Ca Dao Tuc Ngu Viet Nam Ve Kinh Nghiem Song / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dtdecopark.edu.vn

Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam Toàn Tập Ca Dao Tuc Ngu Viet Nam Toan Tap Doc

Ca dao tục ngữ Việt Nam toàn tập

21. Cầm vàng mà lội qua sông Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng

22. Cần Thơ là tỉnh Cao Lãnh là quê Anh đi lục tỉnh bốn bề Mảng lo buôn bán không về thăm em

23. Cậu cai nón dấu lông gà Cổ tay đeo nhẫn gọi là cậu cai Ba năm được một chuyến sai Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê Cậu cai buông áo em ra Ðể em đi bán kẻo mà chợ trưa

24. Cây cao bóng mát không ngồi Ra ngồi chỗ nắng trách trời không mây

25. Cây da Chợ Đũi nay nó trụi lủi, trốc gốc, mất tàn Tình xưa còn đó, ngỡ ngàng nan phân!

26. Cây khô không dễ mọc chồi Mẹ già không thể sống đời với con

27. Cây không trồng nên lòng không tiếc Con không đẻ nên mẹ ghẻ không thương

28. Cây trên rừng hoá kiểng Cá dưới biển hoá long Con cá lòng tong ẩn bóng ăn rong Anh đi lục tỉnh giáp vòng Đến đây trời khiến đem lòng thương em

29. Cây vông đồng không không trồng mà mọc Con gái xóm này chẳng chọc mà theo

30. Cây xanh lá đỏ hoa vàng Hạt đen rễ trắng đố chàng là chi (đố là gì? Cây rau sam)

31. Cây xanh thời lá cũng xanh Cha mẹ hiền lành để đức cho con Mừng cây rồi lại mừng cành Cây đức lắm chồi, người đức lắm con Ba vuông sánh với bảy tròn Đời cha vinh hiển đời con sang giàu

32. Cậu cai buông áo em ra Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa Chợ trưa dưa nó héo đi Lấy chi nuôi mẹ, lấy gì nuôi em?

33. Cha mẹ anh có đánh quằn đánh quại Bắt anh ra treo tại nhành dương Biểu từ ai, anh từ đặng Chớ biểu anh từ người thương, anh không từ

34. Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày

35. Chanh chua thì khế cũng chua Chanh bán có muà, khế bán quanh năm

36. Cháu ơi cháu ngủ cho ngon Của dì, dì giữ ai bòn mặc ai

37. Chàng ôi, giận thiếp mà chi Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng

38. Chàng về để áo lại đây Để khuya em đắp gió khuya lạnh lùng

39. Chàng về để áo lại đây Phòng khi em nhớ cầm tay đỡ buồn

40. Chặt không đứt, bứt không rời Phơi không khô, chụm không cháy (Đố là con gì? Con sam)

41. Chẳng tham ruộng cả, ao tiền Chỉ tham cái bút, cái nghiên anh đồ

42. Chân đi ba bước lại dừng Tuổi em còn bé chưa từng đi buôn Đi buôn cho đáng đi buôn Đi buôn cau héo có buồn hay không

43. Chén tình là chén say sưa Nón tình anh đội nắng mưa trên đầu

44. Chẻ tre bện sáo cho dầy Chận ngang sông Mỹ có ngày gặp em

45. Chê đắng chê hôi Đã chê xôi không dẻo Lại chê kẹo không ngọ

46. Chê đây, lấy đấy sao đành Em chê cam sành , lấy phải quít hôi Quít hôi bán một đồng mười Cam ba đồng một, quít ngồi trơ trơ

47. Chết trước được mồ, được mả Chết sau nằm ngả, nằm nghiêng

48. Chiếc khăn cô đội trên đầu Gió xuân đưa đẩy rơi vào tay tôi Bâng khuâng tôi chẳng muốn rời Trao cô thì tiếc, giữ thời không yên

49. Chiếu bông mà trải góc đền Muốn vô làm bé biết có bền hay không?

50. Chiều chiều, buồn miệng nhai trầu Nhớ người quân tử bên cầu ngẩn ngơ

Đ

1. Đánh bạc quen tay Ngủ ngày quen mắt Ăn vặt quen mồm

2. Đánh chết, mà nết không chừa Đến mai ăn chợ, bánh dừa lại ăn

3. Đàn bà nói có là không Nói yêu là ghét, nói buồn là vui

4. Đàn bà tốt tóc thì sang Đàn ông tốt tóc thì mang nặng đầu

5. Đàn đâu mà gảy tai trâu Đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi

6. Đàn kêu tích tịch tình tang Ai đem công chúa lên thang mà về

7. Đàn ông đi biển có đôi Đàn bà đi biển mồ côi một mình

8. Đàn ông không râu vô nghì Đàn bà không vú lấy gì nuôi con

9. Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu Anh về học lấy chữ nhu Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ

10. Đèn cầu tàu ngọn lu ngọn tỏ Anh trông không rõ, anh ngỡ đèn màu Rút gươm đâm họng máu trào Để em ở lại, em kiếm thằng nào hơn anh

11. Đèn nhà lầu hết dầu đèn tắt Lửa nhà máy hết cháy thành than Nhang chùa Ông hết mạt nhang tàn Kể từ khi em biết được chàng Đêm về em lăn lộn như con chim phượng hoàng bị tên

12. Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc Xứ nào dốc bằng xứ Nam Vang Một tiếng anh than ba bốn đôi vàng em không tiếc Anh lấy đặng em rồi anh trốn biệt lánh thân

13. Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần THương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run

14. Đèn treo ngang quán Tỏ rạng bờ kinh Em có thương anh thì ăn nói cho thiệt tình Đừng để cho anh lên xuống một mình bơ vơ

15. Đêm khuya nguyệt lặn sao tàn Đồng hồ điểm nhặt nhớ chàng không quên

16. Đêm khuya ra đứng bờ ao Trông cá cá lặn trông sao sao mờ Buồn trông con nhện giăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai

17. Đêm khuya thắp chút dầu dư Tim loan cháy lụn, sầu tư một mình

18. Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?

