luôn sống ngay thẳng và trung thực luôn bảo vệ lẽ phải và tôn trọng sự thật.

4.

Bề ngoài thơn thớt nói cười Mà trong gian hiểm giết người không đao.

Câu ca dao muốn ám chỉ những người ở ngoài thì luôn tỏ vẻ ngay thẳng thật thà nhưng bên trong lại vô cùng nham hiểm và làm nhiều điều xấu xa

5.

Đời loạn mới biết tôi trung Tuế hàn mới biết bá tùng kiên tâm.

Hai câu ca dao trên được sáng tác theo chữ Hán là nhiều, và 2 câu thơ trên cho ta thấy được là dù cho có như thế nào thì cũng nên trung thực, thẳng thắn không vì những tác động tiêu cực mà lại dối gian.

6.

Nhà nghèo yêu kẻ thật thà Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần.

Hai câu ca dao trên muốn lên án những người làm lớn lòng dạ không ngay thẳng. Còn những người dân nghèo thì luôn luôn trung thực và tôn trọng lẽ phải.

7.

Những người tính nết thật thà Đi đâu cũng được người ta tin dùng.

Ý muốn nói những người tâm ngay thẳng, thật thà, trung thực thì sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và tin tưởng.

8.

Tu thân rồi mới tề gia Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai. Hai câu thơ trên cho ta thấy được tính trung thực của một người và mặc cho người khác nghĩ như thế nào thì vẫn sống ngay thẳng với lương tâm của chính mình.

9.

Đừng bảo rằng trời không tai Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi

Ý muốn lên án những người tung tin bịa đặt không đúng sự thật đối với người khác để làm việc gì đó có lợi cho bản thân mình. Trên đây là những câuca dao tục ngữ hay về tính trung thực, mong rằng bài viết này giúp độc giả của vforum sẽ có thêm nhiều kiến thức về các câu ca dao tục ngữ hay của Việt Nam ta

Ca Dao Tục Ngữ Về Rồng

Details Category: Kỹ năng mềm Published on Monday, 12 February 2023 02:12 Written by cudinhlang Hits: 5233

Rồng trong thành ngữ và tục ngữ Việt NamRồng lúc to lúc nhỏLớn thì đào sơn đảo hải – nhỏ ẩn tích tàn hình

Đa mưu túc trí muôn đời thịnh Hữu dũng vô mưu vạn đời suy Ghen ăn tức ở muôn đời nát Khiêm tốn nhường nhịn vạn kiếp sang.

Là con vật huyện thoại nhưng phổ biến, vừa cao quý, độc đáo, diệu kỳ lại vừa thân quen, gần gũi và giàu ý nghĩa biểu tượng, rồng (long) được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ rộng rãi mà thâm thúy của người Việt Nam.* Ăn như rồng cuốn: Ăn nhanh, ăn đến đâu hết đấy.* Ăn như rồng cuốn, làm như cà cuống lội nước/uống như rồng leo, làm như mèo mửa: 1. Ăn nhiều, ăn tham mà làm ít, cẩu thả; 2. Ăn thật làm chơi.* Cá [chép] hóa rồng: 1. Học trò đi thi được đỗ đạt vinh hiển; 2. Người được thỏa chí, toại nguyện, thành đạt.* Cá gặp nước, rồng gặp mây: 1. Gặp môi trường thuận lợi, tương hợp, may mắn; 2. Cảnh sum vầy, hội ngộ.* Chạm rồng trổ phượng: 1. Trang trí lộng lẫy, tinh xảo, cầu kỳ; 2. Sự tô điểm rối rắm, rườm rà.* Con Rồng cháu Tiên: Dòng dõi đầy tự hào của dân tộc Việt Nam.* Dẫu ngồi cửa sổ chạm rồng, chiếu hoa nệm gấm không chồng cũng hư: Một quan niệm đề cao hạnh phúc gia đình.* Dựa mạn thuyền rồng: Được vua chọn làm cung phi, làm vợ hoặc lấy được người giàu sang.* Đầu rồng đuôi tôm/rắn: 1. Việc khi đầu thì hưng thịnh, sau thì suy yếu; 2. Chuyện lúc khởi đầu có vẻ to tát, đẹp đẽ nhưng kết thúc lại chẳng ra gì; 3. Sự cọc cạch, không tương xứng giữa những bộ phận có phẩm chất quá khác biệt trong cùng một chỉnh thể.* Đẹp duyên cưỡi rồng: Lấy được người chồng lý tưởng.* Gái có chồng như rồng có vây, gái không chồng như cối xay chết ngõng: Một quan niệm xưa, đề cao vai trò của người đàn ông, khẳng định phụ nữ cần thiết phải lập gia đình.