19. Đêm khuya trăng dọi lầu son Vào ra thương bạn, héo hon ruột vàng Bển qua đây đàng đã xa đàng Dầu tui có lâm nguy thất thế Hỏi con bạn vàng nó cứu không? Chiều rồi kẻ Bắc, người Đông Trách lòng người nghĩa, nói không thiệt lời

20. Đêm nằm tàu chuối có đôi Hơn nằm chiếu tốt lẻ loi một mình

21. Đêm qua, đêm lạnh, đêm lùng Đêm đắp áo ngắn, đêm chung áo dài Bây giờ chàng đã nghe ai Aó ngắn chẳng đắp, aó dài không chung Bây giờ sự đã nhạt nhùn Giấm thanh đổ biển mấy thùng cho chua Cá lên mặt nước, cá khô Vì anh, em phải giang hồ tiếng tăm

22. Đêm qua nguyệt lặn về Tây Sự tình kẻ ấy, người đây còn dài Trúc với mai, mai về trúc nhớ Trúc trở về, mai nhớ trúc không Bây giờ kẻ Bắc, người Đông Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư

23. Đêm thanh cảnh vắng Thức trắng năm canh Một duyên, hai nợ, ba tình Đường kia,nỗi nọ, phận mình ra sao

24. Đến đây đất nước lạ lùng Con chim kêu cũng sợ, con cá vẫy vùng cũng lo

25. Đến ta mới biết của ta Trăm nghìn năm trước biết là của ai

26. Đề huề chồng vợ Như bí rợ nấu kiểm với khoai lang Như tép rang ăn cặp với canh khoai mỡ

27. Đi chùa lạy Phật cầu chồng Hộ pháp liền bảo đờn ông hết rồi

28. Đi đâu cho thiếp theo cùng Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam

29. Đi đâu mà vội mà vàng Mà vấp phải đá mà quàng phải dây Thủng thỉnh như chúng anh đây Thì đá nào vấp, thì dây nào quàng

30. Đi cho biết đó biết đây Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn

31. Đi qua nhà nhỏ Thấy đôi liễn đỏ có bốn chữ vàng Thạnh suy anh chưa biết chớ thấy nàng anh vội thương

32. Đó đây trước lạ sau quen Chẳng gần, qua lại đôi phen cũng gần

33. Đói lòng ăn đọt chà là Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng

Đói lòng ăn nắm lá sung Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng

34. Đói lòng ăn nửa trái sim Uống lưng bát nước đi tìm người thương

35. Đói lòng nuốt trái khổ qua Nuốt vô sợ đắng, nhả ra con bạn cười

36. Đôi ta chẳng được sum vầy Khác nào cánh nhạn lạc bầy kêu sương Vì sương nên núi bạc đầu Cành lay bởi gió hoa sầu vì mưa

37. Đôi ta đã trót lời thề Con dao lá trúc đã kề tóc mai Dặn rằng: Ai chớ quên ai!

38. Đôi ta như loan với phượng Nỡ lòng nào để phượng lià cây Muốn cho có đó, có đây Ai làm nên nỗi nước này chàng ôi Thà rằng chẳng biết thì thôi Biết rồi gối chiếc lẻ loi thêm phiền

39. Đôi ta như thể con tằm Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong Đôi ta như thể con ong Con quấn con quít, con trong con ngoài Đôi ta như thể con bài Chồng đánh vợ kết chẳng sai con nào

40. Đố ai biết luá mấy cây Biết sông mấy khúc, biết mây mấy từng Đố ai quét sạch lá rừng Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây Rung cây, rung cỗi, rung cành Rung sao cho chuyển lòng anh với nàng

41. Đố ai lặn xuống vực sâu Ru con không hát, em chừa nguyệt hoa

42. Đố anh con rít mấy chưn Cầu Ô mấy nhịp, chợ Đinh mấy người Mấy người bán áo con trai Chợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim

43. Đốt than nướng cá cho vàng Lấy tiềng mua rượu cho chàng uống chơi

44. Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm Muốn ăn bôn súng mắm kho Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm

45. Đồng tiền Vạn lịch Thích bốn chữ vàng Anh tiếc công anh gắn bó với cô nàng bấy lâu Bây giờ cô lấy chồng đâủ Để anh giúp đỡ trăm cau nghìn vàng

46. Đổ lửa than nên vàng lộn trấu Anh mảng thương thầm chưa thấu dạ em

47. Đổng Kim Lân hồi còn nhỏ, đi bán giỏ nuôi mẹ Anh gặp em đây không cửa không nhà Muốn vô gá nghĩa, biết là đặng chăng?

48. Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Lúa rụng đầy đồng, gà chẳng cần ăn

49. Đờn cò lên trục kêu vang Qua còn thương bậu, bậu khoan có chồng Muốn cho nhơn nghĩa đạo đồng Qua đây thương bậu hơn chồng bậu thương Chiều nay qua phản bạn hồi hương Nghe bậu ở lại vầy vươn nơi nào Ghe tui tới chỗ cắm sào Nghe bậu có chốn muốn nhào xuống sông

50. Đu đủ tiá, bạc hà cũng tiá Ngọn lang dâm, ngọn mía cũng dâm Anh thấy em tốt mã anh lầm Bây giờ anh biết rõ, vàng cầm anh cũng buông

51. Đưa nhau đổ chén rượu hồng Mai sau em có theo chồng đất xa Qua đò gõ nhịp chèo ca Nước xuôi làm rượu quan hà chuốc say

52. Đường trơn trợt gượng đi kẻo té Áo còn nguyên ai nỡ xé vá quàng Hồi sớm mai, gặp em sao anh không hỏi Hay dạ của chàng nay đã hết thương?

53. Đứt tay một chút còn đau Huống chi nhân nghĩa, lià sao cho đành

Quảng Nam Qua Ca Dao

QUẢNG NAM QUA CA DAO

                                  

Nguyễn Quý Ðại Munich

“ Ðất Quảng nam chưa mưa đã thấm

Rượu Hồng Ðào chưa uống đã say

Bạn về đừng ngủ gác tay

Nơi mô nghĩa nặng, ân đầy thì theo”.

Nói đến Quảng Nam người ta thường nghĩ đến vùng đất mở đầu cho cuộc Nam tiến từ đó làm bàn đạp tiến đến đồng bằng sông Cửu Long.

Ðịa Linh Nhân Kiệt

” “

Ngũ Phụng Tề

Phi

”, góp phần vào xây dựng đất nước, đem lại điểm son lịch sử nước nhà, và cũng là vùng đất của thi ca, đóng góp vào lâu đài Văn Hóa Dân Tộc.

Quảng Nam có các nhà cách mạng, khoa bảng gọi là đất “” “”, góp phần vào xây dựng đất nước, đem lại điểm son lịch sử nước nhà, và cũng là vùng đất của thi ca, đóng góp vào lâu đài Văn Hóa Dân Tộc.

Trong nhân gian ca dao truyền tụng qua câu hò giọng hát, phong phú và lãng mạn. Câu chuyện cô gái hái dâu tại Ðịên Bàn nhờ tâm hồn văn nghệ lời ca trữ tình, giúp cho nàng bước lên đỉnh cao của danh vọng.

Theo Ðại Nam Liệt truyện Tiền Biên, nhân chuyến công du của Sãi vương vào thăm Quảng Nam, xem xét công việc của Trấn thủ Nguyễn Phúc Kỳ, có Nguyễn Phúc Lan con thứ của Sãi Vương sinh 13.8.1601 là cháu ngoại của Mạc kính Điển. Đi du thuyền trên sông trong đêm gió mát trăng thanh, dừng thuyền bên gành Ðiện Châu thuộc quận Ðiện Bàn ngày nay.

Thế Tử Lan thấy trăng đẹp bèn xuống một chiếc thuyền con sai tuỳ tùng chèo đi vừa câu cá vừa ngắm trăng. Thuyền Thế Tử đang lững lờ trôi giữa dòng bỗng nghe tiếng hát cất lên từ ven sông: Trong đêm vắng nghe giọng ca từ xa vọng lại.

Tai nghe Chúa ngự thuyền rồng

Thiếp thương phận thiếp mà hồng nắng mưa

Thuyền rồng Chúa ngự đi đâu

Thiếp thương phận Thiếp hái dâu một mình

         Tiếng hát trong trẻo của người con gái giữa một đêm trăng gợi trí tò mò của thế tử. Thế Tử Lan cho thuyền cập vào bờ nơi có tiếng hát.

Đó là một bãi đất trồng dâu ở ven sông. Khi lên bờ, Thế Tử Lan bắt gặp một thiếu nữ thật đẹp đang ngồi ngắm trăng. Nguyễn Phúc Lan tìm đến với nàng, như hai siêu tần số tâm hồn gặp nhau, tình yêu đến thật tình cờ không hẹn ước, phải chăng đó là duyên nợ định mệnh an bài. Sãi vương cho phép Nguyễn Phúc Lan làm lễ thành hôn với nàng “hái dâu” là Ðoàn Thị Ngọc con gái thứ 3 của quận công Ðoàn Công Nhạn quê Ðiện Bàn

        Thế Tử xin Chúa cho phép nàng được vào hầu trong phủ. Kể từ đó, bà trở thành phu nhân thế tử. Khi thế tử nối ngôi Chúa năm 1635-1648 Nguyễn Phúc Lan lên ngôi là Công-Thượng-Vương, bà Ðoàn Thị Ngọc được Sãi vương sủng ái đưa lên chánh phi, phong Hiếu-Chiêu Hoàng-Hậu. Bà trở thành Chính Phu Nhân. Bà là người công dung ngôn hạnh vẹn toàn nên rất được Chúa sủng ái cũng như được mọi người trong phủ kính yêu. Bà mất năm Tân Sửu (166, lăng bà tại Gò Cốc Hùng, núi Chiêm Sơn, Quảng Nam

Thế Tử xin Chúa cho phép nàng được vào hầu trong phủ. Kể từ đó, bà trở thành phu nhân thế tử. Khi thế tử nối ngôi Chúa năm 1635-1648 Nguyễn Phúc Lan lên ngôi là Công-Thượng-Vương, bà Ðoàn Thị Ngọc được Sãi vương sủng ái đưa lên chánh phi, phong Hiếu-Chiêu Hoàng-Hậu. Bà trở thành Chính Phu Nhân. Bà là người công dung ngôn hạnh vẹn toàn nên rất được Chúa sủng ái cũng như được mọi người trong phủ kính yêu. Bà mất năm Tân Sửu (166, lăng bà tại Gò Cốc Hùng, núi Chiêm Sơn, Quảng Nam

Ca dao là di sản văn hóa, văn chương bác học của dân tộc Việt Nam là những câu hát bình dân, thông thường trong sinh hoạt xã hội .Ðược truyền tụng từ đời nầy sang đời khác, ca dao mang mọi hình thái khác nhau theo thời gian, nói lên tình yêu của tuổi xuân nam nữ, trên cánh đồng lúa với trưa hè trong tiếng ve sầu bên cây phượng vĩ, hay nỗi buồn chia tay của tuổi học trò, diễn tả mọi sinh hoạt đời sống, với thiết tha hay tiếng thở dài vì tuyệt vọng, nói lên lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, cảnh tan thương bất mãn hay lòng hào hùng trong đấu tranh dành lại độc lập…Mỗi địa phương có những câu ca dao khác nhau,