* Họa long điểm tinh (Vẽ rồng điểm mắt): Hành động đúng hướng, nắm bắt được trọng tâm của sự vật, sự việc.* Học chẳng biết chữ cu chữ cò, nói những chữ như rồng như rắn: Nói phét, nói suông, dốt hay nói chữ.* Hội long vân (Hội rồng mây): Cuộc gặp gỡ tốt lành, thời cơ thuận lợi.* Long bàn hổ cứ (Rồng cuộn hổ ngồi): Thế đất hiểm yếu, linh thiêng.* Long ly quy phụng (Rồng lân rùa phượng): Bốn con vật quý và thiêng theo quan niệm tín ngưỡng.* Lưỡng long chầu nguyệt: 1. Hình hai con rồng chầu chụm vào một mặt trăng thường thấy ở nơi thờ tự; 2. Một người tài giỏi lại có được hai người hỗ trợ, phò tá nhiệt tình, tương xứng và trung thành.* Mả táng hàm rồng: Gặp may mắn, tự nhiên ngày càng phát đạt thịnh vượng, [tưởng như] do mồ mả tổ tiên được chôn vào chỗ đất đẹp.* May hóa long, không may xong máu: Gặp may thì vinh hoa phú quý, không may thì chết.* Mấy đời gỗ mục đóng nên thuyền rồng: Bản chất đã xấu thì khó thể trở thành người tốt, kẻ thuộc tầng lớp dưới khó thể lên địa vị cao.* Nem rồng chả phượng: Món ăn ngon, cầu kỳ và sang trọng.* Như rồng gặp mây: Gặp người, gặp hoàn cảnh tương hợp, thỏa lòng mong mỏi khát khao.* Nói như rồng cuốn: Nói những lời hay ý đẹp nhưng nói suông, chẳng bao giờ thực hiện điều gì mình đã nói, đã hứa.* Nói như rồng leo: Nói năng khôn khéo, mạch bạo.* Rồng bay phượng múa: Hình dáng, đường nét tươi đẹp, uyển chuyển, phóng khoáng.* Rồng đen lấy nước thì nắng, rồng trắng lấy nước thì mưa: Một cách dự báo và lý giải trạng thái thời tiết qua hiện tượng thiên nhiên – mây (rồng lấy nước ở đây tức là đám mây hình cột từ phía biển vươn lên trời).* Rồng đến nhà tôm: Người cao sang đến thăm kẻ thấp hèn (thường thấy trong lời ngoại giao, nói nhún của chủ nhà với khách).* Rồng lội ao tù: Người anh hùng sa cơ thất thế, bị kìm hãm, tù túng, không có điều kiện thi thố tài năng.* Rồng mây gặp hội: Cơ hội may mắn cho sự gặp gỡ và hòa nhập.* Rồng nằm bể cạn phơi râu: Trạng thái thờ ơ vì bất lực của người vốn tài giỏi nhưng bị đặt trong môi trường khó hoạt động, khó phát triển được.* Rồng thiêng uốn khúc: Người anh hùng, tài giỏi nhưng gặp vận xấu, phải sống nép mình, ẩn dật chờ thời cơ.

* Rồng tranh hổ chọi: Hai đối thủ hùng mạnh giao đấu.* Rồng vàng tắm nước ao tù: Người tài giỏi ở trong hoàn cảnh bó buộc, bất lợi hoặc phải chấp nhận chung sống với kẻ kém cỏi.* Thêu rồng vẽ phượng: Bày vẽ, làm đẹp thêm.* Trai ơn vua – cưỡi thuyền rồng, gái ơn chồng – bồng con thơ: Một quan niệm xưa, cho rằng nghĩa vụ chính của người đàn ông là phụng sự nhà cầm quyền, còn của người đàn bà là chăm lo gia đình và con cái.* Trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu: Tính tất yếu của sự bảo toàn, di truyền những giá trị và bản chất nòi giống.* Vẽ rồng nên/ra giun: Có mục đích hay, tham vọng lớn nhưng do bất tài nên chỉ tạo ra sản phẩm xấu, dở.* Vẽ rồng vẽ rắn: Bày vẽ lôi thôi, luộm thuộm, rườm rà.

Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức Hay Và Ý Nghĩa

1. Anh em trong nhà, đóng cửa dạy nhau

Anh em thuận hòa là nhà có phúc.

2. Khó mà biết lẽ biết trời,

Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang.

3. Làm người chẳng biết lo xa,

Trẻ trung đã vậy tuổi già làm sao.

Làm người cho biết tiền tằn,

Đồ ăn thức mặc có ngần thì thôi.

Những người đói rách rạc rài,

Bởi phụ của trời làm chẳng nên ăn.

4. Ruộng hoang người ta khẩn còn thành,

Huống chi ruộng thuộc sao đành bỏ hoang.

5. Làm người chẳng ăn chẳng chơi,

Khư khư giữ lấy của trời làm chi.

6. Hoa thơm ai chẳng nâng niu,

Người khôn ai chẳng kính yêu mọi bề.

7. Gừng già, gừng rụi, gừng cay,

Anh hùng càng cực, càng dày nghĩa nhân.

8. Thuyền không bánh lái thuyền quay,

Em không cha mẹ ai bày em nên.

9. Tiền thời lấy thúng mà đong,

Bạc thời xếp núi chưa mong gái này.

Lạ thay con cá thờn bơn,

Nằm trên bãi cát, đợi cơn mưa rào.

10. Đất có bồi có lở

Người có dở có hay,

Coi theo thời mà ở,

Chọn theo cỡ mà xài,

Dầu ai ỷ thế cậy tài

Em giữ lòng thục nữ dùi mài gương trong.

11. Làm ham sao tỏ bỏ trăng,

Một năm sao tỏ không bằng trăng lên.

12. Thế gian còn dại chưa khôn,

Sống mặc áo rách, chết chôn áo lành.

13. Chê tôm ăn cá lù đù,

Chê thằng bụng bự, thằng gù lại ưng.

14. Đục nước thì mới béo cò,

Trong như giá ngọc cò mò vào đâu?

15. Nước trong ai chẳng rửa chân

Hoa thơm ai chẳng tới gần gốc cây.

16. Ai ơi đừng phụ mụt măng,

Mụt măng có nhỏ cũng bằng cây tre.

17. Đừng nài lương giáo khác dòng,

Vốn đều con cháu Lạc Hồng khi xưa.

18. Tham vàng phụ nghĩa ai ơi,

Vàng thời đã hết nghĩa tôi vẫn còn.

19. Chẳng lo chi đó cười đây,

Bão rồi mới biết cội cây cứng mềm.

20. Đời xưa trả oán còn lâu,

Đời nay trả oán bất câu giờ nào.

21. Khế với chanh một lòng chua xót,

Mật với gừng một ngọt một cay.

22. Cây cao thì gió càng lay,

Càng cao danh vọng, càng dày gian nan.

23. Trăm năm ai chớ bỏ ai,

Chớ thêu nên gấm, sắt mài nên kim.

24. Gió day thì mặc gió day

Xin cho cây cứng lá dày thì thôi.

25. Hoa thơm ở chốn lầu cao,

Gió nam thổi xuống hướng nào cũng thơm.

26. Thương nhau nước đục cũng trong,

Ghét nhau nước chảy giữa lòng cũng dơ.

27. Đời người có một gang tay,

Ai hay ngủ ngày chỉ được nửa gang.

Đời người sống mấy gang tay,

Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm.

28. Ngán thay sửa dép vườn dưa,

Dù ngay cho mấy cũng ngờ rằng gian.

29. Khôn thì trong trí lượng ra,

Dại thì học lỏm người ta bề ngoài.

30. Hiu hiu gió thổi đầu non,

Những người uống rượu là con Ngọc Hoàng.

Ngọc hoàng ngự tại ngai vàng,

Thấy con uống rượu hai hàng lệ rơi,

Con rằng con uống con chơi,

Hay đâu con uống con rơi xuống sình.