           

Người Quảng Nam tiếp xúc văn minh ngoại quốc, từ thế kỷ thứ 17.Trung Hoa có nền văn hóa lâu đời, ngược lại Tây Phương có tài về khoa học kỷ nghệ, bởi thế không có gì tuyệt đối với việc tiếp xúc học hỏi của người dân Quảng Nam, Tổ tiên khi xưa đặt chân đến nhận vùng đất Chiêm Thành với bản tính can đảm lúc đến lập nghiệp trong vùng đất mới khai phá. Thích canh tân tiến bộ trong tình thần dân chủ, cởi mở thích phát biểu ý kiến và phải có lý luận rõ ràng. Ai nói điều gì mơ hồ không có dẫn chứng đúng thường bị cãi lại ngay. Cãi trở nên truyền thống của người Quảng Nam, bởi thế ca dao có nói về cá tính trong sinh hoạt xã hội

Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngải hay lo

Bình Ðịnh nằm co, Thưà Thiên ăn hết

Ðời sống gia đình, tình yêu mộc mạc của vợ hiền đảm đang việc nhà, dành thì giờ cho chồng yên chí học hành đỗ đạt ra giúp đời, hay hai người chỉ mới yêu nhau nhưng chờ ngày bái tổ vinh qui .

Ngày xưa các thì sinh Quảng Nam, phải vượt đèo Ải Vân ra Huế thi trong các kỳ thi do triều đình tổ chức, vác lều chỏng ứng thí nhà giàu đi ngựa, nghèo thì đi bộ có người gánh phụ hành trang đường xa cách trở

Các chàng trai xứ Quảng ra Huế thi, thấy nàng gái Huế mặc áo dài, mái tóc thề tung bay trong gió nhẹ của sông Hương, đi qua cầu Trường Tiền sáu vày mười hai nhịp. khác với hình ảnh người yêu hay vợ hiền ở Quê nhà có thể với cái nhìn ngẩn ngơ

                                    

Học trò trong Quảng ra thi

Thấy cô gái Huế chân đi không đành.

thấy

“ ra  chữ  ”

mấy”

Sau nầy trai Quảng Nam ra Huế học Ðại học không còn ngẩn ngơ, đến nổi đi không đành..như các cụ ngày xưa, học xong Ðại học đi làm việc khắp nơi, không giới hạn làm quan ở triều đình Huế. Những thành phố Hội An, Ðà Nẳng,Tam Kỳ trở nên sầm uất, các nàng gái xứ Quảng cũng xinh đẹp, văn minh dịu dàng.. nên các chàng sưả lại chữ ““ ra chữ ”

Tình yêu lòng thủy chung thường nhắc đến, dù học hành đỗ đạt làm quan, đừng quên tình yêu thuở ban đầu lưu luyến ấy.

Sáng trăng trải chiếu hai hàng

Cho anh đọc sách cho nàng quay tơ

Quay tơ vẫn giữ mối tơ,

Dù năm bảy mối vẫn chờ mối anh.

                                                     

**

Non non, nước khơi chừng

Ái ân đôi chữ xin đừng quên nhau

Tình sâu mong trả nghĩa đền

Ðừng vui chốn khác mà quên chốn nầy

Vợ chồng quê ngày ngày bận rộn việc ruộng đồng, ban đêm còn tranh thủ thời gian làm thêm việc nhà, không mong ước gì cao xa ngoài lòng chung thủy

Ðêm hè gió mát, trăng thanh

Em ngồi chẻ lạt cho anh chắp chừng

Lạt chẳng mỏng sao thừng được tốt

Duyên đôi ta đã trót cùng nhau

Trăm năm thề những bạc đầu

Chớ ham phú quí đi cầu trăng hoa.

Tình yêu khép kín trong lễ giáo gia đình „tình trong như đã, mặt ngoài còn e” nhưng tình yêu của phố Hội An cũng lãng mạn dành cho thi nhân và khách vãng lai

                                  

Ai đi phố Hội, Chùa Cầu

Ðể thương , để nhớ, để sầu cho ai,

Ðể sầu cho khách vãng lai,

Ðể thương để nhớ cho ai chịu sầu

                                  

Trưa hè Chuà Cầu

Hội An nơi hẹn hò của các cặp nhân tình trong các mùa làm việc chung với nhau

Thương nhau chớ quá e dè,

Hẹn nhau gặp lại bến Cầu Rô Be.

Thiếp nói thì chàng phải nghe

Thức khuya, dậy sớm, làm chè10 ngày 12 xu

Mãn mùa chè, nệm cuốn sàn treo

Ta về, bỏ bạn, cheo leo một mình,

Bạn ơi, bạn chớ phiền tình,

Mùa ni không gặp, xin hẹn cùng mùa sau

Lạy trời, mưa xuống cho mau

Chè kia ra đọt, trước sau cũng gặp nhau

Tình yêu có thể vượt không gian và thời gian không còn ngăn sông cách núi dù ở đâu cũng có thể tìm đến, ngày xưa thiếu phương tiện giao thông, phải vượt núi đèo tìm đến với người yêu trong đời sống mộc mạc của hoa đồng cỏ nội, hay trên đồi sim tím

Ðói lòng ăn nửa trái sim

Uống lưng bát nước đi tìm người yêu (thương)

hay

Thương nhau , mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội , mấy đèo cũng qua

Khoảng cách không thể so sánh với tình yêu, đường xa cách trở có thể thâu gần lại

Rằng xa: cửa ngõ cũng xa

Rằng gần : Vĩnh-Ðiện, La-Qua cũng gần

Thân phận con gái đi lấy chồng, nhưng hình ảnh sinh hoạt trong gia đình không thể quên dù được sống hạnh phúc bên chồng, nhưng đôi lúc chạnh lòng nhớ thương cha mẹ

Chiều chiều ra đúng ngỏ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Chiều chiều mây phủ ải vân

Chim kêu gành đá, gẫm thân lại buồn

Hay

Chiều chiều mây phủ Sơn trà

Lòng ta thương bạn, nước mắt và lộn cơm

Người Quảng Nam tính tình cương trực, nói thẳng, không giấu diếm nỗi lòng, trong tình yêu gia đình, xã hội đạo làm người luôn được tuyệt đối tôn trọng

Ðối với ai ơn trọng , nghĩa dày

Một hột cơm cũng nhớ

Một gáo nước đầy vẫn chưa quên

Người chồng vì bổn phận đi xa, vợ hiền lo gánh vác việc nhà nuôi con phụng dưỡng mẹ già, giữ lòng thủy chung, mong ước ngày đoàn tụ dưới mái ấn gia đình để con có mẹ có cha, Truyền thống đàn bà Việt Nam hy sinh giúp chồng mong làm nên sự nghiệp, vợ khôn ngoan làm quan cho chồng tiễn đưa chồng ra đi không phải là những nụ hôn nồng nàn, nhưng là lời nhắc nhủ

Anh đi em ở lại nhà

                                  

Hai vai gánh vác mẹ già, con thơ

                                  

Lầm than bao quản muối dưa

                                   Anh đi ! anh liệu chen chân với đời

Hoặc

Ðứng bên ni sông, ngó qua bên kia sông

Thấy nước xanh như tàu lá,

Ðứng bên ni Hà Thân, ngó qua Hàn

Thấy phố xá nghinh ngang

Kể từ ngày Tây lại đất Hàn,

Ðào sông cù nhĩ , tìm vàng Bông miêu.

Dặn tấm lòng , ai dỗ cũng đừng xiêu,

Ở nuôi Thầy Mẹ, sớm chiều cũng có anh

Các địa danh Tý Sé Hòn Kẻm, Ðá Dừng nhưng chúng ta chưa một lần bước chân đến đó. Xem lại bản đồ Quảng Nam địa danh trên nằm trên sông Thu bồn phát xuất từ trên nguồn chảy qua giữa quận Quế Sơn và Ðại Lộc, nhưng thưở xa xư a có thể người ta đến đó làm việc, trên sông dưới nước với cảnh khỉ ho cò gáy, nhớ về Mẹ là nhớ về cuội nguồn dân tộc

Ngó lên Hòn-Kẻm, Ðá-Dừng ,

Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi

            Công ơn sinh thành của cha mẹ cao như trời, rộng như biển, con cái có lòng hiếu thảo đó là nguồn an ủi đối với cha-mẹ lúc tuổi già.

Nhắc lại tình mẫu tử cao qúy, qua kinh nghiệm cuộc sống nhắn gởi ai còn cha mẹ nên giử lòng hiếu thảo.

                                  

Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao Mẫu từ

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Người mẹ hiền thường răng dạy con gái qua ca dao như thứ luân lý thực hành

                                  

Mình là con gái trong nhà

Hình dung yểu điệu nết na dịu dàng

Khi ăn khi nói chững chàng

                                   Khi ngồi khi đứng bỉ bàng dung nghi

Sống với quê nhà bên lũy tre xanh, trên con đường làng bé nhỏ, hay phải đi xa một phương trời nào, khó có thể quên được quê hương xứ Quảng, kỷ niệm gắn bó cuộc đời, sau năm 1975 làng sóng bỏ nước ra đi tìm tự do, được định cư khắp nơi trên Thế giới, hội nhập vào văn minh xứ người, nhưng nỗi lòng người ra đi viễn xứ vẫn canh cánh bên lòng nhớ thương về quê Mẹ, mỗi địa phương mang một đặc thù riêng

Ai đi cách trở sơn khê

Nhớ tô Mì Quảng, tình quê mặn mồng

Hội An đất hẹp, người đông

Nhân tình thuần hậu là bông đủ màu

Hội An bán gấm, bán điều

Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành

Chiêm Sơn,, là lụa mỹ miều

Sớm mai mắc cưởi, chiều chiều bán tơ

Chồng em là lái buôn tiêu

Ði lên đi xuống Trà Nhiêu, Kim Bồng

Cây đa chợ Hội An

 

Dãy trường sơn chạy dọc theo bờ bể từ Nam Ô cho tới Chu Lai phần lớn dân số sống về nông nghiệp và ngư phủ cùng nhau phát triển kinh tế. Các quận trên nguồn như Tiên Phước, Quế Sơn…muốn ăn cá phải mua cá hấp chín, bán vào các buổi chợ sớm, các loại mắn người miền biển gánh lên nguồn đổi lấy ngũ cốc, tùy theo các mùa, nhưng loại cá chuồn, người ta thường làm thính hay hấp, cá chuồn nấu với mít non một món ăn ngon tuyệt vời

Ai về nhắn với ngọn nguồn

Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên

 

                       

Cây mít

Trái bòn bon bé nhỏ nhưng có hương vị ngọt, ngày xưa khi vua Gia Long hái ăn khi vượt núi băng ngàn để chống lại nhà Tây Sơn. Thống nhất Sơn Hà 1802, đặt tên trái bòn bon là “Nam-Trân”, trái măng cụt tại miền Nam tên là “Giáng-Châu”, để nhớ lại lúc thiếu lương thực nhà vua và quân lính thường hái các trái cây trên

                                  

Trái bòn bon trong tròn ngoài méo

Trái thầu dầu trong héo ngoài tươi

Em thương anh ít nói ít cười

Ôm duyên ngồi đợi chím mười con trăng

Vùng biển cát trắng Nam Ô nằm dưới chân đèo Ải Vân, sản xuất nước mắn ngon không thua gì Phú-Quốc hay Phan-Thiết.