31. Vì sông nên phải lụy thuyền,

Những như đường liền, ai phải lụy ai?

Kim vàng ai nỡ uốn câu,

Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.

32. Đói thì đầu gối phải bò,

Cái chân hay chạy cái giò hay đi.

33. Nước giữa đồng anh chê trong chê đục,

Nước vũng trâu đằm anh hì hục khen ngon.

34. Con ta gả bán cho ngươi

Cờ ai nấy phất chứ chơi đâu mà.

35. Người mà phi nghĩa đừng chơi

Của mà phi nghĩa mấy mươi chớ mòng.

36. Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa

Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày.

37. Sông sâu sào ngắn khôn dò

Người khôn ít nói, khôn đo tấc lòng.

38. Chợ đang đông em không toan liệu,

Chợ tan rồi em bán chịu không ai mua.

Sông dài thì lắm đò ngang,

Anh nhiều nhân ngãi thì mang oán thù.

39. Vịt chê lúa lép không ăn,

Chuột chê nhà trống ra nằm bụi tre.

40. Trai tứ chiếng, gái giang hồ

Gặp nhau mà nổi cơ đồ cũng nên.

41.Ai ơi, giữ chí cho bền,

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

42. Mèo hoang lại gặp mèo hoang

Anh đi ăn trộm gặp nàng mói khoai.

43. Làm trai quyết chí tang bồng,

Sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam.

44. Trống chùa ai đánh thì thùng,

Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng?

45. Đàn trâu mà gảy tai trâu,

Đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi.

46. Cây cao bóng mát không ngồi

Ra ngồi chỗ nắng, trách trời không mưa.

47. Rủ nhau xuống biển bắt cua,

Bắt cua cua kẹp, bắt rùa rùa bơi.

48. Mật ngọt càng tổ chết ruồi,

Những nơi cay đắng là nơi thật thà.

49. Chân mình còn lấm mê mê,

Lại đi cầm đuốc mà rê chân người.

50. Thua thì thua mẹ thua cha,

Cá sinh một lứa ai mà thua ai.

51. Sông sâu còn có kẻ dò,

Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng.

52. Hơn nhau tấm áo manh quần,

Thả ra bóc trần ai cũng như ai.

53. Hèn mà làm bạn với sang,

Chỗ ngồi chỗ đứng có ngang bao giờ.

54. Đi đâu mà vội mà vàng,

Mà vấp phải đá mà quàng phải dây

Thủng thẳng như chúng anh đây,

Chẳng đá nào vấp, chẳng dây nào quàng.

Giáo Dục Đức Tính Cần Cù, Tiết Kiệm Qua Tục Ngữ, Ca Dao

Tự ngàn xưa, dân tộc Việt Nam đã có những truyền thống tốt đẹp trong chặng đường dài đấu tranh dựng nước và giữ nước. Một trong những truyền thống đó là tinh thần cần cù lao động và ý thức tiết kiệm của cha ông ta xưa.

Trước hết cần khẳng định rằng con người Việt Nam rất rộng rãi, hiếu khách. Khi nhà có khách thì “không gà cũng vịt” và luôn tiếp đãi ân cần, luôn làm vui lòng bạn, lòng khách theo tinh thần “mình ăn thì mất, khách ăn thì còn”. “Còn” ở đây là còn tình còn nghĩa đọng lại, lưu lại trong lòng khách.

Nhưng người xưa qua những câu tục ngữ, ca dao đã bày tỏ ý kiến của mình về đức tính rất quý báu của người lao động. Đó là đức tính cần cù, chịu khó, chịu khổ trong lao động và ý thức tiết kiệm trong cuộc sống thường ngày.

Hình ảnh người nông dân cần mẫn lao động sản xuất được khắc hoạ rất nhiều trong ca dao, tục ngữ. Ảnh sưu tầm

Đối với mỗi người, lao động là điều phải làm vì có lao động mới có lúa, ngô, khoai và tất cả mọi thứ cần thiết cho cuộc sống. Không thể ở không bởi “Nhàn cư vi bất thiện”.

Vì thế, người xưa nhắc nhở “Có làm thì mới có ăn/Không dưng ai dễ đem phần đến cho” hoặc “Thế gian chuộng của, chuộng công/Nào ai có chuộng người không bao giờ”.