Chúng ta ít nhất một lần ăn với dưa cải muối với nước mắn Nam Ô

Nói cho lắm cũng nước mắn dưa cải

Nói cho phải cũng dưa cải nước mắn

Tường Linh có những vần thơ đi vào văn học

Ðêm Ðà Nẵng vọng về cơn gió biển

Bún chợ Chùa thương nước mắn Nam Ô

Quận Hòa Vang gíap Ðà Nẳng có bến xe Ðò Xu, ngả ba Hòa Cầm quận lỵ tại Cẩm Lệ nơi sản xuất nem, tôi không hút thuốc nhưng nghe người ta thường nói nơi nầy nổi tiếng một vùng trồng thuốc thơm ngon, gọi là thuốc lá Cẩm Lệ các vùng Thanh Qúit cũng trồng cau, thuốc lá được các ghe thương gia tới mua bán

Tơ cau thuốc lá đầy ghe

                                   Hội An buôn bán tiếng nghe xa gần.

Hội An làm bánh tổ một đặc sản, vùng Tiên Ðỏa từ Hương An trở vào cho đến quận Thăng Bình vùng cát trắng phau thích hợp cho việc trồng khoai lan .

                                  

Nem chả Hòa Vang

                                  

Bánh tổ Hội An

Khoai lan Tiên Ðỏa

Thơm rượu Tam Kỳ

Quận Trà My tại Quảng Nam trồng Quế vỏ nhiều dầu, phẩm chất cao đặc sản nơi nổi tiếng các nơi khác trồng nhưng có thể xa khí hậu phong thổ chất lượng kém, bởi vậy khó nơi nào sánh bằng,

                                  

Quế Trà My thứ cay thứ ngọt

Bởi anh thợ rừng mới lọt tay anh

Phàn du, bạch chỉ rành rành

Cân tiểu ly mới xứng, ngọc liên thành mới cân

Quế sản phẩn giá trị như Yến ở cù Lao Chàm nổi tiếng thơm ngon và đắc tiền

Ðầy hàng tháng 8 ngát mùi hương

                                   Sửa quế người xem khá rộng ràng

Số chở hàng năm khôn kể xiết,

Bán xong lại đến lấy thêm hàng..

Lời ru ngọt ngào của mẹ hiền, tiếng ru à ời ngọt ngào âm thanh kéo dài, trong những trưa hè nắng gắt, đem lại cho con giấc ngủ bình yên, liên khúc ca dao trữ tình như lời nhắn nhủ, lớn lên phải khôn ngoan vào đời. Nhờ truyền khẩu nên các bà thuộc lòng các câu ca dao kết hợp lại thành liên khúc ru con

Ru con con thét cho muồi

Ðể mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu

Mua vôi chợ Quán chợ Cầu

Mua cau Nam phổ mua trầu chợ Dinh

                                    

( Tùy theo mổi điạ phương có thể thay đổi tên chợ )

Công cha nghĩa mẹ chớ quên

Ơn vua lộc nước mong đền con ơi

Như vầy mới gọi rằng trai

Trên lo nghĩa Chúa, dưới mài Thảo thân.

Con mèo trèo lên cây cau

Hỏi thăm chú chuộc đi đâu vắng nhà

Chú chuộc đi chợ đường xa

Mua mắn mua muối giổ cha chú mèo

cha mẹ đặt đâu con ngồi đó

” nhưng có câu “

ép dầu ép mở ai nở ép duyên”.

Các nàng được ví von như tấm lụa đào đẹp, như những giọt mưa sa trong mỗi dạo xuân về, con gái dịu dàng tha thước, nhưng thân phận so sánh như 12 bến nước trong nhờ đục chịu, tình yêu duyên nợ cột vào với nhau, tình yêu chỉ là giấc mơ cho phương trời viễn mộng? Ngày xưa chịu ảnh hưởng gia đình “” nhưng có câu “

                                  

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ?

Thân em như hạt mưa rào

Hạt sa bãi cát, hạt vào vườn hoa

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đồng nội, hạt sa vũng lầy.

Quảng Nam có những trang sử oai hùng và bi đát, qua các cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp.Tình thần yêu nước hy sinh của sĩ phu và những người dân quê, họ sống trên cánh đồng lúa bờ dâu, hiền từ chất phát không hận thù. Dưới thời Pháp thuộc bị bóc lột đến tận xương tủy, nên mọi người cùng nắm tay nhau lên đường đấu tranh. Phong trào đấu tranh xin xâu giảm thuế phát xuất tại Quảng Nam đánh dấu một kỷ nguyên mới dưới thời nô lệ.

Ðất Quảng Nam từ năm bính ngọ (1906)

Xâu ngũ nhật, công sưu công ích, đường trường làm tột núi cao

Thuế bách phân gia ngũ gia tam,đủ ngón vét từng xu nhỏ

Mãi tới xuân nầy (1908) cực đà hết chỗ,

Ra tết trời làm tai biến, hạn hán tiêu khô

Nhiều nơi đất bỏ hoang dân tình đói khổ..

Làng sóng đấu tranh nổi lên toàn tỉnh Quảng Nam sau đó kéo dài các tỉnh miền Trung

Ðời ông cho tới đời cha

Ðời nào cực khổ như ta đời nầy

Ngoài đồng cắm cọc giăng giây

Vườn nhà đóng thuế, vợ gầy con khô.

Ðời xưa thuế một quan năm

Ðời nay thuế lại hai đồng bốn giác

Con tay bồng tay dắt

Vợ tay đỡ tay mang

Vui chi mà hát mà mừng

Mua ngày mà ở cầm chừng với Tây

Từ ngày Tây chiếm Ðế đô

Xâu cao thuế nặng , biết chừng mô hởi trời !

Còn lo một nỗi khổ đời

Quan trên ỷ thế nặng lời hiếp dân.

***

Kể từ Ðồn Nhất kể vô

Liên Chiểu, Thủy Tú, Nam Ô, xuống Hàn

Hà Thân, Quán Cái, Mân Quang

Miếu Bông, Cẩm Lệ là đàng vô ra

Ngó lên chợ Tổng bao xa

Bước qua Phú Thượng, Ðại La, Cồn Dầu

Cẩm Sa, Chợ Vải, Câu Lâu

Ngó lên đường cá, thấy cầu Giáp năm

Bây chừ, thiếp viếng, chàng thăm,

Ở cho trọn nghĩa, cắn tăm nằm chờ.

Thời tiết các năm ấy hạn hán bị mất mùa, thu hoạch ngũ cốc chưa đủ sống, nhưng bọn sai nha thâu thuế lấy xâu không nương tay, chỉ muốn thu tiền cho đầy túi dâng cho bọn thực dân hưởng thụ, bắt dân phu đi làm đường đào mỏ..

sống chết mặc bay. Người dân Quảng Nam không chịu đựng cảnh người bóc lột người của thời nô lệ, từ đó họ đã biến đau thương thành hành động

Tháng giêng cho chí tháng hai

Con dân áo rách quần xài đi ra

Mười lăm cho đến ông già

Cơm đùm, ruột tượng, xuống tòa lãnh ban

Làm đơn kêu gọi các làng xin xâu

***

Kể từ cầu Ông Bộ kể ra

Cây Trâm, Trà Lý, bước qua Bàu Bàu

Tam Kỳ, chợ Vạn bao lâu,

Ngó qua đường cái, thấy lầu ông tây

Chiên Ðàn, Chợ mới là đây,

Kế Xuyên mua bán, đông tây rộn ràng

Hàlam gần sát Phù Ðàng,

Phía ngoài bãi cát, Hương an nằm dài,

Cầu cho gái sắc, trai tài.

Ðồng tâm xây dựng, tương lai huy hoàng

Thực dân Pháp và tay sai đàn áp các cuộc biểu tình xin xâu kháng thuế, nhiều người bị kết án tử hình, trong đó Ông ích Ðường cháu nội Ông ích Kiêm bị bắt tử hình ở Túy loan. Ông trùm Thuyết bị chém vì hô những tiếng lớn lên án Trần Tuệ chuyên ăn hối lộ làm cho đề đốc Trần Tuệ là tay sai đắc lực với Pháp sợ qúa hộc máu mà chết .

Tiếng hô uất hận của dân tộc lầm than, đói khổ bị đè nén lâu ngày,tiếng hét được mọi người hưởng ứng để đánh đổ bạo quyền và tay sai. Nên ca dao và vè đấu tranh lưu truyền mãi mãi.

Cậu Ðường mười tám tuổi đầu

Dẫn dân công ích xin xâu dưới tòa

Bắt anh trùm Thuyết dẫn ra,

Dẫn ra dân tưởng quan tha cho về

Chém anh trùm Thuyết gớm ghê

Gươm đao âm phủ ba bốn bề cách xa

Các Phong trào chống thực dân dù bị đánh dẹp, không tránh khỏi cảnh bất công trả thù gông xuyền tù đày bắt bớ, chém đầu, máu của dân tộc Việt Nam đổ ra khá nhiều, nói riêng tại Quảng Nam Phong trào trên làm cho chính sách của bọn thực dân phải chùn bước. Phan Châu Trinh (1872 -1925) Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), Nguyễn Thành (1863-191 đều bị bắt cùng nhiều người khác đày ra Côn đảo. Trần Quý Cáp(1870-1908)

Ca dao mang chúng ta trở về nơi xa mù quá khứ, hoài nhớ lại kỷ niệm của tuổi thơ được nghe tiếng hát mẹ hiền..Kỷ niệm như đang len lỏi vào hồn, như khởi dậy nỗi niềm xa xứ , nhắc nhở chúng ta đừng quên cội nguồn. đừng quên bổn phận với Quê hương bên kia bờ Ðại dương

                                                                      

Nguyễn Quý Ðại

Ẩm Thực Trong Ca Dao Việt Nam

CA DAO VIỆT-NAM

Nói đến ca dao là nói đến niềm tự hào của dân tộc mình. Ca dao là văn chương dân gian dã dạng trải qua nhiều thế hệ lịch sử, đã được sinh ra trong những giai đoạn xã hội lúc bấy giờ và lưu truyền cho đến ngày nay. Ít có người biết đến được chính xác các tác giả, dù vậy ca dao đã là vũ khí chống lại những xăm nhập văn hóa trải qua sự đô hộ của nhiều thời đại. Ca dao Việt là thành trì bảo tồn nền văn hóa dân tộc. Những câu ca dao tục ngữ, lời hò, hát dặm, bài vè thường đề cặp đến nhiều khía cạnh khác nhau như xả hội, gia đình, tính ngưỡng, tình yêu, thiên nhiên .v..v . . . Ca dao Việt là một kho tàng vô giá, làm giàu thêm tiếng Mẹ Đẻ, chúng ta nên cố gắng và trang trọng gìn giữ.

Là một người phụ nữ Việt , tôi luôn cố gắng để làm trọn bốn đức tính ‘Công Dung Ngôn Hạnh’ của một người con gái Việt Bởi vậy, tôi đã xem việc nội trợ rất cần thiết, tôi rất ưa thích học hỏi nấu nướng những món ăn, thực đơn lạ. Ca dao Việt đã chứa đựng rất nhiều thú vị trong việc nội trợ qua các thực đơn mỗi miền.

Bắt đầu từ miền Bắc, tha thiết với món thịt nấu đông cho ba ngày Tết, cũng như những món ăn mà ca dao diễn tả như sau:

Và rồi mỗi vùng đều có các món riêng cố hữu:

Tôi biết chắc rằng kho tàng ca dao Việt rất bao la cũng như các món ăn, làm sao kể cho hết . . . thôi thì ăn ít mình sẽ thèm muốn thêm hoài hoài vậy. .