Nếu trong xóm làng có những kẻ biếng lười, người xưa cũng phê phán nhằm thức tỉnh họ: “Đàn bà không biết nuôi heo là đàn bà nhác/Đàn ông không biết buộc lạt là đàn ông hư”. Muốn lao động tốt thì cần có sức khoẻ và nếu có một sức khoẻ dồi dào thì việc làm giàu nằm trong tầm tay “Chẳng ốm chẳng đau làm giàu mấy chốc”.

Song song đó, điều kiện cần thiết là phải có nghề, tinh thông nghề mới có cơ sở làm ăn lâu dài “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, hoặc “Của rề rề không bằng nghề trong tay”. Đúng vậy, nếu có cả một núi của thì ăn hoài cũng hết, nhưng có được một nghề thì sống suốt đời.

Các làng nghề nổi tiếng ngày xưa như nghề đúc đồng, nghề làm đồ gỗ, nghề chạm khắc, nghề làm đồ gốm, nghề làm bánh… đã chứng minh điều đó.

Biết lo toan trong lao động, trong cuộc sống sẽ giúp con người chủ động trước hoàn cảnh đưa tới “Một người lo bằng kho người làm”. Sự lo lắng, tính toán không lúc nào ngơi nghỉ, bởi “Làm người ăn tối lo mai/Việc mình hồ dễ để ai lo lường?” hoặc “Năm canh thì ngủ lấy ba/Hai canh lo lắng việc nhà làm ăn”.

Đức tính cần cù được đúc kết bằng câu tục ngữ ngắn gọn, trải mấy ngàn năm vẫn còn giá trị với thời gian “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. 4 yếu tố này luôn đi liền với nhau thì mùa màng sẽ bội thu, no ấm… Vì có chữ “cần” nên dẫu thời tiết thay đổi nhưng người lao động vẫn tự tin “Tua rua thì mặc tua rua/ Mạ già, ruộng ngấu không thua bạn điền”.

Mặc dù ngày xưa người lao động đều tin “do trời, ơn trời” nhưng trước hết họ tin ở bản thân mình: cần cù, chịu khó sẽ có ngày no ấm “Ơn trời mưa nắng phải thì/Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu/Công lên chẳng quản bao lâu/Ngày nay nước bạc ngày sau cơm vàng/Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang/Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu”.

Bên cạnh đó là đức tính tiết kiệm của người lao động ngày xưa. Bởi làm ra hạt gạo không phải là một điều đơn giản, mà trong từng hạt gạo luôn thấm đẫm những giọt mồ hôi “Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày…”. Vì thế, người xưa quan niệm sống phải tiết kiệm, phòng khi mùa màng thất bát, bão lụt, thiên tai “Được mùa chớ phụ ngô khoai/Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng?”.

Trong cuộc sống hằng ngày, họ không bao giờ “ăn xổi ở thì” hoặc “vung tay quá trán” mà luôn tâm niệm phải cẩn thận “Liệu cơm gắp mắm”. Họ dè sẻn không có nghĩa là hà tiện mà là tiêu xài vừa đủ để được bền lâu “Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện”.

Từ kinh nghiệm trải qua nhiều thế hệ, người lao động đã đúc kết những câu tục ngữ rất chí lý về tinh thần tiết kiệm mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đó là hình ảnh “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”. Loài kiến bé xíu nhưng bù lại đó là loài côn trùng bậc thầy về sự cần cù, khéo léo nên kiến chẳng đói bao giờ.

Hoặc các câu như “Tích tiểu thành đa” và “Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói” cũng thể hiện sự khuyên nhủ về tinh thần tiết kiệm; không theo kiểu “nghèo mà chơi sang, chơi nổi”. Tiết kiệm từ việc nhỏ, tích trữ lâu ngày sẽ có món lớn hơn. Từ đó, con người cũng quý trọng hơn, cân nhắc kỹ hơn khi sử dụng tiền bạc, vật chất do mình tạo ra, do mình tiết kiệm được “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”

Mặt khác, người xưa cũng phê phán những kẻ chỉ biết hưởng thụ thành quả do người khác tạo ra “Của đời ông, ăn không cũng hết” hoặc “Miệng ăn núi lở”.

Học tập đức tính cần cù, tiết kiệm là học cách sống của cha ông ta xưa. Những phẩm chất đó đã tạo nên hình ảnh con người Việt Nam cần cù, yêu lao động và sống tiết kiệm trong khả năng, điều kiện của mình.

Lối sống thực dụng, sống xa hoa, lãng phí hoàn toàn xa lạ với cách sống giản dị của con người Việt Nam. Đọc những dòng tục ngữ, ca dao của người xưa, chúng ta càng trân trọng cha ông xưa đã để lại cho đời sau nhiều bài học quý giá. Sống giản dị, tiết kiệm; sống lao động cần cù; sống bằng sức lao động của chính bản thân là cách sống đẹp, sống có nhân cách cao cả./.

Ca Dao Tục Ngữ Về Biển

Sông sâu mà biển cũng sâu Muốn ăn cá lớn, rong câu cho dài

Dốc lòng trồng cúc bẻ bông Ngó ra ngoài biển thấy ông đưa đò Anh ở làm sao cho biết đói biết no Biết ra khơi về lộng đây em lo kết nguyền

Trời sinh có biển có nguồn Có ta, có bạn, còn buồn nỗi chi?

Tháng chín mưa giông thuyền mong ghé bến Từ nơi bãi biển qua đến buổi chợ chiều Nuôi con chồng vợ hẩm hiu Nhà tranh một mái tiêu điều nắng mưa

Động bể đông bắc nồi rang thóc Động bể bắc đổ thóc ra phơi

Sự đời nghĩ cũng nực cười Một con cá lội mấy người thả câu Anh về xẻ gỗ bắc cầu Non cao anh vượt biển sâu anh dò Bây giờ sao chẳng bén cho Xa xôi cách mấy lần đò cũng đi

Trời cao hơn trán Trăng sáng hơn đèn Kèn kêu hơn quyển Biển rộng hơn sông Anh đừng thương trước uổng công Chờ cho thiệt vợ, thiệt chồng hãy thương

Ai về em gởi bức thơ Hỏi người bạn cũ bây giờ nơi nao Non kia ai đắp mà cao Sông kia, biển nọ ai đào mà sâu

Non cao, biển cả Con chim tra trả tìm mồi Khi mô vật đổi sao dời Đất Quảng Nam hết nước mới hết người tài hoa

Bãi biển Nha Trang mịn màng, trắng trẻo Nước trong leo lẻo, gió mát trăng thanh Đêm đêm thơ thẩn một mình Đố sao cho khỏi vướng tình nước mây?

Ngó lên trên rừng thấy cặp cu đang đá Ngó về dưới biển thấy cặp cá đang đua Biểu anh về lập miếu thờ vua Lập lăng thờ mẹ, lập chùa thờ cha.

Ngó lên rừng thấy cặp cua đang đá Ngó xuống biển thấy cặp cá đang đua Biểu anh về lập miếu thờ vua Lập lăng thờ mẹ, lập chùa thờ cha.

Ngó lên rừng thấy cặp cu đương đá, Ngó về Rạch Giá thấy cặp cá đương đua. Anh về lập miếu thờ vua, Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha.

Ngó lên trời thấy mây giăng tứ diện, Ngó xuống biển thấy chim liệng cá đua. Anh về lập miễu thờ vua, Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha.

Biển cạn, sông cạn, lòng qua không cạn Núi lở non mòn, ngỡi bạn không quên Ðường còn đi xuống đi lên, Tình qua nghĩa bậu quyết nên vợ chồng.

Sông cạn, biển cạn lòng ta không cạn Núi lở non mòn, nghĩa bạn không quên Đường còn đi xuống đi lên Ơn bạn bằng biển, ta đền bằng non Đường mòn duyên nợ không mòn Chết thì mới hết, sống còn gặp nhau Lời nguyền trước cũng như sau Em không phụ khó, ham giàu ở đâu

Sông sâu còn có kẻ dò Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng

Lụa tốt xem biên Người hiền xem tướng

Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa Em thương anh không dám nói ra Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời Anh với em cũng muốn kết đôi Sợ vầng mây bạc trên trời mau tan.

Đố ai tát bể Đông Khê Tát sông Bồ Đề, nhổ mạ cấy chiêm