Bước vào miền Trung cổ kính, ca dao Việt sẽ giúp chúng ta thưởng thức những món ăn của xứ Cố Đô:

Những ân tình hình như bị bỏ quên mỗi khi nhắc đến món rượu dâu rừng có vị chua chua, ngọt ngọt của miền Trung. Biết bao chàng trai đắm say men rượu thay men tình:

Xứ Huế, đất Đế Đô, đất Thần Kinh không làm sao bỏ quên những câu ca dao bất hủ của các món như:

Các món ăn theo ca dao cùng nhau vượt núi, vượt đèo Hải Vân:

Ca dao ngọt ngào hương vị khi về tới xứ Quảng, Qui Nhơn:

Ca dao qua các món sơn hào, hải vị khi bước vào Khánh Hòa:

Ca dao không những qua thực đơn mà còn có những điệu hò ru con của các bà mẹ:

Ca dao còn giúp những món rau cải được tăng thêm sư thèm muốn cho người dùng:

Cũng như các ông thường thèm chút rượu đi đôi với:

Món cá kho tiêu của miền mà tôi học được, rất bình dân cũng lại là món mà tôi thích nhất. Cứ mỗi lần nấu món này, tôi vẫn thường sợ hàng xóm ngửi mùi. (cái mùi rất đặc biệt đối với dân Việt mình nhưng không mấy thân thiện cho người Mỹ!!):

Sự dồi dào, phong phú của ca dao Việt các thực đơn đã giúp cho việc nội trợ của tôi thêm phần thích thú mỗi khi vô bếp. Hy vọng rằng đã đem lại chút ít hứng thú cho người đọc và mong được bạn đọc chia xẻ những gì thiếu sót, cũng như ca dao Việt qua những khía cạnh khác như đời sống, gia đình, tình yêu, thiên nhiên v… v

Ca Dao Việt Nam Về Tình Yêu

Để cho con sáo sổ lồng nó bay.

Bắc thang lên hỏi trăng già,

Phải chăng phận gái mưa sa giữa trời.

May ra gặp được giếng khơi Vừa trong vừa mát lại nơi thanh nhàn.

Chẳng may số phận gian nan, Lầm than phải chịu phàn nàn cùng ai

Bước xuống ruộng sâu lỡ sầu tấc dạ,

Tay ôm bó mạ nước mắt hai hàng.

Ai làm lỡ chuyến đò ngang, Cho sông cạn nước hai hàng biệt ly. Cất tiếng than hai hàng lụy nhỏ, Anh nói thương em rồi lại bỏ em đây.

Bao giờ cây chuối có cành,

cho sung có nụ, cho hành có hoa.

Bao giờ chạch đẻ ngọn đa, Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.

Bao giờ cây cải làm đình, Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta.

Bắc thang lên đến tận trời,

Phất phơ đôi dải yếm đào gió bay

Em về giục mẹ cùng thầy, Cắm sào đợi nước biết ngày nào trong?

Cổ yếm em thõng thòng thòng, Tay em đeo vòng như bắp chuối non.

Em khoe em đẹp em giòn, Anh trông nhan sắc em còn kém xuân.

Chữ được viết xuống dưới== D – Đ ==

Nhớ chàng quân tử thở than mấy lời.

Mong chàng chẳng thấy chàng ôi, Thiếp tôi trằn trọc vội rời chân ra.

Nhác trông lên đã xế tà Đêm khuya khoắt con gà gáy sang canh.

Mong anh mà chẳng thấy anh, Thiếp tôi buồn bã khêu quanh ngọn đèn. Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang. Như chuông mới đúc, như chùa mới xây. Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu. Nước chảy mặc nước, ta dìu lấy nhau. Cách bờ ở giữa làm sao cho liền? Đồng sấp, đồng ngửa, đồng nghiêng, đồng nằm. Khi xa ngàn dặm, khi gần bên đôi. Đang say ngây ngất, ai dèm chớ xa. Trông cho mau sáng ra đường gặp em. Người thương có nghĩa trăm năm cũng về. Anh đi qua cửa em nằm không yên.

Mê anh chẳng phải mê tiền, Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng.

Thấy anh em những mơ màng, Tưởng rằng đây đấy phượng hoàng kết đôi.

Thấy anh chưa kịp ngỏ lời, Ai ngờ anh đã vội dời gót loan.

Thiếp tôi mê mẩn canh tàn, Chiêm bao như thấy anh chàng ngồi bên.

Tỉnh ra lẳng lặng yên nhiên, Tương tư bệnh phát liên miên cả ngày.

Nghĩ rằng duyên nợ từ đây, Xin chàng hãy lại chơi đây chút nào.

Cho thiếp tỏ thiệt thấp cao!

Hôm qua tát nước đầu đình,

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.

Em được thì cho anh xin, Hay là em để làm tin trong nhà.

Áo anh sứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.

Áo anh sứt chỉ đã lâu, Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.

Khâu rồi anh sẽ trả công, Ít nữa lấy chồng anh lại giúp cho.

Giúp em một thúng xôi vò, Một con lợn béo, một vò rượu tăm.

Giúp em đôi chiếu em nằm, Đôi chăn em đắp, đôi chằm em đeo.

Giúp em quan tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau. Hai thương ăn nói mặn mà có duyên.

Ba thương má lúm đồng tiền, Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua.

Năm thương cổ yếm đeo bùa, Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng.

Bảy thương nết ở khôn ngoan, Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh.

Chín thương cô ở một mình, Mười thương con mắt có tình với ai. Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc, Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.

Ba đồng một mớ trầu cay, Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không.

Bây giờ em đã có chồng, Như chim vào lồng, như cá cắn câu.

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng biết thuở nào ra. Tình em như chiếc lá khoai Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu.